LỜI MỞ ĐẦU
-----------------------------------------------------------------------------------
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu( khi ngoại thương phát triển). Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái,… nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy. Trong thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn cũng có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức,… nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những sự thay đổi.
Ở Việt Nam chúng ta, một đất nước còn nặng về nông nghiệp, những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,… đã góp phần làm thay đổi nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. , Nghị quyết 5 của Trung ương khoá IX đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giải pháp nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2001- 2010. Nghị quyết khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường;… Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung (cây, con, sản phẩm, ngành nghề…); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xãhội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ với an ninh- quốc phòng, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc".
Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn (NLN&NT) còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm sút. Mặt khác, so với hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Do vậy, em xin được chọn dề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong quả trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô góp ý . Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
I.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ).
1. Khái niệm đầu tư nước ngoài.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài bổ sung năm 1996 và trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 9/6/2000 (điều 2 khoản 1) của Việt Nam" FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của Luật này".
Theo Luật này, những tài sản và vốn sau đây mới được đưa vào sử dụng nhằm xây dựng những cơ sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện có:
- Các loại thiết bị máy móc, dụng cụ (gồm cả những dụng cụ dùng để thí nghiệm), phương tiện vận tải, vật tư kỹ thuật.
- Quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh, phương pháp công nghệ, bí mật kỹ thuật
- Vốn bằng ngoại tệ để chi lương cho nhân viên và công nhân làm việc ở các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định của Luật này.
Luật này cho thấy không phải bất kỳ sự vận động nào về vốn từ nước ngoài vào Việt Nam cũng đều là đầu tư nước ngoài. Những tài sản và vốn muốn đưa vào Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phân loại hoạt động FDI.
2.1.Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn.
- Vốn hỗn hợp ( vốn trong nước và nước ngoài ).
Hợp đồng hợp tác kinh doanh : Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, thường được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và dịch vụ. Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn. Do vậy loại hình này thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài có ít tiềm lực về vốn.
Doanh nghiệp liên doanh ( công ty liên doanh): Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước chủ nhà ưa chuộng vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư, kinh doanh ở nước chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại. Tuy nhiên loại hình đầu tư này thường được nước chủ nhà áp dụng chủ yếu đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng để đạt được kết quả mong muốn thì việc áp dụng hình thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nước ngoài.
Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần) là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong nước ( cổ đông có thể là các cá nhân hoặc tổ chức ) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại. Tuy đều là doanh nghiệp có vốn hỗn hợp song doanh nghiệp cổ phần FDI có cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động rất khác so với doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn FDI : là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng bởi ngoài việc phải tuân thủ những quy định có tính pháp luật của nước chủ nhà thì bên phía nước ngoài toàn quyền trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp của mình, không mất nhiều thời gian tìm tiếng nói chung với những người cùng tham gia điều hành như hình thức liên doanh.
Một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là :
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao ( building – operate - transfer) BOT.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( building – transfer – operate ) BTO.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( building – transfer ) BT.
2.2. Phân loại theo mục tiêu.
FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư mà có thể chia ra làm đầu tư theo chiều rộng ( chiều ngang – HI ) và đầu tư theo chiều sâu ( chiều dọc – VI ).
HI là hình thức chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó ( công nghệ, kỹ năng quản lý...) và chuyển việc sản xuất sản phẩm này ra nước ngoài.
VI là hình thức mà chủ đầu tư chú ý đến việc khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình hay xuất khẩu sang nước khác.
2.3. Phân loại theo phương thức thực hiện.
FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới ( greenfield ) hoặc sáp nhập và mua lại ( M&A – Merger and Acquisition ).
Đầu tư mới là việc chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, đây là hướng đi truyền thống và thường được chủ đầu tư của các nước phát triển áp dụng ở nước đang phát triển.
Hướng thứ hai là sáp nhập hoặc mua lại các công ty của nước khác thường được tiến hành giữa các nước pt, các NICs và rất phổ biến trong những năm gần đây.
Các nước đang phát triển chủ yếu lựa chọn phương thức đầu tư mới do ở các nước này năng lực sản xuất còn thiếu và yếu. Đầu tư mới sẽ giúp hình thành nên hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới mà nhà nước nhận đầu tư chưa từng có.
3. Vai trò của đầu tư nước ngoài.
3.1.Vai trò đối với nước đi đầu tư.
Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lênin thì ĐTNN là yếu tố sóng còn của CNTB, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhằm :
- Mục đích kinh tế : tìm kiếm lợi nhuận.
Kéo dài chu trình sống của công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện phát triển thì họ có thể mang đi đầu tư ở những nước có trình độ công nghệ thấp hơn kéo dài chu trình sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi nhuận.
Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới.
- Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất rõ rệt là hợp tác và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnh tranh không cần thiết.
3.2. Vai trò đối với nước chủ nhà.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. . Dạng đơn giản nhất của mô hình Harrod – Domar
Ý nghĩa của mô hình này là để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỷ lệ đầu tư trên GDP xác định. Nếu thiếu đầu tư thì không thể đạt được tốc độ tăng trưởng dự định. Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu nhận từ nước ngoài.
- Tạo cơ hội mở rộng thị trường.
Các chính sách giảm thuế xuất nhập khẩu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái tự do đã làm cho hoạt động thương mại ở các nước tham gia vào toàn cầu hoá có điều kiện tăng số lượng và các chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Điều này khiến cho mỗi nước phải khai thác tối đa lợi thế so sánh của nước mình để tận dụng cơ hội cho xuất khẩu, đồng thời tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các nước khác.
Trong quá trình hội nhập, điều dễ nhận thấy nhất là thị trường vốn liên kết chặt chẽ với nhau hơn, nhiều nước đang phát triển hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn với thị trường tài chính toàn cầu.
Việc các nước đang phát triển loại bỏ được kiểm soát dòng vốn qua biên giới, đặc biệt là các dòng vốn chảy vào và dỡ bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịch thông qua tài khoản đã đẩy nhanh hơn tốc độ liên kết kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng có nghĩa là các nước có cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, có điều kiện thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng phát triển châu Á , có điều kiện tiếp nhận công nghệ tiên tiến thông qua các dự án đầu tư. Thông qua FDI, các công ty trong nước có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, tăng quy mô sản xuất cũng như khả năng tiếp cận đến mạng lưới tiếp thị quốc tế.
Tuy nhiên, mức độ khai thác các tiềm năng này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng ở các nước đang phát triển, nhưng nó cũng có thể gây rối loạn cho quá trình phát triển nếu không được quản lý cẩn trọng. Các nguy cơ tiềm ẩn đối với đầu tư nước ngoài có thể là yêu cầu bảo vệ thị trường nội địa (qua đó làm méo mó thị trường); mất khả năng kiểm soát đối với các ngành thuộc sở hữu nước ngoài; chịu ảnh hưởng lớn hơn trước những cú sốc từ bên ngoài.
- Góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ.
Thông qua các doanh nghiệp có vốn FDI, những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực như viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, sẽ được du nhập vào đất nước, tạo sự phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Các doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn sẽ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. - Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngày nay sự giàu có và khả năng cạnh tranh của một quốc gia không còn đơn thuần phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nhân lực. Do vậy, một trong những cách tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế bởi ở đó người lao động có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề và kỹ năng sản xuất. Hơn nữa môi trường cạnh tranh để tìm kiếm việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, người lao động buộc phải tìm tòi, học hỏi và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật...để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước.
Một trong những biện pháp có thể nói là hữu hiệu nhất đối với các quốc gia trong việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc tăng cường thu hút nguồn vốn FDI. Đối với các quốc gia đang phát triển , lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ lại không cao nên thời kỳ đầu thực hiện CNH, những nước này thường đưa ra những chính sách khuyến khích FDI vào các lĩnh vực, ngành nghề sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để tận dụng lao động địa phương. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư khu vực châu Á cũng có xu hướng đầu tư vào những ngành này để khai thác lợi thế so sánh với mục đích tìm kiếm thị trường mới với giá lao động rẻ, lợi nhuận cao.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hiện nay nhìn chung ở các nước đang phát triển, những lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài gồm có du lịch, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại và viễn thông. Điều này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH của các nước, nghĩa là tỷ trọng lao động và GDP của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên và khu vực nông nghiệp giảm xuống.
- Học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại.
Kinh nghiệm quản lý hiện đại được tích luỹ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ vì các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà họ phải học hỏi để nắm vững kỹ năng vận hành, sửa chữa, thực hiện tốt các khâu để đạt hiệu quả cao hoặc thông qua triển khai dự án. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển giao máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu mà còn chuyển giao cả những tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường...Điều này bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý
II. Những vấn đề lý luận chung về ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp.
Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
2. Phân loại.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị thường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
3. Sự cần thiết đầu tư vào nông nghiệp.
Sau 20 năm đổi mới, bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước ta đã có những thay đổi rất to lớn. Quá trình đổi mới đã được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, và cho đến nay, nông nghiệp, nông thôn vẫn là một trong những trọng tâm của đổi mới.
Hơn nữa nông nghiệp lại là một trong những ngành quan trọng, đặc biệt đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ quan trọng trong nền kinh tế. 70% dân số sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG ĐTNN TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP – NÔNG THÔN (NLN - NT) GIAI ĐOẠN 2000 - 2006
I. Khái quát tình hình FDI vào Việt Nam.
Từ năm 1988-1990, FDI được xem như là điểm khởi đầu, môi trường đầu tư còn rất mới mẻ đối với các nhà đầu tư nước ngoài do vậy thời gian này dòng vốn FDI vào Việt Nam còn khiêm tốn. Tổng số vốn đăng ký là 1.709 USD, trong đó vốn thực hiện chiếm tỷ trọng nhỏ (25%). Từ năm 1991-1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng lên cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện. Năm 1995 và 1996 vốn đầu tư đạt lần lượt là 6.607 triệu USD và 8.640 triệu USD, sau đó lại giảm xuống hoặc tăng chậm hơn do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khủng hoảng tài chính khu vực, sự cạnh tranh của Trung Quốc, ASEAN và một số tồn tại của môi trường đầu tư.
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, 2001-2005 (%)
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
Vốn nhà nước
Vốn ngân sách
Vốn tín dụng
Vốn DNNN
Vốn huy động khác
Vốn ngoài quốc doanh
Vốn FDI
100,0
59,8
26,7
16,8
10,6
5,6
22,6
17,6
100,0
56,3
25,0
17,6
7,8
6,0
26,2
17,5
100,0
54,0
24,0
16,9
9,3
3,9
29,7
16,3
100,0
53,6
25,1
16,5
9,1
2,9
30,9
15,5
100,0
51,5
22,7
9,2
15,3
4,3
32,2
16,3
Nguồn: TCTK (2005), số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .
Năm 2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2004. Vốn đăng ký FDI cấp mới và tăng thêm đạt 5,89 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2004 và là mức cao nhất kể từ năm 1997. Có 509 lượt dự án được tăng vốn trong năm, với tổng số vốn tăng thêm là gần 1,83 tỷ USD. Tổng vốn FDI thực hiện đạt khoảng 53 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư xã hội.
Năm 2006, cả nước thu hút được 10,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 45% so với năm 2005, vượt xa mức dự báo của năm 2006 là 6,5 tỉ USD. Theo cục đầu tư nước ngoài vốn các dự án cấp mới đã đạt hơn 7,6 tỉ USD, còn lại là vốn của các dự án đang hoạt động xin tăng vốn.
Mới đây Bộ kế hoạch và đầu tư đã công bố báo cáo ước thực hiện đầu tư nước ngoài năm 2007 và dự báo năm 2008. Theo đó, dự kiến đến hết năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI sẽ đạt con số kỷ lục từ trước đến nay là 13 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra trước đó và tăng 8,3% so với năm 2006.
Về lĩnh vực đầu tư, tính đến hết năm 2005, vốn FDI trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lĩnh vực này có 4.053 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31.040 triệu USD, chiếm 67,5% về số dự án và 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ đứng thứ hai với 1.188 dự án và vốn đăng ký là 16.202 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,5% về số dự án và 32,1% về vốn đăng ký. Cuối cùng là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 789 dự án và 3.774 triệu USD, chiếm 13% số dự án và 7,3% số vốn đăng ký.
Về hình thức đầu tư, từ năm 1988-2005, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất 51,04% về tổng số vốn đăng ký và 74,4% về số dự án. Doanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ lệ 37,6% về số vốn đầu tư đăng ký và 22,4% số dự án; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 8,17% số vốn đầu tư đăng ký, chiếm khoảng 10% số dự án và còn lại là hình thức BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong các hình thức đầu tư.
Về địa bàn đầu tư, Các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong năm 2006 là : Bà Rịa Vũng Tàu 27 dự án với số vốn gần 2.2 tỷ USD. Hết năm 2006 có 148 dự án với tổng vốn đăng ký là 6,2 tỷ USD, vốn thực hiện 3 tỷ USD, chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký. Tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh, Hà Tây, Bình Dương, Quảng Ngãi. Hà Nội đứng thứ 6 với 115 dự án được cấp phép và tổng số vốn đầu tư đạt 541 triệu USD. Đứng thứ bảy là Hải Dương, Đồng Nai, Lào Cai, cuối cùng là Đà Nẵng.
Về đối tác đầu tư ,từ năm 1988 đến hết năm 2006 có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó đối tác lớn nhất của Việt Nam và các quốc gia từ châu Á, chiếm 70,6% về số vốn đăng ký; đối tác lớn thứ hai là các quốc gia từ châu Âu, chiếm 21,7% số vốn đăng ký ; các quốc gia từ châu Mỹ chiếm 6% và còn lại 1,7% là các đối tác khác. Đài Loan đứng thứ nhất với số dự án tính từ năm 1988 là 1547 vốn đầu tư là 8,05 tỷ USD, thứ hai là Singapore 447 dự án với vốn tương đương 8 tỷ USD, Nhật Bản 724 dự án với 7,11 tỷ USD, Hàn Quốc 6 tỷ USD với 1246 dự án, Hồng Kông 375 dự án ứng 4 tỷ USD, quần đảo Virgin – Anh 3 tỷ USD, Pháp 2,19 tỷ, Hoa Kỳ đứng thứ 8 với 307 dự án tương ứng 2,186 tỷ USD, đứng thứ 9 là Hà Lan và thứ 10 là Malaysia.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…đã bắt đầu làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Các rào cản trước đây của các dự án đầu tư nước ngoài như: tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đã được dỡ bỏ. Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tư đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các DN, loại hình DN được mở rộng, đa dạng, dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Việc tăng cường phân cấp đã giúp các địa phương chủ động trong vận động, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Thời gian cấp giấy chứng nhận được rút ngắn; quy trình thủ tục cũng như quản lý DN đơn giản, dễ dàng hơn trước đây, phát huy được tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của DN.
Khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát triển của Việt Nam và thực sự trở thành bộ phận cấu thành khăng khít của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,9% GDP, có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 57,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, và nộp ngân sách chiếm khoảng 12% tổng thu ngân sách của cả nước.
Tính chung trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 12,9 tỷ USD, vượt 7,5% mục tiêu dự kiến. Vốn FDI đăng ký bổ sung đạt 6,85 tỷ USD. Tuy nhiên, con số 19,7 tỷ USD của cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong giai đoạn 2001-2005 mới chỉ bằng 77,5% tổng vốn cấp mới trong giai đoạn 1996-2000. Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2001-2005 đạt 14 tỷ USD, vượt 37% so với mục tiêu dự kiến và tăng 4,5% so với giai đoạn 1996-2000.
II. Thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực nông lâm nghiệp – nông thôn (NLN – NT) giai đoạn 2000- 2006.
Qui mô và tốc độ tăng VĐT FDI vào lĩnh vực NLN – NT.
Theo Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư, qui mô vốn FDI vào lĩnh vực NLN – NT từ năm 1988 đến hết năm 2006 ( chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) là 3,873,835,578 USD chiếm 10.92 % so với tổng vốn đầu tư trực tiếp vào nước ngoài vào Việt Nam, vốn thực hiện là 1,921,406,176 USD tương ứng với 832 dự án. Trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 717 dự án với vốn thực hiện là 1.755 tỷ USD, thủy sản chiếm 115 dự án với khoảng 165.85 triệu USD. Lượng FDI trong nông nghiệp còn rất nhỏ và có xu hướng tăng lên mạnh sau đổi mới nhưng lại giảm mạnh trong hơn 10 năm gần đây. Năm 1995, lượng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 650 triệu USD tuy nhiên trong mấy năm gần đây lượng vốn FDI đăng ký hàng năm chỉ đạt khoảng 100 triệu USD.
Tỷ trọng GDP trong ngành nông nghiệp chiếm 10,6% số dự án ( qua cơ cấu đầu tư giữa các ngành ) và chỉ chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư trong đó ngành công nghiệp nặng chiếm tới 45,5% vốn đầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 32,7%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2,46% tương đương với 107 triệu USD trên tổng sô 4,3 tỷ USD vốn FDI của cả nước. Vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp nông thôn là 1,9 tỷ (chiếm 6,3%).
Cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp.
Cơ cấu vốn FDI vào các ngành NLN, tính đến hết năm 2006, tỷ trọng đầu tư FDI trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6,65% trong số những dự án còn có hiệu lực. Cơ cấu phân theo ngành là: trồng trọt 8,2%; chế biến nông sản thực phẩm 49,2%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản 22,6%; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản 8,4%. Đáng buồn hơn là những chỉ số về FDI trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm (chỉ thu hút được 11/196 dự án trong tháng 3/2007). Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN &PTNT, những năm đầu của thập kỷ 90, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho nông lâm nghiệp Việt Nam chủ yếu là các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản. Nhưng kể từ năm 1995 đến nay, nguồn vốn này được thu hút khá đồng đều vào các dự án trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất mía đường, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy. Các dự án tập trung ở các vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy.
Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các dự án thu hồi vốn nhanh như sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm 76%, chế biến nông lâm sản chiếm 24% thay vì triển khai các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng chế biến các loại rau, quả xuất khẩu bằng công nghệ kỹ thuật cao; Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp; Nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên…
ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm sút kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiện hồi phục do điều kiện đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn.
Cơ cấu vốn FDI theo vùng lãnh thổ, Bên cạnh tỉ lệ vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây, phân bổ nguồn vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa phương. Mặc dù, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10,6% tổng số các dự án FDI vào Việt Nam song việc phân bổ FDI chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Nguồn vốn ĐTNN chủ yếu tập trung vào ĐBSCL với 13% vốn đầu tư và Đông Nam Bộ với 54%, các tỉnh miền Trung. Các vùng miền núi phía Bắc và ngay cả ĐBSH chiếm tỷ trọng thấp chỉ tương ứng 4% và 5%, và Tây Nguyên.
Từ năm 2003 đã mở rộng ra nhiều tỉnh ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Lĩnh vực hoạt động của các dự án cũng phong phú hơn các năm trước. Trong nông nghiệp phổ biến nhất vẫn là chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến thức ăn chăn nuôi (Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương), trồng và chế biến cao su (Tây Ninh; Bình Dương) trồng và chế biến chè (Lâm Đồng), trồng rau sạch, hạt rau giống, (Tây Ninh, Lâm Đồng), trồng nấm linh chi xuất khẩu (Cao Bằng), trồng cây ăn quả chất lượng cao (Hà Tây; Tây Ninh) sản xuất, kinh doanh lúa giống, ngô giống lai (Hà Nội), trồng hoa phong lan (Tp. Hồ Chí Minh)... Trong lâm nghiệp chủ yếu đầu tư vào trồng rừng và chế biến lâm sản xuất khẩu.
Hình 1: Phân bổ vốn đầu tư nước ngoài theo địa phương.
Nguồn : MARD.
Cơ cấu vốn FDI nông nghiệp phân theo đối tác đầu tư, Đối tác nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn thiếu tính đa dạng. Hiện có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó các đối tác đầu tư lớn nhất là Đài Loan, quốc đảo Virgin, Anh, Thái Lan, Pháp... Các quốc gia đầu tư vào trong khu vực nông nghiệp nhưng chủ yếu là các quốc gia Châu á, các nước lớn đầu tư vào Việt Nam còn rất hạn chế. Trong các nước đầu tư vào Việt Nam, đứng đầu là Đài Loan với 27% tổng vốn FDI trong nông nghiệp, tiếp theo là Thái Lan (13%), Anh (11%), Pháp (8% )và Singapore (5%)...Lượng vốn đăng ký của Mỹ mới chỉ đạt 232 triệu USD, Đức là 17 triệu USD, Hà Lan 105 triệu USD, Nhật là 121 triệu USD. Việc đầu tư vào nông nghiệp là một lĩnh vực không dễ tuy nhiên với lượng đầu tư nước ngoài còn rất khiêm tốn cho thấy cần có những điều chỉnh có thể tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa thu hút hơn lượng đầu tư nước ngoài trong khu vực nông nghiệp bên cạnh sự thu hút đầu tư trong nước.
Hình 2 : FDI trong nông nghiệp theo đối tác (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nguồn : MARD.
Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư , Hiện nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Trong đó, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tới 77,4%, liên doanh chiếm 22,1% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,5% tổng vốn đầu tư.
III. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lính vực NLN – NT.
Những kết quả đạt được ( những thành tựu ).
1.1. Đầu tư bổ sung nguồn vốn cho đầu tư lĩnh vực này, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Trong những năm kể từ sau “Đổi mới”, FDI vào Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc tạo vốn đầu tư xã hội, góp phần không nhỏ vào các hoạt động kinh tế của cả nước. Trong suốt một thập kỷ qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2003, khu vực FDI đóng góp 14% GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,4% của khu vực này năm 1994. Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất.
Theo báo cáo của Nhóm cố vấn Hợp tác Quốc tế ( ISG – Bộ Nông nghiệp và PTNT), hàng năm, khu vực nông nghiệp nông thôn thu hút khoảng 50 dự án với giá trị khoảng 200 triệu USD. Phần lớn các dự án FDI trong nông nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, phân bố gần các vùng nguyên liệu. Những doanh nghiệp này đóng góp trên 17 triệu USD cho ngân sách và trên 500 triệu USD trong kim ngạch xuất khẩu...
Hình 3: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và so với GDP.
Nguồn: Nguyễn Thị Tuệ Anh et al, 2005.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hiện nay, một trong những ngành làm ăn khá tốt của các dự án đầu tư là sản xuất thức ăn gia súc. Ước tính năm 1995, cả nước sản xuất 632.000 tấn thức ăn gia súc, trong đó số doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 42,7% thì đến nay các doanh nghiệp thức ăn gia súc có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trên 70% trong sản lượng của cả nước là 3 triệu tấn.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp – nông thôn.
Bảng 2 : Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, 2001-2005 (%)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
GDP
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nông - lâm – thủy sản
Công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp chế bi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3478.doc