Lời nói đầu.
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Hiện nay, Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà quá trình công nghiệp hoá bao giờ cũng kéo theo quá trình đô thị hoá. Chính vì vậy mà vai trò của đất đai trong đời
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống con người lại càng trở lên quan trọng hơn. Khi đất đai đai đã trở lên có giá trị lớn thì các tiêu cực xung quanh vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai lại càng nhiều hơn. Do đó, Nhà nước cần phải tăng cường công tác quản lý đối với đất đai hơn. Để thực hiện tốt công việc này thì trước hết cần phải có cơ sở để quản lý. Chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn chỉnh về đất đai phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Thực hiện Nghị định 60/CP và Quyết định 69/QĐ-UB Quận Cầu Giấy đã từng bước tổ chức thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tinh thần rất cao. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thì công tác cấp giấy chứng nhận còn gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Trong thời gian thực tập tại phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận Cầu Giấy”.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề.
Làm rõ những vấn đề lý luận về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tìm hiểu các qui định pháp lý của Nhà nước và Thành phố Hà Nội có liên quan đến công tác này.
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cấp Quận thông qua ví dụ của Quận Cầu Giấy.
Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và ở Cầu Giấy nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phương pháp kinh tế dựa trên cơ sở thực tế để xây dựng, bổ xung hoàn thiện dần các vấn đề..
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê trên các bảng biểu báo cáo kết quả hàng năm.
Kết cấu bài viết.
Bài viết gồm: lời mở đầu, phần nội dung và kết luận. Nội dung bài viết có 3 phần chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận Cầu Giấy.
ChươngIII: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao việc cấp giấy chứng nhận.
Trong quá trình thực tập tại cơ quan em xin chân thành cám ơn các cô chú và các bác đã giúp em tìm hiểu và hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: GS-TSKH Lê Đình Thắng đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Chương I.
Cơ sơ lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vị trí và vai trò của đất đai.
Khái niệm.
Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành lâu đời do sự tương tác của bề mặt trái đất với các điều kiện môi trường vật lý, hoá học và sinh học. Các yếu tố quan trọng nhất trong sự hình thành đất bao gồm khí hậu, vật liệu gốc, sinh vật, địa hình và thời gian. Trong đó, khí hậu được coi là yếu tố quan trọng hơn cả.
sơ đồ năm yếu tố hình thành đấtBề mặt trái đất
(Vật liệu gốc)
Khí hậu
Địa hình
Thời gian
Sinh vật
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất bao gồm nhiệt độ, mưa, chúng cùng khống chế các yếu tố chi phối quá trình phong hoá. Cùng với vật liệu gốc (thành phân cấu tạo bề mặt trái đất), khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các loại đất khác nhau.
Các sinh vật thì bao gồm cả thực vật và động vật sinh sống trên một loại đất cụ thể. Nếu tất cả các yếu tố hình thành đất giữ cố định thì đất phát triển dưới các cộng đồng thực vật khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.
Địa hình, yếu tố liên hệ về vị trí của đất trong một cảnh quan cụ thể, có thể gây ra các thay đổi rất mạnh mẽ trên một khoảng cách rất ngắn. các khía cạnh địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển đất bao gồm: độ dốc và vị trí địa hình. Độ dốc là một yếu tố quan trọng vì nó quyết định các quá trình sói mòn và trầm đọng từ đó tạo ra sự dày, mỏng khác nhau của các lớp đất. Vị trí địa hình tức là vị trí đất trong cảnh quan chung.
Thời gian, yếu tố cuối cùng hình thành đất, quyết định độ dài các quá trình khí hậu và thực vật tác động lên vật liệu gốc để tạo ra đất. Quá trình tạo ra đất diễn ra ngay khi đá hay trầm tích lộ ra trên bề mặt trái đất. Các lớp trầm tích này được hình thành do sự thoái lui của băng hà, sự trầm đọng trầm tích từ dòng bùn trong vùng nhiệt đới, hoặc sự phun trao của dòng dung nhan. Tốc độ phát triển của đất do khí hậu quyết định.
Trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người chúng ta và đất đai ngày càng trở nên gắn bó mật thiết với nhau hơn. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, mọi hoạt động sống của con ngưòi đều diễn ra trên bề mặt trái đất, con người dựa vào đất đai để tiến hành các hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống. Vì vậy có thể nói: đất đai là bầu sữa mẹ nuôi sống con người.
Vậy ta thấy đất đai có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên chứ không phải do con người tạo ra. Nhưng đất đai lại mang lại những công dụng nhất định cho xã hội loài người. Khi mới xuất hiện con người thì đất đai là nơi cung cấp nguồn sống cho con người, trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì đất đai lại là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển. Cũng chính vì vai trò quan trọng đó của đất đai mà trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xảy ra bao cuộc chiến tranh đẫm máu để tranh dành đất đai. Do đó, chúng ta có thể nói đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá.
Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”.
Vị trí và vai trò của đất đai.
Vị trí và vai trò của đất đai đối với đời sống của con người.
Đất đai là một sản phẩm tự nhiên, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trên trái đất nói chung và đối với con người nói riêng. Trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng trở nên gắn bó mật thiết với nhau. Đất đai đã trở thanh nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào nó để nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, không có đất đai thì không thể có sự sống. C. Mác đã viết: “ Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn ”.
Đất đai chính là địa bàn sinh sống của con người. Nó là địa điểm xây dựng các thành phố, làng mạc, nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống con người.
Vị trí và vai trò của đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế.
Đất đai có trước lao động và ngày càng trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng đối với toàn bộ quá trình phát triển của nền kinh tế. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Có thể nói: đất đai là nguồn gốc của của cải vật chất như Adam Smith đã chỉ ra: đất đai là mẹ còn lao động là cha của của cải vật chất. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với mỗi ngành sản xuất khác nhau trong nền kinh tế thì lại thể hiện khác nhau. Đặc biệt, đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất đai có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Bởi vì đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua đó tạo nguồn thức ăn cung cấp cho ngành chăn nuôi. Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Trong trường hợp này, đất đai còn đóng vai trò như là một công cụ sản xuất của con người.
Mặt khác, trong quá trình tiến hành sản xuất của mình thì con người tác động vào ruộng đất nhằm làm thay đổi chất lượng của đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tức là thông qua những hoạt động của mình con người đã cải tạo, biến đổi từ những mảnh đất kém màu mỡ thành những mảnh đất màu mỡ hơn. Trong quá trình này thì đất đai đóng vai trò như là một đối tượng lao động. Bởi vậy có thể nói: đối với nông nghiệp thì không có đất đai thì không thể có các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là công cụ lao động của con người.
Đối với các ngành sản xuất khác thì đất đai là nơi xây dựng các công xưởng, nhà máy, kho tàng, bến bãi và là địa điểm để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đất đai còn là nguồn cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp, chủ yếu cho ngành công nghiệp khai thác và gián tiếp cho công nghiệp chế biến thông qua ngành nông nghiệp. Với ngành du lịch thì đặc thù tự nhiên, địa hình, địa thế của đất đai đóng một vai trò khá quan trọng.
Do đất đai là có hạn trong khi dân số ngày một tăng nên vai trò của đất đai ngày càng trở nên quan trong hơn đối với xã hội loài người. Vì vậy trong sử dụng đất đai cần phải tiết kiệm, hiệu quả.
Phân loại đất đai.
Đặc điểm của đất đai.
Đặc tính không thể sản sinh nhưng có khả năng nâng cao chất lượng đất đai thông qua sự tác động của con người.
Tính không thể sản sinh của đất đai ở đây được xét trên khía cạnh chính sau đây: Đất đai là cố định về vị trí, chúng ta không thể di chuyển đất đai từ nơi này đến nơi khác được. Đối với toàn bộ thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng thì đất đai là có giới hạn về số lượng và phạm vi. Tính cố định không thể di chuyển được của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu sự chi phối. Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế trong quá trình sử dụng và khai thác đất. Thực tế đã cho thấy rằng những mảnh đất nằm ở những vị trí thuận lợi như: gần khu đô thị, gần các đường giao thông, các khu dân cư thì được khai thác triệt để, hiệu quả hơn những mảnh đất nằm ở các vùng hoang vu, xa xôi, hẻo lánh. Do đó các mảnh đất ở vị trí thuận lợi sẽ có giá trị sử dụng và giá trị lớn hơn. Đất đai không thể sản sinh thông qua quá trình sản xuất. Có nghĩa là chúng ta không thể tạo ra được những diện tích đất đai mới.
Nói đến đất đai thì chúng ta cần phải đề cập đến độ phì của nó. Đây là một thuộc tính tự nhiên rất quan trọng và là yếu tố quyết định chất lượng của đất. Độ phì là một đặc trưng về mặt chất của đất đai, nó thể hiện khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất đai cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ phì của đất đai hoàn toàn có thể phục hồi và nâng cao được thông qua tư nhiên hoặc do sự tác động của con người. Đây chính là khả năng tái tạo và phục hồi rất quan trọng của đất đai mà chúng ta muốn đề cập đến. Đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau của đất đai thì độ phì có những vai trò khác nhau. Chẳng hạn đối với nông nghiệp thì độ phì của đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định năng suất của cây trồng. Việc sử dụng và khai thác đất nông nghiệp phải đảm bảo nguyên tác là không ngừng cải tạo và nâng cao độ phì của đất.
Tính hai mặt của đất đai ( không thể sản sinh nhưng nhưng thông qua quá trình sử dụng con người có thể nâng cao chất lượng của đất đai ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Một mặt, phải sử dụng và khai thác hết sức tiết kiệm và hiệu quả đất đai , xem xét kỹ lưỡng khi bố trí sử dụng các loại đất. Mặt khác phải chú ý ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai.
Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất của con người.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được. Thông qua các hoạt động sản xuất đa dạng và phong phú của mình con người tác động vào đất đai qua những cách khác nhau nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên này phục vụ cho lợi ích của mình. Những tác động đó có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai như: cải tạo biến đất đai hoang sơ thành đất đai có thể canh tác được, hay chuyển mục đích sử dụng đất đai từ mục đích này sang mục đích khác. Hoặc những tác động để cải tạo chất đất, làm tăng độ phì, độ màu mỡ của đất đai. Tất cả những tác động này của con người đã biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành một sản phẩm của lao động.
Con người tuy không thể tạo ra đất đai nhưng bằng lao động của mình ( bón phân, xây dựng kênh mương, san lấp….) con người đã cải tạo đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn và làm tăng sản lượng ruộng đất.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự trao đổi, mua bán, chuyển nhượng từ đó hình thành một thị trường đất đai.
Vậy có thể nói đất đai đơn thuần thì chỉ là chỉ là một tài nguyên như những tài nguyên khác nhưng khi có sự tác động của con người thì đất đai đã trở thành một tư liệu sản xuất đặc biệt của con người.
Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai.
Khi con ngưòi mới xuất hiện, do đất đai dân số con ít nên loài người sống thành bầy đàn, con người sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm chứ chưa có hoạt động sản xuất ( đất đai chưa trở thành tư liệu sản xuất). Lúc này quan hệ chiếm hữu đất đai chưa xuất hiện. Khi xã hội loài người tiến bộ hơn, dân số tăng thêm, cùng với việc nguồn thức ăn trong tự nhiên không còn đủ nữa thì con người dã chuyển từ săn bắn hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi. lúc này đất đai đã trở thành tư liệu sản xuất của con người và quan hệ chiếm hữu đối với đất đai xuất hiện.
Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai cũng phát triển theo nhiều hình thái khác nhau. Tuy nhiên “sở hữu ruộng đất khác với các hình thái sở hữu khác ở chố là, đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định, nó trở nên thừa và có hại, ngay cả khi xét trên quan điểm của phương thức tư bản chủ nghĩa”
Chế độ chiếm hữu ruộng đất và biến quyền sở hữu đất đai thành sở hữu tư nhân là một quá trình phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử của từng vùng trên trái đất hay của mỗi quốc gia.
Đất đai trước hết là sản phẩm của tự nhiên, con người khai phá và chiếm hữu thành tái sản chung của cộng đồng, bộ lạc. Những nhu cầu sản phẩm nuôi sống con người ngày càng tăng lên do sức ép của tăng dân số, những đất đai màu mỡ, dễ khai phá đã bị chiếm hữu và canh tác. Cùng với nó là sự ra đời của Nhà nước và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất cũng xuất hiện.
Quyền sở hữu đất đai không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn nó còn đem lại địa vị xã hội và quyền lực chính trị. Trong chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, ai nắm nhiêu ruộng đất thì người đó trở thành người giàu có và có uy lực chính trị. Những người không có đất trở thành kẻ làm thuê, cuộc sống bấp bênh và phụ thuộc. Duy trì chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất sẽ dẫn đến ruộng đất bị tập chung vao tay một số ít người, nhóm người hoặc một tâng lớp nào đó trong xã hội, còn đại bộ phận người làm ruộng trực tiếp sẽ không có ruộng trở thành người làm thuê. Đồng thời chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất cũng dẫn tới việc tách người lao động ra khỏi điều kiện sống của họ, tức là người lao động đã bị tách dời khỏi đối tượng lao động và tư liệu sản xuất.
Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất còn tạo ra một lớp người mới ở nông thôn, lớp người cho vay nặng lãi. Đây là lớp người đặc trưng cho cho chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất ở châu á, nơi có sự kết hợp giữa chế độ ruộng đât chuyền thống trước thực dân hoá của châu Âu và chế độ ruộng đất với chính sách thực dân hoá của châu Âu. Tức là sở hữu ruộng đất cộng đồng làng xã với chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến- tư bản.
Từ một nền nông nghiêp tự cung tự cấp, chuyển lên thành một nền nông nghiệp thương mại hoá, vai trò của tầng lớp người cho vay thay đổi một cách căn bản. Dần dần họ đã trở thành những kẻ đầu cơ ruộng đất để bán cho các địa chủ hoặc tự trở thành những địa chủ. Cùng với quá trình thương mại hoá nền nông nghiệp thì đất đai ngày một bị chia nhỏ và tập chung vào tay tầng lớp địa chủ. Người nông dân bị bần cung hoá, nền kinh tế bị tổn thương.
ở nước ta, ngay từ những ngày đầu dựng nước, ruộng đất đã thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua, người dân cày cấy trên đất vua ban phải có nghĩa vụ với nhà nước như đóng góp sản vật, lao dịch, binh dịch. Cùng với sự phát triển của lịch sử, chế độ phong kiến hình thành và dần dần chế độ sở hữu tư nhân cũng xuất hiện. Nhưng nhìn chung, trong thời gian hàng trăm năm dưới chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, chế độ sở hữu ruộng đất ở nước ta vẫn tồn tại hai hình thức song song: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau mà các quyền sở hữu đó có những biểu hiện và hình thức khác nhau.
Ngày nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ qua nhà nước, tổ chưc chính trị- xã hội (gọi chung là tổ chức ), hộ gia đình và cá chân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất…”.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là người đại diên hợp pháp duy nhất. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các mục đích quy định. Người sử dụng ruộng đất phải đóng thuế cho Nhà nước. Nhà nước có thể cho thuê đất và người thuê đất phải trả tiền thuê đât trong thời hạn thuê.
Tính đa dạng và phong phú của đất đai.
Tính đa dạng và phong phú của đất đai trước hết là do đặc tính tự nhiên của đất đai và sự phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định gắn liền với điều kiện hình thành đất quyết định, mặt khác nó còn do yêu cầu, đặc điểm và mục đích sử dụng các loại đất khác nhau. Một loại đất có thể sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất trên mỗi vùng lãnh thổ. Để làm được điều này phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nức và từng vùng lãnh thổ.
Phân loại đất đai
Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại đất đai, nó tuý thuộc vào tiêu chí lựa chọn để phân loại các loại đất. Nhưng nhìn chung thì tất cả các cách phân loại đều nhăm mục đích chung là nắm vững các loại đất để quản lý và sử dụng chúng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Phân loại theo mục đích sử dụng.
Phân loại theo mục đích sử dụng nhằm nắm được hiện trạng đất đai đang được sử dụng vào mục đích khác nhau như thế nào, số lượng, cơ cấu của mỗi loại trong tổng số là bao nhiêu và biến động của mỗi loại đất này như thế nào.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân thành các loại đất như sau:
Đất nông nghiệp: là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trông trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiêm về nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp: là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp, gồm có đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp
Đất khu dân cư nông thôn: là đất chủ yếu dùng để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn. Đất ở của mỗi gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình.
Đất đô thị: là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khác. Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng được quản lý như đất đô thị.
Đất chuyên dùng: là đất xác định để dùng vào mục đích không phải hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng nhà ở. Bao gôm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đê điều, văn hoá xã hội, giáo dục y tế, thể dục thể thao….
Đất chưa sử dụng: là đất chưa được sử dụng vào mục đích nào cả.
Theo chủ thể sử dụng.
Theo chủ thể sử dụng đất đai được phân thành hai loai sau:
Đất do các tổ chức nhà nước sử dụng bao gồm: đất do bộ quốc phòng quản lý, đất do các cơ quan nhà nước quản lý.
Đất do các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Đất do các hộ gia đình, cá nhân dụng gồm: đất ở, đất khuôn viên, đất nông nghiệp, lâm nghiệp….
Ngoài hai cách phân loại chính trên còn có các cách phân loại như: phương pháp phân loại định lượng FAO- UNESCO, phân loại theo tính chất của đất….
Quyền sử dụng đất và sự cần thiết của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khái niệm về quyền sử dụng đất.
Để hiểu được thế nào là quyền sử dụng đất đai trước hết chúng ta cần nắm được thế nào là quyền sở hữu và thế nào là quyền sử dụng. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền sau:
Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ một tài sản nào đó và quyền loại trừ người khác tham gia sử dụng tài sả đó.
Quyền sử dụng: là quyền được lợi dụng các tính năng của tài sản để phục cho lợi ích kinh tế và đời sống của con người.
Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản.
Vậy quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai là quyền sở hữu và quyền sử dụng được áp dụng với một khách thể đặc biệt là đất đai. ở Việt Nam thì đất đai được quy định là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Như vậy, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai còn các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất đai.
Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực chất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất nhăm mục đích đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất theo đúng pháp luật. Do đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng. Giấy chứng nhận có vai trò rất quan trọng, nó là căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát các giao dịch dân sự về đất đai, thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất, xử lý vi phạm về đất đai….
Sự cần thiết của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định của hiến pháp, bộ luật dân sự và luật đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và người sử dụng phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất trong các trường hợp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận là xuất phát từ vai trò của giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất theo đúng pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân trong sử dụng đất đai. Thông qua việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận để xác lập một sự rằng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa giữa cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành luật đất đai. Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm; cũng như xác định nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật, như nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả….
Giấy chứng nhận là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loại đấtin phạm vi lãnh thổ của các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với đất đai thì trước hết phải nắm vững các thông tin về tình hình của đất đai theo yêu cầu của quản lý. Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:
Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần phải có các thông tin sau: tên chủ sử dụng, vi trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạn đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những rằng buộc về quyền sử dụng những thay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý.
Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình thể, diện tích, loại đất.
Các thông tin trên phải được thể hiên chi tiết tới từng thửa đất. Thửa đất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai .
Sơ đồ vị trí của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hệ thống thông tin
2.Hình thể
3. Kích thước
1. Vị trí
4. Diện tích
5. Loại đất
6.Hạng đất, giá đất
7.Tên chủ sử dụng
8.Mục đích sử dụng
9.Thời hạn sử dụng
10. Các quyền sử dụng
13.cơ sở pháp lý
11. Rằng buộc quyền sử dụng
12. Thay đổi quyền sử dụng
Tự nhiên
Xã hội pháp lý
Kinh tế
Thửa đất
Hồ sơ địa chính
1.Bản đồ
2.Sổ mục kê
3. Sổ địa chính
4.GCN QSD đất
5.Hồ sơ chủ sd đất
6.Quyết định pháp lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản.
Từ trước cho đến nay, ở Việt Nam thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách tự phát (chủ yếu vẫn là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sễ tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị trường, đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất trong đó việc cấp giấy chứng nhận là một cơ sở quan trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
Đối với công tác điều tra đo đạc: kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vi trí, hình thể, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu câu tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: trước hết kết quả của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp giấy chứng nhận thông qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng.
Công tác giao đất, cho thuê đất: quyết định giao đất, cho thuê đất của chính phủ hoặc uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhât để xác định quyền hợp pháp của người sử dụng đất khi đăng ký.
Công tác phân hạng và định giá đất: dựa trên kết quả phân hạng và định giá đất để xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời, nó là cơ sở để xác định trách nhiệm của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
Đối với công tác thanh tra, giả quyết tranh chấp đất đai: nó giúp cho việc xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong sự chi phối của các công tác quản lý Nhà nước về đất đai khác. ngược lại, nếu thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt các nôi dung khác.
Vị trí của cấp giấy chứng nhận trong hoạt động
quản lý Nhà nước về đất đai
Xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý và sử dụng đất
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Phân hạng, định giá đất
Điều tra, đo đạc
Giao đất cho thuê đất
Xác định vị trí, hình thể, kích thước, loại đất, tên chủ sử dụng
Pháp lý hoá tài liệu đo.
Cung cấp thông tin để chỉnh lý
Xác định mục đích sử dụng đất
Phản ánh hiện trạng.
đánh giá thực hiện quy hoạch
Quy định đối tượng, các quyền nghĩa vụ đăng ký, thẩm quyền, thủ tục đăng ký ….
Đánh giá, xây dựng, điều chỉnh chính sách
Xác định hạng đất, giá đất (nghĩa vụ tài chính)
Cơ sở xác định các yếu tố phân hạngvà đánh giá
Cơ sở tính thuế
Xác định cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất
Lập hồ sơ
Thẩm định
đánh giá việc giao đất.
Thanh tra giải quyết tranh chấp
Thống kê đất
Xác định đối tượng được và không được đăng ký.
Cơ sở thông tin để thẩm tra
Phát huy hiệu quả trong quản lý vĩ mô đất đai .
Cơ sở thống kê chính xác, đầy đủ, có tính pháp lý
Đăng ký đất
những yếu tố ảnh hưởng tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đặc điểm tự nhiên.
Đặc điểm tự nhiên của đất đai có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và tới việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận nói riêng. Nó ảnh hưởng tới viêc thu thập các thông tin về đất đai (như hình thể, kích thức, hạng) phục vụ cho công tác xác minh tính pháp lý của mỗi mảnh đất. Từ đó giúp cho việc cấp giấy chứng nhận được chính xác và công bằng.
Điều kiện phát triển kinh tế.
Nền kinh tế phát triển làm cho cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chịu nhiều tác động. Khi nền kinh tế phát triển, thì nhu cầu cải thiện chỗ ở của mỗi người dân lại tăng lên. Họ cần có một mảnh đất cho riêng mình hay một mảnh đất mới để ở thay thế cho mảnh đất cũ nay đã trở nên quá chật chội, các tổ chức cần đất để xây dựng văn phòng, mở rộng sản xuất. Do đó, nó làm cho sự biến động về đất đai tăng lên rất nhanh chó._.ng. Vì vậy, viêc đăng ký biến động sẽ tăng lên. Mặt khác, kinh tế phát triển cũng tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước nên kinh phí cho công tác cấp giấy chứng nhận sẽ đầy đủ hơn. Tóm lại, tác động của sự phát triển kinh tế đến công tác cấp giấy chứng nhận mang tính hai mặt. Nó vừa gây trở ngại vừa tạo ra những thuận lợi cho công tác này.
Điều kiện chính trị- xã hội.
Đặc điểm về chính trị sẽ tác động tới việc ban hành các văn bản pháp lý phục cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ đó nó cũng tác động tới công tác cấp giấy chứng nhận.
Sự phát triền và biến động của xã hội cũng có một sự tác động đáng kể tới đăng ký và cấp giấy chứng nhận. Mà trực tiếp là vấn đề dân số. Ngày nay, do tốc độ tăng dân số ở đô thị là khá cao. Vì vậy, để có được một chỗ ở thì người dân sẵn sàng xây dựng trái phép. Viêc phát triển, đô thị hoá dọc theo các con đường mới mở hay khu vực ven đô làm cho tình hình biến động đất đai càng trở nên phức tạp. Mặt khác, do tốc độ gia tăng dân số cơ học cao, người dân từ các khu vực lân cận dồn về đô thị để tìm kiếm cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống. Do đó, nhu cầu về nhà ở tăng nên nhưng do không có khả năng mua nhà, đất nên người dân tự lập thành những xóm liều, xóm bụi. Do đó, gây ra sự khó khăn trong việc xác định nguồn gốc của đất đai sau này từ đó tác động tới tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Yêu cầu chung của của công tác cấp giấy chứng nhận.
Theo Điều 13 Luật đất đai quy định thì: “đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính , quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục hành chính nên nó đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đảm bảo sự chặt chẽ về mặt pháp lý: đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá và quyền sử dụng tài nguyên này là một vấn đề rất nhậy cảm, dễ xảy ra tranh chấp. Do đó, phải đăng ký đúng đối tượng, diện tích trong hạn mức được giao, đúng mục đích sử dụng, đúng thời hạn sử dụng, đúng quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các thủ tục, đúng phạm vi thẩm quyền. Thiết lập đầy đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu.
Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật: phải đảm bảo chất lượng cao nhất cho các loại thông tin như: diện tích, hình thể, kích thước của từng thửa đất, hạng đất. Đây là các thông tin rất qua trọng, nó làm cơ sở để xác định mức độ về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo pháp luật. Cơ sở để xây dựng các bản đồ giải thửa, bản đồ nhận dạng…. Cung cấp các thông tin phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Các thông tin về đất đai này có quan hệ mật thiết với nhau. Độ chính xác của các thông tin này lại phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện đo đạc: năng lực, trình độ chuyên môn của người đo, kinh phí, phương pháp và phương tiện đo vẽ, tính toán.
Thực hiện triệt để, kịp thời: mọi đối tượng sử dụng đất hay có sự biến động đất dưới mọi hình thức đều phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc đăng ký phải thực hiện ngay sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc cho phép biến động, đảm bảo hô sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng.
Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận.
Việc cấp giấy chứng nhận phải tuân thủ teo pháp luật nên có thể nói cơ sở của cấp giấy chứng nhận chính là các văn bản của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai mà cụ thể là:
Luật đất đai (đã được quốc hội thông qua ngày 14-7-1993 và được công bố theo lệnh của chủ tịch nước số 24-L/CTN ngày 24-7-1993).
Luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai (số 10/1998/QH10 ngày2-12-1998).
Luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai (số 25/2001/QH10 ngày 29-6-2001).
Nghị định số 88/CP ngày 17-8-1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.
Nghị định số 60/CP ngày5-7-1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Văn bản số 1427-CV/ĐC ngày 13-10-1995 của tổng cục Địa chính hướng dẫn sử lý một số vấn đề về đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16-3-1998 của tổng cục Địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn bản số 353 TC/QLCS ngày 15-12-1999 của Bộ Tài chính về việc giải đáp những vướng mắc trong việc thực hiện kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Thông tư liên tịch số 1646/2000/TTLT-TCĐC-TGCP ngày 30-10-2000 của tổng cục địa chính- Ban tôn giáo của Chính phủ hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích cơ sở tôn giáo đang sử dụng.
Nghị định số 09/CP ngày 12-2-1996 của Chính phủ về chế độ quản lý sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
Nghị định số 69/200/NĐ-CP ngày 20-11-2000 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 09/CP ngày 12-2-1996.
Nghị định số 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nghị định số 163/199/NĐ-CP ngày 16-11-1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Nghị định số 01/CP ngày 04-01-1995 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Những qui định về xem xét và cấp giấy chứng nhận.
Các trường hợp được xét cấp giấy chứng nhận:
Người đang sử dụng nhà ở, đất ở có một trong số các giấy tờ được qui định dưới đây sẽ được cấp giấy chứng nhận:
Quyết định giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai qua các thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay;
Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng đất đai chính thức hoặc tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính hợp lệ, không có tranh chấp; (kể cả giấy chứng nhận do cấp Quận, huyện đã cấp trước khi luật đất đai năm 1998 có hiệu lực).
Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng nhà ở, đất ở, không thuộc diện Nhà nước quản lý, chủ nhà vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp;
Giấy tờ thừa kế, cho, tặng nhà đất đã được UBND cấp phường, thị trấn xác nhận và nhà đất đó không có tranh chấp;
Bản án có hiệu lực thi hành của toà án về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
Giấy tờ giao nhà tình nghĩa;
Giấy tờ mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở đã được đăng ký trước bạ sang tên hoặc được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhà đất có nguồn gốc hợp pháp.
Những trường hợp này được cấp ngay giấy chứng nhận theo đúng hiện trạng không phụ thuộc vào quy hoạch xây dựng và định mức sử dụng đất. Chủ nhà ở, đất ở phải nộp các khoản lệ phí theo đúng qui định trước khi được cấp giấy chứng nhận.
Hộ gia đình, cá nhân được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân đất để xây dựng nhà ở trước ngày 5-7-1994, diện tích không vượt quá mức quy định (có quyết định giao đất và giấy phép xây dựng nhà ở cho cơ quan, đơn vị), nếu người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định tại thời điểm giao đất, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì được coi là đất có giấy tờ hợp lệ và được xét cấp giấy chứng nhận.
Hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở của các đơn vị có tư cách pháp nhân được giao đất làm nhà bán, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định thì được xét cấp giấy chứng nhận ngay sau khi mua.
Các trường hợp phải xem xét xử lý trước khi cấp giấy chứng nhận.
Nếu chủ sử dụng đất có một trong những giấy tờ nêu trên nhưng không phải chính chủ đang sử dụng thì phải có các giaáy tờ khác kèm theo như: giấy tờ mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến thừa kế, chia, nhận quà tặng… và được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là có thật, không có tranh chấp, khiếu kiện sẽ được xét cấp giấy chứng nhận.
Nếu chủ nhà có giấy tờ hợp lệ nhưng sử dụng diện tích vượt quá diện tích quy định trong giấy tờ hợp lệ thì phần diện tích vượt quá thì phần vượt quá cũng được cấp giấy chứng nhận sau khi chủ nhà nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
Nếu chủ nhà không có giấy tờ về nhà đất nhưng phù hợp với quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt và được chính quyền cấp phường, thị trấn xác nhận nhà ở, đất ở không có tranh chấp, đang được sử dụng ổn định thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận với mức đất theo quy định. Còn phần diện tích vượt quá định mức thì được ghi vào giấy chứng nhận là đất vườn liên kề, chủ nhà được sử dụng.
Đối với nhà xây dựng không phép hoặc sai phép khi được cấp giấy chứng nhận phải chịu sử lý theo pháp luật. Đối với các khu vực chưa công bố công khai quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyên phê duyệt hoặc chưa cắm mốc giới đối với dự án đã có quyết định đầu tư thì cấp giấy chứng nhận theo đúng hiện trạng diện tích nhà đất đang sử dụng.
Các trường hợp không được xem xét cấp giấy chứng nhận.
Không cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về nhà đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cầu cống, đê điều, công trình thuỷ lợi, điện…và khu vực di tích lịch sử, an ninh quốc phòng.
Trường hợp có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất đai thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật thì sử lý như sau:
Nhà ở đã xây dựng trước ngày ban hành các văn bản qui định về phạm vi bảo vệ các công trình thì được cấp giấy chứng nhận với điều kiện không được chuyển nhượng, khi Nhà nước giải toả thì được đền bù theo quy định.
Nhà ở xây dựng sau khi đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạm vi bảo vệ các công trình thì được cấp giấy chứng nhận với điều kiện không được chuyển nhượng, thế chấp. Nhà ở và công trình đã xây dựng phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Theo thông tư 346/1998/TT-TCĐC của tổng cục địa chính thì thẩm quyền xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xét để xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của từng chủ sử dụng đất trên từng thửa đất khi đăng ký đất ban đầu. Nội dung xét cụ thể là:
Xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng, những biến động phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
Xác định hiện trạng sử dụng về các mặt: mục đích sử dụng, ranh giới, tình trạng tranh chấp và một số đặc điểm khác.
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và làm nhà ở thuộc nông thôn.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký duyệt để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất là:
Các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào các mục đích.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất ở Việt Nam;
Hộ gia đình và cá nhân sử dụng các loại đất thuộc nội thành phố, nội thị xã, thị trấn, đất chuyên dùng thuộc khu vực nông thôn.
Quy trình cấp giấy chứng nhận.
Chủ sử dụng đất có trách nhiệm kê khai đầy đủ rõ ràng các nội dung theo đúng mẫu quy định, sao chụp các giấy tờ có liên quan và nộp hồ sơ để chính quyền cấp phường, xã, thị trấn xét duyệt. Sau đó hồ sơ được chuyển lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Quận, thị xã để sở địa chính cùng với phòng địa chính tổ chức kiểm tra toàn bộ hồ sơ. Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra phòng địa chính có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt cho các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thuỷ sản; đồng thời dự thảo tờ trình để Uỷ ban nhân dân huyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt đối với những đối tượng và tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng các loại đất thuộc đô thị.
Sở địa chính có trách nhiệm thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt cho các đối tượng thuộc thẩm quyền sau khi nhận được hồ sơ từ Uỷ ban nhân dân huyện. Cuối cùng căn cứ vào biên bản kiểm tra thẩm định và tờ trình của cơ quan địa chính để ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất có đủ các điều kiện, quyết định sử lý các trường hợp chưa đủ hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chương II.
Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quận Cầu Giấy.
Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Cầu Giấy.
Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây của thủ đô Hà nội, đây là một cửa ngõ quan trọng của Hà Nội, Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội - Sơn Tây, đường Vành đai 3 từ Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km, là một trong những khu phát triển đợt đầu của Thành phố. Trên địa bàn Quận có nhiều trường đại học và doanh trại quân đội. Về địa giới hành chính thì: Quận tiếp giáp các Quận, huyện như sau:
Phía Bắc giáp: Quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm.
Phía Đông giáp: Quận Đống Đa, Quận Ba Đình, Quận Tây Hồ.
Phía Tây giáp: Huyện Từ Liêm.
Phía Nam giáp: Quận Thanh Xuân.
Vị trí của Quận đã đem lại một lợi thế lớn cho Quận trong phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức trong việc trong việc sử dụng các lợi thế của mình.
Thời tiết và khí hậu.
Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc chưng của vùng đồng bằng châu thô sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Cụ thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu của Quận như sau:
Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Quận vào khoảng 23,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4oC, và thấp nhất là vào tháng1, trung bình là 16,9oC.
Về lượng mưa: lượng mưa trung bính hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa này chỉ thuộc mức trung bình của vùng đồng bằng sông Bắc bộ, nhưng phân bố không đều trong năm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8( tháng 8 có lượng mưa là 338,7 mm) tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13.29 mm. Sự chênh lệch lớn này có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm đất đai và địa hình.
Chất lượng đất đai của Quận Cầu Giấy tương đối tốt, sở dĩ như vậy là do nguồn gốc hình thành của đất đai. Đất ở Quận được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô lịch. Tuy vậy, do tốc độ phát triển nhanh nên gân đây chất lượng đất đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá tải và do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất.
Về địa hình: do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Quận có địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của Quận.
Điều kiện kinh tế, xã hội.
Điều kiện kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn Quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH-HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một Quận nội đô như Cầu Giấy.
Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Gia trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 29 tỉ đồng (năm 1997), 51 tỉ đồng (năm 2000) và 70,1 tỉ đồng (năm 2001). Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,2%/năm (thời kì 1996-2002). Năm 1996, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12,3 tỉ đồng và năm 2002 giảm xuống 10,8 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thuỷ sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về thương mại, dịch vụ, Quận đã đầu tư 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong Quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do Quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 1997, năm 2001 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 1997 đạt 28 tỷ đồng và 40,9 tỉ đồng năm 2001. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (1996-2001) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm.
Điều kiện xã hội.
Về dân số và lao động.
Do đặc điểm về vị trí của Quận Cầu Giấy khá đặc biệt cùng với sự chi phối của lịch sử hình thành Quận nên dân số và lao động của Quận rất phức tạp. Theo số liệu thống kê năm 2001 thì dân số của toàn Quận Cầu Giấy khoảng 142.800 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 66.014 người. Trình độ của người lao động khá cao so với nhiều địa phương khác. Tuy nhiên dân số và lao động của Quận biến động rất nhiều trong từng giai đoạn thời gian ngắn, thậm trí là trong một ngày. Sở dĩ có điều này là vì: Cầu giấy nằm ở cửa ngõ thủ đô nên hàng ngày có không ít người lao động ở các tỉnh lân cận về đây tìm việc làm.
Như vậy Quận Cầu Giấy có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế do có được nguồn lao động rồi dào và đa dạng này.
Về văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường.
Quận đã có sự quan tâm đầu tư thích đáng. Chất lượng giáo dục được nâng cao: 20% số cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ, 80% số trẻ trong độ tuổi vào lớp mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở,.... Trong 3 năm qua, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 17,8% xuống còn dưới 14%. Quận đã triển khai làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác cai nghiện ma tuý tại công đồng và công tác phòng chống HIV/AIDS; làm tốt công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Công tác quản lý hành động văn hoá trên địa bàn đã đi vào nề nếp. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển với nhiều nội dung phong phú.
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua được bảo đảm và duy trì tốt. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có chuyển biến tiến bộ.
Về cơ sở hạ tầng.
Hệ thống giao thông trong Quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của Quận Cầu Giấy là 38,8 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440 m2. Các trục đường phố chính trong Quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có hệ thống đường liên xã (phường), liên Quận, liên thôn (21.920 km với 197.440 m2) cùng 7 cây cầu với tổng chiều dài 350 m; hai bãi đỗ xe: Ga ra Dịch Vọng với diện tích 3,7 ha, và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11 ha; 6 điểm bán xăng.
Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn Quận đã và đang được từng bước được cải tạo. Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương của Quận đã đáp ứng được về cơ bản cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống cấp điện đản bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn Quận. Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu như không theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xây dựng chưa theo quy hoạch.
Thực trạng quỹ đất và tình hình giao đất của Quận Cầu Giấy.
Thực trạng quỹ đất và tình hình biến động đất đai.
Hàng năm, phòng địa chính luôn phối hợp với các phường thuộc Quận tiến hành rà soát, thống kê đất đai định kỳ trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và hiện trạng biến động đất đai tại các phường kết hợp, đối chiếu, so sánh với kết quả thống kê đất định kỳ của các năm trước.Theo số liệu thống kê các năm 2000, 2001, 2002 thì tổng diện tích theo địa giới hành chính toàn Quận là 1204, 50 ha.
Số liệu cụ thể về các loại đất các năm được thể hiện trong biểu số 1 sau:
Biểu số 1. Thống kê đất đai các năm Đơn vị: ha
STT
Loại đất
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
1
Đất nông nghiệp
394.73
339.42
233.68
2
Đất lâm nghiệp
2.96
2.96
2.96
3
Đất chuyên dùng
458.19
506.00
592.23
4
Đất ở đô thị
315.30
332.06
351.71
5
Đất chưa sử dụng và sông
32.85
23.60
23.47
Tổng diện tích
1204,05
1204,05
1204,05
(Nguồn số liệu: thống kê đất đai các năm phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy)
Từ bảng số liệu và đồ thị trên ta có được bảng thống kê về tình hình biến động đất đai của Quận Cầu Giấy qua các năm sau:
Biểu số 2. Biến động đất đai 2001 so với 2000, 2002 so với 2001
Số tt
Loại đất
Diện tích năm
2000
2001 so với 2000
2002 so với 2001
Tăng(+) giảm(-)
Bd tương đối (%)
Tăng(+) giảm(-)
Bd tương đối (%)
1
Nông nghiệp
394,73
-55.31
-14,01
-105,74
-31,15
2
Lâm nghiệp
2,96
0
0
0
0
3
Chuyên dùng
458,19
+47,81
+10,43
+86,23
+17,04
4
Đất ở
315,30
+16,76
+5,31
+19,65
+5,92
5
Chưa sd
32,85
- 9,25
- 28,16
- 0,13
- O,56
(Nguồn số liệu: Thống kê đất đai của phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy)
Và biến động đất đai của cả giai đoạn 2000- 2002 là:
Biểu số 3. Biến động đất đai trong thời kỳ 2000-2001
Số tt
Loại đất
Diện tích năm 2000
Biến động trong kỳ
Diện tích năm 2002
Tăng (+)
Giảm (- )
Tuyệt đối(ha)
Tương đối(%)
Tuyệt đối(ha)
Tương đối(%)
1.
Đất nông nghiệp
394.73
-161,05
-40,80
233.68
2.
Đất lâm nghiệp
2.96
0
0
0
0
2.96
3.
Đất chuyên dùng
458.19
+134,04
+29,25
592.23
4.
Đất ở
315.30
+36,41
+11,55
351.71
5.
Đất chưa sd
32.85
-9,38
-28,55
23.47
(Nguồn số liệu: Thống kê đất đai của phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy)
Từ các bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng đất đai của Quận Cầu Giấy luôn có sự biến đổi mạnh mẽ giữa các mục đích sử dụng. Cụ thể là: Đất nông nghiệp giảm mạnh qua các năm và cả giai đoạn (giảm 40,08% tương ứng 161,05 ha), trong khi đó đất chuyên dùng và đất ở tăng nhanh (đất chuyên dùng tăng 29,25% tương ứng134,04 ha, đất ở tăng 11,55% tương ứng 36,41 ha. Sở dĩ có sự biến động này là do sức ép của quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của toàn bộ thành phố Hà Nội nói chung và của Quận Cầu Giấy nói riêng gây ra. Mặt khác, Quận Cầu Giấy lại là một Quận mới thành lập nên Quận được Thành phố Hà Nội ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển. Hơn nữa, quỹ đất nông nghiệp còn tương đối nhiều so với các Quận khác,đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hoá. Vì vậy, việc chuyển đất đai từ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng cơ sở vật chất và nhà ở trong quá trình đô thị hoá là một tất yếu.
Các loại đất trong Quận phân bố không đều giữa các phường của Quận. Sự biến động đất đai cũng diễn ra không giống nhau giữa các phường.
Biểu số 4. Quỹ đất theo địa giới hành chính năm 2001,2002 Đơn vị: ha
Phường
Năm
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Mai Dịch
2001
208,040
75,42
73,05
57,70
1,93
2002
194,436
64,95
89,98
38,98
0,53
Nghĩa Đô
2001
129,380
11,56
2,96
80,26
33,45
1,08
2002
134,223
9,13
2,96
70,69
48,17
3,27
Nghĩa Tân
2001
57,370
52,45
4,90
2002
57,334
39,06
18,28
Dịch Vọng
2001
262,670
91,41
81,18
87,02
2,81
2002
262,675
35,36
148,17
74,64
4,51
Quan Hoa
2001
99,990
76,72
21,03
1,83
2002
103,439
70,28
30,18
2,97
Yên Hoà
2001
207,200
71,72
64,51
56,62
15,02
2002
206,152
80,87
57,86
61,30
6,13
Trung Hoà
2001
245,795
90,32
78,61
70,07
7,35
2002
245,795
43,39
116,20
80,15
6,07
(Nguồn số liệu: Thống kê đất đai của phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy)
Nhận thấy giữa năm 2001 và năm 2002 có một sự biến động mạnh về tổng diện tích đất của các phường. Đây là kết quả của sự phân chia lại danh giới hành chính giữa các phường, và do sai sót trong quá trình đo đạc, thống kê đất hàng năm.
Tình hình giao đất và sử dụng đất tại Quận.
Toàn Quận có khoảng 35.000 hộ dân và trên dưới 166 cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng đất với nhiều dự án được trung ương và Thành phố giao đất tại Quận.
Tính đến hết năm 2001 thì Quận Cầu Giấy đã thực hiện 41 quyết định giao đất cho các dự án. Trong đó dự án lớn nhất là dự án thoát nước sông Tô Lịch có tổng diện tích nên tới 910088,4 m2, dự án nhỏ nhất là dự án xây dựng ngõ 68 đường Cầu giấy phường Quan Hoa với diện tích 96,92 m2. Cụ thể như sau:
Biểu số 5. Tình hình giao đất. Đơn vị:m2
tt
Dự án
Diện tích
1.
Dự án thoát nước sông Tô Lịch
910.088,4
2.
Khu đô thị Trung Yên
207.101
3.
Làng quốc tế Thăng Long
110.000
4.
Siêu thị BOURBON
109.500
5.
Hạ tầng kỹ thuật khu di dân phường dịch vọng
51.246
6.
Dự án các công trình trọng điểm phường Trung Hòa
50.000
7.
Học viện Quốc phòng
47.000
8.
Đường Ngọc khánh- Đê bưởi- Nghĩa đô
30.368
9.
Đường Tô Hiệu kéo dài
29.859
10.
Khu đô thị trung nhân phường Trung Hoà
19.000
11.
Hè đường, chiếu sáng, cây xanh đường 32
13.124
12.
Bảo tàng dân tộc học
11.352
13.
Viện kỹ thuật cơ giới quân sự
10.090
14.
Trường đào tạo cán bộ hội nông dân phường Mai Dịch
9.999
15.
Dự án đất dãn dân phường Trung Hoà
9.997
16.
Trường THCS Nghĩa Đô
9.150
17.
Dự án dãn dân phường Mai Dịch
9.000
18.
Dự án xây dựng nhà ở Quân khu thủ đô phường Mai Dịch
8.870
19.
Mở rộng và nâng cấp đường 32
7.040
20.
Dự án nhà ở Học viện hành chính quốc gia
6.922
21.
Trường mầm non Nghĩa Đô
5.012
22.
Dự án nhà ở V25+A12 Bộ công an- phường Dịch Vọng
4.979
23.
Cục tần số
4.920
24.
Dự án nhà ở tổng công ty Dược
4.600
25.
Dự án nhà ở TT y tế Quận
4.580
26.
Đường qua chợ nhà xanh
4.475,52
27.
Dự án nhà ở trung ương đoàn
4.475
28.
Dự án nhà ở cục cánh sát phòng chống môi trường
3.701
29.
Dự án nhà ở cục thi hành án
3.362
30.
Trụ sở Công đoàn viên chức Việt Nam
3.085
31.
Trường đào tạo cán bộ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.000
32.
Dự án nhà ở B12- Bộ công an
2.825
33.
Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư thay khu K
1.500
34.
Trụ sở thời báo kinh tế Việt Nam
1.500
35.
Dự án xây dựng trường Nguyễn Siêu
1.140
36.
TT bồi dưỡng chính trị Quận
987
37.
TT VH-TT Quận
955,8
38.
Trạm xá Mai Dịch
785
39.
Nhà trẻ tổ 61-62 phường Mai Dịch
676,83
40.
Hè đường nhà văn hoá Quận
206,2
41.
Ngõ 68 đường Cầu giấy phường Quan Hoa
96,92
Tổng
1696568,67
(Nguồn số liệu:Báo cáo tình hình giao đất của phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị Quận Cầu Giấy)
Về tình hình sử dụng đất tại Quận, nhìn chung, do được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của phòng địa chính và UBND Quận nên việc giám sát chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng đất đai hiệu quả, hợp lý và đúng mục đích ở Quận khá tốt. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Để khắc phục điều này Quận đã chỉ đạo phòng địa chính thực hiện nghiêm túc các công việc sau:
Thực hiện chỉ thị 15/CT-UB của UBND thành phố về việc kiểm tra việc sử dụng đất vi phạm Luật đất đai của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn Quận. Kết quả bước đầu đã phát hiện nhiều chủ thể sử dụng đất sai mục đích được giao, để hoang hoá đất sau 12 tháng kể tư khi được giao đất, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước… Cụ thể các vụ vi phạm như sau:
Năm 2001 phát hiện 49 đơn vị, tổ chức đã kê khai theo chỉ thị 245/TTg và 2 hộ gia đình cá nhân sử dụng đất đã vi phạm Luật đất đai. Trong đó:
- 7 đơn vị được giao đất nhưng sử dụng lãng phí, chỉ sử dụng một phần được giao hoặc chưa sử dụng. Tổng diện tích vi phạm là 38319,2 m2
- 23 cơ quan, đơn vị sử dụng đất sai mục đích, tự chia đất làm nhà ở với tổng diện tích 11,14 ha.
- 17 cơ quan chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như chưa nộp tiền thuế đất hoặc tiền thuê đất.
- 7 cơ quan sử dụng diện tích tăng so với diện tích đất được giao với tổng diện tích tăng 6966,2 m2 do san lấp mặt bằng vượt mốc giới hoặc lấn chiếm.
- 15 cơ quan được giao đất nhưng sử dụng sai mục đích như cho thuê hoặc làm cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng diện tích vi phạm 1,05 ha.
Năm 2002, bước đầu phòng đã tham mưu giúp UBND Quận lập hồ sơ trình Thành phố và đề nghị thu hồi đất của 4 cơ quan, đơn vị sử dụng đất sai mục đích, để hoang hoá làm lãng phí quỹ đất; trên cơ sở đó, UBND Thành phố đã quyết định thu hồi của 1 đơn vị.
Phòng đã gửi thông báo kèm hồ sơ kê khai tình hình sử dụng đất đến 54 cơ quan, đơn vị sử dụng đất trên địa bàn Quận; tiến hành rà soát việc quản lý sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính của các đơn vị trên, qua đó tổng hợp được các trường hợp vi phạm sử dụng đất, kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
Phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị đã tham mưu giúp Chủ tịch UBND Quận thành lập Đoàn kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Bước đầu cho thấy: trên địa bàn Quận từ năm 1993 tới nay, đặc biệt là thời gian trước khi thành lập Quận có khá nhiều vụ vi phạm sử dụng đất nông nghiệp mà nổi cộm là hiện tượng tự ý chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông nghiêp làm nhà ở (231 trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, với diện tích vi phạm khoảng 3,8 ha). Kết quả này đã được tổng hợp, báo cáo Quận và thành phố.
Sau khi thực hiện công tác thống kê đất đai và công tác kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì Quận tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các phường thống kê diện tích đất kẹt, đất hoang hoá đang có nguy cơ bị lấn chiếm giao cho UBND phường quản lý sử dụng vào các mục đích công cộng của các phường như: xây dựng nhà trẻ, sân chơi, trồng cây xanh…. đưa việc quản lý sử dụng đất đai vào nề nếp và tránh được hiện tượng lấn chiếm, lãng phí quỹ đất. Cụ thể việc thu hồi đất như sau:
Năm 2001 theo thống kê thì toàn Quận có khoảng 10 ha đất kẹt, đất hoang hoá. UBND Quận đã chỉ đạo và ra quyết định thu hồi 4,45 ha đất kẹt, đất hoang hoá đang có nguy cơ bị lấn chiếm. Trong đó:
Phường Trung hoà: 1,53 ha
Phường Dịch vọng: 1,36 ha
Phường Nghĩa đô: 1,12 ha
Phường Yên hoà: 0,27 ha
Phường Quan hoa: 0,17 ha
Năm 2002, theo phân cấp và thẩm quyền, phòng Địa chính- Nhà đất và Đô thị đã tham mưu giúp UBND Quận ra được 8 quyết định thu hồi 25100 m2 đất kẹt, đất hoang hoá.
Tổ chức đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quận Cầu Giấy.
Đối tượng phải kê ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29728.doc