Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm viễn thông quốc tế khu vực 1

LỜI MỞ ĐẦU. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra cùng với sự lãnh đạo của gần 20 năm qua. Công ty Viễn thông Quốc tế(VTI) nói chung và Trung tâm Viễn thông quốc tế Khu vực 1 nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc, ngày càng vươn lên sánh vai cùng với các nước trong khu vực.Trước yêu cầu của công nghiệp đổi mới ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhất thiết chúng ta phải có một hệ thống thông tin hoàn hảo, làm cơ sở cho việc phát triển và tăng trưởng kinh tế,

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm viễn thông quốc tế khu vực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hút đầu tư nước ngoài, từng bước đưa viễn thông quốc tế làm khâu đột phá ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Đến nay, Công ty Viễn thông Quốc tế đã có một mạng lưới viễn thông quốc tế tương đối hoàn chỉnh, công nghệ hiện đại tương thích với thế giới, bao gồm 3 tổng đài cửa quốc tế, 6 trạm mặt đất thông tin vệ tinh làm việc với 2 hệ thống thông tin vệ tinh quốc tế Intelsat và Intersputnik; một hệ thống mạng thông tin vệ tinh VSAT với hàng trăm trạm đầu cuối đã được lắp đặt phục vụ thông tin liên lạc vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo và các đối tượng khách hàng có nhu cầu phục vụ; có nhiều tuyến cáp quang biển quốc tế. Hiện nay VN đã liên lạc được với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Để có được những thành quả trên, các cán bộ công nhân viên ngành Bưu chính viễn thông đã nỗ lực không ngừng. Với việc nâng cao hiệu quả đầu tư, các lãnh đạo ngành đã tiên tiến trong việc áp dụng hình thức đấu thầu vào đầu tư. Đây là một hình thức đã được áp dụng tương đối sớm trong hoạt động đầu tư của ngành. Chính từ những hiệu quả mang lại từ công tác đấu thầu, như lựa chọn được nhà thầu tốt, giá cả thấp nhất… và những sửa đổi ngày càng hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật, đã giúp cho các cán bộ công nhân viên tại Trung tâm yên tâm thực hiện hình thức đấu thầu, nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn. Do hoạt động đầu tư chính của Trung tâm là đấu thầu, nên trong quá trình thực tập, em đã được học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm thực tế trong công tác tổ chức đấu thầu tại đây. Nên em đã lựa chọn đề tài về mảng đấu thầu để viết chuyên đề, với tên đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1”. Từ thực trạng, em đã nghiên cứu khi học hỏi tại Trung tâm, em đã đưa ra các giải pháp vừa là giải pháp riêng cho Trung tâm, vừa là giải pháp chung cho ngành Bưu chính Viễn thông. Cơ cấu chuyên đề em viết gồm có 2 phần chính: *Chương 1: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Trung tâm viễn thông Quốc tế Khu vực 1. -Sơ lược về Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 1. -Tình hình tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu Vực 1. -Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu tại TTVTQTKV 1. *Chương 2: Các giải pháp nâng cao năng lực công tác tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 1. +Định hướng, mục tiêu của Trung tâm. +Giải pháp. Công tác đấu thầu của Trung tâm ngày càng được hoàn thiện dần, ngày càng nâng cao hiệu quả đầu tư; nhằm hiện đại hoá mạng lưới viễn thông Việt Nam nói chung và mạng lưới viễn thông quốc tế nói riêng, phát triển nhanh các dịch vụ viễn thông quốc tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC 1. I.SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC 1: 1.Quá trình hình thành và phát triển của TTVTQTKV1: Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1 (Trung tâm) được thành lập với chức năng xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế. Trong những năm qua Trung tâm đã liên tục phát triển, đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần vào sự lớn mạnh của ngành Bưu điện Việt Nam. Từ một cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp khi mới thành lập, đến nay mạng viễn thông quốc tế đã phát triển hiện đại, trình độ công nghệ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, với 3 tổng đài cổng quốc tế hiện đại, 8 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, 2 hệ thống mạng VSAT DAMA và VSAT TDM/TDMA rộng khắp toàn quốc và bằng việc kết nối trực tiếp vào các hệ thống cáp quang biển quốc tế là TVH, CSC, SMW-3 và các hệ thống thông tin vệ tinh, kết hợp với các việc đầu tư mở rộng dung lượng trên các tuyến cáp quốc tế kéo dài như China-US, TCP-5, APCN…các dịch vụ viễn thông quốc tế ngày càng đa dạng phong phú như các dịch vụ thoại quốc tế IĐ, HCD, Collect Call…các dịch vụ phi thoại và đa phương tiện - multimedia, dịch vụ ISDN, VSAT, thu phát hình quốc tế… đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Trong 15 năm qua, cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Trung tâm đã có nhiều cố gắng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tốc độ tăng trưởng về sản lượng, về doanh thu viễn thông quốc tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là trong đàm phán với các đối tác, luôn giữ vững lập trường quan điểm, bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia, quyền lợi của ngành và đất nước. Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của kinh tế tri thức; ở đó công nghệ Viễn thông - Tin học có vai trò quyết định trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, do đó Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Công ty viễn thông Quốc tế và các Trung tâm Viễn thông Quốc tế giữ vững vai trò chủ đạo trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ, góp phần đẩy mạnh quá trình tin học hoá trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Bên cạnh đảm bảo hiệu quả kinh doanh thị trường trong nước, Công ty mà ở đây chủ yếu là các Trung tâm cần nghiên cứu từng bước vươn ra kinh doanh thị trường quốc tế, phấn đấu trở thành trung tâm quá giang cho khu vực, cung cấp các dịch vụ thông tin vệ tinh di động toàn cầu cho các nước láng giềng, tham gia đầu tư vào các công ty, hiệp hội, tổ chức toàn cầu, mở văn phòng đại diện kinh doanh ở ngoài nước, tạo nguồn doanh thu từ nước ngoài vào Việt Nam. 2.Mô hình cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 2.1.Mô hình cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1:SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC 1. GIÁM ĐỐC 2 PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng TCCB-LĐTL Phòng Tài chính-Kế toán thống kê Phòng Tổng hợp Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Phòng Hành chính quản trị Phòng Tiếp thị bán hàng Phòng Kế hoạch-Đầu tư Tổ Tin học 2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. a. Phòng Kế hoạch - Đầu tư: -Xây dựng các kế hoạch hàng năm. -Cân đối và phân bổ các nguồn vốn được phân cấp theo kế hoạch cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. -Theo dõi, kiểm tra, phân tích và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm trong từng giai đoạn và đề xuất biện pháp thực hiện. -Theo dõi việc sử dụng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đảm bảo định mức tiêu hao, dự trữ hợp lý, phát hiện và ngăn chặn những trường hợp thừa thiếu, lãng phí vật tư và đề xuất biện pháp giải quyết. -Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, xây lắp và vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, xây dựng giá các dịch vụ do công ty uỷ quyền. Xem xét đề xuất việc sửa đổi các đơn giá cũ đã lạc hậu, trình các cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. -Định kỳ phân tích đánh giá, tổng kết, báo cáo tình hình, đề xuất giải pháp với Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch SXKD của Trung tâm. -Tổng hợp và trình công ty kế hoạch đầu tư hàng năm và 5 năm. Xem xét và trình Giám đốc trung tâm phê duyệt kế hoạch đầu tư và kế hoạch sửa chữa tài sản hàng năm của các đơn vị. -Tham mưu cho Giám đốc quyết định giao nhiệm vụ lập dự án đầu tư đối với các dự án lớn, lập báo cáo đầu tư đối với dự án nhỏ và công trình sửa chữa, cải tạo, xác định rõ ràng nguồn vốn đầu tư, thực hiện các thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án do Trung tâm là chủ đầu tư hoặc được uỷ quyền làm chủ đầu tư. -Kiểm tra, thẩm định và trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán, kết quả xét thầu, nội dung hợp đồng các dự án cải tạo, mở rộng và xây mới, sửa chữa các cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng VTQT đối với các dự án Giám đốc trung tâm ra quyết định đầu tư. -Phối hợp cùng các đơn vị sau khi được Giám đốc quyết định để soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, trình cấp trên phê duyệt nhà thầu, kết quả đấu thầu, soạn thảo các hợp đồng mua, bán thiết bị đối với các vật tư thiết bị của các dự án đầu tư mà Trung tâm làm chủ đầu tư hoặc được uỷ quyền làm chủ đầu tư. -Hướng dẫn, theo dõi về công tác giám sát, đánh giá đầu tư toàn công ty, tổ chức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư theo từng kỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu đột xuất. Tổng hợp các báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, thực hiện các dự án hàng năm của các đơn vị báo cáo Giám đốc Trung tâm theo đúng qui định của Công ty. -Giải quyết các thủ tục xuất, nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của Công ty. Theo dõi và thông báo cho các đơn vị triển khai xuất (nhập) hàng đúng tiến độ và thời gian qui định. -Tổng hợp và lập kế hoạch các nhu cầu về vật tư thiết bị và vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ cho việc thay thế, dự phòng cho mạng lưới VTQT theo phân cấp của trung tâm. -Chủ trì đề xuất và tham gia các hội đồng nghiệm thu và bàn giao đưa các dự án vào sử dụng. b.Phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương: -Tổ chức xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm. -Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch cán bộ theo phương hướng, mục tiêu phát triển của Trung tâm. -Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc kỹ thuật nghiệp vụ cho CBCNV Trung tâm… c.Phòng Tài chính kế toán thống kê: -Tổ chức công tác tài chính kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Trung tâm. -Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm theo đúng luật pháp. -Kiểm tra hợp đồng, thanh lý hợp đồng kinh tế và các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi tài chính theo đúng quy định của nhà nước. -Thẩm tra và trình duyệt quyết toán các công trình sửa chữa tài sản và đầu tư xây dựng. d.Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: -Quản lý, điều hành khai thác, bảo dưỡng mạng Viễn thông, Tin học đảm bảo chất lượng để kinh doanh có hiệu quả các dịch vụ VTQT. -Quản lý khai thác trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đang khai thác trên mạng lưới thông tin VTQT. -Quản lý hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị đang khai thác trên mạng viễn thông, Tin học do Trung tâm quản lý. -Giám sát tính hình hoạt động của các đầu mối kỹ thuật, khai thác trong phạm vi Trung tâm để đám bảo các kênh liên lạc hoạt động ổn định, đúng chỉ tiêu kỹ thuật theo qui định của Công ty. e.Phòng tổng hợp: -Tổng hợp các mặt hoạt động của Trung tâm hàng tuần, tháng, quí báo cáo giám đốc Trung tâm phục vụ việc chỉ đạo sản xuất kịp thời. -Theo dõi, cập nhật những hoạt động của các Tổ chức VTQT báo cáo giám đốc Trung tâm. -Soạn thảo báo cáo phục vụ hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của Trung tâm theo định kỳ và đột xuất. -Xây dựng các qui chế, tiêu chuẩn thi đua, kế hoạch thi đua khen thưởng trình giám đốc phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. f.Phòng tiếp thị bán hàng: -Nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho Trung tâm. -Xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác. -Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh các dịch vụ VTQT. -Đàm phán, thương lượng với các nước việc đóng mở các dịch vụ VTQT, cước thanh toán quốc tế. -Quản lý các dịch vụ VTQT phục vụ công tác kinh doanh. g.Phòng hành chính quản trị: -Quản lý sổ sách, công văn giấy tờ. -Lưu giữ công văn tài liệu của Trung tâm. -Sắp xếp, bố trí phòng họp phục vụ các cuộc họp, hội nghị, ngày lễ, tết theo qui định của Trung tâm. -Tổ chức và thực hiện công tác quản trị trong cơ quan. h.Tổ tin học: -Tổ chức, quản lý, khai thác Hệ thống tính cước tập trung: thu thập, đối soát, xử lý số liệu cước, tính cước, lập báo cáo từ các nguồn thu thập được nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của Trung tâm. -Tổ chức quản lý, khai thác an toàn, hiệu quả mạng WAN, Internet và LAN của khối văn phòng Trung tâm. -Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, nâng cấp, mở rộng hệ thống tính cước và hệ thống tin học đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh của Trung tâm. -Chủ trì xây dựng các qui định, quy trình quản lý, khai thác và sử dụng các hệ thống tin học, hệ thống tính cước trong toàn Trung tâm. Qua đây ta có mô hình chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong giai đoạn đầu tư. Sơ đồ 2:Chức năng của các phòng ban của trung tâm trong giai đoạn đầu tư: Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và Phòng Kế hoạch-Đầu tư. Phòng KH-ĐT Phòng KH-ĐT Phòng Tài chính kế toán Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ. Thi công công trình Lập báo cáo đầu tư. Thực hiện đầu tư: +Công bố kết quả đấu thầu. +Hoàn thiện và ký kết hợp đồng; Chuẩn bị đầu tư: +Chuẩn bị đấu thầu. +Tổ chức đấu thầu. +Đánh giá và lựa chọn nhà thầu. Tổ chức đấu thầu. Đành Nghiệm thu quyết toán 3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm: 3.1.Mạng viễn thông: a.Hệ thống chuyển mạch: -Hệ thống chuyển mạch kênh (PSNT): Hệ thống tổng đài chuyển mạch cổng quốc tế gồm 3 tổng đài tiên tiến đặt tại các Trung tâm Viễn thông quốc tế khu vực có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Với dung lượng quốc tế trên 5000 mạch thoại, hệ thống chuyển mạch là các cửa ngõ kết nối mạng điện thoại của Việt Nam với mạng điện thoại quốc tế, cung cấp phương tiện điện thoại chất lượng cao đi tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. -Hệ thống chuyển mạch IP: Hệ thống chuyển mạch IP hiện đang cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP Gọi 171 và 1717 quốc tế sử dụng công nghệ của Cisco. Hệ thống gồm 3 POP đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, kết nối trực tiếp tới mạng VoIP của các đối tác quốc tế với tổng cộng của 20 trung kế 20/Mb/s tương đương với 2400 kênh thoại trực tiếp đi tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. b.Hệ thống truyền dẫn: Hệ thống truyền dẫn quốc tế của trung tâm bao gồm các trạm thông tin vệ tinh mặt đất và các hệ thống cáp quang biển và đất liền. Các trạm thông tin vệ tinh mặt đất. Thông tin vệ tinh đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện đại hoá, tăng tốc độ phát triển của Ngành Viễn thông Việt Nam. Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực I hiện nay có 4 trạm mặt đất thông tin vệ tinh cỡ lớn liên lạc với nhiều nước Châu Á, Châu Âu, Châu Âu và Châu Mỹ. b.2.Các hệ thống cáp quang biển: Hiện Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1 đang quản lý 2 trạm cập bờ của 2 hệ thống cáp quang biển quốc tế là TVH và SMW-3. Hệ thống TVH với dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác tháng 11/1995 kết nối 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông. Tại Việt Nam hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Vũng Tàu. c.Hệ thống mạng dịch vụ: -Mạng kênh thuê riêng quốc tế: Mạng kênh thuê riêng quốc tế sử dụng công nghệ tiên tiến, gồm 2 nút mạng chính đặt tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và nhiều nút mạng đặt tại bưu điện tỉnh, thành phố khác như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Mạng kênh thuê riêng đang được nâng cấp với các nút mạng mới sử dụng công nghệ hiện đại nhất, có khả năng mở rộng để cung cấp đa dịch vụ tốc độ cao. -Mạng thu phát hình quốc tế: Mạng thu phát hình hiện đại thực hiện qua các trạm thông tin vệ tinh mặt đất cố định và di động do Trung tâm đang quản lý khai thác hoặc qua vệ tinh phát hình di động có khả năng cung cấp dịch vụ trực tiếp ở mọi địa hình, linh hoạt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Hàng năm Trung tâm phục vụ hàng trăm yêu cầu thu phát hình quốc tế qua các vệ tinh Intelsat, Thaicom, Asiasat,Measat… -Mạng VSAT: Trung tâm bắt đầu triển khai dịch vụ VSAT từ năm 1996 với yêu cầu đưa vào khai thác mạng VSAT DAMA (đa truy cập phân bổ băng tần theo yêu cầu) để cung cấp các dịch vụ thoại, fax và truyền số liệu tốc độ thấp. Ngoài mạng VSAT DAMA, trung tâm còn cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng qua VSAT để đáp ứng những nhu cầu cao hơn về tốc độ truy nhập và chất lượng dịch vụ. Cuối năm 2005, Trung tâm đã đưa vào khai thác VSAT băng rộng dựa trên giao thức IP. Mạng VSAT IP áp dụng những công nghệ mới nhất, tích hợp đa dịch vụ trên một mạng, một thiết bị đầu cuối nhỏ gọn, tốc độ truy cập cao, nguồn tiêu thụ ít đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng về thông tin liên lạc điện thoại, truy cập Internet tốc độ cao, kết nối mạng nội bộ, mạng riêng ảo, đào tạo từ xa…Đây là những tính năng mới mà mạng VSAT cũ không có được. 3.2.Các dịch vụ: a.Dịch vụ điện thoại quốc tế: - Điện thoại gọi trực tiếp đi quốc tế-“Gọi IDD”: Đây là dịch vụ có chất lượng tốt nhất và thời gian đáp ứng nhanh nhất.Dịch vụ này đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp và những khách hàng có nhu cầu gọi điện thoại chất lượng cao, kết nối nhanh chóng và tin cậy với các đối tác, gia đình, bạn bè trên khắp thế giới. Đây là dịch vụ truyền thống của Trung tâm, đã được cung cấp hàng chục năm nay. -Điện thoại “ Gọi 171” quốc tế: Gọi 171 quốc tế là dịch vụ điện thoại tiết kiệm, chất lượng đảm bảo, dễ sử dụng và có thể sử dụng tại các máy điện thoại thuê bao, các điểm công cộng để liên lạc tới tất cả các nước trên thế giới. - Điện thoại gọi trực tiếp về nước (HCD): Đây là dịch vụ quốc tế giúp người nước ngoài đến Việt Nam gọi trực tiếp về tổng đài nước mình để kết nối cuộc gọi, không phải trả tại Việt Nam mà được thanh toán vào tài khoản, thẻ tín dụng hay thẻ gọi điện thoại của người gọi theo giá cước điện thoại ở nước gọi đến. -Advantage collect và Credit Card Call: Dịch vụ Advantage Collect: dịch vụ một chiều từ Việt Nam đi quốc tế mà người gọi tại Việt Nam không phải thanh toán cước đàm thoại tại Việt Nam. Cước đàm thoại sẽ do người nước ngoài thanh toán. Dịch vụ Credit Card Call(thanh toán bằng thẻ): dịch vụ điện thoại một chiều từ Việt Nam đi quốc tế mà cước phí đàm thoại sẽ do người gọi thanh toán bằng cách trừ trực tiếp vào tài khoản. - Điện thoại hội nghị quốc tế: Dịch vụ điện thoại hội nghị quốc tế sẽ giúp khách hàng có thể kết nối một lúc nhiều máy điện thoại với nhau trên thế giới (có thể kết nối tối đa 60 điểm) trong cùng một thời gian. Một cuộc điện thoại hội nghị cho phép tối đa 60 điểm khác nhau được kết nối với nhau. b.Dịch vụ truyền số liệu: -Thuê riêng kênh quốc tế: Dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế của Trung tâm Viễn thông Quốc tế là dịch vụ cung cấp kênh liên lạc dành riêng, điểm nối điểm, đáp ứng nhu cầu liên lạc toàn cầu đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp. -Kênh thuê riêng qua VSAT: Dịch vụ kênh thuê riêng quốc tế qua trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT PAMA) là một trong những dịch vụ thuê kênh trong nước và quốc tế, sử dụng các trạm vệ tinh cỡ nhỏ. -Thuê kênh riêng IP qua VSAT-IP: Dịch vụ kênh thuê riêng IP qua VSAT-IP là một trong những dịch vụ thuê kênh trong nước sử dụng giao thức Internet (IP) thông qua các trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ. c.Dịch vụ VSAT: Dịch vụ VSAT là dịch vụ thông tin liên lạc trực tiếp qua về tinh bằng các trạm mặt đất có ăng ten cỡ nhỏ. -Các ứng dụng của dịch vụ VSAT: +Thiết lập kênh thuê riêng trong nước và khu vực châu Á. +Thiết lập mạng chuyên dùng. +VSAT thuê bao, VSAT chyên thu, chuyên phát… với các kỹ thuật DAMA, PAMA, TDM/TDMA, SNG. +Phục vụ Truyền hình hội nghị hoặc Cầu truyền hình. +Thông tin liên lạc giữa giàn khoan ngoài khơi và đất liền. d.Thu phát hình quốc tế: Dịch vụ Thu phát hình quốc tế là dịch vụ sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh để thu phát tín hiệu truyền hình và truyền hình quốc tế về nội dung ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thể thao… e.Dịch vụ INMARSAT: Dịch vụ INMARSAT là dịch vụ thông tin liên lạc trực tiếp qua vệ tinh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông nhanh chóng, tiên lợi và tin cậy vượt qua mọi trở ngại về không gian. Với dịch vụ INMARSAT, khách hàng có thể liên lạc toàn cầu vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu. 4.Hoạt động đầu tư của Trung tâm: Các đơn vị sản xuất lập kế hoạch nhu cầu hàng năm như nhu cầu về các thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản, phát triển các mạng lưới…Các kế hoạch này sẽ được chuyển lên phòng kỹ thuật nghiệp vụ. Phòng nghiệp vụ này sẽ xem xét từng nhu cầu, cân nhắc lựa chọn các nhu cầu quan trọng và cần thiết. Sau đó, gửi lên phòng Kế hoạch - Đầu tư. Phòng Kế hoạch - Đầu tư ở Trung tâm Viễn thông Quốc tế là đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Công ty Viễn thông Quốc tế, phòng này sẽ cân đối nhu cầu, tính toán cân đối nguồn vốn. Sau đó xin nguồn vốn và cấp vốn từ công ty. Sau khi được Công ty Viễn thông Quốc tế phê duyệt cấp vốn, phòng Kế hoạch - Đầu tư của Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực I sẽ triển khai thực hiện lập dự án đầu tư theo đúng qui định của Ngành, của công ty và theo đúng pháp luật hiện hành. Tuỳ theo phân cấp sẽ lập dự án đầu tư. Tuỳ theo qui định của công ty, quyền tổ chức thực hiện đầu tư theo 2 cách: Uỷ quyền hay Tổ chức thực hiện. -Uỷ quyền: thường là với các dự án lớn trên 200 triệu đồng, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, vượt cấp trung tâm. -Tự thực hiện: đối với dự án dưới 200 triệu đồng, thuộc thẩm quyền của trung tâm. Cơ cấu vốn theo phân cấp: +Vốn tập trung: vốn mà công ty giao cho trung tâm thực hiện các dự án tập trung. +Vốn phân cấp: vốn trung tâm toàn quyền quyết định, tự thực hiện Vốn của Trung tâm theo phân cấp được thể hiện ở bảng sau. Bảng 1 : Số lượng các dự án và vốn đầu tư theo phân cấp của TTVTQTKV1. Năm Số lượng các dự án Vốn đầu tư của Công ty Vốn đầu tư của Trung tâm Tổng vốn đầu tư Do Công ty ra QĐ đầu tư Do Trung tâm ra QĐ đầu tư Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ Nội tệ Ngoại tệ 2001 2 dụ án 7 dự án 504.132.306 đồng 463.969.356 đồng 968.101.662 đồng 2002 2 dự án 14 dự án 367.096.000 đồng 782.266.980 đồng 1.149.362.980 đồng 2003 3 dự án 14 dự án 131.240.000 đồng 32.086 $ 107.240.000 đồng 28.445 $ 238.480.000 đồng 60.531 $ 2004 9 dự án 9 dự án 3.135.927.643 đồng 282.760.000 đồng 22.945 $ 3.418.687.643 đồng 22.945 $ 2005 8 dự án 14 dự án 5.392.895.000 đồng 940.745.100 đồng 12.618 $ 6.333.640.100 đồng 12.618 $ 2006 10dự án 16 dự án 7.064.350.000 đồng 14.035 $ 1.465.380.000 đồng 9.930 $ 8.529.730.000 đồng 33.965 $ Nguồn: Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1. Nhìn bảng số liệu ta thấy số lượng các dự án, cũng như vốn đầu tư tăng lên qua các năm, cho thấy việc đầu tư của Trung tâm luôn tăng. Số dự án Công ty ra quyết định đầu tư tăng phản ánh việc phân cấp cho Trung tâm ngày càng nhiều, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư do tăng tính trách nhiệm và phân quyền nhiều hơn cho Trung tâm. 4.1.Đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với ngành Bưu điện thì hoạt động xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Vì vốn đầu tư vào các mạng lưới, xây dựng các đài trạm luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 60% tổng vốn đầu tư). Hiện nay, nhu cầu về vốn đối với hoạt động xây dựng cơ bản ngày càng tăng. -Trước hết là đầu tư vào các mạng cáp. Để hoạt động của ngành Bưu điện thuận lợi thì việc đầu tiên là phải xây dựng những tuyến mạng cáp phục vụ cho việc liên lạc, trao đổi thông tin…Hiện nay, thì hệ thống mạng cáp luôn được nâng cấp và mở rộng cả trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, mạng cáp chỉ là một trong những hạng mục cơ bản của hoạt động xây dựng cơ bản, song vốn đầu tư dành cho nó không nhiều so với xây dựng các đài, trạm, các thiết bị phụ trợ, thiết bị nguồn. Mặt khác, do chúng ta đã xây dựng được các trạm, nên việc kéo cáp không còn khó khăn, tốn kém như trước nữa. Hiện nay có 2 mạng cáp chính: cáp biển và cáp quang. Đã có nhiều dự án chi việc xây dựng các tuyến cáp quang như: +Dự án đầu tư dịch chuyển cáp thông tin khu vực C2. +Dự cán đầu tư dịch chuyển cáp điện lực khu vực C2. +Dự án xây dựng đường dây 35 KV Quế Dương. +Dự án xây dựng đường dây 25KV Quế Dương. +Dự án tuyến cáp quang CSC, hiện nay đã thi công xong, đang lắp đặt máy móc thiết bị. Các dự án quang biển quốc tế: tuyến quang biển quốc tế SMW-3 từ Tây Âu qua Trung Cận Đông, sang Châu Úc đến Đông Nam Á rồi vòng lên Đông Bắc Á. Tuyến nối liền Thái Lan-Việt Nam - Hồng Kông, dự án China - US, APC, APCN… -Đầu tư vào các đài trạm, thiết bị phụ trợ, thiết bị nguồn. Đây là hạng mục chủ yếu trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Trung tâm. Với các công việc chủ yếu: xây dựng các đài trạm, cung cấp và lắp đặt các thiết bị truyền dẫn, thiết bị nguồn, mở rộng hệ thống VSAT băng rộng đa dịch vụ…Với các dự án sau: +Dự án kè mương Trung tâm Viễn thông Quốc tế Quế Dương. +Dự án đầu tư thay thế thiết bị nắn tại Đài CMQT. +Cung cấp và lắp đặt hệ thống chống sét của Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1. +Gia công bổ sung chân đế ăng ten đá iPSTAR. +Thay thế acquy UPS 30 KVA của Đài CMQT. +Cung cấp và lắp đặt hệ thống vách ngăn cho Khu văn phòng mới của Trung tâm VTQTKV1. -Đầu tư vào thiết bị phục vụ sản xuất, quản lý đài trạm. Với các dự án sửa chữa đài trạm, các khu văn phòng làm việc của cán bộ công nhân viên, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho CBCNV. +Dự án thay thế mái tôn nhà Tổng Đài CMQT. +Sửa chữa nhà làm việc Đài Hoa Sen 1. +Dự án mua UPS cho Đài TDQT. +Mua máy tính, máy in cho P.KTNV, P.TCCB, P.KHĐT, P.TCKTTK. +Mua điều hoà cho Đài Hoa Sen 1. Việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo các đài trạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền dẫn, thông tin liên lạc nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, là việc nâng cấp các hoạt động đầu tư vào máy móc, trang thiết bị văn phòng làm việc, đã ngày càng tạo môi trường làm việc thuận lợi cho CBCNV, để CBCNV yên tâm làm việc. Để thấy được hiệu quả trong đầu tư của Trung tâm, ta có bảng số liệu về hệ số huy động tài sản cố định của Trung tâm. Bảng 2: Hệ số huy động tài sản cố định của Trung tâm VTQTKVI: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị TSCĐ huy động Triệu đồng 907,7 904,5 3016 5419,9 7801,4 Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ Triệu đồng 1.149 1206 3770 6530 9071,4 Hệ số huy động TSCĐ % 0,79 0,75 0,8 0,83 0,86 Nguồn: Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1. Hệ số huy động của Trung tâm tương đối lớn và tăng dần qua các năm, cho thấy việc sử dụng tương đối hiệu quả vốn vào tài sản cố định. Cũng như việc lãng phí vốn cũng ngày càng giảm do hệ số tăng dần. Vì một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí vốn là do sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư vào tài sản cố định. 4.2.Đầu tư Khoa học công nghệ. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, thì nhu cầu thông tin, liên lạc cùng không ngừng tăng. Viễn thông là ngành luôn đòi hỏi công nghệ cao, phải liên tục đổi mới, hiện đại hoá. Vì vậy, việc đầu tư vào KHCN luôn được lãnh đạo Trung tâm quan tâm. Trong những năm qua, Trung tâm không ngừng quan tâm đến hoạt động đầu tư vào trang thiết bị với vốn đầu tư cho hoạt động này ngày càng tăng qua các năm (tăng khoảng 6% mỗi năm). Việc đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại mang tầm quốc tế, bên cạnh đó là xây dựng các đài trạm VSAT thích hợp. Đối với khối văn phòng, thì Trung tâm thường xuyên đổi mới nâng cấp hệ thống máy tính, phần mềm quản lý cùng với việc 100% nối mạng Internet, thuận tiện cho việc quản lý và trao đổi thông tin 4.3.Đầu tư nguồn nhân lực. Bên cạnh việc không ngừng nâng cấp, đổi mới các trang thiết bị hiện đại thì việc phát triển nguồn nhân lực, để sử dụng các thiết bị hiện đại là vô cùng quan trọng. Hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, khả năng của người lao động trong việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại. Trung tâm thường xuyên mở các khoá học cho cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật, cùng với việc cử đi học nước ngoài đã không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Nguồn vốn đầu tư để phát triển nhân lực hàng năm của Trung tâm là 300 triệu đồng. Trung tâm đã và đang mở ra chương trình học lớn với các khoá học trong và ngoài nước, ngắn hạn và dài hạn. Sau các khoá học thì đội ngũ CBCNV ngày càng giỏi hơn về tay nghề, chuyên môn, trình độ quản lý đáp ứng được nhu cầu đề ra của Trung tâm. II.TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC 1. 1.Sự cần thiết phải tổ chức đấu thầu: - Do yêu cầu về kỹ thuật, để nâng cao tính hiệu quả cho nguồn vốn của Trung tâm, cho hoạt động đầu tư của mình thì Trung tâm luôn yêu cầu các đơn vị của mình, khi mua sắm máy móc thiết bị hay xây lắp đều phải thông qua công tác đấu thầu (chào hàng cạnh tranh và đấu thầu). - Do tuân thủ các qui định, nghị định của Luật đầu tư, luật xây dựng và luật đấu thầu, Trung tâm đã tiến hành hoạt động đầu tư của mình thông qua tổ chức đấu thầu. Cùng với việc các văn bản luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu. - Do ưu điểm của đấu thầu là có thể lựa chọn được nhà thầu tốt nhất (thông qua đấu thầu rộng rãi) phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu (chủ đầu tư), tiết kiệm được tiền bạc, lựa chọn được sản phẩm tối ưu, với giá cả hợp lý. -Một phần là do yêu cầu của trên Công ty (hay Tổng công ty) yêu cầu các dự án mà Trung tâm tiến hành thực hiện hay do uỷ quyền, phân cấp đều thông qua hoạt động đấu thầu. 2.Các hình thức và phương thức đấu thầu tại TTVTQTKV1: 2.1.Hình thức đấu thầu: a.Chào hàng cạnh tranh: Áp dụng: Đối với các dự án về mặt kỹ thuật tương đương nhau, hàng hoá thông thường (máy tính, máy điều hoà…).Các dự án có vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng thuộc nguồn vốn của Trung tâm hoặc được Công ty uỷ quyền. b. Đấu thầu: Áp dụng: Tuỳ theo tính chất đặc thù của gói thầu mà tiến hành đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu. Căn cứ vào báo cáo đầu tư, tính năng tiêu chuẩn kỹ thuật, thường là gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật mang tính chuyên ngành viễn thông, có vốn đầu tư trên 200 triệu đồng thuộc phân cấp của Trung tâm hay do Công ty uỷ quyền. 2.2.Phương thức đấu thầu: a.Một túi hồ sơ: Trung tâm thường áp dụng phương thức một túi hồ sơ với hầu hết các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. Với phương thức này, nhà thầu sẽ nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu sẽ được tiến hành một lần. b.Hai giai đoạn: Hiện nay Trung tâm mới tiến hành một gói thầu: Máy nắn cho đài chuyển mạch bàng phương thức đấu thầu hai gia đoạn. Vì gói thầu này đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ phức tạp. Nên gói thầu đó đã được thực hiện theo 2 giai đoạn: -Giai đoạn một: theo yêu cầu của HSMT lần một, các nhà thầu sẽ nộp đề xuất kỹ thuậ._.t, phương án tài chính nhưng không có giá dự thầu, trên cơ sở trao đối với từng nhà thầu tham gia sẽ xác định HSMT giai đoạn hai. -Giai đoạn hai: Bên mời thầu xác định HSMT giai đoạn hai, gửi cho các nhà thầu tham gia giai đoạn một, các nhà thầu này căn cứ vào yêu cầu của HSMT giai đoạn hai, sẽ nộp HSDT với đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính, có giá dự thầu và biện pháp bảo đảm dự thầu. 3.Qui trình tổ chức đấu thầu tại TTVTQTKV 1: Trong những năm gần đây, từ khi Trung tâm tiến hành hoạt động đấu thầu thì Trung tâm luôn tuân thủ các văn bản luật như Luật đấu thầu, các Thông tư, Nghị định liên quan đến hoạt động tổ chức đấu thầu, qui chế đấu thầu và các văn bản luật khác có liên quan. Do đó, Trung tâm luôn tuân thủ chặt chẽ qui trình tổ chức đấu thầu theo đúng văn bản luật mà Nhà nước đã đề ra. Qua đây ta có qui trình tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 1 như sau: Kế hoạch đấu thầu (Phòng KHĐT) Mô hình 3: Qui trình tổ chức đấu thầu tại TTVTQTKV 1: Lựa chọn danh sách nhà thầu Lập HSMT Sơ tuyển nhà thầu (Phòng KHĐT) Phê duyệt HSMT Mời thầu Chuẩn bị đấu thầu (Phòng KHĐT) Phát hành HSMT Tiếp nhận, quản lý HSDT Sửa đổi và rút HSDT Tổ chức đấu thầu (Tổ xét thầu) Mở thầu Đánh giá sơ bộ Đánh giá HSDT (Tổ xét thầu) Đánh giá chi tiết Trình duyệt và thông báo kết quả đấu thầu (Phòng KHĐT) Thương thảo, ký kết hợp đồng 3.1.Kế hoạch đấu thầu: a.Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu. Sau khi có quyết định đầu tư của người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phòng kế hoạch - đầu tư của trung tâm sẽ tiến hành lập kế hoạch đấu thầu. Việc lập kế hoạch đấu thầu sẽ giúp cho cho trung tâm phân chia dự án thành các gói thầu hợp lý, nhằm đáp ứng được nhu cầu về chi phí, tiến độ, chất lượng của dự án. Hàng năm phòng kế hoạch - đầu tư sẽ căn cứ vào nhu cầu của phòng kỹ thuật nghiệp vụ, các tổ, đội hàng năm phòng kỹ thuật nghiệp vụ sẽ thống kê những nhu cầu các tổ, đội. Sau đó báo cáo lên phòng kế hoạch - đầu tư.Căn cứ vào tình hình thực tế của trung tâm về tài chính, cũng như mức độ cấp thiết của nhu cầu, vào mục tiêu, chiến lược của Trung tâm hàng năm.Căn cứ vào số lượng, khối lượng, mối quan hệ, thứ tự giữa các công việc…Để từ đó lập kế hoạch đầu tư. Sau đó, tính toán đưa ra các dự án cần thực hiện trong năm, phân tích có thể chia dự án ra thành một hay nhiều gói thầu, mỗi gói thầu có giá trị bao nhiêu, mỗi gói thầu đảm bảo về mặt kỹ thuật như thế nào…Việc lập kế hoạch đấu thầu của dự án căn cứ vào: -Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi. -Các văn bản giải trình, bổ sung trong quá trình thẩm định dự án. -Quyết định đầu tư. -Dự toán, tổng dự toán được duyệt. -Khả năng cung cấp vốn. -Các văn bản pháp lý có liên quan… Do đó, việc lập kế hoạch đấu thầu hàng năm đối với từng gói thầu là vô cùng quan trọng. kế hoạch đấu thầu do phòng kế hoạch - đầu tư lập (nếu có sự phân cấp xuống trung tâm), sau đó sẽ trình lên Công ty hoặc Tổng công ty xem xét phê duyệt. b.Nội dung của từng gói thầu trong KHĐT: -Tên gói thầu. -Giá gói thầu. Giá gói thầu chính là giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giá gói thầu được xác định trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện hoàn chỉnh nhân với giá và định mức do Nhà nước ban hành đối với từng hạng mục, từng mặt hàng. Giá gói thầu là căn cứ để sau này so sánh với giá dự thầu của các nhà thầu sau khi đã sửa lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch, là căn cứ để lựa chọn nhà thầu. Do vậy, việc xác định giá gói thầu rất quan trọng. Cần căn cứ vào thiết kế kỹ thuật của phòng kỹ thuật nghiệp vụ, phòng kế hoạch - đầu tư và phòng kỹ thuật nghiệp vụ xác định chính xác từng khối lượng công việc, sau đó xác định giá dự toán của từng công việc dự trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật và bản tiên lượng. -Nguồn vốn. Đối với từng dự án, từng gói thầu cần xác định nguồn vốn là từ vốn tập trung hay vốn phân cấp. Nếu là vốn phân cấp (vốn của Công ty hoặc Tổng công ty) thì thường rất ít khi phòng kế hoạch - đầu tư phải lập kế hoạch đấu thầu đặc biệt là gói thầu lớn, những gói thầu lớn thì trên công ty hoặc tổng công ty sẽ lập kế hoạch đấu thầu. Còn đối với vốn tập trung thì đại đa số trung tâm tự lập kế hoạch đấu thầu rồi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu. -Thời gian lưạ chọn nhà thầu. -Hình thức hợp đồng. -Thời gian thực hiện hợp đồng. c.Trình duyệt KHĐT: -Trách nhiệm trình duyệt. +Đối với gói thầu có vốn từ 200 triệu đồng trở lên, thuộc nguồn vốn của Công ty thì Trung tâm sẽ trình duyệt kế hoạch đấu thầu lên công ty. +Đối với dự án có vốn dướI 200 triệu đồng, thuộc vốn của Trung tâm thì phòng kế hoạch-đầu tư thông qua báo cáo thẩm định do phòng kế hoạch - đầu tư tiến hành thẩm định, sẽ trình lên Giám đốc Trung tâm xem xét và ra quyết định. -Hồ sơ trình duyệt. +Đối với gói thầu có vốn trên 200 triệu đồng thì phòng kế hoạch - đầu tư sẽ phải gửI báo cáo kinh tế kỹ thuật trình lên Công ty. Công ty xem xét báo cáo này, rồi đưa ra quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. +Đối với gói thầu dưới 200 triệu đồng, Phòng kế hoạch - đầu tư không phải nộp báo cáo kinh tế kỹ thuật lên giám đốc, mà chính phòng kế hoạch - đầu tư sẽ thẩm định báo cáo này, phòng sẽ chỉ cần làm tờ trình về các đơn vị đề nghị mua máy móc, xây dựng. Tờ trình quyết định đầu tư này sẽ trình lên giám đốc trung tâm xem xét và ra quyết định đầu tư. d.Thẩm định và phê duyệt KHĐT: -Đối với gói thầu trên 200 triệu đồng, thuộc vốn của Công ty, được Công ty uỷ quyền thì kế hoạch đấu thầu sẽ do Trung tâm hoặc Công ty thẩm định, sẽ do Công ty phê duyệt kế hoạch đấu thầu. -Đối với gói thầu dưới 200 triệu đồng, thuộc vốn tái đầu tư (vốn phát triển sản xuất) của Trung tâm hay được Công ty uỷ quyền cho giám đốc Trung tâm thì sẽ do Trung tâm phê duyệt kế hoạch đấu thầu. 3.2.Sơ tuyển nhà thầu: Do các gói thầu của Trung tâm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, mang tính chuyên ngành viễn thông, nên nhiều khi chỉ có một số nhà thầu đạt tiêu chuẩn xét thầu. Do đó, việc sơ tuyển nhà thầu là để lựa chọn những nhà thầu có khả năng tham gia dự thầu, đỡ tốn kém và mất thời gian trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu sau này. -Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: áp dụng đối với đấu thầu hạn chế, vì các gói thầu này đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật, mang tính chuyên ngành chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được. Do đó Trung tâm sẽ tiến hành sơ tuyển nhà thầu sau đó mới gửi HSMT đến các nhà thầu trúng sơ tuyển. -Đối với gói thầu xây lắp: Áp dụng với các gói thầu đòi hỏi năng lực, kỹ thuật của nhà thầu. Hay do quyết định của Công ty yêu cầu, do cấp có thẩm quyền quyết định sơ tuyển nhà thầu thì Trung tâm sẽ tiến hành sơ tuyển. 3.3.Chuẩn bị đấu thầu: a.Lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu. a.1.Đối với đấu thầu rộng rãi: -Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu quan tâm bao gồm các nội dung sau đây để yêu cầu nhà thầu quan tâm cung cấp. +Về năng lực và số lượng chuyên gia. +Về năng lực tài chính. +Về kinh nghiệm. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và cần được nêu trong hồ sơ mời thầu quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực và số lượng chuyên gia, về năng lực tài chính và về kinh nghiệm. -Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. -Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu. a.2.Đối với đấu thầu hạn chế: Chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm để mời tham gia đấu thầu. b.Lập hồ sơ mời thầu b.1.Căn cứ lập hồ sơ mời thầu: -Quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở để quyết định đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư. -Kế hoạch đấu thầu được duyệt. -Các qui định của pháp luật về đấu thầu và các qui định của pháp luật có liên quan, Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có). -Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các qui định có liên quan. b.2.Nội dung hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu của Trung tâm luôn tuân thủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Do tính đặc chủng, chuyên ngành viễn thông nên một số trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hoá từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Đối với hàng hoá phức tạp, cần yêu cầu nhà thầu nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất; Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau: - Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 111/2006/NĐ-CP. - Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu; - Nhà thầu không bảo đảm điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây dựng; - Không có bản gốc hồ sơ dự thầu; - Đơn dự thầu không hợp lệ; - Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu. - Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng). - Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện - Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh); - Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu. Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp. c.Phê duyệt HSMT: Người quyết định đầu tư (Giám đốc Công ty hoặc Giám đốc Trung tâm) sẽ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo qui định tại điều 60 của Luật đấu thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định. d.Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu: Thông báo mời thầu: Áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi. Phòng kế hoạch - đầu tư (bên mời thầu) thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Gửi thư mời thầu: Áp dụng đối với trường hợp đấu thầu hạn chế. Phòng kế hoạch-đầu tư (Bên mời thầu) gửi thư mời thầu đến một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Trường hợp nếu có ít hơn 5, Phòng kế hoạch - đầu tư phải báo cáo Giám đốc trung tâm hoặc cấp Công ty có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu gồm: -Tên địa chỉ của bên mời thầu. -Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng (giao hàng) và các nội dung khác. -Chỉ dẫn việc tìm hiểu HSMT. -Các điều kiện tham gia dự thầu. -Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu. 3.4.Tổ chức đấu thầu: a.Phát hành hồ sơ mời thầu: Sau khi thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu, chủ đầu tư (bên mời thầu) phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu theo danh sách dự thầu đã được chủ đầu tư lựa chọn (đối với đấu thầu hạn chế) hoặc cho các nhà thầu đăng ký tham dự thầu (đối với đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển). Giá bán HSMT (đối với đấu thầu trong nước) theo qui định không quá 500.000 đồng/1 bộ. Sau đó lập tổ chuyên gia đấu thầu (tổ xét thầu) là các thành viên trong phòng kế hoạch - đầu tư của trung tâm: Danh sách tổ chuyên gia do chủ đầu tư quyết định và chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia: kỹ thuật, công nghệ, tài chính, thương mại, pháp lý và các vấn đề khác. Tổ chuyên gia có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị báo cáo đánh giá các HSDT hoặc các tài liệu có liên quan khác. Tiêu chuẩn đối với thành viên tổ chuyên gia: -Am hiểu pháp luật về đấu thầu. -Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu. -Am hiểu các nội dung cụ thể của gói thầu. -Có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hay nghiên cứu. b.Chuẩn bị hồ sơ dự thầu: Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu, đăng ký tham gia đấu thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới tổ chuyên gia đấu thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu này chỉ xem xét khi nhận được văn bản thông báo này trước thời điểm đóng thầu. c.Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Phòng kế hoạch - đầu tư tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được gửi đến Phòng kế hoạch-đầu tư sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều được coi là không hợp lệ. d.Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và Phòng kế hoạch - đầu tư chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu. e.Mở thầu. Sau khi tiếp nhận các hồ sơ dự thầu (đủ niêm phong, nộp theo đúng yêu cầu của HSMT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”), việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ và địa điểm ghi trong HSMT. Những thông tin chính nêu trong HSDT của từng nhà thầu được thông báo công khai trong buổi mở thầu và ghi lại trong biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu bao gồm các nội dung sau: -Tên gói thầu. -Ngày, giờ, địa điểm mở thầu. -Tên và địa chỉ các nhà thầu. -Giá dự thầu. -Bảo lãnh dự thầu đối với mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp. -Tiến độ thực hiện. -Các nội dung liên quan khác. Đại diện của Phòng kế hoạch - đầu tư (BMT) và đại diện các nhà thầu được mời tham dự nếu có mặt sẽ phải ký vào biên bản mở thầu. Bản gốc HSDT sau khi mở được bên mời thầu ký xác nhận từng trang để đảm bảo nguyên trạng trước khi tiến hành đánh giá và quản lý hồ sơ “Mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu. 3.5. Đánh giá hồ sơ dự thầu: Tổ xét thầu của Trung tâm căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá qui định trong HSMT đã được phê duyệt để đánh giá HSDT. Để tránh kéo dài thời gian xét thầu làm ảnh hưởng tới tiến độ xây lắp cũng như nhu cầu mua sắm, thì qui định tối đa cho đánh giá HSDT đối với đấu thầu trong nước là 60 ngày. Trong quá trình xét thầu, Tổ xét thầu không được bỏ bớt, bổ sung hay thay đổi bất kỳ nội dung nào của tiêu chuẩn đánh giá đã qui định trong HSMT. a.Đánh giá sơ bộ. Trước hết là kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: - Tính hợp lệ của đơn dự thầu. Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh uỷ quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu; - Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh. Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có); - Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập; Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; chứng chỉ chuyên môn phù hợp; - Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật; - Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu; - Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ khi không đáp ứng các yêu cầu cơ bản được coi là điều kiện tiên quyết nêu trong HSMT. Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện trên sẽ bị loại bỏ không được xem xét tiếp trong bước đánh giá chi tiết. b.Đánh giá chi tiết: b.1.Đánh giá về mặt kỹ thuật. Sau khi đánh giá sơ bộ, kiểm tra tính hợp lệ của HSDT, tổ xét thầu sẽ kiểm tra về mặt kỹ thuật trong HSDT. Dựa trên các tiêu chí cơ bản là năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh, kinh nghiệm của nhà thầu và đánh giá kỹ thuật nhà thầu. *Tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu: đánh giá theo tiêu chí “đạt” và “không đạt”. Đấu thầu mua sắm hàng hoá. Đấu thầu xây lắp. 1.Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài. 1.Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. 2.Năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn. 2.Số lượng, trình độ công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án. 3.Năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác). 3.Năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác). Đối với từng gói thầu khác nhau thì sẽ có những yêu cấu chi tiết về kinh nghiệm, năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh khác nhau, nhưng tất cả đều phải tuân thủ các yêu cầu ghi trong HSMT. Ta có bảng 3: Bảng đánh giá cơ bản về năng lực và kinh nghiệm của gói thầu tại Trung tâm như sau: TT Tiêu thức Các nhà thầu Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu 3 1 Năng lực sản xuất 1.1 -Có kinh nghiệm là nhà thầu chính trong việc cung cấp thiết bị thi công: ít nhất là 2 công trình trong 3 năm vừa qua. -Có giấy uỷ quyền cung cấp thiết bị của các hãng sản xuất thiết bị chào thầu. 1.2 Nhân lực: có ít nhất 1 cán bộ kỹ thuật giám sát, 2 nhân viên kỹ thuật chuyên ngành… 1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật: trụ sở chính, các chi nhánh cơ sở bảo hành thiết bị. 2 Năng lực tài chính -Nhà thầu phải độc lập về tài chính. -Vốn lưu động. -Lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng hoặc duy trì ổn định. -Doanh thu trong năm gần nhất lớn hơn 3 lần giá trị gói thầu. 3 Kinh nghiệm Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Với việc sử dụng tiêu chí “đạt”, “ không đạt” thì chỉ cần một tiêu chí không đạt thì nhà thầu đó sẽ bị loại. Tổng hợp đánh giá sơ bộ HSDT của các nhà thầu về năng lực và kinh nghiệm như sau: TT Tiêu chí Các nhà thầu Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu 3 1 Năng lực sản xuất Đạt Đạt Đạt 2 Năng lực tài chính Đạt Không đạt Đạt 3 Kinh nghiệm Đạt Đạt Đạt Đánh giá chung Đạt Không đạt Đạt Theo đánh giá tổng quát thì nhà thầu 2 sẽ bị loại. *Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật: Đánh giá theo hệ thống điểm (100 hoặc 1000) hoặc tiêu chí “đạt” hay “không đạt”. Qui định mức yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không được thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm tối thiểu không thấp hơn 90%). Ở Trung tâm thường tiến hành đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật theo phương pháp tính điểm, vì với phương pháp này ta có thể lựa chọn được nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, để tiếp tục đánh giá mặt tài chính. Mặt khác, với việc đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” sẽ đòi hỏi các cán bộ làm công tác đấu thầu phải thống nhất với nhau về quan điểm kỹ thuật, mà nhiều khi các quan điểm này là khác nhau, dẫn đến mất nhiều thời gian trong đánh giá, làm chậm tiến độ xét thầu. Đối với gói thầu là gói thầu tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu xây lắp thì yêu cầu kỹ thuật lại khác nhau, song cũng đều phải đảm bảo theo đúng các tiêu chí đã nêu trong hồ sơ mời thầu. Đối với các gói thầu đòi hỏi kỹ thuật, mang tính chuyên ngành viễn thông cao thì trung tâm cũng tiến hành tuyển chọn tư vấn, sau đó mới tiến hành lập và xét thầu đối với gói thầu đó. Đấu thầu mua sắm hàng hoá. (Trong HSMT không được yêu cầu về thương hiệu hay nguồn gốc cụ thể của hàng hoá). Đấu thầu xây lắp. (Nghiêm cấm việc nêu yêu cầu về thương hiệu hay nguồn gốc vật tư trong HSMT). 1.Khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật hàng hoá nêu trong HSMT. 1.Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế. 2. Đặc tính kinh tế kỹ thuật của hàng hoá, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác. 2.Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công. 3.Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng hàng hoá. 3.Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng chống cháy nổ, an toàn lao động. 4.Khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật. 4.Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động), nhân lực thi công. 5.Khả năng thích ứng về mặt địa lý. 5.Các biện pháp bảo đảm chất lượng. 6.Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết. 6.Khả năng cung cấp tài chính (nếu có) 7.Khả năng cung cấp tài chính. 7.Các nội dung về tiến độ thi công, mức độ liên doanh, liên kết. 8.Các nội dung khác về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ. 8.Các nội dung khác trong HSMT. Ta có ví dụ về gói thầu Cung cấp và lắp đặt thiết bị chống sét tại trung tân năm 2005. Đây là gói thầu tiến hành đấu thầu rộng rãi, với phương thức hợp đồng là hợp đồng trọn gói. Khi tiến hành mở thầu có 7 nhà thầu tham gia, sau khi đánh giá sơ bộ thì còn 5 nhà thầu có đủ điều kiện tham gia xét thầu. Đánh giá sơ bộ HSDT của 5 nhà thầu với các nội dung như sau: -Kiểm tra tính hợp lệ. -Kiểm tra đáp ứng các điều khoản tiên quyết trong HSMT. +Tên nhà thầu: có tên trong danh sách mời. +Nộp HSDT: có 1 nhà thầu nộp không đúng hạn nên bị loại. +Bảo lãnh dự thầu: có một nhà thầu không nộp bảo lãnh dự thầu nên bị loại. +Số lượng hồ sơ: các nhà thầu đều nộp đủ 1 bản gốc, 2 bản sao theo đúng yêu cầu. +Đơn dự thầu: đều có đơn dự thầu hợp lệ. +Các điều kiện đưa ra trong HSDT: không có điều kiện nào trái với HSMT. +Giá dự thầu hợp lệ (giá cố định và không kèm điều kiện). +Tên của các nhà thầu với tư cách là các nhà thầu độc lập. +Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT. +Các nhà thầu đều có tư cách pháp nhân. +Ngành nghề kinh doanh của các nhà thầu: đều ghi rõ. -Làm rõ HSDT: không. -Xem xét năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Trong quá trình đánh giá năng lực và kinh nghiệm thì còn 3 nhà thầu đạt được chọn để đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật. TT Tiêu chuẩn Thang điểm Điểm cho các nhà thầu Điểm chuẩn Điểm tối đa Nhà thầu 1 Nhà thầu 2 Nhà thầu 3 1 Yêu cầu kỹ thuật (900) 1.1 Cam kết tuân thủ yêu cầu kỹ thuật 600 600 550 580 1.2 Cam kết tuân thủ về phạm vi công việc 300 300 285 290 1.2.1 Thiết kế hệ thống cung cấp thiết bị 70 7070 70 70 1.2.2 Khả năng lắp đặt và đưa hệ thống vào làm việc. 90 90 85 90 1.2.3 Thời gian thực hiện dự án 70 70 70 70 1.2.4 Đào tạo 15 15 15 15 1.2.5 Bảo hành thiết bị 30 30 20 30 1.2.6 Hỗ trợ khai thác và bảo dưỡng sau bán hàng. 25 25 25 15 2 Các nội dung khác (100) 90 85 88 2.1 Tuân thủ các chỉ dẫn dự thầu 40 40 38 39 2.2 Tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng 60 50 47 49 Tổng cộng (1000) 990 920 958 Tỷ lệ % điểm của các nhà thầu 100% 99% 92% 95,8% Tổng hợp đánh giá về mặt kỹ thuật: Cả 3 nhà thầu đều đạt trên 90 % và được đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật ( qui định trong HSMT là phải đạt 90% điểm kỹ thuật) của gói thầu và được đưa vào để đánh giá mặt tài chính. b.2.Đánh giá về mặt tài chính. Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt. Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm các nội dung sau: -Sửa lỗi. -Hiệu chỉnh sai lệch. -Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung. -Đưa về một mặt bằng so sánh. -Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu. Đưa về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá. Đấu thầu mua sắm hàng hoá Đấu thầu xây lắp. 1.Thời gian sử dụng. 1.Chất lượng vật tư sử dụng để thi công, lắp đặt 2.Công suất thiết kế. 2.Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy trì công trình. 3.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 3.Chi phí phát sinh khác mà chủ dự án phải thanh toán ngoài hợp đồng xây lắp (nếu có) 4.Nguồn gốc hàng hoá nêu trong HSDT. 4. Điều kiện hợp đồng (đặc biệt là tiến độ thanh quyết toán). 5.Chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng. 5. Điều kiện tài chính (thời gian vay, lãi suất vay…) 6.Các điều kiện thương mại , tài chính 6.Thời gian thực hiện hợp đồng. 7.Tiến độ cung cấp và lắp đặt. Ta có ví dụ về gói thầu:Trang bị máy phát HPA bổ sung dự phòng cho các trạm flyaway. Tháng 9/2006 của Trung tâm. Tên gói thầu Giá trị gói thầu (trước thuế GTGT) Hình thức lựa chọn Phương thức hợp đồng Trang bị máy phát HPA bổ sung dự phòng cho các trạm Flyaway 2.215.000.000 VNĐ Đấu thầu rộng rãi Hợp đồng trọn gói Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ và đánh giá về mặt kỹ thuật của các nhà thầu thì có 3 nhà thầu đạt tiêu chuẩn, tiếp tục đánh giá về mặt tài chính. Giá dự thầu tổng hợp của 3 nhà thầu (đã có thuế GTGT 10%) như sau: STT Tên các nhà thầu Giá dự thầu (VNĐ) 1 Công ty Sao Bắc Đẩu 2.173.000.000 2 Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông 2.185.500.000 3 Công ty phát triển dịch vụ viễn thông. 2.190.000.000 *Sửa lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch: -Nhà thầu 2 (Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông) có lỗi số học: (2.195.000.000-2.185.500.000)/2.185.500.000=0,435% nhỏ hơn 15% theo qui định nên chấp nhận được. -Cả 3 nhà thầu không có sai lệch cần phải hiệu chỉnh: *Chuyển đổi giá dự thầu sang một loại tiền chung: Cả 3 nhà thầu đều chào theo VNĐ nên không cần chuyển đổi. *Đưa về một mặt bằng để xác định gía đánh giá: AĐG=ADT+AĐC1+AĐC2+AĐC3+AĐC4. Trong đó: AĐG:Giá đánh giá. ADT:Giá dự thầu sau khi sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch và chuyển về một đồng tiền chung. ADTmin:Giá dự thầu của nhà thầu có giá thấp nhất sau khi đã cân bằng. Ở gói thầu này là ADTmin=2.173.000.000 VNĐ (Công ty Sao Bắc Đẩu). -AĐC1:Tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm. AĐC1=(1-%tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật)*0,3*ADTmin. Có hai nhà thầu (Công ty Sao Bắc Đẩu và Công ty phát triển dịch vụ viễn thông) đạt 100% yêu cầu kỹ thuật, nên AĐC1=0. Nhà thầu 2 ( Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông): AĐC1=(1-0,9)*0,3*2.173.000.000=65.190.000 VNĐ. AĐC2:Các điều kiện thương mại, tài chính. AĐC2=(1-% tuân thủ điều kiện thầu và điều kiện hợp đồng). Hai nhà thầu (Công ty Sao Bắc Đẩu và Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông) tuân thủ 100% chỉ dẫn dự thầu và điều kiện hợp đồng, nên AĐC2=0. Nhà thầu 3 (Công ty phát triển dịch vụ viễn thông) AĐC2=(1-0,95)*0,2*2.173.000.000=21.730.000 VNĐ. AĐC3:Tiến độ cung cấp và lắp đặt. -AĐC3=0,5%*Dt*ADTmin. Dt:thời gian giao hàng. Cả 3 nhà thầu có thời gian cung cấp, lắp đặt £ 8 tuần (yêu cầu trong HSMT) nên Dt=0 AĐC3=0. AĐC4: giá đánh giá trong thời gian bảo hành. Cả 3 nhà thầu đều chấp nhận thời gian bảo hành ³ 12 tháng nên AĐC4=0. *Đánh giá và xếp hạng HSDT theo giá đánh giá: -Xác định giá đánh giá: +Nhà thầu 1(Công ty Sao Bắc Đẩu): AĐG=ADT+AĐC1+AĐC2+AĐC3+AĐC4=2.173.000.000+0+0+0+0=2.173.000.000 VNĐ. +Nhà thầu 2 (Công ty Cổ phần dich vụ viễn thông): AĐG=2.195.000.000+65.190.000+0+0+0=2.260.190.000 VNĐ. +Nhà thầu 3(Công ty phát triển dịch vụ viễn thông) AĐG=2.190.000.000+0+21.730.000+0+0=2.211.730.000 VNĐ. -Xếp hạng nhà thầu: STT Tên nhà thầu Giá đánh giá (VNĐ) Xếp hạng nhà thầu 1 Công ty Sao Bắc Đẩu 2.173.000.000 1 2 Công ty Cổ phần dich vụ viễn thông 2.260.190.000 3 3 Công ty phát triển dịch vụ viễn thông 2.211.730.000 2 Như vậy nhà thầu 1(Công ty Sao Bắc Đẩu) được xếp hạng nhất và có giá đề nghị trúng thầu :2.173.000.000 VNĐ thấp hơn giá gói thầu:2.215.000.000 VNĐ. Do đó, Công ty Sao Bắc Đẩu được đề xuất là đơn vị trúng thầu. b.3.Đánh giá tổng hợp. *Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá: Các nhà thầu thuộc danh sách ngắn được xếp hạng theo giá đánh giá. Các nhà thầu thuộc danh sách ngắn có giá đánh giá thấp nhất, không vượt quá giá gói thầu hay giá dự thầu được duyệt (nếu giá dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu được duyệt) sẽ được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu. *Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do tổ xét thầu của Trung tâm đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu đã được sửa chữa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch hợp lý theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 3.6.Trình duyệt,thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu. a.Trình duyệt kết quả đấu thầu: được qui định tạI Điều 37, Điều 39 của Luật đấu thầu. Sau khi nhà thầu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Phòng kế hoạch-đầu tư, có giá đề nghị trúng thầu thấp nhất ( sau khi hiệu chỉnh sai lệch) không vượt quá giá trị gói thầu được phê duyệt thì Phòng kế hoạch-đầu tư sẽ trình duyệt lên cấp có thẩm quyền về nhà thầu và giá đề nghị trúng thầu. Bên mời thầu ( tổ xét thầu) lập báo cáo về kết quả đấu thầu để Phòng kế hoạch - đầu tư trình Giám đốc Công ty hoặc Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định. Phòng kế hoạch - đầu tư của Trung tâm (đối với dự án có vốn thuộc vốn của trung tâm) hoặc phòng kế hoạch - đầu tư của Công ty hoặc Tổng công ty (đối với dự án do công ty hoặc Tổng công ty uỷ quyền) đuợc giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của Phòng kế hoạch - đầu tư của Trung tâm để trình người có thẩm quyền (Tổng giám đốc hoặc giám đốc Công ty hoặc giám đốc trung tâm) xem xét, quyết định. b.Thẩm định lựa chọn nhà thầu: - Nội dung th._.uyết nêu trong HSMT, hay dùng giá dự thầu là giá đánh giá để so sánh, không hiệu chỉnh sai lệch mặc dù HSDT có sai lệch hoặc hiệu chỉnh sai lệch không chính xác…). c.Phân cấp chưa triệt để. Do phân cấp chưa triệt để, nhiều dự án lớn Công ty không giao cho Trung tâm. Việc quá ôm đồm dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả. Do phân cấp chưa rõ ràng, nên các thủ tục trình duyệt văn bản, xin phê duyệt mất nhiều thời gian dẫn đến chậm tiến độ. Các cán bộ làm công tác thẩm định các kết quả đấu thầu cũng như kết quả đầu tư phải làm việc quá nhiều, nên việc thẩm định không được đảm bảo về chất lượng cũng như thời gian. Trong khi đó Công ty không giao xuống cho các cán bộ của Trung tâm tiến hành thẩm định, mặc dù các cán bộ này có khả năng làm tốt công việc. Do đó cần giao nhiều dự án cho Trung tâm nhiều hơn nữa, tăng quyền và tăng tính trách nhiệm cho Trung tâm, chính điều này sẽ khiến cho Trung tâm hoạt động hiệu quả hơn. d.Hoạt động đấu thầu còn chủ yếu là chào hàng cạnh tranh. Việc đấu thầu ở Trung tâm chủ yếu là chào hàng cạnh tranh nên việc lựa chọn các nhà thầu trở nên hạn chế, không lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và tỷ lệ tiết kiệm được trong đấu thầu còn ít. Với tâm lý sợ tiến hành đấu thầu rộng rãi do mất nhiều thời gian và sức lực, trình độ của các cán bộ còn hạn chế, nên việc tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng còn mắc một số sai sót, nhiều khi còn bị động trong việc sử lý các tình huống trong đấu thầu phát sinh. Bên cạnh đó, do trình độ có hạn của nhà thầu mà hồ sơ dự thầu không được xét duyệt do phải chỉnh sửa nhiều lần, gây sự cố trong thực hiện dự án, mất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc giải quyết. e.Cán bộ làm công tác đấu thầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Một là, năng lực của một số cán bộ thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế, chưa nắm vững các qui định về đấu thầu của Nhà nước, do chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu Quy chế đấu thầu cũng như các nghị định của Chính phủ ban hành về qui chế đấu thầu, và các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật xây dựng). Một số cán bộ trước kia không làm lĩnh vực đấu thầu, nay chuyển sang làm đấu thầu, mang tính kiêm nghiệm,chưa học một trường lớp nào chính thống liên quan đến đấu thầu (vì công tác đấu thầu mớI chỉ được tiến hành, áp dụng rộng rãi trong vài ba năm gần đây), chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và áp dụng các văn bản luật, qui chế liên quan đến đấu thầu; do đó cũng không tránh khỏI những sai lầm ban đầu. Hai là Trung tâm cũng như trên công ty chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các cán bộ làm công tác đấu thầu được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đấu thầu. Do đó, trong quá trình làm công tác đấu thầu, còn sử dụng suy nghĩ chủ quan hơn là cơ sở pháp lý. Ba là, các thành viên của tổ chuyên gia xét thầu của một số gói thầu (đặc biệt là các gói thầu đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn) thì chưa thực sự là người có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, chưa có kinh nghiệm về quản lý thực tế và am hiểu về đấu thầu. Dẫn đến những sai xót trong hồ sơ mời thầu cũng như đánh giá hồ sơ dự thầu, mất nhiều thời gian trong khâu đánh giá. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương thảo ký kết hợp đồng nên trong quá trình thương thảo còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cán bộ còn phải ôm đồm nhiều công tác khác, các cán bộ làm công tác đầu tư trước đây đều làm kỹ thuật và kèm theo công việc kỹ thuật, có quá ít người học về đấu thầu và đầu tư một cách bài bản, nên khi tiến hành tổ chức đấu thầu với các gói thầu kỹ thuật phức tạp, nhà thầu nước ngoài đã gặp không ít khó khăn. Thứ tư là do chính sách hậu đãi nhân tài của Trung tâm còn chưa tốt nên đã có nhiều người có năng lực, có trình độ sau một thời gian làm việc đã rời bỏ Trung tâm tới các công ty khác. Hiện tượng thiếu người làm việc hiệu quả đã khó khăn ngày một khó khăn hơn, với sự cạnh tranh ngày một ngay gắt về nhân tài. f.Sử dụng vốn chưa hiệu quả. -Việc huy động vốn của Trung tâm vẫn là huy động vốn trong ngành của Tổng công ty, của Công ty, phần còn lại là vốn tự có của Trung tâm. Còn các vốn khác hầu như không có. Do đó, việc thiếu vốn sẽ làm hạn chế trong hoạt động đầu tư của Trung tâm. Các dự án của Trung tâm đều là các dự án nhỏ, vốn ít nên hiệu quả mang lại còn chưa cao. Bên cạnh đó là vấn đề yêú kém trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn vay khác. -Bên cạnh đó nhiều khi tính toán không đúng đã dẫn đến lãng phí vốn, đầu tư không hiệu quả. Theo tính chất của ngành, việc đầu tư xây dựng cơ bản chỉ cần xác định, tính toán sai sẽ dẫn đến hậu quả lớn. CHƯƠNG II.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC1. I. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA TRUNG TÂM, CỦA CÔNG TY VÀ CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG. Trong xu thế hội nhập hoá, toàn cầu hoá ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ở các nước trong khu vực và trên thế giới, sự bùng nổ công nghệ thông tin là tất yếu. Trong đó, Viễn thông quốc tế là cầu nối Việt Nam với quốc tế và những kết quả thu được từ “khâu đột phá” là cơ sở quan trọng để phát triển Việt Nam. Trình độ công nghệ thông tin là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự hội nhập cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia. Đó là sự mở rộng các mạng lưới viễn thông, với việc cung cấp đầy đủ các thông tin nhanh chóng, kịp thời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với Việt Nam với xuất phát điểm chậm hơn các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc đấy mạnh phát triển công nghệ thông tin và các dịch vụ viễn thông là vô cùng quan trọng. 1. Đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông. -Ngày càng đa dạng hoá các dịch vụ viễn thông và Internet, phát triến các dịch vụ gia tăng, giảm cước dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong cả nước. Đẩy mạnh phát triển mạng truy cập băng rộng, phát triển các dịch vụ mạng ngoại vi như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo và khám chữa bệnh từ xa. -Đẩy mạnh việc phổ cập điện thoại cố định và Internet. Dự tính đến năm 2010 đảm bảo 100% số xã cáo điểm truy cập dịch vụ điện thoạI công cộng, 70% số xã có điểm truy cập Internet công cộng. 2.Phát triển mạng cáp quang biển tới tất cả các huyện trong cả nước. - Nhanh chóng hoàn thiện mạng ngoại vi theo hướng tăng cường sử dụng cáp sợi quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm dưới mặt đất nhằm bảo vệ chất lượng đường truyền cũng như mỹ quan đường phố. Phát triển mạng cáp quang tới tất cả các huyện trong cả nước, phát triển mạng viễn thông quốc tế liên tỉnh dung lượng lớn, có độ tin cậy, an toàn cao, kết nối được nhiều hướng, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ băng rộng. Phát triển mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh dung lượng lớn, có độ an toàn, tin cậy cao, kết nối nhiều hướng trên cơ sở kết hợp các tuyết cáp quang biển, tuyến cáp quang trên đất liền và hệ thống thông tin vệ tinh đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ băng rộng. Mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động đến tất cả các huyện trong cả nước, hầu hết các xã trong vùng kinh tế trọng điểm và hầu hết các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng. 3. Định hướng phát triển thị trường: -Tạo lập một thị trường cạnh tranh bình đẳng. Trước kia, Bưu chính Viễn thông được được coi là một ngành độc quyền thì nay đã có những cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông, với sự phát triển của các dịch vụ Viễn thông Quân đội và Điện lực; tạo nên một môi trường lành mạnh tới các doanh nghiệp Viễn thông trong nước. Việc mở rộng không ngừng các mạng viễn thông, các dịch vụ điện thoại quốc tế, các kênh thuê riêng, thông tin di động và Internet đã giúp cho Bưu chính Viễn thông của Việt Nam ngày một lớn mạnh. -Việc phát triển, mở rộng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư và kinh doanh cung cấp các dịch vụ di động như S-phone, HT-mobile và các giá trị gia tăng cũng như Internet băng rộng, ADSL, công nghệ CDMA với các nhà cung cấp S-phone, HT-mobile, E-mobile. -Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ viễn thông trong nước thì chúng ta cũng đã mở rộng ra nước ngoài với việc đặt các văn phòng đại diện ở các nước trên thế giới và đặc biệt là đầu tư của Viễn thông quân đội (Vietel) sang Lào, việc đầu tư này cũng đã mang lại những hiệu quả vô cùng khả quan. 4. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước ngoài. -Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường viễn thông quốc tế ra nước ngoài, cùng nguyên cứu với nước ngoài đưa ra thị trường các dịch vụ mới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông quốc tế, quan tâm chăm sóc, phục vụ khách hàng. Nhanh chóng từng bước mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài như: tiến hành triển khai theo các dự án giai đoạn của phương án thành lập POP của VNPT/VTI ở Hồng Kông, xúc tiến triển khai kế hoạch mở rộng văn phòng đại diện ở Mỹ; chủ đạo trong việc cung cấp dung lượng đường truyền tại Việt Nam; phân tích đánh giá việc kinh doanh dịch vụ Pre-paid Card ở Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan để có định hướng đúng trong việc kinh doanh dịch vụ này ở nước ngoài. -Qui hoạch xây dựng, mở rộng , tăng cường và hoàn thiện mạng lưới VTQT: hoàn chỉnh tổ chức, củng cố công tác điều hành, chuẩn bị sẵn sàng khai thác hệ thống OMC, xây dựng phương án thay thế 3 tổng đài AXE và hệ thống OTN cũ, xây dựng phương án thiết lập CALL CENTER, triển khai các công việc để đưa hệ thống VSAT băng rộng VSAT-IP vào khai thác chính thức, thực hiện qui hoạch lại mạng VoIP quốc tế sau khi tiếp nhận hệ thống cung cấp dịch vụ 1717 từ công ty VDC; triển khai các công việc liên quan đến kế hoạch bổ sung dung lượng truyền dẫn quốc tế; triển khai dự án thiết lập mạng C7-STAND ALONE, nghiên cứu triển khai dịch vụ HCD. II.GIẢI PHÁP: Để khắc phục những tồn tại trên, lãnh đạo Trung tâm thống nhất tăng cường các biện pháp xử lý trong thi đua ,khen thưởng và kỷ luật hành chính những vi phạm trong công tác đấu thầu, đồng thời đưa ra các biện pháp tăng cường công tác tổ chức đấu thầu, để hoạt động tổ chứ đấu thầu ngày càng hiệu quả. Sau một quá trình thực tập ở Trung tâm, được nghiên cứu tài liệu thì em xin đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm như sau: 1.Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về đấu thầu: -Áp dụng chủ yếu là hình thức đấu thầu rộng rãi trong các dự án thuộc phạm vi và trách nhiệm của Trung tâm. -Không được nêu yêu cầu cụ thể về nguồn vốn, ký hiệu, mã hiệu, thương hiệu của hàng hoá, vật tư, thiết bị trong hồ sơ mời thầu, để tăng tính cạnh tranh công bằng trong xét thầu, lựa chọn được nhà thầu tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn của HSMT. -Đảm bảo các mốc thời gian trong đấu thầu như: Đấu thầu rộng rãi phải được thông báo 10 ngày trước khi phát hành HSMT, thời gian chuẩn bị HSDT tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với gói thầu quốc tế. Để các nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị tốt HSDT, nâng cao tính hiệu quả trong HSDT. -Không được bán vượt quá 500.000 đồng/1 bộ (đối với đấu thầu trong nước) -Không sử dụng giá xét thầu, giá sàn trong đánh giá HSDT. -Giá đề nghị trúng thầu không được vượt quá giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được duyệt. -Sau khi đóng thầu, nhà thầu không được phép bổ sung HSDT, kể cả thư giảm giá. -Tư vấn không được tham gia thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp do mình làm tư vấn. -Chuyên gia xét thầu không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu trong cùng một gói thầu. -Đánh giá HSDT theo đúng HSMT và tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT. -Bên mời thầu phải theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết với nhà thầu và phải có trách nhiệm xử lý khi nhà thầu vi phạm hợp đồng. 2.Chuẩn bị tốt hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu là khâu vô cùng quan trọng quyết định tới kết quả hoạt động đấu thầu và hoạt động đầu tư, vì hồ sơ mời thầu chỉnh là đề bài, việc hoàn thiện chính xác đề bài, là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá hồ sơ dự thầu sau này. Do đó, hồ sơ mời thầu phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quan trọng, cần phải viết dễ hiểu, dễ đọc, tránh các ngôn từ khó hiểu gây hiểu nhầm cho các nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu, cũng như quá trình thương thảo hợp đồng sau này.Việc chuẩn bị tốt hồ sơ mời thầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và thuận lợi cho quá trình đánh giá so sánh các hồ sơ dự thầu. Một hồ sơ mời thầu nếu làm không tốt, gây sai lầm , hiểu lầm sẽ gây ra lúng túng cho các nhà thầu, cũng như việc tính toán thiếu (thừa) các công việc sẽ dẫn đến tính toán sai giá gói thầu, mất nhiều thời gian trình lên cấp có thẩm quyền xem xét lại, phê duyệt, làm chậm tiến độ của gói thầu của cả dự án, cũng như tiền của. Đặc biệt là đối với gói thầu đòi hỏi kỹ thuật, vốn lớn chỉ một sai sót nhỏ cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để nâng cao chất lượng HSMT, đối với gói thầu phức tạp cần thuê tư vấn, tuyển chọn nhà thầu tư vấn.Do đó các điều kiện tiên quyết phải được nêu rõ trong hồ sơ mờI thầu như: -Về mặt kỹ thuật: +Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá: phải có đầy đủ các nội dung chính về số lượng, chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn công nghiệp, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật, nguồn gốc hàng hoá, khả năng thích ứng về mặt địa lý, thời gian bảo hành, các dịch vụ kèm theo sau bán hàng và yêu cầu về việc đảm bảo môi trường… +Đối với đấu thầu xây lắp: bên cạnh bản thiết kế còn phải có bản tiên lượng, yêu cầu về lao động kỹ thuật, máy móc thiết bị thi công, yêu cầu về tiến độ và bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng chống cháy nổ, an toàn lao động… -Về tài chính: +Giá dự thầu tính theo giá nào (đối với hàng hoá thiết bị, vật tư nhập khẩu). +Các nhà thầu cần khai báo về tình trạng tài chính của mình trong những năm gần đây (tuỳ vào tính chất cảu gòi thầu mà yêu cầu về số năm tài chính). +Ghi rõ đồng tiền bỏ thầu và tỷ giá so sánh, để tiện cho việc đánh giá, so sánh giá đánh giá sau này. +Điều kiện thanh toán. +Loại hợp đồng và các vấn đề liên quan. -Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: nêu đầy đủ, rõ ràng trong hồ sơ mời thầu. Tất cả các tiêu chuẩn nêu trong HSMT phải được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành mở thầu. 3.Phân cấp và có quan hệ chặt chẽ giữa các phòng, ban. Hiện nay vấn đề phân cấp còn chồng chéo, dẫn đến sai lầm trong đầu tư, qui kết, đổ lỗi, trach nhiệm lẫn nhau. Do đó, cần phân cấp cụ thể, tới từng phòng ban, từng cơ sở, gắn trách nhiệm với hoạt động đầu tư mà mình làm, khi đó sẽ tăng tính hiệu quả trong đầu tư. Cần phải có qui trình chặt chẽ, hạn mức kỹ thuật cho các đơn vị. Bên cạnh đó , phải phối hợp với các đơn vị chức năng để xâu dựng hồ sơ mời thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phương án kỹ thuật. Báo cáo đầu tư phải được lập chặt chẽ, phân chia trách nhiệm cho từng đơn vị. Chậm ở khâu nào thì khâu đó phải chịu trách nhiệm, không được đổ lỗi lẫn nhau. Qui định về thời gian, hạn định, trách nhiệm cho từng đơn vị. Gắn trách nhiệm tới từng đơn vị, giúp cho đơn vị đó nâng cao vai trò của mình. Cần phải phấn cấp nguồn vốn của Công ty cho Trung tâm nhiều hơn nữa, cần phải giao cho Trung tâm các dự án của Công ty, tránh ôm đồm, không hiệu quả, tức là mở rộng phân cấp cho Trung tâm, tăng tính chủ động cho Trung tâm, từ đó tăng cao tính trách nhiệm của Trung tâm, tăng tính hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn. 4.Nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Cử đi học nước ngoài hay học các khoá học trong nước đối với các cán bộ làm công tác chuyên môn, giảm bớt chi phí thuê tư vấn. Các cán bộ làm công tác đấu thầu phải được đào tạo một cách bài bản, chứ không phải dựa trên kinh nghiệm. Đối với thế hệ trẻ thì cần phải đào tạo hệ thống, căn bản và toàn diện ngay từ đầu. Cần có sự kết hợp giữa hai đội ngũ cán bộ già, có kinh nghiệm và đội ngũ thanh niên trẻ năng động, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ ngày càng được cọ sát, nâng cao kinh nghiệm. Đặc biệt là cần phải đào tạo các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Người đàm phán không chỉ có trình độ, kinh nghiệm mà còn phải sáng suốt, có tâm lý vững vàng và đặc biệt là phải có nghệ thuật trong đàm phán, tạo lợi thế trong ký kết hợp đồng, cũng như phát hiện các sai sót trong hợp đồng. Do đó, phải nâng cao năng lực các cán bộ làm công tác chuẩn bị HSMT tức là nâng cao chất lượng hợp đồng ký kết vớI nhà thầu. Nếu áp dụng hình thức hợp đồng điều chỉnh giá phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết đã nêu trong trong qui chế đấu thầu và phải có qui định cụ thể về điều kiện, phạm vi, công thức điều chỉnh trong HSMT. Trong hợp đồng phải qui định rõ trách nhiệm của bên mời thầu và nhà thầu. Phải có các điều kiện ràng buộc, thưởng phạt với nhà thầu trong trường hợp nhà thầu không thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết. Chủ đầu tư cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng cung cấp đã ký cả về số lượng và chất lượng (đặc biệt là xuất xứ hàng hoá) và tiến độ thực hiện hợp đồng. Trường có những vi phạm (hoặc dấu hiệu vi phạm) hợp đồng đã ký từ phái nhà thầu cần phải có những biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý ngay ( theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, luật thương mại và các điều khoản của hợp đồng đã ký), không để dây dưa kéo dài. Cần phải có chính sách hậu đãi thoả đáng để thu hút và giữ chân những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm làm việc hiệu quả. Chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý, cũng như các chính sách nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ mát, và môi trường làm việc tốt sẽ thu hút nhân tài và giữ chân những người làm được việc. 5.Cần lưu trữ hồ sơ thiết kế và bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: Một công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì việc xuống cấp, hư hỏng công trình sau một thời gian là khó tránh khỏi do điều kiện khách quan (nắng gió, bão, động đất…) hay điều kiện chủ quan (việc xây dựng của nhà thầu có chỗ sai sót với bản thiết kế mà khi xây dựng công trình bên mời thầu giám sát chưa biết). Đặc biệt là đối với công trình xây dựng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, vốn lớn thì việc hư hỏng cần phải sửa chữa kịp thời. Chính vì vậy, việc lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng là vô cùng quan trọng. Trong những năm trước nhiều dự án xây dựng sau khi đã hoàn thành, hầu hết bên mời thầu không giữ lại hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công. Nên khi sửa chữa công trình gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc. Cần căn cứ vào tuổi thọ công trình để qui định thời gian lưu trữ phù hợp. Không chỉ chủ đầu tư, chủ sở hữu lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công mà cả nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công công trình xây dựng cũng cần phải lưu trữ. -Đối với chủ đầu tư hay chủ sở hữu sử dụng công trình xây dựng: cần lưu trữ hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng. -Đối với nhà thầu thiết kế: cần lưu trữ phần hồ sơ thiết kế do mình thực hiện. Riêng nhà thầu đảm nhận tổng thầu thiết kế phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ thiết kế công trình xây dựng bao gồm hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do mình thực hiện. -Đối với nhà thầu thi công xây dựng: cần lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng do mình thực hiện. 6. Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu: Để nâng cao hiệu quả đấu thầu thì cần phảI đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu. Do đó, cần khuyến khích đấu thầu rộng rãi, vì đấu thầu rộng rãi sẽ tăng được số lượng nhà thầu. Khi đó, tính cạnh tranh càng cao, càng có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà thầu tốt nhất, cũng như nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Để tăng số lượng nhà thầu tham gia thì phòng Kế hoạch-Đầu tư có thể tăng thời gian nộp Hồ sơ dự thầu, để có nhiều thời gian cho các nhà thầu chuẩn bị tốt Hồ sơ dự thầu, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phòng Kế hoạch - Đầu tư cần đảm bảo tính công khai minh bạch trong Hồ sơ mời thầu, tiếp nhận Hồ sơ dự thầu và xét thầu. 7.Nâng cao chất lượng công tác lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán: Do tính chất của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản phải mất nhiều thời gian đển thực hiện dự án, bên cạnh việc xây dựng, lắp đặt các đài trạm chuyên dụng là việc mua sắm máy móc thiết bị đòi hỏi kỹ thuật lớn thường phải nhập ngoại, do đó yêu cầu về kỹ thuật, tính chính xác trong lắp đặt thiết bị, xây dựng đài trạm là vô cùng quan trọng để dự án đi vào hoạt động tốt. Hàng năm các cán bộ kỹ thuật của Phòng kỹ thuật nghiệp vụ luôn phải tính toán cẩn thận các nhu cầu và tính toán chính xác về mặt thiết kế kỹ thuật đối với từng dự án đã được phê duyệt tiến hành đấu thầu. Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán là cơ sở lập Hồ sơ mời thầu và định giá gói thầu. Nếu có sai sót trong thiết kế kỹ thuật, tính giá sai sẽ làm cho thiết kế và tổng dự toán thay đổi, ảnh hưởng đến uy tín của bên mời thầu. Nếu tính toán khối lượng công việc sai sẽ mất thời gian trong việc chỉnh sửa, xin bổ sung quyết toán, kéo dài thời gian gây ức chế tớIi các nhà thầu, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ mời thầu. Đặc biệt đối với gói thầu đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn, chỉ một sai sót nhỏ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nên để nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu, đối với gói thầu phức tạp cần thuê tư vấn, tuyển chọn nhà thầu tư vấn, lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp, đủ trình độ năng lực thực hiện tốt các công tác lập hồ sơ mời thầu. 8.Nâng cao công tác giám sát, thực hiện quyết toán kịp thời cho các nhà thầu: Hiện nay nhiều công trình đã thực hiện xong nhưng bên mời thầu vẫn chưa quyết toán hết cho nhà thầu, do một số vướng mắc. Do vậy, phòng kế hoạch đầu tư cần phải giám sát thường xuyên kịp thời, phát hiện và sửa đổi những vướng mắc, sai sót, phát hiện kịp thờI để đưa lên cấp thẩm quyền phê duyệt nhanh chóng quyết toán cho nhà thầu, nhằm nâng cao uy tín cho bên mời thầu cũng như niềm tin tưởng của các nhà thầu. Bên mời thầu cần phải thực hiện nghiêm túc các điều khoản ký kết trong hợp đồng, thanh quyết toán theo đúng thủ tục, giám sát kỹ các chi phí phát sinh để có sửa đổi kịp thời. Bên mời thầu cần tạo điều kiện cho nhà thầu hoàn thành tốt công việc, đặc biệt đối với các gói thầu xây lắp, bên mời thầu phải có quan hệ tốt với các địa phương cho phép xây dựng, không được để gây khó khăn cho nhà thầu trong xây dựng, đảm bảo đúng tiến độ của công trình. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU. 1.Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản luật đấu thầu và các văn bản luật có liên quan. Hiện nay, chúng ta đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, từng bước thống nhất hệ thống, trong đó có hệ thông văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu. Mặc dù qua hai lần sửa đổi bổ sung Qui chế đấu thầu song vẫn còn nhiều thiếu sót, tồn tại. Nhiều qui định khi áp dụng còn nhiều mập mờ, trở thành kẽ hở cho bên mời thầu và nhà thầu lợi dụng. Một so qui định thiếu thực tế gây khó khăn cho người thực hiện. Chẳng hạn như việc qui định giá sàn trong đấu thầu, nhưng vẫn còn nhiều dự án giá trúng thầu thấp hơn nhiều so với giá gói thầu với việc qui định mức giá sàn thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Bên cạnh đó do Qui chế đấu thầu còn nhiều mập mờ nên đẫn đến việc móc ngoặc giữa bên mời thầu với nhà thầu gây nên tình trạng không minh bạch và không công bằng do sựu thoả thuận ngầm giữa hai bên. Từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng công trình do tình trạng ăn cắp vật tư, rút bớt vật tư, hiện nay còn xảy ra nhiều với các công trình, kể cả những công trình lớn với nhà thầu nước ngoài. Qui chế hệ thống thông tin, tính công khai, minh bạch chưa rõ ràng, chưa có sự bình đảng giữa các nhà thầu, nhiều thông tin còn bị bóp méo, sai sự thật. Cúng với sự thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp lý vì các văn bản đấu thầu có quá nhiều sự sửa đổi bổ sung từ các nghị định và sự không thống nhất giữa các văn bản liên quan đã gây nhiều khó khăn cho ngườI thực hiện công tác đấu thầu. Để khắc phục những thiếu xót trên thì đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải biết trách nhiệm của mình là phải sửa đổi, khắc phục những sai sót, thiếu sót đó là vấn đề sống còn cần phải sửa đổi kịp thời, nhanh chóng trong quá trình hội nhập. Cần gấp rút hoàn thiện hệ thống văn bản một cách đồng bộ, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho người áp dụng. Thêm vào đó là phải có sự tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản mới tới các bộ, ngành, địa phương có điều kiện thuận lợi cấp nhật các văn bản mới, tránh để các dự án thực hiện tại thời điểm văn bản mới và văn bản cũ gây khó khăn cho việc xử phạt những sai lầm giữa 2 văn bản cũ và mới. 2 Giảm bớt thủ tục hành chính: Vấn đề thủ tục hành chính của Việt Nam đang là vấn đề mà nhiều người bàn tán và quan tâm. Thủ tục quá rườm rà, gây khó khăn cho người dân. Và thủ tục hành chính đối với đấu thầu cũng không thoát khỏi điều này; đặc biệt là trong đấu thầu xây dựng. Với các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, cấp đất, thuê đất đã không ít lần làm chậm tiến độ của các nhà thầu. Do đó, Nhà nước cần phải tạo một khung pháp lý rõ ràng, khách quan, tránh tình trạng móc ngoặc, tham ô, hối lộ. Với các công trình của Nhà nước, Nhà nước đã đi sâu vào can thiệp quá sâu vào lĩnh vực đấu thầu, gây ra những thủ tục phiền hà, gây khó khăn cho các nhà thầu. Hiện nay, vấn đề công khai hoá vốn và phân bổ vốn còn yếu kém, chính sự mập mờ trong phân bổ vốn, dự toán và quyết toán vốn trong đấu thầu đã để cho chủ đầu tư và nhà thầu móc ngoặc với nhau, gây thất thoát, lãng phí vốn. Việc can thiệp quá sâu của Nhà nước vào thủ tục cấp vốn và thanh quyết toán vốn đã làm cho tình trạng cấp vốn, thanh quyết toán vốn kéo dài hay quá nhỏ giọt, gây nên tình trạng chậm tiến độ, lãng phí, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Để giảm bớt các thủ tục hành chính thì Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch; có chỉ dẫn về các thủ tục cho chủ đầu tư và các nhà thầu biết. 3.Tăng cường công khai hoá hoạt động đấu thầu. Cung cấp đầy đủ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí ( Tờ thông tin đấu thầu), các trang web về luật, về đấu thầu và tính công khai của các nhà thầu song thông tin đưa ra mới còn ở dạng sơ lược, rời rạc, thông báo ít có sự phân tích kỹ. Như tờ thông tin đấu thầu chủ yếu là các thông báo mời thầu chưa có sự phân tích về hoạt động đấu thầu hiện nay ra sao.Việc truy cập vào các trang web này, đôi khi còn chưa nhanh cóng, kịp thời, chưa thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin. Nhiều văn bản, nghị định, qui chế, thông tư còn chưa cập nhật hết. Do đó, cần có sự phân tích, cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời của các bộ, ngành, địa phương và sự quan tâm hơn nữa của bộ Kế hoạch-Đầu tư làm lớn mạnh hơn nữa về trang web đấu thầu của bộ, công khai hoá các hệ thống dữ liệu về thông tin đấu thầu, giúp cho công tác giám sát dễ dàng, thống nhất, công khai và minh bạch. Để nâng cao chất lượng các trang web đấu thầu, có thể bán các thông tin đấu thầu cho những người cần tìm hiểu. Hiện nay, các trang web này chủ yếu là miễn phí, nên việc duy trì và nâng cấp các trang web là rất khó khăn. Cần thu phí riêng, khi đó sẽ nâng cao chất lượng các trang web về đấu thầu. 4.Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ trong hệ thống quản lý đấu thầu Bộ kế hoạch đầu tư cần mở các lớp tập huấn về đấu thầu tại các địa phương để phổ biến việc áp dụng các văn bản mới. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu cho các đơn vị mình. Cử đi học nước ngoài đối với các cán bộ nghiên cứu làm luật, để họ có điều học hỏi những kiến thức tiên tiến của nước phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm, để hoàn thiện tốt hệ thống văn bản luật nói chung và văn bản luật nói riêng. Cần mở các lớp đào tạo nhà hoạch định chính sách để họ được đào tạo khoa học, bài bản, tạo nền tảng vững chắc cho hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Các cán bộ này cũng phải đến xem xét các bộ, ngành, địa phương; lắng nghe những yêu cầu, nắm bắt thực tế, đúc rút kinh nghiệm, tìm ra các kẽ hở trong luật đấu thầu nhằm đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để những sai lầm nghiêm trọng xảy ra, gây hậu quả lớn, khó lường. KẾT LUẬN Nói tóm lại, với chuyên đề mà em lựa chọn đã giúp em có nhiều hiểu biết hơn về lĩnh vực đấu thầu. Cũng với sự giúp đỡ của các anh chị ở Trung tâm và những kiến thức em tìm hiểu được, em đã hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Cùng với hoạt động đấu thầu ngày một nâng cao thì hiệu quả đầu tư ở Trung tâm ngày một khởi sắc. Quá trình tiến hành đấu thầu hàng năm đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao mạng lưới phục vụ tốt và kinh doanh có hiệu quả. Việc đấu thầu đã nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đấu thầu trong đàm phán với đối tác quốc tế, đảm bảo quyền lợi của quốc gia, của ngành và của công ty. Bên cạnh những thành công mà Trung tâm có được thì cũng không phải không có mặt hạn chế. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em cũng nhận thấy một số hạn chế và khó khăn mà Trung tâm gặp phải. Việc khắc phục những khó khăn trên không chỉ một người có thể làm được, mà tất cả CBCNV trong Trung tâm cùng đồng lòng. Em cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu thầu tại Trung tâm; với mục đích, góp phần đóng góp ý tưởng của mình vào công cuộc đổi mới, hiện đại hoá lĩnh vực viễn thông. Tài liệu tham khảo 1.Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện.Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng. Qui chế đấu thầu. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà nội-2-2004. 2.Luật xây dựng và văn bản hướng dẫn thực hiện. Nhà xuất bản xây dựng Hà nội-2005. 3.Thông tư số 08/2005/TT –BXD ngày 06-05-2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ. 4.Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu. 5.Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ. 6.15 năm một chặng đường.Nhà xuất bản Bưu điện. 7.Tài liệu tập huấn về qui chế quản lý hoạt động đầu tư-Công ty Viễn thông Quốc tế. 8.Trung tâm thông tin Bưu điện: “10 sự kiện nổi bật của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam các năm 2004, 2005”. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4902.doc
Tài liệu liên quan