MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN
Danh mục các chữ viết tắt:
TWĐ: Trung ương Đoàn.
BCH: Ban chấp hành
BTV: Ban thường vụ
TNCS: Thanh niên cộng sản
TNXP: Thanh niên xung phong
TT: trung tâm
GD – SK – MT: giáo dục - sức khoẻ - môi trýờng.
PT: phát triển
TT PT KH - CN TN: trung tâm phát triển khoa học - công nghệ thanh niên
TC TN: tạp chí thanh niên
TTN: thanh thiếu niên
TT THTN: trung tâm truyền hình thanh niên
NXB TN: nhà xuất bản
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - Xã hội cho các dự án ở Trung ương Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh niên
HLHTN: hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
TT TM &DL TNVN: Trung tâm thương mại & du lịch thanh niên Việt Nam
C.ty SX XNK TNVN: Công ty sản xuất & xuất nhập khẩu thanh niên Việt Nam
C.ty PT KH – KT TNVN: Công ty phát triển khoa học - kỹ thuật thanh niên Việt Nam
C.Ty ĐT & TM: Công ty đầu tư & thương mại.
ĐT: đầu tư
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Biểu chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) 12
giai đoạn năm 2001-2006 (triệu đồng) 12
Bảng 2: Bảng cơ cấu đầu tư theo các ban: (đơn vị %) 13
Bảng 3: Bảng đánh giá thực hiện chi Ngân sách Nhà nước 13
năm 2001-2006 (so sánh %) 13
Bảng 4: Tổng vốn ĐT – phân theo hạng mục – phân theo nguồn: 16
Bảng 5: bảng hiệu quả kinh tế của dự án làng TNLN biên giới Ia Amơr - huyện Chư Prông - tỉnh Gia Lai. 29
Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất của toàn bộ các dự án làng TNLN do ban TNXP thực hiện 31
Bảng 7: Tổng hợp kết quả thu hút lao động và giải quyết việc làm: 32
Bảng 8: Kết quả đạt được của dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ xoá đói giảm nghèo của trung tâm hỗ trợ thanh niên giai đoạn 2001 - 2006 36
Bảng 9: Kết quả đạt được của dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thông qua xây dựng mô hình thanh niên xoá đói giảm nghèo: 38
Bảng 10: Kết quả thực hiện cho vay giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2006 39
Bảng 11: Kết quả hoạt động 6 năm 2001 – 2006 của ban 41
thanh niên công nhân – đô thị. 41
Lời mở đầu
Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, đại diện cho thanh niên Việt Nam. Trung ương Đoàn tổ chức các hoạt động cho thanh niên, nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về tư tưởng, chính trị. Trung ương Đoàn cũng là cánh tay đắc lực của Đảng cộng sản Việt Nam, là tổ chức tập trung những thanh niên ưu tú mong muốn được tham gia, đứng vào hàng ngũ của Đảng, tích cực tham gia xây dựng nhà nước Việt Nam giàu mạnh. Xác định được vị trí quan trọng của mình. Bằng các chương trình dự án của mình,Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phát huy tích cực vai trò mà Đảng và Nhà nýớc tin tưởng giao phó.
Là thanh niên cùng với điều kiện em được thực tập, được nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình hoạt động, đầu tư cho các dự án của Trung ương Đoàn. Em quyết định chọn đề tài “thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho các dự án ở Trung ương Đoàn”.
Em xin chân thành cám ơn các anh chị trong ban Thanh niên xung phong – Trung ương Đoàn đã hướng dẫn em làm chuyên đề này. Em xin chân thành cám õn cô giáo hướng dẫn Trần Mai Hương đã tận tình hướng dẫn em. Em xin chân thành cám ơn.
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TWĐ:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TWĐ:
1. Quá trình hình thành và phát triển của TW Đoàn:
Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên nước ta là lịch sử của đội quân xung kích luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng; chiến đấu, hy sinh oanh liệt; lao động sáng tạo, kiên cường, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó.
Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân...
Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập”. Nguyễn ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v... và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giời lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, Nguyễn ái Quốc sáng lập ra “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp. Thành viên của nhóm hầu hết là thanh niên công nhân, binh lính (thực dân Pháp đã bắt hơn 10 vạn thanh niên nông dân, công nhân sang phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Pháp) và sinh viên... Năm 1921, tại Paris, Nguyễn ái Quốc cùng một số đồng chí của Người lại sáng lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức này đưa chủ nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa. Thành viên trong tổ chức “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” cũng bao gồm tuyệt đại bộ phận là thanh niên giống như “Nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Pháp”. Điều này về sau được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định khi nhắc lại quá trình hình thành của Hội: ... “Hơn 40 năm trước đây, một nhóm thanh niên yêu nước, người các thuộc địa Pháp, trong đó có thanh niên Việt Nam và thanh niên Ghinê, đã cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, để giành tự do, độc lập cho đất nước mình...”. Đây chính là loại hình Quốc tế thanh niên thuộc địa theo quan điểm của Lênin mà Nguyễn ái Quốc bước đầu bắt tay thực hiện
Như vậy là đến tháng 3 năm 1931, sau một quá tình chuẩn bị lâu dài, gian khổ từ năm 1925 đến 1930 được sự tổ chức lãnh đạo của hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí và của Đảng Cộng sản Đông Dương; từ trong các phong trào đấu tranh yêu nước rộng lớn của thanh niên và nhân dân theo con đường của cách mạng vô sản; được sự trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức, lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, tổ chức thanh niên cơ sở ở nước ta “từ bước đầu hiếm hoi” với một nhóm nhỏ đoàn viên do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chăm sóc, dìu dắt, chỉ sau một thời gian ngắn 5 năm đã phát triển nhanh chóng và lớn mạnh vượt bậc.
Vào mùa xuân năm 1931 ở thời điểm từ ngày 20 đến 26-3-1931, khi tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, trong đó Trung ương dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên đã đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như các cấp Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của Đoàn, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931 số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2500 đồng chí, chứng tỏ tác động tích cực của những quyết định quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3 - 1931). Biết bao đoàn viên và thanh niên đã chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Đoàn. Qua những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên và sự nghiệp lớn mạnh của Đoàn trong cao trào đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 - 1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương được Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.
Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự vận động khách quan phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng nước ta đồng thời phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu, Người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn từ những ngày đầu trứng nước. Được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba họp từ ngày 22 đến 25-3-1961 đã quyết định lấy ngày 26-3-1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Ngày 26-3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh...
Sơ đồ thể hiện các mốc lịch sử của TWĐ:
Năm 1917 Năm 1921 Năm 1931 Năm 1948 Năm 1955 Năm 1970 Năm 1976.
Năm 1917: Nguyễn Ái Quốc thành lập nhóm những người Việt Nam yêu nước.
Năm 1921: Năm 1921, tại Paris, Nguyễn ái Quốc cùng một số đồng chí của Người lại sáng lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”
Năm 1931:Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
Năm 1948: Thành lập Đoàn thanh niên cứu quốc
Năm 1955: Đổi tên thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam
Năm 1970: Đổi tên thành Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh
Năm 1976: Chính thức đổi tên thành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Quá khứ hào hùng của các thế hệ đi trước là truyền thống tốt đẹp hướng dẫn các thế hệ trẻ ngày nay đoàn kết phấn đấu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi vào tương lai, sánh vai các cường quốc năm châu như mong muốn thiết tha của Bác Hồ kính yêu.
2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của TW Đoàn:
2.1. Nguyên tắc và chức năng hoạt động:
Cơ quan TW Đoàn là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cấp Trung ương, hoạt động theo những nguyên tắc của điều lệ Đoàn và tuân theo pháp luật của Nhà nước. Cơ quan TW Đoàn có chức năng :
Nghiên cứu tham mưu cho ban chấp hành, ban Thường vụ TW Đoàn trong việc hoạch định các chủ trương, kế hoạch, chương trình công tác của Đoàn.
Hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các Nghị quyết chủ trương, chương trình công tác của Đoàn.
Tổng hợp phân tích đành giá tình hình hoạt dộng của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; đề xuất kiến nghị với ban thường vụ, ban chấp hành về việc thực hiện đườn lối, chính sách nhiệm vụ của Đảng, Nnhà nước trong hệ thống tổ chức của Đoàn và trong cơ quan.
2.2. Nhiệm vụ của cơ quan TW Đoàn:
Nghiên cứu, đề xuất với ban thường vụ, ban chấp hành TW Đoàn về: các chủ trương công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong từng giai đoạn, tổng kết hướng dẫn tổ chức thực hiện các nghị quyết chỉ thị, chương trình, dự án… của BCH, BTV TW Đoàn; Công tác đối ngoại và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại của Đoàn, Hội, Đội.
Tập hợp, đề xuất với ban chấp hành, ban thường vụ TW Đoàn để kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Đội, Hội thanh niên. Giúp ban thường vụ TW Đoàn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, chương trình phối hợp hoạt động giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với các bộ ngành.
Tổ chức thực hiện mối quan hệ làm việc với Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành đoàn thể, tổ chức xã hội và các địa phương để tiến hành công tác thanh thiếu nhi.
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo cán bộ đoàn, hội, đội; triển khai nghiên cứu và nghiệm thu các đề tài cấp nghành, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước có liên quan đến công tác Đoàn và chính sách đối với thế hệ trẻ, giúp đỡ công tác đầo tạo cán bộ cho tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp.
Tổ chức, quản lý các cơ quan báo chí, xuất bản trực thuộc TW Đoàn, đảm bảo báo chí xuất bản của Đoàn, Hội, Đội là công cụ tuyên truyền giáo dục của Đoàn, là diễn đàn của tuổi trẻ và góp phần tích cực tổ chức phong trào thanh thiếu niên.
Xây dựng quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo điều kiện hoạt động của BCH, BTV TW Đoàn, quản lý tổ chức, biên chế ngân sách, tài sản và công tác khen thưởng thi đua của Đoàn theo quy định của Nhà nước và điều lệ của ĐTNCS Hồ Chí Minh.
Tổ chức và quản lý các đơn vị kinh tế, các đơn vị sự nghiệp ở TW Đoàn nhằm phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và bổ sung nguồn kinh phí cho các hoạt động của Đoàn.
2.3.Tổ chức bộ máy của cơ quan TW Đoàn gồm có:
Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan TWĐ thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức của TWĐ:
Ban bí thư TWĐ
Các ban đơn vị khối phong trào:
- Ban phong trào TN
- Ban TN trường học
- Ban mặt trận TN
- Ban TNXP & lao động trẻ
- Ban công tác thiếu nhi
- Ban tư tưởng – văn hoá
- Ban tổ chức
- Ban kiểm tra
- TT giáo dục DS – SK – MT
- TT PT hợp tác quốc tế TN
Các đơn vị trức năng:
- Vụ kế hoạch & tài chính
- Vụ tổ chức cán bộ
- Vụ kinh tế
- Văn phòng
Các đơn vị sự nghiệp:
Các doanh nghiêp:
- TT Du lịch TNVN
- TT TM&DL TNVN
- C.ty SX XNK TNVN
- C.ty XNK tổng hợp TN
- C.ty PT KT-KT TNVN
- C.ty ĐT & TM Vạn Xuân
- Xí nghiệp in trẻ.
Ban thường vụ
Ban chấp hành TWĐ
Nghiên cứu & đào tạo:
- Học viện thanh thiếu niên
- TT PT KH & CN TN
Báo chí xuất bản:
- Báo tiền phong
- Báo thiếu niên tiền phong & báo hoa học trò
- Báo TN
- Báo nhi đồng & TC thời trang trẻ
- TCTN,TC tuổi xanh
- Ban phát thanh TTN
- TT THTN
- NXB TN
- NXB Kim Đồng
Các đơn vị sự nghiệp khác:
- TT VHGD tổng hợp TN
- TT dạy nghề & dịch vụ việc làm TN
- TT dạy nghề & dịch vụ việc làm TN Sông Hồng
- TT dạy nghề & dịch vụ việc làm TN thuộc TW HLHTN VN
- TT công nghệ nhân giống cây ăn quả
- TT hoạt động TTN các tỉnh phía Nam
- Ban quản lý công trình
3. Đặc điểm đặc trưng của TWĐ:
TWĐ là tổ chức đoàn thể đại diện cho thanh niên, là tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi của thanh niên. là tổ chức tập hợp tầng lớp thanh niên ưu tú, hăng hái nhiệt tình, trung thành với lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, trung thành với đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mọi hoạt động của TWĐ đều hướng tới mục tiêu: nâng cao đời sống của thanh niên (mục tiêu kinh tế) từ đó thu hút tập hợp thanh niên trung thành với tổ chức (mục tiêu chin chính trị - xã hội). Do đó đặc trưng cơ bản của TWĐ đó là: TWĐ là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của TWĐ đó là mục tiêu chính trị.
II.TÌNH HÌNH THAM GIA VÀO DỰ ÁN CỦA TWĐ:
1. Xu hướng đầu tư của TWĐ (quy mô và số lượng dự án tham gia):
Đầu tư nói chung là sự bỏ ra, sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ: lợi ích trực tiếp cho người đầu tư là lợi nhuận còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng của cải cho nền kinh tế, đóng góp ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Với cá nhân, đầu tư là điều kiện kiên quyết có phát triển sản xuất kinh doanh. Với xã hội đầu tư quyết định sự phát triển của sản xuất xã hội, chìa khoá cho sự tăng trưởng.
Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức. Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại. Và mục tiêu trước mắt là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
Kết quả của dự án, các kết quả cụ thể có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Kết quả của dự án được coi là các cái mốc đánh dấu tiến độ của dự án.
Tìm hiểu các dự án TWĐ thực hiện, do TWĐ là tổ chức của thanh niên, đại diện cho thanh niên cả nước. Nên các hoạt động đầu tư của TWĐ chủ yếu mang ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội. Vì thế các dự án đầu tư cho thanh niên chủ yếu là dự án mang tính hiệu quả kinh tế - xã hội.
TWĐ tham gia vào hoạt động đầu tư theo hai xu hướng chính là: đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia, và đầu tư theo chương trình đầu mối (chương trình dự án)
1.1.Chương trình mục tiêu, chương trình đầu mối:
1.1.1. Khái niệm:
Chương trình mục tiêu quốc gia được hiểu là chương trình thực hiện các mục tiêu quan trọng tầm cỡ quốc gia, mang ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đầu mối được hiểu là chương trình quan trọng tập trung vào một mục tiêu đầu mối cụ thể.
1.1.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa chương trình và dự án:
Kế hoạch 5 năm
Chương trình dài hạn và trung hạn
Kế hoạch hàng năm
Chương trình trung hạn và ngắn hạn
Dự án
Chiến lược
phát triển
Quy hoạch ngành, vùng
(1) (2)
(3)
(5) (6)
(4) (7)
(8)
(9) (10)
(11) (12)
Giải thích mối quan hệ:
- (1), (2), (3): từ chiến lược phát triển của một quốc gia chính phủ sẽ xây dựng (1) chương trình dài hạn và trung hạn; (2) quy hoạch ngành, vùng; (3) kế hoạch 5 năm.
- (4): từ kế hoạch 5 năm sẽ xây dựng nên chương trình trung và ngắn hạn.
- (5), (6): từ quy hoạch ngành, vùng sẽ xây dựng nên (5) kế hoạch 5 năm; (6) chương trình trung và ngắn hạn.
- (7), (8), (10): Từ kế hoạch 5 năm; chương trình trung và ngắn hạn; dự án các tỉnh địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm để phân bổ lại nguồn lực cần thiết cho từng dự án, từng thời kỳ.
- (9), (11), (12): Từ chương trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và tư quy hoạch ngành vùng các địa phương cần xây dựng các dự án cụ thể để triển khai các chương trình mục tiêu đề ra.
Nhìn vào sơ đồ quan hệ trên ta thấy Dự án được hình thành từ các chương trình mục tiêu để hiện thực hoá các mục tiêu đề ra. TWĐ là cơ quan thanh niên, đã tận dụng các chương trình quốc gia để xây dựng nên các dự án cho thanh niên nhằm mục đích: tận dụng nguồn vốn của các chương trình làm nguồn vốn đầu tư cho các dự án cho thanh niên (giải quyết vấn đề vốn đầu tư), tạo công ăn việc làm cho thanh niên (giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho thanh niên), gián tiếp tạo thu nhâp nâng cao và ổn định đời sống cho thanh niên (giải quyết được vấn để đời sống cho thanh niên). TWĐ là cơ quan thực hiện dự án theo mối quan hệ (11): TWĐ dựa vào các chương trình mục tiêu dài hạn và trung hạn, lập dự án đầu tư, xin vốn thực hiện đầu tư.
Các dự án TWĐ thực hiện chủ yếu dựa trên chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình quốc gia về việc làm. Xu hướng đầu tư chủ yếu tập chung vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nângc ao nhận thức cho thanh niên vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn, nâng cao nhận thức cho thanh niên…
1.2. Hình thức đầu tư:
Hình thức chủ yếu là dựa trên cơ sở các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các chương trình đầu mối, đứng ra xây dựng các dự án phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia. Tức là, trên cơ sở đã có các chương trình mục tiêu của các bộ ngành, TWĐ giao cho các ban thanh niên xây dựng một dự án của riêng mình cho các thanh niên tham gia. Như vậy chương trình mục tiêu quốc gia vẫn thực hiện được mà lực lượng thanh niên ở các địa phương lại có thể sử dụng tham gia các chương trình đó, xây dựng mô hình kinh tế sản xuất đạt hiệu quả cao. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của địa phương TWĐ mà đại diện là các ban trực thuộc có thể xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp.
TWĐ có ba hướng đầu tư chính thông qua bốn ban trực tiếp thực hiện: (1) ban Thanh niên xung phong - TW Đoàn phải tiến hành đầu tư nhiều hạng mục công trình, đầu tư một cách tổng thể toàn diện: đầu tư về cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản…( các hạng mục gồm hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, các trạm bơm nước…), (dự án làng thanh niên lạp nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh, dự án đảo Cồn Cỏ…); (2) ban Thanh niên công nhân chủ yếu thực hiện các dự án về dạy nghề và giải quyết việc làm (dự án xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên…); (3) ban Thanh niên nông thôn triển khai các dư án tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn vùng miền núi khó khăn (dự án tạo việc làm cho thanh niên); (4) Trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn triển khai dự án hỗ trợ vốn vay cho thanh niên nghèo để sản xuất kinh doanh (dự án đào tạo cán bộ xoá đói giảm nghèo, dự án tập huấn mô hình xoá đói giảm nghèo, dự án cho vay vốn xoá đói giảm nghèo….)
Thực tế 20 năm xây dựng và trưởng thành, ban TWĐ đã tham mưu đề xuất nhiều chương trình, dự án, mô hình thanh niên tham gia phát triển KT-XH như: Đoàn thanh niên tham gia chương trình quốc gia giải quyêt việc làm (120) với hàng ngàn dự án nhỏ (năm 2001 bàn giao cho banThanh niên nông nhân), chương trình 327 (phủ xanh đất chống đồi núi trọc) và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773 ( khai thác mặt nước bãi bồi ven biển) sau này là chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, chương trình xoa đói giảm nghèo…Đặc biệt trong 5 năm gần đây, TWĐ đã có nhiều sáng kiến đề xuất và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức lực lượng thanh niên tham gia xây dựng kinh tế, tham gia tích cực trong các phong trào thanh niên .... góp phần xứng đáng vào thành tích chung của phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới như: Đề xuất xây dựng, chỉ đạo thực hiện dự án thí điểm xây dựng 4 làng thanh niên lập nghiệp và các khu kinh tế thanh niên, dự án nuôi trồng phát triển thuỷ sản; tham mưu chỉ đạo xây dựng đảo thanh niên Bạch Long Vĩ và đảo thanh niên Cồn Cỏ; đầu những năm 2000 ban đã tham mưu và chỉ đạo thực hiện dự án thí điểm “ xây dựng 395 cầu nông thôn mới thay thế cầu khỉ ở 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long “; thi công xây dựng các cung đường TNXP thuộc dự án đường Hồ Chí Minh lịch sử; tham gia giai đoạn đầu xây dựng một số điểm tái định cư tại Tân Lập, Sơn La…
2. Vốn và nguồn vốn đầu tư của TWĐ:
Dựa vào tình hình thực tế ta dễ dàng nhận thấy các dự án cho thanh niên không hẫp dẫn các nhà đầu tư tư nhân hay các nhà đầu tư nước ngoài vì mục tiêu đầu tư của họ là lợi nhuận, là mục tiêu kinh tế, trong khi các dự án cho thanh niên phần lớn là mục tiêu xã hội.
Nhà nước vì mục tiêu xã hội, vì mục tiêu phát triển công bằng giữa các vùng và địa phương thực hiện hoạt động đầu tư. Với đặc thù nhiệm vụ xã hội của TWĐ là thông qua thực hiện các chương trình dự án kinh tế, xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục, rèn luyện, đào tạo thanh niên, góp phần xoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Như vậy, hình thức tổ chức đơn vị thanh niên làm kinh tế chỉ là phương tiện để Đoàn thanh niên thực hiện chức năng nhiệm vụ xã hội của mình, thông qua hiệu quả kinh tế để đạt được hiệu quả xã hội đó là tập trung lực lượng thanh niên theo tổ chức Đoàn theo lý tưởng của Đảng và Nhà nước. Tính chất xã hội đặc thù của các dự án thanh niêm còn được thể hiện ở đối tượng đầu vào của thanh niên. Đó là những thanh niên học sinh thôi học, thanh niên nông nhàn,bộ đội xuất nhũ và cả một số thanh niên mắc tệ nạn xã hội. Tất cả các đối tượng trên đều chưa có việc làm, chưa có tay nghề, có tinh thần tự nguyện cần được làm việc và cống hiến.
Do đó, nguồn vốn chủ yếu cho các dự án của TWĐ là vốn ngân sách nhà nước (NSNN), để giải quyết vấn đề xã hội vì mục tiêu xã hội là chủ yếu. Nguồn vốn cho dự án của ban chủ yếu được chuyển từ vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn từ các chương trình đầu mối ( vì dự án của ban TWĐ được xây dựng trên cở sở các chương trình mục tiêu quốc gia kết hợp với từng điều kiện cụ thể của từng địa phương).
TWĐ được giao quản lý và sử dụng vốn này để đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các dự án giao cho tỉnh đoàn cơ sở) hoặc tiến hành cho vay ưu đãi đối với các đối tượng là thanh niên với lãi suất thấp, thời gian vay dài. Vốn TWĐ tập trung ở vụ tài chính – TWĐ quản lý. Vào đầu năm các tỉnh Đoàn cơ sở lập kế hoạch vốn trình TWĐ, sau đó TWĐ dựa trên tình hình thực tế của dự án (nhu cầu vốn, tiến độ…) và điều kiện về nguồn vốn của mình để ra quyết định điều chỉnh lại kế hoạch vốn giao cho tỉnh Đoàn cơ sở. Trên cơ sở vốn được duyệt hàng năm tỉnh Đoàn cơ sở sẽ đầu tư cho các dự án ở địa phương mình quản lý.
Bảng 1: Biểu chi Ngân sách Nhà nước (NSNN)
giai đoạn năm 2001-2006 (triệu đồng)
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn ĐT ban thanh niên xung phong
19770 (1)
26580 (2)
37824
48000
56490
99137
Vốn ĐT ban thanh niên công nhân và đô thị
11990
21500
21300
22600
22600
24300
Vốn ĐT ban thanh niên nông thôn
27314
31314
35314
39314
43314
47314
Vốn ĐT trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn
105700
115800
126000
135900
146000
156100
Tổng
164774
195194
220438
245814
268404
326851
(Nguồn từ báo cáo tổng kết của vụ tài chính – TWĐ)
(Số liệu có tính chất cộng dồn từ năm này sang năm khác)
Từ bảng 1 ta thấy: Vốn đầu tư cho thanh niên do trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn luôn chiếm tỷ trọng lớn (gần 50% tổng vốn đầu tư của toàn TWĐ). Mà các dự án đầu tư do trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn chủ yếu là các dự án xoá đói giảm nghèo cho thanh niên nông thông miền núi, vùng khó khăn, đây là vùng chiến lược về chính trị. Bởi vì thanh niên miền núi là nơi có đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, tư tưởng chính trị không vững vàng rất dễ bị các thế lực thù địch chống phá cách mạng lợi dụng. Đảng và Nhà nước ta đã giao cho Đoàn thanh niên là tổ chức xã hội phải xây dựng được một mạng lưới cán bộ thanh niên ở địa phương vùng đồng bào dân tộc khó khăn làm nhiệm vụ tuyên truyền cho mọi người có hiểu biết đúng đắn về Đoàn, Đảng. Để thực hiện được nhiệm vụ này, TWĐ phải thông qua mục tiêu kinh tế là xoá đói giảm nghèo cho nhân dân mà lực lượng nòng cốt là thanh niên nông thôn, thực hiện mục tiêu chính trị lâu dài là tập trung thanh niên theo tổ chức Đoàn. Xác định được mục tiêu cụ thể TWĐ tập trung vốn đầu tư giao trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn quản lý và thực hiện.
Bảng 2: Bảng cơ cấu đầu tư theo các ban: (đơn vị %)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn ĐT ban thanh niên xung phong
12
13,6
17
19,5
21
30,3
Vốn ĐT ban thanh niên công nhân và đô thị
7,3
11
9,7
9,2
8,4
7,4
Vốn ĐT ban thanh niên nông thôn
16,6
16
16
16
16
14,4
Vốn ĐT trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn
64,1
59,4
57,3
55,3
54,6
47,9
Nhìn vào bảng 2 ta thấy: trong tổng vốn đầu tư của TWĐ vốn đầu tư do trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn quản lý và triển khai thực hiện chiếm hơn 50%, chứng tỏ xu hướng đầu tư của TWĐ tập trung vào thanh niên vùng nông thôn với các dự án hỗ trợ vốn xoá giảm nghèo, tạo việc làm cho thanh niên.
Bảng 3: Bảng đánh giá thực hiện chi Ngân sách Nhà nước
năm 2001-2006 (so sánh %)
Năm
2002 - 2001
2003 - 2002
2004 - 2003
2005 - 2004
2006 - 2005
Ban thanh niên xung phong
34,45 (3)
42,3
27
17,7
75
Ban thanh niên công nhân
79
-0,93
6,1
0
7,5
Ban thanh niên nông thôn
15
13
11
10
9
Trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn
9,5
8,8
7,8
7,4
7
(Nguồn từ kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước của TWĐ – TW Đoàn năm 2001 – 2006)
Cách tính: (3) = * 100
Ở bảng 3 ta thấy giai đoạn 2001 – 2006 vốn đầu tư của ban thanh niên công nhân mang dấu âm “-“ tức là vốn đầu tư năm 2003 giảm so với năm 2002. Vì trong năm 2003 có một số dự án đã thực hiện xong nên nhu cầu vốn giảm.
Biểu đồ: nguồn vốn đầu tư chi cho hoạt động đầu tư của TWĐ
giai đoạn 2001 – 2006
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy vốn đầu tư tăng dần từ năm 2002 – 2006 chứng tỏ các dự án do TWĐ thực hiện đạt hiệu quả do đó các dự án này tiếp tục được thực hiện với quy mô lớn hơn. Từ sự tăng vốn đầu tư đều hàng năm cho ta thấy các dự án đầu tư cho thanh niên đã chứng minh được tính hiệu quả của mình, có thể thu hút được vốn đầu tư tăng thêm từ ngân sách Nhà nước. Cũng khẳng định Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt tới các dự án cho thanh niên, coi đây là nơi đầu tư hiệu quả (hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội) cần phải được phát huy.
Nguồn vốn đầu tư cho các dự án của TWĐ gồm có hai nguồn: nguồn vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn có nguồn vốn đối ứng của các địa phương nơi dự án thực hiện. Vốn đối ứng là vốn của các địa phương tham gia vào dự án, nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Ví dụ như: Trong dự án xây dựng 4 làng TNLN tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án là 87.275 triệu đồng, trong đó vốn NS TW là 17.608 triệu đồng và vốn NS địa phương là 7.667 triệu đồng chiếm khoảng gần 5% vốn NSTW. Vốn đối ứng của địa phương thể hiện sự cam kết tham gia vào dự án của địa phương, của những người trực tiếp tham gia vào dự án, nó là một nguồn đảm bảo của các địa phương đối với dự án.
Để hiểu rõ hơn, ta xét cụ thể dự án: làng TNLN biên giới Ia Amơr - huyện Chư Prông - tỉnh Gia Lai.
Bảng 4: Tổng vốn ĐT – phân theo hạng mục – phân theo nguồn:
STT
Hạng mục ĐT
Đơn vị
KL
Tổng (tr. Đ)
Phân chia theo nguồn
Vốn vay
Nguồn TW Đoàn
Ngân sách địa phương
I
Lâm nghiệp
Ha
782
80
705
1
QL rừng không có tác động
Ha
1950
487,5
487,5
2
Chi phí thiết kế giao khoán
trạm
1950
214,5
214,5
3
trạm bảo vệ rừng
2
80
80
II
Nông nghiệp
4.675
330
1
ổn định SX NL nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sp
150
150
2
Khai hoang
1.980
1890
90
3
hỗ trợ cây con giống
1.745
480
1.025
240
4
ĐT máy thiết bị SX NN
800
800
III
ĐT XD CSHT
16.346,8
14.346,8
2.000
1
Giao thông (cả công trình trên đường)
km
13,74
3.896
3.896
2
thuỷ lợi
CT
2.800
2.800
3
điện
CT
3.308
1.308
2.000
4
Thể thao văn hoá
M2
180
624
624
5
Trường học
M2
200
360
360
6
Trạm xá
M2
160
320
320
7
Nhà làm việc ban QL
M2
110
198
198
8
Nhà ở tập thể, nhà khách
M2
200
240
240
9
Nhà an nhà bếp tập thể
M2
60
48
48
10
Công trình phụ
M2
30
18
18
11
Sân, cổng, tường rào, cột cờ, bồn hoa, cây xanh
M2
100
100
12
Nhà kho chứa hàng, vật tư…
M2
60
60
60
13
vườn ươm sx giống
Ha
1
150
150
14
nước sạch
HT
1
1.034
1.034
15
hỗ trợ xây nhà ở hộ gia đình
hộ
150
2.250
2.250
16
Khai hoang san ủi mặt bằng khu trung tâm
462
462
17
Rà phá bom mìn
ha
10
300
300
18
cắm mốc ranh giới, đo đạc giao đất
178,8
178,8
III
ĐT khác
3.656,7
873,3
2.630,4
1
ĐT chuyển giao kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm
260,4
260,4
2
Di dãn dân
2.370
2.370
3
Trang thiết bị phục vụ QL, SX
550
550
4
chuẩn bị ĐT
Tr. đ
323,303
323,303
IV
Dự phòng phí
2.003,897
24
0.849,897
283
cộng
27.464,4
504
21._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4891.doc