Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái

Lời nói đầu Kinh tế trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá 4). Nghị quyết 10 - NQ/TW của bộ chính trị (4/1998) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế nợ nông dân đã đặc nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân có tích luỹ, đã đạo điều kiện cho kinh tế t

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang trại phát triển đặc là sau khi luật đất đai ra đời năm 1993, thì kinh tế trang trại mới có bước phát triển khá nhanh và đa dạng việc phát triển kinh tế trang trại đã đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn. Yên Bái là một tỉnh miền núi ở phía Bắc nước ta là vùng đất rộng người thưa, có nhiều tiềm năng to lớn và giữ một vị trí quan trọng đối với việc phát triển văn hoá, ổn định chính trị của đất nước. Thực tế hơn 10 năm đổi mới, tỉnh Yên Bái đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại với quy mô khác nhau nhiều trang trại có thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng đời sống của các trang trại khá hơn so với thu nhập bình quân trên địa bàn. Điểm mới là các trang trại đã tự xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đã phát triển lâm nghiệp, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ và phát triển rừng chống sói mòn đất. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế trang trại những năm qua chủ yếu là tự phát, chưa có những hướng dẫn tổ chức, cũng như đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội của trang trại trong tỉnh. Từ thực tế đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. - Mục đích của đề tài; Nghiên cứu đánh giá sự phát triển của một số dạng mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và những giải pháp để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển trong địa bàn tỉnh. - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề kinh tế và tổ chức sản xuất trong các trang trại - Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh yên Bái - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích thống kê + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp phân tích hệ thống + Phương pháp luận của duy vật biện chứng - Nội dung của đề tài bao gồm: * Lời nói đầu” * Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại * Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái * Chương III: Phương hướng và giải pháp chính nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh yên Bái. * Kết luận và kiến nghị Do thời gian nghiên cứu có hạn, với vốn kiến thức còn hạn chế, nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô để đề tài được tốt hơn. Chương I Cơ sở lý luậN và thực tiễn về kinh tế trang trại 1) Khái niệm và bản chất của kinh tế trang trại 1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển. Song đối với nước ta đang còn là một vấn đề mới. Do nước ta nới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại, là điều không thể tránh khỏi thời gian qua các lý luận về kinh tế trang trại đã được các nhà khoa học trao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng. Song cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa học lại đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại. Có ý kiến cho rằng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cở sở của nền sản xuất xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang trại trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được Nhà nước bảo vệ”. ý kiến trên đã khẳng định kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá, cơ sở cho nền kinh tế thị trường và vai trò của chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người lao động khác. ý kiến khác: “Kinh tế trang trại và kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao” ý kiến trên cho thấy cơ bản quyết định của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá ở trình độ cao nhưng chưa thấy được vị trí vai trò của nền kinh tế, trang trại trong nền kinh tế thị trường và chưa thấy được vai trò người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh. ý kiến: “ kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông - lâm - ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh tế của trang trại. Từ các ý kiến trên đây ta có thể rút ra khái niệm chung về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong lâm - lâm - ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập chung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. 1.2. Bản chất của kinh tế trang trại Từ sau nghị định X của bộ chính trị (tháng 4/1988) về đổi mới kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nước ta được điều chỉnh một bước. Song phải đến nghị quyết VI của Ban chấp hành trung ương (khoá VI 3/1989) hộ gia đình xã viên mới được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ cùng với một loại các chính sách kinh tế được ban hành. Kinh tế hộ nông dân nước ta đã có bước phát triển đáng kể, một bộ phận nông dân nước ta đã có vốn, kiến thức, kinh nghiệm, sản xuất - lâm - nông - ngư nghiệp họ trở lên khá giả. Trong đó một số hộ chuyển sang sản xuất hàng hoá. Song đại bộ phận các hộ nông dân sản xuất với mục tiêu chủ yếu là để tiêu dùng, số sản phẩm đưa ra bán trên thị trường là sản phẩm dư thừa, sau khi đã dành cho tiêu dùng. Số sản phẩm hàng hoá một mặt chưa ổn định còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất từng năm và và mức tiêu dùng của từng gia đình và mặt khác “họ chỉ bán cái mà mình có chứ chưa bán cái mà thị trường cần”. Như vậy muốn phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ nông dân là căn cứ vào mục tiêu sản xuất. Đối với hộ nông dân mục tiêu sản xuất của họ là để tiêu dùng, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về lương thực, thực phẩm và các nhu cầu khác của họ. Ngược lại, mục tiêu sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về các loại nong - lâm - ngư nghiệp - thuỷ sản, sản phẩm sản xuất ra là để bán. CMác đã nhấn mạnh “kinh tế trang trại bán đại bộ phận nông sản được sản xuất ra thị trường. Các hộ nông dân bán ra mua càng lớn càng tốt” như vậy trình độ phát triển của kinh tế hộ nông dân chỉ dừng lại ở sản xuất hàng hoá phải tự cung cấp. Để có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn phải chuyển kinh tế hộ nông dân sang phát triển kinh tế trang trại. 2) Vai trò của kinh tế trang trại ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện mức rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường. - Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyể dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trị ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giầu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ... do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới về mặt xã hội nông thôn nước ta. - Về môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại, và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trong vào việc trồng rừng bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đất núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai những việc làm này đã góp phần tích cực cải taọ và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước. 3) Đặc trưng của kinh tế trang trại Việc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản lý. - Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá theo thị trường. - Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập. - Trong các trang trại các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. - Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường. - Chủ trang trại là người có ý trí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có những hiểu biết nhất định về kinh doanh. - Các trang trại đều có thuê mướn lao động Những đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nhiều nông sản hàng hoá để bán ra thị trường. CMác đã phân biệt rõ kinh tế trang trại với kinh tế tiểu nông “Người chủ trang trại bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và mua vào tất cả tư liệu sản xuất, cán bộ tiểu nông thì sản xuất tự túc là chủ yếu không bán sản phẩm hoặc bán không đáng kế và mua vào càng ít càng tốt. 4) Điều kiện ra đời cà phát triển kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, được hình thành ở các nơi công nghiệp hoá phát triển, các nước đang phát triển đi lên công nghiệp hoá. Nó là lực lượng chủ lực sản xuất nông sản hàng hoá ở các nước công nghiệp phát triển và là đội xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá ở các nước đang phát triển. Kinh tế trang trại ở một số quốc gia được hình thành và phát triển khi hội tụ đủ những điều kiện cần và đủ. 4.1. Điều kiện cần đối với kinh tế trang trại (điều kiện vĩ mô) - Quốc gia đó có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh hoặc trong quá trình tiến đến hoàn chỉnh, trong đó thị trường nông nghiệp đầu vào đầu ra đều là hàng hoá. - Quốc gia đó phải có nền kinh tế đã công nghiệp hoá hoặc đang trong quá trình công nghiệp hoá. - Nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại , tạo môi trường kinh tế pháp lý. 4.2. Điều kiện đủ đối với kinh tế trang trại (điều kiện vi mô) - Chủ trang trại phải có ý chí, quyết tâm làm giàu từ nghề nông. - Người chủ phải có trình độ, kiến thức quản lý sản xuất nhất định - Có tiềm năng về tư liệu sản xuất kinh doanh (vốn đất đai, thiết bị) + Vốn sản xuất bao gồm vốn tự có và vốn đi vay, trong đó vốn tự có phải chiếm nhiều hơn, và phải có đủ vốn thì ý đồ người chủ mới có khả năng thực thi. + Đất đai là điều kiện quan trọng, là tiền đề cho việc hình thành trang trại, vì không có đất đai thì không thể có sản xuất nông nghiệp. Những điều kiện trên không đòi hỏi phải thật đầy đủ, đồng bộ hoàn chỉnh, ngay từ đầu mà có sự biến động qua từng giai đoạn phát triển của trang trại. ở Việt Nam sự ra đời của hình thức kinh tế trang trại gia đình được bắt nguồn từ các chính sách đổi mới kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn nói riêng trong những năm gần đây. Chỉ thị 100 của Ban bí thư (31/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động cho phép hộ gia đình chủ động sử dụng một phần lao động và thu nhập song chưa thay đổi gì về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, vẫn giữ chế độ chính trị (5/4/1988) đã nâng cao mức tự chủ kinh doanh của hội xã viên trên cả ba mặt. *Tư liệu sản xuất được giao khoán ruộng đất từ 15 năm chở lên, không bị hạn chế việc mua sắm tư liệu khác,và nhiều loại công cụ lao động được chuyển thành sở hữu của xã viên đồng thời thừa nhận hộ gia đình nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ. Đảng và Nhà nước từng bước tạo dựng môi trường thể chế thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình tự do phát triển sản xuất dịch vụ, bình đẳng trong quan hệ kinh tế. Luật đất đai được quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 thực hiện việc giao đất lâu dài cho hộ nông dân, thừa nhận nông dân có 5 quyền sử dụng ruộng đất. Ngoài ra Nhà nước còn ban hanh chính sách, các trương trình các dự án nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân làm giàu và phát triển kinh tế như: chỉ thị số 202 - CT - về cho vay vốn sản xuất nông lâm nghiệp đến hộ sản xuất... rồi nghị quyết trung ương V khoá VII, nghị quyết trung ương IV khoá VIII đã vạch ra đường lối chiến lược, tạo ra bươc ngoặt cho sự đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn như phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, gắn tăng trường kinh tế với phát triển bền vững và toàn diện kinh tế xã hội. Đường lối chiến lược nói trên đã giải phóng và phát huy triệt để mọi tiềm năng kinh tế hộ nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường, chuẩn bị những điều kiện chín muồi cho sự ra đời của một hình thức kinh tế mới. Kinh tế trang trại gia đình. Để có sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại có sự tác động tích cực của Nhà nước nó thể hiện qua định hướng cho sự hình thành và phát triển kinh tế trong trang trại thông qua quy hoạch phát triển và ban hành các chính sách kinh tế xã hội theo hướng khuyến khích trang trại. Trong đó chính sách về ruộng đất, thị trường, khoa học công nghệ, đầu tư có vai trò hết sức quan trọng. Đến nay trang trại đã được hình thành và phát triển trên các vùng của cả nước, đặc biệt phát triển mạnh ở miền nam trung du, miền núi, miền ven biển. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại như: Trang trại thuần nông trang trại thuần nông nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại chuyển chăn nuôi, trang trại phát triển tổng hợp nông - lâm nghiệp, nông - ngư nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp. 5) Các loại hình trang trại ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, trang trại nông, lâm, ngư nghiệp gồm nhiều loại nình khác nhau việc phân loại trang trại có thể thực hiện theo những tiêu thức nào còn phụ thuộc vào mục đích của việc phân loại. 5.1. Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý -Trang trại gia đình: là kiểu trang trại sản xuất kinh doanh độc lập của từng gia đình có năng lực, có uy tín quản lý điều hành toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, các thành viên khác trong gia đình cùng tham gia sản xuất. Đây là loại hình phổ biến nhất trong các loại trang trại ở nước ta. - Trang trại hợp doanh theo cổ phần, trang trại này thường có quy mô lớn và chủ yếu sử dụng lao động làm thuê, kể cả lao động quản lý và công nhân trực tiếp, trang trại hợp doanh lại chia thành 2 loại: hợp doanh gia đình khi các cổ đông chỉ là người trong gia đình đóng góp cổ phần lập ra và loại hợp doanh phi gia đình. - Trang trại liên doanh: là kiểu trang trại được thành lập cho một vài trang trại gia đình tự nguyện hợp nhất lại thành trang trại có quy mô lớn hơn, thông thường người chủ trang trại tham gia liên doanh này là anh em ruột thịt, bà con họ hàng với nhau. Hợp nhất để tạo ra năng lực mới về vốn, tư liệu sản xuất ưu thế công nghệ cũng như những ưu đãi từ cơ chế chính sách của chính phủ để có sức cạnh tranh mạnh. 5.2. Phân theo cơ chế sản xuất - Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại trang trại có nguồn thu từ nhiều loại sản phẩm khác nhau, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề ở nông thôn. - Trang trại sản xuất theo chuyên môn hoá: là loại trang trại tập trung sản xuất kinh doanh chuyê môn một loại sản phẩm như các trang trại sản xuất ngũ cốc ở (Mỹ, canađa, tây âu, ) chuyên chăn nuôi gà vịt, lợn, trồng rau hoa quả chuyên nuôi thuỷ sản 5.3. Phân theo hình thức sở hữu - Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai chuồng trại, khoa bã, đến công cụ máy móc. - Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất còn lại phải đi thuê của người khác. - Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ các cơ sở của một trang trại để sản xuất. Từ đất đai, mặt nước, rừng cây đến trồng trọt, kho hàng máy móc thiết bị. 6) Tình hình phát triển trang trại ở nước ta và một số nước trên thế giới. 6.1. Sự phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới. a, Khái quát quá trình phát triển Cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Châu âu, từ thế kỳ 18 và ở đây cũng là nơi đầu tiên xuất hiện hình thức tổ chức trang trại trong nông nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế cho hình thức sản xuất tiêu nông của những người nông dân tự canh và hình thức điền trang của các thế lực phong kiến quý tộc, trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển kinh tế trang trại được khẳng định là mô hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao tròn sản xuất nông - lâm nghiệp ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau, phong tục tập quán khác nhau cho nên mô hình trang trại khác nhau. (Có những trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp như các nước Bắc Âu). Kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề ở nông thôn. Cũng có nhiều trang trại sản xuất chuyên môn chăn nuôi gia súc.... Về quy mô trang trại có sự thay đổi theo từng nước, thấp nhất là các trang trại Châu á. Quy mô diện tích bình quân từ 1- 4,5 ha ở Châu Âu khoảng 8 - 65 ha là cao nhất thuộc Bắc Mỹ và Mỹ có quy mô bình quân 200 ha một trang trại, số lượng trang trại và quy mô diện tích thay đổi theo từng bước, từng giai đoạn gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. ở pháp năm 1802 có 5672000 trang trại, đến năm 1892 có 5703000 trang trại tăng 31000 trang trại nhưng từ đó số lượng trang trại liên tục giảm đến năm 1987 chỉ còn 982000 trang trại trong khi đó quy mô diện tích liên tục tăng từ 7802 - 1987 năm 1802 quy mô bình quân 1 trang trại có 5,9 ha, đến năm 1929 là 11,2 ha và năm 1987 tăng lên 29 ha/1trang trại (xem biểu 1) Biểu 1: sự phát triển trang trại ở pháp Năm 1802 1892 1908 1929 1950 1960 1970 1980 Số lượng trang trại (1000 cơ sở ) 5672 5703 5505 3966 2285 1588 1205 987 Diện tích bình quân (ha/ trang trại) 5,9 5,8 6 11,6 14 23 29 Nguồn: Trần Đức, Nguyễn Điền - KTTT gia đình trên thế giới, Hà Nội 1993. ở Tây Đức cũng vậy, năm 1882 có 5276000 trang trại đến năm 1907 là 573600 trang trại, tăng 460000 trang trại nhưng năm 1907 đến năm 1985 số lượng trang trại liên tục giảm, đến năm 1985 chỉ còn 983000 trang trại, như vậy trong vòng 80 năm giảm 475300 trang trại. Quy mô diện tích của một trang trại vẫn tăng, năm 1882 là 6 ha đến năm 1949 là 11 ha và năm 1985 là 15 ha. Nước Mỹ là nơi trang trại rất phát triển, năm 1950 ở Mỹ có 5648000 trang trại và có su hướng giảm dần về số lượng năm 1960 còn 3962000 năm 1970 còn 29254000 và năm 1992 còn 1925000 như vậy số lượng trang trại từ năm 1950 đến 1992 giảm bình quân của trang trại tăng lên, năm 1950 là 86 ha năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha. Diện tích trang trại tăng bình quân hàng năm là 2%. ở châu á kinh tế trang trại trong nông nghiệp chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Âu - Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là số lượng và quy mô trang trại. Điều này đáng chú ý là các nước và lãnh thổ ở khu vực châu á, do đất canh tác trên đầu người loại thấp nhất thế giới, hiện nay bình quân 0,15 ha trên đầu người, điển bình, là các nước và lãnh thổ Đông á, diện tích đất đai nông nghiệp bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới như đài loan 0,047 ha, Hàn quốc 0,0534 ha Nhật Bản 0,035ha. Phần lớn các nước Châu á có nền kinh tế còn ở chình độ thấp đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá. ở Nhật năm 1950 số trang trại là 6.176.000, năm 1993 là 3.691.000 số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm là 1,240 diện tích trang trại bình quân năm 1950 là 0,8 ha năm 1993 klà 0,3 %. Đối với một số nước công nghiệp như Đài Loan, Hàn Quốc trang trại cũng phát triển theo quy luật chung, khi bước vào công nghiệp háo thì trang trại phát triển mạnh, khi công nghiệp đã phát triển thì trang trại giảm về số lượng. Lúc bắt đầu công nghiệp hoá đã tác động tích cực đến sản xuất nông lâm nghiệp do đó số lượng các trang trại tăng nhanh, nhưng khi công nghiệp hoá đến mức độ nào thì một mặt công nghiệp đã thu hút lao động từ nông nghiệp. Mặt khác lại tăng nhanh năng lực sản xuất của trang trại bằng việc trang bị máy móc thay thế lao động thủ công đồng thời trong nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các chế phẩm công nghiệp. Do vậy số lượng các trang trại giảm nhưng quy mô diện tích lại tăng nhanh, người lao động, chủ trang trại tích luỹ nhiều kinh nhiệm cũng như trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cũng được nâng cao. b) Ruộng đất. Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong kinh tế trang trại nói riêng, ở đây đất đai cũng là hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt có thể mua bán, đổi chác và là bất động sản có giá trị nhất trong tư liệu sản xuất. Phần lớn trang trại sản xuất trên tuộng đất thuộc sở hữu của gia đình nhưng cũng có trang trại lĩnh canh một phần ruộng đất hoặc toàn bộ tuỳ thuộc vào từng nước. ở Anh 60% trang trại có ruộng đất riêng, 22% phản lĩnh canh một phần 18% lĩnh canh toàn bộ. ở Đài Loan năm 1981 có 84% trang trại có ruộng đất riêng 9% lĩnh canh 1phần 7% lĩnh canh toàn bộ. c, Vốn sản xuất: Vốn của các trang trại thường bao gồm vốn cố định và vốn lưu động,, vốn tự có và vốn huy động từ các nguồn của trang trại ngoài vốn tự có các trang trại gia đình còn sử dụng vốn vay của ngân hàng, tiền mua chịu các loại vật tư kỹ thuật của các cửa hàng và công ty dịch vu. Nhìn chung để mở rộng sản xuất kinh doanh, các trang trại ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều nguồn vốn vay từ bên ngoài. ở Mỹ năm 1960 tổng vốn vay của trang trại là 10 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD và năm 1985 là 88,4 tỷ USD. ở Nhật Bản năm 19709 Nhà nước đã có khoản đầu tư lớn cho nông nghiệp, quỹ tài trợ cho sản xuất lúa gạo chiếm 44% ngân sách cho nông nghiệp. Nhà nước cho các trang trại vay vốn tín dụng với lãi suất 3,5 - 7,5%/năm để cải tạo đồng ruộng mua sắm máy móc, Nhà nước còn trợ cấp cho các trang trại 1/3 - ẵ giá bán các loại máy móc nông nghiệp mà Nhà nước khuyến khích. d) Máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất. ở các nước công nghiệp phát triển, các trang trại gia đình đã tăng cường sử dụng máy móc hiện đại với mức độ cơ giới hoá ngày càng cao, từng bước tiến tới tự động hoá, hoá học hoá nông nghiệp. ở Châu Âu 70% trang trại ở miền Tây và 52% ở miền Nam có máy riêng. Nhiều trang trại ở Mỹ và Đức sử dụng máy tính điện tử để tổ chức sản xuất kinh doanh trồng trọt và chăn nuôi. Còn ở Châu á như Nhật Bản năm 1985 có 67% số trang trại có máy kéo lớn. Thực tế một mặt các trang trại mua sắm các máy móc nhỏ để sử dụng riêng mặt khác lại có xu thế sử dụng chung các máy móc có công suất lớn từ đó hình thành các trang trại nên các trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp với làm dịch vụ. ở Inđônêxia có 20% trang trại sử dụng máy kéo nhỏ và 23% sử dụng máy kéo lớn, ở Philippin 31% trang trại sử dụng chung ô tô vận tải ở nông thôn, 10% sử dụng chung máy bơm nước, việc sử dụng chung đem lại hiệu quả kinh tế cao. e) Lao động. Do mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao nên số lượng và tỉ lệ lao động làm trong các trang trại ở các nước phát triển giảm nhiều và chỉ chiếm 10% tổng lao động xã hội. ở Anh năm 1950 lao động trong các trang trại là 1.164.000 năm 1987 giảm xuống 670.000 tốc độ giảm lao động nông nghiệp hàng năm bình quân là 1,5%. ở Mỹ các trang trại có thu nhập từ 100.000 - 500.000 USD/năm thuê từ 1 - 3 lao động. f) Hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại. ở các nước hướng kinh doanh của các trang trại có sự đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm của trang trại, chính sự đa dạng hoá sản xuất kinh doanh của các trang trại có liên quan tới cơ cấu thu nhập cũng như sự biến động của lao động trong trang trại qua các thời kỳ phát triển. Hướng kinh doanh của trang trại có thể là: loại trang trại kinh doanh tổng hợp nhiều sản phẩm có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, các ngành nghề khác ở nông thôn và loại trang trại thuần nông, sản xuất tập trung vào nông nghiệp. Nguồn thu nhập của các trang trại hiện nay có sự thay đổi nhiều so với trang trại trước đây, bao gồm thu nhập từ trang trại và thu nhập ngoài trang trại. Với trang trại thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu là từ sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp, loại trang trại có thu nhập thêm từ ngoài nông nghiệp loại trang trại này ở các nước phát triển ngày càng giảm, còn các trang trại có thu nhập thêm từ ngoài nông nghiệp loại này các nước ngày càng tăng, có những nước số trang trại này cao hơn số trang trại thuần nông. h) Thị trường đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp. Đối với các trang trại trong nền sản xuất hàng hoá, dịch vụ đầu vào đầu ra có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của kinh tế trang trại, ở nhiều nước các trang trại có quyền lựa chọn mua sắm máy móc và các loại vật tư cho trồng trọt và chăn nuôi từ nhiều đơn vị cung ứng khác nhau đồng thời cũng tiêu thụ sản phẩm theo nhiều kênh khác nhau qua cơ quan thu mua, thị trường tự do, xí nghiệp chế biến. Nhà nước có các biện pháp tích cực can thiệp gián tiếp vào thị trường nông sản thông qua các đòn bẩy kinh tế để tạo sự cân bằng về cung cầu trên thị trường nông sản nhằm điều tiết chống khủng hoảng. f) Những nhận xét rút ra từ quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại thế giới. - Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại là hoàn toàn thích hợp và đạt hiệu quả cao. - Đất đai của trang trại gồm nhiều loại sở hữu khác nhau trong đó là đất thuộc sở hữu gia đình người chủ trang trại có quyền quyết định về cách sử dụng ruộng đất đó sao cho có hiệu quả nhất. - Quy mô trang trại ở mỗi nước khác nhau nhưng có xu hướng chung là tăng lên, trước tiên tăng về quy mô diện tích, đến động vật nuôi tiếp theo tăng thêm máy móc trang thiết bị và công nghệ tiên tiến ... Từ đó giá trị sản phẩm và sản phẩm hàng hoá cũng tăng, sự mở rộng quy mô sản xuất gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Cơ cấu thu nhập của trang trại có sự thay đổi, lúc đầu chủ yếu thu từ nông nghiệp nhưng càng phát triển thì thu từ nông nghiệp giảm trong khi đó thu từ ngành nông nghiệp tăng. - Người chủ trang trại cũng là người lao động, họ có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. - Hệ thống dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra tương đối tiện lợi, thị trường rộng khắp đảm bảo cho các trang trại đi sâu vào sản xuất chuyên môn hoá. - Các trang trại cũng sử dụng lao động làm thuê. - Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các trang trại hình thành và phát triển, chính phủ ban hành các chính sách về ruộng đất, chính sách về vốn lãi suất ưu đãi chính sách trợ giúp, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã từng bước tạo dựng môi trường pháp lý cho các trang trại phát triển. 6.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. - Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến dân tộc (thế kỷ X - XIX). Trong thời kỳ phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khoán đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp ... Thời kỳ Lý Trần : do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho tầng lớp quý tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp đồn điền... Thời Lê Nguyễn: hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp gồm: trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò quan trọng và tích cực trong cuộc phát triển nông nghiệp mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực địa phương và tù binh. - Kinh tế trang trại thời kỳ pháp thuộc: mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vũng lãnh thổ rộng lớn mà chúng đạt được thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa thông qua đó dễ nâng phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền cuả người pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế chính sách khen thưởng. - Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. + Thời kỳ 1945 - 1975: trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: các nông trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém. + ở miền Nam thời kỳ 1954 -1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiếm chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá. - Thời kỳ 1975 lại đây: Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các hợp tác xã ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp. Trong thập niên 80 đặc biệt là đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta tiếp đó Bộ chính trị có nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Sau nghị quyết 10. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật._. doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với quy mô thích hợp, luật đất đai năm 1983 và nghị quyết 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1996 và sau đó Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần 4 (khoá VII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. ở hầu hết các địa phương trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng, nhiều địa phương đã có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. Theo số liệu điều tra khảo sát của các địa phương dựa vào hướng dẫn sơ bộ về khái niệm và tiêu chí nhận dạng trang trại của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiên nay nước ta có khoảng trên 113.000 trang trại tập chung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc. - Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại. Với các tỉnh phía Bắc, bình quân đất sản xuất của mỗi trang trại trên 4ha chiếm 5,1%, 2ha chiếm 56%, 10ha chiếm 38,3%, 10 - 30ha chiếm 0,6% chưa có trang trại nào đến vài trăm ha. Với các tỉnh phía Nam, đất sản xuất bình quân của một trang trại ở Gia Lai là 4,29ha, Đắc Lắc 6,3ha, Bình Dương 10 ha, Bình Định 8 ha, Quảng Nam 2 ha, Bình Thuận 7 - 8 ha, Thành phố Hồ Chí Minh 2 ha. Như vậy đất canh tác sản xuất nông nghiệp của các tỉnh miền Bắc là thấp hơn các tỉnh miền Nam. Nói chung thì theo điều tra kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các vùng trung du, miền núi, ven biển đó là những nơi có tiềm năng đất đai lớn. - Về lao động của mỗi trang trại. Với các tỉnh phía Bắc: Với trang trại trồng cây lâu năm như cây ăn quả diện tích 2ha đất canh tác thì ngoài 2 - 3 lao động gia đình thì cũng chỉ cần thuê thêm 1 lao động thường xuyên, từ 2 - 5 ha thuê 2 - 3 lao động; từ 5 - 10 ha thuê 3 - 5 lao động ; từ 10 - 20 ha thuê 6 - 10 lao động. Như vậy lao động thuê bình quân 1 trang trại ở phía Bắc chỉ từ 2 - 4 lao động thời vụ 3 - 4 lao động, với mức lương khoảng 250.000 - 300.000đ/tháng. Các tỉnh phía Nam số lao động cần cho hoạt động sản xuất của mỗi trang trại thường lớn hơn các tỉnh phía Bắc, do quy mô đất canh tác, tính chất tập trung hàng hoá cao hơn tính bình quân một trang trại phía Nam thuê lao động thường xuyên trong năm là 8 - 10 lao động tiền lương được trả 500.000 - 600.000đ/tháng. - Vốn đầu tư của trang trại: Theo các tài liệu nghiên cứu điều tra, báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thì vốn đầu tư cho trang trại của tỉnh phía bắc khoảng 50 - 80 triệu đồng. ở các tỉnh phía Nam vốn đầu tư lớn hơn ít nhất khoảng 50 triệu đồng cao nhất là 4 tỷ đồng. Bình Dương bình quân * là 250 triệu đồng. Đáng chú ý là nguồn vốn tự có trên 81%, vốn vay ngân hàng từ 3 – 5% vốn vay của chương trình (ngoài chương trình 327 nếu có) không đáng kể còn lại vay các nguồn khác. 7. Chủ chương, chính sách phát triển kinh tế trang trại của đảng và nhà nước. Nông nghiệp là một trong những ngành phức tạp, nặng nhọc rủi ro cao, mức sinh lời thấp, tuy nhiên xã hội và các ngành của nền kinh tế quốc dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trang trại. Đảng và nhà nước đã đưa ra kinh tế trang trại chỉ thị 100 của Ban bí thư (31/1/1981) về khoản sản phẩm đến nhóm và người lao động, cho phép hộ gia đình chủ động sử dụng một phần lao động và thu nhập song chưa thay đổi gì về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Tiếp đến là nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) đã nâng cao mức tự chủ kinh doanh của hộ xã viên, đồng thời với việc thừa nhận hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ. Nhà nước còn từng bước tạo dựng môi trường thể chế thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình tự do phát triển kinh tế. Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 10/3/1993 thực hiện việc giao đất giao rừng dài hạn cho hộ nông dân, thừa nhận 5 quyền sử dụng đất. Ngoài ra nhà nước còn ban hành các chính sách, các chương trình, các dự án nhằm hỗ trợ vốn cho hộ nông dân làm giàu và phát triển kinh tế như: chỉ thị số 20 – CT về cho vay vốn sản xuất nông lâm nghiệp đến hộ sản xuất ... mỗi nghị quyết TW 5 khoá VII, và nghị quyết TW 4 khoá VIII đã vạch ra đường lối chiến lược, tạo bước ngoặt cơ bản cho sự đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung – kinh tế trang trại nói riêng. Nghị quyết 06 – NQTW của Bộ chính trị, ngày 10/11/1998 chỉ nỗ “ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại, nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu. Một bộ phận trang trại ngoài lao động gia đình có thuê thêm lao động để sản xuất kinh doanh, quy mô diện tích quay quanh mức nạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật. Nhà nước có hình thức và chính sách phát triển trang trại gia đình như các loại hình thức sản xuất khác của kinh tế hộ...” Và ngày 2/2/2000 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại, mở ra một hướng mới cho phát triển kinh tế trang trại với nội dụng chính. - Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giầu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bố lại lao động dân cư xây dựng nông thôn mới. - Một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với KTT . + Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được nhà nước giao đất và cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh. + Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc ở trung du miền núi, biên giới, bán đảo, tận dụng khai thác và khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bao bồi ven sông ven biển, mặt nước eo vịnh... + Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển. - Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả. Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở yên bái I/ Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở tỉnh Yên Bái. 1. Đặc điểm tự nhiên. a) Vị trí địa lý. Là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng trung tâm Bắc Bộ. - Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. - Yên Bái là tỉnh có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ khá thuận tiện cách thủ đô Hà Nội 180 km, cách Lào Cai 180 km. Diện tích tự nhiên: 688.292ha. Toạ độ địa lý: từ 103056’26’’ đến 105003’07’’ độ kinh Đông. 21024’40’’ đến 22016’32’’ vĩ độ Bắc. Với vị trí đó cho phép Yên Bái phát triển một nền kinh tế hàng hoá đa dạng ... b) Đất đai. Biểu: Cơ cấu diện tích đất đai toàn quốc và tỉnh Yên Bái Chỉ tiêu Toàn quốc Yên Bái Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng diện tích 32.868.095 100 688.292 1.000 1. Đất nông nghiệp 8.104.241 24,66 66.692 9,7 1.1. Đất trồng cây hàng năm 5.678.055 70,07 39.787 59,66 1.2. Đất vườn tập 561.369 6,93 6.903 10,35 1.3. Đất trồng cây lâu năm 1.453.302 17,93 16.923 25,37 1.4. Đất đồng cỏ 71.584 0,88 1.977 2,96 1.5. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 339.331 4,19 1.102 1,65 2. Đất lâm nghiệp 10.935.362 33,27 568.278 62,5 3. Đất khác 12.087.046 36,77 53.322 7,8 Nguồn: Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2001 Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 688.292ha. Đất nông nghiệp: 66.692 ha chiếm 9,7 % tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp: 568.278 ha chiếm 62,5% tổng diện tích tự nhiên. Đất khác: 53.322 ha chiếm 7,8 % tổng diện tích tự nhiên. Xét theo điều kiện hình thành đất đai của tỉnh Yên Bái được hình thành 2 loại chính: đất hình thành tại chỗ (đất địa thành), đất thuỷ thành và bán thuỷ thành. Theo kết quả trên thì đất lâm nghiệp là 461.705 ha chiếm 67,1% tổng diện tích. Đây là một trong các điều kiện thuận lợi cho các trang trại ở tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng trồng caay lâm nghiệp phù hợp với trồng cây lâm nghiệp và một số cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Trong đất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm là 39.787ha chiếm 70% , đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 1.102 ha chiếm 1,93%. Đất vườn tạp là 6.903 ha chiếm 12,1 %; Đất trồng cây lâu năm là 16.923 ha chiếm 2,9% ; đất chăn nuôi là 1.977 ha chiếm 3,4%. c) Thời tiết, khí hậu, thuỷ văn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của Yên Bái có những nét đặc trưng riêng, được thể hiện ở 1 số yếu tố thời tiết sau: - Nhiệt độ (T0) T0 (bình quân năm ) 22 - 230C T0 (bình quân lớn nhất) 290C T0 (bình quân nhỏ nhất) 13,50C T0 (cao tuyệt đối) 380C T biên độ nhiệt độ 14 - 150C - Độ ẩm không khí bình quân (A0) = 85 - 87% là tỉnh có A0 cao trong vùng. - Lượng mưa bình quân: (a) = 1500 - 2200 mm/năm, chủ yếu tập trung vào các tháng: 6,7,8,9. Lượng mưa trong các tháng này bằng 2/3 lượng mưa cả năm. d. Thuỷ văn - Tỉnh Yên Bái có hai hệ thuỷ chính: Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tổng chiều dài 1.126km chảy vào Việt Nam 500km qua địa phận tỉnh Yên Bái 99km đây là tuyến đường thuỷ quan trọng tham gia vào vận chuyển hàng hoá và lâm sản của các huyện Văn Yên, Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Sông chảy bắt nguồn từ dãy núi Tây côn Lĩnh, chảy theo hướng tây Bắc - Đông Nam tổng chiều dài 300km chảy qua địa phận Yên Bái 97km, là tuyến giao thông chính của 25 xã ven hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình, làm nhiệm vụ vận chuyển lâm sản, hàng hoá và vật liệu xây dựng tự thượng nguồn về cảng hương Lý. Ngoài ra còn có hàng trăm ngòi và suối lớn thuộc lưu vực sông Hồng, sông chảy, sông Đà rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt. Nhìn chung những đặc điểm về thời tiết khí hậu, đất đai ở tỉnh Yên Bái có nhiệu lợi thế để phát triển nền sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Như vậy diện tích đất tỉnh Yên Bái chiếm 2,09% so với diện tích ở toàn quốc trong đó đất nông nghiệp chiếm 0,82%, đất lâm nghiệp chiếm 5,196%, đất khác chiếm 0,44% do đó tỉnh Yên Bái có thể mạnh về phát triển sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp. 2. Cơ sở hạ tầng. 2.1 Giao thông Yên Bái là tỉnh có đủ 4 loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, hiện nay đường hàng không chưa được khai thác, các loại hình vận tải được thể hiện như sau: - Đường bộ: + Quốc lộ: có 3 tuyến với tổng chiều dài 370km, mật độ 0,5km/1000ha, 0,55km/1000 dân. + Tỉnh lộ: có 4 tuyến với tổng chiều dài 158km, mật độ 0,3km/1000ha, 0,22km/1000 dân. + Huyện lộ: có tổng chiều dài 1947km, mật độ 0,18km/1000ha. 1,94km/1000 dân. - Đường sắt: tuyến Hà Nội - Lào Cai chạy qua Yên Bái với tổng chiều dài 88km. - Đường thuỷ: Sông Hồng qua địa phận tỉnh Yên Bái: 115km Đường thuỷ tuyến hồ Thác Bà với chiều dài: 80km Về chất lượng công trình giao thông: - Đường sắt là loại hình vận chuyển thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm qua mặc dù đã được nhà nước đầu tư cho việc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp, nhưng chất lượng nhiều đoạn đường và một số nhà ga, bến bãi đã xuống cấp cần được đầu tư hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. - Đường bộ nhiều tuyến đường liên tỉnh liên huyện đã xuống cấp, đặc biệt là các tuyến đường phía Tây, trục đường giao thông qua các tuyến trạm tầu, Mù Căng Chải do ảnh hưởng của thời tiết và địa hình, nên đường bị sạt lở và hư hỏng nhiều cần được đầu tư và sửa chữa kịp thời. Hệ thống đường nội thị và đường nông thôn từ năm 1995 đến nay đã được chú trọng mở mang và nâng cấp. Tuy nhiên với các xã vùng núi, vùng sâu vùng xa hệ thống đường nông thôn còn thiếu và chất lượng đường kém, nhiều xã của huyện Trạm Tấu, Mù Căng Chải và vùng cao Văn Chấn đường tới các xã chủ yếu là đường mòn. Đây là điểm hạn chế rất lớn đối với lưu lượng hàng hoá, đời sống và sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân miền núi. 2.2. Hệ thống điện, thông tin văn hoá, xã hội của tỉnh: Cùng với sự phát triển chung của hệ thống điện lưới quốc gia, nhiều trạm hạ thế được xây dựng để cung cấp điện cho đời sống và sản xuất của nhân dân, các phương tiện và loại hình thông tin đại chúng trong những năm gần đây không ngừng phát triển, hầu hết các xã phường trong tỉnh được tiếp nhận thông tin, các chính sách của Đảng và nhà nước một cách kịp thời. Đây là điều kiện thuận lợi để từng bước nâng cao hoạt động văn hoá tinh thần cho nhân dân vùng cao. Tuy nhiên do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, nhiều xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa đời sống văn hoá tinh thần còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Trong thời gian tới cần được đầu tư phát triển để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tóm lại: tỉnh Yên Bái có những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại. Để thúc đẩy nhanh hơn nữa phát triển sản xuất hàng hoá, trang trại đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng thì mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 3. Dân số và lao động. 3.1. Dân số. Theo số liệu điều tra và tổng hợp số liệu trung toàn tỉnh Yên Bái đến hết năm 1998 như sau: Tổng số nhân khẩu: 678.684 người. - Nam: 327.746 người. - Nữ: 351.936 người. Tổng số hộ ước tính: 111.240 hộ. Với tỷ lệ tăng dân số 2% thì hàng năm dân số của tỉnh Yên Bái tăng thêm khoảng 15.230 người chưa kể số tăng cơ giới và khẩu tạm trú trên địa bàn tỉnh. 3.2. Lao động. Tổng số lao động: 343.692 người chiếm 47% dân số. - Nam: 167.302 người chiếm 48,7% dân số. - Nữ: 176.390 người chiếm 51,3% dân số. Trong đó: - Lao động thành thị: 78.537 người. - Lao động nông thôn: 265.156 người. - Lao động sản xuất nông lâm nghiệp: 277.015 người chiếm 80,6%. - Khu vực quốc doanh: 10.981 người chiếm 3,2%. Do đặc điểm là 1 tỉnh miền núi nên lao động chưa được đào tạo và trình độ có hạn do đó chưa tiếp nhận và vận dụng được những kỹ thuật và thông tin một cách có hiệu quả. Cho nên yêu cầu đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với yêu cầumới là một điều hết sức cấp bách hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế trang trại. Tóm lại từ những vấn đề đã phân tích ở trên có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Yên Bái như sau: - Thuận lợi: + Nằm trên trục giao lưu kinh tế giữa miền núi với đồng bằng và trung du, giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, cho nên thuận tiện cho việc chung chuyển và giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng. + Sản xuất nông lâm nghiệp đã được chú trọng đầu tư, sản phẩm nông lâm nghiệp, đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. + Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), lực lượng lao động là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và nông lâm nói riêng. + Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp được hình thành rộng khắp, lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp cộng đồng đang được chú trọng phát triển. + Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là nhân tố tích cực và thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh, vùng đặc sản của tỉnh. + Nguồn nhân lực phong phú, nhân dân lao động cần cù là nhân tố thuận lợi để tổ chức sản xuất. + Mạng lưới giao thông phát triển, loại hình phong phú là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng trong tỉnh. - Khó khăn. + Nền kinh tế còn nghèo so với một số tỉnh trong vùng, đòi hỏi sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước để Yên Bái có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế. + Cơ sở hạ tầng của nhiều vùng còn thiếu , chất lượng thấp đã tạo ra sự không đồng đều cho sự phát triển kinh tế giữa vùng thấp với vùng cao, giữa nông thôn với thành thị. Tình trạng thiếu lương thực của đồng bào miền núi, đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa chưa được giải quyết do thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất, cần phải tổ chức để đồng bào tham gia sản xuất lâm nghiệp tạo ra hàng hoá lâm sản để trao đổi lương thực. + Nguồn nhân lực phân bố không đồng đều, nơi thiếu nơi thừa, lao động có tay nghề thiếu, đã hạn chế việc tiếp thu, chuyển dao và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. + Mức độ đầu tư hạn chế và dân chủ, giá cả chưa nhất quá và ổn định, chính sách chưa thiết thực và kịp thời nhằm khuyến khích đẩy mạnh công tác khoanh nuôi, bảo về và trồng rừng. II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh yên Bái 1. Số lượng và các loại hình trang trại. ở Yên Bái một số trang trại được hình thành trước năm 1985, lúc bấy giờ chỉ có một số hộ dân người địa phương và một số dân miền xuôi lên khai hoang lập nghiệp, tuy đất hoang trong vùng còn nhiều, nhưng do vốn ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường tiêu thụ còn khó khăn nên diện tích đất đai chưa khai phá được bao nhiêu, chỉ có một ít ruộng nước và đất trồng mầu được sử dụng sản xuất lương thực nhằm mục đích tự cung tự cấp. Từ khi có nghị quyết 10 (04/1988) các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ được giao quyền sử dụng đất lâu dài và được sự hỗ trợ vốn, cây giống thông qua dự án SIDA của thuỷ Điếu, các hộ mới có điều kiện trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tạo ra sản phẩm hàng hoá từ đó hình thành dần dần các trang trại. Từ năm 1992 mô hình trang trại nhân dân được phát triển đến năm 1996 có trên 7.000 trang trại với đủ các loại hình VAC, VACR, rừng chăn nuôi, vường rừng, ao vườn, cây ăn quả. Quy mô ngày càng được mở rộng, nhất là khi có chương trình phát triển cây cà phê đòi hỏi mức đầu tư lớn hơn và thu hút nhiều lao động. Kinh tế trang trại ở Yên Bái được phát triển nhanh trong một vài năm gần đây. Quy mô sản xuất của trang trại còn nhỏ, vốn đầu tư chưa cao, chủ yếu trang trại trực tiếp quản lý và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, có thuê thêm lao động nhưng không lớn, phần lớn trang trại thuê lao động theo mùa vụ. Hướng sản xuất của trang trại thiên về loại sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có giá trị kinh tế cao, một phần trang trại đã phát triển rừng, nhưng chủ yếu vốn vay theo chương trình 327 và được lâm trường khoán đất thu nhập bình quân của các trang trại vượt trội so với thu nhập trong vùng. Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái có 7252 trang trại diện tích bình quân tự nhiên của một trang trại ở Yên Bái là 6,13ha, trong đó đất trồng trọt 0,71 ha chiếm 11,58%, đất ao hồ là 0,13ha chiếm 2,12% đất lâm nghiệp 4,32% ha chiếm 70,47%, đất thổ cư bao gồm cả đất vườn là 0,97ha. Yên Bái đã thực hiện giao đất giao rừng tương đối sớm và thực hiện liên tục từ năm 1989 tới nay, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 92.676 hộ, đạt 64% số hộ trong toàn tỉnh, về diện tích đất nông nghiệp đã cấp 22.713ha đạt 35% tổng số đất nông nghiệp phải cấp. Đất đã cấp GCN QSDĐ là 1.299 ha đạt 49% tổng diện tích đất ở phải cấp. Đất lâm nghiệp đã cấp sổ đỏ 25.785ha đạt 11,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp phải cấp. Chè là cây chủ lực của phần lớn các trang trại trong tỉnh. Cây cà phê là loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên cây cà phê đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn, nên chưa có trang trạinào đủ điều kiện để phát triển cây cà phê. Cây ăn quả là cây truyền thống có từ lâu đời ở địa phương với những giống đặc sản nổi tiếng từ lâu đời ở địa phương với những giống đặc sản nổi tiếng cây lâm nghiệp được coi là cây trên trong quá trình hình thành và phát triển trang trại. Tuy nhiên mới có 25% trang trại thu hoạch gỗ của số cây được tồng phổ biến như: bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo tai tượng, nhiều trang trại ở vùng cao và cả các trang trại ở vùng thấp đến trồng quế có giá trị kinh tế nhất cao. Phát triển chăn nuôi là thế mạnh của tỉnh vì có nhiều khả năng chăn thả gia súc dưới tán rừng và có điều kiện trồng mầu để nuôi lớn gia cầm, những năm gần đây chăn nuôi phát triển với tốc độ khá nhanh trong tổng số 1313 trang trại chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên chăn nuôi còn có những hạn chế về giống, cơ sở chế biến và mạng lưới thú y. Các trang trại quanh hồ Thác Bà có thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản vì ngoài việc khai thác tôm cá trong vùng hồ, các trang trại còn đầu tư xây dựng nhiều ao ở trên địa hình thấp vùng ở gần hồ. Hiện nay 40 trong tổng số 87 trang trại kinh doanh nuôi cá đã có lãi, nuôi ba ba cũng đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng để có được những ao có tiêu chuẩn, các chủ trang trại phải có nhiều vốn và nắm vững kỹ thuật thâm canh. Về cơ cấu các loại hình trang trại, qua số liệu điều tra của Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái cho thấy: ( Xem biểu này) Biểu 6: số lượng và các loại hình trang trại Loại mô hình trang trại Đơn vị Tổng số Tổng số Cái Số lượng trang trại Cơ cấu Trang trại: VARC Trang trại: VRC Trang trại: VAC Trang trại: ACR Trang trại: VC Trang trại: CR Trang trại: AC Trang trại: VA Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái Cái 47 2 120 18 16 16 48 6 12 66,67 16,95 2,54 2,26 2,26 6,78 0,84 1,69 Nguồn: số liệu điều tra của viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002 Số liệu biểu 6 cho thấy, trong tổng số mô hình trang trại điều tra, trong đó có mô hình kinh doanh tổng hợp VARC (vườn ao chuồng và rừng) có 472 trang trại chiếm 66,67% mô hình chuyên môn hoá VC (vườn chăn nuôi), AC (ao cá chăn nuôi) VA (vườn ao cá)... có 116 trang trại chiến 16,38%. 2, Tình hình về chủ trang trại a, Xuất thân của chủ trang trại Trong tổng số 708 trang trại khảo sát thì có trên 90% số chủ trang trại là nam giới, với đủ các thành phần dân tộc trong tỉnh như kinh, thái, mông, tày... nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại là rất phong phú trong đó chủ trang trại xuất thân từ hộ nông dân chiếm 76,8%. Chủ trang trại là cán bộ công nhân là 111 người chiếm 15,68%. Chủ trang trại là cán bộ nghỉ hưu là 63 người chiếm 8,89%. Những số liệu trên cho thấy rằng sức nút của kinh tế trang trại đối vứi người ngoài lĩnh vực nông nghiệp tham gia tiền vốn đầu tư vào nông nghiệp chưa cao. Tham gia phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái có đầy đủ các đối tượng cụ thể là: Đảng viên 25% nhiều nhất là ở thị xã Yên Bái 16/28 người là Đảng viên, đoàn thanh niên chiếm 23,6%. Điều đó chứng tỏ rằng chương trình phát triển kinh tế trang trại đang được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và các chức đoàn thể tham gia hưởng ứng. b, Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của chủ trang trại. - Trình độ văn hoá các chủ trang trại ở tỉnh yên Bái tương đối thấp đại đa số chỉ học hết cấp II, 56% số chủ trang trại học hết cấp II, 12,64% học hết cấp III còn lại là trình độ cấp I. - Trình độ chuyên môn: hơn 1 nửa số chủ trang trại khảo sát chưa từng qua đào tạo chuyên môn chiếm 87,28% chủ yếu trang trại phát triển kinh tế bằng kinh nghiệm bản thân hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng các khoá tập huấn ngắn hạn theo các trương trình khuyến nông của huyện. Song cũng hạn chế , ý thức về chình độ chuyên môn chưa được quan tâm nhiều hoặc chưa có đủ điều kiện để thực hiện một cách đầy đủ, hiểu biết về quy luật cũng như cơ chế thị trường còn ở mức thấp, mọi vấn đề thực sự chú trọng để có thể nâng lên thành điều kiện cân đối với phát triển mở rộng quy mô sản xuất, trong số 708 trang trại được khảo sát thì số chủ trang trại có trình độ trung cấp là 36 người chiếm 5% và sơ cấp là 54 người chiếm 7,8% chủ trang trại ở Yên Bái là tương đối thấp. 3) Các yếu tố sản xuất của trang trại 3.1. Quy mô đất đai của trang trại Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất của trang trại nói riêng. nguồn tài nguyên đất là có hạn nên quy mô đất đai của trang trại giữa các vùng khác nhau. Vì vậy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất là yêu cầu sức quan trọng của người trang trại. Yên Bái là một tỉnh miền núi đang trong quá trình thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp để tiếp cận nền kinh tế hàng hoá, cơ sở hạ tầng kém phát triển kinh tế trang trại. Đáng chú ý là cơ cấu đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất nông - lâm - ngư nghiệp ở yên Bái là 9,7%. Như đề cập đến vấn đề quy mô ruộng đất trong kinh tế trang trại Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng chúng ta cần phân tích kỹ hơn yếu tố quy mô đất đai. Trước hết là khái niệm "lớn" và 'nhỏ" của đất đai trong trạng trang trại, khi so sánh quy mô đất đai để xem xét tác động của quy mô đến hiệu quả kinh doanh thì không nhất thiết bao giờ quy mô đất lớn hơn thì hiệu quả lớn hơn mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: sản phẩm được sản xuất ra có giá trị như thế nào, thị trường đối với sản phẩm đó có ổn định không? phương thức sản xuất trên đất đai ? trình độ áp dụng khoa học và công nghệ trên đất đai của trang trại. Hiệu quả đất đai lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào các yếu tố vừa nêu và bản thân quy mô cũng là yêú tố quyết định những yếu tố trên. Nếu phân quy mô theo diện tích được kết quả sau Biểu 8: cơ cấu trang trại điều tra phân theo quy mô diện tích ruộng đất. Chỉ tiêu Đơn vị Chung < 5 ha 5 - 10ha > 10ha ồ trang trại điều tra % so với tổng số Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Số cơ sở % Số cơ sở " " 708 100 480 340 210 475 67 380 140 110 115 16,24 70 120 60 118 16,67 30 8 40 Nguồn: số liệu điều tra của Viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002 Số liệu biểu 7 cho thấy quy mô diện tích trang trại tập trung chủ yếu dưới 10 ha chiếm 83,24% so với tổng số trang trại điều tra. Có thể nói phần lớn các trang trại thuộc quy mô vừa và nhỏ. Mỗi một trang trại khác nhau, cách bố trí diện tích cây trồng cũng khác nhau thể hiện qua số liệu sau: Biểu 9: Cơ cấu diện tích đất đai ở các trang trại điều tra Loại đất Đơn vị Bình quân chung Các điểm điều tra Trất yên Văn chấn TX Yên Bái Văn yên Lục yên Trạm tấu TX nghĩa lộ Yên Bình Mù Căng chải Diện tích Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất thổ cư Ha % % % 3,12 20 74,55 5,45 3,04 22,16 75,25 2,59 2,5 13,66 79,76 6,58 2,16 20,86 77,29 1,85 2,48 16,18 66,04 17,78 4,34 26,72 68,0 5,28 3,8 18,16 78,47 3,1 2,92 15,23 73,01 4,28 3,34 23,2 71,2 6,8 3,1 21,57 79,34 5,27 Nguồn: Số liệu điều tra của viện quy hoạch Biểu số 9 cho thấy các trang trại đã giành phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp để tập trung theo hướng sản xuất lâm nghiệp, diện tích đất trong các trang trại có tới 74,55 chiếm khoảng 20% tổng diện tích của trang trại, cùng với việc bố trí sử dụng đất, ưu tiên đất cho từng cây, con phát triển nông nghiệp và cây lâm nghiệp để tạo thảm thực vật chống sói mòn . Thực tế cho thấy hầu hết các trang trại ở vùng này đất có độ dốc tương đối cao, trên đỉnh đồi thường bố trí công lâm nghiệp, vùng đồi thấp bố trí cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày xen kẽ trồng cây lâm nghiệp khác, vùng bằng phẳng hơn thường trồng cây lương thực và cây hàng năm. Riêng vùng đất xũng dành để trồng lúa hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó thấy được hầu hết các chủ trang trại đã biết tận dụng ưu thế của từng loại đất để bố trí cây trồng vật nuôi sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 3.2. Nguồn hình thành vốn của trang trại Qua khảo sát chủ trang trại sử dụng vốn tự có của gia đình là chính. Các trang trại có qui mô từ 2 - 5 ha thường có 3 - 4 lao động, lượng vốn tối thiểu cần từ 30 - 40 triệu. Trang trại có diện tích 8 - 12ha nhu cầu vốn đầu tư từ 100 - 120 triệu đồng. Trong đó vốn tự có của gia đình 85%, vay ngân hàng 10%, huyđộng trong cộng đồng 5%. Theo thống kê bình quân một trang trại vay 1,3 triệu đồng số vay tín dụng đầu tư lớn không nhiều. Nhìn chung vốn vay sản xuất kinh doanh sử dụng hiệu quả, có khả năng trả nợ gốc và lãi. Và số nguồn vốn đó đã được chủ trang trại đầu tư ( xem biểu sau) Biểu 10: Vốn của chủ trang trại đã đầu tư Đơn vị: Triệu đồng Huyện Số trang trại điều tra Tổng vốn Trong đó Vốn phát triển nông ngiệp Vốn phát triển lâm nghiệp Vốn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm Vốn nuôi chồng thuỷ sản Vốn khác Trấn yên TX Yên Bái Văn Chấn Văn yên Mù Căng Chải TX nghĩa lộ Yên Bình Trạm Tấu Lục yên 135 28 107 284 17 4 96 1 26 9324,2 3437,8 6358,44 6836,8 594,1 474,8 19730,5 35,6 4506,23 4154,6 1128,6 3791,47 951,8 207,7 417,5 5238,8 11,217 1428,6 2512,1 523 381,02 1172,7 31,1 14 4139,4 4,428 726,32 2315,9 1008,2 1995,04 3790,2 350,5 40,3 5453,2 17,617 1123,2 268,9 170 158,41 258,2 3,6 0 1305,3 0 197,85 72,7 608 32,5 663,9 1,2 3 3593,8 2,238 1030,26 Bình quân 72,45 24,604 13,334 22,73 3,336 8,485 ồ 708 51330 17420,287 09441,06 16094,3 2362,26 6007,59 Nguồn: Số liệu điều tra của viện quy hoạch tỉnh Yên Bái năm 2002 Tổng số vốn của các trang trại sản xuất kinh doanh tại thời điểm khảo sát là 51330 triệu đồng bình quân mỗi trang trại có 72,45 triệu đồng vốn trong đó được chia thành những nguồn sau. - Từ vốn phát triển nông nghiệp: tổng số vốn đầu tư là 17420,29 triệu đồng chiếm 33,934% số vốn được đầu tư. Huyện Yên Bình là nơi có số lượng vốn đầu tư từ nguồn phát triển nông nghiệp là nhiều nhất 5238,8 triệu đồng chiếm 30%, tổng số vốn vay bình quân đạt 54,57 triệu đồng/ trang trại một năm. - Từ vốn phát triển lâm nghiệp: tổng số vốn đầu tư là 9441 triệu đồng trong đó huyện Yên Bình chiếm 43,84%. - Từ vốn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm: Tổng số vốn đầu tư là 16094,3 tri._.g tích tụ ruộng đất không thể diễn ra tự phát mà có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nhất là cấp chính quyền địa phương nhằm hạn chế một số bộ phận nông hộ nhỏ vì hoàn cảnh khó khăn quẫn bách buộc phải mất đất đi đến thất nghiệp bần cùng hoá. Trong bối cảnh hiện nay, để khuyến khích tập trung ruông đất phát triển kinh tế cần tập trung một số vấn đề sau: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản phát huy về đất đai trong đó lưu ý hướng khai hoang để phát triển trang trại. Tiếp tục tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại, ở những diện tích khai hoang được phép và nhận đất chuyển nhương chưa hợp pháp. Đối với đất khai hoang phùhợp với quy định của pháp luật cần hợp pháp hoá ngay bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tiếp tục khuyến khích các trang trại khai hoang. Tiến hành giao đất giao rừng cho trang trại, đặc biệt là vùng hoang hoá, đất trồng đồi núi trọc ... có nhiềukhó khăn khai thác và nhận ít người vào làm việc, những cá nhân có nguyện vọng thiết tha muốn làm trang trại sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì cho họ nhận không thu tiền với diện tích có thể so với mức hạn điền. Đối với vùng đất và rừng gần trục giao thông hoặc nhà máy cần chuyển sang theo mức bình quân theo nhân khẩu trong vùng hoặc giao cho những hộ để sinh sống. Còn đối với vùng sâu vùng xa cần giao theo khả năng và chonhững hộ chưa được nhận đất với cơ chế mới về rừng cần chuyển từ chế độ khoán thuê bao rừng sang khoán tỷ lệ theomức ăn chia lúc khai thác (có tỷ lệ 50:50 hoặc 30:30) tuỳtheo suất đầu tư ứng trước của nhà nước. Đối với hộ nông dân đất lâm nghiệp và rừng được giao thằng cho hộ hoặc giao ở đây là rừng sản xuất đang chu kỳ khai thác hoặc rừng sản xuất đang cần bảo vệ tái sinh. Rừng phòng hộ và từng đặc trưng cần có tổ chức và cơ chế riêng nhưng cũng không hoàn toàn loại bỏ vai trò kinh tế hộ một trong những nhân tố tác động thường xuyên vào các loại rừng này cần nghiên cứu sau khi rừng đã hết chu kỳ khai thác sẽ thay thế cây trồng gì có hiệu quả cao hơn mà vẫn làm được chức năng phòng hộ đầu nguồn. Cuối cùng là việc thừa nhận về pháp lý đất đailà một hàng hoá đặc biệt để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả. Thị trường đất đai của nước ta đang trong quá trình hình thành và phát triển nhưng nó đã và đang bộc lộ những yếu kém những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước cần thừa nhận đất đai là một hàng hoá đặc biệt và có chính sách phù hợp để đảm bảo choloại hangf hoá này vận động trong cơ chế thị trường, hướng dẫ và điều tiết các mối quan hệ trong quá trình sử dụng đất đai. Từ đó nông dân có thể yên tâm khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả, nâng cao sản phẩm hàng hoá sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước quản lý tốt đất đai. 2. Giải pháp về lao động. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại nguồn lao động có vai trò lớn. Trong điềukiện kinh tế thị trường, lao động của trang trại gồm có lao động gia đình và lao động làm thuê chủ yếulà người địa phương. Hiện nay hầu hết việc thuê mướn lao động của trang trại là sự thoả thuận ngầm của chủ trang trại và lao động làm thuê chưa có hợp đồng tráchnhiệm về nghĩa vụ và quyền lợi của hai phía. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên phương diện phát triển nguồn lưu động cho trang trại đòi hỏi phải giải quyết một số vấn đề sau. - Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, và thực tế cho thấy những trang trại hoạt động mang lại hậu quả cao thì đa phần người chủ là người có ý thức làm giàu, chịu khó học hỏi để tiến lên. Vì có trình độ có hiểu biết về khoa học kỹ thuật, có khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường và biết hợp sức của lao động gia đình và lao động thuê mướn để kinh doanh. Nhưng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần tổ chức đào tạo cho các chủ trang trại có nguyện vọng, thiết tha và có khả năng trở thành chủ trang trại và xác định rõ nội dung đào tạo cho các chủ trang trại và xác định rõ nội dung đào tạo đó là vấn đề chung của kinh tế trang trại như vị trí xu hướng phát triển, các tiến độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của các hộ làm ăn giỏi. Nhà nước cần đầu tư từ ngân sách để tập trung trí tuệ xây dựng hệ thống giáo trình, bàn giảng thích hợp, đào tạo miễn phí cho cán bộ địa phương và tài trợ một phần cho các chủ trang trại. - Phát triển chất lượng nguồn lao động của trang trại đồng thời cần có chương trình và tổ chức việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê nhất là bộ phận lao động kỹ thuật bằng cách mở các lớp tập huấn tại địa phương do cán bộ tại các Viện kinh tế giảng dậy. Đối với lao động gia đình theo kết quả điều tra ở Yên Bái số lao động được đào tạo chuyên môn chưa cao, chủ yếu là chú trọng trang trại và người quản lý. Vì vậy số thành viên trong độ tuổi lao động đều chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn chất lượng lao động thấp, do đó cần tổ chức đào tạo nâng cao trình độ sản xuất cho lao động của trang trại chủ yếu dựa vào tổ chức quần chúng... Cần phát huy vai trò của người có bằng cấp trong từng trang trại để nâng cao trình độ cho người lao động dưới hình thức truyền nghề. Còn với lao động làm thuê mặc dù qui mô trang trại ở Yên Bái còn boes nhưng còn tuỳ theo qui mô va quá trình sản xuất kinh doanh, phần lớn số trang trại đều sử dụng lao động làm thuê, để giải quyết vấn đề này cần thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ta là phát triển nền sản xuất nhiều thành phần bình diện chung đã chấp nhận thị trường lao động, thì lao động làm thuê mong các trang trại cùng phải được thừa nhận, có như vậy lao động trong nông nghiệp nông thôn mới thực sự được phân công và sử dụng một cách có hiệu quả. Việc thuê mướn lao động của các trang trại hầu hết chưa ký kết hợp đồng giữa hai bên, trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi mới chỉ là thoả thuận ngầm vì vậy trên cơ sở bộ Luật lao động đã ban hành, đề nghị Bộ lao động - Thương binh - xã hội nghiên cứu ban hành qui chế sử dụng lao động đối với các trang trại, hướng dẫn các chủ trang trại xây dựng các hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng lao động và lao động làm thuê để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. - Số lao động làm thuê cho các trang trại ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế trang trại, vì vậy chính quyền địa phương cần có biện pháp theo dõi kịp thời phát hiện ngăn ngừa và giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật của người lao động. 3. Giải pháp về vốn Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội nông thôn nói chung kinh tế trang trại nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng thực trạng cho thấy vốn đầu tư cho các trang trại là rất thấp và chủ yếu là nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay của tư nhân với lãi suất cao của ngân hàng và các tổ chức chiếm tỷ lệ nhỏ, việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế hộ vì qui mô sản xuất lớn hơn phải tiến hành khai hoang, kiến thiết đồng ruộng mặt nước, trồng rừng trồng cây dài ngày ... Do ít vốn các trang trại chưa đủ tư cách pháp nhân nên các trang trại chủ yếu phát triển theo hướng "Lấy ngắn nuôi dài" Để phát triển kinh tế trang trại cần có sự đầu tư hợp lý về vốn sản xuất kinh doanh do đó cần phải thực hiện một số vấn đề cơ bản sau: - Một là: Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh tế trang trại, vốn ngân sách hỗ trợ tập trung vào xây dựng công trình hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện... các công trình này được đầu tư xây dựngẩ bên ngoài trang trại nhưng là cơ sở quan trọng trong việc phát triển hình thành kinh tế trang trại. Nhà nước hỗ trợ đầu tư là chủ yếu, tuy nhiên trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn eo hẹp nhu cầu xây dựng lớn cần tính toán đầu tư có trọng điểm. - Hai là nhà nước cần có cơ chế cho chủ trang trại vay theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thời hạn cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng loại sản phẩm. Vì vậy thời điểm vay vốn có thể trước chu kỳ kinh doanh, hệ thống ngân hàng cần chuyển biến mạnh mẽ trong việc tạo vốn đển mở rộng tín dụng trung hạn và dài hạn, mở rộng đầu tư chiều sâu vao nông nghiệp. Để cho sản xuất của trang trại chịu đựng được lãi suất tín dụng trung và dài hạn lớn hơn tín dụng ngắn hạn cần thực hiện chính sách đồng bộ để hạ thấp lãi suất tín dụng ( kể cả lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay) và có những giải pháp tổng hợp đồng bộ để vừa mở được tín dụng trung và dài hạn vừa giảm lãi suất tín dụng. - Cần mở rộng các kênh đầu tư vốn cho sản xuất của trang trại và các kênh đầu tư cần chuyển dần sang hướng thương mại hoá các nguồn vốn. - Đối với các nông hộ ở vùng sâu vùng xa vùng cao, hộ đồng bào dân tộc có nguyện vọng thiết tha có ý trí và khả năng sản xuất với qui mô lớn, nhà nước cần khuyến khích họ bằng cách ưu tiên giao đất ở những địa bàn thuận lợi có chính sách và giao cho ngân hàng cho hộ này vay với lãi suất ưu đãi. Việc tạo ra điều kiện thuận lợi bước đầu tạo giúp cho họ thành lập trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển nông lâm nghiệp hướng trang trại. - Tăng cường cho vay của ngân hàng để kinh tế trang trại vay vốn, không phân biệt kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đề nghị chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại theo hướng tăng vốn cho vay cao hơn hộ nông dân thông thường. Lượng vốn vay của trang trại phụ thuộc vào qui mô sản xuất, yêu cầu của từng loại cây trồng vật nuôi, nhu cầu sản xuất vốn và lượng vốn tự có. - Khuyến khích các hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở vùng đồi núi hoang hoá, bằng cách giao đất ưu tiên, miễn giảm thuế. - Công nhận trang trại là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để chủ trang trại huy động vốn công khai, bình đẳng hợp pháp và có thể thế chấp tại Ngân hàng. 4. Giải pháp về khoa học công nghệ Ngày nay: Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động kho học và công nghệ ở đây được hiểu cả trong sản xuất và trong giống cây trồng vật nuôi. Đây là một yếu cầu không thể thiếu được đối với sản xuất nông lâm ngư nghiệp của kinh tế trang trại có tỷ suất hàng hoá cao hơn hẳn hộ nông dân, được tiêu thụ trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt. Nếu chủ trang trại không có giống tốt về cây trồng, vật nuôi thì sẽ dẫn tới năng suất thấp chất lượng sản phẩm kém không tiêu thụ được. Do đó giải pháp về khoa học công nghệ vừa có tính chất cấp bách trước mắt, vừa có tính lâu dài để đảm bảo cho kinh tế trang trại ổn định phát triển,đạt hiệu quả cao. Đầu tư thoả đáng cho việc phát triển công nghiệp sinh học để tạo giống cây trồng vật nuôi có sản phẩm chất lượng cao, tìm ra và áp dụng công nghệ, mở rộng canh tác, chế biến, bảo quản hợp lý sản phẩm trước hết là các sản phẩm sản xuất trên các vùng chuyên canh. Khuyến khích liên kết hợp tác trong nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong việc chế biến các sản phẩm trong vùng nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng chè xuất khẩu. Khuyến cáo cho các trang trại biết có thể bố trí công trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái vùng phù hợp với qui hoạch của vùng đặc biệt là các trang trại với các cây trồng chuyên canh đòi hỏi kỹ thuật trang thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Bên cạnh đó các trang trại sản xuất kinh doanh cần ứng dụng máy móc làm giảm nhẹ sức lao động cho con người, bảo vệ môi trường sinh hoá. Đầu tư xây dựng với các vườn ươm, nhân giống các loại cây rừng, cây công nghiệp cây ăn quả, các xí nghiệp sản xuất tôm cá gắn với các ngành nghề sản xuất của trang trại nhằm cung ứng đầy đủ giống tốt cho trang trại. Tổ chức các dịch vụ kỹ thuật như dịch vụ giống, dịch vụ bảo vệ thực vật thú ý cho trang trại theo nhiều hình thức: Khoán gọn khâu bảo vệ, khoán theo công đoạn. 5. Giải pháp về thị trường và phát triển công nghiệp chế biến. Hiện nay trong số các trang trại của Yên Bái đã hình thành và phát triển một số trang trại chuyên trồng một số cây công nghiệp như: chè, quế .... trong vùng đã hình thành một số nhà máy chế biến chè và đã góp phần làm ổn định thị trường ổn định vùng nguyên liệu. Song thực tế, đã phát sinh khá gay gắt về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, các hộ nông dân không thể tự giải quyết được vấn đề thị trường. ổn định và đảm bảo tính bền vững về kinh tế cho kinh tế trang trại. Đối với thị trường các yếu tố đầu tư vào cho trang trại ở Yên Bái có thể thông qua hệ thống ngân hàng hệ thống các xí nghiệp các lâm trường để định hướng cung ứng tiền vốn vật tư ban đầu vào hướng có lợi hợp lý cho kinh tế trang trại. Trên thực tế các trang trại trồng cây ăn quả rừng gỗ nguyên liệu được hình thành nhờ sự cung ứng vốn, giống kỹ thuật từ phía chính quyền địa phương cũng như từ phía nhà nước, nó giữ một vai trò quan trọng. Để các sản phẩm đầu ra của trang trại được tiêu thụ một cách dễ dàng và nhanh chóng thì cần phải giải quyết một số vấn đề sau: * Cần tập trung xây dựng mới, mở rộng hoặc nâng cao các nhà máy chế biến trong vùng. Đây là cách giải quyết vấn đề thị trường sản phẩm đầu ra một cách thiết thực và căn bản cho các trang trại sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả. Vì vậy để tạo ra thị trường ổn định và vững chắc cho sản phẩm đầu ra của các trang trại trong vùng, nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng hệ thống nhà máy, xí nghiệp chế biến nông sản của vùng (đặc điểm là nhà máy chế biến sản phẩm chè). * Tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông sản, cần mở rộng hệ thống các doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ xuất khẩu sản phẩm chè cho các trang trại chè của tỉnh. * Cần mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ra nhiều vùng nhiều quốc gia khác nhau. * Còn với các trang trại rừng trong vùng cần làm rõ những vướng mắc trong khi tiêu thụ sản phẩm của vùng như quyền của chủ trang trại đối với việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng… * Các trang trại trồng cây ăn quả chiếm một số lượng nhỏ, cũng có nhiều vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn ở đây không phải là có thị trường hay không mà là ở chỗ sản phẩm của trang trại có phù hợp với yêu cầu thị hiếu của thị trường hay không? do đó cần bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, sao cho chi phí sản xuất rẻ nhất, cần liên tục công tác cải tạo giống để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Cùng với sự phát triển ngày càng phong phú của nhu cầu tiêu dùng các loại nông lâm thuỷ sản, công nghiệp chế biến ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng. Nếu xem xét công nghiệp chế biến nông sản từ góc độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu thị trường gồm thị trường nội địa và thị trường quốc tế thì có nội dung rất phức tạp va rộng lớn, do đó cần phải phân tích thị trường và nhu cầu thị trường để quyết định trình độ công nghệ cao thấp như thế nào với mỗi loại nông sản là do thị trường quyết định chứ không phải do ý muốn của con người. Để công nghiệp chế biến đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của trang trại ở Yên Bái trong những năm tới cũng như trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, nông nghiệp hoá nông thôn cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Coi trọng việc phát triển các trang trại trong vùng hình thành theo hướng vùng nguyên liệu tương đối tập trung, nâng cao kỹ thuật canh tác của khâu sản xuất nông sản nguyên liệu đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến - Hình thành các vùng chuyên canh cây chè, cây ăn quả…với quy mô đủ lớn để tiếp thu công nghiệp. Hiện nay hàng loạt cơ sở chế biến, kể cả cơ sở quy mô vừa và nhỏ phải đi thu gom nguyên liệu, chi phí thu gom nguyên liệu lớn và đầu vào tăng dần với khả năng cạnh tranh giảm. - Chuyển đổi cơ câu cây trồng vừa chuyên canh vừa hình thành cơ cấu kinh doanh tổng hợp của từng trang trại và cả vùng để nâng cao mức độ sử dụng thời gian làm việc của thiết bị chế biến. - Nâng cao chất lượng nông sản nguyên liệu của các trang trại cung cấp cho chế biến - Lựa chọn hướng phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng vùng, từng loại hình nông sản nguyên liệu và phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu chế biến của nông sản hàng hoá của các trang trại chế biến chè, đảm bảo 100% sản phẩm xuất khẩu được phân loại, áp dụng nhiều công nghệ chế biến, mở rộng dây chuyền sản xuất. - Lựa chon được mô hình phù hợp để thực hiện cuộc liên kết giữa các nhóm chỉ thể kinh doanh gồm các trang trại công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm . - Kết hợp hợp lý giữa chế biến tập trung trong các nhà máy với chế biến thủ công tại nhà, tái chế trong nhà máy với sơ chế tại chỗ trong các trang trại. - Yên Bái với phần lớn trang trại là trồng chè, quế và cây lâm nghiệp… do đó việc phát triển các trang thiết bị cho công nghiệp chế biến mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu có nhiều vấn đề bất cập. Do vậy để đáp ứng nhu cầu sản phẩm cần chế biến luôn cần đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghiệp chế biến, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Các trang thiết bị chế biến chè cần từng bước phát triển mở rộng các ngành nghề khác nhu cầu công nghệ chế biến cà phê, chế biến rau quả nhằm phát triển đa dạng da ngành nghề, nhằm phát triển toàn diện. 6. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển các trang trại sản xuất nông nghiệp hoá. Theo kết quả điều tra những xã có đường thuận lợi, có điện… thì ở đó kinh tế phát triển cao hơn, do nguồn vốn có hạn nên trước mắt cần lựa chọn đầu tư xây dựng các cụm kinh tế – xã hội của vùng, đặc biệt ưu tiên các xã vùng xa vùng sâu trước. Các cụm kinh tế văn hoá này gồm 2 – 4 xã gần nhau và được xây dựng hoàn chỉnh các công trình như: Đường giao thông, điện cho sinh hoạt và sản xuất, nước sạch, chợ nông thôn, trường học, trạm xá… các cụm kinh tế văn hoá nông thôn. Từ thực tế trên việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là việc cần thiết trong thời đại công nghiệp, hiện đại hoá đất nước, để thực hiện được chúng ta cần thực hiện một số việc sau: - Một là: Thực thi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của vùng một cách tốt nhất theo trương trình đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng một vài năm qua của chính phủ, với Yên Bái mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng một vài năm qua đã được đầu tư phát triển những kết quả chưa cao, giao thông đi lại còn khó khăn, trường trạm còn thiếu, nơi sinh hoạt cũng là vấn đề nan giải, do đó trong thời gian tới cần đầu tư về giao thông theo hướng bê tông hóa, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá ngày càng thuận tiện, cần thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng ở những xã vùng sâu vùng xa nơi mà cơ sở hạ tầng còn kém phát triển bằng cách trích từ ngân sách ưu tiên để phát triển ở những xã này - Hai là: Động viên các trang trại đóng góp cao hơn cho quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là điều có thể nhận được sự ủng hộ của các trang trại, và khi họ thực hiện đóng góp nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng chính là nhằm phục vụ cho chính bản thân trang trại của họ. - Ba là: Tuỳ thuộc vào khả năng nguồn ngân sách, cần mạnh dạn tăng tỷ lệ đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn cho những vùng trọng điểm, những công trình trọng điểm có ý nghĩa châm ngòi để khuyến khích sự đóng góp của trang trại và nhân dân trong sáng tạo tìm tòi nguồn vốn. Bên cạnh những nguồn lực trong nước, chúng ta cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ từ các nguồn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 7. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông khuyến nghề. Thực hiện nghị định số 13/CP ngày 02/02/1993 của chính phủ các địa phương hình thành hệ thống khuyến nông có vai trò tích cực trong việc phổ biến tâp huấn, ứng dụng vào thực tế những tiến bộ khoa học công nghệ như: Đưa giống cây con vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng tốt. Tuy nhiên do địa bàn rộng lớn số lượng cán bộ còn hạn chế, phương tiện trang thiết bị thiếu nên khả năng hoạt động của công tác khuyến nông còn nhiều hạn chế. Để phát huy tốt vai trò và tác động của công tác khuyến nông còn nhiều hạn chế. Để phát huy tốt vai trò và tác dụng của của công tác khuyến nông từ tỉnh, huyện đến xã, thôn, bản. Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác khuyến nông. Đi đôi với việc củng cố và hoàn thiện hệ thống khuyến nông cần phải xây dựng hệ thống khuyến nông ở khu vực nông thôn. Cũng như khuyến nông khuyến nghề có nhiệm vụ phố biến, tập huấn chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để hỗ trợ người dân nông thôn phát huy các khả năng của mình. Do đặc điểm của mỗi nơi khác nơi có ngành nghề nên chưa phải đã là giống nhau do đó trong quá trình xây dựng và tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến nghề cần phải phù hợp với từng vùng, từng địa phương. 8. Nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn cho chủ trang trại. Như đã trình bày ở trên, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển cao hơn hẳn kinh tế hộ, sự phát triển của nó gắn chặt với sự phát triển của khu vực nông thôn. Tuy nhiên đề cập đến sự phát triển của kinh tế trang trại không thể không đề cập đến bàn tay khối óc của người chủ trang trại, nó đòi hỏi người chủ trang trại phải có một sự nhận thức sâu sắc, một tầm nhìn chiến lượng đối với từng bước phát triển của trang trại. Bên cạnh đó cũng phải đề cập đến vai trò của người lao động trong sản xuất của trang trại nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Thực tế cho thấy trình độ dân trí của người dân ở vùng nông thôn trường thấp hơn vùng thành thị bởi phần lớn người dân không có điều kiện học tập. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến sự nhìn nhận vấn đề phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở khu vực nông thôn. Vậy nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao trình độ dân chủ ở vùng nông thôn, đối với việc nâng cao trình độ dân chủ ở vùng nông thôn, đối với chủ trang trại phải nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách: Hình thành các lớp học hưỡng dẫn chủ trang trại về kỹ thuật sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, kết hợp với hệ thống truyền thanh truyền hình mở các lớp đào tạo từ xa về việc tìm hiểu thị trường, về hướng dẫn thực hiện hệ thống các chính sách, chủ trương của nhà nước trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện được điều này chắc chắn trang trại sẽ có bước phát triển cao hơn. 9. Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ở Yên Bái. Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại để vừa thúc đẩy việc hình thành những trang trại ở những nơi có điều kiện vừa hạn chế mặt tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển và phát huy mặt tích cực của các trang trại hiện có. Thực tế phát triển của kinh tế trang trại trong thời gian qua, cần quản lý nhà nước đối với trang trại trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: - Hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cần chi tiết hoá và khẳng định các vùng sản xuất hàng hoá trong nông - lâm - ngư nghiệp để định hướng phát triển kinh tế trang trại theo khả năng lợi thế của vùng, để phát triển nông sản hàng hoá trên cơ sở gắn bó giữa sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm. - Sau khi nhà nước ban hành chính thức tiêu chí nhận dạng trang trại, nghị quyết của chính phủ về kinh tế trang trại, các ngành có liên quan sớm ban hành chế độ báo cáo phù hợp để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. + Tập trung vào ngành hàng có quy mô lớn về xuất khẩu, đặc biệt, là cây chè ở các trang trại, đây là sản phẩm xuất khẩu chiếm một tỷ trạng lớn ỏ Yên Bái +Hỗ trợ vốn ban đầu để thu hút vốn vào công nghệ chế biến cho vay ưu đãi để đổi mới công nghệ thiết bị chế biến sản phẩm xuất khẩu. + Cần ban hành và dữ mức đầu tư vốn cho nông nghiệp trong ngân sách trong nhiều năm liên tục và điều chỉnh mức vốn ODA cho nông nghiệp nông thôn. + Đối với trang trại mới lập nghiệp cần tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn, thời gian cho vay phải gắn với chu kỳ kinh doanh, chu kỳ htu hoạch sản phẩm, bên cạnh đó cần đầu tư nâng cao trình độ quản lý của chủ trang trại, muốn vậy phải mở thêm cơ sở đào tạo, nhưng cần có trương trình đào tạo phù hợp với các chủ trang trại. + Tiếp tục đổi mới một số nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai với các trang trại. Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng và phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm quyền giao thuê đất được áp dụng theo quy định tại nghị định số 85/1999/NĐ -CP ngày 28/8/1999 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và nghị định số 163/ 1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999 của chính phủ về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. +Tăng cường quản lý Nhà nước về lao động, việc làm ở nông thôn, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hộ trợ cho các chủ trang mở rộng quy mô sản xuất cạnh tranh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm,chủ trang trại lao động được thuê lao động không hạn chế về số lượng và chả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người dao động theo quy định của pháp luật về lao động, chủ trang trại cần trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại ngành nghề. + Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp do lao động làm trang trại bằng hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. + Hỗ trợ phát triển công nghiệp dịch vụ nông thôn + Hướng các trang trại ký kết các hợp đồng thuê mướn lao động để đảm bảo quyền lợi cho người làm thuê và cac chủ trang trại thuê lao động kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển trên các vùng của cả nước với nhiều loại hình và quy mô khác nhau đang tỏ ra là đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả. ở Yên Bái kinh tế trang trại đang ngày phát triển mạnh mẽ , diện tích và quy mô ngày càng lớn các trang trại đã biết tận dụng và lợi thế về khí hậu đất đai, nhân lực để phát triển trang trải không những đáp ứng nhu cầu trong vùng, trong nước mà nó còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Để có được kết quả đó một phần nhờ sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp chính quyền và một phần do sự năng động, nhạy cảm có chí hướng làm giàu của các trang trại. Bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, các trang trại cần tham gia tích cực vào việc khai hoang phục hoá vùng đất trống đồi núi trọc, vùng đất ven sông …Trở thành vùng kinh tế trìu phú, góp phần bảo vệ làm tăng tài nguyên rừng. - Để khuyến khích chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp nhằm chủ động tiêu thụ cho nông dân, khi bán các sản phẩm hàng hoá nguyên liệu đề nghị tỉnh cho thu thuế doanh thu với mức 5%. - Tỉnh cần xây dựng quý bảo trợ sản xuất nhằm đảm bảo ổn định giá mua một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị như chè, thuốc, cà phê để sớm ổn định hình thành những vùng sản xuất hàng hoá, phát triển ổn định bền vững. Kết luận và kiến nghị Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển trên các vùng của cả nước với nhiều loại hình và quy mô khác nhau đang tỏ ra là đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả. ở Yên Bái kinh tế trang trại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, diện tích và quy mô ngày càng lớn các trang trại đã biết tận dụng lợi thế về khí hậu đất đai, nhân lực để phát triển thị trường, trong những năm qua sản phẩm sản xuất ra của trang trại không những đáp ứng nhu cầu trong vùng, trong nước mà nó còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Để có được kết quả đó một phần nhờ sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp chính quyền và một phần do sự năng động, nhạy cảm có chí hướng làm giàu của các chủ trang trại. Bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, các trang trại còn tham gia tích cực vào việc khai hoang phục hoá vùng đất trồng đồi núi trọc, vùng đất ven sông... trở thành vùng kinh tế trù phú, góp phần bảo vệ làm tăng tài nguyên rừng kinh tế trang trại đã huy động vốn và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cũng như đi đầu trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới để cho kinh tế trang trại tiếp tục hình thành và phát triển, tôi xin có 1 số đề nghị sau: - Đề nghị trung ương, tỉnh thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại. - Đề nghị Chính phủ ban hành quy định về cấp sổ trang trại gia đình đủ điều kiện theo tiêu chí và sổ đăng ký sản xuất kinh doanh của hộ nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng thuận lợi để các trang trại trên giao dịch vơí ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác, mặt khác cũng là cơ sở pháp lý để chủ trang trại đóng góp với nhà nước. - Kinh tế trang trại là hoạt động sản xuất kinh doanh Nông - Lâm nghiệp có tính chất mùa vụ, lệ thuộc vào khí khậu thời tiết, chịu nhiều rủi ro, đề nghị Tỉnh cho vay với lãi suất ưu đãi, nguồn vốn trung và dài hạn. - Để khuyến khích chế biến sản phẩm nông - Lâm nghiệp nhằm chủ động tiêu thụ cho nông dân, khi bán các sản phẩm hàng hoá nguyên liệu đề nghị tỉnh giảm thuế doanh thu với mức 5%. - Tỉnh cần xây dựng quĩ bảo trợ sản xuất nhằm ổn định giá mua một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị như chè, quế, cà phê để sớm ổn định hình thành vùng sản xuất hàng hoá, phát triển ổn định bền vững./. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiẹp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội năm 2000. 2. Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á - NXB thống kê. 3. Trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới - NXB chính trị quốc gia 4. báo cáo đánh giá tình hình kinh tế trang trại sau một năm thực hiện nghị quyết 03/2002/NQ/CP của Chính phủ về kinh tế trang trại của tỉnh Yên Bái. 5. Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại. 6. Kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Miền núi Yên Bái- NXB Chính trị quốc gia 7. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB nông nghiệp - Hà Nội 1996 8. Giáo trình quản trị doanh nghiệp 9. Báo cáo số liệu điều tra về trang trại của Viện qui hoạch năm2000 ở tỉnh Yên Bái. 10. Tạp chí kinh tế nhà nước Báo nông nghiệp Việt Nam Tạp chí kinh tế và dự báo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28628.doc
Tài liệu liên quan