LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chè là một loại cây công nghiệp dài ngày có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chè đã khẳng định vị trí của mình không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu thu ngoại tệ.
Chè được biết như là một thức uống hàng ngày của rất nhiều nước trên thế giới như ở Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nga… Theo điều tra thì Châu Âu có 30 nước biết uống chè, ở Châu Mỹ là 32 nước, ở Châu Á là 21 nước. Điều này bởi m
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chè Than Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột nguyên nhân trong chè tổng hợp nhiều cafein và các chất teofilin, teobromon. Các chất trên kích thích sự làm việc của tim và các cơ quan khác của cơ thế, giảm mệt mỏi, phục hồi khả năng làm việc của các cơ quan khác của cơ thể con người. Ngày nay thì con người biết nhiều hơn các chất khác có trong chè như các loại vitamin, các chất khoáng và các hợp chất khác.
Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Chè còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng.
Chè được trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta như : Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Sơn La, Hà Giang...Đối với Lai Châu, cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Thế nhưng cho đến nay năng suất chè của Lai Châu còn thấp, việc mở rộng diện tích còn chậm so với nhiều vùng chè khác của cả nước. Khí hậu, điều kiện tự nhiên của Lai Châu rất thích hợp cho trồng chè. Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu có kinh nghiệm nhiều năm trong việc trồng và chế biến các sản phẩm về chè. Phát triển ngành chè có ý nghĩa thiết thực, giúp xoá đói giảm nghèo, làm giầu, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, định canh định cư, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Cây chè đã được coi là cây trồng có tính chất mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Lai Châu là đến năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 700 ha chè chất lượng cao.
Trong tỉnh có một số công ty thực hiện trồng và chế biến các sản phẩm về chè như : Công ty sản xuất và kinh doanh chè Tam Đường, nhà máy chè Bằng An, công ty chè Than Uyên…Trong đó thì công ty chè Than Uyên là một đơn vị thực hiện kinh doanh có hiệu quả.Tuy nhiên Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện kinh tế này vừa đem lại những cơ hội mới và vừa đem lại thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty chè Than Uyên. Công ty có thể dễ dàng hơn để tham gia vào các thị trường mới của mình như: Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ …Công ty chè Than Uyên muốn xâm nhập vào các thị trường này bên cạnh việc đảm bảo chất lượng và cung cấp sản phẩm ổn định, công ty còn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người nhập khẩu bao gồm mẫu sản phẩm, nơi trồng chè, giống cây, công nghệ sản xuất, cách pha trộn, và chính sách của chính phủ có liên quan thì việc đàm có liên quan đến việc đàm phán ký kết hợp đồng mới có khả năng.Chè là một mặt hàng thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người nên phải tuân thủ theo các quy định của luật bảo vệ thực phẩm, cũng như những quy định khác về hải quan và nhập khẩu. Do vậy công ty chè Than Uyên cần phải tìm hiểu, thu nhập các thông tin cần thiết để thiết lập hệ thống xuất nhập khẩu phù hợp với các quy định trên.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của ngành chè Việt Nam và thực tế thu thập được tại công ty chè Than Uyên em chọn tiêu đề cho chuyên đề thực tập của mình là “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên”
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Phạm Văn Khôi cùng toàn thể các cán bộ trong công ty chè Than Uyên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Do thời gian có hạn và kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế cho nên trong chuyên đề thực tập của em còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Em mong thầy và các cán bộ trong công ty chè Than Uyên chỉ bảo thêm, để làm cơ sở cho việc học tập và làm việc của em sau này.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Hệ thống và phân tích các cơ sở khoa học và những vấn đề trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp thực hiện chế biến biến nông sản.
Đánh giá thực trạng về hoạt động sản xuất và kinh doanh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của công ty chè Than Uyên. Rút ra những nguyên nhân và những vấn đề kinh tế trong sản xuất và kinh doanh của công ty.
Kiến nghị phương hướng cho việc chăm sóc, sản xuất và kinh doanh của công ty và những kiến nghị đối với các cơ quan thực hiện quản lí nhà nước có liên quan đến ngành chè của tỉnh.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để đảm bảo tính khoa học, logic và thực tiễn thì trong chuyên đề có sử dụng những phương pháp sau đây :
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp thống kê
Phương pháp của các môn học Quản trị kinh doanh nông nghiệp, môn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Phần I. Cơ sở lí luận của nâng cao hiệu quả và trong sản xuất chè ở công ty chè ở công ty chè Than Uyên.
Phần II. Thực trạng hiệu quả kinh tế .
Phần III. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè ở công ty chè Than Uyên.
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
1. Vai trò và vị trí của sản xuất và kinh doanh chè
1.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp
Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có nghĩa to lớn đối với người dân:
- Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao động theo Nghị định 01 của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam được giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích ngươì lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm cạnh chè để đạt năng suất, chất lượng cao. ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập trung bình là 1-2 triệu đồng/ha trong khi đó 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu đồng. Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi.
- Chè là mặt hàng có thị trường và giá cả ổn định với mức dao động về giá ở thời điểm biến động cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình so với các ngành kinh tế công nông nghiệp khác, chè cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại đất trồng đứng về mặt kinh doanh tương đối ổn định.
- Cây chè có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. Hiện nay bình quân độ che phủ trong cả nước chỉ còn 29,1%, trong đó nếu không kể hai vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chỉ đạt 4,7% và 6,1% còn ở vùng núi như vùng Tây Bắc chỉ còn 20,7%, Đông Bắc 19,4%... Bởi vậy, ở những nơi này nếu được trồng chè chắc chắn sẽ nâng cao hệ số che phủ tốt hơn.
-Trồng chè thu hút một lượng lao động đáng kể (mỗi ha trồng chè bình quân cần 2,2 lao động) ngoài ra chưa kể lao động cho chế biến và tiêu thụ.
1.2. Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến
Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Chế biến chè thời kỳ này bộ phận cối vò chè, máy sấy và máy phát điện. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43 tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai.
1.3. Sản xuất chè với ngành xuất khẩu
Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu và Nhật Bản, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước. Mỗi năm bình quân chúng ta xuất khẩu được khoảng 50 nghìn tấn đem lại cho đất nước khoảng 50 triệu USD. Trong 10 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu chè đã đạt khoảng 76 triệu USD, tăng 22% về trị giá và 23% về lượng so với cùng kỳ năm 2005. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết ngành chè đang phấn đấu sản xuất được 870.000 tấn chè vào năm 2010, trong đó xuất khẩu 120.000 tấn, đạt kim ngạch 200 triệu USD.
1.4. Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội
Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ở đây cây chè gần gũi với từng gia đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người. Hơn nữa cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 vạn lao động góp phần ổn định đời sống cho 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp -dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh tế dài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch, là cây trồng xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở vùng núi và trung du Việt Nam, góp phần thúc đẩy trung du miền núi có điều kiện tiến kịp với các vùng khác trong cả nước. Cây chè là cây trồng có thể áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao cho người dân ở đây.
Ngoài ra, về mặt y học, từ xưa đến nay nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến của nhân dân ta có tác dụng chống lại được lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng thăng về trí óc và chân tay. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Chất catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá.
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2000-2010, và do giá trị dinh dưỡng, kinh tế, xã hội, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ con người nên cây chè đã được ghi vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam, trong chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
2.Hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp nông nghiệp
2.1. Các khái niệm
2.1.1Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó các chỉ tiêu biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sản xuấ so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch).
2.1.2 Nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lí hơn các yếu tố của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả hơn. Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.3.Phân loại chỉ tiêu hiệu quả
- Theo phạm vi tính toán, có thể phân thành:
+ Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả được xem xét trên phạm vi xã hội về mặt kinh tế và xem xét cả các cơ sở kinh doanh và phạm vi về phạm vi xã hội về các mặt môi trường, an ninh quốc phòng, giải quyết các vấn đề xã hội…
+ Hiệu quả tài chính là hiệu quả xem xét trong phạm vi cơ sở kinh doanh.
Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải phấn đấu đồng thời các loại hiệu quả trên, song trong thực tế khó có thể đạt đồng thời các mục tiêu hiệu quả tổng hợp đó.
Theo nội dung tính toán, phân thành:
+ Hiệu quả tính dưới dạng thuận
+ Hiệu quả tính dưới dạng nghịch
Theo phạm vi tính, có thể chia:
+ Hiệu quả toàn phần: tích chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của từng yếu tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực
+ Hiệu quả đầu tư tăng thêm: chỉ tính cho phần đầu tư tăng thêm và kết quả tăng thêm của thời kì tính toán
Theo hình thái biểu hiện, có:
+ Hiệu quả hiện
+ Hiệu quả ẩn
2.2.Phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả tổng quát
Sức sản xuất
Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất.
Sức sản xuất =
Các yếu tố đầu vào bình quân.
Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất có thể là: số lượng sản phẩm sản xuất, tổng giá trị sản xuất, doanh thu..
Đầu vào: Chi phí nguyên vật liệu, lao động, vốn của chủ sở hữu, vốn vay.
Chỉ tiêu sức sản xuất cho biết 1 đơn vị yếu tố đầu vào thì đem lại bao nhiêu đơn vị đầu ra. Chỉ tiêu này tăng tức là hiệu quả cao và ngược lại.
Sức sinh lời
Đầu ra phản ánh lợi nhuận
Sức sinh lời=
Các yếu tố đầu vào bình quân
Đầu vào phản ánh lợi nhuận : Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận kế toán trước thuế.
Chỉ tiêu suất sinh lời cho biết một yếu tố đầu vào đem lại bao nhiêu lợi nhuận.
Suất hao phí
Các yếu tố đầu vào bình quân
Suất hao phí=
Đầu ra
Đầu ra có thể là đầu ra phản ánh lợi nhuận hoặc đầu ra phản ánh kết quả sản xuất.
Chỉ tiêu suất hao phí phản ánh một đơn vị kết quả đầu ra cần bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào.
2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Khi phân tích hiệu quả dưới góc độ tài sản, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kì phân tích với kì gốc trên các chỉ tiêu “Sức sản xuất”, “Sức sinh lợi”, “Suất hao phí” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Các chỉ tiêu này được tính cho tổng tài sản bình quân, tổng tài sản cố định và tổng tài sản lưu động, cụ thể như sau.
* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
a. Sức sản xuất của tổng tài sản.
=
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sự dụng tổng tài sản càng giảm. Tổng tài sản bình quân trong kì được tính như sau:
=
b. Sức sinh lời của tổng tài sản:
=
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tổng tài sản cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi thuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp). Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại.
Suất hao phí của tổng tài sản
=
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị sản xuất, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại.
* Các công thức áp dụng cho việc tính hiệu quả của tổng tài sản cố định và tổng tài sản lưu động áp dụng tương tự như với tổng tài sản bình quân.
2.4. Phân tích hiệu quả của nguồn vốn
Ngoài việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, hiệu quả sử dụng vốn còn được xem xét cả dưới góc độ nguồn vốn. Dưới góc độ này, hiệu quả sử dụng vốn được các nhà phân tích nhìn nhận ở khả năng sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường tính ra và so sánh những chỉ tiêu sau:
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi thuận. Cách tính như sau:
=
Chỉ tiêu này càng lớn so với các kì trước hay so vơi các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngày càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần: Hệ số doanh lợi doanh thu thuần phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này được tính như sau:
=
Suất hao phí của vốn: Suất hao phí của vốn là chỉ tiêu phản ánh để có một đồng lợi nhuận hay doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải hao phí (đầu tư) bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ, chứng tỏ khả năng sinh lợi cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn
=
Trong công thức trên, tuỳ theo mục đích phân tích và người sử dụng thông tin mà nội dung của các chỉ tiêu lợi nhuận và vốn kinh doanh có thể thay đổi. Cụ thể như sau:
+ Chỉ tiêu “ Lợi nhuận” có thể là lợi nhuận thuần trước thuế (để biết khả năng sinh lợi chung) hoặc lợi nhuận thuần sau thuế (để biết khả năng sinh lợi khi làm nghĩa vụ với nhà nước) hoặc là lợi nhuận gộp (để biết khả năng sinh lợi khi loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý)…
+ Chỉ tiêu “Vốn kinh doanh” có thể là tổng nguồn vốn bao gồm vốn của chủ sở hữu và công nợ phải trả (nếu đánh giá khả năng sinh lợi chung) hay vốn của chủ sở hữu (nếu đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu).
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè
a.Địa hình và đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, quan trọng với nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai cùng với các yếu tố địa lí là những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định chè được phân bổ trên những vùng địa hình đất đai khác nhau.
Muốn có chè chất lượng cao và hương vị đặc biệt, cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những trồng chè trên thế giới thường có độ cao so với mặt biển là 500-800m. Ở cùng một vùng sinh thái, cây chè trồng ở nơi cao thường cho chất lượng chè nguyên liêu cũng như chè thành phẩm cao hơn. Vào mùa khô chè ở vùng cao cho chất lượng cao hơn chè trồng vào mùa mưa trồng ở vùng thấp. Cây chè có khả năng phát triển bình thường ở những nơi khá cao tới 2000m so với mực nước biển. Ở độ cao này mây mù nhiều, ánh sáng tán xạ, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao nên ảnh hưởng, tới sự tích luỹ chất lượng và hình thành nên nhiều hương thơm tự nhiên của chè.
So với một số cây trồng khác cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt lắm. Nhưng để cây chè sinh trưởng tốt, có tiềm năng cho năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu là: tốt, nhiều bùn, có độ sâu, chua, khả năng thoát nước. Độ Ph thích hợp là từ 4,5 -6, đất phải có độ sâu thích hợp là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét. Ở Trung Quốc người ta cho rằng: những hương vị riêng của mỗi loại chè ở mỗi vùng chính là do sự khác nhau của chất đất. Điều này phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nếu những người sành điều uống chè cũng thấy ngay được hương vị và chất lượng chè ở các vùng khác nhau là khác nhau.
b.Thời tiết khí hậu
Cùng với địa hình đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi của mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè. Cây chè bắt đầu sinh trưởng ở nhiệt độ trên 100 C. Nhiệt độ trung bình hằng năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50 C. Cây chè sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 150- 230 C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt đến việc tích luỹ chất tanin trong chè.
Cây chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Tuỳ theo giống và tuổi của cây chè mà yêu cầu ánh sáng cũng khác nhau. Thời kì cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn thời kì cây trưởng thành và giống chè lá nhỏ.
Do cây chè là cây thu hoạch lấy lá non và búp non nên cây ưa ẩm ướt, cần nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1500 mm và phân bố đều trong các tháng. Lượng mưa và phân bố lượng mưa ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch của chè. Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kì sinh trưởng là khoảng 85%.
Ở nước ta, các vùng trồng chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chè cho năng xuất cao vào các tháng 5,6,7,8,9 và tháng 10 trong năm.
c.Ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật đến sự phát triển của cây chè
c1. Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm
Chè là loại cây trồng có chu kì sản xuất dài. Cây chè thường cho thu hoạch 30-40 năm thậm chí dài hơn nữa. Vì thế việc chọn giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên là hết sức cần thiết trong sản xuất chè.
Năng suất, chất lượng chè ngoài việc phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên còn được quyết định bởi yếu tố giống và kĩ thuật chăm sóc. Chè tốt là loại chè có chứa hàm lượng tanin, chất hoà tan, cafein.. Giống tốt sẽ cho chè nguyên liệu tốt. Nguyên liệu chè tốt là cơ sở cho cho chất lượng chè thành phẩm tốt. Cùng với giống tốt, trong sản xuất kinh doanh chè cần có một cơ cấu giống hợp lý. Khi xác định có cấu giống, ngoài các đặc tính di truyền còn phải chú ý đến đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng với các biện pháp kĩ thuật làm giảm tính thời vụ. Để có cơ cấu giống chè hợp lý, việc chọn tạo là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng các phương pháp chọn lọc cá thể : PH1, TRI777, 1A, TH-3, LDP1,LDP2…
Giống PH1 là giống có năng suất cao nhất từ trước tới nay. Trong sản xuất đại trà từ 8-10 tấn, tại vườn chè cao sản Phú Hộ đạt 30 tấn búp/ha. Giống PH1 cho chất lượng chè đen khá tốt, chị được hạn và gió bão, khả năng chống sâu bệnh tương đương với chè trung du. Năm 1987 được cấp bằng sáng chế của uỷ ban khoa học kĩ thuật của Nhà nước và Bộ nông nghiệp công nhận giống quốc gia.
Giống chè TRI-777 có nguồn gốc từ Việt Nam đưa sang Srilanca, cuối năm 1977 lại trở lại Việt Nam. tại Việt Nam chè TRI-777 có hàm lượng tanin và hoà tan khá, chế biến chè xanh có chất lượng cao, hương thơm được biệt mùi hoa hồng, làm chè đen tại Srilanca đặt chất lượng loại I, được thị trường Trung Đông và Tây Âu ưa chuộng.
Giống chè A1 có nguồn gốc từ Ấn Độ nhập nội năm 1923. Được chọn lọc cá thể trong giống chè Maripur lá đậm. Giống chè cho phép chế biến chè xanh đặc sản. Nhưng giống này không có quả, phải nhân giống bằng phương pháp giâm cành, tỷ lệ xuất vườn thấp (50%). Giống chè TH-3 có nguồn gốc từ Trung Quốc thuộc dòng chè Trung Quốc lá to, được trồng tại xí nghiệp chè Tuyên Quang và Tân Trào( 1989-1993), năng xuất cao hơn chè trung du (153,2%), có thể chế biến cả chè xanh, chè đen có chất lượng khá tốt, kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chè nguyên liệu. Một số tác giả cho rằng nhân giống vô tính ( giâm cành ) sẽ giữ được những đặc tính của giống, chất lượng chè nguyên liệu tăng khi những giống chè tốt được nhân rộng.
c2. Tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất và chế biến là điều kiện cần thiết để tạo ra năng xuất scao và chất lượng tốt.
Giữ độ ẩm bằng cách tủ gốc hoặc tưới nước: Tủ gốc có tác dụng giữ ẩm nhưng đồng thời còn có tác dụng chống cỏ dại, chống xói mòn, tăng độ mùn, độ xốp cho đất. Biện pháp này rất cần nước, nếu cung cấp đủ nước sẽ làm tăng năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Thực nghiệm ở Liên Xô(cũ) cho thấy nhờ tưới nước sản lượng chè nguyên liệu tăng bình quân 24%. Chè là cây trồng trên cạn, nhưng việc cấp nước và giữ ẩm là rất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển bình thường của cây chè. Cây chè được tưới nước đủ vào mùa đông sẽ có khả năng cho búp bình thường như mùa hè và có chất lượng tốt.
Kết quả thí nghiệm của M.A.Alidatde.-1994 kết luận tưới nước cho chè làm cho chè tăng sản lượng từ 2-2,5 lần so với không tưới
Tưới nước cho chè làm tăng năng suất chè từ 20%-30% ở Grudia, từ 60%-65% ở Kraxnoda, VÀ 51,1% ở Chiết Giang(Trung Quốc).
Tưới nước kết hợp giữ ẩm cho chè vào các vụ đông( tháng 10-tháng12) đã làm cho năng suất chè vụ đông từ88,2% đến 110,7%, làm tăng tỷ lệ búp có tôm từ 16,6-18,7% làm tăng tỉ lệ chè A-B từ 14,8% đến 17,3% so với không tưới nước và giữ độ ẩm ở Thái Nguyên.
Đốn chè: là biện pháp kĩ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Kết quả nguyên cứu ở Indonexia cho thấy hàm lượng cafein của nguyên liệu chè thu hoạch ở cây chè có đốn đều cao hơn ở cây chè chưa đốn.
Hàm lượng chất tanin và chất hoà tan ở chè đốn phớt liên tục thì cao hơn ở chè đốn phớt cách năm. Ngoài phương pháp đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng chè. Kết quả nguyên cứu tại Bắc Thái cho rằng: Trong điều kiện tưới nước nếu đốn chè vào tháng 2 và tháng 4 không làm giảm sản lượng chè so với đốn vào tháng 12 mà còn làm tăng sản lượng chè vụ đông xuân ( tháng 10 đến tháng 3) từ 61,1% đến 124% so với đốn tháng 12 không tưới nước. Hơn nữa còn có tác dụng tạo thêm việc làm cho người làm chè vụ đông-xuân (sản lượng chè vụ động xuân đạt 32,2% đến 50,73% so với sản lượng cả năm).
Che nắng: cây chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ở nhiều nước trên thế giới: Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản thường áp dụng biện pháp trồng cây tạo bóng mát cho chè, việc che bóng mát thích hợp sẽ làm giảm 30% ánh sáng mặt trời gay gắt thì tăng 34% sản lượng búp. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè.
Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kĩ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất, và chất lượng cây chè. Chè là cây thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó có thể sống ở nơi đất màu mỡ, song cũng có thể sống ở những nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Muốn nâng cao năng suất và chất lượng tất nhiên là phải bón phân đầy đủ.
Các tài liệu của Ấn Độ, Nhật Bản, và Việt Nam đều cho rằng bón đạm không hợp lý hoặc bón phân đơn độc sẽ làm giảm chất lượng chè đặc biệt là đối với sản xuất chè xanh.
Bón lân làm cho năng suất rõ rệt, đặc biệt là bón trên nền N,K. Đất thiếu N,K là hiệu quả của lân đối với chè thấp. Bón K cũng ảnh hưởng đến chất lượng của chè, một số nhà khoa học cho rằng phẩm chất trong các công thức được xếp thứ tự là P:K:N và sau đó là không bón gì.
Bón phân cho chè là biện pháp kinh tế-kĩ thuật cần thiết để nâng cao năng xuất, chất lượng cho chè, song biện pháp này cũng giống như con dao “2 lưỡi”. Bón phân đúng, đủ theo tỉ lệ hợp lý sẽ làm cho chất lượng và sản lượng chè tăng rõ rệt. Nhưng nếu không hợp lý sẽ làm sản lượng và chất lượng giảm xuống. Không phải cứ bón phân là sản lượng và chất lượng tăng. Nếu bón đạm với liều cao hoặc các chất theo tỉ lệ không hợp lý sẽ làm giảm hàm lượng các chất tanin, chất hoà tan, làm tăng hợp chất chứa nitơ trong chè làm giảm chất lượng chè.
d.Thị trường giá cả
Thị trường là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mỗi một doanh nghiệp, ngành sản xuất đều phải tìm ra những câu trả lời cho 3 câu hỏi : sản xuất cho ai?, sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?. Để trả lời được câu hỏi sản xuất cái gì ? thì người ta phải tìm kiếm thị trường, xác định nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường với loại hàng hoá mà mình sẽ sản xuất. Tức là phải xác định được khối lượng, chất lượng hàng hoá theo nhu cầu của người tiêu dùng và với một mức giá nhất định. Từ đó hình thành lên mối quan hệ giữa cung và cầu.
Nhu cầu về chè trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chính là chè đen và chè xanh. Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, còn chè xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á ( Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…). Cùng với chè còn có những đồ uống thay thế: Cà phê, kakao…Giá cả của những sản phẩm thay thế này sẽ tác động lớn tới giá cả của chè, chính vì thế cần lưu ý đến độ co giãn của cung và cầu về chè và giá cả của những hàng hoá liên quan tới chè.
Khi đã tìm được thị trường, các doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho hiệu quả, để sản xuất ra nhiều hàng hoá với thời gian nhanh nhất, chi phí thấp nhất để đạt được lợi nhuận tối đa. Mục tiêu mà doanh nghiệp quan tâm nhất là lợi nhuận, vì lợi nhuận mà doanh nghiệp phải đổi mới kĩ thuật, quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Cuối cùng vấn đề sản xuất cho ai?. Ở đây muốn đề cập đến khâu phân phối hàng hoá. Ai là người sẽ được tiêu dùng những hàng hoá đó, với khối lượng là bao nhiêu.
Thực tế cho thấy, trong cơ chế thị trường thì thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sản xuất của người trồng chè, doanh nghiệp chế biến và toàn bộ ngành chè. Do vậy mà việc ổn định giá cả và ổn định thị trường là việc hết sức cần thiết cho ngành chè, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
e.Cơ cấu sản xuất
Đa dạng hoá sản phẩm là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá nhưng đồng thời phải phát huy được những mặt hàng truyền thống đã có kinh nghiêm sản xuất và chề biến, được thị trường chấp nhận.
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thường dẫn đến sự không ổn định về giá cả. Vì thế mà sản xuất kinh doanh tổng hợp là yêu cầu khách quan để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ và ảnh hưởng của thiên tai. Nếu không hạn chế được thì những ảnh hưởng trên sẽ làm giảm sản lượng và chất lượng chè tươi từ đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp chế biến.
Để có một cơ cấu sản phẩm hợp lý thì doanh nghiệp cần dựa trên những yếu tố như sau:
Nhu cầu của thị trường về sản phẩm
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng
Căn cứ vào hiệu quả kinh tế xã hội của sản phẩm
Khả năng của doanh nghiệp, trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp.
g.Nguồn lao động cung cấp cho ngành chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày, sau 2 năm mới cho sản phẩm đối._. với chè trồng bằng cành và sau 3 năm đối với chè trồng bằng hạt. Suất đầu tư trồng mới và chăm sóc cho 1 ha là rất lớn. Nếu chỉ tính riêng công lao động đầu tư cho 1 ha chè từ khi trồng đến khi bắt đầu cho sản phẩm phải đầu tư 700 đến 1000 công lao động. Nếu dự kiến trồng mới từ năm 2000 đến năm 2010 ở nước ta là 104.192 ha thì sẽ cần từ 73.000.000 đến 104.000.000 công lao động. Điều này chứng tỏ rằng phát triển sản xuất cây chè sẽ giải quyết được một lượng lớn lao động. Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động cả ở miền núi, miền xuôi và đặc biệt là khu vực nông thôn.
Theo dự báo nhu cầu lao động đến năm 2010 của ngành chè Việt Nam thì cứ 100 ha chè cần 1 kĩ sư nông nghiệp và 1000 người lao động. Một nhà máy chế biến cần 5 kĩ sư chế biến và 25 công nhân kĩ thuật.
Đến năm 2010 dự kiến trồng thêm 30.000 ha chè, vậy phải cần thêm 900.000 lao động và xây dựng thêm 180 nhà máy và cần thêm 5000 lao động trong nhà máy.
Lao động có vai trò rất lớn với phát triển ngành chè nói chung và với doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Để tạo được nguồn lao động cho mình thì doanh nghiệp sản xuất phải thu hút từ nhiều nguồn nhưng rất cần những lao động có trình độ và chuyên môn tốt. Nguồn này có thể lấy trực tiếp tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
Cùng với việc giải quyết số lượng lao động thì doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng lao động. Vì cây chè là cây trồng mà kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến sẽ quyết định đến 50% giá bán. Nếu cùng là chè búp tươi như nhau nhưng kĩ thuật chế biến khác nhau sẽ cho giá bán khác nhau, lợi nhuận khác nhau. Do vậy mà ngoài việc tuyển dụng lao động tại các trường đại học và trung học dạy nghề thì chính các doanh nghiệp chế biến phải mở thêm các lớp tập huấn để huấn luyện kĩ thuật cho đội ngũ này và cho cả những người lao động trong công ty và cả những người trồng chè để nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao năng suất và phẩm chất của cây chè.
h.Hệ thống chính sách vĩ mô
Thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam qua 20 năm qua do nhiều nguyên nhân tác động. Trong đó có sự đóng góp tích cực của đổi mới kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới kinh tế này được diễn ra ở tất cả các ngành, lĩnh vực và trong cả đời sống. Trong nền kinh tế thị trường các chính sách vĩ mô có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chè kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Có cả một hệ thống chính sách của Nhà nước nhưng những chính sách quan trọng nhất là: chính sách thuế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư và tín dụng.
Đối với người trồng chè nói riêng và ngành chè nói riêng, việc đưa ra chính sách thuế phù hợp sẽ khuyến khích ngành chè phát triển. Trong nền kinh tế việc xác định mức thuế phù hợp là điều cần thiết. Nếu mức thuế thấp, không khuyến khích được ngành chè tăng cường đổi mới công nghệ trong sản xuất và chế biến. Nếu mức thuế cao, sẽ làm giảm lợi nhuận của ngành, không khuyến sản xuất phát triển.
Đối với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ phải có mức thuế phù hợp với từng loại hình sản phẩm khác nhau thì mới khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá nói chung, ngành chè nói riêng. Thị trường thừa nhận sản phẩm của người lao động và thực hiện giá trị của sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè cũng như một số thị trường nông sản khác là một thị trường đa cấp:
Thương nhân mua sản phẩm thô của nông dân ở cấp hộ gia đình.
Nhà máy chế biến mua sản phẩm thương nhân ở cấp bán muôn hoặc mua trực tiếp của người sản xuất.
Người tiêu thụ mua sản phẩm ở thị trường bán lẻ.
Ở mỗi thị trường đó, thông qua quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên các mức giá cân bằng thị trường khác nhau. Trong khoảng thời gian dài, do nhiều yếu tố tác động sẽ làm cho thị trường biến động, giá cả thay đổi, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của ngành chè.
Trong nền kinh tế thị trường, việc giao dịnh buôn bán theo giá cả thị trường là tất yếu khách quan. Để đảm bảo thị trường phát triển ổn định, hạn chế những khuyết tật của thị trường trong khâu tiêu thụ sản phẩn mua bán vòng vo, ép cấp, ép giá đối với người sản xuất và tiêu dùng, để đảm bảo cho ngành chè phát triển bền vững thì phải có chính sách thị trường của Nhà nước.
PHẦN II.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở
CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế ở công chè Than Uyên
Các điều kiện về tự nhiên
.1.Vị trí địa lí và đặc điểm về đất đai
Công ty chè Than Uyên nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận của 2 xã Thân Thuộc và Mường Khoa của huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Công ty cách trung tâm huyện 40 km về phía Đông, cách thành phố Lào Cai về phía tây nam 100 km, cách thành phố Yên Bái 206 km về phía Tây- Tây Bắc, cách thị xã Lai Châu 40 km về phía Tây Nam. Với đường quốc lộ 32 chạy qua trung tâm của 2 xã này để đi tới thị xã Lai Châu và thành phố Lào Cai sau đó lên tàu để vận chuyển đến các khách hàng lớn của công ty là rất thuận lợi và giá vận chuyển lại rẻ hơn so với các loại hình vận chuyển khác.
Ngoài vị trí địa lí thuận lợi, đặc điểm thổ nhưỡng của đất đai rất phù hợp với sự phát triển của cây chè. Mặc dù là 2 xã miền núi nhưng 2 xã Thân Thuộc và Mường Khoa có một diện tích rộng lớn rất thích hợp cho cây chè phát triển. Theo sở Khoa học công nghệ và môi trường Lai Châu thì đất đai Than Uyên được hình thành trên các trầm tích, phiến sa thạch phiến thạnh sét và phiếm mica, có độ dốc dưới 250, tầng dày trên 70cm, độ PH thích hợp từ 3,5-6, hàm lượng NPK thuộc loại trung bình. Một địa hình rất thích hợp với yêu cầu về đất đai thổ nhưỡng của cây chè như đã nói ở các phần trước. Ngoài diện tích đất phù hợp với cây chè thì Than Uyên có một lượng lớn đất đai chưa được khai thác. Đây là tiềm năng rất lớn để Than Uyên mở rộng diện tích trồng chè, từ đó mở rộng quy mô của nhà máy chế biến trong thời gian tới. Để thấy được thấy được tình hình sử dụng đất đai ta có bảng sau:
Bảng 1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THAN UYÊN NĂM 2006
( đơn vị: ha )
Mục đích sử dụng, loại đât
Diện tích(ha)
Tỉ lệ(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
169.095,73
100
I. Đất nông nghiệp
1.Đất sản xuất nông nghiệp
-Đất trồng cây hằng năm
-Đất trồng cây lâu năm
2.Đất lâm nghiệp
-Đất rừng sản xuất
-Đất rừng phòng hộ
-Đất rừng đặc rụng
3.Đất nuôi trồng thuỷ sản
4.Đất nông nghiệp khác
65.735,56
13.517,47
10.990,05
2.527,42
52.106,75
7.507,87
39.106,88
5.492,00
11,34
0
38,87
7,99
6,50
1,49
30,81
4,44
23,13
3,25
0,01
0
II. Đất phi nông nghiệp
4.287,23
2,54
III. Đất chưa sử dụng
99.072,94
58,59
1. Đất đồng bằng chưa sử dụng
396,00
0,23
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
98.096,69
58,1
3. Núi đá không có rừng cây
580,25
0,34
Bảng2: DIỆN TÍCH CHÈ TOÀN TỈNH VÀ CỦA THAN UYÊN.
Diện tích chè toàn tỉnh và của Than Uyên
ĐVT: ha
Năm
2004
2005
2006
Toàn tỉnh
3.887
3.926
3.189
Than Uyên
1.381
1.431
1.460
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2006
Than Uyên có tổng diện tích tự nhiên là 169.095,73ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 65735,56ha chiếm 38,87% diện tích đất tự nhiên. Đất trồng cây lâu năm là 2.2527,42ha chiếm 1,49% diện tích đất tự nhiên. Đất trồng chè có sản phẩm là 1.460ha. Chiếm 57,76% có thể nói rằng cây chè là cây chiếm phần lớn trong diện tích trồng cây lâu năm. Với tỉ lệ là 57,76% thì cây chè còn có thể mở rộng thêm nữa trong phần diện tích của cây công nghiệp. Đó là chưa kể phần diện tích đất chưa sử dụng chiếm 58,59%, đây cũng là một phần diện tích có thểm mở rộng của cây chè trong tương lai.
.2.Đặc điểm thời tiết khí hậu
Độ ẩm và lượng mưa
Chè là loại cây thu hoạch búp tươi và lá non, nên cây ưa ẩm và cần nhiều nước, yêu cầu lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500mm phân bố đều trong năm là 100mm trở lên. Độ ẩm không khí cao trong thời kì trong suốt thời kì sinh trưởng là 85%.
Bảng 3. ĐỘ ẨM TRUNG BÌNH TẠI THAN UYÊN.( đơn vị: %)
2004
2005
2006
Cả năm
84
83
82
Tháng 1
81
80
73
Tháng 2
78
83
79
Tháng 3
80
78
72
Tháng 4
83
78
74
Tháng 5
86
79
81
Tháng 6
86
91
90
Tháng 7
89
90
92
Tháng 8
91
90
89
Tháng 9
89
81
84
Tháng 10
87
81
86
Tháng 11
84
81
79
Tháng 12
78
81
82
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2006.
Theo đài quan chắc của trạm Mường Khoa thì từ năm 1939 đến năm 2004 thì độ ẩm trung bình của Than Uyên là 81%, cao nhất là 86%, thấp nhất là 79%.
Bảng 4: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH TẠI THAN UYÊN
( đơn vị tính: mm)
Lượng mưa các tháng trong năm tại Than Uyên
2004
2005
2006
Trung bình năm
184
209
173
Tháng 1
29
16
0
Tháng 2
20
97
39
Tháng 3
86
183
50
Tháng 4
223
184
101
Tháng 5
452
119
209
Tháng 6
184
533
513
Tháng 7
475
525
709
Tháng 8
305
585
232
Tháng 9
199
66
78
Tháng 10
22
64
100
Tháng 11
211
74
41
Tháng 12
0
67
2
Cả năm
2206
2513
2074
Cũng theo đài quan chắc của trạm Mường Khoa thì từ năm 1939 đến năm 2004 thì lượng mưa trung bình năm của Than Uyên là 1.923mm, cao nhất là 3.480mm, thấp nhất là 420mm.
Với lượng mưa và độ ẩm như trên phần nào đã chứng minh cho chúng ta thấy về mặt tự nhiên thì Than Uyên rất thuận lợi cho việc phát triển cây chè là cây trồng mũi nhọn của huyện cũng như của tỉnh trong tương lai.
Nhiệt độ không khí.
Than Uyên có hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh.
Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Tháng 6 đến tháng 9 là các tháng có nền nhiệt độ cao, xong nền nhiệt độ đó chỉ dao động trong khoảng 190 C đến 230C.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm. Nhiệt độ biến động trong khoảng 130C đến 190C. Nhiệt độ trung bình của huyện cũng chỉ dao động trong khoảng 190C đến 200C.
Bảng 5: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA THAN UYÊN (đơn vị:độ C)
Nhiệt độ trung bình của huyện Than Uyên
2004
2005
2006
Trung bình cả năm
19,1
19,6
19,9
Tháng 1
13,7
13
13,9
Tháng 2
15,3
17,8
16,6
Tháng 3
18
16,5
18,7
Tháng 4
20,4
21,1
21,9
Tháng 5
21,5
23,9
21,9
Tháng 6
22,6
23
23,3
Tháng 7
22,8
23
23,3
Tháng 8
23,2
22,8
23,2
Tháng 9
22,3
22,8
22
Tháng 10
19,2
20,9
21,4
Tháng 11
17
17,6
18,2
Tháng 12
13,2
13
14,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2006.
Ánh sáng và gió
Địa hình 2 xã Thân Thuộc và Mường Khoa có nhiều đồi núi chia cắt địa hình thành những dải thung lũng, gió thường thổi mạnh theo các sườn đồi và thung lũng. Ánh nắng chiếu sáng cũng bị mắc vào các sườn đồi, núi tạo thành ánh sáng tán xạ, rất thích hợp cho cây chè.
Các điều kiện về kinh tế xã hội
1.2.1.Phong tục tập quán
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trong mục IX, Phẩm vật như sau: " ... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên..."
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam- Trung Quốc), nơi có những cây chè đại cổ thụ." Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường..; và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả ".
Ngay từ thời đó thì người dân tộc ở Lai Châu đã biết hái ngọn và cành bánh tẻ về uống, không sao khô. Nhưng theo thời gian họ đã biết sao khô để uống và mang để trao đổi lấy các vật phẩm khác như muối, gạo hay đem làm cống vật cho các trưởng tộc địa phương. Sau giải phóng thì chè đã trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được sản xuất để xuất khẩu sang các Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Chè Lai Châu trong đó có chè Than Uyên và chè Tam Đường (thị xã Lai Châu mới) đã được Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho là một trong 3 nơi chè cho chất lượng và sản lượng cao (Đơn vị còn lại là Mộc Châu-Sơn La). Chè Lai Châu có hương thơm, vị ngọt hấp dẫn không chỉ do đất đai và khí hậu mà còn người dân Lai Châu đã có kinh nghiệp trồng và chế biến lâu đời. Những sản phẩm chè hiện nay của Lai Châu cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật đã phát triển trên nền tảng của những kinh nghiệm đó của người dân.
1.2.2. Lao động
Than Uyên là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Lai Châu. Một huyện có 9 dân tộc anh em. Phong tục tập quán còn lạc hậu, mỗi dân tộc có một sắc thái riêng nhưng đa số trong sản xuất nông nghiệp còn mang tập quán du canh du cư, trình độ dân trí còn thấp. Xong Than Uyên lại nơi tập trung dân số đông nhất của tỉnh.
Bảng 6: DÂN SỐ BÌNH QUÂN QUA CÁC NĂM CỦA CÁC HUYỆN THỊ CỦA TỈNH LAI CHÂU.
Dân số bình quân qua các năm của các huyện thị
Đơn vị tính: Người
2006
2005
2004
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng số
330.148
100
323.665
100
316.816
100
Thị xã Lai Châu
19.325
5,85
18.934
5,85
18.377
5,80
Huyện Tam Đường
43.846
13,28
42.978
13,28
42.098
13,29
Huyện Mường Tè
47.915
14,51
46.965
14,51
45.856
14,47
Huyện Sìn Hồ
74.530
22,57
73.363
22,67
72.051
22,74
Huyện Phong Thổ
51.722
15,67
50.324
15,55
49.293
15,56
Huyện Than Uyên
92.810
28,11
91.101
28,15
89.141
28,14
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2006.
Qua thống kê cho ta thấy dân số của Than Uyên trong mấy năm qua luôn trên 91 nghìn người. Chiếm hơn 28% dân số tỉnh Lai Châu. Dân số huyện Than Uyên có thể bằng tổng hai huyện Tam Đường và Mường Tè. Với lực lượng lao động đông đảo như trên thì là nguồn lực lớn cho sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác của huyện. Lợi thế này ta có thể thấy dõ hơn qua bảng sau đây.
Bảng 7: Dân số phân theo giới và vùng của Than Uyên( 2004-2006).
Dân số phân theo giới và vùng ở Than Uyên
Đơn vị: Người
Tổng số
Phân theo giới
Phân theo thành thị nông thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
2004
89.141
44.517
44.624
13.647
75.494
2005
91.101
45.551
45.550
13.880
77.221
2006
92.810
46.575
46.235
14.199
78.611
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2006.
Với lực lượng lao động ở thành thị luôn trên 13 nghìn người là nguồn cung cấp lao động có trình độ kĩ thuật cho công nghiệp chế biến chè. Còn khu vực nông thôn có trên 70 nghìn người lại là một nguồn lực lớn cho việc trồng chè nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
1.2.3.Các chính sách hỗ trợ cho phát triển ngành chè của tỉnh
Lai Châu
Nhận thức được vai trò to lớn của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh như: chuyển dịnh cơ cấu cây trồng, là cây giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người lao động trong ngành nông nghiệp mà trực tiếp là người trồng và chế biến các sản phẩm về chè…vì vậy UBND tỉnh Lai Châu cũ và UBND tỉnh Lai Châu mới luôn có những chính sách thích hợp nhằm khuyến khích ngành chè phát triển. Ngay sau khi thành lập tỉnh mới UBND tỉnh Lai Châu đã ra ngay quyết định 66 hỗ trợ về giống, hỗ trợ về kĩ thuật và cả về vốn nhằm ổn định và định hướng ngành chè phát triển bền vững, sau 2 năm tình hình giá cả tại địa phương tăng cao, UBND tỉnh đã nhanh tróng thay đổi chính sách đưa ra quyết định 75 để phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện sự quan tâm sát sao của UBND tỉnh đến ngành chè.
a.Quyết định số 66/2004/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu:
- Chè đốn hàng năm hỗ trợ 50% giá mua giống bằng bầu giâm cành, 30% giá mua giống trồng bằng hạt ( đối với chè mới, trồng dạm và giống chè chất lượng cao).
- Chè cây cao ( không đốn ) hỗ trợ 100% giá mua giống
- Đối với chè trồng mới: Mức cho vay vốn( có hỗ trợ lãi suất ) tối đa là 25 triệu đồng/ha; với điều kiện: trồng mới tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan chức năng ban hành; diện tích tối thiểu là 3000m2 và thuộc vùng quy hoạch trồng chè được UBND tỉnh phê duyệt
Phân bổ vốn trong 4 năm như sau:
Năm trồng mới: 13 triệu đồng.
Năm thứ 2: 6 triệu đồng (trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)
Năm thứ 3: 4 triệu đồng (trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)
Năm thứ 4: 2 triệu (chăm sóc, bảo vệ).
- Nhà nước hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay trong 3 năm đầu, năm thứ 4 trở đi người đi vay phải trả lãi theo quy định của ngân hàng (chưa phải trả gốc).
- Thu hồi vốn vay vào các năm thứ 5,6,7 quy định như sau:
+ Năm thứ 5 thu hồi 20% gốc và lãi
+ Năm thứ 6 thu hồi 40% gốc cộng lãi trên số dư còn lại
+ Năm thứ 7 thu hồi hết số gốc và lãi của vốn vay.
- Riêng đối với các hộ có diện tích chè kinh doanh phải giải toả do yêu cầu của Nhà nước, nếu có nhu cầu trồng mới tại địa điểm đã được quy hoạch khác thì được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha (diện tích trồng mới không được lớn hơn diện tích bị giải toả và phải có thẩm định việc trồng mới của cơ quan chức năng)
- Hỗ trợ công tác khuyến nông đối với cây chè:
+ Chủ đầu tư (của kế hoạch được giao hoặc dự án) được hợp đồng cán bộ khuyến nông trong quá trình trồng mới và chăm sóc chè, với định mức 1 cán bộ khuyến nông phải theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo 10ha và được hưởng phụ cấp 6 tháng/năm theo mức quy định:
Vùng I: 150.000đ/người/tháng.
Vùng II: 200.000đ/người/tháng.
Vùng III: 250.000đ/người/tháng.
+ Đối với cán bộ khuyến nông trong biên chế Nhà nước phải theo dõi, chỉ đạo quá trình trồng và chăm sóc cây chè, thực hiện theo Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 2 thán 3 năm 1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông.
b. Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND của uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
- Chè đốn hàng năm hỗ trợ 50% giá mua giống bằng bầu giâm cành, 30% giá mua giống trồng bằng hạt đối với chè chất lượng cao.
- Chè cây cao (không đốn) và chè giâm cành giống mới chất lượng cao hỗ trợ 70% giá mua giống.
- Đối với chè trồng mới: Mức cho vay vốn( có hỗ trợ lãi suất ) tối đa là 25 triệu đồng/ha; với điều kiện: trồng mới tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan chức năng ban hành; diện tích tối thiểu là 3000m2 và thuộc vùng quy hoạch trồng chè được UBND tỉnh phê duyệt
Phân bổ vốn trong 4 năm như sau:
Năm trồng mới: 13 triệu đồng.
Năm thứ 2: 6 triệu đồng (trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)
Năm thứ 3: 4 triệu đồng (trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)
Năm thứ 4: 2 triệu (chăm sóc, bảo vệ).
- Nhà nước hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay trong 3 năm đầu, năm thứ 4 trở đi người đi vay phải trả lãi theo quy định của ngân hàng (chưa phải trả gốc).
- Thu hồi vốn vay vào các năm thứ 5,6,7 quy định như sau:
+ Năm thứ 5 thu hồi 20% gốc và lãi
+ Năm thứ 6 thu hồi 40% gốc cộng lãi trên số dư còn lại
+ Năm thứ 7 thu hồi hết số gốc và lãi của vốn vay.
- Riêng đối với các hộ có diện tích chè kinh doanh phải giải toả do yêu cầu của Nhà nước, nếu có nhu cầu trồng mới tại địa điểm đã được quy hoạch khác thì được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha (diện tích trồng mới không được lớn hơn diện tích bị giải toả và phải có thẩm định việc trồng mới của cơ quan chức năng)
- Hỗ trợ công tác khuyến nông đối với cây chè:
+ Chủ đầu tư (của kế hoạch được giao hoặc dự án) được hợp đồng cán bộ khuyến nông trong quá trình trồng mới và chăm sóc chè, với định mức 1 cán bộ khuyến nông phải theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo 10ha và được hưởng phụ cấp 6 tháng/năm theo mức quy định:
Vùng I: 200.000đ/người/tháng.
Vùng II: 250.000đ/người/tháng.
Vùng III: 300.000đ/người/tháng.
Khái quát tình hình phát triển của công ty chè Than Uyên
2.1.1.Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy của công ty
1.Tên công ty, trụ sở
Công ty cổ phần chè Than Uyên.( Than Uyen tea joint stock compapy)
Địa chỉ: Thị trấn Nông trường - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: (023)786851-786866-786870-786867
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm chè và vật tư nông nghiệp (theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 230600000 ngày 08/06/2004 của sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Lai Châu.)
Mô hình tổ chức quản lí:
06 đơn vị nông nghiệp sản xuất chè búp tươi nguyên liệu với tổng diện tích chè kinh doanh là 443,8 ha và 5,67 ha chè kiến thiết cơ bản trồng năm 2003-2004
01 đơn vị chế biến sản xuất chè khô sơ chế với tổng công suất chế biến các loại sản phẩm là : 60 tấn chè nguyên liệu/ngày.
01 đơn vị quản lý.
2. Cơ cầu tổ chức của công ty
Công ty có 530 cán bộ công nhân viên chức với 3 phòng ban chức năng và 7 đơn vị trực thuộc trong đó có 6 đơn vị sản xuất nông nghiệp và 1 xưởng chế biến sản phẩm.
1.Ban giám đốc
Bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách nông nghiệp và Phó giám đốc phụ trách công nghiệp ( trong đó có hai người tốt nghiệp Đại học khối Kinh Tế và một người tốt nghiệp trung cấp Xây dựng).
Phó giám đốc xí nghiệp phụ trách ngành nông nghiệp giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kế hoạch thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái chè búp tươi và chất lượng vườn chè.
Phó giám đốc công ty phụ trách công nghiệp giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghiệ, kế hoạch thu mua vận chuyển nguyên liệu chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và quản lý chất lượng sản phẩm.
Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về việc được phân công, báo cáo với Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp và kết quả thực hiện chủ trương đã đề ra, có trách nhiệm phối hợp với nhau trong công tác và yêu cầu của các phòng ban chức năng, phải thường xuyên bàn bạc, tìm mọi biện pháp hỗ trợ với nhau cũng như giúp các đơn vị trực thuộc, nhằm thực hiện tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
2.Đảng bộ xí nghiệp
Bao gồm: Giám đốc công ty kiêm Bí thư Đảng uỷ công ty, Phó bí thưĐảng uỷ thường trực kiêm Chủ tịch công đoàn công ty.
Định kì đầu tháng của mỗi quý, Đảng uỷ xí nghiệp họp bàn về công
lãnh đạo, đề ra chủ trương lớn và mục tiêu hành động sản xuất kinh doanh của công ty, sau đó mở hội nghị công ty bí thư các chi bộ để phổ biến Nghị quyết của Đảng bộ công ty nhằm thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, tăng cường đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
3.Công đoàn công ty
Có nhiệm vụ giám sát, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, nghỉ hưu, mất sức, thôi việc cho người lao động. Ngoài ra công đoàn còn phối hợp với chuyên môn tập trung chỉ đạo, động viên công nhân viên chức thi đua sản xuất, công tác hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chăm lo tạo điều kiện cho người lao động có đủ việc làm, nâng cao thu nhập và giúp các công đoàn bộ phận hoạt động theo chức năng của mình.
4.Phòng kế hoạch
Gồm năm cán bộ trong đó có ba người tốt nghiệp Đại học, một người tốt nghiệp trung cấp chế biến và một nhân viên thủ kho. Phòng có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
5.Phòng kế toán
Gồm năm người đều tốt nghiệp trung cấp tài chính kế toán. Phụ trách về tài chính công ty, kế toán trưởng kiêm trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cấp trên và pháp luất về sự đúng đắn của công tác hạch toán nội bộ công ty, cũng như thực hiện nhiệm vụ theo quy định về công tác kế toán, thống kê, pháp luật về kế toán trưởng và các quy định khác trong điều lệ của công ty.
6.Phòng tổ chức, hành chính, bảo vệ
Gồm 11 người trong đó có 3 người tốt nghiệp trung cấp, hai người lái xe công tác cho công ty, 3 nhân viên bảo vệ và 3 nhân viên tạp vụ.
Phòng phụ trách về mọi mặt có liên quan đến con người như: Tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp tuyển chọn lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, ngoài ra còn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực công ty quản lý.
7.Các đơn vị trực thuộc
Hiện tại công ty có 7 đơn vị trực thuộc bao gồm sáu đơn vị sản xuất nông nghiệp và một xưởng cơ khí chế biến.
Đứng đầu sáu đơn vị sản xuất nông nghiệp là sáu đội trưởng do Giám đốc công ty bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng tổ chức, trong đó cả sáu đội trưởng đều tốt nghiệp trung cấp. Nhiệm vụ của các đơn vị nông nghiệp là thâm canh, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm vườn chè, bảo vệ thực vật và thu hái chè búp tươi giao cho xưởng chế biến.
Đơn vị cơ khí chế biến có một đội trưởng và một đội phó do Giám đốc công ty bổ nhiệm, trong đó có một người tốt nghiệp Đại học Kinh tế và một người tốt nghiệp trung cấp công nghiệp chế biến. Đơn vị có nhiệm vụ quản lý máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu đã thu hái ở các đơn vị sản xuất nông nghiệp để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Thực hiện nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng khoá II về việc chuyển một số bộ phận lực lượng quân đội từ thường trực chiến đấu bảo vệ tổ quốc sang nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, xây dựng nền kinh tế vùng biên giới phía Bắc. Nông trường quân đội được thành lập ngày 07/03/1959. Nông trường là tiền thân của nông trường quốc daonh Than Uyên và ngày nay là công ty chè Than Uyên. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, ngoài nhiệm vụ chiến lược là giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông trường còn có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế cho vùng thượng huyện.
Với hơn 1400 cán bộ công nhân viên được bố trí từ 21 đơn vị sản xuất công tác trong giai đoạn 1961-1973, cây trồng chính của nông trường là cà phê, hàng năm sản lượng của cây cà phê của nông trường đạt 350 tấn trên diện tích 350 ha, bên cạch cây cà phê nông trường còn phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn và trồng lúa, ngô nhằm cung cấp lương thực thực phẩm cho công nhân. Xong do điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng Than Uyên không thích hợp với cây cà phê như lạnh giá kéo dài, sương muối dày đặc, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và trình độ quản lý còn nhiều hạn chế nên toàn bộ diện tích cà phê của nông trường bị sương muối phá huỷ hoàn toàn.
Được Chính Phủ và bộ Nông Nghiệp đồng ý. Cây chè đã được xác định là cây trồng chính trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nông trường. Cây chè có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng núi cao Than Uyên. Sau 3 năm từ năm 1974 -1977 tập trung mọi nguồn lực để khai hoang và trồng chè, diện tích chè của nông trường đã đạt 450 ha, với các biện pháp tích cực đầu tư thâm canh chiều sâu. Đảm bảo chặt chẽ quy trình kĩ thuật bảo vệ thực vật, chăm sóc, thu hái sản phẩm nên sau kì kiến thiết cơ bản, năng suất sản lượng chè búp tươi của nông trường không ngừng tăng nhanh. Đến ngày 24/03/1993 theo quyết định 200/NN-TCCD Nông Trường Quốc Doanh Than Uyên đổi tên thành Công Ty Chè Than Uyên. với ngành nghề chính là trồng, chăm sóc, kinh doanh và xuất khẩu chè.
2.2.Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
a. Diện tích
Theo quyết định số 1074/QĐ-CT ngày 02/7/2001 thì công ty chè Than Uyên có tổng diện tích đất là 666,601 ha trong đó:
Đất nông nghiệp: 576,1274 ha
Đất lâm nghiệp: 1,1068 ha
Đất vườn ươm 2,8607 ha ( hơn 1 nửa đã chuyển thành đất kiến thiết cơ bản)
Đất đường ranh giới lô thửa, đất xen đá, đất trũng không có khả năng canh tác : 73,6373 ha ( đã giao cho 1 số hộ gia đình)
Ao hồ :12,8715 ha.
Công ty chè Than Uyên có ngành nghề chính là: Trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm về chè và vật tư nông nghiệp. Vì vậy mà ngoài diện tích nhà xưởng của nhà máy chế biến doanh nghiệp có một lượng lớn đất đai phục vụ cho việc trồng chè của mình. Doanh nghiệp có 6 đội sản xuất nông nghiệp sản xuất chè búp tươi nguyên liệu với tổng diện tích kinh doanh là 443,8 ha và 5,67 ha chè kiến thiết cơ bản trồng năm 2003-2004, có 1,34 ha vườn ươm cây giống.
Bảng 8: Diện tích trồng chè của công ty chè Than Uyên (đơn vị:ha)
Đội
Diện tích ( ha )
Tỉ lệ (%)
Diện tích của nhà máy
Đội 1
50.58
8.42
Đôi 3
99.66
16.59
Đội 6
78.13
13.00
Đội 7
63.24
10.53
Đội 21
84.31
14.03
Đội 26
73.55
12.24
Vườn ươm
1.34
0.22
Diện tích ngoài nhà máy
Mường Khoa
70
11.65
Mường Than
80
13.32
Tổng
600.81
100.00
Nguồn: Công ty chè Than Uyên
Ta có thể thấy diện tích trồng chè của doanh nghiệp chiếm 75,03% diện tích mà doanh nghiệp dùng để thu mua chè búp tươi vì vậy mà doanh nghiệp rất chủ động trong vấn đề nguyên liệu dùng cho chế biến. Nhìn chung công ty đã sử dụng được tối đa diện tích đất được giao của mình vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 9. Diện tích chè kinh doanh công ty trong mối tương quan với diện tích chè của Tỉnh và của Than Uyên
(đơn vị: ha)
2004
2005
2006
Diện tích
%
Diện tích
%
Diện tích
%
Toàn tỉnh
3,887
12
3,926
11
3,189
14.14
Than Uyên
1,381
33
1,431
32
1,460
30.88
Công ty chè Than Uyên
450.81
450.81
450.81
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2006 và công ty chè Than Uyên.
Qua đây ta thấy, trong huyện Than Uyên thì diện tích chè của công ty chè Than Uyên là khá lớn thường xuyên chiếm hơn 30% diện tích chè sản xuất kinh doanh của toàn huyện. Nhưng nó về tỉ lệ phần trăm thì diện tích chè phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty có phần giảm dần điều này do diện tích trồng chè của toàn huyện tăng theo các năm. Còn so với diện tích trồng chè của toàn tỉnh thì diện tích trồng chè của công ty là không cao. Nhưng năm 2006 tỉ lệ diện tích đất trồng chè của công ty tăng đáng kể điều này không phải do công ty tăng diện tích mà do một phần diện tích chè của thị xã đã được sử dụng phục vụ cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở của thị xã. Qua đây, ta có thể thấy công ty chè Than Uyên có khả năng mở rộng quy mô của nhà máy vì diện tích chè kinh doanh của tỉnh cũng như của huyện Than Uyên là khá lớn, nó có khả năng cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho chế biến của công ty.
b. Năng suất
Việc đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho việc chế biến chè khô thì ngoài có một diện tích trồng chè lớn tương ứng ._. dùng chè túi lọc hiện nay chủ yếu là ngoại nhập: Lipton, Tetley. Chè túi lọc của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường do còn quá ít, chất lượng và thương hiệu chưa hấp dẫn, hơn nữa người tiêu dùngViệt Nam có tâm lý thích dùng các thương hiệu nổi tiếng một phần do an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè.
Về giá cả, giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 140 - 170 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 70 -90 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20 - 35 nghìn đồng/kg.
Bảng 23: Giá chè xanh trong nước năm 2002
Đơn vị: 1000 đ/kg
Phẩm cấp
Tại nơi sản xuất
Bán lẻ
Loại đặc biệt
30 - 40
70 – 90
Loại bình thường
15 - 20
25 – 30
Loại xấu
3 - 4
6 – 8
Chè hương loại tốt
50 - 70
140 – 170
Nguồn: Điều tra thị trường
Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản như chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội như Bát Tiên, Ô Long có giá khá cao, từ 100 - 200 nghìn đồng/kg.
1.2. Nhu cầu tiêu dùng chè ở một số nước và khu vực trên thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn.
Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè.
Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%.
Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%).
Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%).
Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng. Xuất khẩu vào thị trường Nga hiện nay chủ yếu là ấn Độ chiếm 71%, Srilanca chiếm 15%. Việt Nam hiện nay chỉ xuất sang Nga được trên 300 tấn, chiếm khoảng0,2%.
Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn chỉ sau Anh và Nga (khoảng 170 nghìn tấn/năm). Xuất khẩu vào thị trường nay chủ yếu là Kenya 47 - 63%, Indonesia 11%, Srilanca 3,6%. Việt Nam năm 2000 xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6% chủ yếu chè cấp trung và cấp thấp. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, từ chè đen đến chè xanh cả sản xuất theo công nghệ OTD và CTC.
Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1999 nhập 54.834 tấn (trong đó 12.154 tấn chè xanh) chủ yếu từ trung Quốc, Đài Loan, Srilanca). Cùng năm này Việt Nam xuất được 980 tấn chè xanh và 78 tấn chè đen sang Nhật. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
1.3. Xu hướng tiêu dùng chè thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc Tổ chức lương thực thế giới (FAO), đến những năm cuối của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người trên thế giới là 0,5 kg. Các nước có mức tiêu dùng chè bình quân đầu người cao là Quata (3,2 kg), Ailen (3,09kg), Anh (2,07 kg)... các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhưng dân số lại đông nên là nước tiêu thụ chè hàng năm rất lớn (ấn Độ 620 - 650 nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước Anh, Nga, Nhật...là những nước mỗi năm tiêu dùng từ 100 đến 200 nghìn tấn.
Về thị hiếu tiêu dùng chè, do tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu và sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau về số lượng và các chủng loại chè.
Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Năm 2000 nước Anh nhập 157 nghìn tấn. Xuất khẩu chè vào Anh bao gồm Kênya chiếm 40 - 50%, ấn Độ 16 - 18%, Nam Phi 6 - 10%, Việt Nam khoảng 0,53%.Đức nhập trên 40 nghìn tấn/năm gồm cả chè đen và chè xanh, chủ yếu là chè cao cấp. Các nước xuất khẩu lớn vào Đức gồm Trung Quốc, ấn Độ mỗi nước khoảng 20%, Indonesia và Srilanca mỗi nước chiếm 12%. Việt Nam năm cao nhất đạt được 784 tấn (chiếm 3%).Pháp nhập trên dưới 20 nghìn tấn/năm gồm toàn bộ chè đã bao gói sẵn từ Trung Quốc 35%, Anh 20 - 25%, Srilanca 9 - 10%, Việt Nam năm 2000 xuất được 55 tấn (chiếm 0,27%).
Các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD có màu sắc đỏ, hương vị nồng. Xuất khẩu vào thị trường Nga hiện nay chủ yếu là ấn Độ chiếm 71%, Srilanca chiếm 15%. Việt Nam hiện nay chỉ xuất sang Nga được trên 300 tấn, chiếm khoảng0,2%.
Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn chỉ sau Anh và Nga (khoảng 170 nghìn tấn/năm). Xuất khẩu vào thị trường nay chủ yếu là Kenya 47 - 63%, Indonesia 11%, Srilanca 3,6%. Việt Nam năm 2000 xuất sang Pakistan được 5.132 tấn, chiếm 4,6% chủ yếu chè cấp trung và cấp thấp. Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp, từ chè đen đến chè xanh cả sản xuất theo công nghệ OTD và CTC.
Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1999 nhập 54.834 tấn (trong đó 12.154 tấn chè xanh) chủ yếu từ trung Quốc, Đài Loan, Srilanca). Cùng năm này Việt Nam xuất được 980 tấn chè xanh và 78 tấn chè đen sang Nhật. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
2.Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010
2.1. Mục tiêu chung
Về diện tích, trên cơ sở địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu có kế hoạch phục hồi và thâm canh 100.061 ha chè cũ, đồng thời tiếp tục trồng mới chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 7.439 ha vào năm 2005 và đưa tổng diện tích trồng chè cả nước lên 116.000 vào năm 2010, tăng 20 nghìn ha so với Tổng quan chè và tăng 16 nghìn ha so với hiện nay.
Xây dựng các vườn chè chuyên canh tập trung thâm canh cao sản 24.300 ha, vườn chè đặc sản chất lượng cao 2.700 ha, kết hợp giữa thâm canh vườn chè hiện có với phát triển giống mới khoảng 25-30%, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở các vùng trồng chè đặc biệt là vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ.
Về sản lượng, thâm canh để đạt mức sản lượng búp tươi là 534.000 tấn vào năm 2005 và 566.000 tấn vào năm 2010 và tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 15 triệu đồng/ha, mức cao 30 triệu đồng/ha.
Về thị trường, những năm gần đây chúng ta đã thâm nhập vào được các thị trường lớn: Nga, Mỹ, Tây Âu... chúng ta cần tiếp tục giữ vững các thị trường này đồng thời mở rộng thêm các thị trường ở Châu á nhằm đưa sản lượng xuất khẩu của nước ta lên 90.000 tấn vào năm 2005 và 120.000 tấn vào năm 2010 với kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 130 và 220 triệu USD. Còn đối với thị trường trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã để tăng khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước lên mức 50.000 tấn vào năm 2010.
Giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500-550 nghìn lao động
2.2. Mục tiêu cụ thể
Bảng 24: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất chè năm 2005 và 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2010
Tổng diện tích chè cả nước
Ha
107.500
116.000
Tỷ trọng chè giống mới
%
15-20
25-30
Diện tích chè kinh doanh
Ha
94.600
114.500
Năng suất bình quân
Tấn/ha
6,3
6,7
Sản lượng búp tươi
Tấn
534.000
766.000
Sản lượng chè khô
Tấn
132.000
170.000
Sản lượng xuất khẩu
Tấn
90.000
120.000
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
130
220
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty chè Than Uyên
3.1. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh
Tỉnh quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã ban hành các chính sách khuến khích sản xuất chè, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế. Song từ khi có quyết định 43/1999/TTg, các chính sách của nhà nước và các tỉnh về khuyến khích sản xuất chè được thực hiện một cách tích cực hơn. Lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn tham quan, trao đổi, hoặc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau... Tuy nhiên, để ngành chè tiếp tục phát triển ổn định, đạt năng suất, chất lượng cao thì Chính phủ cũng như lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chè. Cụ thể:
a. Chính sách thuế
Thuế nông nghiệp đang được thực hiện nộp 12% theo từng hạng mục đất để phát triển ngành chè, đề nghị Nhà nước miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất trồng mới ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4-5 năm) và giảm tỷ lệ phải nộp (trong thời kỳ kinh doanh) xuống còn 6-8% vì chè chỉ phát triển ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, lại trồng trên địa hình dốc, hiểm trở. Đất khôi phục chè được miễn thuế 3-6 năm.
Với các dự án trồng và chế biến chè xuất khẩu, thuế lợi tức nên áp dụng 100% kể từ khi kinh doanh (sau khi trồng mới 4 năm) và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo khi cây trồng chưa có năng suất cao và ổn định.
b. Chính sách vốn
Vốn đầu tư trong nước: UBND tỉnh cần có chính sách ưu đãi về lãi suất và tiền vay cho người trồng chè, trong đó danh mục là: cho người sản xuất chè, công nghiệp chế biến, trồng mới và cho vùng chè đặc sản.
Vốn đầu tư trồng mới theo các dự án được duyệt vay trong thời hạn 15 năm, 7 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn vay ưu đãi đầu tư theo kế hoạch. Người làm chè phải hoàn trả vốn và lãi trong 8 năm kể từ năm thứ 8 đến hết năm thứ 15.
Các ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng người nghèo cho các hộ gia đình làm chè được vay vốn để đầu tư thâm canh vườn chè mức 4,5 triệu đồng/ha với lãi suất đặc biệt đối với người nghèo thông qua các hoá đơn chứng từ mua vật tư, phân bón... Hộ gia đình thế chấp bằng chính vườn chè của mình (có sự xác nhận của chính quyền địa phương); ngân hàng thu hồi vốn sau 18 tháng bằng tiền bán chè búp tươi qua các cơ sở chế biến hoặc chủ thầu nguyên liệu (chủ thầu do các hộ gia đình cử ra và có sự xác nhận của chính quyền địa phương).
Các ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng cho người nghèo, cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm chè được vay vốn để phục hồi vườn chè với mức 12-15 triệu đồng/ha (để phục hồi trong 3 năm) với lãi suất ưu đãi người nghèo, thế chấp vốn vay bằng vườn chè (đối với hộ gia đình), các doanh nghiệp cho vay thông qua dự án. Thời hạn hoàn trả: 3 năm đầu ân hạn và trả trong 6 năm tiếp theo.
Các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và cải tạo nhà máy chế biến chè theo dự án được duyệt trong 10 năm, 3 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn ưu đãi dầu tư theo kế hoạch nhà nước, doanh nghiệp hoàn trả vốn và lãi suất trong 7 năm kể từ năm thứ 4 đến năm thứ 10.
Việc vay vốn để thâm canh, cải tạo vườn chè và trồng mới chè ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được áp dụng theo chính sách ở vùng đó.
Với vùng chè ở trung du và miền núi, đề nghị Nhà nước có giải pháp kết hợp giữa phát triển chè với các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, di dân và kinh tế mới...
c. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng
Đề nghị UBND tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư chính sách hạ tầng cho các vùng chè tập trung, phần lớn đều thuộc các huyện Than Uyên, Tam Đường (Thị xã Lai Châu cũng có một diện tích trồng chè lớn nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng đủ đảm bảo yêu cầu của ngành chè địa phương) đặc biệt trước hết là hệ thống điện, giao thông đi lại, đồng thời là hệ thống thông tin liên lạc, văn hoá xã hội như trường học, bệnh viên, trạm xá, chợ búa...
d. Chính sách về chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông
Tỉnh cần phải trả lương cho cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè (biên chế tại doanh nghiệp) từ khi trồng mới đến khi chè vào kinh doanh định mức khoán 50 ha chè cho cán bộ khuyến nông. Mức lương theo ngạch bậc công chức theo Nhà nước quy định, nếu công tác ở vùng cao thì được hưởng chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng cao. Cán bộ khuyến nông ngoài biên chế của doanh nghiệp, nếu địa bàn có nhu cầu sẽ được bố trí và hưởng lương theo chính sách đối với cán bộ khuyến nông của tỉnh. Tỉnh chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất chè ở các địa bàn quy hoạch.
3.2. Giải pháp của công ty chè Than Uyên.
3.2.1.Giải pháp về khoa học công nghệ
a. Giải pháp về giống chè
Mục tiêu của ngành chè đến năm 2010 là sẽ có 25-30% chè giống mới bằng cành chất lượng cao.Theo viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp các giống chè cần được khảo nghiệm và bố trí trồng mới:
- ở vùng chè đặc sản Mộc Châu-Sơn La (2000 ha), Than Uyên và Tam Đường-Lai Châu (700 ha) nên bố trí sản xuất chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến hai vùng này chỉ trồng các giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp với giá bán 2.000-3.000 USD/tấn.
Chè đen đặc sản với nguyên liệu trộn phối từ các giống: Shan Tuyết, Bát Tiên, Văn Xương và các giống mới của Ấn Độ. Chè xanh đặc sản nên sản xuất riêng rẽ hoặc trộn nguyên liệu của các giống Yabukita, ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương và Bát Tuyên. Bằng cách này, Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán sản phẩm theo xuất xứ và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chè vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và vùng thấp. Đến năm 2010, diện tích chè giống mới tổng số sẽ khoảng 32.000 ha, chiếm khoảng 27% tổng diện tích.
Tuy nhiên khi bố trí trồng giống mới phòng nông nghiệp của công ty chè Than Uyên cần lưu ý đặc điểm sinh thái của một số giống như sau: giống Yabukita của Nhật Bản nên trồng vùng ẩm, độ cao dưới 700 m; giống Bát Tiên của Trung Quốc thích hợp với vùng đất ẩm và cao nhưng phát huy hiệu quả ở vùng trung du; các giống ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương của Đài Loan có thể trồng đại trà nhưng thích hợp ở vùng đất cao. Thực hiện tốt việc bố trí trên thì công ty nâng cao được hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp của mình.
b.Kỹ thuật canh tác
Để nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệu thì ngoài giống, các biện pháp canh tác giữ vai trò quan trọng. Qua nghiên cứu, năng suất chè có thể nâng cao nếu khai thác được tiềm năng ở các khâu canh tác sau:
Bảng 25: Tiềm năng năng suất các vườn chè.
Chế độ canh tác
Năng suất tăng (%)
1. Đối với các vùng chè hiện có
- Trồng dặm và làm trẻ lại
40-70
- áp dụng đúng chu kỳ
20-30
- Bón phân đúng tỷ lệ
8-10
- Hái và tạo tán đứng
15-20
- Biện pháp quản lý dịch hại đúng
10-12
- Biện pháp tưới và giữ ẩm tốt
10-15
2. Đối với vườn chè trồng mới
- Chọn giống năng suất cao
50-100
- Phương pháp và mật độ trồng thích hợp
15-20
- Chăm sóc chè kiến thiết cơ bản
30-50
- Quản lý cây bóng mát
25-40
- Quản lý dịch hại và cỏ dại
15-25
- Giữ đất và nước
20-35
Nguồn: Dự án phát triển chè và cây ăn quả
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, vì vậy công ty chè cần thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về cả ba khâu trên. Cụ thể:
Trồng chè: Phải trồng dặm mỗi khi chè mất khoảng để đảm bảo mật độ đủ 18.000 cây/ha. chè trồng mới được trồng dặm ngay năm đầu sau trồng bằng giống dự phòng 10% và thực hiện liên tục trong thời gian kiến thiết cơ bản.
Đốn chè: Phải đốn chè từ 2-4 năm/lần. Có 5 hình đốn chè: đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại. Thời vụ đốn là từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1, những nơi có sương muối như Mộc Châu thì có thể đốn muộn hơn. Để nâng cao năng suất đốn với chè có mật độ cành lớn đều thì áp dụng đốn máy.
Tưới nước cho chè: tưới nước cho chè là biện pháp sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cho cây chè. Có nhiều hình thức tưới nước cho chè nhưng phương pháp tưới phun mưa là phương pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao. Có thể áp dụng hai mô hình tưới sau:
- Tưới phun vòi rồng: sử dụng cho quy mô diện tích là 1 ha, dùng bơm nước 2 pha 250-750 W, bơm từ bể hoặc qua hệ thống ống dẫn nhựa hoặc cao su. Đầu ống lắp vòi tưới có người điều khiển di động tưới chè. Mô hình này tốn nhiều công suất, năng suất thấp nhưng vốn đầu tư thấp nên rất thích hợp với nhiều hộ nông dân.
- Tưới phun mưa bằng hệ thống bán di động: Dùng bơm nước 2 pha 750-1500 W, bơm nước từ giếng hoặc bể chứa cung cấp cho hệ thống tưới cố định được chôn sâu 30-50 cm. Phần lắp vòi phun nhô cao 1-1,5 m, dưới đổ bê tông cố định. Hình thức này thích hợp ở các công ty chè và các trang trại nông dân.
Phòng trừ sâu bệnh: sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây chè, tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây chè phải được thực hiện quản lý đúng quy trình. Bởi vì hiện tượng dư lượng thuốc sâu trên sản phẩm là một trở ngại lớn đối với tiêu thụ sản phẩm chè hiện nay cả ở trong nước và xuất khẩu. Những người trồng chè nên tiếp tục sử dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Đó là phương pháp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững trên cơ sở phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và thuốc hoá học nhằm làm tăng năng suất và ít gây hại môi trường.
Ngoài ra, cần tăng chu kỳ hái chè lên 4 tháng/1lần và cải tiến kỹ thuật hái chè. Trồng cây bóng mát theo mật độ 100 cây/ha, thực hiện nông-lâm kết hợp, trồng rừng, trồng cây chắn gió bên vành đai đồi chè để bảo vệ cho chè. Cải tạo đất trồng theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp cho đất: thực hiện không bón phân vô cơ làm chai cứng đất, phải bón phân hữu cơ tổng hợp theo hướng cơ cấu đất, tổ chức các xưởng sản xuất phân hữu cơ vô sinh tổng hợp. Kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình ủ cỏ, ủ chè lá già quanh gốc để tăng độ mùn với đất. Đưa máy đốn, máy hái và các công cụ làm đất vào canh tác nông nghiệp tại các công ty chè, qua đó phổ biến rộng ra các hộ gia đình.
d. Giải pháp về công nghệ chế biến
Để đạt được các mục tiêu về sản lượng đầu ra các nhà máy chế biến cần đổi mới trang thiết bị, lắp đặt thêm dây chuyền mới và xây dựng các nhà máy chế biến.Các công nghệ nhập từ Liên Xô và Trung Quốc những năm 1957-1977 đã quá lỗi thời và lạc hậu cho chất lượng sản phẩm tốt làm giảm giá thành và uy tín chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việc sửa chữa, nâng cấp hàng loạt các máy móc thiết bị cũ và xây lắp thêm các dây chuyền và nhà máy mới, ước tính chi phí là cao nhưng doanh nghiệp phải chủ động huy động từ nguồn của đơn vị, vốn vay của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, vốn liên doanh. Mạnh dạn đổi mới công nghệ thì công ty chè Than Uyên mới có được những sản phẩm tinh chế và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có tinh chế thì giá trị gia tăng mới cao, thu được lượng lợi nhuận lớn hơn.
Những hạng mục, thiết bị cần đầu tư là: bổ sung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá bộ phận ép máy vò, hiện đại hoá phòng lên men, trang bị hệ thống lên men liên tục và làm mát lá chè theo quy trình của Nhật Bản, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. Hiện đại hoá khâu hút bụi để bảo đảm vệ sinh, thay lò nhiệt đốt than bằng đốt dầu để tăng chất lượng sản phẩm chè. Xây dựng kho bảo quản để lưu giữ chè bán thành phẩm không bị tăng độ ẩm.
3.2.2.Giải pháp về thị trường
a. Thị trường trong nước
Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước ngày càng cao, theo đó chất lượng chè ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Xu hướng hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại sản phẩm chè có chất lượng cao nhất là các chè đặc sản như chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, chè hương và đặc biệt là nhu cầu chè đen cao cấp túi lọc. Vì vậy công ty chè cần tập trung vào loại mặt hàng này, nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các mặt hàng chè đen truyền thống đã có tiếng với người tiêu dùng thì cần tiếp tục duy trì chất lượng cao, cải tiến mẫu mã đẹp và giá cả chấp nhận được.
Đi đôi với chế biến cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng. Thị trường nông thôn chiếm gần 80% dân số hầu như còn bỏ ngỏ vì thế cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng ở đây bằng các sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả hợp lý dặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người nông thôn.
Một đặc điểm quan trọng khác của thị trường trong nước là số phụ nữ uống chè còn rất ít kể tại các đô thị, do đó cần có những nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng của bộ phận này để đẩy mạnh sản lượng trong nước. Chẳng hạn có thể tăng cường quảng cáo công dụng của chè: làm sảng khoái tiêu dùng, minh mẫn, trẻ lâu.
Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước. Đây là khâu yếu trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, hiệp hội chè Việt Nam có trung tâm xúc tiến thương mại ngành chè những do kinh phí hạn hẹp nên hoạt động chưa mạnh. Cần tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng những lợi ích của việc uống chè. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn hoá trà hấp dẫn mang tính văn hoá nghệ thuật như thiết lập các mạng lưới văn hoá trà, hội chợ trà. Tiếp cận với thương mại điện tử như mở các Website trên Internet để giới thiệu, quảng cáo và trao đổi tìm bạn hàng.
b. Thị trường xuất khẩu
Mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Cần cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn và có độ ổn định cao đặc biệt là thị trường các nước Hồi giáo có thói quen tiêu thụ các sản phẩm nước uống có ga. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lý cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thành thạo thị trường, mở các văn phòng đại diện và giới thiệu ở các nước và các vùng. Kinh nghiệm của các nước có giá bán cao cho họ thấy họ có thể dành 10-15% chi phí trong giá thành cho mục đích tiếp thị sản phẩm.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Mậu dịch chè thế giới, hiện nay có 8 công ty xuyên quốc gia đang chi phối phần lớn thị trường chè ở nhiều nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu chè. Các công ty này có cổ phần tại các công ty sản xuất chè ở nhiều nước sản xuất và xuất khẩu, làm trọn các khâu nhập khẩu, đấu trộn, đóng gói bao bì và tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng. Họ có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào mơi thâm nhập vào thị trường mà họ đang hiện diện. Côn ty chè Than Uyên cần có đối sách thích hợp hoặc là liên doanh hợp tác với các công ty để học tập kinh nghiệm và có cơ hội tiếp cận thị trường nhanh hơn, xây dựng thị trường ổn định lâu dài và tranh thủ được khả năng tài chính để đổi mới công nghệ ngành chè, hoặc nhanh chóng phát triển những bạn hàng cũ, liên doanh với những nhà phân phối tiêu thụ hàng ở đó như vậy thị trường sẽ sớm ổn định và có thể đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở đấu trộn bao gói ngay tại các nước đó. Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có bản lĩnh nghị lực, am hiểu thị trường sở tại để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia.
Tận dụng vai trò của Hiệp hội khoa học và sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả để tránh mua tranh, bán tranh.
3.2.3. Giải pháp về lao động
Đồng thời với việc củng cố xây dựng một đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới, cần phải sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có để tham gia vào quá trình phát triển chung của công ty. Lai Châu hiện vẫn là một tỉnh nghèo, dư thừa lao động, phát triển ngành chè sẽ thực hiện được xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định xã hội.
Ngoài lực lượng lao động trồng chè còn có các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về chè, ngành chè nên có các kế hoạch đào tạo các khoá học về chăm sóc và bảo vệ chè.
Các kỹ sư được các tỉnh cử đi học ở các trường Đại học phải có hợp đồng khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác. Mở các lớp bồi dưỡng các cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy, các lớp bồi dưỡng này do các trường cán bộ quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.
Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông. Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo. Mặt khác, để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, công ty chè Than Uyên cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến.
Trong tỉnh Lai Châu vùng đất trồng chè không gặp phải sự cạnh tranh của bất kỳ loại cây nào vì cây chè là cây được trồng chính ở đây. Lai Châu cũng là một trong các tỉnh nghèo của đất nước nên việc có đất trồng chè sẽ tạo điều kiện đem lại thu nhập cho người dân ở đây. Dùng mọi biện pháp thu hút người lao động trồng chè nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở trong vùng, đồng thời cũng là bảo đảm vấn đề nguyên liệu cho công ty
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt với tỉnh Lai Châu - nơi có khoảng 30/42 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Sản xuất chè của công ty chè Than Uyên liên tục tăng, trong 5 năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng công ty đang đứng trước thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các cơ sở chế biến, doanh nghiệp trồng chè và cung ứng chè trên địa bàn cũng như các công ty trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nước giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây đã có sự đa dạng chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới.
Phương án quy hoạch chè đã xác định diện tích chè đến năm 2010 của Than Uyên là 500 ha chè cao sản. Để đạt được các mục tiêu trên thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật thâm canh và công nghệ chế biến thì chất lượng chè của chúng ta sẽ đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Việt Nam đã gia nhập WTO đó là thách thức cũng như cơ hội lớn để công ty vươn lên phát triển ổn định và lâu dài.
Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, với chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, đề nghị Đảng và Nhà nước trong những năm tới cần quan tâm hơn nữa cho phát triển ngành chè, cũng như quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy Lai Châu và ngành chè của tỉnh bằng các biện pháp như :
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
- Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng chè như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện... cho các huyện Tam Đường, huyện Than Uyên đặc biệt là các xã còn khó khăn của 2 huyện này để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp.PGS.TS. Trần Quốc Khánh. NXB Thống Kê
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. PGS.TS.Phạm Thị Gái. NXB Thống Kê.
Giáo trình Thống kê nông nghiệp. GS.TS.Phạm Ngọc Kiểm. NXB Lao động-xã hội.
Niên giám thống kê 2006 tỉnh Lai Châu.Cục thống kê Lai Châu.
Quyết định 66/2004/QĐ-UB, quyết định 75/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chè ở công ty chè Than Uyên-Lai Châu. Lê Bá Dân.
Phương án cổ phần hoá công ty chè Than Uyên.Công ty chè Than Uyên.
Luận án tiến sĩ. Phạm Thị Lý. Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên.
Luận án thạc sĩ Trần Ngọc Anh .Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tổng công ty chè Việt Nam.
Luận án thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hường. Vấn đề xuất khẩu chè Việt Nam thời kì 1991-2001 thực trạng và giải pháp.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32103.doc