Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố cấu thành nên giang sơn đất nước. Cùng với đất đai và nhà ở có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người, là tài sản của nhà nước, của mỗi gia đình, phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội và mức sống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Ngày nay, với tốc độ tăng dân số nhanh cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hà Nội. Cùng với sự tiến b
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên của TP. Hà Nội (76tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ của xã hội, đất đai và nhà ở nói chung và đất ở và nhà ở đô thị nói riêng đang là vấn đề bức xúc và nóng bỏng được cả xã hội quan tâm.
Thực hiện Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Trong những năm qua, Hà Nội đã tiến hành công tác Kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị đã và đang thu được những kết quả khả quan và Hà Nội là địa phương dẫn đầu của cả nước về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị. Tuy nhiên, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở theo đánh giá chung của Thành uỷ và UBND Thành Phố, thì công tác này tiến bộ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, của các tổ chức, của các nhà đầu tư nên HĐND và UBND Thành Phố đã có chủ trương công tác này phải hoàn thành chậm nhất là cuối năm 2005, cơ bản hoàn thành trong năm 2004. Đảm bảo đến thời gian đó mỗi hộ gia đình, mỗi đơn vị và cá nhân sử dụng đất đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước, có quá trình đô thị hoá đất nước mạnh và đa dạng. Hàng ngày, hàng giờ có hàng nghìn ngôi nhà mới được xây dựng…, nhiều khu đô thị trở thành các khu nhà ở mới trong đô thi nhằm mở rộng đô thị ra ngoại thành. Theo Nghị định 132/2003/ NĐ - CP của chính phủ về việc Thành phố lập hai quận mới là Long Biên và Hoàng Mai. Vì vậy số lượng và nhu cầu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở hai quận này đang trở nên nóng bỏng và cấp bách. Vì vậy, để tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp Giấy chứng nhận trong toàn Thành phố, đặc biệt là quận Long Biên mới thành lập nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên của TP. Hà Nội ”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên, từ đó đánh giá, phân tích và rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và qua đó đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Nhiệm vụ của đề tài là phải làm rõ phương hướng thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên cũng như phương hướng của quận trong thời gian tới để từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục khuyết điểm, nâng cao tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Do điều kiện quận mới thành lập, nên em chỉ xin phép nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận thuộc thẩm quyền cấp giấy của quận.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở phục vụ cho công tác đăng ký ban đầu, đăng ký biến động cho các hộ gia đình, các cá nhân trên địa bàn quận.
Về phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra nhanh và phương pháp phân tích, đánh giá nhằm có nét nhìn vừa khái quát vừa cụ thể về tình hình cấp giấy chứng nhận của quận Long Biên, để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao được tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Nội dung bài viết được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương I. Cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên – TP Hà Nội.
Chương II. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên – TP Hà Nội.
Chương III. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên – TP Hà Nội.
Do thời gian có hạn cùng với những khó khăn của quận mới thành lập nên trong quá trình thu thập số liệu, không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong trung tâm, đặc biệt là thầy PGS.TS. Ngô Đức Cát, là người đã hướng dẫn em.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Ngô Đức Cát và các thầy, cô thuộc trung tâm Đào tạo Địa chính và kinh doanh Bất động sản và các bác, các chú, anh, chị nơi đơn vị thực tập đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
nội dung
Chương I.
cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
I. Vai trò của đất đai và nhà ở
1.Vai trò của đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Nếu không có đất đai sẽ không có sự sống trên trái đất này.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế – xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, thị trấn, thị xã, làng mạc, các công trình công nghiệp, các công trình dân sự về nhà ở, văn phòng làm việc và trụ sở của các cơ quan, giao thông,...Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được của các ngành sản xuất vật chất. Trong nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển xã hội, đất đai luôn là đối tượng lao động: để thu hút được nhiều nông sản con người cùng với những kinh nghiệm và khả năng lao động với những phương pháp khác nhau, tác động tích cực vào ruộng đất bằng hàng loạt các quá trình lao động như cày, bừa, chăm sóc...nhằm thay đổi chất lượng ruộng đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi để sản xuất và tăng nông sản phẩm. Đồng thời đất đai cũng là tư liệu lao động: con người lợi dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hoá học, sinh vật và các tính chất khác để tác động lên cây trồng.
Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của cả nước nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng trong cả nước.ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cả nước có 7 vùng kinh tế sinh thái: Miền Núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đông bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng có một vị thế khác nhau đòi hỏi Nhà nước ta phải quản lý sử dụng ở mỗi vùng sao cho hiệu quả nhất, sử dụng tiết kiệm nhất, năng suất cao nhất, nhằm phát triển nhanh kinh tế đất nước.
Theo Hiến pháp 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 1993 có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Đất đai nói chung và đất ở nói riêng là loại tài nguyên không thể tái tạo được. Đặc biệt là ở các khu đô thị, thị trấn, thị xã, đất đai càng trở lên khan hiếm hơn và thị trường đất đai, đặc biệt là đất ở ngày càng trở lên sôi động, nhu cầu đất để ở ngày càng tăng. Trước đây, các nhu cầu về ăn, mặc là hàng đầu thì ngày nay kinh tế phát triển, đời sống người dân tăng lên thì nhu cầu về chỗ ở đang trở nên là nóng bỏng và cấp bách, mọi người luôn có xu hướng đổ ra cá thành phố, thị trấn, thị xã để mua đất ở. Vì vậy, vấn đề quản lý đất đô thị càng thêm khó khăn, phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao vai trò quản lý về đất đai của Nhà nước, đảm bảo lợi ích chung của xã hội, đồng thời vừa đảm bảo lợi ích riêng của từng cá nhân, tạo điều kiện thúc đẩy người sử dụng đầu tư vào đất đai để cải tạo đời sống, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư...Vì vậy, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là công tác không thể thiếu được trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đảm bảo quyền sở hữu toàn dân và quyền sử dụng đất của người dân, tạo tâm lý yên tâm cho người dân sống và sản xuất trên chính mảnh đất của mình.
2.Vai trò của nhà ở
Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống của con người. Nhà ở là phương tiện quan trọng để bảo vệ con người trước các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, gió, bão, giá rét...Từ xa xưa, con người đã biết dùng cá hốc đá để trú ngụ. Họ sống theo bầy đàn, nhà ở là của chung của tất cả mọi người, sau đó trở thành thành sở hữu tư nhân trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, còn bây giờ với sự phát triển của xã hội các hình thức sở hữu nhà ở đã trở nên đa dạng. Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải đảm bảo điều kiện như ăn mặc và những điều kiện sinh họat khác. Như Ph.Angghen đã nói: “con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo….”. Ông cha ta cũng có câu: “có an cư thì mới lạc nghiệp” đã nói lên tầm quan trọng rất lớn của nhà ở đối với cuộc sống con người. Nhà ở là nơi mà trong đó mỗi gia đình trong xã hội sinh hoạt hàng ngày, sau nhưng khoảng thời gian vất vả, các cá nhân trong gia đình trở về ngôi nhà của mình, nơi những người thân gắn bó với cuộc sống của mình. Do có sự gắn bó mật thiết của con người với ngôi nhà của mình nên nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cùng với nhu cầu của họ. Nhà ở dần dần không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ, nó còn thể hiện cách sống, thẩm mỹ, vị trí xã hội của chủ nhân ngôi nhà.
Sự hình thành và phát triển cộng đồng làng xã, thôn, xóm, sự phát triển của các khu đân cư và quá trình đô thị hoá luôn gắn liền với sự phát triển nhà ở. Nhà ở không những là tài sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi gia đình, mà còn là một trong nhưng tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một đất nước, mức sống của dân cư mỗi dân tộc.Thực tế cho thấy, khi nhìn vào kiến trúc kiểu dáng các ngôi nhà ta có thể nhận biết được phong tục, tập quán, đời sống trong ngôi nhà đó và của cả cộng đồng. Nhà ở lúc nào cũng gắn liền với đất ở, đất ở bao giờ cũng gắn liền với nhà ở. Đất ở bao gồm diện tích đất trên đó nhà ở đã được xây dựng và diện tích hành lang, lối đi, đất vườn, khuôn viên gắn liền với nhà ở. Với tầm quan trọng của nhà ở như vậy thì vấn đề nhà ở luôn là mối quan tâm chung của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. ở nước ta, hiện nay đang rất quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển nhà ở. Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IV năm 1976 đã vạch rõ: “Nhà ở là vấn đề lớn nhất trong đời sống công nhân, nhân dân thành thị và các khu vực có chiến tranh tàn phá, xây dựng nhà ở là thực hiện một mục tiêu quan trọng để cải thiện đời sống vất chất và tinh thần của nhân dân, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu cao nhất của các kế hoạch phát triển kinh tế”. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, điều 62 nói rõ: “Công dân Việt Nam có quyền có nhà ở. Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm từng bước thực hiện quyền đó. Việc phân phối diện tích ở do Nhà nước quản lý phải công bằng và hợp lý”.
Từ đó cho ta thấy, nhà ở không chỉ là một loại tư liệu sinh hoạt phục vụ đời sống dân cư mà cũng là điều kiện vật chất để phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến sức khoẻ hiệu quả hoạt động của con người. Ngày nay, cùng với sự phảt tiển của kinh tế thị trường, nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi trú mưa, tránh nắng, cản gió bão, chống giá rét mà nó đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, chính trị. Nó đã trở thành địa điểm để ký kết các hợp đồng, là nơi sản xuất, buôn bán kinh doanh, là nơi mà con người nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động, và hiện nay đất ở đô thị đã trở thành loại hàng hoá đặc biệt và có giá trị kinh tế rất lớn và mang lại siêu lợi nhuận.
Sự hình thành và phát triển của ngành kinh doanh nhà ở đang là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng, và thu hút được lượng công nhân lớn góp phần giảm bớt thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân làm cho đất nước ngày càng giầu mạnh, xã hội ngày càng văn minh.
ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra nhiều chính sách, ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm khuyến khích người dân xây dựng nhà ở, tạo môi trường pháp lý thông thoáng để kinh doanh phát triển nhà ở, thu hút đầu tư, quản lý, sử dụng nhà ở sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường và thu hút được được nhiều lao động. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân phát huy nội lực sẵn có để sửa chữa, cải thiện, xây dựng mới ngôi nhà của mình làm cho cuộc sống ngày càng sung túc và đầy đủ hơn.
Đất đai, nhà ở luôn gắn bó mật thiết với nhau. Nhà ở bao giờ cũng gắn liền với đất ở. Đất ở phải có nhà ở. Hiện nay, đất đai và nhà ở đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Đặc biệt ở các thành phố, thị xã, thị trấn thì nhu cầu về đất dể xây dựng nhà ở là rất lớn. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu nhân dân do nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao cho hộ gia đình cá nhân, các tổ chức (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng ổn định lâu dài, để sản xuất, để ở...Còn vấn đề nhà ở, là tài sản có giá trị gắn liền trên đất ở, Nhà nước công nhận quyền sở hữu cá nhân cho người có nhà ở. Do đó, để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai và nhà ở, vừa đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất, sở hữu nhà tạo tâm lý thoải mái cho người dân trên mảnh đất của mình và góp phần quản lý đất đai, nhà ở hiệu quả tránh được các hiện tượng lấn chiếm, giảm dần các tranh chấp, đảm bảo quyền được sống công bằng cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, khắc phục được những tật xấu của kinh tế thị trường. Đảng và Nhà nước phải nâng cao vai trò lãnh đạo quản lý của mình trong lĩnh vực đất đai nhà ở, tăng cường thực hiện công tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở dụng đất ở, lập hồ sơ địa chính.
Việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là một nhu cầu cấp bách của người dân, sớm tạo lập đầy đủ các quyền và lợi ích cho người dân tạo động lực thực hiện tốt mục tiêu xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
1. Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Như chúng ta đã biết, chế độ sử dụng đất đai là một chế định rất quan trọng của Luật đất đai. Trong đó, các quy phạm pháp luật quy định và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất.
Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. Nhưng đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, trên thực tế Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao một phần đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình sử dụng đất đai. Thông qua các quy phạm pháp luật về đất đai Nhà nước quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai, đó là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất tuân thủ nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý để người sử dụng đất đai một cách hợp pháp, đúng mục đích sử dụng đất, đạt hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm. Bởi vậy, việc hoàn thiện chế độ sử dụng đất đai là rất cần thiết và cấp bách.
Quyền sở hữu nhà ở
Nhà ở là một vật có thực nên coi nhà ở là loại tài sản. Luật dân sự nói, nhà ở là một loại bất động sản vì nhà ở là một loại tài sản không thể di dời được. Bộ luật dân sự quy định về quyền sở hữu chung cho mọi tài sản, trong đó có nhà ở. Theo đó, quyền sở hữu nhà ở bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt nhà ở của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
+ Quyền chiếm hữu nhà ở là quyền của chủ sở hữu nhà ở tự mình nắm giữ, quản lý nhà ở thuộc sở hữu của mình.
+ Quyền sử dụng nhà ở là quyền của chủ sở hữu nhà ở khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nhà ở.
+ Quyền định đoạt nhà ở là quyền của chủ sở hữu nhà ở chuyển giao quyền sở hữu nhà ở của mình hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Về hình thức sở hữu nhà ở thì hiện nay có 3 loại hình thức sở hữu chủ yếu là:
+ Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước: nhà ở được tạo lập bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước; nhà ở có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển thành sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật, như nhà tịch thu, trưng mua, quản lý nhà vắng chủ, nhà do cá nhân hiến tặng...; nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có một phần tiền góp của cá nhân, của tập thể theo thoả thuận hoặc theo hợp đồng mua nhà trả góp nhưng chưa trả tiền hết.
+ Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế: nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn do các tổ chức này huy động; nhà ở được các tổ chức, cá nhân biếu tặng hợp pháp.
+ Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: là nhà do tư nhân tự tạo lập thông qua xây dựng, mua bán hoặc do nhận thừa kế hoặc được sở hữu bởi các hình thức hợp pháp khác.
2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của người sử dụng đất. Đây là cơ sở của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác nhận quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi người sử dụng đất như mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, diện tích sử dụng...Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở thể hiện ý chí của Nhà nước đối với chức năng nắm quyền lực trong tay đồng thời đảm bảo quyền sở hữu toàn dân về đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền của người có nhà ở và đất ở theo pháp luật của Nhà nước quy định. Hiện nay, trong quan hệ chuyển đổi, chuyển nhượng đất, cho thuê đất trong điều kiện cơ chế thị trường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở có giá trị như một ngân phiếu.
Quyền của người được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
Theo quy định của pháp luật, các hộ gia đình và cá nhân khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở thì được quyền chuyển quyền sử dụng đất như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền cho thuê, quyền thế chấp.
+ Quyền chuyển đổi: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được quy định ở Bộ Luật Dân sự và pháp luật về đất đai. Thực trạng sử dụng đất hiện nay là manh mún, phân tán nên việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là cần thiết nhằm sử dụng đất một cách hiệu quả hơn và tổ chức quá trình sản xuất hợp lý hơn.
+ Quyền chuyển nhượng: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất), còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở do không có nhu cầu hoặc chuyển đi nơi khác được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.
+ Quyền thừa kế: là việc chuyển quyền sử dụng đất ở của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai. Luật đất đai quy định: cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
+ Quyền cho thuê: là bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê.
+ Quyền thế chấp: là hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên thế chấp được tiếp tục được sử dụng đất trong thời gian thế chấp. Việc thực hiện quyền thế chấp là để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất phát triển sản xuất và là cơ sở pháp lý giữa người đi vay và tổ chức cho vay vốn.
3.Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất ở và nhà ở
Đất ở và nhà ở là một bộ phận trong lĩnh vực đất đai và nhà ở nên việc quản lý của Nhà nước về đất ở và nhà ở cũng mang những nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai và nhà ở.
Thông qua hoạch định chiến lược, quy định, lập kế hoạch phân bổ đất đai cũng như đất ở và phát triển nhà ở có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế- xã hội của đất nước; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, đảm bảo xây dựng và phát triển nhà ở hợp lý, giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai và quá trình xây dựng và quá trình xây dựng cải tạo và phát triển nhà ở, giúp người sử dụng đất và nhà ở có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất ở có hiệu quả cao.
Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất và nhà ở, Nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai và nhà ở về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả và xây dựng phát triển đất đai một cách hợp lý.
Thông qua việc ban hành những quy định về quan hệ đất đai và nhà ở cũng như chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư…Nhà nước muốn kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở hợp lý, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng đất đai và nhà ở, Nhà nước nắm chắc diễn biến sử dụng đất và xây dựng, cải tạo phát triển nhà ở, phát hiện những vi phạm và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai và nhà ở.
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở:
+ Điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng nhà ở, lập bản đồ địa chính và các khu dân cư.
+ Ban hành cá văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất và phát triển nhà ở và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
+ Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phát triển nhà ở.
+ Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép hoặc đình chỉ việc xây dựng, cải tạo nhà ở.
+ Đăng ký đất đai và nhà ở, lập và quản lý sổ địa chính và nhà ở, quản lý các hợp đồng sử dụng đất và nhà ở, thống kê và kiểm kê đất đai và nhà ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
+ Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai và nhà ở.
+ Giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo cá vi phạm pháp luật trong việc quản lý và sử dụng đất đai và nhà ở.
+ ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước chỉ giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Còn nhà ở thì Nhà nước công nhận quyền sở hữu cá nhân về nhà ở. Nhà nước quy định nhà ở là tài sản gắn liền với đất ở, cho phép người sử dụng đất có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số phận ngôi nhà của mình. Do đó, để vừa đảm bảo được vai trò quản lý của Nhà nước vừa đảm bảo được quyền sở hữu đất đai, vừa đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất và tạo điều kiện pháp lý thông thoáng, tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng đòi hỏi phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
III. Các căn cứ pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị được căn cứ vào các văn bản sau:
+ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Luật đất đai ngày 14/07/1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 2/12/1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 29/6/2001.
+ Nghị định số 17/1999/NĐ - CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về việc chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê, thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 1/1/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 17/1999/NĐ-CP.
+ Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Công văn số 647/CV/ĐC ngày 31/5/1995 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn một số điểm thực hiện Nghị định số 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung điều 10 của Nghị định số 60/Chính phủ; Chỉ thị số 364/TTg ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và mua bán kinh doanh nhà ở.
+ Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 quy định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị trên thành phố Hà Nội.
IV. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
1.Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
Mục đích
Đăng ký đất là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho những người có điều kiện để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước.
Yêu cầu của việc kê khai đăng ký
Việc đăng ký đất phải chấp hành đúng luật đất đai và các quy định kỹ thuật của ngành Địa chính, cụ thể là:
+ Đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý: đăng ký đúng đối tượng, diện tích trong thời hạn đuợc giao, đúng mục đích, thời hạn sử dụng, đúng quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
+ Phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định của ngành địa chính.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của ngành địa chính với chất lượng cao nhất và các loại thông tin: diện tích, hình thể, kích thước từng thửa đất, hạng đất.
+ Thực hiện triệt để kịp thời: mọi đối tượng sử dụng đất hay có nhu cầu biến động dưới mọi hình thức đều phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không để sót bất kỳ trường hợp sử dụng đất nào mà không đăng ký, đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai ttrên toàn bộ lãnh thổ.
Đối tượng kê khai đăng ký
Đối tượng kê khai đăng ký đất là các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Những người sử dụng đất chịu trách nhiệm kê khai đăng ký đất bao gồm:
+ Chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền thay mặt cho hộ gia đình sử dụng đất. Trong trường hợp chủ hộ uỷ quyền cho người khác kê khai đăng ký, thì người đứng tên trong hồ sơ đăng ký vẫn phải ghi theo tên của chủ hộ.
+ Cá nhân sử dụng hoặc người được uỷ quyền hợp pháp.
+ Các tổ chức sử dụng đất là: cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài, liên doanh giữa một bên là các tổ chức, cá nhân với một bên là các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: do thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng uỷ quyền. Người đứng tên đăng ký phải là tên của tổ chức sử dụng đất.
Tổ chức đăng ký phải là tổ chức có tư cách pháp nhân (theo quy định tại Điều 4 – Bộ luật Dân sự), trường hợp tổ chức sử dụng đất chưa đủ tư cách pháp nhân thì phải do tổ chức chủ quản có tư cách pháp nhân đứng ra kê khai đăng ký.
+ Các đơn vị sử dụng đất thuộc Bộ Quốc phòng sẽ do các đơn vị chủ quản là: tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, bộ tư lệnh biên phòng, học viện, nhà trường và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đứng tên kê khai đăng ký đất.
+ Các tổ chức sử dụng đất thuộc Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) sẽ do các đơn vị chủ quản là: Tổng cục Hậu cần, các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, Công an tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đứng tên kê khai đăng ký đất.
+ Văn phòng uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Văn phòng uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện kê khai đăng ký
UBND phường:
Đăng ký đất là một nội dung chuyên môn quan trọng nhưng cũng phức tạp trong hoạt hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước. Để hoàn thành nhiệm vụ này, không chỉ đòi hỏi có sự hưởng ứng tích cực của các ngành, của các đoàn thể và nhân dân, mà còn có sự phối hợp chặt chẽ của toàn ngành địa chính từ trung ương đến địa phương là phường và UBND các cấp. Trong đó, UBND phường đóng vai trò quan trọng là “cơ quan đăng ký đất”, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:
+ Xây dựng phương án, kế haọch thực hiện đăng ký trong phạm vi phường để trình UBND quận, thành phố, tỉnh duyệt.
+ Phổ biến các chủ trương, quy định về kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước đến mọi tổ chức và nhân dân trong phường để tự giác chấp hành.
+ Tổ chức lực lượng để thực hiện và tham gia phối hợp cùng các cấp quận và thành phố thực hiện toàn bộ công tác đăng ký đất ở địa phương.
+ Chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu, vật tư, kinh phí để thực hiện công việc ở phường.
+ Tổ chức kiểm tra và phối hợp với cấp quận, thành phố thực hiện việc đo đạc, chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện hệ thống tài liệu đo đạc để đáp ứng yêu cầu đăng ký đất.
+ Tổ chức việc kê khai đăng ký đất, tiếp nhận, thẩm tra đơn đăng ký ban đầu hoặc hồ sơ đăng ký biến động đất đai, đề._. xuất ý kiến giải quyết từng trường hợp để trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Lập, quản lý hồ sơ địa chính theo phân cấp và khai thác sử dụng để phục vụ yêu cầu quản lý biến động đất đai và các nhu cầu khác ở địa phương.
+ Giao giấy chứng nhận cho các đối tượng đủ điều kiện và thu lệ phí địa chính theo quy định của Bộ tài chính.
Cán bộ địa chính phường:
Cán bộ địa chính phường chịu trách nhiệm giúp UBND phường thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký đất đai theo phân cấp và chịu trách nhiệm trước ngành địa chính về chất lượng công việc chuyên môn trong đăng ký đất, các nhiệm vụ là:
+ Đề xuất phương án, kế hoạch thực hiện đăng ký đất.
+ Thu thập các tài liệu đất đai hiện có, chuẩn bị các loại vật tư kỹ thuật, văn phòng phẩm, biểu mẩu cần thiết cho việc thực hiện đăng ký đất.
+ Thực hiện đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa lưu tại phường bằng các phương pháp, phương tiện đơn giản hoặc phối hợp cùng với cơ quan địa chính các cấp tổ chức thực hiện đo đạc bằng các giải pháp khác để phục vụ yêu cầu đằng ký đất.
+ Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ xin đăng ký đất và làm các thủ tục để UBND trình cấp có thẩm quyền duyệt.
+ Trực tiếp lập và quản lý hồ sơ địa chính lưu tại phường và thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các trường hợp đủ điều kiện đăng ký biến động.
+ Thực hiện việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và thu lệ phí địa chính.
+ Báo cáo thường kỳ về tình hình thực hiện đăng ký và tình hình sử dụng đất của phường cho UBND phường và cơ quan địa chính quận theo quy định.
2.Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận
2.1. Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Nó không những tăng cường được vai trò trong việc nắm giữ quỹ đất, phân phối giám sát việc sử dụng đất sao cho hợp lý hiệu quả mà còn bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người sử dụng, đồng thời giúp người sử dụng đất thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Các trường hợp sau đây được xét cấp giấy chứng nhận:
- Người đang sử dụng nhà ở, đất ở có một trong các giấy tờ quy định sau đây được cấp giấy chứng nhận:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
+ Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở, cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai qua các thời kỳ của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu nhà ở chính thức hoặc tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc có tên trong sổ địa chính hợp lệ, không có tranh chấp (kể cả giấy chứng nhận do cấp có thẩm quyền đã cấp trước khi luật đất đai ban hành năm 1998 có hiệu lực).
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở, nhà ở, không thuộc diện quản lý, chủ nhà vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp.
+ Giấy tờ về thừa kế, cho tặng nhà đất đã được UBND cấp phường, thị trấn xác nhận và nhà đất không có tranh chấp.
+ Bản án có hiệu lực thi hành của toà án về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
+ Giấy tờ mua bán chuyển nhượng nhà ở đã được đăng ký trước bạ sang tên hoặc được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhà đất có nguồn gốc hợp pháp.
Những trường hợp này được xét duyệt cấp ngay giấy chứng nhận theo đúng hiện trạng không phụ thuộc và quy hoạch xây dựng và định mức sử dụng đất do thành phố quy định trước khi được cấp giấy chứng nhận.
- Hộ gia đình, cá nhân được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân đất để tự xây dựng nhà ở trước ngày 05/07/1994, diện tích không vượt quá mức quy định của thành phố (có quyết đinh giao đất của UBND thành phố và giấy phép xây dựng nhà ở cho cơ quan, đơn vị), nếu người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định tại thời điểm giao đất, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì được coi là đất có giấy tờ hợp lệ và được xét cấp giấy chứng nhận.
- Hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở của các đơn vị có tư cách pháp nhân được UBND Thành phố giao đất làm nhà bán, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định thì được xét cấp giấy chứng nhận ngay sau khi mua.
Các trường hợp phải xem xét sử lý trước khi cấp giấy chứng nhận:
- Nếu chủ nhà có một trong các giấy tờ về nhà đất đã nêu ở phần trên nhưng không phải chính chủ đang sử dụng thì phải có những giấy tờ khác kèm theo như: giấy tờ mua bán nhà, các giấy tờ có liên quan đến thừa kế, chia, nhận quà tặng…và được UBND phường, thị trấn xác nhận sự việc có thật, không có tranh chấp, khiếu kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận.
- Nếu chủ nhà có giấy tờ hợp lệ về nhà đất đã nêu ở trên nhưng sử dụng diện tích đất vượt quá diện quy định trong hợp lệ thì phần diện tích vượt quá cũng được cấp giấy chứng nhận sau khi chủ nhà nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính phủ.
- Nếu chủ nhà không có giấy tờ về nhà đất đã nêu trên nhưng phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được chính quyền cấp phường, thị trấn xác nhận nhà ở, đất ở không có tranh chấp đang được sử dụng ổn định thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận với hạn mức quy định cụ thể ở từng địa phương, ở Thành phố Hà Nội, cụ thể là:
+ Từ vành đai 2 trở vào trung tâm Thành phố thuộc 4 quận nội thành cũ, từ Vĩnh Tuy, Ngã tư Vọng, Ngã tư Sở, Cỗu Giấy, Nhật Tân vào trung tâm không quá 120 m2 /hộ.
+ Từ vành đai 2 trở ra không quá 180 m2/hộ.
+ Các cán bộ tham gia cách mạng trước ngày 31/12/1944 diện tích được xác định không vượt quá 120% so với 2 mức trên.
+ Diện tích được hợp thức phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính phủ với mức như sau:
Người sử dụng đất ổn định trước ngày 18/12/1980 phải nộp lệ phí trước bạ nhà đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
Người sử dụng đất ổn định sau ngày18/12/1980 đến 15/10/1993 phải nộp 20% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (phần nhà), lệ phí cấp giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
Người sử dụng đất ở từ ngày 15/10/1993, không đủ giấy tờ hợp lệ phải nộp 100% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (phần nhà), lệ phí cấp giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
Phần diện tích vượt quá định mức nói trên được ghi vào giấy chứng nhận là đất vườn liền kề, chủ nhà được sử dụng. Khi chủ nhà muốn chuyển mục đích sử dụng và thực hiện các quyền theo luật định phải nộp tiền sử dụng đất.
- Đối với nhà ở xây dựng sai phép hoặc không phép khi được xét cấp giấy chứng nhận phải chịu sử lý theo Quyết định 12/1998/QĐ-UB ngày 05/06/1998 của UBND Thành phố và các quy định khác có liên quan.
Đối với nhà đất trong phạm vi khu phố cổ thì ngoài quy định này, cần phải căn cứ Điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 45/1999/QĐ-UB ngày 04/06/1999 của UBND Thành phố Hà Nội để xử lý khi xét cấp giấy chứng nhận.
Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở:
- Nhà xây dựng trên đất mà pháp luật quy định không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
- Nhà xây dựng sau thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch được duyệt kể từ ngày ký quyết định.
- Nhà xây dựng sau thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố khu vực đất đã có nhà đã nằm trong hành lang bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ sông.
- Đất lấn chiếm của công, tự chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cho phép.
- Trường hợp có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng diện tích nhà đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu di tích, an ninh quốc phòng thì sử lý như sau:
+ Nhà ở được xây dựng trước ngày ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với điều kiện không được chuyển nhượng; khi Nhà nước giải toả được đền bù theo quy định.
+ Nhà ở đã xây dựng sau ngày ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với điều kiện không được chuyển nhượng, thế chấp. Nhà ở và công trình đã xây dựng phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Mọi trường hợp có tranh chấp khiếu kiện trong quá trình xét cấp giấy chứng nhận thì việc cấp giấy chứng nhận chỉ được xem xét sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong theo quy định của pháp luật.
2.2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
UBND tỉnh, Thành phố trực thược Trung ương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sau:
+ Các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính chị-xã hội ở trong nước sử dụng mọi loại đất.
+Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng ở vùng nông thôn và các mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại đô thị.
+Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất.
UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sau:
+ Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp lâm nghiệp và tại ở vùng nông thôn.
+ Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Giám đốc Sở Địa chính, trưởng phòng Địa chính câp quận, huyện có thẩm quyền chứng nhận biến động lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất đã cấp thuộc quyền của UBND cùng cấp.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng nào thì có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho đối tượng đó.
2.3. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Tổng cục Địa chính ban hành theo quyết định số 201/QĐ- ĐKTK ngày 14/7/1989, được áp dụng thống nhất trong cả nước để cấp cho các đối tượng sử dụng đất (trừ các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại đô thị).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở và sử dụng đất ở theo mẫu quy định tại Nghị định để cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại đô thị.
3,Những quy định về thủ tục tiến hành kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở
Theo Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị đã quy định như sau:
Chương III Điều 8 có ghi: nhà ở, đất ở phải được đăng ký tại Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn.
Điều 9 có ghi: “Người có nghĩa vụ đăng ký nhà ở, đất ở là chủ sở hữu nhà”. Trong các trường hợp khác thì người đang sử dụng nhà ở có nghĩa vụ đăng ký.
Theo thông tư số 1990/2001/TT– TCĐC ngày 30/11/2001 và theo Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyết sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị. Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/08/1999 quy định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị trên Thành phố Hà Nội quy định các bước như sau:
3.1. Chuẩn bị:
UBND cấp phường hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai đăng nhà ở, đất ở; phổ biến đến từng hộ dân phố nội dung quy định này và công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại địa phương, chuyển hồ sơ đến UBND cấp quận thẩm định và xét duyệt.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm có:
+ Tờ khai đăng ký nhà ở và đất ở, trong đó sơ đồ thửa đất đựoc chủ sử dụng đất tự vẽ và các chủ liền kề ký (theo mẫu).
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (theo mẫu).
+ Bản sao các giấy tờ có liên quan về nhà ở, đất ở:
Quyết định giao đất và cấp phép xây dựng nhà hoặc giấy xác nhận sở hữu nhà và sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với các trường hợp chủ nhà có các giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Giấy sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác đã nói ở phần trên.
Giấy xác nhận của cơ quan xã và cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền đối với trường hợp nhà ở, đất ở không có giấy tờ hợp lệ nhưng phù hợp quy hoạch.
Các giấy tờ mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến thừa kế, chia tách, nhận quà tặng.
+ Bản sao hộ khẩu.
3.2. Tổ chức cho các chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở kê khai đăng ký vào hồ sơ và nộp hồ sơ tại phường.
Cơ quan quản lý Nhà nước về đất nhà ở cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Nhân dân các cấp hướng dẫn cụ thể việc kê khai đăng ký đầy đủ, đúng với thực trạng nhà ở, đất ở của từng tổ chức, cá nhân trên địa bàn (cụ thể Uỷ ban Nhân dân cấp phường phát mẫu đơn kê khai, hướng dẫn và tổ chức cho nhân dân thực hiện kê khai đăng ký nhà ở).
Chủ nhà kê khai đầy đủ, rõ ràng nội dung đúng theo mẫu quy định, sao chụp chuẩn bị các bản sao giấy tờ liên quan về nhà ở, đất ở và nộp hồ sơ tại Uỷ ban Nhân dân phường; thị trấn. Hồ sơ kê khai được lập thành 3 bộ để quản lý ở 3 cấp thị trấn, quận và Thành phố.
Cán bộ địa chính phường (thị trấn) có trách nhiệm phối hợp với các cán bộ của các đơn vị đo vẽ bản đồ địa chính tại phường (thị trấn) lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất để các hộ dân làm cơ sở kê khai đăng ký. Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm nhà tự quản và nhà do các Công ty kinh doanh nhà quản lý thì việc kê khai đăng ký theo một trình tự khác.
Cơ quan quản lý nhà, đất cấp tỉnh cùng với Uỷ ban các cấp theo chương trình đã được ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạch định, bố trí lịch tiếp nhận đăng ký nhà ở, đất ở tại thị trấn, kiểm tra nội dung kê khai và sổ tiếp nhận đăng ký để thực hiện công việc.
Chủ nhà khi nộp đăng ký nhà ở, đất ở phải ký vào sổ tiếp nhận đăng ký.
3.3. Tổ chức phân loại hồ sơ và xét duyệt ở cấp phường
Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường (thị trấn) và nhóm các cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý nhà ở, đất ở kiểm tra bản đăng ký và các giấy tờ kèm theo phân thành 2 loại: loại có đủ điều kiện xét giấy chứng nhận và loại chưa đủ điều kiện xét, cấp giâý chứng nhận.
+ Đối với các trường hợp đủ điều kiện xét, cấp giấy chứng nhận:
Nhóm cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý nhà, đất cùng với Uỷ ban nhân dân phường (thị trấn) kiểm tra đo đạc vẽ nhà ở.
Cấp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đã hoàn tất các thủ tục đã nêu ở trên.
Uỷ ban nhân dân phường (thị trấn) lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở để trình Uỷ ban nhân dân quận tổng hợp, trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở các cơ quan quản lý Nhà nước về nhà, đất hướng dãn các công việc phải làm tuỳ theo các trường hợp cụ thể sau:
Hồ sơ có đủ các điều kiện cấp đổi ngay giấy chứng nhận cho dân: nhà ở Chính phủ đang quản lý có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điều 4 của Quyết định số 69/1999/QĐ - UB của Thành phố Hà Nội; nhà ở của cán bộ công nhân viên tự xây dựng trên đất được cơ quan, đơn vị phân cho theo quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên; nhà ở mua của các đơn vị có tư cách pháp nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở để bán. Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận hồ sơ kê khai đăng ký với các nội dung sau:
Khuôn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng không có tranh chấp, khiếu kiện.
Sau khi xác nhận Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn có thể trả lại chủ nhà để tự nộp đơn xin cấp, đổi giấy chứng nhận tại Sở Địa chính nhà đất hoặc có công văn gửi thẳng Sở Địa chính nhà đất đề nghị cấp, đổi giấy chứng nhận.
Chú ý không xác nhận nhiều lần cho một hồ sơ
3.4. Cấp có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận
Tổ chức xét cấp tại cấp quận:
Phòng địa chính- Nhà đất cấp quận (huện) có trách nhiệm tổng hợp kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký do UBND cấp phường, thị trấn chuyển lên để thẩm định, kiến nghị việc cấp giấy chứng nhận hay chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, kiến nghị các khoản phải nộp theo quy định được ghi nợ để cấp giấy chứng nhận.
+ Các trường hợp đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, phòng Địa chính-Nhà đất lập danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận, tờ trình và bản thảo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để chủ tịch UBND quận (huyện) ký trình Thành phố.
+ Các trường hợp có vướng mắc phải xử lý, phòng địa chính nhà đất tập hợp hồ sơ báo cáo hội đồng xét cấp giấy chứng nhận, cấp quận xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Sau khi xét duyệt, hội đồng lập biên bản kiến nghị trường hợp nào được cấp giấy chứng nhận, trường hợp nào không cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp được hội đồng thông qua, phòng địa chính nhà đất lập danh sách cấp đề nghị cấp giấy chứng nhận, tờ trình và bản thảo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để chủ tịch UBND quận (huyện) ký trình Thành phố.
+ Phòng địa chính nhà đất cấp quận có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sở kê khai đăng ký, biên bản xét duyệt tờ trình bản thảo giấy chứng nhận của các trường hợp đề nghị cấp cho Sở địa chính nhà đất để thẩm định và hoàn tất thủ tục trình UBND Thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận.
+ Riêng những trường hợp chưa sử dụng đất và sở hữu nhà ở có nhu cầu sớm được cấp giấy chứng nhận mà không phải chờ đợi theo đợt phân loại và xem xét của hội đồng cấp phường, thị trấn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng địa chính nhà đất quận nhưng các hộ phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định. Phòng địa chính nhà đất quận phối hợp với UBND phường, thị trấn tiến hành thẩm tra, tổng hợp hồ sơ về UBND quận trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận.
Tổ chức xét cấp giấy chứng nhận tại Thành phố:
Các cơ quan cấp tỉnh (Sở địa chính- nhà đất): thực hiện tổ chức phúc tra các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở kèm theo danh sách; lập báo cáo trình UBND cấp tỉnh kèm theo danh sách các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và chịu trách nhiệm trước UBND về kết quả kiểm tra; trình UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (hai bản) đã được thể hiện theo đúng quy định.
UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương duyệt và ký vào giấy chứng nhận.
Những trường hợp có đủ giấy tờ hợp lệ xin cấp đổi giấy chứng nhận, Sở địa chính nhà đất trực tiếp thẩm định và làm thủ tục trình UBND cấp giấy chứng nhận.
Những trường hợp không đủ điều kiện sẽ trả lại quận và thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hồ sơ và thời hạn thực hiện.
Sở Điạ chính có trách nhiệm lưu trữ văn bản quản lý toàn bộ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và lưu trữ giấy chứng nhận đã cấp.
3.5. Giao giấy chứng nhận cho nhân dân
Các cơ quan quản lý nhà, đất cùng với UBND các cấp tổ chức giao giấy chứng nhận tại phường, thị trấn sau khi người được cấp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo cách thức sau:
+ Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy sẽ được Sở địa chính- nhà đất giao cho chủ nhà ngay tại văn phòng Sở.
Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản Nhà nước thu theo quy định Sở Địa chính - Nhà đất sẽ có thông báo chuyển cục thuế Thành phố để chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai Sở Địa chính - Nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao lại giấy chứng nhận cho chủ nhà. Khi đó chủ nhà được thực hiện các quyền theo luật định.
Trường hợp chủ nhà được xin nộp chậm, Sở Địa chính - Nhà đất sẽ đánh dấu “chưa hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính, khi thực hiện quyền theo luật định phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký.
+ Đối với các trường hợp do UBND quận trình: sau khi được UBND Thành phố ký, Sở Địa chính - Nhà đất vào sổ đăng ký tại Sở, đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, khi thực hiện quyền theo luật định phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận (cả bản sao cho chủ và bản lưu) và chuyển giấy chứng nhận (bản cấp cho chủ nhà) cho UBND quận có trách nhiệm tổ chức việc trao giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi.
Trường hợp chủ nhà muốn được nộp ngay, UBND quận phối hợp với Cục thuế và Kho bạc Nhà nước tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận lợi cho người dân trên địa bàn quận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính - Nhà đất để xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký quản lý.
+ Sở Địa chính - Nhà đất, phòng địa chính nhà đất cấp quận và UBND cấp phường, thị trấn có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận và theo dõi biến động nhà, đất theo mẫu quy định, đồng thời tổ chức nghiệm thu để đưa vào quản lý.
chương II.
thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội.
I. Quá trình hình thành quận Long Biên
Trong những năm vừa qua do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, sự hình thành các khu đô thị mới, nhiều dự án đã được triển khai và tổ chức thực hiện trên toàn Thành phố nên đã có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở và trật tự và xây dựng đô thị. Nằm tăng cường hơn nữa cho chính sách quản lý đất đai và cùng với nó là tạo điều kiện cho các khu đô thị mới từng bước chuyển ra ngoại thành, Chính phủ đã có quyết định về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên và các phường trực thuộc quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Thành lập quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và các thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Long Biên có 6.038,24 ha diện tích đất tự nhiên và 170.706 nhân khẩu.
Địa giới hành chính quận Long Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Thành lập các phường thuộc quận Long Biên:
+ Thành lập phường Gia Thuỵ trên cơ sở 77,68 ha diện tích tự nhiên và 7.207 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm, 42,64 ha diện tích tự nhiên và 2.514 nhân khẩu của xã Gia Thuỵ.
Phường Gia Thuỵ có 120,32 ha diện tích tự nhiên và 9.721 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Gia Thuỵ: Đông giáp phường Việt Hưng; Tây giáp các phường Thượng thanh, Ngọc Lâm; Nam giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng; Bắc giáp phường Thượng Thanh.
+ Thành lập phường Ngọc Lâm trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 190.604 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên của xã Bồ Đề.
Phường Ngọc Lâm có 113,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Ngọc Lâm: Đông giáp phường Bồ Đề; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp phường Bồ Đề; Bắc giáp các phường Ngọc Thuỵ, Thượng Thanh, Gia Thuỵ.
+ Thành lập phường Bồ Đề trên cơ sở 379,92 ha diện tích tự nhiên và 9.888 nhân khẩu của xã Bồ Đề và 6.271 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm.
Phường Bồ Đề có 379,92 ha diện tích tự nhiên và 16.159 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Bồ Đề: Đông giáp phường Phúc Đồng; Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp phường Long Biên; Bắc giáp các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ.
+ Thành lập phường Phúc Đồng trên cơ sở 494,76 ha diện tích đất tự nhiên và 60.994 nhân khẩu của xã Gia Thuỵ.
Địa giới hành chính phường Phúc Đồng: Đông giáp các phường Việt Hưng, Sài Đồng; Tây giáp phường Bồ Đề; Nam giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn; Bắc giáp các phường Gia Thuỵ, Việt Hưng.
+ Thành lập phường Phúc Lợi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hội Xá.
Phường Phúc Lợi có 619,69 ha diện tích tự nhiên và 7.820 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Phúc Lợi: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Việt Hưng; Nam giáp các phường Sài Đồng, Thạch Bàn và huyện Gia Lâm; Bắc giáp phường Giang Biên.
+ Thành lập phường Thượng Thanh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thượng Thanh.
Phường Thượng Thanh có 488,09 ha diện tích tự nhiên và 13.153 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Thượng Thanh: Đông giáp phường Đức Giang; Tây giáp phường Ngọc Thuỵ; Nam giáp các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ; Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
+ Thành lập phường Giang Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Giang Biên.
Phường Giang Biên có 471,40 ha diện tích tự nhiên và 4.600 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Giang Biên: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp các phường Đức Giang, Việt Hưng; Nam giáp phường Phúc Lợi; Bắc giáp huyện Gia Lâm.
+ Thành lập phường Ngọc Thuỵ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Ngọc Thuỵ.
Phường Ngọc Thuỵ có 898,99 ha diện tích tự nhiên và 18.568 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Ngọc Thuỵ: Đông giáp phường Thượng Thanh; Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình; Nam giáp phường Ngọc Lâm và quận Hoàn Kiếm; Bắc giáp huyện Đông Anh.
+ Thành lập phường Việt Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Việt Hưng.
Phường Việt Hưng có 383,44 ha diện tích tự nhiên và 7.884 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Việt Hưng: Đông giáp các phường Giang Biên, Phúc Lợi; Tây giáp các phường Đức Giang, Gia Thuỵ; Nam giáp các phường Phúc Đồng, Sài Đồng; Bắc giáp phường Đức Giang.
+ Thành lập phường Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Long Biên.
Phường Long Biên có 723,13 ha diện tích tự nhiên và 9.455 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Long Biên: Đông giáp phường Thạch Bàn; Tây giáp các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; Nam giáp phường Cự Khối và quận Hai Bà Trưng; Bắc giáp các phường Bồ Đề, Phúc Đồng.
+ Thành lập phường Thạch Bàn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thạch Bàn.
Phường Thạch Bàn có 527,21 ha diện tích tự nhiên và 11.300 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Thạch Bàn: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Long Biên; Nam giáp phường Cự Khối; Bắc giáp các phường Phúc Đông, Sài Đồng, Phúc lợi.
+ Thành lập phường Cự Khối trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cự Khối.
Phường Cự Khối có 468,94 ha diện tích tự nhiên và 5.652 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Cự Khối: Đông giáp huyện Gia Lâm; Tây giáp phường Long Biên; Nam giáp quận Hoàng Mai; Bắc giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn.
+ Thành lập phường Đức Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Đức Giang.
Phường Đức Giang có 240,64 ha diện tích tự nhiên và 25.767 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Đức Giang: Đông giáp phường Giang Biên; Tây giáp phường Thượng Thanh; Nam giáp các phường Gia Thuỵ, Việt Hưng; Bắc giáp các phường Thượng Thanh, Giang Biên.
+ Thành lập phường Sài Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sài Đồng.
Phường Sài Đồng có 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Sài Đồng: Đông giáp phường Phúc Lợi; Tây giáp phường Phúc Đồng; Nam giáp phường Thạch Bàn; Bắc giáp phường Việt Hưng.
II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Long Biên
1.Điều kiện tự nhiên:
Quận Long Biên được thành lập năm 2003 trên cơ sở sát nhập một số diện tích của huyện Gia Lâm, quận Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì nằm trên hai bờ sông Hồng và sông Đuống.
Quận Long Biên nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ Đông Bắc rất quan trọng, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và hàng không.
Quận Long Biên có vị trí và địa thế rất đẹp và thuận lợi, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, Tây giáp quận Hoàn Kiếm; Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp huyện Đông Anh, Gia Lâm. Vì vậy, quận Long Biên trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô Hà Nội. Về mặt hành chính, quận Long Biên là quận trực thuộc Thành phố Hà Nội, với 3 thị trấn cũ là: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng và 11 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối. Với diện tích đất tự nhiên là 6.038,24 ha, tức là chiếm 6,55% diện tích đất toàn Thành phố (Tổng diện tích đất toàn Thành phố là 92.097). Với diện tích trên, quận Long Biên sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn về đất đai và nhà ở. Quận Long Biên là quận có nhiều ao, hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tưới tiêu nước. Quận Long Biên giáp hai con sông lớn là Sông Hồng và Sông Đuống, trong đó Sông Hồng chảy qua là 30 km, Sông Đuống chảy qua 17,5 km.
Quận Long Biên có 3 loại đất chính đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê và đất bạc màu. Phần lớn đất đai của quận Long Biên thuộc đất phù sa của hệ thống Sông Hồng và Sông Đuống lâu ngày bồi đắp mà thành. Đây là loại đất rất thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bổ đều ở khắp các phường trong quận, nhóm đất bạc màu tập trung chủ yếu ở vùng giáp với Huyện Đông Anh, loại đất này không mang lại hiệu quả cho nông nghiệp. Quận Long Biên đã, đang và sẽ là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, nó đã và đang cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị kinh tế cao và nổi tiếng trong Thành phố cũng như khu vực lân cận. Đặc biệt quận Long Biên đã và đang hình thành nên vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữa…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày càng lớn mạnh của Thủ đô Hà Nội và cũng có một phần lớn xuất khẩu.
Như vậy, quận Long Biên là quận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, được thể hiện ở các mặt:
Một là, có vị trí địa thế thuận lợi ở các cửa ngõ Đông Bắc của Thành Phố Hà Nội. Có con Sông Hồng và Sông Đuống chảy qua, nó đã tạo cho quận Long Biên gắn bó một cách tự nhiên, thuận lợi với tất cả các quận trong toàn Thành phố và cũng như các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên,…
Hai là, có nguồn tài nguyên tương đối dồi dào, phong phú như thuỷ sản, hệ thống mạch nước ngầm và n._.hư tường rào, nhà tạm vẫn xảy ra trên đất sản xuất nông nghiệp.
+ Tình trạng lấn chiếm đất công ở các khu vực hồ ao nhỏ lẻ, đất nông nghiệp ven khu dân cư và tiếp tục xảy ra nhất là ở các thị trấn, các xã ven đô.
+ Phần lớn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà không thông qua các cấp có thẩm quyền mà chỉ dừng lại ở việc xác nhận ở cấp xã, thị trấn. Các biệt có trường hợp vẫn mua bán trao tay, đã làm thất thu cho ngân sách Nhà nước.
2.2. Những nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan:
+ Các thôn, xã chưa có biện pháp tích cực để ngăn chặn và giải quyết kịp thời cac vi phạm về đất đai ở địa phương.
+ Một số cán bộ lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính xa chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mặt khác do trình độ còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước về đất đai còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, việc xử lý các vi phạm, khiếu nại tranh chấp đất đai chưa kịp thời còn né tránh đùn đẩy.
+ Công tác tuyên truyền ở các cấp, các ngành chức năng chưa thường xuyên và liên tục, nên dẫn đến sự hiểu biết của nhân dân và các đối tượng sử dụng đất về luật đất đai còn hạn chế.
+ Do sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai của huyện và xã trong những năm trước đây.
+ Bộ máy địa chính cấp cơ sở: Do thay đổi cán bộ địa chính hoặc một số xã cán bộ địa chính đã quá tuổi, không được đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai.
+ Trường hợp xây dựng không phép ở các xã, thị trấn còn xảy ra quá lớn, mặc dù phòng đã tham mưu cho UBND huyện triển khai quyết định số 109/2001/QĐ - UB ngày 08/11/2001 đến từng xã, thị trấn và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương.
+ Việc lập hồ sơ TKKT – TDT còn nhiều sai sót, phải sửa chữa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, một số tư vấn thiết kế còn hạn chế về chuyên môn.
Nguyên nhân khách quan:
+ Do tốc độ đô thị hoá nhanh trên đị bàn huyện, đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp, các khu đô thị đã tạo nên những biến động lớn về đất đai như giá đất tăng dẫn đến nhiều hiện tượng vi phạm luật đất đai như: cho thuê đất trái thẩm quyền, đầu cơ đất đai, lấn chiếm đất công, bán đất trái thẩm quyền…
+ Về chính sách: Do quy định về giá đất, về chính sách đền bù, và thuế chuyển quyền sử dụng đất chưa hợp lý và đồng bộ. Do đó, công tác GPMB và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn.
+ Về quy định thủ tục: Thủ tục hành chính giải quyết về mục đích sử dụng đất (dãn dân, tái định cư) chuyển quyền sử dụng đất, hợp thức quyền sử dụng đất còn rườm rà qua nhiều khâu gây mất thời gian. Vì vậy, dẫn tới tình trạng làm tắt, tuỳ tiện, không đúng với quy định làm cho công tác quản lý, giám sát tình hình sử dụng đất không đựơc chặt chẽ (có nơi dẫn đến vi phạm phải xử lý bằng pháp luật).
+ Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai chưa kịp thời, nhiều nội dung còn chung chung nên đã gây nhiều khó khăn cho các cấp, các ngành khi thực hiện.
+ ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế, cùng với sự quản lý lỏng lẻo và không xử lý kịp thời, dứt điểm của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.
+ Nhiều doanh nghiệp tự ý chia đất cho các gia đình, cá nhân khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép nên các hộ không có giấy tờ, nhưng do nhu cầu về nhà ở nên cố tình vi phạm.
chương III.
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận long biên
I. Phương hướng và nhiệm vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận trong thời gian tới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, những vấn đề về đất đai, nhà ở rất nóng bỏng và phức tạp trong thời đại ngày nay và đặc biệt là nhu cầu hiện nay của dân cư về nhà ở rất lớn và đa dạng luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết triệt để, mang lại cuộc sống ổn định ấm no cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, công bằng văn minh.
Để cùng với Nhà nước, các cấp chính quyền, cùng với Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội, phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Long Biên đã và đang tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp đã có, luôn năng động và sáng tạo trong công việc, đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đi vào nề nếp, có khoa học, đạt hiệu quả cao đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân an tâm trong vấn đề về nhà ở và đất ở và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư được an tâm và thuận lợi.
Trong những năm tới, phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Long Biên sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Công tác quản lý địa chính nhà đất:
+ Công tác cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 64/CP: Một số phường đã giao xong đất ngoài thực địa cần tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là: Cự Khối, Long Biên, Thạch Bàn, Phúc Lợi.
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo Quyết định 69/2001/QĐ - UB cho 14 phường trong năm 2004:
Dưới đây là kế hoạch thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại 14 phường trên địa bàn quận Long Biên
Số
TT
Tên Phường
Tổng số hộ
Phải cấp GCN
Số GCN đã cấp đến năm
2003
Số GCN còn
Phải cấp tiếp
Kế hoạch
Giao cấp
Năm 2004
1.
Thượng Thanh
2.556
273
1.983
500
2.
Ngọc Thuỵ
4.196
542
3.654
500
3.
Việt Hưng
1.876
178
1.698
200
4.
Cự Khối
1.215
289
926
200
5.
Giang Biên
1.075
220
855
200
6.
Long Biên
2.039
283
1.756
250
7.
Bồ Đề
3.595
702
2.893
500
8.
Thạch Bàn
2.665
551
2.114
400
9.
Ngọc Lâm
4.420
1.814
2.606
200
10.
Gia Thuỵ
0
100
11.
Phúc Đồng
2.224
1.949
275
100
12.
Phúc Lợi
1.940
1.510
430
100
13.
Đức Giang
2.370
1.220
1.150
150
14.
Sài Đồng
1.010
516
494
100
Tổng
30.881
10.047
20.834
3.500
Nguồn: Quyết định số 08/QĐ-UB ngày 12/01/2004 của UBND
quận Long Biên
+ Tiếp tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai theo Chỉ thị 15, 16, 17 của UBND Thành phố Hà Nội.
+ Triển khai công tác đánh số và gắn biển số nhà cho 14 phường và trước mắt thực hiện cho 2 phường đô thị hoá nhanh là: Bồ Đề và Ngọc Thuỵ, số biển phải gắn là 1000 biển.
+ Phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội tổ chức tập huấn Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004.
+ Hướng dẫn thủ tục và thụ lý trình UBND quận và Thành phố hợp thức hoá cho các hộ do thôn và xã cấp trái thẩm quyền theo kết luận của Thanh tra trước đây gồm có phường Phúc Đồng, Ngọc Thuỵ, Cự Khối, Bồ Đề, Giang Biên.
+ Thực hiện tốt công tác GPMB tập trung một số dự án trọng điểm như khu đô thị mới Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn, đường Ngô Gia Tự, đường 5 kéo dài, đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Giải quyết đơn thư kịp thời, đúng pháp luật.
+ Phối hợp với ban quản lý dự án và các phường lập dự án đầu tư đấu giá các quỹ đất nhỏ lẻ, đất kẹt, đất thu hồi.
+ Phối hợp với phòng Tổ chức chính quyền và Công ty Địa chính tổ chức cắm mốc địa giới hành chính các phường.
Công tác quản lý đô thị:
+ Phối hợp với Sở Quy Hoạch kiến trúc, Viện quy hoạch lập quy hoạch chi tiết quận Long Biên và 2 phường Thạch Bàn, Bồ Đề và khu trung tâm hành chính quận.
+ Tổ chức tập huấn thủ tục trình tự cấp phép xây dựng và đẩy nhanh tiến độ cấp phép xây dựng.
+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán các dự án đầu tư trên địa bàn quận theo phân cấp.
+ Tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, báo cáo định kỳ, hàng quý- năm về quản lý chất lượng công trình đầu tư về xây dựng.
+ Phối hợp với phòng KH – KT – Ban QLDA xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường, điện, cấp thoát nước trên dịa bàn quận, các công trình công cộng tại cac phường- trình quận và Thành phố quyết định đầu tư.
+ Phối hợp với các phường xây dựng quy hoạch vị trí kinh doanh vật liệu xây dựng – khai thác cát trên địa bàn quận trình Thành phố, Sở Xây dựng phê duyệt.
+ Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tập huấn luật xây dựng có hiệu lực thi hành từ 1/7/2004.
+ Tham gia định giá tài sản với toà án quận về các dự án dân sự.
+ Thực hiện các công việc khác do Quận Uỷ – UBND quận giao.
II. Các giải pháp
Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên – Thành phố Hà Nội, cần phải có sự phối hợp của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ Sở Địa chính - Nhà đất đến UBND quận và phòng Địa chính - Nhà đất và Đô thị quận Long Biên cũng như việc xuống các cơ sở như phường Đức Giang, huyện Gia Lâm, thị trấn Gia Lâm, tị trấn Yên Viên…và quá trình thực tập cũng như tìm hiểu tại Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất Hà Nội). Với kiến thức còn hạn chế cuả mình, em xin đưa ra một số giải pháp sau đây:
1.Quy hoạch các khu dân cư và đất ở trên phạm vi toàn quận
Quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất, phân bổ đất cho hợp lý, quy hoạch từng khu dân cư, từng khu công nghiệp, từng khu đô thị mới…Từ đó nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc cấp giấy cũng như quản lý của Nhà nước về đất đai nói chung, đất ở và nhà ở nói riêng. Bên cạnh việc quy hoạch là các bản đồ quy hoạch, phải được công khai rã ràng, đó là kết quả của hoạt động thực tế bộ máy Nhà nước kết hợp với những dự báo có cơ sở kế hoạch trong tương lai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để các nhà quản lý nắm bắt được tình hình quỹ đất của từng địa phương, từng vùng, từng khu… Và làm cho người sử dụng biết được phạm vi và quyền hạn của mình đối với việc sử dụng đất sao cho phù hợp với những quy định của Nhà nước. Diện tích đất đai, cũng như đất ở thì có hạn và ngày càng có xu hướng bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, nhu vầu của dân cư về xây dựng nhà ở rất lớn, nhu vầu sử dụng đất cho các dự án như xây dựng đường giao thông, khu thương mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh…Vì vậy, với diện tích đất nhất định đó để xây dựng được hợp lý mà vẫn tiết kiệm được quỹ đất cho tương lai thì cần phải sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thông qua việc quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất, Nhà nước sẽ quản lý, phân bổ đất hợp lý và hiệu quả hơn, tăng sự công bằng cho người dân.
Việc công bố quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận là một việc rất cần thiết. Từ đó, người dân có thể biết được vùng đất nào thuộc vào diện tích xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, vùng đất nào dành cho xây dựng nhà ở để tránh tình trạng một số người lợi dụng chức quyền, sự quen biết để biết trước được quy hoạch và găm đất, đầu cơ đất đai nhằm thu lợi, có khi gây ra các vụ mua bán đất đai bất chính, lừa lọc gây ra thiệt hại cho nhiều người dân. Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho công bố không được rộng rãi sẽ gây nên tình trạng nhà vừa xây dựng xong lại bị phá dỡ, thu hồi, gây thiệt hại về tiền cho người dân cũng như tiền của Nhà nước trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. Quy hoạch các khu vực cần dành đất cho các công trình công cộng và phát triển đô thị mới cần được kiến trúc sư trưởng sớm công bố để làm cơ sở hợp thức hoá, xét cấp giấy chứng nhận.
Trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị thì bản đồ quy hoạch sử dụng đất là cơ sở rất quan trọng để xét cấp giấy. Quy hoạch sử dụng đất càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ địa chính thực hiện việc xét cấp giấy chứng nhận càng dễ dàng và nhanh chóng bấy nhiêu.
Do vậy, việc tổ chức xây dựng quy hoạch sử dụng đất hợp lý là công việc rất cần thiết, điều cần thiết hơn nữa là việc quy hoạch sử dụng đất được công bố rộng rãi và việc vận dụng quy hoạch đó để thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Với quy hoạch đất đai, nhà ở sẵn có, cán bộ địa chính có thể sớm hoàn thành nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận.
2.Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách về đất đai và nhà ở.
Văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận theo luật định. Hiện nay, hệ thống luật và pháp lệnh về đất đai và nhà ở còn chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế. Ví dụ như: Nghị định số 60/CP của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị ban hành năm 1994, trong đó có nhiều điều đã quá xa vời với những phát sinh trong thực tế hiện nay. Hay như: Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quy định khung giá đất quy định trong khung giá tuy có hệ số điều chỉnh nhưng vẫn còn rất thấp so với thực tế, làm cho công tác thu tiền lệ phí để cấp giấy chứng nhận còn chậm. Do đó, có ảnh hưởng tới tiến độ cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, một số điều trong văn bản pháp luật còn tình trạng tự làm theo ý mình. Do đó, Chính phủ cần có các quy định mới, cụ thể hơn và cần sửa đổi thay thế ngay một số văn bản đã quá cũ kỹ, lạc hậu. Việc ghi nợ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tuy đã được thực hiện nhưng cần có những văn bản pháp luật cụ thể quy định về vấn đề này, tạo điều kiện cho người dân tích cực hơn nữa trong việc kê khai đăng ký, xin cấp giấy chứng nhân, đặc biệt là người dân đô thị, bởi đó là nơi diễn ra các hoạt động sử dụng giá trị của việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất vẫn còn chưa thống nhất, gây nên tâm lý khó hiểu cho người dân. Cần có những giải pháp để cấp giấy chứng nhận nhanh chóng theo một mẫu quy định thống nhất của Bộ Tài nguyên – Môi trường.
+ Các cán bộ Phòng địa chính – Nhà đất phải luôn cập nhật các thông tin mới nhất về pháp luật đất đai và văn bản pháp luật khác có liên quan, để vận dụng vào việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
+ Phòng Địa chính – Nhà đất phối hợp với Uỷ ban Nhân dân quận có những buổi phổ biến cho người dân biết các quy định trong các văn bản pháp luật Nhà nước mới ban hành, mẫu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, những điều kiện và thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, đặc biệt các quy định về thu tiền cấp giấy chứng nhân, có nhiều người dân còn mơ hồ không biết mẫu giấy chứng nhận như thế nào, số tiền phải nộp là những khoản gì và nộp với mức là bao nhiêu…?
3.Tăng cường đội ngũ cán bộ địa chính nhà đất quận
Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Địa chính – Nhà đất rrong sạch, lành mạnh, vững vàng, có trình độ chuyên môn trong toàn nghành. Thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật và kiến thức chuyên nghành cho cán bộ cơ sở. Đưa một số cán bộ chưa được đào tạo chính quy đi học tập trau dồi kiến thức chuyên ngành. Cần trang bị các trang thiết bị hiện đại cho cán bộ địa chính như các thiết bị đo vẽ, máy tính, máy quét…
Phát huy trách nhiệm lãnh đạo cấp phường, thị trấn. Cấp này đóng vai trò hết sức quan trọng. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chuyển biến như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào khâu này, họ phải thấy hết trách nhiệm chủ động tìm mọi biên pháp tháo gỡ vướng mắc thì mới đẩy nhanh được tiến độ. Đồng thời tăng cường quyền hạn, nhiệm vụ cho cấp phường, thị trấn trong các khâu kê khai, đăng ký, đo vẽ sơ đồ xác định nguồn gốc nhà đất, xét duyệt để cấp giấy chứng nhận. Cấp Thành phố tập trung vào hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định những hồ sơ thuộc thẩm quyền.
Cần kiện toàn bộ máy cán bộ phòng theo quy định (14 đồng chí) trước mắt mới có 7 đồng chí biên chế và 2 đồng chí hợp đồng, phòng đề xuất với UBND quận để tiếp nhận thêm biên chế để đảm đương được công việc.
Tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết kịp thời những vướng mắc và báo cáo những vấn đề bức xúc với lãnh đạo quận để kịp thời giải quyết.
Củng cố cán bộ địa chính, cán bộ quản lý đô thị chuyên trách của phường đủ năng lực, chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Bồi dưỡng công tác chuyên môn, kiến thức pháp luật cho cán bộ của phòng và cán bộ địa chính cơ sở phường để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4.Cải cách thủ tục hành chính
Việc hợp nhất và hoạt động theo mô hình “Dịch vụ hành chính Công”, Sở địa chính – Nhà đất đã đạt được những hiệu quả ban đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Sở Địa chính – Nhà đất đã thực hiện nhiệm vụ đăng ký, xử lý các thủ tục liên quan đến nhà đất, tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhanh chóng; đơn giản hoá bộ máy, ít đầu mối và phân trách nhiệm theo cấp rõ ràng. Kế thừa những kinh nghiệm đó, Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Long Biên cần có gắng đơn giản thủ tục, tạo sự nhanh chóng, rút ngắn thới gian, tránh sự phiền hà cho người dân. Rút ngắn thời gian bằng cách nâng cao tính chính xác trong khâu phân loại hồ sơ, xét duyệt để cấp giấy chứng nhận cho người dân, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Ngày nay, việc hoạt động theo mô hình “Dịch vụ hành chính Công” là rất cần thiết. Nó phân rõ trách nhiệm giữa dịch vụ tư vấn và thủ tục hành chính công, đảm bảo sự công bằng cho người dân xin cấp giấy chứng nhận; vừa giảm nhẹ công việc cho cán bộ nhân viên của Phòng, vừa rút ngắn thời gian việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của mô hình cơ chế “một cửa” thì bên cạnh đó là những mặt, những vấn đề móc ngoặc của người dân, của những nhà đầu tư với những cán bộ địa chính khi mà Nhà nước trao quyền toàn bộ cho các phòng ban, có thể dẫn đến việc quyền được trao lớn, các cán bộ cấp dưới sẵn sàng làm nhiều việc mà mục đích là mang lại lợi ích cho mình lớn, có khi còn sách nhiễu dân, làm việc trì trệ, không phụ thuộc vào cơ quan cấp trên…
5.Chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan
Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan, UBND các phường trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý quy hoạch mà trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và cấp phép xây dựng.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cần phối hợp chặt chẽ của các ngành, nhiều cấp liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng…Đặc biệt, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Sở Địa chính - Nhà đất và Sở Tư pháp, phòng Địa chính - Nhà đất với phòng Tư pháp trong việc giải quyết các trường hợp tranh chấp về đất đai và nhà ở, sớm giải quyết số giấy chứng nhận có liên quan đến nhà ở và đất ở còn tồn đọng, giải quyết kịp thời những phát sinh có liên quan để nhanh chóng hoàn thành, lập hồ sơ nhà đất, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận.
Vì thế, để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đòi hỏi phải tổ chức một bộ máy gọn nhẹ, ít đầu mối, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên ngành có năng lực và kiến thức chuyên môn, cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn với các ban, ngành khác như: Trong công tác thu, chi tài chính phải có sự phối hợp giữa phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị và phòng Thuế. Vấn đề cấp giấy chứng nhận đúng và chính xác với quy hoạch, để nắm được số lượng nhà công xưởng cần phải phối hợp với ngànữnây dựng, hay như để giải quyết các tranh chấp cần phải phối hợp với ngành Tư pháp…Tuy nhiên, việc quan trọng hơn cả hiện nay là để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cần phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc xét duyệt, phân loại hồ sơ, cố gắng rút ngắn thời gian xét duyệt đơn ở các cấp.
Kết luận
Với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ như hiện nay, các khu đô thị ngày càng được mở rộng, mật độ xây dựng ở đô thị cũng tăng lên nhanh chóng, việc trao đổi, chuyển nhượng đất đai đang diễn ra sôi động và phức tạp, nó đã và đang làm cho thị trường nhà đất hay thị trường bất động sản sôi động hẳn lên. Bên cạnh đó là đời sống của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về đất ở và nhà ở ngày càng tăng, hiện tượng đầu cơ đất đai, hiện tượng mua bán đất ngầm diễn ra thường xuyên. Quận Long Biên là quận mới được thành lập, các khu đô thị mới đang bắt đầu được hình thành, đang là nơi diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh làm cho vấn đề đất đai và nhà ở đang trở nên nóng bỏng và cần sớm được giải quyết. Cùng với nó là quận mới thành lập nên vấn đề quản lý đất đai, đất ở và nhà ở còn chưa được quan tâm đầy đủ, gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở; nó là cơ sở xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất, sở hữu nhà ở. Vì thế đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở sẽ sớm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như thuận thợi hơn trong quá trình chuyển dịch đất đai, tạo tâm lý yên tâm khi đầu tư…đồng thời còn giúp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai , đất ở và nhà ở cũng như nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy kinh tế của quận ngày càng phát triển mạnh.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ cũng như của quận uỷ hiện nay cùng với sự nỗ lực sáng tạo của các cán bộ Địa chính, Nhà đất, Phòng Địa chính –Nhà đất và Đô thị quận Long Biên đã phối hợp với UBND các thị trấn, các phường tiến hành xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho hầu hết các hồ sơ đã kê khai đăng ký và tiếp tục kê khai đăng ký cho các hộ dân còn lại để sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ người dân trong quận.
Vì thế, đề tài trên của em đã xem xét và tìm hiểu về thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận của quận Long Biên trong những năm qua để thấy được vai trò của đất ở và nhà ở, sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận, quá trình cấp giấy của quận, quá trình hình thành quận, thực trạng công tác cấp giấy của quận, những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân…Qua đó, đề cấp đến một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Long Biên – Thành phố Hà Nội, góp phần vào việc phát triển thị trường bất động sản của quận cũng như của Thành phố Hà Nội.
mục lục
lời nói đầu ………………………………………………….. 1
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
nội dung ……………………………………………………………………....4
Chương I. cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở ………………………..4
I. Vai trò của đất đai và nhà ở ……………………………………………………….4
Vai trò của đất đai ……………………………………………………………..4
Vai trò của nhà ở……………………………………………………………….5
II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở …………………………………………………………………8
Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở…………………………………...8
Quyền sở hữu nhà ở…………………………………………………………8
Quyền sử dụng đất .………………………………………………………...9
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở………………..10
Khái niệm………………………………………………………………….10
Quyền của người được cấp giấy chứng nhận…………………………. … 10
Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai và nhà ở……………………………11
III. Các căn cứ pháp lý……………………………………………………………..13
IV. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và……………………...14
quyền sở hữu nhà ở
Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở ………………………………………………………………….14
Mục đích…………………………………………………………………...14
yêu cầu của việc kê khai đăng ký………………………………………….14
Đối tượng kê khai đăng ký…………………………………………………15
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện kê khai đăng ký…………….16
Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận…………………………………………….17
Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở. ……………………………………………………………….. 17
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở ………………………………….21
Những quy định về thủ tục tiến hành kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở…………………………………………22
Chuẩn bị…………………………………………………………………..23
Tổ chức cho các chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà ở kê khai
đăng ký vào hồ sơ và nộp hồ sơ tại phường………………………………………….23
Tổ chức phân loại hồ sơ và xét duyệt ở cấp phường……………………….24
Cấp có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận…………………………..25
Giao giấy chứng nhận cho nhân dân ……………………………………...27
chương II. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn
quận long biên…………………………………………………………………28
I. Quá trình hình thành quận Long Biên…………………………………………..28
II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Long Biên……………………….32
Đặc điểm tự nhiên…………………………………………………………….32
Đặc điểm xã hội……………………………………………………………….33
Đặc điểm kinh tế……………………………………………………………...34
III. Khái quát việc quản lý và sử dụng đất ở và nhà ở trên địa bàn
quận Long Biên…………………………………………………………………….37
Thực trạng quỹ đất và quản lý quỹ đất ở của quận……………………………37
Quỹ nhà ở và quản lý quỹ nhà ở của quận…………………………………….39
IV.Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở tại quận Long Biên…………………………………………..41
Theo Quyết định 65/QĐ - UB…………………………………………….….41
Theo Quyết định 69/QĐ - UB………………………………………………..42
Cấp đổi GCN…………………………………………………………………43
Cấp lại GCN………………………………………………………………….43
Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và sở hữu nhà ở khi nhận giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở…………………………… 44
V. Đánh giá chung………………………………………………………………….47
Kết quả đạt được………………………………………………………………47
Công tác địachính nhà đất………………………………………………...48
Công tác quản lý đô thị……………………………………………………53
Những tồn tại và nguyên nhân………………………………………………...54
Những tồn tại………………………………………………………………54
Những nguyên nhân……………………………………………………….55
chương III. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa
bàn quận long biên…………………………………………………………..57
I. Phương hướng và nhiệm vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận trong thời gian tới…………………..57
Công tác quản lý địa chính nhà đất…………………………………………...57
Công tác quản lý đô thị……………………………………………………….59
II. Các giải pháp…………………………………………………………………….60
Quy hoạch các khu dân cư và đất ở trên phạm vi toàn quận…………………..60
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách về
đất đai và nhà ở………………………………………………………………………62
Tăng cường đội ngũ cán bộ địa chính nhà đất quận…………………………...63
Cải cách thủ tục hành chính…………………………………………………...63
Chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan……………………………..64
kết luận ……………………………………………………………66
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở: GS.TSKH.Lê Đình Thắng- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000.
Giáo trình kinh tế tài nguyên đất: PGS.TS.Ngô Đức Cát- Nhag xuất bản chính trị quốc gia năm 2000.
Giáo trình đăng ký thống kê đất đai: GS.TSKH.Lê Đình Thắng-Ths.Đỗ Đức Đôi- Nhà xuất bản chính trị quôcá gia năm 2000.
Luật đất đai ngày 14/7/1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 2/12/1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 29/6/2001.
Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; Nghị định số 79/2001/NĐ-CP ngày 1/1/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP.
Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
Nghị định số 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung điều 10 của Nghị định số 60/CP.
Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.
Chỉ thị số 364/TTg ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị và mua bán kinh doanh nhà ở.
Quyết định số 65/2001/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 quy định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Nghị định số 132/2003/NĐ-UB ngày 6/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, quận Hoàng Mai.
Tạp chí địa chính năm 1999->2003.
Các tài liệu của quận Long Biên, Huyện Gia Lâm.
Các tài liệu của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất Hà Nội), đặc biệt là Phòng Đăng ký Thống kê đất đai.
Bảng tổng hợp diện tích, cơ cấu dân số quận Long Biên.
Stt
Tên đơn vị (phường)
Diện tích đất tự nhiên (ha)
Số hộ (hộ)
đến 1/7/03
Dân số (người)
đến 1/7/03
Tỷ lệ sinh (0/00) (kh:2004)
Tổng số lao động
Trong đó
LĐ nông nghiệp
LĐ phi nông nghiệp
1
Ngọc Thuỵ
898,99
4.326
18.568
14,9
9.982
944
9.038
2
Ngọc Lâm
113,04
4.562
19.604
13,0
9.849
8
9.841
3
Bồ Đề
379,92
3.956
16.159
10,8
9.062
348
8.714
4
Long Biên
723,13
2.329
9.155
18,4
4.224
2.472
1.752
5
Thượng Thanh
488,09
3.110
13.153
14,0
5.660
1.395
4.265
6
Đức Giang
240,61
5.532
25.767
13,9
21.689
-
21.689
7
Việt Hưng
383,44
2.010
7.884
13,2
3.722
1.095
2.627
8
Giang Biên
471,40
1.138
4.600
15,9
2.680
1.100
1.580
9
Phúc Đồng
494,76
1.631
6.994
14,7
3.790
1.089
2.701
10
Sài Đồng
90,68
3.403
14.000
15,7
5.812
-
5.812
11
Gia Thuỵ
120,34
2.379
10.050
15,0
5.251
218
8.033
12
Phúc Lợi
619,69
2.038
7.820
14,0
4.466
1.630
2.836
13
Thạch Bàn
527,21
2.750
11.300
13,7
5.150
2.010
3.140
14
Cự Khối
486,94
1.312
5.652
16,8
2.755
1.102
1.653
Quận
6.038,24
40.476
170.706
14,1
94.092
13.411
80.681
Nguồn: Phòng Địa chính Nhà đất quận Long Biên
Table of Contents
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT150.doc