Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở khu vực Tây bắc của tổ quốc, là nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em. Là một vùng sinh thái nhân văn, có nhiều đặc thù là vùng có lợi thế về đa dạng sinh học tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng và phong phú về sản phẩm và là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tỉnh Lai châu đã có những thành tựu nổi bật như: đời sống nhân dân trong tỉn

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đã được nâng lên rõ rệt, an ninh quốc phòng được giữ vững, công bằng xã hội được đảm bảo. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu còn có những khó khăn hạn chế nhất định như: địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, các hủ tục lạc hậu, sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh và tự túc tự cấp. ở các xã thuộc vùng núi cao, vùng sâu hẻo lánh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn chưa ổn định, thường xuyên thiếu đói, thiếu nước sinh họat, các dịch bệnh (biếu cổ, sốt rét, kiết lỵ…) thường sảy ra. Cơ sở chất ở những nơi này còn quá nghèo nàn, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, năng suất lao động thấp và có nguy cơ tụt hậu trong quá trình phát triển Theo quyết định số 1232/QĐ - TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng chính phủ, về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo, tỉnh Lai Châu hiện có 120 xã đặc biệt khó khăn phân bố trên 8 huyện Điện Biên, Mường Lay, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông. Những xã đặc biệt khó khăn có vị trí quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng. Vì vậy phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa là mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình 135. Xuất phát từ ý nghĩa và yêu cầu đó em chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn của chương trình 135. - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. - Đưa ra những phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh Lai Châu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình 135, thực trạng đời sống dân cư, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên 120 xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Lai Châu. Thời gian nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình 135 trên 120 xã của luận văn này từ năm 1999 – 2002 (tức là từ khi bắt đầu triển khai chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho đến nay). Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng và thời gian tương đối dài nên trong bản luận văn này không thể đề cập theo từng năm và chi tiết đến từng xã được mà chỉ có thể nghiên cứu đánh giá tổng hợp trong 4 năm thực hiện chương trình 135 theo từng huyện và theo các dự án thành phần của chương trình. 4. Phương pháp nghiên cứu. Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự vật trong mối quan hệ của sự vật nghiên cứu với các sự vật khác, từ đó đánh giá sự phát triển của sự vật trong những điều kiện cụ thể. Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp phân tích kinh tế … Nhằm quan sát đối tượng nghiên cứu một cách toàn vẹn và trong các mối quan hệ của nó, từ đó có thể phân tích một cách chính xác và đưa ra những nhận xét sát thực. 5. Kết cấu của đề tài. Chương I: Cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển vùng nông thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn. Chương II: Thực trạng thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Chương III: Phương hướng và những giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Đình Thắng và sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, nên bản luận văn còn nhiều hạn chế. Em mong được sự góp ý thêm của thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Vũ Đình Thắng và các thầy cô giáo trong khoa KTNN & PTNT trường ĐH KTQD. Chương I Cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển nông thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn I. Khái niệm nông thôn, phát triển nông thôn 1. Khái niệm nông thôn Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa nào chuẩn xác và được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn và thành thị. Trong từ điển tiếng Việt thì nông thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trung, chủ yếu làm nghề nông. Còn từ điển bách khoa Xô viết của nhà xuất bản bách khoa xô viết năm 1986 thì thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm ngành nghề ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Song thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau cả về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Về tự nhiên nông thôn là vùng đất đai rộng lớn thường bao quanh các khu đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp). Những vùng đất này khác nhau về địa hình, khí hậu, thuỷ văn… Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật (điện, thuỷ lợi, cơ khí, hoá chất…) trình độ sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường cũng thấp kém hơn đô thị. Về xã hội trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục và đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư đô thị. Tuy nhiên những di sản văn hoá, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn đô thị, mật độ dân cư nông thôn thấp hơn đô thị. Như vậy khái niệm nông thôn bao gồm tổng hợp nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, mà từng mặt, từng tiêu chí riêng lẻ không thể nói lên một cách đầy đủ được. Từ đó khái niệm nông thôn có thể diễn đạt như sau “ Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hoá thấp và thu nhập mức sống của dân cư thấp hơn đô thị“ .Tuy nhiên khái niệm trên chưa phải đã hoàn chỉnh nếu không đặt nó trong điều kiện thời gian không gian nhất định của nông thôn mỗi nước (nước phát triển hay nước kém phát triển), mỗi vùng (vùng phát triển và vùng kém phát triển). 2. Quan điểm và phương hướng phát triển nông thôn ở nước ta. 2.1. Nông thôn trong những năm đổi mới. Trong những năm đổi mới nông thôn nước ta nói chung, nông thôn vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nói riêng đã có những bước phát triển nhiều mặt chủ yếu sau đây: Sản xuất lương thực đã tăng khá nhanh từ khi còn thiếu ăn (bữa đói, bữa no thất thường) đã tiến dần đến đủ ăn và cung cấp lương thực cho đô thị. Các mặt hàng nông sản khác như: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm, chăn nuôi, thuỷ sản đã bước đầu đi vào phát triển. Để hình thành nên các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh như vùng lúa, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp như chè, cà phê…Nông thôn vùng đặc biệt khó khăn đang đi vào xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, các trạm phát điện…Để tiến tới từng bước thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, hoá học hoá,và áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và từng bước cải thiện đời sống nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đặc biệt khó khăn đã được cải thiện rõ rệt. Về điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh đã được tiến bộ hơn trước. Số hộ nghèo đói đã và đang giảm dần, số hộ đủ ăn và số hộ khá trong vùng đặc biệt khó khăn đang tăng lên. Nhà ở, đường xá, giao thông, trường học, trạm y tế ở nông thôn đã được xây dựng mới và cải tạo khang trang hơn trước rất nhiều. Trình độ học vấn của nhân dân ở nông thôn vùng đặc biệt khó khăn đã được nâng lên rõ rệt. Nhìn chung bộ mặt nông thôn vùng đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi. Mặc dù có những thay đổi trên nhưng nông thôn vùng đặc biệt khó khăn vẫn tồn tại khó khăn và yếu kém chủ yếu như: Kinh tế vùng nông thôn đặc biệt khó khăn mang tính chất thuần nông, các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý chiếm tuỷ lệ lớn. Thu nhập bình quân theo đầu người thấp, so sánh với các khu vực thành thị và nông thôn khác thì vùng nông thôn đặc biệt khó khăn này có thu nhập bình quân trên đầu người thấp nhất trong cả nước. Kinh tế lạc hậu, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, năng suất đất đai và năng suất lao động vào loại thấp nhất trong cả nước. Kết cấu hạ tầng của vùng nông thôn đặc biệt khó khăn còn rất yếu kém. Chưa có các công trình hạ tầng cơ sở phục vụ đời sống kinh tế xã hội ở địa phương biểu hiện là: giao thông còn gặp rất nhiều khó khăn, gây trở ngại cho việc tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá; các trạm y tế của vùng chưa có đủ trang thiết bị tối thiểu và thuốc thông thường để phục vụ đồng bào. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học còn rất nhiều yếu kém, tỷ lệ dân có nước sạch dùng cho sinh hoạt là không đáng kể. Có rất nhiều xã còn chưa có điện lưới, các cơ sở khuyến nông, khuyến lâm, thương nghiệp quốc doanh chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cấp thiết về sản xuất và đời sống của khu vực này, cùng với sự đói nghèo trình độ dân trí thấp, hủ tục và các tệ nạn rất nặng nề, số người mù chữ chiếm khoảng 50%, một số bệnh xã hội như: sốt rét, biếu cổ…vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, thông tin liên lạc, truyền thanh truyền hình chưa đến được đồng bào dân tộc, trình độ cán bộ cơ sở còn yếu kém. Tỷ lệ tăng dân số và lao động ở vùng nông thôn đặc biệt khó khăn vào loại cao nhất trong cả nước gây lên sức ép về việc làm, ruộng đất, y tế, giáo dục, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vùng này rất cao. Tình hình trật tự an ninh vùng nông thôn đặc biệt khó khăn đã có tiến bộ, tuy nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội, kỷ cương pháp luật chưa được bảo đảm, tình trạng lấn chiếm đất, buôn lậu, đầu cơ cho vay nặng lãi, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, nghiện hút, cờ bạc … chưa giảm. Những tình hình và đặc điểm nêu trên, những ưu điểm và tồn tại yếu kém trong vùng nông thôn đặc biệt khó khăn trên đây đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng nông thôn đặc biệt khó khăn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết để xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 2.2. Những quan điểm phát triển kinh tế vùng nông thôn đặc biệt khó khăn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Việc phát triển nông thôn vùng đặc biệt khó khăn là một vấn đề phức tạp và rộng lớn phải đầu tư nhiều của cải và sức lao động nên càng đòi hỏi phải có hiệu quả. Quan điểm hiệu quả bao gồm 3 mặt gắn bó với nhau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, và hiệu quả môi trường. Hiệu quả kinh tế đòi hỏi ngày càng sản xuất nhiều nông sản phẩm và sản phẩm hàng hoá với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao tích luỹ và tái sản xuất không ngừng. Hiệu quả xã hội là đòi hỏi đời sống nông thôn không ngừng được nâng cao, lao động có việc làm thu nhập ngày càng tăng, thực hiện hiện việc xoá đói giảm nghèo, số hộ khá và giàu ngày càng tăng, thực hiện dân chủ công bằng xã hội văn minh xoá bỏ các tệ nạn xã hội, phát huy những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn. Hiệu quả môi trường đòi hỏi môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện. Thật là không đầu đủ khi đánh giá sự phát triển nông thôn chỉ dựa vào sự phát triển kinh tế mà thiếu đi hiệu quả xã hội và môi trường, ở vùng nông thôn đặc biệt khó khăn có tiềm năng lớn về đất đai và chủ yếu là đất lâm nghiệp, những năm gần đây rừng bị tàn phá nặng nề, đất đai bị xói mòn, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm do vậy việc phát triển vùng nông thôn đặc biệt khó khăn phải kết hợp các hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường ở vùng đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là nền kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển muốn đưa kinh tế nông thôn vùng đặc biệt khó khăn theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao phải phát triển sản xuất, phải mở rộng thị trường, mở rộng tự do cạnh tranh. Sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong nông thôn, cũng như các vùng nông thôn và đô thị trong nước và ngoài nước phát huy đầy đủ mọi tiềm lực đất đai, sức lao động, vốn, cơ sở vật chất và kỹ thuật của các thành phần kinh tế là động lực rất quan trọng để phát triển nông thôn trong cả nước nói chung và nông thôn vùng đặc biệt khó khăn nói riêng, các thành phần kinh tế này tuân theo các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật giá cả, của thị trường, mặt khác phải có sự quản lý của nhà nước. Việc phát triển nông thôn một cách toàn diện có tính đến lợi thế so sánh của các vùng khác nhau là một tất yếu khách quan. Để đáp ứng nhu cầu cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng nông thôn. mỗi vùng mỗi ngành riêng lẻ không thể tự mình có thể phát triển được một cách bình thường mà còn phải có sự tác động của các vùng, các ngành khác mới có hiệu quả đúng như câu “ Phi nông bất ổ. Phi công bất phú. Và phi thương bất hoạt’. Nông nghiệp không thể phát triển được có hiệu quả nếu không có công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ. Sư tách rời nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ đẻ ra tình trạng phá rừng làm tăng diện tích đồi núi trọc như trong thực tế xảy ra. Mặt khác nông thôn có nhiều nguồn lực đất đai, mặt nước, khoáng sản khác nhau, có nguồn lao động dồi dào muốn sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực trên trong nông thôn phải phát triển một cách đa dạng, nhiều cây trồng vật nuôi, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác. Nông thôn thuần nhất không thể có hiệu quả kinh tế cao được. Tuy nhiên muốn phát triển nông thôn một cách toàn diện phải tính đến lợi thể so sánh của các vùng khác nhau, thế mạnh của vùng nông thôn đặc biệt khó khăn là phát triển rừng, cây công nghiệp lâu năm, và chăn nuôi đại gia súc. Từ đó phải có quy hoạch định hướng phát triển vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, là xoá bỏ sự lạc hậu của nông thôn, xây dựng nông thôn giàu đẹp và văn minh phải phát triển nông theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, trước tiên phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng xoá bỏ dần tính chất thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ. việc phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến nông sản cho phép nâng cao giá trị nông sản phẩm, phát triển nông nghiệp phải đi đôi với phát triển lâm nghiệp và thủy sản. Công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội như: giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn. 2.3. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn vùng đặc biệt khó khăn. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn vùng đặc biệt khó khăn bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đặc biệt khó khăn theo hướng giảm dần tính chất thuần nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. Cơ cấu kinh tế vùng nông thôn đặc biệt khó khăn là nhân tố hàng đầu để phát triển kinh tế nông thôn nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, nó quyết định việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất đai, vốn, cơ sở vật chất và kỹ thuật, nguồn lao động, làm tăng tốc độ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá góp phần phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu vùng nông thôn đặc biệt khó khăn phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (chuyển từ hình thức canh tác đốt nương làm rẫy sang phát triển ruộng bậc thang, chăn nuôi đại gia súc, phát triển lâm nghiệp là các thế mạnh của vùng) nếu vùng nông thôn đặc biệt khó khăn phát triển theo một cơ cấu nông nghiệp hợp lý thì sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn vùng đặc biệt khó khăn. Muốn phát triển vùng nông thôn vùng nông thôn đặc biệt khó khăn thì kết cấu hạ tầng ở nông thôn vùng đặc biệt khó khăn chính là nền tảng. nó bao gồm: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến bảo quản nông sản… Do vậy muốn phát triển kinh tế xã hội nông thôn đặc biện khó khăn thì phải phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là bước đầu tiên. Khoa học công nghệ là nhân tố hàng đầu để phát triển kinh tế nông thôn vùng đặc biệt khó khăn nên cần phải xây dựng và thực hiện tốt các trung tâm khuyến nông khuyến lâm và áp dụng máy móc thiết bị, giống mới … nâng cao sản lượng, năng suất, chất lượng, giá trị của các lọai cây con nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng. Hoàn thiện các chính sách kinh tế xã hội là phương hướng quan trọng trong phát triển nông thôn đặc biệt khó khăn. Phương hướng chung của việc nghiên cứu, thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh kinh tế và cải thiện đời sống nông thôn vùng đặc biệt khó khăn đảm bảo tự do, dân chủ,công bằng. Hòan thiện việc tổ chức quản lý nhà nước đối với nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, là phương hướng quan trọng, để tổ chức và quản lý một cách hợp lý mọi họat động của nhà nước về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. nâng cao hiệu lực quản lý và nâng cao sự tham gia cộng đồng để xây dựng nông thôn. Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ở vùng nông thôn đặc biệt khó khăn là một trong những phương hướng không thể thiếu để phát triển nông thôn vùng đặc biệt khó khăn một cách bền vững. Phát triển nông thôn vùng đặc biệt khó khăn phải có định hướng không thể thiếu được là quy họach và kế hoạch định hướng, kết hợp phát triển trước mắt và phát triển lâu dài. II. Đặc trưng của vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. 1. Tiêu chí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn. Các xã đặc biệt khó khăn là thuật ngữ được sử dụng trong Chương trình 135 theo quyết định số 42/UBDTMN- QĐ ngày 23/05/1997 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã quy định tiêu chí và phân định từng khu vực theo trình độ phát triển ở vùng dân tộc miền núi để có cơ sở đầu tư phát triển và vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực từng đối tượng có hiệu quả ở vùng dân tộc - miền núi. Do đồng bào dân tộc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển hình thành các khu vực theo trình độ phát triển. Khu vực I: Khu vực bước đầu phát triển. Khu vực II: Khu vực tạm ổn định. Khu vực III: Khu vực khó khăn. Xét về các điều kiện kinh tế xã hội, ở khu vực III là khu vực tập trung chủ yếu các xã đặc biệt khó khăn. Vì vậy tiêu chí các xã đặc chí các xã đặc biệt khó khăn trùng với tiêu chí khu vực III. Như vậy tiêu chí các xã đặc biệt khó khăn đánh giá phụ thuộc vào năm tiêu chí sau: + Địa bàn cư trú: Các xã đăc biệt khó khăn là các xã nằm ở vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo và nằm trên khu vực núi cao địa hình địa chất phức tạp. Độ cao trung bình cao hơn so với mặt nước biển, nằm trên vùng địa chất có tuổi thọ cao. Khoảng cách của các xã đến trung tâm kinh tế, văn hoá khá xã vào khoảng 20 km cho nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong khu vực và với khu vực khác gặp rất nhiều khó khăn, nhưng lại có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. + Cở sở hạ tầng: Cơ cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông ở nhiều xã còn chưa có đường ô tô vào trung tâm xã, các tuyến đường vào đến xã chủ yếu là đường bộ và phương tiện chủ yếu là ngựa thồ, xe thồ, đến mùa mưa còn nhiều đoạn đường bị sạt lở và ngập lụt. Nhiều xã chưa có điện lưới quốc gia, thậm chí không có cả thuỷ điện nhỏ gia đình. Vấn đề nước sạch ở các xã này gặp rất nhiều khó khăn, khoảng cách từ xã tới nguồn nước rất xa nên rất khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, gây ra nhiều bệnh tật. Cở sở hạ tầng và trang thiết bị của trường học, bệnh xá rất thấp kém, các lớp học chủ yếu là bà con tự làm bằng tre nứa không đảm bảo khi mùa mưa bão, các trạm xá không đủ dụng cụ và thuốc men tối cần thiết. Các dịch vụ khác hầu như không có. + Các yếu tố xã hội: Trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu, thông tin hầu như không đến được với đồng bào cho nên việc vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình còn rất hạn chế. + Điều kiện sản xuất: Khó khăn, thiếu thốn, sản xuất giản đơn, tự cấp tự túc là chủ yếu. Nhiều vùng sản xuất còn mang tính tự nhiên, chủ yếu phá rừng làm nương rẫy, sống du canh du cư. + Về đời sống: Số hộ đói nghèo chiếm trên 60% tổng số hộ của xã. Đời sống rất khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra. Mức thu nhập bình quân đầu người quá thấp, thấp nhất so với cả nước, mức thu nhập được quy ra gạo với mức là dưới 13 Kg gạo/người/tháng. 2. Đặc trưng của các xã đặc biệt khó khăn. 2.1. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng phát triển nông lâm nghiệp là chủ yếu: Kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn mang đậm tính chất thuần nông. Xét về cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, cơ cấu công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Tính thuần nông do lực lượng sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, chưa có sự phân công lao động rõ nét. Chính vì thế sản xuất mang đậm tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, hiệu quả sử dụng đất đai, năng xuất lao động, thu nhập và đời sống nhân dân còn rất thấp. 2.2. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng có nguồn lao động chất lượng thấp: Các xã đặc biệt khó khăn là vùng sinh sống và làm việc tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp mang tính tự nhiên, có nơi có chỗ còn mang tính hái lượm có, chủ yếu là phá rừng làm nương rẫy, các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn. Nên các xã đặc biệt khó khăn là vùng có thu nhập và đời sống, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ thấp hơn rất nhiều so với đô thị. Các xã đặc biệt khó khăn có nguồn lao động chất lượng rất thấp, hệ thống tổ chức sản xuất rất lạc hậu, hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, nhưng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở đây thì lại rất cao. 2.3. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất và đời sống: Cơ cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, cấp nước, cấp điện, trường học, trạm y tế…) còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn, gây trở ngại cho tổ chức và lưu thông hàng hoá. Mạng lưới điện thiếu quy hoạch, thiếu an toàn, tổn thất điện lớn nên giá điện cao. Mạng lưới thuỷ lợi không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Rừng bị tàn phá, đất đai bị sói mòn, diện tích đồi núi trọc tăng lên, hiện có khoảng 10 triệu ha đất hoang đồi núi trọc, gây khó khăn cho bảo vệ môi trường và giải quyết úng, hạn cục bộ ở nhiều vùng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá cao gây nên rất nhiều khó khăn về diện tích đất canh tác, nhà ở, việc làm, thời gian nông nhàn rất cao. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, đời sống văn hoá cộng đồng chậm được cải thiện, thông tin liên lạc, truyền thanh truyền hình hầu như chưa có. Trình độ quản lý của cán bộ cơ sở xã còn rất nhiều hạn chế, đa số mới chỉ học tới trình độ cấp I, cấp II một số cán bộ thôn, bản chưa nói được tiếng phổ thông cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 2.4. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng còn có nhiều tiềm năng quý hiếm chưa được khai thác: Các xã đặc biệt khó khăn có nhiều giá trị truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính điều này đã làm cho vùng có tiềm năng to lớn về du lịch: Du lịch với đồng bào dân tộc thái ở Mai Châu- Hoà Bình, chợ tình SaPa, và một số ngày lễ, tết, hội, truyền thống của dân tộc … Ngoài ra các xã đặc biệt khó khăn còn có nhiều nguồn tài nguyên qúy hiếm như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển của đất nước. Hầu hết các nguồn lực quý hiếm này chưa được khai thác và đưa vào sử dụng. Nếu nguồn lực này được khai thác phục vụ tại chỗ thì công nghiệp chế biến sẽ phát triển và kích thích nông nghiệp nông thôn phát triển. III. Sự cần thiết đầu tư phát triển vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. 1. Vai trò của nông nghịêp nông thôn vùng đặc bịêt khó khăn Nông nghịêp nông thôn vùng đặc bịêt khó khăn có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong sự nghịêp phát triển đất nước bởi do các nguyên nhân chủ yếu sau: Nông thôn vùng đặc biệt khó khăn là nơi sản suất ra lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân trong vùng và cho vùng đô thị cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, trong nhiều năm nông thôn sản xuất ra chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập quốc dân trong vùng. Nông thôn vùng đặc biệt khó khăn là nơi cung cấp nhân lực cho xã hội trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá lao động nông nghiệp chuyển dần sang làm công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dần lao động nông thôn và các đô thị, các khu công nghiệp. Nông thôn vùng đặc biệt khó khăn nằm trên địa bàn rộng lớn, có điều kiện tự nhiên kinh tế khác nhau có tiềm lực to lớn về tài nguyên đất đai và khoáng sản, thuỷ sản để phát triển kinh tế trong vùng và trên cả nước. Nông thôn vùng đặc biệt khó khăn là nơi có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống bao nhiều thành phần nhiều tầng lớp, có các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau.Là nền tảng quan trọng để đảm bảo tình hình kinh tế xã hội trong vùng và trên cả nước, tăng cường sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc. 2. Sự cần thiết của đầu tư phát triển vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. Trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội, để phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quy luật khách quan của quá trình phát triển Đảng và Nhà nước đã lựa chọn kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Đã giúp cho nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi rất đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm trở lại đây thuộc loại cao trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới, tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái nó làm cho khoảng cách người giàu người nghèo ngày càng xa hay khoảng cách thành thị và nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa với nông thôn miền xuôi gần các khu đô thị lớn ngày càng xa. Nền kinh tế thị trường nó không đảm bảo được công bằng xã hội (Sự bất bình đẳng do 3 nhân tố sau: Do của cải ít khác nhau do sự khác nhau về sở hữu tài sản do năng lực của con người khác nhau tức là sự khác nhau về thể lực trí tuệ …Do trình độ học vấn và được đào tạo khác nhau) sự bất công bằng ở đây chính là nhân dân sinh sống ở các vùng nông thôn đặc biệt khó khăn nói riêng không được đảm bảo về điều kiện sống và sản xuất. Đời sống của nhân dân (đặc biệt là của các dân tộc) sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn rất khổ cực không có đường, điện, cơ sở khám chữa bệnh, con của họ không được đi học … cuộc sống của họ như tách biệt với các vùng đô thị lớn do không có trao đổi thông tin về văn hóa xã hội và trao đổi mua bán hàng hóa. Do vậy cuộc sống của họ chủ yếu là tự cung tự cấp, tự làm và tự tiêu dùng chỉ mua những vật dụng thiết yếu như: dầu hỏa, muối, vải…Trong khi đó ở những thành phố, đô thị, nhân dân đã có mức sống khá cao và được hưởng nhiều công trình phúc lợi xã hội. Và ở những khu đô thị lớn này thậm chí còn đầu tư xây dựng những trung tâm giải trí tốn hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, hay những vụ tham ô, thất thóat hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước. Trong khi đó thì những vùng nông thôn đặc biệt khó khăn lại là những chiến khu cách mạng, là cái nôi của cách mạng (như vùng Cao Bằng, Bắc Kạn…) hay vùng biên giới, hải đảo nơi đầu mũi, đầu sóng của tổ quốc . nên đã gây ra những vụ 3 tây (cuộc nổi lọan ở tây nguyên, tuyên truyền vàng chứ ở tây bắc, thành lập nhà nước đề ga tự trị ở tây nam), suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Do đòi hỏi về phát triển kinh tế xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống về vật chất cũng như tinh thần, nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước của nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn. Trước yêu cầu cấp thiết đó thì các bộ ngành trung ương sau hai năm bàn bạc và nghiên cứu đã trình thủ tướng chính phủ và đã được thủ tướng đồng ý và ký quyết định số 135/1998/QĐ - TTg và được gọi là chương trình 135 với mục đích phát triển kinh tế xã hội cho vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. Với chương trình 135 này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng nông thôn đặc biệt khó khăn và để lấy lại lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ở vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. IV. Những nội dung chủ yếu về chương trình 135. 1. Mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình 135. 1.1 Mục tiêu tổng quát. Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. 1.2 Mục tiêu cụ thể. Giai đoạn từ 1998 đến 2000 Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm từ 4-5% hộ nghèo. Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, kiểm soát được một số dịch bệnh hiểm nghèo, có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã phần lớn đồng bào được hưởng văn hoá thông tin. Giai đoạn từ 2000 đến 2005. Giảm tỷ lệ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. Bảo đảm cung cấp cho đồng bào dân tộc có đủ nước sinh hoạt, thu hút 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường, đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống, kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh hiểm nghèo, có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. 1.3. Nhiệm vụ của chương trình 135. Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện nhất là những xã vùng biên giới, hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhan._.h chóng ổn định sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống từng bước phát triển sản xuất hàng hoá. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống giao thông, nước sinh hoạt, hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. Đào tạo cán bộ xã bản, làng, phum, soóc giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 2. Cơ chế hoạt động của chương trình 135. 2.1. Ban chỉ đạo chương trình 135. Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa được thành lập theo quyết định số 135/1998/QĐ- TTg ngày 23/1/1998 của thủ tướng chính phủ (gọi tắt là ban chỉ đạo chương trình 135). Ban chỉ đạo chương trình 135 có trách nhiệm phối hợp với cán bộ, ngành, chính quyền địa phương và đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch theo từng giai đoạn và hàng năm trình thủ tướng chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của chương trình, xây dựng hoàn thiện trình thủ tướng chính phủ quyết định nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả trong và ngoài nước để thực hiện chương trình. Thực hiện lồng ghép chương trình 135 với các chương trình dự án khác đang đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện chương trình, phối hợp với các địa phương để trực tiếp chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm ở các vùng dân tộc đặc trưng, tổng kết rút kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình. Định kỳ ban chỉ đạo chương trình 135 báo cáo chính phủ về kết quả thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo là đầu mối phối hợp hoạt động các ngành địa phương về các lĩnh vực. Huy động nguồn lực, bố trí và sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình dự án, thực hiện các giải pháp, chính sách, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình. 2.2. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn. Để đảm bảo đầu tư đồng bộ, phù hợp vơí quy hoạch trước mắt và lâu dài theo các quy định hiện hành, kế hoạch đầu tư phải dựa trên cơ sở dự án đã được phê duyệt. *Dự án đầu tư và chủ dự án đầu tư. Dự án đầu tư bao gồm các công trình được quy định tại quyết định 135.Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chủ tịch UBND tỉnh quyết định mô hình dự án theo cấp huyện hoặc cấp xã. Do những năm trước đây năng lực các xã còn nhiều hạn chế, nên chủ yếu xây dựng dự án theo quy mô cấp huyện. Dự án quy mô cấp huyện bao gồm các xã thuộc chương trình 135 trong huyện mỗi xã là một dự án thành phần, mỗi dự án thành phần có các công trình đầu tư như: Giao thông, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt, cấp điện trường học, trạm y tế. Đối với các xã có các cán bộ nặng lực khá có khả năng tự đảm nhận công việc quản lý điều hành thực hiện dự án quy mô cấp xã, việc này do chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định. Chủ dự án đầu tư: Chủ tịch UBND huyện. *Ban quản lý dự án. Để giúp cho chủ đầu tư dự án tổ chức việc hiện quản lý xây dựng các công trình ở xã, chủ đầu tư dự án lập ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án bao gồm trưởng ban và một số cán bộ chuyên trách tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương, có thể sử dụng ban quản lý công trình xây dựng cơ bản hoặc ban định canh định cư, kinh tế mới của huyện hiện có. Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước huyện và có con dấu riêng. Trưởng ban quản lý dự án do chủ tịch UBND huyện đề nghị và chủ tịch UBDN tỉnh quyết định. Chủ tịch UBND các xã dự án thành phần là thành viên của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án giúp cho chủ đầu tư dự án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: + Lập dự án đầu tư. + Lập báo cáo đầu tư, thiết kế, lập dự toán công trình. + Lập kế hoạch sử dụng nguồn lực huy động nguồn lực tại xã, huyện cho công trình. + Tổ chức theo dõi thi công công trình của xã. + Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình. + Tổ chức giải ngân từ kho bạc nhà nước để thực hiện công trình. + Nghiệm thu quyết toán công trình đúng thời gian quy định. + Chi phí cho các hoạt động nêu trên do ngân sách địa phương chi không được chi từ nguồn ngân sách trung ương đầu tư cho chương trình 135. * Công tác chuẩn bị đầu tư. Công trình đầu tư tại xã thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư gồm các bước: lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện: Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, chủ đầu tư dự án ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho trưởng ban quản lý dự án ký hợp đồng với các cơ quan chuyên môn, chủ yếu là các công ty tư vấn của tỉnh lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán, do các sở chuyên ngành của tỉnh thẩm định, chủ tịch UBDN tỉnh quyết định. Công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, lực lượng chuyên môn của huyện có thể làm được thì chủ tịch UBDN tỉnh cho chủ tịch UBDN huyện quyết định đầu tư và chỉ đạo thực hiện. + Dự toán công trình phải làm rõ: phần vật tư, lao động do xã bản đảm nhận. + Giá để tính toán do chủ tịch UBDN tỉnh quy định thống nhất cho từng khu vực trong tỉnh. + Đối với công trình phòng học, trạm y tế…Nên áp dụng thiết kế điển hình (thiết kế mẫu) do chủ tịch UBDN tỉnh ban hành cho phù hợp với tập quán và điều kiện của từng địa phương. + Dự toán công trình này gồm phần thiết kế mẫu cộng thêm phần móng của công trình tại địa điểm cụ thể. * Thực hiện đầu tư. Ban quản lý dự án lập kế hoạch triển khai xây dựng công trình ở các xã, trình UBDN huyện quyết định. Việc tổ chức thi công được quy định như sau: + Công trình do xã tự tổ chức thi công thì ban quản lý dự án hướng dẫn. + Công trình do xã không tự làm được thì chia thành hai mức như sau: Công trình có vốn đầu tư do ngân sách trung ương hỗ trợ trên 500 triệu đồng thực hiện theo cơ chế hiện hành. Công trình có vốn đầu tư do ngân sách trung ương hỗ trợ từ 500 triệu đồng trở xuống do chủ tịch UBDN tỉnh quyết định chỉ thầu hoặc xác định mức vốn để uỷ quyền cho chủ tịch UBDN huyện chỉ thầu. + Chủ đầu tư dự án phối hợp và tạo điều kiện để các lực lượng lao động khác như bộ đội biên phòng, bộ đội đóng quân tại địa bàn, các đơn vị thanh niên tình nguyện… được tham ra xây dựng công trình hạ tầng và phát triển kinh tế văn hoá ở các xã đặc biệt khó khăn. * Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Khi công trình hoàn thành, các bên thực hiện nghiệm thu công trình. Thành phần nghiệm thu công trình gồm: chủ đầu tư dự án, trưởng ban quản lý dự án, các đơn vị thiết kế, xây dựng, đại diện ban giám sát của xã, sau khi hoàn thành nghiệm thu công trình, ban quản lý dự án tiến hành ban giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu các vấn đề có liên quan đến công trình cho chủ tịch UBDN xã. Văn bản ban giao phải theo đúng quy định hiện hành. 2.3. Cơ chế cấp phát thanh quyết toán vốn đầu tư. * Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho chương trình 135 đều phải được quản lý tập trung thống nhất qua kho bạc nhà nước để cấp phát cho từng công trình theo dự toán đã được duyệt. Kho bạc nhà nước huyện trực tiếp cấp phát vốn cho các chủ đầu tư dự án. Ban quản lý dự án mở tài khoản tại kho bạc nhà nước huyện nơi giao dịch để quản lý vốn đầu tư cho từng công trình dự án theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã thuộc chương trình 135 không được dùng vào việc khác. * Cơ chế cấp phát thanh quyết toán công trình. Việc cấp phát, thanh quyết toán, công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn được phân làm hai loại: + Đối với các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì thực hiện cấp phát, thanh quyết toán theo chế độ quản lý vốn thoanh quyết toán hiện hành (nghị định 52/ CP). + Các công trình có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản thực hiện theo quy định sau: điều kiện cấp phát vốn chủ đầu tư dự án gửi đến kho bạc nhà nước huyện (nơi mở tài khoản) các hồ sơ chủ yếu: Dự án và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. Quyết định bổ nhiệm trưởng ban quản lý dự án. Kế hoạch phân bổ vốn, trong đó chi tiết theo nguồn đã được thông báo các văn bản liên quan khác theo yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan cấp phát nhưng phải đảm bảo đơn giản rễ thực hiện cho xã. Thực hiện cấp phát và thanh toán: công trình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng 50% kế hoạch năm của từng công trình và thanh toán theo khối lượng hoàn thành được nghiệm thu. Công trình do các doanh nghiệp thi công thì cấp phát theo khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu. Tổng số vốn thanh toán không được vượt quá dự toán công trình được duyệt hoặc chỉ tiêu kế hoạch vốn được thông báo. Hàng năm ban quản lý dự án lập báo cáo quyết toán việc sử dụng vốn cấp phát gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính nơi có chuyển vốn cấp phát. Kết thúc công trình các ban quản lý dự án lập báo cáo quyết toán gửi ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh. Ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan như sở tài chính vật giá, kho bạc nhà nước tỉnh xem xét, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phê duyệt quyết toán dự án và báo cáo thường trực Ban chỉ đạo chương trình 135 trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, cấp phát, thanh quyết toán những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã. * Nhận xét: cơ chế hoạt động chương trình 135 được các địa phương rất hoan nghênh nhưng đây mới là khung cơ chế quản lý, chưa thay thế được tất cả các quy định, sự phối hợp chỉ đạo của các cấp các ngành chưa chặt chẽ, chưa vận hành đồng bộ chương trình. Chính vì vậy cần có cơ chế quản lý phù hợp với năng lực của cán bộ ở từng địa phương, cần đơn giản và miễn giảm các thủ tục cấp đất, cấp phép xây dựng đối với việc xây dựng các công trình hạ tầng ở các xã thuộc phạm vi chương trình vừa bảo đảm thực hiện chương trình có hiệu quả. Chương trình có chất lượng bảo đảm không thất thoát vừa khơi dậy tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ các huyện xã. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, vận hành chương trình theo hướng đã được quy định tại thông tư liên tịch 416/1999/TTLT/BKH – UBNDMN – TC – XD, để chương trình 135 thực sự là chương trình của dân do dân vì dân, tạo ra những chuyển biến tích cực thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi. IV. Khái quát quá trình thực hiện chương trình 135 trên phạm vi cả nước. Triển khai kế hoạch năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành: thực hiện nhiệm vụ mục tiêu Chương trình 135 gắn liều với chiển khai Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí…Thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến”. Năm 2001, năm đầu thực hiện Chương trình 135 theo nội dung Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ: Năm nhiệm vụ của Chương trình trở thành năm dự án thành phần, Chương trình trực tiếp đầu tư ba dự án: xây dựng CSHT, TTCX và đào tạo cán bộ; hai dự án: quy hoạch dân cư ở những nơi cần thiết và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp được thực hiện bằng lồng ghép các dự án trên địa bàn 2.325 xã thuộc phạm vi Chương trình. Dưới đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình năm 2001, nhìn lại ba năm (1999-2001), và kế hoạch thời kỳ 2002-2005 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi cơ quan thường trực Chương trình 135. 1. Thực hiện 5 dự án thành phần của chương trình. 1.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Với tổng số vốn đầu tư 975 tỷ đồng, trong đó NSTW: 880 tỷ đồng, NSĐP: 95 tỷ đồng, năm 2001 trên địa bàn Chương trình 135 đã xây dựng 601 công trình chuyển tiếp và làm mới 3.300 công trình (đưa tổng số 3 năm qua đã xây dựng 8.823 công trình) với cơ cấu đầu tư như những năm trước: giao thông chiếm 42,2%, trường học 25,1%, thuỷ lợi 18,00%, điện 7,04%, nước sinh hoạt 6,10%, chợ 0,90%, trạm xá 0,60%, danh mục khai hoang bổ sung mới chỉ chiếm 0,06%, còn chủ yếu được đầu tư trong dự án ĐCĐC.Nét mới trong thực hiện dự án cơ sở hạ tầng năm 2001 là: + Nhiều địa phương chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung đầu tư cho sản xuất, ưu tiên cho thuỷ lợi (Quảng Ninh 70,43%, Bà Rịa Vũng Tàu 44,65%, Quảng Ngãi 35,59%…) gắn liền với khai hoang thâm canh, tăng vụ, tăng sản lượng lương thực để tiến nhanh đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tỉnh Lào Cai 3 năm qua đã đầu tư xây dựng 159 công trình thuỷ lợi tưới 3302 ha riêng năm 2001 đầu tư cho thuỷ lợi chiếm 40% vốn chương trình 135 để xây dựng 55 công trình tưới cho 1205 ha, Sản lượng lương thực tăng 16.000 tấn (11,8%) Huyện Phong Thổ Lai Châu 3 năm qua đã dành 35% vốn đầu tư cho 12 công trình thủy lợi để tưới cho 485 ha ruộng 1 vụ chuyển thành 2 vụ. Trên địa bàn chương trình 3 năm qua đã đầu tư xây dựng 1674 công trình thuỷ lợi, với kinh phí 393 tỷ đồng để tưới cho gần 34.000 ha, ngoài ra vốn định canh định cư năm 2001 còn xây dựng 112 công trình kênh mương và 54 hồ đập để tuới cho trên 2.000 ha. Hầu hết các công trình thuỷ lợi thuộc chương trình 135 có quy mô tưới dưới 50 ha. Các công trình hạ tầng được xây dựng từ dân chủ công khai, từ lòng dân đã thực sự làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn. Tỉnh Hà Giang bằng lồng ghép các chương trình dự án, huy động lực lượng tại chỗ để mở đường giao thông, đã đưa 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi với 46.000 người, 83% dân tộc H’re, có 14/18 xã thuộc chương trình 135, đã lồng ghép các dự án trong và ngoài nước vào chương trình 135 đầu tư cơ sở hạ tầng, đến nay đã có 100% số xã có điện, đường ô tô, trường học trạm xá, điện thoại, phổ cập giáo dục tiểu học Năm 1997, phổ cập giáo dục cơ sở đạt 70% tỷ lệ đói nghèo giảm từ 33%(1998) xuống còn 11% hộ nghèo (2001) bình quân lương thực năm 2001: 350Kg/ người. Dự án cơ sở hạ tầng với chủ chương đúng và bước đi ban đầu phù hợp đã tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế xã hội khá nhanh ở các xã đặc biệt khó khăn. 1.2. Dự án xây dựng trung tâm cụm xã. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ “ Đối với các trung tâm cụm xã, cần phải xác định quy mô hợp lý, bảo đảm khai thác có hiệu quả, đặc biệt là tập trung xây dựng trung tâm cụm xã cho các xã biên giới” Sau khi kiểm tra 1 số trung tâm cụm xã đang có những tồn tại: UBND & MN đã chủ trì phối hợp với bộ kế hoạch và đầu tư, tài chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kho bạc nhà nước trung ương, làm việc với cơ quan thường thực của 49 tỉnh để rà soát lại địa bàn các trung tâm cụm xã, các địa phương thống nhất khẳng định đây là chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là đòi hỏi cấp thiết để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, nhiều trung tâm cụm xã (TTCX) xây dựng xong và đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả thiết thực, thực sự chở thành trung tâm văn hoá, kinh tế xã hội có sức lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng, tạo tiền đề phát triển phát triển thành thị tứ, thị trấn miền núi trong những năm tới. Sáu năm qua các ngành các cấp đã tập trung chỉ đạo, đồng bào vùng dân tộc miền núi đã tích cực thực hiện, huy động nhiều nguồn lực cho chương trình đã đầu tư 894 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 404 tỷ đồng (năm 2001 ngân sách trung ương đầu tư 250 tỷ đồng) ngân sách địa phương và vốn lồng ghép 490 tỷ đồng để khởi công xây dựng 474 TTCX, trong đó cơ bản hoàn thành 68 TTCX. Nhưng các địa phương quản lý dự án TTCX vẫn còn những tồn tại: Tại quyết định 35/TTg đã xác định “ giai đoạn 1997 – 2005 xây dựng khoảnh 500 TTCX thuộc vùng III” nhưng đến cuối năm 2000 UBND các tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 954 TTCX trong số 474 TTCX đã được khởi công xây dựng đã có 98 trung tâm đặt tại địa bàn ngoài xã thuộc chương trình 135 (ví dụ huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang có 9 xã đặc biệt khó khăn, tỉnh phê duyệt 5 TTCX 100% nằm ngoài chương trình 135). Trong khi ngân sách nhà nước có hạn, một số địa phương đã xây dựng 1 số trung tâm cụm xã có quy mô quá lớn 10 đến 17 tỷ đồng / trung tâm. so với quy định không quá 5 tỷ đồng /1 trung tâm như các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ninh, Quảng Trị…và một số tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá, Gia Lai…năm 2001 vẫn xây dựng một số công trình không thuộc đối tượng đầu tư của dự án như: Nhà văn hoá, Trụ sở xã… Do vậy năm 2001, chỉ đạo dự án trung tâm cụm xã vừa phải đảm bảo về tiến độ, chất lượng, vừa phải khắc phục những tồn tại trên đây. Sau khi được các bộ ngành liên quan thống nhất, Uỷ ban dân tộc và miền núi đã triển khai các giải pháp về tổ chức quản lý để đưa dự án này vào nề nếp và điều hành theo 1 cơ chế thống nhất trong chương trình 135. 1.3. Dự án quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết. Mặc dù dự án tổng thể chưa được duyệt và bố chí vốn dành riêng cho dự án này, nhưng các địa phương đã chủ động tích cực thực hiện dự án bằng lồng ghép các chương trình dự án khác với chương trình 135 để sắp xếp lại dân cư trên địa bàn chương trình 135. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nhiệm vụ định canh định cư, di dân vùng kinh tế mới, để quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ở những xã biên giới, di cư tự do 3 năm qua đạt 58.209 hộ (Địa bàn chương trình 135 khoảng 12000 hộ). Bộ quốc phòng đã chỉ đạo tổng cục kinh tế, các quân khu, quân đoàn, binh đoàn thực hiện 26 dự án kinh tế kết hợp với quốc phòng chủ yếu trên địa bàn chương trình 135 với nôị dung: quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, Ba năm qua đã quy hoạch và sắp xếp được khoảng 70000 hộ trong đó năm 2001 là 20000 hộ, bảo đảm hoàn thành được nhiệm vụ thủ tướng chính phủ giao cho tại quyết định 135/QĐ - TTg là 100000 hộ vào năm 2005. Mỗi địa phương từng vùng trên địa bàn chương trình 135 có những chính sách giải pháp quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết, phù hợp với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. ở địa bàn miền núi vùng cao phía bắc có những nơi không có nước sinh hoạt, không có đất sản xuất đã thực hiện kế hoạch “hạ sơn” để chuyển đến những nơi được chương trình 135 xây dựng các công trình hạ tầng và có đất sản xuất để sinh sống. Tỉnh Hà Giang đã thành công trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ 1 mái nhà, một bể nước, 1 con bò và đang thực hiện dự án sắp xếp 3000 hộ từ vùng cao xuống vùng thấp. Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả chính sách nhượng đất vùng thấp cho các hộ vùng cao di chuyển xuống, Các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Lâm Đồng có chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng cao mà nhiệm vụ chủ yếu là sắp xếp lại dân cư vào những nơi có điều kiện sản xuất, Tỉnh Lai Châu, Sơn La sắp xếp dân cư gắn liền với thực hiện dự án thí điểm tái định cư cho thuỷ điện Sơn La, những vùng đất rộng giàu tiềm năng huyện Mường Tè vẫn tiếp tục sắp xếp hơn 1000 hộ dân di cư tự do từ nơi khác đến vào 26 bản mới. Lài Cai dựa vào cơ sở hạ tầng của chương trình 135 và chính sách hỗ trợ tấm lợp theo quyết định 186/QĐ - TTg đã khẩn trương sắp xếp dân cư thành nhiều làng mới ở những nơi có điều kiện sản xuất và đời sống. Các tỉnh biên giới phía tây nam: Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang vầ các tỉnh tây nguyên đã xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với bố trí dân cư vùng biên giới, xây dựng chợ, mở mang thị trường và phát triển kinh tế hàng hoá. Chương trình 135 giúp tỉnh Gia Lai sắp xếp lại sản xuất ổn định đời sống cho 7.000 hộ. Mặt khác khi các công trình hạ tầng và trung tâm cụm xã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các khu kinh tế cửa khẩu đang từng bước phát triển vùng kinh tế hàng hoá phát triển ở các xã khu vực I đã có sức lan toả nhanh, là điều kiện, cơ hội sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại dân cư. Theo báo cáo bước đầu của các địa phương qua ba năm thực hiện chương trình 135 đã góp phần quy hoạch bố trí lại dân cư những nơi cần thiết trên địa bàn chương trình khoảng 170.000 hộ trong đó năm 2001 khoảng 50.000 hộ trên thực tế chương trình 135 đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để ổn định canh định cư cho đồng bào dân tộc ở vùng này. 1.4. Phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Năm 2001 chủ yếu thực hiện bằng lồng ghép các chính sách, dự án khác ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi 50 tỷ đồng/ 2325 xã. Các địa phương đã tích cực triển khai các nhịêm vụ. Quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với từng tiểu vùng, hoàn thành giao đất khoán rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác đất trống đồi núi trọc, khai hoang phục hoá, nhân rộng mô hình trang trại hộ làm ăn giỏi, xây dựng nông lâm trường hạt nhân hỗ trợ các hộ khó khăn sản xuất. Hướng dẫn, tập huấn xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, tiếp tục đưa lúa lai ngô lai, đậu tương, khoai tây, mô hình giống lúa cạn, lúa chất lượng cao vào các xã đặc biệt khó khăn ở Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lai Châu…Thực hiện 15 mô hình khuyến nông ở 13 tỉnh với kinh phí 958 triệu đồng như sạ lúa, xay lúa, ngô bằng máy, sản xuất bột hương từ lá và cành quế. Ba năm qua chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 1674 công trình thuỷ lợi tưới gần 34000 ha (năm 2001 xây dựng 613 công trình tưới cho 11.500 ha khai hoang tăng vụ làm tăng năng suất cây trồng cho các xã đặc biệt khó khăn, các công trình điện, đường, trường, trạm, chợ xây dựng đến đâu là ổn định đời sống kinh tế xã hội tạo điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến đó. Các chương trình 5 triệu ha rừng, khuyến nông khuyến lâm, thuỷ lợi, phát triển các vùng cây trồng vật nuôi lồng ghép với chương trình 135 đã làm chuyển biến một cách đáng kể về sản xuất nông nghiệp ở vùng này. Dưới sự tác động trên nhiều mặt của chương trình 135 và lồng ghép các chương trình dự án khác, năm 2001 trên địa bàn chương trình 135 có thêm trên 250.000 tấn lương thực, một số tỉnh đã vượt qua ngưỡng 300Kg lương thực trên đầu người như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận. Một số tỉnh có sản lượng lương thực tăng đáng kể như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La… Năng suất và sản lượng một số cây công nghiệp như: bông, điều, chè, cà phê đều tăng ở một số tỉnh có nhà máy đường diện tích mía được mở rộng ở những xã đặc biệt khó khăn như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nghệ An, phát triển sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ được đẩy mạnh như: bảo quản và chế biến ngô lai ở Sơn La, Lâm Đồng, Hồ tiêu ở Quảng Trị, điều ở Bình Phước. Thị trường hàng hoá ở các vùng này bước đầu được khởi sắc cùng với đó là những đòi hỏi cấp thiết hình thành và phát triển kinh tế hợp tác để khai thác hiệu quả các chương trình hạ tầng được chương trình 135 đầu tư cho cộng đồng. 1.5. Dự án đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc. UBND &MN đã chủ trì phối hợp với các bộ ngành biên soạn tài liệu, tập huấn các vùng cho đội ngũ cán bộ ban chỉ đạo chương trình của tỉnh, ban quản lý dự án huyện và cán bộ chuyên trách về đào tạo của tỉnh và huyện nội dung tập huấn chủ yếu là: Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nội dung công tác kế hoạch hoá ở các cấp biện pháp lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ của chương trình, những nguyên tắc chủ yếu quản lý chương trình, và một số vấn đề quản lý hành chính, kinh tế xã hội, phát triển nông lâm nghiệp, chính sách dân tộc… Các tỉnh trong phạm vi chương trình đã bố trí kế hoạch đào tạo, tiến hành mở các lớp tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo đảng chính quyền đoàn thể, già làng, trưởng bản với tổng số trên 300.000 nghìn học viên kế hoạch đào tạo được các địa phương tiến hành khẩn trương triển khai và hoàn thành trước 31/12/2001. Ngoài ra một số bộ ngành đoàn thể trung ương: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đã tập huấn đội ngũ cán bộ ngành dọc ở các cấp về cơ chế vận hành chương trình 135 và các biện pháp xoá đói giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm… thực hiện một số hô hình chuyển giao khoa học công nghệ phát triển cây trồng, vận nuôi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương. Thực hiện dự án đào tạo cán bộ là một bước nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nâng cao dân trí cho nhân dân, tập duyệt và chưởng thành thông qua chương trình 135, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc ở các xã này từng bước hòa nhập với quá trình phát triển chung của cả nước. 2. Thực hiện mục tiêu cụ thể của chương trình. Kết thúc năm 2000 chương trình 135 đã hoàn thành mục tiêu cụ thể của giai đoạn I về cơ bản không còn hộ đói kinh niên mỗi năm giảm được từ 4đ5% hộ nghèo. Năm 2001 năm đầu của giao đoạn II, kế thừa những thành quả đạt được và kinh nghiệm chỉ đạo của hai năm trước, nhiều địa phương đã tập trung chỉ đạo năng động và tích cực hơn, mục tiêu giảm 4 đến 5% hộ nghèo/năm vẫn được thực hiện, khả năng đạt mục tiêu “giảm tỷ lệ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% (chuẩn cũ) vào năm 2005”. Có thể đạt sớm hơn ở nhiều địa phương. Các mục tiêu cụ thể khác: “Bảo đảm cung cấp cho đồng bào dân tộc có đủ nước sinh hoạt: thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống, chủ yếu kiểm soát được dịch bệnh xã hội hiểm nghèo, có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã,thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn” có nhiều khó khăn chưa thực hiện được đồng bộ ở tất cả các xã vào năm 2005 nhất là mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng ở những xã có suất đầu tư cao. Từ kết quả thực hiện chương trình 135, có thể đánh giá tổng quát: Năm 2001 các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương đã chuyển biến mạnh mẽ, năng động hơn trong quản lý chỉ đạo, thực hiện chương trình với kết quả khả quan hơn cả về mục tiêu và nhiệm vụ chương trình 135 tiếp tục đi nhanh vào cuộc sống, đầu tư đúng mục tiêu đúng đối tượng và có hiệu quả, kinh tế – xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn có bước phát triển tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi động, sự hồ hởi phấn khởi và tin tưởng của đồng bào các dân tộc vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước, chương trình đã hội tụ sự giúp đỡ tình cảm và trách nhiệm của nhân dân cả nước, thu hút được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành gần dân hơn giúp đỡ cơ sở nhiều hơn. V. Kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 của tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là tỉnh cửa ngõ vùng cao Việt Bắc có 8 dân tộc anh em sinh sống. Đời sống của đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa, vùng cao vùng căn cứ kháng chiến còn nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước nhiều chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án được đầu tư ở vùng dân tộc miền núi Thái Nguyên. Đặc biệt chương trình 135 đã làm thay đổi rõ diện mạo và đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn này: Sau hai năm thực hiện chương trình 135 (giao đoạn I :1999-2000) ở tỉnh Thái Nguyên đã đạt được mục tiêu đề ra, chương trình đã góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo ở các xã vùng sâu vùng xa (không còn hộ đói kinh niên). Đặc biệt ở các xã vùng cao Võ Nhai đã phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo từ 40,86% (năm 1998) xuống còn 29,89% (năm 2000) thông qua xây dựng các công trình hàng chục ngàn lao động ở các địa phương đã tích cực tham gia công trình, có việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống. Hệ thống đường giao thông đã được mở rộng thông từ tỉnh đến các xã, 90% số trẻ đến tuổi đã được đến trường những xóm bản có điều kiện cung cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư, các dịch bệnh nguy hiểm đã được kiểm soát. Điều quan trọng hơn là sau hai năm thực hiện chương trình đội ngũ cán bộ các cấp đã trưởng thành, đáp ứng được nhu cầu xoá đói giảm nghèo, đổi mới đất nước. Năm 2001 tỉnh được tiếp tục đầu tư hơn 14.000 triệu đồng xây dựng 51 công trình (có hơn 20 công trình chuyển tiếp) trên địa bàn 36 xã trong đó có 18 xã mới được hướng dẫn đầu tư của chương trình thuộc 3 huyện vùng cao Đồng hỷ, Định Hoá, Võ Nhai. Năm kế hoạch 2002 vừa qua tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực phấn đấu đạt 100% kế hoạch được giao. Để tăng hiệu quả đâu tư cho chương trình, tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các ngành, các đơn vị địa phương đã giúp đỡ các huyện xã nghèo đặc biệt khó khăn được 2161 triệu đồng. Đồng thời thực hiện đồng bộ 5 nhiệm vụ của chương trình 135. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của chương trình định canh định cư đầu tư 2839 để hỗ trợ sản xuất và đời sống (520 triệu đồng) và xây dựng 14 công trình hạ tầng cơ sở (2373 triệu đồng). Qua việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đã giúp đồng bào định canh định cư ở các xã vùng sâu vùng xa ổn định cuộc sống yên tâm sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng có lợi nên đời sống đồng bào dân tộc được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Dự án quy hoạch sắp xếp lại dân cư ổn định lại phát triển nông- lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm đã được ban chỉ đạo chương trình 135 thực hiện hợp lý và có hiệu quả. Ngoài ra năm 1997 trên địa bàn 3 huyện vùng cao còn được đầu tư xây dựng 7 TTCX, tổng kinh phí đầu tư 18.515 triệu đồng. Tỉnh đang phấn đấu đến năm 2002 sẽ hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng phục vụ đồng bào kế hoạch (2002-2005).Tỉnh tiếp tục đầu tư xây 5 trung tâm cụm xã: Huyện Võ Nhai (trung tâm cụm xã Nghinh Tường), huyện Định Hoá với 3 trung tâm (Bộc Nhiêu, Phú Sơn, Điềm Mạc), huyện Phú Lương (TTCX Phú Đô). Ngoài ra tỉnh đang đề nghị nhà nước cho đầu tư xây dựng các TTCX ở khu vực II để tạo điều kiện cho các khu vực còn nhiều khó khăn này phát triển kinh tế-xã hội. Năm qua là năm tiếp theo thực hiện chương trình xây dựng TTCX, xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135, xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình ĐCĐC. Ngoài nguồn vốn được cấp Thái Nguyên chỉ đ._.rình, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chưa tích cực tham mưu cho UBND xã vận động nhân dân làm những phần việc thủ công. Trong suốt 3 năm cán bộ tăng cường về xã chưa giúp được xã nào nâng cao trình độ, đủ khả năng làm chủ đầu tư. + Ban dự án các huyện chưa thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thống kê hàng quý, năm, công tác luân chuyển hồ sơ kế họach, hồ sơ công trình, hồ sơ thanh quyết tóan. Đặc biệt đến nay vẫn còn hai huyện chưa thanh quyết tóan vốn đầu tư năm 1999 là Sìn Hồ, Điện Biên Đông. * Nguyên nhân của những tồn tại: + Hai năm đầu, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, một số chính sách khi áp dụng trên thực tế còn nhiều điểm chưa phù hợp như: chi phí cho công tác khảo sát thiết kế, kinh phí họat động cho ban giám sát xã, chi phí thẩm định, thanh quyết toán, hướng dẫn thực hiện trình tự đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thuộc chương trình 135, nhiều lần sửa đổi bổ sung. Dẫn đến thực hiện ở các cơ sở gặp nhiều lúng túng. + Tổ chức các phòng ban ở các huyện có nhiều thay đổi, do có sự chia tách huyện, sát nhập các phòng chứ năng. + Lực lượng cán bộ kỹ thuật về xây dựng, giao thông, thủy lợi, nông lâm nghiệp ở các huyện rất thiếu. Do vậy cán bộ được phân công tăng cường về xã rất ít người có trình độ kỹ thuật, mâu thuẫn với việc cán bộ tăng cường chủ yếu làm công tác hướng dẫn kỹ thuật, giám sát kỹ thuật. Chương III Phương hướng và những giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh lai châu I. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn. Căn cứ vào thực trạng, điều kiện kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của các xã đặc biệt khó khăn đến năm 2010 sau: 1. Phương hướng. Quy họach bố trí dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh họat của đồng bào các bản ở những nơi có điều kiện nhất là những xã vùng cao biên giới tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định ổn định đời sống và sản xuất. Đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên đưa vào sử dụng nguồn lao động tại chỗ tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá. Phát triển hạ tầng nông thôn phù hợp với quy họach sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống giao thông, nước sinh họat hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ. Quy hoạch và đưa vào xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. Đào tạo cán bộ xã bản, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 2. Mục tiêu. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để đưa khu vực này thóat khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trận tự an tòan xã hội, an ninh quốc phòng. 2.1. Mục tiêu cụ thể. * Mục tiêu kinh tế: Phát huy thế mạnh của vùng là nghề rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất nông lâm sản hàng hoá. Đưa điện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản suất nông nghiệp năm 2005 đưa: 34212 ha năm. Năm 2010: 75390 ha. Nâng diện tích lúa ruộng lên, đến năm 2010 phấn đấu có 20000 ha lúa mùa và 8320 ha lúa chiêm. Trồng mới 1580 ha cây ăn quả và diện tích đất có rừng đạt 740.982 ha vào năm 2005 và 970.982 ha vào năm 2010, đạt độ che phủ 45%.diện tích tự nhiên. Nâng cao quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình bình quân mỗi hộ nuôi từ 2 – 3 con trâu, 2 con lợn, 20 – 30 con gia cầm. * Mục tiêu xã hội. Trên cơ sở phát triển sản xuất nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo sẽ giải quyết việc làm lâu dài cho trên 1 vạn lao động trong vùng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm: + Có đường ô tô đến trung tâm các xã và trung tâm một số vùng sản xuất tập chung, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa. + Giải quyết được nhu cầu nước tưới cho sản xuất, đặc biệt là phục vụ cho thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích lúa nước. + Giải quyết được nhu cầu nước sinh họat cho những vùng đặc biệt khó khăn về nước sinh họat. + Có đủ cơ sở trường học và giáo viên để thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường. + Mở rộng mạng lưới thông tin đảm bảo hơn 80% dân số trong khu vực được xem truyền hình. + Giảm tốc độ tăng dân số từ 3,06% năm 1998 còn 2% năm 2010. * Mục tiêu môi trường. Đầu tư 52.500 ha rừng, khoang nuôi, bảo vệ tái sinh rừng đầu nguồn sông Đà, nâng diện tích rừng tự nhiên từ 263.150 ha năm 1998 lên 498.674 ha rừng năm 2005, hạn chế sói mòn sạt lở đất. Đặc biệt là hiện tượng thiếu nước vào mùa khô, hạn chế sử dụng lan tràn thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ. * Mục tiêu an ninh quốc phòng. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, song song với việc củng cố quốc phòng, ổn định các vùng dân cư giáp biên, sửa chữa và làm mới đường tuần tra, cơ sở hạ tầng đồn biên phòng và xây dựng mới các trạm tuần tra. Thành lập các trung đội dân quân để kết hợp với lực lượng biên phòng thực hiện các nội dung của chương trình phát triển kinh tế xã hội và tăng cường an ninh quốc phòng trong tình hình mới nâng cao ý thức cách mạng, ngăn chặn họat động xâm phạm biên giới quốc gia. II. Những giải pháp chủ yếu. Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Chương trình được đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng; tạo ra những chuyển biến bước đầu về kinh tế- xã hội với phong trào quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng thôn xã, bản làng. ở những xã đặc biệt khó khăn, số lượng các hộ đói nghèo giảm nhanh; đồng bào các dân tộc đã có sự hồ hởi, phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 cũng cho thấy những mặt còn tồn tại. Và sau đây là một số giải pháp nhằm khắc phục để công tác triển khai, thực hiện Chương trình 135 của tỉnh đạt hiệu quả cao. 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn: 1.1. Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và cụ thể hoá cơ chế chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng áp dụng đối với Chương trình 135: + Quy định quy trình tiến hành việc lựa chọn công trình hạ tầng tại xã với sự tham gia của cộng đồng. + Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác giám sát chất lượng xây dựng các công trình với sự tham gia của nhân dân trong xã. + Hướng dẫn nội dung hoạt động và tổ chức của Ban quản lý dự án ở xã và huyện. + Quy định cụ thể về việc thực hiện công tác nhiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135. + Hướng dẫn việc vận dụng các quy định trong quản lý đấu thầu đối với các trường hợp xã tự thực hiện hoặc chỉ định thầu. + Sửa đổi, bổ sung một số định mức chi phí xây dựng… 1.2. Tăng cường việc phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng cho cấp huyện, xã phù hợp với tính chất của dự án và điều kiện cụ thể của từng xã: Mở rộng việc phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay là xu hướng đã được xác định trong Nghị quyết 05/2002/NQ-CP. Xu hướng này sẽ được tiếp tục cụ thể hoá trong Chương trình sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy chế đấu thầu. Do vậy, việc đẩy mạnh phân cấp trong Quản lý đầu tư và xây dựng đối với Chương trình 135 tới đây là phù hợp với xu hướng này. Việc phân cấp trong quản lý sẽ được hướng vào việc tăng thêm quyền chủ động cho cấp huyện, xã trong việc phê duyệt dự án và quyết định đầu tư. Sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý sẽ đi liền với việc giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. 1.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thông tin đối với đội ngũ cán bộ cơ sở về các kiến thức, kỹ năng thực hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình 135 là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tại các thôn xã, bản làng. Do vậy, đi cùng với quá trình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là việc thường xuyên đào tạo, cập nhập các kiến thức, kỹ năng và thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Quá trình đào tạo này có trể được thực hiện theo hai giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất: đào tạo cho cáp bộ cấp tỉnh và huyện tham gia chương trình 135 về những kiến thức và kỹ năng trong quản lý chương trình. + Giai đoạt thứ hai: Trên có sở thực hiện của giai đoạn thứ nhất, đội ngũ cán bộ của tỉnh và huyện sẽ tiếp tục hưỡng dẫn cho cấp xã các nội dung cần phải đào tạo. Việc thường xuyên cung cấp các tài liệu, văn bản quản lý có liên quan cho cấp huyện và cấp xã cũng là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện công tác đào tạo. 1.4. Xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình 135 ở các cấp trong tỉnh: Phải có sự quan tâm thích đáng đối với công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc phạm vi chương trình 135 cần sớm ban hành cơ chế hoạt động cho công tác thanh tra kiểm tra theo định kỳ và thường xuyên ở cấp tỉnh, huyện, xã. Về tổ chức và hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra nên có sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành liên quan. Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra cần chú trọng vào một số vấn đề như quản lý hành chính dự án, chất lượng xây dựng công trình, việc chấp hành trình tự và các thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng. 1.5. Kết hợp việc quản lý khai thác sử dụng với công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình xây dựng: Cần có quy định cụ thể về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng đối với công trình hạ tầng được xây dựng trong phạm vi Chương trình 135. Trên cơ sở đó làm rõ trách nhiệm trong quản lý sử dụng công trình của Chính quyền địa phương, của người dân được hưởng lợi từ công trình. Việc huy động các nguồn vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các công trình hạ tầng cũng cần được nêu trong các đề án cụ thể tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của huyện, xã và tính chất sử dụng của công trình. Các nguồn vốn này có thể do người dân đóng góp, có thể thông qua việc thu phí sử dụng công trình (đối với công trình có khả năng thu phí) hoặc được bố trí trong ngân sách của tỉnh, huyện,xã. 2. Phát huy nội lực, huy đông nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế- xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ đầu tư các xã thuộc chương trình 135 là trách nhiệm nghĩa vụ và tình cảm của nhân dân cả tỉnh, ủng hộ và giúp đỡ các xã vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế xã hội, huy động nhiều nguồn lực cho chương trình, coi đây là một trong những nhiệm vụ của các cấp các ngành đối với những huyện có điều kiện phát triển, phải huy động sức mạnh của cả huyện hỗ trợ đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn của huyện mình. Huy động nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng công trình chủ yếu là sức lao động của nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động. Tham gia lao động để có việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân đồng thời gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm của nhân dân địa phương với quá trình đầu tư xây dựng công trình. Chọn một số công trình cho dân tự làm, cán bộ nghiệp vụ của huyện hướng dẫn giúp đỡ. Thực hiện dân chủ công khai xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng ở xã: công khai mức vốn đầu tư của Nhà nước cho nhân dân biết, nhân dân trong xã chủ động bàn bạc về việc đóng góp tham gia xây dựng các công trình của xã. Vận hành Chương trình đúng nguyên tác sẽ khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, quản lý công trình và tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi nổi nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK đây chính là mục tiêu cần hướng tới của Chương trình. 3. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn. Chương trình 135 là một Chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp, Chương trình không chỉ có xây dựng cơ sở hạ tầng, các cấp các ngành còn phải chỉ đạo Nghị quyết khoá X, kỳ họp thứ 6 về việc phối hợp, lồng ghép các Chương trình, dự án khác với chương trình 135 trên địa bàn các xã ĐBKK, xã biên giới để thực hiện Nghị quyết khóa X. Để làm được như vậy tỉnh phải làm một số công việc sau: - Tập trung nguồn vốn của Chương trình, dự án khác lồng ghép với Chương trình 135 để xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công trình trung tâm thị xã, những công trình lớn, công trình có quy mô liên xã. -Lồng ghép các nhiệm vụ của chương trình để có thể đạt được mục tiêu đề ra: Quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất, xây dựng trung tâm thị xã và đào tạo cán bộ để phát huy hiệu quả tổng hợp của chương trình. - Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với việc mở rộng diện tích, xây dựng các vùng chuyên canh lúa, ngô, đậu tương, cây công nghiệp, cây ăn quả và gắn chặt với công tác ổn định sắp xếp lại dân cư. Lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư tránh trường hợp đầu tư trùng lặp trên cùng một xã. 4. áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết vấn đề tư tưởng và bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghệ cho nhân dân. Xây dựng các trung tâm khuyến nông. Coi khoa học công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu và là trọng điểm của đầu tư. Nhưng trước hết phải tập trung vào những khâu quan trọng như: Giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao chất lượng tốt, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, phòng chống dịch bệnh, chế biến và bảo quản nông sản. - Lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tiên tiến, phù hợp đã qua thực nghiệm vào sản xuất. - ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến vào sản xuất để tăng giá trị hàng hoá. - Xây dựng các trung tâm khuyến nông và làm tốt công tác này để kịp thời phổ biến các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn học tập, vận dụng vào sản xuất kinh doanh. Coi trọng công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ, thông tin kinh tế cho đồng bào một cách thường xuyên. Có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý đi làm nhiệm vụ ở các xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn 5. Vận dụng cơ chế chính sách vào địa bàn các xã đặc biệt khó khăn: Phải soạn thảo và ban hành cụ thể các cơ chế quản lý, chính sách đầu tư phát triển, trọng tâm là các chính sách sau: - Chính sách đất đai: Thực hiện giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với công tác định canh, định cư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất, ổn định đời sống. Điều chỉnh quỹ đất địa phương để giúp hộ nông dân nghèo thiếu đất, vận động hộ nông dân nghèo thiếu đất di chuyển định cư ở vùng đất mới, hỗ trợ vật liệu sản xuất để tạo việc làm cho người nghèo. - Chính sách đầu tư, tín dụng: + Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Nơi nào có thể làm thuỷ lợi để phát triển cây lúa nước thì đầu tư xây dựng các công trình thủ lợi. ở những vùng cao có thể phát triển trồng lúa nương và phát triển ruộng bậc thang hay mô hình canh tác trên đất dốc. + Thực hiện chính sách cấp phát miễn phí hay trợ giá, trợ cước cho vùng đặc biệt khó khăn: Đối với các hàng hoá như: muối iốt, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, sách vở quần áo học sinh, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón … Thực hiện đồng bộ chính sách chợ giá trợ cước với chính sách trợ giá trợ cước mua và với tiêu thụ hàng hoá cho đồng bào các dân tộc trong vùng + Khuyến khích thành lập các tổ nhóm liên gia, liên trạch để giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng trong nông thôn. + Cho vay vốn với điều kiện ưu đãi từ nguồn tín dụng của ngân hàn phục vụ người nghèo, quỹ xoá đói giảm nghèo các chương trình xoá đói giảm nghèo. - Chính sách phát triển nguồn nhân lực: + Đầu tư kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã, bản, làng, phum, soóc để nâng cao tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và việc sử dụng đúng mục đích các nguồn tín dụng để phát triển kinh tế xã hội các xã đăc biệt khó khăn. + Phát sách giáo khoa, văn phòng phẩm miễn phí cho các học sinh vùng đặc biệt khó khăn. + Các xã thuộc phạm vi chương trình 135 phải chọn những người dân làm kinh tế giỏi, cán bộ có năng lực đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công tác khuyến nông. + Hỗ trợ kinh phí để mở lớp dậy nghề cho con em đồng bào dân tộc để khai thác tiềm năng nguồn lực tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho đồng bào. - Chính sách thuế: + Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên thuế doanh thu và thuế lợi tức: được giảm 50% thuế doanh thu phải nộp trong thời gian 4 năm kể từ tháng có doanh thu đầu tiên đối với những thương nhân có đăng ký kinh doanh; được miễn giảm thuế lợi tức trong thời gian 4 năm kể từ khi có lợi nhuận và được giảm 50% thuế lợi tức trong 7 năm tiếp theo nếu sử dụng lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm thuế lợi tức trong hai năm tiếp theo nữa. 6. Phân công chỉ đạo chương trình 135: - ở cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo cần thường xuyên nắm bắt quyết định của cơ quan thường trực Chương trình và bắt buộc cán bộ ở các huyện, xã báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện Chương trình theo tháng, quý, năm để Ban chỉ đạo Chương trình kịp thời uốn nắn và đưa ra những giải pháp để tạo điều kiện cho chương trình đạt kết quả cao. - Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện phải thường xuyên đi kiểm tra trên điạ bàn Chương trình để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ chương trình. - Ban giám sát xã phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương tham gia đóng góp xây dựng công trình bằng chính sức lao động của mình. Đồng thời Ban chỉ đạo Chương trình phải công khai các nguồn vốn đầu tư cho dân biết, thực hiện kiểm toán định kỳ đối với các công trình. Tạo điều kiện cho các xã để các xã có thể có đủ điều kiện làm chủ đầu tư các công trình của xã. Xã lập ban quản lý chương trình và thực hiện theo kế hoạch đề ra. 7. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp xã. Trong bối cảnh hiện nay, chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã cần được thể chế hoá phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Điều đó đòi hỏi chính quyền các cấp xã đi vào chức năng quản lý hành chính – kinh tế, không can thiệp vào chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời lại phải tăng cường nhiệm vụ quản lý hành chính trên lĩnh vực kinh tế, quản lý văn hoá xã hội, phát triển lành mạnh trong sạch. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội thì nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là kiện toàn bộ máy quản lý hành chính các cấp xã với nội dung sau: + Kiện toàn cơ chế vận hành hành chính. Bộ máy quản lý hành chính cấp xã là một “ hệ thống con”, bao gồm nhiều chức năng. Ngoài ra hiện còn đặt các trạm trường tại xã. có hiện tượng các trạm trường tại xã nhưng không thuộc phạm vi lãnh đạo của xã, xã không quản lý. Trong trường hợp này huyện chỉ quản lý người mà không quản lý tài sản của nhà nước, do vậy huyện có thể cho xã quản lý. + Đối với cơ quan đảng và chính quyền ở xã cần có sự phân định nhiệm vụ rõ dàng gĩưa công tác đảng với công tác chính quyền, thực hiện chế độ kiêm nhiệm. +Đảm bảo quyền làm chủ của dân đồng thời xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đảng, bảo vệ an ninh xã hội. Xã tăng cường kinh phí và cải thiện phương tiện hoạt động cho mặt trận tổ quốc xã. Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đang đòi hỏi đảng, nhà nước ta cần sớm hoàn chỉnh những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ chụ thể của bộ máy chính quyền cấp xã. Nhưng sẽ không thể tăng cường sức mạnh của chính quyền cấp xã nếu không chú trọng đến cán bộ cấp xã, bản. trong thời gian tới nhiệm vụ là phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chung về chính trị, về lãnh đạo, về quản lý hành chính – kinh tế – xã hội cho các bộ xã, bản kiên quyết giảm tỷ lệ các cán bộ chưa đào tạo vào bộ máy quản lý. Đảng nhà nước phải có chế độ điều chỉnh các chính sách chế độ phù hợp với từng vùng. Cụ thể là nên thực hiện chính sách mềm hoá đối với chế độ trợ cấp, phụ cấp cho cán bộ xã ngoài mức trợ cấp cố định của nhà nước ngoài ra cán bộ xã có thể được hưởng thêm khoản phù lao do địa phương chi trả (theo 1 tỷ lệ nhất định) trên cơ sở tính toán khả năng thu chi của từng xã. Nhìn chung bộ máy chính quyền ở cấp xã và đội ngũ cán bộ ở xã là một khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống chính trị nông thôn nói chung và nông thôn vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Củng cố và kiện toàn được đội ngũ cán bộ xã. bản mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lai Châu phát triển nhanh chóng. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lai Châu là một vấn đề bức xúc hiện nay để giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng, đảm bảo công cuộc đổi mới thắng lợi trong phạm vi tòan tỉnh trong mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội thì sẽ không chủ động giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, dân chủ, an ninh chính trị… Trong quá trình thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đã thu được các thành tựu đáng kể, các công trình đã phát huy tốt hiệu quả phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào sinh sống trong các xã đặc biện khó khăn của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình 135 còn nhiều hạn chế hiệu quả đầu tư chưa cao mục tiêu xã có công trình, dân có việc làm và có thu nhập, thực hiện được rất ít. Việc huy động và hình thức tổ chức cho nhân dân tham gia chưa được các xã quan tâm, ngoài ra khi các công trình hoàn thành thì do năng lực và trình độ dân trí đồng bào còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình đầu tư xong không có hiệu quả, không có người quản lý, vận hành. Đặc biệt một số công trình giao thông do kinh phí hạn hẹp nên mới đầu tư chủ yếu ở phần nền, phần công trình thóat nước trên tuyến là tạm, kinh phí duy tu bảo dưỡng không có, do vậy mùa mưa là đường không sử dụng được do sạt lở, mất cống thóat nước…làm ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của công trình. Để thực hiện có hiệu quả hơn chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn Tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, bản luận văn đã đề xuất phương hướng, mục tiêu cùng 7 giải pháp và nhóm giải pháp đồng bộ. Những giải pháp và nhóm giải pháp đề xuất dựa trên việc phân tích về mặt lý luận và nghiên cứu toàn diện các mặt thành công và chưa thành công trong thực tiễn thực hiện chương trình trong những năm qua. Vì vậy các xã đặc biệt khó khăn cần phải tổng kết thực tiễn một cách toàn diện đầy đủ, mặt khác cần tiếp tục tìm tòi thêm những chính sách phù hợp mới có thể tạo ra động lực phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. 2. Kiến nghị. + Do quy mô về đất đai của các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu thường là rất lớn. Do Vậy để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình đặt ra đề nghị chính phủ tăng mức đầu tư hàng năm cho các xã đặc biệt khó khăn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng xã, để chương trình thực hiện có hiệu quả hơn rút ngắt thời gian thực hiện chương trình. + Các chủ dự án và ban quản lý dự án cần điều tra giám sát các nhà thầu để đảm bảo về quy mô, chất lượng công trình cũng như thời gian hoàn thành và cùng nhau tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện. + Cần xúc tiến công tác thẩm định phê duyệt dự án kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn để có cơ sở đầu tư, xác định các công trình thiết thực ưu tiên đầu tư. + Cần tiếp tục nâng cao năng lực quan lý của các bộ các cấp, đặc biệt là đội ngũ các bộ xã. Tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực xuống giúp các xã thực hiện chương trình. + Vùng đặc biệt khó khăn cần được chính phủ, các cấp các ngành quan tâm hơn nữa về đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội an ninh quốc phòng. + Nhân dân trong vùng cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của các chương trình phát triển kinh tế – xã hội để chương trình 135 phát huy hết hiệu quả Tài liệu tham khảo 1. Văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình 135 phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tập I,II – ủy ban dân tộc miền núi. 2. Tạp chí chương trình 135 số 3,5, 8,10,11/2001 – 2002. 3. Niên giám thống kế tỉnh Lai Châu 2001. 4. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình 135 trong 4 năm qua – UBND tỉnh Lai Châu. 5. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình 135 của huyện Điện Biên Đông. 6. Quy họach xây dựng cơ sở hạ tầng 120 xã của tỉnh Lai Châu – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lai Châu. 7. Báo cáo thực hiện chương trình 135 trên tòan quốc năm 2001. ủy ban dân tộc miền núi. 8. Tài liệu trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 trên tòan quốc – ủy ban dân tộc miền núi. Mục lục Trang Phụ lục 1: kết quả thực hiện kế hoạch chương trình 135 bốn năm 1999-2002 tỉnh lai châu Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Đơn vị vốn: Triệu đồng Số TT Tên Huyện Số xã Hạng mục Đơn vị tính khối lượng Số công trình KH giao Thực hiện Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 tổng số Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng số 120 527 41665 40800 72568 56732,6 172653,5 40495,8 16232,4 64963,4 50996,5 I Tuần Giáo 12 45 2821 2800 6081 5384,6 15810,9 2821,8 1519 5496,5 5973,6 Giao thông Km/m/cái 57,2/455/31 17 1605,9 1,442,00 2.610,00 993,4 5.881,50 1.605,90 749 2375,8 1150,8 Thuỷ lợi Ha 0 0 0 0 Nước sinh hoạt Người 4448 7 409,8 588 531 700,9 1.407,10 410,6 191,9 804,6 Trường học M2 7131 21 805,3 770 2.940,0 3.609,30 8.522,30 805,3 770 2928,8 4018,2 II Phong Thổ 25 120 8.464,00 8400 16079 11331,2 39560 8337 2321,3 14747,5 11331,2 Giao thông Km/m/cái 57,3/478/0 17 1586,9 1625 5321 1531 9286,5 1586,9 1187,8 4.980,80 1531 Thuỷ lợi Ha 804 20 1283,4 2905 3.579,0 3999,6 8531,5 1.257,10 3274,8 3999,6 Nước sinh hoạt Người 4279 22 359,2 2684 2.199,0 1281,9 3659,1 338,2 2039,3 1281,9 Trường học M2 13605 61 5234,5 1186 4.980,0 4518,7 15259,6 5.154,80 1133,5 4452,6 4518,7 III Tủa Chùa 10 50 3627 3600 4970 4036,4 14487,5 3.581,70 2630,3 4906,8 3368,7 Giao thông Km/m/cái 40,03/0/0 4 985,9 1440 2463 4453,2 989,5 1.004 2.463 Thuỷ lợi Ha 205 11 1073,8 400 1024 1391,7 3373,5 1054,5 280 1009,4 1029,6 Nước sinh hoạt Người 7639 20 367,5 800 768 1259,2 2729,7 359,8 378,2 723,9 1258,8 Trường học M2 3919,695bộ 15 1199,8 960 715 1385,5 3931,1 1181,5 959,1 710,2 1080,3 số TT Tên Huyện số xã Hạng mục Đơn vị tính khối lượng Số công trình KH giao Thực hiện Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng số Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 IV Sìn Hồ 20 79 8.357,0 8.000,0 11.703,0 9.333,20 32.523,80 7.929,60 4296,3 10825,1 9472,8 Giao thông Km/m/cái 108.4/309/33 17 2.549,0 2.435 5.156 3,283 11.534,60 2/356,80 988,1 4835,5 3354,2 Thuỷ lợi Ha 307 8 1.641,0 1.433 2.359 1.246 5.363,00 1636,9 2282 1444,1 Nước sinh hoạt Người 13.584 19 1.794,0 1.132 897 3,554,50 1635,7 1034 884,8 Trường học m2 11261 35 2.373,0 4.122 3.056 3.907 12.071,7 2300,2 3308,2 2673,6 3789,7 V Mường Lay 14 62 4.282,7 4.000,0 8.825,0 5.706,40 20.016,60 4193,6 775,3 8701,3 6346,4 Giao thông Km/m/ cái 19,6/140/37 5 817,1 800 860 742,3 2737,4 803,3 375,3 816,5 742,5 Thuỷ lợi Ha 16 1600,7 1200 2775 2882,8 7791,5 1527,1 2741,6 3522,8 Nước sinh hoạt Người 27 1044,5 1200 1267 700 2991,7 1043 1248,7 700 Trường học m2 13 820,4 400 3002 1370,2 5563,9 820,2 400 2973,5 1370,2 ĐIên sinh hoạt Km 8.2 1 400 921 11,1 932,1 921 11,1 VI Mường Tè 17 73 6448 6400 12860 11415 21271,3 6155,1 340 8962,5 4714,7 Giao thông Km/m/ cái 127,6/80/0 9 821 405 834 1000 2737,6 821 736,6 1180 Thuỷ lợi Ha 307 22 2015,4 2548 5706 2600 8056,2 1897,2 320,2 3698,8 2140 Nước sinh hoạt Người 7922 14 1111 645 1093 397 1706,7 1009,4 570,3 127 Trường học m2 6527 27 2500,6 2802 5227 2603 7631,8 2427,5 19,8 3956,8 1227,7 Trạm xá m2 98 1 200 40 40 VII Điên Biên 12 52 4038,3 4000 5515 5042,7 18399 4017,8 3282 5272,4 5823,8 Giao thông Km/m/ cái 72,27/165/0 15 2259,3 1299 1109 795 5198,2 2256,8 1054,5 1091,9 795 Thuỷ lợi Ha 69 3 500 637 1476,1 1978,4 0,0 602,4 1376 Nước sinh hoạt Người 1944 2 410,7 395,8 395,8 Trường học m2 11123 32 1368,3 2201 3769 2771,6 10826,6 1365,2 2230,5 3578,1 3652,8 VIII ĐB Đông 10 46 3627 3600 6535 4483,1 14505,4 3423,2 1065,2 6051,7 3956,3 Giao thông Km/m/ cái 112,9/207/26 20 2751,1 2164 2907 1141,6 6985,3 2547,4 810 2631,3 996,6 Thuỷ lợi Ha 248 12 323,6 1090 2266 2465 4676,3 323,5 255,2 1935,4 2162,2 Số Tên Số Hạng mục Đơn Khối Số KH giao Thực hiện TT Huyện xã vị tính lượng công Năm Năm Năm Năm tổng Năm Năm Năm Năm trình 1999 2000 2001 2002 số 1999 2000 2001 2002 Nước sinh hoạt Người 8416 10 552,3 286 60 171,5 924,8 552,3 171,5 Trường học m2 1420 3 992 705 1609 0,0 974  635 P.Khám đa khoa m2 253 1 60 310 310  310 Tổng vốn kế hoạch giao: 178.465 tr.đ Tổng số công trình được đầu t : 527 CT Tổng số vốn thực hiện : 172.652,7 tr.đ Trong đó : Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình 135 Tỉnh Lai Châu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37082.doc
Tài liệu liên quan