Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không: ... Ebook Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sắp xếp lại hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn và hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế Quốc tế. Từ năm 1995 trở lại đây, trên cả nước đã có 1.557 doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty Cổ phần và đa số các Công ty này đã nhanh chóng phát huy được những ưu điểm của việc CPH, mang lại quyền làm chủ thực sự cho người lao động và đạt được hiệu quả to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình thực hiện CPH tại nhiều doanh nghiệp, nhiều nơi vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian hoàn tất tiến trình CPH nói chung và ở từng doanh nghiệp nói riêng. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không tôi nhận thấy tiến độ thực hiện CPH đang là một vấn đề rất đựơc lãnh đạo các cấp cũng như CBCNV trong toàn Công ty quan tâm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ của tiến trình CPH tại Công ty hiện nay. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp với mong muốn có thể đóng góp một phần kiến thực đã được học tại nhà trường vào việc hoàn tất công cuộc CPH tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 03 chương, có kết cấu như sau: Chương I: Tổng quan về Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Chương II: Thực trạng tiến trình CPH ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Đình Trung và các đồng chí lãnh đạo, CBCNV các phòng ban trong toàn Công ty để tôi hoàn thành được bản báo cáo này. Tôi xin trân thành cảm ơn. Song do thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn nữa./. Sinh viên thực hiện: Lê Việt Huy CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty nhựa cao cấp Hàng không Tên công ty : Công ty nhựa cao cấp Hàng không Tên tiếng anh : Inviation hight – Grade plastic company Tên viết tắt : APLACO Địa chỉ : Sân bay Gia lâm – Thành phố Hà Nội Điện thoại : 8.271376 – 8.733179 – 8.720893 TEL/FAX : (08)8.487178 – FAX: (84-4)8.730769 Email : Aplaco@fpt.vn - Aplaco@vnn.vn - Aplaco2@vnn.vn Webside : 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Ngày 04/11/1989, xí nghiệp nhựa hoá chất cao su Hàng không - Tiền thân của Công ty nhựa cao cấp Hàng không hiện nay được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 732/QĐ-TCHK ngày 04/11/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay Công ty nhựa cao cấp hàng không đã và đang trở thành Doanh nghiệp đi đầu trong ngành Công nghiệp nhựa Việt nam. Công ty rất chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm (Sản phẩm phục vụ ngành Hàng không, hàng gia dụng và các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu). Một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Công ty: -Tiền thân là Xí nghiệp hoá chất nhựa cao su Hàng không, được thành lập theo Quyết định sô 732/QĐ-TCHK ngày 4/11/1989. - Đến ngày 21/07/1994, theo Quyết định số 1125 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT, xí nghiệp được chuyển thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng không trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Ngày 30/06/1997, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam theo quyết định số 1025/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - APLACP hiện đang trong giai đoạn chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần theo quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm mô hình tổ chức Công ty mẹ - con tại Tổng Công ty Hàng không Việt nam. 1.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất Cơ cấu sản xuất của Công ty hiện nay bao gồm 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng chính là PX phun ép nhựa, PX in màng mỏng, PX công nghệ cao, PX bao bì và 1 phân xưởng phù trợ là PX cơ khí. 4 phân xưởng chính trên sản xuất ra toàn bộ sản phẩm cho Công ty: các loại dao thìa dĩa, khay ăn phục vụ trên máy bay, ly cốc, khăn giấy thơm, khay linh kiện, sàn xe ôtô...Riêng PX nhựa được coi là PX chủ lực vì cung cấp tới 70% chủng loại sản phẩm. Tại mỗi PX do đặc tính kinh tế kỹ thuật của từng sản phẩm khác nhau nên co các quy trình sản xuất không giống nhau và ngay trong phạm vi 1 PX cũng có nhiều quy trình sản xuất riêng biệt. Song các PX lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp đồng bộ trong việc sử dụng NVL đầu vào cũng như khai thác hiệu quả công suất máy để tạo ra một cơ cấu sản xuất hợp lý nhất cho Doanh nghiệp. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty nhựa cao cấp Hàng không chính thức trở thành một đơn vị hạch toán độc lập. Ban lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng tới việc đầu tư , nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị mới, công nghệ sản xuất hiện đại. Tại các phân xưởng những máy móc tân tiến hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, CHLB Đức, Mỹ…dần thay thế cho những máy móc công nghệ của những năm 80 – 90. Đến nay, Công ty đã trang bị được một hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại bao gồm: Các máy phun ép nhựa và phun ép tốc độ cao ( xuất xứ tù Đài Loan, Nhật Bản, Đức ) Máy phun ép nhựa 2 màu ( xuất xứ từ ITALIA ) Máy định hình chân không tự động (Xuất xứ từ Đài Loan và Hà Lan) Máy đùn màng( xuất xứ từ Hà Lan ) Máy dập khay nhôm ( xuất xứ từ ITALIA) Hệ thống máy thổi, máy cắt, máy in túi PE ( xuất xứ từ Đài Loan ) Máy in trên sản phẩm nhựa cứng (xuất xứ từ Mỹ ) Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, APLACO có khả năng đáp ứng được các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ ngành Hàng không và ngành công nghiệp tinh xảo nhất hiện nay. 1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty hiện nay Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban Khi chưa chuyển sang hình thức CPH, hoạt động của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không cũng như cơ cấu bộ máy quản lý được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Ở đó Giám đốc là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo và điều hành hoạt động của các phòng ban, phân xưởng.Toàn quyền quyết định cơ cấu tổ chức và nhân sự, chức năng nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty. Giám đốc trực tiệp điều hành hoặc uỷ quyền điều hành bộ máy quản lý theo chế độ thủ trưởng. Công ty hiện có 06 phòng chức năng, 06 phân xưởng, 01 chi nhánh phía nam, 01 văn phòng đại diện tại Autralia: Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho GĐ về công tác tài chính của Công ty nhằm quản lý và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng TCCB – LĐTL: Có trách nhiệm tham mưu cho GĐ về các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, lương thưởng, các khoản bảo hiểm và chế độ đối với người lao động trong Công ty. - Phòng Marketing và tiêu thụ: Phòng gồm 15 thành viên trong đó có 01 trưởng phòng và 14 thành viên (không có phó phòng). Nhiệm vụ chủ yếu của phòng hiện nay là tập trung vào khâu tiêu thụ và bán sản phẩm cho Công ty. Ngoài ra cũng đang từng bước xây dựng một bộ phận chuyên trách về mảng Marketing, giới thiệu quảng bá và mở rộng thị trường cho các chủng loại sản phẩm. Phòng kế hoạch: Tham mưu cho GĐ về quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, xây dựng các chiến lược ngắn và dài hạn đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu ra, đầu vào cho sản phẩm. Phòng kỹ thuật: Gồm 04 nhân viên chịu trách nhiệm về sự hoạt động của máy móc công nghệ trong Công ty, thiết kế mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của khách hành, triển khai thực hiện về kỹ thuật mẫu mã sản phẩm mới. Đồng thời tham mưu cho GĐ trong việc đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị công nghệ Phòng chất lượng: Được thành lập từ năm 2000 với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra và theo dõi chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra. Các Phân xưởng: Là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm nhựa. Tại các phân xưởng đều thực hiện việc sản xuất theo lệnh sản xuất của phòng Kế hoạch. Chi nhánh tại TP.HCM: là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Sơ đồ bộ máy điều hành Công ty 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty nhựa cao cấp Hàng không 1.2.1. Đặc điểm về lao động và tiền lương Cơ cấu lao động của Công ty Bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại. Ban lãnh đạo Công ty cũng đặc biệt chú trọng chăm lo đến nguồn lực con người, coi đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trong mọi thời kỳ. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu, hàng năm tổ chức các cuộc thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ đồng thời phát huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật… Thông qua đó sắp xếp người lao động vào những vị trí thích hợp nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý nhất. Bảng 01: Tổng hợp nguồn nhân lực TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) I Tổng số CBCNV 255 100 247 100 1 Lao động trực tiếp 180 70 152 62 2 Lao động gián tiếp 75 30 95 48 II Cơ cấu về giới tính 1 Nam 110 43 103 42 2 Nữ 145 57 144 58 III Cơ cấu về trình độ học vấn 1 Trên ĐH 3 1.17 3 1.21 2 Đại học 32 12.5 35 14.17 3 Trung cấp 50 19.6 41 16.6 4 Trung hoc 170 66.7 168 68.02 Nguồn: Phòng TCCB – LĐTL Nhìn chung cơ cấu lao động trong toàn Công ty là tương đối ổn định, mức thay đổi hàng năm không đáng kể. Tuy nhiên tỷ trọng của lao động gián tiếp so với tổng số lao động lại ở mực khá cao và có xu hướng tăng lên (30% năm 2004 và 48% năm 2005). Công ty cần có biện pháp xắp xếp lại cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động gián tiếp để nâng cao hiệu quả SXKD. Tiền lương và tổng quỹ lương Bảng 2: Tổng hợp tiền lương Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh 2003 2004 2005 Lao động bình quân Người 230 255 247 Tổng quỹ lương Tr. đồng 479 552 628 14 Thưởng xuất khẩu Tr. đồng 62 67 78 16.4 Thu nhập bình quân/năm Ngh. đồng/người 1.841 1.915 2.250 17 Nguồn: Phòng TCKT Ngoài quỹ tiền lương chính thưc theo cấp bậc (thời gian và sản phẩm), người lao động còn được hưởng nhiều chế độ khen thưởng, nhiều khoản phụ cấp…Do đó tổng quỹ lương của Công ty bao gồm: Tiền lương người lao động được hưởng theo quy định Các khoản khen thưởng: Thưởng xuất khẩu, thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng cán bộ tiên tiến xuất sắc… Phụ cấp: Chế độ ăn ca, trợ cấp độc hại, làm thêm giờ, ngoài giờ, lễ tết, ốm đau… Chế độ BHYT Nhìn vào bảng tổng hợp tiền lương ta thấy thu nhấp bình quân của CBCNV trong Công ty liên tục tăng trong nhiều năm liền. Năm 2005 thu nhập bình quân đã đạt mức trên 2.000.000.000đ/nguời tăng 17% so với năm 2004. Đây là mức thu nhập khá so với khối các Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo đưọc mức sống cho ngừơi lao động, giúp họ yên tâm công tác phấn đấu. 1.2.2. Đặc điểm về hoạt động Marketing Đặc điểm về sản phẩm của Công ty. Với việc áp dụng các dây truyền công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, chât lượng và mẫu mã sản phẩm không ngừng được cải thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các sản phẩm nhựa mang nhãn hiệu APLACO đã và đang chiếm được lòng tin và dần mở rộng thị trường tiêu thụ của mình, không chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho ngành Hàng không mà tiến đến sản xuất các mặt hàng gia dụng, các sản phẩm của các ngành công nghiệp…Năm 2004, các sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Hiện nay Công ty đang tập trung vào sản xuất 5 nhóm sản phẩm chính với hơn 250 chủng loại sản phẩm khác nhau: Các sản phẩm nhựa cao cấp xuất khẩu Các sản phẩm phục vụ cho ngành Hàng không: dao, thìa, dĩa, tách, khay nhôm ăn nóng tráng Polime, khăy xuất ăn… Các linh kiện nhưa cao cấp trong các sản phẩm công nghiệp: các loại bao bì túi muối, túi shopping các loại, bao bì đựng khóa, bộ thiết bị vệ sinh, sàn xe Fordtransid… Các sản phẩm đồ nhựa gia dụng: Thùng rác, bình nước nhiệt, bàn ghế, rổ nhựa, hộp cơm… Các loại bao bì công nghiệp đóng gói thực phẩm. Tổ chức mạng lưới kênh phân phối sản phẩm Hiện nay Công ty đang áp dụng mạng lưới kênh phân phối trực tiếp, không thông qua hình thức đại lý. Phòng Marketing và các cửa hàng đại diện của Công ty sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng sẽ tiến hành lập phương án sản xuất và trực tiếp giao cho khách hàng. Như vậy Công ty sẽ có lợi thế là đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu khách hàng, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ đồng thời giảm tối đa chi phí phát sinh trong hoạt động tiêu thụ. Tuy nhiên hình thức kênh phân phối này sẽ không còn phù hợp nữa khi Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế ban lãnh đạo Công ty nhựa cao cấp Hàng không đang có chiến lược xây dựng các hệ thống đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước. Sơ đồ 3: Mô hình kênh phân phối sản phẩm hiện nay Phòng Marketing & TT Cửa hàng giới thiệu SP VP đại diện Khách hàng Khách hàng Các chính sách Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD Để thúc đẩy hiệu quả hoạt động SXKD, Công ty đang áp dụng một số chính sách Marketing - Mix như: Chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách xúc tiến và khuếch trương… Chính sách sản phẩm. Do chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm Nhựa cho ngành Hàng không. Bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm nhựa cho thị trường hàng Công nghiệp và gia dụng nên đòi hỏi sản phẩm của Công ty phải đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, chất lượng. Nắm bắt được yêu cầu này hiện nay ban lãnh đạo Công ty đang chủ trương áp dụng chính sách đa dạng sản phẩm dựa trên cơ sở chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá ở đây có nghĩa là tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm phục vụ cho ngành Hàng không, từ đó tạo điều kiện mở rộng cơ cấu sản phẩm sang các chủng loại hàng hoá khác. Riêng phòng Marketing và tiêu thụ mỗi năm phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường và đưa ra 5 phương án về sản phẩm mới. Bên cạnh việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá cũng được ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng tới và coi đây như một trong các biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát huy khả năng cạnh tranh trên thương trường. Công ty đang áp dụng đồng thời nhiều hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 –1996, SA - 8000 và quy trình vệ sinh 5S của Nhật. Chính sách giá Với đặc thù thị trường của Công ty được phân làm 2 mảng lớn: thị trường trong ngành Hàng không và thị trường ngoài ngành. Vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ Công ty đã đề ra các chính sách giá khác nhau đối với từng mảng thị trường: Thị trường ngoài ngành: Xác định giá có chiết khấu theo số lượng hàng bán STT Trị giá lô hàng bán (VNĐ) Tỷ lệ chiết khấu (%) 1 Từ 1.000.000 đến cấn 10.000.000 0.2 2 Từ 10.000.000 đến cận 50.000.000 0.7 3 Trên 50.000.000 0.8 Giá xác định theo chủng loại hàng hoá. Thị trường trong ngành: Đây là thị trường truyền thống và luôn nhập hàng của Công ty với số lượng lớn. Tuy nhiên các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các hãng Hàng không chủ yếu thông qua đấu thầu, do đó chính sách giá áp dụng trong mảng thị trường này là giá theo hình thức đấu thầu. Chính sách xúc tiến khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm Công ty nhựa cao cấp Hàng không rất coi trọng và đầu tư kinh phí cho các hoạt động khuyếch trương quảng bá hình ảnh thương hiệu đến người tiêu dùng. Hiện nay công ty đang áp dụng các hình thức quản cáo: - Quảng cáo trên báo và tạp chí: Báo và tạp chí là 2 phương tiện thông tin khá phổ biến, vì vậy Công ty đã sử dụng chủ yếu 2 loại hình này để quảng cáo cho các sản phẩm của mình. Sản phẩm của công ty được tham gia quảng cáo trên báo: Lao động, Thương mại, Thời báo kinh tế, Tạp chí chuyên ngành Hàng không… - Quảng cáo trên truyền hình: Hiện nay ở Công ty Nhựa Hàng Không ít sử dụng loại hình quảng cáo này do chi phí lớn đặc biệt là đài truyền hình Trung ương và Hà nội, Công ty mới chỉ tham gia quảng cáo trên các đài truyền hình địa phương như Nam Định, Nghệ an - Hội chợ triển lãm: Đây là lĩnh vực được Công ty tham gia rất nhiều và cũng mang lại hiệu quả rõ rệt thúc đẩy người tiêu dùng biết đến Công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã tham gia đầy đủ và liên tục các hội chợ không chỉ trong nước mà cả hội chợ quốc tế. Chi phí cho hoạt động hội chợ rất cao chiếm từ 17 – 22% doanh thu bán hàng hội chợ, nhưng bù lại Công ty lại tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và thường xuyên ký kết được các hợp đồng lớn và lâu dài, mang lại hiệu quả to lớn cho Công ty. Thị trường của Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Thị trường của Công ty được phân chia thành hai mảng lớn rõ rệt là thị trường trong ngành Hàng không và thị trường ngoài ngành (bao gồm thị trường hàng xuất khẩu, hàng gia dụng và hàng công nghiệp): Bảng 3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhóm thị trường Đơn vị tính Năm tiêu thụ 2003 2004 2005 Tiêu thụ nội bộ VNĐ 15.433.406.021 26.526.337.468 31.632.275.515 Thị trường ngoài ngành Hàng Công nghiệp VNĐ 9.001.868.000 13.852.608.064 17.294.970.000 Hàng xuất khẩu VNĐ 17.569.289.000 12.678.003.416 20.803.720.264 Hàng gia dụng VNĐ 3.586.913.217 2.355.327.609 2.202.074.000 Tổng VNĐ 45.009.340.259 59.642.803.673 71.980.468.319 Nguồn: Phòng Marketing - TT Thị trường trong ngành Hàng không: Đây là thị trường truyền thống của công ty, nó đã gắn bó và tiêu thụ hầu hết các sản phẩm ngay từ những ngày đầu Công ty mới thành lập. Các sản phẩm chủ yếu là khay, cốc cà phê, ly uống nước, dao thì dĩa nhựa, khay suất ăn… và các sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công nghiệp Hàng không. Hiện nay Công ty hiện đang cung cấp 90% chủng loại sản phẩm phục vụ trên các chuyến bay tại cụm cảng Hàng không miền Bắc (chủ yếu là sân bay quốc tế Nội Bài) và chi nhánh miền Nam cung cấp khoảng 50% cho cụm cảng Hàng không phía Nam. Đồng thời Công ty cũng đang từng bước cạnh tranh với các đơn vị trong và ngoài nước để trở thành nhà cung ứng chính cho các Hãng hàng không có đường bay đến Việt nam cũng như xuất khẩu hàng hoá đến các hãng Hàng không của nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh thu hàng năm do mảng thị trường này mang lại chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các thị trường khác (khoảng 40-45% so vơi tổng doanh thu toàn Công ty). Thị trường ngoài ngành Hàng không: Mảng thị trường này được Công ty chia ra thành 3 nhóm đó là thị trường hàng cao cấp xuất khẩu, hàng gia dụng và hàng công nghịêp. Trong đó hai nhóm thị trường hàng công nghiệp (tức là các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp) và thị trường hàng cao cấp xuất khẩu có thị phần tương đương nhau trong cơ cấu doanh thu đóng góp cho Công ty (khoảng 20-25%). Riêng đối với hàng xuất khẩu, đến nay Công ty đã thiết lập được quan hệ làm ăn với nhiều quốc gia trên thế giới. Singapore, Úc, Đông Nam Á và EU đang là những bạn hàng nhập khẩu các loại dao, thì dĩa cốc Xuất Khẩu lớn nhất của Công ty. Còn lại thị trường hàng gia dụng do mới được hình thành, hơn nữa giá các mặt hàng trong nhóm này cũng không cao nên chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng doanh thu của Công ty. Trong chiến lược phát triển của mình giai đoạn 2005 – 2010, Công ty vẫn đặt mục tiêu tập trung vào khai thác tối đa nhóm thị trường trong ngành Hàng không đồng thời tập trung nguồn lực vào việc phát triển và mở rộng thị phần trong ngành hàng công nghiệp. Đây là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển vì đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, các ngành công nghiệp đều có xu hướng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, với chiến lược phát triển này hứa hẹn sẽ đưa Nhựa Hàng không trở thành một trong các công ty hàng đầu trong ngành Nhựa Việt Nam. 1.2.4. Đặc điểm tình hình tài chính Công ty trong những năm qua Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty. Bảng 4: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của Công ty ChØ tiªu ®¬n vÞ tÝnh NĂM So s¸nh (%) 2001 2002 2003 2004 2005 2005/2004 2005/2001 Tổng DT Tr. đ 14.520 24.221 45.009 59.643 77.906 31 436 Tổng LN Tr. đ 256 275 508 600 672 12 162 VLĐ Tr. đ 2.715 3.290 4.290 4.850 5.150 6 89 VCSH Tr. đ 5.213 6.964 8.650 10.150 13.512 33 159 TNBQ/Tháng Ngh. đ 1.158 1.358 1.841 1.915 2.250 17 94 NỘP NSNN Tr. đ 1.424 1.604 2.918 3.025 3.540 17 148 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty nhựa cao cấp Hàng không - Phòng TCKT 1.4.2.Đánh hiệu quả hoạt động SX – KD Trên cơ sở bảng tổng hợp tình hình tài chính của Công ty trong thời gian 5 năm (2001 - 2005) cho thấy giai đoạn 2001 – 2005 ghi nhận tốc độ phát triển vượt bậc của APLACO trên nhiều lĩnh vực. Công ty đã kết hợp hài hoà giữa việc tăng cường đàu tư, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sản xuất; xây dựng và mở rộng thị trường, trong đó có quá trình phân đoạn và xác định thị trường mục tiêu; và luôn không ngừng áp dụng các hệ thống quản lý hiện đại, đào tạo và đổi mới con người. Nếu như khi mới thành lập chỉ với số vốn 500.000.000đ do nhà nước giao thì đến cuối năm 2005 tổng vốn kinh doanh đã vượt con số 30 tỷ trong đó chủ yếu là nguồn vốn được bổ xung do nội lực Công ty tạo ra (lợi nhuận trích lại, tái sản xuất mở rộng...) đồng thời doanh thu cũng đạt mức cao nhất trong 17 năm qua: 77 tỷ VNĐ, tăng so với năm 2004 là 30% và so với năm 2001 là 436%. Có được tốc độ tăng nhanh như vậy là do giai đoạn 2001 – 2005 Công ty bắt đầu đi sâu vào khai thác mảng thị trường hàng công nghiệp và thị trường hàng gia dụng, đầu tư mua sắm thêm các loại máy móc hiện đại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Lợi nhuận hàng năm tăng trung bình 18%, riêng năm 2005 tốc độ tăng thấp hơn (chỉ đạt 12%) là do năm 2005 vừa qua giá hạt nhựa trên thị trường thế giới có sự biến động mạnh trong khi các đơn hàng của Công ty lại được ký từ đầu năm. Vì thế Công ty vẫn phải thực hiện các hợp đồng đã ký trong điều kiện giá thành sản xuất sản phẩm cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty nhựa cao cấp Hàng không cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc. Mặc dù doanh số đạt rất cao nhưng trên thực tế lợi nhuận của APLACO trong các năm từ 2002 – 2005 đều đạt rất thấp, hầu như Công ty sản xuất không có lãi. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu LN/DT lại ngày càng giảm cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty chưa đảm bảo được nguồn NVL, bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới, chi phí cho quá trình sản xuất và vận chuyển lớn khiến giá thành sản xuất vẫn ở mức cao. Thêm vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp nhựa trong và ngoài nước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả trên chủ yếu là do: - Năng suất lao động thấp và sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đối với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - Chi phí sản xuất của APLACO là rất cao đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nhựa của Công ty trên mọi thị trường. - Giá NVL nhập khẩu của APLACO biến động rất cao trong giai đoạn 2002 – 2004 do sự tác động của sự tăng giá dầu thô trên thị trường thế giới. - Lực lượng công nhân kỹ sư cũng như lực lượng chuyên viên, nghiệp vụ của Công ty luôn trong tình trạng rất thiếu những người có tay nghề, có trình độ chuyên môn phù hợp. Vì vậy số lượng lao động của Công ty lớn nhưng hiệu quả công việc vẫn không cao. 1.3. Vai trò và tầm quan trọng của việc cổ phần hoá (CPH) đối với Công ty nhựa cao cấp Hàng không * Sự cần thiết phải CPH các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện nước ta hiện nay. Với mong muốn cải cách nền kinh tế đất nước phù hợp với sự phát triển của các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, trong những năm qua nền kinh tế đất nước đã có những chuyển biến đáng kể. Một số ít các doanh nghiệp quốc doanh đã bắt đầu thích nghi với cơ chế quản lý mới, SX – KD có hiệu quả còn phần lớn các doanh nghiệp rơi vào khó khăn, trì trệ, chậm phát triển, nhiều doanh nghiệp thua lỗ có nguy cơ giải thể. Đứng trước tình trạng đó, để đảm bảo nền kinh tế của đất nước phát triển ổn định và cũng là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động SX – KD, vấn đề cấp bách đặt ra là nhà nước phải có các biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt các xí nghiệp quốc doanh hiện nay, ngoài việc tích cực củng cố và tăng cường khẳ năng phát trỉên của các doanh nghiệp quan trọng, giữ vai trò thên chốt trong nền kinh tế quốc dân thì việc chuỷên một số doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần là một giải pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Về bản chất:”CPH về cơ bản là quá trình mà ở đó không xoá bỏ hoặc tạo ra tài sản, nhưng được phân bổ lại theo cách thức mới và tạo tiềm năng sản xuất cao hơn” * Tầm quan trọng của CPH đối với Công ty - Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp rất phổ biến trên thế giới hiện nay do tính chủ động trong cấu trúc cũng như phương pháp hoạt động. Vì vậy CPH sẽ nâng cao vị thế của APLACO đối với các đối tác trong cũng như ngoài nước, tạo tiền đề để Công ty mở rộng thị trường hàng xuất khẩu theo chiến lược đã định. Đồng thời đây là điều kiện thuận lợi đối với Công ty trong việc hợp tác liên doanh, liên kết học hỏi công nghệ. - Sau khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, APLACO có thể tăng số kênh huy động vốn, tạo tính linh hoạt trong cấu trúc cũng như giảm thiểu chi phí vốn. - Do chủ động trong quản lý doanh nghiệp, Ban giám đốc của Công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn đông thời quyền lợi của CBCNV sẽ được gắn bó chặt với quyền lợi của Công ty - Hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, APLACO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được lựa chọn hình thức giao hoặc thuê đất, tiền thuê đất (nếu có) và các loại chi phí khác theo chế độ hiện hành. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG * Các căn cứ pháp lý thực hiện tiến trình CPH Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần; Căn cứ Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần; Căn cứ Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm mô hình tổ chức Công ty Mẹ - con tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 2481/QĐ-BGTVT ngày 18/7/2005 của Bộ Giao Thông Vận Tải về giá trị doanh nghiệp CPH của Công ty Nhựa cao cấp Hàng không; Căn cứ Quyết định số 2069/QĐ-BGTVT ngày 22/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập Ban chỉ đạo CPH Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. *Trình tự thực hiện CPH Tiến trình CPH ở Công ty Nhựa cao cấp Hàng không về cơ bản phải trải qua 4 bước theo quy định chung tại Công văn số 3395/VPCP – ĐMDN Bước 1: Chuẩn bị CPH Bước 2: Xây dựng phương án CPH Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án CPH Bước 4: Ra mắt Công ty Cổ phần và đăng ký kinh doanh Song đến nay (03/2006), sau hơn 1 năm tiến hành thực hiện các bước của tiến trình CPH khối lượng công việc thực tế mà Công ty Nhựa cao cấp Hàng không làm được mới chỉ đạt 60%so với yêu cầu đặt ra. Các công việc đã hoàn thành là: chuẩn bị xong các điều kiện cho việc CPH, xây dựng được phương án CPH và phương án bố trí sắp xếp lai lao động, cơ bản hoàn tất quá trình đánh giá giá trị Doanh nghiệp và từng bước triển khai việc bán Cổ phần của Công ty với chi phí cho các hoạt động trên là 400.000.000đ. Do mất nhiều thời gian chờ quyết định phê duyệt phương án của Tổng Công ty Hàng không VN và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nên Công ty vẫn chưa thể tiến hành Đại hội cổ đông để bầu ra bộ máy tổ chức mới đồng thời chính thức chuyển sang loại hình Công ty Cổ phần. Còn có rất nhiều ý kiến xung quanh việc xác định cơ cấu vốn điều lệ cũng như thực tế việc bán cổ phần ra ngoài Công ty. Những vấn đề này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình CPH hiện nay ở Công ty. 2.1. Quá trình chuẩn bị cho hoạt động CPH * Học tập chính sách về CPH trong toàn Công ty CPH doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cả nước đã có tổng số 200 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành công tác CPH và hầu hết các doanh nghiệp này đều nhanh chóng phát huy được hiệu qủa hoạt động, thu hút thêm vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Có được những thành tích đó phải nói tới vai trò của công tác tuyên truyền, tập huấn cho người lao động thấy được hiệu quả của công tác CPH doanh nghiệp, thấy được quyền lợi và nghĩa vụ cũng như quyền làm chủ thực sự của người lao động đối với Công ty sau khi CPH. Năm 2004 vừa qua, Công ty nhựa cao cấp Hàng không bắt đầu chuẩn bị những điều kiện đầu tiên và lên phương án để tiến hành chuyển đổi hình thức hoạt động sang loại hình Công ty cổ phần theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ban lãnh đạo Công ty do nhận thức được vấn đề trên nên đã rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền phổ biến các chính sách cũng như quyền lợi từ CPH cho toàn thể CBCNV trong toàn Công ty. Công ty đã đầu tư nhiều thời gian, kinh phí đưa cán bộ lãnh đạo đi tham quan học tập kinh nghiệm, kiến thức, tham gia vào các buổi tập huấn về CPH do Tổng công ty hàng không cũng như Bộ thương mại tổ chức. Đối với công nhân viên các phòng ban, các phân xưởng sản xuất Công ty tổ chức mời các chuyên gia kinh tế đến giảng dạy, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ sau khi CPH. CBCNV trong toàn Công ty nhìn chung đã rất ủng hộ và quyết tâm cao để thực hiện tốt tiến trình CPH Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Tuy nhiên cũng giống như ở nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đội ngũ lãnh đạo và người lao động vì quyền lợi, lợi ích riêng của bản thân hay quen với việc bao cấp của Nhà nước cho nên vẫn muốn duy trì hoạt động của Công ty theo hình thức cũ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình CPH ở Công ty nhựa cao cấp Hàng không. * Lập phương án CPH và thực hiện phương án được duyệt Sau gần một năm chuẩn bị các điều kiện cần thiết đến tháng 7/2005._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29473.doc
Tài liệu liên quan