MỞ ĐẦU
Ta biết rằng trong phần lớn thế kỷ 20, sức mạnh kinh tế của một quốc gia dựa trên đầu tư vào tư liệu sản xuất và cải tiến quá trình sản xuất. Nhưng ngày nay cải tiến kỹ thuật không còn bị giới hạn trong những máy móc nhập khẩu vốn dĩ có thể mua được dễ dàng trên thị trường, mà còn gắn với việc tiêu thụ hàng hóa. Những ngành xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới như sản xuất chất bán dẫn, máy tính, thiết bị truyền thông, dược phẩm có chi phí sản xuất không đáng kể so với chi phí v
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐH KTQD), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thời gian nghiên cứu để làm ra sản phẩm đó. Việc sản xuất những sản phẩm này trên thực tế có thể được đặt ở Việt nam, nhưng công nghệ điện tử, sinh - hóa, và việc nghiên cứu lý thuyết để làm ra những sản phẩm đó, kể cả việc làm gia tăng giá trị thặng dư, thì được sáng tạo ở các trường đại học của các nước phát triển. Trường đại học là cỗ máy quan trọng nhất trong cuộc cách mạng tri thức.
Vì lý do đó mà giáo dục đại học luôn được xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Một trong những nội dung trọng tâm nhất của đổi mới giáo dục là đưa học chế TC áp dụng vào các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt nam. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nhiều trường ĐH ở Việt nam đã áp dụng học chế TC trong đó có Trường ĐH KTQD. Việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ là một tiền đề để chất lượng đào tạo của chúng ta bát kịp với nền giáo dục thế giới. Trong ba năm qua, việc áp dụng học chế tín chỉ đã cho thấy nhiều ưu điểm nhưng cũng xuất hiện không ít những khó khăn, bất cập đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Để làm sáng rõ thực trạng áp dụng học chế TC vào việc đào tạo của Trường ĐH KTQD chúng tôi xin chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế TC của Trường ĐH KTQD "làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Hy vọng qua đề tài này chúng tôi sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào việc làm sáng rõ thực trạng áp dụng đào tạo TC vào trường ĐH KTQD dưới con mắt một sinh viên và có một số các giải pháp và kiến nghị nhỏ để Ban giám hiệu nhà trường và các cơ quan hữu quan có nhiều căn cứ hơn để có các điều chỉnh và cải biến hợp lý.
Việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện theo phương pháp điều tra xã hội học có chọn mẫu, phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp so sánh đánh giá và phương pháp nghiên cứư điển hình.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về học chế TC và đào tạo ĐH theo học chế TC.
Chương 2: Thực trạng áp dụng đào tạo theo học chế TC ở trường ĐH KTQD.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo the học chế TC.
Chương 1: Khái quát chung về học chế TC và đào tạo DH theo học chế TC
Khái quát chung về học chế TC
Khái niệm về tín chỉ
Trong kho tàng các tư liệu nghiên cứu, có khoảng hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học. Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà quản lí và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất có lẽ là của học giả người Mĩ gốc Trung Quốc James Quann thuộc Đại học Washington. Trong buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Khoa học Công Nghệ Hoa Trung, Vũ Hán mùa hè năm 1995, học giả James Quann trình bày cách hiểu của ông về tín chỉ như sau:
Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm; thời gian lên lớp; thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...; đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. (Bản dịch của Bộ giáo dục và Đào tạo).
Từ định nghĩa trên, kết hợp với nghiên cứu những định nghĩa khác về tín chỉ và thực tế đào tạo của đơn vị, tín chỉ theo cách hiểu của ĐHQGHN được cụ thể hóa như sau:
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: học tập trên lớp; học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo viên1); và tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. (ĐHQGHN 2006)
Trong thực tế ở một số Trương ĐH Việt nam hay cụ thể hơn là ở Trường chúng ta, theo nhóm nghiên cứu của chúng em TC lại được hiểu gần giốn như một đơn vị học trình và một môn học được đo bằng nhiều TC. Mỗi một môn học hoàn thành thì sinh viên coi như đã tích l số TC theo quy định.
Đặc điểm của đào tạo theo hoc chế TC
Đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (tín chỉ);
Kiến thức cấu trúc thành các môđun (học phần);
Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ;
Chương trình đào tạo mềm dẻo (có học phần bắt buộc và học phần tự chọn);
Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ;
Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;
Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần); 3 học kỳ (15 tuần); hoặc 4 học kỳ (10 tuần);
Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần;
Có hệ thống cố vấn học tập;
Có thể tuyển sinh theo học kỳ;
Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khoá luận tốt nghiệp đối với các chương trình đại học hoặc cao đẳng;
Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập trung;
1.1.3. Những ưu, nhược điểm của việc đào tạo theo học chế TC.
Ưu điểm:
+ Có hiệu quả đào tạo cao
Học chế TC cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng của SV để dẫn đến văn bằng. Với học chế này, SV được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau.
Học chế TC cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi. Về phương diện này có thể nói học chế TC là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa thành nền đại học mang tính đại chúng.
+ Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao
Với học chế TC, SV có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.
Với học chế TC, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.
Học chế TC cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho SV khi cần chuyển trường cả trong nước cũng như ngoài nước.
+ Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo
Với học chế TC, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, SV không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy giá thành đào tạo theo học chế TC thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.
Nếu triển khai học chế TC các trường đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho SV nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra SV có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế TC, nếu trường đại học tổ chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của người học tích luỹ được bên ngoài nhà trường hoặc bằng con đường tự học để cấp cho họ một TC tương đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn bằng đại học. ở Mỹ trên một nghìn trường đại học chấp nhận cung cấp TC cho những kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích luỹ được ngoài nhà trường.
- Nhược điểm:
+ Cắt vụ kiến thức
Phần lớn các môđun trong học chế TC được quy định tương đối nhỏ, cỡ 3 hoặc 4 TC, do đó không đủ thời gian để trình bày kiến thức thật sự có đầu, có đuôi, theo một trình tự diễn biến liên tục, từ đó gây ấn tượng kiến thức bị cắt vụn.
+ Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên
Vì các lớp học theo môđun không ổn định, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể của SV có thể gặp khó khăn. Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế TC "khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng tính cộng đồng".
1.2. Tình hình áp dụng học chế TC vào đào tạo ĐH trên thế giới
Trước hết cần phải khẳng định rằng phương thức đào tạo theo tín chỉ là sản phẩm trí tuệ của người Mĩ. Nó được hình thành và phát triển để phục vụ cho các mục đích cụ thể của nền giáo dục nước này. Vào cuối thế kỉ 19, ở Mĩ số lượng học sinh trung học phổ thông ghi danh vào học đại học ngày càng tăng, gây áp lực không nhỏ cho quá trình xét tuyển của các trường đại học.
Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi SV có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ
Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống TC được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, ... Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học. Vào năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu (European Higher Education Area) thống nhất vào năm 2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế TC (European Credit Transfer System -ECTS) trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của SV trong khu vực châu Âu và trên thế giới.
Có thể nói hiện nay, học chế tín chỉ là một hình thức giáo dục được nhiều nước áp dụng một cách toàn diện vào nền giáo dục của nước mình. Đặc biệt là Mỹ - nơi khai sinh ra học chế tín chỉ.
1.3. Chủ trương chính sách của Đảng trong đổi mới Giáo Dục.
Đào tạo theo học chế tín chỉ là 1 trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020. Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, ngay trong năm học 2006-2007, các trường phải tập trung triển khai đào tạo học chế tín chỉ và phải hoàn thành vào năm 2010.
Đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng đào tạo ngày một cao, Đảng và Chính phủ Việt nam luôn coi đổi mới GD là một vấn đề quan trọng. Chủ trương áp dụng học chế TC và đào tạo ĐH và CĐ của Đảng và Chính phủ thể hiện rất rõ trong các văn bản luật và nghị quyết, nghị định và chỉ thị của chính phủ và Bộ GD-ĐT:
Luật Giáo dục sửa đổi (được Quốc hội thông qua 20/5/2005): "Về chương trình giáo dục: Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên chế" (GD&TĐ ngày 18/6/2005)
Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020: "Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài".
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.
Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (ban hành theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): Tiêu chuẩn 4, tiêu chí 2: "Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học (tích luỹ theo học phần); chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ".
Mức 1: Thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo từng học phần. Có kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Mức 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định.
1.4. Đôi nét về tình hình áp dụng học chế TC vào giáo dục ĐH ở Việt nam trong những năm vừa qua.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay ở Việt nam đã có hơn 10 trường áp dụng học chế TC vào đào tạo ĐH và CĐ trong đó điển hình là Trường ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐH Quốc gia Hà nội, ĐHXây Dựng, ĐH Dân lập Phương Đông … Và Trường ĐH KTQD của chúng ta cũng tiến hành áp dụng hình thức đào tạo này từ năm học 2006-2007, thí điểm với SV khoá 48.
Việc áp dụng học chế tín chỉ tuy đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận như: Đặt những tiền đề quan trọnh cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, mở rông quy mô đào tạo, tạo cơ hội cho SV phát huy tính chủ động trong việc chọn môn học và thực hiện quá trình học tập, Giúp Giáo viên và sinh viên có cơ hội tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến hơn.
Nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận rằng việc áp dụng học chế tín chỉ và Việt nam cũng bộc lộ rõ nhiều bất cập đáng chú ý. Tiêu biểu như:
+ Mỗi trường một kiểu
+ Nhiều trường cảm thấy hụt hơi và có ý định quay lại với học chế liên chế vì cơ sở vật chất còn thấp chưa phù hợp.
+ Chấp nhận đào tạo tín chỉ theo kiểu giao thoa.
+ Học tín chỉ nhưng chua quen.
Với thực trạng trên, một câu hỏi được nhiều người đặt ra trên các phương tiện thông tin đại chúng là liệu mục “ tiêu đến năm 2010, các trường ĐH cơ bản chuyển sang ĐTTC” có phải là một mục tiêu quá tham vọng?
Chương 2: Thực trạng áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ
ở Trường ĐH KTQD
2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành phát triển và cơ sở vật chất hiện có của trường ĐH KTQD
Lịch sử hình thành phát triển
Đại học Kinh tế Quốc dân (tên tiếng anh: National Economics University, viết tắt là NEU) là trường đại học hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chuyên đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học và sau ĐH. Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị đăc biệt là các chuyên ngành kinh tế quốc tế.
Thành lập ngày 25 tháng 11 năm 1956, với tên trường Đại học Kinh tế Tài chính sau đổi thành Kinh tế Kế hoạch, cuối cùng là Kinh tế Quốc dân. Trường Kinh tế Tài chính nằm trong hệ thống ĐH nhân dân, trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Chức năng nhiệm vụ: đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học và sau đại học. Tư vấn về chính sách vĩ mô cho Đảng và Nhà nước. Tư vấn và trung tâm chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường được Nhà nước Việt Nam coi là trường đại học số một để đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế của Việt Nam.
Quy mô:
Tổng số giáo viên, cán bộ công nhân viên: 1.117, trong đó có 26 giáo sư, 69 Phó giáo sư, 207 Tiến sỹ, 250 Thạc sỹ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.
Hiện có 23 khoa, 45 chuyên ngành, 4 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
Các khoa gồm có:
Khoa Bất động sản và kinh tế tài nguyên.
Khoa Du lịch và khách sạn.
Khoa Đầu tư.
Khoa Giáo dục quốc phòng.
Khoa Kế hoạch và phát triển.
Khoa Kế toán - Kiểm toán.
Khoa Khoa học quản lý.
Khoa Kinh tế bảo hiểm.
Khoa Kinh tế học.
Khoa Kinh tế môi trường và đô thị.
Khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực.
Khoa Lý luận chính trị.
Khoa Luật.
Khoa Marketing.
Khoa Ngân hàng - Tài chính.
Khoa Ngoại ngữ kinh tế.
Khoa Quản lý đào tạo quốc tế.
Khoa Quản trị kinh doanh.
Khoa Tại chức.
Khoa Thống kê.
Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế.
Khoa Tin học kinh tế.
Khoa Toán kinh tế.
Các viện
1. Viện dân số và các vấn đề xã hội
2. Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển
3. Viện quản trị kinh doanh
4. Viện sau đại học.
Trong quá trình hoạt động công tác cán bộ công nhân viên và sinh viên nhà trường đã cùng nhau cố gắng và giành được nhiều thành tích vẻ vang như:
Huân chương lao đông hạng ba ( năm 1972 )
Huân chương lao động hạng nhì ( năm 1978 )
Huân chương lao động hạng nhất ( năm 1983 )
Huân chương độc lập hạng nhất ( năm 1986 )
Huân chương độc lập hạng nhất ( năm 1991 )
Huân chương độc lập hạng nhất ( năm 1996 )
Danh hiệu Anh hùng lao động ( năm 2000 )
Huân chương Hồ Chí Minh ( năm 2001 )
Trường ĐH KTQD cũng là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cấp cao nhất cho Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Hầu hết các cán bộ lãnh đạo cao cấp ở các tỉnh và trung ương của Việt Nam đã từng học tập tại trường.
Cơ sở vật chất hiện có:
Tuy cơ sở vật chất còn thấp so với các nước phát triển trên thế giớ nhưng hiện trường ĐH KTQD có cơ sở vật chất hàng đầu trong các trường đại học ở Việt nam. Trường được đánh giá là một trong số ít trường có cơ sở vật chất ngang tầm với quốc tế.
Hiện nhà Trường đanh tiếp tục đầu tư xây dựng giảng đường trung tâm gồm 2 toà nhà cao tầng với trang thiết bị ngang tầm hệ thống các trường ĐH danh tiếng trên thế giới.
2 toà nhà cao tầng đang XD
Trung tâm thông tin thư viện
Nhà xuất bản
Nhà văn hóa,giảng đường A
Giảng đường B
Giảng đường CDE
Một đội bóng của trường
Sân bóng
Các sinh viên đang giải lao
Khu nhà giáo vụ 5, 6, 7, 10, 14
viện quản trị kinh doanh
Khu KTX
Khu giảng đường D2 đang XD
Trong tương lai, sẽ tiếp tục xây dựng một loạt các nhà cao tầng hiện đại tiện nghi đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của SV khi học tập tại trường. Giống như mô hình ở các trường đại học hàng đầu trong khu vực.
Với Những điều kiên trên trừơng Đh KTQD có thể nói là có điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo của mình lên một tầm cao mới.
2.2. Thực trạng áp dụng đào tạo theo học chế TC ở Trường ĐH KTQD
Để làm rõ thự trạng áp dụng đào tạo theo học chế TC ở Trường ĐH KTQD Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin về môn học đã được cung cấp tốt chưa?
Tình hình mô tả môn học như thế nào?
Môn học đáp ứng nhu cầu người học đến đâu?
Mức độ đầy đủ và chất lượng học liệu
Thái độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên như thế nào?
Thái độ của học viên như thế nào?
2.2.1. Thực trạng về việc cung cấp thông tin môn học cho SV
Trong câu hỏi 1, khi được hỏi: “Anh/chị/bạn có thông tin về ngành ngành học của mình là từ đâu? Ai giúp bạn chọn ngành học cho mình?” Câu trả lời thống kê trên bảng sau:
Bảng 1: Kết quả thống kê câu 1:
STT
Nguồn thông tin
Số ý kiến
1
Thông tin đại chúng
12
2
Từ các anh chị khoá trước
9
3
Gia đình và người thân
16
4
Nhà trường
12
5
Bạn bè
9
6
Tự chọn
46
7
Nguồn khác
2
Tổng số ý kiến
104
Biểu đồ 1: Biểu đồ số phiếu trả lời câu hỏi 1
Trong câu hỏi 4, khi được hỏi: “Thông tin về các môn học của ngành chính xác và tin cậy đến đâu đối với anh/chị/bạn trong việc giúp bạn chọn đúng môn học mong muốn? (Điểm 1: không giúp gì; Điểm 3: cung cấp thông tin bổ ích; Điểm 5: rất tốt, giúp chọn được đúng môn học mong muốn)”
Bảng 2: Kết quả thống kê câu 4.
STT
Nguồn thông tin
Tổng điểm
1
Từ các thầy cô trong khoa
108
2
Từ mạng của trường
113
3
Từ các anh chị khoá trước
97
4
Từ bạn bè cùng lớp
142
5
Tự chọn theo cảm tính
128
6
Nguồn khác
69
Biểu đố 2: Biểu đồ số phiều trả lời câu hỏi 4
Trong câu hỏi 5, khi được hỏi: “Nội dung môn học mà anh/chị/bạn đã chọn phù hợp đến đâu với thông tin về môn học đó? Hình dung của anh/chị/bạn đối với môn học giống với thực tế môn học như thế nào? (1_hoàn toàn phù hợp; 2_giống, 3_gần giống; 4_không giống; 5_rất khác)” câu trả lời được thống kê trên bảng sau:
Bảng 3: Thống kê câu 5.
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1 ( Hoàn toàn phù hợp )
68
23.9
2
2 ( Giống )
100
35.1
3
3 ( Gần giống)
83
29.1
4
4 ( Không giống )
25
8.8
5
5 ( Rất khác )
9
3.1
Tổng cộng
285
100
Biều đồ 3: Biểu đồ % phiếu trả lời câu hỏi
Nhận xét: Sau khi thống kê kết quả trả lời các câu hỏi 1, 4 và 5 kết hựp với quan sát trên biể đồ Chúng tôi nhận thấy thông tin về ngành học mà các bạn nhận được khi lựa chon ngành học và hình dung của các bạn về môn học chưa rõ ràng, các câu trả lời không tập trung mà có độ phân tán cao. Điều đó chứng tỏ hệ thống thông tin mà các bạn nhận được chưa tốt và chưa rõ ràng.
2.2.2. Tình hình về mô tả môn học
Trong câu hỏi 8, khi được hỏi: “Theo bạn mô tả môn học cần nhấn mạnh hay nêu bật điểm gì để phản ánh đúng nội dung, cung cấp thông tin chính xác và tạo thuận lợi cho người học lựa chọn đúng môn học mong muốn? Câu trả lời được thống kê như sau:
Có 5 phiếu có câu trả lời trong đó các câu trả lời đều sai với yêu cầu câu hỏi, tất cả các bạn đều trả lời về những đặc điểm chính về môn học mà mình đã lựa chọn. Với lượng câu trả lời quá ít kết hợp với việc trả lời sai câu hỏi cho thấy họ không quan tâm nhiều đến câu hỏi này hoặc chưa có nhiều các hiểu biết về môn học đã lựa chọn.
Theo ý kiến chủ quan của nhóm nghiên cứu sau khi đã điều tra thêm trong thực tế thì tại Trường ĐH KTQD, SV khi đăng kí môn học thường phỏng đoán hoặc hỏi ý kiến các anh chị khoá trước trong khi một nguồn thông tin xác thực là tìm thông tin thông qua các Cố vấn học tập lại không được chú ý tận dụng. Câu hỏi đặt ra là SV đang thiểu tính chủ động hay việc tiếp cận với luồng thông tin này đang là vấn đề khó khăn.
2.2.3. Môn học đáp ứng nhu cầu người học đến mức nào?
Trong câu hỏi 6, khi được hỏi: “Theo anh/chị/bạn, nội dung các môn học chuyên ngành của khoa QTKD đáp ứng mong đợi, kỳ vọng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở mức độ nào? ( 1_ngạc nhiên, thú vị; 2_phù hợp; 3_tương đối; 4_rất ít; 5_thất vọng )” câu trả lời được thống kê trên bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Thống kê câu trả lời cho câu hỏi 6
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1(Ngạc nhiên, thú vị)
45
15.6
2
2(Phù hợp)
98
34.0
3
3(Tương đối)
108
37.5
4
4(Rất ít)
27
9.4
5
5(Thất vọng)
10
3.5
Tổng cộng
288
100
Biểu đồ 4: Biểu đồ số phiếu trả lời câu hỏi 6
Trong câu hỏi 9, khi được hỏi: ‘Ý kiến của anh/chị/bạn về các môn học đã và đang học? (Thang điểm 1: tẻ nhạt; 2: có thông tin; 3: đáng nghe; 4: rất bổ ích; 5: tạo hưng phấn)” Các ý kiến trả lời được thống kê trên bảng 5 dưới đây:
Bảng 5: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 9
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1(Tẻ nhạt)
22
9.3
2
2(Có thông tin)
51
21.6
3
3(Đáng nghe)
72
30.5
4
4(Rất bổ ích)
63
26.7
5
5(Tạo hưng phấn)
28
11.9
Tổng cộng
236
100
Biểu đồ 5: Biểu đồ % câu trả lời 9
Sau khi thống kê các câu trả lời trong câu hổi 6 và 9 ta thấy: câu trả lời của các bạn tập trung vào từ mức độ trung bình trỏ lên là khá cao ( trong câu hoi 6 là 87.1% và câu hỏi 9 là 90.7% ), phần còn lại cho rằng các môn học có chất lượng thấp là rất nhỏ. Kết quả này chứng tỏ:
Các môn học Nhà trường sắp xếp đã đáp ứng tốt các mong mỏi của SV, tạo ra cho họ động lực tốt để phấn học tập.Hiện các môn học mà nhà Trường chọn lựa để đưa vào chương trình đào tạo đang
2.2.4. Thực trạng về số lượng và chất lượng học liệu.
Trong câu hỏi 10, khi đưa câu hỏi: “Anh/chị/bạn đánh giá mức độ phù hợp của giáo trình và học liệu với mục tiêu đào tạo như thế nào? ( 1_rất phù hợp; 2_khá phù hợp; 3_tương đối; 4_hầu như không phù hợp; 5_rất không phù hợp )” nhóm NC đã nhận được các câu trả lời thống kê trên bảng dưới đây:
Bảng 6: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 10
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1( Rất phù hợp )
33
13.4
2
2 ( Khá phù hợp )
57
23.1
3
3 ( Tương đối )
102
41.3
4
4 ( hầu như không phù hợp )
50
20.1
5
5 ( Rất không phù hợp )
5
2.1
Tổng cộng
247
100
Biểu đồ 6: Biểu đồ % phiếu trả lời câu hỏi 10
Trong câu hỏi11, khi được hỏi: “Anh/chị/bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giáo trình và học liệu của các môn học? (Thang điểm 1: không hấp dẫn; 2: khó đọc; 3: có thể tự nghiên cứu; 4: rất dễ đọc; 5: rất hay)” Các bạn SV đã có câu trả lời như sau:
Bảng 7: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 11
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1( Không hấp dẫn )
39
18.2
2
2( Khó đọc )
38
17.8
3
3( Có thể tự nghiên cứu )
83
38.7
4
4( Rất dễ đọc )
42
19.6
5
5( Rất hay )
12
5.7
Tổng cộng
214
100
Biểu đồ 7: Biểu đồ % phiếu trả lời câu hỏi 11
Trong các câu hỏi 10 và 11 tỷ lệ các SV cho rằng số lượng và chất lượng giáo trình tài liệu mà các thầy cô và nhà trường cung cấp đạt mức trung bình trở lên vẫn chiếm tỷ lệ cao ( trên 50% ). Ngược lai cũng phải nói rằng số sinh viên cho rằng học liệu có chất lượng thấp và không phù hợp cũng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao ( Trong câu 10 là 22,2%, trong câu 11 là 36% ). Đây cũng là những con số rất đáng chú ý, nó chứng tỏ rằng giáo trình và tài liệu học tập mà SV được cung cấp cũng không còn hoàn toàn phù hợp và cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu học tập của SV.
2.2.5. Thực trạng về thái độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Trong câu hỏi 12, khi được hỏi: “Anh/chị/bạn đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy với nội dung môn học là như thế nào?” Các bạn SV đã trả lời như sau:
Bảng 8: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 12
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1 ( Rất phù hợp )
9
4.9
2
2 ( Khá nhiều )
51
28.3
3
3 ( Tương đối )
92
50.8
4
4 ( Hầu như không phù hợp )
27
14.9
5
5 ( Rất không phù hợp )
2
1.1
Tổng cộng
181
100
Trong câu 13, khi đưa câu hỏi: “Anh/chị/bạn đánh giá như thế nào về cách giảng dạy các môn học?” nhóm NC nhận được các câu trả lời thống kê trên bảng sau:
Bảng 9: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 13
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1( Không hấp dẫn)
21
10.7
2
2( Khó hiểu )
13
6.8
3
3( Bình thường )
76
39.2
4
4( Dễ hiểu )
61
31.4
5
5( Rất hay )
23
11.9
Tổng cộng
194
100
Khi hỏi câu hoi 14 với nội dung như sau: “Việc sử dụng trang/thiết bị giảng dạy (máy chiếu, máy tính…) là cần thiết và có thể giúp ích cho việc học tập của anh/chị/bạn ở mức độ nào đối với các môn học. ( 1_không thể thiếu; 2_rất cần thiết; 3_cũng có ích; 4_ít; 5_hầu như không )” Chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:
Bảng 10: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 14
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
1( Không thể thiếu )
41
19.9
2
2( Rất cần thiết )
76
36.9
3
3( Có ích )
72
34.9
4
4(Ít )
12
5.8
5
5( Hầu như không )
5
2.5
Tổng cộng
206
100
Khi thống kê các câu 12, 13,14 Nhóm NC nhận thấy rằng tỷ lệ các câu trả lời theo chiều hướng tích cực đều trên 80% ( trong câu 12 là 84%, trong câu 13 là 82.5% và trong câu 14 là 91.7% ). Kết quả này cho thấy các thầy cô đã chủ động tìm tòi những phương pháp giảng giạy phù hợp bổ ích. Đại đa số SV đều cảm thấy cách giảng dạy hiện nay là phù hợp hoặc có thể chấp nhận được. Đặc biệt kết quả trả lời cho câu 14 cho thấy: trong hoạt động dạy và học hiện nay, các công cụ dụng cụ hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu là rất cần thiết và được đại đa số đồng tình ủng hộ.
2.2.6. Tình hình thái độ của học viên khi tham gia học TC
Trong câu hỏi 16, khi được hỏi: “Anh/chị/bạn đánh giá tình trạng tham gia và thái độ của học viên vào quá trình giảng dạy môn học là như thế nào?” nhóm NC đã nhận được các câu trả lời thống kê trên bảng 11 như sau:
Bảng 11: Thống kê các câu trả lời cho câu hỏi 16.
STT
Thang điểm
Số ý kiến
% các ý kiến
1
Hào hứng
23
13.6
2
Tích cực
34
20.1
3
Có tham gia
106
62.7
4
Rất ít
5
3
5
Thờ ơ
1
0.6
Tổng cộng
169
100
Biểu đồ 8: Biểu đồ % các phiếu trả lời câu hỏi 16
Kết quả thống kê câu 16 kết hợp với tham khảo câu trả lời trong câu 17 và 18 cho thấySV khi tham gia học TC vẫn mang nặng tính thụ động, vẫn tiếp nhận kiến thức theo lối truyền thống “thầy đọc, trò chép” hơn là chủ động trong học tập. Khi tham khảo tỷ lệ câu trả lời trên trang WEB của trường ta thấy số SV giành nhiều thời gian len thư viện hầu nhủ không có trong khi với học chế TC, thời gian học tập trên thư viện là một yêu cầu không thể thiếu.
Thông qua những kết quả phân tích trên có thể thấy: Tình hình áp dụng học chế TC tại Trường ĐH KTQD bước đầu đã có những thành tựu và việc áp dụng học chế TC là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên để vận hành tốt hình thức đào tạo mới này cũng cần phải giải quyết không ít các tồn tại còn mắc phải như hoàn thiện các kênh trao đổi thông tin, mô tả kĩ lưỡng các môn học, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, khuyến khích tính chủ động sáng tạo hơn nữa của SV ...
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế TC Ở Trường ĐH KTQD
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐH KTQD
Sau khi nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo theo học chế TC của Trường ĐH KTQD, định hướng chung về đào tạo theo học chế TC cũng như điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực của Trường, thấy rõ những ưu điểm cũng như những tồn tại của việc áp dụng học chế TC trong đào tạo ĐH của Trường Chúng em xin đưa ra vài giải pháp nhỏ như sau:
3.1.1. Nâng cao chất lượng các kênh trao đổi thông tin giữa nhà trường với SV và các đối tượng liên quan
Như ta đã biết trong thời đại ngày nay, thông tin là vô cùng quan trọng. Nó giúp nâng cao tính chủ động của đối tượng nhận thông tin. Thông tin càng rõ ràng và thông suốt bao nhiêu thì việc ra quyết định càng nhanh và chính xác bấy nhiêu.
Khi áp dụng hình thức đào tạo mới theo học chế TC, cách trao đổi thông tin truyền thống ( từ nhà trườn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1955.doc