Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) VN

Chương 1: Lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án tại NHTM 1.1. Khái quát chung vể DADT 1.1.1. Khái niệm: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”. Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999 NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “ DAĐT là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cả

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thơì gian nhất định”. ● Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. ● Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính… Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ… Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành phần chính sau: + Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng. + Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. + Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. + Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án. DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả. 1.1.2. Những vai trò của DADT với chủ thể tham gia Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau: - Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đến phần vốn vay ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn. DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình. - Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội. Dự án được phê duyệt thì các bên liên q uan đến dự án phải tuân theo nội dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết. - Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài chính, để đi đến quyết định có tài trợ hay không. Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu có tính khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ. Ngược lại khi chấp nhận đầu tư thì dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn. 1.1.3. Những yêu cầu cơ bản của 1 dự án -TÍnh khoa học Tính khoa học ở đây được hiểu là 1 dự án đầu tư phải bao gồm những thông tin chính xác, trung thực và có nguồn gốc căn cứ rõ ràng; các nội dung được trình bày logic chặt chễ, phương pháp tính toán phải đơn giản hiệu quả. Đây là yêu cầu rất quan trọng của DADT, đảm bảo yêu cầu này sẽ là cơ sở cho việc triển khai và thực hiện thành công dự án. -Tính pháp lý Tất cả các dự án đầu tư khi đưa vào triển khai phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, do vậy DADT phải mang nội dung đúng với chính sách, đường lối chung của quốc gia, không được trái với pháp luật. Như vậy tính pháp lý là yêu cầu tiên quyết để thực hiện một dự án đầu tư, dự án có đầy đủ tính pháp lý mới có thể tiến hành xem xét các bước tiếp theo. -Tính thực tiễn DADT phải có tính thực tiễn được hiểu rằng mọi dự án đều phải hướng đến mục tiêu là có thể thực hiện được, dự án lập ra phải phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn để thể hiện được và mang lại hiệu quả nhu mong muốn. -Tính thống nhất Thông thường một dự án thường do nhiều bên tham gia, do vậy để đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia cũng như để thống nhất trong giai đoạn thực hiện dự án cần phải có tính thống nhất giữa các bên . Một dự án thành công thì không thể thiếu được tính thống nhất. -Tính giả định Đa phần các dự án để có tính dài hạn do vậy mà các số liệu tính toán đều phải mang tính dự trù, phỏng định dựa trên cơ sở thực tế. Một dự án sau khi triển khai có sai xót so với thực tế cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên sự sai số đó cũng phải nằm trong giới hạn cho phép 1.2. Khái quát chung về thẩm định dự án đầu tư 1.1.1.Khái niệm thẩm định DADT Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án, từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. 1.1.2. Vai trò của công tác thẩm định DADT Thẩm định dự án đầu tư giúp cho các dự án đầu tư khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và chủ đầu tư cũng như các chủ thể có liên quan khác. Góp phần đảm bảo cho việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư được thể hiện như sau: - Thẩm định dự án đầu tư giúp cho chủ đầu tư có lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất. - Thẩm định dự án đầu tư giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. - Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc xác định những cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động. Từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế được các mặt hạn chế. - Giúp cho các định chế tài chính ra quyết định chính xác cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư. - Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. 1.2.3. Yêu cầu cơ bản với công tác thẩm định Để một dự án được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn công tác thẩm định dự án phải đạt được những yêu cầu sau: Thứ nhất công tác thẩm định dự án đầu tư phải luôn bám sát dường lối chủ trương , chính sách nhà nước, phù hợp với xu hương phát triển chung của từng ngành trong từng thời kỳ nhất định Thứ 2, công tác thẩm định phải phù hợp với chính sách dầu tư tín dụng cũng như chính sách phát triển của mỗi NH vào từng thời điểm cụ thể. Ngoài ra công tác thẩm định phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước. Thứ 3,công tác thẩm định cần được thực hiện một cách khách quan, kịp thời, chính xác, khoa học,toàn diện và chặt chẽ. 1.2.4. Mục tiêu của công tác thẩm định DADT Công tác thẩm định dự án đầu tư được tiến hành nhằm mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, lợi ích vật chất cho chủ đầu tư và các tổ chức khác có liên quan. Như vậy mục tiêu công tác thẩm dịnh đối với ngân hàng được hiểu như sau: Thẩm định dự án sẽ giúp cho NH có được kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả của DA, ngoải ra thẩm định dự án sẽ giúp cho NH tính toán tính toán đúng nguồn vốn trả nợ, khả năng trả nợ…Từ đó đưa ra được lượng vốn tài trợ cho dự án Hơn thế nữa kết quả phải chỉ ra được những vướng mắc, khó khăn của dự án, điều này hết sức quan trọng bởi lẽ nó làm cho Ngân hàng có cái nhìn rõ hơn về một dự án mình sắp rót vốn có mức độ rủi ro như thế nào rồi từ đó đưa ra những quyết định chính xác về vấn đề cấp tín dụng. 1.2.5. Trình tự và nội dung thẩm định DAĐT 1.2.5.1. Thẩm định khách hàng vay vốn a. Thẩm định tư cách pháp nhân, uy tín và năng lực quản lý của doanh nghiệp Tư cách pháp nhân và uy tín của doanh nghiệp là hai tiêu chí quan trọng hàng đầu khi ngân hàng tiến hành xác lập quan hệ tín dụng với một doanh nghiệp nào đó. Trước tiên, năng lực pháp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư của ngân hàng bởi lẽ ngân hàng chỉ thực sự được pháp luật bảo vệ nếu cho vay những doanh nghiệp được phép thành lập và hoạt động theo luật hiện hành của nhà nước, như vậy để có thể xác nhận hành vi pháp lý của doanh nghiệp ngân hàng cần căn cứ vào hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp như : - Quyết định thành lập doanh nghiệp - Bản điều lệ công ty - Giấy phép đăng ký kinh doanh -Giấy phép hành nghề ( đối với những ngành nghề có yêu cầu của pháp luật) - Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, kế toán trưởng… - Biên bản bầu hội đồng quản trị kèm theo văn bản bổ nhiệm các vị trí quan trọng - Các quyết định ủy quyền liên quan - Biên bản họp hội đồng quản trị - Các văn bản pháp lý có liên quan khác Ngân hàng có thể căn cứ vào hồ sơ pháp lý để xác định tính pháp lý của doanh nghiệp và ngoài ra còn xác định xem người đại diện ký kết hợp đồng với ngân hàng có phải là người được phép đại diện cho doanh nghiệp không. Bên cạnh các vấn đề về pháp lý, uy tín doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp do đó Ngân hàng phải thông qua các mối quan hệ của doanh nghiệp để tìm hiểu kỹ về uy tín của doanh nghiệp b. Thẩm định tình hình tài chính DN Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp có một vai trò rất to lớn đối với doanh nghiệp. Kết quả việc thẩm định tài chính doanh nghiệp sẽ cho ta thấy được hiệu quả của dự án và thấy được mức độ an toàn của nguồn vốn NH, phản ánh được một phần những rủi ro mà NH sẽ phải đối mặt. Nh sẽ thẩm định những vấn đề liên quan đến việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT bao gồm các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT trên cơ sỏ nghiên cứu báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính qua đó đưa ra kết luận NH có bỏ vốn hay không. Các chỉ tiêu chính trong khi thẩm định Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán: à Hệ số thanh toán lãi vay: khả năng thanh toán lãi vay cho NH. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả àHệ số thanh toán ngắn hạn: khả năng thanh toán nợ nh từ ts lưu động. Chỉ tiêu này phải đánh giá tương quan tùy theo ngành và thời gian Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn à Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ ts lưu động. Thể hiện phần tài sản ngắn hạn có đủ chi trả cho phần vay ngắn hạn ko, hệ số > 1 là khá an toàn TS lưu động- Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn à Hệ số thanh toán tổng quát: Khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ bằng tổng tài sản. Xem xét yếu tố an toàn cuối cùng bằng tổng tài sản của DN với nghĩa vụ nợ Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Nhóm tỷ lệ về hoạt động: à Vòng quay khoản phải thu: Cho thấy chất lượng của các khoản phải thu và sự thành công của doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ. Hệ số này cao là tốt, nó thể hiện rủi ro ít, vốn bị chiếm dụng ít, tuy nhiên quá cao sẽ là không tốt vì nếu quá cao có nghĩa là DN ko cho bán chịu, điềunayf có thể do căng thẳng ngân quỹ hoặc quan hệ với chủ nợ không tốt, đang bị siết nợ nhiều Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân à Vòng quay hàng tồn kho: hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho của DN. Là tốc độ luân chuyển hàng hóa nên càng cao sẽ càng tốt Giá vốn hàng bán Nợ ngắn hạn à Vòng quay các khoản phải trả: khả năng chiếm dụng vốn. Vòng quay thấp có nghĩa uy tín doanh nghiệp cao có thể chiếm dụng nhiều vốn hoặc không có khả năng trả nợ. Thông thường chỉ số này tương đương số vốn DN chiếm dụng của khách hàng Mua hàng ròng Các khoản phải trả bình quân à Vòng quay vốn lưu động: hiệu quả của ts lưu động để tạo doanh thu, tỷ lệ cao nghĩa là vốn luân chuyển nhanh Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân à Vòng quay tổng tài sản: Tính hiệu quả của DN trong việc dùng tổng tài sản tạo doanh thu, tỷ lệ này cao là tốt Doanh thu thuần Tổng Tài sản Các hệ số về cơ cấu vốn à Hệ số nợ : Thể hiện % tài sản dn có được từ vốn vay. Phản ánh mức độ phụ thuộc về tài chính của DN với bên ngoài, nếu cao có nghĩa là rủi ro cũng sẽ cao và chịu sự kiểm soát từ bên ngoài nhiều Tổng nợ phải trả Tổng tài sản à Tỷ suất tự tài trợ: nguồn vốn CSH tài trợ cho tổng vốn Vốn CSH Tổng nguồn vốn Các hệ số sinh lời à Tỷ lệ lãi gộp: cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần à Tỷ lệ lãi ròng: Khả năng sinh lời sau khi trừ chi phí LN ròng DDT à Thu nhập trên vốn chủ sở hữu : khả năng sinh lời cho cổ đông LN ròng Vốn CSH Nếu doanh nghiệp đạt được 4 chỉ tiêu này thì hoàn toàn thuận lợi trong việc thực hiện dự án và đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Đây có thể nói là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như tổ chức cho vay vốn và các dự án có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép thực hiện dự án. 1.2.5.2. Thẩm định dự án đầu tư a. Thẩm định cơ sỏ pháp lý của DAĐT Cơ sở pháp lý là cơ sở đầu tiên của một dự án xin vay. Kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp của hồ sơ dự án: - Giấy đề nghị vay vốn - Giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp - Các hợp đồng kinh tế liên quan đến dự án - Các giấy tờ đảm bảo nợ vay - Giấy tờ văn bản pháp luật liên quan b. Xem xét tính cấp thiết của DADT Xem xét tính cấp thiết của dự án chính là đánh giá tổng thể về dự án, xem xét mục tiêu của DA, chỉ ra những lợi ích mà các bên tham gia DA nhận được và cho cộng đồng xã hội c. Phân tích về mặt thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường đóng vai trò rất quan trọng quyết định việc thành bại của một dự án đầu tư. Do đó khi thẩm định dự án một công việc rất quan trọng chính là phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư. Những công việc chính cần làm là Xem xét về nhu cầu sản phẩm của dự án: - Đặc điểm của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án đầu tư -Xác định rõ sản phẩm của dự án. - Xác định nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm thay thế. Đánh giá về cung sản phẩm: -Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.. - Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong những năm tới. - Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị trường sản phẩm của dự án. - Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh : Dự án cần nghiên cứu các nội dung : - Thị trường xuất khâu: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả… - Thị trường trong nước: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giá cả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ. -Tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính toán hiệu quả của các dự án. Đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm Đánh giá khả năng cung ứng của sản phẩm Xem xét hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá đáp ứng đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà cung cấp, quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm. Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có. Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau đây: - Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính ổn định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu. - Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào. -Đánh giá về thị trường mục tiêu của DA Mọi doanh nghiệp đều lựa chọn cho mình một thì trường mục tiêu riêng để đáp ứng tôt nhất nhu cầu của khách hàng tiến đến mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Do vậy việc nghiên cứu thị trường mục tiêu phải được tiến hành rất cẩn thận. Trước tiên CBTD đánh giá xem việc lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp có hợp lý không, xem xét kỹ lưỡng điểm mạnh yếu của sản phẩm doanh nghiệp định cung cấp. Nghiên cứu xem sản phẩm của doanh nghiệp có ưu điểm gì vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường rồi từ đó xem xét triển vọng , mức độ mở rộng của thị trường sản phẩm và khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm. d. Đánh giá về tình hình cung cấp các yếu tố đầu vào cho DA Các yếu tố đầu vào đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trính sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước tiên phải đánh giá xem nhu cầu về nguyên vật liệu của dự án dựa trên các báo cáo nghiên cứu một cách hợp lý và chính xác, sau đó cần tham khảo thị trường nguyên vật liệu và thị trường các nhà cung cấp. Nên chọn một vài nhà cung cấp hợp lý tránh tình trạng chọn một nhà cung cấp sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp, ngoài ra cũng nên tránh chọn quá nhiều nhà cung cấp, điều này cũng gây nhiều bất lợi cho DN khi đàm phán giá cả. e.Khảo sát về phương diện kỹ thuật của DA Địa diểm xây dựng DA Vị trí được chọn phải đáp ứng các tiêu chí: -Tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc, thuận lợi về giao thông, gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có trong vùng. -Việc xây dựng ở địa điểm mới cần phải xem xét đến khả năng đền bù giải phóng mặt bằng để có thể ước lượng đúng chi phí và tiến độ thực hiện dự án. Quy mô sản xuất và sản lượng của DA Quy mô dự án được xác định phải phù hợp với khả năng tài chính của DA và nhu ầu thị trường với sản phẩm đó. Phải xem xét các yếu tố :+Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường, quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào. Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không. Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không. Công nghệ và trang thiết bị Điều quan trọng đối với việc thẩm định chính là thẩm định về công nghệ thiết bị, cần xem xét các yếu tố : -Thiết bị công nghệ có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam, nguồn nhân lực sử dụng trang thiết bị có được đáp ứng được công nghệ hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. Tránh trường hợp mua trang thiết bị hiện đại về mà không có người vận hành. - Về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. -Về phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. -Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không. -Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không. -Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới. Việc đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn về các thông số kỹ thuật những quy ước chung của ngành. g. Đánh giá phương diện tổ chức , quản trị của DA Để đánh giá được tốt phương diện tổ chức DA trước tiên ta phải xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư. Ngoài ra còn phải xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà đầu tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án và khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất. Việc đánh giá phương diện tổ chức của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án, trình độ ban quản lý, các kế hoạch được lập ra có đạt yêu cầu không. h.Thẩm định nhu cầu vốn và nguồn vốn Thẩm định về nhu cầu vốn đòi hỏi CBTD phải thẩm định rất chi tiết cụ thể, phải thẩm định các mục như sau: +Tổng nguồn vốn đầu tư Tổng nguồn vốn đầu tư là toàn bộ tổng chi phí được đưa vào để thực hiện dự án đầu tư, Vốn đầu tư chia làm 3 phần chính: Thứ nhất là vốn cố định: Vốn cố định là nguồn vốn bằng tổng chi phí để hình thành nên tài sản cố định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Vốn cố định nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu DA. Bao gồm: - Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm định DAĐT. - Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…). Chi phí khảo sát, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán. Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủ tục đầu tư. Chi phí xây dựng đường điện, nước, lán trại thi công. - Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị. Chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển, bảo quản. Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư. Chi phí sản xuất thử và nghiệm thu bàn giao. Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vay vốn đầu tư và các chi phí khác trong thời gian thực hiện đầu tư. - Vốn lưu động - Vốn lưu động chính là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư. Vốn lưu động là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ tài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của DA. Bao gồm: - Vốn sản xuất: Chi phí nguyên , nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùng thay thế. -Vốn lưu thông: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền. -Vốn dự phòng: Vốn dự phòng là tổng mức vốn dùng để dự phòng các biến động của dự án. Ví dụ dự phòng cho trường hợp giá cả vật tư tăng cao, trường hợp gặp sự cố biến động khi tiến hành thực hiện dự án. Vốn dự phòng là tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư. Khi đánh giá vốn dự phòng CBTD phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn đầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng ngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. h. Thẩm định hiệu quả tài chính của DA -Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời - Chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV). Chỉ tiêu này cho biết giá trị hiện thuần của cả đời dự án, là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại các khoản thu được trong tương lai và tổng số vốn đầu tư ban đầu. Trong đó r là chi phí vốn của DA ( lãi suất chiết khấu) NPV >0 dự án có lợi nên đầu tư. NPV <0 dự án không có hiệu quả, không nên đầu tư. NPV=0 dự án hoà vốn, nếu dự án có hiệu quả về mặt xã hội thì có thể do Nhà nước đầu tư. Dự án cần được xem xét lại. NCFi = Bi-Ci Trong đó : NCFi là dòng tiền hàng năm ( năm thứ i) Bi là Thu nhập năm thứ I ( Dòng tiền vào) Ci là Chi phí năm thứ I ( Dòng tiền ra) Ưu điểm của chỉ tiêu này là cho biết chính xác số lợi nhuận ròng mà dự án mang lại. Nhược điểm là không so sánh được giữa các dự án có quy mô và tuổi thọ khác nhau. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR Dự án được coi là khả thi khi IRR>IRRđm (IRR định mức). IRR là một chỉ tiêu được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đó là một mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về mặt bằng thời gian ở hiện tại thì tổng thu sẽ bằng tổng chi. Ta có cách tính IRR như sau: IRR = r1 + NPV1 (r2 - r1) NPV1 - l NPV2 l Trong đó: r2>r1 r2 - r1 ~5% NPV1: Giá trị dương gần 0 NPV2: Giá trị âm gần 0 . -Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ Trong mọi dự án bên vay vốn ( chủ đầu tư dự án) phải hoàn trả ngân hàng đầy đủ và đúng năm số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với các dự án khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đặt biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của một doanh nghiệp: Dự án xin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay có những nguồn trả nợ khác Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức: Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = Số gốc trả mỗi kỳ Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản + Các nguồn khác Dùng để trả nợ CĐ từ vốn vay Như vậy NH hoàn toàn có thể dựa vào các tài liệu mà KH cung cấp cộng với các tính toán điều tra của bản thân NH để tính toán ra một thời gian trả nợ hợp lý. i. Thẩm định rủi ro Thực hiện một dự án đầu tư các nhà đầu tư thường gặp phải rât nhiều các loại rủi ro. Do vậy để phòng ngừa được các rủi ro đó NH phải đánh giá được mức độ của từng loại rủi ro. Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách; xây dung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cung cấp; kĩ thuật và vận hành; môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô… Rồi từ đó chúng ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp với từng loại rủi ro. Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro:. - Rủi ro do cơ chế chính sách: Đây là loại rủi ro được xem là chủ đầu tư không thể can thiệp vào được mà chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của nó đối với DADT. Nó bao gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án; chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này. - Rủi ro xây dựng hoàn tất: Hoàn thành dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Đây cũng là loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như: Lựa chọn nhà thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm; thực hiện nghiêm túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán; quy định rõ vấn đề đền bù ._.trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các bên… - Rủi ro về thị trường: Loại rủi ro này là loại rủi ro xảy ra khi thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng; phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ… - Rủi ro về bán hàng: Đây là loại rủi ro xảy ra khi nguồn nguyên nhiên vật liệu của dự án bị ảnh hưởng như việc không cung cấp được hàng hóa với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách: trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào… - Rủi ro về kĩ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh; kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ… - Rủi ro về môi trường- xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; nên có sự tham gia của các bên liên quan( cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án; tuân thủ các quy định về môi trường… - Rủi ro kinh tế vĩ mô: Loại rủi ro này là rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Loại rủi ro này cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ trong các hợp đồng; đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối - Từ việc phân loại rủi ro chúng ta có thể đánh giả rủi ro bằng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng thấp, giá cả chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi. . .khảo sát những tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả của đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án. Độ nhạy của một nhân tố tác động đến DA có thể tính theo công thức: E = Trong đó: E: hệ số độ nhạy ∆ Fi: Mức biến động của chỉ tiêu đánh giá ∆ Xi muacs biến động nhân tố ảnh hưởng Mức độ rủi ro của các rủi ro dự kiến thường được chọn từ 10 đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có tính vững chắc, độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét khả năng hạn chế có thể xảy ra để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay giảm bớt các bất trắc có thể xảy ra. Nói chung, biện pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng cơ sở nhiều yếu tố thay đổi do khách quan. +Phương pháp phân tích tình huống Đây là phương pháp phân tích rủi ro bằng cách kết hợp cả 2 nhân tố và tính đến xác xuất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với DA. Ta tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị chuẩn . NPV mong đợi: NPV = NPV1 . P1 + NPV2 . P2 + NPV3 . P3 + … NPVn . Pn Độ lệch chuẩn: δNPV = δNPV NPV Hệ số biến thiên: CVNPV = NH sẽ tiến hành so sánh hệ số biến thiên của DA với các hệ số biến thiên của các DA trung bình mà NH đã thẩm định trước đó 1.3. Chất lượng thẩm định dự án tại NHTM 1.3.1. Quan điểm về chất lượng thẩm định DA Việc thẩm định dự án được coi là chất lượng khi việc thẩm định đạt hiệu quả khi đồng thời dự án đạt được mục tiêu của NH và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách thỏa đáng. Công tác thẩm định có chất lượng cao sẽ giúp cho NH loại bỏ những khách hàng kém và cung cấp tín dụng cho những khách hàng tốt ngoài ra việc thẩm định tốt còn khiến cho NH xác định được đúng về số tiền cho vay,thời gian va, thời điểm giải ngân, thời điểm thu nợ để làm cho việc thẩm định đạt được hiệu quả cao hơn. Như vậy đối với NH thẩm định dự án đạt chất lượng khi NH đạt được mục đích của mình, và đối với khách hàng công tác thẩm định đạt hiệu quả khi nó chỉ ra được những hạn chế của DA, giúp chủ đầu tư thực hiện dự án tốt đẹp hơn. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án: 1.3.2.1. Tính khoa học ,hợp lý của quy trình cà nội dung thẩm định Tính khoa học ở đây được thể hiện ở các mặt sau: Trước tiên nó thể hiện ở nội dung trình tự các bước công tác thẩm định. Công tác thẩm định phải bao gồm những nội dung thẩm định phản ánh được tình hình cụ thể của dự án, những nội dung được lựa chọn cần giúp đánh giá được tổng quan đến chi tiết của DA để từ đó có nhận định chính xác về khả năng thành công của DA. 1.3.2.2. Sự tuân thủ quy trình thẩm định Trong quá trình hoạt động mỗi NH đều xây dựng cho mình một quy trình thẩm định riêng. Đây chính là cơ sở cho CBTD dựa vào trong quá trình thẩm định. Quy trình thông thường bao gồm: Nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định và trình tự thẩm định. Quy trình ở các NH khác nhau thường có những điểm khác nhau riêng phụ thộc vào hoàn cảnh cụ thể và đặc điểm của mỗi NH nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh tốt đa, hạn chế rủi ro cho NH. Do vậy sự tuân thủ quy trình thẩm định tốt chính là một tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định. 1.3.2.3. Phục vụ thông tin thẩm định Xem xét về thông tin thẩm định ta cần đánh giá xem thông tin đó có đầy đủ tính pháp lý không, thông tin đó có nguồn gốc rõ ràng, có cơ sở vững chắc. Đặc biệt đối với các thông tin liên quan đến văn bản pháp luật thì cần dẫn chiếu được nguồn luật cụ thể. Ngoài ra thông tin còn phải thể hiện tính chính xác, có nghĩa là thông tin phải thể hiện thật chính xác phản ánh được đúng hiện thực tạo cơ sở cho hoạt động thẩm định DA. Đây là yêu cầu quan trọng nhất của thông tin thẩm định. Ngoài tính chính xác thông tin còn phải thể hiện tính kịp thời và tính kinh tế. Tính kịp thời làm cho thông tin có giá trị hơn khi thẩm định, nếu thông tin chậm trễ có thể sẽ khiến cho quá trình thẩm định ra quyết định sai lầm. Thông tin còn phải được thu thập với một chi phí thấp nhất để giamar chi phí thẩm định cho NH. 1.3.2.4.Kết quả thẩm định Kết quả thẩm định là sản phẩm cuối cùng của quá trình thẩm định, nó là yếu tố quan trọng nhất để NH đi đến kết luận có cho DN vay hay không. Nó là yếu tố quan trọng nhất để chỉ ra công việc thẩm định có đạt kết quả không. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hương đến chất lượng công tác thẩm định 1.3.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan a. Công tác tổ chức điều hành thẩm định Công tác tổ chức điều hành: Thẩm định DAĐT là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Công tác thẩm định bao gồm cả 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để các bước thực hiện một cách hợp lý và khoa học. Mặt khác, phương thức điều hành hợp lý của ban lãnh đạo sẽ là cơ sở phát huy năng lực của cán bộ thẩm định. Việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận sẽ giúp cho việc thẩm định được chính xác, khách quan và dễ dàng hơn. b.Thông tin thẩm định Thông tin: thẩm định DAĐT được tiến hành trên cơ sở các thông tin thu thập từ nhiều nguồn . Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc thẩm định được thành công. Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanh nghiệp, ra quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ của Ngân hàng. c. Cơ sở vật chất của NH Hiện nay trong các Ngân hàng việc lưu trữ và xử lý thông tin hầu hết được thực hiện trên máy tính. Đồng thời hệ thống mạng cũng giúp Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thu thập thông tin. Nhờ đó, công tác thẩm định được tiến hành dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro do sai sót trong tính toán, tiết kiệm thời gian tạo hiệu quả cao trong thẩm định. d. Nhân tố con người Con ngưòi: Đây là nhân tố được xem là cơ bản và quan trọng nhất. Trong công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM, cán bộ Ngân hàng là người trực tiếp thẩm định. Chất lượng thẩm định có đạt được hay không, trình độ thẩm định só đầy đủ hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ. Có thể hiểu đây là sự am hiểu về quy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủ yếu khi xem xét dự án của cán bộ. Bên cạnh đó, để cho các phân tích được xác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là phải có sự hiểu biết sâu rộng với các lĩnh vực khác ngoài Ngân hàng. Đó là những kiến thức về kinh tế chính trị, pháp luật…Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là một vấn đề đáng quan tâm. g. Phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định: Với nguồn thông tin đã thu thập được, do mỗi dự án có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựa chọn, đưa ra được phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp. Làm được điều đó sẽ đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thành công. 1.3.2.2.Nhóm nhân tố khách quan a. Khách hàng Khách hàng là yếu tố rất quan trọng của mọi dự án đầu tư. Chất lượng thẩm định của dự án phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá chính xác nhân tố khách hàng của dự án. Do đó khi tiến hành thẩm định DADT CBTD sẽ phải rất cẩn thận khi thẩm định DADT. b. Nền kinh tế và chính sách quản lý của nhà nước Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các DAĐT phát triển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và để đạt được những mục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội. Nhà nước bao giờ cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vực này vì nó ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Sự quan tâm đó thể hiện qua công tác quản lý Nhà nước với các DAĐT. Một DAĐT , nhất là các dự án có quy mô lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy khi Ngân hàng thẩm định dự án không thể đi ngược lại với chiến lược chung của quốc gia Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định DADT tại sở giao dịch NHNT VN 2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch NHNTVN Sớm nhận thức được những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động tài chính, ngân hàng, VCB đã không ngừng mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, với việc cổ phần hoá thành công, VCB đã thay đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại thích ứng nhanh trong một môi trường kinh doanh mới. Đến cuối năm 2007, hệ thống mạng lưới của VCB đã được mở rộng tới những vùng trọng điểm trên toàn quốc với gần 200 chi nhánh và phòng giao dịch. Một trong những sự kiện đáng chú ý trong nỗ lực mở rộng mạng lưới của VCB đó là việc tách sở giao dịch hoạt động như một chi nhánh độc lập. Mặc dù gặp những khó khăn nhất định, song hơn hai năm qua, với nỗ lực chỉ đạo sát sao của ban giám đốc và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể CBNV, sở giao dịch đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Xác định chiến lược kinh doanh tập trung vào công tác huy động vốn để trở thành chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống về hoạt động huy động vốn, là đầu mối cung ứng vốn cho toàn hệ thống VCB, do vậy, tổng dư nợ của sở giao dịch được duy trì ở mức trên dưới 10% tổng nguồn vốn huy động. Hiện nay, với mạng lưới 19 phòng giao dịch có vị trí thuận lợi, cùng hệ thống 144 máy ATM, sở giao dịch đảm bảo mang tới cho khách hàng những dịch vụ hiện đại, tiện ích cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong thời gian qua sở giao dịch đã áp dụng thành công dịch vụ quản lý tiền và giao dịch tiền mặt cho các nhà đầu tư chứng khoán. Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng hiện nay, để đạt được những kết quả như thời gian qua, sở giao dịch đã kế thừa và không ngừng phát huy những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương về nguồn nhân lực và công nghệ. Hàng năm sở giao dịch không ngừng cập nhật, đầu tư công nghệ mới áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng phù hợp với thói quen sử dụng dịch vụ cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế. Sở giao dịch đã xây dựng được một hệ thống quy trình nghiệp vụ, bộ máy tổ chức theo tư vấn của chuyên gia nước ngoài. Theo đó, bộ máy tổ chức được xây dựng theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban được quy định rõ ràng, hợp lý không chồng chéo. Về quy trình nghiệp vụ được quy định chi tiết, khoa học, chặt chẽ, nêu rõ được trách nhiệm, quyền hạn của từng thành phần, từng cấp, từng bộ phận. Bên cạnh đó, với việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu, quy mô vốn, năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch đã có bước tiến lớn, góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với những kết quả đã đạt được năm 2007, sở giao dịch vinh dự được Chính phủ tặng thưởng Cờ thi đua danh hiệu tập thể đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các chức năng chủ yếu của SGD : - Huy động vốn ngắn trung và dài hạn: +Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư + Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá - Nghiệp vụ tín dụng + Cho vay ngắn trung dài hạn +Chiết khấu các giấy tờ có giá +Nghiệp vụ bảo lãnh +Trực tiếp hoặc là đại lý cho thuê tài chính theo sự ủy nhiệm của công ty cho thuê tài chính NHNT. + Mua bán , chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối. + Dịch vụ thanh toán, xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. + Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu chính phủ, trái phiếu NHNN + Dịch vụ tư vấn 2.2. Vài nét về hoạt động kinh doanh của SGD NHNT 2.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn có thể nói là nghiệp vụ chủ đạo của các NHTM do vậy NHNT cũng như SGD cũng sẽ không nằm ngoài quy luật này. Biểu 1: Nghiệp vụ huy đông vốn tại SGD NHNTVN Đơn vị: tỷ đồng Nhìn chung ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng tăng khá nhanh và ổn định, phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng. Ta có thể thấy rằng từ năm 2005 đến 2008 lượng vốn huy động trên thị trường vẫn có chiều hướng tăng. Năm 2005 đến năm 2006 tăng nhẹ (26%) tuy nhiên năm 2006 đến 2007 do nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển nên lượng vốn huy động tăng mạnh hơn ( 43.25%) Tuy nhiên nếu cuối năm 2008 do ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu nên lượng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 32.12%. Đây là 1 con số thấp hơn con số tăng trưởng vào năm trước đó, nhưng ta có thể thấy rằng khi nền kinh tế phải chịu 1 sự suy thoái chung vào cuối năm thì việc lượng tín dụng huy động này là một con số rất khả quan, cho thây ngân hàng đã kiểm soát được vấn đề một cách khá tốt. - Huy động nội tề tăng hơn tuy nhiên năm 2008 có xu hướng tăng chậm à dự đoán 2009 giảm do kinh tế suy thoái STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Vốn huy động 6588 100 8321 100 11920 100 15749 100 1 NV nội tệ 5336 80,70 6567 78,66 9112 83,44 12776 81,12 2 NV ngoại tệ 1252 19,3 1754 21,34 1808 16,57 2973 18,88 Từ năm 2005 cho đến năm 2008 vốn huy động băng nội tệ đều chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu theo kỳ hạn S T T Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư TỶ trọng (%) VHD 6588 100 8321 100 11920 100 15749 100 1 Tiền gửi KKH 2579 38,21 3,491 41,95 6.606 55,42 9169 58,22 2 Tiền gửi CKH 4009 61,79 4830 58,05 5314 44,58 6498 41,78 - Dưới 12 tháng 513 7,91 457 5,56 753 6,32 837 5,32 - Từ 12 – 24 tháng 2157 33,25 1589 19,33 1025 8,59 1011 6,42 - Từ 24 tháng trở lên 1339 20,64 2684 32,65 3606 30,25 4730 30,04 - Nhìn vào bảng huy động vốn phân theo thởi hạn ta thấy rằng nguồn tiền gửi có không kỳ hạn không ngừng tăng lên qua từng năm. Đặc biệt năm 2008 tăng 38,7% so với năm 2007, nguồn vốn có kỳ hạn 24 tháng trở lên chiếm 30,04% tổng cơ cấu tiền gửi vốn huy động và chiếm phần lớn trong loại nguồn vốn có kỳ hạn ( 72,79%). Điều này ghóp phần tăng thêm sự ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng tạo cơ sở để ngân hàng cho vay những dự án dài hạn. - Cơ cấu vốn chủ yếu từ tiền gửi DN, và tiền gửi dân cư stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Vốn huy động 6588 100 8321 100 11920 100 15749 100 1 TG TCKT 4642 70,46 5833 70,1 9101 76,35 12158 77,2 2 TG dân cư 1946 29,54 2488 29,9 2819 23,65 3591 22,8 Nguồn vốn huy động từ khu vực TCKT chiếm tỷ trọng lớn ( trên 70%) tuy nhiên nguồn vốn lại tập trung vào 1 lượng khách hàng lớn, nên tính ổn định chưa cao, - Huy động vốn theo loại tiền tại SGD tỷ trọng huy động bằng nội tệ tăng hơn - Huy động vốn theo kỳ hạn tăng hơn so với không kỳ hạn từ năm 2005 đến 2007, năm 2008 huy động không kỳ hạn hay kỳ hạn ngắn tăng hơn Như vậy ta có thể thấy rằng tình trạng huy động vốn của SGD nhìn chung khá tốt, để đạt được điều này SGD NHNT đã phải nỗ lực trong công tác quản lý và hoạt động thể hiện ở các mặt sau. Trước tiên SGD đã điều hành tốt lãi suất huy động, phù hợp với xu hướng chung, tiến hành gia tăng nguồn vốn huy động trên các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bằng các hình thức khuyến mãi, giảm phí giao dịch và lãi suất huy động hấp dẫn. Ngoài ra SGD còn chủ động đa dạng hoác hình thức huy động vốn với mục đích tăng lượng vốn huy động trong năm. Trong năm 2008 kinh tế thế giới bắt đầu đi vào quá trình suy thoái, SGD NHNT đã nỗ lực rất nhiều, vào cuối năm tuy gặp nhiều khó khăn nhưng SGD đã linh hoạt kiểm soát được tình hình. 2.2.2. Hoạt động tín dụng - Dư nợ tăng trưởng nhanh từ năm 2005 đến 2008, cuối năm 2008 dư nợ giảm Ta thấy rằng dư nợ của NH tăng trưởng nhanh, năm 2007 tăng 1417 tỷ (47,6%) so với năm 2006, tuy răng trong năm 2008 ta có thể thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn năm 2008 tuy nhiên đây là do lượng tín dụng về số tuyệt đối đã tăng cao vào năm 2007 do mở rộng danh mục đầu tư khách hàng. Mặt khác vào cuối năm 2008 kinh tế thế giới có phần suy thoái nên lượng tín dụng khó tăng mạnh được, tuy nhiên lượng tín dụng vẫn đạt mức cao và tăng trưởng là thành công đối với NH. stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2151 100 2973 100 4390 100 5163 100 1 Ngắn hạn 532 21,06 919 31,33 1895 43,17 2323 45 2 Trung hạn 248 12,09 495 16,88 167 3,8 196 3,8 3 Dài hạn 1371 66,85 1559 51,79 2328 53,03 2644 51,12 Nhìn chung về tình hình tín dụng theo cơ cấu thời hạn ta thấy rằng cơ cấu dư nợ được điều chỉnh lại. Giảm cơ cấu cho vay trung hạn và tăng cơ cấu cho vay ngắn hạn lên. Ta thấy rằng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên theo từng năm năm 2008 đạt 45%, tỷ lệ vay trung hạn chỉ còn 3,8%. Điều này cho thấy NH chưa chú trọng đến việc cho vay trung hạn nhiều. -Cơ cấu dư nợ nội tệ ngoại tệ stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2151 100 2973 100 4390 100 5163 100 1 Cho vay bằng nội tệ 1167 54,30 1655 55,7 2326 53,0 2788 54 2 Cho vay bằng ngoại tệ 983 45,7 1317 44,3 2063 47,0 2375 44 Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo loại tiền vay ta thấy doanh số cho vay các loại tiền tăng đều qua các năm, tuy nhiên doanh số cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế dù không nhiều lắm. Điều này thể hiện rằng lượng ngoại tệ SGD NHNT cho vay là tương đối cao, đạt được điều này là nhờ các DN kinh doanh xuất nhập khẩu là khách hàng lâu năm của NHNT. stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2151 100 2973 100 4390 100 5163 100 1 DNNN 1856 85,62 2593 88,41 2669 60,79 3212,9 62,23 2 DN ngoài quốc doanh 219 10,68 295 8,69 1000 22,78 1050,15 20,34 3 Cá thể, tư nhân 76 3,71 85 2,9 721 16,42 899,95 17,4 Khách hàng xin vay ở đây chủ yếu là các DN, doanh nghiệp vay chiếm tỷ trọng hơn 80% lượng tín dụng cho vay của SGD. Trong đó DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhất 2.2.3. Các hoạt động khác a. Hoạt động chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Đây là hoạt động mũi nhọn của SGD ngân hàng ngoại thương, là nghiệp vụ giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của SGD NHNT. Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò trung gian giúp cho quá trình thanh toán của khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Hơn thế nữa, trong nghiệp vụ thanh toán NH có thể cho KH vay để thanh toán hoặc bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu hoặc ứng trước từ bộ chứng từ xuất khẩu… Điều này mang lại cho các doanh nghiệp một sự thuận lợi đáng kể trong kinh doanh và bên cạnh đó cũng mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. b. Hoạt động kinh doanh thể. Đây là hoạt động phát triển rất nhanh và mạnh của VCB, VCB hiện nay là đứng đầu trong Liên minh thẻ VCB với mạng lưới giao dịch rộng nhất Việt Nam, các máy ATM đã được lắp đặt thêm trong năm 2008 đủ để đáp ứng người tiêu dùng trong nước và nước ngoài c. Hoạt động thanh toán trong nước Nghiệp vụ thanh toán trong nước là nghiệp vụ mà SGD NHNT cung cấp các dịch vụ tiện ích trong thanh toán cho KH một cách nhanh chóng, an toàn thuận tiện. 2.3. Thực trạng công tác thẩm định DADT tại SGD VCB 2.3.1. Tổ chức thẩm định Giao cho phòng đầu tư dự án thực hiện sau đó trình ra hội đồng tín dụng rồi báo lại cho KH. 2.3.1.1. Phương pháp thẩm định. - Phương pháp thẩm định được Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương VCB sử dụng là phương pháp điều tra phân tích, so sánh. Việc điều tra sẽ được cán bộ thẩm định tiens hành ngay khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. CBTD sẽ điều tra những thông tin cần thiết đến việc thẩm định như các thông tin về DA, các thông tin về khác hàng vay vốn. Sau đó, các CBTD sẽ phân tích, tính toán lại các chỉ tiêu DA một cách thích hợp. Tiếp đó sẽ so sánh các chỉ tiêu đó với những chuẩn mực của NH cũng như chỉ tiêu toàn ngành và chuẩn chung của cả nước để đưa ra kết luận cuối cùng hợp lý 2.3.1.2. Quy trình thẩm định CBTD sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn tư vấn cho khách hàng về hồ sơ, thời hạn, và cách thức vay vốn. CBTD kiểm tra bộ hồ sơ vay của KH và điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng nếu thiếu sót so với quy định của SGD. Sau khi xem xét bộ hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ, CBTD sẽ báo cáo và chuyển cho trưởng phòng TTDA để trưởng phòng chỉ định cán bộ thẩm định dự án và lưu bản sao hồ sơ gửi cho phòng quản lý rủi ro thẩm định nếu cần thiêtes phải thẩm định rủi ro. CBTD sẽ tiến hành phân tích tín dụng ngay sau khi nhận được phân công của trưởng phòng. Trong quá trình thẩm định CBTD sẽ phải thu thập thông tin cần thiết và thực hiện các cuộc tiếp xúc trực tiếp để tìm hiểu về DA mình đang thẩm địn và từ đó đưa ra được kết luận chính xác hơn. Kết quả thẩm định sẽ gửi lại cho trưởng phòng tài trợ dự án và cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định đó. Trưởng phòng tài trợ dự án sẽ xem xét dự án và tài liệu thẩm định rồi lập báo cáo tín dụng gửi lên cho giám đốc ký duyệt, nếu dự án lớn sẽ cần hội đồng tín dụng phê duyệt. 2.3.1.3. Thu thập và xử lý thông tin thẩm định CBTD thu thập thông tin từ các nguồn chủ yếu từ báo cáo tài chính của DN, ngoài ra cán bộ thẩm định còn phải thu thập thông tin từ các đối tác bạn hàng của DN hay phải đến DN trực tiếp gặp gỡ với ban lãnh đạo để xác minh và tìm hiểu thông tin đã thu thập được. Không chỉ dừng lại ở nguồn thông tin đến từ khách hang, CBTD còn phải thu thập thông tin từ các cơ quan hữu quan để biết được về tình hình chung của nền kinh tế vĩ mô cũng như hướng phát triển của các ngành, từ đó đưa ra quyết định tùy vào từng thời kỳ kinh tế. Ngoài ra thì cũng có các nguồn thông tin đại chúng hay nguồn thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp đẻ CBTD tham khảo thêm. 2.3.1.4. Nội dung thẩm định Nội dung thẩm định của dự án được tiến hành bởi phòng tài trợ dự án. Việc thẩm định đòi hỏi tiến hành rất cụ thể, rõ ràng. Thẩm định doanh nghiệp xin vay: Trước tiên là đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng. Năng lực pháp lý của khách hàng cần chú ý: Doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân đẩy đủ. Tư cách pháp lý của người đại diện phải hợp pháp, chủ doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự… Để tìm hiểu được rõ những vấn đề này NH cần yêu cầu những giấy tờ : - Quyết định thành lập doanh nghiệp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Điều lệ tổ chức và hoạt động cảu DN - Biên bản họp hôi đồng quản trị - Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị cũng như kế toán trưởng và giám đốc điều hành. Những giấy tờ này phải được đóng dấu hoặc công chứng theo quy định của SGD NHNT Thẩm định lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tiến hành thẩm định các nội dung sau: Xuất xứ doanh nghiệp Sự thay đổi trong quá trình phát triển của doanh nghiệp ( thay đổi về vốn góp, thành phần ban lãnh đạo…) Lịch sử các quá trình liên kết hợp tác giải thể Vị thế trên thị trường Sau khi thẩm định xong các nội dung như trên NH có thể biết được tổng quan về doanh nghiệp cũng như tư cách uy tín của doanh nghiệp. Thẩm định tư cách và năng lực ban lãnh đạo Danh sách ban lãnh đạo Trình độ chuyên môn học vấn Đạo đức trong quan hệ tín dụng Khả năng kinh nghiệm của ban lãnh đạo Uy tín ban lãnh đạo với đối tác Những thay đổi thành phần ban lãnh đạo và lý do thay đổi Những yếu tố này có thể giúp cho NH biết được về những người điều hành DN qua đó có thể thấy được hướng phát triển của DN Phân tích ngành Để đánh giá chính xác về doanh nghiệp, đánh giá về xu hướng phát triển của DN , cán bộ thẩm định cần phân tích Xu hướng phát triển của ngành Sự phát triển của DN lớn Vị thế trong ngành Năng lực tài chính Đây là nội dung quan trọng nhất phản ánh rõ nhất tình hình hiện tại của DN, liên quan trực tiếp đến khả năng trả nợ của DN Nhóm hệ số khả năng thanh toán Nhóm hệ số cơ cấu vốn Nhóm hệ số về hoạt động Hệ số về khả năng sinh lời Như vậy CBTD cần thu thập được: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Thẩm định phương án xin vay Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh SGD NHNT sẽ tiến hành thẩm định theo các tiêu chí sau: Thẩm định về mục đích vay vốn Thẩm định nhu cầu vay vốn Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án Khả năng thực hiện dự án Khả năng trả nợ của dự án Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án bao gồm các nội dung Xem xét đánh giá tính khả thi và tính pháp lý của dự án. Phân tích đánh giá những điểm chính của dự án. Phân tích đánh giá về phương diện thị trường Phân tích đánh giá về phương diện kỹ thuật của DA Phân tích đánh giá phương diện tổ chức quản lý của dự án Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và nguồn vốn đầu tư Kiểm tra điều kiện an toàn vốn vay. Phân tích rủi ro của DA Đánh giá chung, khái quát và đưa ra kết luận về DA thẩm định. Thẩm định TSĐB Việc đánh giá tài sản đảm bảo là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải thực hiện rất tỷ mỉ. Đây chính là cơ sở để định mức cho vay dự án: Tính pháp lý Tình trạng tranh chấp về tài sản Tài sản được phép giao dịch Đăng ký giao dịch bảo đảm Một số dự án chính được thực hiện trong thời gian vừa qua tại SGD NHNT VN: Dự án cho vay tổng công ty xây dựng Trường Sơn: dự án cho vay xây dựng tòa nhà văn phòng: 597,89 tỷ Dự án cho vay Công ty cổ phần nhựa Binh Minh(PLASCO) dự án cho vay xây dựng trung tâm thương mại văn phòng: 114 tỷ VND Dự án cho vay CTy Cổ phần Bánh kẹo Tràng An dự án cho vay đầu tư trang thiết bị sản xuất: 324, 66 tỷ VND Dự án cho vay CTy Cổ phần Xây lắp và Cơ khí cơ khí cầu đường dự án cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng: 456,55 tỷ VND Dự án cho vay CTy Dệt kim Đông Xuân dự án cho vay mua dây truyền sản xuất: 224,55 tỷ VND Dự án cho vay CTy Cổ phần đầu tư và phát triển vận tải dự án cho vay mở rộng quy mô 55,6 tỷ VND Dự án cho vay Cty Cơ khí Xây dựng dự án cho vay sửa chữa và nâng cấp thiết bị 28,3 tỷ VND Dự án cho vay Cty Công ty thi công cơ giới cho vay mua và sửa chữa nâng cấp xà lan 10,3 tỷ VND Dự án cho vay CT TNHH Xây dựng Hà Nam Dự án cho vay thành lập chi nhánh mới: 800 tr VND Trong số các dự án cho vay chỉ có một dự án có nợ khó đòi đó là dự án cho vay công ty X nợ xấu 13,28 tỷ ( dự án giải ngân từ năm 1995 ) Như vậy: Sở giao dịch NHNHNT trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành công, kết quả đạt được là rất lớn trên các mặt hoạt động: Dư nợ tín dụng trong những năm qua đạt hơn 3000 tỷ tín dụng trung và dài hạn.Riêng năm 2008 tín dụng cấp cho dự án đầu tư tăng lên 283,86 tỷ vnd. Nhìn chung thực trạng về ho._. năng động và sang,có trình độ nghiệp vụ vững chắc, nắm chắc quy trình thẩm định, phải hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các DAĐT. Bên cạnh đó, trình độ quản lý điều hành của ban lãnh đạo dã tạo điều kiện phát huy thế mạnh này. Trong các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, Ngân hàng và nền kinh tế, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - Về trang thiết bị SGD NHNT đã hết sức chú trọng đến trang thiết bị làm việc với dàn máy tính hiện đại, cơ sở vật chất môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi đảm bảo hiệu suất làm việc cao. Máy tính được trang bị nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác thẩm định được chính xác và đạt tốc độ cao. Cơ cấu nhóm nợ Với những điều đã đạt được trong công tác thẩm định và hoạt động SGD NHNT đã giảm được tỷ lệ nợ xấu theo từng năm Cơ cấu nhóm nợ 2008 Cơ cấu nhóm nợ năm 2007-2008 Nhìn vào biêu đồ cơ cấu nhóm nợ ta có thể thấy lượng tín dụng tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2008 nợ xấu chiếm khoảng 1%, tăng hơn so với năm 2007 là 0.3%. Ta có thể thấy rằng như vậy từ năm 2007 đến 2008 thì SGD NHNT đã mở rộng tín dụng tuy nhiên chất lượng tín dụng không tăng cao mà vẫn giừ nguyên ở tỷ lệ có thể coi là tốt. Như vậy trong những năm vừa qua, NHNT đã đạt được khá nhiều thành tựu, tuy nhiên nếu xét một cách toàn diện thì NH vẫn gặp phải một số những hạn chế 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân a. Hạn chế -Sự yếu kém trong thẩm định thể hiện ở quá trình thẩm định. Công tác thẩm định của NHNT chưa có sự chuyên môn hóa sâu, cán bộ thẩm định vẫn thực hiện công việc từ khâu tiếp xúc với khách hàng cho đến khâu thẩm định và cho ra tờ trình tín dụng. Điều này làm cho công tác thẩm định bị chậm hơn, các CBTD theo cách này không thể nắm rõ và quen với một khâu nào, nếu chuyên môn hóa một người có thể làm tốt công việc của mình hơn, các bước sẽ được phụ trách bởi một nhóm chuyên, điều này làm cho công việc tiến hành nhanh hơn và lượng kinh nghiệm tích lũy sẽ nhiều hơn, chuyên sâu hơn. Ta có thể so sánh với HSBC, đây là một trong những NH lớn nhất thế giới và hoạt động rất hiệu quả, họ chia công việc tín dụng ra làm nhiều phòng ban như phòng tạo lập hồ sơ, phòng tìm kiếm khách hàng, phòng thẩm định, ban quyết định tín dụng… -Báo cáo thẩm định tuy đã thể hiện được rất chi tiết và đầy đủ tuy nhiên báo cáo thẩm định chưa tính toán đến lợi ích kinh tế xã hội cũng như phương án bảo vệ môi trường. Cụ thể là việc xây dựng có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh như thế nào. Cần phải nghiên cứu xem quang cảnh sau khi xây dựng có phù hợp không, trong quá trình xây dựng có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không, dự án có gây ra ô nhiễm tiếng ồn không… - Ngoài ra ta thấy rằng SGD sử dụng 1 hệ thống chỉ tiêu toàn ngành được tổng hợp khá chính xác bởi phòng thông tin tín dụng tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính tương đối nhiều, khó có thể đem ra áp dụng vào từng DN cụ thể, chỉ tiêu vẫn chưa mang tính vùng miền, đặc điểm kinh tế riêng nên thực tế vẫn mang tính tương đối cao, chưa thực sự phản ánh được vị trí của doanh nghiệp so với ngành. - Một số tính toàn chi phí trong việc xây dựng còn dựa trên định mức của nhà nước, trong đó có những định mức không còn phù hợp với những định mức thực tế nên việc đánh giá chưa thực sự sát với thực tế - Hạn chế về thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án đầu tư và việc đánh giá sai tài sản thế chấp của dự án. Các cán bộ thẩm định tuy có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhưng không thể có kiến thức tổng quát trong nhiều ngành nghề. Điều này khiến cho NH chỉ thẩm định được dự án ở một mức độ nào đó bởi lẽ mỗi ngành nghề đều có những tiêu chuẩn riêng, những kiến thức riêng rất sâu rộng, để thẩm định tốt một dự án cần phải có một lượng kiến thức chuyên ngành nhất định về ngành nghề mình cần thẩm định. Ví dụ như một cán bộ thẩm định một dự án xây dựng như đã nêu ở trên phải biết các yếu tố về thông số kỹ thuật yêu cầu, khi xây dựng để đạt hiệu quả thì phải sử dụng loại vật liệu nào cho phù hợp, đội ngũ thợ xây dựng đó có làm đúng quy trình xây dựng hay không. Hoặc khi cho vay một dự án liên quan đến công nghệ thông tin cán bộ phải biết rõ dự án mua những máy moc ấy có hiệu quả không, các tài sản thế chấp của dự án nếu là các máy móc công nghệ thông tin thì có giá trị bao nhiêu, giá thị trường có giống như giá bán không, có thể bán được thiết bị đó không…Như vậy có thể thấy rằng nguồn nhân lực tuy là cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm nhưng chỉ có thể am hiểu một số ngành nghề nhất định. - Nguồn thông tin dùng để thẩm định còn chưa thực sự chính xác. Nguồn thông tin mà CBTD có thể thu thập ở nhiều nguồn, trong đó các nguồn thông tin thu thập được ở chính doanh nghiệp cung cấp có thể chưa chính xác, thiên lệch có lợi cho họ. b. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra những hạn chế trên được coi là xuất phát từ 2 nguồn chủ quan và khách quan Những nguyên nhân chủ quan: Trước tiên nguyên nhân chủ quan phần lớn là do đội ngũ cán bộ tuy chất lượng cao nhưng chưa đạt được yêu cầu quốc tế, am hiểu nhiều lĩnh vực. Trong các dự án xin vay đầu tư tại phòng tài trợ dự án đa phần là những dự án đầu tư dài hạn, cho nhiều ngành nghề. Việc đánh giá chính xác phương diện kỳ thuật là rất quan trọng do dự án có giá trị lớn và tiến hành trong thời gian dài. Như vậy cán bộ thẩm định phải nắm rõ về các mặt kỹ thuật của dự án, đánh giá xem dự án có các thiết bị phù hợp chưa, các thiết bị đó có phù hợp với mặt bằng chung dự án chưa, công suất thiết bị có đạt yêu cầu… Ngoài ra còn phải xem xét sự phù hợp giữa thiết bị đó với môi trường Việt Nam không. Những yếu tố này rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự án, tuy nhiên trên thực tế thì cán bộ thẩm định với chuyên ngành tài chính ngân hàng chỉ có thể thẩm định được tốt phương diện tài chính của dự án mà khó nắm bắt được các kiến thức chuyên môn của các ngành kinh doanh khác. Đây là nguyên nhân khiến việc thẩm định kỹ thuật của dự án bị hạn chế rất lớn. Chưa có sự chuyên môn hóa trong công tác thẩm định. Thẩm đinh một DADT đòi hỏi một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng ngành nghề, do vậy việc chưa có sự chuyên môn hóa trong từng khâu, từng ngành nghề cũng làm giảm chất lượng thẩm định dự án đầu tư của SGD. Nếu mỗi CBTD làm nhiều khâu hoặc nhiều ngành nghề thì CBTD đó sẽ không có kỹ năng thẩm định từng khâu tôt hơn và kinh nghiệm trong ngành mình thẩm định sẽ không được tích lũy nhanh, có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề khác. Cơ sở vật chất còn hạn chế, máy móc trang thiết bị tuy được trang bị mới nhưng vẫn chưa có những thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc thẩm định và quản lý thông tin đạt chất lượng tốt. Vẫn còn chưa có hệ thống mạng mở chia sẻ thông tin giữa các Nh với nhau. Về phía thông tin khách quan, nguyên nhân chính là vấn đề nguồn thông tin thiếu tính chính xác. Nguồn thông tin chính là cơ sở tiền đề cho việc TDDA đạt hiệu quả. Nếu nguồn thông tin bị sai lệch thì thẩm định có tốt đến mấy cũng đem lại kết quả sai lệch. Nhưng thông tin khi tiến hành thẩm định DADT các CBTD dựa vào chủ yếu là tài liệu của DN gửi đến cho SGD NHNT trong hồ sơ vay vốn, những tài liệu này có tính chính xác không được cao và hạn chế về tín trung thực hợp lý. DN có thể gửi đến cho SGD các báo cáo phản ánh sai lệch thực trạng của DN nhằm “ đánh bong” tình hình tài chính của doanh nghiệp, DN cũng có thể lập những dự án đầu tư không phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế mà nó đạt được làm tăng rủi ro tiềm ẩn cho NH… Do vậy nguồn thông tin là nguyên nhân khá lớn dẫn đến việc làm sai lệch kết quả thẩm định. Về phía Nhà nước: Vấn đề pháp lý cho hoạt động tín dụng nói riêng NH nói chung vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn. Về lãi suất cho vay: trong điều kiện nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị hạn chế, với mức lãi suất còn cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đầu tư của chủ đầu tư, tuy đã có sự hỗ trợ lãi suất 4% nhưng lãi suất này vẫn thực sự khó khăn cho việc mở rộng cho vay. Thị trường hỗ trợ thẩm định ở nước ta còn chưa phát triển. Trước tiên là các công ty xếp hạng và thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển trong khi các NH rất cần loại hình công ty này vì trong bối cảnh kinh tế suy thoái và rủi ro thì tăng cao, trung tâm tín dụng CIC thì hoạt động chưa hiệu quả. Ngoài ra việc hỗ trợ thẩm định còn có các doanh nghiệp chuyên tư vấn dự án. Hoạt động NH thì liên quan đến nhiều ngành nghề trong khi CBTD thì không thể có hết các kiến thức về nhiều ngành nghề. Do vậy họ cần đến sự tư vấn với những dự án có phương diễn kỹ thuật phức tạp, vai trò của tư vấn là rất quan trọng. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 3.1. Định hướng phát triển của công tác thẩm định tại SGD NHNTVN trong tương lai 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của SGD NHNT Chiến lược - Tiếp tục bồi dưỡng nhân lực, hiện đại hóa mọi mặt. Thực hiện chuyên môn hóa thẩm định - Phát huy thế mạnh sẵn có để mở rộng đầu tư về chiều sâu -Với bối cảnh kinh tế suy thoái, dư nợ tín dụng ngày càng giảm, chất lượng tín dụng cũng không được cao cho nên NH phải mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực mới phù hợp với thời buối kinh tế suy thoái và thu hẹp đầu tư các dự án , nhất là với các ngành nghề nhạy cảm với thời buổi khó khăn ( sản xuất ôtô, đồ điện tử) 3.1.2. Chiến lược cụ thể: - Nâng cao năng lực cạnh tranh lấy hiệu quả kinh tế và an toàn lên hàng đầu - Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với bền vững vì thời kỳ suy thoái tiềm ấn rất nhiều rủi ro, có nhiều NH đã phải phá sản. - Áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, làm mới sản phẩm NH. - Hoàn thiện bộ máy thẩm định hơn nữa, tuyển dụng những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu nhiều lĩnh vực, đào tạo cán bộ theo từng chuyên ngành thẩm định ngoài ra Cán bộ thẩm định đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng tổng hợp phân tích và tổng hợp thực tiễn. -Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm mục đích phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn hiện nay cần phải thận trọng hơn. Xây dựng quy trình sao cho phù hợp với thời buổi kinh tế hiện nay. - Có chính sách hạn chế cho vay các ngành nghề nhạy cảm 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định Sau một thời gian dài học tập ở trường và tkinh nghiệm thực tập tại SGD NHNT được xem xét các DA và các tài liệu tại ngân hàng em xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của SGD ngân hàng ngoại thương Việt Nam: 3.2.1.Giải pháp về phương pháp thẩm định Trong phương pháp thẩm định cần chú ý tới cả chỉ tiêu định tính cũng như định lượng: Về chỉ tiêu định lượng cần chủ ý: Giá trị thời gian của dòng tiền và thời gian hoàn vốn nội bộ. Đây chính là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất của thẩm định dự án đầu tư. Cần chú ý tính toán thêm chỉ tiêu NPV vì chỉ tiêu này có thể hiện tại hóa dự án đưa tổng dòng tiền về kỳ đầu phân tích. Ngoài ra cũng cần phải chú ý tính toán dựa trên lãi xuất chiết khấu, không nên coi nó bằng với lãi suất ngân hàng bởi lẽ nguồn vốn tham gia có thể đến từ nhiều nguồn với chi phí khác nhau. Sau đó CBTD sẽ có thể từ đó tính được chính xác hơn thời gian hoàn vốn của dự án Ngoài ra còn có các chỉ tiêu định tính cần chú ý Trên thực tế, thẩm định các yếu tố định tính vẫn còn chưa đạt được một sự quan tâm đúng mực. Tuy rằng trong báo cáo thẩm định hay quy trình CBTD có đưa ra những báo cáo thẩm định về mặt định tính tuy nhiên đây vẫn chỉ là những chỉ tiêu được thực hiện mang tính lý thuyết thủ tục. Do vậy giải pháp là cần tăng cường chỉ tiêu định tính: Về ban quản trị doanh nghiệp: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong qus trình thẩm định dự án đầu tư. Nhìn chung đánh giá về mặt này cần đến 2 vấn đề. Một là, năng lực pháp lý. Đây là chi tiêu đã được các CBTD luôn chú ý, tuy nhiên vấn đề 2 chính về chủ thể kinh doanh lại được tiến hành sơ sài. Danh tiếng, trình độ và khẳ năng quản lý cũng như tầm nhìn của chủ thể kinh doanh là rất quan trọng bởi thực chất có thể nói NH là người cho ban quản lý doanh nghiệp vay vốn kinh doanh. Mặc dù trên thực chất doanh nghiệp vay vốn, các BCTC thể hiện đầy đủ về doanh nghiệp tuy nhiên nếu nhìn vào thực tế thì ban quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Ban quản trị không có uy tín, ban quản trị năng lực kém có thể tạo ra những nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn với NH. Do vậy canas bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ về ban quản trị doanh nghiệp, phải nắm rõ được uy tín tính cách hay năng lực của những thành phần chủ chốt trong DN. Về vị trí môi trường của doanh nghiệ ,kế hoạch phát triển trong tương lai: Nhìn chung về mặt này NH đã thực hiện khá tốt , đánh giá môi trường hoạt động, đánh giá ngành, đánh giá mức độ cạnh tranh chi tiết và khoa học tuy nhiên đánh giá về , mặt phát triển trong tương lai lại không chi tiết, các đánh giá không có căn cứ sát thực cần phải chú ý hoàn thiện hơn. Phải xem xét về các kế hoạch tương lai của công ty, các chiến lược tương lai của công ty về: Phát triển sản phẩm, về phương thức sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính… Để xem xét về tính khả thi và sự thành công của kế hoạch trong tương lai. 3.2.2. Giải pháp thông tin tín dụng - Nguồn thông tin tín dụng dung để thẩm định thực tế có thể đúng với các giấy tờ của doanh nghiệp cung câp song thực trạng có thể khách so với các giấy tờ đó, các báo cáo tài chính có thể phản ánh sai thực trạng doanh nghiệp. Do vậy CBTD cần phải kết hợp với các tổ chức thông tin chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống thông tin cũng như mối quan hệ thông tin thống nhất giữa các NH. Trước tiên cần phải tăng cường hệ thống thông tin nội bộ: Hiện nay NHNT VN đã có được trung tâm tín dụng là nơi lưu trữ thu thập và nghiên cứu… thông tin của các doanh nghiệp tuy nhiên hiệu quả chưa thể hiện rõ rệt, do vậy cần phải tăng cường hiệu quả thông tin bằng cách kết hợp nhiều hơn với các đơn vị chi nhánh, các chi nhánh sẽ thu thập và lưu trữ thông tin cụ thể về tình hình ở khu vực, địa bàn hoạt động của mình. Sau đó cập nhật thường xuyên lên phòng thông tin tín dụng. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặc khác, để nâng cao được tính khả thi của giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Ngân hàng có thể giao cho phòng Tin học phụ trách lập trình phần mềm này hoặc đặt mua của các công ty tin học nổi tiếng. Về nguồn thông tin thu thập từ bên ngoài: Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài theo xu hướng mở rộng các nguồn thông tin: - Thông tin từ phía đối tác của khách hàng: Từ nguồn thông tin này cán bộ thẩm định có thể thấy được tình hình hoạt động hiện tại cũng như trong quá khứ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn thấy rõ được uy tín kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. - Thông tin từ các công ty kiểm toán cũng là một nguồn mang tính chính xác cao. - Thông tin từ khách hàng mà NH đã quan hệ: Đây là nguồn thông tin rất hữu ích cho việc tìm hiểu thị trường ngành hay giá bán chung và những vấn đề riêng cụ thể trong từng ngành nhất định. - Từ các chuyên gia tư vấn: Ngày nay thị trường tư vấn dự án hoạt động rất mạnh và hiệu quả, các NH có thể thông qua các chuyên gia để tìm hiểu về phương diện kỹ thuật của dự án . Trong những dự án phức tạp mang tính chuyên môn cao, cán bộ NH không thể biết được các vấn đề về chỉ số kỹ thuật của những loại máy móc chuyên biệt do đó nhờ đến các chuyên gia tư vấn là rất hiệu quả. 3.2.3. Giải pháp nguồn nhân lực Nguồn nhân lực luôn là tiền đề quan trọng nhất quyết định chất lượng của ngân hàng. Vai trò nguồn nhân lực luôn phải đặt lên hàng đầu. NHNT cần phải : Đào tạo và tuyển dụng cán bộ Trong thời gian tới NH cần phải tích cực đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi nhân lực đối với NH là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của NH. Cần phải tuyển dụng những cán bộ giàu kinh nghiệm theo tững lĩnh vực thẩm định. - Nên tổ chức cho cán bộ học tập làm việc cộng tác ở nước ngoài, những nước đã có kinh nghiệm về NH lâu năm để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn vè truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp hoặc tham gia xây dựng quy trình. Bên cạnh đó tuyển dụng một vài cán bộ có các chuyên ngành mũi nhọn của NH ví dụ như cán bộ đã tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng sau đó đưa đi đào tạo chuyên ngành ngân hàng, những cán bộ này không những nắm rõ các yếu tố kỹ thuật mà còn hiểu rõ vị trí doanh nghiệp trong ngành nằm ở đâu, do đó họ sẽ đóng vai trò cố vấn kỹ thuật của ngành giúp đỡ các dự án thực hiện hiều quả hơn và đào tạo truyền kinh nghiệm cho các cán bộ khác… - Tổ chức nâng cao khả năng ngoại ngữ tin học của đọi ngũ cán bộ một cách thường xuyên nhằm mục đích có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến -Ngoài ra cũng nên có thêm những buổi tổng kết kinh nghiệm về từng ngành nghề đã cho vay, tỏ chức các buổi họp tổng kết sau những dự án lớn…. Hàng năm tổ chức sát hạch trình độ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chất lượng và chọn lọc những cán bộ có năng lực làm hạt nhân của NH. Chính sách đãi ngộ Cũng cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ. Ngoài chế độ hàng năm cho cán bộ đi du lịch, Ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích các cán bộ tự đào tạo như bố trí thời gian, trợ cấp học phí, hỗ trợ tiền mua tài liệu, sách tham khảo về thẩm định dự án của nước ngoài, áp dụng khung lương thưởng hợp lý đối với những cán bộ đã bảo vệ thành công luận án khoa học hay công trình nghiên cứu khoa học. Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, đảm bảo công bằng cho mọi người, khuyến khích được cán bộ cống hiến cho NH. Ngoài ra còn có chế độ khen thưởng hợp lý với những thành tích. Hình thức khen thưởng kết hợp vật chất lẫn tinh thần, và đi song song là kỷ luật với những trường hợp làm sai quy tắc… Thực hiện chế độ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định về cơ hội thăng tiến phát triển. 3.2.4. Giải pháp về quản trị, tổ chức điều hành Quản trị điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng hơn nữa vì đầy là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại Thương nói chung cũng như SGD NHNT nói riêng. Cần đồng thời hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống sao cho phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, phối hợp các phòng ban cần phải được khớp hơn nữa. Ngân hàng nên thiết lập một cơ chế liên hệ giữa các phòng ban để có thể đáp ứng được cho khách hàng một cách tốt nhất và nâng cao chất lượng thẩm định Chuyên môn hóa, chia nhỏ từng khâu thẩm định lập thêm phòng ban quản lý từng lĩnh vực riêng. Tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa song lại phải tránh sự chồng chéo. NH nên chuyên môn hóa quá trình thẩm định, chia ra làm nhiều phòng ban. Thẩm định một dự án nên chia ra 1 phòng riêng chuyên đi tìm kiếm khách hàng, phòng này sẽ chuyên đi tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và chăm xóc khách hàng lớn, nhân viên sẽ được đào tào có kỹ năng giao tiếp cao hơn, sau khi hồ sơ chuyển về sẽ có phòng hỗ trợ hồ sơ tín dụng, giúp doanh nghiệp làm được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh hơn, chỉnh sửa lại bộ hồ sơ theo quy chuẩn chung dễ tiếp cận hơn, xử lý sơ bộ thông tin thẩm định, cuối cùng sẽ là phòng thẩm định, phòng này phụ trách chuyên công việc thẩm định dự án với những cán bộ am hiểu các ngành nghề và nhiều kinh nghiệm. Như vậy ta thấy rằng mội công đoạn đòi hỏi những yêu cầu riêng sẽ được đáp ứng bởi một nhóm người có các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu riêng điều này sẽ tôt hơn nhiều sự tập trung bởi một người khó có thể giỏi nhiều lĩnh vực hơn nhiều người khác. Như vậy công việc sẽ xuôn sẻ hơn, các nhân viên sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực của mình nhiều hơn và sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn nữa dẫn tới NH sẽ hoạt động mạnh mẽ phát triển hơn trong tương lai. Việc phân nhiệm phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư. Từ đó kết quả thẩm định sẽ ngày càng tốt hơn. Phân công cán bộ sao cho phù hợp với năng lực và khả năng mỗi người, phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Cán bộ giỏi cùng làm với cán bộ chưa có kinh nghiệm để học hỏi đào tạo nguồn nhân lực sau này. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hình thành một mối quan hệ về thẩm định với Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục đầu tư, bộ phận thẩm định ở các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Nên tạo kênh chia sẻ thông tin mở giữa các NH với nhau để nắm rõ hơn nhìn khái quát hơn về thực trạng của từng doanh nghiệp , từng ngành nghề. 3.2.5. Giải pháp hỗ trợ thẩm định Tăng cường thêm trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các phần mềm thẩm định chuyên dụng thẩm định dự án đầu tư. Đôi khi có những dự án phức tạp, công tác thẩm định phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian của cán bộ thẩm định. Do đó cần những phần mềm ứng dụng để tính toán các chỉ tiêu nhằm giảm bớt khối lượng công việc, tạo thuận hợi cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán. Mặt khác các chỉ tiêu như NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp mà trong thực tế với phòng tài trợ dự án các dự án có thời gian dài thì độ chính xác thường không cao bởi mỗi thông tin đầu vào đều có 1 sai số nhất định và sai số sẽ càng lớn theo thời gian. Với mỗi thay đổi của tỷ suất hiện đại hoá sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng của dự án. Trong trường hợp dự án có vấn đề cần phải điều chỉnh thời hạn thu nợ thì việc tính toán chọn phương án thích hợp là phức tạp. Vì vậy Ngân hàng nên đưa ra các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm. Mỗi khi có nhân tố nào đó thay đổi thì phần mềm có thể giảm bớt cho cán bộ khối lượng công việc tính toán mà tập trung đến việc thẩm định tổng quát và các mặt quan trọng khác Ngoài ra để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thì SGD NHNT có thể tìm kiếm đối tác tư vấn kỹ thuật chuyên môn và các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp. Việc dự án bao gồm nhiều ngành nghề có thể được tổ chức tư vấn giải quyết dễ dàng và thuận lợi hơn NH. Hay việc tìm đến các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp thì Nh có thể giảm đi được rất nhiều thời gian và rủi ro cho mình 3.2.6. Giải pháp về chiến lược khách hàng Mở rộng khách hàng mới Trước tiên phải phát triển mối quan hệ với khách hàng lâu năm đã quen thuộc với khách hàng sau đó sẽ mở rộng ra khách hàng mới, nhưng việc mở rộng trong thời kỳ này phải hết sức cẩn thận, phải mở rộng có chọn lọc khách hàng. Đối với khách hàng lâu năm SGD cần phải duy trì mối quan hệ tốt, tạo điều kiện cho KH hơn nữa. Đối với KH mới cần phải chọn lọc trước khi tiến hành cấp tín dụng. Khách hàng mới nên là những khách hàng thuộc khu vực DN nhà nước, đây là những doanh nghiệp có thể chống lại rủi ro tốt hơn các DN tư nhân khác, ưu tiên khách hàng thuộc nhóm an toàn, nên cân nhắc kỹ khi quân hệ tín dụng với mặt hàng xuất khẩu, ôto đồ điện tử bởi đây là các mặt hàng khó phát triển trong tương lai gần. Như vậy chất lượng tín dụng hay việc thẩm định dự án sẽ cao hơn, tiến hàng đơn giản hơn. Tạo quan hệ lâu bền với khách hàng truyền thống Việc tạo mối quan hệ với khách hàng cũ là rất quan trọng vì các KH này đã giao dịch với NH và NH biết rõ được tình hình doanh nghiệp do vậy có thể thẩm định dễ dàng hơn. Ngoài ra việc tạo mối quan hệ với KH có thể giúp cho NH có đk tham gia vào dự án từ giai đoạn tiền khả thi để có thể tư vấn dự án cho doanh nghiệp và giúp cho NH phân tích DA được hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra cần có thêm chính sách ưu đãi với các khách hàng truyền thống tốt một mặt khuyến khích khách hàng hướng tới uy tín doanh nghiệp mình, một mặt hướng đến tạo quan hệ tốt, giữ chân khách hàng. Nâng cao vai trò hỗ trợ tư vấn với khách hàng Ngày nay vai trò tư vấn của NH ngày càng được thể hiện rõ rệt. Tư vấn cho các doanh nghiệp chính là NH giúp chủ đầu tư xây dựng dự án, sản xuất và nghiên cứu tính toán các phương pháp hợp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra NH còn giúp chủ đầu tư tính toán hợp lý hiệu quả kinh tế, cảnh báo rủi ro. Điều này có thể thu hút thêm khách hàng vừa tạo cho NH có cơ hội tiếp xúc với dự án xin vay sâu hơn nữa. Để đạt được tốt điều này cán bộ ngân hàng cần phải am hiểu về chế độ quản lý kinh tế trong nước, hiểu biết các nghiệp vụ ngân hàng, có kiến thức sâu rộng về quản trị đầu tư dự án… 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ a. Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy chuẩn ngành thường xuyên. Mọi điều luật đều phải được cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của đất nước. Nhà nước cần quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Ngoài ra Chính phủ ban hành theo đúng quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. b. Nhà nước phải có chính sách kinh tế phù hợp, tạo được những tăng trưởng trong toàn nền kinh tế. Trong thời gian tới phải làm sao tránh được ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, phải làm sao thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tao thêm nhiều việc làm giải quyết vấn đề thất nghiệp… d. Ngân hàng nhà nước VN phải tập trung và hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng sao cho thật hiệu quả để NH xếp hạng tín dụng dễ dàng hơn, định danh khách hàng 1 cách chính xác hơn.Nhà nước cần hệ thống hoá thông tin liên quan đến lĩnh vực mà ngành mình đảm nhiệm. Hàng năm những thông tin này sẽ được công bố, công khai qua các tài liệu chuyên ngành hoặc tập hợp lại ở các trung tâm thông tin của ngành để giúp chủ đầu tư cũng như ngân hàng thương mại thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án. Tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp thuộc loại hình cung cấp thông tin và tư vấn tài chính đi vào hoạt động. e. Cần phải đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn hiêu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho nhà đầu tư vào các ngành nghề mũi nhọn. Hướng dòng vốn đầu tư chảy vào các ngành phù hợp với thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. 3.3.2. Kiến nghị với NHNN - Đề nghị NHNN hệ thống hóa kiến thức cơ bản về thẩm định DA, mở rộng phạm vi thông tin tín dụng về các DN, giúp cho các tổ chức tín dụng nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho DN. - Đề nghị NHNN có biện pháp nâng cao chất lưởng hiện đại hóa làm giàu thêm thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua việc tổ chức thu thập tin tức từ các doanh nghiệp trong nước và xếp hạng tín dụng cho các DN đó. Tăng cường nhân lực làm việc tại trung tâm và đổi mới các thiết bị phục vụ cho việc thu thập và đánh giá thông tin đáng tin cậy cho mỗi CBTD trong quá trình tác nghiệp. NHN tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM một cách thường xuyên và liên tục, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM vào cuối kỳ kinh doanh. NHNN cũng có thể tư vấn cho các NHTM về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động cũng như quy hoạch tổng thể và xu hướng phát triển của các ngành nghề trong tương lai. NHNN có thể tổ chức khảo sát, đánh giá chung về môi trường kinh doanh và những biến động của nó liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước. Ngoài ra NHNN có thể tổ chức các buổi phổ biến kiến thức pháp luật mới hay các nội dung có liên quan đến công tác thẩm định DA cho các CBTD của các NHTM. Tăng cường hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định DA. -Tăng cường công tác thanh tra,giám sát hoạt động của các NHTM một cách thường xuyên và liên tục, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM vào cuối kỳ kinh doanh. 3.3.3. Đối với NHNTVN - Tăng cường tổ chức các khoa học ngắn hạn, các lớp huấn luyện về thẩm định dự án đầu tư, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với cá đối tác ngân hàng khác trong và ngoài nước, bên cạnh đó tổ chức đào tạo trên các lĩnh vực chuyên môn khác, có những buổi trao đổi kinh nghiệm về các ngành nghề đặc thù. - Trong thời kỳ kinh tế suy thoái cần tăng cường hoạt động của bộ phận phòng ngừa rủi ro, đẩy mạnh về nghiệp vụ và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro KẾT LUẬN Trong quá trình hoạt động của mình SGD NHNT VN đã thực hiện khá hiệu quả công tác tài trợ dự án đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho NHNT nói riêng và cho đất nước nói chung. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại SGD NHNT VN đã thực sự có hiệu quả đạt được nhiều thành tựu và có những điểm mạnh nhất định tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD NHNT em xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm nữa công tác thẩm định DADT tại SGD NHNT. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do vậy em rất mong những góp ý nhận xét của thầy cô và những cán bộ ngân hàng để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo- Ths. Nguyễn Thị Thái Hưng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thiện khóa luận. Em chân thành cảm ơn các cán bộ tại phòng Dự án đầu tư của SGD NHNT đã giúp đỡ chỉ bảo cho em trong thời gian em thực tập và làm khóa luận. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22178.doc
Tài liệu liên quan