MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước..
Sự phát triển của nền kinh tế nước ta ngày nay đã dẫn đến sự thay đổi hàng loạt các mặt của đời sống xã hội. Cùng với đó cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và có rất nhiều sự đổi mới du lịch đã trở thành m
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại nhà khách Thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột trong những nhu cầu không thể thiếu.
Du lịch nước ta trong những năm qua đã và đang có nhiều sự đổi mới, kinh doanh khách sạn có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch.
Mức sống của người dân được nâng cao dẫn đến những đòi hỏi để được thỏa mãn ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và ở mức độ cao hơn do đó chất lượng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm khách sạn nói riêng có vai trò quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và thu hút khách cũng như các nhà đầu tư đến với lĩnh vực này.
Trong những năm qua việc đầu tư vào khách sạn nhà hàng để thỏa mãn nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí của khách ngày một tăng lên dẫn đến chất lượng phục vụ của các khách sạn nhà hàng cũng tăng theo nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều mặt hạn chế.
Để thu hút được khách hàng mỗi khách sạn phải cạnh tranh gay gắt với nhau bằng việc áp dụng nhiều biện pháp, chính sách để nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng kinh doanh là một trong những biện pháp quan trọng để thu hút nhiều khách về với mình hơn.
Vì vậy qua một thời gian thực tập tại Nhà khách Thanh niên em xin nhận đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại nhà khách Thanh niên”.
*Thực hiện đề tài này em nhằm đạt được những mục đích sau:
- Vận dụng những kiến thức đã học được ở trường vào tình hình thực tiễn và từ thực tiễn đối chiếu lý luận để từ đó nâng cao nhận thức về lý luận và thực tế cũng như kiến thức của bản thân đối với hoạt động du lịch nói chung và nhà khách nói riêng.
- Có kinh nghiệm để thực hiện các đề tài khác do thực tiễn đặt ra sau khi nhận công tác ở cơ sở.
- Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài em có thể phát hiện, đề xuất 1 số kiến nghị đối với cơ sở thực tiễn.
*Nghiên cứu đề tài này em xin áp dụng các biện pháp sau.
- Phương pháp duy vật biện chứng để phát hiện ra mối quan hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tương, sự phát triển của sự vật.
- Phương pháp mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
- Tọa đàm với các chuyên gia để giúp ta có được nhiều kiến thức.
- Kết hợp giữu lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp thu thập thông tin, Phương pháp tổng hợp, phân tích.
*Nội dung và kết cấu của đề tài.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, luân văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn, vị trí vai trò của nâng cao chất lương sản phẩm du lịch.
Chương 2: Thực trạng, phát triển hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm ở nhà kháhc Thanh niên.
Chương 3: Một số giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm tại nhà khách Thanh niên.
Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP
I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN
1.1. Khái niệm, kinh doanh khách sạn
Cùng với sự thay đổi trong kinh doanh khách sạn, quy mô chất lượng phục vụ , cơ sở vật chất kỹ thuật qua các thời kỳ kinh tế nên dẫn đến nhiều quan điểm phụ thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi khách sạn, các quốc gia cũng có nhiều quy định, khái niệm khác nhau.
Ở pháp định nghĩa khách sạn như sau” Khách sạn là cơ sở lưu trú được xếp hạng, có các buồng và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong một khoảng thời gian đai( có thể hàng tuần hoặc hàng tháng nhưng không lấy đó làm nơi cư trú thường xuyên). Có thể nói nhà hàng khách sạn có thể hoạt động quanh năm theo mùa”.
Ở Bỉ lại định nghĩa như sau” Khách sạn phải có ít nhất từ 10 đến 15 buồng và các tiện nghi tối thiểu như phòng vệ sinh, máy điện thoại..
Ở Việt Nam qua quá trình nghiên cứu các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra khái niệm:
“ Khách sạn( Hotel) là một công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”. Khái niệm về Nhà khách cũng tương tự như vậy.
Qua các khái niệm ta có thể thấy được đặc điểm cũng như các hoạt động của kinh doanh khách sạn, nhà khách, cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, từ đó các khái niệm cũng ngày càng được hoàn thiện và phản ánh trình độ và mức độ phát triển của nó.
Từ khái niệm về khách sạn ta tìm hiểu thêm về khái niệm và đặc điểm kinh doanh khách sạn:
“ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ xung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.
1.2. Đối tượng, đặc điểm khách mà khách sạn phục vụ
Khách của khách sạn có thể được hiểu là tất cả công dân trong nước và ngoài nước tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách sạn nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau. Khách du lịch đến với mục tiêu tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn, khách thương gia với mục đích công vụ, cũng có thể là dân địa phương.Khách du lịch là thị trường chính của khách sạn. Có nhiều cách thức khác nhau để phân loại của khách sạn, ta có thể phân loại dựa vào các căn cứ phổ biến sau:
1.2.1 Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách.Khách của khách sạn gồm 2 loại.
- Khách là người địa phương: Đây là những người sinh sống và cư trú thường xuyên gần khách sạn, trong địa phương nơi mà có khách sạn tại đó. Họ rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn mà chỉ sử dụng các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.
- Khách không phải là dân địa phương: Đây là các khách từ nơi khác đến với khách sạn họ rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến cư trú ở khách sạn. Họ có thể đến từ các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia hoặc từ quốc gia khác. Họ thường tiêu dùng hầu hết các dịch vụ của khách sạn, đó là các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung.
1.2.2. Căn cứ vào mục đích của chuyến đi
- Khách tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức trung gian, thông qua đại lỹ lữ hành, công ty lữ hành.
- Khách tự tổ chức tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn. Những khách hàng ngày này họ thường tìm hiểu về khách sạn, tự làm các công việc với khách sạn trước khi tới hoặc họ có thể là khách vãng lai, khách lẻ, cũng có thể là khách đi theo nhóm.
- Mục đích kinh doanh có khách thương nhân , khách công vụ khách dự hội nghị khách nghiên cứu khoa học , khách thể thao thể dục: như vận động viên, cổ động viên….
Qua việc phân loại các loại khách xẽ giúp chúng ta trong việc xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá bám sát với mong muốn tiêu đưng của từng loại khách hàng cụ thể từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách tăng hiệu quả kinh doanh.
1.3. Vị trí vai trò của việc kinh doanh khách sạn với phát triển du lịch.
- Kinh doanh khách sạn có thể coi là một trong những hoạt động chính, quan trọng nhất của ngành du lịch thự c hiện chiến lược phát triển du lịch.
- Kinh doanh khách sạn có tác động qua lại nhiều chiều không chỉ với ngành du lịch mà còn với cả đến đời sống kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia.
- Kinh doanh khách sạn là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và là tiền đề để phát triển ngành du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc trực tiếp vào số lượng phòng ngủ của khách sạn, số lượng phòng ngủ tăng lên kéo theo sự phát triển số lượng khách du lịch.
- Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch không chỉ thể hiện ở sự phát triển số lượng mà còn về chất lượng sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm du lịch.
- Kinh doanh khách sạn nhà hàng không chỉ thỏa mãn nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách mà còn mang tính chất văn hóa, nghệ thuật và phong tục tập quán của dân tộc.
II. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
2.1. Khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm du lịch là một hoạt động du lịch cung ứng cho khách du lịch phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách. Các sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm phi vật chất mà người ta thường gọi sản phẩm du lịch và dịch vụ:
- Sản phẩm vật chất gồm các sản phẩm ăn uống, các sản phẩm hàng hóa, đặc sản, lưu niệm ở địa phương nơi đến của khách.
- Các sản phẩm phi vật chất còn gọi là dịch vụ du lịch gồm vận chuyển khách, lưu trú, văn hóa nghệ thuật, tham quan giá trị danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, các công trình nhân tạo tiêu biểu của nền văn hóa của mỗi địa phương.
Chất lượng sản phẩm ở đây là chất lượng dịch vụ kinh doanh khách sạn được định nghĩa như sau “ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách sạn cũng có thể được hiểu là mức cung cấp dịch vụ tối thiểu của một doanh nghiệp khách sạn đã lựa chọn nhằm thỏa mãn ở mức độ cao nhu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu của mình. Đồng thời, mức cung cấp dịch vụ đã được xác định đòi hỏi phải được duy trì nhất quán trong suốt quá trình kinh doanh ”. Chất lượng sản phẩm được thể hiện sau khi khách tiêu dùng và sự cảm nhận của khách.
2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
2.2.1. Sản phẩm du lịch là sản phẩm có tính đặc thù.
- Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, nó không tồn tại dưới dạng vật thể để khách hàng có thể kiểm tra, xem xét cho nên nó rất độc đáo.
- Sản phẩm du lịch thường cố định ở một nơi,còn người tiêu dùng ở một nơi sau khi mua và tiêu dùng thì chất lượng sản phẩm mới thể hiện. Điều đó có nghĩa họ tiêu chi trả tiền trước khi sử dụng sản phẩm và trả tiền trước khi thấy sản phẩm.
- Sản phẩm du lịch thường ở xa nơi cư trú của khách, cho nên cần có một hệ thống phân phối trung gian như văn phòng du lịch, đại lý du lịch… cho nên các lĩnh vực kinh doanh này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
- Sản phẩm du lịch có nhiều loại không thể tồn kho đựợc, sản xuất và tiêu dùng trùng nhau về mặt thời gian cho nên việc tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất quan trọng.
- Trong cơ cấu sản phẩm du lịch, lưu trú ở khách sạn giữ vị trí quan trọng và chi phối mọi hoạt động du lịch.
2.2.2. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ khách sạn
- Chất lượng dịch vụ khách sạn đo lường và đánh giá, mà chỉ sau khi tiêu dùng mới có thể đánh giá được.
- Chất lượng dịch vụ khách sạn chỉ được đánh giá chính xác qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của khách sạn.
- Chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khách sạn, đặc biệt phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ năng lực của nhân viên khách sạn.
- Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi tính nhất quán cao.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gồm những nhân tố tích cực, tiêu cực có gồm những nhân tố chính sau đây:
-Môi trường kinh doanh, như chúng ta đã biết nội dung chủ yếu của cạnh tranh là chất lượng sản phẩm và mức giá.Vì vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải áp dụng các biện pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Sự cạnh tranh giữu các công ty du lịch, khách sạn với nhau.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng sản phẩm vì sản phẩm du lịch là dịch vụ, mà cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng để tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng lao động của đội ngũ nhân viên như chúng ta đã biết lao động đóng vai trò quyết định phát triển sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Song trong kinh doanh du lịch đội ngũ lao động lại càng quan trọng hơn, vì các sản phẩm du licj sản xuất ra chủ yếu bằng lao động thủ công và nhân viên trực tiếp phục vụ theo yêu cầu của khách..
- Sự phát triển nhu cầu của khách du lich, kinh tế càng phát triển thu nhập càng cao, đời sống càng cải thiện thì nhu cầu du lịch tăng lên cả về số lượng trong ngành du lịch quan tâm đến đầu tư xây dựng khách sạn và trong đó các trang thiết bị phục vụ khách hiện đại và sang trọng, nâng hạng của khách sạn từ 3 sao trở lên.
2.4. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm của khách sạn.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ có vai trò quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho khách sạn kinh doanh, là đòi hỏi tất yếu đối với khách sạn nếu muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh doanh khách sạn.
-Chất lượng dịch vụ cao là cơ sở để thu hút khách
Giữ chân được khách hàng cũ và thuyết phục thêm những khách hàng mới từ đó giảm thiểu đựợc chi phí marketing, chi phí quảng cáo, giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cũng như uy tín cho khách sạn và hiệu quả kinh doanh tăng lên.
- Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để nâng cao vị trí của khách sạn trên thị trường, thắng trong cạnh tranh. Vì vậy các doanh nghiệp nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng phải xây dựng chiến lược sản phẩm, trong đó chất lượng sản phẩm giữ vai trò hàng đầu.
-Như chúng ta đều biết chất lượng và giá cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố để tăng giá bán một cách hợp lý. Khách du lịch ở trong khách sạn thường là khách có thu nhập cao nên ít tính toán giá cả mà cái họ quan tâm là chất lượng của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm theo hai hướng. Một là muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật do đó chi phí khấu hao tăng lên và lương lao động tăng lên. Nhưng mặt khác nếu chất lượng sản phẩm nâng cao phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách tăng năng suất lao động tăng nhanh, doanh thu và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên do đó chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống.
Chương 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NHÀ KHÁCH THANH NIÊN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC CỦA NHÀ KHÁCH THANH NIÊN.
1.1. Lịch sử hình thành
Nhà khách thanh niên thuộc TW đoàn thanh niên CS HCM Theo Quyết định số 518 ngày 22 tháng 10 năm 1984 do Bí thư trung ưong đoàn thanh niên cộng sán Hồ chí Minh ký đưa ra quyết định thành lập trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam và nhà khách thanh niên được thành lập là trụ sở chính cúa trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam với mục đích phục vụ đoàn thanh niên , về ăn uống và lưu trú. Mục đích ban đầu của nhà khách là phục vụ chứ không phải kinh doanh. Vì vậy, nhà khách được thiết kế theo kiểu nhà khách từ diện tích, quy mô đến kết cấu bên trong.
Nhà khách nằm ở vị trí rất thuận lợi cạnh báo Tiền phong và gần hồ Thuyền Quang ,sạch sẽ lịch sự yên tĩnh… nên thu hút được rất nhiều lượt khách và đối tượng khác nhau.
Trong suốt 26 năm hình thành và phát triển, nhà khách trải qua nhiều sự thay đổi.
Từ giai đoạn 1984 - 1985, Nhà khách chỉ mang tính chất phục vụ là chính, chưa có ý nghĩa kinh doanh.
Sau Đại hội VI của Đảng (tháng 6/1986) ngành du lịch Việt Nam cũng như các ngành kinh tế khác có nhiều chuyển biến rõ rệt. Lượng khách đến Việt Nam tăng cả về số lượng, chuyển biến về cơ cấu, ngành du lịch Việt Nam cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Với điều kiện và cơ hội như vậy thì ngành du lịch Việt Nam nói chung, Trung ưng đoàn thanh niên Việt Nam chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lúc này hoạt động của nhà khách mang tính chất kinh doanh.
Từ năm 1998 cho đến nay nhà khách đã đầu tư trang thiết bị và đội ngũ nhân viên tốt để phục vụ khách bởi đây là địa điểm lý tưởng cho khách cơ quan trong và ngoài nước. Vấn đề an ninh luôn luôn được đảm bảo. Nay nhà khách đã đạt tiêu chuẩn 3 sao và có tổng cộng là 50 phòng đạt chất lượng tốt và hội trường chứa khoảng 200 người .
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà khách
- Chức năng : Kinh doanh khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ cho thuê văn phòng, trụ sở làm việc,
- Nhiệm vụ : Phục vụ các đối tượng, tầng lớp có nhu cầu,
Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên làm nghĩa vụ với Trung ương Đoàn với nhà nước theo quy định của pháp luật như :
+ Lương, thưởng trả cho cán bộ công nhân viên
+ Mua sắm thiết bị, vật dụng cần thiết
+ Nộp một phần lợi nhuận về Công ty
+ Nộp ngân sách nhà nước
+ Các khoản chi phí khác
Trải qua một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, qua nhiều lần nâng cấp và cải tạo, nhà khách Thanh niên không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.Hiện nay, các lĩnh vực mà nhà khách đang đưa vào kinh doanh gồm:
*Kinh doanh lưu trú: Với tổng số 122 phòng, nhà khách Thanh niên đưa vào kinh doanh lưu trú 75 phòng với các hạng suit,deluxe,superior,standard tương ứng với mức giá khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng thanh toán của từng đối tượng khách.
*Kinh doanh ăn uống: Phục vụ ăn uống trong nhà khách rất đa dạng và phong phú. Bao gồm ăn buffet, ăn theo ca- kíp, ăn bữa ( sang –trưa- tối), tiệc giải lao nhà khách…
Nhà khách Thanh niên luôn luôn thực hiện những chức năng sau:
- Kinh doanh nghiêm chỉnh, chấp hành mọi quy định của nhà nước, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh xã hội.
- Nghiên cứu nhu cầu khách du lịch, tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Mỗi năm đều đưa ra những kế hoạch đáp ứng nhu cầu khách hàng.
-Mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách. Xây dựng thương hiệu ngày một uy tín và phát triển hơn nữa.
- Áp dụng đòn bẩy kinh tế linh hoạt để kích thích các đối tác, mở rộng quan hệ giữa các nhân viên, đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của nhà khách:
Mô hình quản trị của nhà khách Thanh niên áp dụng là mô hình quản trị trực tuyến- chức năng. Trong đó, giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động kinh doanh của nhà khách trước TW đoàn và pháp luật. Dưới giám đốc là hai phó giám đốc chịu trách nhiệm trợ giúp cho giám đốc trong mọi hoạt động quản lý kinh doanh theo từng lĩnh vực đã được phân công.Tiếp theo đó là các bộ phận. Sự phân công phân nhiệm giữa các bộ phận trong nhà khách tương đối rõ ràng, cấp trên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới chịu trách nhiệm cấp trên của mình. Đồng thời, giám đốc cũng trực tiếp kiểm tra, giám sát từ trưởng các bộ phận đến các nhân viên trong quá trình kinh doanh đảm bảo nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và đưa ra được những quyết định kịp thời, hợp lý.Mô hình quản lý này cũng đảm bảo cho việc phối hợp giữa các bộ phận sao cho được tốt nhất nhằm tạo ra tính đồng bộ, chất lượng, có giá trị cho các sản phẩm kinh doanh.
Ưu điểm của mô hình này là tạo ra sự thống nhất chặt chẽ từ trên xuống dưới, tạo sự linh hoạt và năng động trong tất cả các bộ phận từ hành chính đến kinh doanh.( Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà khách Thanh niên xem ở trang dưới).
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty( xem hình 1)
1.4 Phát triển nguồn nhân lực
1.4.1 Phát triển nguồn nhân lực
a.Phát triển nguồn nhân lực:
Trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Trong ngành du lịch, sản phẩm du lich được tạo ra chủ yếu do nguồn nhân lực, vì vậy trong nhiều năm qua, nhà khách Thanh niên đã có trách nhiệm tổ chức đào tạo nguồn nhân lực của nhà khách, dó đó nguồn nhân lực tăng khá cao( xem biểu 1)
Biểu 1: Tình hình phát triển và cơ cấu nguồn nhân lực
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
% Năm sau
% Năm trước
Tổng số
TT
Tổng số
TT
Tổng số
TT
08/07
09/08
Tổng số lao động
122
100
108
100
137
100
88,5
112,2
1.Phân theo gián tiếp trực tiếp
122
100
108
100
137
100
88,5
112,2
-Gián tiếp
18
15
17
15,5
20
15
94,4
111,2
-Trực tiếp
104
85
88
84,5
117
85
84,6
112,5
2.Phân theo trình độ
122
100
108
100
137
100
88,5
112,2
-Đại học
18
14,7
15
13,9
15
10,9
88,3
88,3
-Cao đẳng
34
27,9
34
31,5
43
31,4
100
126,4
-Trung cấp
58
47,5
51
47,2
62
45,3
87,9
106,8
-Sơ cấp
12
9,9
8
7,4
17
12,4
66,7
141,7
( Nguồn: Nhà khách thanh niên)
Từ số liệu ở biểu số 1 rút ra kết luận sau:
- Phát triển nguồn nhân lực qua các năm không ổn định, Năm 2008 so với 2007 số lượng lao động giảm 11,5%.Năm 2009 so với nam 2008 tăng 12,2%
-Cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp hợp lý phù hợp với tình hình chung của nhà khách. Tỷ trọng lao động gián tiếp năm 2007 chiếm 15% năm 2008 là 15,5% Năm 2009 là 15%.
- Xét về cơ cấu số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 42%. Năm 2007 là 45,5% Năm 2009 là42,3%.
1.4.2 Phát triển vốn kinh doanh
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, vốn kinh doanh luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở doanh nghiệp du lịch cũng vậy,khi bắt đầu chuyển sang cổ phần hóa, ban giám đốc nhà khách luôn luôn quan tâm và đề cao vấn đề này nhằm mở rộng kinh doanh( xem biểu2)
Biểu 2:Tình hình phát triển vốn kinh doanh
( Đơn vị :tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
% Năm sau
% Năm trước
Tổng số
TT
Tổng số
TT
Tổng số
TT
08/07
09/08
Tổng số vốn
15
100
17,5
100
20,4
100
116,6
116,6
Vốn cố định
10.0
66,7
12,5
71,4
15,3
75,0
116,7
125
Vốn lưu động
5,0
33,3
5,0
28.6
5,1
25
100
100
( Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch cung cấp)
Từ số liệu ở biểu 2 cho thấy nhịp độ phát triển vốn tăng rất nhanh năm 2008 so với năm 2007 tăng 16,6%, Năm 2009 so với năm 2008 tăng 16,6%. Chủ yếu là tăng vốn cố định để đầu tư mở rộng kinh doanh và đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khách. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 16,7% và năm 2009 so với năm 2008 tăng 25%.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ KHÁCH THANH NIÊN
2.1 Những biện pháp phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh mà nhà khách Thanh niên đã và đang áp dụng.
- Tập trung nghiên cứu thị trường du lịch để xây dưng chiến lược kinh doanh của nhà khách. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của nhà khách là phục vụ chu đáo khách, mọi đối tượng các cơ quan đoàn thể, các tổ chức của chính phủ,phi chính phủ, khách nước ngoài…
- Đào tạo tuyển dụng lao động và chính sách đối với lao động
Trong mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong ngành kinh doanh nhà khách yếu tố nhân sự( con người) luôn được đặt lên hàng đầu, bởi lẽ nhân sự đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Hiểu rõ điều đó khách sạn đã luôn chú trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, lòng yêu nghề đáp ứng nhu cầu của công việc thỏa mãn sự hài lòng của khách. Bên cạnh đó để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, nhà khách còn có những chính sách đãi ngộ hợp lý khen thưởng nhân viên có tinh thần làm việc tốt.
-Đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chính là phương tiện mà nhà khách sử dụng để giúp khách hàng có được cảm nhận tốt nhất ngay từ khi bước chân vào nhà khách. Sự hiện đại và đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ là một minh chứng cho sự chuẩn bị phục vụ chu đáo, một dịch vụ hoàn hảo, hứa hẹn đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, thoải mái, hài lòng nhất. Trong những năm qua nhà khách đã không ngừng đầu tư đổi mới những trang thiết bị cho nhà khách như đèn chụp, máy tính, máy điều hòa.. tạo sự hiện đại, mới mẻ cho khách.
- Chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm ăn uống
Chất lượng món ăn, đồ uống là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến sử dụng và trở thành khách hàng quen thuộc của nhà khách. Chất lượng sản phẩm cao sẽ đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng, sự đa dạng của sản phẩm tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, luôn cảm thấy đựợc cái mới mẻ, hấp dẫn và lôi cuốn khách quay lại trong những lần sau.
- Hoàn thiện của quy trình phục vụ khách hàng.
Quy trình phục vụ là một quá trình gồm nhiều bước, nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, đem lại sự hài lòng, thỏa mãn cao nhất cho khách hàng. Mức độ hoàn thiện của quy trình phục vụ sẽ tạo cho khách hàng cảm giác tin cậy vào chất lượng sản phẩm và cũng chính là một chỉ tiêu quan trọng đê đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Áp dụng chế độ tiền lương tiền thưởng đối với tất cả các cán bộ công nhân viên để mọi người đoàn kết phấn đấu tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển nhà khách toàn diện.
2.2. Thực trạng phát triển doanh thu của nhà khách Thanh niên( 2007-2009)
2.2.1. Phát triển lượt khách
Trong những năm qua do nhà khách áp dụng những biện pháp trên nên số lượt khách đến nhà khách ngày càng cao( xem biểu 3)
Biểu 3: Thực trạng thu hút khách
( Đơn vị: lượt khách)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
% Năm sau
% Năm trước
Tổng số
TT
Tổng số
TT
Tổng số
TT
08/07
09/08
Tổng lượt khách
16956
100
16159
100
16343
100
95,3%
101,2%
Khách nội địa
15820
93,3
15820
97,9
15117
92,5
100%
95,5%
Khách quốc tế
1136
6,7
339
2,1
1226
7,5
30%
316,5%
( Nguồn: Phòng kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp)
Nhìn vào bảng số liệu 3 cho thấy số lượt khách ngày càng tăng trong những năm gần đây. Nhà khách đã thực hiện tốt những biện pháp đề ta ngày càng có nhiều tổ chức cơ quan đoàn thể đến nhà khách.
- Năm 2008 so với 2007 số lượt khách giảm 4,7% trong đó khách quốc tế giảm 70% và khách nội địa không đổi.
- Năm 2007 so voiứ 2008 tổng lượt khách tăng 2,2% trong đó khách quốc tế tăng 216,5% và khách nội đỉa giảm 4,5%.
Xét về cơ cấu khách , cơ cấu khách nội ggia chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2007 chiếm 93,3% năm 2008 chiếm 97,4% và năm 2009 92,5% khách quốc tế chiêm tỷ trọng không đáng kể.
2.2.2. Tình hình phát triển tổng doanh thu và cơ cấu tổng doanh thu
Giữa doanh thu và số lượt khách luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, số lượt khách tăng lên sẽ tăng tổng doanh thu. Trong những năm qua, số lượt khách tăng khá cao dẫn đến doanh thu tăng lên( xem bảng 4)
Biểu 4: Thực trạng phát triển doanh thu
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chi tiêu
2007
2008
2009
% Năm trước
% Năm sau
Tổng số
TT
Tổng số
TT
Tổng số
TT
08/07
09/08
Tổng doanh thu
10,25
100
11,30
100
11,0
100
110,3
97,5
Doanh thu lưu trú
6,67
65
6,69
59,2
6,80
71,8
100,3
101,6
Doanh thu ăn uống
3,58
35
4,61
40,8
4,20
38,2
128,8
91,1
( Nguồn: Phòng kế toán cung cấp)
Từ số liệu bảng 4 ta có mấy nhận xét sau:
- Tổng doanh thu của nhà khách Thanh niên qua các năm có năm tăng có năm giảm. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 10,3%. Năm 2009 so với 2008 tăng giảm 2,5%. Có một vấn đề là tại sao năm 2008 so với 2007 số lượt khách giảm 4,7% mà tổng doanh thu tăng 10,3%, điều này có thể giải thích là chỉ số giả cả tăng 12,4% và thời gian lưu trú của khách dài hơn, mức tiêu dung binh quân của khách tăng lên.Số lượt khách năm 2009 so với 2008 giảm 2,5% do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2007 chiếm 65%, năm 2008 là 59,2% Năm 2009 là 61,8% tiếp đến là doanh thu ăn uống năm 2007 là 35%, 2008 là 40,8%, 2009 là 32,8%.
2.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của nhà khách Thanh niên:
2.3.1. Những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là biện pháp quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Để phân tích một cách toàn diện cần đề cập đến biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà nhà khách đã và đang áp dụng:
- Nhà khách quan tâm đổi mới và hoàn thiện theo cơ chế thị trường nội dung cơ bản là sử dụng đòn bẩy kinh tế linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng hợp tác để thiết lập quan hệ hợp tác trong phát triển kinh doanh với nguyên tắc các bên cùng có lợi.
- Phù hợp với cơ chế thị trường quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bằng định mức kinh tế- kỹ thuật, cách quản lý nhằm gắn với trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của từng bộ phận, từng cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nhà khách coi trọng áp dụng các hình thức trên dựa trên lương khoán và lương thưởng cao cho những tập thể và cá nhân hoàn thành và vượt kế hoạch, vượt định mức lao động và định mức chi tiêu, nếu tập thể và cá nhân nào không hoành thành các định mức gây lãng phí sẽ bị phạt như cắt tiền thưởng…
- Ngoài ra nhà khách quản lý những khoản chi phí, loại bỏ những khoản thu không hợp lý, chú ý những khoản chi phục vụ khách, đồng thời giáo dục toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí những khoản chi có thể tiết kiệm được nhằm chống lãng phí.
2.3.2 Thực trạng hiệu quả tổng hợp:
Trong những năm qua nhà khách Thanh niên đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm tăng doanh thu và các biện pháp giảm chi phí do vậy lợi nhuận các năm đều tăng với nhịp độ cao( xem biểu số 5)
Biểu 5: Hiệu quả tổng hợp ( lợi nhuận)
( Đơn vị: triệu đồng)
Chi tiêu
2007
2008
2009
% Năm sau
% Năm trước
Tổng số
Tổng số
Tổng số
08/07
09/08
1Tổng doanh thu
10.250
11.300
11.000
110,3
97,2
2 Thuế VAT
871
960
935
110,2
97,4
3 Doanh thu thuần
9379
10,340
10.065
110,2
97,3
4 Tổng chi phí
8206,0
9016
8797
109,9
97,6
- Tỷ suất chi phí
87,5
87,2
87,4
-0,3
+0,2
5 Lợi nhuận trước thu nhập doanh nghiệp
1173
1324
1268
112,9
95,8
6 Thuế thu nhập
328
370
317
113,0
86,7
7 Lợi nhuận sau thuế
845
954
951
112,9
99,7
-Tỷ suất sau thuế
9,0
9,22
9,45
+0,22
+0,23
( Nguồn: Phòng kế toán cung cấp)
Từ số liệu bảng 5 có thể rút ra một số nhận xét sau:
Do doanh thu tăng nhanh nên lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Năm 2008 so với 2007 doanh thu tăng 10,3%, tổng chi phí tăng 9,9% dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 12,9%. Năm 2009 so với 2008 thì ngược lại, doanh thu giảm 2,7% còn chi phí giảm 2,4% dẫn đến lợi nhuận giảm 0,3%
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 so với 2007 tăng 0,22% và năm 2009 so với 2008 tăng 0,23%.
Vì doanh thu tăng, vốn kinh doanh tăng, nên nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của nhà khách Thanh niên tăng ( xem biểu đồ 6).
Biều 6: Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chi tiêu
2007
2008
2009
% Năm sau/Năm trước
08/07
09/08
Tổng nghĩa vụ nộp
1199
1330
1262
110,9
94,9
Thuế VAT
871
960
945
110,2
98,4
Thuế thu nhập
328
370
317
112,8
85,7
2.3.3 Thực trạng về hiệu quả sử dụng các nguồn lực:
A. Thực trạng hiệu quả sử dụng buồng
Mục tiêu chiến lược của nhà khách Thanh niên là thu hút khách quốc tế và nội địa và các cơ quan tổ chức của nhà nước, chính phủ, phi chính phủ, các đoàn thể trường học .. và áp dụng các biện pháp hiệu quả để thu hút khách du lịch có hiệu quả.
Tuy nhiên do phát triển số lượt khách qua các năm tăng giảm thất thường nên hiệu quả sử dụng cũ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26635.doc