Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tu thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tu thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV: PHẦN GIỚI THIỆU Đang trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, đặc biệt với những chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế, Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhũng thành tựu đáng khích lệ. Nhiều lĩnh vực phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhon, trong đó kinh doanh khai thác than cũng là một trong những ngành có đóng góp không nhỏ vào sự thành công đó. Tuy nhiên, để quá trình kinh doanh khai thác Than có hiệu quả cần phải có rất nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố... Ebook Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tu thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tu thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trong đó là cung cấp đảm bảo vật tư thiết bị. Mặt khác, cơ chế thị trường ngày nay luôn luôn gắn liền vói cơ chế cạnh tranh khốc liệt, nhất là đối với các Doanh nghiệp Nhà nước khi đang ở giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hoá, thì sự khó khăn càng lớn. Trong hoàn cảnh ấy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải đồng thời năm bắt được những cơ hội, đe doạ, điểm mạnh điểm yếu của Công ty cũng như đối thủ cạnh tranh, phải đảm bảo được khâu đầu vào đầu ra cho sản phẩm. Như thế cần có một cơ chế quản lý hợp lý và khoa học, quản lý tác động trực tiếp đến công tác làm việc cũng như quá trình điều phối và phân công lao động. Nền kinh tế hiện nay có đặc điểm là luôn luôn biến động không ngừng, do đó việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách bình thường, đồng thời năng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Việc cung cấp vật tư thiết bị trong quá trình khai thác than hầm lò có vai trò ảnh hưởng quyết định đến sản lượng Than được khai thác. Hơn nữa, Than Việt Nam có rất nhiều loại, một trong số đó có thể có than hầm lò. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV,em có thấy việc đảm bảo thương mại đầu vào ( thiết bị và vật tư ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò vẫn chưa đem lại hiệu quả cao trong khâu quản lý, một phần cũng bởi tình hình biến động của thị trường và Công ty mới cổ phần hoá được 4 năm. Xuất phát từ thực tế, và cơ chế thị trường hiện tại, và có sự giúp đỡ tận tình của giảng viên Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Thuỷ em quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tu thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV “ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung của thương mại đầu vào ở doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng về hoạt động quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tư thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV. Chương III: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý trong thương mại đầu vào ( vật tư thiết bị ) cho việc kinh doanh khai thác than hầm lò của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1. Các khái niệm. 1.1 Thương mại Khái niệm “ thương mại” cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm đặt mục tiêu sinh lợi cho các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Về hoạt động thị trường, theo Pháp lệnh trộng tài ngày 25 tháng 5 2003 thì đó là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gủi, thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng, tài chính, ngân hàng,đầu tư, bảo hiểm, vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đướng sắt, đường biển, đường bộ, và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán va tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường , là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Như vậy bản chất kinh tế của thương mại đó là hoạt động trao đỏi hàng hoá, được thực hiện thông qua mua – bán ( ngang giá và tự do ). Giữa các chủ thể ( người bán và người mua ). Hoạt động đó không phải dưới hính thực hiện vật đơn thuần mà mua – bàn hàng hoá, là phải có tiền tệ thực hiện quá trình trao đổi trong suốt quá trình thực hiện, nó có vai trò làm những vật ngang giá chung để thực hiện việc trao đổi hàng hoá. Mua – bán ngang giá được hiểu là mua – bán theo giá cả thị trường, các chủ thể tự do thoả thuận theo các điều kiện mua – bán hàng hoá của đôi bên. Việc xem xét thương mại với các góc độ như vậy tuy mang tính chất tương đối hạn hẹp nhưng có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành những chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy toàn diện, và bền vững trong hoạt động thương mại. 1.2 Thương mại đầu ra. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm có 3 hoạt động cơ bản đó là: Mua sắm các yếu tố đầu vào ( Nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc các loại … ) Tổ chức sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm ( thương mại đầu ra ). Như vậy thương mại đầu vào ở các doanh nghiệp sản xuất chính là các hoạt động mua – bán sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra, là hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó nhằm mục địch để thu hồi vốn và sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thương mại, quá trình kinh doanh thương mại ở đây chính là việc đầu tư tiền của, công sức vào việc tiêu thụ hàng hoá nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Bao gồm 3 hoạt động cơ bản: Mua hàng hoá, sản phẩm với mục đích để bán ( thương mại đầu vào ). Tổ chức sản xuất trong khâu lưu thông. Bán hàng hoá cho người tiêu dùng ( thương mại đầu ra ). Thương mại đầu ra đối với doanh nghiệp thương mại chính là các hoạt động trao đổi và mua bán hàng hoá, dịch vụ diễn ra giữa 2 chủ thể là người doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó doanh nghiệp là bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thu tiền, còn bên tiêu dùng và sử dụng nhận hàng hoá và trả tiền. Như vậy theo một cách chung nhất, thương mại đầu ra là các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ ( tiêu thụ ) nhằm mục tiêu lợi nhuận và thu hồi vốn. Thương mại đầu ra đóng góp vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thực hiện được hoạt động thương mại đầu ra thì khi đó vòng quay chu chuyển của vốn hay vòng tuần hoàn vốn mới được thực hiện. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể bù đắp được các chi phí ( tiền của, công sức … ) và đảm bảo có lợi nhuận, để từ đó doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 1.3 Thương mại đầu ra của doanh nghiệp thương mại. Khác với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại tiêu thụ hàng hoá, một mặt giá trị của hàng hoá được thực hiện qua quá trình trao đổi, mặt khác nó thực hiện giá trị sử dụng do nhà sản xuất tạo ra. Trong hoạt động thương mại đầu ra, sau quá trình xác định nhu cấu, tìm kiếm thị trường mục tiêu là sự gặp gỡ giữa hai chủ thể, bên doanh nghiệp và bên người mua. Thông qua hình thức trao đổi ngang giá, tụ do, lấy tiền làm vật trung gian ngang giá chung để tiền hành trao đổi hàng hoá. Thương mại đầu ra của doanh nghiệp thương mại có thể hiểu là hoạt động trao đổi mua – bán hàng hoá giữa bên doanh nghiệp và bên người tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Đây là khâu cuối của hoạt động kinh doanh, nó tác động tới kết quả và hiệu quả của việc đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận sinh lời. Bên cạnh đó thì các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sau khi bán hàng của doanh nghiệp thương mại cũng rất quan trọng, nó chính là yếu tố để kích thích tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp cạnh tranh rất khốc liệt. Doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu không đi dúng quỹ đạo và không phản ứng nhanh trước sự biến động của nền kinh tế thị trường. Để khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải duy trì, thu hút được khách hàng truyền thống và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì đó là chất lượng, là tính ưu việt, giá cả, đặc tính … của sản phẩm. Còn đối với doanh nghiệp thương mại, việc thực hiện dịch vụ là một cách đặc biệt hiệu quả, nó hợp với xu hướng hiện đại ngày nay. Vì vậy, để phát triển hiệu quả cho hoạt động thương mại đầu ra, doanh nghiệp thương mại cần sử dùng linh hoạt các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng hoá. 1.4 Thương mại đầu vào. Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù sản xuất hay hoạt động thương mại làm cơ bản cũng đều phải có hoạt động thương mại đầu vào. Đối với doanh nghiệp sản xuất, do cơ chế thị thị trường, do sự phân công lao động, chuyên môn hoá sâu sắc không chỉ ở một quốc gia, khu vực mà nó diễn ra trên toàn thế giới. Chính vì vậy doanh nghiệp sản xuất không thể tự mình sản xuất ra được sản phẩm để bán mà cần có hoạt động thương mại đầu vào để tiền hành sản xuất kinh doanh. Đó chính là hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào ( vật tư thiết bị ) cho sản xuất, các yếu tố này bao gồm: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, vốn ... Còn đối với doanh nghiệp thương mại, hoạt động thương mại đầu vào là một khâu vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nó không chỉ làm cho quá trình kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ, chất lượng, đặc tính, giá cả … của hàng hoá. Trong hoạt động thương mại đầu vào các công đoạn ảnh hưởng tới chất lượng, giá cả … của hàng hoá khi bán. Đây là yếu tố cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo được uy tín, vị thế trên thị trường, và giữ được các bạn hàng quen thuộc. Như vậy có thể hiểu thương mại đầu vào là hoạt động trao đổi, mua – bán hàng hoá, dịch vụ hoặc các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhằm đầu tư thu lợi nhuận. 1.5 Thương mại đầu vào của doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại thực hiện hành vi kinh doanh của mình là mua để bán, do đó doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ thực hiện chức năng tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực lưu thông. Trong việc phân phối sản phẩm, doanh nghiệp thương mại được chia một phần lợi nhuận mà doanh nghiệp sản xuất tao ra trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp thương mại là đảm bảo cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những loại hàng hoá cần thiết, đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng. Để thực hiện nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu đó các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thu mua, tạo nguồn hàng của doanh nghiệp. Đây cũng là một khâu rất quan trọng trong hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp thương mại. Công tác thu mua, tạo nguồn hàng này có tốt thì hoạt động thương mại đầu vào mới hiệu quả. Trong cơ chế thị trường thì hoạt động thương mại đầu vào cũng diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, nhất là đối với các doanh nghiệp thương mại, nhưng mục đích của hoạt động này là việc đầu tư và tạo ra lợi nhuận. 1.6 Phân loại hàng hoá trong hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp thương mại. Phân loại hàng hoá của doanh nghiệp thương mại đó là việc phân chia, sắp xếp các hàng hoá thu mua được theo các tiêu thực cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa lợi ích của mỗi loại hàng hoá. Các loại hàng hoá của doanh nghiệp thương mại có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau: Phân loại theo khối lượng hàng hoá mua được. Hàng hoá chính: Đây là loại hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kỳ. Đối với loại hàng hoá này, nó mang tính quyết định về khối lượng hàng hoá của doanh nghiệp mua được, nên phải có sự quan tâm thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của nguồn hàng này. Hàng phụ, mới: Đây là loại hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng hoá mua được. Khối lượng thu mua của loại hàng này không ảnh hưởng lớn tới doanh số bán ra của doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý tới khả năng phát triển của nguồn hàng này và nhu cầu thị trường đối với mặt hàng, cũng như những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai. Hàng trôi nổi: Đây là loại hàng mua được trên thị trường của các đơn vị tiêu dùng hoặc đợn vị kinh doanh bán ra. Đối với loại hàng này cần xem xét kỹ chất lượng của hàng hoá, giá cả của hàng hoá, cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Nếu có nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp thương mại cũng có thể mua để tăng thêm nguồn hàng cho doanh nghiệp. Theo nơi sản xuất ra hàng hoá: Theo tiêu thức này, hàng hoá của doanh nghiệp thương mại chia thành: Nguồn hàng sản xuất trong nước: Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước bao gồm các loại hàng hoá do các xí nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Các xí nghiệp khai thác chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp thương mại có thể tìm hiểu khả năng sản xuất, chất lượng hàng hoá, điều kiện thu mua, đặt hàng ... Doanh nghiệp thương mại cũng có thể nhần làm đại lý, tổng đại lý, để bán hàng cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh. Nguồn hàng nhập khẩu: Đối với những hàng hoá trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, thì cần nhập khẩu từ nước ngoài. Nó có thể bao gồm nhiều loại như: Tự doanh nghiệp thương mại nhập khẩu, doanh nghiệp thương mại nhận hàng nhập khẩu từ các doanh nghiệp xuất khẩu chuyên doanh, các đơn vị thuộc tổng công ty ngành hàng cấp trên ... Nguồn hàng tồn kho: Loại hàng này có thể theo kế hoạch dự trữ của nhà nước ( Chính phủ ) để điều hoà thị trường, nguồn hàng tồn kho của các doanh nghiệp thương mại, các đơn vị tiêu dùng do thay đổi mặt hàn sản xuất hoặc lý do khác không cần dùng có thể huy động được trong kỳ kế hoạch ... Doanh nghiệp cần biết khai thác, huy động, làm phong phú thêm nguồn hàng này. Theo điều kiện địa lý: Theo tiêu thức này, hàng hoá được phân theo khoảng cách từ nơi khai thác, đặt hàng, thu mua để đưa về doanh nghiệp. Hàng hoá ở cá miền của đất nước. Hàng hoá ở các tỉnh, thành phố. Hàng hoá theo các vùng nông thôn. Theo các mối quan hệ kinh doanh. Theo tiêu thức hàng hoá của doanh nghiệp được chia thành: Hàng hoá tự sản xuất, khai thác: Đây là hàng hoá do chính doanh nghiệp thương mại tổ chức bộ phận ( phân xưởng, xí nghiệp … ) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoá để kinh doanh. Hàng hoá liên doanh liên kết: Doanh nghiệp thương mại liên doanh liên kết với các đơn vị khác có thế mạnh cùng khai thác, sản xuất chế biến ra hàng hoá vào kinh doanh. Hàng đặt và thu mua: Đây là nguồn hàng doanh nghiệp thương mại đặt mua với các đơn vị sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, ký kết hợp đồng thu mua về cho doanh nghiệp để cung ứng cho khách hàng … Hàng của đơn vị thuộc cấp trên: Trong cùng một hãng ( tổng công ty ) có các công ty trực thuộc ( cấp dưới ), nguồn hàng được điều chuyển từ đầu mối về các cơ sở bán hàng. Hàng nhận đại lý: Doanh nghiệp thương mại có thể nhận bán hàng đại lý cho các hãng, doanh nghiệp sản xuất trong nước, hoặc các hãng nước ngoài. Loại hàng nay là của các hãng khác, doanh nghiệp thương mại nhận đại lý chỉ được hưởng tỷ lệ hoa hồng theo thoả thuận với chủ thể. Hàng ký gửi: Doanh nghiệp thương mại có thể nhận bàn hàng kỹ gửi của các doanh nghiệp sản xuất, các hãng nước ngoài, các tổ chức và cá nhân. Hàng ký gửi được bán tại cơ sở của doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp thương mại được hưởng tỷ lệ ký gửi so với doanh số bán được. Ngoài các tiêu thức trên, hàng hoá của doanh nghiệp thương mại còn được phân loại theo một số tiêu thức khác theo chất lượng ( cao, trung bình, thông thường, kém ), theo tín nhiệm ( lâu dài, truyền thống, mới, không có quan hệ trước ) … II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là bảo đảm cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá cần thiết, đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng. Do đó, hoạt động thương mại đầu vào cũng phải đảm bảo được các yêu cầu trên. Để hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh thì các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt mọi công tác bảo đảm hàng hoá cung cấp cho sản xuất cũng như cho tiêu dùng. Muốn vậy các doanh nghiệp thương mại cần phải thực hiện các nội dung sau: 1. Xác định nhu cầu hàng hoá. 1.1 Việc xác định nhu cầu của hàng hoá Doanh nghiệp thực hiện hoạt động này để trả lời cho ba câu hỏi: khách hàng cần những loại hàng nào? Cần với số lượng bao nhiêu ? Vào thời gian nào ? Để trả lời cho các câu hỏi này đòi hởi cần có đầy đủ các thông tin về thị trường, thông tin về nhu cầu cho sản xuất trong kỳ hay nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, quy mô của những nhu cầu đó nhiều hay ít, trong thời gian ngắn hay dài, có tính chất thời vụ hay không ? Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu các thông tin về loại hàng hoá đó với các thông số cụ thể về giá cả, chất lượng, khả năng sản xuất, mẫu mã ... 1.2 Xác định kế hoạch sản xuất, tiêu dùng Điều này thể hiên mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hiểu biết, nắm bắt được khách hàng của mình thì mới đảm bảo kinh doanh có hiệu quả vì trong nền kinh tế thị trường khách hàng có vai trò quyêtd định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có khách hàng, muốn có khách hàng thì doanh nghiệp phải hiểu biết họ với nhu cầu ra sao? Quy mô nhu cầu của họ như thế nào? Kế hoạch mua sắm sản phẩm trong thời gian xắp tới và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu đó một cách tốt nhất, kịp thời, thuận tiện nhất. 1.3 Việc xác định được kế hoạch sản xuất Tiêu dùng còn thể hiên mối quan hệ giữa kế hoạch tiêu thụ với kế hoạch sản xuất hoặc tiêu dùng, kế hoạch sản xuất với kế hoạch đảm bảo vật tư ( đối với các doanh nghiệp sản xuất ), kế hoạch mua sắm hàng hoá với kế hoạch tài chính của doanh nghiệp cũng nhu kế hoạch tiêu dùng với kế hoạch thu nhập. Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hiểu một cách rộng hơn nó là mối quan hệ giữa hoạt động thương mại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhu cầu đó được xác định trong từng kỳ kinh doanh của doanh nghiệp ( kế hoạch năm ). 2. Tạo nguồn và mua hàng. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng vật tư của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại tiến hành tìm kiềm, cân đối các nguồn hàng, hay đó chính là cân đối giữa nhu cầu với khả năng cung ứng hay tổ chức tạo nguồn và mua hàng, đồng thời sử dụng các biện pháp cần thiết để tạo nguồn hàng. Trước hết doanh nghiệp tổ chức tạo nguồn hàng và mua hàng thông qua việc thực hiện các bước: Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng, mục đích hàng mua về phải bán được, hàng bán được nhiều, nhanh thì doanh nghiệp mới có khả năng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và sử dụng vốn có hiệu quả. Nghiên cứu thị trường nguồn hàng và lựa chọn bạn hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được khả năng của các nguồn cung ứng loại hàng về mặt số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm chủ yếu. Ký kết hợp đồng kinh tế mua hàng và tổ chức thực hiện hợp đồng mua hàng. Đối với các biện pháp tạo nguồn, doanh nghiệp thương mại có thể sử dụng: Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua. Sử dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai thác tạo nguồn. Đầu tư, liên doanh, lien kết giúp đỡ các đơn vị nguồn hàng. Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các nguồn hàng cho doanh nghiệp. 3. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch thu mua hàng hoá. Dựa trên cơ sở kế hoạch, nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp thương mại tiến hành xây dựng các kế hoạch thu mua theo tháng, quý. Kế hoạch thu mua phản ánh được các thông số như: Chủng loại hàng hoá cần phải mua, số lượng cần mua, và thời điểm đặt mua. Từ cơ sở kế hoạch này doanh nghiệp tiến hành thu mua hàng hoá thông qua các đơn hàng hoặc ký kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị cung ứng. Việc ký kết hoàn thành thì tiến hành kế hoạch vận chuyển hàng hoá. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, hay các hình thức mua bán khác nhau mà doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hoá phù hợp. Trên cơ sở các thoả thuận từ hợp đồng mua bán, rồi đưa hàng hoá về doanh nghiệp. 4. Tổ chức dự trữ hàng hoá. Khi hàng hoá về đến doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tổ chức tiếp nhận để đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, quy cách chủng loại ... sau đó, có thể đưa vào kho dự trữ để bảo quản, hoặc cũng có thể đưa đến địa điểm cần phân phối giao cho các khách hàng ( nếu là đơn vị sản xuất ), hoặc đưa vào dự trữ ngay tại các điểm bán hàng. Trong khâu dự trữ, phải chú ý đến các điều kiện bảo quản, tính đến các hao hụt nếu có. Dự trữ phải hợp lý để phù hợp với các chu ký kinh doanh của doanh nghiệp, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh, tránh trường hợp ứ đọng hoặc thiếu hụt hàng dự trữ dảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra bình thường liên tục đạt hiệu quả. 5. Đánh giá hoạt động đảm bảo hàng hoá. Đây là bước cuối cùng, để doanh nghiệp có thể đánh giá toàn bộ hoạt động thương mại đầu vào mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ có hoàn hảo không. Từ đó doanh nghiệp có thể kiểm tra hiệu quả của quá trình cung ứng hàng hoá, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới tránh lặp lại những thiếu xót không đáng có. III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 1.1 Chính sách kinh tế, thương mại của Nhà nước. Thông qua các công cụ và chính sách kinh tế, thương mại của mình, Nhà nước có thể quản lý được hoạt động thương mại đầu vào của một doanh nghiệp. Một số công cụ và chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô mà Nhà nước thường sử dụng như là: Thuế quan, chính sách thương mại nội địa, chính sách thương mại quốc tế… Những công cụ và chính sách này, có ảnh hưởng lớn tới giá cả, số lượng nhập khẩu, cũng như việc thu hút đầu tư của nước ngoài. Nó có tác động tới cung hàng hoá nói chung và thương mại đầu vào của doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong đó có chính sách thương mại. Đây cũng là một bộ phân trong chính sách kinh tế – xã hội. Nó có quan hệ chặt chẽ và phục cho sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Việc hoàn thiện các công cụ, chính sách kinh tế sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp, một mặt nó là môi trường để các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, mặt khác nó điều tiết các hoạt động đó sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước. 1.2 Cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc. Đây là yếu tố tác động đến hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp một cách gián tiếp. Một đất nước với cơ sở hạ tầng phát triển và hoàn thiện sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại đầu vào của đất nước đó phát triển. Thông qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu kho hàng hoá, nó sẽ đẩy nhanh tốc độ thực hiện hợp đồng mua, bán của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc của một nước phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cập nhật được thông tin một cách kịp thời và chĩnh xác, giúp cho doanh nghiệp nhận biết được các hoạt động đang diễn ra nhất là các thông tin về thị trường, giá cả, việc mua – bán, trao đổi diễn ra nhanh chóng thuận tiện. Thêm nữa, thời gian tìm kiếm, gặp gỡ giữa người mua, người bán được rút ngắn giúp cho hạn chế được các chi phí, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả thương mại đầu vào nói riêng. 1.3 Đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Sự cạnh tranh, một mặt nó là động lực cho sự phát triển, doanh nghiệp tồn tại và mở rộng quy mô kinh doanh nếu doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ bị phá sản nếu họ không có chỗ đứng trên thị trường. Đó cũng là kết quả của việc “ cá lớn nuốt cá bé “ một hạn chế của cơ chế thị trường mà Nhà nước rất hạn chế khi điều tiết. Do đó, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn hợp lý, xác định được tiềm lực của mình, đồng thời phân tích được đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chính sách, quyết định hợp lý. Nếu không hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp cũng từ đó bị ảnh hưởng, nhất là trong việc cạnh tranh các nguồn hàng, các mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán bị ảnh hưởng. 1.4 Môi trường văn hoá, chính trị, xã hội và pháp luật. Yếu tố này cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thương mại đầu vào của mình thì không thể không nắm được chính trị, phong tục tập quán, ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng… của đối tác. Đây là yếu tố mà nó ảnh hưởng trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có những chính sách, biện pháp để thích nghi và chấp nhận với những yếu tố đó. Nó là điều kiện để kinh doanh ổn định và phát triển. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng, quan tâm hơn nữa đến yếu tố này khi thực hiện hoạt động thương mại đầu vào của mình. 2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp. 2.1 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Yếu tố này có tầm quan trọng chiến lược, quyết định đến hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp, đây là yếu tố cơ bản đảm bảo cho yêu cầu về mặt chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ tầng giá thành sản phẩm, từ đó góp phần thúc đẩy việc trao đổi, mua - bán hàng hoá của doanh nghiệp diễn ra được nhanh hơn. Nó là điều kiện để giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh có hiệu quả. 2.2 Trình độ quản lý. Quản lý, tổ chức là hoạt động nghiệp vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ quản lý ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, song ở doanh nghiệp nào thì nó cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, năng suất và hiệu quả thực hiện công việc. Sự bố trí hợp lý, ra quyết định chính xác và kịp thời luôn là vấn đề rất cần thiết để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đẩy nhanh khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Điều đó đòi hởi các nhà quản lý, lãnh đạo phải có trình độ chuyên môn cao, có tấm nhìn chiến lược bao quát, đầu óc sắc bén trước những thay đổi của môi trường. Đồng thời phải có nhứng quyết định đứng đắn, phù hợp với mục tiêu và tiềm lực công ty để Công ty phát triển bền vững. 2.3 Tiềm lực của doanh nghiệp. Tiềm lực của mỗi doanh nghiệp được thể hiện ở vốn kinh doanh, ở uy tín, vị thế, lao động ... của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tác động tạo ra thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp muốn hoạt động thương mại đầu vào được hiệu quả tức là việc thực hiện trao đổi, mua – bán hàng hoá được thuận lợi, dễ dàng hay việc thực hiện được những hợp đồng kinh tế có giá trị cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn, có uy tín, chỗ đứng trên thị trường ... Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng thành công cao trong những thương vụ lớn. 2.4 Trình độ của lãnh đạo và người lao động. Đối với trình độ của người lãnh đạo, đây là một yếu tố quan trong ảnh hưởng tới chiến lược và sách lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi đội ngũ người lãnh đạo phải giỏi, phải có năng lực lãnh đạo. Muốn vậy doanh nghiệp phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cững nhu kinh nghiệm thực tiễn cho họ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với đội ngũ người lao động, những người trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, thì đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn về nghiệp vụ nhất định. Đây là những người có ảnh hưởng tới giá cả, chất lượng của hàng hoá mua vào và bán ra. Do vậy, nó có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại đầu vào của doanh nghiệp. Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thương mại đầu vào thì cần phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, cam hiểu các thông lệ trong nước và quốc tế, có như vậy mới đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, có các nhân tố chủ quan và khách quan, chúng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu hoặc chi phí từ đó ảnh hưởng tơí lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được các nhân tố chủ quan để có chiến lước kinh doanh phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, làm tăng doanh thu và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phải nắm bắt được nhân tố khách quan để điều chỉnh hoạt động kinh doanh thích ứng với những thay đổi đó nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TRONG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO ( VẬT TƯ THIẾT BỊ ) CHO VIỆC KINH DOANH KHAI THÁC THAN HẦM LÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ - TKV I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ - TKV. 1. Lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV. Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch - TKV vụ hiện nay là hiện than của Công ty phục vụ đời sống được thành lập theo Quyết định số 39/MT _ TCCB ngày 01/10/1986 của Bộ Mỏ than. Sự phát triển của Công ty trong từng thời kỳ đã gắn liền với sự phát triển chung của ngành, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1986 - 1990: Để có một đơn vị chuyên ngành làm nhiệm vụ phục vụ đời sống, chịu trách nhiệm trước Bộ thực hiên các chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm lo đời sống của cán bộ công nhan viên ( CBCNV ) ngành than. Bộ mỏ và Than quyết định thanh lập Công ty phục vụ đời sống theo quyết định số 39/MT - TCCB ngày 01/10/1986 và bổ nhiệm đồng chí Phạm Tân Luật giũ chức vụ Giám đốc Công ty. Kết quả đạt được ngay từ những năm đầu thành lập được lãnh đạo Bộ đánh giá cao. Cụ thể: Cung cấp hàng trăm tấn gạo, bột mì, đường, mì chính phục vụ cho bữa an công nhân ngay tại khai trường sản xuất của mỏ. Việc tổ chức công tác phục vụ đời sống công nhân mỏ được tiền hành theo khoa học mang lai hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí hàng 100 triệu đồng. Giai đoạn 1991 - 1994: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn này chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đòi hỏi sự cạnh tranh của Công ty ngày càng găy gắt về chất lượng và giá cả các mặt hàng. Để phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực hiên có của Công ty, lãnh đạo Công ty đã định hường không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ kinh doanh lương thực mà phải đa dạng các Công ty mặt hàng dịch vụ kinh doanh nhu kim khí, thiết bị lẻ, vật tư ... phục vụ sản xuất than cũng như kinh doanh của Công ty đã được bộ chấp nhận và quyết định số 301/NL - TCCB - LD ngày 18/06/1991 đổi tên Công ty phục vụ đời sống thành Công ty Dịch vụ tổng hợp ngành năng lượng, với chức năng kinh doanh đa ngành phục vụ sản xuất than và bổ nhiệm đồng chí Đào Thẩm ._.làm Giám đốc Công ty. Kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian 1991 - 1994 có những bước phát triển vượt bậc và đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm nguồn vốn lưu động, đầu tư thêm thiết bị vân tải sông biển, thu nhập và đời sông người lao động được nâng cao. Giai đoạn 1995 - 04/2003: Để phát huy năng lực của ngành than là một ngành kinh tế mạnh của Nhà nước. Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Than là Tổng Công ty 91 trực thuộc Chính phủ theo Quyết định số 563/QĐ - TTg ngày 10/10/1994 với mục tiêu ổn định và phát triển ngành than đáp ứng yêu cầu phát triển trong sự nghiệp hoá hiện đại hoá. Tổng Công ty than Việt Nam triền khai phương án sắp xếp tổ chức sản xuất trên cơ sở các khối sản xuất, thương mại và phục vụ. Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp được thành lập theo quyết định số 135/ QĐ - NL - TCCB ngày 04/03/1995 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Công ty Dịch vụ tổng hợp ngành Năng lượng, Công ty vận tải kinh doanh than, Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ vật tư vận tải thuộc Công ty Coalimex. Kết thúc năm 1997 kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã có lãi 300 triệu đồng được Tổng Công ty than Việt Nam tặng bằng khen, công việc làm và đời sống của người lao động ổn định, CBCNV đoàn kết phần khởi thi đua lao động, đánh dấu một giai đoạn vượt khó thành công. Đầu năm 1998 đồng chí Đào Thẩm sau 10 năm giữ cương vị Giám đốc Công ty vượt mọi khó khăn đẻ ổn định và phát triển, nay được nghỉ hương thêo chế độ hưu trí của Nhà nước; Tông Công ty than Việt Nam bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đức Thái giữ chức vụ Giám đốc Công ty. Kể từ năm 1998 Tông Công ty than Việt Nam định hường phát triển ngành than theo hướng kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than, mở rộng điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với cơ chế thị trường là thuận lợi cơ bản để công ty phát triển sản xuất. Từ năm 1998 đến năm 2003 là giai đoạn sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, đánh dấu bước trưởng thành vững mạnh cả về thế và lực. Vị thế của Công ty được xác định không những trong và ngoài nước được nâng cao. Tổ chức sản xuất của Công ty được kiện toàn và thành lập thêm các đầu mối, đến nay Công ty có 4 xí nghiệp, 3 chi nhánh trực thuộc có trụ sở tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, 9 phòng ban chức năng với đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất. Đặc biệt tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được định hướng đề ra là chuyển dịch cơ cấu từ kinh doanh thương mại là chính nay chuuyển sang lấy sản xuất làm nền tảng với giá trị tổ chức sản xuất chiếm 65 đến 70% giá trị sản xuất toàn Công ty, tạo thế phát triển bền vững lâu dài. Giai đoạn 04/2003 - /01/12/2004: Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hậ tầng ngày càng đòi hỏi cao theo định hướng đô thị hoá của các địa phương, Công ty được Tông Công ty cho bổ xung ngành nghề kinh doanh bất động sản và tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở. Hội đòng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam quyết định đổi tên Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp thành Công ty Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ đã tạo điều kiện cho Công ty triển khai tham gia các dự án xây dựng của các Tỉnh. Bước vào năm 2004 Công ty Đàu tư, Thương mại và Dịch vụ tiến hành thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp theo quyết định của Bộ Công nghiệp với điều kiện vô cùng thuận lợi của một doanh nghiệp có lợi thế về sản xuất cùng với năng lực kinh doanh thương mại, một thương hiệu đang có uy tín trên thị trường trong cả nước. Giai đoạn 01/12/2004 đến nay: Căn cứ vào Nghị định số 55/2003/NĐ - CP ngày 25/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp: Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ - CP ngày 29/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Xét đè nghị của Tổng Công ty than Việt Nam, theo đề nghị của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp và Vụ trưởng vụ Tổ chức - Cán bộ. Quyết định số 150/2004/ QĐ - BCN ngày 01/12/2004. Phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ ( công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Than Việt Nam ). Cho đến nay Công ty đã đổi tên thành Công ty “Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV” 1.1. Cơ cầu vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng chẵn ). Trong đó: - Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 57,00% - Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty : 40,61% - Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Công ty 2,39% Trị giá một cổ phần: 100.000. 1.2. Giá trị thực tế của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV. Tại thời diểm ngày 31/12/2003 đẻ cổ phàn hoá là 211.676.189.730 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tai Công ty là 12.916.494.63 đồng. Vốn bổ sung cuat Tổng Công ty Than Việt Nam cho Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ là 7.803.505.370 đồng. - Tên giao dịch quốc tế: INVESTMENT, TRADING AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: ITASCO. - Trụ sở chính: Số 1 Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. Đến ngày 11/11/2005 Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần ( số: 0103009929 ). Danh sách cổ đông sáng lập: STT Tên cổ đông Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số cổ phần 1 Tổng Công ty Than Việt Nam Đại diện: Nguyễn Như Hải Nguyễn Đức Thái Số 226 đường Lê Duẩn, Hà Nội Số 5/6 phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Hà Nội F21 - A12, phường Bắc Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 114.000 2 571 cổ đông khác 86.000 Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc - Nguyễn Đức Thái. 2. Mô hình, chức năng, nhiệm vụ các phòng trong Công ty. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty: Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổ chức nhân sự Phòng Đầu tư - Dự án Phòng kinh doanh thiết bị vật tư Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh than Văn phòng Công ty Phòng Cơ điện vận tải Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh ô tô Phòng kỹ thuật khai thác Phòng an toàn môi trường 2.1 Văn phòng Công ty. a. Chức năng: Văn phòng công ty là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực: - Công tác hành chính văn thư. - Công tác văn phòng Giám đốc, tổng hợp giúp Giám đốc xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của lãnh đạo, tổng hợp tình hình hoạt động chung của toàn Công ty, đôn đốc các phòng ban và đơn vị trực thuộc hoạt động đúng chương trình công tác. - Đảm bảo toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của cơ quan Công ty. - Công tác bảo vệ - quân sự. b. Nhiệm vụ: - Công tác hành chính như: Tổ chức đón, tiếp khách, tiếp nhận, in ấn, phát hành, lưu trữ các văn bản Công ty và ngoài Công ty, tổ chức và thực hiến công tác thông tin liên lạc trong Công ty và các Cơ quan hữu quan, tiếp nhận các tài liệu, báo chí, công văn ( đến ) đúng thể chế hành chính, đôn đốc các phòng ban Công ty và các đơn vị thực hiện chương trình công tác, tập hợp và thông báo chương trình làm việc hàng tuần của Công ty. Ghi biên bản, ý kiến kết luận của Giám đốc Công ty tại các hội nghị, cuộc họp quan trọng. - Công tác quản trị đời sống: Đảm bảo điều kiện làm việc của CBCNV, tổ chức việc ăn nghỉ cho khách đến Cơ quan công tác, quản lý tốt nhà làm việc và trang thiết bị hiện có, chủ trì va cùng với Công đoàn Cơ quan tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, tham quan, lễ hội. - Công tác Bảo vệ - Quân sự: Chỉ đạo các đơn vị thực hiện bảo vệ sản xuất kinh doanh, kho tàng, vật tư tài sản, kế hoạch huấn luyện động viên quân sự, chính sách hậu phương Quân đội, phối hợp với các đơn vị khác bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn. 2.2 Phòng tổ chức nhân sự. a. Chức năng: Phòng tổ chức nhân sự trong Công ty là phòng chức năng trong bộ máy quản lý của Công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: - Công tác tổ chức cán bộ, quản lý và tổ chức sản xuất. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Công tác lao động và tiền lương. - Công tác y tế. - Công tác thanh tra. - Công tác thi đua khen thưởng. b. Nhiệm vụ: - Công tác tổ chức cán bộ, quản lý và tổ chức sản xuất: Đề xuất mô hình sản xuất kinh doanh, xây dựng các đề án, biện pháp kiện toàn tổ chức, nghiên cứu góp ý với các đơn vị trực thuộc về phương án kiện toàn bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, lập báo cáo trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng doanh nghiệp cho Công ty và các đơn vị trực thuộc. - Công tác đào tạo cán bộ, công nhân: Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị lập và tổng hợp đào tạ bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật hàng năm, nghiên cứu và đề xuất các hình thức đào tạo hợp lý, xây dựng quy chế của Công ty vê công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân. - Công tác lao động tiền lương: Cùng với các phong chit đạo các đơn vị trong Công ty xây dựng kế hoạch lao động và cân đối tiền lương toàn Công ty, hoàn thiện hệ thống định biên lao động trong Công ty. - Công tác y tế vệ sinh công nghiệp. - Công tác Thanh tra: Xây dựng, tổ chức và kiểm tra thực hiên chương trình công tác thanh tra hàng năm, nghiên cứu xem xét giải quyến các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Công ty. - Công tác thi đua khen thưởng: Tập hợp đăng ký các danh hiệu thi đua của các đơn vị trực thuộc Công ty, theo dõi hướng dẫn phong trào thi đua ở các cơ sở, tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng xét duyệt thi đua sáu tháng và kết thúc năm kế hoạch. Tổ chức sơ kết tổng kết công tác thi đua - khen thưởng hàng năm. 2.3 Phòng kế hoạch. a. Chức năng. - Phòng kế hoạch Công ty là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: Kế hoạch, đầu tư nội bộ, liên doanh liên kết, quan lý, theo dõi các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Là thường trực Hội đồng nghiệm thu ( tuỳ theo công trình hay hạng mục công trình được giao cụ thể ). Hội đồng thanh - xử lý tài sản của Công ty. - Điều phối, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc đã được Giám đốc công ty giao. b. Nhiệm vụ. - Công tác Kế hoạch sản xuất: Theo định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty được Đại hội đồng cổ đông thông qua và kế hoạch hàng năm được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt, căn cứ khả năng thực tế của các đơn vị trực thuộc, phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập và đăng ký kế hoạch của Công ty với Tập đoàn Than Việt Nam ( TVN ). - Công tác đầu tư, liên doanh liên kết: Công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh thực hiện theo nghị định 16/ CP, các quy định của chính phủ và Quy chế đầu tư xây dựng của Tổng công ty Than Việt Nam. - Công tác hợp đồng kinh tế và quản lý giá thành: Phòng kế hoạch giúp Giám đốc Công ty quản lý và theo dõi, báo cáo việc thực hiện các hợp đồng kinh tế trong Công ty. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty xây dựng kế hoạch tài chính năm của Cơ quan Công ty trình Giám đốc công ty phê duyệt. 2.4 Phòng kế toán - Tài chính. a. Chức năng: - Phòng Kế toán - Tài chính Công ty là phòng nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Tham mưu, giúp việc Giám đốc trong các lĩnh vực: + Công tác Kế toán. + Công tác Tài chính. + Công tác Thống kê. - Thực hiên và giám sát chế độ Kế toan theo Luật kế toán ( Luật số 03/2003/QH11 ) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. Là thường trực Hội đồng đánh giá, hội đồng thẩm định và xử lý nợ khó đòi, Hội đồng thẩm định và xử lý giảm giá hàng tồn kho. b. Nhiệm vụ. - Tổ chức, điều hành công tác Kế toán, công tác Thông kê và bộ máy Kế toán thống kê ở Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. - Tổ chức ghi chsps, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy dủ toàn bộ tài sản vật tư, tiền vốn và kết quả hoạt đong sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty. - Tính toán và trích nộp đúng, đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên, các quỹ để lại Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền khác. - Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong phạm vi toàn bộ Công ty. - Phân tích các hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty và toàn Công ty. - Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán trong toang Công ty. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Giữ bí mật các tài liệu, số liệu kế táon theo quy định của Nhà nước, của Tập đoàn TVN và của Công ty. 2.5 Phòng kinh doanh thiết bị-vật tư. a. Chức năng. - Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, điều hành kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, kinh doanh ô tô. Công tác xuất nhập khẩu, công tác dự trữ vật tư chiến lược. - Thăm dò nghiên cứu thị trường theo định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. b. Nhiệm vụ. - Thực hiện chức năng quản lý công tác kinh doanh xuất nhập khẩu trong toàn Công ty. - Khai thác, phát triển, mở rộng, nghiên cứu thị trường cả ở khâu đầu vào và đầu ra. - Xây dựng hệ thống báo cáo thông kê. Định kỳ nắm bắt và báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty và toàn Công ty. - Tổ chức triển khai thực hiện các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu của Cơ quan công ty. - Trực tiếp kinh doanh, tạo nguồn thu để bù đắp một phần chi phí của cơ quan công ty. - Một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Công ty giao trực tiếp. 2.6 Phòng kỹ thuật – khai thác. a. Chức năng. Là phòng tham mưu giúp Giám đốc công ty: - Định hướng phát triển sản xuất trên các lĩnh vực: Khai thác than, tận thu than và khoáng sản các loại, đầu tư cảng, bãi chế biến kinh doanh than, dịch vụ bốc xúc, san lấp, vận chuyển than và đất đá. - Công tác quản lý, vận hành thiết bị, sửa chữa máy, thiết bị. Công tác kỹ thuật cơ điện vận tải và vật tư. Công tác kỹ thuật an toàn - BHLĐ. b. Nhiệm vụ. - Công tác sản xuất: Xây dựng phương án, biện pháp tổ chức và thực thi chỉ đạo công tác sản xuất, công tác an toàn tại các công trường. - Công tác quản lý thiết bị, sửa chữa lớn các tài sản máy, thiết bị. Công tác kỹ thuật cơ điện vận tải và vật tư. Công tác kỹ thuật an toàn - BHLĐ - vệ sinh môi trường: + Tập hợp, xây dựng, quản lý công tác sửa chữa lớn tài sản cố định và các bước kỹ thuật cơ bản trong sửa chữa lớn tài sản cố định. + Công tác kỹ thuật cơ điện, vận tải và vật tư. + Công tác kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài các nhiệm vụ trên, phòng kỹ thuật – khai thác phối kế hợp với các phòng chức năng khác để làm tốt công việc được Giám đốc giao. 2.7 Phòng kinh doanh than. a. Chức năng. Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực chế biến, kinh doanh than trong toàn Công ty. Thăm dò, phát triển thị trường kinh doanh than theo định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty đã được Tập đoàn Than Việt Nam giao. b. Nhiệm vụ. - Chủ trì và/ hoặc phối hợp với các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty nghiên cứu, mở rộng thị trường, đề xuất các phương án kinh doanh than. - Tư vấn theo nhiệm vụ và tìm kiếm các đối tác trong và ngoài ngành, liên kết, liên doanh trong công tác kinh doanh than. Trực tiếp kinh doanh than của Cơ quan Công ty. - Tổ chức các đội chế biến, kinh doanh than. - Định kỹ theo quy định báo cáo Than Việt Nam, công tác kinh doanh, tiêu thụ than trong Công ty. - Dịch vụ cung ứng nhiên liệu cho các đơn vị thi công trên cơ sở hợp đồng Công ty đã ký. 2.8 Phòng đầu tư - Dự án. a. Chức năng. Tham mưu và giúp viêch cho Giám đốc Công ty về công tác đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý các dự án trong toàn Công ty. Thăm dò, nghiên cứu thị trường theo định hường phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. b. Nhiệm vụ. Tư vấn theo nhiệm vụ và theo yêu cầu của công tác đầu tư, xây dựng. Chủ trì và/ hoặc phối hợp với các phòng ban khác nghiên cứu, khai thác, đề xuất các dự án đầu tư, xây dựng. Quản lý tổng hợp các dự án đầu tư trong Công ty. Trực tiếp triển khai thực hiện các dự án đất đai, các dự án về nhà ở, giao thông đô thị, kinh doanh bất động sản thuộc các tỉnh từ Quảng Bình trở ra phía Bắc. Trực tiếp quản lý các dự án do Công ty làm chủ đầu tư hay Công ty liên doanh đầu tư với các đơn vị khác. Và một số nhiệm vụ cụ thể khác do Giám đốc Công ty giao ... 2.9 Phòng kinh doanh ô tô. a. Chức năng. Là phòng tham mưu giúp giám đốc. Thăm dò nghiên cứu thị trường theo định hướng của Công ty đề ra b. Nhiệm vụ - Công tác kinh doanh ô tô, công tác xuất nhập khẩu - phát triển mở rộng nghiên cứu thị trường ở khâu đầu ra - Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê. Định kỳ nắm bắt nvà báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị. - Trực tiếp kinh doanh, tạo nguồn thu để bù đắp phần chi phí của Cơ quan Công ty. - Một số nhiệm vụ do giám đốc trực tiếp giao. 2.10 Phòng cơ điện vận tải a. Chức năng Là văn phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc. Thăm dò nghiên cứu thị trường theo định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. b. Nhiệm vụ. - Thực hiện chức năng quản lý công tác kinh doanh trong Công ty. - Tỏ chức triển khai các kế hoạch trong Công ty. - Phối hợp với các phòng ban thực hiện mục tiêu phát triển trong toàn Công ty. - Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do giám đốc giao. 2.11 Phòng an toàn – môi trường. a. Chức năng Là phòng tham mưu giúp giám đốc Công ty. - Định hướng và phát triển sản xuất trên các lĩnh vực: Khai thác than, tận thu than và khoảng sản các loại … - Công tác quản lý, vận hành các thiết bị, sửa chữa máy, thiết bị. Công tác môi trường và an toàn trong lao động b. Nhiệm vụ. - Công tác vệ sinh mội trường. - Công tác xử lý các công tác xúc tiến sản xuất. 3. Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV. 3.1 Vài nét về Công ty. Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV thuộc tập đoàn than Việt Nam. - Địa chỉ: Số 10 Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng. ( số 1 Phố Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội ) - Tên giao dịch: INVESMENT, TRADING AND SERVICE JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: ITASCO - E-mail: thuongmaidvth-tvn@hn.vnn.vn - Là đơn vị trực thuộc: Tập đoàn Than Việt Nam. - Loại hình đơn vị: Công ty Cổ phần do nhà nước giữ cổ phần chi phối ( 57). - Ban Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Thái - Chức vụ: Giám đốc Ông Thiều Quang Thảo - Chức vụ: Phó Giám đốc Ông Đinh Hồng Long - Chức vụ: Phó Giám đốc Ông Nguyễn Gia Thạo - Chức vụ: Phó Giám đốc Ông Đỗ Khắc Lập - Chức vụ: Kế toán trưởng - Tổng số CBCNV: 560, trong đó: + Trình độ trên đại học: 4 người + Trình độ đại học: 231 người + Kỹ sư chuyên ngành ô tô: 9 người + Công nhân kỹ thuật có tay nghề 4/7 trở lên: 6 người Các đơn vị trực thuộc: + Xí nghiệp Thương mại và xây dựng Hà Nội. + Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. + Xí nghiệp Khai thác, chế biến, kinh doanh than. + Xí nghiệp vật tư và vận tải. + Chi nhánh tại Đà Nẵng. + Xí nghiệp khai thác và kinh doanh khoáng sản. Ngành nghề kinh doanh. - Khai thác, tận thu, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản các loại. - Dịch vụ bốc xúc, san lấp, vận chuyển than đá và đất đá. - Sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ, bảo hành xe tải nặng và xe chuyên dùng các loại. - Sản xuất phụ tùng ôtô và các sản phẩm cơ khí. - Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng. - Đóng mới, cải tạo phương tiện thuỷ, bộ các loại: xà lan các loại 250 - 500 tấn, tàu đảy 150 - 200 CV ( không bao gồm thiết kế phương tiện vận tải ) - Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng và bất động sản. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các loại vật tư, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, sắt thép, xăng dầu, hàng tiêu dùng. - Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ, cầu cảng bến bãi. - Tư vấn, khảo sát lập dự toán và tổng dự toán các công trình xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật ( chỉ được thiết kế trong phạm vi các thiết kế đã có trong ĐKKD ). - Thiết ké quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. - Thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.- Đại lý bán hàng cho các hãng nước ngoài phục vụ sản xuất trong và ngoài ngành. 3.2 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Vì lĩnh vực kinh doanh rât đa dạng nên đối thủ cạnh tranh rất nhiếu, nhất là trong nền kinh tế thị trường đang phát triển ở Việt Nam, và đặc biệt Công ty mới trong những năm đầu cổ phần hoá. Do đó Công ty luôn phải tận dụng những ưu thế của mình để phát triển, nhất là những uy tín hiện có, đồng thời hạn chế, khắc phục những tồn tại còn vướng mắc. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh của Công ty là rất nhiều do đó khách hàng và đối thủ cạnh tranh cũng rất nhiều. Đối với việc kinh doanh vật tư, thiết bị công thực hiện việc cung ứng theo đúng kế hoạch của Hội đồng quản trị và Tổng Công ty than, ngoài việc được phân bổ, Công ty còn phải tham gia đấu thầu với các Công ty cùng cung cấp dịch vụ, như: Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - TVN, Công ty Mạnh Đức, Công ty TNHH TICO, Công ty TNHH thiết bị nặng MICO ... do đó đối với riêng mặt hàng này cũng có sự cạnh tranh. Tuy nhiên không găy gắt bằng các lĩnh vực kinh doanh khác như lắp ráp xe ôtô Kraz, Kamaz. Bởi đây là lĩnh vực Công ty mới kinh doanh, bước đầu có sự cạnh tranh rất găy gắt với các công ty khác cũng như lắp ráp kinh doanh ôtô vận tải trên. Các lĩnh vực khác cũng vấp phải sự cạnh tranh khác. Đố cũng là quy luật của nền kinh tế thị trường. Khách hàng của Công ty rất đa dạng, ngoài việc kinh doanh, phục vụ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác than như: Công ty than Mạo Khê, Công ty than Vàng Danh, Công ty thang Hà Lầm, Công ty than Đông Bắc ... Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV còn có khách hàng là các doanh nghiệp khác ngoài ngành trong các lĩnh vực khác như: Nhà máy cơ khí Mạo Khê, nhà máy cơ khí Hòn Gai, công ty cổ phần Tây Nam Đá Mài, Xí nghiệp Sàng Tuyển và Cảng, Nhà máy cơ khí ôtô, Nhà máy cơ điện Uông Bí ... Vấn đề đặt ra là Công ty cần phải có sự phân công các thị trường, khách hàng trên cho từng đơn vị cụ thể để tránh sự chồng chéo trong quá trính kinh doanh. Sự phân công đó phải phù hợp với các điều kiện hiện có của từng đơn vị. Hơn nữa một mặt, phải giữ vững những thị trường truyền thống mặt khác phải mở rộng thêm quy mô của thị trường, thu hút thêm các khạch hàng khác. Có như vậy, Công ty mới có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả được. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong vài năm gần đây 4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 và năm 2004. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiên thông qua bảng số liệu sau: Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 1 - Doanh thu Doanh thu hàng xk Các khoản giảm trừ Triết khấu thương mại Hàng bị trả lại Thuế TTĐB, thuế XK *Doanh thu thuần. 2 - Giá vốn hàng bán Chi phí công nhân trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp Chi phí sản xuất chung 3 - Lợi nhuận gộp 4 - Doanh thu hoạt động tài chính. 5 - Chi phí hoạt động tài chính Lãi vay Hoạt động tài chính khác 6 - Chi phí bán hàng 7 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 8 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 9 - Thu nhập khác 10 - chi phí khác 11 - Lợi nhuận khác 12 - Tổng lợi nhuận trước thuế 13 - Điều chỉnh của kiểm toán NN 14 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 15 - Lợi nhuận sau thuế 709.474.427.064 650.356.100 76.336.940 574.019.160 708.824.070.964 662.188.011.667 46.636.059.297 4.206.518.828 14.467.949.456 27.518.617.361 10.214.142.041 ( 1.358.130.733 ) 4.213.437.446 2.733.368.595 1.480.068.851 121.938.118 18.864.389 32.983.593 70.090.136 969.859.678.456 6.250.000 6.250.000 969.853.428.456 883.401.680.587 86.451.747.869 2.445.022.835 16.604.945.135 14.915.338.740 1.689.606.359 47.689.947.174 23.687.852.638 914.025.757 3.412.358.717 2.735.692.663 676.666.054 1.590.691.811 0 445.393.707 1.145.298.104 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn vào bảng số liệu của 2 năm trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của năm 2004 tăng rõ rệt so với năm 2003. Nếu doanh thu năm 2003 là 709.747.427.064 đồng thì năm 2004 là 969.859.678.456 đồng tăng 36,65% . Trong đó doanh thu thuần tăng 36,83%, mặt khác lợi nhuận gộp năm 2003 là 46.636.059.297 năm 204 là 86.483.747.689 tăng 85,735%. Và lợi nhuận sau thuế năm 2003 là 70.090.136, năm 2004 là 1.145.289.104, tăng hơn 16 lần. Trong khi đó, các chi phí có sự tăng những với số lượng rất ít, một mặt do sự mở rộng quy mô, hơn nữa với sự tăng vọt của doah thu và lợi nhuân thì tăng chi phí như vậy là không đáng kể. Điều đo cho tháy năm 2004 Công ty kinh doanh có hiêu quả so với năm 2003. Ngoài ra có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu khái quát sau. *Bảng: Một số đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2002 đến 2005. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 - Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1 - Bố trí cơ cấu tài sản TSCĐ/ Tổng TS TSLĐ/ Tổng TS 1.2 - Cơ cấu nguồn vốn Nợ PT/ Tổng nguồn vốn VCSH/ Tổng nguồn vốn 2 - Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh 3 - Tỷ suất sinh lời Tỷ suất LN trước thuế/ Doanh thu Tỷ suất LN trước thuế/ Tổng TS % % % % lần lần lần % % % 10,51 89,49 93,36 6,64 1,07 1,02 0,07 0,08 0,11 15,50 84,50 86,88 13,12 1,15 1,12 0,15 0,23 0,47 9,2 90,8 94,4 5,6 1,06 0,99 0,07 0,16 0,42 9,36 91,64 90,66 9,34 1,02 0,91 0,04 0,11 0,38 Qua bảng số liệu ta thấy ràng tài sản cố định có xu hướng giảm dần qua các năm 2004, 2005 so với năm 2003, tài sản lưu động tăng dần lên tương ứng. Điều đó thể hiện trong quy mô của Công ty đã tăng lên vì hoạt động được mở rộng. Trong đó năm 2005 so với năm 2003 thì tài sản lưu động tăng len 6,64% và tỷ lệ TSLĐ/TSCĐ là 91,64/87.36. Khi tỷ lệ tăng lên có nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Đối với các Công ty thương mại thì cần phải giảm tài sản cố định vì TSCĐ làm tăng số vốn bị ứ đọng. Vốn lưu động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng hoá... khi vốn lưu động tăng lên có thể hiểu là lượng hang mua vào tăng lên, lượng tiền mặt tăng lên ( điều này giúp cho tăng vòng quay của vốn ) hay các khoản thu tăng lên... Tóm lại là có thể khẳng định doanh thu sẽ tăng lên, là tín hiệu khả quan đối với doanh nghiệp. Đối với chỉ tiêu thứ 2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Ta thấy rằng ty lệ nợ phải trả cao hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ không vô lý khi nhìn vào khả năng trả nợ của Công ty. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty tương đối cao. Các khoản nợ được đảm bảo dù nợ là nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2005 là 0.11%, nếu đánh giá vè tương đối thì con số 0.11% không phải là lớn nhưng cũng không nhỏ. Nhưng nếu đánh giá về mặt tuyệt đối thì lợi nhuận công ty trong năm 2005 là tương đối cao. 4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2006. Kết quả đạt được nam 2006 thể hiên trong bảng sau: ( Số liệu so sánh: Kế hoạch Đại hội cổ đông và kế hoạch TVN giao ) Chỉ tiêu Đơn vị tính KHTVN giao KH ĐHCĐ giao Thực hiện 1 - Nộp ngân sách Nộp NS Các khoản trích nộp TVN 2 - Các chỉ tiêu hiện vật Vận tải DV bốc xúc, vận chuyển Kinh doanh than Trong đó: Bao tiêu than Than nguyên khai thác Quặng Mn tiêu thụ 3 - Các chỉ tiêu giá trị A. Tổng doanh thu Kinh doanh than Vật tư thiết bị Tr. đó: Tiêu thụ xe ôtô lắp ráp KD vật tư thiết bị nội địa KD XNK DV bốc xúc vận chuyển Khai thác Mn Kinh doanh khác B. Tổng giá trị sản xuất KD than Vật tư thiết bị Tr. đó: Tiêu thụ xe ôtô lắp ráp KD vật tư thiết bị nội địa KD XNK DV bốc xúc vận chuyển Khai thác Mn Kinh doanh bất động sản Kinh doanh khác C. Tổng chi phí. D. Kết quả SXKD Tr.đ - % Tấn M3 Tấn - - - Tr.đ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 49.762 250.00 4000.000 1.440.000 200.000 1.250.000 1.000.000 600.000 575.000 255.000 60.000 88.809 384.000 38.000 35.400 15.000 60.000 50.600 20.15 180.500 3.500 49.398 260.000 5.000.000 150.000 200.000 1.120.000 6.500 1.300.000 122.485 1.095.000 695.000 230.000 170.000 52.500 7.150 123.000 430.000 18.973 36.125 17.000 9.200 9.550 52.500 7.150 30.34 12.500 126.798 20.450 88.964 428.627 3.983.819 1.887.594 221.157 1.260.000 3.125 1.110.289 429.337 652.482 226.412 120.405 306.665 73.116 3.706 98.606 644.719 50.604 35.738 34.433 7.337 18.289 73.116 3.706 30.28 52.979 210.587 28.601 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn chung mặc dù có những khó khăn trong bước đầu thực hiện chuyển đổi hoạt động của Công ty theo hình thức mới nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2006 của Công ty đã đạt kết quả đáng kể, tổng doanh thu là 1.110.289 triệu đồng, đạt 87% kế hoạch ĐHCĐ, đạt 112% kế hoạch TVN giao, tổng giá trị sản xuất là 644.719 triệu đồng, đạt 166% kế hoạch ĐHCĐ, đạt 117% kế hoạch TVN giao, kết quả sản xuất kinh doanh lãi 28,601 tỷ đồng đạt 162% kế hoạch ĐHCĐ, đạt 160% kế hoạch TVN giao. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 của Công ty tuy còn một số lĩnh vực chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch như mong muốn nhưng đã đạt được những chỉ tiêu chủ yếu: sản xuất kinh doanh theo cơ chế điều hành sát thực đã phát huy được hiệu quả kinh tế, đảm bảo nguyên tắc sản xuất kinh doanh có lãi. 5. Đánh giá chung. 5.1 Những thành tựu đạt được. Hoạt động của Công ty nói chung, kể từ khi thành lập đên nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong những năm đầu, khi Công ty còn là Công ty phục vụ đời sống, Công ty đã cung cấp được hàng trăm tấn gạo, bột mì, mì chính, đường phục vụ bữa ăn công nghiệp của công nhân. Đặc biệt là công tác phục vụ đời sống công nhân mỏ một cách khoa học, tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng. Đến giai đoạn Công ty đổi tên thành Công ty Dịch vụ tồng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20361.doc
Tài liệu liên quan