Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm

Lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài. Rau an toàn là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho con người mà còn cung cấp các chất sơ (Cellulose) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp cao... Ngoài ra, rau an toàn còn có giá trị kinh tế như để xuất khẩu, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển sản xuất rau an toàn còn có tác dụng tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Hà

doc98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội là thủ đô của cả nước, là một trong những Thành phố có mật độ dân số cao, đứng thứ 2 sau Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ước tính trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu dùng khoảng 200 tấn rau các loại. Để đáp ứng nhu cầu này, Hà Nội không chỉ nhập rau của các tỉnh khác trong cả nước mà còn tự phải sản xuất rau đáp ứng một phần nào đó nhu cầu tiêu thụ rau của mình. Bởi vậy, vùng ngoại thành Hà Nội đã được xác định là vành đai để cung cấp rau đáp ứng cho nhu cầu Hà Nội và xuất khẩu. Nhưng với trình độ thấp kém và do thói quen vùng trồng rau ở ngoại thành Hà Nội vẫn chủ yếu sử dụng phân chuồng tươi để bón cho rau. Trong phân chuồng tươi có nhiều vi khuẩn, nấm gây bệnh cho người và trứng các loại giun sán. Sản phẩm rau quả của vùng này còn mang nhiều thuốc trừ sâu bệnh ngày càng tăng đã trở thành nguồn gây bệnh cho con người và giết đi nhiều loại động vật có ích cho con người. Mặt khác, nó còn làm cho môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của thế giới, nhu cầu về rau ngày càng tăng ở Hà Nội đặc biệt là nhu cầu về chất lượng. Cần phải loại bỏ và hạn chế các nhược điểm của rau thường như: bị ô nhiễm hoá do hoá chất bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong rau quá cao, các vi sinh vật gây hại có trong rau nhằm hạn chế các nhân tố gây hại hết sức nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Xã Văn Đức - Gia Lâm cũng là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, nên việc sản xuất rau an toàn cũng nằm trong tình trạng trên. Mặt khác, xã Văn Đức nằm xa trung tâm Thành phố, Huyện nên việc tiếp thu các tiến bộ kĩ thuật còn nhiều khó khăn, hơn nữa hàng năm xã bị ngập lụt trong 2 tháng. Bởi vậy việc sản xuất rau an toàn của xã còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Xuất phát từ những vấn đề trên em xin chọn: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức- Gia Lâm”. Làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích chung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp chủ yếu nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức theo hướng bền vững và hiệu quả trong những năm tới. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hoá các cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức sản xuất rau an toàn. - Đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức trong giai đoạn 2000-2002. - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn có hiệu quả trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài thuộc khía cạnh kinh tế kĩ thuật của một số biện pháp tổ chức sản xuất rau. Phạm vi nghiên cứu là biện pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Văn Đức- Gia Lâm. 4. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương. Chương1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức sản xuất rau an toàn. Chương2: Thực trạng tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm. Chương 3: Phương hướng và giải pháp tổ chức sản xuất rau an toàn có hiệu quả ở Văn Đức- Gia Lâm trong những năm tới. chương I: Cơ sở lý luận của việc tổ chức sản xuất rau an toàn 1. Các khái niệm và các vấn đề liên quan đến tổ chức sản xuất rau an toàn. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm rau an toàn. Rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Bởi vậy, rau an toàn không có dư lượng các hoá chất đang trở thành vấn đề được nhân loại hết sức quan tâm và đã được nêu trong chương trình ưu tiên trong các thập kỉ tới nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm tại các vùng trồng, hạn chế hậu quả cho người tiêu dùng sự lạm dụng các yếu tố hoá học trong sản xuất rau. Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về rau an toàn. Theo Sở NN &PTNT- Thành phố Hồ Chí Minh có các định nghĩa về rau an toàn như sau: - Rau an toàn tương đối: là rau đáp ứng được các tiêu chuẩn về các lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới. - Rau an toàn tuyệt đối: Ngoài các tiêu chuẩn về rau an toàn, rau an toàn tuyệt đối còn không được dùng thuốc trừ sâu trong canh tác. Theo quan điểm của Trần Khắc Thi- Viện nghiên cứu rau quả rau an toàn phải đáp ứng yêu cầu sau: - Sạch hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, không tạp chất, thu đúng độ chín ( có chất lượng cao), không có triệu trứng bệnh, có bao bì vệ sinh hấp dẫn. - Sạch an toàn về chất lượng: sản phẩm không có chứa lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng nitrat (NO3), kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây bệnh không vượt quá ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới. Theo quan điểm của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội, tiêu chuẩn chung về rau an toàn là: - Rau thương phẩm phải đảm bảo chất lượng không rập nát, héo úa, sạch đất cát. - Hàm lượng NO3, kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật ở trong mức tối thiểu cho phép. Theo định nghĩa của ông Đào Duy Tâm phó giám đốc sở NN & PTNT Hà Nội, rau an toàn là rau được sản xuất tuân thủ theo một qui trình an toàn cho sức khoẻ con người do sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường qui định. Cụ thể là rau được trồng trên vùng thổ nhưỡng không có nguồn nước ô nhiễm không có kim loại nặng, cây giống không có bệnh, và việc chăm bón phân, thuốc bảo vệ thực vật phải theo lịch trình chặt chẽ, để đến khi đưa ra thị trường rau không có dư lượng độc hại và không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tóm lại, qua những quan niệm về rau an toàn trên, mỗi quan điểm đều có nét riêng biệt, diễn tả khác nhau nhưng kết lại rau an toàn là rau phải đảm bảo trên hai góc độ: hình thức và chất lượng. - Hình thức: rau phải tươi, không héo và sạch bụi bẩn… - Chất lượng: rau phải đảm bảo các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng NO3 , hàm lượng kim loại nặng, và vi sinh vật do Tổ chức Y tế thế giới và Sở Khoa học công nghệ môi trường qui định. 1.1.2. Khái niệm về sản xuất rau an toàn. Mức độ an toàn của rau lại phụ thuộc vào quá trình sản xuất rau. Bởi vậy, cần phải sản xuất rau an toàn. Vậy, như thế nào là sản xuất rau an toàn? theo Sở Khoa học công nghệ môi trường Hà Nội, việc sản xuất rau an toàn phải tuân thủ các điều kiện sau: - Môi trường sản xuất rau an toàn bao gồm: đất, nước, không khí không bị ô nhiễm do nước thải, chất thải của thành phố, của khu công nghiệp và khí thải của các loại xe cơ giới thải ra. - Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn phải được sản xuất trong vùng qui hoạch có tổ chức và quản lí chặt chẽ, nhất là về phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh. Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu qui trình sản xuất mới. - Giống và thời vụ gieo trồng: giống có chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không bị nhiễm sâu bệnh. - Đất trồng: + Phải là nơi đất thích hợp cho từng loại rau phát triển, tốt nhất là đất phù xa, thành phần cơ giới nhẹ, độ pH từ 5,8-6,8, hàm lượng chất hữu cơ trên 1% đất không bị nhiễm độc (thuốc trừ sâu, kim loại nặng). + Vị trí: phải xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn chất thải và nước thải sinh hoạt, xa đường quốc lộ ít nhất là 100m trở nên. - Nguồn nước: + Chủ động bằng nguồn nước của các con sông lớn: Sông Hồng, Sông Đuống. Tưới trực tiếp, tốt nhất là dùng nước giếng khoan đã xử lí. + Tuyệt đối không dùng nước bẩn để tưới hoặc rửa rau sau khi thu hoạch. - Phân bón: + Cấm dùng phân tươi để tưới hoặc bón cho rau. + Chỉ dùng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân hỗn hợp hữu cơ, khoáng theo tỉ lệ cân đối, phân hữu cơ vi sinh. + Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng của các đơn vị sản xuất, dùng đúng liều lượng và đúng kĩ thuật hướng dẫn. - Phòng trừ sâu bệnh: + Triệt để thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp. + Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã cấm sử dụng. + Chỉ dùng các loại thuốc ít độc hại, phân giải nhanh, đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách li cho phép theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. - Thu hoạch và bảo quản: + Thu hoạch đúng thời gian để đảm bảo rau có chất lượng tốt nhất, không để héo, úa và rập nát. + Phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức sơ chế và tiêu thụ kịp thời. + Có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kĩ thuật. Như vậy, để có được rau an toàn thì người nông dân phải sản xuất rau an toàn mà Sở Khoa học công nghệ Hà Nội đã có qui định. Nhưng để thực hiện các qui định này nhiều vùng đã gặp không ít khó khăn cần phải có sự đầu tư lớn trong quá trình cải tạo các điều kiện sản xuất: đất, nước, không khí, chất thải,… thì mới có đủ điều kiện đảm bảo cho rau được sản xuất an toàn. Tóm lại: sản xuất rau an toàn là sản xuất rau trong điều kiện đất, nước, và môi trường không bị ô nhiễm, bón phân theo đúng kĩ thuật hướng dẫn đồng thời phải ngăn ngừa sâu bệnh và bảo quản chế biến theo đúng kĩ thuật. 1.2. Các vấn đề liên quan. 1.2.1 Mục tiêu sản xuất rau an toàn: Đáp ứng nhu cầu về rau thực phẩm cho nhân dân không những đủ số lượng mà còn đẩm bảo chất lượng rau. Vì sức khoẻ cộng đồng: sản xuất rau an toàn không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người (cả người sản xuất và người tiêu dùng) góp phần nâng cao thể chất, sức khoẻ và chỉ tiêu HDI của con người. Phát huy đầy đủ điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các vùng được quy hoạch trồng rau an toàn. Đảm bảo môi trường trong sạch, giảm tối thiểu ô nhiễm của đất, nước. Giữ gìn nghề sản xuất rau cho đông đảo người nông dân trong xã. 1.2.2. Một số qui định về tổ chức sản xuất rau an toàn. Đối với rau ăn lá, ăn thân và ăn củ. - Không sử dụng phân chuồng tươi, phân bắc, nước giải để bón và tưới lên cây trồng. Chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá Thiên Nông cho cây trồng. - Bón vừa đạm, lân, kali theo đúng qui trình hướng dẫn. Không bón quá nhiều đạm cho cây. Cần kết thúc bón phân cho cây trước khi thu hoạch ít nhất là 14-15 ngày. - Không sử dụng nguồn nước thải trong sinh hoạt, nước thải công nghiêp, nước đã bị nhiễm bẩn để tưới. - Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc tố nhóm I để phòng trừ sâu hại rau. Sử dụng các chế phẩm thảo mộc, chế phẩm sinh học. Trường hợp cần thiết chỉ sử dụng thuốc hoá học có độc tố nhóm II, III, IV. Chọn thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp và ít độc hại với kí sinh, thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước thời gian thu hoạch cách li cho phép (trung bình từ 10-15 ngày). Nếu dùng Benlate thì sau 28 ngày mới được sử dụng. - Thu hoạch đúng thời điểm và theo quy trình hướng dẫn. Đối với rau ăn hoa, quả: - Không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục, phân bắc, nước giải để bón, tưới cho cây. Đối với các loại rau này, ngoài phân hữu cơ vi sinh có thể sử dụng phân chuồng đã được xử lí bằng cách ủ với lân, kali và vôi bột với lượng thích hợp cho hoai mục rồi đem bón lót cho cây. - Chỉ sử dụng phân vô cơ với lượng thích hợp theo qui trình kĩ thuật kết hợp với sử dụng phân bón lá Thiên Nông, kích phát tố Thiên Nông làm tăng hoa kết quả. - Không sử dụng nguồn nước thải, nước nhiễm bẩn để tưới, không dùng nước phân pha loãng để tưới cho rau. - Cũng như rau ăn lá, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc tố nhóm I để phòng trừ sâu hại. Sử dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc, trường hợp cần thiết chỉ sử dụng hoá học có độc nhóm II, III, IV. Chọn thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp và ít độc hại với kí sinh, thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước thời gian cách li cho phép (từ 10-15 ngày). Nếu dùng Benlate để phun thì 28 ngày sau mới được sử dụng. - Thu hoạch đúng thời gian quy định theo qui trình kĩ thuật. Yêu cầu về mức độ an toàn đối với mặt hàng rau: Quy định về lượng tồn dư hoá chất như NO3, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh ở mỗi nước, mỗi tổ chức có khác nhau, ngay trên mỗi đối tượng rau quả cũng khác nhau. Nhìn chung, dư lượng thuốc trừ sâu, vi sinh vật, nấm gây bệnh hại cho người và gia súc là không cho phép. Viện nghiên cứu rau quả, viện bảo vệ thực vật đưa ra một số yêu cầu về mức độ an toàn cho phép đối với một số loại rau để người sản xuất và tiêu dùng được biết: - Hàm lượng NO3 đạt mức cao nhất ở trong một số loại rau được thể hiện ở biểu 1 Biểu 1: Hàm lượng NO3 ở một số loại rau Tên rau Hàm lượng NO3 Tên rau Hàm lượng NO3 Su hào 500 Dưa bở 90 Cải bắp 500 Dưa hấu 60 Cà rốt 250 ớt ngọt 200 Cà chua 150 Suplơ 500 Dưa chuột 150 Măng tây 200 Hành tây 80 Bầu 400 Hành hoa 400 Đậu ăn quả 200 Khoai tây 250 Cà tím 400 Ngô rau 300 Xà lách 1500 (Nguồn: Trần Khắc Thi – Viện nghiên cứu rau quả) - Kim loại nặng và các độc tố khác. Hàm lượng kim loại nặng và các độc tố khác trong rau không vượt quá theo mức quy định sau: Chì (Pb) cực đại 0,5mg/kg Kẽm (Zn) cực đại 10mg/kg Cadimi (Cd) cực đại 0,03mg/kg Thiếc (Sn) cực đại 200mg/kg Asen (As) cực đại 0,2mg/kg Thuỷ ngân (Hg) 0,02mg/kg Đồng (Cu) Cực đại 5mg/kg - Các chất độc: Afatoxin B1 cực đại 0,005 mg/kg, Ptalin cực đại 0,05mg/kg. - Vi sinh vật gây hại: không cho phép - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thể hiện ở biểu 2. Biểu 2:Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (mg/kg) Loại thuốc bảo vệ thực vật Dư lưọng thuốc tối đa (mg/kg) trong rau Thời gian cách li (ngày) Rau ăn lá Rau ăn quả Rau ăn củ Basudin 10G 0,5- 0,7 0,5- 0,7 - 14- 20 Diptex 80 0,5 1,0 - 7 Dimethoat 50 EC 0,1 0,5- 1,0 0,5- 1,0 7- 10 Carbaril 80 WP 1,0- 1,5 1,0- 1,5 - 7 Padan 95 WP 0,2 - - 14 Sumicidin 20 EC 0,1 2,0 0,2 14- 21 Dicis25 EC 0,1 - 0,2 Ral:7- 10 Raq:3- 4 Shepa 25 EC - - - Ral:7- 10 Raq:3- 4 Karate 25 EC 0,03 0,02 - 4- 11 Trebon 10 EC - - - 3 Applaud 25WP - - - 1- 3 Oxiclorua đồng 20,0 20,0 10,0 Ral:20 Raq:14 Zineb 80 WP 2,0 2,0 2,0 7- 10 Benlate 50EC 1,0 - - Ral:28 Raq:14 Daconil W 50 - - - Aliette 80 WP - - - 14 Anvil 80WP - - - 7- 10 Topsin M 70 WP 1,0 - - 7- 10 Bayleton 25 EC 0,1 - - 3- 7 (Nguồn: Trần Khắc Thi – Viện nghiên cứu rau quả.) Những quy định trên còn khá chung, khó để thực hiện cũng như khó xác định được trong thực tế sản xuất là đã thực hiện hay là không. Nhưng dựa vào cơ sở này, quy định này, được thực tế kiểm tra và bổ xung sẽ là cơ sở cho việc xây dựng quy trình chính thức cho sản xuất rau an toàn. 1.2.3. Yêu cầu đối với sản xuất rau an toàn và những đảm bảo cho yêu cầu đó. An toàn về các chất gây hại cho sức khoẻ người sử dụng: các chất có khả năng gây hại cho con người có thể là các chất bám dính vào bề mặt của rau thực phẩm như thuốc trừ sâu bệnh, phân bón…, hoặc có thể là một số chất tham gia vào thành phần cấu tạo rau như chất đồng hoá, chất hấp thu, chất chuyển hoá…các chất gây hại này có thể là các chất vô cơ như : Cu, Fe, Pb…, các ion NH4+,Cl-…, các chất hữu cơ như: hợp chất phênol, alcaloit…, các hợp chất có nguồn gốc sinh học: các toxin do vi sinh vật gây bệnh… An toàn về nguồn gây bệnh cho người: trong rau thực phẩm có thể có các vi sinh vật gây bệnh cho người, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Các sinh vật gây bệnh có thể bám dính ở mặt ngoài rau thực phẩm như các vi khuẩn kiết lị, tả từ phân chuồng, phân bắc chưa hoai mục bám trên rau, quả.. An toàn về các chất và các loại sinh vật có khả năng gây ô nhiễm môi trường sống của con người: một số chất hoá học phòng trừ sâu bệnh có thể tồn dư trên rau sau khi thu hoạch, nhất là các chất được phun lên cây quá muộn, gần với ngày thu hoạch. Các chất này có thể làm nhiễm bẩn môi trường và gây độc cho người sử dụng trong quá trình sơ chế rau, cất giữ và bảo quản rau. Như vậy, yêu cầu đối với sản xuất rau an toàn không chỉ là những yêu cầu đề ra đối với rau thực phẩm mà còn yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Sản xuất rau an toàn có yêu cầu sử dụng phân bón hợp lí, phù hợp; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, khi không còn cách nào khác thay thế được, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở mức ít nhất có thể được. 1.2.4. Những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc sản xuất rau an toàn. Môi trường sản xuất rau an toàn: đó là môi trường không bị ô nhiễm và không có nguy cơ truyền các yếu tố ô nhiễm vào trong rau. - Đất là yếu tố môi trường đầu tiên có ảnh hưởng tới việc hàm chứa các chất có hại trong rau. Trong đất có các kim loại nặng như: Cadimin (Cd), chì(Pb), kẽm (Zn)… Đặc biệt ở vùng gần các khu công nghiệp tập trung hàm lượng các kim loại nặng cao hơn vùng đất thường được cây rau tích tụ lại không chỉ gây hại khi sử dụng tươi mà còn ảnh hưởng tới trong công nghiệp đồ hộp - Nước tưới: là một trong các nguồn cung cấp các chất có trong thành phần cấu tạo của rau thực phẩm. Vì rau xanh chứa khối lượng nước lớn trên 90% khối lượng tươi. Việc tưới nước đủ và đều cho rau để có năng suất cao là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, nước có thể cung cấp cho rau và làm tích tụ trong rau một số kim loại nặng và một số chất làm cho rau thực phẩm trở lên không an toàn. - Lượng bụi và các chất chứa trong không khí ít nhiều có ảnh hưởng tới hàm lượng các chất có trong rau thực phẩm. Các chất có trong không khí có thể thâm nhập vào cây qua đất, qua nước và qua hô hấp của cây. Các chất có trong môi trường (đất, nước, không khí) có thể trực tiếp đi vào rau thực phẩm khi hàm lượng các chất đó ở mức cao trong môi trường. Có thể các chất này cộng hưởng tác động với các chất mà con người đưa thêm vào trong quá trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tưới nước…, do đó làm cho rau xanh có chứa ở mức cao các chất có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Thực hiện công nghệ sạch, quá trình sản xuất sạch: công nghệ sản xuất rau bao gồm các hệ thống kĩ thuật canh tác, các vật tư kĩ thuật được sử dụng để duy trì và thúc đẩy quá trình tạo ra sản phẩm. Công nghệ sản xuất rau an toàn được triển khai theo hướng: - Tác động các biện pháp hợp lí, phù hợp, thực hiện đúng lúc phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây. - Sử dụng các phương tiện vật tư ít gây ra những tác động có khả năng làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau xanh. Bằng nhiều biện pháp khác nhau cần tăng cường các loại phân xanh, phân chuồng, phân hỗn hợp để bón cho cây. Để hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm trong các loại phân hữu cơ, các loại phân này cần được ủ đúng kĩ thuật và chỉ đem bón cho cây khi đã hoai mục kĩ. Cần phải nâng cao trình độ hiểu biết của người nông dân để sử dụng các vật tư, phương tiện một cách hợp lí, phù hợp và thông minh. Gìn giữ sản phẩm rau an toàn: Khi đảm bảo được môi trường sản xuất rau an toàn thực hiện công nghệ và quá trình sản xuất rau an toàn, chúng ta có sản phẩm là rau an toàn không mang chứa các chất gây độc hại cho con người. Tuy nhiên, còn có một số loại rau sau khi thu hoạch chưa được tiêu dùng ngay mà còn phải thông qua sơ chế, chế biến nên cần phải một thời gian cất giữ. Vì vậy mà các rau quả này có thể bị tái nhiễm các chất gây hại cho người sử dụng. Bởi vậy, để rau thực phẩm luôn là nguồn rau xanh tươi ngon, không bị mất đi các chất dinh dưỡng có trong rau thì cần phải bảo quản rau đúng kĩ thuật. Mặt khác, các loại rau quả cần được cất giữ nơi thoáng mát để hạn chế các loại vi khuẩn làm cho chúng thối nát. Rõ ràng để sản phẩm là rau an toàn thì ngoài việc chú ý đến các hoạt động trong qúa trình sản xuất thì còn phải chú ý đến các hoạt động bảo quản và chế biến rau xanh để rau xanh mãi là nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. 2. Sự cần thiết phải tổ chức sản xuất rau an toàn. 2.1. Nhu cầu tiêu dùng rau an toàn ở nước ngoài. ở các nước phát triển công nghệ sản xuất rau an toàn đã được hoàn thiện ở một trình độ cao, sản xuất rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới thậm chí trong dung dịch đã trở nên quen thuộc. Đài Loan đã giới thiệu phương pháp trồng rau trong nhà lưới, nhà vòm cho nông dân từ năm1971. Nhu cầu rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các nước này. Bởi vậy, phần lớn các loại rau quả trên thị trường đều cần phải sản xuất theo qui trình an toàn. Chủng loại cơ cấu rau ở trên thế giới ngày càng phong phú và đa dạng, con người ngày càng sử dụng triệt để các sản phẩm rau. Tuy vậy, theo đánh giá của FAO về tình hình cung cầu các sản phẩm rau tươi và chế biến, thì hiện nay các sản phẩm rau mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và bình quân đầu người khoảng 75kg. Dự báo nhu cầu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1990-2005 là 3,6%, tốc độ tăng trưởng sản phẩm rau mới là 2,8%. Những nước gặp khó khăn trong việc trồng rau do khí hậu hoặc do thiếu đất, thiếu lao động... sẽ là thị trường cần phải nhập rau với khối lượng lớn. Khối thị trường EC: loại rau tiêu dùng nhiều nhất là cà chua, xà lách, cà rốt, suplơ và khoai tây. Nhật Bản có mức tiêu thụ rau bình quân là 100kg/người/năm nên ngoài việc sản xuất rau trong nước còn phải nhập số lượng lớn rau quả từ bên ngoài mà chủ yếu là các loại rau: cải bắp, cà chua, su hào, hành, dưa chuột và cà tím. Ngoài ra trên thị trường thế giới còn có sản phẩm rau chế biến với doanh số bán 1 tỷ USD/năm và nhu cầu về sản phẩm rau chế biến này qua các năm đều tăng. Trung Quốc với khí hậu, đất đai nhiều và màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất rau nên là nước đứng đầu về xuất khẩu rau với doanh thu là 383 triệu USD (1997). Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật và Hồng Kông. Mỹ là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu rau với doanh số là 140 triệu USD (1997) và thường xuất khẩu sang Tây Âu, Nhật. Những mặt hàng chế biến xuất khẩu là: cà chua, nấm, tỏi, ngô rau, măng tây, dưa chuột và đậu Hà Lan. Thị trường chế biến có triển vọng lớn phát triển mạnh trong tương lai là: - Các loại nước uống từ rau: nước cà chua, cà rốt, rau xanh. - Rau đóng hộp với khối lượng gần 10 triệu tấn/năm gồm cà chua, đậu, nấm, măng tây, dưa chuột. - Thực phẩm có rau. - Viên thuốc rau: là sản phẩm mới gồm tinh chất của từng loại rau dùng để uống, thay thế khẩu phần rau đã góp phần làm cho nhu cầu rau quả tăng lên nhanh chóng. Với tình hình này, thị trường rau quả đang là vấn đề bức xúc cần quan tâm. Bởi vậy, ở nước ta đặc biệt là xã Văn Đức- Gia Lâm cần lợi dụng lợi thế của mình để phát triển ngành sản xuất rau. 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở nước ta. 2.2.1. Tình hình sản xuất. Theo thống kê năm 1997, diện tích rau của cả nước là 377.000 ha, sản lượng là 4,687 triệu tấn, năng suất là 130 tấn/ha. Diện tích trồng rau chuyên canh ven thành phố, khu đô thị và khu công nghiệp là 130.000 ha với sản lượng hàng năm vào khoảng 1,78 triệu tấn, chiếm tỉ lệ tương ứng là 34,7% và 37% của cả nước. Diện tích vùng rau luân canh với lúa và cây hoa màu khác khoảng 241.00 ha, sản lượng 3,05 triện tấn, bằng 63% tổng sản lượng rau toàn quốc. Các vùng rau có sản phẩm hàng hoá lớn gồm vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vùng rau Lâm Đồng, Đà Lạt, vùng rau Thành Phố Hồ Chí Minh và các khu phụ cận. Hiện nay, có trên 40 loại rau được trồng và bán trên thị trường nước ta, rau vụ đông xuân chủng loại phong phú hơn rau mùa hè. Những năm gần đây ngành rau có bước tiến bộ tuy nhiên vẫn còn tồn tại lớn: - Năng suất, hiệu quả thấp: sản lượng tăng chủ yếu là do tăng diện tích, diện tích gieo trồng chiếm 3,9% nhưng giá trị mang lại chỉ gần 3% trong tổng giá trị ngành trồng trọt. - Chất lượng rau chưa đảm bảo lên chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giá thành cao, bao bì đơn giản, nghèo nàn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. - Sản xuất phân tán chưa tạo được lượng sản phẩm hàng hoá lớn gây khó khăn cho xuất khẩu và chế biến công nghiệp. - Kĩ thuật canh tác tiên tiến chưa được áp dụng nhiều, chủ yếu sản xuất vẫn còn thủ công truyền thống, trình độ kĩ thuật còn chênh lệch nhiều vùng. Nguyên nhân tồn tại: - Giống đang sử dụng ở nước ta hiện nay hầu hết là giống cũ, năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh kém. - Đầu tư cho nghiên cứu sản xuất giống và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật chuyển giao công nghệ trong trồng trọt còn qúa ít. Hệ thống quản lí, cung cấp giống cây trồng cho nông dân chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức. - Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến lạc hậu, cơ sở hạ tầng, đường xá, kho tàng, bến bãi... còn yếu và thiếu. - Công tác marketing còn yếu, chưa tìm kiếm và tạo được thị trường xuất khẩu ổn định. Hệ thống vận chuyển lưu thông trong nước chưa hình thành đồng bộ, còn gây lãng phí lớn. - Về mặt ý thức và tư tưởng: ngành sản xuất rau chưa được quan tâm đúng mức, thực tế vẫn còn xem nhẹ. Mặc dù vậy, hiện nay nước ta đã triển khai sản xuất rau an toàn ở một số Thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Lạt... và đã đạt được kết quả nhất định: diện tích và năng suất tăng lên đáng kể. Nhìn chung, năng suất rau an toàn thấp hơn rau thường nhưng bước đầu đã khẳng định được sản xuất rau an toàn có thể nhân ra diện rộng ở các xã ngoại thành có điều kiện tự nhiên cho phép. Ngoài ra, các trường đại học Nông Nghiệp I, Đại Học Quốc Gia, Viện nghiên cứu rau quả đã triển khai một số mô hình rau an toàn trong nhà lưới. Đặc biệt là mô hình trồng rau an toàn bằng phương pháp thuỷ canh, mô hình này có thể phát triển ở hộ gia đình nội thành nhằm phục vụ tại chỗ. Tuy vậy, sản xuất rau an toàn ở nước ta mới chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, vấn đề tổ chức sản xuất rau an toàn ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ rau. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như thế giới nghiên cứu về khẩu phần ăn cho người Việt Nam, đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 1300-1500 calo năng lượng để sống. Để có năng lượng này, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày trung bình cho một người phải vào khoảng 250-300 gam (khoảng 90-110 kg/người/năm), nhưng tổng sản lượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân rau xanh sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm. Như vậy, so với nhu cầu dinh dưỡng thì khối lượng trên còn thấp. Chỉ với mức sản xuất 100kg/người/năm ( tiêu thụ 80kg) như kế hoạch đề ra vào năm 2005 chúng ta mới đạt chỉ tiêu về khối lượng rau cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Bởi vậy, cần tăng cường các giải pháp nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn có hiệu quả để không những đáp ứng nhu cầu rau về số lượng mà còn đáp ứng nhu cầu rau về mặt chất lượng. Xã Văn Đức cần phải phát huy lợi thế của mình nhằm đáp ứng nhu cầu này. Tóm lại: với tình hình sản xuất và tiêu thụ rau cả trong và ngoài nước ta thấy sự cần thiết phải sản xuất rau an toàn không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu góp phần tăng thu nhập ngoại tệ. Mặt khác, phát triển sản xuất rau an toàn còn tạo việc làm thường xuyên cho người lao động nông nghiệp, xoá bỏ thời gian nông nhàn, cải thiện đời sống và góp phần xoá đói giảm nghèo. 2.3. Nhược điểm của rau thường và sản xuất rau thường. Rau thường là loại rau chỉ đảm bảo an toàn sức khoẻ con người ở mức thấp hoặc thậm chí gây hại tới sức khoẻ cho người tiêu dùng. Sản xuất rau thường có thể gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sản xuất. Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO), trên thế giới hàng năm có khoảng 40 ngàn người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu người ngộ độc. ở nước ta, con số người nhiễm độc do ăn phải rau xanh có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép cũng không nhỏ. Năm 1999 số vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra là 295 vụ, trong đó có 40 vụ ngộ độc do ăn phải rau có dư lượng thuốc trừ sâu và nấm độc. Như vậy, nhược điểm của rau thường vi phạm các tiêu chuẩn sau: 2.3.1. Rau thường hay bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật. Với sản xuất rau thường thì việc phun trừ sâu, bệnh, cỏ dại, ... là công việc thường xuyên. Thuốc sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc. Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật phong phú, song do thói quen hoặc sợ rủi do, ít hiểu biết về mức độ độc hại về hoá chất bảo vệ thực vật nên nông dân chỉ dùng một số loại quen thuộc như: Monitor, Vofatox,...Đó là những loại thuốc có độ độc cao, phổ diệt sâu rộng, hiệu quả diệt sâu cao và giá thành lại rẻ. Số lần phun thuốc trong một chu kì cây trồng hoặc một vụ nhiều. Đặc biệt các vùng rau ngoại thành Hà Nội, Đà Lạt do hệ số sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều trên đồng ruộng hầu như có cây trồng quanh năm đã tạo nguồn thức ăn liên tục cho các loại sâu và sự di chuyển của bướm ngày càng mạnh mẽ từ ruộng mới thu hoạch sang ruộng mới trồng. Do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng thuốc thường xuyên. ví dụ: trung bình một chu kì trồng bắp cải, người nông dân phải phun từ 4- 5 kg/ha trong một vụ 75- 90 ngày. Mặt khác thời gian cách li an toàn từ lần phun cuối cùng đến lúc thu hoạch không được quan tâm. Thường thì sản phẩm rau của họ bán trên thị trường được thu hoạch với thời gian cách li phổ biến là 3 ngày không phân biệt là thuốc trừ sâu gì (theo điều tra của đề tài 02- 07). Tóm lại: với hậu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như phân tích trên, rau thường hay bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, do vậy, khi người tiêu dùng sử dụng rau thường, rau có lượng tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật cao đã làm cho nhiều trường hợp bị ngộ độc, có trường hợp bị tử vong ngay, có trường hợp ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này. 2.3.2. Trong rau thường có chứa hàm lượng nitrat (NO3) quá cao. Với mục đích là đem lai lợi ích trước mắt, năng suất rau ngày càng tăng người nông dân đã sử dụng phân hoá học. Đặc biệt là phân đạm được sử dụng ngày càng nhiều và không theo nguyên tắc đã làm tích tụ trong rau một hàm lượng nitrat, làm cho rau trở lên không an toàn. Theo khuyến cáo của WHO hàm lượng NO3 trong rau không được vượt quá 300 mg/kg tươi. Nhưng thực tế khi điều tra thì hàm lượng NO3 trong rau thường quá cao thể hiện ở biểu 3. Biểu 3: hàm lượng NO3 trong rau vào thời điểm sử dụng (1- 2 ngày sau thu hoạch) STT Địa điểm Hàm lượng NO3 (mg/kg) Cải bắp Xu hào Hành tây 1 HTX Phù Đổng (Gia Lâm) 876 (+376) 982 (+482) 180 (+100) 2 Chợ Hàng Da 1080 (+580) 645 (+145) 116 (+36) 3 Chợ Long Biên 714(+214) 638(+138) 96 (+16) (+-) chênh lệch so với ngưỡng cho phép (Nguồn: Trần Khắc Thi – Viện nghiên cứu rau quả) 2.3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong rau thường cao. Do._. trong sản xuất rau thường đã lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật cùng với bón phân các loại đã làm cho một lượng N, P, K và hoá chất bảo vệ thực vật bị rửa trôi xuống mương và ao, hồ, sông thâm nhập vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng và các nhóm nitơ, phot pho, trong nước tưới rau, ao nuôi cá ở Mai Dịch (Từ Liêm) cho thấy hàm lượng các kim loại nặng, đặc biệt là asen (As) trong nước mương tưới rau cao hơn hẳn so với ruộng lúa nước và ao nuôi cá được thể hiện trong biểu 4. Nguyên tố Kênh tưới rau Ruộng lúa Ao thả cá Tháng 1 Tháng 7 Tháng 1 Tháng7 Tháng 1 Tháng7 Fe 2,08 2,38 1,21 1,13 0,60 0,57 Cu 0,02 0,02 0,01 0,02 0,02 0,01 Pb 0,008 0,006 0,008 0,009 0,006 0,007 Zn 0,015 0,16 0,013 0,017 0,011 0,013 As 0,00022 0,0018 0,0017 0,0014 0,0010 0,0011 Hg 0,0002 0,0001 0,0003 0,0004 0,0003 0,0004 Mn 0,18 0,17 0,18 0,24 0,13 0,13 K 6,18 5,29 1,42 1,28 1,33 1,33 PO4 2,32 1,60 0,67 0,43 0,54 0,54 NH4 4,12 1,16 1,05 0,72 0,92 0,92 NO3 0,45 0,24 0,11 0,07 0,09 0,09 Biểu 4: hàm lượng một số kim loại nặng (mg/lít) trong nước tưới cho cây trồng ở Mai Dịch (Từ Liêm – Hà Nội). (Nguồn: Theo Phạm Bình Quyền - Đề tài KT 02 – 07) Ngoài ra các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng còn thẩm thấu hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thụ cũng là nguyên nhân làm cho trong rau thường có hàm lượng kim loại nặng khá cao 2.3.4. Vi sinh vật gây hại trong rau xanh cũng là một nhân tố gây hại hết sức nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thực trạng sử dụng phân bắc tươi, nước phân bón và tưới trực tiếp cho rau đã trở thành một tập quán canh tác của một số vùng trồng rau, nhất là vùng chuyên canh rau, là một nguyên nhân làm cho rau không được an toàn. Đặc biệt khi sử dụng rau gia vị, rau ăn sống là hình thức truyền tải trứng giun và các yếu tố gây bệnh đường ruột khác vào cơ thể con người. Theo số liệu điều tra tại 2 HTX trồng rau ngoại thành Hà Nội cho thấy vi sinh vật gây hại trong đất trồng rau rất cao và ở mức báo động (biểu 5) Biểu 5: Số lượng trứng giun đũa và giun tóc trong đất trồng rau ở Mai Dịch và Long Biên (Hà Nôi). Địa điểm Giun Đũa (Ascaris) Giun tóc (T. Trichiura) Số lượng trứng /100g đất Trứng sống(%) Trứng ở tuổi nhiễm(%) Số lượng trứng /100g đất Trứng sống Mai Dịch 27,4 59,85 24,82 3,2 81,25 Long Biên 16,4 52,43 18,29 2,8 78,57 (Nguồn: Phạm Bình Quyền-Đề tài KT 02-07) Với vi sinh vật gây hại trong rau xanh đã làm cho số người trồng rau có tới 53,3% số người có triệu trứng thiếu máu, 60% số người bị bệnh ngoài da. Và hậu quả của người sử dụng rau tươi có vi sinh vật gây thiệt hại cũng rất cao. Như vậy với những đặc điểm của rau thường như phân tích ở trên là loại rau mà có tỉ lệ ô nhiễm khá cao gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người (cả người sản xuất và người tiêu dùng). Cho nên cần tiến hành sản xuất rau an toàn theo qui định nhằm hạn chế nhược điểm của sản xuất rau thường là công việc hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp sinh thái bền vững. 2.4. Yêu cầu sản xuất rau thực phẩm. - Đảm bảo số lượng: với nhu cầu về rau ngày càng lớn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho con người thì ngoài việc tăng năng suất rau trên một đơn vị diện tích ra, chúng ta cần phải mở rộng thêm diện tích trồng rau nhằm đáp ứng đủ về nhu cầu khối lượng rau cho nhu cầu tiêu dùng. - Ngoài ra, song song với việc bảo đảm số lượng rau thì cũng cần đảm bảo chất lượng rau. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng của rau thực phẩm trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Bởi vậy, sản xuất rau cần đảm bảo yêu cầu an toàn, không bị nhiễm các chất độc có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn. 3. Đặc điểm của tổ chức sản xuất rau an toàn. 3.1. Trình độ kĩ thuật cao. 3.1.1 Chọn đất. Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rau. Tốt nhất là đất pha cát hoặc thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dầy (20-30cm). Vùng trồng rau phải cách li với khu vực có chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất là 200 m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng không tồn dư hoá chất độc hại. 3.1.2 Nước tưới. Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với vùng trồng rau xà lách và các loại rau gia vị. Nếu không có giếng khoan, cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha loãng các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. Đối với các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương, sông, hồ, để tưới rãnh. 3.1.3. Giống. Chỉ gieo những hạt giống và trồng cây con khoẻ mạnh không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất. Giống nhập nội phải kiểm dịnh thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được sử lí hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi đưa cây con ra ruộng cần phải xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu bệnh sau này. 3.1.4 Phân bón. Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và phân hữu cơ vi sinh được dùng để bón lót. Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón dùng 15 tấn phân chuồng + 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Lượng phân hoá học tuỳ thuộc yêu cầu sinh lý của cây, bón lót 30% N + 50% K. Số đạm và kali còn dùng để bón thúc. Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa hoai để loại trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi sinh vật trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân giải nốt phân chuồng tươi. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón thúc 2 lần. Kết thúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần, kết thúc bón phân hoá học trước khi thu hoạch 10-12 ngày. Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ. Có thể phun 3- 4 lần tuỳ theo từng loại rau nồng độ phun theo hướng dẫn trên bao bì chế phẩm. Kết thúc phun ít nhất trước khi thu hoạch 5 –10 ngày. Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hoá học 30-40%. Tuyệt đối không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau. 3.1.5. Bảo vệ thực vật. Không sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật thuộc nhóm I và II. Khi thật cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm III, IV. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với kí sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu...), các chế phẩm thảo mộc, các kí sinh thiên địch để phòng bệnh. áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây trồng hợp lí sử dụng giống tốt, chống chịu bệnh; chăm sóc cây theo yêu cầu. Sinh lí, bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm, sử dụng các chế phẩm sinh học, thường xuyên vệ sinh, kiểm tra đồng ruộng để theo rõi, phát hiện sâu bệnh, tập trung phòng trừ sớm... 3.1.6. Thu hoạch, bao gói. Rau phải được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng... Rau được rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. 3.1.7. Hàm lượng nitrat (NO3) trong rau phải nhỏ hơn mức cho phép. Tác hại của nitrat (NO3) rất là nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Bởi vậy, đã gọi là rau an toàn thì phải đảm bảo NO3 theo qui định của Sở Khọc học công nghệ và Môi Trường. Để thực hiện được điều kiện này yêu cầu người nông dân khi sử dụng phân hoá học. Thuốc bảo vệ thực vật đúng liều, đúng kĩ thuật phù hợp với điều kiện giai đoạn phát triển của rau. 3.1.8. Không để tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau quá ngưỡng cho phép. Cũng như nguyên nhân làm tăng hàm lượng NO3 trong rau thực phẩm việc sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học, các loại phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí... khiến cho hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong rau ngày càng tăng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Bởi vậy, cũng cần có biện pháp sử dụng các hoá chất hoá học hợp lí, khoa học để đảm bảo hàm lượng các kim loại nặng trong rau không vượt qua mức cho phép. 3.2. Chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn rau thường. Để sản xuất rau an toàn thì khâu tổ chức sản xuất phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cao, rau được trồng trong nhà lưới, đất, phân bón được sử lí khử trùng, để cách li nguồn bệnh từ đất, người ta phải phủ luống bằng ni nông có đục lỗ, hệ thống tưới phun tự động,... phòng trừ sâu bệnh bằng các thuốc trừ sâu triết xuất từ thảo mộc, từ cỏ bằng phương pháp phủ rơm. Bởi vậy mà chi phí sản xuất rau an toàn đòi hỏi phải cao hơn rau thường. Do đó vốn đầu tư cho sản xuất lớn (đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi như trạm bơm, kênh xây, mua sắm thiết bị kiểm tra chất lượng sạch, xây dựng giếng khoan, mua phương tiện vận chuyển. Xây dựng các cửa hàng bán rau sạch, sử dụng thuốc thảo mộc đắt tiền...). Chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn rau thường được thể hiện ở giá thành (thể hiện ở biểu 6). Biểu 6: giá thành một số chủng loại rau: đvt: 1000đ/tấn STT Rau an toàn Rau thường Chủng loại Giá thành Chủng loại Giá thành 1 Bắp cải 1008 Bắp cải 812 2 Su hào 985 Su hào 705 3 Cà chua 1565 Cà chua 1308 4 Cà tím 1448 Cà tím 1126 5 đậu quả 1665 đậu quả 1550 6 Bí xanh 1413 Bí xanh 1212 7 Dưa chuột 1268 Dưa chuột 1087 8 Rau muống 516 Rau muống 347 9 Rau cải 702 Rau cải 655 10 Rau gia vị 7364 Rau gia vị 6524 11 Rau khác 1000 Rau khác 900 (Nguồn: Sở NN &PTNT) 3.3. Tiêu thụ bước đầu gặp nhiều khó khăn. - Tâm lí người tiêu dùng: do tiêu chuẩn về rau an toàn chưa rõ ràng và sự kiểm tra, kiểm nghiệm rau an toàn còn ít và gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, trên thị trường đôi khi rau an toàn và rau không an toàn vẫn còn lẫn lộn. Mặt khác, nhược điểm duy nhất của rau an toàn là nhìn hình dáng bên ngoài không đẹp, không hấp dẫn như rau thường. Do vậy, nếu không hiểu biết về rau an toàn thì người tiêu dùng rất khó chấp nhận. - Giá thành rau an toàn cao hơn rau thường: như phần 2 đã chứng minh do sản xuất rau an toàn cần có kĩ thuật cao do vậy đòi hỏi vốn đầu tư lớn làm cho giá thành rau an toàn cao hơn rau thường. - Hệ thống tổ chức tiêu thụ rau an toàn còn nhiều hạn chế, cần phải có thêm các cửa hàng bán rau an toàn, cần thông tin tuyên truyền đến quần chúng hiểu biết là ưu điểm của rau an toàn và nhược điểm của rau thường, cần tạo thương hiệu cho rau an toàn, cần tạo mối liên kết giữa sản xuất và lưu thông rau an toàn. Trên đây là những vấn đề đã gây ra cho người sản xuất rau an toàn bước đầu gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ rau an toàn. 4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: 4.1. Tình hình sản xuất. 4.1.1. Tổ chức sản xuất 4.1.1.1. Diện tích: Theo số liệu thống kê và báo cáo của các huyện, kết quả về diện tích rau an toàn được sản xuất trong 6 năm như sau: Qua các năm diện tích rau an toàn tăng rõ rệt: từ 159 ha canh tác (400 ha gieo trồng) của năm 1996 đến năm 2001 đạt 776 ha canh tác (2250 ha gieo trồng) tăng 617 ha canh tác. trong 6 tháng đầu năm 2002 diện tích gieo trồng rau an toàn là 1025 ha. Biểu 7: Diện tích rau an toàn được sản xuất qua 6 năm ở Hà Nội Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Diện tích rau an toàn Ha - Diện tích canh tác Ha 159 233 503 612 675 776 - Diện tích gieo trồng Ha 400 591 1440 1785 1947 2250 -Hệ số quay vòng Lần 2,5 2,5 2,8 2,9 2,88 2,9 2. Tỷ lệ so với rau đại trà % 5,3 7,6 17,5 22 24 30 3. Tỷ lệ so với diện tích đất canh tác. % 53 34 43 37 34 38,8 (Nguồn: Sở NN&PTNT.) Các Huyện có diện tích canh tác rau an toàn nhiều là: Đông Anh gần 270 ha, Gia Lâm 230 ha, Từ Liêm 200 ha... 4.1.1.2. Địa điểm trồng rau an toàn theo dự án qui hoạch. Rau an toàn được sản xuất ở 22/30 xã qui hoạch trong đó: - Huyện Đông Anh có 7 xã: Vân Nội, Nam Hồng, Tiên Dương, Nguyên Khê, Kim Chung, Kim Nỗ, Bắc Hồng. - Huyện Từ Liêm có 6 xã: Minh Khai, Phú Diễn, Tây Tựu, Liên Mạc, Mỹ Đình, Cổ Nhuế. - Huyện Gia Lâm có 4 xã: Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư, Lệ Chi. - Huyện Sóc Sơn có 2 xã: Đông Xuân và Thanh Xuân. - Huyện Thanh Trì có 3 xã: Yên Mỹ, Duyên Hà, Lĩnh Nam. 4.1.1.3. Năng suất, sản lượng: Năng suất rau an toàn đạt 85-95% so với rau đại trà. Năm 1996-1997 năng suất chỉ đạt 85% do hạn chế sử dụng phân tươi, phân đạm... Những năm sau năng suất tăng dần do người sản xuất nắm được kĩ thuật bón phân cân đối N- P- K, sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh để bón lót, sử dụng các giống tốt, giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Sản lượng rau an toàn cũng tăng dần qua các năm. Từ 4800 tấn (1996) tăng lên 29789 tấn (2000) và tăng lên 37575 tấn (2001). Kết quả thu được thể hiện ở biểu 8 Biểu 8: kết quả năng suất, sản lượng rau an toàn qua 6 năm của Hà Nội Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Năng suất bình quân (tạ/ha) 120 135 140 130 153 167 Sản lượng (tấn) 4800 7978 20160 23205 29789 37575 (Nguồn: Sở NN &PTNT) 4.1.1.4. Cơ cấu và chủng loại rau an toàn: Rau an toàn được sản xuất theo 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu là chủ yếu. Năm 1996 –1997 các chủng loại rau chính là bắp cải, su hào, cà chua, đậu quả,...chiếm 70% - 80%, rau cao cấp chiếm 10% - 20% (gồm suplơ xanh, ớt ngọt, ngô bao tử,...). Năm 1998 – 2001 chủng loại rau cao cấp tăng lên 25 –30% do có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Qua nghiên cứu khảo nghiệm đã đưa thêm một số giống rau mới như cải ngọt, cải bó xôi, cải chân vịt, xà lách tím, cải bắp tím,... Đây là những giống có thể trồng quanh năm, góp phần bổ xung cho cơ cấu rau giáp vụ. Ngoài ra, người sản xuất đã chú trọng phát triển rau trái vụ nhằm tăng giá trị kinh tế như: cà chua, cải bắp, suplơ vụ sớm, vụ muộn,... Hiện nay, đã hình thành một số vùng sản xuất rau an toàn theo chủng loại rau: các loại rau gia vị ở xã Tây Tựu, Đông Dư; rau cải bắp, su hào ở xã Văn Đức, Đặng Xá, Nam Hồng; dưa chuột, dưa bao tử, ngô bao tử ở xã Đông Xuân. 4.1.2. Quy trình sản xuất rau an toàn. Trong những năm qua vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện khá tốt quy trình kĩ thuật. Cụ thể: 4.1.2.1. Phân bón. 100% vùng sản xuất rau an toàn sử dụng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh để bón cho rau. Ngoài ra, còn sử dụng thêm tro bếp, bã đậu tương ủ hoai mục để bón như: xã Tây Tựu, Văn Đức, Vân Nội,... Người sản xuất đã bón cân đối phân N- P- K hơn và lượng bón theo đúng quy trình hướng dẫn cho từng loại rau 4.1.2.2. Nước tưới. Vùng sản xuất rau an toàn sử dụng hai nguồn nước tưới chủ yếu là giếng khoan và nước sông Hồng, Sông Đuống,... có 75%- 80% sử dụng nước sông Hồng, Sông Đuống,... chủ yếu là huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn và một số xã ở Đông Anh. Còn 20% -25% sử dụng giếng khoan được nhà nước đầu tư, người sản xuất tự bỏ kinh phí để khoan giếng: xã Vân Nội, Nam Hồng - Đông Anh. 4.1.2.3. Bảo vệ thực vật. Trong vùng sản xuất rau an toàn công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã được chú trọng. Qua hướng dẫn, tập huấn người nông dân đã biết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vi sinh (BT, Delphin,...), các loại thuốc hoá học thuộc nhóm phân giải nhanh, cho phép sử dụng trên rau, cơ bản đảm bảo thời gian cách li trước khi thu hoạch. Đặc biệt những năm 1999 –2001, các vùng sản xuất rau an toàn đã bước đầu áp dụng qui trình quản lí dịch hại tổng hợp IPM nên đã hạn chế số lần phun thuốc, giảm chi phí sản xuất khoảng 700.000 –800.000 đồng/ha (giảm tiền thuốc, giảm công phun thuốc) góp phần cho sản xuất rau theo hướng bền vững. Một số HTX đã áp dụng phương pháp trồng trong nhà lưới như: Vân Nội, Đặng Xá,...đã hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau. 4.1.2.4. Xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn. * Các đơn vị thuộc sở NN &PTNT Hà Nội đã xây dựng. 16 mô hình trình diễn về rau an toàn, quy mô 1 mô hình từ 1000 m2- 5 ha do Trung tâm khuyến nông thực hiện qua các năm gồm: mô hình sản xuất, mô hình chế biến, mô hình nhà lưới, mô hình tưới phun,... Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trồng các loại rau cao cấp, áp dụng biện pháp che phủ nilông,... do Trung tâm kĩ thuật rau quả thực hiện qui mô 1- 2 ha cho một mô hình được triển khai tại 10 xã sản xuất rau an toàn tại Hà Nội. 25 mô hình áp dụng qui trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM được xây dựng từ năm 1999 – 2001 do dự án Đan Mạch và chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội thực hiện. * Mô hình của các huyện. Huyện Gia Lâm có các mô hình áp dụng các tiến bộ kĩ thuật: ở Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư,... sử dụng các chế phẩm: đạm chậm tan, phân vi sinh, chế phẩm EM, thử nghiệm phương pháp canh tác tự nhiên,... (quy mô từ 1000 m2- 5000 m2) nhằm giảm phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, cải tạo đất,.. mô hình sản xuất rau trong nhà lưới 4000 m2. Huyện Đông Anh: có mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới 5000 m2 (chủ yếu là nhà lưới đơn giản); tổ chức 3 HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (HTX Vân Nội, HTX Ba Chữ, HTX Sông Thiếp). Huyện Từ Liêm từ năm 1998 – 2001 có hai mô hình sản xuất rau an toàn: mô hình sản xuất trong nhà lưới áp dụng phương pháp trồng thuỷ canh, địa canh quy mô 1 ha; mô hình sản xuất rau hữu cơ qui mô 3000 m2 tại HTX Vân Nội bán sản phẩm cho tổ chức Cidse. Tóm lại: với kết quả xây dựng mô hình trên đã giúp người sản xuất rau an toàn nắm được kĩ thuật gieo trồng, phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp có hiệu quả, các tiến bộ kĩ thuật mới (giống, công nghệ mới,...) được áp dụng và đưa vào sản xuất. 4.1.2.5. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất rau an toàn. Tính từ năm 1996 đến nay (năm 2001) tổng số vốn được nhà nước đầu tư cho sản xuất rau an toàn đạt gần 9 tỷ đồng. Trong đó: - Vốn đầu tư của huyện: 7,5 tỷ đồng. + Huyện Từ Liêm: đầu tư 2,2 tỷ đồng để xây dựng bể nước, giếng khoan, máy bơm, đường điện, nhà lưới phục vụ cho 6 xã trồng rau an toàn. + Huyện Gia Lâm: năm 1998 –2001 đầu tư gần 2,8 tỷ đồng cho chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, hỗ trợ mở cửa hàng tiêu thụ rau an toàn, đầu tư xây dựng kênh mương cho 3 xã sản xuất rau an toàn. + Huyện Đông Anh: đầu tư 900 triệu đồng cho xây dựng kênh mương, đường điện, nhà lưới, hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... + Huyện Thanh Trì: đầu tư 1,6 tỷ đồng trong hai năm 1997, 1998 để xây dựng 2 trạm bơm và 200 mương tưới cho rau an toàn. - Vốn đầu tư của các chương trình khác: chương trình khuyến nông, chương trình nghiên cứu khoa học,... với số vốn 1,5 tỷ đồng để xây dựng mô hình, tập huấn, tuyên truyền,... 4.1.2.6. Tuyên truyền, tập huấn. Từ năm 1996 đến nay, sở NN & PTNT Hà Nội thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc sở, phối hợp với các ban ngành thành phố, đài báo tổ chức tuyên truyền, tập huấn trên lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng rau an toàn như: phổ biến qui định, qui trình kĩ thuật sản xuất, xây dựng các phóng sự về lợi ích của việc sản xuất, tiêu dùng rau an toàn, tập huấn qui trình quản lí dịch hại tổng hợp IPM, hướng dẫn các biện pháp kĩ thuật mới,..Kết quả đạt được là: * Tập huấn: Trung tâm khuyến nông Hà Nội, Trung tâm kĩ thuật rau quả Hà Nội và các Huyện tổ chức tập huấn được 200 lớp về qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn, sản xuất giống rau mới cho trên 12.000 lượt người tham gia. Tập huấn qui trình quản lí dịch hại tổng hợp IPM do chi cục bảo vệ thực vật và dự án Đan Mạch tổ chức thực hiện trên 170 lớp cho khoảng 10.000 lượt người. * Tuyên truyền: Hằng năm sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao cho Trung tâm khuyến nông tổ chức tuyên truyền tập huấn trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành 50.000 tờ hướng dẫn qui trình sản xuất rau an toàn. Ngoài ra, các đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, truyền hình Việt Nam, đài phát thanh các huyện, xã, báo Nông nghiệp, báo Hà Nội mới,.. đã nhiều lần tuyên truyền về rau an toàn. 4.2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn. Trong những năm qua, mạng lưới tiêu thụ rau an toàn bước đầu đã hình thành dưới nhiều dạng: cửa hàng, HTX tiêu thụ, kí hợp đồng trực tiếp với các bếp ăn tập thể, khách sạn, trường học như ở Vân Nội, Văn Đức,.. Năm 1996 có 3 cửa hàng, từ năm 1997 đến nay có 20 cửa hàng bán rau an toàn tại Hà Nội, do các thành phần kinh tế và các HTX tiêu thụ ở các Huyện. Lượng rau tiêu thụ đạt 3,5 – 4 tấn/ngày (gần 1500 tấn/năm) chiếm 4% sản lượng rau. Ngoài việc cung ứng rau an toàn cho các cửa hàng và trực tiếp cho người tiêu dùng ở nội thành Hà Nội, một số xã sản xuất rau an toàn còn cung ứng sản phẩm tới các tỉnh bạn dưới dạng sản phẩm mới, tươi và chế biến như: xã Văn Đức bán 4000 tấn/năm rau an toàn cho Quảng Ninh, Nghệ An; xã Đông Dư xuất 20 tấn rau gia vị đi 4 nước Đông Âu; HTX Đông Xuân và Đông Dư bán 40.000 lọ sản phẩm chế biến cho tỉnh bạn 4.3. Kết luận. 4.3.1. Kết quả đạt được. - Diện tích rau an toàn tăng qua các năm với mức bình quân trên 100 ha/năm, sản lượng tăng gần chục nghìn tấn/năm; chủng loại ngày càng phong phú, có một số loại rau mới góp phần vào việc sản xuất rau quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng rau tốt hơn. - Kết quả sản xuất rau an toàn đã góp phần làm thay đổi cơ bản tập quán canh tác cũ ở vùng sản xuất rau: người sản xuất đã tự giác áp dụng qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn vào sản xuất rau đại trà, đây là bước đầu thực hiện xã hội hoá việc sản xuất rau an toàn. - Qua các mô hình áp dụng các tiến bộ kĩ thuật mới trong sản xuất rau an toàn như: sử dụng giống mới, biện pháp kĩ thuật canh tác, công nghệ tiên tiến (nhà lưới, che phủ nilông,...), mô hình IPM, mô hình chế biến,... giúp người sản xuất học tập và chủ động mở rộng. - Mạng lưới tiêu thụ phong phú hơn, đã góp phần sản xuất rau an toàn phát triển và mở rộng. Đặc biệt là việc hình thành các HTX vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm đã gắn trách nhiệm của người sản xuất rau an toàn với người tiêu dùng. - Cơ sở vật chất ở vùng sản xuất rau đã phần nào được cải thiện như có mương tưới tiêu nước, đường điện, giếng khoan,... Đây là một vấn đề quan trọng trong sản xuất rau an toàn; Đối với những vùng không chủ động được nước tưới thì sử dụng giếng khoan (xã Vân Nội, Tây Tựu,..); những vùng bãi có hệ thống mương tưới đã xây dựng kiên cố để dẫn và tiêu nước (xã Văn Đức, Yên Mĩ, ...). Những vùng được đầu tư nông dân đã sử dụng có hiệu quả trong sản xuất rau an toàn. Ngoài ra, một số xã tự bỏ kinh phí để khoan giếng phục vụ sản xuất, riêng vốn đầu tư để xây dựng đường điện, đường đi, mương máng quá lớn nên người sản xuất không có khả năng, cần có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước. 4.3.2. Hạn chế. - Diện tích rau an toàn tuy có tăng, song chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đặt ra (đạt 40% kế hoạch). Diện tích chuyên canh sản xuất rau an toàn còn nhỏ, phân tán trong một vùng quy hoạch, chưa tập trung liền khoảnh, liền vùng thành quy mô lớn. - Việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn tuy đã nghiêm túc ở các diện tích đăng kí sản xuất rau an toàn nhưng có một số diện tích không sản xuất rau an toàn nằm xen kẽ trong vùng sản xuất rau an toàn không thực hiện triệt để quy trình kĩ thuật (đặc biệt là khâu bảo vệ thực vật) nên đã ảnh hưởng đến vùng sản xuất rau an toàn. - Mặc dù được Thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất rau an toàn theo các dự án của từng huyện nhưng còn ít, tản mạn, chưa đồng bộ, cho nên tình trạng ngập úng vẫn xảy ra trong mùa mưa, đường giao thông phục vụ cho vận chuyển, các trạm bơm còn ít, chưa hoàn thiện như xã Vân Nội, Đặng Xá, Tây Tựu,.. - Việc ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn chưa được nhiều; tuy đã hình thành một số mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ như HTX Ba Chữ, HTX Vân Nội, HTX Đặng Xá, ... nhưng quy mô còn nhỏ, đầu tư thiếu đồng bộ từ hạ tầng cơ sở đến công nghệ mới, ... do vậy chưa đạt hiệu quả cao. - Vấn đề tuyên truyền, tập huấn cho sản xuất và tiêu dùng còn chưa có sức thuyết phục cao nên đã ảnh hưởng đến mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. - Khâu quản lí thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn Hà Nội còn khó khăn, chưa triệt để vẫn còn một số loại thuốc cấm, thuốc nhập lậu không qua khảo nghiệm đang được bán trên thị trường Hà Nội nên nông dân vẫn sử dụng các loại thuốc cấm, không trong danh mục phun cho rau. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất rau an toàn của Hà Nội. - Việc tiêu thụ rau an toàn tuy có phong phú hơn, song quy mô còn bé, chủ yếu là do tư nhân hoặc người sản xuất tự lo; dụng cụ để thu hoạch sản phẩn còn thô sơ; phương tiện vận chuyển đơn giản, sản phẩm không có bao bì, nhãn mác của nơi sản xuất; chưa có cửa hàng chuyên bán rau an toàn mà chỉ là các quầy hàng bán cùng với nhiều sản phẩm khác. Số lượng quầy hàng ít nên lượng rau tiêu thụ không được nhiều. 4.3.3. Nguyên nhân. - Việc quản lí lưu thông rau, kiểm tra chất lượng rau an toàn chưa được làm thường xuyên; chưa có phương tiện kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm rau an toàn và phương tiện chuyên dùng, do vậy chưa thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng. - Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở một số huyện mới chỉ là bước đầu, chưa xây dựng và triển khai thành các dự án cụ thể, đồng bộ nên việc đầu tư nhất là công trình thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở cho vùng chuyên sản xuất rau tập trung chưa đầy đủ hệ thống cung cấp nước tưới, đường đi, kho bảo quản, sơ chế,... - Chưa gắn trách nhiệm giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Sản phẩm không có bao bì, nhãn mác ghi địa chỉ nơi sản xuất nên tâm lí và độ tin cậy của người tiêu dùng chưa cao, chưa thuyết phục. Đây là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng cửa hàng tiêu thụ rau an toàn và lượng tiêu thụ rau được ít. - Người sản xuất không chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố ngộ độc do ăn phải rau có thuốc bảo vệ thực vật và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những tồn tại trên cộng với việc chưa phân định rạch ròi giữa rau an toàn và rau không an toàn trên thị trường khiến cho người tiêu dùng hoài nghi thiếu yên tâm. - Đặc biệt chưa có các giải pháp đồng bộ về thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn do nhà nước quản lí như: không có chợ đầu mối tập trung các sản phẩm rau an toàn; chưa có nhiều cửa hàng chuyên bán rau an toàn, cơ sở sơ chế rau,.. nên tỷ lệ tiêu thụ rau an toàn rất hạn chế, chưa khuyến khích người sản xuất. - Chưa có chính sách hỗ trợ đúng tầm, khuyến khích sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. - Vai trò quản lí nhà nước đối với sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rau an toàn chưa rõ (thiếu các quyết định có tính pháp lí và các chế tài bắt buộc phải thực hiện). Chương 2: Thực trạng tổ chức rau an toàn ở Văn Đức – Gia Lâm 1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội ở Văn Đức - gia Lâm ảnh hưởng đến tổ chức rau an toàn. 1.1. Đặc điểm tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lí. Xã Văn Đức là xã nằm ngoài đê ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 15 km, cách huyện Gia Lâm 13 km, phía Đông giáp huyện Văn Giang – Hưng Yên, phía tây giáp Sông Hồng, phía bắc giáp xã Kim Lan. Vị trí địa lí rất thuận lợi cho sản xuất rau an toàn bởi có thị trường tiêu thụ rộng lớn. 1.1.2. Khí hậu, thời tiết: Xã Văn Đức nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Bộ có những đặc điểm chính sau: Mùa đông lạnh, khô và ít mưa; Mùa hè nóng ẩm và có mưa, lượng mưa trung bình trong năm là 1704,9 mm nhưng phân bố không đều chủ yếu tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 9, tổng ôn tích 8500oc. Mỗi năm có khoảng 166 ngày mưa. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 710 mm. Số ngày nắng chung cả năm là 1112 giờ. Độ ẩm trung bình là 85%, cao nhất là 100% và thấp nhất là 77%. (thể hiện ở biểu 9). Nhìn chung thời tiết khí hậu ở Văn Đức thuận lợi cho việc sản xuất rau quanh năm. Đáng lưu ý là vụ đông xuân nhiệt độ xuống thấp rất thuận lợi để trồng các loại rau nguồn gốc ôn đới có giá trị kinh tế cao. Đây là một thế mạnh về tài nguyên khí hậu cần khai thác vì vào thời kì này ở các nước ôn đới phải trồng rau trong nhà kính và các tỉnh phía Nam luôn có nhu cầu về rau ôn đới nhưng không thể sản xuất được vì thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm như vậy nên thường xảy ra hiện tượng úng ngập, hạn hán gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là đối với người nông dân vì sản xuất của họ phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Biểu 9: Đặc trưng cơ bản của khí hậu Văn Đức – Gia Lâm. Tháng Yếu tố Nhiệt độ không khí (oc) Độ ẩm tương đối trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm) Lượng bốc hơi trung bình (mm) Số ngày mưa trung bình (ngày) Số giờ nắng trung bình (giờ) 1 18,3 80 18,5 68 10 67 2 17 83 29,2 61 15 15 3 21,1 90 41,4 57 16 36 4 24,3 100 89,7 45 16 71 5 27,5 86 195,2 68 15 135 6 29,2 84 242,7 58 16 142 7 29 85 275,6 65 17 140 8 28,1 87 293,8 60 17 126 9 27 83 265,3 58 16 122 10 26 80 150,3 63 12 116 11 23,9 78 67,8 59 9 87 12 19,2 77 35,4 48 7 55 TB tháng 24,2 85 - - - - TB năm - - 1704,9 710 166 1112 (Nguồn: Số liệu trạm thuỷ văn Hà Nội) 1.1.3. Nguồn nước: Nguồn nước tưới cho đồng ruộng của xã Văn Đức chủ yếu được lấy từ hệ thống kênh Bắc Hưng Hải bằng hệ thống trạm bơm điện qua kênh Kim Đức. Mạch nước ngầm ở xã Văn Đức là mạch ngang thông với sông Hồng, hiện nay đang sử dụng cho đời sống nhân dân bằng hệ thống giếng khoan sâu từ 15 – 35 m, nếu nước sông Hồng bị ô nhiễm thì mạch nước ngầm của Văn Đức cũng bị ô nhiễm. Chế độ thuỷ văn: Do nằm ngoài đê nên mực nước của Văn Đức phụ thuộc vào sự lên xuống của nước sông Hồng, hàng năm thường vào hai tháng 7, 8 mực nước sông Hồng lên cao, nên hầu hết diện tích đất canh tác bị ngập không sản xuất được, nếu mức nước ở mức báo động hai thì hầu hết các tuyến đường giao thông đến xã bị ngập, đi lại rất khó khăn. 1.1.4 Địa hình: Là địa hình ngoài đê, nhưng địa hình đất đai của xã Văn Đức bị chia cắt, lượn sóng, không bằng phẳng và thấp dần từ phía sông vào và từ Bắc xuống Nam cho nên công tác thuỷ lợi rất khó khăn. 1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội. 1.2.1. Đất đai. Số liệu hiện trạng sử dụng đất đai của xã Văn Đức cho thấy, hiện nay tổng diện ._. loại vật tư kĩ thuật đặc biệt quan trọng trong sản xuất rauvì có đủ hạt giống, hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được thời vụ, mới thực hiện được kế hoạch sản xuất, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. * Tổ chức tốt dịch vụ về giống: - Giống rau nhập nội rất đắt. Ví dụ: giống đậu Hà Lan, nông dân phải mua 150 nghìn đồng/kg mà muốn gieo 1 sào bắc bộ cần 1- 1,5 kg giống. Do đó chi phí quá đắt so với thu nhập của hộ nông dân. Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ giá giống rau nhập khẩu cho nông dân. - Thông qua mạng lưới cung cấp giống của công ty giống đến hợp tác xã dịch vụ ở xã, mặt khác để đảm bảo chủ động và có giống tốt cho sản xuất ở tầm vĩ mô nhà nước cần đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống và sản xuất trong nước: + Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Trung tâm kĩ thuật rau quả Hà Nội: tiếp tục tổ chức sản xuất các giống rau gốc: cà chua, cải củ,... và khảo nghiệm thêm một số rau mới. Tất cả các giống đều phải có quy trình cụ thể cho từng loại cây. + Đối với các cơ quan trung ương: Viện nghiên cứu rau quả, công ty giống cây trồng trung ương: tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm các giống rau mới, rau chất lượng đặc biệt là rau vụ hè khi đưa vào sản xuất phải có qui trình cụ thể cho từng loại cây. Các công ty: Trang Nông, Bông Sen,... bán các loại giống rau phải qua khảo nghiệm, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng. - Biện pháp giống ở tầm vi mô cần tập trung vào vấn đề tổ chức chuyên môn khâu giống. Hợp tác xã Văn Đức cần tổ chức cho một số hộ gia đình có khả năng và có kinh nghiệm làm cây giống để chuyên gieo và cung cấp giống cho các gia đình trong địa bàn xã hoặc các vùng lân cận. Tổ chức khâu giống tại hợp tác xã giúp hộ chủ động hơn về giống, tạo điều kiện cho sản xuất đi vào chuyên môn hoá và chuyển sang sản xuất hàng hoá qui mô lớn một cách ổn định vững chắc. Việc cung cấp giống tại chỗ còn có lợi về mặt kĩ thuật, đó là cây giống sẽ khoẻ và có tỉ lệ sống cao hơn nên tiết kiệm được giống, tiết kiệm được chi phí sản xuất và đảm bảo nguồn giống tốt hơn so với mua ngoài thị trường tự do. * Giải quyết cơ cấu giống: sản lượng và cơ cấu giống rau không đồng đều ở các vụ, trồng rau của xã Văn Đức. Đặc biệt là vụ hè chủng loại còn ít do vậy cần phải sử dụng các giống mới có thể trồng được nhiều vụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác để trồng rau trái vụ. Cụ thể: - Sử dụng các giống rau cao cấp chất lượng: suplơ, ớt ngọt, đậu quả, cà chua,... giống phục vụ chế biến: dưa chuột bao tử, ngô bao tử, cà các loại..., giống theo mùa vụ: su hào, cải bắp,... đặc biệt là rau vụ hè bố trí cơ cấu rau: cải các loại ( cải ngọt, cải xanh, cải bó xôi,...), cà chua chịu nhiệt, đậu quả các loại... - Các giống trên phải có độ thuần cao, tỉ lệ nảy mầm đảm bảo, cần được bố trí cơ cấu hợp lí rải vụ để sản xuất rau an toàn của xã nhằm có đủ các sản phẩm rau quanh năm cung cấp cho thị trường. - Biện pháp kĩ thuật trồng rau cao cấp, rau vụ hè: xã Văn Đức cần cố gắng đầu tư để có nhà lưới, dàn che, để gieo ươm cây giống và che mưa, nắng áp dụng qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng phân hoai mục. Tóm lại: giải quyết khâu giống là nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau chuyển dịch cơ cấu rau theo hướng cao cấp hoá sản phẩm nông nghiệp. Để thực hiện vấn đề này vừa phải kết hợp cả việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và nhập nội giống vừa phải tổ chức chuyên môn hoá khâu giống ở các hộ gia đình. 3.2.2. Biện pháp kĩ thuật canh tác. Nông dân xã Văn Đức cần nghiêm túc thực hiện qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn do Sở Khoa học công nghệ môi trường ban hành, qui trình phòng trừ dịch hại IPM, đặc biệt lưu ý ở các khâu sau: * Đất trồng rau an toàn: rau an toàn được trồng trên các vùng đất đã được xã qui hoạch. Đất cao, thoát nước phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau. Đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày từ 30-40 cm. Vùng trồng rau phải xa đường quốc lộ, xa khu công nghiệp, bệnh viện. Đất có thể chứa một lượng kim loại nặng nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại. Như vậy, so với qui trình sản xuất rau an toàn thì đất hiện tại của xã Văn Đức- Gia Lâm là tương đối tốt nhưng vẫn có ảnh hưởng xấu đến sản xuất rau an toàn do ảnh hưởng của 2 tháng ngập lụt. Bởi vậy để mở rộng sản xuất rau an toàn thì phải cải tạo đất cho phù hợp với qui trình sản xuất là một vấn đề cần giải quyết sớm. Cải tạo đất ở xã Văn Đức theo các hướng sau: - Phải có một hệ thống thuỷ lợi tốt để tưới tiêu một cách hợp lí. - Phải chú trọng công tác phủ đất bằng cách gieo trồng liên tục các loại cây đặc biệt là cây họ đậu để cải tạo đất. - Chú trọng thực hiện các chế độ luân canh cây trồng một cách khoa học. - Tăng cường bón vôi đặc biệt là sau khi ngập lụt xong * Bố trí cơ cấu thích hợp, đảm bảo chế độ luân canh: muốn có rau thu hoạch quanh năm cần có cơ cấu cây trồng thích hợp có nhiều rau trong lúc giáp vụ, còn chính vụ phải có nhiều rau ngon. Bố trí luân canh giữa các cây rau khác họ, cây có cùng một loại sâu bệnh,... do vậy, cần trồng rải vụ quanh năm; sử dụng giống, cây rau giống có chất lượng. * Phân bón: xã Văn Đức trong những năm qua đã thực hiện không bón phân chuồng tươi cho rau, 100% sử dụng phân đã hoai mục và tro bếp để bón lót. Nhưng bên cạnh đó, người sản xuất rau cũng sử dụng với khối lượng lớn phân vô cơ N, P, K và bón không cân đối dẫn đến tình trạng rau được sản xuất ra với năng suất chưa cao và chất lượng còn chưa đảm bảo. Do đó, trong những năm tới, mặc dù biết rau là loại cây ngắn ngày nhưng lại cho khối lượng sản phẩm rất lớn, năng suất cao do vậy cây rau cần được bón nhiều phân kể cả phân hữu cơ lẫn vô cơ. Ban chỉ đạo sản xuất rau an toàn của xã đã hướng dẫn cho bà con nông dân sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh,... để bón lót. Những loại phân đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận cho phép sử dụng như: phân của xí nghiệp chế biến rác thải Cầu Diễn, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân Thiên Nông,... đồng thời cần bón cân đối các loại phân vô cơ N, P, K tuỳ theo từng loại cây thì mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm rau không vượt qua mức dư lượng cho phép ( đặc biệt là hàm lượng nitrat). * Nước tưới: - Vai trò của nước đối với rau: khác với cây trồng khác, yêu cầu về nước đối với rau là đặc biệt quan trọng. Cây rau muốn tạo ra một sản phẩm chất khô cần phải có 300-400 phần nước. Do đó, thiếu nước rau chóng già cỗi, nhiều sơ, có thể bị đắng. Nhiều nước làm giảm nồng độ đường và các chất tan trong rau. Ngoài ra còn làm cho cây rau yếu, giảm sức chống chịu sâu bệnh và khả năng chịu hạn. - Như vậy rau đặc biệt nhạy cảm đối với nước, nó chỉ có thể thiếu nước trong thời gian rất ngắn ( 2-3 ngày) thậm chí 24 giờ nguyên nhân là rau có bộ rễ nông nên không thể hút nước ở các tầng sâu của đất và rễ của rau có lực hút mao quản yếu so với các loại cây khác. Cây rau cần được cung cấp nước thường xuyên và đều đặn với khối lượng nhỏ. Nước tưới có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với cây rau, là yếu tố quyết định để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm rau. Nhờ đảm bảo chế độ nước mà cây rau mới sinh trưởng và phát triển bình thường cho năng suất và chất lượng tốt. - Nghiên cứu thuỷ lợi ở Văn Đức cho thấy rằng khó khăn về thuỷ lợi đã hạn chế qui mô sản xuất rau an toàn. Nguồn nước quá xa ruộng và nguồn điện quá xa máy nên sử dụng máy bơm còn hạn chế, nông dân phải tát nước thủ công. Do vậy, vấn đề thuỷ lợi cần được giải quyết tốt sẽ tăng năng suất chất lượng rau. Cần cải tạo nâng cấp một số trạm bơm đã sử dụng qúa lâu, không đáp ứng yêu cầu hiện tại, cần kiên cố hoá hệ thống kênh mương cấp I và từng bước kiên cố hoá các tuyến kênh mương cấp II để có thể cung cấp đầy đủ nước tưới cho các vùng bãi trồng rau an toàn của xã. Xây dựng thêm các tuyến kênh mương phục vụ tưới tiêu nước cho các vùng có khả năng sản xuất rau an toàn và cho năng suất cao. - Nguồn nước tưới: Xã sử dụng nguồn nước tưới chủ yếu là nước sông Hồng. Ngoài ra, trong những năm tới xã cần xây dựng thêm một số giếng khoan để tưới cho rau an toàn. - Phương pháp tưới: Xã Văn Đức cần áp dụng các biện pháp tưới khoa học như: tưới phun mưa là cách phổ biến nhất cho nghề trồng rau, cách tưới này có thể làm thay đổi được cả tiểu khí hậu cho ruộng rau đặc biệt khi thời tiết nắng nóng; tưới ngầm là dùng ống dẫn cứng ( nhựa hay kim loại) có đục sẵn lỗ theo khoảng cách nhất định, đặt trong lòng luống rau ở phía dưới hoặc bên cạnh nơi trồng cây rau, khi tưới chỉ cần bơm nước vào các ống dẫn tưới trực tiếp cho gốc cây rau. Cách tưới này tiết kiệm nước, giữ được kết cấu đất, phù hợp với rau ưa nhiệt, nhưng cần đầu tư lớn. Tất cả các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật cần dùng nước để pha thì phải dùng nước sạch để pha. * Bảo vệ thực vật: Đây là khâu quan trọng sản xuất rau an toàn, do vậy sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức- Gia Lâm cần được thực hiện nghiêm ngặt quy trình dịch hại tổng hợp (IPM), chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với kí sinh thiên địch, kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất là 15 ngày, khuyến khích sử dụng chế phẩm BT, các chế phẩm thảo mộc, kí sinh thiên địch (ong mắt đỏ) để phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (trồng giống chống chịu sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng,... ), sử dụng các biện pháp cơ học như: dùng lao động để bắt sâu, bẫy bướm, nhổ bỏ một số cây nào đó, kiểm dịch thực vật; sử dụng các biện pháp sinh học như: dùng côn trùng có ích tiêu diệt côn trùng có hại (ong mắt đỏ, ong bắt càng, kiến vàng,... ). Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi phát hiện sớm, tập trung phòng trừ sớm. * Nhà lưới: để chủ động trong khâu gieo trồng đảm bảo đúng thời vụ, chủ động phòng chống nắng, mưa, gió bão, hoặc phòng chống sâu bệnh thì cần nhà lưới hoặc dàn, vòm che. - Đối với nước ta, sản xuất rau trong nhà lưới trên nền đất kĩ thuật canh tác tiên tiến đã áp dụng thành công ở Đà Lạt. Sản xuất trong nhà lưới có phủ luống bằng màng mỏng PVE hiện nay đang được áp dụng ở Đà Lạt là bước đột phá trong canh tác rau hiện nay. Phủ màng mỏng PVE hạn chế được cỏ dại, sâu bệnh qua đó giảm công làm cỏ, dùng thuốc sâu giúp nông dân tăng chất lượng và sản lượng rau. Sản xuất trong nhà lưới tạo điều kiện sản xuất rau quanh năm và rau cao cấp cung cấp cho nhu cầu của khách sạn. Sản xuất rau trong nhà lưới còn có tác dụng sản xuất được những loại rau không thích hợp với trồng ngoài trời, nhằm đa dạng hoá sản phẩm rau trên thị trường. - Đối với xã Văn Đức- Gia Lâm, đưa biện pháp sản xuất rau trong nhà lưới vào sản xuất là biện pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thâm canh vào giai đoạn 2000 – 2010 mà huyện Gia Lâm đã đề ra trong dự án phát triển tổng thể kinh tế – xã hội và thực hiện nhanh chóng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mà trong báo cáo của ban chấp hành Đảng bộ Gia Lâm khoá XVIII tại Đại Hội Đảng bộ lần thứ XVIII nhiệm kì 2001 – 2005 đã đề ra nhằm tạo ra thế mạnh mới trong sản xuất rau. Đây là giải pháp hữu hiệu để khắc phục triệt để tình trạng sản xuất rau không an toàn hiện nay và tạo nguồn rau an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy, đến cuối năm 2003, xã Văn Đức sẽ xây dựng nhà lưới cho 4000 m2 ở khu Tám Mão để trồng cà chua. Tóm lại: đưa biện pháp trồng rau trong nhà lưới vào sản suất là cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá cho ngành trồng rau, tạo điều kiện tốt cho nông dân để họ phát triển thành tầng lớp lao động có kĩ thuật, khắc phục triệt để tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm rau. Để thực hiện biện pháp này cần có sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo của nhà nước và các cấp các ngành ở địa phương. * Thu hoạch sản phẩm: rau phải được thu hoạch đúng độ chín, bỏ lá già, héo. Trên đây là một số giải pháp về yêu cầu kĩ thuật sản xuất rau an toàn. Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên thì việc sản xuất rau an toàn sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau. 3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiến bộ kĩ thuật. Một trong những nhân tố đảm bảo sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện,...), các tiến bộ kĩ thuật phải được đảm bảo. Để thực hiện được giải pháp này, xã cần vận động nhân dân đóng góp kinh phí để cùng Huyện, Thành phố xây dựng hệ thống mương, đường bê tông, nhà lưới tại khu dự án 30 ha rau an toàn gồm: * Hệ thống mương nội đồng: - Mương nhánh nổi có nắp bê tông kết hợp đường đi lại là 2120 m. - Mương chính ở khu Ruộng 4 dài 750 m có nắp đậy kết hợp làm đường đi. * Xây dựng giao thông phục vụ sản xuất khu dự án 30 ha dài 1400 m rộng 3 m đổ bê tông. * Xây dựng bể rửa rau có cầu lên xuống, có giếng khoan. Các công trình trên đã được báo cáo trong dự án làm nhà lưới, trạm bơm Quán Đỏ dự toán kinh phí đầu tư 300 triệu dồng. Đề nghị Huyện, Thành phố giúp đỡ kinh phí xây dựng hệ thống mương Kim Đức từ Kim Lan về Văn Đức. Xây máng bê tông khu bãi nổi phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô sang trồng rau là 50 ha. 3.4. Sơ chế, chế biến. Các sản phẩm rau an toàn của xã trước khi đi bán đến người tiêu dùng cần được thực hiện sơ chế và có thể là chế biến nhằm đảm bảo độ an toàn cho rau. Đây cũng là một biện pháp nhằm gắn trách nhiệm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. - Sơ chế: được sơ chế tại nơi sản xuất do HTX Văn Đức, cá nhân sản xuất thực hiện như: cắt bỏ gốc già, lá úa, lá già, rửa đóng thùng hoặc sọt có gắn tên,địa chỉ nơi sản xuất,chủng loại rau, số lượng cân,... sau đó, các sản phẩm rau an toàn này lại được chuyển tiếp về các xưởng hoặc các chợ đầu mối để tiếp tục sơ chế như:rửa sạch, đóng theo các loại kích cỡ, bao bì, theo đơn đặt hàng và nhu cầu của cửa hàng, nhu cầu tiêu dùng,.. - Chế biến: xã Văn Đức chưa có cơ sở chế biến, nhưng trong những năm tới xã cần đầu tư để xây dựng các cơ sở chế biến, các thiết bị phục vụ chế biến nhằm tăng giá trị dinh dưỡng trong rau an toàn và đáp ứng nhu cầu chủng loại phong phú đa dạng các sản phẩm chế biến. 3.5. giải pháp về dịch vụ kĩ thuật. Cần thiết phải quản lý chặt chẽ các loại phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn. Phòng kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lâm phải kí hợp đồng với các nhà sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu kịp thời cung cấp cho nông dân thông qua các tổ chức dịch vụ của HTX. Bởi vậy, đối với xã Văn Đức cần quy hoạch dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp nhất thiết là phải thu về một mối, nhằm tổ chức hợp lý dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ chuyên dùng với giá cả phù hợp, cung cấp thông tin khoa học kĩ thuật, thị trường để tăng khả năng thâm nhập thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách bền vững. 3.6. Giải pháp về tổ chức và quản lý rau an toàn. Mô hình sản xuất và quản lý rau an toàn: UBND xã Văn Đức Ban chỉ đạo chương trình rau an toàn Vùng sản xuất rau an toàn 30 ha Vùng sản xuất rau an toàn khác Giám sát QLKT, kiểm tra chất lượng ssssss Sơ chế, bảo quản, chế biến Hệ thống tiêu thụ * Xã Văn Đức trên cơ sở qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn của thành phố: - Xây dựng các dự án phát triển vùng sản xuất rau an toàn của xã, trong đó tiến hành quy hoạch thiết kế và đầu tư đồng bộ từ hệ thống kênh mương tưới tiêu, hệ thống giao thông, hệ thống điện, phương tiện vận chuyển chuyên dùng, nhà lưới,.. - áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến như: sử dụng giống mới, giống có chất lượng cao, quanh năm; sử dụng nilông che phủ mặt đất; áp dụng các chế phẩm, phân bón vi sinh. - Thành lập ban chỉ đạo chương trình rau an toàn của xã để chỉ đạo, giám sát sản xuất trên địa bàn đặc biệt là khâu lưu thông và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nguồn nước,... - Gắn việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn bằng cách thành lập thêm các nhóm sản xuất, HTX sản xuất – tiêu thụ, nâng cao năng lực hoạt động các nhóm, HTX; có bao bì nhãn mác riêng cho sản phẩm rau an toàn của xã sản xuất ra. * Ban chỉ đạo chương trình rau an toàn của xã. - Giám sát và thường xuyên tổ chức giám sát việc nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông nghiệp, kiên quyết xử lý các hộ vi phạm, sẵn sàng huỷ bỏ lô hàng thuốc không đúng quy định. - Mở cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp của xã như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại,... một cách đầy đủ và đúng đắn cho nông dân. - Tổ chức xây dựng mô hình điểm, lấy một xóm cho tổ chức sản xuất mô hình, nhất thiết phải làm cho tốt,có thể phải làm nhà lưới để cung cấp rau rải vụ quanh năm. Chú ý hướng dẫn tốt, quản lý tốt để đảm bảo mô hình phải thành công rõ nét, hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ rau thuận tiện. - Từ mô hình điểm có hiệu quả, phổ biến tuyên truyền vận động và yêu cầu tất cả các hộ có sản xuất rau trong xã phải đăng kí cam kết thực hiện đúng quy định. - Tổ chức rút kinh nghiệm và mở rộng toàn xã áp dụng đúng qui định qui trình sản xuất rau an toàn. 3.7. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ rau an toàn. Trong thời gian qua, thị trường rau an toàn Hà Nội đã chịu sự chi phối các điều kiện như: điều kiện trao đổi hàng hoá bất lợi cho nông dân, ắch tắc về thị trường. Nếu không có giải pháp hữu hiệu tức thời và cơ bản thì không thể nói tới sự phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả của sản xuất rau an toàn.Vì vậy, việc định hình và thực thi một chính sách thị trường rõ ràng, có tính khả thi cao và đảm bảo lợi ích của người nông dân là rất cầc thiết. Và sau đây là một số giải pháp về tiêu thụ rau an toàn: - Quy hoạch mạng lưới chợ bán buôn,bán lẻ: chợ bán buôn là nơi tập kết sản phẩn của vùng để từ đó vận chuyển và phân phối đi các nơi trong và ngoài vùng. Hiện nay chợ bán buôn ở nước ta thực chất mới chỉ là các tụ điểm bán tạm thời trên các ngả đường vào thành phố. Vì vậy nhà nước cần có qui hoạch và xây dựng chợ bán buôn. Hiện nay, Văn Đức chưa có một chợ bán buôn, bán lẻ nào, người nông dân bán rau an toàn của mình ngay trên các đường làng do một nhóm tư thương tổ chức thu mua hoặc người nông dân tự đem sản phẩm của mình vào trong thành phố gây nhiều khó khăn cho sản xuất rau an toàn trong xã. Bởi vậy, huyện Gia Lâm cần nghiên cứu xây dựng chợ bán buôn rau cho xã Văn Đức để nông dân trong xã có địa điểm bán thuận lợi, bảo đảm vệ sinh, văn minh, lịch sự, góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa thương mại dịch vụ vào phục vụ nông thôn, đưa nông thôn tiến kịp thành thị. - Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn có tổ chức: để giải quyết ắch tắc trong khâu tiêu thụ sản phẩm cần phải hướng vào tiêu thụ có tổ chức, hình thành hiệp hội những người trồng rau, HTX tiêu thụ, tổ hợp tác tiêu thụ để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức này sẽ đảm nhận việc thu gom, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói các sản phẩm đủ tiêu chuẩn tươi bán buôn cấp I cho tư thương buôn chuyến, hoặc có điều kiện sẽ vận chuyển đến thị trường bán buôn ở thành phố, các cơ sở chế biến, siêu thị. Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm: nhà tập kết sản phẩm, bao bì đóng gói, phương tiện bốc dỡ, ... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn để khuyến khích hình thành các tổ chức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như tiêu thụ rau an toàn. - Tổ chức hợp lí kênh tiêu thụ rau an toàn: hình thành các kênh tiêu thụ có tổ chức nhằm khắc phục tình trạng tự phát, đưa sản xuất và lưu thông đi vào chuyên môn hoá. Do vậy, trong thời gian tới Thành phố kết hợp với Huyện hướng dẫn hỗ trợ để tổ chức mạng lưới tiêu thụ bằng cách xây dựng các cửa hàng, kiốt bán rau an toàn ở các điểm đông dân cư: + Tổ chức nhà nước đảm nhận. + Tư nhân có điều kiện và tự nguyện tham gia. + HTX tiêu thụ rau an toàn ở nơi sản xuất rau an toàn. Các tổ chức này sẽ kí hợp đồng với người sản xuất và thu mua, vận chuyền đưa vào các đại lý, các quầy rau an toàn trong thành phố, các chợ nội thành. Để làm được việc này thì các tổ chức cần có các phương tiện chuyên dùng gồm: xe chuyên dùng, các khay đựng rau bằng nhựa, các túi đựng rau, ... các năm sau đó, đại bộ phận rau được sản xuất theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn thì chủ yếu sẽ là HTX tiêu thụ, các hộ gia đình tự tiêu thụ và một phần là chủ tư nhân. Các cửa hàng rau an toàn phải đăng kí kinh doanh, chuyên kinh doanh rau an toàn, có bao bì, nhãn hiệu ghi rõ nơi sản xuất và đảm bảo chất lượng. Có như vậy người tiêu dùng mới tin tưởng vào rau an toàn. Người bán hàng phải am hiểu về rau an toàn và chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về những sản phẩm cửa hàng mình bán ra. - Phát huy vai trò của thương nghiệp quốc doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, có thể cùng hợp tác đầu tư hoặc bao tiêu một phần sản phẩm làm ra. - Đa dạng hoá thành phần tham gia tiêu thụ sản phẩm rau an toàn nhưng phải có chứng nhận và kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Trên địa bàn Hà Nội hiện có 60 chợ xanh, tại mỗi chợ này cần thiết phải xây dựng ít nhất một quầy bán rau an toàn. Đảm bảo rau người sản xuất phải được tiêu thụ với giá cả phù hợp với người tiêu dùng và kích thích người sản xuất. Mỗi quầy bán rau an toàn cần có kho chứa sản phẩm, quầy bán và các vật dụng cần thiết khác. - Ngoài ra, xã Văn Đức cần tổ chức hội nghị khách hàng cho các đơn vị bộ đội, trường học, các cơ quan đóng trên địa bàn xã nhằm giới thiệu sản phẩm rau an toàn của xã và qui trình sản xuất rau mà xã đang áp dụng. Thông qua đó các đơn vị sẽ đặt hàng và tạo điều kiện cho thông tin mở rộng thị trường. - Cần tăng cường truyền tin, tuyên truyền quảng cáo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, bảo hộ người tiêu dùng trong tiêu dùng rau an toàn, tạo ra lớp người tiêu dùng mới, tuyên truyền tác hại của rau không an toàn và tác dụng của rau an toàn đối với sức khoẻ con người. 3.8. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với phát triển sản xuất rau an toàn. Để phát triển sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả thì không những nó là kết quả của yếu tố tự thân mà còn là kết quả các yếu tố tác động của nhà nước như cơ chế, chính sách và các biện pháp. Hai nhóm nhân tố này tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của sản xuất rau an toàn. Nhưng để sản xuất rau an toàn phát triển phù hợp, hiệu quả cao hơn thì cần phải tạo ra các động lực kinh tế quan trọng. Những động lực này sẽ là điều kiện là những đầu tàu kéo sự phát triển của rau an toàn. Động lực đó là khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa nông dân và mọi người làm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn từ đó thúc đẩy sản xuất rau an toàn phát triển. Trong những năm qua để đảm bảo sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả nhà nước đã ban hành “ pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật”, ban hành các qui định cấm không được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Sở Khoa học công nghệ và môi trường ban hành qui trình kĩ thuật một số loại rau, qui định về đăng kí kinh doanh rau an toàn... nhưng việc thực hiện còn chưa nghiêm túc lên việc sản xuất rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó trong thời gian tới, nhà nước phải có những biện pháp kiểm tra giám sát một cách nghiêm túc để xử lí các hành vi vi phạm qui định nhằm đảm bảo cho viêc sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả cao. Hiện tại các văn bản qui định cho sản xuất rau an toàn còn mang tính chất tạm thời, thí điểm. Do đó, trong thời gian tới nhà nước cần có chính sách cụ thể qui định cách thức tổ chức, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Bên cạnh các văn bản qui định về tổ chức sản xuất rau an toàn, nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích, sử dụng đòn bẩy kinh tế như: tín dụng, lãi suất ưu đãi,... để thúc đẩy nông dân sản xuất rau an toàn như: - Chính sách đầu tư cho sản xuất: + Kết cấu hạ tầng phục vụ vùng rau an toàn (đường điện, đường giao thông, kênh mương,...) đầu tư 100% vốn ngân sách (đầu tư theo dự án của các huyện, xã được phê duyệt). + Hỗ trợ xây dựng các cơ sở (nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận chuyển...) với 60% vốn ngân sách theo dự án được duyệt. + Đầu tư 100% vốn ngân sách cho thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm. + Hỗ trợ ngân sách cho tập huấn kĩ thuật, tiếp thu giống mới, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật mới theo chính sách khuyến nông hiện hành, hỗ trợ đầu tư cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. + Chính sách hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ sản phẩm: có các địa điểm để nông dân vận chuyển rau an toàn đến bán. + Đầu tư 50% ngân sách để lập quĩ bảo hiểm xã hội cho sản xuất rau an toàn, hỗ trợ rủi ro trong sản xuất, 50% do người sản xuất đóng góp. - Chính sách cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng: chuyển ruộng trồng cây kém hiệu quả như ngô sang trồng rau an toàn. khuyến khích các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa cho nhau để có vùng sản xuất tập trung. Chính sách giảm 50% thuế đất cho vùng sản xuất rau an toàn. - Về vốn tín dụng: Đối với các vùng sản xuất rau an toàn với qui mô lớn theo hướng tập trung được thành phố hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua sắm thiết bị, vật tư (nhà lưới, thiết bị tưới, giống, thuốc bảo vệ thực vật,...) với lãi suất từ trên 0,5% tháng trở nên được thành phố hỗ trợ, từ 0,5% tháng trở xuống người vay vốn chi trả - Vốn vay ưu đãi: Vùng sản xuất rau an toàn tập trung được ưu tiên vay vốn ưu đãi theo qui định hiện hành, đặc biệt ưu đãi vay nguồn kinh phí từ quĩ khuyến nông, quĩ hỗ trợ phát triển. - Chính sách khuyến nông và phát triển dân trí: Khuyến khích và hỗ trợ các gia đình mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng cường kinh phí phổ biến qui trình sản xuất rau an toàn và quản lí dịch hại tổng hợp. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả cao. Các biện pháp này đã và đang được thực hiện tại xã Văn Đức- Gia Lâm nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm tới các biện pháp này được thực hiện trong điều kiện thuận lợi thì chắc chắn rằng nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm. Kết luận và kiến nghị. 1. Kết Luận. Phát triển sản xuất rau an toàn ở Văn đức – Gia Lâm – Hà Nội hiện nay là một vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường (Nội thành, các tỉnh bạn và xuất khẩu); lợi thế của người sản xuất và tiêu dùng, góp phần thực hiện một nền nông nghiệp sạch và bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng ven đô. Qua nghiên cứu hiện trạng tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã Văn Đức em thấy: Điều kiện tự nhiên, môi trường ở Văn Đức cũng như các cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, mương máng,...), phong tục tập quán và trình độ canh tác rau của người sản xuất ở Văn Đức có đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất rau an toàn. Trong những năm qua, (từ năm 1996 – nay) thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội kết hợp với lợi thế của mình xã Văn Đức đã tiến hành sản xuất rau an toàn và đã thu được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế gây khó khăn cho sản xuất rau an toàn của xã. Trước tình hình đó, trong những năm tới, xã Văn Đức cần tìm ra các nguyên nhân và thực hiện một số giải pháp nhằm tổ chức sản xuất rau an toàn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn cho thành phố, các tỉnh bạn và có xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Khôi, cán bộ giảng dạy khoa kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, trường đại học KTQD-Hà Nội, được sự giúp đỡ của các bác, các cô chú phòng chính sách và xây dựng nông thôn mới- sở NN&PTNT Hà Nội, ban chỉ đạo chương trình rau an toàn hợp tác xã Văn Đức,... Qua đây, cho phép em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn và các cơ quan đã giúp em hoàn thành luận văn này. 2. Kiến nghị. Để tổ chức sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Văn Đức đạt kết quả cao, bảo đảm sức khoẻ cộng đồng, có kiến nghị: 2.1. Đối với nhà nước, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Có kế hoạch ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, sơ chế bảo quản, các tiến bộ kĩ thuật, thông tin tuyên truyền, đào tạo. Ban hành các chính sách cho sản xuất rau an toàn: - Hoàn thiện, bổ sung thêm các qui trình kĩ thuật cho tất cả các loại rau an toàn. - Có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người sản xuất trồng rau an toàn thông qua chương trình khuyến nông cho vay vốn ưu đãi, tập huấn kĩ thuật. - Có chính sách, qui định để quản lí chặt chẽ việc sản xuất và lưu thông rau an toàn từ môi trường, qui trình sản xuất cho tới bao gói sản phẩm, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện một số dự án: - Dự án đầu tư xây dựng khu sơ chế rau an toàn tại chợ đầu mối của huyện Gia Lâm do sở thương mại Hà Nội là chủ đầu tư. - Dự án kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn ( của sở y tế Hà Nội) thực hiện năm 2003. Tiếp tục cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu về rau an toàn đặc biệt là các vấn đề rau thu hoạch, sơ chế, bảo quản chế biến. 2.2. Đối với uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, uỷ ban nhân dân xã Văn Đức. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn, tổ chức nhiều lớp tập huấn kĩ thuật và thị trường, tổ chức tốt dịch vụ khâu giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tìm kiếm thị trường giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn. Thành lập ban chỉ đạo chương trình sản xuất rau an toàn của huyện để giám sát, tổ chức thực hiện qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn. Thành lập ban chỉ đạo chương trình sản xuất rau an toàn của xã để giám sát kiểm tra, phổ biến kiến thức cho nông dân. 2.3. Đối với hộ gia đình trong xã Văn Đức. Cần thực hiện triệt để qui trình sản xuất rau an toàn. Tài liệu tham khảo. 1. Trần Khắc Thi- kĩ thuật trồng rau an toàn, NXB nông nghiệp 2001. 2. Bùi Thị Gia- Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm-Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 2001. 3. Tạp chí NN&PTNT 3/2001. 4. Tạp chí đo lường chất lượng 10/2000. 5. Tạp chí nông nghiệp- công nghiệp- thực phẩm 8/1995. 6. Thời báo kinh tế Việt Nam số 82/2002. 7. Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam số 61/2001. 8 Tạp chí nông nghiệp- công nghiệp- thực phẩm số 12/2001 9. Tạp chí NN&PTNT số12/2000 10. Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng 10/2002 11. Đề án tổ chức sản xuất và sơ chế rau an toàn giai đoạn 2002-2005 trên địa bàn Hà Nội. 12. Báo cáo kết quả sản xuất rau an toàn 1996-2001 trên địa bàn Hà Nội. 13. Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn- NXB thống kê 2001. 14. Kinh tế nông nghiệp- NXB thống kê 2001 Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29738.doc