Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Công ty xây dựng số 15- Tổng Công ty xây dựng Hà nội

Lời nói đầu Đại hội đảng lần thứ IX đã chỉ rõ “hình thành đồng bộ thể chế kinh tế- chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong đó nêu “phát triển doanh nghiệp trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng, xây dung các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm lòng cốt cho những tập đoàn kinh tế lớn. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, bảo đảm quyền tự chủ và quyền tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất, kin

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Công ty xây dựng số 15- Tổng Công ty xây dựng Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, xoá bỏ bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp” Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta có nhiều bước phát triển vượt bậc. Đóng góp cho sự phát triển này là lỗ lực phấn đấu không ngừng của ngành xây dựng cơ bản, một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của đất nước. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có tích chất kinh tế, kỹ thuât, văn hóa, nghệ thuật cao, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển của khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để quản lý, sử dụng vốn vó hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong điều kiện xây dựng cơ bản trải qua những giai đoạn thời gian thi công kéo dài và địa bàn trải rộng, phức tạp. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý phaỉ có chính sách quản lý đầu tư khoa học và hợp lý để nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng và phát triển. Vì vậy em chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại công ty xây dựng số 15- Tổng công ty xây dựng Hà nội. Chương I: vài nét về công ty xây dựng số 15 tổng công ty xây dựng hà nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập theo quyết định số 1964/QĐ-HĐQT ngày 15 tháng 5 năm 1992 của Công ty xây dựng số 15 ( thuộc tổng công ty xây dựng số 15). Số đăng ký kinh doanh: 108840 ngày 20 tháng 6 năm 1992. Chi nhánh mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, tài khoản số 7023-0112D. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện mình để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh nhau gay gắt. Và để bắt kịp với xu thế chung ấy các xí nghiệp đã có sự chuyển đổi cơ chế để thích ứng với tình hình mới và Công ty xây dựng số 15 cũng vậy. Trải qua một quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành Công ty xây lắp và phát triển nhà số 15 đã đóng góp công sức không nhỏ vào mục tiêu xây dựng, phát triển khu dân cư, khu đô thị mới.......Thành quả của công ty đạt được chính là hàng trăm công trình xây dựng lớn, nhỏ ...với chất lượng cao được bộ xây dựng công nhận đã khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh của công ty ngày nay. Công ty đã tham gia thi công các công trình tại Hà Nội cũng như tại địa bàn trên phạm vi cả nước. Một số công trình tiêu biểu trong đó có phần đóng góp của công ty xây dựng số 15 đó là: khu đô thị cao cấp Trung Hoà- Nhân chính, khu đô thị mơi Mỹ Đình, Viện khoa học công nghệ, Bệnh viện Bạch Mai..... Trải qua hơn một thập kỷ phẩn đấu, trưởng thành hiện nay tổng số lao động của công ty là 3750 người, với nhiều cán bộ nhân, nhân viên có trình độ kỹ thuật cao. Công ty rất chú trọng chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo công ăn viêc làm thường xuyên với thu nhập thoả đáng cho cán bộ nhân viên, điều đó đã giũp công ty dần hoà nhập với nền kinh tế chuyển đổi, giữ vững thương hiệu trong thị trường xây dựng Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng số 15 có thể được tóm tắt qua những giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn 1: Trước tháng 6 năm 1992 Tiền thân của công ty là xí nghiệp xây dựng 105 đóng tại thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tổng số cán bộ công nhân viên trên 300 người, điều kiện sản xuất khó, nhưng với ưu thế chung của ngành xây dựng và đặc thù riêng của ngành xây lắp là xây dựng các công trình dân dụng, đặc biệt với sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và cấp trên trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của đoàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp không ngừng học hỏi tu dưỡng, xí nghiệp đã đứng vững và ngày càng vươn lên chiếm ưu thế trên thị trường, đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp ngày càng được nâng cao. Giai đoạn 2: Từ tháng 6 năm 1992 đến nay Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thi trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự cạnh tranh gay gắt để bắt kịp với xu thế chung, xí nghiệp đã có sự chuyển đổi phù hợp với cơ chế đổi mới. Năm 1993 được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và công ty xây dựng số 15, xí nghiệp 105 đổi tên thành chi nhánh Hà Nội. Là một đơn vị đại diện của công ty xây dựng số 15 tại Hà Nội, chịu trách nhiệm thi công, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp tại khu vực Hà Nội, các tỉnh thuộc Miền Trung và Miền Tây theo kế hoạch hàng năm do công ty xây dựng số 15 giao. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, để bảo toàn và phát triển một phần vốn và nguồn lực do công ty giao phó ban giám đốc công ty đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nâng cao năng lực sản xuất cho cán bộ công nhân viên nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong sản xuất, đưa công ty hoà nhập với nền kinh tế chuyển đổi, đứng vững trên thị trường. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của chi nhánh 2.1 Chức năng của chi nhánh Chi nhánh có những chức năng cơ bản sau: Xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng và công nghiệp Xây dựng các công trình cấp thoát nước. Lắp đặt các thiết bị công nghệ, trang thiết bị điện nước dân dụng. Kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Thi công các công trình đường dây và trạm biến áp có điện áp đến 38 KV. 2.2 Nhiệm vụ của chi nhánh Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có nhiệm vụ cơ bản sau: Ký kết hợp đồng giao cho các đội thi công Ký các văn bản dự thầu, vay vốn thực hiện hợp đồng, vay tín dụng Hoàn thành tốt công trình do tổng công ty giao Với chức năng nhiệm vụ của mình công ty tiếp tục có những hướng đi đúng đắn, với sự chỉ đạo của công ty sự giúp đỡ của các tổ chức đơn vị có liên quan công ty đã không ngừng phát triển và tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp trên thị trường. 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của chi nhánh Là một doanh nghiệp nhà nước công ty xây dựng số 15- chi nhánh Hà Nội được tổ chức quản lý theo 3 cấp. Đứng đầu là Ban giám đốc, giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng, nghiệp vụ và trực tiếp thực hiện là các tổ đội xây dựng. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc: kinh tế kỹ thuật Phó giám đốc : thi công Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng tài chính kế toán đội công trình 1 đội công trình 2 đội công trình.... đội công trình 8 2.3.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc + Giám đốc công ty: là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên và sự trưởng thành của công ty. + Phó giám đốc kinh tế kỹ thuật: là người giúp Giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất, tổ chức áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện sản xuất, tổ chức thông tin khoa học kỹ thuật trong công ty. + Phó giám đốc thi công: là người giúp giám đốc trong điều hành sản xuất, trực tiếp chỉ huy sản xuất theo kế hoạch, bảo đảm hoàn thành các kế hoạch sản xuất, xây lắp. * Các phòng ban: + Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu , giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, tiếp nhận công văn, lưu trữ các văn bản của nhà nước, hồ sơ lý lịch của công nhân.... + Phòng Tài chính Kế toán: tham mưu cho giám đốc về công tác hạch toán kế toán, quản lý và sử dụng vốn quỹ, phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ thu thập xử lý và lưu trữ các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Phòng kế hoạch: phối kết hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế Kỹ thuật, đội xây dựng để nắm vững khả năng lao động thiết bị và nguồn lực của công ty,thu thập thông tin cần thiết, dự báo khả năng và nhu cầu thị trường để tham mưu cho giám đốc xây dựng phương hướng phát triển, lập kế hoạch ngắn và dài hạn. + Phòng kinh tế kỹ thuật: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, thiết kế và nhận hồ sơ thiết kế, lập dự án thi công, tổ chức thi công, thay mặt giám đốc nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, bàn giao và đưa vào sử dụng khi công trình hoàn thành. * Các đội công trình: Gồm 8 đội có nhiệm vụ thi công phần công việc được giao, phải đảm bảo tốt, an toàn về lao động tiến độ thi công và chất lượng công trình, phối kết hợp với các phòng ban chức năng, tổng hợp và báo cáo số liệu phát sinh có liên quan đến công trình đang thi công. 2.3.2. Cơ cấu hệ thống tổ chức sản xuất- thi công của công ty Ban giám đốc đội công trình 1 đội công trình 2 đội công trình ..... đội công trình 8 Tổ 1 ( nề) Tổ 2 (mộc) Tổ 3 ( sắt) Tổ 4 ( lao động) Chi nhánh có nhiệm vụt thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, sản phẩm xây lắp có kết cấu, thời gian thi công và chi phí cho mỗi công trình khác nhau nên để đạt hiệu quả trong sản xuất, mỗi công trình được bố trí các đội, tổ sản xuất phù hợp với từng công việc , nhiệm vụ được giao theo tính chất, quy mô của mỗi công trình và năng lực của từng đội, tổ... Lực lượng sản xuất của chi nhánh được chia thành 8 đội xây dựng, gồm 8 đội trưởng, các kỹ sư kỹ thuật và công nhân. Mỗi đội gồm nhiều tổ sản xuất như tổ nề, tổ mộc, tổ sắt, tổ lao động... mỗi tổ có một tổ trưởng đứng ra chỉ đạo và cùng làm việc với các công nhân trong tổ, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, chi nhánh áp dụng phương thức quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình, chi nhánh giao khoán toàn bộ giá trị công trình hoặc hạng mục công trình (đối với các công trình có giá trị lớn) cho các đội xây dựng thông qua “Hợp đồng giao khoán”. các đội xây dựng trực tiếp thi công, sẽ tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động để tiến hành thi công. khi công trình hoàn thành bàn giao, quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị theo giá nhận khoán, và nộp cho chi nhánh một số khoản theo quy định. Chi nhánh chỉ là đơn vị có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo theo dõi tiến độ thi công, thanh quyết toán với chủ đầu tư, nộp thuế.... 2.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 2.4.1. Vai trò của các doanh nghiệp ngành xây dung * Các doanh nghiệp ngành xây dung có nhiệm vụ tái sản xuất các tài sản cố định cho mọi lĩnh vực sản xuất và chi phí sản xuất của đất nước. Có thể nói không ngành sản xuất nào, không một hoạt động văn hoá nào- xă hội nào là không sử dụng sản phẩm của ngành xây dung. * Các công trình xây dung của các doanh nghiệp có vai trò tăng năng lực sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, đồng thời tạo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tạo thêm chỗ làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chật và tinh thần cho người lao động. * Các doanh nghiệp ngành xây dung phải sử dụng một lượng vốn lớn, tồn đọng trong ngành xây dung, do đó một sai lầm trong xây dựng có thể dẫn đến lãng phí lớn, rất khó sửa chữa trong nhiều năm. * Hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng đóng góp đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Trong quá trình sản xuất, quá trình xây dựng các doanh nghiệp sử dụng, tiêu dùng một lượng lớn các nguyên liệu đầu vào, các nguyên vật liệu xây dựng như: xi măng, đất cát xây dựng, sắt thép…điều đó làm tăng cầu trên thị trường hàng hoá, do đó thúc đẩy các ngành sản xuất vật liệu xây dựng gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp xây dựng, qua đó góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 2.4.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng * Doanh nghiệp phải nhận được đơn đặt hàng trước khi sản xuất nghĩa là doanh nghiệp đã biết trứơc khách hàng và có quan hệ với khách hàng của mình, để có được hợp đồng thì doanh nghiệp phải tạo niềm tin, được khách hàng chấm điểm cao bằng chính năng lực thi công và uy tín của mình. * Tình hình và điều kiện sản xuất trong các doanh nghiệp ngành xây dựng luôn thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý tăng cường tính linh động, linh hoạt, phấn đấu giảm chi phi có liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ và liên kết tại chỗ để có thể thi công xây dựng có hiệu quả nhất. * Thời gian xây dựng các công trình thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu dài tại công trình đang còn xây dựng dở dang, các doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, các công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình, nhiều khả năng đánh mất cơ hội kinh doanh trên thị trường bởi vì trong thời gian xây dựng lâu như vậy nhiều khả năng đối thủ nhận thấy cơ hội kinh doanh, thấy được cơ hội thu được lợi nhuận lớn và tham gia vào lĩnh vực đó. Vì vậy cần kiểm tra giám sát kỹ càng tiến độ của công trình, đồng thời phải xác định được độ “trễ” của dự án để giảm thiểu rủi ro. * Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có những thời điểm đòi hỏi một số đơn vị tham gia xây dựng công trình cùng đến hiện trường thi công để thực hiện phần của mình, trong khi diện tích công trình lại có hạn. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất. * Công việc xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu. * Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc cho thuê và sẵn nhân công thì doanh nghiệp sẽ hạ được chi phí do giảm được vận chuyển, giảm xây dựng công trình phụ tạm thời nhờ đó thu được nhiều lợi nhuận. Sản xuất kinh doanh xây dựng là một đặc thù của sản xuất nghiệp chế tạo. Sản xuất kinh doanh diễn ra qua các quá trình xây dựng, các quy trình này rất phức tạp và khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn các nghành khác. Nó đòi hỏi những kiến thức kỹ thuật chuyên nghành kết hợp với kiến thức kinh tế để tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, với chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty đã xây dựng cho mình một mô hình hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả nhất trong việc đầu tư triển khai những dự án mới cũng như việc thực hiện các dự án của tổng công ty. 3. Khái quát tình hình hoạt động của công ty Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh của CT trong 2 năm 2004 và 2005. ĐV: 1000 đồng TT chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 CL 2005/2004 Tuyệt đối TL % 1 Doanh thu thuần 37.675.070 40.778.143 3.103.070 8,2 2 Giá vốn hàng bán 31.909.665 34.740.938 2.831.273 9,0 3 Lãi gộp 5.765.405 6.037.205 271.800 4,7 4 Tổng chi phí hoạt động 3.927.143 4.010.159 83.016 2,1 5 Lợi nhuận từ HĐKD 1.838.262 2.027.046 188.784 10,3 6 Lợi nhuận từ HĐ ĐTTC 313.836 331.405 17.569 5,5 7 Lợi nhuận từ HĐBT -407.765 52.110 459.875 112,8 8 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.741.333 2.410.561 669.228 38,4 9 Thuế thu nhập 473.833 602.640 128.807 27,2 10 Lợi nhuận sau thuế 1.250.749 1.807.920 557.171 44,5 11 Thực hiện với NSNN 1.015.394 1.450.273 434.875 42,8 12 Tỷ suất lợi nhuận 3,3 4,4 1,1 33 13 Tỷ suất LN/giá vốn 4 5,2 1,2 30 14 Thu nhập BQĐN/ tháng 770 835 65 8,4 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2004-2005 Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 15 chi nhánh Hà Nội trong 2 năm 2004 và 2005, được phản ánh ở bảng trên ta thấy. So với năm 2004 doanh thu của chi nhánh năm 2005 tăng lên về số tuyệt đối là 3.103.073.000đ, tương ứng với tỷ lệ 8,2% có được kết quả này là do: Năm 2005 chi nhánh đã tập chung đổi mới, mua sắm máy móc, thiết bị nhăm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng trong năm. Do sự phát triển sôi động của thị trường xây dựng trong năm 2005 đã có tác động lớn đến chi nhánh, quan hệ làm ăn của chi nhánh được mở rộng, số lượng các hợp đồng được ký kết nhiều hơn, nhiều công trình, hạng mục công trình được hoàn thành, bàn giao , quyết toán. + Tình hình chi phí: Giá thành sản xuất năm 2005 tăng so với năm 2004 với số tuyệt đối là 2.831.273.000đ, tương ứng với tỷ lệ 9,2 % trong khi doanh thu chỉ tăng với tốc độ 8,2%, nguyên nhân của vấn đề này là do giá nguyên vật liệu đầu vào năm 2005 tăng. Thực tế thị trường nguyên vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển, nhưng do sự phát triển quá sôi động của thị trường xây dựng nên đã đẩy giá nguyên vật liệu lên cao, có nhiều mặt hàng nguyên vật liệu giá đã tăng tới 20% so với năm 2004. Để khắc phục vấn đề này, chi nhánh nên mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng để tìm được nguồn cung ứng đầu vào ổn định, giá cả hợp lý giúp quy trình xây dựng được ổn định, không gián đoạn và hạ được giá thành công trình. + Tình hình lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng so với năm 2004 là 669.228.000đ tương ứng với tỷ lệ 38,4%, có thể nói đây là một kết quả rất tốt của chi nhánh, mặc dù tỷ lệ tăng doanh thu chỉ có 8,2% và tỷ lệ tăng lãi gộp cũng chỉ có 4,7% nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại tăng cao, có được kết quả này là do: Năm 2005 chi nhánh đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 vào trong khâu quản lý thi công, thống nhất một phương thức quản lý từ trên xuống dưới, đồng thời phòng kinh tế kỹ thuật đã áp dụng nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xây lắp, góp phần hoàn thành các công trình đúng tiến độ, giảm được các chi phí phát sinh ngoài định mức, vượt định mức. Đặc biệt chi nhánh đã giảm được các chi phí bất thường ( do phá đi làm lại, sai thiết kế...) làm tăng thu nhập bất thường từ âm 407.765.000đ lên dương 52.110.000đ. Đây là kết quả của khâu quản lý tốt trong xây lắp góp phần đưa lợi nhuận của chi nhánh tăng cao trong năm 2005. + Tình hình đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước: Do mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nên năm 2005 chi nhánh thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước được cao hơn năm 2004 tăng 42,8% tương ứng với số tuyệt đối 434.875.000đ. + Tình hình thu nhập của người lao động: Cùng với sự mở rộng của hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh đã đảm bảo được lợi ĩch thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động được ngang bằng với nhiều doanh nghiệp lớn trong cùng ngành. Vì vậy năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tăng 85.000đ trên người, trên tháng. kết quả này không chỉ đảm bảo mức sống vật chất cho cán bộ công nhân viên mà còn khích lệ tinh thần làm việc của họ, tạo động lực cho sự phát triển chung của toàn chi nhánh. Chương II: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại công ty xây dựng số 15 Vốn và nguồn vốn đầu tư của công ty Công ty xây dựng số 15 thuộc tổng công ty xây dựng Hà nội, là một TCT thuộc bộ xây dựng thời gian đầu vốn của công ty chủ yếu là vốn do nhà nước tài trợ, vốn ODA của các chính phủ nước ngoài cho vay nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng… Sau nhiều năm hoạt động và kinh doanh, mở rộng kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lượng vốn của công ty đã tăng lên rất nhanh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Bảng nguồn vốn của công ty năm 2005 TT Nguồn vốn Số lượng Tỷ lệ% 1 Nợ phải trả 39.668.916 85 Nợ ngắn hạn 18.865.362 40 Nợ dài hạn 19.234.702 41 Nợ khác 1.559.852 4 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 7.000.397 15 3 Tổng vốn 46.669.313 100 Theo báo cáo tài chính công ty năm 2005 Một lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng, một lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn tồn đọng mà không một doanh nghiệp nào có đủ khả năng để đáp ứng, chính vì vậy ngoài sử dụng vốn do nhà nước tài trợ công ty còn huy động vốn thông qua hệ thống các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng ngoài quốc doanh như: VIBBank, Ngân hàng đầu tư phát triển.. Trước khi xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động, ta cần phải nghiên cứu kết cấu vốn của chi nhánh biến động qua các năm. Từ đó biết được tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn và sự biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Cơ cấu vốn của công ty trong 2 năm 2004-2005 Bảng 2: Kết cấu vốn của công ty năm 2004-2005 ĐVT : 1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng vốn chung 44.033.167 100 46.669.313 100 2 Vốn chủ sở hữu 5.278.891 12 7.000.397 15 3 Vốn vay 38.754.276 88 39.668.916 85 4 Doanh thu 37.675.070 40.778.143 Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2004-2005 2. Thực trạng Sử dụng vốn đầu tư của công ty. Trong thời gian qua, CT đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Với phương trâm tích cực chủ động trong công việc, phát huy cao độ nội lực và tiềm năng sẵn có, đồng thời được sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương, CT đã có điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả đáng kể. Bảng: Tình hình đầu tư của công ty năm 2002- 2005: ĐV:1000đồng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng VĐT 4.771.587 100 6.252.584 100 9.879.675 100 11.003.211 100 1.ĐT thiết bị xe máy 679.951 14.25 692.056 11,07 823.546 8,34 976.284 8,87 2.ĐT công trình XLCN 1.679.598 35,2 2.328.146 37,23 3.596.202 36,4 3.978.542 36,16 3.ĐT công trình XLDD 1.316.958 27,6 1.957.482 31,31 3.210.894 32,5 3.572.846 32,47 4.ĐTTL và GT 640.347 13,42 789.043 12,62 1.146.042 11,6 1.343.079 12,21 5.ĐTvào HĐVT 407.494 8,54 421.654 6,74 1.012.248 10,24 1.026.634 9,33 6. ĐT phát triển nguồn nhân lực 47.239 0.99 64.203 1,03 90.743 .92 105.826 .96 Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2002- 2005 Công ty thực hiện nhiệm vụ tiếp thị tổng lực để tìm kiếm công trình, sản phẩm mới và tiêu thụ sản phẩm theo phương châm: hiệu quả, trực tiếp, trọng điểm, phát huy được năng lực sở trường của công ty, tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh, tránh đối đầu không cần thiết, tích cực tham gia các hiệp hội, ngành nghề trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng xây dựng và phát triển nguồn lực con người mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ mới, lao động với năng suet, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, thông qua việc tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời cũng thực hiện tốt công tác đời sống, làm việc và các phong trào thi đua, công tác xã hội nhằm xây dựng một thế hệ công nhân có trí thức, đời sống vật chất ổn định, đời sống văn hoá tinh thần phong phú. Để thấy rõ hơn về tình đầu tư của CTxây dựng số 15, chúng ta đi sâu vào một số lĩnh vực: 2.1. Đầu tư vào hạ tầng và nhà ở Đây là lĩnh vực được CT quan tâm chú trọng đầu tư để nâng cao uy tín, chiếm lĩnh thị trường, đồng thời giải quyết được việc làm, đời sống, nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công nhân viên của công ty, cũng như cho xã hội Bảng số liệu kinh doanh nhà, hạ tầng của công ty ĐV: 1000đồng TT chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Tổng vốn đầu tư 4.771.587 6.252.584 9.879.675 11.003.211 2 Tổng GTSXKD 22.995.376 28.103.546 32.709.856 34.402.612 3 Giá trị KD nhà, hạ tầng 462.475 586.730 704.128 1.351.846 Có thể thấy lĩnh vực kinh doanh nhà và hạ tầng là một lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, từ năm 2002 đến nay mỗi năm giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng có sự đóng góp không nhỏ, đặc biệt là các năm 2004, năm 2005. 2.2. Đầu tư nâng cao năng lực và công nghệ thi công lắp ráp Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ, khối lượng thi công các công trình, công ty đã tính toán nhu cầu xe máy, thiết bị và cân đối với thiết bị hiện có, xác định nhu cầu đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực xe máy thiết bị và đổi mới công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp tại các công trình Bảng: tỷ trọng đầu tư vào thiết bị ĐV: 1000đồng TT chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Tổng vốn đầu tư 4.771.587 6.252.584 9.879.675 11.003.211 2 Đầu tư vào thiết bị 858.886 1.156.728 2.213.047 2.915851 3 Tỷ lệ % 18 18,5 22,4 26,5 4 Giá trị sản xuất kinh doanh XL 6.853.724 8.730.215 11.708.624 15.648.297 Tỷ trọng đầu tư vào thiết bị tăng dần trong các năm, điều đó cho thấy công ty luôn chú ý mua sắm máy móc, thiết bị mới nhằm nâng cao năng suet lao động. Giá trị kinh doanh XL cũng ngày một tăng, các năm 2002- 2005 đều vượt mức kế hoạch và đều tăng so với năm trước. 2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Lao động là nguồn nhân lực để tạo ra của cải vật chất, không một cơ sở sản xuất nào lại không cần đến lao động vì họ là yếu tố quyết định đến quản trị sản xuất kinh doanh. Có nhà quản trị đã nói: Nhân lực là nguồn nhân lực của mọi nguồn nhân lực. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, một lĩnh vực đòi hỏi nhiều về thể lực nên lực lượng lao động trong công ty chủ yếu là nam giới. Trong chiến lược phát triển lâu dài công ty đã chú trọng phát triển theo chiều sâu, để từng bước chuẩn bị cho chiến lược này trước hết công ty quan tâm đến phát triển yếu tố con người. Công ty đã không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng lao động như cử một số cán bộ trẻ đi học, ngoài ra công ty còn phát động phong trào thi đua trong quá trình sản xuất để khuyến khích người lao động hăng say hơn với công việc để từ đó nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của công ty. Tuy nhiên giải quyết lao động dôi dư luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội nói chung và của công ty nói riêng, nhất là trong điều kiên việc làm thì có hạn mà lao động thì quá nhiều. Điều này đòi hỏi công ty cần quan tâm hơn nữa, cần có chiến lược lâu dài nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty. Bảng cơ cấu nhân lực công ty Số công nhân viên % ĐH và trên ĐH 36 13,33 Dưới ĐH 432 86,67 Tổng 270 100 Hàng năm công ty trích lợi nhuận để phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở bảng sau: Bảng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực ĐV: 1000đồng TT chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Tổng vốn đầu tư 4.771.587 6.252.584 9.879.675 11.003.211 2 Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực 47.239 59.472 90.743 105.826 3 TL% 0,99 0,91 0,92 0,96 Qua bảng số liệu cho thấy thực trạng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực của công ty ngày càng được chú trọng, biểu hiện qua lượng vốn đầu tăng từ các năm 2002 đến 2005. Với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, để cạnh tranh, mở rộng, hoạt động với hiệu quả cao thì nhân tố nguồn lực đang đóng một vai trò rất quan trọng trong công ty. Bảng tỷ trọng đầu tư/ TGTSXKD ĐV: 1000đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Tổng giá trị đầu tư 4.771.587 6.252.584 9.879.675 11.003.211 Tổng GTSXKD 22.995.376 28.103.546 32.709.856 34.402.612 Tỷ trọng đầu tư/ TGTSXKD 20,75 22.25 30,2 32 Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2002- 2005 Chỉ tiêu tỷ trọng đầu tư trên tổng giá trị sản xuất kinh doanh khá cao, phán ánh cơ cấu giá trị đầu tư trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh là tương đối cao. Tuy nhiên không đồng đều qua các năm: năm 2002 là 20,75%; năm 2003 là 22,25%; năm 2004:30,2%; năm 2005: 32%. Tăng dần và đạt cao nhất vào năm 2005 với 32% Nhìn chung, mức tăng trưởng hàng năm cao, bình quân 30- 40%/ năm (riêng năm 2003, tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện là 28103546 nghìn đồng, đạt 108% kế hoạch năm và bằng 122% so với năm 2002. hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có tích luỹ phát triển. 3. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2004 và 2005. Trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, đạt được hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới đó là kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để một đồng vốn doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh phải mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời cao nhất. Song là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên thị trường; trong những năm qua với sự cố găng nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã đạt được những thành tích nhất định cụ thể là: 3.1 Những kết quả đạt được - Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh ngày càng được mở rộng thể hiện ở việc gia tăng về cả giá trị lẫn tỷ trọng tổng tài sản, nguồn vốn doanh thu và lợi nhuận. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hoạt động, sự định hướng đúng đắn trong quá trình kinh doanh của chi nhánh. - Chi nhánh đã thành công trong việc huy động vốn, mặc dù vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn - Cơ cấu vốn của chi nhánh là tương đối hợp lý, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm, vốn cố định chiếm một tỷ trọng nhỏ và xu hướng giảm dần. Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của CT trong 2 năm 2004 và 2005. ĐV: 1000 đồng TT Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng GTSX 32.709.856 34.402.612 2 Doanh thu thuần 37.675.070 40.778.143 3 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.741.333 2.410.561 4 Thuế thu nhập 473.833 602.640 5 Lợi nhuận sau thuế 1.250.749 1.807.920 6 Thực hiện với NSNN 1.015.394 1.450.273 7 Tỷ suất lợi nhuận 3,3 4,4 8 Tỷ suất LN/giá vốn 4 5,2 9 Thu nhập BQĐN/ tháng 770 835 - Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của chi nhánh liên tục được cải thiện qua các năm. Ngoài ra trong những năm trở lại đây chi nhánh liên tục làm ăn có lãi, hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch và luôn là ngọn cờ đầu trong công ty xây dựng số 15. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh của chi nhánh chưa theo kịp tốc độ huy động và sử dụng tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh, song sự mở rộng vẫn đem lại sự tăng trưởng trong doanh thu cũng như lợi nhuận._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32812.doc
Tài liệu liên quan