Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11-06-2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của
Quốc Hội, từ năm học 2003 - 2004, giáo viên và học sinh trung học cơ sở (THCS) trên cả
nước đã triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa lớp 7 mới.
Thực hiện công văn số 7641/THPT ngày 02/08/2
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
v/v thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Thực hiện
văn bản số 1148 ngày 16 tháng 09 năm 2003 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang hướng
dẫn việc thực hiện nội dung và chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - lớp
7 đã trở thành yêu cầu cấp bách và là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (GD - ĐT). Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện nội
dung chương trình (CT)và sách giáo khoa (SGK) mới môn HĐGDNGLL vẫn chưa thực sự
thay đổi mạnh mẽ, căn bản. Theo ý kiến của 74/127 Phó Hiệu trưởng phụ trách
HĐGDNGLL trường THCS tỉnh AG (1) , đến tháng 08/2004 mới chỉ có 28/74 trường THCS
thực hiện đầy đủ CT và SGK đổi mới.
Trong thực tế nhiều khó khăn và nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở An Giang.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình và sách giáo khoa
HĐGDNGLL lớp 7 mới ở An Giang đang gặp khó khăn gì, nhất là những khó khăn trong
việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL, để từ đó tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao chất lượng tổ chức HĐGDNGLL góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới
chương trình và sách giáo khoa ở trung học cơ sở.
II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hoạt động GDNGLL theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh An Giang còn
thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và trình độ kỹ năng nghiệp vụ
của giáo viên chủ nhiệm và học sinh còn hạn chế. Nếu như trong công tác bồi dưỡng giáo
viên chủ nhiệm và học sinh trong các lớp ở THCS được tiến hành thường xuyên, hợp lý sẽ
nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau đây:
- Khả năng tiếp cận chương trình và sách giáo khoa mới bộ môn HĐGDNGLL
của giáo viên An Giang.
- Việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh lớp 7 ở An Giang.
(1) Hội nghị BD tập huấn phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL tháng 08 năm 2004
- trang 1 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
- Đề xuất các biện pháp cơ bản trong bồi dưỡng thay sách giáo khoa và bồi dưỡng
thường xuyên.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện HĐGDNGLL lớp 7 ở trường THCS An Giang.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát thực tế
Dự giờ của giáo viên chủ nhiệm lớp 7 tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS An
Giang, đánh giá chính xác thực trạng tổ chức HĐGDNGLL theo chương trình và sách giáo
khoa mới. Từ đó tìm ra đúng nguyên nhân chi phối chất lượng tổ chức HĐGDNGLL.
2. Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm tổ chức HĐGDNGLL ở An
Giang.
3. Thiết kế mô hình thử nghiệm trong thay sách giáo khoa tổ chức HĐGDNGLL lớp
7 và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm ở An Giang.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài, bao gồm
những vấn đề về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài lên lớp theo định hướng đổi mới.
2. Điều tra
Dùng hệ thống câu hỏi có sẵn và hướng dẫn đối tượng được điều tra trả lời. Chúng tôi
điều tra trên 04 đối tượng có liên quan đến HĐGDNGLL ở An Giang bao gồm:
2.1. Đối tượng chính: Giáo viên CN lớp 7 trường THCS An Giang. Số lượng 298
người.
2.2. Để có sự đánh giá khách quan từ nhiều phía, từ những đối tượng làm công tác
lãnh đạo, chỉ đạo chúng tôi điều tra Hiệu trưởng (85 người) và phó Hiệu trưởng (74 người)
phụ trách hoạt động GDNGLL trường THCS tỉnh An Giang.
2.3. Để có sự đánh giá vô tư, khách quan từ cấp dưới, chúng tôi tiến hành điều tra
thêm đối tượng thứ 3 là các em học sinh trường THCS An Giang (số lượng 513 học sinh).
- Phiếu hỏi giáo viên chủ nhiệm về tiếp cận chương trình và sách giáo khoa,
nhận thức, thái độ đối với việc đổi mới phương pháp HĐGDNGLL theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh; cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức HĐGDNGLL; công tác bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phiếu hỏi cán bộ quản lý các trường THCS các vấn đề liên quan đến chỉ đạo
hoạt động GDNGLL lớp 7 và công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho thay
sách giáo khoa.
- Phiếu tìm hiểu nguyện vọng về HĐGDNGLL lớp 7 đối với học sinh.
3. Phương pháp quan sát
- trang 2 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Dự 41 tiết hoạt động GD NGLL để quan sát tổ chức hoạt động GD NGLL ở
trường THCS, tìm hiểu biểu hiện bên ngoài của công tác tổ chức hoạt động GD NGLL như:
cách tổ chức hoạt động giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động GD NGLL có
đảm bảo thực hiện tốt chương trình và SGK mới không. Sau đó, thu thập, phân tích, và tổng
hợp các kết quả trong quá trình quan sát để rút ra kết luận của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Tìm hiểu kết quả thực hiện hoạt động GD NGLL theo chương trình và sách giáo
khoa đổi mới ở lớp 7 trường THCS tỉnh An Giang.
5. Phương pháp thử nghiệm kiểm chứng
6. Địa bàn khảo sát
Khảo sát 25 trường THCS ở thành thị, miền núi, vùng xa, miền biên giới, vùng cù
lao, đồng bằng, cụ thể ở 7 huyện, thị sau đây:
- Ở miền núi, vùng xa, khó khăn: khảo sát 5 trường THCS ở huyện Tri Tôn và
huyện Thoại Sơn AG.
- Ở vùng biên giới: khảo sát 5 trường THCS ở huyện An Phú AG.
- Ở vùng cù lao: khảo sát 5 trường THCS ở huyện Phú Tân AG.
- Ở đồng bằng: chọn 5 trường THCS ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú.
- Ở thành thị: chọn 5 trường THCS ở Châu Đốc và TP.Long Xuyên.
VII. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
- Tháng 02 năm2004: Đọc tài liệu xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tháng 03 năm 2004: Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tháng 04 năm 2004: Tiếp tục đọc tài liệu, lập đề cương chi tiết, hoàn thành các biểu
mẫu nghiên cứu khoa học.
- Tháng 05, 06, 07, 08: Điều tra, khảo sát thực tế đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tháng 09 năm 2004: Thu thập số liệu, viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
- trang 3 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
PHẦN HAI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Mục tiêu của Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động được tổ
chức ngoài giờ học của các môn học trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự
tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh.
HĐGDNGLL ở trường THCS nhằm:
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu
biết cho học sinh về các lãnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức,
kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản và phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như:
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa.
+ Kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể
của hoạt động.
+ Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các
hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội…
- Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất
nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Nội dung của HĐGDNGLL có liên quan đến nội dung của các môn học; các lĩnh vực
giáo dục đạo đức; giáo dục thẩm mỹ; giáo dục lao động; giáo dục thể chất; giáo dục pháp
luật; giáo dục dân số; giáo dục môi trường…
Nội dung HĐGDNGLL thể hiện ở 6 loại hình hoạt động: hoạt động xã hội – chính trị;
hoạt động văn hóa nghệ thuật; hoạt động thể dục thể thao; hoạt động theo hứng thú khoa
học kỹ thuật; hoạt động lao động công ích; hoạt động vui chơi giải trí.
Các loại hình hoạt động được thực hiện chủ yếu trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới
cờ, và bằng những hoạt động của những ngày chủ điểm trong tháng.
- trang 4 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
1.2. Một số đổi mới trong chương trình SGK (2)
PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT
QUAN ĐIỂM
(Đổi mới một cách đồng bộ:
chưong trình có sự thay đổi từ
nội dung; phương pháp; chất
lượng và đánh giá.
Phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của học sinh.
Cần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Khả năng thích ứng
Bám sát mục tiêu giáo dục Khả năng biết hành động
Biết hợp tác với cá nhân và tập thể
Khả năng tự hoàn thiện
Phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường, của địa phương.
Phải thu hút mọi lực lượng giáo dục cùng tham gia tổ chức hoạt
động cho HS.
MỤC TIÊU
Tập trung hình thành cho học
sinh bốn năng lực then chốt: chi
phối; lựa chọn nội dung phương
pháp tổ chức đánh giá kết quả.
Thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thể tự chủ
năng động trong hoạt động, trong cuộc sống.
Khả năng biết hành động, biết làm, biết giải quyết những tình
huống mới.
Biết hợp tác với cá nhân và tập thể để đạt được mục tiêu chung
của hoạt động.
Khả năng tự hoàn thiện: Kỹ năng tự học, tự rèn luyện bản thân.
NỘI DUNG
Đảm bảo tính thống nhất có hệ thống.
Chương trình xây dựng dưới sự kết hợp giữa phương pháp
chuyên gia và phương pháp xã hội học.
Giảm tải những nội dung mang tính lý thuyết.
Chú trọng nhiều đến yêu cầu sử dụng phương pháp dạy học lấy
học sinh làm trung tâm.
(2) Tài liệu BD tập huấn CB cốt cán Bộ Giáo Dục Đào Tạo - Hè 2003.
- trang 5 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên là người tổ chức cho học sinh hoạt động.
Học sinh hoạt động mang tính độc lập -> tự chiếm lĩnh kiến thức và tự
bồi dưỡng kỹ năng.
Giáo viên là người tự thiết kế ra các giáo án thể hiện được các hoạt
động diễn ra trên lớp.
Trực tiếp trong các mô hình
Học sinh thể hiện được Tự suy nghĩ để giải quyết tình huống
các yêu cầu Tự thể hiện và trao đổi nhiều với nhau
ĐÁNH GIÁ
* Đảm bảo tính trung thực
* Đảm bảo tính khách quan
* Đảm bảo tính công bằng
* Đảm bảo tính toàn diện
Đánh giá quá trình rèn luyện của
từng cá nhân học sinh. Tự luận và đàm thoại.
Đánh giá kết quả hoạt động Học sinh tự đánh giá.
của tập thể học sinh. Tập thể (tổ nhóm) đánh giá.
Tự nhận xét, quan sát trực tiếp, Giáo viên chủ nhiệm kết luận.
trao đổi với những thành phần
có liên quan thông qua sản phẩm
hoạt động của các em...
- trang 6 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
1.3. Một số vấn đề về chương trình ở THCS.
Môn: Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp
Ý NGHĨA VAI TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT THỜI GIAN
Hoạt động giáo dục
* Hình thành bước đầu 8 năng lực cơ bản
Tự hoàn thiện
Thích ứng
Tâm lực Tổ chức quản lý
Trí lực Hoạt động quản lý
Thể lực Hoạt động chính trị xã hội.
Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Lao động chuyên biệt
Nghiên cứu khoa học
Khép kín quá trình giáo
dục
Không gian Được quan tâm chăm sóc giáo dục ở
bất kỳ chỗ nào
Thời gian Được sự quan tâm chăm sóc giáo dục ở
bất kỳ thời điểm nào
Tạo ra sự thống nhất
tác động giáo dục toàn
xã hội
Phát triển nhân cách Nhà trường Tạo điều kiện để học
Phát triển trí tuệ Gia đình sinh có cơ hội hoạt
Phát triển thể lực Xã hội động rèn luyện.
Sự triển khai sáng tạo
Quan điểm giáo dục của
Đảng và Nhà nước
Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Là sự nghiệp của toàn xã hội. Coi trọng giáo dục đạo
Tính thống nhất trong giáo dục: đức, tư tưởng chính trị
nhà trường, gia đình, xã hội. Phát triển năng lực
Đa dạng hoá nội dung, hình thức thể chất, thẩm mỹ.
giáo dục.
- trang 7 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
1.4. Cấu trúc của hoạt động giáo dục
PHẦN CẤU TRÚC HĐGD Ý NGHĨA
1. Yêu cầu giáo
dục học sinh
Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những
hiểu biết gì?
Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm thái độ
gì? (yêu – ghét , tôn trọng - khinh bỉ. Đồng
tình - không).
Kĩ năng: Bồi dưỡng cho HS kĩ năng, hành vi
nào?
Hành vi: (Tham gia, tổ chức, điều khiển, tự
quản...)
Hết sức quan trọng:
- Chỉ đạo hoạt động đúng hướng
- Là căn cứ để xây dựng nội
dung, hình thức hoạt động.
- Là căn cứ để đánh giá kết quả
hoạt động.
2. Nội dung
hình thức hoạt
động
- Đảm bảo tính lôgíc hợp lý (có mở đầu, kết
thúc, khâu nào là chủ yếu trọng tâm).
- Phù hợp với đối tượng giáo dục (về khả
năng, trình độ sự lôi cuốn).
- Giúp HS lĩnh hội được yêu
cầu giáo dục.
3. Chuẩn bị
hoạt động
Về phương tiện: - Vạch kế hoạch về thời gian
- Huy động sự giúp đỡ
của các lực lượng GD
- Cơ sở vật chất, kinh phí.
- Hướng dẫn, đôn đốc
HS tự chuẩn bị.
Về tổ chức: - Thiết kế nội dung,
chương trình hoạt động.
- Thành lập ban tổ chức
hoạt động.
- Quyết định phần lớn kết quả
hoạt động.
(Nếu chuẩn bị tốt - sẽ thu được
kết quả tốt)
- Phát huy được tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh.
4.Tiến hành
hoạt động
- Bám sát, quán xuyến toàn bộ công việc.
- Đôn đốc kiểm tra đánh giá kịp thời.
- Thực hiện nghiêm túc việc thực hiện nội
dung chương trình đã thiết kế.
- Cần linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với
thực tế.
- Thể hiện kết quả của sự chuẩn
bị.
- Thể hiện nhu cầu, hứng thú, ý
thức tính chủ động tham gia của
học sinh.
- Giúp học sinh lĩnh hội yêu cầu
giáo dục.
5. Kết thúc
hoạt động
- Nhận xét: kỉ luật trật tự, ý thức, thái độ,
tham gia (Bám vào yêu cầu giáo dục).
- Đánh giá: Khách quan, vô tư, công bằng
- Khen thưởng: chính xác, công tâm.
- Giúp GV và HS rút kinh
nghiệm cho hoạt động sau tốt
hơn.
- Khích lệ, động viên HS phấn
đấu tốt hơn.
- trang 8 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
1.5. Cấu trúc của chủ điểm giáo dục
PHẦN CẤU TRÚC CHỦ ĐIỂM Ý NGHĨA
1. Mục Tiêu Giáo
dục
Về nhận thức
Về thái độ
Về kĩ năng, hành vi
- Định hướng rõ để HĐ đạt kết quả.
- Định rõ ND, HT hoạt động.
- Cơ sở để đánh giá KQHĐ.
2. Gợi ý nội dung
hoạt động
Tuần 1 làm gì?
Tuần 2 làm gì?
Tuần 3 làm gì?
Tuần 4 làm gì?
- Tính chủ động, có kế hoạch.
- Đảm bảo hoạt động đạt kết quả.
3. Gợi ý tiến hành
một vài hoạt động
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
- Gợi ý cho GV cách làm (làm như thế
nào).
- Giúp cho giáo viên chủ nhiệm rút
kinh nghiệm.
4. Đánh giá kết quả
hoạt động
Học sinh tự đánh giá.
Tổ nhóm đánh giá.
GVCN đánh giá.
- Đối chiếu với mục tiêu để:
+ Giáo viên chủ nhiệm rút kinh
nghiệm.
+ Tạo động lực phấn đấu của HS.
5. Tư liệu tham khảo Các bài hát, câu đối... Giúp GV tham khảo, sử dụng để
hướng dẫn HS.
1.6. Chương trình gồm 2 phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
- Phần bắt buộc bao gồm 8 chủ điểm trong năm học và 1 chủ điểm trong thời gian
nghỉ hè.
- Phần tự chọn bao gồm:
ª Các hoạt động Câu lạc bộ môn học (văn, toán,..)
ª Các hoạt động Câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật.
ª Các hoạt động giáo dục Pháp luật (an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn
xã hội, phòng chống AIDS, bảo vệ môi trường,...).
1.7. Sự giống nhau và khác nhau giữa chương trình HĐGDNGLL của lớp 7 so
với lớp 6.
* Giống nhau: Phần bắt buộc có 9 chủ điểm cùng tên và phần tự chọn.
1. Truyền thống nhà trường.
2. Chăm ngoan học giỏi.
3. Tôn sư trọng đạo.
- trang 9 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
4. Uống nước nhớ nguồn.
5. Mừng Đảng, mừng Xuân.
6. Tiến bước lên Đoàn.
7. Hòa bình và hữu nghị.
8. Bác Hồ kính yêu.
9. Hè vui, khỏe và bổ ích.
* Khác nhau: Về mức độ mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động theo chiều
hướng cao dần từ lớp 6 Ỉ 7 Ỉ 8 Ỉ 9.
Cũng như ở lớp 6, nội dung chương trình HĐGDNGLL ở lớp 7 được cấu trúc thành
2 phần: Phần bắt buộc và Phần tự chọn.
- Phần bắt buộc: bao gồm 8 chủ điểm trong năm học và 1 chủ điểm trong thời gian
nghỉ hè
Nội dung chương trình Phần bắt buộc là lấy các ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn
trong năm để xây dựng thành chủ điểm giáo dục hàng tháng. So với lớp 6 thì mức độ nội
dung chương trình có nâng cao hơn ở từng chủ điểm giáo dục.
Nội dung hoạt động ở lớp 7 sâu và rộng hơn so với lớp 6. Chẳng hạn như ở lớp 6,
học sinh mới chỉ dừng lại ở việc học tập nội quy và nhiệm vụ năm học mới, ghi nhớ và làm
quen với môi trường học mới. Lên lớp 7, các em cần phải hiểu rõ nội dung của những quy
định mới thông qua việc trao đổi, thảo luận tập thể. Từ đó giúp học sinh khắc sâu những
hiểu biết về nội quy, nhiệm vụ năm học mới và giúp các em có ý thức chủ động ngay từ
đầu năm trong việc lập kế hoạch học tập, rèn luyện. Các nội dung về giáo dục pháp luật,
giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông v.v... được thực hiện ở Phần tự chọn. Tùy
theo yêu cầu thực tế của từng địa phương, các trường sẽ lựa chọn, vận dụng.
- Phần tự chọn:
Hoạt động tự chọn ở lớp 7 giúp các em tích lũy thêm kinh nghiệm hoạt động cho
bản thân, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện các kĩ năng
giao tiếp với mọi người, với công việc, với môi trường.
Hoạt động tự chọn ở lớp 7 gồm các hình thức hoạt động phù hợp với khả năng, nhu
cầu, hứng thú của học sinh, với yêu cầu của địa phương và điều kiện của nhà trường; và
điều quan trọng là phải dựa trên sự tự nguyện của học sinh.
Một số hình thức hoạt động tự chọn ở lớp 7 là câu lạc bộ theo từng chuyên đề, các
hoạt động vui chơi và trò chơi.
1.8. Phương thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7.
HĐGDNGLL được thực hiện với quỹ thời gian là 3 tiết/ tuần như trong kế hoạch
giáo dục của trường THCS mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành theo Quyết định số 03-
2002-QĐ ngày 24-01-2002. Quỹ thời gian này bao gồm tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết
- trang 10 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
sinh hoạt lớp cuối tuần và một tiết do nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp với đặc điểm và
điều kiện của mình.
- Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham
gia điều khiển của giáo viên và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến quản lí và động
viên học sinh lớp mình tham gia vào hoạt động chung của trường.
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một dịp thuận lợi để học sinh được rèn luyện khả
năng tự quản. Khi tổ chức tiết này, giáo viên chủ nhiệm kết hợp nội dung hoạt động chủ
nhiệm với nội dung hoạt động giáo dục của chủ điểm. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện
các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn luôn đảm bảo được theo kế hoạch
chương tình mà Bộ đã ban hành.
- Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng tuần được thực hiện theo đúng quy
định của Bộ. Việc bố trí thời gian của tiết này trong thời khóa biểu hàng tuần là do nhà
trường sắp xếp. Nếu không bố trí được hàng tuần thì có thể sắp xếp thành một buổi hoạt
động chung (4 tiết) với quy mô khối lớp, liên lớp hoặc toàn trường.
Sau một năm học tập và rèn luyện ở trường THCS, học sinh lớp 7 đã có được một số
kinh nghiệm hoạt động tập thể. Điều này thể hiện ở mấy điểm sau:
- Học sinh biết cách tổ chức và điều khiển một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
Các em đã hiểu được phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện hoạt động có hiệu quả.
- Học sinh nắm được một số hình thức hoạt động khác nhau, kinh nghiệm tổ chức
HĐGDNGLL ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt
động tập thể.
1.9. Hướng dẫn sử dụng cuốn sách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7.
Cấu trúc của sách HĐGDNGLL lớp 7 gồm hai phần chính:
Phần một: Một số vấn đề chung. Phần này giúp giáo viên nắm được những thông
tin về HĐGDNGLL lớp 7, bao gồm:
- Mục tiêu giáo dục của HĐGDNGLL ở lớp 7.
- Nội dung chương trình HĐGDNGLL ở lớp 7.
- Phương tiện để tổ chức hoạt động.
- Phương thức tổ chức HĐGDNGLL ở lớp 7.
- Đánh giá kết quả hoạt động.
Phần hai: Hướng dẫn thực hiện các chủ điểm giáo dục
1.9.1. Mỗi chủ điểm giáo dục được hướng dẫn theo cấu trúc sau:
- Mục tiêu giáo dục.
- Gợi ý nội dung hoạt động của chủ điểm.
- trang 11 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
- Gợi ý tiến hành một số hoạt động cụ thể.
- Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm.
- Tư liệu tham khảo.
1.9.2. Mỗi hoạt động cụ thể của chủ điểm được thiết kế theo cấu trúc sau đây:
- Yêu cầu giáo dục.
- Nội dung và hình thức hoạt động.
- Chuẩn bị hoạt động.
- Tiến hành hoạt động.
- Kết thúc hoạt động.
1.10. Vai trò của hoạt động trong sự phát triển nhân cách.
Theo tâm lý học hoạt động, nói đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em và học
sinh, cần phải đề cập đến các phạm trù hoạt động chủ đạo và hoạt động giao tiếp. Hoạt động bao giờ
cũng nhằm vào những đối tượng nhất định. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của người lớn, trẻ em thực hiện
những hoạt động khác nhau và bằng hoạt động, trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Sự
hình thành nhân cách về phương diện đạo đức là quá trình con người lĩnh hội nội dung của những quan
hệ xã hội chứa đựng những giá trị, những chuẩn mực do xã hội quy định thông qua họat động cộng
đồng và giao tiếp với người khác, với xã hội.
Theo PTS Nguyễn Dục Quang – viện KHGD: tuổi học sinh phổ thông (từ 6 đến 18) là
lứa tuổi mà hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập – quyền lợi và trách nhiệm của học sinh đối với
gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh hoạt động chủ đạo này, các em cần được tham gia vào các
HĐGDNGLL nhằm phát triển nhân cách của mình. Các HĐGDNGLL giúp học sinh gắn được kiến thức
đã học ở trên lớp vào thực tiễn cuộc sống xã hội, tạo điều kiện để các em rèn luyện các kỹ năng cơ
bản cần thiết của người công dân, trong đó lấy kỹ năng hành động, ứng dụng làm trung tâm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui
chơi, giải trí.. con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, chủ yếu theo quy luật lĩnh
hội các di sản văn hóa vật chất và tinh thần do thế hệ trước để lại. Bằng các hoạt động xã hội, con
người từ nhỏ đã dần dần lĩnh hội nội dung giáo dục mà loài người chứa đựng trong các mối quan hệ xã
hội có liên quan tới hoạt động của họ. Chính nhờ vào các mối quan hệ với thế giới tự nhiên và thế giới
đồ vật do các thế hệ trước tạo ra, nhờ vào các quan hệ xã hội mà con người có được thông qua các
hoạt động đa dạng và phong phú, nhân cách con người đã hình thành và phát triển.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự tác động của nhiều nhân tố:
Nhân tố sinh học (di truyền), nhân tố môi trường (trong đó vai trò của nhân tố giáo dục là chủ đạo) và
quan trọng nhất là hoạt động của cá nhân, nó đóng vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành và
phát triển nhân cách.
Ở lứa tuổi thiếu niên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động chủ đạo là hoạt động xã
hội công ích: hoạt động giao lưu, hoạt động học tập định hướng nghề nghiệp...
- trang 12 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Như vậy, hoạt động là điều kiện, là phương tiện và là con đường để hình thành, phát triển
nhân cách. Sự phát triển nhân cách được hiểu là một quá trình cải biến toàn bộ sức mạnh thể chất và
tinh thần - các sức mạnh bản chất của con người. Quá trình này diễn ra trong hoạt động, nhờ đó sự
phát triển về mặt thể chất, tâm lý, xã hội - biểu hiện của sự phát triển nhân cách, không chỉ là sự biến
đổi về lượng mà đồng thời còn là những sự biến đổi về chất trong mỗi người.
1.11. Đặc điểm của học sinh phổ thông trung học cơ sở
Học sinh phổ thông trung học cơ sở có đặc trưng nổi bật là sự phát triển nhảy vọt về sinh
lý - liên quan đến hiện tượng dậy thì, phát dục. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là giai đoạn đổi thay
từ trẻ nhỏ thành người lớn, sự chuyển biến từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Các em nhận ra sự
phát triển mạnh mẽ và đột ngột đó, bắt đầu chú ý đến cơ thể, đến vẻ bề ngoài của mình. Do vậy, gia
đình và nhà trường phải chú ý đến đặc điểm này ở học sinh để giáo dục, điều chỉnh hành vi của các em
cho hợp lý. Ở lứa tuổi này, các em mong muốn khẳng định các giá trị phẩm chất và năng lực của bản
thân, muốn sống tự lập, mong làm những việc có ý nghĩa. Sự tham gia vào đời sống của người lớn, đảm
nhiệm một số công việc của người lớn lúc này làm chúng ta thay đổi quan niệm, thái độ đối với các
em, vì chúng "không còn là trẻ con nữa". Điều này làm tăng tính tích cực trong học tập và hoạt động
xã hội của học sinh; tuy nhiên, các em cũng chưa hiểu rõ được hạn chế về sức lực của mình, có khi các
em còn đánh giá lại các giá trị của người lớn. Những biểu hiện như sự bướng bỉnh, dễ bị kích động, sự
vụng về, kết quả học tập giảm sút... là những biểu hiện dễ thấy ở lứa tuổi này. Sự thay đổi về tính tình
như trở nên e thẹn, nhút nhát hoặc khoe khoang, có khi hăng hái nhiệt tình, có khi lại thờ ơ... là biểu
hiện mất thăng bằng về sinh lý do sự biến đổi không đều ở tuổi dậy thì; cơ thể phát triển nhanh trong
một thời gian ngắn nhưng những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm lại chưa trưởng thành và ổn định.
Để định hướng tốt cho sự phát triển nhân cách của các em, nhà trường, gia đình, xã hội
tạo điều kiện để học sinh có cơ hội hoạt động, rèn luyện. Ngoài việc học tốt các môn văn hóa trên lớp,
lôi cuốn học sinh vào các HĐGDNGLL theo chương trình và sách giáo khoa đổi mới, phát huy tính tích
cực và độc lập sáng tạo của học sinh, hình thành và phát triển ở các em một nhân cách toàn diện.
Một trong những đặc điểm tâm lý của nhân cách thiếu niên là "cảm giác là người lớn"
(A.V.Pêtrốpxki). Ở lứa tuổi này, sự trưởng thành về mặt xã hội là sự chuẩn bị quan trọng để chúng gia
nhập vào xã hội người lớn; mặc dù tuổi thiếu niên chưa giống người lớn, nhiều biểu hiện bề ngoài còn
trẻ con, trực tính, song bên trong đã ẩn giấu mầm mống của cái mới. Quá trình tự ý thức đang diễn ra
mạnh mẽ ở tuổi này: mong muốn, khát khao được làm người lớn, ý thức được mình không còn là trẻ
con, đồng thời tính tích cực xã hội của thiếu niên biểu hiện ở chỗ rất nhạy bén với chuẩn mực, hành vi
của người lớn và quan hệ của họ. Do vậy, trong quan hệ qua lại với người lớn, dễ nảy sinh xung đột
nếu như người lớn luôn đối xử với các em theo cách cũ, không thay đổi.
Tóm lại, những đặc điểm về tâm - sinh lí, đặc điểm về nhận thức, giao tiếp, học tập, tình
bạn của học sinh trung học cơ sở là nền tảng quan trọng đối với các lực lượng giáo dục. Giáo dục ở
nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội cần phải chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các hoạt
động giáo dục NGLL cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
- trang 13 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – LỚP 7, Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS
THEO CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK MỚI Ở AN GIANG
2.1. Thực trạng HĐGDNGLL – Lớp 7 ở THCS tỉnh An Giang
Năm học 2003 – 2004, toàn tỉnh An Giang có 127 trường THCS, tăng 17 trường so
với năm trước. Tổng số học sinh THCS đầu năm là 130.003. Đến cuối năm học, số học sinh
THCS là 123,537, giảm 4,97% so với đầu năm học. Trong đó học sinh khối 7 là 30.189 em
được bố trí trên 724 lớp học.
Tổng số GV trường THCS có 4.345 người trong đó GVCN khối 7 là 724 người.
Trong năm học, thực hiện kết luận Hội nghị BCH TW Đảng lần 6 (khóa IX), chiến
lược phát triển giáo dục 2001 –2010, sự nghiệp giáo dục – Đào tạo tỉnh An Giang đã có
bước khởi sắc và đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng còn nhiều mặt yếu kém
cần phải được khắc phục mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH tỉnh nhà. (3)
2.1.1 Thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT –TTg ngày 11/6/2001 của Thủ Tướng Chính phủ,
Nghị quyết 40 của Quốc Hội về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Sở Giáo
Dục Đào Tạo An Giang đã có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp 7 môn
HĐGDNGLL. Kết quả điều tra ở 74 Phó Hiệu trưởng trường THCS tỉnh An Giang.
Theo đánh giá của Phó Hiệu Trưởng về HĐGDNGLL trong năm học 2003-2004 như
sau:
Bảng 1. Bồi dưỡng GVCN lớp 7 môn HĐGDNGLL
Tổng số GVCN được
BD
Tỉ lệ % GVCN chưa
được BD
Tỉ lệ %
443 401 90,51% 42 9,48%
Nhận xét:
+ Tỷ lệ phần trăm Hiệu Phó đánh giá GVCN lớp 7 được bồi dưỡng môn
HĐGDNGLL là 90,51%. Chưa thực hiện tốt yêu cầu của Bộ Giáo Dục Đào Tạo và kế
hoạch bồi dưỡng giáo viên của Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang về thực hiện chương trình
sách giáo khoa mới (Bồi dưỡng 100% giáo viên CN lớp).
+ Tỷ lệ phần trăm Hiệu phó đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp 7 chưa được bồi
dưỡng môn HĐGDNGLL là 9,48% sẽ ảnh hưởng đến chất lượng HĐGDNGLL.
(3) Báo cáo năm học của Sở GD-ĐT AG năm học 2003-2004.
- trang 14 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Kết luận - đề xuất:
Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp 7 nội dung kiến thức chương trình, sách giáo
đổi mới có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng HĐGDNGLL .
Đề nghị Sở Giáo Dục – Đào Tạo có kế hoạch bồi dưỡng cho tất cả GVCN lớp 7
môn HĐGDNGLL (100%).
2.1.2. Thực hiện công văn số 764/THPT ngày 02/8/2001 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.
Sở Giáo Dục & Đào Tạo An Giang đã ban hành văn bản số 1148 ngày 16 tháng 9 năm 2003
hướng dẫn các trường THCS trong tỉnh An Giang thực hiện nội dung và chương trình môn
HĐGDNGLL ở lớp 7. Kết quả đánh giá chất lượng cuối năm học ở lớp 7 thực hiện theo CT
và SGK mới môn HĐGDNGLL theo ý kiến của 74 Phó Hiệu Trưởng trực tiếp phụ trách
HĐGDNGLL ở THCS đánh giá như sau:
Bảng 2. Chất lượng HĐGDNGLL lớp 7
STT Chất lượng
HĐGDNGLL
Số ý kiến Tỷ lệ phần trăm
1 Tốt 1 1,37%
2 Khá 27 36,48%
3 Trung bình 46 62,16%
4 Yếu 0 0%
Nhận xét:
Qua bảng 2, ta thấy:
+ Tỷ lệ phần trăm Phó Hiệu Trưởng đánh giá chất lượng HĐGDNGLL đạt
mức độ tốt thấp nhất rất rõ rệt (chỉ có 1%).
+ Tỷ lệ phần trăm Phó Hiệu Trưởng đánh giá chất lượng HĐGDNGLL đạt
mức độ khá là 36,48%.
+ Tỷ lệ phần trăm Phó Hiệu Trưởng đánh giá chất lượng HĐGDNGLL trung
bình là nổi tr._.ội (62,6%).
+ Tỷ lệ phần trăm Phó Hiệu Trưởng đánh giá chất lượng HĐGDNGLL yếu
kém không có (0%).
Đề xuất:
+ Nâng cao chất lượng HĐGDNGLL để hình thành nhân cách tốt cho học
sinh.
+ GVCN và nhà trường cần chú trọng hơn nữa khâu hướng dẫn học sinh
HĐGDNGLL có hiệu quả, chất lượng cao.
Ngoài việc điều tra 74 phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL, chúng tôi còn trực
tiếp tham dự 41 tiết HĐGDNGLL lên lớp các GVCN lớp 7 như sau:
- trang 15 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 3. Kết quả xếp loại các tiết dự giờ trực tiếp các đối tượng nghiên cứu
SỐ
TT
HỌ VÀ TÊN XẾP
LOẠI
TÊN HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ
1 Lâm Thị Thúy Huỳnh Khá Bầu cán sự lớp Phú Tân
2 Đỗ Văn Đủ Khá Đố vui học tập Phú Tân
3 Nguyễn Tấn Cang Khá Thi kể chuyện lịch sử Phú Tân
4 Lâm Thị Bích Phượng Khá Sinh hoạt văn nghệ – Bài ca học tập Phú Tân
5 Trần Thanh Hải Khá Lễ giao ước thi đua “Tiết học tốt theo lời Bác dạy” Phú Tân
6 Đỗ Thế Vinh Khá Bầu cán bộ lớp Phú Tân
7 Nguyễn Hạnh Phúc Khá Di sản – Di tích lịch sử với thiếu nhi Phú Tân
8 Trần Lưu Thị Minh Phố Khá Ca hát mừng năm học mới Châu Phú
9 Nguyễn Đình Sơn Khá Thi văn nghệ ca ngợi Đảng và quê hương Châu Phú
10 Nguyễn Thị Mận Tốt Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn Châu Phú
11 Phạm Thị Nương TB Truyền thống CM và những đổi thay của quê hương Châu Phú
12 Trương Thị Kim Oanh TB Thi tìm hiểu anh hùng lịch sử Châu Phú
13 Nguyễn Thị Thu Diển TB Hội vui học tập Châu Phú
14 Lê Ngọc Tường TB Thi tìm hiểu về Đoàn Châu Phú
15 Huỳnh Thị Trinh TB Thi tìm hiểu về Đoàn Châu Phú
16 Phạm Đăng Long Yếu Vẽ tự do về cuộc sống xung quanh ta Châu Phú
17 Phạm Thị Thanh Tuyền Khá Xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp” Châu Phú
18 Cao Thị Hồng Thu Khá Lễ thi đua chăm ngoan học giỏi giữa các tổ Tri Tôn
19 Hà Thị Thanh Thúy Khá Hát về thầy cô và mái trường Tri Tôn
20 Cao Trường Sơn TB Tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo VIỆT NAM 20 –11 Tri Tôn
21 Đào Duy Mai Trinh Khá Hội vui học tập Tri Tôn
22 Đào Duy Mai Trinh Khá Hội vui học tập Tri Tôn
23 Lê Thị Thúy An Khá Hội vui học tập An Phú
24 Nguyễn Thị Huỳnh Như TB Thi đua tìm hiểu truyền thống nhà trường An Phú
25 Đỗ Thị Kim Thoa TB Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 An Phú
26 Huỳnh Ngọc Tường Quyên TB Chăm ngoan học giỏi An Phú
27 Tôn Phước Thăng Khá Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 An Phú
28 Bùi Thanh Tâm TB Giao ước thi đua giữa các tổ An Phú
29 Bùi Thị Kim Thúy Khá Bầu cán bộ lớp An Phú
30 Nguyễn Văn Kha TB Tiến lên Đoàn viên An Phú
31 Lê Kim Xoa Tốt Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường Châu Đốc
32 Lê Kim Xoa Tốt Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường Châu Đốc
33 Nguyễn Thị Hồng Tốt Nhớ ơn thầy cô giáo Châu Đốc
34 Châu Thị Thu Ba Tốt Hát về quê hương và quân đội VN Thoại Sơn
35 Châu Thị Thu Ba Tốt Hát về quê hương và quân đội VN Thoại Sơn
36 Đỗ Quốc Thạnh Tốt Hội vui học tập Châu Thành
37 Đỗ Quốc Thạnh Tốt Hội vui học tập Châu Thành
38 Lê Thị Thu Nga Khá Bầu cán bộ lớp Long Xuyên
39 Nguyễn Văn Tứ Khá Truyền thống CM quê hương em Long Xuyên
40 Trần Quỳnh Thanh Thanh Khá Truyền thống nhà trường Chợ Mới
41 Nguyễn Thị Xuyến Khá Truyền thống nhà trường Chợ Mới
- trang 16 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Tổng kết chung:
- Tổng số giờ dự: 41
- Xếp loại tiết hoạt động
Tốt: 8
Khá: 21
Trung bình: 11
Yếu: 1
Nhận xét - đánh giá:
Khâu chuẩn bị kế hoạch hoạt động:
Nhìn chung các tiết hoạt động NGLL của giáo viên CN đều có sự chuẩn bị
chu đáo, có xác định mục tiêu yêu cầu, chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động. Nắm vững cách thức hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS (đối
với giáo viên CN được bồi dưỡng nội dung, chương trình thay sách).
Những giáo viên chưa được bồi dưỡng soạn thảo kế hoạch hoạt động một
chiều, kiểu truyền thống, không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh,
nên tiết hoạt động yếu (Phạm Đăng Long).
Có những tiết hoạt động giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị kế hoạch hoạt động
rất tốt, đầy đủ, rõ ràng thì chất lượng hoạt động tốt như tiết hoạt động của Lê Kim Xoa,
Châu Thị Thu Ba. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nâng cao chất
lượng hoạt động rõ rệt.
Phần tiến hành hoạt động.
Nhìn chung các giáo viên CN khối 7 được bồi dưỡng theo chương trình nội
dung thay sách đều nắm được trình tự kế hoạch hoạt động. Bám sát, quán xuyến toàn bộ
công việc, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình đã thiết kế nhưng chất lượng hoạt
động thể hiện qua từng bước chưa cao, chưa thật sự linh hoạt, sáng tạo phù hợp thực tế.
Một số tiết nắm vững cấu trúc hoạt động, thực hiện trình tự kế hoạch rất tốt,
biết vận dụng và phân phối thời gian hoạt động tương đối hợp lý, Chẳng hạn như tiết hoạt
động của Lê Kim Xoa, Nguyễn Thị Mận.
Bên cạnh đó còn có những tiết hoạt động chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu cấu
trúc của một hoạt động như tiết hoạt động của Phạm Đăng Long. Giáo viên thiếu quan sát,
chưa giúp đỡ học sinh trong quá trình vẽ, học sinh thụ động.
Nội dung hoạt động chưa có tính giáo dục thẩm mỹ theo yêu cầu của nội dung
tiết hoạt động. Không lôi cuốn học sinh, tiết học mang tính hình thức, phô trương. Giáo viên
chưa có nhận xét đầy đủ về sản phẩm, không hướng dẫn được cách chấm.
- trang 17 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
2.2. Các giải pháp thực hiện hoạt động GDNGLL – lớp 7
- Số Giáo Dục – Đào Tạo An Giang triển khai thực hiện chương trình và SGK mới,
mở lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán, giáo viên CN lớp 7, lập kế hoạch hoạt động, thiết kế
bài giảng dạy mẫu, trao đổi kế hoạch hoạt động, thực hiện chủ điểm giáo dục, tổ chức hội
thảo trong giáo viên về đổi mới phương pháp hoạt động.
Đầu năm học 2003-2004 Sở Giáo Dục Đào tạo An Giang có văn bản 1148 ban hành
ngày 16/09/2003 chỉ đạo các trường THCS thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL, tạo sự thống
nhất trong nhận thức và hành động, làm cho mọi người thấu hiệu HĐGDNGLL ở lớp 7 giúp
học sinh củng cố và mở rộng những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được qua các môn
học ở trên lớp; biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Rèn luyện các kỹ
năng cơ bản cần thiết đã được luyện tập ở lớp 6 nhằm nâng cao năng lực tổ chức điều khiển hoạt
động tập thể. Có thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình, SGK mới chúng ta còn gặp nhiều
khó khăn thách thức như việc thực hiện CT thay sách lớp 7 môn HĐGDNGLL giữa các
trường chưa đều nhau, một số trường chưa quan tâm đúng mức, chậm triển khai kế hoạch
hoạt động hoặc trong quá trình thực hiện cũng chưa có điều kiện thực hiệnđầy đủ các chủ
điểm theo CT thay sách.
- trang 18 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 4. Những chủ điểm HĐGDNGLL ở khối 7 chưa được thực hiện trong năm
học 2003 – 2004
Những chủ điểm chưa thực hiện Số
TT
Đơn vị
T.thống
nhà
trường
Ch.ngoan
học giỏi
Tôn
sư
trọng
đạo
Uống
nước
nhớ
nguồn
Mừng
Đảng
M-xuân
Tiến
bước
lên
Đòan
Hòa
bình
H.nghị
Bác HoÀ
kính
yêu
Hè vui
khỏe và
bổ ích
Tổng
số
Tỉ lệ %
1 Long Xuyên 1 1 1,35%
2 Châu Đốc 1 1 1,35%
3 Châu Phú 2 2 3 7 9,45%
4 Phú Tân 3 3 6 8,10%
5 Tri Tôn 4 4 5,40%
6 Tân Châu 1 2 4 7 9,45%
7 Tịnh Biên 5 5 6,75%
8 Thoại Sơn 2 6 8 10.81%
9 Châu Thành 1 6 7 9,45%
10 Chợ Mới 6 6 8,10%
11ù An Phú 1 1 2 1 7 12 16,21%
Nhận xét: Điều tra 74 trường THCS thì có 46 trường chưa thực hiện đầy đủ các chủ
điểm giáo dục trong CT thay sách. Nhiều nhất là chủ điểm tháng 06, 07, 08. Hè vui khỏe và
bổ ích.
- Chủ điểm tháng 01, 02: Mừng Đảng, mừng xuân có 02 trường THCS: Lê Chánh –
Tân Châu và Vĩnh hậu – An Phú.
- Chủ điểm tháng 04: Hòa bình hữu nghị có 9 trường THCS: Phú Thành, Phú Long,
Phú Mỹ ở Phú Tân; THCS An Phú, Vĩnh Hậu ở An Phú; Lê Chánh, Vĩnh Hòa ở Tân Châu;
Đào Hữu Cảnh, Ô Long Vĩ ở Châu Phú.
- Chủ điềm tháng 05: Bác Hồ kính yêu có 04 trường THCS: Bình Chánh – Châu Phú,
Đào Hữu Cảnh – Châu Phú, Vĩnh Hội Đông – An Phú, Vĩnh Bình – Châu Thành.
Chủ điểm tháng 06, 07, 08. Hè vui khỏa và bổ ích có 46 trường THCS.
- Long Xuyên : 01
- trang 19 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Trần Hưng Đạo
- Châu Đốc: 01
Vĩnh Châu
- Châu Phú: 03
Mỹ Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh
- Phú Tân: 03
Phú Mỹ, Long Sơn, Hòa Lạc
- Tri Tôn: 04
Dân tộc nội trú, Ô Lâm, Châu Lăng, TT Ba Chúc
- Tân Châu: 04
Tân An, Lê Chánh, Vĩnh Hòa, Long Phú
- Tịnh Biên: 05
Tân Lập, Vĩnh Trung, An Cư, Tân Lợi, Văn Giáo.
- Thoại Sơn: 06
THCS Thị trấn Núi Sập, Thoại Giang, Vọng Đông, Phú Hòa, Óc Eo, Vĩnh Phú.
- Châu Thành: 06
Tân Phú, Vĩnh Bình, Vĩnh Nhuận, Bình Thạnh, Vĩnh An.
- Chợ Mới: 06
Bình Phước Xuân, Long Điền B, Hòa An, Kiến An, Mỹ Luông, Hội An
- An Phú: 07
THCS An Phú, Quốc Thái, Phú Hữu, Vĩnh Trường, Phú Hội, Vĩnh Hội Đông,
Phước Hưng.
Nhận xét: Qua bảng 4, ta thấy:
100% các trường THCS trong tỉnh AG thực hiện nghiêm túc chủ điểm giáo dục:
Truyền thống nhà trường, chăm ngoan học giỏi, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
Các chủ điểm còn lại chưa thực hiện đầy đủ. Long Xuyên, Châu Đốc, có 01 trường, chiếm
tỉ lệ 1,35%. Châu Phú: 07 trường, chiếm tỉ lệ 9,45%. Phú Tân có 06 trường, chiếm tỉ lệ
8,10%. Tri Tôn có 04 trường, chiếm tỉ lệ 6,75%. Thoại Sơn có 08 trường, chiếm tỉ lệ
10,81%. Châu Thành có 07 trường chiếm tỉ lệ 8,10%. An Phú 12 trường, chiếm tỉ lệ 16,21%.
Vi phạm nhiều nhất là chủ điểm tháng 06, 07, 08. Hè vui khỏe và bổ ích (46 trường).
Trên đây là những sai sót trong quá trình thực hiện CT SGK mới, bản thân tôi
ghi nhận được qua cuộc điều tra 74 Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL ở THCS tỉnh AG.
- trang 20 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhìn chung các trường còn lại đều thực hiện nghiêm túc chương trình, SGK đổi
mới.
Kết luận - đề xuất:
Thực hiện chương trình HĐGDNGLL giữa các trường THCS không đồng bộ, có
nơi chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chủ điểm giáo dục trong năm học.
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa, giúp đỡ trường THCS thực hiện đầy đủ,
chương trình SGK HĐGDNGLL, có ý nghĩa vai trò to lớn, khép kín quá trình giáo dục học
sinh, được quan tâm chăm sóc giáo dục ở bất kỳ chỗ nào, bất kỳ thời điểm nào.
- trang 21 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 5. Về chương trình và sách giáo khoa
85 Hiệu trưởng trường THCS 298 GV CN lớp 7
Tốt t.Bình Yếu Tốt t.Bình Yếu
TT
Số lượng khảo sát
Nội dung CT và SGK
Số ý kiến
%
Số ý kiến
%
Số ý kiến
%
Số ý kiến
%
Số ý kiến
%
Số ý kiến %
1 Đáp ứng mục tiêu môn học 80 94,11 5 5,88 0 0 255 8557 42 14,09 1 0,33
2 Đáp ứng mục tiêu cấp học 78 9176 7 8,23 0 0 250 83,38 47 15,77 1 0,33
3 Đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục
79 9294 6 7,05 0 0 263 88,25 34 11,40 1 0,33
4 Đảm bảo tính khoa học 80 94,11 5 5,88 0 0 265 88,92 32 10,73 1 0,33
5 Đảm bảo tính kế thừa 80 94,11 4 4,70 1 1,17 247 82,88 50 16,77 1 0,33
6 Đảm bảo tính chính xác 77 90,58 8 9,41 0 0 233 7818 64 21,47 1 0,33
7 Đảm bảo tính vừa sức 69 81,17 15 17,64 1 1,17 215 72,14 80 26,84 3 1,00
8 Sự hợp lý về phân phối thời lượng cho chương
mục
67 78,82 14 16,47 4 470 185 62,08 106 35,57 7 2,34
9 Sự hợp lý phân phối thời lượng cho tiết thực
hành luyện tập
62 72,94 19 22,35 4 4,70 182 61,07 114 38,25 2 0,67
10 Phù hợp với thực tiễn Viêt Nam 74 87,05 6 7,05 5 5,88 232 77,85 64 21,47 2 0,67
11 Phù hợp với trình độ học sinh 74 87,05 16 1882 2 2,35 219 73,48 76 1,00 3 1,00
12 Phù hợp với trình độ giáo viên 67 78,82 16 1882 2 2,35 219 73,48 76 1,00 3 1,00
13 Phù hợp với cơ sở vật chất hiện có 32 37,64 45 52,94 8 9,41 118 39,59 155 52,01 25 8,38
14 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học 67 78,82 45 5294 8 9,41 118 39,59 155 52,01 25 8,38
15 Tăng khả năng thực hành 73 85,88 11 12,94 1 1,17 245 82,21 49 16,44 4 1,34
16 Cấu trúc chương trình – sách giáo khoa 72 84,70 13 15,29 0 0 247 82,88 49 16,44 2 0,67
- trang 22 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhận xét: Về chương trình và SGK lớp 7 môn HĐGDNGLL được Hiệu trưởng và
giáo viên CN đánh giá tốt.
Đáp ứng mục tiêu môn học, mục tiêu cấp học, nâng cao chất lượng giáo dục
Hiệu trưởng đánh giá tốt trên 90%, giáo viên CN đánh giá tốt trên 80%. Đảm bảo tính khoa
học, Hiệu trưởng đánh giá tốt 94,11%, giáo viên CN đánh giá tốt 88,92%.
Chương trình và SGK phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với trình độ học
sinh, trình độ giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp học tập, tăng khả năng thực hành.
Tất cả được đánh giá rất tốt trên 70%.
Còn vấn đề phù hợp với cơ sở vật chất hiện có. Hiệu trưởng đánh giá tốt có
37,64%, giáo viên CN đánh giá tốt 39,59%.
Kết luận - đề xuất:
Chương trình và SGK mới đáp ứng mục tiêu cấp học, nâng cao chất lượng giáo
dục, phù hợp trình độ học sinh. Cần tăng cường thêm cơ sở vật chất cho HĐGDNGLL để
thực hiện được tốt hơn.
- trang 23 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 6. Về chương trình và nội dung bồi dưỡng
85 Hiệu trưởng trường THCS 298 GVCN lớp 7
Tốt Khá Chấp nhận
được
Phải thay đổi Tốt Khá Chấp nhận
được
Phải thay đổi
T
T
Số lượng khảo sát
Chương trình
Nội dung bồi dưỡng
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Chương trình bồi dưỡng 61 71,76 16 18,82 7 8,23 1 1,17 155 52,01 95 31,87 44 14,76 4
1,34
2 Nội dung bồi dưỡng 59 69,41 12 14,11 8 9,41 6 7,05 170 57,04 88 29,53 30 10,06 10
3,35
3 Tài liệu bồi dưỡng 45 52,90 25 29,41 9 10,58 6 7,05 149 50,00 87 29,19 54 18,12 8
2,68
4 Giới thiệu mục tiêu, nội dung CT – SGK 59 69,41 18 21,76 7 8,33 1 1,17 195 65,43 73 24,49 27 9,06 3
1,00
5 Hướng dẫn thực hiện CT – SGK 56 65,88 17 20,00 11 12,94 1 1,17 183 61,40 72 24,16 39 13,08 4
1,34
6 Hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động 57 67,05 20 23,52 7 8,23 1 1,17 1,63 54,69 91 30,53 37 12,41 7
2,34
7 Tổ chức thảo luận về kế hoạch hoạt động của
học viên
43 50,85 35 41,17 4 4,70 3 3,52 149 50,00 101 33,89 42 14,09 6
2,01
8 Đánh giá các kế hoạch hoạt động 52 61,17 25 29,41 5 5,88 3 3,52 158 53,02 99 33,22 36 12,08 5
1,72
9 Chất lượng hoạt động trên băng hình 41 48,23 28 32,94 15 17,64 1 1,17 173 58,05 89 29,86 33 11,07 3
1,00
10 Tổ chức trao đổi tiết hoạt động trên băng
hình
37 43,52 30 35,29 17 20,11 1 1,17 145 48,65 91 30,53 49 1644 3
4,36
11 Hướng dẫn sử dụng thiết bị tổ chức hoạt động 42 49,41 30 35,29 11 12,94 2 2,35 124 41,61 100 33,55 64 21,47 8
2,68
- trang 24 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhận xét: Về chương trình và nội dung bồi dưỡng Hiệu trưởng và giáo viên CN
đánh giá khá, tốt và chấp nhận được tổng cộng chung trên 98%, ý kiến phải thay đổi CT và
nội dung bồi dưỡng không đáng kể. Hiệu trưởng đánh giá có 1,17%, giáo viên CN đánh giá
có 1,34%.
Tài liệu bồi dưỡng: khá tốt, chấp nhận được. Hiệu trưởng đánh giá gần 90%,
giáo viên CN đánh giá đến 97,32%.
- Hướng dẫn thực hiện CT – SGK, lập kế hoạch hoạt động. Hiệu trưởng đánh
giá khá, tốt trên 98%, giáo viên CN đánh giá trên 93%.
Tóm lại:
Về chương trình và nội dung bồi dưỡng thay sách lớp 7 môn hoạt động.
GDNGLL được Hiệu trưởng trường THCS và giáo viên chủ nhiệm lớp 7 đánh giá khá, tốt,
chấp nhận được. Tổng công chung trên 90%.
Chương trình HĐGDNGLL bước đầu hình thành các kỹ năng Cơ bản cơ bản,
phù hợp lứa tuổi học sinh. Đề nghị nhà trường, giáo viên CN lớp thực hiện đầy đủ chương
trình, sách giáo khoa đổi mới để phát triển nhân cách toàn diện cho các em.
- trang 26 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 7. Đổi mới phương thức HĐGDNGLL cho phù hợp với điều kiện hiện nay
Bảng 7.1. Ý kiến đối với một số quan điểm
85 Hiệu trưởng THCS 298 GVCN lớp 7
Đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Không đồng ý Phân vân
Số
TT
Số lượng khảo sát
Nội dung một số nhận định
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ % Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Trẻ em không thích tổ chức HĐGDNGLL 9 10,58 72 84,70 4 4,70 95 31,87 191 64,09 12 4,02
2 Giáo viên chủ nhiệm không nhiệt tình
với công tác HĐGDNGLL
25 29,41 41 48,23 19 22,35 97 32,55 179 60,06 22 7,38
3 Nhà trường thiếu quan tâm 18 21,17 59 69,41 8 9,41 137 45,97 144 48,32 17 5,70
4 Hoạt động nghèo nàn 24 28,23 52 61,17 9 10,58 143 47,98 134 44,96 21 7,04
5 HĐGDNGLL ít tác dụng giáo dục 13 15,29 63 74,11 9 10,58 130 43,62 156 52,34 12 4,02
6 Nội dung ít hấp dẫn 13 15,29 67 78,82 5 5,88 157 52,68 133 44,63 8 2,68
7 Xã hội ít quan tâm đầu tư 50 58,82 17 20,00 18 21,17 212 71,14 64 21,47 22 7,38
- trang 27 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Kết quả khảo sát bảng 7-1 cho ta nhận biết Hiệu trưởng đánh giá trẻ em không thích
HĐGDNGLL đồng ý là 10,50%, không đồng ý 84,70%.
Giáo viên CN đánh giá trẻ em không thích HĐGDNGLL 31,87%, không đồng ý
64,09%.
- Nhận định thứ 2 về chủ nhiệm không nhiệt tình công tác HĐGDNGLL. Hiệu
trưởng đồng ý 29,41%, giáo viên CN đồng ý 32,55%.
- Nhà trường thiếu quan tâm, Hiệu trưởng đồng ý 21,17%, GVCN đánh giá đến
45,97%; đánh giá ý kiến gấp đôi ý kiến cấp lãnh đạo.
- Xã hội ít quan tâm HĐGDNGLL. Hiệu trưởng đồng ý 58,82%, giáo viên CN đánh
giá đồng ý đến 71,14%.
- Hoạt động nghèo nàn. Hiệu trưởng đánh giá đồng ý 28,23% - Giáo viên CN đánh
giá gần gấp đôi Hiệu trưởng 47,98%.
- Ít tác dụng giáo dục, ít hấp dẫn. Hiệu trưởng đánh giá chỉ có 15,29% - Giáo viên
CN đánh giá trên 40%.
Kết luận ý kiến đối với một số quan điểm nhận định đánh giá về nội dung nêu trên
giữa Hiệu trưởng và giáo viên CN có khác biệt nhau. Người nhìn ở góc độ này, người nhìn
ở góc độ khác, giữa ý kiến của cấp lãnh đạo, chỉ đạo (Hiệu trưởng) có khác biệt khá xa so
với người chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo (GVCN).
Theo tôi, giáo viên CN là người trực tiếp hướng dẫn HS tham gia HĐGDNGLL theo
chương trình và SGK đổi mới, trực tiếp theo dõi HS hoạt động, nên ý kiến giáo viên CN có
khả năng xác thực hơn so với ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng.
- trang 28 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 7.2. Muốn đổi mới HĐGDNGLL, khâu nào là yếu tố then chốt (phân thành 3 loại mức độ
quan trọng 1, 2, 3)
85 Hiệu trưởng THCS 298 GVCN lớp 7
1 2 3 1 2 3
Số
TT
Số lượng khảo sát
Nội dung một số nhận định
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Đội ngũ giáo viên CN (Phẩm chất, năng
lực, điều kiện)
67 78,82 13 15,29 5 5,88 265 88,92 23 7,71 10 3,35
2 Điều kiện kinh phí tổ chức hoạt động 34 40,00 30 35,29 21 24,70 224 75,16 54 18,12 20 6,71
3 Tạo dư luận xã hội quan tâm 38 44,70 30 35,29 17 20 187 62,75 69 23,15 42 14,09
4 Đổi mới nội dung sinh hoạt 32 37,64 31 36,47 22 25,88 187 62,75 75 25,16 36 12,08
5 Cải tiến phương pháp, hình thức 53 63,35 27 31,76 5 5,88 220 73,82 53 12,41 25 4,69
6 Phát huy tính tích cực sáng tạo của học
sinh
62 72,94 18 21,17 5 5,88 247 82,88 37 12,41 14 4,69
7 Xây dựng cơ chế quản lý, chỉ đạo 60 70,58 21 24,70 4 4,70 220 73,82 59 19,79 19 6,37
- trang 29 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Kết quả khảo sát bảng 7-2 cho ta thấy: Đổi mới HĐGDNGLL, yếu tố then chốt theo
như nhận định của Hiệu trưởng và giáo viên CN vẫn là con người đội ngũ giáo viên CN
(phẩm chất, năng lực, điều kiện).
Hiệu trưởng đánh giá 78,82%, giáo viên CN đánh giá 88,92%.
Thứ 2, là phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh ở mức độ 1, Hiệu trưởng đánh
giá 72,94%, giáo viên CN đánh giá 82,88%.
Ngoài 02 yếu tố con người giáo viên và học sinh, ở mức độ 1, việc đổi mới còn có
các yếu tố then chốt khác như xây dựng cơ chế quản lý, chỉ đạo, Hiệu trưởng đánh giá
70,58% giáo viên CN đánh giá 73,82%.
- Đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp, hình thức hoạt động tạo dư luận xã hội
quan tâm, điều kiện kinh phí tổ chức hoạt động ở mức độ 1 là cao nhất so với 02 mức độ
còn lại.
Nhận xét và đề xuất:
Yếu tố then chốt để đổi mới HĐGDNGLL thật sự có chất lượng là con người, đội
ngũ giáo viên CN (phẩm chất năng lực, điều kiện), và phát huy tính tích cực sáng tạo của
học sinh. Các điều kiện khác như kinh phí tổ chức hoạt động, tạo dư luận xã hội quan tâm,
cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động, cũng như việc xây dựng cơ chế quản
lý, chỉ đạo cũng không kém phần quan trọng. Đề nghị các nhà quản lý giáo dục cần quan
tâm đúng mức các yếu tố trên, để trường THCS HĐGDNGLL đạt hiệu quả tốt hơn.
- trang 30 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 7.3. Những khó khăn chủ yếu đối với giáo viên chủ nhiệm (Phân loại thành 3 mức độ khó
khăn 1, 2 , 3)
85 Hiệu trưởng THCS 298 GVCN lớp 7
1 2 3 1 2 3
Số
TT
Số lượng khảo sát
Nội dung
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Dư luận xã hội không ủng hộ 22 25,88 36 42,35 27 31,76 199 66,77 57 19,27 42 14,09
2 Đời sống khó khăn 19 22,35 43 50,58 23 27,05 207 69,46 49 16,44 42 14,09
3 Không có chế độ bồi dưỡng hợp lý 33 38,82 26 30,58 26 30,58 202 67,78 56 18,79 40 13,42
4 Thiếu tri thức hoạt động 28 32,94 37 43,52 20 23,52 200 67,11 35 11,74 63 21.14
5 Kém nhiệt tình 27 31,76 26 30,58 32 37,64 209 70,13 23 7,71 64 21,47
6 Ban giám Hiệu chưa tạo điều kiện 27 31,76 25 29,41 33 38,82 203 68,12 32 10,73 63 21,14
7 Thiếu điều kiện kinh phí 39 45,88 27 31,76 19 22,35 209 70,13 49 16,44 40 13,42
8 Chỉ đạo từ trên thiếu chặt chẽ 18 21,17 38 44,70 29 34,11 182 61,07 60 20,13 56 18,79
9 Đánh giá, kiểm tra chưa thường xuyên,
khách quan
26 30,58 30 35,29 29 34,11 163 54,69 90 30,29 45 15,10
10 Thi đua khen thưởng chưa kịp thời, đúng
mức
23 27,05 26 30,58 36 42,35 155 52,01 100 33,55 43 14,42
11 Thiếu sự liên kết toàn xã hội 41 48,23 22 25,88 22 25,88 183 61,40 73 24,49 42 14,09
- trang 31 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhận xét:
Những khó khăn chủ yếu đối với giáo viên CN thể hiện ở mức độ 1, nhiều nhất
là thiếu sự liên kết toàn xã hội, Hiệu trưởng đánh giá (48,23%), giáo viên CN đánh giá
(61,40%). Thiếu điều kiện kinh phí hoạt động mức độ 1 Hiệu trưởng đánh giá (45,88%),
giáo viên CN đánh giá đến 70,13%.
Ngoài ra còn các khó khăn khác như dư luận xã hội, không có chế độ bồi dưỡng
hợp lý, thiếu tri thức hoạt động, kém nhiệt tình, Ban giám Hiệu chưa tạo điều kiện, chỉ đạo
từ trên thiếu chặt chẽ, đánh giá kiểm tra chưa thường xuyên, khách quan, thi đua, khen
thưởng chưa kịp thời đúng mức.
Trên thực tế, HĐGDNGLL còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị các cơ quan quản lý
giáo dục cần quan tâm giúp đỡ, để các giáo viên CN thực hiện CT và SGK mới được tốt hơn.
- trang 32 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Bảng 8. Đánh giá nội dung, hình thức phù hợp với hoàn cảnh xã hội, học sinh của An Giang
85 Hiệu trưởng THCS 298 GVCN lớp 7
Có thực hiện Phù hợp Không phù
hợp
Có thực hiện Phù hợp Không phù
hợp
Số
TT
Số lượng khảo sát
Nội dung Số ý
kiến
Tỉ lệ % Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ % Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
Số ý
kiến
Tỉ lệ
%
1 Sinh hoạt theo chủ đề. 85 100,00 84 98,82 1 1,17 298 100,00 292 97,98 6 2,01
2 Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. 85 100,00 82 96,47 3 3,52 298 100,00 283 94,96 15 5,03
3 Sinh hoạt lớp cuối tuần. 85 100,00 82 96,47 3 3,52 298 100,00 292 97,98 6 2,01
4 Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 48 56,47 78 91,76 7 8,23 127 42,61 295 98,99 3 1,00
5 Thi tìm hiểu truyền thống của trường. 41 48,89 77 90,58 8 9,41 110 36,91 290 97,31 8 2,68
6 Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn 37 43,52 72 84,70 13 15,29 76 25,50 270 90,60 28 9,39
7 Tập các bài hát quy định 43 50,58 74 87,05 11 12,94 68 22,81 282 94,63 16 5,36
8 Trao đổi về phương pháp học tập ở cấp trường THCS 34 40,00 74 87,05 11 12,76 67 22,48 289 96,97 9 3,02
9 Thi văn nghệ giữa các tổ 31 36,47 75 88,23 10 11,76 71 23,82 283 94,96 15 5,03
10 Tổ chức hội vui học tập 32 37,64 77 90,58 8 9,41 71 23,82 288 96,64 10 3,35
11 Giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân 36 42,35 78 91,76 7 8,23 62 20,80 292 97,98 6 2,01
12 Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn 65 76,47 79 92,94 6 7,05 183 61,40 296 99,32 2 0,67
13 Thi viết, vẽ theo chủ đề 29 34,11 75 88,23 10 11,76 62 20,80 294 98,65 4 1,34
14 Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương 37 43,52 81 95,29 4 4,70 64 21,47 280 93,95 18 6,04
15 Thi kể chuyện lịch sử 36 42,35 79 92,94 6 7,05 57 19,12 278 93,28 20 6,71
16 Thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn 33 38,82 78 91,76 7 8,23 70 23,48 280 93,95 18 6,04
17 Xây dựng kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch, đẹp” 28 32,94 73 85,88 12 14,11 74 24,82 2,84 95,30 14 4,69
18 Thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi của các nước 11 12,94 59 69,41 26 30,58 50 16,77 227 76,17 71 23,82
19 Thi tìm hiểu các vấn đề toàn cầu 17 20,00 63 74,11 22 25,88 51 17,11 225 75,50 73 24,49
20 Thi tìm hiểu các di sản văn hoá trong nước và trên thế
giới
17 20,00 60 70,58 25 29,41 47 15,77 253 84,89 45 15,10
21 Thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi” 23 27,05 69 81,17 16 18,82 45 15,10 283 94,96 15 5,03
22 Trao đổi về nội dung 5 điều Bác Hồ dạy 47 55,29 79 91,76 7 8,23 68 22,81 295 98,99 3 1,00
23 Tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi giải trí 47 55,29 79 92,94 6 7,05 86 28,85 292 97,98 6 2,01
24 Hoạt động thể dục , thể thao 46 54,11 83 97,64 2 2,35 91 30,53 292 97,98 6 2,01
25 Hoạt động lao động công ích 48 56,47 79 92,94 6 7,05 88 29,53 266 89,26 32 10,73
26 Hoạt động theo hứng thú của học sinh (tham gia các
câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá)
23 27,05 67 78,82 18 21,17 71 23,82 263 88,25 35 11,74
- trang 33 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
Nhận xét:
Kết quả khảo sát bảng 8 ở trên, theo đánh giá của Hiệu trưởng và giáo viên
CN: sinh hoạt theo chủ đề, sinh hoạt dưới cờ toàn trường, sinh hoạt lớp. Hiệu trưởng và giáo
viên CN đánh giá có thực hiện 100%. Nhưng thực hiện các hoạt động cụ thể còn hạn chế,
chưa được tốt như:
- Thảo luận nội quy, nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng đánh giá 56,47%, giáo
viên CN đánh giá 42,61%.
- Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường, Hiệu trưởng đánh giá có thực hiện
48,89%, giáo viên CN đánh giá có thực hiện 36,91%.
- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn và tập các bài hát quy định. Hiệu
trưởng đánh giá trên 40%, giáo viên CN đánh giá trên 20%.
- Trao đổi về phương pháp học tập. Hiệu trưởng đánh giá 40% giáo viên CN
đánh giá có thực hiện 22,48%.
- Tổ chức hội vui học tập. Hiệu trưởng đánh giá có thực hiện 37,64%, giáo
viên CN đánh giá 23,82%.
- Tổ chức giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân. Hiệu trưởng đánh giá có thực
hiện 42,35%, giáo viên CN đánh giá 20,80%.
- Tổ chức các ngày lễ lớn. Hiệu trưởng đánh giá có thực hiện 76,47%, giáo
viên CN đánh giá 61,40%.
Ngoài ra lớp 7 trường THCS còn thực hiện các nội dung hình thức khác như: Thi
viết, vẽ theo chủ đề, thi tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương, thi kể chuyện
lịch sử, thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, xây dựng kế hoạch trường
xanh, sạch đẹp; thi tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi các nước, tìm hiểu các vấn đề toàn cầu, di
sản văn hoá trong nước và trên thế giới, thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”, tổ
chức các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động thể dục, thể thao, hoạt động công ích, hoạt
động theo hứng thú của học sinh tham gia các câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá đều có
thực hiện nhưng không quá 50% trừ hoạt động thể dục thể thao, hoạt động công ích, hoạt
động vui chơi giải trí trên 50% theo đánh giá của Hiệu trưởng.
Thực hiện thấp nhất là hoạt động tìm hiểu cuộc sống thiếu nhi các nước, tìm
hiểu các vấn đề toàn cầu, tìm hiểu các di sản văn hoá trong nước và thề giới. Hiệu trưởng
và giáo viên CN đánh giá có thực hiện không quá 20%.
Việc thực hiện nội dung, chương trình HĐGDNGLL nêu trên, theo đánh giá của
hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm là phù hợp với hoàn cảnh xã hội, học sinh An Giang
như: sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần, thảo luận nội quy và nhiệm vụ
năm học, tìm hiểu truyền thống nhà trường, tổ chức hội vui học tập, lễ giao ước thi đua giữa
các tổ, cá nhân, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, thi tìm hiểu truyền thống CM của địa
phương, thi kể chuyện lịch sử, thi tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, trao
đổi năm điều Bác Hồ dạy, tổ chức các hình thức hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động thể
dục, thể thao.
Các nội dung hình thức còn lại như sinh hoạt theo chủ đề tự chọn, tập các bài
hát quy định, trao đổi phương pháp học tập ở cấp trường THCS, thi văn nghệ giữa các tổ, thi
viết, vẽ theo chủ đề, thực hiện kế hoạch trường xanh, sạch, đẹp, tìm hiểu cuộc sống thiếu
nhi các nước, tìm hiểu các vấn đề toàn cầu, tìm hiểu di sản văn hoá trong nước và trên thế
- trang 34 -
Thái Thị Bi Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng HĐGDNGLL…
giới, tìm hiểu theo chủ đề Bác Hồ với thiếu nhi, hoạt động theo hứng thú của học sinh
(tham gia các câu lạc bộ, các trung tâm văn hoá) được Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm
đánh giá phù hợp trên 70%.
Kết luận – đề xuất:
Thực hiện theo CT và SGK mới môn HĐGDNGLL – Lớp 7 có nội dung, hình thức
hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, học sinh ở An Giang. (đánh
giá của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm)
Các trường có thực hiện, nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt. Cần được quan tâm,
giúp đỡ để ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7148.pdf