Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015: MỤC LỤC Lời nói đầu…………………………………………………………………...5 Chương I: Những lý luận cơ bản về phân bố nguồn nhân lực……………6 I.Khái niệm…………………………………………………………………...6 1. Khái niệm nguồn nhân lực…………………………………………………6 2. Phân loại nguồn nhân lực…………………………………………………..7 2.1. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nguồn nhân lực………………..……..7 2.1.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số…………………………………...7 2.1.2. Nguồn nhân lực dự trữ…………………………………………………8 2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực……………………9 3... Ebook Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3192 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phương pháp xác định nguồn nhân lực…………………………………….9 3.1. Dân số hoạt động kinh tế…………………………………………………9 3.2. Dân số không hoạt động kinh tế………………………………………...10 3.3. Người thất nghiệp……………………………………………………….10 3.4. Tỷ lệ người có việc làm………………………………………………....10 3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp…………………………………………………10 3.6. Tỷ lệ người thiếu việc…………………………………………………..11 3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ…………………………………………11 4. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực……………………………………….11 4.1. Khái niệm……………………………………………………………….11 4.2. Cơ cấu nguồn nhân lực………………………………………………….12 4.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo không gian……………………………...12 4.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu chất lượng………………….12 4.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội……...13 4.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo yếu tố tạo nguồn………………………..14 4.2.5. Cơ cấu nhân lực theo đơn vị là người lao động……………………….14 4.2.6. Cơ cấu nhân lực theo đơn vị là ngày công, giờ công…………………14 II. Sự cần thiết phải nghiên cứu phân bố nguồn nhân lực………………14 1. Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế-xã hội………………..14 2. Sự cần thiết phải phân bố nguồn lao động hợp lý………………………...15 3. Nội dung của phân bố nguồn nhân lực Việt nam…………………………16 3.1. Phân bố nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất………………………………………………………………….16 3.2. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế…………..18 3.3. Phân bố nguồn nhân lực giữa các lãnh thổ……………………………...20 Chương II: Phân tích đánh giá thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000-2007……………………...22 I. Qúa trình hình thành và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương………………………………………………………..........22 1. Quá trình hình thành và phát triển huyện Tứ Kỳ………………………….22 1.1. Quá trình hình thành…………………………………………………….22 1.2. Đặc điểm tự nhiên, vị trí lãnh thổ……………………………………….22 1.2.1.Vị trí lãnh thổ……………………………………………………….....22 1.2.2. Khí hậu…………………………………………………………..........23 1.2.3. Địa hình, thủy văn…………………………………………………….23 1.2.4. Tài nguyên đất đai…………………………………………………….23 1.3. Đặc điểm về dân số lao động……………………………………………24 2. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế xã hội đến sự phân bố nguồn nhân lực……………………………………………………………………………24 II. Phân tích đánh giá thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương………………………………………………………..28 1. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực……………………………………...28 1.1. Dân số và lao động huyện…………………………………………...….28 1.2. Phân bố nguồn nhân lực theo độ tuổi lao động huyện qua các năm...….30 1.3. Chất lượng nguồn nhân lực của huyện………………………………….31 1.4. Phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ………………………………….32 1.5. Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế………………………34 1.5.1. Tình hình phân bố lao động trong nông nghiệp……………...……….36 1.5.2. Tình hình phân bố lao động trong công nghiệp……………………….36 1.5.3. Tình hình phân bố lao động trong các ngành dịch vụ………………...36 2. Thực trạng phân bố lao động ở huyện Tứ Kỳ…………………………….37 3. Đánh giá tình hình phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ……………..39 Chương III: Những giải pháp chủ yếu để phân bố nguồn nhân lực đạt hiệu quả trong những năm tới ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương………..41 I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010-2015 của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương………………………………………………………...41 1. Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 ở huyện Tứ Kỳ……..41 1.1. Mục tiêu tổng quát………………………………………………………41 1.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………….42 2. Giải pháp………………………………………………...………………..43 II. Chủ trương, phương hướng và biện pháp phân bố lao động giai đoạn 2010 – 2015……………………………………………………….………....45 1. Về chủ trương……………………………………………………...……...45 2. Phương hướng…………………………………………………………….46 3. Biện pháp………………………………………………………………….49 3.1. Biện pháp chung……………………………………………………...…49 3.2. Biện pháp cụ thể…………………………………………………...……50 Kết luận……………………………………………………………...………52 Danh mục các tài liệu tham khảo……………………………………………53 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1:Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo khu vực thành thị và nông thôn của nước ta……………………………………………………………………….12 Bảng 2: Tỷ lệ lao động theo khu vực…………………………………..........12 Bảng 3: Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005…13 Bảng 4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta…….…13 Bảng 5: Tỷ lệ nguồn nhân lực giữa 2 lĩnh vực (%)……………………….....18 Bảng 6: Cơ cấu Công – Nông nghiệp của nguồn nhân lực Việt Nam (%)…..19 Bảng 7: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo vùng (%)………………………..20 Bảng 8: Tình hình dân số và lao động toàn huyện…………………………..29 Bảng 9: Cơ cấu độ tuổi lao động huyện năm 2004 và 2006…………………30 Bảng10: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động……………………….....31 Bảng 11: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực……………….31 Bảng 12: Phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ năm 2007…………………32 Bảng 13: Lao động trong các ngành kinh tế………………………………....34 Bảng 14: Lao động Nhà nước đang làm việc trong các ngành kinh tế……....35 Bảng 15: Lao động trong nông nghiệp và thủy sản………………………….35 Bảng 16: Lao động công nghiệp phân theo loại hình kinh tế và theo ngành..36 Bảng 17: Lao động làm trong các ngành dịch vụ…………………………....36 Bảng18: Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế năm 2006………………………………………………………………………….37 Bảng 19: Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế………………….….38 LỜI NÓI ĐẦU Nguồn nhân lực là một trong những tài nguyên quý giá, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Là yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các ngành. Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho xã hội. Vì vậy, chúng ta phải biết khai thác, sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc phân bố nguồn nhân lực này, không chỉ tận dụng nguồn nhân lực sẵn có để góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại phòng Nội vụ lao động thương binh và xã hội huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Em nhận thấy rằng lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, chiếm hơn nửa dân số của huyện. Việc phân bố lao động quá nhiều vào khu vực Nông nghiệp, chưa sử dụng hết khả năng sẵn có của huyện. Do vậy, vấn đề phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ cần được quan tâm và nghiên cứu. Với kiến thức đã học được, em mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ khó khăn trong việc phân bố nguồn nhân lực của huyện. Em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I : Những lý luận cơ bản về phân bố nguồn nhân lực. Chương II: Phân tích đánh giá thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2007. Chương III : Những giải pháp chủ yếu để phân bố hiệu quả nguồn nhân lực trong những năm tới ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC I. Khái niệm. 1. Khái niệm nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ v.v…) là ở chỗ trong quá trình vận động nguồn nhân lực chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên (sinh, chết…) và yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp,v.v…) .Chính vì vậy, khái niệm nguồn nhân lực khá phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau. Thứ nhất : Nguồn nhân lực được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Cách hiểu này muốn chỉ rõ nguồn gốc tạo ra nguồn lực con người nghiêng về sự biến động tự nhiên dân số và ảnh hưởng của nó tới biến động nguồn nhân lực. Thứ hai : Nguồn nhân lực còn được hiểu như là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động. Cách hiểu này cụ thể hơn và có thể lượng hóa được, đó là khả năng lao động của xã hội bao gồm những người có khả năng lao động tức là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong nguồn nhân lực. Trong thực tế chúng ta thường dùng một số thuật ngữ có liên quan sau : - Nguồn lao động: bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. - Lực lượng lao động: là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp, song có nhu cầu tìm việc làm. Nguồn nhân lực được nghiên cứu về số lượng và chất lượng. + Số lượng : được đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên sự tác động đó phải sau một khoảng thời gian nhất định mới có sự biểu hiện rõ + Chất lượng: nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu: sức khỏe, trình độ văn hóa, Chỉ số phát triển con người, năng lực phẩm chất. 2. Phân loại nguồn nhân lực. Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta phân chia nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau. 2.1. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành người ta chia ra: 2..1.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số. Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Theo thống kê của liên hợp quốc nhóm này là dân số hoạt động. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế còn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là dân số có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân. Như vậy, nguồn nhân lực này không bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng hoạt động kinh tế nhưng thực tế không tham gia hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có khả năng làm việc song không muốn làm việc, đang học tập v.v…) Khi có số liệu về dân số hoạt động và dân số không hoạt động kinh tế người ta tính theo một số chỉ tiêu về mức đảm nhiệm như sau: Mức đảm nhiệm 1 nhân khẩu hoạt động = Tổng dân số - Số nhân khẩu hoạt động kinh tế Số nhân khẩu hoạt động Mức đảm nhiệm của 1 nhân khẩu hoạt động kinh tế = Tổng số dân – số khẩu hoạt động kinh tế Số nhân khẩu hoạt động kinh tế Mức đảm nhiệm về gia đình của 1 nhân khẩu hoạt động kinh tế = Số nhân khẩu phải nuôi Số nhân khẩu hoạt động kinh tế Qua các chỉ tiêu mức đảm nhiệm trên: Nếu tỷ lệ các nguồn nhân lực trong dân số thấp thì số người phải nuôi của một lao động sẽ cao và ngược lại. 2.1.2. Nguồn nhân lực dự trữ. Nguồn nhân lực này bao gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng vì những lý do khác nhau chưa tham gia hoạt động kinh tế song khi cần có thể huy động. Cụ thể như sau: - Những người làm công việc nội trợ trong gia đình. Đây là nguồn nhân lực đáng kể bao gồm đại bộ phận lao động nữ. Họ làm những công việc phụ gia đình, những công việc này thường đa dạng và khá vất vả đặc biệt ở những nước đang phát triển. Công việc nội trợ là những công việc có ích và cần thiết, khi có thuận lợi, loại lao động này có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. - Những người tốt nghiệp từ PTTH trở lên song chưa có việc làm, được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. - Những người hoàn thành nghĩa vụ quân sự. - Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp… 2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực người ta chia ra thành 3 loại. - Nguồn lao động chính: Đây là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong độ tuổi lao động và là bộ phận quan trọng nhất. - Nguồn lao động phụ: Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động có thể và cần phải tham gia vào nền sản xuất xã hội và đặc biệt ở các nước kém phát triển. Nước ta, quy định số người lao động dưới tuổi thiếu từ 1-3 tuổi và trên tuổi lao động từ 1-5 tuổi thực tế có tham gia lao động được quy đổi ra lao động chính với hệ số quy đổi là 1/3 và 1/2 với người dưới tuổi và trên tuổi. Hiện nay, có ý kiến cho rằng không nên tính số trẻ em vào nguồn nhân lực. - Nguồn lao động bổ sung: là bộ phận nguồn nhân lực được bổ sung từ các nguồn khác (số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi lao động thôi học ra trường, số người lao động ở nước ngoài trở về…). Căn cứ vào trạng thái làm việc hay không làm việc. Người ta chia ra: + Lực lượng lao động: bao gồm những người thuộc lực lượng lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp song có nhu cầu tìm việc làm. + Nguồn lao động: bao gồm những người thuộc lực lượng lao động và những người thất nghiệp song không có nhu cầu tìm việc làm. 3. Phương pháp xác định nguồn nhân lực. Việc xác định quy mô cơ cấu nguồn nhân lực được thực hiện theo 2 giai đoạn: xác định nguồn nhân lực hiện tại và dự báo trong tương lai. 3.1. Dân số hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động, bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. + Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên: là những người đủ 15 tuổi trở lên có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày. + Dân số hoạt động không thường xuyên là những người đủ từ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc trong năm nhỏ hơn hoặc bằng 183 ngày. 3.2. Dân số không hoạt động kinh tế. Bao gồm tất cả những người đủ từ 15 tuổi trở lên không phụ thuộc vào việc làm và không có việc làm. Họ không hoạt động kinh tế vì: đang đi học, đang làm công việc nội trợ, già cả, mất sức mất khả năng lao động… 3.3. Người thất nghiệp. Là người từ độ tuổi 15 trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời kỳ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. 3.4. Tỷ lệ người có việc làm. Là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế. T% = Trong đó: T: % người có việc làm. N: số người có việc làm. D: dân số hoạt động kinh tế. 3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp. Là tỷ lệ % số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế. T% = Trong đó: T: tỷ lệ thất nghiệp N: số người thất nghiệp 3.6. Tỷ lệ người thiếu việc làm. Là tỷ lệ người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế T% = Trong đó: T: tỷ lệ thiếu việc làm N: Số người thiếu việc làm 3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ. Là tỷ lệ % số người có việc làm đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế. T% = Trong đó: T: tỷ lệ người có việc làm đầy đủ N: số người có việc làm đầy đủ 4. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. 4.1. Khái niệm: Là sự phân phối, bố trí, hình thành các nguồn nhân lực này theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực hoạt động, vào các nghành kinh tế, vào các vùng lãnh thổ khác nhau với mục đích nhằm xây dựng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Thực chất của quá trình phân bố các nguồn nhân lực là quá trình đổi mới tình trạng phân công lao động xã hội, chuyển sang sự phân công lao động xã hội bắt kịp trình độ cao của phân công lao động xã hội. Sự đổi mới và phát triển của phân công lao động xã hội có quan hệ chặt chẽ với tiến bộ kỹ thuật, tạo ra điều kiện để tiến hành phân công lại nguồn nhân lực hợp lý. 4.2. Cơ cấu nguồn nhân lực. Cơ cấu nguồn nhân lực là tổng thể các mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Tùy theo giác độ mà người ta chia ra các loại cơ cấu khác nhau: 4.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo không gian: bao gồm cơ cấu nguồn nhân lực theo vùng, nghành, khu vực, thành phần kinh tế. Bảng 1:Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo khu vực thành thị và nông thôn của nước ta Đơn vị: Người Khu vực 2002 2003 2004 2005 Thành thị 20.022.100 20.869.200 21.131.200 22.336.800 Nông thôn 59.705.299 60.032.901 60.294.501 60.769.499 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Qua bảng cho ta thấy cơ cấu nguồn nhân lực đều tăng cả 2 khu vực thành thị và nông thôn. Bảng 2: Tỷ lệ lao động theo khu vực Đơn vị tính: % Khu vực 2002 2003 2004 2005 Thành thị 25,11 25,82 24,49 26,87 Nông thôn 74,88 74,21 75,49 73,13 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) 4.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu chất lượng: cơ cấu theo tuổi, giới, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. Bảng 3: Cơ cấu nguồn nhân lực chia theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2005. Nhóm tuổi Người Tỷ lệ % 15 - 24 18.865.130 22,7 25 – 34 23.319.628 28,06 35 - 44 22.862.542 27,50 45 – 54 12.241.558 14,72 55 – 59 2.784.061 3,35 60 3.033.378 3,65 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) 4.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảng 4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta. Ngành 2000 2005 Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Nông nghiệp 50.706.624 63,6 48.617.185 58,5 Công nghiệp 9..926.061 12,45 16.288.834 19,6 Dịch vụ 18.281.492 22,93 18.200.279 21,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Qua bảng thống kê ta thấy: trong ngành nông nghiệp năm 2005 có 48.617.185 người tham gia sản xuất chiếm 58,5% trong khi ở năm 2000 tỷ lệ của nhóm này là 63,6% như vậy năm 2005 số người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm 7,1%. Ngành công nghiệp năm 2005 có 16.288.834 người chiếm 19,6% tăng so với năm 2000 là 7,15%. Ngành dịch vụ năm 2005 có 18.200.279 người chiếm 21.9% giảm so với năm 2000 là 1,03%. 4.2.4. Cơ cấu nhân lực theo các yếu tố tạo nguồn, như cơ cấu tổng nguồn(lao động chính, lao động phụ, lao động…), cơ cấu phân phối nguồn: số đang làm việc, số người đang đi học, nội trợ, thất nghiệp… 4.2.5. Cơ cấu nhân lực theo đơn vị là người lao động được gọi là cơ cấu lao động tiềm năng, nó phản ánh mối quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng lao động giữa các bộ phận trong tổng thể. 4.2.6. Cơ cấu nhân lực theo đơn vị là ngày công, giờ công được gọi là cơ cấu nhân lực thực tế thể hiện về mặt số lượng thời gian làm việc thực tế giữa các hoạt động theo ngành hoặc nhóm ngành trong tổng quỹ thời gian thực tế sử dụng. Cơ cấu này phản ánh đúng thực trạng sử dụng lao động. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực là quá trình nhằm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực là quá trình phân phối, bố trí các nguồn nhân lực theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. II. Sự cần thiết phải nghiên cứu phân bố nguồn nhân lực. 1. Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế-xã hội. Nguồn nhân lực là một trong những tài nguyên quý giá để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Là yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các ngành. Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho xã hội. Huyện Tứ Kỳ là huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương. Địa hình đất trũng và không đồng đều, cao ở phía bắc và thấp dần phía đông nam. Tuy vậy, Huyện đã phát huy thế mạnh trong việc cấy lúa, trồng mầu và nuôi trồng thủy sản bằng cách phân bố hợp lý nguồn nhân lực nên có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững thúc đẩy bên trong, đối ứng cạnh tranh với bên ngoài. Qua đó có thể thấy rằng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Nếu chúng ta biết khai thác và phân bố một cách hợp lý, có hiệu quả, nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. 2. Sự cần thiết phải phân bố nguồn lao động hợp lý. Nguồn nhân lực không chỉ là những chủ thể của sản xuất mà còn là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất, là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Việc khai thác và sử dụng, tái tạo nguồn sản xuất sẵn có của đất nước thì nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất. + Chất lượng nguồn lao động. + Tiềm năng chất sám của nguồn lao động. Trong điều kiện nguồn nhân lực nước ta khá dồi dào chưa sử dụng hết cả ở nông thôn và thành thị. Nếu không có biện pháp phân bố lao động thì nguồn lao động dư thừa sẽ bị lãng phí theo thời gian và không thể lấy lại được. Biện pháp quan trọng nhất là tận dụng nguồn lao động dồi dào để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống của dân cư. Phân bố lao động vào cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng chính là biến lao động sống ngưng kết trong đất đai trong các cơ sở hạ tầng trở thành tài sản cố định. Phát huy tác dụng lâu dài đối với việc phát triển sản xuất và mở mang việc làm. Tác dụng nâng cao mức sống tinh thần ở nông thôn, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao thực chất là phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý sao cho nguồn nhân lực đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đối với nước ta là một nước có đặc điểm là dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn tương đối cao, nên sản xuất xã hội đang trong giai đoạn thấp, nguồn lao động dồi dào. Hàng năm, số người bước vào tuổi lao động dự kiến là 1,2 triệu người, với nguồn nhân lực hàng năm đông như vậy đòi hỏi tạo ra nhiều chỗ làm. Trong khi đó nền kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá cao. Vì vậy, tạo ra nhiều việc làm mới là rất quan trọng, nhưng cần thiết phải bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý để vừa tạo được công ăn việc làm cho người lao động vừa thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu phân bố nguồn nhân lực dồi dào không hợp lý, thì thế mạnh có nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế sẽ bị kìm hãm và gây lãng phí nguồn nhân lực, thu nhập của người lao động bị giảm sút, phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, các tệ nạn và tội phạm phát triển. Phân bố có hiệu quả nguồn nhân lực giúp người lao động tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, đó là yêu cầu và là hi vọng của mọi người dân và cũng là điều kiện cơ bản để phát triển và tồn tại loài người. 3. Nội dung của phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam. 3.1. Phân bố nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Nhìn tổng quan, toàn bộ các nguồn nhân lực đều được phân bố vào hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Phương pháp luận chia hai lĩnh vực này, dựa trên sự phân chia lao động sản xuất và lao động không sản xuất, chủ yếu xuất phát từ tính chất vật chất của lao động. Lao động sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất, mang hình thái hiện vật gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Nó sáng tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Tính chất của loại lao động này biểu hiện ở chỗ nó được vật chất hóa. Lao động không sản xuất vật chất cũng là lao động có ích, cần thiết đối với xã hội. Trong điều kiện hiện nay, vai trò của lao động hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng, vì lẽ khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì cơ cấu nguồn nhân lực cũng khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất hoạt động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất chiếm một tỷ lệ lớn và cao hơn lực lượng lao động hoạt động trong các ngành sản xuất vật chất. Đối các nước nghèo, kinh tế chậm phát triển thì ngược lại tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất lại cao hơn so với lao động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất đối các nước có trình độ phát triển cao thì lực lượng lao động trong công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với ngành sản xuất nông nghiệp, còn ở các nước có trình độ kém phát triển tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp lại cao hơn so với ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất như ngành khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa xã hội, du lịch, bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển. Sự phân bố nguồn nhân lực vào các ngành này cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó tỷ trọng nguồn nhân lực hoạt động trong các bộ phận quản lý Nhà nước có xu hướng giảm đi. Do có các ứng dụng khoa học công nghệ, các thành tựu khoa học vào công việc quản lý đã giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu vật chất của con người càng đáp ứng đầy đủ hơn, không chỉ nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, tiện nghi sinh hoạt mà con người có nhu cầu về tinh thần vui chơi giải trí. Do vậy để đáp ứng nhu cầu này các dịch vụ đó phải phát triển kéo theo lực lượng lao động nghành đó cũng tăng theo. Khi mà nhu cầu ngày càng được chú trọng, ưu tiên thì lực lượng lao động tham gia vào khu vực không sản xuất ngày càng tăng. Chẳng hạn tỷ lệ phân bố nhân lực vào hai lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất ở Việt Nam như sau: Bảng 5: Tỷ lệ nguồn nhân lực giữa 2 lĩnh vực (%) Lĩnh vực 2002 2005 Lĩnh vực sản xuất vật chất 92,62 90,54 Lĩnh vực không sản xuất vật chất 7,38 9,46 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Đối với nước ta sự dịch chuyển cơ cấu lao động giữa hai lĩnh vực này còn chậm. Để lựa chọn được những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Đặc biệt, là phải tìm cách tăng năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu người thì chúng ta phải biết phân bố lao động hợp lý, trong các ngành, các lĩnh vực. Cụ thể là dịch chuyển cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất vật chất và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất. Đó là điều kiện vật chất khách quan để thay đổi cơ cấu phân bố nguồn nhân lực. 3.2. Phân bố lao động trong các ngành kinh tế. Xu hướng biến đổi tiến bộ trên thế giới đã diễn ra như sau: tăng tỷ trọng các nguồn nhân lực, hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, giảm tỷ trọng các nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp. Đó là xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình công nghiệp hóa. Nguyên nhân của sự biến đổi này có thể kể đến sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của các ngành công nghiệp, năng suất lao động trong công nghiệp tăng, sự đảm bảo dư thừa về lương thực thực phẩm của ngành nông nghiệp cho toàn xã hội. Tuy nhiên, đối các nước chậm phát triển thì xu hướng trên còn đang nằm trong sự mong đợi. Thực trạng phân bố các nguồn nhân lực giữa hai ngành này ở Việt Nam có thể thấy qua bảng sau: Bảng 6: Cơ cấu Công – Nông nghiệp của nguồn nhân lực Việt Nam (%) Ngành 2000 2005 Công nghiệp 14,75 11,55 Nông nghiệp 69,8 65,4 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Đó là một cơ cấu lạc hậu so với thế giới, vì còn đang chứa đựng quá nhiều nhân lực trong ngành nông nghiệp.Trong khi đó, nông nghiệp ngày càng eo hẹp về ruộng đất (tính theo đầu người) dẫn đến năng suất lao động không ngừng giảm (do tăng số người canh tác trên cùng 1 thửa ruộng ). Các ngành công nghiệp sẽ thu hút và sử dụng ngày càng nhiều nhân lực, từ nông thôn chuyển sang quá trình công nghiệp hóa. Tỷ trọng các nguồn nhân lực phân bố trong ngành công nghiệp còn thấp (Việt Nam 15%). Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp nước ta. + Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với nông nghiệp và kinh tế nông thôn. + Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. + Xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng. Ngành công nghiệp chế biến nước ta hiện nay đang thu hút khá nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang. Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp chế biến giữ một vị trí quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 3.3.Phân bố nguồn nhân lực giữa các lãnh thổ. Việt Nam do điều kiện tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng, cũng như do nhu cầu phát triển thời kỳ mới, nguồn nhân lực được phân bố các vùng như sau: Bảng 7: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo vùng (%) Miền núi và trung du bắc bộ 16,52 Đồng bằng Bắc Bộ 20,29 Khu IV cũ 12,72 Duyên hải miền Trung 10,9 Tây Nguyên 3,90 Đông Nam Bộ 13,62 Đồng bằng sông Cửu Long 22,46 (Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2000) Nước ta là nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa phát triển khá mạnh trong 5 năm trở lại đây, nhưng nhìn tổng thể vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thể hiện ở 2 con số: lao đông nông thôn chiếm 70%, thành thị 26%. Hai khu vực tập trung nguồn nhân lực nhiều nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, hai vùng này chiếm 42,75% tổng nguồn nhân lực nhưng diện tích chỉ chiếm 17% so với cả nước . Trong khi đó diện tích đất canh tác chỉ có hạn. Tại các vùng miền trung du miền núi tỷ lệ dân cư và nguồn nhân lực thấp, trong khi nguồn lực thiên nhiên có thể khai thác vẫn còn tiềm tàng. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước phải có những chính sách khuyến khích lao động làm việc ở các vùng trung du miền núi nhằm làm giảm bớt sực ép việc làm ở khu vực đồng bằng. Tận dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2000-2007 I. Qúa trình hình thành và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 1. Quá trình hình thành và phát triển huyện Tứ Kỳ. 1.1. Quá trình hình thành. Tên huyện Tứ Kỳ có từ trước đời Lý – Trần, thuộc châu Hạ Hồng, phủ Tân An; đến đời Nguyễn thuộc phủ Ninh Giang, rồi sau đó là phủ Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương. Khi cuộc kháng chiến lan đến Tứ Kỳ (1947-1954) để đảm bảo an toàn, cấp trên cho cơ quan huyện chuyển đi nhiều nơi trong huyện như: Quang Khải, Minh Đức, Tứ Xuyên…. Hòa bình lập lại (8-1945) huyện lỵ được chuyển về thôn La Tỉnh, xã Chí Minh (nay là huyện Tứ Kỳ). Ngày 26-1-1968 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504/NQ-TVQH về việc hợp nhất 2 tỉnh (Hưng Yên và Hải Dương) lấy tên là tỉnh Hải Hưng. Năm 1999, để tiện cho việc quản lý và phát triển, tỉnh Hải Hưng tách làm 2 tỉnh; Hải Dương và Hưng Yên. Huyện Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương. 1.2. Đặc điểm tự nhiên, vị trí lãnh thổ. 1.2.1.Vị trí lãnh thổ. Huyện Tứ Kỳ nằm phía đô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12055.doc
Tài liệu liên quan