Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại CP Việt Nam

Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài : Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt nam trong các nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và lần thứ VIII, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình vận động này đòi hỏi các quan hệ kinh tế - xã hội chuyển biến và thay đổi thường xuyên. Lĩnh vực tiền tệ tín dụng Ngân hàng động kinh doanh tiền tệ là loại hình hoạt động mang tí

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại CP Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh năng động và rủi ro cao - cần được cải biến, đổi mới nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường. Hơn nữa, yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là không những phải phát triển không ngừng để thích nghi và tồn tại mà còn phải giữ vai trò tiên phong trong việc định hướng cho những hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, các ngân hàng càng cần phải năng động hơn, nhậy cảm hơn và tỉnh táo hơn để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Việt nam mới bước vào kinh tế thị trường nên yêu cầu này càng trở nên cấp thiết. Thực tế cho thấy rằng, trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 1998 và 1999, hàng loạt các vụ việc xảy ra liên quan đến hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế nói chung và bước phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng. Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình mới trong hệ thốngngân hàng thương mại Việt nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Hiện nay hệ thống này vừa vận hành để phát triển, vừa rút kinh nghiệm để định hình. Là loại hình non trẻ, lại hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường chưa ổn định, do vậy, tình hình đặt ra đối với các ngân hàng Thương mại Cổ phần cũng không nằm ngoài bối cảnh trên. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, với đặc tính riêng có của mình, các NHTMCP đã có những phát huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chung của đất nước, tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, đã bộc lộ khá nhiều hạn chế . Do vậy, việc nghiên cứu Hoạt động kinh doanh tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trong điều kiện kinh tế hiện nay là cần thiết. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài : - Nghiên cứu và đánh giá hoạt động kinh doanh tín dụng, rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần trong nền kinh tế thị trường. -Một số giải pháp và kiến nghị để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu chủ yếu về hoạt động tín dụng và rủi ro của nó tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần . Nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng ở một số Ngân hàng TMCP tại Hà nội : Ngân hàng TMCP Châu á Thái Bình Dương, Ngân hàng TMCP Kỹ thương, Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh... là các Ngân hàng Thương mại Cổ phần có Hội sở tại Hà nội. 4. Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, hệ thống hoá lý luận... 5. Kết quả và những vấn đề mới của đề tài Kết quả: -Nêu được tổng quan về Ngân hàng thương mại, rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu, hệ thống hoá các biện pháp có thể áp dụng tại Việt nam trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Điểm mới: - Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần, thực trạng rủi ro tín dụng của khối các ngân hàng này và các nguyên nhân của chúng. - Đề xuất hướng đổi mới quản lý tín dụng từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. -Một số kiến nghị với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần với mục đích hạn chế rủi ro tín dụng. 6. Nội dung và bố cục của đề tài : -Lời nói đầu. - Chương 1 : Hoạt động kinh doanh của NHTM và vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa NHTM. - Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng và rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt nam. - Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. -Kết luận : - Danh mục tài liệu tham khảo. - Ngoài ra đề tài còn có một số biểu bảng liên quan. Chương I hoạt động kinh doanh của NHTM và vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM I - Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại: Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa ra đời đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với hoạt động tiền tệ , đòi hỏi phải có các tổ chức chuyên hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ. Vào thế kỷ XV, ngân hàng ra đời nhằm thực hiện các chức năng phát hành giấy bạc vào lưu thông, nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay, đổi tiền, chuyển ngân và các dịch vụ tiền tệ khác. Việc thành lập một số ngân hàng hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển thêm một bước nghề ngân hàng ở các nước ý, Hà lan, Đức... Cùng với sự phát triển và thắng thế của chế độ TBCN, hệ thống ngân hàng đã có những phát triển vượt bậc vào cuối thế kỷ XVII. Lúc này, các tổ chức tài chính ngoài chức năng phát hành tiền còn thực hiện việc đi vay để cho vay đồng thời với các nghiệp vụ hối đoái, thanh toán không dùng tiền mặt, phát hành các công cụ lưu thông tín dụng...Về mặt bản chất, hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn này cũng đã thực hiện nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại. Nhưng chưa xuất hiện thuật ngữ Ngân hàng thương mại . Lúc này, ngân hàng vừa làm chức năng phát hành tiền, vừa làm chức năng kinh doanh. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh nên ngân hàng hoạt động cũng hoàn toàn mang tính độc lập, chưa có tính hệ thống và phụ thuộc vào nhau. Cuối thế kỷ XIX, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển kéo theo sự phát triển về quy mô và phạm vi nghiệp vụ của các ngân hàng . Song trong lưu thông có quá nhiều loại tiền do nhiều ngân hàng phát hành làm cản trở việc lưu thông hàng hoá. Do vậy Nhà nước đã phải ban hành đạo luật chỉ cho một số ngân hàng được phát hành tiền. Mỗi quốc gia chỉ có một hoặc một số ngân hàng được phát hành tiền. Đó là các ngân hàng có tiềm lực và quy mô lớn. Những ngân hàng không được phép phát hành tiền là các Ngân hàng thương mại . Thời kỳ này, các ngân hàng phát triển và gặt hái được những kết quả to lớn đến mức C. Mác đã cho rằng Ngân hàng là “tạo phẩm tuyệt tác nhất và hoàn thiện nhất “ trong số các tạo phẩm của nền kinh tế thị trường. Cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước Châu Âu đều ban hành đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất được phát hành tiền. Như vậy, lúc này hệ thống ngân hàng của nền kinh tế thị trường đã bắt đầu hình thành hai cấp là ngân hàng phát hành và ngân hàng trung gian. Vào đầu thế kỷ XX, vấn đề đặt ra là các ngân hàng phát hành thuộc quyền sở hữu tư nhân, do đó sự điều tiết của nhà nưóc đối với các hoạt động kinh tế vĩ mô trong tình hình kinh tế phát triển đã gặp không ít khó khăn. Tiếp đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã buộc các nước phải có biện pháp hữu hiệu để duy trì việc phát triển kinh tế, do đó việc tách chức năng của ngân hàng được thể hiện ở mức độ cao hơn: hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp: -Ngân hàng Trung ương vừa làm chức năng phát hành vừa làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ , tín dụng ngân hàng. - Ngân hàng kinh doanh (ngân hàng thương mại) : Là trung gian tài chính có giấy kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở các khoản tiền gửi... và chuyên về việc đưa người cho vay và người đi vay gặp nhau là trung gian tài chính, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, có vai trò quan trọng trong việc tập trung, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào những đơn vị kinh tế làm ăn có lãi thuộc mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ở Việt nam, từ ngày thành lập cho đến năm 1988, hệ thống ngân hàng một cấp vừa thực hiện chức năng quản lý về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối vừa kiêm nhiệm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chuyên nghiệp. Đặc trưng của hệ thống ngân hàng lúc này là thực hiện mệnh lệnh của nền kinh tế tập trung, nặng về bao cấp, hiệu quả thấp, không tạo động lực cho phát triển kinh tế, thậm chí chất lượng tín dụng kém vì mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong hoạt động ngân hàng đều được ngân sách nhà nước bù đắp; nền kinh tế bị suy yếu.... Đứng trước tình hình đó, Đảng chủ trương chuyển mạnh hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã hội chủ nghĩa và “Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của ngân hàng nhà nước, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế... “ Đồng thời kiện toàn Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ phát hành và quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng. Phát triển các ngân hàng chuyên nghiệp là tổ chức kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng... Tháng 3.1988, Nghị định 53/CP được ban hành với nội dung cơ bản “Chuyển hẳn hệ thống Ngân hàng sang hoạt động kinh doanh...”. Tháng 9.1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng đã được thông qua và công bố. Trên cơ sở đó, hệ thống NHTM được hình thành bao gồm các Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàngThương mại Cổ phần, các tổ chức tài chính khác, là những pháp nhân kinh doanh tiền tệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá nhân, thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận. Đến năm 1999, hệ thống NH Việt nam đã phát triển đến giai đoạn cao về số lượng, cơ cấu và loại hình: - 6 NHTM quốc doanh với 1.200 chi nhánh với nguồn vốn tự có do Nhà nước cấp -4 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, -Hơn 800 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, -47 NHTM cổ phần gồm 27 NHTMCP đô thị và 20 NHTMCP nông thôn , 5 công ty tài chính và cho thuê tài chính. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại Cổ phần do chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế của Đảng, với đặc điểm là sở hữu của nhiều người, hoạt động kinh doanh với chức năng nhiệm vụ như một Ngân hàng Thương mại, đã và đang chứng tỏ sự tồn tại cần thiết khách quan của mình trong nền kinh tế Việt nam. Tuy nhiên, trên thực tế, các Ngân hàng Thương mại Cổ phần nước ta còn rất nhỏ nhoi về tầm cỡ, về năng lực tài chính, khả năng kinh doanh và các dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn. Nguồn vốn tự có của các Ngân hàng TMCP chủ yếu là do các cổ đông là thể nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ... đóng góp, tỷ trọng vốn đóng góp của các cổ đông quốc doanh còn rất thấp do vậy khả năng cạnh tranh kém. Đây cũng là một tất yếu khách quan do thời gian hoạt động còn quá ngắn, là loại hình kinh doanh mới, non trẻ, vừa vận hành để phát triển vừa rút kinh nghiệm để định hình nên không tránh khỏi có những tồn tại và khiếm khuyết. Như vậy, các Ngân hàng trung gian chuyển sang cơ chế mới theo xu hướng ngày càng đa thành phần, kết hợp chuyên môn hoá và đa năng hoá, phát triển cả về số lượng và cơ cấu, nâng cao sự nhậy cảm cạnh tranh trên thị trường. Môi trường hoạt động ngân hàng hiện nay không còn ở những bước sơ khai của nền kinh tế thị trường, nó đã và đang thay đổi một cách căn bản và có một vai trò rất to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa, Ngân hàng phải là người đi trước để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, phục vụ yêu cầu của CNH và HĐH đất nước. Như V.I.Lênin đã nói ”...Không có những ngân hàng lớn thì sẽ không thể thực hiện được CNXH...” và hệ thống ngân hàng ”....là cái gì giống bộ xương của xã hội XHCN...” 2. Định nghĩa NHTM : Để đưa ra được một định nghĩa về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa : “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như Luật của Ngân hàng ấn Độ 1950, được bổ sung 1959 đã nêu : “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư ”. Những định nghĩa đại loại như vậy là căn cứ vào mục đích, tính chất hoạt động. Một loạt định nghĩa khác lại căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động. Ví dụ như Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930 địng nghĩa : “những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm... ” Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng phân tích, khai thác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy các NHTM đều có chung một tính chất là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng. ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Cho nên để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam có nêu: “ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán” . Từ định nghĩa chung đó, căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động Luật còn chỉ rõ các loại hình ngân hàng gồm : Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách và các loại hình ngân hàng khác. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, hoạt động của các tổ chức tài chính là môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng và quy mô hoạt động, đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau. Người ta phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức môi giới tài chính khác là ở chỗ ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt ngân hàng thương mại với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. 3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường : Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi hoạt động kinh tế trong đó đều do thị trường điều tiết theo quy luật cung cầu, vận động theo quy luật kinh tế khách quan. Kinh tế thị trường được vận hành và điều chỉnh bởi một hệ thống thị trường phức tạp và các mối quan hệ kinh tế tinh vi trong đó các thành phần kinh tế đều được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Do vậy các chủ thể kinh tế phải biết vận dụng sáng tạo, tạo cho mình lợi thế trong kinh doanh để tồn tại và phát triển . Hoạt động của quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều loại ngân hàng. Mỗi loại ngân hàng lại thực hiện những chức năng nhất định khác nhau. Qua quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại ta thấy rằng NHTM ra đời là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường và trở lại chính NHTM lại đóng góp một vai trò to lớn trong nền kinh tế đầy tính phức tạp này: - Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về vốn, giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tập trung các khoản vốn nhỏ phân tán, thành lượng vốn lớn tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc đầu tư vốn; - Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế : chuyển vốn từ những lĩnh vực kém hiệu quả vào những lĩnh vực có hiệu quả cao hơn sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường; - Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế : bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng thương mại trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thông qua việc cấp các khoản tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều tiết chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô : “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường” -Ngoài ra, với các dịch vụ phục vụ việc lưu thông tiền tệ, hàng hoá giữa các quốc gia, NHTM đã không ngừng thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế giữa các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. II.Hoạt động kinh doanh của NHTM: 1. Huy động vốn: Các NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi và những phương thức dễ dàng để nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Các tổ chức, cá nhân, các TCTD khác được nhận một khoản tiền thưởng dưới danh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi, với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao. Ngoài ra, các NHTM còn huy động vốn dưới dạng phát hành các giấy tờ có giá, vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn, vay của các TCTD khác...Số tiền huy động được thông qua hình thức tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân. 2. Hoạt động tín dụng : Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại là mở rộng tín dụng, từ nguồn vốn huy động được, đối với các khách hàng tin cậy. Ngay từ khi mới bắt đầu, những người tổ chức các Ngân hàng thương mại đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện cho vay và đầu tư, hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi ) sau khi trừ đi các chi phí. Họ coi đó là chức năng quan trọng nhất của mình. C.Mác đã viết “ cái mà người chủ ngân hàng kinh doanh là bản thân tín dụng “ . Người cũng đã viết “Bản thân chế độ tín dụng, một mặt là một hình thái nội tại của phương thức sản xuất TBCN, mặt khác là một động lực thúc đẩy phương thức sản xuất TBCN tiến lên hình thái cao hơn, tột cùng có thể của nó “ và “ Chế độ tín dụng ngân hàng đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất vật chất và sự hình thành thị trường thế giới; đẩy hai yếu tố đó phát triển đến một mức độ cao nhất định, với tư cách là cơ sở vật chất của một hình thái sản xuất mới “. Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, nó đã tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu....của đất nước; đã cung cấp những sản phẩm đường vòng cho nhu cầu dân sinh và phát triển đất nước thông qua quá trình từ sản xuất đến lưu thông. Như vậy, trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện chức năng xã hội đặc biệt của mình, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó, đời sống dân chúng được cải thiện. Sở dĩ tín dụng ngân hàng có thể đóng được vai trò quan trọng của mình là do nó được hình thành và phát triển như một quy luật tất yếu khách quan của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, song nó không chỉ đơn giản và giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi một ngân hàng, một ngành, một địa phương một thời điểm hay một giai đoạn... mà còn ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội, ảnh hưởng tới bước tiến của cả một nền kinh tế, của một phương thức sản xuất, của một giai đoạn phát triển xã hội, của trình độ hoà nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới hiện đại. Nhận thức đầy đủ đúng đắn vai trò của tín dụng đòi hỏi con người sử dụng nó phải biết tôn trọng, đối xử với nó như một khoa học kinh tế thực sự. Cho nên dù ở bất cứ một thời kỳ nào, bối cảnh nào thì yêu cầu cơ bản của tín dụng ngân hàng vẫn phải là Hiện thực, Khả thi và Hiệu quả . Trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau các nhà kinh tế học đã đúc kết Hoạt động Tín dụng - với đúng nghĩa như C.Mác đã chỉ ra - phải tuân theo các nguyên tắc căn bản chung nhất: -Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả; -Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoá tương đương; -Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết. Ba nguyên tắc tín dụng trên đây hình thành như một quy luật phát triển nội tại của hoạt động tín dụng, là quy định bất khả vi phạm, là mối quan hệ không thể tách rời trong kinh doanh tín dụng. Thực tế cho thấy rằng một khi chỉ một trong ba nguyên tắc bị coi nhẹ thì sớm muộn cũng dẫn đến quan hệ tín dụng bị phá vỡ , tín dụng sẽ mất dần đi vai trò và tác dụng của mình và trở thành vật cản kìm hãm hoặc đẩy lùi sự phát triển của nền kinh tế. Cho nên, khi nói đến vai trò “bà đỡ “ của tín dụng ngân hàng đối với tiến trình phát triển kinh tế là nói đến loại hình tín dụng đúng nghĩa, tuân thủ nghiêm ngặt cả ba nguyên tắc tín dụng trên đây và có chất lượng cao. Chất lượng của tín dụng không phải là một khái niệm mơ hồ, trừu tượng. Nó được thể hiện thông qua kết quả của quá trình tuân thủ ba nguyên tắc này và cuối cùng chất lượng tín dụng được phản ánh đúng như vai trò quan trọng của tín dụng đã được đề cập ở trên, vào sự phát đạt của từng tổ chức kinh tế trong xã hội nói riêng, vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và vào tiến bộ xã hội trong từng thời kỳ nói chung. 3. Các dịch vụ ngân hàng khác : Dịch vụ thanh toán : Việc đưa ra một cơ chế thanh toán, hay nói một cách khác, sự vận động vốn là một nghiệp vụ quan trọng do các NHTM thực hiện thông qua việc : mở tài khoản; cung ứng các phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; dịch vụ ngân quỹ... , thông qua mối quan hệ giữa ngân hàng nước này là đại lý cho ngân hàng nước khác với công nghệ ngân hàng hiện đại đã làm cho quá trình thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, các NHTM còn: -Thực hiện việc góp vốn mua cổ phần của các TCTD khác hoặc của các doanh nghiệp từ nguồn vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình. - Kinh doanh ngoại hối và vàng. - Uỷ thác và nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; kinh doanh, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ cho khách hàng, dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác... Qua tìm hiểu chức năng nghiệp vụ và quá trình thực hiện nghiệp vụ của NHTM, ta thấy rõ vai trò trung gian của ngân hàng và mối quan hệ tách biệt giữa người cho vay tiền và người đi vay tiền: Khi Ngân hàng phát ra một khoản tiền vay, số vốn đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng, nên sự vận động của nó như thế nào Ngân hàng rất khó theo dõi. Khả năng rủi ro chính là ở đây. Xét về mặt chủ quan, việc chọn lựa khách hàng cho vay là rất quan trọng đối với Ngân hàng vì nếu tìm hiểu không kỹ lưỡng về khách hàng thì Ngân hàng có thể chuốc lấy tai hoạ cho mình khi những đồng tiền ra đi mà không trở về. Còn về mặt khách quan, mọi rủi ro đối với khách hàng trong kinh doanh đều là rủi ro của Ngân hàng, bởi vốn kinh doanh của khách hàng là một phần vốn vay từ Ngân hàng. Trong khi đó, nguồn vốn để Ngân hàng đem đi cho vay chủ yếu lấy từ tiền huy động được, tức là phần lớn số tiền để cho vay không thuộc sở hữu của Ngân hàng. Ngân hàng phải có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ và làm sinh lợi số tiền huy động đó. Vì vậy NHTM sẽ phải gánh chịu rủi ro từ nhiều phía: rủi ro từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc các cá nhân đi vay, rủi ro từ phía người gửi tiền và rủi ro từ phía các ngân hàng thương mại khác. Đó là còn chưa kể đến những rủi ro riêng có khác của hoạt động kinh doanh ngân hàng. III. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: 1. Rủi ro là gì? Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế, bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau. Rủi ro - tuy là ”sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại “ - “ sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi “ - song lại là hiện tượng tất yếu trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả. Nó tạo thức ăn, nguyên liệu cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng không nằm ngoài sự tác động trên. Thậm chí ngân hàng phải luôn ý thức được rằng hầu như không có loại nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không có rủi ro. Hơn nữa, khác với các doanh nghiệp khác, NHTM ngoài sự cạnh tranh với nhau trên hoạt động nghiệp vụ ngân hàng thuần tuý còn cạnh tranh với nhau trên cơ sở các mối quan hệ với khách hàng của mình. Vì vậy, khả năng rủi ro của ngân hàng trong kinh doanh tiền tệ là khả năng rủi ro nhân đôi . 2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng “ Kinh doanh của Ngân hàng là một nghề lắm rủi ro “ . Qua thống kê, các rủi ro của NHTM chủ yếu tập trung vào những dạng sau: 2.1. Rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng là “ lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng “. Đây là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, “Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm chính của nghề ngân hàng “ Rủi ro trong tín dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch, không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính. Rủi ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, màu sắc, cung bậc khác nhau, chúng luôn tiềm ẩn hay nói một các khác luôn rình rập trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn... Hoạt động của NHTM chủ yếu là hoạt động tín dụng và Ngân hàng thu lợi chủ yếu bằng cách cho vay: Phần lớn Tài sản Có của Ngân hàng là ở dạng tiền cho vay và thường tạo ra tới 60% thu nhập của Ngân hàng. Nhưng rủi ro đưa lại cho Ngân hàng từ lĩnh vực này những thiệt hại nặng nề, có khi dẫn đến phá sản . Lý do là các khoản tiền cho vay ( chiếm tới hơn 60% Tài sản Có) kém lỏng hơn so với Tài sản Có khác bởi chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các món vay đó đáo hạn. Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất . Nghiên cứu vận động tín dụng ta thấy mỗi trường hợp đều có mức độ rủi ro nhất định khác nhau mà biểu hiện bên ngoài là không thu hồi được nợ, nợ quá hạn, nợ khó đòi, vốn bị đọng, mất vốn... Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một NHTM, người ta thường xét đến tỉ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỉ trọng nợ quá hạn, người ta còn chia ra tỉ trọng nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một năm, nợ quá hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi...Các tỉ trọng này càng cao thì khả năng bảo toàn vốn tín dụng của Ngân hàng càng thấp. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro, song rủi ro tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu mới có thể ngăn ngừa bớt rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Như trên đã đề cập, rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất , thường xuyên xảy ra nhất và cũng gây ra cho ngân hàng những tổn thất to lớn nhất do tỉ trọng đầu tư cho vay trong sử dụng vốn lớn nhất. Việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ cho ta có một cái nhìn toàn cục, từ đó có thể tìm được những biện pháp khắc phục rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM nói chung và các NHTMCP nói riêng. 2.2. Rủi ro về nguồn vốn: Rủi ro nguồn vốn thường xảy ra dưới hai hình thức: -Rủi ro do thừa vốn: NHTM thông qua hình thức “đi vay để cho vay “ nhằm kiếm lợi nhuận, còn nguồn vốn tự có “ chỉ là cái đệm chống đỡ sự sụt giá của các tài sản có “Khi nguồn vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng có nghĩa là ngân hàng không cho vay ra được hoặc không sử dụng hết, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền., chi các chi phí nghiệp vụ, các chi phí quản lý. Nếu không khắc phục tình trạng này, đến một chừng mực nào đó, mức độ thua lỗ lớn sẽ dẫn đến việc đóng cửa ngân hàng. -Rủi ro do thiếu vốn: Do việc chuyển hoán các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn không nhịp nhàng dẫn tới việc ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư hoặc nhu cầu thanh toán của khách hàng. Thực tế, ngân hàng thường chỉ có các nguồn vốn ngắn hạn trong khi sử dụng vốn lại là các kỳ hạn dài hơn; nguồn vốn tự có ít nhưng lại cho vay với tổng dư nợ quá số lần cho phép làm thiếu hụt khả năng thanh toán cuối cùng; hoặc vì một nguyên nhân nào đó, hoặc do sự đồn đại thất thiệt trong giới kinh doanh và công chúng làm giảm giá trị chất lượng tài sản có của ngân hàng làm lượng tiền gửi tại ngân hàng bị rút ồ ạt trong khi đó số tiền đầu tư có kỳ hạn chưa đến thời điểm để thu hồi, gây tình trạng mất cân bằng. Rủi ro này thể hiện ngân hàng thiếu vốn hoạt động do đó khả năng thanh toán của ngân hàng kém. Vì vậy ngân hàng lại càng khó lòng huy động được vốn do sự cạnh tranh giữa các thể chế tài chính trên thị trường vốn, từ đó phạm vi hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp, có nguy cơ đi đến vỡ nợ. 2.3. Rủi ro lãi suất: Lãi suất là “ Chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào đó. “Như vậy lãi suất cũng là một loại giá cả. Trong cơ chế thị trường, giá cả luôn biến động theo quan hệ cung cầu, nên lãi suất cũng luôn biến đổi. Rủi ro lãi suất là rủi ro ngân hàng phải gánh chịu khi có sự ._.biến động về lãi suất làm giảm tiền lãi và thu nhập của ngân hàng. Thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra làm chi phí cho nguồn vốn lớn hơn chi phí sử dụng vốn. Nếu tình trạnh này kéo dài sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. 2.4. Rủi ro tỉ giá hối đoái: “ Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền tính ra một đồng tiền khác “ Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỉ giá giữa các đồng tiền. Trong nền kinh tế thị trường, tỉ giá luôn biến động, “Với sự biến đổi của tỉ giá hối đoái, bất kỳ một khoản mở nào cho dù dài hay ngắn , đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỉ giá hối đoái.....“ 2.5. Rủi ro trong thanh toán: Là loại rủi ro xuất hiện trong thao tác nghiệp vụ và luân chuyển chứng từ trong quá trình thanh toán. Thông thường, loại rủi ro này không gây thiệt hại quá lớn về vật chất song cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ giao dịch và mức độ tin cậy của khách hàng. 2.6. Rủi ro thuần tuý : Là các rủi ro như: thiên tai, động đất, hoả hoạn.... hoặc : lừa đảo, trộm cắp, tham nhũng... 2.7. Rủi ro mất khả năng thanh toán : “ Đây là loại rủi ro riêng có của ngân hàng và liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp ngân hàng “ và thường là hậu quả của một hay nhiều rủi ro trên, khiến cho ngân hàng mất khả năng chi trả, thâm hụt vốn tự có dẫn đến phá sản. Sau đây là bảng tổng kết các loại rủi ro của Ngân hàng thương mại Rủi ro NHTM Rủi ro thuần tuý Rủi ro thanh toán Rủi ro hối đoái Rủi ro lãi suất Rủi ro nguồn vốn Rủi ro tín dụng Rủi ro vỡ nợ Trên đây là những rủi ro cơ bản nhất của NHTM. Mỗi rủi ro xảy ra đều dẫn đến hậu quả đối với một ngân hàng, thậm chí ảnh hưởng tới toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy, việc “ đánh giá các rủi ro là hoạt động cơ bản của nghề ngân hàng “. Và khi nhận thức, đánh giá đúng về rủi ro “ ta có thể chấp nhận rủi ro một cách có ý thức và có kế hoạch để đối phó với hậu quả khi sự việc xấu đi “. Cho nên chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân của nó . 3. Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng: Qua nghiên cứu tổng hợp và thống kê, các nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm: 3.1. Nguyên nhân bất khả kháng : Các thiệt hại đôi khi nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lụt, hạn hán, hoả hoạn và động đất. Những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả cơ đồ của một hãng kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh hoặc việc mất một người quản lý giỏi có thể làm thiệt hại nghiêm trọng đến khả năng chi trả tiền vay của người đi vay. 3.2 “ Thông tin không cân xứng “ Trong quá trình hoạt động, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Nợ và Có - chuyển vốn từ người gửi tiền sang người đi vay tiền - Toàn bộ giao dịch này sẽ suôn sẻ nếu các bên tham gia đều có những thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thực tế còn tồn tại là : một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về phía bên kia và “Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được như vậy được gọi là “thông tin không cân xứng “ “Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đưa đến “ Sự chọn lựa đối nghịch “ và “Rủi ro đạo đức. “ Chọn lựa đối nghịch xảy ra trước khi diễn ra giao dịch. Bản chất vấn đề là thay vì lựa chọn những người trả được nợ để cho vay, nhà ngân hàng - mặc dù không mong muốn - song vì thông tin không cân xứng - đã chọn người tích cực vay nhất để cho vay, nhưng lại là người Có khả năng tạo ra kết cục Không trả được nợ, gây rủi ro cho ngân hàng. Thông tin không cân xứng có thể sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức sau khi giao dịch. Đó là hiện tượng người vay do thiếu đạo đức, thực hiện những hoạt động trái với cam kết sau khi nhận được khoản tiền vay, đưa đến việc khó có thể hoàn trả món vay, gây rủi ro cho ngân hàng . Thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các ngân hàng trước nguy cơ rủi ro cao. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận, tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ, nợ khê đọng dẫn đến phá sản , các ngân hàng phải thật tỉnh táo để có những nguồn thông tin cân xứng nhằm vượt qua được sự Chọn lựa đối nghịch và Rủi ro về đạo đức 3.3. Sự điều khiển của cơ chế thị trường : Cơ chế thị trường, với các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá cả... là bàn tay vô hình điều khiển mọi hoạt động của các doanh nghiệp và quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. NHTM là một doanh nghiệp. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động sinh lời. Bởi vậy, cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khác, muốn tồn tại và phát triển, ngân hàng phải giải quyết được các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình kinh doanh : mâu thuẫn về giá cả (lãi suất), về mức cung cầu của vốn, về các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng... Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, các ngân hàng cạnh tranh nhau quyết liệt và tất yếu có ngân hàng thắng lợi và có ngân hàng chịu rủi ro thất bại. Lịch sử ngân hàng đã ghi lại nhiều trường hợp ngân hàng phá sản và các cuộc khủng hoảng ngân hàng : Từ năm 1930 đến 1933, làn sóng phá sản ngân hàng đã tràn từ áo, Đức, Anh sang Mỹ; riêng ở Mỹ có 9.096 ngân hàng phải ngừng hoạt động; Sự đổ bể của hàng loạt các ngân hàng như NH Bankhaus Herstatt của Đức (1974), ngân hàng quốc gia Franklin - ngân hàng đứng thứ 12 của Mỹ (1974), bài học đắt giá của NH Baring, một ngân hàng có tên tuổi ra đời từ 1762 bị đổ vỡ vào năm 1995, và gần đây cơn ác mộng Daiwa chi nhánh của ngân hàng Nhật bản tại New York - thua lỗ tới 1,1 tỷ USD đã cho ta thấy sự khắt khe đến mức nào của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cần xét đến mối quan hệ với khách hàng, khi ngân hàng đóng vai chủ nợ - dùng nguồn vốn huy động được đem cho các doanh nghiệp và cá nhân cần vốn vay - Thực tế cho thấy trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp là khách hàng vay vốn và giao dịch với ngân hàng cũng thường gặp phải những rủi ro nhất định mà hậu quả là sự phá sản của doanh nghiệp không còn là hiện tượng riêng có của một nền kinh tế ổn định hay không ổn định, hoặc của một nước phát triển hay đang phát triển : Vào những năm kinh tế khủng hoảng (1967), ở CHLB Đức chỉ có 3930 doanh nghiệp bị phá sản thì ở những năm kinh tế tạm thời ổn định (1981), có tới 11.590 doanh nghiệp bị phá sản với số tiền vỡ nợ 15 tỉ Mác, năm 1985 số doanh nghiệp bị phá sản là 19.200. ở Mỹ, 7 tháng đầu năm 1992 có 59.188 công ty bị phá sản, tăng 16% so với cùng kỳ năm1991. Chỉ riêng tháng 7/1992, Mỹ có tới 8.580 công ty bị phá sản, tăng 11,6% so với tháng 7/1991. Năm 1990, số doanh nghiệp bị phá sản ở Pháp là 47.118, năm 1991: 52.965 và năm 1992: 57.956. Đặc biệt, số doanh nghiệp bị phá sản năm 1991 gần gấp đôi số doanh nghiệp mới thành lập của năm 1991. Tất nhiên ở đây còn có yếu tố liên quan tới Năng lực tài chính, Năng lực điều hành, Năng lực xử lý thông tin và nghiệp vụ trong quá trình sản xuất và kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Nền kinh tế là một “cơ thể sống “. Sự rủi ro vỡ nợ của một hay một số khách hàng trong một ngành nào đó có thể ảnh hưởng lớn đến các ngành có liên quan. Mặt khác, trong mối quan hệ với khách hàng- khi ngân hàng đóng vai trò đi vay (nhận tiền gửi) - ngân hàng cũng cần phải tôn trọng quy luật cạnh tranh. Hiện nay người gửi tiền không đơn thuần gửi tiền nhằm bảo quản tiền mà là để sinh lời. Họ đã có độ nhậy cảm rất cao với thị trường và cạnh tranh cho phép họ lựa chọn hình thức, nơi gửi tiền sao cho có lợi nhất. ảnh hưởng của nhóm khách hàng này đối với ngân hàng là rất lớn, thậm chí gây phá sản ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và điện tử tin học, với việc quốc tế hoá các thị trường tài chính, công nghệ ngân hàng càng phát triển ngày một tinh vi và hiện đại. Hơn nữa, với việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng và đa năng hoá các tổ chức trung gian tài chính, thị trường tài chính tiền tệ ngày càng sôi động và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển, buộc lòng các NHTM phải tìm mọi cách để đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. 3.4. Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay và do vậy tạo nên niềm vui hay gây nên nỗi lo lắng cho người đi vay tiền. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của người đi vay bị giảm sút. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng và trường độ của nó mà việc ảnh hưởng lên các cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất lưu thông cũng như lên khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức khác nhau : Mức độ khủng hoảng càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút gây ra hiện tượng hàng hoá bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp lưu thông cũng giảm theo, đồng thời lượng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất cũng vì thế mà tăng một cách miễn cưỡng gây ảnh hưỏng tới lợi nhuận của họ. Lạm phát cũng có ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh : giá cả nguyên vật liệu, năng lượng, lao động... tăng làm cho các cá nhân và doanh nghiệp khó khăn về tài chính dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng. Và không giống như lợi tức, nợ không giảm trong các giai đoạn suy thoái. Nó cố định về số lượng. Nợ không thay đổi tương ứng với sức mua của đồng tiền, vì vậy đã trở nên gánh nặng đối với người đi vay , kết quả là không trả được nợ. Thiểu phát cũng có ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: chỉ số tăng giá thấp hơn so với lãi suất cho vay làm cho các doanh nghiệp cầm chừng trong vay vốn phát triển sản xuất làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, hoạt động ngân hàng chững lại, thâm hụt cán cân vãng lai; giá trị sản xuất công nghiệp, mức lưu chuyển hàng hoá, thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản giảm gây nên tình trạng kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp không có cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, trong khi đó vẫn phải duy trì các chi phí cố định và phải hoàn trả vốn và lãi vay phục vụ cho các chu kỳ kinh doanh trước đó, kết quả lại là không trả được nợ.. 3.5. Môi trường pháp lý trong kinh doanh là tổng hợp các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan. Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của 3 yếu tố tạo thành môi trường pháp lý nói trên. Các yếu tố này có quan hệ đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ, hay nói một cách khác chúng mang tính đồng bộ cao. Nếu các yếu tố này tách rời nhau sẽ không tồn tại một môi trường pháp lý đồng bộ và khi đó sự tác động riêng lẻ của một hay hai yếu tố sẽ tạo nên một nội dung khác, một ảnh hưởng khác, thậm chí gây nên ách tắc hoặc những thua lỗ không đáng có hoặc tạo những kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Ví dụ, nếu thiếu yếu tố chấp hành pháp luật thì hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn trở nên một hành lang pháp lý vắng vẻ thuần tuý không có tác dụng. Sự đồng bộ ở đây bao gồm : sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật; sự đồng bộ giữa các nghành, các cấp liên quan trong quá trình thực thi pháp luật và các văn bản hướng dẫn; sự đồng bộ (hoặc phù hợp) giữa hệ thống pháp luật với những biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội;... Với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định có một hệ thống luật pháp tương ứng. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các yếu tố pháp lý phải rất rõ ràng và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh - đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng - đi theo một quỹ đạo nhất định nhằm hạn chế rủi ro. Trong giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế mới “ Hơn 8000 cơ sở kinh doanh tiền tệ ngoài hệ thống ngân hàng quốc doanh đang buổi ”ăn nên làm ra” thì đùng một cái, hàng loạt vỡ nợ, đe doạ phá sản .... Hẳn là có nhiều nguyên nhân, song, một nguyên nhân cơ bản là do chưa chuẩn bị được môi trường pháp lý thích ứng với môi trường kinh tế. Nói các khác, hoạt động kinh tế bị hụt hẫng do thiếu các ”luật chơi” “ Nhận định trên đã cho ta thấy mức độ quan trọng của môi trường pháp lý đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại. Qua các phân tích trên, ta thấy ngân hàng - trong sự phát triển nội tại của mình, trong mối quan hệ với các ngân hàng khác, trong mối quan hệ với khách hàng cho dù đóng vai trò là chủ nợ hay là người nhận nợ- đều bị chi phối, điều tiết của cơ chế thị trường. 3.6 .Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên đưa đến rủi ro cho hoạt động của ngân hàng còn có những nguyên nhân khác như : Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, các biến động về kinh tế chính trị trên thế giới và những nguyên nhân do trộm cắp tham nhũng.... Như chúng ta đã biết, chính phủ dùng các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách tài khoá, tiền tệ, thu nhập, kinh tế đối ngoại... cùng các công cụ của hệ thống chính sách này tác động vào tổng sản phẩm quốc dân, việc làm, lạm phát, tỉ giá hối đoái... nhằm giảm bớt những giao động của chu kỳ kinh doanh trong mỗi thời kỳ . Qua nghiên cứu phân tích và thực tế cho thấy rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, tỉ giá hối đoái, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng...Đây là những nhân tố gây nên tính bấp bênh trong kinh doanh tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của NHTM. Thực ra, sử dụng hệ thống chính sách này là việc kết hợp giữa bàn tay hữu hình của chính phủ với bàn tay vô hình của thị trường. Quá trình thực hiện sự kết hợp này có lúc rất nhịp nhàng và hữu hiệu song cũng có lúc đã làm gia tăng tính bấp bênh và rủi ro vốn có của hình thức hoạt động kinh doanh tiền tệ. Thực tế đã chứng minh rằng sự thành bại của việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế quốc gia, phụ thuộc rất nhiều vào thực tiễn điều chỉnh của từng giai đoạn đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Vấn đề tế nhị là giải quyết trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, song có lúc không tránh khỏi là đưa các NHTM vào tình trạng bị động. Và rủi ro, tổn thất đối với các NHTM cũng là điều không tránh khỏi. Trong điều kiện kinh tế mở cửa dưới nhiều hình thức và phương diện, những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới có ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước mà biểu hiện là cán cân thanh toán, tỉ giá hối đoái... biến động đưa đến sự biến động của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu, lãi suất, mức cầu tiền tệ... Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các NHTM, gây nên rủi ro, đe doạ sự an toàn trong hoạt động của các NHTM. IV. Hệ thống các biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng: 1.Xây dựngchính sách tín dụng : Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo .“Cơ cấu và chất lượng tín dụng của một ngân hàng phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng đó “. Để có hiệu quả, chính sách tín dụng phải được soạn thảo bằng văn bản, phải rõ ràng nhằm vào các mục tiêu và sách lược để đạt được mục tiêu đó: tạo ra các khoản tín dụng lớn có khả năng thu hồi, đảm bảo khả năng sinh lời trong đầu tư vốn tín dụng, phát triển tín dụng phù hợp với nhu cầu thị trường. Quy mô và hình thức cho vay cần phải được xem xét trong mối quan hệ với khả năng thanh toán của khách hàng. Thực tế cho thấy chính sách tín dụng phải được thay đổi theo từng thời kỳ nhằm phản ánh thực tế và phải luôn được duy trì như một “công cụ kiểm tra “. 2. Đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ và duy trì quan hệ khách hàng lâu dài: 2.1.Đa dạng hoá hoạt động nghiệp vụ có tác dụng làm cho rủi ro của các nghiệp vụ phân tán rộng và tính linh hoạt dưới giác độ phản ứng trước các biến động của thị trường lớn hơn: Sự thăng trầm của nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đa dạng hoá Tài sản Có sẽ làm giảm nhẹ những tác động xấu, tránh được rủi ro, giúp cho ngân hàng có khả năng bảo toàn vốn, duy trì mức sinh lời. Để đa dạng hoá hoạt động nhiều hơn, các ngân hàng không những kinh doanh đa năng mà còn hoạt động đa chi nhánh nhằm giảm rủi ro thông qua việc bù trừ lỗ lãi giữa các chi nhánh, điều chuyển vốn trong hệ thống tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, tăng cường sức cạnh tranh. 2.2.Duy trì quan hệ khách hàng lâu dài có thể giảm chi phí tập hợp thông tin, sàng lọc dễ dàng hơn và ngân hàng tránh được việc chọn lựa đối nghịch và rủi ro đạo đức từ phía khách hàng. Đối với khách hàng có mối quan hệ lâu dài, ngân hàng đã có sẵn phương thức giám sát nên chi phí dành cho việc giám sát họ cũng giảm đi. Về phía khách hàng, do mối quan hệ lâu dài với ngân hàng mà họ có thể được hưởng lãi suất ưu đãi, hoặc hạn mức tín dụng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy một cách lành mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. 3. Đánh giá rủi ro tín dụng: Đánh giá rủi ro tín dụng là một nguyên tắc cho vay quan trọng bởi mục tiêu của hoạt động cho vay là tạo ra những khoản cho vay không gặp khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá tính trung thực, năng lực và kinh nghiệm của khách hàng, dù đó là một công ty hay một cá nhân, là yêu cầu tối cao. Đánh giá rủi ro tín dụng nhằm xác định : Liệu mức độ rủi ro có thể chấp nhận được không và Liệu lợi nhuận có phù hợp với rủi ro hay không. Trọng tâm cuả đánh giá rủi ro và quyết định cho vay là có khả năng trả lời chắc chắn hai câi hỏi: Khách hàng có thể trả được nợ không ? và Khách hàng sẽ trả nợ hay không ? Đây là một quá trình tìm hiểu thông tin được tiến hành trước khi đưa ra quyết định cho vay. Nó phải được tiến hành đối với từng và tất cả các khách hàng tiềm tàng. Để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi trên, cần phân tích bất kỳ thông tin nào nhận được từ, hoặc về khách hàng. Thông tin này thường được nói đến với câu “Năm C của tín dụng “: +Đặc điểm (Character) +Khả năng (Capacity) +Vốn (Capital) +Điều kiện (Conditions) +Tài sản thế chấp (Collateral) Mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship) và Cạnh tranh (Competition) là hai C khác đưa nhóm điều kiện lên thành bảy. Bảy C này cung cấp những thông tin giúp cán bộ tín dụng và phân tích viên đưa ra các quyết định chính xác hơn. *Đặc điểm gắn trực tiếp với câu hỏi : Khách hàng sẽ trả nợ hay không? Sử dụng từ Đặc điểm là nói đến sự thẳng thắn, trách nhiệm, trung thực và nhất quán của người vay để xác định sự trả nợ của họ. *Khả năng gắn trực tiếp với câu hỏi: Khách hàng có thể trả nợ được hay không? Sử dụng từ Khả năng là nói đến khả năng trả nợ của người vay mà không cần sử dụng đến tài sản thế chấp. Nghĩa là khách có trả nợ được không và đâu là những nguồn để trả nợ sau này. Để trả lời được câu hỏi này, phải xác định những nguồn tiền mặt nào sẵn có để trả nợ khoản vay. Thường có bốn nguồn có thể trả nợ vay : +Lưu chuyển vốn (sẽ được phân tích sau) +Bán tài sản có : thực tế cho thấy thanh lý tài sản là một nguồn trả nợ tồi. +Rót vốn từ bên ngoài : là một sự không chắc chắn nếu người cho vay trông chờ sự rót vốn vào hoạt động kinh doanh trong tương lai của người đi vay như là một nguồn trả nợ chính, vì nếu doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nhà đầu tư có thể sẽ không cấp vốn... +Vay ở nơi khác : phải kiểm tra hết sức kỹ lưỡng khoản cho vay hiện tại nếu khách hàng đang tìm kiếm tái tài trợ từ người tài trợ/ người cho vay khác. Nếu người vay làm ăn không có lãi, có khả năng rất cao là không nơi nào cho vay, ngân hàng có thể sẽ gặp phải khoản vay có vấn đề. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của khách hàng tốt có thể bị một TCTD khác lôi kéo mất... Khả năng cũng đề cập luôn tới khả năng pháp lý của đối tượng đó trong việc vay vốn. Nghĩa là, một người đi vay đại diện cho một công ty hoặc một hợp doanh phải có sự uỷ quyền bằng văn bản cuả tổ chức doanh nghiệp đó. *Vốn : Nói chung người xin vay nên có đủ vốn tự có đầu tư vào doanh nghiệp để tự chịu rủi ro. Vì vậy, khi xác định liệu khách hàng sẽ trả nợ hay không, thì việc phân tích tình trạng Vốn của khách hàng hỗ trợ cho việc đánh giá khía cạnh Đặc điểm. Việc có vốn cũng cho thấy khả năng và năng lực thực hiện những cam kết tài chính trong quá khứ của khách hàng. Rất có khả năng là năng lực này được duy trì trong suốt thời gian hợp đồng vay vốn. *Tài sản thế chấp : Tốt nhất nên xem tài sản thế chấp là nguồn trả nợ thứ hai. Dù giá trị của tài sản thế chấp đang cầm giữ có lớn đến mấy, việc bán nó trong tương lai không bao giờ là nguồn trả nợ chính của khoản vay. *Các điều kiện : là các yếu tố bên ngoài sự kiểm soát của khách hàng ( tình hình của nền kinh tế, tình hình của ngành sản xuất đó...) nhưng có thể tác động đến khả năng của họ trong việc trả nợ. Các yếu tố đó đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ trong việc xác định liệu khách hàng có thể trả được nợ hay không. *Cạnh tranh: trong môi trường cho vay ngày nay, cạnh tranh để có được những công việc kinh doanh tốt tất nhiên có một vai trò trong các quyết định tín dụng. Mong ước thu hút khách hàng mới và tốt từ các đối thủ cạnh tranh, hoặc giữ các doanh nghiệp có giá hiện tại khỏi đi sang các đối thủ cạnh tranh có thể làm cho cán bộ tín dụng phải hy sinh chất lượng khi đưa ra các quyết định tín dụng. Tuy nhiên, cạnh tranh không nên dẫn dắt các quyết định tín dụng mà nên đưa ra các quyết định tín dụng chắc chắn có yếu tố cạnh tranh. *Quan hệ với khách hàng : Để quyết định mức độ mối quan hệ với một khách hàng hiện tại, một yếu tố chủ chốt để đánh giá là số lượng sản phẩm của ngân hàng mà khách hàng sử dụng. Theo số liệu thống kê năm 1991 do Vụ Quản lý sản phẩm và tiếp thị ANZ mức sử dụng bình quân trên một khách hàng của ngân hàng ANZ là 1,5 sản phẩm. Các nghiên cứu khác cho thấy một khách hàng có hơn ba mối liên hệ/sản phẩm trở thành khách hàng lâu dài và trung thành “ 4.Phân tích khả năng tài chính, năng lực pháp lý, năng lực điều hành SXKD, uy tín của người vay vốn... nhằm nghiên cứu và hình thành các đảm bảo tín dụngchắc chắn : Việc phân tích và đánh giá khả năng tài chính của người vay tạo cho cán bộ tín dụng một cái nhìn tổng quát để đi đến quyết định đúng đắn. Cần quan tâm phân tích các chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng tài chính của người vay: -Tỷ suất lợi nhuận: biểu hiện khả năng sinh lợi của khách vay được tính bằng tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận thu được và tổng vốn kinh doanh.Tỷ lệ này càng lớn doanh nghiệp càng có nhiều tích luỹ, tình hình tài chính lành mạnh và ngược lại. Chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá uy tín và sức cạnh tranh của người vay từ đó có cơ sở để quyết định đầu tư tín dụng hay không. -Chỉ tiêu năng lực đi vay của người vay được xác định bằng tỉ lệ giữa Tổng số vốn của DN và tổng số dư nợ đi vay các TCTD. Tỷ lệ này >0,5 doanh nghiệp có thể tiếp tục vay vốn. Nếu tỷ lệ này <0,5, NH cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi ra quyết định. -Chỉ tiêu khả năng thanh toán phản ánh khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa Số tiền DN có thể dùng để thanh toán ( vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng hoá trong kho có khả năng tiêu thụ) và Số tiền DN phải thanh toán (các khoản phải trả, các khoản nợ ngân hàng đến hạn, nộp ngân sách). Nếu tỷ lệ này >1, doanh nghiệp có tình hình tài chính bình thường; ngược lại <1, DN có tình hình tài chính khó khăn và không lành mạnh. -Báo cáo về chu chuyển vốn : Là thước đo cơ bản về khả năng trả nợ - khả năng thực hiện các nghĩa vụ của một doanh nghiệp, từ nguồn tiền mà nó tạo ra được chính từ các hoạt động kinh doanh thông thường. Phân tích chu chuyển vốn là một bước quan trọng đối với người cho vay khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Dự báo chu chuyển vốn là bản tóm tắt lượng tiền thu vào (chu chuyển vốn vào) và các khoản thanh toán ( chu chuyển vốn ra) với kết quả là tiền tăng dương hay âm. Dự kiến về CCV càng lớn và càng ổn định bao nhiêu đối với một doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dựa càng nhiều vào công cụ tài chính để tính toán khả năng trả nợ. Giá trị cốt lõi của tín dụng trong Dự báo CCV là : * Việc hoàn trả phụ thuộc vào việc khách hàng tạo tiền và sử dụng nó để thanh toán những khoản nợ. Vì vậy, đánh giá tín dụng phải xem xét khả năng và ý thức sẵn sàng trả nợ của khách hàng, *Hoàn trả nợ phụ thuộc vào chu chuyển vốn đã được xác định và lưu chuyển đều đặn thu được từ các hoạt động kinh doanh cơ bản an toàn hơn việc hoàn trả dựa vào chu chuyển vốn không thể dự đoán trước được hay bấp bênh trước tình hình suy thoái kinh tế, *Giá trị tài sản đảm bảo không bảo đảm sự an toàn của tín dụng. Tài sản đảm bảo là “giải pháp lựa chọn thứ hai “, *Chúng ta phải tin tưởng vào nguồn trả nợ chắc chắn từ chu chuyển vốn được tạo ra từ hoạt động kinh doanh khi cấp tín dụng, xác định được những nguồn trả nợ khả thi, có thể thay thế nếu chu chuyển vốn nêu trên không đạt được. Dự báo về CCV là một công cụ để giám sát một cách thường xuyên và thích hợp kết quả hoạt động của khách hàng giữa các thời điểm khác nhau của bảng cân đối tài sản. Dự báo cũng cho phép chúng ta xác định sớm những diễn biến xấu. Dự báo về CCV có thể dùng làm cơ sở để xác định nhu cầu vay trung hạn của khách hàng và để xây dựng kế hoạch trả nợ thích hợp. Việc không muốn cung cấp hoặc không có khả năng cung cấp thông tin là dấu hiệu cho thấy việc quản lý có vấn đề. Tuy nhiên, ngưòi cho vay không nên chấp nhận giá trị danh nghĩa của các số liệu cung cấp trong Dự báo về CCV, thường có thể số liệu không được chính xác và không dựa vào phần dự toán ngân sách thích hợp... Dự báo về CCV phải được đánh giá trên cơ sở số liệu lịch sử...Và chu chuyển vốn không những chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn mà còn phụ thuộc vào vòng quay của vốn, do vậy người cho vay cần xác định rằng nguồn vốn và những CCV phải đủ để duy trì số lượng hàng hoá, cung ứng các khoản tín dụng cần thiết cho khách hàng và việc chi trả cho các chi phí và nghĩa vụ khi đến hạn. Phân tích toàn diện về Dự báo CCV là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình phân tích tín dụng. 5. Xếp hạng rủi ro Tín dụng : Xếp hạng rủi ro tín dụng của khách hàng được dựa trên mức độ tín nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của họ. Mục đích của việc xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng để : + Cho phép ngân hàng tạo lập một ý kiến về điều kiện chung của hạng mục cho vay. +Phát hiện nhanh hơn yếu tố tín dụng bất lợi hay chệch hướng khỏi chính sách đã đặt ra cho một khách hàng hoặc một hạng mục cụ thể. +Xác định rõ khi nào cần tăng sự giám sát hoặc tăng các hoạt động điều chỉnh cụ thể. +Tạo khả năng cho Ban giám đốc của ngân hàng có được đánh giá tổng thể về chất lượng chung các hạng mục tín dụng của ngân hàng. Điều này đòi hỏi việc tiến hành xếp hạng rủi ro chính xác và nhất quán. Thông thường, xếp hạng rủi ro tín dụng nằm trong các mức rủi ro cơ bản. Có thể mô tả các cấp độ như sau : *Rất mạnh : Khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách chắc chắn, đảm bảo việc trả nợ như đã thoả thuận. Chỉ cần có sự giám sát đều đặn. * Mạnh : Khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng là mạnh song có một số khía cạnh yếu. Chỉ cần có sự theo dõi và giám sát đều đặn. *Có thể chấp nhận được : Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng là vững chắc, rủi ro tín dụng chung ở mức chấp nhận được, nhưng có một vài khía cạnh yếu kém trên thực tế về rủi ro tín dụng, cần có sự giám sát và kiểm soát. *Dưới mức chuẩn : Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng ở mức mạo hiểm do những yếu kém lớn trên một vài khía cạnh về rủi ro tín dụng, nhưng sự yếu kém có vẻ có khả năng được sửa chữa. Tiềm tàng rủi ro này yêu cầu mức độ giám sát và hành động cao để đảm bảo tình hình không xấu đi. *Rủi ro cao : Khách hàng đang trong tình trạng rủi ro cao kinh niên ( liên tục thua lỗ trong kinh doanh, khó khăn trầm trọng về khả năng thanh toán ) và ngân hàng đang cố gắng cải thiện hoặc từ bỏ mối quan hệ để tránh thua lỗ tiềm tàng. *Khó đòi lãi : Khách hàng có rủi ro cao kinh niên, việc đòi được lãi và các khoản phí mù mịt. Không có khả năng mất nợ gốc. *Khê : Khách hàng là một rủi ro cao kinh niên. Có khả năng mất nợ gốc, lãi và các khoản phí sau khi đã nỗ lực hết sức đưa ra những biện pháp có thể. Nên xếp hạng rủi ro tất cả các khách hàng vay. Không được thông báo cho khách hàng cấp độ rủi ro của họ trong mọi trường hợp. Nên đánh giá lại ngay lập tức cấp độ rủi ro của khách hàng khi có bất kỳ sự xuống cấp về khả năng tín dụng trở nên rõ ràng và nếu thích hợp, phải đánh xuống cấp khách hàng. Tóm lại, quá trình xếp hạng rủi ro là rất quan trọng trong việc định vị một khoản vay trong khung cảnh rủi ro tín dụng. Việc này nhằm kiểm soát thận trọng rủi ro tín dụng và tối đa hoá lợi ích đối với ngân hàng từ mối quan hệ của nó với khách hàng. Việc tiến hành xếp hạng rủi ro với mọi đối tượng khách hàng một cách đồng nhất và chính xác là việc làm không thể thiếu được 6. Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng : Kiểm tra trước và sau khi cho vay Kiểm tra nội bộ hoạt động tín dụng Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ 7.Chú trọng đến nghệ thuật cho vay: Kinh ngiệm ở một số nước cho thấy rằng việc phân tích những chỉ tiêu, thông số có tính khoa học kỹ thuật liên quan đến đánh giá tín dụng và đi đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng mới chỉ là hoàn thành một nửa nhiệm vụ của anh ta. Nếu cán bộ tín dụng còn dành một chút thời gian và sức lực để kiểm tra những khía cạnh vô hình, ít khách quan hơn của người xin vay nhằm xác định một cách chủ quan khả năng thành công của công ty, anh ta mới hoàn thành phân nửa kia của nhiệm vụ. Những cuộc khảo sát này không hề dễ dàng và tự chúng không thể đưa ra._.rình sử dụng tiền vay. Công tác này phải được tiến hành có hệ thống theo nội dung, tiêu chí quy định cụ thể và kết quả kiểm tra phải được báo cáo cho lãnh đạo các cấp có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời ngay từ khi món vay có biểu hiện không thuận lợi. Ngoài ra cần có một bộ phận giám sát tín dụng độc lập với phòng tín dụng để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực trạng món vay . +công tác thu hồi và thanh lý nợ: đây là khâu quan trọng có tính quyết định tới hiệu quả của món vay song lại là kết quả rất logic của các bước trên. Tuy nhiên, ở khâu này một lơ là hoặc một kém kiên quyết của ngân hàng cũng có thể làm tiêu tan những cố gắng trên. Do vậy, ngân hàng phải dựa trên các kết quả kiểm tra giám sát để xác định mức độ, khả năng thu nợ nhằm đưa ra những biện pháp thu hồi vốn phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. 2.2.2. Chuyên môn hoá một số khâu cơ bản trong quy trình cho vay : Khi ra một quyết định cho vay, bộ hồ sơ phải được hoàn chỉnh do các nhân viên thuộc bộ phận tín dụng thực hiện: thu thập thông tin, thẩm định tài sản đảm bảo, phân tích tài chính khách hàng... Nếu chỉ do một người đảm nhiệm công việc này tất yếu chất lượng sẽ kém vì thiếu chuyên môn hoá và khó có tính khách quan. Do đó đòi hỏi phải phân chia bộ phận tín dụng theo các nhóm chuyên môn khác nhau. Việc phân chia này phụ thuộc vào quy mô ngân hàng, khối lượng sản phẩm tín dụng, phương pháp quản trị và năng lực đội ngũ cán bộ. Đối với ngân hàng TMCP có thể phân chia phòng tín dụng như sau : -Bộ phận giao dịch với khách hàng. -Bộ phận phân tích tín dụng. -Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo. -Bộ phận quản lý tín dụng, giám sát các khoản cho vay. Việc quản lý quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng là việc quản lý quá trình trước, trong và sau khi cho vay, là biểu hiện của sự hợp tác nhịp nhàng, trên cơ sở nâng cao trách nhiệm và tính độc lập của các bộ phận, các cấp lãnh đạo trong quá trình ra quyết định tín dụng, kiểm tra kiểm soát...Tuy là hai góc độ quản lý khác nhau, song trên thực tế các thao tác quản lý này luôn đan xen và hỗ trợ cho nhau trong toàn bộ quy trình quản lý hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, để việc phân chia này có hiệu quả cần phải xây dựng quy trình và hệ thống các tiêu chí cho từng bộ phận, nhằm phân rõ và nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận. 2.2.3. Tổ chức phân loại các khoản cho vay và thực hiện đầy đủ quy trình giải quyết các khoản tín dụng đó. Hiện nay, việc phân loại các khoản cho vay có vấn đề chưa được thực hiện một cách có khoa học, làm ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của ngân hàng. Việc phân loại này cần phải theo các tiêu thức sau : - Thời gian và tính chất khoản cho vay. - Ngành kinh tế. nhằm đề ra các biện pháp giải quyết thích hợp và có chính sách hạn chế đầu tư vào các ngành có tỷ lệ nợ quá hạn cao. Trong quản trị tín dụng, mục tiêu của việc giải quyết các khoản nợ quá hạn là: Sớm thu hồi được nợ với rủi ro thấp nhất. Do vậy ngân hàng phải đưa ra được giải pháp thích hợp cho từng trường hợp với nguyên nhân cụ thể và phải theo trình tự: - Phân tích nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ có vấn đề. - Chọn giải pháp thích hợp. - Theo dõi việc thực hiện các giải pháp và điều chỉnh nếu chưa thích hợp. Việc quản lý rủi ro tín dụng nên dùng biện pháp đánh giá lại các khoản tín dụng đã cấp nhằm cho phép Ban lãnh đạo các ngân hàng TMCP chủ động, linh hoạt, cập nhật thường xuyên và kịp thời đề xuất với Hội đồng quản trị giải quyết rủi ro tín dụng, cho phép các NHTMCP thấy được thực trạng kinh doanh, vị thế của mình trong hoạt động tín dụng, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật khi Tài sản Có thì vẫn tồn tại trên bảng tổng kết tài sản song đã mất khả năng thu hồi, tạo điều kiện cho các NHTMCPlàm sạch bảng cân đối. Đồng thời tạo điều kiện cho NHNN nắm được thực trạng chất lượng tín dụng của các NHTMCP để có biện pháp chỉ đạo hỗ trợ kịp thời. 2.2.4.Thông tin tín dụng tạo điều kiện cho người ra quyết định có được những quyết định đúng đắn, phù hợp nhờ vào việc phân tích, nhận định về khách hàng cũng như về thị trường thông qua số lượng, chất lượng của thông tin. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao. Do vây ngân hàng phải có kế hoạch và có đầu tư vào việc tạo lập và cập nhật thông tin đồng thời phải có sự hợp tác phối kết hợp giữa các NHTM trong mối quan hệ với Hiệp hội Ngân hàng và CIC nhằm có một hệ thống thông tin phong phú, đầy đủ và có tính thời sự phục vụ cho công tác tín dụng đạt hiệu quả cao. 2.2.5. Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng tín dụng: Một nguyên tắc của Hội đồng tín dụng có quyền lực là trí tuệ tập thể, quyền lực tập thể song trách nhiệm của cá nhân trong Hội đồng tín dụng sẽ được cá thể hoá. Không có trường hợp Hội đồng tín dụng cùng chịu trách nhiệm tập thể đối với hành động của mình. Để phân định trách nhiệm giữa Hội đồng tín dụng ( trong đó có Tổng giám đốc ) và Tổng giám đốc và giữa các thành viên của Hội đồng tín dụng với nhau, quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng cần được quy định rõ ràng rành mạch, trình tự thông qua các quyết định của Hội đồng có chế độ bảo lưu ý kiến của các thành viên trong hội đồng để đảm bảo cho việc đưa ra quyết định nhanh gọn, chặt chẽ, phát huy được trí tuệ của từng thành viên trong hội đồng. Trong bất kỳ trường hợp nào Tổng giám đốc cũng không mất đi quyền quyết định cuối cùng. Nói chung, Hội đồng tín dụng phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo Tính hợp pháp của các quyết định đầu tư bên cạnh tính Hiệu quả của nó 2.2.6. Tăng cường hợp tác trong đầu tư tín dụng để thực hiện các dự án có quy mô lớn: Hợp tác trong cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là các NHCP có nguồn vốn nhỏ và năng lực thẩm định còn hạn chế, nhằm hạn chế rủi ro và tăng năng lực cạnh tranh. Song để thực hiện được sự hợp vốn này, đòi hỏi các NH phải xây dựng được các dự án và chương trình cho vay có hiệu quả và thực sự hợp tác trong việc thẩm định, phân chia chi phí thẩm định, quản lý tài sản thế chấp và phân chia rủi ro... 2.2.7. Công tác tổ chức, chất lượng cán bộ: Tổ chức của ngân hàng phải sắp xếp đảm bảo tính khoa học, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm của từng phòng ban và từng cá nhân sao cho có sự thống nhất về quyền hạn và nghĩa vụ , phù hợp với năng lực chuyên môn, việc nào cũng có người chịu trách nhiệm, người nào cũng làm theo chức trách của mình. Tuy nhiên phải đảm bảo được việc phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các phòng ban và từng cá nhân trong một phòng. Ngân hàng còn phải thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập với các phòng ban. Trong lĩnh vực tín dụng, bộ phận này kiểm soát việc tuân thủ chính sách và quy trình tín dụng, việc theo dõi nợ theo định kỳ,.... Nhân tố chất lượng cán bộ ngày càng trở nên quan trọng do nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Để quản lý tín dụng tốt, cán bộ tín dụng phải có năng lực phân tích tài chính, văn hoá pháp lý, có kiến thức về kinh tế và xã hội...Do vậy ngân hàng phải có những đầu tư nhất định trong tuyển chọn và đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ. Bố trí và sắp xếp quản trị viên phải gắn với năng lực phẩm chất và kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời phải thực hiện quy trình luân chuyển hợp lý. Việc bố trí sắp xếp nhân sự phải đặc biệt chú trọng đến những vị trí then chốt - tức là những chức danh được giao quyền ra quyết định tín dụng. Một quản trị viên ngân cấp chi nhánh đòi hỏi phải hội đủ các tiêu chuẩn sau: - Có năng lực chuyên môn về nghề ngân hàng. - Có đạo đức. - Có năng lực về quản trị. Các tiêu chuẩn này không thể đo bằng bằng cấp mà phải được đánh giá qua thực tiễn. Cần phải thực hiện luân chuyển cán bộ trong nội bộ một chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau: Một giám đốc chi nhánh nhỏ có năng lực có thể chuyển sang một chi nhánh lớn hoặc ngược lại... - Tiến hành phân cấp và giao quyền phán quyết tín dụng : Việc phân cấp và giao quyền phán quyết hợp lý sẽ nâng cao trách nhiệm của người quyết định cho vay, đồng thời phát huy được tri thức của tập thể những người có kinh nghiệm về hoạt động tín dụng, từ đó hạn chế được tình trạng vô trách nhiệm và sai sót của cá nhân. VI. Kiến nghị : 1. Kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức liên quan : 1.1. Kiến tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, thuận lợi cho kinh doanh tín dụng: - Nên quy định trong luật Công ty : Đối với nghành nghề kinh doanh tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, giấy phép thành lập do NHNN cấp, trên cơ sở trao đổi giữa NHNN và UBND tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính. -Ban hành các cơ chế đồng bộ để thực hiện Luật Ngân hàng và Luật các TCTD. -Ban hành Luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về cấp chứng thư sở hưũ tài sản, quản lý quá trình mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh về tài sản cho các pháp nhân và thể nhân. -Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về công chứng tài sản, xem xét lại mức phí và đối tượng thu phí công chứng. -Chỉ đạo việc phối kết hợp giữa NHNN, Cục Quản lý vốn Bộ Tài chính tạo điều kiện cho các DNNN được góp vốn vào các NHTMCP. -Bổ xung thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ các khoản nợ được ưu tiên với các chủ nợ đang được cầm cố thế chấp tài sản trong Luật dân sự. 1.2.Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. -Cần quy định rõ một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Cơ quan này phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân, vốn tự có thực tế, năng lực, trình độ của doanh nghiệp. -Giấy phép kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với vốn sở hữu và năng lực, trình độ quản lý thực tế. -Có quy định về việc thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập đối với các trường hợp vi phạm như: buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, lừa đảo... -Cần có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Thực hiện chế độ bắt buộc về việc cung cấp định kỳ thông tin tài chính của đơn vị. 1.3 Điều chỉnh chiến lược xuất nhập khẩu. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng mà trong nước đủ năng lực sản xuất và cung ứng bình thường trên thị trường nội địa.Tăng cường nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc công nghệ hiện đại...Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ phát triển sản xuất trong nước. 1.4. Có biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xoá bỏ các tổ chức và cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các nghành pháp luật, chính quyền địa phương. 2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước : 2.1.Quy chế thành lập NHTMCP cần hoàn thiện và phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh hình thức : Ngân hàng nhà nước TƯ cần chủ trì một đề tài nghiên cứu xây dựng một hệ phương pháp luận về đánh giá, thẩm định dự án thành lập NHTMCP với sự cộng tác tham gia của Viện khoa học ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt nam, Bộ Tài chính.... để có thể đưa ra được căn cứ khoa học cho quyết định cấp phép (tốt nhất là trên cơ sở các chỉ tiêu được lượng hoá và có thể điều chỉnh qua từng thời kỳ), xây dựng một quy trình xem xét thẩm định và cấp phép phù hợp. Đồng thời xây dựng một hệ thống các tiêu chí nhằm quản lý và kiểm soát hoạt động của các NHTMCP, ngoài các cơ chế quy chế chung áp dụng cho hệ thống NHTM: - Cần có những quy định cụ thể về việc tăng vốn điều lệ vào đầu các năm tài chính và ngân hàng nào không đáp ứng được phải có kế hoạch sát nhập với ngân hàng khác. -Việc quy định các thành phần cổ đông, tỷ lệ góp vốn cổ phần của mỗi cổ đông, việc điều hành các NHTMCP , chức năng nhiệm vụ của BKS (do đại hội cổ đông bầu), vấn đề sát nhập các NHTMCP,... cần phải được xem xét lại, nhằm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, nhất là sau một thời gian các NHTMCP đi vào hoạt động đã bộc lộ những mặt chưa được. Cụ thể là các quyết định 166/QĐ-NH5; 275/QĐ-NH5; Điều 78,79 Luật các TCTD. -Cần ban hành sớm quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quy chế kiểm toán NHTMCP. - Cần quy định : Đối với những ngân hàng có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên Chủ tịch HĐQT phải chuyên trách hoạt động ngân hàng; Ngân hàng có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng phải đặt bộ phận thường trực của chủ tịch HĐQT tại Hội sở. - Cần quy định : Đối với các NHTMCP kinh doanh lỗ, nợ quá hạn cao, đoản ngoại hối, quá hạn thanh toán L/C trả chậm... trong một thời hạn nhất định (3 tháng, 6 tháng...) không khắc phục được NHNN áp dụng các chế tài để xử lý: Hạn chế huy động vốn, cho vay, tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép thanh toán quốc tế, giấy phép kinh doanh ngoại tệ, tăng dự trữ bắt buộc... Cần ban hành quy chế thu hồi giấy phép hoạt động của NHTMCP trong trường hợp vi phạm trầm trọng các quy định của nhà nước và ngân hàng trung ương 2.2.Cần ban hành quy chế giám sát hoạt động ngân hàng bao gồm các chỉ tiêu phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng nói riêng, đặc biệt các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể hơn đối với các ngân hàng TMCP. Các chỉ tiêu này phải phản ánh được nội dung các tiêu chí của hệ thống CAMEL: vấn đề Vốn (Capital), Chất lượng tài sản có(Assets Quality), khả năng quản lý (Management), Khả năng sinh lời của tài sản ( Ea _rnings ), Khả năng sẵn sàng thanh toán (Liquidity) và Các chỉ tiêu tổng quát khác như : Tình hình chấp hành các điều luật, quy chế; sự phù hợp về cơ cấu giữa TS Có và TS Nợ ; Tình hình chất lượng nợ... -Cần xem xét quy định lại các yếu tố cấu thành nên vốn tự có của TCTD. 2.3. NHNN cần ban hành tiêu chuẩn quản lý và đánh giá chất lượng tín dụng có tính thống nhất đối với hệ thống Ngân hàngTMCP. Các tiêu chuẩn này phải phản ánh được tình hình hoạt động và kinh doanh của ngân hàng về các phương diện : Huy động vốn, Cho vay, Khả năng chống đỡ rủi ro, Chất lượng khách hàng và Hiệu quả của hoạt động tín dụng. Ví dụ, về huy động vốn cần phải nắm được tỷ lệ vốn huy động kỳ này so với kỳ trước; tỷ lệ vốn huy động so với vốn tự có và quỹ dự trữ - phản ánh khả năng và mức độ an toàn trong việc mở rộng huy động vốn của NHTM; Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn với tổng nguồn vốn huy động - phản ánh mức độ ổn định của nguồn vốn và cho phép NHTM có kế hoạch cho vay; tỷ lệ huy động vốn so với tổng tài sản Nợ - phản ánh uy tín của NHTM... Về tình hình cho vay thì cần phải quan tâm tới doanh số cho vay kỳ này so với kỳ trước, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ ... Và hàng loạt các tiêu chí khác liên quan đến khả năng chống đỡ rủi ro, chất lượng khách hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng ..v.v -Cần quy định thống nhất quy trình quản lý hoạt động tín dụng áp dụng cho các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng. Quy trình này phải đảm bảo được việc quản lý hoạt động tín dụng dưới góc độ: quản lý rủi ro tín dụng và quản lý quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. 2.4. Cần điều chỉnh và sử dụng các công cụ quản lý tiền tệ phù hợp và có hiệu quả. -Đối với dự trữ bắt buộc: nên áp dụng kỳ tính toán DTBB là 4kỳ /tháng nhằm tăng tính linh hoạt và sự phù hợp của công cụ này trong điều kiện tình hình thực tế hiện nay, đảm bảo cho NHTM đủ khả năng thanh toán. Theo dõi và xử phạt kịp thời, nghiêm túc những vi phạm về DTBB. Cần có thêm các quy định cụ thể nhằm hạn chế những vận dụng linh hoạt của các NHTM đặc biệt khối các NHTMCP nhằm tránh DTBB, ví dụ việc nhận tiền gửi 13 tháng lấy lãi 3 tháng 1lần hoặc được rút gốc trước thời hạn được hưởng lãi của kỳ hạn gửi tiền tương ứng... -Đối với chính sách lãi suất : Chính sách lãi suất nên đặt trọng tâm là khuyến khích đối với sự phát triển môi trường tài chính, tăng khối lượng tiết kiệm qua ngân hàng( nguồn vốn đầu tư tiềm năng do hệ thống ngân hàng kiểm soát) và hạ lãi suất trong điều kiện lạm phát không ổn định sẽ làm giảm khối lượng tiết kiệm, giảm lòng tin của công chúng vào cách thức điều hành của hệ thống ngân hàng. Quan điểm tổng thể là nên duy trì một lãi suất đủ cao nhằm tăng cường tiết kiệm, khuyến khích mở rộng môi trường tài chính tiến tới làm cho lãi suất thích nghi dần với cơ chế thị trường với những bước đi thích hợp sẽ làm cho lãi suất thực sự là công cụ đẵc lực tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường và nhờ đó, chất lượng tín dụng được nâng cao. Hiện nay lãi suất đầu ra đầu vào của NHTM bị hạn chế trong một khoảng hẹp, làm cho sự vận động của quy luật cung cầu và giá trị không còn chỗ đứng trong phạm vi kiểm soát của nhà nước. Lãi suất chiết khấu, một công cụ của chính sách tiền tệ gần như không hoạt động: cần phải tạo điều kiện cho thương phiếu, trái phiếu kho bạc được đưa ra thị trường và trở thành một loại hàng hoá cho thị trường tiền tệ. Khép dần khoảng cách giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ. Ngoại tệ cho các nhu cầu thanh toán đối ngoại cần được` đáp ứng thông qua thị trường ngoại tệ liên hàng. 2.5.Tăng cường hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng: -Cần có biện pháp mở rộng mạng lưới các TCTD tham gia vào hệ thống CIC để có nguồn thông tin rộng rãi và đầy đủ: Hoàn thiện hệ thống các quy định, các chỉ tiêu thông tin, mã số, chế độ thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp và sử dụng thông tin. Bổ xung sửa đổi quy chế về tổ chức hoạt động của CIC ban hành kèm theo quyết định số120/QĐ-NH14 ngày 24/4/1995 bắt buộc các TCTD phải tham gia CIC để có đủ thông tin về khách hàng và các TCTD phải cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin của mọi khách hàng cả về số liệu thực tế và dự báo khả năng tài chính. Sửa đổi quy định tại điểm 5.3 điều 5 thể lệ tín dụng ngắn hạn về một khách hàng vay vốn nhiều ngân hàng “ việc sử dụng thông tin của hệ thống thông tin tín dụng CIC là điều kiện bắt buộc phải có trước khi cho vay. Các Trung tâm thông tin tín dụng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về khách hàng và chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp “ -Hoàn thiện phần mềm chương trình, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ CIC, chế độ truyền dẫn thông tin tín dụng qua mạng máy tính, triển khai thông nhất trong cả nước. 3 Kiến nghị với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần: Thực tế cho thấy rằng trong số các rủi ro tín dụng của các NHTM , trên 80% xảy ra là do nguyên nhân chủ quan gây ra. Tổng kết như vậy, nhằm đưa đến một thông điệp rằng, cho dù có kiến nghị rất nhiều với các cơ quan các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương nhằm tạo một môi trường kinh tế và pháp lý bình ổn, đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng đạt hiệu quả, song hơn ai hết, nhân tố quyết định hạn chế rủi ro tín dụng phải là chính các NHTM nói chung và các NHTMCP nói riêng. Điều này rất logic, bởi tuy tín dụng không thể tồn tại và hoạt động độc lập với các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, không thể tách rời khỏi sự quản lý kiểm soát của NHNN, song Tín dụng lại diễn ra hàng ngày hàng giờ tại các TCTD, chất lượng của nó phụ thuộc vào chất lượng của các bước phân tích và ra quyết định tín dụng. Và ngược lại, chất lượng tín dụng đem lại hiệu quả hay thiệt hại cho chính các TCTD. Một số kiến nghị các Ngân hàng thương mại cổ phần: 3.1. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy chế, nguyên tắc tín dụng, các luật định và các quy định có liên quan. Có thể nói đây là tập hợp đồ sộ các văn bản với những quy định khá chi tiết và nhiều khi có những trùng lặp và mâu thuẫn. Vậy nên cần phải tiến hành rà soát, tổng hợp lại, yêu cầu cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo điều hành các cấp phải nghiên cứu và nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời, các ngân hàng TMCP cần phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng để họ có các kiến thức tổng hợp, nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, hiểu rõ kinh doanh thương mại, nắm chắc kiến thức pháp lý, kiến thức quản lý tài sản Nợ, tài sản Có, phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro, dự đoán thị trường...Kèm theo đó là nâng cao khả năng quản lý điều hành, năng lực chuyên môn và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, các quy trình tín dụng, quy trình công nghệ và luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban trong các ngân hàng TMCP phải được quy định rõ ràng đảm bảo hoạt động kinh doanh nhịp nhàng, có hiệu quả, tránh chồng chéo về tác nghiệp chuyên môn cũng như về trách nhiệm. 3.2. Với một quyết định tín dụng, cần phải có sự cân nhắc kỹ càng, không xem xét hời hợt và phê duyệt một cách dễ dàng, phải đặt vấn đề trong sự tác động qua lại với các nhân tố : pháp luật, chủ trương chính sách, quy trình cho vay và quan trọng nhất là phải biết rõ khách hàng của mình là người như thế nào, họ muốn gì, phải hoàn thiện đầy đủ thủ tục về đánh giá khách hàng vay vốn, lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như cần xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay... và từ đó dùng các kiến thức và bài học kinh nghiệm để xử lý. Muốn vậy các ngân hàng TMCP cần phải có một chính sách tín dụng và chính sách khách hàng hợp lý, có chú trọng vào việc lựa chọn khách hàng, tức là biết lựa chọn lĩnh vực đầu tư có hiệu quả. 3.3. Không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn cho số tiền vay phát ra. Tài sản thế chấp là cơ sở giúp các ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách vay không còn khả năng trả nợ, song không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản thế chấp vì thực tế đã chứng minh thu nợ bằng tài sản xiết nợ đang là gánh nặng, khó xử lý đối với các ngân hàng TMCP, và thu nợ bằng tài sản thế chấp không phải là một giải pháp tốt mà chỉ là giải pháp tình thế, bắt buộc; khả năng thu nợ bằng tiền thực sụ từ TSTC cũng là một công việc nhiều khó khăn. Vì vậy, mặc dù có TSTC nhưng mọi nguyên tắc, thủ tục quy trình cho vay giám sát và thu nợ phải được thực hiện nghiêm túc như trường hợp không có TSTC, phải thực hiện cho vay theo mức quy định về TSTC, cần phải có quy định cụ thể về TSTC và đánh giá TSTC; đồng thời phải yêu cầu người vay mua bảo hiểm TSTC. Mặt khác, không phải khách hàng nào cũng phải có TSTC mới cho vay việc cho vay còn phụ thuộc vào chân dung và sức khoẻ của doanh nghiệp : bề dày trong mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, là khả năng quản lý, năng lực trả nợ, hiệu quả kinh tế của dự án hoặc thương vụ đang có nhu cầu vay vốn.... 3.4. Thực tế cho thấy hầu hết người đi vay kinh doanh thua lỗ đều có dấu hiệu báo trước. Ngân hàng không thu được nợ là do không có sự theo dõi, giám sát nên không nhận biết sớm được thông tin. Vì vậy, việc lượng định rủi ro thường xuyên phải được chú trọng trong quy trình cho vay, cần thực hiện thủ tục theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay và phải được lập thành biên bản. Cụ thể, nên chia kỳ hạn cho vay thành những giai đoạn nhỏ, rõ ràng và ở mỗi giai đoạn đó cán bộ tín dụng phải lượng định lại mức độ rủi ro của khoản vay dựa trên những thông tin nắm bắt được từ đó đưa ra biện pháp xử lý nhằm cải thiện khả năng thu nợ. 3.5.Đối với cán bộ tín dụng cần phải có phân công phân nhiệm rõ ràng đồng thời phải đặc biệt chú ý quan tâm đến quyền lợi của họ. Việc này vừa tạo nên tâm lý cho cán bộ tín dụng thấy tầm quan trọng của công việc họ đang làm vừa tạo cho họ an tâm với công việc được giao, với thu nhập tương ứng với trách nhiệm. 3.6. Về chế độ quản lý, điều hành, kiểm soát giám sát của các ngân hàng TMCP : Các ngân hàng TMCP cần ban hành các quy chế hoạt động của Ban điều hành, cụ thể hoá quy chế hoạt động của Ban Kiểm Soát do Đại hội cổ đông bầu, quy chế nhân viên, quy chế hoạt động và quyền hạn của ban Tổng kiểm soát - là một bộ phận độc lập đối với mọi phòng ban của ngân hàng- và nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế này. Các ngân hàng TMCP cần coi công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên của ban Tổng kiểm soát là công tác thanh tra tại chỗ và là phương tiện nâng cao chất lượng kinh doanh nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. 3.7. Cần cụ thể hoá quy trình xử lý nợ quá hạn : Nợ quá hạn đang là vấn đề nóng bỏng của các ngân hàng TMCP hiện nay. Hầu hết các khoản nợ quá hạn hiện nay còn đang được treo trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng mà chưa có hướng xử lý dứt điểm. Vấn đề này sẽ tạo cho cán bộ tín dụng không triệt để đòi và giải quyết nợ quá hạn đồng thời tạo tâm lý chây ỳ,ỷ lại đối với các doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có quy trình cho việc xử lý các khoản nợ quá hạn và nếu cần thiết, thành lập riêng một bộ phận xử lý nợ quá hạn. Bộ phận này sẽ nhận bộ hồ sơ các món quá hạn một thời gian nhất định sau ngày quá hạn, có trách nhiệm thu hồi nợ và tìm hiểu nguyên nhân quá hạn của món vay và đề đạt cách xử lý khi cần thiết. Kết luận Sự an toàn của các ngân hàng luôn là mối quan tâm đối với nhiều người, từ các nhà quản lý, những người điều hành đến các nhà kinh doanh, các cổ đông, các nhà đầu tư và những công dân của đất nước. Bởi lẽ những thua lỗ của ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn bất cứ sự thua lỗ của các loại hình doanh nghiệp nào khác, nó ảnh hưởng bất lợi tới niềm tin của công chúng và chuyển sang các thành phần kinh tế khác mang tính dây chuyền . Ra đời và phát triển từ chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế và trong bước chuyển sang cơ chế thị trường của nền kinh tế, các Ngân hàng Thương mại Cổ phần đã đạt được một số kết quả , góp phần đảm bảo an toàn, ổn định trong hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời góp phần thực thi chính sách tiền tệ trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại cổ phần còn có rất nhiều tồn tại cần chỉnh sửa, nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung . Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần là một vấn đề có tính quan trọng và cấp thiết nhằm đưa khối các Ngân hàng này hoạt động phù hợp với yêu cầu tồn tại và phát triển một cách an toàn và vững chắc. Danh mục các Tài liệu tham khảo 1.David Begg and Stanley Ficher, Rudger Dornbusch- Kinh tế học tập I NXB Giáo dục, trường Đại học Kinh tế quốc dân 1992, tr.335,347. 2.Edward W. Reed & Edward K .Gill- Ngân hàng Thương mại. 3.Frederic S.Mishkin : Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội 1994, tr.258,584. 4.Hệ thống hoá văn bản Pháp luật về Ngân hàng -Q 7- NHNNVN. 5.Kinh tế 98-99 Thế giới & Việt nam - Thời báo Kinh tế - 6.Ngân hàng và doanh nghiệp - Hiệp hội liên ngân hàng về đào tạo. Banque de France - CFPB- ROBERT RAS. 7.Nguyễn Hữu Thân- Phương pháp bảo hiểm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. NXB Thông tin 10/1991. 8.Những vấn đề cơ bản về Kinh tế Vĩ mô-NXB Giáo dục Hà nội 1996 tr.15,104,132. NXB Thành phố Hồ chí Minh 1993, tr.248,496. 9.Phân tích & Rủi ro tín dụng. Chương trình đào tạo của NHNNVN & NH ANZ 1997. Mark Mc Aleer- Tư vấn đào tạo tín dụng-Nhóm NH úc& Niudilân. 10.Phân tích và quản lý các Dự án đầu tư . Nguyễn ngọc Mai NXB Khoa học và Kỹ thuật. tr.82,107. 11.Quản lý tài chính Doanh nghiệp vừa và nhỏ . Ronald C. Spurga Nhà xuất bản Thống kê Hà nội 1994. 12.Tạp chí Lý luận và Nghiệp vụ Ngân hàng - NHNNVN 46 năm ngành Ngân hàng Việt nam. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thời gian qua. Thạc sĩ Nguyễn chí Trung NHNTVN. 13.Tạp chí thông tin Khoa học Ngân hàng 5/1997. Nợ quá hạn của các doanh nghiệp Trần Tuấn Anh - TP Hồ chí Minh. 14.Tạp chí Thông tin Khoa học Ngân hàng chuyên đề : “ Các biện pháp bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các TCTD trong cơ chế thị trường ở Việt nam. 15.Tạp chí thông tin Ngân hàng 10/1997. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nhìn ở tầm vĩ mô. PTS Ngô Hướng. Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng. PTS Hồ Diệu. 16.Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ - Hiệp hội Ngân hàng Việt nam 10/1997 -Chất lượng tín dụng và Chất lượng tuân thủ nguyên tắc tín dụng Nguyễn Thanh Duy. - Hoạt động ngân hàng TMCP những con số biết nói - Hoàng Huy 17.Thời báo Kinh tế Việt nam - số 23 ngày 21/3/1998 : Nợ quá hạn và gánh nặng tài sản thế chấp. Ngành Ngân hàng đang quá tải về nợ khó đòi Nguyễn Đức Hoàn.Cạnh tranh kinh doanh tiền tệ : Để Ngân hàng nội không thua Ngân hàng ngoại. Hoàng Lộc. 18.Thời báo Kinh tế Việt nam - số 77 24/9/1997 - Một phó giám đốc ngân hàng chiếm đoạt 11 tỷ đồng . Phương Hà. 19.Thời báo Kinh tế Việt nam -số 76 20/9/1997 - Ngân hàng thương mại cổ phần . Đàm Minh Thuỵ. 20.Thị trường Tài chính Tiền tệ - 1,2/1997 - Một số ý kiến bàn về khung pháp luật kinh tế ở Việt nam đảm bảo cho hệ thống Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Luật sư Trần Đình Triển. 21.Vấn đề Đổi mới chính sách Tài chính - Tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở Việt nam và Kinh nghiệm của Nhật bản. Nhiều tác giả . NXN Chính trị Quốc gia 1995. tr.318-323 Bảng số 4 : Chi tiết dư nợ cho vay nền kinh tế (31/12/98) Đơn vị : Triệu đồng. Stt Tên Ngân hàng Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng dư nợ %+,- 12/97 1 AP Bank 438.377 17.987 456.364 +28,83 2 VP Bank 504.500 26.430 530.930 +3,10 3 HabuBank 68.516 37.144 105.660 +21,60 4 Kỹ thương 344.207 56.815 401.022 +21,92 5 Quốc tế 97.417 23.467 120.884 + 185,01 6 Quân đội 571.644 115.745 687.389 +7,66 Cộng 2.024.661 277.588 2.302.249 +17,11 Nguồn : NHNN-Chi nhánh Hà nội. 1.2. Cơ cấu đầu tư và cho vay : Phân theo ngành sản xuất kinh doanh : -Công nghiệp : 25,6% -Xây dựng : 23% -Thương nghiệp dịch vụ : 41,5% -Gia công chế biến : 6,9 % -Ngành khác : 3% Phân theo thành phần kinh tế : -Quốc doanh : 38,16% -Ngoài quốc doanh : 61,84% 2.1.Nợ quá hạn và tiến độ xử lý nợ quá hạn : Tình hình nợ quá hạn tiếp tục gia tăng. Sau đây là tình hình nợ quá hạn tại các thời điểm : Đơn vị : Triệu đồng. Thời điểm Nợ quá hạn Tổng dư nợ Tỉ lệ % 31/12/1996 43.113 1.752.350 2,40 31/03/1997 322.271 1.881.664 17,12 30/06/1997 393.682 1.836.547 21,43 30/09/1997 429.497 1.864.447 23,03 31/12/1997 362.316 1.965.885 18,43 31/12/1998 344.810 2.302.249 14,98 Nguồn : NHNN-Chi nhánh Hà nội. Phân tích dư nợ quá hạn đến tháng 12/1998, ta có những con số sau + Nợ quá hạn dươí 180 ngày 258.607,5 triệu đồng, chiếm 75% + Nợ quá hạn từ180-360 ngày 71.376 triệu đồng, chiếm 20,7% + Nợ khó đòi 14.826,5 triệu đồng, chiếm 4,3%. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29294.doc
Tài liệu liên quan