MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………….....3
PHẦN I.
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN………………………………………………………………5
1.1. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước thời kỳ đổi mới………….5
1.2. Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động ngân hàng từ 1986 đến nay………………………………………………………………………….6
1.2.1. Cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn 1987 – 1990…..7
1.2.2. Đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 – 1997………………………………………………...10
1.2.3. Hệ thốn
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1998 đến nay..12
PHẦN II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM………………………………………………………………………15
2.1. Hoạt động của ngân hàng trước đổi mới………………………15
2.1.1. Chức năng của ngân hàng……………………………..15
2.1.2. Phạm vi hoạt động của ngân hàng…………………….15
2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại thời kỳ đổi mới………...17
2.2.1. Giai đoạn 1987 – 1990………………………………...17
2.2.2. Giai đoạn 1990 – 1999………………………………...18
2.2.3. Giai đoạn 2000 – 2005…………………………………21
PHẦN III.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI……………40
3.1. Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam……..40
3.1.1. Mục tiêu phát triển ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020…………………………………..40
3.1.2. Mục tiêu phát triển của các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020…………………….41
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam……………………………………….44
3.1.4. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010………………………………………44
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới…………………………………..45
3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước...45
3.2.2. Giải pháp trong nội bộ các ngân hàng…………………47
KẾT LUẬN…………………………………………………………….54
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………55
MỞ ĐẦU
Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, vì vậy khu vực này được chính phủ các nước quan tâm đặc biệt, và là một trong những ngành được giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng tại các nước này thường bị chỉ trích mạnh mẽ đó là thiếu sức cạnh tranh và còn thụ động trong hoạt động. Ngoài ra, cơ chế và bộ máy quan liêu ở những nước phát triển cũng làm cho hoạt động của các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế. Kỹ năng quản trị ngân hàng còn nhiều yếu kém làm cho ngân hàng thương mại không đạt được hiệu quả chi phí, ví dụ các khoản vay không có khả năng thu hồi đã làm tăng chi phí và dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Hơn 20 năm qua, nhờ có đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế cao và dần dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và công nghiệp hoá, thu được nhiều thành tựu to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, ổn định nâng cao đời sống nhân dân. Cũng nhờ chính sách đổi mới kinh tế trong 20 năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi to lớn và Việt Nam đã xây dựng được các cơ sở quan trọng về tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.
Hiện nay trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Việt Nam đã đạt được nhiều thay đổi trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức. Để có thể xây dựng được một hệ thống ngân hàng hiện đại có đủ năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, chúng ta cần đánh gía lại hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua một cách khách quan. Qua đó giúp chúng ta nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam điểm mạnh là gì và điểm yếu là gì? Có như vậy mới giúp ta hoạch định chính sách cũng như quản trị ngân hàng thương mại trở nên có hiệu quả hơn và nhờ đó mà nâng cao hoạt động ngân hàng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Xuất phát từ chính những yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của chuyên đề là: “thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm mục tiêu đánh giá tổng quan hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua trên các khía cạnh về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, tiến bộ công nghệ, cơ chế và thể chế cũng như trình độ của nguồn nhân lực… Qua đó đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Như vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu kết cấu của chuyên đề được chia làm ba phần:
Phần I. Hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phần II. Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phần III. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam.
PHẦN I
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.
Ngày 6 tháng 5 năm 1951 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập với tư cách là ngân hàng phát hành trung ương, đồng thời kiêm nhiệm chức năng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
Phát hành giấy bạc và điều hoà lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước.
Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, điều hoà và mở rộng tín dụng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.
Quản lý ngân quỹ quốc gia.
Quản lý ngoại hối và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài…
Nói chung ngân hàng quốc gia Việt Nam thực hiện những công việc để thi hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách ngân hàng của Chính phủ. Đó chính là một bước ngoặt trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng ở nước ta.
Tháng 1 năm 1960 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phù hợp với hiến pháp của nước ta. Thực hiện nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của chính phủ; chức năng; nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước được mở rộng, hệ thống tổ chức được hình thành từ trung ương đến các tỉnh, thành phố và quận huyện. Đặc trưng cơ bản về tổ chức và hoạt động của ngân hàng nhà nước lúc này là:
Một mô hình ngân hàng duy nhất, có hệ thống tổ chức theo địa giới hành chính hoạt động theo nguyên tắc tập trung, bao cấp thống nhất trong cả nước.
Hệ thống ngân hàng nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.
Sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành viện quốc hữu hoá hệ thống ngân hàng dưới chế độ cũ ở miền Nam, hội đồng Chính Phủ ra nghị định 163/CP ngày 16 tháng 6 năm 1977 về cơ cấu tổ chức và bộ máy của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Từ đó, trên cả nước hình thành một hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước.
1.2. Đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng từ 1986 đến nay.
Trước khi đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức như là một hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phương phân bố theo địa giới hành chính. Hệ thống này vừa đảm nhận chức năng quản lý nhà nước về các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Kiểu tổ chức hệ thống ngân hàng như thế này thích hợp với đặc thù của cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp lúc bấy giờ nhưng khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế nền kinh tế kinh doanh thì nó tỏ ra kém hiệu quả và không còn phù hợp nữa. Năm 1986 trước sức ép của công cuộc đổi mới kinh tế đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ chuyển đổi dần dần qua từng giai đoạn. Hình 1.1 mô tả tổ chức hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam trước khi cải cách.
Hình 1.1. Cấu trúc hệ thống ngân hàng Việy Nam trước khi cải tổ
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chi nhánh NH NN tỉnh, thành phố
Chi nhánh NH NN quận, huyện
Khách hàng
1.2.1. Cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn 1987-1990
Do hậu quả của lạm phát kéo dài, bắt nguồn từ mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân, thực trạng hoạt động tiền tệ tín dụng trong những năm 1980 là hết sức rối ren. Tiền mặt phát hành trong lưu thông rất lớn, năm sau cao hơn năm trước, với khối lượng lớn hơn nhiều lần nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá, tiền phát hành ra cơ bản không quay về qua quỹ ngân hàng. Chức năng trung tâm tiền mặt của ngân hàng bị thu hẹp. Tiền mặt quay vòng nằm ngoài vùng kiểm soát của ngân hàng với tất cả những tác động tiêu cực của nó đến đời sống kinh tế xã hội.
Trong tín dụng nhất là tín dụng ngắn hạn, dư nợ tăng rất nhanh phá vỡ mọi chi tiêu kế hoạch quý, năm và dần dần thoát ly khỏi nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng tín dụng vượt xa tốc độ phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Thanh toán không dùng tiền mặt bị đẩy lùi: thanh toán bằng hàng đổi hàng, mua bán lòng vòng bằng tiền mặt diễn ra phổ biến. Chức năng quản lý nhà nước, chức năng hướng dẫn thanh toán trong nền kinh tế quốc dân của ngân hàng Nhà nước không thực hiện được. Mối liên hệ hữu cơ giữa tiền mặt và tiền gửi bị phá vỡ. Khả năng thanh toán qua tài khoản ở Ngân hàng bị thu hẹp, thanh toán bằng tiền mặt ngày càng mở rộng.
Những yếu kém trên bắt nguồn chính từ tổ chức hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ khi ra đời, Ngân hàng nhà nước là ngân hàng phát hành, đồng thời vừa là ngân hàng trực tiếp cho vay vốn đối với nền kinh tế quốc dân, vừa là tổ chức quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng, thanh toán.
Do vậy phương hướng hoạt động ngân hàng đã được xác định lại và được thể hiện ở các nghị quyết của Đảng, quyết định của nhà nước: “Chuyển mạnh hoạt động của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa” Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá V)
; “Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của ngân hàng nhà nước, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế..” Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ VI
;“Kiện toàn ngân hàng nhà nước làm nhiệm vụ phát hành và quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng. Phát triển các ngân hàng chuyên nghiệp là tổ chức kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng..” Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 2 (khoá VI)
Quán triệt phương hướng trên, ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53HĐBT với định hướng cơ bản là “Chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh”. Theo nghị quyết 53, hệ thống ngân hàng Việt nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh. Hình 1.2 dưới đây mô tả tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987-1990 theo nghị định 53HĐBT.
Hình 1.2. Tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1987-1990
Hệ thống Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Ngân hàng chuyên doanh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Ngân hàng phát triển Nông Nghiệp Việt Nam
Ngân hàng Đô thị xây dựng Việt Nam
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Chi nhánh NHCT
Chi nhánh NHPTNN
Chi nhánh NHDTXD
Chi nhánh
NHNT
Tổ chức hệ thống ngân hàng theo nghị định 53HĐBT có ưu điểm là tách được chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý của ngân hàng nhà nước và trao chức năng kinh doanh cho các ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên, tổ chức của hệ thống ngân hàng này còn quá nhiều khiếm khuyết như:
Hệ thống ngân hàng vẫn còn mang tính chất độc quyền nhà nước, chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân hàng, trong khi chủ trương của chính phủ là phát triển nền kinh tế đa thành phần.
Hệ thống ngân hàng theo mô hình của nghị định 53HĐBT vẫn chưa chú trọng đến vai trò chức năng của ngân hàng nhà nước với tư cách là một ngân hàng trung ương.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng còn khác lạ so với hệ thống ngân hàng của các nước có nền kinh tế thị trường. Điều này phần nào làm cản trở
quá trình hội nhập thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990-1997.
Xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990 Hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh về ngân hàng nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đánh dấu thời kỳ cải cách toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam lần thứ hai. Với hai pháp lệnh này hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường. Hình 1.3 dưới đây mô tả tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam theo tinh thần pháp lệnh năm 1990.
Hình 1.3. Tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990-1997.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Các tổ chức tín dụng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Công ty tài chính
Hợp tác xã tín dụng
Ngân hàng đầu tư và phát triển
Ngân hàng thương mại quốc doanh
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại liên doanh
Chi nhánh ngân hàng thương mại
Ưu điểm của hệ thống ngân hàng theo pháp lệnh năm 1990 là đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước trong hoạt động ngân hàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Mặt khác với việc chính phủ cho phép thành lập các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nhanh chóng chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại vào Việt Nam.
Hơn nữa việc cải cách hệ thống ngân hàng lần này đã chú trọng đến vai trò ngân hàng trung ương, của ngân hàng nhà nước thể hiện thông qua các quy định về quản lý dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động một cách lành mạnh, tránh được sự cố đổ vỡ như đã từng xảy ra trước khi có pháp lệnh.
Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như số lượng ngân hàng. Bảng 1.1 cho thấy sự phát triển của số lượng và hình thức sở hữu ngân hàng thương mại từ 1991 đến 1997.
Bảng1.1. Phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam từ 1991-1997
Loại hình ngân hàng
1991
1993
1995
1997
Ngân hàng thương mại nhà nước
4
4
4
5
Ngân hàng cổ phần
4
41
48
51
Ngân hàng liên doanh
1
3
4
4
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
0
8
18
24
Tổng cộng
9
56
74
84
Nguồn: Báo cáo của ngân hàng nhà nước.
Mặc dù giai đoạn 1991-1997 nhờ pháp lệnh ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh cả về số lượng, loại hình sở hữu cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng ngày càng được cải thiện, tuy nhiên để có được những bước tiến lớn hơn trong thời kỳ hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam đòi hỏi cần có một nền tảng pháp lý vững chắc hơn đó là luật ngân hàng.
1.2.3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1998 đến nay.
Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua ngày 2/12/1997 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/10/1998 đã bắt đầu tạo ra một sân chơi bình đẳng và một nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động của ngân hàng Việt Nam. Cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng được hoàn thiện(xem hình 1.4) cụ thể như:
Hình 1.4. Tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
Hệ thống NHVN
Các tổ chức tín dụng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chi nhánh NHNNVN
Ngân hàng quốc doanh
Hợp tác xã tín dụng
Công ty tài chính
NHLD
& NHNN
NHTMCP
NHNT
NHNN
NHĐT & PT
NHCT
NHPT nhà ĐBSCL
NHCP đô thị
NHCP nông thôn
NHLD
Chi nhánh NHNN
NHCSXH
Đối với ngân hàng thương mại quốc doanh đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng theo đề án tái cơ cấu lại ngân hàng thương mại quốc doanh được chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 nhằm tái cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực hoạt động, quản lý kinh doanh, năng lực tài chính, phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại.
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý và tài chính, đồng thời giả thế, sát nhập, hợp nhất hoặc bán lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết đã ký, trước hết là hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN.
Bảng 1.2. Phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam từ 1999-2005
Loại hình ngân hàng
1999
2001
2003
2005
Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng Ngoại thương, NH công thương, NH đầu tư và phát triển, NH nông nghiệp, NH nhà đồng bằng sông cửu long.
5
5
5
5
Ngân hàng cổ phần
48
39
37
37
Ngân hàng liên doanh
4
4
4
5
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
26
26
27
31
Tổng cộng
83
74
73
78
Nguồn: Báo cáo của ngân hàng nhà nước
Như vậy giai đoạn này chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ chưa từng thấy từ trước tới nay về sự thay đổi hệ thống ngân hàng Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Những tiền đề cơ bản ban đầu đáp ứng những cam kết đã ký trong quá trình hội nhập của khu vực ngân hàng đã được tạo lập. Tạo
điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng vững bước hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại.
Tuy nhiên hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn có nhiều tồn tại và trở thành các thách thức lớn đối với ngành ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bởi vậy phần II sẽ tập đánh giá hoạt động của các ngân hàng Việt Nam một cách tổng quan dưới các góc độ về năng lực tài chính, khả năng quản lý, nguồn nhân lực và tiến bộ công nghệ.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM.
2.1. Hoạt động của ngân hàng đổi mới.
2.1.1. Chức năng của ngân hàng.
Trước những năm 1988, Việt Nam chỉ tồn tại hệ thống ngân hàng một cấp, hoạt động của các ngân hàng chủ yếu là kinh doanh tín dụng, chưa xuất hiện các hoạt động dịch vụ khác. NHNN vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng, vừa thực hiện chức năng của ngân hàng kinh doanh. Hệ thống ngân hàng theo mô hình này đơn thuần chỉ là công cụ để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh, các chỉ tiêu kế hoạch tiền tệ của chính phủ giao cho ngân hàng. Tính chất hoạt động của ngân hàng gần giống như “cơ quan tài chính thứ 2” bên cạnh bộ tài chính để cấp phát vốn cho nền kinh tế.
2.1.2. Phạm vi hoạt động của ngân hàng.
Hoạt động của ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ này chỉ là hoạt động cho vay. Tín dụng được sử dụng làm công cụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của đảng và nhà nước trong từng thời kỳ cách mạng. Vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên cho vay của các ngân hàng dựa trên cơ sở chỉ đạo của chính phủ, chủ yếu cho vay quốc doanh, không quan tâm đến các thành phần khác; tín dụng mang tính bao cấp, cho vay không quan tâm đến hiệu quả, chỉ thực hiện theo kế hoạch mệnh lệnh, không quan tâm đến thị trường cũng như các quy luật kinh tế khách quan.
Chưa phân biệt rõ chức năng tín dụng với chức năng tài chính- ngân hàng chính sách, NHNN vừa là người phát hành vừa là người cho vay; vừa quả lý vừa kinh doanh.
Bảng 2.1.Tỷ lệ vốn tín dụng tham gia cấu thành định mức
vốn lưu động của các doanh nghiệp.
QĐ 054/Ttg ngày 19/12/1959
QĐ 32/CP ngày 11/2/1997
NSNN cấp
NH cho vay
NSNN cấp
NH cho vay
XN công nghiệp, GTVT
70
30
50
50
XN nông nghiệp
70
30
50
50
XN thương nghiệp
30
70
30
70
XN dịch vụ
30
70
10
90
Chỉ coi trọng tín dụng ngắn hạn, coi nhẹ tín dụng trung hạn, dài hạn. Lấy tiền phát hành làm nguồn vốn, lấy vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn và cho vay xây dựng cơ bản.
Coi nhẹ công cụ lãi xuất trong điều tiết cung cầu vốn. Lãi xuất tiền gửi cao hơn lãi suất cho vay, lãi suất cho vay dài hạn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn làm cho các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp, sử dụng tiền vay không đúng mục đích, không hiệu quả có trường hợp dùng tiền vay để gửi tiết kiệm hay cho vay lại.
Tổ chức trồng chéo đội ngũ cán bộ đông về số lượng nhưng trình độ không đồng đều, quản lý theo kiểu hành chính mệnh lệnh nên hiệu suất công tác thấp.
Nguyên nhân của tình hình trên là do trong thời gian dài không thừa nhận nền kinh tế thị trường và chịu ảnh hưởng nặng nề tính bao cấp trong hoạt động tín dụng, dẫn đến không tích cực trong việc huy động vốn để cho vay mà chỉ biết trông chờ, ỷ lại nhà nước, lấy nguồn vốn phát hành làm nguồn vốn chủ yếu để cho vay, không coi trọng hạch toán kinh doanh trong hoạt động tín dụng, tinh thần thái độ phục vụ phiền hà, thiếu văn minh. Mặt khác do lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động nên các cơ sở vay sử dụng vốn lãng phí, vốn bị phân tán, thất thoát, không thu hồi được nợ, làm thiệt hại cho nhà nước. Điều này đã làm cho tốc độ tăng tín dụng vượt xa tốc độ phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, ảnh hưởng không ít tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.
2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại thời kỳ đổi mới.
2.2.1. Giai đoạn 1987-1990
Đây chính là giai đoạn thực hiện thí điểm hệ thống ngân hàng hai cấp. Trong thời kỳ này các ngân hàng bước đầu chú ý tới hiệu quả hoạt động bởi vậy đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, trong đó cho vay vốn lưu động chiếm từ 90 đến 95% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng theo định mức vốn lưu động đã được xoá bỏ mà tín dụng trong thời kỳ này chỉ nhằm bổ xung nhu cầu vốn vượt quá vốn cần thiết của doanh nghiệp. Điều này đã phát huy được đòn bẩy tín dụng, chống bao cấp, thu hẹp dần phạm vi cấp phát vốn của ngân sách nhà nước thông qua tín dụng. Bằng việc cho vay trong và ngoài hạn mức tín dụng đã bước đầu gắn được hoạt động tín dụng của các ngân hàng với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn này cũng còn rất nhiều hạn chế và chưa có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của nền kinh tế cụ thể là:
Các ngân hàng luôn bị động trong hoạt động của mình do không nắm được nhu cầu vốn của các đơn vị theo tỷ lệ trên cơ sở định mức. Điều này làm cho nhu cầu về vốn luôn căng thẳng, áp lực in tiền phục vụ sản xuất và lưu thông cao hơn hạn mức tín dụng của nền kinh tế.
Tín dụng ngân sách tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn, nếu năm 1986 cho vay ngân sách chỉ chiếm 22% thì đến năm 1990 đã lên tới 74.4%. Điều này gắn liền với tỷ lệ lạm phát gia tăng trong thời kỳ này.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng không theo cơ chế hoạch toán kinh tế thể hiện ở mức lãi suất âm(lãi suất cho vay < lãi suất huy động <tỷ lệ lạm phát và bình quân lãi suất tiền gửi giai đoạn 1987-1990 là 72% năm, lãi suất cho vay 51,6% và tỷ lệ lạm phát là 183,8%).
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém kể trên đó là các ngân hàng Việt Nam còn bị chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ quan quản lý cũ vì đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước những bước đi đầu tiên sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, cơ chế quản lý mới chưa hoàn chỉnh, chưa đủ mạnh để thoát ra khỏi cơ chế cũ.
Mặc dù chức năng ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng nhà nước đã được tách ra tuy nhiên sự phân biệt vai trò, chức năng vẫn chưa rõ ràng giữa hai hệ thống này. Do vậy tính pháp nhân, độc lập, và khả năng tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại là hết sức hạn chế.
Hầu hết các nguồn huy động được gồm cả vốn ngân sách sử dụng cấp tín dụng theo hạn ngạch cho các doanh nghiệp thuộc các khu vực được nhà nước chỉ định. Chính điều này đã làm mất cân bằng cơ cấu giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế trong phạm vi toàn quốc.
2.2.2. Giai đoạn 1990-1999
Giai đoạn này phản ánh nhiều chuyển biến tích cực đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam. hoạt động của các ngân hàng từng bước đáp ứng tốt nhu cầu vốn của nền kinh tế. Ngân hàng đã duy trì được mức lãi suất dương và tiến dần đến mức lãi suất thị trường, từng bước đa dạng hoá các hoạt động tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.
Trong hệ thống ngân hàng thương mại thời kỳ này, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần có sự phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ trọng thị phần chi phối toàn hệ thống. Bảng 2.2 cho biết thị phần của các ngân hàng thương mại từ 1993 đến năm 1996.
Bảng 2.2. Thị phần các ngân hàng thương mại Việt Nam thập kỷ
1993-1996
Đơn vị: %
Năm/loại hình
1993
1994
1995
1996
A. Tổng thị phần tiền gửi
1. NHTM NN
91
88
80
76
2. NHTM CP
6
8
9
10
3. NH LD
1
2
3
3
4. CN NH nước ngoài
2
2
8
11
B. Tổng thị phần tín dụng
1. NHTM NN
89
85
75
74
2. NHTM CP
7
11
15
14
3. NH LD
1
2
3
5
4. CN NH nước ngoài
3
2
7
7
Nguồn: Hideto Saito thời báo kinh tế Việt Nam số 69, 28/8/1999
Bảng 2.3 cho thấy dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng dần theo các năm và nó chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại đã đóng vai trò tích cực hơn trong việc tạo vốn cho nền kinh tế và thông qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thập niên 90 của thế kỷ 20.
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại đối với
nền kinh tế: 1991-1999.
Đơn vị: tỷ đồng
Chi tiêu
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
GDP
76.701
110.528
140.257
178.534
228.892
272.038
313.617
361.024
399.938
Cho vay
nền kinh tế
9.905
13.868
22.467
32.283
43.670
54.393
67.013
83.310
98.891
% so với
GDP
12.4%
12.5%
16.0%
18.1%
19.1%
20.0%
21.4%
23.1%
24.7%
Nguồn: Niên giám thống kê, Ngân hàng nhà nước,% so với GDP tác giả dự tính
Tuy các ngân hàng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, đa dạng hoá các loại hình cho vay và huy động vốn nhưng hoạt động chính của các ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào hoạt động cho vay chính điều này đẩy các ngân hàng thương mại phải gánh chịu nhiều rủi ro như không thu hồi được nợ hoặc khó thu hồi nợ và đây cũng là thời kỳ nợ xấu gia tăng mạnh tại tất cả các ngân hàng.
Hình 2.1. Nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam thập kỷ 90(%)
Nguồn: Thời báo kinh tế VN 2/1998, và thống kê của ngân hàng thế giới 2001.
Những tồn tại trên của hệ thống ngân hàng thương mại trong giai đoạn này đó là hậu quả của cơ chế cũ để lại, hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế, nền kinh tế phát triển chưa ổn định, trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng còn nhiều bất cập.
2.2.3. Giai đoạn 2000-2005.
Trong giai đoạn này các ngân hàng Việt Nam đã tỏ rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện ngân hàng là kênh huy động, cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn đầu tư phát triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy còn thấp hơn so với một số nước khác, nhưng tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng đều tăng và đến cuối năm 2005 đã đạt 65.6% GDP, cao hơn mức bình quân chung của các nước có thu nhập thấp.
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
4NHNN
NHCS & NH
Nhà ĐBSCL
Các tổ chức tín dụng khác
Tổng cả hệ thống
% so với GDP
2000
108.755
5.438
41.527
155.720
35.3%
2001
135.981
7.374
45.748
189.103
39.3%
2002
166.236
9.253
35.589
231.078
43.1%
2003
214.792
7.563
74.382
296.737
48.4%
2004
296.066
20.271
103.998
420.335
58.8%
2005
381.401
26.895
142.377
550.673
65.6%
Nguồn: Ngân hàng nhà nước, % so với GDP tác giả dự tính.
Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một quyết liệt hơn, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò tích cực hơn rất nhiều. Bảng 2.4 cho thấy thị phần của ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng giảm nhẹ
nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng cao đến tháng 8/2006 thị phần tiền gửi của các ngân hàng thương mại nhà nước (gồm 5 ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách) là 72.3% và thị phần tín dụng là 69.2%. Thị phần tiền gửi và tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nước ngoài và liên doanh ngày càng có xu hướng gia tăng tính đến tháng 8/2006 thị phần của các loại hình ngân hàng này tương đương là 17.1%; 19.9% và 10.5%; 10.9%.
Bảng 2.4. Thị phần các ngân hàng thương mại Việt Nam đến tháng 8/2006(%).
2000
2001
2002
2003
2004
2005
8/2006
A. Tổng thị phần tiền gửi
1. NHTM NN
76.0
74.0
72.7
75.3
78.7
75.5
72.3
2. NHTM CP
18.0
20.5
20.1
13.4
12.0
14.6
17.1
3. CN NH NNg và LD
6.0
5.5
7.3
11.3
9.3
9.9
10.5
B. Tổng thị phần tín dụng
1. NHTM NN
75.3
75.4
73.0
72.1
72.0
73.1
69.2
2. NHTM CP
18.7
18.1
18.0
15.8
15.8
16.5
19.9
3. CN NH Ng và LD
6.0
6.5
9.0
12.1
12.2
10.4
10.9
Nguồn: tính toán của các tác giả trên nguồn số liệu thu thập được từ đề tài cấp bộ, mã số B2005.38.129 Đại học KTQD và ngân hàng Nhà nước.
Về cơ bản các ngân hàng đã trang bị mới kiến thức về hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường cho hầu hết cán bộ chủ chốt và chuyên viên ngân hàng, trên cơ sở đó một quá trình chuyển tải công nghệ mới về điều hành và hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được triển khai khá đồng bộ, tạo ra một điểm xuất phát mới về tư duy và hoạt động ngân hàng trong quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế và thương mại hoá các nguồn vốn ở Việt Nam.
Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRED) và huy động vốn(DEPO) của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 2001-2005.
Nguồn: tác giả dự tính dựa trên số liệu của ngân hàng nhà nước.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các ngân hàng qua các năm khá cao và cơ cấu huy động cũng đa dạng hơn từ các hình thức huy động như tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi thanh toán đến việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Tuy nhiên, trong báo cáo phát triển gần đây của ngân hàng thế giới, lĩnh vực cải cách chậm nhất trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua chính là hoạt động của ngành ngân hàng. Mặc dù, ngân hàng nhà nước chưa đồng tình với nhận định này tuy nhiên ngân hàng nhà nước cũng thừa nhận rằng hoạt động dịch vụ ngân hàng của Việt Nam xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Một phần những yếu ké._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28994.doc