đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)”.
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam
Chương III: Một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PVI
Chương I: Khái quát chung về Bảo hiểm hoả hoạn
I. Quá
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm hoả hoạn
Tác động của hoả hoạn tới đời sống và sản xuất kinh doanh
Hoả hoạn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Hoả hoạn có thể thiêu huỷ một toà nhà, một công trình kiến trúc, một khối lượng tài sản nhất định. Ngoài ra, hoả hoạn còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người bị hại. Nếu không may gặp hoả hoạn thì một gia đình hay một khu vực dân cư có thể gặp nhiều khó khăn về chỗ ở, điều kiện sinh hoạt. Sau vụ hoả hoạn, cuộc sống của dân cư có thể bị đảo lộn hoàn toàn và phải mất một khoảng thời gian rất dài mới ổn định cuộc sống. Cũng cần phải tính đến tác động gây ô nhiễm của nó tới môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư nói chung.
Hoả hoạn cũng gây bất ổn trong xã hội. Việc giữ gìn an ninh chính trị và ổn định xã hội là mục tiêu của các quốc gia trên toàn thế giới. Khi một xã hội hoặc một bộ phận của xã hội không ổn định thì chính phủ sẽ tốn rất nhiều công sức tìm ra biện pháp khắc phục.
Cho dù hoả hoạn xảy ra ở đâu đi chăng nữa thì nó cũng có nhiều tác động xấu đến an ninh xã hội. Hoả hoạn xảy ra ở một nhà máy, một xí nghiệp sẽ làm đình trệ sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị gián đoạn kéo theo công nhân của nhà máy bị thất nghiệp. Nếu hoả hoạn xảy ra ở khu vực dân cư sẽ làm cho cuộc sống của một số người trở nên khó khăn. Chính những người mất việc hay mất của cải này là một gánh nặng đối với xã hội.
Chính vì vậy mỗi người dân, mỗi tổ chức, doanh nghiệp nên thực hiện các công tác đề phòng hạn chế cháy nổ, hạn chế các thiệt hại khi xảy ra hoả hoạn. Trong thực tế phòng tránh hoả hoạn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có ba biện pháp sau là cơ bản:
Loại bỏ rủi ro
Chấp nhận rủi ro
Chuyển giao rủi ro
- Loại bỏ rủi ro: Đây là biện pháp lâu đời với việc sử dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy kết hợp với các quá trình sơ tán và cứu chữa tài sản, con người. Trong quá trình phát triển của mình, biện pháp loại bỏ rủi ro không phải là một biện pháp tối ưu nhất trong loại bỏ những tổn thất. Thực chất đây chỉ là biện pháp “đề phòng và hạn chế” những tổn thất có thể và do vậy khi tổn thất đã xảy ra, thì vẫn có những thiệt hại (trong trường hợp khả năng phòng cháy chữa cháy không đạt hiệu quả cao). Ngày nay, loại bỏ rủi ro đã có những bước tiến đáng kể trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có thể xảy ra được nhiều nước trên thế giới coi là biện pháp bắt buộc đối với các đơn vị kinh tế của mình.
- Chấp nhận rủi ro: chấp nhận rủi ro là biện pháp tài chính trong đó các đơn vị tự trích lập các quỹ dự phòng chung để bồi thường các tổn thất có thể xảy ra. Việc trích lập các quỹ này có nhiều hạn chế do khả năng tài chính cũng như số đơn vị tham gia góp quỹ chung là có hạn và quỹ bồi thường không lớn nên chỉ có khả năng bù đắp những rủi ro tổn thất tương đối nhỏ.
- Chuyển giao rủi ro: là hình thức phổ biến hiện nay, chuyển giao rủi ro có nghĩa là đơn vị có tài sản có nguy cơ gặp rủi ro sẽ được một số đơn vị khác đảm bảo một phần an toàn cho tài sản đó. Chuyển giao rủi ro thực chất là tham gia bảo hiểm hoả hoạn. Đây là biện pháp toàn diện nhất do nó có khả năng khôi phục lại tài chính của đơn vị sau khi tổn thất xảy ra, bất kể đó là tổn thất lớn hay nhỏ. Bảo hiểm hoả hoạn thực chất còn là biện pháp kết hợp với sự tham gia của cả hai biện pháp trên.
+ Thứ nhất: việc đề phòng hạn chế tổn thất hoả hoạn là bắt buộc đối với các đơn vị kinh tế qua công tác phòng cháy chữa cháy.
+ Thứ hai: các công ty bảo hiểm có thể đề ra mức miễn thường (có khấu trừ hoặc không khấu trừ) để giảm mức phí, đồng thời buộc các đơn vị tham gia phải chịu một phần trách nhiệm đối với tổn thất bằng trích lập quỹ dự phòng tổn thất nhỏ. Cho dù bằng cách này hay bằng cách khác thì sự phối hợp giữa công ty bảo hiểm với người được bảo hiểm là rất cần thiết.
2. Sự cần thiết và tác dụng của Bảo hiểm hoả hoạn
Bảo hiểm hoả hoạn là một biện pháp chuyển giao rủi ro hoả hoạn tối ưu nhất. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ ổn định hoạt động kinh tế, tăng cường hạn chế tổn thất và tạo nguồn vốn đầu tư lớn cũng như đóng góp vào nguồn ngân sách quốc gia. Không ai có thể phủ nhận vai trò của bảo hiểm hoả hoạn, với các đặc tính ưu việt của mình, bảo hiểm hoả hoạn ngày càng chiếm ưu thế và trở thành một trong những nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng nhất trong hệ thống bảo hiểm nói chung.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật càng phát triển, ý thức phòng cháy chữa cháy (PCCC) tương đối tốt, tuy nhiên không có một sự bảo đảm nào chắc chắn rằng có hệ thống PCCC có thể ngăn ngừa hoàn toàn các yếu tố rủi ro như sét đánh, sơ suất của con người, do thời tiết khô hạn. Tại các nước chậm phát triển, công nghệ còn lạc hậu, đặc biệt là ý thức PCCC của người dân còn kém nên cháy thường xuyên xảy ra nhiều hơn.
Bảo hiểm cháy là một hình thức chuyển giao, tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp nhận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra. Thông qua việc bồi thường một cách hợp lý, kịp thời, chính xác, trung thực đã giúp cho các tổ chức, cá nhân nhanh chóng khắc phục được thiệt hại. Đặc biệt khi tất cả các công ty phải hạch toán kinh doanh độc lập trong nền kinh tế thị trường thì bảo hiểm vẫn sẽ là tấm lá chắn kinh tế cuối cùng tạo sự ổn định sản xuất kinh doanh. Đồng thời bảo hiểm cũng thể hiện tính cộng đồng tương trợ nhân văn sâu sắc.
Nhờ có bảo hiểm những người tham gia bảo hiểm đóng góp một số phí xây dựng nên quỹ tiền tệ tập trung. Quỹ này sẽ bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm và một phần phí bảo hiểm sẽ được các công ty bảo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định của pháp luật, nhằm thu hút được lợi nhuận để phát triển và tăng trưởng quỹ, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm, các chủ thể của nền kinh tế không những được đền bù thiệt hại khi tổn thất xảy ra mà còn không phải nộp quỹ dự phòng đề phòng tổn thất. Do đó khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm sẽ tăng lên, quy mô sản xuất sẽ mở rộng và giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá cả giảm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Mặt khác, để giảm thiểu được thiệt hại mà cháy có thể gây ra người ta thường sử dụng biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Khi tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm cùng với người tham gia bảo hiểm sẽ thực hiện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro xảy ra, cố vấn về cách PCCC, tuyên truyền ý thức PCCC, xây dựng cơ sở thiết bị PCCC.v..v. nhằm giảm bớt và hạn chế hậu quả thiệt hại. Việc đề phòng và hạn chế tổn thất làm yên tâm cho chủ hợp đồng và những người dân sống xung quanh những vùng trước đây thường hay có cháy xảy ra, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bảo hiểm hoả hoạn có vai trò đặc biệt quan trọng bởi khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn, các chủ hợp đồng này dễ dàng nhận được sự trợ giúp về vốn của chủ đầu tư, các ngân hàng thương mại, các bạn hàng vì họ biết rằng họ có thể thu hồi được vốn ngay cả khi khách hàng của họ bị rủi ro, tổn thất sẽ được bồi thường bởi các công ty bảo hiểm. Điều này làm cho hệ thống lãi suất bên ngân hàng ổn định, tiền tệ lưu thông bình thường ngay cả khi có nhiều vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp.
3. Lịch sử ra đời và phát triển của Bảo hiểm hoả hoạn
3.1. Trên thế giới
Từ khi phát hiện ra lửa cuộc sống của con người đã thay đổi hoàn toàn, từ chỗ chỉ “ăn tươi nuốt sống” con người chuyển sang ăn chín, từ chỗ phải sống rất khổ sở trong mùa đông lạnh giá con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm. Nhưng cũng vì có lửa mà con người biết đến sự tàn phá khốc liệt của hoả hoạn, hoả hoạn đã gây ra cho con người biết bao kinh hoàng. Khi xã hội ngày càng phát triển, của cải vật chất sản xuất ra nhiều hơn, thiệt hại khi xảy ra hoả hoạn ngày càng lớn hơn thì cũng đã làm phát sinh nhu cầu bảo hiểm hoả hoạn. Bảo hiểm hoả hoạn là một trong những biện pháp tối ưu nhất để hạn chế tác động của hoả hoạn.
Năm 1591, hiệp hội Bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức mang tên Feuercasse. Một thời gian ngắn sau đó đã xuất hiện thêm một số công ty nữa, nhưng nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn chưa thật sự lớn nên tính chất và quy mô hoạt động của các công ty mang nặng tính tự phát và đã không tạo được các bước phát triển quan trọng. Phải đợi đến gần một thế kỷ sau thì bảo hiểm hoả hoạn mới chính thức ra đời ở Anh.
Giữa thế kỷ XVII (năm 1666) đã xảy ra vụ cháy khủng khiếp ở thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Vụ cháy kéo dài 7 ngày 8 đêm thiêu huỷ gần như toàn bộ thành phố. Ngoài ra còn những thiệt hại về người và của vô cùng to lớn không thể thống kê hết. Những thiệt hại này ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân chúng. Đám cháy là nỗi kinh hoàng chưa từng thấy của người dân Luân Đôn, nó đã làm xuất hiện nhu cầu bảo hiểm hoả hoạn. ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm cháy ngay từ năm 1667, các nhà chức trách thành phố Luân Đôn đã mở văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên. Sau đó năm 1681, công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời lấy tên là Friendly Society Fire Office. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ với hệ thống phí ổn định và quy định người được bảo hiểm phải chịu một phần tổn thất do hoả hoạn gây ra. Sau đó có một số công ty bảo hiểm ra đời ở Anh như Amicable (1696), West Minster (1717). Phần lớn các công ty này vẫn duy trì hoạt động. Các công ty bảo hiểm cháy của nước Anh hoạt động khá hiệu quả và bảo hiểm cháy đã phát triển rộng sang Châu Âu và Bắc Mỹ. Công ty bảo hiểm cháy đầu tiên thành công trên đất Mỹ là một công ty bảo hiểm tương hỗ, do Benjamin Franklin và một số thành viên khác sáng lập năm 1752 mang tên Philadelphia Contribution Ship- công ty chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa. Sau đó vào năm 1792 công ty cổ phần bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập dưới tên The Insurance Company of North America. Đến đây đã đánh dấu một thời kỳ mới cho sự phát triển toàn diện của bảo hiểm hoả hoạn trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu và Bắc Mỹ.
Như vậy, bảo hiểm hoả hoạn là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm ra đời tương đối sớm trên thế giới. Sau nhiều năm bảo hiểm hoả hoạn đã khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống bảo hiểm nói chung.
Ngày nay, bảo hiểm hoả hoạn có mặt ở khắp các châu lục và ở hầu hết các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai nghiệp vụ này. Rất nhiều công ty bảo hiểm hoả hoạn làm ăn có hiệu quả cao với doanh thu phí khá cao, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng phí thu bảo hiểm nói chung.
3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam nghiệp vụ này chỉ chính thức được tiến hành từ năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ của Bộ tài chính. Ngay sau đó tức là năm 1990 đã có 16 công ty thành viên của Bảo Việt triển khai nghiệp vụ với giá trị tài sản hơn 6000 tỷ VNĐ tham gia bảo hiểm và đến năm 1994 tổng tài sản được bảo hiểm lên tới gần 27000 tỷ VNĐ. Sau khi có các thông tư, chỉ thị của hội đồng bộ trưởng (thủ tướng chính phủ) cũng như của Bộ tài chính ra đời góp phần thúc đẩy nghiệp vụ này phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đặc biệt sau vụ hoả hoạn tại công ty liên doanh sản xuất giầy Hiệp Hưng ở TPHCM ngày 22/7/1993 với mức thiệt hại lên đến 14 tỷ VND, đã khẳng định vai trò của Bảo hiểm trong việc bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy kể từ năm 1994, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu tiến hành triển khai trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nghiệp vụ này có doanh thu phí cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
Mặc dù mới triển khai nhưng nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đang có tốc độ phát triển rất nhanh, là một trong những nghiệp vụ có doanh thu cao và đạt hiệu quả kinh doanh rất tốt. Một trong các yếu tố thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm cháy phát triển là do Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996 buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Đây là điều có ý nghĩa to lớn với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ. Nó đã mở ra một khu vực khách hàng có tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác. Đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được quy định bắt buộc, với tổng giá trị tham gia bảo hiểm lên tới 20 tỷ USD.
Nói tóm lại, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là nghiệp vụ đang có nhu cầu lớn trên thị trường và là nguồn doanh thu chính của các công ty bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong tương lai không xa khi nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của bảo hiểm cháy được nâng cao thì bảo hiểm cháy sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm và nền kinh tế Việt Nam.
II. Nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.Khái niệm
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh.v..v.. gây ra cho đối tượng bảo hiểm.
Chúng ta cần nắm bắt một số thuật ngữ:
Hoả hoạn: là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng, gây thiệt hại cho tài sản và con người.
Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác, với khoảng cách không cho phép từ nhóm này lan sang nhóm khác. Khoảng cách này gần nhất không dưới 12m, mục đích để quy vùng trách nhiệm bồi thường.
Tài sản: bao gồm tất cả các loại tài sản trừ những loại tài sản bị thiệt hại do những rủi ro loại trừ.
Tài sản ở đây phải là tài sản thuộc quyền sử dụng hay quyền quản lý của người được bảo hiểm ghi trên giấy bảo hiểm. Đồng thời tài sản đó phải nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Tổn thất toàn bộ, gồm:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc hư hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi được như trạng thái ban đầu.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa phục hồi thì số tiền phải bỏ ra sẽ bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm và người được bảo hiểm có hành động từ bỏ đối tượng bảo hiểm đó.
Mức miễn bồi thường
Là số tiền tổn thất mà người được bảo hiểm tự gánh chịu cho mỗi vụ hoặc mỗi tổn thất.
2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
2.1. Đối tượng
Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là các tài sản, kho tàng, vật kiến trúc, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp và hàng hoá để trong kho, lưu kho, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cá nhân, tổ chức và mọi thành phần kinh tế trong xã hội.
2.2. Phạm vi
Trong bảo hiểm, quan hệ bảo hiểm được xác lập trên cơ sở của sự đồng ý giữa người tham gia và nhà bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm đồng ý đóng phí cho nhà bảo hiểm, bù lại nhà bảo hiểm sẽ bồi thường cho người tham gia khi có tổn thất như đã thoả thuận trong hợp đồng. Do tính pháp lý của hợp đồng nên mọi thuật ngữ trong hợp đồng cần được hiểu rõ ràng theo một nghĩa duy nhất nhằm tránh những tranh chấp pháp lý sau này. Trong bảo hiểm hoả hoạn cũng vậy, đơn bảo hiểm hoả hoạn là cơ sở pháp lý cho quan hệ bảo hiểm hoả hoạn, do đó mọi khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đơn này đều thống nhất.
- Phạm vi bảo hiểm: là một thuật ngữ nêu rõ các trường hợp mà nếu tổn thất xảy ra trong các trường hợp đó thì sẽ được nhà bảo hiểm bồi thường, bao gồm:
+ Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc danh mục kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm) nếu người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm và những thiệt hại ấy xảy ra trước 16 giờ ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy.
+ Ngoài ra nhà bảo hiểm cũng sẽ bồi thường cho người tham gia cả chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy nếu chi phí này được ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm nộp thêm phí theo một tỷ lệ quy định.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, trách nhiệm của nhà bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của mỗi hạng mục tài sản ghi trong danh mục hoặc gộp lại không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
a. Các rủi ro được bảo hiểm
Rủi ro bảo hiểm là sự cố không chắc chắn xảy ra, không ai biết xảy ra vào ngày giờ nào, rủi ro có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, nó mang tính khách quan và bất ngờ, nó có thể gây ra hư hỏng và thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm. Trong bảo hiểm hoả hoạn, các rủi ro bao gồm:
+ Rủi ro chính (rủi ro nhóm A): hoả hoạn
+ Rủi ro phụ: nổ, sét, nổi loạn, bạo lực dân sự, máy bay rơi... các rủi ro này đều thuộc phạm vi bảo hiểm.
Các rủi ro được bảo hiểm.
- Rủi ro chính (rủi ro nhóm A)
ã Cháy: theo định nghĩa cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
Như vậy cháy là một hiện tượng bao gồm 3 yếu tố:
+ Phản ứng hoá học
+ Toả nhiệt
+ Phát sáng
thì mới được gọi là cháy. Ví dụ, bóng đèn điện có toả nhiệt, phát sáng nhưng không phải là phản ứng hoá học nên không được gọi là cháy. Không phải đám cháy nào cũng là hoả hoạn, hoả hoạn phải bao gồm 3 yếu tố:
+ Cháy phải thực sự có phát lửa
+ Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng
+ Lửa đó phải bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra
Khi có đủ 3 điều kiện đó thì những thiệt hại vật chất do hoả hoạn gây ra sẽ được bồi thường cho dù thiệt hại vật chất do ảnh hưởng của khói và nhiệt gây ra. Trường hợp hoả hoạn xảy ra do bất cẩn của người tham gia cũng vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
ã Sét: người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Khi sét đánh mà không gây cháy hoặc không phá huỷ trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường.
ã Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của các chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí. Các rủi ro được bảo hiểm khi nổ xảy ra bao gồm:
+ Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
+ Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng, sưởi ấm trong một ngôi nhà không phải là xưởng thợ làm các công việc sử dụng hơi đốt, nhưng loại trừ các thiệt hại do nổ mà nguyên nhân gây nổ do động đất hoặc do lửa ngầm dưới đất gây ra.
- Rủi ro phụ: bên cạnh các rủi ro chính hay rủi ro cơ bản khách hàng có thể tham gia bảo hiểm các rủi ro phụ dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng và trả thêm phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm.
ã Rủi ro B: nổ
Khi mua rủi ro B, người được bảo hiểm sẽ được bảo hiểm cho các rủi ro nổ gây ra tổn thất mặc dù nổ không gây cháy. Trong trường hợp nổ mà gây cháy thì đương nhiên được bảo hiểm (rủi ro chính).
Các điều kiện loại trừ riêng trong rủi ro B:
+ Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do cháy bắt nguồn từ nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của người được bảo hiểm. Chúng bị loại trừ vì những rủi ro này thuộc bảo hiểm kỹ thuật.
+ Bình chứa, máy móc thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay bị phá huỷ do nổ các chất liệu đó (loại trừ không áp dụng trong trường hợp cháy nổ xăng dầu). Các rủi ro trên bị loại trừ để tránh bảo hiểm trùng với các đơn bảo hiểm kỹ thuật.
áp suất sóng gây ra do máy bay hoặc các phương tiện hàng không khác bay với tốc độ bằng hay vượt quá tốc độ âm thanh không được coi là nổ.
ã Rủi ro C: Máy bay hoặc các phương tiện hàng không khác hay các thiết bị trên các phương tiện đó rớt trúng, nhưng loại trừ các tài sản bị phá huỷ hay hư hại bởi áp suất sóng do máy bay, phương tiện hàng không khác bay với tốc độ ngang hoặc vượt tiếng động âm thanh gây ra.
ã Rủi ro E: Nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bế xưởng, hoặc hành động của những người tham gia gây rối, bạo động hay hành vi ác ý nhưng không mang tính chất chính trị.
Loại trừ tài sản bị:
Mất mát hư hại do bị tịch thu, phá huỷ hoặc trưng dụng theo lệnh của chính phủ hoặc nhà cầm quyền.
Mất mát hư hại do ngừng công việc
ã Rủi ro G: Động đất
ã Rủi ro L: Lửa ngầm dưới đất
ã Rủi ro N: giông bão, lũ lụt, nhưng loại trừ tổn thất sau:
Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do sương muối, sụt lở đất
Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá huỷ hay hư hỏng
ã Rủi ro P: Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn, nhưng loại trừ tài sản bị phá huỷ hay hư hại do nước chảy, rò rỉ từ hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động.
ã Rủi ro Q: xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát của người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào.
ã Rủi ro S: nước chảy hay rò rỉ ra từ thiết bị vòi phun Sprinkle chữa cháy tự động lắp đặt sẵn trong nhà nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại do nước thoát ra rò rỉ từ hệ thống nước (Sprinkle) được lắp đặt tự động.
+ Thiệt hại tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống, không có người sử dụng.
b. Các rủi ro loại trừ.
Nhà bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt không chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất sau đây:
- Những tài sản bị thiệt hại do:
+ Nổi loạn, bạo động dân sự, trừ khi những rủi ro này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự, nổi loạn, nội chiến, khởi nghĩa, cách mạng, binh biến, bạo động, đảo chính.v..v.
+ Các hành động khủng bố (sử dụng bạo lực nhằm mục đích chính trị).
- Bất kỳ tổn thất trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến:
+ Phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nguyên liệu hạt nhân hay từ chất thải hạt nhân do việc đốt cháy nhiên liệu hạt nhân.
+ Các thuộc tính phóng xạ, độc, nổ hoặc các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó.
- Những hành động cố ý hay đồng loã của người được bảo hiểm gây ra.
- Những tổn thất về:
+ Hàng hóa nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hóa này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm phải trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định.
+ Tiền, vàng, bạc, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính, bản mẫu văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
+ Chất nổ
+ Người, động vật và thực vật sống
+ Những thiệt hại mà thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải và dù có hay không có bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
+ Tài sản bị cướp hay mất cắp
- Những thiệt hại mang tính hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ như gián đoạn kinh doanh, mất thu nhập, ô nhiễm môi trường...) trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
- Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba
- Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường
3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
3.1. Giá trị bảo hiểm
Là giá trị của tài sản cần được bảo hiểm. Giá trị này có thể là giá trị thực tế, tức là giá trị còn lại (đã trừ khấu hao hoặc hao mòn) của tài sản tại thời điểm mua bảo hiểm hoặc giá trị thay thế, giá trị mua mới (không trừ khấu hao).
Giá trị bảo hiểm của những tài sản được xác định như sau:
- Giá trị bảo hiểm của nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở, nhà văn phòng... được xác định tuỳ theo giá trị xây mới (giá dự toán công trình) hoặc giá trị còn lại (giá trị xây mới trừ đi khấu hao hoặc hao mòn do sử dụng theo thời gian).
- Giá trị của máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác được xác định trên cơ sở giá trị thay thế, tức giá mua mới cộng với chi phí vận chuyển và lắp đặt (nếu có) hoặc giá trị còn lại (giá mua mới trừ đi khấu hao). Thông thường những tài sản cố định còn mới hoặc tương đối mới (giá trị còn lại khoảng trên 70%) thì nên lấy theo giá trị thay thế. Những tài sản giá trị còn dưới 70% thì nên lấy theo giá trị còn lại.
- Giá trị của thành phẩm, bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý, phí... Trường hợp giá thành sản xuất cao hơn giá trị có thể bán được thì lấy theo giá bán.
- Giá trị của hàng hoá mua về để trong kho, trong cửa hàng được xác định theo giá mua (hoá đơn) cộng với chi phí vận chuyển.
3.2. Số tiền bảo hiểm
Trong bảo hiểm người ta bồi thường bằng tiền vì vậy mỗi đơn vị bảo hiểm đều ghi số tiền bảo hiểm để làm cơ sở cho việc bồi thường. Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. Như vậy, số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm cao nhất của nhà bảo hiểm và là cơ sở quan trọng để xác định phí bảo hiểm phải đóng.
Đối tượng bảo hiểm hoả hoạn là tài sản nên việc xác định chính xác giá trị tài sản bị tổn thất tại thời điểm xảy ra rủi ro là một vấn đề quan trọng. Nó giúp nhà bảo hiểm chi trả tổn thất được chính xác và nó giúp cho người được bảo hiểm nhận đúng những gì mà quyền lợi của họ phải được nhận. Số tiền bảo hiểm phải do người tham gia bảo hiểm và nhà bảo hiểm thoả thuận trên cơ sở sổ sách kế toán của đơn vị tham gia bảo hiểm và sự kiểm tra của nhà bảo hiểm. Nó có thể cao hơn (không quá 10%) thấp hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Trong trường hợp người bảo hiểm muốn bảo hiểm tài sản thấp hơn giá trị (nhưng tối thiểu không dưới 50% giá trị bảo hiểm) thì phải nói rõ và ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm số tiền bảo hiểm bằng bao nhiêu phần trăm giá trị của tài sản được bảo hiểm (để khi bồi thường tổn thất bộ phận thì áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỉ lệ).
Trong trường hợp số lượng tài sản (hàng hóa trong kho, trong cửa hàng...) thường xuyên thay đổi (tăng-giảm) thì có thể bảo hiểm theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa (còn gọi là giá trị điều chỉnh).
- Bảo hiểm theo giá trị trung bình
Trường hợp bảo hiểm theo giá trị trung bình, người tham gia bảo hiểm ước tính và thông báo cho nhà bảo hiểm giá trị của số hàng hoá trung bình có trong kho, trong cửa hàng trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm ước tính trên cơ sở giá trị trung bình. Khi có tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhà bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã khai báo.
Bảo hiểm theo giá trị tối đa
Trong trường hợp này, số tiền bảo hiểm được xác định như sau:
+ Người tham gia bảo hiểm ước tính và thông báo cho nhà bảo hiểm giá trị của số hàng hoá tối đa có thể đạt vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng chỉ thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhà bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo.
+ Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tuỳ theo sự thoả thuận của 2 bên) Người được bảo hiểm thông báo cho nhà bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng hoặc trong quý trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo, nhà bảo hiểm tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì người được bảo hiểm trả thêm cho nhà bảo hiểm số phí còn thiếu. Ngược lại, nếu số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn số phí bảo hiểm phải nộp thì nhà bảo hiểm sẽ hoàn trả số phí chênh lệch. Tuy nhiên, số phí chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí đã nộp đầu năm.
4. Phí bảo hiểm và phương pháp xác định phí bảo hiểm
4.1. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho cơ quan bảo hiểm, để bảo hiểm những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tính toán mức phí phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của tất cả các công ty bảo hiểm. Nó là một trong những nhân tố quyết định tính sống còn của doanh nghiệp trong thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Xét về mặt lý thuyết, phí bảo hiểm bao gồm hai phần phí: cơ bản và phụ phí.
Phí bảo hiểm = phí cơ bản + phụ phí
Trong đó: phí cơ bản được xác định dựa trên xác suất xảy ra rủi ro và số tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm = xác suất xảy ra rủi ro * số tiền bảo hiểm
Phần phụ phí thường bằng 30% thực phí bảo hiểm
Trong thực tế phí bảo hiểm gồm 2 phần: phí gốc và VAT
Trong đó: phí bảo hiểm được doanh nghiệp giữ lại còn VAT nộp cho nhà nước, thông thường VAT = 10% phí bảo hiểm
Phí cơ bản được xác định như sau:
Phí cơ bản = Tỉ lệ phí bảo hiểm * Số tiền bảo hiểm
Tỉ lệ phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm sẽ là những cơ sở để xác định phí bảo hiểm.
* Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là cơ sở đầu tiên và rất quan trọng để xác định phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp. Trong cùng một điều kiện, thì phí bảo hiểm sẽ tỷ lệ thuận với giá trị của tài sản được bảo hiểm.
* Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tuỳ vào từng loại công trình khác nhau, điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) khác nhau thì sẽ có tỉ lệ phí khác nhau. Muốn xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phải dựa trên cơ sở sau:
- Vật liệu công trình: người ta chia làm 3 loại
+ Loại 1: vật liệu khó bắt lửa và có khả năng chịu nhiệt tốt như bê tông, cốt thép, đá..;loại này sử dụng cho công trình loại D (Discount class: là công trình phải đạt các yêu cầu về bộ phận chịu lửa và bộ phận không chịu lực).
+ Loại 2: vật liệu trung gian là loại vật liệu hỗn hợp chứa nhiều chất hoá học trộn với vật liệu thiên nhiên, khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng; loại này sử dụng cho công trình loại N (Neutral class: không đạt tiêu chuẩn như loại D nhưng ít nhất các bộ phận chịu lực và các cấu kiện khác cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy).
+ Loại 3: vật liệu nhẹ, nhìn chung loại vật liệu này dễ bắt lửa và được sử dụng để xây dựng công trình loại L (là loại công trình không đạt được các yêu cầu như loại D và N)
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ phí.
Công tác phòng cháy chữa cháy là một yếu tố quan trọng nhấ._.t làm giảm khả năng xảy ra tổn thất. Nếu công tác phòng cháy chữa cháy được đảm bảo, trang thiết bị tốt để hạn chế thấp nhất những rủi ro xảy ra thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính thấp hơn.
Mặt khác ngày càng có nhiều các công ty bảo hiểm phi nhân thọ xuất hiện làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nên các công ty bảo hiểm còn phải dựa vào tỷ lệ phí của các công ty bảo hiểm khác để xác định tỷ lệ phí cho công ty của mình sao cho hợp lý và đảm bảo tính cạnh tranh.
4.2. Phương pháp xác định phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở số liệu thống kê tổn thất xảy ra trong một khoảng thời gian trước, thường từ 3 đến 5 năm. Phí bảo hiểm phải đóng được xác định trên cơ sở tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm.
Có hai phương pháp xác định tỷ lệ phí theo phân loại và danh mục:
- Theo phân loại
Đây là cách kết hợp các đơn vị có thể so sánh với nhau và cùng một loại, sau đó tính tỉ lệ mỗi loại phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại đó. Cách này phù hợp với các tài sản như nhà cửa, công trình kiến trúc... Nhưng khi xác định theo loại này cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí:
+ Vật liệu xây dựng bằng gì?
+ Khả năng phòng cháy chữa cháy
+ Những vật bố trí xung quanh, bên ngoài (những công trình đặc biệt dễ cháy để gần lửa lan nhanh tới tài sản được bảo hiểm)
+ Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê)
- Theo danh mục
Phân tích từng loại tài sản một cách riêng biệt cho dù tính phí theo phương pháp phân loại hay theo danh mục thì quá trình tính phí đều phải tuân theo những bước nhất định không thể thiếu. Các bước xác định phí bảo hiểm bao gồm:
Bước 1: Chọn tỷ lệ phí thích hợp trong biểu phí
Trước hết cần xác định xem đối tượng bảo hiểm thuộc ngành sản xuất nào, sau đó chọn tỉ lệ phí quy định cho ngành sản xuất kinh doanh đó trong biểu phí. Biểu phí cơ bản là bảng thống kê xác suất rủi ro của từng loại hình tài sản. Để có được biểu phí cơ bản, các công ty bảo hiểm phải nghiên cứu trên cơ sở thống kê tình hình thực tiễn xảy ra rủi ro ở địa phương hay ở quốc gia mà công ty tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Hiện nay biểu phí bảo hiểm hoả hoạn ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam của công ty tái bảo hiểm Munich (MunichRe).
Bảng 1: Biểu phí áp dụng chung cho tất cả các ngành
Loại công trình
Nhà làm việc, văn phòng
Nhà loại D
Nhà loại N
Nhà loại L
Phí cơ bản (0/00)
1,2
1,5
2,0
Nhà sản xuất đang xây dựng với số tiền bảo hiểm tăng dần theo tiến độ thi công.
Với số tiền bảo hiểm cố định
1,5
1,2
(Nguồn: Bộ tài chính)
Bảng 2: Biểu phí áp dụng cho cửa hàng, kho tàng
Mã số
9711
9713
9715
Loại hình cửa hàng
Cửa hàng bách hoá có diện tích trên 2000m2
Các công ty bán hàng theo đơn đặt hàng qua bưu điện Cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại, siêu thị
Phí cơ bản (0/00)
2,3
3,2
2,9
941
942
943
944
945
Kho (bao gồm cả tháp, hầm, bể chứa)
Kho với rủi ro cháy rất thấp
Kho với rủi ro cháy thấp
Kho với rủi ro cháy trung bình
Kho với rủi ro cháy tương đối cao
Kho với rủi ro cháy rất cao
1,0
1,5
2,3
3,5
5,0
(Nguồn: Bộ tài chính)
Đối với các loại kho, mức độ được đánh giá tuỳ theo diện tích của kho, chiều cao của kho. Các kho 943-: -945 phải cộng thêm 50% phí nếu diện tích chứa hàng vượt quá 7500m² hoặc chiều cao xếp hàng vượt quá 7,5m mà không có các phương tiện phòng cháy chữa cháy tự động như Sprinkler, hệ thống chữa cháy bằng CO2 v.v..
- Tỷ lệ phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào hình thức bao gói của hàng hóa. Bao bì hàng hoá chia làm 5 loại:
p1: Không có bao bì
p2: Bao bì bằng chất không cháy, phủ kín hàng hoá và có độ dày bằng nhau. Nếu không phủ kín hoặc không có độ dày bằng nhau thì được xếp vào p1
p3: Bao bọc một phần bằng nhựa dễ cháy
p4: Bọc kín bằng nhựa xếp
Để nhận biết ta dựa vào các dấu hiệu sau:
+ Nếu hàng hoá được chứa trên giá gỗ thì được xếp vào loại đóng gói p3
+ Nếu hàng hoá được chứa trong hoặc vận chuyển bằng container, làm bằng vật liệu dễ cháy thì được xếp vào loại p4
Hàng hoá đóng gói không quá 20% diện tích bề mặt của hàng hoá thì xếp vào loại p3
Ngoài ra, các loại hình sản xuất kinh doanh còn được phân ra thành các nhóm từ 0 đến
9, quy định cụ thể tỷ lệ phí cho từng ngành sản xuất kinh doanh.
Bảng 3: Phân loại theo loại hình sản xuất kinh doanh
Nhóm
Loại hình sản xuất kinh doanh
0
Thương mại kho tàng
1
Khai khoáng
2
Đất đá
3
Kim loại
4
Hoá chất
5
Dệt may
6
Da
7
Gỗ
8
Thực phẩm
9
Khác
(Nguồn: Bộ tài chính)
Bước 2: Điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ phí đã chọn
* Xác định bậc chịu lửa của công trình
Xác định bậc chịu lửa của công trình tức là xác định công trình thuộc loại kiến trúc nào, xem chúng được xây dựng bởi vật liệu gì và khả năng chịu lửa của mỗi công trình đó.
* Các yếu tố làm tăng giảm mức độ rủi ro;
- Các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro.
Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng khả năng xảy ra tổn thất.
Ví dụ: Dây chuyền sơn trong một phân xưởng sản xuất, thiết bị xấy khô, chiết xuất, chế biến gỗ, gia công nhân tạo.
Tuy nhiên phụ phí này sẽ không được tính thêm, nếu các máy móc thiết bị phụ trợ thêm được lắp trong phòng ngăn cách với bên ngoài bằng tường chống cháy đồng thời có máy báo cháy và chiếm không quá 10% diện tích của các đơn vị rủi ro.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể nhà bảo hiểm tự đánh giá và đưa ra tỷ lệ tăng phí, nhưng trong mọi trường hợp tỷ lệ tăng tối đa chỉ là 15%.
+ Có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với các rủi ro được bảo hiểm:
ã Có các nguồn lửa mà không được ngăn cách chống cháy, có lò sưởi đốt bằng dầu, khí trong phòng làm việc, có thiết bị sưởi ấm bằng tia hồng ngoại. Tuy nhiên sẽ không tính thêm phí nếu không có các vật dễ cháy được sản xuất hay cất giữ gần đó.
ã Có dây chuyền sản xuất tự động hóa (không có người điều khiển) nhưng không được trang bị các thiết bị báo cháy tự động thích hợp và đúng tiêu chuẩn.
ã Thiết kế không đạt yêu cầu hoặc công việc sửa chữa không đạt chất lượng yêu cầu.
ã Thiếu các trang thiết bị báo cháy chữa cháy cần thiết.
Đối với những loại công trình như thế này phí bảo hiểm cần phải tăng và mức tăng phí tuỳ theo đánh giá của nhà bảo hiểm trên cơ sở có sự thoả thuận nhất trí của người tham gia bảo hiểm.
+ Các công trình có trung tâm máy tính.
Công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách chống cháy, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối đa không quá 5%.
+ Có khả năng xảy ra phá hoại (cố tình gây cháy)
Trường hợp này rất khó xác định và khó đạt được thoả thuận giữa nhà bảo hiểm và người tham gia. Tuỳ theo sự đánh giá của nhà bảo hiểm và sự thoả thuận giữa 2 bên để tăng tỷ lệ phí, nhưng mức tăng tối đa không quá 5%.
+ Căn cứ trên cơ sở những tổn thất trong quá khứ.
Nếu trong năm năm trước, tổng số tiền bồi thường vượt quá 150% số phí bảo hiểm đã nộp thì nhà bảo hiểm tăng ít nhất là 10% phí.
- Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro.
Trong các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro thì biện pháp phòng cháy chữa cháy được đặt lên hàng đầu. Nếu như thực hiện tốt nó sẽ giúp giảm đáng kể những rủi ro, thiệt hại do hoả hoạn gây ra, mặt khác nó cũng là một yếu tố quan trọng để giảm phí bảo hiểm hoả hoạn.
+ Các thiết bị phòng cháy, báo cháy.
ã Có hệ thống báo cháy tự động được nối thẳng với trạm cứu hoả công cộng: giảm 8% phí.
ã Có hệ thống báo cháy tự động được nối thẳng với phòng thường trực, đội cứu hoả của xí nghiệp, trạm công an hay cơ quan có trách nhiệm về bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy: giảm 6% phí.
ã Có bộ phận báo cháy thuộc hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt cố định được giảm 5% phí.
ã Việc trực kiểm tra canh gác thực hiện 24/24 giờ, cứ 2 giờ một lần có người kiểm tra và liên lạc ngay bằng điện thoại hay bấm nút ngay khi cần phát lệnh báo động: giảm 5% phí
Chú ý: Trong trường hợp có đủ các phương tiện nói trên chỉ áp dụng mức giảm cao nhất là: 8% phí
+ Các thiết bị và phương tiện chữa cháy
Bảng 4: Tỷ lệ phí giảm áp dụng cho các thiết bị chữa cháy
STT
Thiết bị chữa cháy
Mức giảm phí (%)
1
Có hệ thống chữa cháy tự động phun nước (Sprinkler)
35- 50
2
Có hệ thống phun nước
- Bằng tay
- Tự động
15-20
30-40
3
Có hệ thống dập cháy bằng CO2
- Thủ công
- Tự động
15-20
30-40
4
Có hệ thống chữa cháy Halon tự động
25-40
5
Có hệ thống chữa cháy bằng bọt
- Thủ công
- Tự động
tối đa 10
tối đa 20
6
Có hệ thống chữa cháy dạng khô
- Thủ công
- Tự động
7-10
12-20
7
Có hệ thống tự động dập tắt tia lửa điện
tối đa 15
8
Có hệ thống quạt thông gió và hơi nóng
- Thủ công
- Tự động
tối đa 3
tối đa 5
9
Có đội cứu hoả riêng
- Có ô tô chữa cháy và nhân viên chuyên nghiệp
- Bán chuyên nghiệp
15-20
7-10
10
Gần đội cứu hoả công cộng
5-10
(Nguồn: Bộ tài chính)
Tất cả các hệ thống chữa cháy chỉ được coi là đủ điều kiện giảm phí khi nó được cơ quan chức năng kiểm tra và công nhận.
Chú ý: Đối với hệ thống phun nước (Sprinkler).
- Có ít nhất hai hệ thống cấp nước độc lập với nhau, giảm tối đa là 50% phí bảo hiểm.
- Nếu chỉ có một hệ thống cấp nước mà kĩ thuật cho phép: giảm tối đa là 30% phí bảo hiểm.
* Khi một đơn vị rủi ro có nhiều hệ thống chữa cháy khác nhau thì mức giảm phí cao nhất được giữ nguyên còn các mức giảm khác chỉ được tính 50%.
Tổng các mức miễn giảm phí về các thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy cho mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm không được vượt quá 70%.
* Xét mức tăng giảm phí theo tỉ lệ tổn thất trong quá khứ.
+ Nếu 5 năm gần nhất số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm nhỏ hơn 20% tổng số phí bảo hiểm thu được thì có thể giảm tới 15% phí bảo hiểm, nếu dưới 50% thì có thể giảm tới 10% phí bảo hiểm.
+ Ngược lại nếu trong 5 năm gần nhất số tiền bồi thường bằng 120% số phí bảo hiểm thu được thì tăng 10% phí bảo hiểm, nếu bằng 150% thì tăng 15%.
- Các mức miễn thường
Mức miễn thường bắt buộc là 2ọ số tiền bảo hiểm và tuân thủ theo đúng quy định của bản thoả thuận chung về khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã được ký giữa các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên mức miễn thường tối thiểu không dưới 100USD/ mỗi vụ và tối đa không quá 2000USD/mỗi vụ tổn thất, đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí.
Nếu khách hàng muốn lựa chọn những mức miễn thường cao hơn để giảm phí bảo hiểm thì áp dụng các tỉ lệ phí giảm theo mức miễn thường sau:
Bảng 5: Tỉ lệ giảm phí áp dụng đối với các mức miễn thường
Tỉ lệ giảm phí tương ứng với số tiền bảo hiểm tính bằng USD
Mức miễn thường
Dưới 6 triệu
6-15 (triệu)
15-30
( triệu)
30-60
(triệu)
60-90
(triệu)
90-125
(triệu)
> 3000
6000
9000
12000
15000
30000
60000
150000
300000
625000
3%
5%
6.8%
8.4%
9.8%
14.8%
21.3%
31.5%
-
5%
6.8%
8.2%
9.5%
13.8%
19.3%
25.0%
30.4%
-
-
6.8%
8.0%
9.1%
12.2%
16.7%
21.8%
26.5%
33.4%
-
-
-
7.1%
8.0%
10.8%
13.6%
19.4%
24.1%
29.3%
-
-
-
-
-
8.9%
12.2%
16.7%
22.0%
27.5%
-
-
-
-
-
8.0%
11%
15.0%
20.3%
25.7%
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Bước 3: Tính phí bảo hiểm
a. Tính tỉ lệ phí
+ Chọn tỉ lệ phí thích hợp đối với từng đơn vị rủi ro trong biểu phí tương ứng
+ Tăng giảm tỉ lệ phí cơ bản theo bậc chịu lửa của công trình
+ Thực hiện tăng, giảm phí theo điều kiện phòng cháy chữa cháy
+ Thực hiện tăng, giảm phí theo tỉ lệ tổn thất trong quá khứ
+ Thực hiện giảm phí theo mức miễn thường
b. Tính thực phí phải thu
Phí bảo hiểm = Tỉ lệ phí bảo hiểm * Số tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm phải thu của khách hàng = Phí bảo hiểm gốc + VAT
VAT= 10% phí bảo hiểm gốc
Trong trường hợp một cơ sở có nhiều đơn vị rủi ro thì cách tính phí thông thường là tính chi tiết cụ thể cho từng đơn vị rủi ro, theo các bước sau đó gộp lại.
VD: tính phí bảo hiểm cho phân xưởng A, biết
- Loại công trình: D
Số tiền bảo hiểm 5 triệu USD
Mức miễn thường tự chọn là 3000USD, được giảm 3% phí
Có các thiết bị làm tăng mức độ rủi ro : tăng 15% phí
Có bộ phận báo cháy : giảm 5%
Có đội cứu hoả riêng được trang bị ô tô cứu hoả: giảm 15%
Gần đội cứu hoả công cộng : giảm 5%
Cách tính phí bảo hiểm như sau:
Điều chỉnh phí theo loại công trình D được giảm : 10% phí bảo hiểm còn lại = 0,18% - (0,18%*10%) = 0,162%
Điều chỉnh phí theo mức độ làm tăng rủi ro, tăng 15%
Phí bảo hiểm = 0,162% + (0,162%*15%) = 0,1863%
Điều chỉnh phí theo các mức giảm phí về các thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy là 30%
Phí bảo hiểm còn lại = 0,1863%- (0,1863%*30%) = 0,13041%
- Điều chỉnh phí theo mức miễn thường giảm 3%
- Phí bảo hiểm còn lại = 0,13041%- (0,13041%*3%) = 0,1264977%
- Phí bảo hiểm cuối cùng khách hàng phải nộp:
0,1264977%*5000000 = 6324,885.
Bên cạnh phí bảo hiểm hoả hoạn (phí cho rủi ro A) người tham gia có thể đóng thêm phí cho các rủi ro phụ.
5. Giám định và bồi thường tổn thất
5.1. Công tác giám định tổn thất
Trong hoạt động kinh doanh thì việc bồi thường nhanh chóng và đầy đủ cho khách hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó tạo nên uy tín của nhà bảo hiểm đối với khách hàng, đó là một biện pháp quảng cáo hiệu quả nhất.
Muốn vậy thì phải thực hiện tốt công tác giám định để công ty bảo hiểm có cơ sở tiến hành bồi thường cho khách hàng. Không phải cứ có hoả hoạn xảy ra là người tham gia được hưởng bảo hiểm mà còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân và phạm vi bảo hiểm. Do đó giám định vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của nhà bảo hiểm và trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm, bởi chỉ có giám định chính xác thì mới tính toán được mức độ thiệt hại chính xác và thực hiện bồi thường thoả đáng cho người tham gia. Công tác giám định trong bảo hiểm hoả hoạn mang tính pháp lý cao do đó cần có sự phối kết hợp giữa công ty bảo hiểm, phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và người tham gia. Để công tác giám định được tiến hành thuận lợi, chính xác thì người tham gia phải thông báo kịp thời và giữ nguyên hiện trường. Các giám định viên tham gia giám định có thể là nhân viên công ty bảo hiểm hoặc giám định viên độc lập theo sự thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và người tham gia. Các giám định viên phải là những người nắm vững nghiệp vụ hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đồng thời còn phải nắm vững kiến thức về hoả hoạn. Trong quá trình tiến hành giám định thường phải làm rõ các vấn đề sau:
+ Thời điểm xảy ra hoả hoạn và kết thúc hoả hoạn
+ Nguyên nhân gây ra hoả hoạn
+ Thống kê toàn bộ tài sản bị thiệt hại
+ Lời khai của các nhân chứng
- Công tác phòng cháy chữa cháy và ngăn ngừa thiệt hại khi hoả hoạn xảy ra, sau đó lập biên bản giám định có đầy đủ chữ ký các bên (công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, chính quyền địa phương...). Căn cứ vào biên bản giám định viên có thể nắm được tình hình sự kiện liên quan đến vụ cháy, từ đó nắm được tình huống xảy ra hoả hoạn, nguyên nhân gây ra vụ cháy để nhà bảo hiểm tiến hành bồi thường, đồng thời dựa vào các biên bản giám định, các nguyên nhân gây ra cháy, nhà bảo hiểm có thể đề ra phương án biện pháp phòng ngừa hạn chế tổn thất, rủi ro xảy ra.
5.2. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm lớn nhất của nhà bảo hiểm. Trên cơ sở biên bản giám định thiệt hại, cùng các giấy tờ kèm theo, cán bộ bồi thường sẽ xác định được mức độ thiệt hại thực tế của từng đối tượng, sau đó sẽ xác định số tiền bồi thường. Số tiền bồi thường được căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế, số tiền bảo hiểm và mức miễn thường.
Có hai phương pháp bồi thường
5.2.1.Bồi thường theo quy tắc tỉ lệ số tiền bảo hiểm
Theo phương pháp này, nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỉ lệ. Mục đích là tránh cho công ty bảo hiểm phải chịu những khiếu nại phiền toái, đồng thời tránh cho người tham gia lợi dụng bảo hiểm.
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất * Số tiền bảo hiểm / Giá trị bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là sự đánh giá thoả thuận khi ký hợp đồng
Giá trị bảo hiểm là giá trị khai báo bảo hiểm ban đầu
Giá trị thiệt hại được xác định như sau:
+ Đối với nhà cửa
Cơ sở tính số tiền thiệt hại là chi phí sửa chữa. Nếu nhà cửa chỉ hư hại nhẹ thì chỉ ước tính thiệt hại rồi bồi thường. Nếu hư hại nghiêm trọng thì cần nhờ một chuyên gia lập dự toán sửa chữa nhà với đầy đủ chi phí, số lượng chủng loại vật liệu cần thiết.
+ Đối với máy móc thiết bị tài sản khác
Nếu cần sửa chữa được thì cơ sở tính thiệt hại là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí mua mới thì cơ sở của bồi thường là chi phí mua mới trừ đi khấu hao nếu tính theo giá trị còn lại.
+ Đối với thành phẩm :
Cơ sở tính thiệt hại là giá thành sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định. Nhưng nếu giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường thì cơ sở thiệt hại là giá thị trường. Nếu sản phẩm đã bán nhưng chưa giao hàng và người được bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá đó thì cơ sở tính thiệt hại là giá bán.
+ Đối với bán thành phẩm
Cơ sở tính thiệt hại là chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công...) tính đến thời điểm sản xuất.
+ Đối với hàng hoá dự trữ ở kho và hàng hoá ở các cửa hàng.
Cơ sở tính thiệt hại là giá mua (theo hoá đơn đặt hàng) mà người tham gia đã trả chứ không phải là giá bán. Thêm vào đó còn cần phải khấu trừ cả phần mất giá do hàng hoá ứ đọng lâu ngày hoặc không còn hợp thời trang thị hiếu.
5.2.2 Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí
Có một số trường hợp người tham gia bảo hiểm không đủ tiền nộp đầy đủ mức phí đã ấn định vì vậy không may tổn thất xảy ra số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính toán như sau:
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất * Phí bảo hiểm đã đóng/ Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng
6. Thủ tục yêu cầu bảo hiểm
Khi có nhu cầu bảo hiểm, trước hết người mua bảo hiểm gửi cho công ty bảo hiểm giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu in sẵn). Trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối và phải có quyền lợi bảo hiểm, người được bảo hiểm phải kê khai đầy đủ và đúng sự thật giá trị tài sản cần bảo hiểm theo từng đơn vị rủi ro vào bản kê danh mục tài sản (theo mẫu in sẵn). Bảo hiểm sẽ không có giá trị trong trường hợp kê khai sai, miêu tả sai hoặc không khai báo những chi tiết quan trọng về tài sản yêu cầu bảo hiểm.
Người bảo hiểm có thể yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp sơ đồ, vị trí tài sản được bảo hiểm, sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy.v.v.
Người bảo hiểm có thể cử giám định viên hoặc cộng tác viên tới xem xét đối tượng bảo hiểm và góp ý kiến về hệ thống phòng cháy chữa cháy hoặc yêu cầu người được bảo hiểm bổ sung phương tiện phòng cháy chữa cháy.
Công ty bảo hiểm sau khi nhận đơn và lập bản đánh giá rủi ro, xem xét mọi khía cạnh kinh tế và pháp lý sẽ quyết định nhận hay từ chối bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm chỉ được lập khi đơn xin bảo hiểm được chấp nhận và hai bên gặp nhau để thoả thuận các chi tiết hợp đồng.
Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có thể sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm thay cho hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm các điều khoản sau:
Tên, địa chỉ của người được bảo hiểm
Tên đối tượng bảo hiểm, địa chỉ
Rủi ro được bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm, có thể là một năm hoặc ngắn hơn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng tiếp phí bảo hiểm và yêu cầu tái tục bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có thể bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
Một trong hai bên ký hợp đồng bảo hiểm thông báo trước 30 ngày bằng văn bản cho bên kia về việc huỷ bỏ hợp đồng.
Có những thay đổi về tăng mức rủi ro của đối tượng bảo hiểm, trừ khi những thay đổi đó được người bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản.
Thay đổi quyền sở hữu hoặc không có quyền quản lý đối với tài sản được bảo hiểm.
Khi hợp đồng bị huỷ, người bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng.
7. Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam
Việc quy định pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm là rất cần thiết. Với mục tiêu trên hết là bảo vệ lợi ích của người được bảo hiểm và công chúng, định hướng cho hoạt động của thị trường, các công ty bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng Nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời còn chịu sự kiểm tra giám sát của Bộ Tài chính về các mặt như cách thức điều hành, khả năng thanh toán, tình hình quản lý tài sản, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính. Những văn bản pháp lý về hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam bao gồm:
- Nghị định 100/CP của chính phủ ngày 18/12/1993 về việc kinh doanh bảo hiểm
- Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001.
- Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Thông tư 71/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/8/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Luật phòng cháy chữa cháy được công bố ngày 12/7/2001.
- Bản thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt và bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp do Bộ Tài chính phê chuẩn và áp dụng từ ngày 1/6/2001.
Tóm lại, thực tế đã chứng minh cho ý nghĩa và tác dụng lớn lao về kinh tế, xã hội của bảo hiểm hoả hoạn vì chỉ cần một mức phí nhỏ từ 0,2%-0,5% giá trị tài sản, chủ doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về tài sản, về vị trí tài chính của mình trong tương lai. Để nói về vai trò của bảo hiểm hoả hoạn, có một nhà chính khách đã nói “Nếu không có bảo hiểm sẽ không có nhà tư bản nào dám đầu tư hàng triệu USD để xây dựng các toà nhà lớn, bởi một tàn thuốc lá có thể biến toà nhà ấy thành tro dễ dàng”.
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở công ty Bảo hiểm
dầu khí Việt Nam (PVI)
I. Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)
Vài nét về công ty
Trong những năm qua, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế, xã hội nước ta. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, lạm phát bước đầu được kiểm soát, đầu tư nước ngoài tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong công cuộc đổi mới này, ngành Dầu khí là một trong các ngành công nghiệp mũi nhọn đã và đang góp phần to lớn vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động bảo hiểm ở Việt nam đã chuyển đổi từ cơ chế độc quyền sang cơ chế thị trường. Mở đầu bằng sự ra đời của Nghị định 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/93, tiếp theo là sự ra đời của một số công ty bảo hiểm mới, thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã có sự chuyển biến đáng kể. Hoạt động bảo hiểm bắt đầu sôi động, chất lượng phục vụ khách hàng được các công ty bảo hiểm quan tâm hơn, nghiệp vụ bảo hiểm được mở rộng, điều kiện bảo hiểm được cải tiến. Tuy nhiên, nhu cầu bảo hiểm hiện nay ở nước ta còn rất nhiều mà khả năng của các công ty bảo hiểm hiện tại còn chưa đáp ứng kịp, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, dầu khí.
Chính vì vậy, trên cơ sở Nghị định 38/CP ngày 30/05/95 phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt nam và Nghị định 100/CP ngày 18/12/93 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, ngày 23/01/1996 theo quyết định 12/BT của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) chính thức ra đời.
Công ty Bảo hiểm Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM INSURANCE (PVI), là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt nam có trụ sở chính tại 154 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội.
Công ty Bảo hiểm Dầu khí có các chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng:
- Tăng cường vai trò chỉ đạo của kinh tế quốc doanh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bảo hiểm Dầu khí hoạt động cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm khác hình thành một thị trường bảo hiểm đa dạng, năng động tại Việt Nam, tiến tới hoà nhập với thị trường quốc tế.
- Góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, trước hết là ngành dầu khí-ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng kịp thời và phục vụ tốt hơn nhu cầu bảo hiểm của ngành dầu khí và nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, không ngừng tăng lợi nhuận và sử dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tập trung đầu tư cho các dự án của ngành dầu khí, góp phần nâng cao vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức trong ngành dầu khí.
- Mở rộng phạm vi bảo hiểm, nâng cao khả năng nhận bảo hiểm của thị trường trong nước, hạn chế chuyển dịch vụ bảo hiểm ra thị trường nước ngoài.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm và đào tạo cán bộ.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng và trình Bộ tài chính ban hành hoặc phê chuẩn các điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng cho các loại nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.
- Thực hiện kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với khách hàng trong và ngoài nước, các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm liên quan đến hoạt động của ngành Dầu khí; Tiến hành hoạt động đầu tư theo Nghị định 100/CP và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ tổn thất, v.v... Hiện nay, các loại hình bảo hiểm mà công ty đang triển khai là:
+ Bảo hiểm Dầu khí.
+ Bảo hiểm hàng hoá.
+ Bảo hiểm thân tàu và P&I.
+ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.
+ Bảo hiểm xây dựng lắp đặt.
+ Bảo hiểm trách nhiệm.
+ Bảo hiểm xe cơ giới.
+ Bảo hiểm con người.
+ Các loại bảo hiểm khác
- Thực hiện tái bảo hiểm cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam theo quy định của Nhà nước.
- Tiến hành các biện pháp tăng cường khả năng tài chính của Công ty, lập các quỹ dự phòng để luôn đảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của Công ty đối với Nhà nước và ngành, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng và đăng ký với Tổng công ty các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm, kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn của công ty.
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Dầu khí
Phòng
giám định bồi thường
Phòng
kế toán
Phòng
hành chính tổ chức
Phòng đầu tư tài chính
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Marketing
Phòng bảo hiểm
kỹ thuật
Phòng bảo hiểm
năng lượng
Phòng bảo hiểm
hàng hải
Phòng
tái bảo hiểm
Ban giám đốc
Chi nhánh
Vũng Tàu
Chi nhánh
TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh
Phía Bắc
Chi nhánh
Duyên Hải
Chi nhánh
miền Trung
Văn phòng đại diện Cần Thơ
Phòng
pháp chế
thư ký
Từ sơ đồ tổ chức, có thể thấy Công ty BHDK hình thành các khối:
Khai thác bảo hiểm
- Các phòng kinh doanh bảo hiểm gốc
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện
- Các đại lý
- Các môi giới
Khối tái Bảo hiểm
- Nhượng tái bảo hiểm
- Nhận tái bảo hiểm
Khối tài chính
- Phòng kế toán
- Phòng Đầu tư- tài chính
Khối quản lý
- Phòng Kinh tế- Kế hoạch
- Phòng Tổ chức- Hành chính
- Phòng Giám định- Bồi thường
- Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh
Với cơ cấu tổ chức như vậy, hoạt động bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt hiện nay ở công ty BHDK thuộc trách nhiệm của phòng bảo hiểm kỹ thuật.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty những năm qua
Công ty Bảo hiểm Dầu khí hiện là thành viên đứng thứ 3 trong hơn 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sau 7 năm bền bỉ phấn đấu và xây dựng, công ty đã thực sự khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa quan trọng của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong quá trình phát triển thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh của đất nước. Doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1998 – 2003 được thể hiện như sau:
Biểu 1: Doanh thu Công ty Bảo hiểm Dầu khí
1998-2003
Đơn vị: tỷ đồng
1998 1999 2000 2001 2002 2003*
Biểu 2: Tình hình nộp NSNN của Công ty
Bảo hiểm Dầu khí
1998-2003 Đơn vị: tỷ đồng
1998 1999 2000 2001 2002 2003*
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch của PVI
Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch của PVI
Đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Dầu&Khí nói riêng, Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập, không chỉ là một doanh nghiệp nhà nước mà còn là một Công ty trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài. BHDK được sự hỗ trợ và ủng hộ mạnh mẽ của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cả về tài chính cũng như về đào tạo nhân lực. Cho đến nay với nỗ lực bản thân Công ty và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng Công ty cùng các đơn vị trong và ngoài ngành, BHDK đã bảo hiểm cho nhiều công trình, dự án lớn của các đơn vị trong nước và nước ngoài như:
- BHDK cho Liên doanh Vietsovpetro với tổng mức trách nhiệm là US$ 1 tỷ.
Bảo hiểm cho dự án Nhà máy Khí điện đạm Cà Mau US$ 1.2 tỷ.
Bảo hiểm cho Công ty Liên doanh Cửu Long JOC: US$ 150 triệu, Hoàng Long, Hoàng Vũ JOC US$ 106 triệu.
BHDK đã cấp các đơn bảo hiểm năng lượng, hàng hải và tài sản thuộc loại lớn nhất Việt Nam cho các tập đoàn kinh tế lớn BP, Petronas Caligali, Unocal, JVPC, VSP, xây dựng Nhà máy lọc dầu, Nhà máy Đạm... với giá trị lớn.
- BHDK cho Canadian Occidental Petroleum. Ltd với tổng mức trách nhiệm là US$ 200 triệu.
BHDK cho Korea Petroleum Development Corp. (PEDCO) với tổng mức trách nhiệm là US$ 155 triệu.
BHDK cho OMV với tổng mức trách nhiệm là US$ 153 triệu.
Bảo hiểm cho công trình đường ống cho Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí với tổng mức trách nhiệm gần US$ 140 triệu.
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt Nhà máy điện Wartsila Power Bà Rịa với tổng mức trách nhiệm là US$ 102 triệu.
BHDK luôn cố gắng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và phát triển chương trình bảo hiểm trọn gói cho khách hàng. Các đơn bảo hiểm đều được áp dụng theo các mẫu đơn bảo hiểm Quốc tế. Phương châm hoạt động của BHDK là “Đáp ứng, thoả mãn nguyện vọng của khách hàng và cùng hợp tác để phát triển” và mục tiêu chính của BHDK ._.iến, tốc độ tăng trưởng đạt được ở mức không cao so với kết quả vài năm gần đây, chưa đạt được mức kế hoạch nhiều công ty đặt ra là khoảng từ 15%-20%. Mặc dù vậy, tình hình khai thác và cạnh tranh trên thị trường vẫn diễn biến sôi động. ở giai đoạn này, nhìn chung các công ty vẫn duy trì được tỉ lệ phí như năm trước, nhưng đã xuất hiện lác đác một số trường hợp hạ phí, đặc biệt là đối với một số dịch vụ tái tục với số tiền bảo hiểm lớn.
9 tháng qua được đánh giá là khoảng thời gian có tình hình bồi thường diễn biến không thuận lợi với sự phát sinh của vụ cháy nhà máy chế biến thức ăn Interfood. Cho dù gần đây công ty giám định tổn thất đã điều chỉnh giảm số tiền bồi thường cho vụ cháy Interfood từ hơn 6 triệu đôla xuống còn 4,65 triệu đôla, nhưng đây vẫn là vụ tổn thất có số tiền bồi thường và số tiền thu hồi tái bảo hiểm lớn nhất từ trước đến nay. Chính vì thế, vụ tổn thất này không chỉ gây thiệt hại lớn về tiền cho các công ty bảo hiểm liên quan, mà có khả năng nó sẽ tiếp tục gây ra nhiều khó khăn chung cho việc kinh doanh của toàn thị trường sau này.
Về tình hình tái bảo hiểm, các thông tin hiện tại đều cho thấy thị trường vẫn đang “cứng” và tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Hai xu hướng trái ngược trên thị trường quốc tế (tăng phí) và thị trường trong nước (tiếp tục cạnh tranh) dẫn tới việc thu xếp tái bảo hiểm khó khăn, đặc biệt là việc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ tạm thời. Kết quả không thuận lợi trên thị trường Việt Nam dẫn tới việc một số nhà nhận tái bảo hiểm hàng đầu của thị trường như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore đã và sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách thắt chặt, cụ thể là họ gần như không nhận các dịch vụ tạm thời hạ phí hoặc mở rộng điều kiện điều khoản. Trong buổi hội thảo với chủ đề “Tái bảo hiểm trên thị trường Việt Nam hôm qua, hôm nay và ngày mai” tổ chức ngày 16/10/2003, đại diện của công ty tái bảo hiểm Munich Re chi nhánh Singapore đã phân tích, đánh giá về tình hình thị trường Việt Nam, đồng thời họ so sánh tình hình thị trường Việt Nam với thị trường các nước trong khu vực. Nhìn chung, họ đánh giá cao kết quả đạt được và tiềm năng của thị trường Việt Nam nhưng họ cũng nhận xét tỉ lệ phí của thị trường hiện vẫn còn khá cạnh tranh. Trước kỳ tái tục mới, Munich Re đã chính thức thông báo một số điều chỉnh áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm cố định trên thị trường Việt Nam, đó là giảm giới hạn (capacity) và hoa hồng tái bảo hiểm. Các điều chỉnh của Munich Re được nhìn nhận là có thể gây một số khó khăn cho các công ty bảo hiểm, nhưng mặt khác, nó có thể khuyến khích các công ty tăng phí.
Điểm qua một số tình hình thực tế trong các năm, dự kiến thị trường trong nước sắp tới sẽ tiếp tục diễn biến khó khăn, trước mắt là mùa tái tục vào cuối năm nay. Do vậy, ngoài việc nhận thức và đánh giá đúng thực chất của thị trường để có các đối sách kinh doanh thích hợp, các công ty cần phải quan tâm chú trọng đến sự phát triển của thị trường một cách toàn diện, đảm bảo an toàn, cạnh tranh lành mạnh sao cho phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực của thị trường trong nước và khu vực, cũng như dần dần từng bước hội nhập với thị trường quốc tế như mục tiêu trong “Chiến lược phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 tới 2010” mà chính phủ đề ra cho ngành bảo hiểm.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại PVI
1. Một số kiến nghị từ phía Nhà nước
Nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một nghiệp vụ còn khá mới ở Việt Nam. Vì vậy, ý thức và tầm hiểu biết của người dân, của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao, dẫn đến doanh thu và thị phần của nghiệp vụ này còn chiếm tỉ lệ thấp trên thị trường bảo hiểm. Với mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được hưởng thụ những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nhà nước cần đề ra chiến lược về mặt cơ chế chính sách một cách cụ thể và hiệu quả như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng như ban hành Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc về cháy nổ để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty bảo hiểm.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân, các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, ưu tiên phát triển các sản phẩm có tính chất đầu tư dài hạn.
- Phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối khác. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Nhà nước không trực tiếp đầu tư thêm vốn vào lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
- Nhà nước cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có cơ chế chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô doanh nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
- Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nước ngoài.
- Nhà nước cần đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế. Nhà nước giám sát các hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp.
Tóm lại, vai trò chỉ đạo của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của nghiệp vụ được xem là “kim chỉ nam” cho xu hướng hội nhập của thị trường. Đứng trên góc độ vĩ mô, với những cơ chế chính sách thuận lợi của mình, Nhà nước sẽ góp phần quyết định tới phương hướng phát triển từ nay đến năm 2010 của bảo hiểm Việt Nam.
2. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1 Thực hiện chiến lược tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả
Ngày nay, nhiều công ty bảo hiểm đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng. Vì thế họ dành quá nhiều thời gian và công sức cho các chiến lược mua bán và sáp nhập. Quy mô là một yếu tố quan trọng, song việc duy trì sự tồn tại của công ty trong một thời gian dài cũng có tầm quan trọng không kém.
Trong một thế giới mà công nghệ không ngừng phát triển, các sản phẩm có thể sinh ra và mất đi nhưng khách hàng thì vẫn luôn còn đó. Do đó, những chiến lược mua bán và sáp nhập chỉ là những phương tiện để đạt được mục đích. Mục đích cuối cùng là giữ được khách hàng và qua đó tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Trước đây các công ty bảo hiểm tập trung nhiều công sức vào việc xây dựng hình ảnh, coi đó là phương tiện để nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Đây là một yếu tố quan trọng trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, việc duy trì quan hệ với khách hàng cũng là một yếu tố cạnh tranh rất nhạy cảm.
Ngày nay các nhà lãnh đạo các công ty bảo hiểm nhận thức được rằng mối quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ là cực kỳ quan trọng. Chiến lược khách hàng đòi hỏi công ty phải thay đổi cơ cấu quản lý theo hướng tập trung vào khách hàng. Do đó, công ty phải điều chỉnh những sự khác biệt về chiến lược, sản phẩm cung cấp, dịch vụ cung cấp, giải quyết khiếu nại. Khách hàng sẽ có những yêu cầu và mong muốn khác nhau đối với chất lượng dịch vụ của công ty. Vậy nên công ty cần có một sách lược mềm dẻo để đáp ứng những nhu cầu khác nhau đó.
Những nỗ lực của PVI trong việc duy trì khách hàng cần được cụ thể hoá như sau:
* Tối đa hoá khả năng khách hàng sẽ tái tục những hợp đồng hiện có
* Tối đa hoá số tiền bảo hiểm và các quyền lợi khác
* Mở ra khả năng cung cấp thêm các sản phẩm khác
* Giảm thiểu khả năng khách hàng huỷ hợp đồng
* Tạo ra lợi nhuận từ nhóm khách hàng hiện có
Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về công ty nào có chiến lược tiếp cận khách hàng riêng, độc đáo và duy nhất. Sự thành công trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà còn vì lợi nhuận lâu dài. Sản phẩm trong thời đại ngày nay không còn giữ vai trò quan trọng nhất nữa. Việc lựa chọn đúng khách hàng và phục vụ họ chu đáo để từ đó thu được lợi nhuận là vấn đề mấu chốt. Sản phẩm là quan trọng nhưng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm và tái tục trong một thời gian dài mới là lợi thế cạnh tranh của công ty. Công ty bảo hiểm cần ghi nhớ rằng:
* Cái giá của việc để mất một khách hàng lớn gấp 5 lần giá trị dịch vụ mà khách hàng đó đem lại mỗi năm
* Chi phí cho việc thuyết phục được một khách hàng mới lớn gấp 5 lần chi phí cho việc duy trì một khách hàng sẵn có
* Chỉ cần tăng 5% tỷ lệ khách hàng duy trì bảo hiểm với công ty thì doanh thu trung bình mà mỗi khách hàng mang lại sẽ tăng từ 25% đến 100%.
2.2 Phân loại thị trường hợp lý
Trên thị trường bảo hiểm, lượng khách hàng tương đối đa dạng với những nhu cầu khác nhau, trình độ nhận thức cũng khác nhau và đặc biệt mức độ “ưa chuộng” bảo hiểm cũng hoàn toàn khác nhau nên để đảm bảo công tác khai thác đạt hiệu quả cao nhất thì cần có biện pháp phân loại thị trường phù hợp với từng công ty. Có thể phân loại theo hình thức sở hữu tài sản, đối tượng tham gia, thị trường các thành viên trong ngành, các thành viên ngoài ngành.
Khi phân loại theo hình thức sở hữu, cán bộ khai thác của PVI nên xác định vai trò, thẩm quyền và nhu cầu của chủ sở hữu hay người được giao quản lý tài sản đó. Đối với mỗi đối tượng khác nhau nên có những biện pháp tiếp cận khác nhau. Công ty cũng có thể phân loại thị trường theo khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đối với khách hàng hiện tại trong đó có khách hàng truyền thống, công ty có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc khách hàng tốt nhất, giảm chi phí, có các điều kiện ưu đãi để tái tục hợp đồng. Đối với khách hàng tiềm năng, công ty lại càng phải chú trọng hơn cả vì trong quá trình khai thác bảo hiểm của PVI, tìm khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên trong quy trình khai thác gồm 4 bước: Tìm kiếm khách hàng; hẹn gặp, tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm; vượt qua trở ngại và kết thúc thành công; phục vụ khách hàng. “Đầu xuôi đuôi lọt”, nếu bước đầu làm tốt, làm có kết quả thì các công việc tiếp theo sẽ thuận lợi hơn, có niềm tin hơn. Tìm khách hàng tiềm năng chính là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình bán bảo hiểm. Đây là một hoạt động đòi hỏi sự kiên trì của người khai thác bởi chúng ta chưa thấy được lợi ích ngay của công việc tìm kiếm. Với khách hàng tiềm năng phải lập các kế hoạch Maketing để thu hút sự quan tâm và nhu cầu bảo hiểm của họ. Danh sách khách hàng phải luôn luôn được cập nhật hàng ngày và tìm khách hàng là hoạt động ưu tiên và cần kíp của công ty. Công ty cũng có thể dựa vào những khách hàng hiện tại của mình để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Khai thác nguồn này là cách mở rộng bán hàng hiệu quả nhất. Những người đang tham gia bảo hiểm là bằng chứng sống động nhất để thuyết phục người khác. Họ có thể là những tuyên truyền viên tích cực của bảo hiểm. Những khách hàng hiện tại có thể giới thiệu cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Đồng thời họ có thể tham gia các sản phẩm bảo hiểm khác, hoặc là tái tục hợp đồng.
Tóm lại, dù phân loại theo phương pháp nào cũng phải tìm được sự khác biệt của từng loại thị trường để từ đó có cách ứng phó hợp lý nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.3 Gắn trách nhiệm của mình đối với khách hàng
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực chất là một hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Do vậy để phục vụ tốt khách hàng thì công ty luôn phải quan tâm đến khách hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tổn thất, đề xuất, tư vấn cho khách hàng về các biện pháp PCCC. Khi chẳng may xảy ra sự kiện bảo hiểm thì nhanh chóng có mặt tại hiện trường để khắc phục hậu quả, giám định chính xác, thực hiện thủ tục giải quyết bồi thường nhanh chóng. Đây thực sự là sự chia sẻ, an ủi động viên khách hàng khi gặp rủi ro, thái độ phục vụ phải tận tình chu đáo, tránh thái độ ban ơn thì hiệu quả tuyên truyền mới cao bởi vì trên một thị trường có nhiều người phục vụ cùng một nhu cầu thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến những nơi mà họ được phục vụ tốt hơn khi cùng bỏ ra một lượng tiền như nhau. Công ty chăm sóc khách hàng để giữ khách hàng.
2.4 Phát huy mọi thế mạnh của doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam
Trên thị trường quốc tế, mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa ngành đang là xu hướng phổ biến và ngày càng được nhân rộng. Riêng trong lĩnh vực bảo hiểm thì điều này thể hiện càng rõ với chức năng bảo toàn vốn ngày càng cao của các tập đoàn trước những rủi ro và đảm bảo sinh lợi khi kinh doanh bảo hiểm. Với lợi thế là doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc PetroVietnam, PVI cần tận dụng thế mạnh của mình trong việc quảng bá thương hiệu PetroVietnam trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó, doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành có cơ hội được thừa hưởng thương hiệu của tập đoàn, khi hội nhập hay phát triển ra nước ngoài giúp tăng khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Công ty có thể được các tập đoàn bảo hiểm quốc tế ủng hộ và chấp nhận duy trì các hợp đồng bảo hiểm cố định của mình trong các điều kiện thị trường khó khăn. Dựa vào uy tín của PetroVietnam, PVI hàng năm sẽ thu được các hợp đồng hàng trăm tỉ đồng từ các công ty dầu khí, các nhà thầu dịch vụ dầu khí nước ngoài. Số doanh thu này có thể coi tương đương như phần thu từ xuất khẩu vì nếu không có thương hiệu của tập đoàn dầu khí chắc chắn các công ty nước ngoài sẽ mua bảo hiểm tại nước họ.
Điều quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh trong hoạt động bảo hiểm hiện nay là yếu tố liên kết chặt chẽ và chỉ đạo thống nhất từ doanh nghiệp “mẹ”. Được sự quan tâm của PetroVietnam, trong công tác phát triển nguồn nhân lực, PVI nên chú trọng khâu đào tạo cán bộ, coi đây là yếu tố bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và chiến lược đến năm 2010 của mình. Mỗi năm, PetroVietnam cần đưa từ 4 đến 5 chuyên viên của PVI đi đào tạo chính quy về chuyên ngành bảo hiểm ở nước ngoài, đồng thời liên tục tổ chức nhiều cuộc hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn. Để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước, Bảo hiểm dầu khí cần có một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp am hiểu chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, marketing và có khả năng giao tiếp với các nhà thầu trong nước và ngoài nước. “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”, với thương hiệu của tập đoàn dầu khí Việt Nam ngày càng được quảng bá trên thị trường Việt Nam và thế giới, Bảo hiểm dầu khí đã từng bước triển khai hoạt động theo các dự án đầu tư, dịch vụ của ngành để thu xếp bảo hiểm cho các công ty nước ngoài như: Keppel Fels, Sembawang của Singapo, Talisman tại Malaixia và trong tương lai có kế hoạch triển khai sang một số nước Trung Đông và khu vực. Đó cũng nằm trong chiến lược phát triển của Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
2.5 Nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường
Công tác giám định và bồi thường có chức năng và vai trò rất quan trọng, nó thể hiện chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của công ty với khách hàng. Nếu làm tốt công tác này sẽ có tác dụng to lớn trong công tác khai thác tạo lập uy tín, lôi cuốn khách hàng tham gia bảo hiểm đồng thời tránh trục lợi bảo hiểm.
Trong trường hợp Công ty bảo hiểm tự giám định tổn thất, khi có tổn thất, công ty cần nhanh chóng cử giám định viên xuống hiện trường để nắm tình hình. Giám định viên có nhiệm vụ điều tra tổn thất nhằm thu thập các bằng chứng và sự kiện để trên cơ sở đó có thể giải quyết được các câu hỏi: tai nạn đó đã xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào và vì sao. Muốn vậy, trong quá trình điều tra tai nạn, giám định viên phải thu thập 2 loại thông tin: các tang vật và lời thuật của nhân chứng. Tang vật là bất kỳ một vật gì có liên quan giúp cho việc xác định những sự việc liên quan đến tai nạn. Lời khai của nhân chứng là những lời kể, những câu trả lời của các nhân chứng, thường là những người có mặt tại hiện trường khi xảy ra tổn thất.
Ngoài việc tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng, giám định viên cần gặp gỡ trao đổi ý kiến với người được bảo hiểm, với công an, cảnh sát PCCC. Cần nắm bắt tình huống xảy ra tổn thất, xem xét, mô tả hiện trường sau khi cháy, đánh giá sơ bộ và khái quát mức độ thiệt hại.
Thông thường sau hoả hoạn, người được bảo hiểm rất hoang mang và lúng túng không biết cần làm gì. Vì vậy, trên cơ sở xem xét hiện trường và song song với việc điều tra tổn thất, GĐV phải góp ý kiến với người được bảo hiểm về các biện pháp hạn chế tổn thất như:
Cách ly khu vực và tài sản bị thiệt hại
Rào kín những nơi mà người ngoài có thể đột nhập vào
Bơm rút nước cứu hoả còn đọng lại ra khỏi những nơi chứa tài sản để tránh tài sản hư hỏng thêm
Di chuyển các mảnh đổ vỡ, tro than để cứu tài sản
Phơi, sấy, lau chùi những tài sản bị ướt, mốc và bẩn.
Trên cơ sở những thông tin thu được trong quá trình điều tra tổn thất, giám định viên bảo hiểm cần cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất và mức độ thiệt hại. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Nguyên nhân trực tiếp là động lực chính làm cho cả một chuỗi sự kiện liên quan chặt chẽ với nhau chuyển động và dẫn đến tổn thất. Việc xác định nguyên nhân trực tiếp có khi rất dễ dàng nhưng cũng có khi rất khó. Vì vậy, quá trình điều tra nói trên phải rất tỉ mỉ và mọi kết luận đều phải được chứng minh bằng những tang vật cụ thể và lời khai, lời kể của nhân chứng. Tất cả các kết luận rút ra từ quá trình điều tra đều phải được đưa vào biên bản giám định.
Do công tác giám định chỉ mang tính chất tương đối nên dễ dẫn đến sự phản ánh không chính xác và trung thực. Vì vậy các cán bộ làm công tác này ngoài trình độ chuyên môn cao, còn cần phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp phải khách quan, vô tư, trung thực để phản ánh đúng toàn bộ sự thực, diễn biến gây ra rủi ro, đồng thời còn phải có sự đúc kết và tập hợp thành sổ tay nghiệp vụ giám định để dễ dàng tra cứu và đưa ra kết luận chính xác.
Khách hàng chỉ thực sự cảm thấy ý nghĩa của bảo hiểm khi nhận được tiền bồi thường, vì vậy để tạo lập uy tín của công ty đối với khách hàng thì công ty cần thực hiện các thủ tục bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh các tranh chấp, khiếu nại gây mất uy tín của công ty, tạo điều kiện cho khách hàng nhận tiền bồi thường, đồng thời giúp đỡ họ phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
2.6 Kiểm tra giám sát công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Việc PCCC không tốt là nguyên nhân làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này chưa cao. Thông qua số liệu thống kê của cơ quan PCCC thì có khoảng 80 đến 90% nguyên nhân các vụ cháy là do chập điện gây ra và thiệt hại trung bình trên một vụ cháy ngày càng tăng.
Điều này đòi hỏi công ty cần thực hiện tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Muốn vậy, công ty cần chủ động nghiên cứu và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro thích hợp với đặc tính nghiệp vụ của công ty mình trước khi cấp đơn bảo hiểm và tư vấn cho khách hàng. Công tác quản lý rủi ro được chia thành 2 bước là: xác định, đánh giá rủi ro và khống chế rủi ro.
Xác định và đánh giá rủi ro là việc đánh giá chất lượng kỹ thuật của một đơn vị rủi ro về hoả hoạn. Chất lượng rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bảo hiểm. Ngoài ra còn có các nhân tố khác cũng góp phần ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng rủi ro như động đất, lụt, bão, rủi ro liên quan đến vấn đề đạo đức và gián đoạn kinh doanh. Xác định và đánh giá rủi ro được xây dựng trên kết quả giám định một nhà máy hoặc cơ sở sản xuất/dịch vụ do một giám định viên có kinh nghiệm thực hiện hoặc do các chuyên gia đánh giá rủi ro của công ty bảo hiểm thực hiện. Đối với hiểm họa cháy nổ, có một kỹ thuật thường được áp dụng để định lượng mức độ rủi ro là kỹ thuật chỉ số hiểm hoạ. Có 3 nhân tố để tạo ra hiểm họa cháy nổ là: vật tư, điều kiện vận hành hoạt động của đơn vị rủi ro và điều kiện môi trường của đơn vị rủi ro đó. Người ta có thể tìm ra các chỉ số hiểm họa riêng cho từng nhân tố nói riêng và được ký hiệu lần lượt là: F1, F2, F3. Khi đó, chỉ số hiểm hoạ tổng hợp của đơn vị rủi ro đang khảo sát là F1xF2xF3. Với chỉ số tổng hợp này, người ta tìm ra bán kính ảnh hưởng do cháy nổ và do đó sẽ tìm được khu vực ảnh hưởng của nó. Các kết quả trên đây sẽ chỉ cho người đầu tư dự án biết cách hoạch định một sơ đồ xây cất hợp lý, tránh sự cháy nổ liên hoàn khi xảy ra sự cố ở một vị trí nào đó. Đồng thời cũng chỉ ra sự cần thiết phải bố trí một hệ thống phòng hoả như thế nào cho thích hợp. Xác định và đánh giá đúng đắn, đầy đủ các rủi ro là điều kiện tiên quyết để có thể khống chế chúng một cách kinh tế.
Mục đích cuối cùng của khống chế rủi ro là giảm thiểu tổng chi phí về rủi ro tổn thất trên cơ sở một kế hoạch rủi ro của năm tài chính. Kế hoạch rủi ro tập trung ngăn ngừa và xử lý tốt các tình thế tổn thất lớn thực tế và tiềm ẩn. Cụ thể là nó sẽ dự kiến trước các sự cố và tính chất của chúng có thể xảy ra, nêu ra các biện pháp ứng phó, ghi nhận cụ thể danh sách đội xử lý sự cố, liệt kê các tài sản ưu tiên cứu hộ, nêu ra các hành động phải thực hiện ngay sau khi xảy ra sự cố.
Kỹ thuật ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tổn thất phải được tiến hành cả trước, trong và sau khi xảy ra sự cố rủi ro tổn thất. Đặc biệt, kỹ thuật này phải được đặt ra và áp dụng ngay từ khi bắt đầu hình thành các dự án, các kế hoạch hoạt động của công ty, không nên để sau khi triển khai kế hoạch, sau khi hoàn thành dự án rồi mới đặt ra. Có nhiều việc cụ thể để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tổn thất, được phân thành 3 nhóm chính như sau:
Phòng tránh và trừ khử các hiểm hoạ của rủi ro
Phát tán và làm giảm xác suất hiểm hoạ của rủi ro
Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất và các hậu quả của rủi ro
Công tác quản lý rủi ro cho khách hàng cần được công ty bảo hiểm triển khai dưới dạng tư vấn, tài trợ và phối hợp theo chương trình quản lý rủi ro của khách hàng nhưng không làm thay cho họ. Việc này đã trở thành một chiến lược kinh doanh bảo hiểm, nhất là trong thị trường bảo hiểm có cạnh tranh khốc liệt. Việc này chẳng những có lợi cho các khách hàng bảo hiểm mà còn có lợi cho chính công ty bảo hiểm. Bởi vì nó giúp cho công ty bảo hiểm giữ vững các dịch vụ đã có và giành thêm các dịch vụ tiềm năng, đồng thời khống chế bớt các khiếu nại bảo hiểm trong tương lai do công tác quản lý rủi ro có hiệu quả.
Công ty bảo hiểm có thể tư vấn cho khách hàng của mình trong các vấn đề sau đây:
Trước hết là tư vấn để xác định các nguy cơ và đánh giá các hiểm hoạ có thể gây ra các sự cố rủi ro tổn thất đối với khách hàng. Phòng giám định và bồi thường của công ty bảo hiểm có thể làm việc này một cách thường xuyên trước khi cấp đơn bảo hiểm và sau khi giải quyết một khiếu nại cho khách hàng. Đối với khách hàng đặc biệt quan trọng và/hoặc do sự cạnh tranh khốc liệt, công ty bảo hiểm nên thuê giám định độc lập để làm việc này, mặc dù không thể thường xuyên được vì rất tốn kém.
Tiếp theo, công ty bảo hiểm có thể hướng dẫn khách hàng nên mua loại bảo hiểm nào, không hoặc chưa nên mua loại bảo hiểm nào, nên giữ lại loại rủi ro nào hoặc giữ lại với mức khấu trừ bao nhiêu là thích hợp. Việc này góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh tốt đẹp của công ty bảo hiểm.
Ngoài ra, công ty bảo hiểm có thể trao đổi và giúp đỡ khách hàng xây dựng chương trình quản lý rủi ro. Nhất là khi bộ phận quản lý rủi ro của đơn vị khách hàng chưa có người chuyên trách hoặc còn mới mẻ. Công ty bảo hiểm sẽ biết cách làm hài lòng khách hàng và do đó càng gắn bó hơn với thân chủ của mình.
Ngoài việc tư vấn, công ty bảo hiểm còn phải tài trợ về quản lý rủi ro cho thân chủ của mình. Công ty bảo hiểm thường tài trợ cho khách hàng của mình để:
Thuê giám định độc lập để giám định và tư vấn về quản lý rủi ro cho khách hàng trong một số trường hợp nhất định.
Trang bị một phần hoặc nâng cao khả năng khống chế rủi ro cho khách hàng, như là để trang bị một phần các trang bị phòng cháy chữa cháy, thực tập chữa cháy, diễn tập một số nội dung quan trọng trong kế hoạch rủi ro của khách hàng theo một số tình huống giả định.
Nói tóm lại, công ty bảo hiểm sẽ phải là người phối hợp tích cực nhất và có hiệu quả nhất với khách hàng của mình trong công tác quản lý rủi ro nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất.
2.7 Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý, cộng tác viên
Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của công ty nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ có nhiều yêu cầu từ đối tác nước ngoài và là một nghiệp vụ khá mới mẻ, do đó đòi hỏi cán bộ vừa giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ đồng thời thành thạo về máy vi tính thì mới có thể xâm nhập thị trường một cách trực tiếp đỡ tốn kém, không phải thông qua con đường môi giới. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các đại lý, cán bộ, cộng tác viên của công ty, sau mỗi đợt tập huấn cần kiểm tra sát hạch nhằm đạt được các yêu cầu đề ra.
2.8 Tăng cường quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước
Kinh doanh là cạnh tranh, tuy nhiên trong cạnh tranh vẫn có sự hợp tác. Để nâng cao uy tín của mình trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế, PVI nên tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Sự hợp tác này giúp chúng ta học hỏi được kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được trong nhiều năm, mặt khác thông qua hoạt động tái bảo hiểm công ty còn có một nguồn thu đáng kể từ hoa hồng nhượng tái, và tạo được niềm tin đối với khách hàng khi mà đứng sau PVI là các tập đoàn tái bảo hiểm hùng mạnh về tài chính và có bề dày kinh nghiệm. Thông qua quan hệ hợp tác thì công tác tái bảo hiểm sẽ có nhiều thuận lợi và sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. PVI có một thuận lợi rất lớn là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam nên thông qua thương hiệu của tập đoàn dầu khí Việt Nam để có quan hệ hợp tác với các tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu thế giới. Đối với các công ty bảo hiểm trong nước, PVI cũng có kế hoạch phối hợp cùng nhau để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm với Bảo Việt, Bảo Minh.
Hiện nay PVI đã có quan hệ quốc tế với các công ty, tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm của khoảng 20 nước trên thế giới như Munich Re, SwissRe, West of England.
Kết Luận
Dầu khí là một ngành kinh tế đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và có tính rủi ro cao nên hầu hết các Tập đoàn dầu khí quốc tế và các công ty dầu quốc gia đều thành lập các công ty bảo hiểm riêng nhằm đảm bảo an toàn trước mọi rủi ro. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong chiến lược đa dạng các lĩnh vực kinh doanh của một tập đoàn kinh tế đã thành lập Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) với nhiệm vụ xây dựng chương trình quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn cho tài sản, tiền vốn và mang lại nguồn thu cho ngân sách cũng như lợi nhuận cho Tổng công ty. Đây là bước chuyển đổi của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sang lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
BHDK ra đời và hoạt động trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động. Từ chỗ quy mô chưa phát triển, đến nay, thị trường bảo hiểm đã có 20 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động, bao gồm: 4 doanh nghiệp Nhà nước, 4 công ty cổ phần, 7 doanh nghiệp liên doanh và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, sự có mặt của 30 văn phòng đại diện các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam. Bằng cố gắng nỗ lực của mình, được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty dầu khí và sự ủng hộ của các đơn vị trong ngành, các nhà thầu dầu khí, Công ty BHDK đã thực sự trở thành công ty nắm giữ vai trò chủ đạo trong thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt mặc dù mới triển khai nhưng đang có tốc độ phát triển rất nhanh và là một trong những nghiệp vụ có doanh thu cao, đạt hiệu quả kinh doanh lớn. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam hiểu rõ hơn hết tiềm năng cũng như xu hướng phát triển của nghiệp vụ này. Với chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010, PVI đã nghiên cứu và đề ra cho mình những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh trong ngành. Xuất phát từ nhận thức: kinh doanh bảo hiểm có hiệu quả cần phải dựa trên nền tảng kiến thức sâu về kỹ thuật chuyên môn để phân tích, đánh giá chính xác mức độ rủi ro, công ty đã chú trọng công tác nghiên cứu để tìm ra phương án bảo hiểm tối ưu nhất, góp phần làm giảm chi phí bảo hiểm, chi phí khắc phục rủi ro cho các đơn vị trong ngành và khách hàng của mình, coi trọng mục tiêu tăng lợi nhuận thông qua các hoạt động đầu tư để tạo điều kiện giảm phí bảo hiểm cho khách hàng.
Trong thời gian tới, PVI sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nghiệp vụ, từng bước thực hiện cơ chế khoán doanh thu nhằm mục đích gắn thu nhập của người lao động với kết quả hoạt động kinh doanh, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tập trung đào tạo các chuyên gia bảo hiểm theo hướng chuyên ngành sâu, từng bước đa dạng hoá các nguồn doanh thu của công ty bằng việc mở rộng hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn ra những thị trường có tính chuyên ngành kỹ thuật.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3850.doc