Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Đóng tàu Phà Rừng thời gian qua

MỤC LỤC STT Nội dung Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 4 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 1.2 CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 5 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 9 1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY 12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY THỜI GIAN QUA 15 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔN

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty Đóng tàu Phà Rừng thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 15 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 15 2.1.2 Trang thiết bị công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm 17 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và một số chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 18 2.1.4 Đặc điểm tình hình sản suất kinh doanh của công ty thời gian qua 23 2.1.5 Đặc điểm lao động, tiền lương của công ty 25 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY 29 2.2.1 Đánh giá quy trình đào tạo 32 2.2.2 Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty 2.2.2.1 Thực trạng công tác kế hoạch hoá và xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực 36 2.2.2.2 Kết quả đào tạo nguồn nhân lực ở công ty 37 2.2.2.3 Kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty thời gian qua 2.2.3 Tình hình bố trí sử dụng nguồn nhân lực mới được đào tạo ở công ty thời gian qua 40 2.2.4 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 43 3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 43 3.1.1 Phương hướng 43 3.1.2 Mục tiêu 43 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 3.2.1 Hoàn thiện quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 44 3.2.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và xác định nhu cầu 47 3.2.3 Đa dạng hoá các loại hình đào tạo 49 3.2.4 Hoàn thiện cơ chế, chính sách 50 3.2.5 Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực 51 3.2.6 Hoàn thiện hệ thống khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần cho người lao động 52 KẾT LUẬN 55 LỜI MỞ ĐẦU Quán triệt tinh thần học đi đôi với hành nhằm giúp cho sinh viên có được kiến thức thực tế từ đó để hiểu thêm những kiến thức đã dược học trên ghế nhà trường thì thực tập là giai đoạn không thể thiếu trong khoá học. Nó giúp cho sinh viên tích luỹ dược kinh nghiệm thực tế để tránh những bỡ ngỡ khi công tác thực tế. Trong gần ba tháng thực tập, từ chỗ còn những khó khăn khi bước đầu đến tiếp cận cơ sở thực tập nhưng được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là TS. Võ Nhất Trí và được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty em đã quen dần với cơ sở và đã thu được một số kết quả nhất định. Giai đoạn đầu em đã tìm hiểu được tổng quan nhất về doanh nghiệp. Đó là cơ sở vững trắc để đi sâu nghiên cứu chuyên đề: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đóng tàu Phà Rừng ở giai đoạn sau. Trong thời gian đó, mặc dù chăm chỉ thu thập số liệu và phân tích với khá nhiều công việc, số liệu nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực nhạy cảm của doanh nghiệp nên vấn đề thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn. Tuy chăm chỉ nghiên cứu và học hỏi nhiều từ thầy, từ bạn nhưng với kiến thức có hạn nên trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi có chỗ sai sót.Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của em thêm hoàn thiện, từ đó giúp em hiểu sâu hơn về vấn đề đã nghiên cứu. Kết quả em thu được ngày hôm nay có đóng góp không nhỏ của thầy giáo TS. Võ Nhất Trí và sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của anh chị em trong công ty đóng tàu Phà Rừng. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Nguồn nhân lực * Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động, khi đó ta nói con người có sức lao động * Nguồn nhân lực có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, khái quát nhất nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết , với ý nghĩa là nguồn gốc, nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người với nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là nguồn lực của sự phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng tại một thời điểm nhất định 1.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn * Phát triển Phát triển là các hoạt động học tập vượt khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. 1.2. CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Có nhiều phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và cách thực hiện khác nhau. Mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào điều kiện của mình mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Có thể chia thành hai nhóm phương pháp lớn đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc 1.2.1. Đào tạo trong công việc Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. 1.2.1.1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo được bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạyvề mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước để quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy. 1.2.1.2. Đào tạo theo kiểu học nghề Chương trình đào tạo được bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm, được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. 1.2.1.3. Kèm cặp và chỉ bảo Phương pháp này dùng để giúp cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn. Có ba cách kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp Kèm cặp bởi một cố vấn Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn Ngoài ra, đào tạo trong công việc còn có hình thức là luân chuyển và thuyên chuyển công việc. 1.2.1.5. Ưu nhược điểm của đào tạo trong công việc * Ưu điểm - Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một không gian hay trang thiết bị riêng biệt đặc thù. - Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học. - Đào tạo trong công việc mang lại sự chuyển biến gần như tức thổitng kiến thức và kỹ năng thực hành. - Đào tạo trong công việc cho phép học viên thực hành những gìmà tổ chức trông mong ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc. - Đào tạo trong công việc tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệp tương lai của họ, và bắt chước những hành vi lao động của những đồng nghiệp. * Nhược điểm -.Lý thuyết được trang bị không có hệ thống - Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. - Các giáo viên dạy nghề phải lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng yêu cầu về chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo công việc và khả năng truyền thụ. - Quá trình đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch 1.2.2. Đào tạo ngoài công việc Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. 1.2.2.1. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp Đối với các nghề tương đối phức tạp hoặc các công việc có tính đặc thù, thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Phương pháp này chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng dẫn. Phương pháp này giúp cho học viên học tập có hệ thống hơn. * Ưu điểm Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành. * Nhược điểm Cần có các phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập; tốn kém. 1.2.2.2. Cử đi học ở các trường chính quy Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đi học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các bộ, ngành hoặc trung ương tổ chức. Trong phương pháp này người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. * Ưu điểm - Không ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc của người khác, bộ phận khác. - Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống cải cách kiến thức lý thuyết và thực hành. * Nhược điểm Chi phí tốn kém. Ngoài ra, trong đào tạo ngoài công việc còn có các hình thức khác như: Các bài giảng, hội nghị hoặc hội thảo; Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính; Đào tạo theo phương thức từ xa; Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm; Mô hình hoá hành vi; Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố gồm: - Giáo dục phổ thông là nhân tố quan trọng đầu tiên. Số lượng học sinh phổ thông ở các trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học hàng năm là nguồn cung cấp đầu vào cho đào tạo và phát triển các nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục phổ thông quyết định chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông , có kế hoạch triển khai và thực hiện tốt định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông sẽ là những tiền đề quyết định chất lượng và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực. - Các nguồn lực đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thứ hai có vai trò rất quan trọng, bởi vì việc phát triển hệ thống các trường đào tạo, giảng đường, trang thiết bị phục vụ cho học tập và đào tạo, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo cũng như quyết định quy mô đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để phát triển chúng đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư thích đáng từ ngân sách của chính phủ và của các tổ chức. - Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. - Tín hiệu thị trường. tín hiệu thị trường lao động là dòng thông tin thu nhận từ thị trường lao động bao gồm các thông điệp, mẩu tin hoặc các chỉ số như tiền lương, việc làm, thất nghiệp… biểu hiện thực trạng và xu hướng vận động của thị trường lao động. Các tín hiệu này có thể được biểu hiện dưới dạng định lượng hoặc định tính và có thể ở tầm vĩ mô hoặc vi mô. Khi các tín hiệu này được thu thập một cách định kì, phân tích một cách hệ thống thì tạo thành hệ thống thông tin thị trường lao động. Mặt khác có thể xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các khía cạnh: - Nhân tố con người. Con người ở đây được hiểu là những con người chuyên trách về lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như những người làm trong công ty. Những người cán bộ phải là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để tổ chức và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển. Những người lao động phải là những người nhiệt tình, có ý thức muốn cầu tiến. Do vậy, cán bộ chuyến trách của công ty phải được lựa chọn kĩ lưỡng, đủ tiêu chuẩn đặt ra để có thể đáp ứng được công việc và khơi dậy lòng ham muốn học hỏi và nâng cao trình độ của người lao động. -Nhân tố bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng, đòi hỏi đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu đa dạng đó thì hoạt động của bộ máy doanh nghiệp mới hiệu quả. - Nhân tố cơ sở vật chất và công nghệ. Nhân tố này liên quan về mặt kĩ thuật đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu cơ sở, vật chất và công nghệ trang bị cho qua trình đào tạo và phát triển nhân lực đầy đủ và được cập nhật thì sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo từ đó nang cao được khả năng thích úng và khả năng làm việc của người lao động. Ngược lai, nếu cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị cho công tác đào tạo lạc hậu, không chu đáo, không đầy đủ thì hiệu quả của đào tạo sẽ rất thấp, mặt khác áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất sẽ không cao. - Nhân tố chi phí giành cho đào tạo và phát triển nhân lực. Mọi sự đầu tư đều phải có cơ sở, có nguồn vốn ban đầu phục vụ cho quá trình đó, đào tạo và phát triển là một quá trình đầu tư vào nguồn nhân lực. Chính vì vậy nguồn chi phí phục vụ cho quá trình đào tạo ảnh hưởng rất lớn tới công tác này. Nếu doanh nghiệp có nguồn kinh phí giành cho đào tạo và phát triển lớn thì lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn tham gia các khoá đào tạo và phát triển. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp dù có kế hoạch đào tạo quy mô tới đâu nhưng không có nguồn kinh phí đầy đủ thì cũng không thể thực hiện được. - Nhân tố đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau, phù hợp với sản phảm mà doanh nghiệp đó sản xuất. Do đó, nhu cầu cơ cấu đào tạo của mỗi doanh nghiệp cũng khac nhau. Tuỳ từng thời kì, giai đoạn mà đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi từ đó chương trình dào tạo và phát triển nhân lực cũng thay đổi theo để đap ứng quá trình thay đổi đó. - Nhân tố quan điểm của nhà quản trị. đây là nhân tố quan trọng bởi lẽ khi nhà quan trị nhận thấy vai trò quan trọng hàng đầu của công tác đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp thì họ sẽ có những chinh sách đầu tư, khuyến khích thích đáng cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực quả trị của mình. Điều đó cổ vũ, động viên cán bộ công nhân viên tham gia nhiệt tình, có ý thức và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động đào tạo và phát triển. Ngoài ra, còn có các nhân tố khác cũng góp phần hỗ trợ và giải quyết các khâu của quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như: nhân tố về tổ chức lao động, điểu kiện lao động, ý thức lao động của người lao động trong sự gắn kêt với doanh nghiệp, nhân tố cạnh tranh trên thị trường… 1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY 1.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trước hết, nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Những người lao động có trình độ chuyên môn lành nghề cao sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm có tiền lương và thu nhập cao hơn những lao động không có trình độ chyên môn lành nghề. - Đào tạo và phát triển là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức. Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, giảm bớt sự giám sát, nâng cao chất lượng của thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong doanh nghiệp. - Để tăng cường kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện công việc, nguồn nhân lực phải được giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề. Vốn con người cần được tích luỹ thường xuyên bằng các phương pháp đào tạo theo hai phương thức giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Căn cứ vào tính chất công việc trực tiếp sản xuất hay quản lý gián tiếp nguồn nhân lực đào tạo và phát triển được nghiên cứu theo hai nhóm đối tượng công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn. 1.4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty đóng tàu Phà Rừng - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn, số cán bộ công nhân viên hiện tại doanh nghiệp có là gần 3000 người. Nếu số lao động trên được sử dụng hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Số lao động chưa được qua đào tạo của doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn, trong khi số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ ngày nay hàm lượng chất xám trong sản phẩm là rất cao. Mà những sản phẩm này chỉ có thể thu được từ những con người có tri thức.Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại khách hàng từ khách hàng trong nước đến nước ngoài, các khách hàng này là những khách hàng chính.Họ là những người khó tính, có yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của khách về mặt kỹ thuật và mĩ quan cần phải có những con người được đào tạo bài bản. Thực tế doanh nghiệp đang thiếu những kỹ sư giỏi, những thợ có tay nghề cao do đó việc đào tạo là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp. - Đào tạo và phát triển đáp ứng nhu cầu của người lao động. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì áp lực của công việc ngày càng cao, yêu cầu của công việc ngày càng lớn do đó con người phải thường xuyên học tập, tích luỹ kinh nghiệm từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu công việc được đảm bảo thì thu nhập của người lao động mới được đảm bảo. Lúc đó con người mới có khả năng sáng tạo trong công việc. Do đó, việc đào tạo và phát triển luôn được người lao động quan tâm CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY THỜI GIAN QUA 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển Công ty TNHH 1 thành viên đóng tàu Phà Rừng tên rút gọn là công ty đóng tàu Phà Rừng trực thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VinaShin), là công trình hợp tác giữa Chính phủ Việt nam và chính phủ Phần Lan. Năm 1975 Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định xây dựng 1 nhà máy ở khu vực Phà Rừng Hải Phòng. Năm 1977 Chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan ký một hiệp định xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan và một phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam. Lễ khánh thành và đưa con tàu đầu tiên vào ụ sửa chữa vào ngày 15 tháng 4 năm 1984. Trong hơn 25 năm qua công ty đã đóng mới và sửa chữa biết bao con tàu góp phần không nhỏ đưa ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có những bước tiến vượt bậc đồng thời đưa con tàu kinh tế đất nước vươn mình ra biển lớn. Ban đầu công ty được xây dựng để sửa chữa các tàu biển có trọng tải đến 15.000 tấn. Trải qua hơn 20 năm hoạt động công ty đã sửa chữa gần ngàn lượt tàu trong nước và của các quốc gia danh tiếng trên thế giới như: LB Nga, Đức, Hy Lạp, Singgapore… đạt chất lượng cao. Công ty là một trong nhưng đơn vị đi đầu trong việc sửa chữa các loại tàu biển đòi hỏi kỹ thuật cao như tàu chở khí gas hoá lỏng, tàu phục vụ giàn khoan…. Trong những năm gần đây, Công ty bắt đầu tham gia vào thị trường đóng mới. Công ty đã bàn giao cho khách hàng gần chục tàu có trọng tải từ 6.500 tấn đến 12.500 tấn. Đó là tiền đề để Công ty đóng tàu Phà Rừng thực hiện các hợp đồng đóng mới các loại tàu có tính năng kỹ thuật cao để xuất khẩu như tàu chở dầu/hoá chất 6.500 tấn cho Hàn Quốc, tàu chở hàng vỏ kép 34.000 tấn cho Vương quốc Anh hiện đang được triển khai tại công ty. Sản lượng và doanh thu năm 2006 của công ty cao gấp 10 lần so với năm 2000. Kế hoạch năm 2010 Công ty phấn đấu giá trị tổng sản lượng đạt 1.600 tỷ đồng, doanh thu trên 1.100 tỷ đồng. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước và của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty đang thực hiện dự án xây dựng Công ty đóng tàu Sông Giá có thể đóng tàu trọng tải đến 100.000 tấn, xây dựng cụm công nghiệp Vinashin Đình Vũ bao gồm hệ thống cảng biển và khu công nghiệp phụ trợ, xây dựng nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu tại Yên Hưng( Quảng Ninh)… Hiện tại công ty đóng tàu Phà Rừng bao gồm Công ty mẹ, 5 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 5 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Công ty, một trường dạy nghề. Trong thời gian tới số lượng các đơn vị thành viên sẽ là gần 20 đơn vị. Công ty đóng tàu Phà Rừng đã trở thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng. Hiện công ty có gần 3000 CBCNV. Trong đó có 390 kỹ sư, cử nhân được đào tạo trong nước và ngoài nước. Công ty có trên 300 công nhân được đào tạo từ 2-3 năm về công nghệ đóng mới tàu biển tại Nhật Bản.Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 có hiệu lực và hiệu quả đã được DET NOSKE VERITAS(DNV) đánh giá cấp chứng chỉ từ năm 2000. Với những thành tích đã đạt được Công ty đã được tặng thưởng: Huân chương độc lập hạng Ba( 2005) Huân chương Lao động hạng Nhất( 2004), Huân chương Lao động hạng Nhì(1992), Huân chương Lao động hạng Ba(1987), 5 cờ thi đua của Chính phủ 2.1.2 Trang thiết bị công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm 2.1.2.1 Trang thiết bị công nghệ Công ty đóng tàu Phà Rừng là một trong những công ty có trang thiết bị tiên tiến trong ngành sửa chữa tàu ở Việt Nam. Một số thiết bị của công ty gồm: - 1 Ụ khô: dài 156m, rộng 25m thiết kế cho tàu 16.000 DWT vào sửa chữa; 1 Ụ nổi 4200 tấn; 1 tàu cầu xếp dỡ dài 150m, 1 cầu sửa chữa dài 200m đảm bảo cho tàu neo đỗ sửa chữa và xếp dỡ hàng hoá; 1 cẩu 200 tấn; 1 xe bánh lốp tự hành 100 tấn, 6 cần cầu KONE 15 tấn, tầm với 43m, 2 cần cầu KONE 50 tấn, 1 cần cầu TANADO bánh lốp sức nâng 21 tấn; 16 cầu giàn trong các nhà xưởng. Hệ thống cần cầu được bố trí hợp lý theo chu trình sản xuất. - Nhà xưởng: Với 8 nhà xưởng lớn ( 4 phân xưởng Vỏ và 4 phân xưởng : Máy, Ống, Bài trí, Ụ đà) ngoài ra còn phân xưởng Cơ điện. Phân xưởng Vỏ có một máy cắt Plasma, 4 máy cắt CNC, máy ép thuỷ lực 500 tấn, 2 máy lốc tôn, 3 máy uốn trục và một số máy công cụ khác. Phân xưởng máy có đ ủ các loại máy gia công như: máy doa đứng, máy bào, các loại máy tiện… - Hệ thống cung cấp: Toàn bộ hệ thống cung cấp được đặt tại một vị trí gọi là trạm cung cấp bao gồm: Trạm cung cấp oxy, axetilen, điện, khí nén, hơi nóng, nước công nghiệp, nước sinh hoạt. 2.1.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm Công ty đóng tàu Phà Rừng là một công ty tương đối hiện đại trong khu vực Đông Dương và cỡ trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Công ty có công nghệ sửa chữa tiên tiến như: Công nghệ thay tôn vỏ tàu, công nghệ phun cát phun sơn vỏ tàu,công nghệ hàn trong môi trường khí bảo vệ, công nghệ hàn nhôm, hàn inox, hàn đỉnh Piston, doa xilanh. Với công nghệ tiến tiến trên công ty đã được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Chủ tịch HĐQT Công đoàn Đảng uỷ Tổng GĐ Đoàn TN Phó TGĐ SX Phó TGĐ KD Phó TGĐ XD cơ sở Phó TGĐ CN Phó TGĐ NC-ĐT Phòng TCCBLĐ Văn phòng Phòng SX Phòng KD Phòng Vật tư Phòng CN Công ty CƯDV hàng hải Phòng BVQS Phòng ATLĐ Phòng TC-KT Phòng ctrình Phòng CL Công ty ĐT-XD Trường TC nghề Phòng KTCĐ Công ty CƯDV sửa chữa Phòng y tế PX Máy PX Vỏ 1 PX Vỏ 2 PX Vỏ 3 PX Vỏ 4 Đội cơ giới PX Ụ đà PX Cơ điện PX Ống PX Bài trí 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thêo sự phân công và uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiêm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được giao. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. Các đề xuất của các phòng ban khi được tôỉng giám đố thong qua sẽ trở thành mệnh lệnh sản xuất và được tuyền đạt xuống các đơn vị thực hiện. * Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất Tham mưu cho tổng giám đốc về việc sản xuất, trực tiếp phụ trách phòng sản xuất, an toàn lao động, các phân xưởng Vỏ, Máy, Cơ điện, Ụ đà, Bài trí, Đội cơ giới. Do đó phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất là người đề xuất chiến lược của doanh nghiệp. * Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ Tham mưu cho tổng giám đốc về vấn đề liên quan đến công nghệ, thiết bị mới. Trực tiếp quản lý phòng công nghệ, chất lượng, khoa học kỹ thuật cơ điện. * Phó tổng giám đốc kinh doanh Tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến tình hình thị trường, đối tác, bạn hàng của doanh nghiệp. Trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh. * Phó tổng giám đốc phụ trách dự án Tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến dự án của donh nghiệp, tình hình mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Trực tiếp phụ trách phòng vật tư, công trình, ban quản lý dự án. * Phó tổng giám đốc nội chính- đầu tư Tham mưu cho tổng giám đốc nội chính, đào tạo tuyển dụng mới và nâng bậc công nhân kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản. Trực tiếp quản lý các phòng bảo vệ quân sự, phòng y tế, văn phòng tổng giám đốc, trường trung cấp nghề. - Phòng tổ chức cán bộ- lao động Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. Quy hoạch quản lý cán bộ, tiêu chuẩn hoá cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên: hưu trí, mất sức, thôi việc…; lập và thực hiện các chế độ lao động- tiền lương hợp lý; thực hiện phân phối tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ; giao mức chi phí tiền lương cho các đơn vị, giám sát việc thực hiện chính sách cán bộ, tiền lương tiền thưởng của đơn vị; lập và tổ chức kế hoạch đào tạo, tuyển dụng mới và đào tạo nâng cao; tham mưu ký hợp đồng lao động, điều động bố trí sử dụng lao động; tham mưu cho tổng giám đốc ký hợp đồng đào tạo thi cấp chứng chỉ đăng kiểm quốc tế cho công nhân. Quản lý theo dõi định mức tổng hợp về chi phí tiền lương cho sản phẩm. - Phòng sản xuất Khảo sát, lên hạng mục, dự trù vật tư, lao động; lập kế hoạch sửa chữa cụ thể, tổ chức chỉ huy điều hành sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị ( khối lượng, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động…); điều hành sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất; điều động các phương tiện máy móc thiết bị, công cụ lao động kịp thời cho nhu cầu sản xuất; chạy thử, bàn giao nghiệm thu sản phẩm. - Phòng kinh doanh Tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác kế hoạch hoá các mặt kinh tế xã hội của doanh nghiệp: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn, đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, mở rộng phát triển doanh nghiệp; tham mưu cho tổng giám đốc về công tác thị trường trong và ngoài nước nhằm khai thác hết mọi tiềm năng, năng lực của doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất; làm công tác chiến lược giá, lập bảng giá, chào giá và tính giá, lập và duyệt quyết toán với khách hàng. - Phòng tài chính- kế toán Tham mưu cho tổng giám đốc và tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định trong pháp lệnh kế toán- thống kê theo quy định của nhà nước; tham mưu cho tổng giám đốc về việc bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, tham mưu cho tổng giám đốc và tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp từ đó đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. - Trường trung cấp nghề Tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đào tạo bổ túc nâng bậc, nâng cao tay nghề, đào tạo mới cho các nghề hiện có trong doanh nghiệp. Chiêu sinh đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp nghề, công nhân lành nghề phục vụ cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp cùng ngành. 2.1.4 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua Biểu 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua ( 2007- 2009) Đơn vị: VND Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 2008 2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Doanh thu Trđ 1.012.149 100 1.064.486 100 1.059.374 100 2. Chi phí Trđ 842.254 83,2 856.342 80,4 854.455 80,7 3. Thuế Trđ 47.570,6 4,7 58.280,32 5,5 57377,3 5,4 4. Lợi nhuận Trđ 122.324,4 12,1 149.863,68 14,1 147.541,7 13,9 5. Tổng LĐBQ Người 2.732 100 2.847 100 2.796 100 6. NSLĐ BQ Trđ 370,48 100 373,89 100,92 378,88 102,3 7. TNhập BQ Trđ 3,352 3,654 3,964 Nguồn: Công ty đóng tàu Phà Rừng Nhận xét: Từ số liệu trên ta nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nổi lên những vấn đề sau: - Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp hàng năm là rất lớn. Năm 2008 tăng so với 2007 là 52.337 trđ tương ứng là 5,17% . Năm 2009 do khủng hoảng kinh tế doanh thu của doanh nghiệp giảm so với 2008 là 5.112 trđ tương ứng 0.48%. Với tốc độ phục hồi kinh tế nhanh trong năm nay hy vọng doanh thu của doanh nghiệp tăng trở lại.Với doanh thu lớn như thế có thể giúp doanh nghiệp trang trải cho những khoản chi phí và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Nguyên nhân là do tổng giá trị sản lượng hàng năm của doanh nghiệp là rất lớn trên 1.500 tỷ đồng, số lượng khách hàng ổn định. Mặt khác, còn do đặc thù của hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra đó là những hàng hoá đã được khách hàng đặt sẵn do đó khi sản xuất ra là bán được ngay nên khoản doanh thu ổn định. Cũng do hàng hoá đặc thù có chi phí lớn nên giá trị lớn và doanh thu cũng lớn. - Biểu trên cũng cho ta thấy lượng thuế mà doanh nghiệp đóng góp cho nhà nước hàng năm là rất lớn. Số tiền trên góp phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Số tiền thuế phải nộp cho nhà nước cũng tăng lên theo tốc độ tăng của doanh thu. Nếu duy trì được mức tăng doanh thu thì số tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước càng lớn. Nguyên nhân cũng do doanh thu hàng năm lớn nên tất yếu dẫn đến lượng thuế phải nộp cho nhà nước là rất lớn. - Số liệu trên cũng cho thấy năng xuất lao đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26380.doc
Tài liệu liên quan