Thực trạng và giải pháp phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010 và những năm tiếp theo

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nguồn nhân lực của chúng ta đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đó. Nguồn nhân lực là một tài nguyên vô giá của xã hội vì vậy chúng ta phải biết khai thác, sử dụng sao đạt hiệu quả cao nhất. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc phân bố và sử dụng nguồn lực này, không chỉ tận dụng nguồn lực sẵn có để góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Qua quá trình thực tập và nghiên cứ

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010 và những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tai phòng Nội vụ lao động thương binh và xã hội huyện Bình Liêu em thấy lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, chiếm hơn nửa số dân của huỵên. Nhưng vấn đề sử dụng lao động ở đây không hợp lý vì việc phân bố lao động chưa tốt, tập trung quá nhiều ở khu vực sản xuất Nông lâm nghiệp, chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có của huyện. Do đó vấn đề phân bố và sử dụng nhân lực ở huyện Bình Liêu là vấn đề cần phải được nghiên cứu. Với một số kiến thức ít ỏi của mình em muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện. Em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 -2010 và những năm tiếp theo.” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: lý luận cơ bản về phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. Chương II: phân tích thực trạng phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu từ 2000 - 2006. Chương III: các giải pháp chủ yếu để phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu những năm tới. CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỦ DỤNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN NHÂN LỰC I. Khái niệm. 1.Khái niệm nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực của con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Thứ nhất: Nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường ( không bị dị tật bẩm sinh hay khuyết tật) Thứ hai: Nguồn nhân lực với là một yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với tư cách này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Thứ ba: Nguồn nhân lực là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động, Các cách hiểu trên chỉ là khác nhau về việc xác định qui mô nguồn nhân lực nhưng đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng + Số lượng: Được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực, các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng dân số. Qui mô dân số càng lớn, tốc dộ tăng dân số càng cao thì dẫn đến qui mô tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại + Chất lượng: Nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: Trình độ , chuyên môn , sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất. 2.Phân loại nguồn nhân lực. 2.1. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nguồn nhân lực. 2.1.1. Nguồn nhân lực sẵn có trong dân. Nguồn lực này bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không kể đến trạng thái có làm việc hay không làm việc. Theo thống kê của liên hợp quốc khái niệm này gọi là dân số hoạt động, có nghĩa là tất cả những người có khả năng làm việc trong dân số trình độ theo tuổi lao động. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm đang hoạt động trong các ngành kinh tế và văn hoá xã hội. Như vậy nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do một số bộ phận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa tham gia vào hoạt động kinh tế ( thất nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang học tập, có nguồn thu nhập khác nên không cần đi làm). Khi có số liệu về dân số hoạt động và dân số không hoạt động kinh tế người ta tính theo một số chỉ tiêu về mức đảm nhiệm như sau: Tổng dân số- số nhân khẩu hoạt động kinh tế Mức đảm nhiệm 1 = ................................................................................................................... nhân khẩu hoạt động số nhân khẩu hoạt động Mức đảm nhiệm của 1 Tổng số dân - số nhân khẩu hoạt động kinh tế nhân khẩu hoạt động = ................................................................................................ kinh tế Số nhân khẩu hoạt động kinh tế Mức đảm nhiệm về gia Số nhân khẩu phải nuôi đình của 1 nhân khẩu = ...................................................................... hoạt động số nhân khẩu phải nuôi Mức đảm nhiệm về gia Số nhân khẩu phải nuôi đình của 1 nhân khẩu = ......................................................................... hoạt động kinh tế số nhân khẩu hoạt động kinh tế Qua chỉ tiêu mức đảm nhiệm ở trên: Nếu tỷ lệ các nguồn nhân lực trong dân số thấp thì số người phải nuôi của một lao động sẽ cao và ngược lại nếu tỷ lệ nguồn nhân lực trong dân số cao thì số người phải nuôi của một lao động sẽ ít đi. 2.1.2 Nguồn nhân lực dự trữ bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì những lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. + Những người làm nội trợ trong gia đình: Khi điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài xã hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài xã hội. Đây là nguồn lực đáng kể. Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Nguồn này được chia ra. * Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp phổ thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm. * Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động nhưng chưa hết phổ thông, không tiếp tục học nữa , muốn tìm việc làm. * Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động, đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp (trung cấp , cao đẳng , đại học ) thuộc các chuyên môn khác nhau tìm việc làm. + Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ, có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. + Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp ( có nghề hoặc không có nghề ) muốn tìm việc làm. 2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội. Chia ra + Bộ phận nguồn lao động chính. Đây là bộ phận nằm trong độ tuổi lao động và có khả năng lao độmg + Bộ phận nguồn lao động phụ: Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động có thể và cần tham gia vào nền sản xuất. Thực tế có một bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động vì nhiều nguyên nhân hiện đang tham gia vào nền sản xuất. đối với nền kinh tế kém phát triển thì nhu cầu làm việc của số người này càng cao. Ở nước ta qui định người ở độ tuổi 12, 13, 14 và những người quá tuổi từ 56-60 đối với nữ và 61-65 đối với nam được tính vào bộ phận này. + Nguồn lao động khác: Là bộ phận nguồn nhân lực hàng năm được bổ xung thêm từ bộ phận xuất khẩu lao động, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về. Căn cứ vào trạng thái làm việc hay không làm việc. Người ta chia ra + Lực lượng lao động: Bao gồm những người thuộc lực lượng lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp song có nhu cầu tìm việc làm. + Nguồn lao động: Bao gồm những người thuộc lực lượng lao động và những người thất nghiệp song không có nhu cầu tìm việc làm. 3. Phương pháp xác định nguồn nhân lực. 3.1. Dân số hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là lực lượng lao động bao gồm những người đủ từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Đây là lực lượng quan trọng nhất. + Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên: Là những người đủ từ 15 năm tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc và ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày. + Dân số hoạt động không thường xuyên là những người đủ từ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc trong năm nhỏ hơn 183 ngày. 3.2. Dân số không hoạt động kinh tế. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người đủ từ 15 tuổi trở lên không phụ thuộc vào việc làm và không có việc làm. Những người này không hoạt động kinh tế vì những lý do: Đang đi học, đang làm công việc nội trợ, già cả mất sức mất khả năng lao động 3.3. Người thất nghiệp. Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. 3.4. Tỷ lệ người có việc làm. Là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế NNL TVL% = .................. DKT TVL : % người có việc làm NNL : số người có việc làm DKT : dân số hoạt động kinh tế. 3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp Là tỷ lệ % số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế NTN TTL % = ................... DKT TTN : Tỷ lệ thất nghiệp NTN : số người thất nghiệp 3.6. Tỷ lệ người thiếu việc làm. Là tỷ lệ người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế. NTVL TTVL % =..................... DKT TTVL : Tỷ lệ thiếu việc làm NTVL : Số người thiếu việc làm 3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ. Là tỷ lệ % số người có việc làm đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế. NĐVL TĐVL % = .............................. DKT TĐVL : Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ NĐVL : số người có việc làm đầy đủ 4.Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. 4.1. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. Là sự phân phối bố trí, sắp xếp hình thành nguồn nhân lực theo xu hướng có tính qui luật và theo xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực, các ngành , các khu vực và các vùng lãnh thổ của đất nước. Phân bổ lại nguồn nhân lực tức là sự sắp xếp lại hoặc bố trí lại nguồn nhân lực nhưng sự phân bố, sắp xếp lại này có sự thay đổi về cơ cấu, cấu trúc của nguồn nhân lực theo một mục đích nhất định. Phân bố lại nguồn nhân lực là sự dịch chuyển cơ cấu nhân lực theo một qui luật, một xu thế tiến bộ hơn so với trước nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực để phát triển và tăng trưởng kinh tế. 4.2. Cơ cấu của nguồn nhân lực. 4.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo không gian: bao gồm cơ cấu nguồn nhân lực theo vùng, ngành khu vực, thành phần kinh tế. Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo khu vực thành thị và nông thôn của nước ta Đơn vị: Người Khu vực 2002 2003 2004 2005 Thành thị 20.022100 20.869200 21.131200 22.336800 Nông thôn 59.705300 60.032900 60.294500 60.769500 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Qua bảng cho thấy cơ cấu nguồn nhân lực chia theo khu vực thành thị và nông thôn thì cả hai khu vực đều tăng. Bảng 2: Tỷ lệ lao động theo khu vực Ta có thể thấy tình hình tăng tỷ lệ lao động ở các khu vực như sau: Đơn vị: % Khu vực 2002 2003 2004 2005 Thành thị 25,11 25,80 24,50 26,88 Nông thôn 74,89 74,20 75,50 73,12 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) 4.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi của người lao động Bảng 3: Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005 Nhóm tuổi Người Tỷ lệ % 15-24 18.865130 22.7 25-34 23.319628 28,06 35-44 22.862543 27,51 45-54 12.241558 14,73 55-59 2,784061 3,35 60+ 3.033378 3.65 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) 4.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu chất lượng. 4.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm ngành kinh tế. Bảng 4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta. 2002 2005 Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Nông nghiệp 50.706624 63,6 48.617185 58,5 CN và DV 9.926061 12,45 16.288834 19,6 Dịch vụ 18.281492 22,93 18.200279 21,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) 5. Khái niệm sử dụng lao động. 5.1.Khái niệm. Sử dụng lao động là quá trình nghiên cứu khai thác các tiềm năng của người lao động nhằm mục tiêu với lượng chi phí lao động ngày càng ít hơn song tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn. Ngày nay vấn đề sử dụng lao động không chỉ dừng lại ở khai thác từng cá nhân mà là sự tổng hợp các khả năng của cá nhân đã tạo ra sức mạnh của một tập thể lao động và suy rộng ra đó là sử dụng nguồn lao động hay nguồn nhân lực. Xuất phát từ khái niệm trên, mục tiêu của sử dụng lao động. - Tiết kiệm lao động xã hội theo phương hướng là tạo việc làm ngày càng đầy đủ hơn cho người lao động. Điều này không chỉ có ý nghĩa với nguồn lao động xã hội mà ngay cả đối với nguồn lao động trong tổ chức. - Nâng cao năng suất và hiệu quả lao động nhằm sử dụng tối đa năng lực làm việc của từng cá nhân người lao động. -Trong quá trình sử dụng lao động phải tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể phát triển một cách toàn diện về sức khẻo, khả năng làm việc và tính năng động sáng tạo của người lao động. 5.2. Nội dung của sử dụng lao động. Xuất phát từ mục tiêu trên, nội dung của sử dụng lao động bao gồm hai nội dung cơ bản. Một là: Tìm kiếm giải pháp nhằm phát hiện đánh giá, khai thác tổng hợp năng lực của từng cá nhân tạo ra sức mạnh tổng hợp của tập thể nguồn lao động. Hai là: Tìm kiếm giải pháp nhằm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn lao động để có thể đạt được hiệu quả cao. II. Sự cần thiết phải nghiên cứu sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. 1.Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực là một trong những tàì nguyên quí giá để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Là yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các ngành. Nếu không có nguồn nhân lực thì kinh tế sẽ không phát triển. Quảng Ninh là tỉnh thuộc miền núi phía Đông Bắc Bộ có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng Tỉnh không ỉ lại vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà Tỉnh đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả bằng cách phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế nên Quảng Ninh đã trở thành một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn động lực phát triển năng động có tộc độ tăng trưởng cao, bền vững thúc đẩy phát triển bên trong, đối ứng cạnh tranh với bên ngoài. Qua đó có thể thấy rằng nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Một tài nguyên không bao giờ cạn kiệt nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, nó sẽ đem lai hiệu quả kinh tế cao. 2. Sự cần thiết phải phân bố và sử dụng nguồn lao động hợp lý. Nguồn nhân lực không chỉ là những chủ thể của sản xuất mà còn là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất , là yếu tố năng động quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta dựa chủ yếu vào việc khai thác và sử dụng, tái tạo tốt mhất nguồn sản xuất sẵn có của đất nước trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất. + Chất lượng nguồn lao động + Tiềm năng chất xám của nguồn lao động Trong điều kiện nguồn nhân lực của nước ra khá dồi dào chưa sử dụng hết cả ở nông thôn và thành thị. Nếu không có biện pháp huy động sử dụng lao động thì nguồn lao động dư thừa sẽ bị lãng phí theo thời gían và không thể lấy lai được. Biện pháp quan trọng nhất là tận dụng nguồn lao động dồi dào để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống dân cư. Huy động sử dụng lao động vào xây dựng cơ sở hạ tầng chính là biến lao động sống ngưng kết trong đất đai trong các cơ sở hạ tầng trở thành tài sản cố định. Phát huy tác dụng lâu dài đối với việc phát triển sản xuất và mở mang việc làm. Tác dụng nâng cao mức sống tinh thần ở nông thôn, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thực chất là phân bố sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý sao cho việc sử dụng nguồn nhân lực đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đối với nước ta là một nước có đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn tương đối cao, nền sản xuất xã hội đang trong giai đoạn thấp, nguồn lao động dồi dào. Hàng năm số người bước vào tuổi lao động dự kiến 1,2 triệu người. với nguồn nhân lực hàng năm đông như vậy đòi hỏi tạo ra nhiều chỗ làm. Trong khi đó nền kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá cao. Vì vậy , tạo ra nhiều việc làm mới là rất quan trọng, nhưng cần thiết phải bố trí, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý để vừa tao được công ăn việc làm cho người lao động vừa thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu chúng ta không biết phân bố và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dồi dào, một thế mạnh của đất nước để phát triển kinh tế thì ngược lại gây lãng phí nguồn nhân lực, nền kinh tế bị kìm hãm, thu nhập của người lao động giảm xút, phân hoá giàu nghèo tăng nhanh, các tệ nạn và tội phạm phát triển. Phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực giúp người lao động tham gia vào quá trình sản xuất xã hội đó là yêu cầu và là nguyện vọng của mọi người dân và cũng là điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển loài người. 3. Nội dung của phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 3.1. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Phương pháp luận chia hai lĩnh vực này dựa trên sự phân chia lao động sản xuất và lao động không sản xuất chủ yếu xuất phát từ tính chất vật chất của lao động. Lao động ra sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất, mang hình thái hiện vật gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Nó sáng tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Tính chất của lao động này biểu hiện ra ở chỗ nó được vật chất hoá. Lao động không sản xuất vật chất cũng là lao động cần thiết có ích cho đối với xã hội. Trong điều kiện hiện nay vai trò của lao động hoạt động trong lĩnh vực này càng trở nên quan trọng, vì lẽ khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì cơ cấu nguồn nhân lực trong hai lĩnh vực này cũng khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển lực lượng sản xuất hoạt động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất chiếm một tỷ lệ lớn và cao hơn lực lượng lao động hoạt động trong các ngành sản xuất vật chất. Đối với các nước nghèo kinh tế chậm phát triển thì ngược lại tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất lại cao hơn so với lao động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất đối với các nước có trình độ phát triển cao thì lực lượng lao động trong công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với ngành sản xuất nông nghiệp, còn ở các nước có trình độ kém phát triển tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp lại cao hơn so với ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất như ngành khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hoá xã hội, du lịch, bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển. Sự phân bố nguồn nhân lực vào các ngành này cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó tỷ trọng nguồn nhân lực hoạt động trong các bộ phận quản lý nhà nước có xu hướng giảm đi. Do có các ứng dụng khoa học công nghệ, các thành tựu khoa học vào công việc quản lý đã giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu vật chất của con người càng đáp ứng đầy đủ hơn. không chỉ nhu cầu vật chất như ăn mặc, ở , tiện nghi sinh hoạt mà con người có nhu cầu về tinh thần vui chơi giải trí, như du lịch, các dịch vụ giải trí. Do vậy để đáp ứng nhu cầu này các dịch vụ đó phải phát triển kếo theo lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. Khi mà nhu cầu về tinh thần ngày càng được chú trọng ưu tiên thì lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực không sản xuất ngày càng tăng. Đối với nước ta sự dịch chuyển cơ cấu lao động giữa hai lĩnh vực này còn chậm. Để lựa chọn được những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, Đặc biệt là phải tìm cách tăng năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu người thì chúng ta phải biết phân bố và sử dụng lao động hợp lý, trong các ngành các lĩnh vực. Cụ thể là dịch chuyển cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất vật chất và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất. 3.2. Phân bố và sử dụng lao động trong các ngành kinh tế. Xu hướng biến đổi chung của sự phân bố này là tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp. Để sử dụng tốt hơn nguồn lực hiện có vận dụng vào được những thành tựu hiện có của khoa học kỹ thuật. Nước ta là một nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn lao động sống ở nông thôn và sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó đất đai sản xuất trong nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sự gia tăng dân số nhanh, dẫn đến năng suất lao động không ngừng bị giảm. Dẫn đến tình trạng thiếu việc làm lao động bị dư thừa, tỷ suất sử dụng nguồn nhân lực vào sản xuất sản phẩm vật chất thấp. Trong ngành công nghiệp, dưới tác động của khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy hình thành ngành nghề mới tạo ra nhiều sản phẩn mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiến bộ khoa học công nghệ đi đôi với biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: thu thêm lao động vào các ngành nghề mới, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn, nâng cao tỷ lệ lao động chất xám, lao động kỹ thuật. Vì các ngành công nghiệp sẽ thu hút và ngày càng sử dụng nhiều lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Khi công nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định thì nhu cầu về các loại hình dịch vụ tăng lên. Thu hút một lực lượng lao động từ công nghiệp chuyển sang dịch vụ là rất cao. trong khi ngành nông nghiệp chỉ sử dụng một tỷ trọng rất nhỏ nguồn nhân lực. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp ở nước ta. + Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản gắn với nông nghiệp và kinh tế nông thôn. + Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, các ngành này phải chú trọng đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. + Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở ngành công nghiệp nặng trong những ngành chủ yếu mà nhu cầu đòi hỏi và điều kiện về vốn công nghệ, thị trường để phát huy tác dụng nhanh, có hiệu quả cao. Đó là ngành cơ khí, điện tử tin học, dầu khí, than, xi măng sắt thép,phân bón hóa chất. Ngành công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay đang thu hút khá nhiều lao động trong nông nghiệp chuyển sang. Các lao động này có trình độ học vấn trình độ chuyên môn chưa cao. Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm qua chế biến cao hơn so với nguyên liệu thô. Vì vậy có thể khẳng định trong giai đoạn hiện nay công nghiệp chế biến giữ một vai trò quan trọng sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn. 3.3. Phân bố sử dụng nguồn lực giữa các lãnh thổ. Dân cư và nguồn nhân lực phân bố ở nước ta không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Nước ta là nước đang phát triển, quá trình đô thi hoá phát triển khá mạnh trong 5 năm trở lại đây, nhưng nhìn trên tổng thể vẫn là một nước nông nghiệp, thể hiện ở 2 con số: tỷ lệ lao ở nông thôn cao, chiếm tới 70 % và tỷ lệ dân đô thi thấp, khoảng 26 %. Ngay cả với các đô thị lớn, số dân đô thị vẫn ít hơn nhiều so với dân số sống ở nông thôn. Phân bố dân cư không đều, dân số chỉ tập trung đông đúc ở những vùng châu thổ thuận lợi cho canh tác như ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Hai vùng này chiếm 43 % dân số nhưng diện tích đất chỉ chiếm 17 % so với cả nước. Trong khi đó diện tích lại có hạn, dân số và nguồn nhân lực lại tăng nhanh, còn ở các vùng trung du miền núi đất đai rộng dân cư thưa thớt, nguồn lực khan hiếm, ở các vùng này rất thích hợp với trồng rừng, trồng cây công nghiệp, lập trang trại chăn nuôi. Để phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tránh tình trạng lao động không sử dụng hết ở các vùng đồng bằng trong khi đó vùng trung du miền núi lại thiếu lao động để khai thác. Nhà nước phải có nhữnh chính sách khuyến khích lao động làm kinh tế ở các khu vực trung du miền núi nhằm làm giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực đồng bằng. Tận dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH I. Quá trình hình thành và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh. 1. Quá trình hình thành và phát triên của huyện Bình Liêu. 1.1. Quá trình hình thành Bình Liêu ngày nay, dưới thời phong kiến Việt Nam, khi thực dân pháp chưa xâm lược gồm hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên của châu Tiên Yên thuộc phủ Hải Ninh ( phủ Hải Ninh gồm có ba châu: Móng Cái, Tiên Yên , Hà Cối ), tỉnh Quảng Yên. Ngày 12 tháng 3 năm 1883, thực dân pháp đánh chiếm Quảng Yên và sau đó chiếm huỵên Bình Liêu, từng bước củng cố ách thống trị của chúng. Ngày 10 tháng 12 năm 1906, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định tách ba châu: Móng Cái, Tiên Yên, Hà Cối khỏi tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh mới Hải Ninh. Ngày 14 tháng 12 năm 1912 phủ toàn quyền Pháp ra nghị định xoá bỏ tỉnh Hải Ninh lập đạo quân binh thứ nhất. Ngày 16 tháng 12 năm 1919 phủ toàn quyền pháp ra nghị định tách hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên khỏi châu Tiên Yên, lập châu Bình Liêu gồm hai tổng: Bình Liêu và Kiến Duyên. (Tổng Bình Liêu gồm có: Một thị trấn và bốn xã, tổng Kiến Duyên gồm có: Ba xã và một phần Pháp cắt cho Trung Quốc năm 1893 thuộc tỉnh Quảng Tây). Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, chính quyền cách mạng Bình Liêu được thành lập, châu Bình Liêu đổi thành huyện Bình Liêu ngày nay. 1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Bình liêu. 1.2.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính. Bình Liêu là một huyện miền núi, dân tộc, vùng cao biên giới nằm ở đông bắc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 478,38km2, chiếm 8,0 % diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng ninh. Huyện có tuyến biên giới dài 48,6 km tiếp giáp với huyện Phòng Thành ( Quảng Tây, Trung Quốc) từ cột mốc 23 ( giáp huyện Hải Hà, Quảng Ninh) đến cột mốc 67 ( giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn). Địa giới hành chính huyện Bình Liêu gồm 8 đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 7 xã, 97 khu phố thôn khe bản, trong đó có 6/7 xã biên giới. Dân số trung bình năm 2005 là 27660 người, trong đó: thành thị 3042 người chiếm 11,0 %, nông thôn 24618 người chiếm 89 %. Mật độ dân số trung bình là 56,8 người/km2 , bằng 31,7 % mật độ dân số trung bình của tỉnh Quảng Ninh. ( mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh là 181 người/km2 ). Bình Liêu có của khẩu Hoành Mô - Đồng Văn là cầu nối giao lưu về kinh tế - thương mại giữa các địa phương với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Là huyện miền núi biên giới, địa thế tiếp giáp liền kề với huyện Phòng Thành tạo sự giao lưu mậu dịch biên giới, trao đổi hàng háo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện. Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được xây dựng và cải thiện là khâu đột phá tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuyến giao thông duy nhất là quốc lộ 18c đường nhựa cấp 5 miền núi chạy dọc giữa huyện từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô kết nối Huyện Bình Liêu với các trung tâm kinh tế của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế xã hội. 1.2.2. Địa hình. Cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao, phân dị độ dốc lớn, nên đất thường bị xói mòn rửa trôi, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Độ cao phổ biến khoảng 300-400m; có một đỉnh cao trên 1000m ( như cao Xiêm). Địa hình đồi núi rất lớn, chiếm 90 % diện tích, chia thành các vùng chính: + Vùng tây sông Bình Liêu + Vùng đông sông Bình Liêu + Vùng núi cao Đông Bắc 1.2.3. Khí hậu thuỷ văn . Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng của khí hậu Bình Liêu là khí hậu miền núi phân hoá theo đai cao, tạo ra những tiểu vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi như: Hồi, quế, trẩu, sở ; vùng thấp phù hợp với các loại cây ăn quả như: Nhãn, vải, hồng...yếu tố hạn chế là trong mùa khô là rất thiếu nước và chịu ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết bất lợi như băng giá, sương muối. nhiệt độ trung bình từ 18oc-28oc, nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hạ từ 30oc-34oc, nhiệt độ trung bình thấp nhất mùa đông từ 5oc đến 15oc, thỉnh thoảng có sương muối, băng giá ở vùng cao, lượng mưa năm khá cao. nhưng không điều hoà, bình quân từ 2000-2400mm/năm, khoảng 70 % lượng mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Thuỷ văn. Binh liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc, tụ hội chảy vào sông Tiên Yên bắc nguồn từ vùng núi biên giới Việt Trung, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam có độ dốc lớn, dòng sông nhiều thác ghềnh. Thuỷ chế các dòng sông miền núi khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về dòng chính, tạo lên dòng chảy lớn và xiết, gây lũ, ngập lụt. về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt mực nước sông thấp. Nguồn nước khá dồi dào, nhưng do các công trình thuỷ lợi và hệ thống mương dẫn chưa được hoàn chỉnh kiên cố nên việc tưới tiêu vẫn còn phụ thuộc vào thời tiết thiên nhiên. 1.2.4. Đất đai thổ nhưỡng Tổng quĩ đất của huyện Bình Liêu là 47.306 ha trong đó Đất nông nghiệp chiếm 24.606 ha chiếm 52,01 % + đất sản xuất nông nghiệp 4.492 ha chiếm 9,50 % + đất lâm nghiệp 20.094 ha chiếm 42,48 % - Đất phi nông nghiệp 1.551 ha chiếm 3,28 % Đất chưa sử dụng 21.149 ha chiếm 44,71 % Xét tính chất đặc điểm thổ nhưỡng cho thấy đất đai của huyện phổ biến là loại đất Feralit đỏ vàng, nâu đỏ phát trỉên trên đá sa phiến thạch và đá viôlit, theo sự phân loại được phân vùng như sau: + Loai đất Meviôlit: Phân bố chủ yếu là ở phía đông và phía nam sông Tiên Yên chảy dài theo dãy núi Cao Xiêm và Cao Ba Lanh ( dọc từ xã Đồng Văn- Hoành Mô đến huyện Tiên Yên) loại đất này có độ phì cao, tầng dầy trung bình khoảng từ 0,6-0,8m độ ẩm cao, mùa khô nhiệt độ thấp phù hợp cho trồng các loại cây công nghiệp có dầu như: hồi, quế, trẩu, sở. Loại đất Feralit phát triển trên đất phiến sa thạch có tầng đất mỏng trung bình từ 0,4 - 0,6m độ phì kém, độ dốc lớn nên dẽ bị sói mòn và rửa trôi, phân bố chủ yếu ở phía tây bắc sông Tiên Yên, loai đất này phù hợp với loại cây: thông mã vĩ, bạch đàn keo, ở một số vùng ven khe suối và chân núi có thể trồng các loại cây: hồi, quế, xa mộc và các loại._. cây ăn quả. 1.2.5. Tài nguyên rừng. Tổng diện tích rừng 17.374 ha. Rừng tự nhiên: 5.953 ha. Rừng trồng: 11.412 ha. 1.2.6. Tài nguyên khoáng sản. Do cấu trúc tài nguyên khoáng sản huyện nghèo về số lượng và chất lượng đây là sự hạn chế đối với sự pját triển kinh tế của huỵện. 1.3. Dân số nguồn lao động. 1.3.1. Qui mô dấn số. Dân số trung bình của huyện Bình Liêu năm 2005 là 27.660 người, chiếm khoảng 2,5 % dân số của tỉnh. 1.3.2. Cơ cấu dân số theo giới tính, dân tộc, độ tuổi. Bình Liêu có 5 dân tộc chính thuộc các dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sống phân tán và xen kẽ, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao, Sán Chỉ: Dân tộc Tày chiếm 56,5 % Dân tộc Dao chiếm 30,3 % Dân tộc Sán Chỉ chiếm 8,2 % Dân tộc Kinh chiếm 4,7 % Dân tộc Hoa chiếm 0,3 % Bảng 5: Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi năm 2001, 2005 2001 2005 Nam Nữ Nam Nữ Tuổi SN % SN % SN % SN % 0-4 1.650 6,28 1.835 6,98 1.383 5 1.382 4,8 5-9 1.726 6,57 1.919 7,3 1.964 7.1 1.853 6,7 10-14 1.729 6,58 1.921 7,31 2.151 7,8 2.102 7,6 15-19 1.619 6,16 1.800 6,85 1.466 5,3 1.493 5,4 20-24 1.155 4,4 1.284 4,88 1.023 3,7 1.272 4,6 25-29 1.037 3,95 1.153 4,39 852 3,08 954 3,45 30-34 935 3,56 1.039 3,95 857 3,1 877 3,17 35-39 735 2,80 817 3,11 885 3,2 803 2,9 40-44 424 1,61 472 1,79 775 2,8 548 1,98 45-49 374 1,42 466 1,58 470 1,7 506 1,83 50-54 364 1,38 407 1,54 332 1,2 332 1,2 55-59 298 1,13 332 1,26 280 1,01 360 1,30 60-64 287 1,09 319 1,21 470 1,7 539 1,95 65-69 213 0,81 238 0,90 442 1,60 443 1,60 70-74 109 0,41 122 0,46 180 0,68 274 0,99 75-79 70 0,26 79 0,30 119 0,43 252 0,91 80+ 73 0,27 81 0,30 36 0,13 249 0,90 (Nguồn: UBDS và KHHGĐ huyện Bình Liêu) 2 Những đặc điểm chủ yếu về kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phân bố và sử dụng nhân lực Sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Bình liêu, đóng góp trên 50 % GDP và 90 % lực lượng lao động, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện. Cơ cấu kinh tế của huyện Bình liêu thể hiện những nét đặc trưng của kinh tế miền núi, dân tộc, có cửa khẩu biên giới, theo đó tỷ trọng trong khu vực nông - lâm nghiệp và dịch vụ khá cao, tỷ trọng trong khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất thấp ( chỉ chiếm 2,24 % GDP). Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng tiểu thủ công nghiệp tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp song vẫn còn chậm. Có 89 % dân số sống bằng nghề nông. Mặt khác các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ, lẻ, chỉ sản xuất các mặt hàng thủ công không đủ sức cạnh tranh. Việc mở rộng nghành nghề gặp rất nhiều khó khăn. Tuy còn gặp nhiều khó khăn xong huyện đã có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của mình. Một số kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm ( 2001- 2005) + Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn 2001- 2005 đạt 362,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu được 72,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 12,7 % năm. +Thu nhập bình quân đầu người đạt 1700000 đồng trên năm. Qua đó cho thấy Bình Liêu là một huyện miền núi, dân tộc thu nhập của đồng bào vẫn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, các ngành dịch vụ thương mại và các ngành khác còn kém phát triển. Song nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực gặp rất nhiều khó khăn vì công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ kém phát triển. Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm của các ngành cụ thể như sau: + Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện , có sự chuyển biến tương đối tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng từ 30 tỷ đồng năm 2000 lên 39,5 tỷ đồng năm 2004, tốc độ gia tăng trong giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân khoảng 3,64 %/năm , trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi là 5,8 %/năm, còn ngành trồng trọt là 3,2 %/năm. Do vậy, cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với đặc điểm kinh tế miền núi. Tỷ trọng giá tri chăn nuôi tăng nhẹ từ 25% năm 2000 lên 25,8% năm 2004, trong đó chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tương ứng từ 75%/năm xuống còn 74,2%/năm. Tổng sản lượng lương thực qui thóc năm 2004 đạt mức cao nhất: 11.212 tấn, so với năm 2000 tăng bình quân 3,25% ( mức gia tăng 1.434 tấn), sản lượng cây có hạt: 9.423 tấn, trong đó riêng thóc là7.745 tấn ( bằng 69,1% sản lượng lương thực). Mức lương thực cây có hạt bình quân đầu người tăng từ 304kg/người năm 2000 lên 348 kg/người ( tăng 13,5% so với năm 2000), trong đó riêng thóc mức bình quân: 298 kg thóc/người, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện. Ngoài chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, huyện đã chủ động chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp, không phù hợp, không chủ động tưới tiêu thuỷ lợi sang gieo trồng các loại cây hoa màu có giá tri kinh tế cao hơn như: ngô đông, tương, lạc..., nhất là khôi phục nghề trồng và sản xuất miến dong phát triển mạnh (diện tích miến dong tăng lên 100 ha). Chăn nuôi đã có những bước phát triển khá, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu đa dạng của thị trường nội địa. Tốc độ tăng đàn gia súc đạt bình quân 2,5%/năm, trong đó đàn bò, đàn ong mật tăng nhanh. Các dự án cải tạo phát triển đàn bò, lợn lai kinh tế thực hiện có hiệu quả. + Sản xuất lâm nghiệp đã chuyển hướng trồng rừng, bảo vệ, tu bổ chăm sóc rừng với mô hình trang trại vườn cây- chăn nuôi- trồng rừng “ phát triển kinh tế rừng theo mô hình trang trại”. Giá tri sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 4,46%/năm giai đoạn năm 2000-2004, thông qua các dự án trồng rừng ( dự án 327, dự án tròng 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư, dự án PAM, dự án trồng rừng Việt Đức), đồng thời thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng, chuyển dần xã hội hoá việc bảp vệ và phát triển rừng. đến nay đã có 85% số hộ nông dân được nhận đất, rừng để đầu tư trồng rừng, kết hợp với chăn nuôi góp phần giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Tổng diện tích gieo trồng rừng mới tập trung trên địa bàn các năm 2000-2004 là 5.021 ha, bình quân khoảng 1000 ha/năm, trong đó chủ yếu là cây thông, cây keo, các cây đặc sản ( hồi, quế,sở chiếm 30% diện tích rừng trồng) và trang trại- vườn- rừng. Tổng diện tích tu bổ, khoanh nuôi 5 năm 2000-2004 là5.780 ha, bình quân khoảng 1150 ha/năm. Diện tích rừng hồi đạt 6.078 ha, sản lượng thu hái ở mức ổn định trung bình 300-400 tấn/năm, rừng quế gần 3000 ha.Giá tri sản xuất lâm nghiệp đạt gần 20 tỷ đồng. + Tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ được nhịp độ phát triển ổn định và có bước tăng trưởng, một số ngành sản xuất được mở rộng như: sửa chữa xe máy, gò hàn, sửa chữa điện tử...những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng rõ rệt là: sản xuất vật liệu xây dựng ( gạch chỉ, khai thác cát, đá, sỏi), sản xuất đồ mộc và xây dựng, chế biến nông lâm sản... đã thu hút và giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp hàng năm thực hiện 2.241 triệu đồng, tăng gấp 1,7 lần so với mức bình quân 5 năm trước. Bình quân hành năm sản xuất 4 triệu viên gạch nung, khai thác trên 15.000m3 cát, đá sỏi, xay xát trên 7.500 tấn lương thực. Đã đầu tư dây truyền mới cho sản xuất miến dong, đang tiến hành xây dựng dự án sản xuất gạch tập trung theo qui mô công nghiệp để khắc phục nhược điểm sản xuất thủ công hiện nay. + Thương mại-Dịch vụ: Phát huy lợi thế là huyện biên giới có cửa khẩu quốc gia, trong nmhữnh năm qua đã tập trung đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khuyến khích vả thu hút các doanh nghiệp, tư thương đến hoạt động kinh doanh, tạo bước phát triển ngành thương mại-dịch vụ. Tổng mức luân chuyển hàmh hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2004 đạt 85,8 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 16 %/năm đã thực hiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn. thương mại quốc doanh sau cổ phần hoá, ngoài việc nhanh chóng ổn định hoạt động trong 5 năm bình quân doanh số bán đạt 52 tỷ đồng/năm, đã thực hiện tốt việc cung ứng các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân theo chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm. Bình quân mỗi năm cung ứng bán cho nhân dân: hơn 200 tấn muối I ốt, 10 nghìn lít dầu hoả, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất...ngoài ra thu mua hoa hồi, quế vỏ trên 120 tấn/năm. Các chợ trên địa bàn hoạt động đều, có hiệu quả thu hút được nhiều hộ kinh doanh có cả tư thươnmg Trung Quốc tham gia, riêng các chợ xã hoạt động chưa ổn định và không thường xuyên, hiệu quả thấp. Thương mại ngoài quốc doanh phát triển khá, hàng hoá và ngành nghề đa dạng, phong phú, số hộ và lượng tham gia kinh doanh tăng đều qua các năm, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầy hàng hoá tiêu dùng, phục vụ sản xuất và góp phần tích cực vào việc phát triển hàng hoá trên địa bàn. Từ những đặc điểm kinh tế xã hội của huyện đã đạt được thời gian qua có ảnh hưởng đến sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. * Thuận lợi Với đặc thù là một huyện miền núi ‘đất rộng người thưa’ điều kiện khí hậu - đất đai đa dạng, phù hợp với khả năng phát triển nông lâm nghiệp toàn diện theo hệ sinh thái đa dạng miền núi. Bình Liêu có khu vực cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn là cầu nối giao lưu về kinh tế - thương mại giữa các địa phương với tỉnh Quảng Tây. Vị thế của Bình Liêu tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại, trao đổi hàng hoá, phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu với đối tác huyện Phòng Thành kề bên. Trong những năm gần đây từng bước xây dựng được kết cấu hạ tầng kỹ thuật ( giao thông, bưu chính viễn thông, thuỷ lợi ) tương đối hoàn chỉnh và phát huy tác dụng là một trong những khâu đột phá trọng tâm cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. * khó khăn Tiềm lực kinh tế của huyện miền núi còn nhỏ bé, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, phát triển chưa thật bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển. Chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát triển CNH ; HĐH ; trình độ tay nghề ( trình độ kỹ thuật, kỹ năng lành nghề) còn nhiều hạn chế. Dân cư phân bố phân tán xen kẽ gây khó khăn cho phát triển sản xuất. Ngân sách của huyện hạn hẹp, vẫn phải có trợ cấp của tỉnh và TW trong cân đối chi ngân sách hành năm của địa phương, nên ảnh hưởng đến sự phát triển chưa ổn định, bền vững của nền kinh tế huyện. Do chưa phát huy hết yếu tố nội lực, thiếu một cơ chế tài chính phù hợp nên các hoạt động dịch vụ giao lưu mậu dịch tại cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn chưa phát huy được đầy đủ lợi thế của khu vực. Khoa học công nghệ chưa tác động mạnh đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Đời sống của đồng bào dân tộc còn thấp, dân trí thấp, vẫn còn trông trờ vào nhà nước. II. Phân tích và đánh giá thực trạng phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở huyện Bình Liêu. 1.Thực trạng phân bố nguồn lực 1.1.Dân số và lao động toàn huyện Dân số và nguồn lao động là hai vấn đề của mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số càng cao thì nguồn lao động càng lớn. Diện tích đất canh tác bình quân một đầu người là 3,23 người/ ha . Đây là một huyện miền núi thuần nông mà diện tích đất canh tác bình quân một người như vậy là cao nhưng dẫn đến năng suất lao động thấp. Đó không chỉ là mối quan tâm riêng của huyện mà còn là của cả nước, của xã hội. Là một huyện có tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động tương đối cao 50,2 %, do vậy nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn. Số liệu điều tra của liên ngành giữa phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội và phòng thống kê cho thấy dân số và lao động của toàn huyện bình quân như sau : Bảng 6: Tình hình dân số và lao động của toàn huyện Danh mục Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số dân Người 26.507 26.887 27.288 27.660 28.121 Số lao động trong độ tuổi lao động Người 13.875 13.905 13.906 13.888 14.351 Số người hoạt động kinh tế trong độ tuổi Người 13.181 13.070 13.071 13.332 13.776 Số lao động thiếu việc làm Người 2.255 2.069 1.932 1.822 1.710 Tỷ lệ % số người thiếu việc làm % 17,1 15,8 14,7 13,7 12,4 (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Bình Liêu) Số người thiếu việc làm năm 2002 chiếm 17,1 %, năm 2006 chiếm 12,4 %, giảm 4,7 % do vậy vấn đề phân bố và sử dụng lao động sao cho hợp lý để giải quyết số lao đông dư thừa này. Dân số của huyện ngày một tăng kéo theo nguồn nhân lực tăng theo trong khi diện tích đất đai cố định. mặt khác đây là một huyện miền núi và dân tộc hoạt động sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp , nguồn nhân lực tăng lên diện tích đất canh tác bình quân/người sẽ giảm, dẫn đến năng suất giảm theo, do vậy thu nhập của người dân thấp, số lao động thiếu việc làm sẽ tăng lên, làm cho kinh tế xã hội của huyện chậm phát triển. 1.2. Phân bố nguồn lực theo giới tính và độ tuổi của lực lượng lao động huyện qua 2 năm 2001 và 2005. Bảng 7: Cơ cấu theo giới và độ tuổi của lực lượng lao động huyện. Tuổi 2001 2005 Nam Nữ Nam Nữ SN Tỷ lệ SN Tỷ lệ SN Tỷ lệ SN Tỷ lệ 15-19 1.619 11,24 1.800 12,50 1.466 10,56 1.493 10,75 20-24 1.155 8,02 1.284 8,91 1.023 7,37 1.272 9,15 25-29 1.037 7,20 1.153 8,00 852 6,15 954 6,87 30-34 935 6,49 1,039 7,21 857 6,17 877 6,39 35-39 735 5,10 817 5,67 885 6,37 803 5,79 40-44 424 2,94 472 3,27 775 5,59 548 3,95 45-49 374 2,95 466 3,23 470 3,38 506 3,64 50-54 364 2,52 407 2,82 332 2,39 332 2,39 55-59 298 2,07 280 2,02 Tổng 6.941 48,17 7.437 51,61 6.940 50,01 6.785 48,94 (Nguồn: UBDS và KHHGĐ huyện Bình Liêu) Qua bảng cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi của nữ năm 2001 nhiều hơn năm 2005 . do đặc điểm của nam giới thường hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi phải có sức khoẻ như các ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác. còn nữ giới thích hợp với các nghề đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, nhưng công việc thủ công không đòi hỏi phải mất nhiều sức lực. Do vậy, cần phải phân bố lao động sao cho phù hợp với đặc điểm về giới để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có của huyện và Phát huy tối đa lợi thế của mình. - Theo độ tuổi Lao động theo độ tuổi từ 15 - 19 là lực lượng lao động trẻ chiếm 23,74 % so với tổng số lao động năm 2001 và chiếm 21,13 % năm 2005. Lao động trong độ tuổi này là những học sinh, sinh viên đang đi học ở các trường trung học, chuyên nghiệp, dạy nghề,các trường cao đẳng, đại học. Phần lớn lực lượng lao động này chưa tham gia hoạt động xã hội mà chỉ giúp đỡ gia đình hoặc làm các ngành nghề đòi hỏi không có tay nghề, kinh nghiệm. Vì trong độ tuổi này kinh nghiệm và tay nghề của họ còn hạn chế, nhưng đây sẽ là lực lượng lao động dự trữ cho xã hội. Nhóm tuổi từ 20 - 34 : Đây là lực lượng lao động chủ yếu của huyện, lực lượng lao động này vừa có trình độ, có trình độ tay nghề, lại có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học vào sản xuất. lực lượng này năm 2001 chiếm 45,8% tương đương với 6.603 người, năm 2005 là 5.835 người chiếm 42,1% so với tổng nguồn lao động. Tỷ lệ này tương đối lớn do vậy huyện cần phải có sự phân bố hợp lý nguồn lực để khai thác tốt khả năng sáng tạo, tinh thần làm việc cao của nhóm tuổi này, để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhóm tuổi từ 35-49: Đây là nhóm tuổi có số lượng lao động chiếm 22,8 % lực lượng lao động, nhìn chung ở độ tuổi này người lao động có nhiều kinh nghiệm để sản xuất, tay nghề cao, có thể tham gia vào các vị trí lao động chủ chốt, họ có thể đảm nhiệm vào các chức vụ quản lý của đơn vị. Nhóm tuổi từ 50-59 chiếm 6,8 % năm 2005 lực lượng lao động. Đây là lượng lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất cũng như trong lĩnh vực quản lý nhưng họ gặp phải nhưng giới hạn như tuổi tác hay sức khẻo, do vậy họ không đảm nhiệm được các công việc nặng nhọc, cần phải bố trí lượng lao động này sao cho phù hợp với họ. 1.3. Chất lượng nguồn nhân lực của huyện Bình Liêu. Chất lượng lao động của huyện được thể hiện thông qua thông qua hai chỉ tiêu đó là: 1.3.1. Trình độ v ăn hoá ủa lao động Bảng 8: Trình độ văn hoá của lực lượng lao động Trình độ văn hoá 2002 2005 Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Dân số trong độ tuổi lao động 13.875 100 13.888 100 Chưa tốt nghiệp cấp I 1.998 14,4 1.402 10,1 Tốt nghiệp cấp I+II 9.994 72,5 9.153 68,5 Tốt nghiệp cấp III 1.817 13,1 2.970 21.4 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Liêu) Qua bảng cho thấy trình độ văn hoá của lực lượng lao động huyện rất thấp, tỷ lệ chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 14,4 % năm 2002 và giảm xuống 10,1 % năm 2005, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp I và cấp II năm 2002 72,8 % đến năm 2005 giảm xuống 69,5 % trong khi đó tỷ lệ tốt nghiệp cấp III chỉ chiếm 21,4 năm 2005. Hiện nay huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, nhưng cần phải có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực để tỷ lệ cấp II và cấp III tăng lên. 1.3.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực huyện Bình Liêu. Bảng 9: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2002 2005 Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Không có chuyên môn kỹ thuật 12.945 93,3 12.610 90,8 Có chuyên môn kỹ thuật 926 6,67 1.138 8,2 Đại học 69 0,5 79 0,57 Cao đẳng trung học chuyên nghiệp 392 2,83 419 3,02 Sơ cấp công nhân kỹ thuật 464 3,35 501 3,60 (Nguồn: Phòng nội vụ LĐTB và XH huyện Bình Liêu) Qua bảng số liệu về trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực huyện Bình Liêu ta thấy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp chỉ đạt 6,67% năm 2002 và tăng lên 8,2% năm 2005 tuy nhiên tỷ lệ này tăng không đáng kể so với tổng số nguồn lao động cuả huyện. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay, muốn nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm thì đòi hỏi phải cải tiến công nghệ, do đó chất lượng nguồn lao động cũng phải được nâng lên cho phù hợp , thích nghi với tiến bộ khoa học công nghệ. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực. Điều này được phản ánh trong nhiều chính sách và chủ trương rất cơ bản như: Gắn kết chặt chẽ chiến lược phát triển nguồn dân số và nguồn nhân lực; coi phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, lấy giáo dục đào tạo khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá; gắn liền phát triển kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu dược phân bố vào các ngành không sản xuất vật chất như Y tế, giáo dục, quản lý nhà nước ở các ngành sản xuất vật chất, trực tiếp ra của cải vật chất thì số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật lại rất ít. Như các ngành nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy để thúc đẩy kinh tế của huyện Bình Liêu phát triển thì huyện cần có những chính sách đào tạo lại nguồn nhân lực. 1.4. Phân bố nguồn lực theo lãnh thổ. Bảng 10: Phân bố nguồn lực theo lãnh thổ. 2003 2005 Các xã, thị trấn Diện (tích km2) Dân số (người) Lao động (người) Mật độ dân số (người/km2) Diện tích (km2) Dân số (người) Lao động (người) Mật độ dân số (người/km2) Cả huyện 5.698 26.877 13.905 4,71 5.698 27.660 13.888 4,85 Thị Trấn 33,3 3.184 1.966 95,6 33,3 3.311 1.977 99,4 Đồng Văn 730,2 2.487 1.071 3,4 730,2 2.558 1.069 3,50 Hoành Mô 994,5 3.570 1.472 3,59 994,5 3.719 1.480 3,74 Đồng Tâm 1.311 3.448 1.409 2,63 1.311 3.508 1.379 2,68 Lục Hồn 888 4.542 2.632 5,11 888 4.639 2.605 5,22 Tình Húc 780 3.551 2.013 4,55 780 3.617 2.035 4,63 Vô Ngại 905,7 3.612 2.019 3,99 905,7 3.735 2.020 4,12 Húc Động 55,5 2.473 1.323 44,6 55,5 2.573 1.323 46,4 (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Bình Liêu) Qua bảng cho thấy mật độ dân số của huyện cả 2 năm ở các xã là rất thưa thớt. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 11,84 % năm 2003 trong khi đó lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 88,16 % năm 2003. dân số ở thành thị 3.311 chiếm 11,97% dân số ở nông thôn là 24.394 chiếm 88,03% dân số năm 2005. Trong khi nguồn nhân lực tập trung chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp. Điều đó cho thấy việc phân bố lao động chưa hợp lý, sản xuất nông lâm nghiệp mang tính thời vụ cao, chủ yếu vẫn là lao động thủ công, vì vậy sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực này không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó các ngành sản xuất khác có khả năng thu hút được nhiều lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao lại chưa phát triển hoặc đã phát triển nhưng chưa được chú trọng đầu tư như: Ngành thương mại, công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp. Sự phân bố nguồn nhân lực giữa nông thôn và thành thị còn nhiều bất cập lao động ở thành thị chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động ở nông thôn số lượng đông nhưng chất lượng thấp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiêp. Huyện cần có chủ trương phân bố lại nguồn nhân lực giữa nông thôn và thành thị nhằm làm giảm bớt sức ép về lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng ở nông thôn, khuyến khích lao động nông thôn tìm việc làm ở ngoài huyện. 1.5. Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế. Trước đây đất nước ta phát triển kinh tế theo hướng kế hoạch hoá tập trung, cơ cấu kinh tế chủ yếu là phát triển sau năm 1986 nước ta chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cùng với sự thay đổi phát triển kinh tế của đất nước, huyện Bình Liêu cũng không nằm ngoài sự thây đổi đó. Là một huyện miền núi cao dân tộc, trình độ phát triển kinh tế thấp, phần lớn dân số đều sống dựa vào nghề nông, mặt khác là một huyện có lực lượng lao động khá dồi dào chiềm 50,2 % dân số. Với một lực lượng lao động như vậy mà ở huyện không có các nhà máy xí nghiệp hầu như không có, vì vậy sự phân bố nguồn nhân lực trên địa bàn huyện trong các ngành kinh tế còn có sự chênh lệch. Theo số liệu điều tra năm 2005 toàn huyện có 13.888 người trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực của huyện được phân bố trong ngành như sau: Bảng 11: Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế năm 2005 Ngành Số lao động ( người) Tỷ lệ % Nông lâm thuỷ sản 10.832 78 XD-TTCN 667 4,8 Thương mại- DV 528 3,8 Hành chính sự nghiệp 819 5,9 cho nhu cầu khác 1.042 7,5 (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Bình Liêu) 1.5.1. Tình hình phân bố lao động trong nông nghiệp. Bảng 12: Số lượng lao động trong nông nghiệp thuỷ sản 2003 2004 2005 Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Tổng số lao động 13.905 100 13.906 100 13.888 100 Nông nghiệp 13.557 97,5 13.600 97,8 13.679 98,5 Thuỷ sản 348 2,5 306 2,2 209 1,85 (Nguồn: phòng Thống Kê huyện Bình liêu.) Số lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp chiếm 97,5 % chiếm một khối lượng lao động năm 2003 đến năm 2005 thì tỷ lệ này là 98,5% trong khi đó lao động trong ngành thuỷ sản chỉ chiếm 2,5% năm 2003 tỷ lệ này giảm xuống 1,85% năm 2005 với mục tiêu là giảm lao động trong ngành nông nghiệp nhưng qua số liệu cho thấy lao động trong nông nghiệp không giảm mà thậm chí còn tăng. Bảng 13: Giá trị sản xuất Nông-Lâm Nghiệp Đơn vị: triệu đồng 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng GTSX nông lâm nghiệp 47.253 53.948 45.100 58.628 58.979 Trong đó 1. Nông nghiệp 29.985 36.294 36.106 38.663 39.521 2. Lâm nghiệp 17.210 17.635 8.926 19.962 19.376 Thuỷ sản 58 63 68 56 82 cơ cấu (%) 1. Nông nghiệp 63,48 67,31 80,21 65,98 67,15 2. Lâm nghiệp 36,42 32,69 19,79 34,02 32,85 (Nguồn: Phòng Tài Chính- KH huyện Bình Liêu) 1.5.2. Tình hình phân bố nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp rất ít và có xu hướng giảm do sức cạnh tranh kém đa số các doanh nghiệp chậm đổi mới trang thiết bị, thiếu vốn, năng suất lao động thấp. Từ năm 2000 trở lại đây các ngành sản xuất CN- TTCN phát triển theo hình thức kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân, toàn huyện chỉ có 1 công ty cổ phần và dịch vụ thương mại. Các nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm thực hiện 2.241 triệu đồng , hàng năm sản xuất 4 triệu viên gạch nung, khai thác trên 15.000m3 cát, đá,sỏi, xay xát trên 7.500 tấn lương thực. Đã đầu tư dây truyền mới cho sản xuất miến dong. Đã giải quyết công ăn việc làm cho lao động dư thừa tại chỗ và thu nhập cho các hộ nông dân.Tuy nhiên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện chủ yếu là sản xuất các mặt hàng đơn điệu thiếu sức cạnh tranh. Mặt khác việc mở rộng các ngành nghề mới và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm khó khăn. Bảng 14: Số lượng lao động công nghiệp ngoài nhà nước Đơn vị: Người 2003 2004 2005 Tổng số lao động 390 337 355 I.Phân theo ngàmh kinh tế 1. Công nghiệp khai tác mỏ 35 35 35 - Công nghiệp khai thác sỏi 35 35 35 2. Công nghiệp chế biến 355 307 320 - Chế biến và sản xuất miến dong 55 60 75 - Sản xuất trang phục 12 15 20 - Sản xuất gạch 220 162 159 - Sản xuất giường tủ, bàn ghế 64 64 58 - Bản sao, in, phô tô 4 6 8 II.Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân 24 13 12 Hộ cá thể 366 324 343 (Nguồn: Phòng Nội Vụ LĐTB & XH huyện Bình Liêu) Qua số liệu trên ta thấy lực lượng lao động trong ngành công nghiệp nói chung có xu hướng giảm xuống. Vì các ngành này sử dụng chủ yếu lao động thủ công, công cụ thô sơ nay được thay thế bằng máy móc, còn các ngành sản xuất miến dong, trang phục, in, phô tô lại tăng. Bảng 15: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện. Đơn vị: triệu đồng 2000 2001 2002 2003 2005 Tổng giá trị sản xuất 1.286 1.900 2.070 2.250 2.523 Công nghiệp quốc doanh 36 48 60 60 60 Công nghiệp ngoài QD 1.250 1.852 2.010 2.145 2.463 (Nguồn niêm giám thống kê của huyện Bình Liêu) 1.5.3. Tình hình phân bố nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ thương mại. Đây là một huyện miền núi, dân tộc, trình độ dân trí còn thấp, nên thương mại dịch vụ chưa phát triển, nhất là các ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng, dẫn đến lực lượng lao động trong các ngành này cũng giảm. Bảng 16: Số lượng lao động phân bố trong các ngành dịch vụ thương mại. Đơn vị: Người 2003 2004 2005 1. Thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ 190 170 178 2. Dịch vụ phục vụ cá nhân công cộng 38 22 28 Khách sạn nhà hàng 44 34 32 Vận tải 108 114 118 (Nguồn niêm giám thống kê của huyện năm 2005) Qua bảng số liệu ta thấy chỉ có lao động trong ngành vận tải hàng năm tăng nhưng không đáng kể, còn các ngành còn lại giảm. Trong 5 năm qua bằng nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng, tăng cường kỹ thuật hạ tầng giao thông, huyện đã thi công và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn trên địa bàn, góp phần thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội. Đến nay 100% số xã trên toàn huyện đã có đường nhựa đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hoá và đi lai cho nhân dân. Vì vậy năng lực vận tải hàng hoá, hành khách tăng đáng kể đến nay toàn huyện có hơn 100 xe, ô tô, xe khách, công nông , đã đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. lượng hành hoá vận tải tăng bình quân 7,6%/năm, lượng hành khách vận chuyển tăng bình quân 4,5%/năm. Số lượng lao động trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng giảm do nhu cầu dịch vụ này ở huyện chưa phát triển, 2. Thực trạng sử dụng lao động ở huyện Bình Liêu. 2.1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế xã hội năm 2006 Bảng 17:Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế năm 2006 Ngành Số lao động (người) Tỷ lệ % Nông lâm thuỷ sản 11.139 78 Dịch vụ thương mại 545 3,8 CN- TTCN 688 4,8 Khối quản lý hành chính 846 5,9 Cho nhu cầu khác 1.076 7,5 (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Bình Liêu) Sự phân bố và sử dụng lao động trong các ngành kinh tế còn chưa hợp lý. Lực lượng lao động trong các ngành nông lâm thuỷ sản chiếm một tỷ lệ rất lớn dẫn đến sử dụng không có hiệu quả thời gian lao động, năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người giảm. Vì vậy huyện cần có những chính sách giải quyết việc làm phù hợp đểt sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động. Ngoài lao động trong độ tuổi lao động ra hành năm trung bình có khoảng 400-450 người ( bao gồm những học sinh phổ thông tốt nghiệp, sinh viên ra trường, bộ đội xuất ngũ) chưa có việc làm tham gia vào lực lượng lao động. Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2005 là 244 người so với năm 2004 tăng 40 người, điển hình là các xã Hoành Mô, Đồng Văn, Vô Ngại. Trong năm 2005 số lao động có việc làm được bố trí trong các ngành như sau: - Số lao động được giải quyết việc làm tại chỗ của các xã là 259 lao động và được bố trí theo mô hình sản xuất chăn nuôi, gieo trồng thuỷ sản theo hình thức vay vốn từ câc kênh, như vốn người nghèo, vốn 120, vốn XĐGN. - Năm 2005 tổng số lao động có việc làm trong năm là 463 được bố trí trong các ngành như sau: Bảng 18: Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế Ngành Số lao động được bố trí việc làm (người) Tỷ lệ % CN-XD cơ bản 120 25,9 Các ngành nông lâm nghiệp 195 42,1 Dịch vụ thương mại 140 30,2 Quản lý nhà nước, giáo dục Y tế 8 1,7 (Nguồn: Phòng Nội Vụ LĐTB & XH huyện Bình Liêu) Theo điều tra 1/10/2005 của phòng Nội vụ LĐTB&XH thì huyện không có tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của huyện là 13,11 so với quá trình thực hiện năm 2004 là 13,89 như vậy tỷ lệ lao động năm 2005 tăng lên 0,78%. Năm 2006 số lao động được giải quyết việc làm là 449 người và được sử dụng trong các ngành như sau: Lao động được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước là 8 lao động. Lao động được giải quyết việc làm ở nông thôn là 328 trong đó: + Lao động được gải quyết trong quá trình vay vốn giải quyết việc làm (vốn 120) là 17 dự án bằng 377 triệu đồng tạo việc làm cho 42 lao động. + Lao động được bố trí theo mô hình sản xuất chăn nuôi. nuôi trồng thuỷ sản là 142 người. + Lao động được giải quyết trong quá trình vay vốn XĐGN 312 triệu đồng, tạo ra 144 chỗ làm mới. - Lao đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3561.doc
Tài liệu liên quan