Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong giai đoạn nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề ổn định nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng và phát triển toàn diện luôn là một trong những yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Trong những năm gần đây trước xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới chúng ta đã có rất nhiều những cơ hội cho việc phát triển nền kinh tế song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn mà một trong những khó khăn lớn nhất là phải đảm bảo cho nền kinh tế phát tr

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển và hội nhập thành công, đồng thời cũng phải đảm bảo sự vững mạnh, tự chủ. Hiện tại trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức khá cao. Có được những thành tựu như vậy là do những chính sách tích cực và cụ thể của Đảng và Nhà Nước ta trong mỗi giai đoạn cụ thể của quá trình phát triển kinh tế. Với mỗi sự thay đổi của kinh tế thế giới chúng ta đều có những chính sách cụ thể phù hợp với tình hình nhằm làm cho nền kinh tế ổn định phát triển. Trong thực tế, chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng rằng không phải trong mọi trường hợp chúng ta đều có thể thích ứng một cách tốt nhất, bởi lẽ chúng ta cần hiểu rằng nền kinh tế Việt Nam là một phần của nền kinh tế thế giới. Một trong những minh chứng rõ ràng là những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng của thi trường tài chính Mỹ từ tháng 8 năm 2008 và đã nhanh chóng lan ra các nền kinh tế trên khắp thế giới. Những ảnh hưởng này chúng ta có thể thấy rõ hàng ngày hàng giờ với việc hàng chục nghìn lao động bị mất việc làm tại các khu công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2008 bị giảm mạnh, thị trường chứng khoán xuống dốc…. Đến lúc này chúng ta nhận thấy rằng nền kinh tế hiện nay với những quy luật chung, với quá trình tự điều tiết của nó không còn có tác dụng cho việc bình ổn thị trường. Chính vì vậy trong lúc này vai trò của nhà nước một lần nữa được khẳng định với những biện pháp cụ thể để phục hồi nền kinh tế đang bị suy thoái. Từ đầu năm 2009 khi nhận thấy cần có những chính sách cho việc bình ổn kinh tế chính phủ các nước đã nhanh chóng thông qua các gói kích cầu, tuy nhiên ở nhiều nước vẫn chưa có được sự nhất trí trong việc sử dụng chúng vào đâu. Phần đông các nước đều tìm mọi cách bảo hộ thị trường của mình, cố gắng giảm thiểu hậu quả xã hội do hiện tượng sa thải nhân công hàng loạt gây ra. Những gì mà chính phủ các nước, từ các quốc gia đã phát triển đến các quốc gia đang phát triển, đang cố làm là tìm mọi cách đẩy mạnh lưu thông hàng hóa hòng tăng sản xuất. Người ta gọi phương án này là kích cầu, tức là bơm ra một lượng tiền để tăng sức mua. Chỉ riêng nước Mỹ gói kích cầu đã lên đến 800 tỷ đôla. Tổng các gói kích cầu của một số nước trên thế giới vượt quá 2.000 tỷ đôla, và hiện vẫn đang không ngừng gia tăng. Hiện tại với Việt Nam chúng ta cũng đã thực hiện việc kích cầu đầu tư với gói kích cầu 17.000 tỷ đồng với mục tiêu bù khoảng 40% lãi suất vay thương mại nhằm huy động một lượng khá lớn vốn tín dụng với lãi suất thấp (khoảng 620.000 tỷ đồng với chu kỳ cho vay 1 năm) để hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế vay đầu tư phát triển nhằm duy trì sản xuất kinh doanh, giữ và tạo thêm việc làm. Là một sinh viên năm cuối của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thì những vấn đề kinh tế luôn là mối quan tâm thường trực của bản thân tôi nói riêng, của toàn thể các bạn sinh viên nói chung. Và hơn nữa với những kiến thức được nhà trường trang bị thì tôi có thể xem xét các vấn đề này với nhiều góc độ để có thể có được cái nhìn tổng thể về những vấn đề đang diễn ra. Sau một thời gian tiếp thu những kiến thức trong nhà trường thì việc đem những kiến thức đó vào đối chiếu với tình hình thực tế là rất quan trọng. Vì vậy mà trong giai đoạn cuối của quá trình học tập tại trường thì việc đưa sinh viên đi thực tập tại các đơn vị, tổ chức luôn được nhà trường coi trọng. Với bản thân tôi thì đây là một cơ hội quý báu cho việc tiếp thu thêm kiến thức thực tế để hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của bản thân. Trong quá trình thực tập tôi đã được Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu tiếp nhận, giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập. Có được cơ hội tiếp xúc với thực tế tại một trong những đơn vị hàng đầu trong hoạt động tài chính tại Việt Nam tôi đã có thêm được những hiểu biết thực tế quý báu. Với tình hình chung của nền kinh tế, với những hoạt động đang diễn ra tai đơn vị thực tập, sau một quá trình thực tập tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Việc chọn đề tài này của tôi xuất phát từ tình hình thực tế của kinh tế nước ta là hiện tại nền kinh tế chúng ta đang gặp những khó khăn chung của kinh tế thế giới và chính phủ nước ta đang có những biện pháp kích cầu đầu tư, ngăn chặn suy giảm kinh tế; thêm vào đó Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung, Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Lai Châu nói chung là một trong những đơn vị đầu mối thực hiện các chính sách về kích cầu đầu tư này. Hoàn thành được chuyên đề thực tập này, tôi xin chân thành cảm ơn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà – Giảng viên khoa Kinh tế đầu tư – ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cùng toàn thể tập thể giảng viên Khoa kinh tế đầu tư. Ban giám đốc cùng toàn thế cán bộ nhân viên Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Lai Châu Đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Tôi hi vọng rằng với đề tài này ngoài việc mang lại những thông tin cập nhật, những hiểu biết về thực tế cho bản thân tôi thì nó cũng một phần nào giúp cho quá trình thực hiện việc kích cầu đầu tư đạt được những kết quả như mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Lai Châu, ngày 01 tháng 04 năm 2009 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC KÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI KÍCH CẦU ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trong việc nghiên cứu những vấn đề kinh tế thì những lý luận kinh tế liên quan có vai trò quan trọng. Đây chính là tiền đề cho việc nghiên cứu được đúng hướng và đạt được kết quả đề ra. Trong chuyên đề này cũng vây, những lý thuyết về đầu tư và kích cầu đầu tư chính là cơ sở đầu tiên cho tôi tiến hành xây dựng chuyên đề. Có thể nói rằng những lý thuyết đó chính là nền móng vững chắc giúp cho việc xây dựng được thành công. Trong chương I này những vấn đề lý luận về kinh tế, về kích cầu đầu tư sẽ được nêu ra để làm cơ sở cho việc xây dựng những chương tiếp sau. I. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ 1. Khái niệm về đầu tư 1.1 Khái niệm chung Hiện nay khái niệm đầu tư đang xuất hiện hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống hiện nay. Theo quan niệm của một số người thì việc bỏ ra những nguồn lực mà họ có đem vào sử dụng cho việc kinh doanh, buôn bán… nhằm đem lai cho bản thân những lợi ích sau này. Xét một cách cụ thể thì đó chũng là một hoạt động đầu tư. Song nếu xem xét cụ thể về bản chất của những hoạt động này thì ta thấy rằng:  “Đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn  đầu tư .” Trong các kết quả đạt được có thể là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực tăng thêm... những kết quả này nếu xét trên góc độ xã hội thì không chỉ nhà đầu tư được lợi mà cả xã hội cũng có thể có những lợi ích nhất định. Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật... của người dân). Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà  đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Có thể thấy rằng hoạt động đầu tư là hoạt động tất yếu và không thể thiếu trong xã hội nó đem lại cho nền kinh tế những động lực phát triển mới và cùng với đó là cơ sở cho sự duy trì và phát triển đời sống xã hội. 1.2. Khái niệm đầu tư trên góc độ tài chính Việc xem xét quá trình đầu tư trên góc độ tài chính là một trong những vấn đề chủ yếu của quá trình đầu tư. Có thể khẳng định như vậy là vì trong hoạt động đầu tư thì nguồn lực chủ yếu bỏ ra cho đầu tư chính là tiền bạc và các nguồn lực vật chất khác. Và đây cũng chính là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư vì khi nhà đầu tư bỏ vốn ra thì việc thu hồi vốn và có lãi là một trong những yêu cầu cần thiết nhất. Có thể xem xét đầu tư tài chính như sau: “ Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu trong hiện tại để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời trong tương lai”. Trong định nghĩa này thì tất cả những nguồn lực nhà đầu tư bỏ ra xem xét với góc độ là vốn, là tiền bạc bỏ ra. Nhà đầu tư quan tâm đến các dòng tiền mà mình bỏ ra và các dòng tiền thu về. Xem xét như vậy thì sau một quá trình đầu tư nếu thành công thì nhà đầu tư có thể thu về dòng tiền lớn hơn dòng tiền mình đã bỏ ra, sau quá trình đầu tư nhà đầu tư có thể tăng được quy mô tài sản hiện có. Một trong những hoạt động mà được coi là ví dụ điển hình cho định nghĩa trên, được các nhà đầu tư xem xét nhiều nhất trên góc độ tài chính là hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Trong hoạt động này nhà đầu tư tiến hành mua cổ phiều của các công ty và với kỳ vọng là sẽ thu về các lợi ích kinh tế trong tương lai từ chênh lệch giá cổ phiếu, từ hưởng cổ tức chi trả của các công ty. Xét với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay thì việc đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu là với kỳ vọng thu được những nguồn lợi từ chênh lệch giá cổ phiếu mua và cổ phiếu bán, chứ rất ít nhà đầu tư có thể đầu tư lâu dài với một loại cổ phiếu để có thể hưởng cổ tức mà các công ty chi trả. Như vậy với góc độ xem xét hoạt động đầu tư dưới góc độ tài chính thì các dòng tiền chính là phản ánh chủ yếu lợi ích mang lại cho các nhà đầu tư, cho xã hội; nhà đầu tư có thể thu được chính là lợi nhuận, xã hội thu được từ việc nhà nước thu thuế với dự án và từ tiền lương người lao động thu được khi làm việc cho dự án đầu tư. 1.3. Khái niệm đầu tư dưới góc độ tiêu dùng Ở góc độ này thì có thế thấy như sau: “Đầu tư là hình thức hi sinh tiêu dùng trong hiện tại để thu về mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai ” Nếu xét cho đến cùng thì mục đích của hoạt động đầu tư là kỳ vọng về những lợi ích lớn hơn mức đã bỏ ra được thu về trong tương lai; và định nghĩa về đầu tư với góc độ tiêu dùng đã phản ánh phần lớn những mục đích đó của hoạt động đầu tư. Chúng ta hi sinh những lợi ích của việc tiêu dùng hiện tại nhằm tại dựng, tích lũy những nguồn lực cho quá trình đầu tư và bằng việc đàu tư và những lợi ích nó mang lại thì nhà đầu tư cũng như xã hội có được những lợi ích trong tương lai nhờ đó mà họ có thể có được mức tiêu dùng ở mức độ cao hơn. Trong thực tế cuộc sống việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc tiết kiệm tiến hành đầu tư hoặc cho vay đầu tư chính là một trong những ví dụ tiêu biểu của quá trình đầu tư khi xét trên góc độ tiêu dùng, bởi vì với hoạt động tiết kiệm này người tiết kiệm đã hi sinh những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại với kỳ vọng thu những lợi ích trong tương lai để có thể cải thiện mức tiêu dùng của mình ở một mức cao hơn. Như vậy với mỗi góc độ nghiên cứu về khái niệm đầu tư chúng ta đều có những cái nhìn khác nhau xung quanh vấn đề này. Việc xem xét đầu tư với góc độ nào còn phụ thuộc nhiều vào quan điểm của mỗi người và trong từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy mà chúng ta cần xem với từng trường hợp cụ thể mà đứng trên góc độ nào để xem xét, điều đó sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn đúng đắn và việc ra quyết định được chính xác hơn. 2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư Trong việc nghiên cứu hoạt động đầu tư thì người ta có nhiều tiêu chí để phân loại hoạt động đầu tư và với mỗi tiêu chí thì chúng ta lại phân loại đầu tư ra thành những dạng đầu tư khác nhau. Song trong bài nghiên cứu này tôi chỉ xin được phân loại hoạt động đầu tư theo tiêu chí xem xét bản chất của việc đầu tư và phân loại đầu tư theo ba dạng là: Đầu tư phát triển, Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại. Trong ba dạng của hoạt động đầu tư thì đầu tư phát triển là hoạt động chủ yếu nhất và nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động đầu tư thông thường. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu các đặc điểm của đầu tư phát triển cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu đặc điểm của đầu tư nói chung. 2.1. Đầu tư là hoạt động đòi hỏi huy động các nguồn lực rất lớn Với mỗi hoạt động đầu tư chúng ta thấy rằng đây là lĩnh vực yêu cầu những nguồn lực rất lớn, bởi vì hoạt động đầu tư phát triển nói chung hoạt động đầu tư nói riêng đều diễn ra trên quy mô lớn, với đặc điểm như vậy thì việc đòi hỏi mức vốn, vật tư và lao động ở quy mô lớn là một điều tất nhiên. Hơn thế nữa kết quả của mỗi quá trình đầu tư thường là những lợi ích mà nó mang lại cho chủ đầu tư và xã hội, nhằm mục tiêu tạo dựng những điều kiện tốt hơn cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống, chính vì vậy mà nguồn lực cần thiết cho quá trình đầu tư xét trên phương diện cá nhân cũng như xã hội thường có quy mô lớn, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng. Thứ nhất với vốn và vật tư huy động cho đầu tư cần có sự chuẩn bị lâu dài và có kế hoạch kỹ lưỡng. Trong nhiều trường hợp cụ thể thì mức vốn đầu tư có thể lớn tới mức mà một cá nhân hay một tổ chức thậm chí là một chính phủ không thể đứng ra tự mình có đủ lượng vốn cần thiết, chính vì vậy mà trong hoạt động đầu tư thì quá trình huy động vốn cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Ngoài ra, với quy mô lớn như vậy trong đầu tư thì đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải có kế hoạch và chiến lược quản lý nguồn vốn hiệu quả: - Thứ nhất quản lý nguồn vốn hợp lý, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư. - Trong quá trình đầu tư nguồn vốn có nguy cơ bị khê đọng cao, chính vì vậy phải có kế hoạch vận hành kết quả đầu tư sớm nhất tránh để vốn ứ đọng quá lâu. - Có kế hoạch quản lý sử dụng và thu hồi vốn cụ thể, giảm tối đa các chi phí về vốn đầu tư (lãi vay, chi phí quản lý vốn…). Đây chính là những yêu cầu tối thiểu trong quá trình quản lý vốn đầu tư mà đòi hỏi mỗi nhà đầu tư phải luôn chú ý. Ngoài những yếu tố về vốn, vật tư thì nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu, có thể thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng và kết quả của quá trình đầu tư. Việc chuẩn bị cho nguồn nhân lực tiến hành cho dự án là một quá trình lâu dài, từ khi tuyển chọn, đào tạo đến khi sử dụng chiếm một thời gian khá lâu. Với nguồn nhân lực cho dự án thì việc quản trị nhân lực chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau: - Có kế hoạch về tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cụ thể. - Chiến lược sử dụng con người cần được xây dựng dựa trên đặc trưng công việc và đặc điểm của nguồn lao động. - Ngoài việc đào tạo ban đầu thì trong quá trình sử dụng chúng ta cần có kế hoạch bồi dưỡng bổ sung kiến thức kỹ năng liên tục thường xuyên. Như vậy tầm quan trọng của các nguồn lực cho dự án đầu tư mà chúng ta cấn chú ý trong việc sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả nhất. 2.2. Thời gian đầu tư kéo dài Với hoạt động đầu tư thời kỳ đầu tư được tính từ khi đi vào thực hiện dự đến khi hoàn thành và đi vào vận hành các kết quả đầu tư. Do đó nếu như với các dự án đầu tư có liên quan đến việc xây dựng hay các dự án tiến hành tạo dựng các điều kiện về cơ sở hạ tầng mới thì việc đầu tư thường kéo dài từ vài năm thậm chí đến hàng chục năm. Với những dự án đầu tư như thế thì việc sử dụng vốn đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư theo phân kỳ là rất cần thiết. Với thời kỳ đầu tư kéo dài thì chúng ta nên phân việc đầu tư thành các thời kỳ nối tiếp nhau, mỗi thời kỳ cần có nguồn lực, kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Việc phân chia này giúp cho các công việc của dự án được thực hiện một cách khoa học, dứt điểm và mang tính hiệu quả. Ngoài ra việc phân kỳ dự án đầu tư còn tạo cho chúng ta điều kiện đưa các hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác một phần hoặc toạn bộ như thế vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ sớm được thu hồi, tránh khe đọng vốn và tạo cho việc tái đầu tư trở lại được nhanh chóng hơn, đây cũng là một biện pháp để nhà đầu tư khắc phục tình trạng thiếu vốn và giảm được mức vốn đầu tư cần thiết phải huy động cho toàn bộ dự án. Hiện nay, nếu xét với thực tế nước ta thì với những công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia chúng ta đã vận dụng khá tốt các biện pháp để nhằm thích ứng với đặc điểm thời kỳ đầu tư kéo dài với các dự án đầu tư lớn. Ví dụ với công trình thủy điện Sơn La là một trong những công trình trọng điểm quốc gia lớn của nước ta hiện nay: Được khởi công vào ngày 2/12/2005 và theo kế hoạch thì dự án sẽ hoàn thành vào năm 2015. Như vậy thời gian thực hiện dự án hơn 10 năm đã khiến cho việc quản lý dự án gặp những khó khăn nhất định do thời gian đầu tư kéo dài mang lại: thư nhất chúng ta mất hơn 1 năm để tiến hành cho việc chuẩn bị thực hiện xây dựng(di dân, tái định cư với hơn 18.000 hộ dân) ngoài ra thì chi phí lãi vay là khá lớn với khoảng 6.210 tỷ đồng tiền lãi vay…. Với công trình này ngoài các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, huy động tối đa các điều kiện cho dự án được tiến hành thuận lợi chúng ta đã thực hiện phân chia giai đoạn đầu tư thành các thời kỳ cụ thể. Theo kế hoạch thì đến hết năm 2005, sẽ hoàn tất các hạng mục phụ trợ để khởi công ngăn sông đợt 1, phát điện tổ máy đầu tiên vào năm 2012 và hoàn thành kết thúc công trình vào năm 2015. Như vậy thì các hạng mục đã hoàn thành của công trình đã được đưa vào vận hành một cách sớm nhất từ đó tạo điều kiện cho việ thu hồi vốn được nhanh hơn. 2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Không chỉ thời kỳ đầu tư kéo dài mà thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng rất lâu dài, hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu tư, nó được tính từ thời gian hoàn thành dự án và đưa công trình vào khai thác đến khi dông trình hết hạn sử dụng và bị đào thải. Việc vận hành các kết quả đầu tư có thể tính đến đơn vị hàng chục năm. Với những đặc điểm như vậy chúng ta thấy rằng trong suốt quá trình vận hành các kết quả đầu tư chịu sự tác động của cả hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế chính trị xã hội… để thích ứng, trong công tác quản lý cần chú ý những nội dung sau: - Cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu của thị trường về sản phẩm dự án trong tương lai, dự kiên khả năng cung cấp hàng năm và của cả dòng đời dự án, tránh trường hợp dự án khi đã hoàn thành khi đưa vào khai thác một thời gian thì không còn phù hợp gây sự lãng phí vô cùng lớn. - Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động với công suất tốt đa để thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình. - Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau đó và kéo dài trong nhiều năm. Chính vì vậy việc tính toán chính xác yếu tố độ trễ là quan trọng, nó giúp cho chúng ta có thể xây dựng được kế hoạch vận hành và khai thác hiệu quả và hợp lý. 2.4. Các kết quả đầu tư có ảnh hưởng lớn và nó cũng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố kinh tế, xã hội Với các dự án thì mức ảnh hưởng của nó có thể nói là khá sâu rộng đối với khu vực mà dự án tiến hành. Thứ nhất, dự án đầu tư có mức độ ảnh hưởng tới các mặt khác nhau của đời sống cũng như điều kiện tự nhiên của khu vực xung quanh: điều kiện ánh sáng, tiếng ồn… các ảnh hưởng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực Thứ hai, với dự án cũng chịu những tác động từ môi trường xung quanh nhất là điều kiện tự nhiên và các yếu tố cung cấp trực tiếp cho dự án(nguyên vật liệu, lao động…) Chính vì hai đặc điểm trên mà chúng ta cần phải xem xét kỹ các ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên, xã hội mà dự án chịu ảnh hưởng cũng như những ảnh hưởng của dự án tới môi trường xung quanh. Ngoài ra việc đo lường, lượng hóa những ảnh hưởng này cũng rất quan trọng vì ta cần có những đánh giá chính xác trước khi ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vì khi đã tiến hành thực hiện đầu tư chúng ta không thể dễ dàng dời dự án từ nơi này sang nơi khác hoặc việc di dời có thể trở thành vô cùng tốn kém và dự án trở nên bất khả thi. Do vậy, trong việc lập kế hoạch, chủ trương đầu tư cúng ta cần căn cứ trên những thông tin thu thập chính xác để đưa ra quyết định đầu tư vào cái gì? với công suất là bao nhiêu?... do vậy khâu nghiên cứu thị trường và đưa ra dự báo phải tiến hành chu đáo. Với việc lựa chọn địa điểm đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học đó là những hệ thống chỉ tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, môi trường… để từ đó có thể xây dựng cho việc lựa chọn dự án các phương án lựa chọn khác nhau; từ đó có sự so sánh để lựa chọn ra phương án tối ưu. Việc này giúp cho nhà đầu tư có thể khai thác tối đa thế mạnh của vùng từ đó nâng cao hiệu quả của việc đầu tư. 2.5. Đầu tư là lĩnh vực có độ rủi ro cao Với quá trình này thì mức độ rủi ro cao mang lại do các nguyên nhân sau: - Mức vốn đầu tư lớn mang lại những rủi ro về biến động chi phí sủ dụng vốn, về quản lý sủ dụng vốn, về khả năng thu hồi vốn. - Thời kỳ đầu tư kéo dài gây khó khăn cho công việc dự báo, quản lý rủi ro… - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài khiến dự án phải chịu các rủi ro về yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án - Quá trình đầu tư luôn chịu tác động mạnh của môi trường xung quanh. Chính vì thế trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành các kết quả đầu tư, với việc phải đối mặt thường trực với những rủi ro tiềm tàng. Với thực tế như vậy thì các nhà quản lý cần có những chiến lược về nhận diện và quản lý rủi ro. Cụ thể trong việc quản lý rủi ro họ cần lưu ý những vấn đề sau: - Nhận diện rủi ro. Đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đồng thời nhận diện nguyên nhân chủ yếu của rủi ro từ đó có chiến lược quản trị đúng đắn. - Đánh giá mức độ rủi ro. Việc lượng hóa rủi ro cũng quan trọng, đây là việc cần thiết cho chúng ta đề ra phương pháp phòng ngừa rủi ro. Ta thấy rằng khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại của nó là không nhỏ vì thế đánh giá đúng rủi ro sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng chống phù hợp. - Xây dựng phương án phòng chống rủi ro. Với một khả năng xảy ra rủi ro thì việc xây dựng hơn một phương án phòng chống là cần thiết bởi lẽ trong thực tế thì mọi chuyện luôn có thể xảy ra không hoàn toàn giống như kịch bản mà ta đã dự đoán. Với mỗi loại rủi ro đều cần có phương án phòng chống tương ứng, đây chính là điều kiện để chúng ta giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi rủi ro xảy ra. Như vậy, những đặc điểm trên cảu đầu tư phát triển nói chung của đầu tư nói riêng chính là những cơ sở quan trọng cho việc chúng ta xây dựng nên phương pháp quản trị trong đầu tư. Ngoài việc tìm hiểu những đặc điểm của đầu tư chúng ta cần có những hiểu biết thực tế, nó sẽ giúp ta xây dựng phương án khả thi và hiệu quả. II. LÝ THUYẾT VỀ SUY THOÁI KINH TẾ Khái niệm suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế đã là cụm từ quá quen thuộc với mọi người thời buổi này, vậy thực chất suy thoái kinh tế là gì, và nó đang diễn ra thế nào trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đi qua những ngày ảm đạm nhất.  Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) có thể hiểu là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.  Suy thoái kinh tế còn liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.  Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra.  Kinh tế lâm vào khủng hoảng sẽ kéo theo nhiều mặt khác của xã hội đi vào con đường suy thoái và khủng hoảng trầm trọng hơn.  Từ khủng hoảng tài chính -> khủng hoảng kinh tế -> khủng hoảng kinh tế thực -> khủng hoảng an ninh lương thực -> khủng hoảng chính trị.  Nếu nhà nước chính quyền không có biện pháp gì ngăn chặn quá trình của khủng hoảng thì việc dẫn tới bạo loạn là nhất thiết.  Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ). Vậy để hiểu được quá trình suy thoái này, chúng ta cần hiểu được chu kỳ kinh tế là như thế nào: Chu kỳ kinh tế, hay là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Có quan điểm cho rằng giai đoạn phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai giai đoạn chính là suy thoái và hưng thịnh. Các pha của chu kỳ kinh tế: - Suy thoái là giai đoạn mà GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. - Phục hồi là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Thời điểm tiếp giao giữa 2 giai đoạn này gọi là đáy của chu kỳ. - Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Dấu hiệu thường thấy nhất là chỉ số chứng khoán có chiều hướng đi lên, sau đó là bất động sản có chiều hướng ổn định và lên dần… tiếp tới là chỉ số tiêu dung. Chính vì vậy người ta thường đầu tư chứng khoán vào lúc này, thị trường trở nên lạc quan. Kết thúc giai đoạn hưng thịnh lại bắt đầu đợt suy thoái mới. Điểm giao tiếp từ giai đoạn hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang giai đạon kế tiếp với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: - Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. - Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. - Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại. Quá trình suy thoái kinh tế Nguyên nhân suy thoái kinh tế Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém Một trong những hình thức biểu hiện của suy thoái kinh tế là đại khủng hoảng kinh tế. Trước thời gian Đại khủng hoảng, một làn sóng đầu tư tràn lan trên thị trường chứng khoán, làm giá chứng khoán cao giả tạo. Quá trình này còn được đẩy mạnh bằng việc chứng khoán quay lại thế chấp cho những khoản vay để tiếp tục mua chứng khoán. Khi nền kinh tế có những dấu hiệu chững lại và giá chứng khoán giảm xuống, hiệu ứng dây chuyền xảy ra. Khi các khoản đầu tư mất giá trị danh nghĩa và các khoảng vay trở thành nợ xấu, rất nhiều tổ chức tài chính sụp đổ, gây ra khủng hoảng tiền tệ. Phân tích này bị đả kích bởi các học giả theo chủ nghĩa tiền tệ như Milton Friedman, người viết rằng Đại khủng hoảng chỉ là một cơn suy thoái nếu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ không thắt chặt cung tiền tệ khi mọi người đổ đến các ngân hàng để rút tiền. Các khoản đầu tư trở nên không hấp dẫn do hậu quả của thiểu phát, tăng lãi suất thực và giảm thu nhập cá nhân và doanh nghiệp. Hậu quả là rút tiền khỏingân hàng làm một số ngân hàng đổ vỡ vì không còn dự trữ trong khi các khoản nợ chưa thu hồi được. Thực tế này khiến các nhà đầu tư càng sợ hãi và tiếp tục rút tiền ra khỏi ngân hàng. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nguồn cung tiền tệ giảm đi một ._.phần ba buộc sản lượng giảm theo khi giá cả được điều chỉnh, Khi tổng thống Franklin D. Roosevelt nhậm chức năm 1933, ông bắt đầu chương trình cải cách tích cực “New Deal” với 3 mục tiêu (1) khẩn trương cứu tế người thất nghiệp, (2) khôi phục kinh tế trở lại tình trạng bình thường, và (3) cải cách hệ thống tài chính để Đại khủng hoảng không bao giờ xảy ra nữa. Roosevelt đưa Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) gia tăng trở lại, đạt mức 11% hàng năm trong giai đoạn 1933-1936. Cho đến nay, thảm họa như Đại khủng hoảng không xảy ra với các nước công nghiệp hóa nữa. Tuy vậy nhiều nước Châu Mỹ Latin trải qua suy sụp kinh tế đi liền với lạm phát cao những năm 1980, Nhật Bản sa vào khủng hoảng thập kỷ 1990, và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế khi chuyển đổi sang kinh tế tư bản. Thêm vào đó, từ “suy thoái” có thể sử dụng để mô tả tình hình của rất nhiều quốc gia nghèo thuộc Thế giới thứ ba (dù rằng trong nhiều trường hợp, các quốc gia này chưa hề có được giai đoạn phát triển kinh tế). Thời gian Đại khủng hoảng ở Châu Âu là một trong những nguyên nhân cho sự chấp nhận Adolf Hitler và các nhóm phát xít cực đoan. Sự hoành hành của chúng là nguyên nhân chủ yếu của Thế chiến thứ hai, cuộc chiến mà đến lượt nó là gốc gác cho sự kích thích phát triển kinh tế sau này. Những hệ quả mang lại của suy thoái kinh tế Kinh tế suy thoái mang lại những hậu quả phức tạp, song cũng là cơ hội tái xây dựng một nền tảng phát triển bền vững. Suy thoái kinh tế hiện đang là một vấn đề làm đau đầu các nhà điều hành, chuyên gia kinh tế và người dân trên toàn nước Mỹ. Suy thoái gây ra tình trạng thất nghiệp, giá cổ phiếu sụt giảm và kinh tế đi xuống. Tuy nhiên có ba lý do chúng ta nên lạc quan khi suy thoái xảy ra. Sự suy thoái giúp nền kinh tế tái lập một nền vững chắc để tăng trưởng Dù muốn hay không, nền kinh tế của chúng ta không thể lúc nào cũng đi lên suôn sẻ. Sau một thời gian vận hành suôn sẽ, cỗ máy kinh tế sẽ gặp phải những vấn đề nhất định. Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức rõ ràng vấn đề đó và tìm cách giải quyết. Vào cuối những năm 1990, thị trường chứng khoán gặp phải một vấn đề lớn khi giá cổ phiếu nhóm ngành công nghệ bị đẩy cao quá mức. Gần đây, cuộc khủng hoảng nhà đất và tín dụng lớn diễn ra trên phạm vi rộng đã xảy ra khi tỷ lệ lãi suất liên bang đứng ở mức quá thấp hồi đầu thập kỷ, giá nhà đất tăng rất cao. Một nguyên nhân khác của tình trạng trên là những công ty cho những đối tượng không đủ khả năng trả nợ vay tiền. Khi kinh tế đi xuống, những bong bóng và vấn đề còn tồn tại như trên sẽ được thanh lọc và nền kinh tế sẽ lại có một cái nền vững chắc để tăng trưởng. Cũng giống như một bệnh nhân đi khám răng, người đó sẽ phải chịu đau khá lâu, nhưng cuối cùng người đó sẽ có sức khỏe tốt hơn. Một nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ đi lên từ sự giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại hiện nay. Thị trường chứng khoán trong thời kỳ suy thoái mang đến những cơ hội mới Thị trường chứng khoán là một trong những hàn thử biểu về sức khỏe của nền kinh tế, những thời kỳ suy thoái kinh tế thường đi kèm với giá cổ phiếu hạ mạnh. Phần lớn nhà đầu tư đều hoảng sợ khi điều này xảy ra và sự đi xuống của thị trường chứng khoán đồng nghĩa với việc chứng khoán bị bán ra ồ ạt. Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, cả những cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu đều bị bán ra và vì thế giá những cổ phiếu này hạ mạnh. Như vậy những cổ phiếu có triển vọng đầu tư lâu dài hiện đang đứng ở mức giá rất thấp. Thị trường tài chính có thể chấn động, song những lĩnh vực khác của nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt và vì thế mang đến nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư. Ví dụ như gần đây trên TTCK Mỹ, cổ phiếu nhóm ngành công nghệ bị bán ra hàng loạt và cổ phiếu của nhiều công ty danh tiếng hiện đang được giao dịch tại mức giá cực rẻ so với trước đây. Điểm mặt những cổ phiếu lớn trên TTCK Mỹ như Google, Apple, hai cổ phiếu này từ đầu năm cho đến nay đã hạ 25%. Cổ phiếu Dell, Oracle và Microsoft từ đầu 2008 hạ 9 đến 18%. Trong lĩnh vực công nghệ họ là những tên tuổi lớn và tiềm năng phát triển tốt. Khi cổ phiếu của họ đang hạ như hiện nay, đó là cơ hội mua vào những cổ phiếu tốt cho nhà đầu tư. Suy thoái kinh tế không thể kéo dài mãi Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế thế giới đã trải qua 10 lần suy thoái và sau đó đã phục hồi trở lại. Tuy rằng hiện nay, mỗi ngày chúng ta lại nghe thêm một tin tức xấu về nền kinh tế, tính từ sau Cuộc Đại Chiến Thế Giới đó, mỗi lần suy thoái kinh tế trung bình chỉ kéo dài khoảng 10 tháng. Trong phần lớn những thời kỳ suy thoái này, thị trường chứng khóan thường phục hồi trước khi suy thoái kinh tế kết thúc. Như vậy cũng có thể coi thị trường chứng khoán như một công cụ để dự báo về tương lai. Nói cách khác thời gian giá cổ phiếu đi xuống sẽ không dài như thời gian kinh tế suy thoái, đây là một tín hiệu đang để lạc quan. Như vậy qua những nghiên cứu trên cho thấy những đặc điểm, quá trình cũng như những hệ quả mang lại của suy thoái kinh tế. Đây chính là những thông tin quý báu để chúng ta có thể tiến hành đối mặt với khủng hoảng và có thể đẩy lùi được khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn hiện nay. III. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Đây chính là phần trọng tâm của chương I, nó chính là cơ sở cho việc đề ra các chính sách kích cầu đầu tư trong giai đoạn hiện nay của nền kinh tế nước ta. 1. Khái niệm về kích cầu đầu tư Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã nhiều lần đặt ra việc định nghĩa thế nào cho đúng về kích cầu đầu tư, và liệu trong trường hợp nào là kích cầu? trường hợp nào là không? Như vậy trong thực tế thì có nhiều vấn đề không hoàn toàn giống như lý thuyết. Chính vì vậy việc có thể nhận diện và hiểu được bản chất của mỗi vấn đề trong cuộc sống có thể nói là thành công lớn nhất của quá trình thực tập của mỗi sinh viên. Sau một quá trình nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tiễn tôi xin đưa ra quan điểm cá nhân về kích cầu đầu tư như sau: “ Kích cầu đầu tư là một hệ thống các chính sách và biện pháp hỗ trợ trong một khoảng thời gian liên tục và lâu dài nhằm mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng của hoạt động đầu tư cá nhân và xã hội” Có thể rằng quan điểm trên còn chưa hoàn toàn đầy đủ song nó có thể phản ánh khá toàn diện về những giải pháp kích thích đầu tư đã và đang diễn ra. Trong thực tế có thể có nhiều biện pháp mà chúng ta còn đang tranh cãi là kích cầu hay kích cung? Xin đơn cử như giải pháp hỗ trợ lãi suất cho vay hiện nay của chính phủ nước ta đang được nhiều cá nhân cho rằng đây thực sự có phải là biện pháp kích cầu cho nền kinh tế? Xin trích dẫn bài viết “ Kích cầu hay kích cung?” của tác giả Hải Anh – Trang 2 thời báo Ngân hàng ngày 28/02/2009 như sau: “Trong thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa ra nhiều ý kiến băn khoăn rằng, các gói giải pháp kích cầu của Chính phủ đưa ra như hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng 4%/ năm, giảm thuế VAT cho 19 nhóm hàng hóa dịch vụ… thực chất là kích cung chứ chưa kích cầu tiêu dùng.” Với những ý kiến nhận định của một số cá nhân như vậy tác giả đã đưa ra những ý kiến xác thực dựa trên thực tế về chủ trương hỗ trợ của Chính phủ: “ Gói kích cầu của chính phủ hiện nay tập trung chủ yếu vào hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Việc làm này sẽ kích thích sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm đầu ra”… “ Từ đó kích thích sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Người lao động có việc làm có thu nhập cộng với chính sách giãn thuế thu nhập cá nhân, các chính sách hỗ trợ người lao động trong khi gia cả hạ chắc chắn cầu tiêu dùng sẽ tăng.” Như vậy qua ví dụ trên tôi có thể nhận thấy rằng trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhiều khi chúng ta không nên chỉ nhìn vào một phía để đánh giá vấn đề, chúng ta nên nhìn vào kết quả chứ không nên nhìn vào quá trình để đánh giá một chính sách là đúng hay là sai, thêm vào đó với mỗi chính sách đưa ra thì độ trễ thời gian là luôn luôn có chính vì thế mà chúng ta cần có một thời gian để kiểm định. Như vậy quá trình kích cầu đầu tư nói riêng và kích cầu nền kinh tế nói chung là những giải pháp mang tính lâu dài. Chính vì thế trong quản lý, các nhà lãnh đạo cần đề ra các chính sách chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 2. Những nhân tố tác động đến kích cầu đầu tư Việc đánh giá những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến kích cầu đầu tư là một trong những căn cứ để chúng ta đề ra các chính sách phù hợp và đạt hiệu quả. Nếu đánh giá những nhân tố đó thì hiện tai chúng ta có thể thấy rằng những nhân tố của chính nội tại nền kinh tế ảnh hưởng nhiều nhất đến các chính sách của nền kinh tế đó. Chính vì vậy chúng ta sẽ đặt những yếu tố của nội tại nền kinh tế vào vị trí đầu tiên khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến kích cầu đầu tư 2.1. Những nhân tố của nền kinh tế Với vai trò là nhân tố trực tiếp chịu tác động của chính sách kích cầu, nền kinh tế đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định là chính sách có phù hợp hay không. - Thứ nhất, với quy mô của nền kinh tế sẽ quyết định mức độ và quy mô ảnh hưởng của các chính sách kích cầu. Với nền kinh tế lớn thì việc kích cầu đòi hòi quy mô lớn và những hiệu ứng lan tỏa của nó cũng xảy ra trên diện rộng hơn và ngược lại. Với việc kích thích nền kinh tế thì những hiệu ứng: số nhân chi tiêu, kích thích dây chuyền sẽ có những hiệu quả lớn hơn so với những nền kinh tế nhỏ xét trên quy mô toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, khi xem xét có nên kích cầu nền kinh tế ở mức độ nào thì chúng ta cần căn cứ trên quy mô phát triển của nền kinh tế. - Thứ hai, mức độ phát triển cúng ảnh hưởng rất nhiều với các chính sách kích cầu. Bởi vì nền kinh tế có phát triển hay không nó sẽ quy định những ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo và vai trò của chúng trong nền kinh tế. Vì thế cho nên việc xác định mức độ, trình độ phát triển của nền kinh tế chính là cơ sở cho việc chọn lựa những ngành kinh tế chủ đạo là đối tượng của kích cầu nền kinh tế. - Thứ ba, cơ cấu ngành kinh tế - đây là một kết quả trình độ phát triển nền kinh tế, xác định thành phần kinh tế giúp cho việc đề ra chiến lược phát triển và kích cầu được trọng tâm và đạt hiệu qua cao. - Thứ tư, thành phần các chủ thể trong nền kinh tế. Đây là nhân tố giúp đề ra biện pháp thực hiện chính sách. Xác định mục tiêu và chiến lược kích cầu chưa phải là tất cả mà chúng ta cần đưa chính sách vào thực tế, muốn vậy cần xác định đúng biện pháp thực hiện chính sách với từng đối tượng trong nền kinh tế. Việc xác định đúng đối tượng sẽ tạo cho chính sách kích thích mang tính thực tế cao và đem lai hiệu quả như mong muốn. 2.2. Nhân tố kinh tế xã hội Các nhân tố mang tính xã hội tuy không mang vai trò quyết định trong việc thực hiện chính sách song chúng ta cần hiểu rằng mọi chính sách đề ra đều vì mục đích phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người. Chính vì thế các đặc điểm xã hội cần được lưu ý khi đề ra chính sách. - Thứ nhất, thành phần cơ cấu dân cư là nhân tố đầu tiên cần phải xem xét. Cơ cấu về lao động, độ tuổi, mức sống … đó chính là căn cứ để xác định thành phần chủ yếu trong xã hội từ đó mà cần hướng chính sách tới những đối tượng chủ yếu này. Việc xác định đúng đối tượng chủ yếu chịu tác động của chính sách là việc quan trọng cần làm để đưa ra chính sách, và nó cũng là cơ sở để cho ta thu thập thông tin để xây dựng chính sách cho hợp lý. Việc kích cầu có hiệu quả hay không nó phụ thuộc nhiều vào tính đúng đắn của chính sách đã đề ra. Do vậy nhân tố thành phần, cơ cấu dân số cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kích cầu đầu tư. - Thứ hai, về trình độ dân trí của đại đa số người dân. Đây là yếu tố quyết định cho việc triển khai các biện pháp của chính phủ có được nhanh chóng hay không. Với những nước có trình độ dân trí cao thì việc xây dựng và triển khai chính sách nói chung là khá nhanh chóng và thuận lợi. Vì thế cho nên mà nhân tố dân trí có ảnh hưởng nhiều tới việc triển khai chính sách. Tuy nhiên nhân tố này có tốt hay không là do quá trình lâu dài chứ không phải là có thể có ngay được. - Thứ ba, tình hình chính trị xã hội của địa phương, của quốc gia. Việc duy trì một chế độ chính trị với tình hình chính trị ổn định là nhân tố giúp cho việc thực hiện chính sách được thông suốt và liên tục. Hiện tại với tình hình chính trị của Việt Nam được đánh giá là ổn định, không có biến động; đây chính là nhân tố quan trọng cho việc thực hiện các chiến lược của quốc gia được thành công. Ngoài ra còn có những nhân tố khác như: phong tục tập quán vùng miền, yếu tố về lịch sử… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của các chính sách nói chung, chính sách kích cầu nói riêng. Chính vì vậy mà việc kết hợp các biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện chính trị, xã hội là một trong những yếu tố quyết định cho việc thực hiện có thành công chính sách đã đề ra hay không. 2.3. Hệ thống pháp luật và hiệu quả của quản lý nhà nước về đầu tư Việc nêu lên yếu tố này trong đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư là vì trong điều kiện của nền kinh tế hiện nay thì việc điều tiết nền kinh tế có sự kết hợp giữa những quy luật vốn có của nền kinh tế đồng thời với đó là sự điều tiết của chính phủ. Vì thế cho nên việc đảm bảo cho hiệu quả của kích cầu về đầu tư được cao thì một trong những nguyên nhân chủ yếu mang lại chính là hệ thống pháp luật của nhà nước được phù hợp và bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cần được kiện toàn về năng lực quản lý điều hành. Vì vậy để tạo những điều kiện tốt nhất cho quá trình kích cầu đầu tư nói riêng và kích cầu kinh tế nói chung thì các nhà quản lý cần lưu ý những vấn đế chủ yếu say: - Về việc xây dựng hệ thống pháp luật, việc xây dựng các văn bản luật cần có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc xây dựng đội ngũ nhân sự cần thiết cho quá trình thu thập ý kiến của nhiều đối tượng, tầng lớp trong xã hội. Việc thu thập ý kiến là nhân tố giúp cho quá trình xây dựng luật được phù hợp với nguyện vọng chung của đại đa số người dân. Ngoài ra để một văn bản luật được thông qua và đưa vào cuộc sống thì sau khi xây dựng đề cương luật thì cần một lần nữa xin ý kiến của các tầng lớp dân cư từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Với việc xây dựng hệ thống pháp luật, hiện nay chúng ta đã có những bước tiến bộ rõ rệt và thực hiện thường xuyên việc điều chỉnh các văn bản luật được phù hợp. Đây cũng là một trong những nhân tố giúp cho việc thu hút đầu tư và kích thích đầu tư của nước ta trong những năm gần đây đạt hiệu quả cao và làm cho việc kích thích đầu tư thực sự là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. - Một trong những nhân tố tiếp theo chính là hệ thống quản lý của nhà nước về đầu tư. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý điều hành được các nhà đầu tư đánh giá cao và cũng là nhân tố để các nhà đầu tư quyết định là có nên đầu tư hay không. Hiện nay với thực tế nước ta đã và đang hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư, cụ thể một số địa phương như: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng… đã có được đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư thu hút vào những địa phương này liên tục tăng nhanh và uy tín của các địa phương này được nâng cao trong con mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. - Nhân tố ảnh hưởng tới kích cầu đầu tư tiếp theo chính là hệ thống các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ và của các địa phương. Tuy đây không phải là những yếu tố có tính chất lâu dài vì những chính sách ưu đãi này với một nhà đầu tư chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định, song đây cũng là một nhân tố tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong giai đoạn đầu tiến hành sản xuất kinh doanh, vì thế mà chính sách ưu đãi cũng chính là nhân tố thu hút và kích thích đầu tư. Hiện nay những chính sách ưu đãi đã được chính phủ áp dụng như miễn thuế TNDN, hỗ trợ các điều kiện về cơ sở hạ tầng… còn về phía mỗi địa phương đều có xây dựng những chính sách ưu đãi riêng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm thu hút đầu tư kích thích kinh tế phát triển 2.4. Tình hình kinh tế quốc tế và trong nước Với những diễn biến của kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây và những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế trong nước nói chung và thu hút đầu tư nói riêng. Hiện nay với xu thế hội nhâp kinh tế toàn cầu thì thực sự nền kinh tế Việt Nam đã và đang trở thành một phần của nền kinh tế toàn cầu. Với thực tế của nền kinh tế nước ta đang là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng ở mức cao trên thế giới và thêm vào đó hiện nay khu vực kinh tế có vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng không nhỏ trong đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nước ta. Vì thế cho nên những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tới kinh tế Việt Nam là không nhỏ. - Trước hết, xem xét với nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang có một sự đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chính vì thế cho nên nếu có những biến động dẫn đến việc rút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế nước ta. Vì vậy một trong những yêu cầu đặt ra là cần xây dựng nền kinh tế tự chủ và chúng ta đã phần nào làm được việc này, cụ thể là hiện nay Nhà Nước ta đã xây dựng được một số tập đoàn, tổ chức kinh tế thuộc những thành phần kinh tế khác nhau và những tập đoàn, tổ chức kinh tế này đang nắm giữ những ngành kinh tế trọng yếu quốc gia và có thể duy trì sự ổn định của những ngành kinh tế này, từ đó tạo sự ổn định chung cho nền kinh tế trước những biến động bất lợi. - Tiếp nữa, xét trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay đang có kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng về nông sản, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến… cao so với các nước trên thế giới. Hiện nay thị trường chủ yếu của chúng ta đang là thị trường Hoa Kỳ, Tây Âu… chính vì thế cho nên nếu có những biến động về kinh tế của các thị trường này thì chúng ta sẽ chịu những ảnh hưởng rất lớn trong đó có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. - Một trong những bộ phận của nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn của kinh tế thế giới là thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Cho đến nay thị trường tài chính nước ta đã và đang hình thành các điều kiện chủ yếu để có thể phục vụ cho phát triển kinh tế. Song thực tế cho thấy rằng thị trường tài chính nước ta còn chịu ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế. Đây không phải là nhân tố đáng lo ngại nhất vì thực tế cho thấy đối với các nền kinh tế đặc biệt là các thị trường kinh tế lớn đều chịu ảnh hưởng lớn khi có những biến động chung. Mà vấn đề chúng ta cần xây dựng thị trường tài chính thực sự có được nội lực của nó tránh trường hợp thì trường phát triển theo “xu hướng bong bóng” – sau một thời gian phát triển quá nóng lại đi vào suy thoái – một ví dụ tiêu biểu là thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã suy giảm nhanh sau một thời gian phát triển. Như vậy đánh giá chung thấy những biến động kinh tế thế giới có những ảnh hưởng ở những mức độ nhất định đến kinh tế nước ta. Chính vì thế nó là nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư và kích cầu đầu tư. Ngoài những nhân tố mang lại do nền kinh tế thế giới thì những ảnh hưởng của kinh tế trong nước tới đầu tư và kích cầu đầu tư cũng được đánh giá là có ảnh hưởng không nhỏ. Những nhân tố này chúng ta đã có nói tới trong phần 2.1 của chương này vì thế tôi xin phép không đề cập ra ở đây nữa. Tuy nhiên những vấn đề đã nêu ra mang những đặc điểm của nền kinh tế sau một quá trình dài, bên cạnh đó ta cũng cần lưu ý đến những yếu tố của nền kinh tế xuất hiện một cách ngẫu nhiên cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc kích cầu trong ngắn hạn và cấn được chúng ta tính đến khi tiến hành các chính sách liên quan. 3. Những lý thuyết kinh tế là cơ sở cho kích cầu đầu tư Trong phần này tôi xin được nêu ra những lý thuyết về đầu tư cũng như những ảnh hưởng của việc đầu tư tới việc phục hồi và ổn định kinh tế. Từ đó làm cơ sở để tôi có thể khẳng định rằng việc kích cầu đầu tư để bình ổn và phục hồi kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng là hoàn toàn có cơ sở ! 3.1. Lý thuyết về số nhân đầu tư: Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tưng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị. Công thức tính: k = ∆Y/∆I (1) trong đó ∆Y là mức gia tăng sản lượng ∆I là mức gia tăng đầu tư k là số nhân đầu tư Từ công thức (1) ta có ∆Y = k * ∆I (2) Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1. Vì khi I = S, có thể biến đổi công thức (2) thành: k = ∆Y/∆I = ∆Y/∆S = ∆Y/(∆Y - ∆C) = I/(1 - ∆C/∆Y) = 1/(1 – MPC) = 1/MPS Trong đó: MPC = ∆C/∆Y Khuynh hướng tiêu dùng biên MPS = ∆S/∆Y Khuynh hướng tiết kiệm biên Vì MPS 1 Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn. sản lượng càng tăng, công ăn việc làm gia tăng. Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và quy mô lao động. sự kêt hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế. Qua lý thuyết trên chúng ta cũng có thể thấy rằng một trong những điều chủ yếu cần làm để phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng chính là giải pháp kích cầu tiêu dùng vì với việc gia tăng tiêu dùng càng nhiều thì ảnh hưởng của nó đến sản lượng của nền kinh tế mang tình khuếch đại càng lớn. Cùng với việc kích thích tiêu dùng trong giai đoạn khủng hoảng thì việc kích cầu đầu tư chính là nhân tố hệ quả cũng đồng thời là nhân tố kích thích tiêu dùng, việc ảnh hưởng của kích thích tiêu dùng và kích cầu đầu tư mang tính song phương có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và từ đó mang tới kết quả gia tăng sản lượng cho nền kinh tế, khắc phục khủng hoảng, đưa nền kinh tế đi lên 3.2. Lý thuyết tân cổ điển: Theo lý thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn tiết kiệm S = sy trong đó 0 < s < 1. s: Mức tiết kiệm từ một đơn vị sản lượng (thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và ký hiệu là n. Theo hàm sản xuất, các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thế cho nhau trong tương quan sau đây: y = A. e rt. K α. N(1-α) ↓ ↓ ↓ sản lượng vốn ĐT lao động A. ert biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ. A > 0 và cố định, r tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ. α và ( 1- α) là hệ số co giãn thành phần của sản xuất với các yếu tố vốn và lao động ( thí dụ nếu α = 0, 25 thì 1% tăng lên của vốn sẽ làm cho sản lượng tăng lên 25%). Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì α và (1 – α) biểu thị phần thu nhập quốc dân từ vốn và lao động. Từ hám sản xuất Cobb Douglas trên đây ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng như sau: g = r + αh = (1- α)n trong đó: g: tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng h: tỷ lệ tăng trưởng của vốn n: tỷ lệ tăng trưởng lao động Biểu thức trên cho thấy: tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lện tăng trưởng của vốn và lao động. trong một nền kinh tế ở “thời điểm hoàng kim” có sự cân bằng trong tăng trưởng của các yếu tố sản lượng, vốn và lao động. Gọi đầu tư ròng là ∆I và ∆I=∆K ∆K = S=sy suy ra ∆K =sy Chia cả 2 vế cho K, ta được: ∆K/K = s*Y/K hoặc h = s*Y/K Khi h không đổi, s không đổi thì Y/K cũng không đổi và Y phải tăng trưởng cùng tỷ lệ như h và K. khi đó: g = r + αg = r + (1 – α)n (1-α)g = r + (1-α)n Hay g = r/(1-α) + n (14) Như vậy trong thời đại hoàng kim, tỷ lệ tăng trưởng g phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động. điều này cho thấy, không thể có thu nhập trên đầu người tăng nếu không có sự tiến bộ của công nghệ. Qua lý thuyết tân cổ điển ta thấy rằng với mỗi nền kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn lâm vào khủng hoảng thì việc xác định lại một lần nữa những nhân tố chủ yếu nhất(lao động hay công nghệ) tác động đến sản lượng chung của nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Việc làm này mở ra cho chúng ta định hướng trong việc kích thích vào nhân tố nào là hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm làm cho với mỗi nguồn lực chúng ta bỏ ra cho kích cầu đầu tư nhằm phát triển kinh tế mang lại hiệu quả một cách cao nhất. 3.3. Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn khủng hoảng thì nền kinh tế không thể tự điều tiết được để có thể phát triển bình thường được. Chính vì thế trong lúc này thì lý thuyết “Bàn tay vô hình” không còn mang tình phù hợp một cách tuyệt đối nữa mà cần có thêm “Bàn tay hữu hình” của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để lái nền kinh tế theo đúng quỹ đạo phát triển của nó. Keynes chính là người đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng lý thuyết về “Bàn tay hữu hình” của nhà nước, khẳng định vai trò của nhà nước trong việc khắc phục khủng hoảng kinh tế là cần thiết và giữ vai trò quan trọng. Theo lý thuyết của Keynes, nền kinh tế đạt được mức cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Theo ông, thu thập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung bình (APC) sẽ giảm và xu hướng tiết kiệm trung bình (APC) sẽ tăng do xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) giảm và xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) tăng. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm. Keynes cho rằng đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Keynes cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm. Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn. Ông viết “sự thúc đẩy, tăng sản lượng phụ thuộc vào hiệu suất cận biên của một khối lượng tiền vốn nhất định tăntg lên so với lãi suất”. Keynes sử dụng lý luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 30 hầu hết các nước công nghiệp phương Tây, do đó lý thuyết này còn là thuyết trọng cầu. Ông khuyên nên phát triển nhiều hình thức hoạt động để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội. Keynes kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Trước hết, ông đề nghị sử dụng ngân sách của nhà nước để kích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp, để kích thích đầu tư phải có các biện pháp tăng lợi nhuận và giảm lái suất, muốn vậy phải tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông Keynes đề nghị thực hiện lạm phát có mức độ, ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công trái nhà nước, qua đó để bổ sung cho ngân sách. Ông đề nghị giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư và đánh thuế thu nhập theo luỹ tiến làm cho phân hối trở lên công bằng hơn, do đó sẽ tăng tổng thu nhập nhân dân dùng cho tiêu dùng, ông tán thành đầu tư của chính phủ vào công trình công cộng và các biện pháp khấc nhau như một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút. Như vậy chúng ta thấy rằng trong giai đoạn kinh tế đang gặp khó khăn thì lý thuyết của Keynes đã mở ra cho nhà nước những hướng đi và việc làm cần thiết để khắc phục khủng hoảng. Tôi đánh giá cao vai trò của những lý thuyết này trong việc định hướng các chính sách cho giai đoạn hiện nay, tuy nhiên chúng ta cần có sự kết hợp với thực tiễn để có thể có những việc làm mang tính hiệu quả nhất 3.4. Mô hình Harrod Domar: Mô hình Harrod Dorma giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc nếu gọi: Y là sản lượng năm t g = ∆Y/Yt tốc độ tăng trưởng kinh tế ∆Y sản lượng gia tăng trong kỳ S tổng tiết kiệm trong năm s = S/Yt tỷ lệ tiết kiệm/GDP ICOR tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng từ công thức ICOR = ∆K/∆Y nếu ∆K=I, ta có ICOR = I/∆K Ta lại có: I = S = s*Y. Thay vào công thức tính ICOR, ta có: ICOR = ∆K/∆Y = s*Y/∆Y. từ đây suy ra: ∆Y = s*Y/ICOR: Y cuối cùng ta có: g = s/ICOR Như vậy theo Harrod – Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện S là nguồn gốc của I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (∆K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp làm gia tăng ∆Y. Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nước tiên tiến, nhằm xem xét vấn đề: để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng bao nhiêu, nên những kết luận của mô hình cần được kiểm nghiệm kỹ khi cứu đối với các nước đang phát triển như nước ta. Ở những nước đang phát triển, vấn đề không đơn giản chỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như cũ mà quan trọng là phải tăng với tốc độ cao hơn. Đồng thời do thiếu vốn, thừa lao động, họ thường sử dụng nhiều nhân tố khác phục vụ tăng trưởng. Với mô hình này ta có thể nhận thấy rằng căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào những thế mạnh chủ yếu của nước ta trong phát triển kinh tế mà chúng ta có thể xây dựng cho mình kế hoạch phát triển nguồn lực sao cho hợp lý và xây dựng cơ cấu đóng góp của các nhân tố vào sản lượng chung của nền kinh tế phù hợp hơn. Việc xác định những nhân tố này tạo cơ sở cho việc kích cầu đầu tư có trọng điểm và đạt hiệu quả cao nhất trong việc góp phần gia tăng sản lượng cho nền kinh tế, khắc phục và đẩy lùi khủng hoảng. Như vậy chúng ta thấy rằng qua các lý thuyết kinh tế đã cho thấy rằng để phục hồi và tăng trưởng kinh tế đang bị suy thoái thì việc kích thích đầu tư là hoàn toàn có cơ sở. Không những vậy nó còn mở ra cho chúng ta hướng việc kích thích đầu tư vào đối tượng nào là chủ yếu và giải pháp nào là hợp lý. 4. Vai trò của kích cầu đầu tư trong khắc phục suy thoái kinh tế Đánh giá trước được những tác động của đầu tư đến việc tăng sản lượng, đẩy lùi suy thoái là một trong những yêu cầu mà nhà lập kế hoạch cần phải tiên liệu được những kết quả của chính sách mà mình đề ra. Để có thể thực hiện được những việc đó thì những ảnh hưởng của đầu tư được đề ra trong những phần dưới đây là hoàn toàn cần thiết cho các nhà lập kế hoạch trong việc đánh giá tác động c._.tích mặt nước hiện có, phát triển thêm ao, hồ; tiến tới nuôi trồng tập trung, quy mô lớn khi các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát…hình thành. + Lâm nghiệp Bảo vệ và phát triển vốn rừng, phấn đấu đưa độ che phủ rừng từ 37,5% năm 2005 lên trên 45% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020 để phát huy chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Lựa chọn cơ cấu cây trồng vừa phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. + Xây dựng nông thôn Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, hệ thống trường học, trạm xá… Phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành thêm các làng nghề và trang trại kinh tế nông - lâm nghiệp. 1.2. Về công nghiệp - xây dựng Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các cơ sở công nghiệp phục vụ chương trình tái định cư các dự án thủy điện. + Công nghiệp năng lượng (thuỷ điện). Định hướng xây dựng các nhà máy thuỷ điện Lai Châu, Bản Chát và Huổi Quảng. Khảo sát, quy hoạch và xây dưng cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ. + Công nghiệp khai khoáng Khuyến khích các doanh nghiệp điều tra thăm dò, đầu tư khai thác gắn với chế biến khoáng sản các mỏ vàng, mỏ đất hiếm, đồng, chì, kẽm tổ chức khai thác, thu gom các mỏ nhỏ… trên địa bàn. + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Định hướng hình thành khu công nghiệp Mường So (sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng) và một số cụm công nghiệp. Nghiên cứu thăm dò và tổ chức khai thác, chế biến đá đen, đá màu, đá trắng phục vụ cho xây dựng và xuất khẩu. 1.3.Về thương mại - dịch vụ. Đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ để trở thành ngành có tỷ trọng cao trong GDP của Tỉnh. Phát triển đồng bộ hệ thống các trung tâm thương mại ở thị xã, thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trước mắt ưu tiên xây dựng một số chợ khu vực biên giới. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng cao và bình ổn giá cả thị trường. Dịch vụ vận tải: phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và hướng tới vận tải liên vận quốc tế khi có điều kiện, khai thác các tuyến vận tải đường thủy khi các hồ thủy điện hình thành. 2. Về phát triển kết cấu hạ tầng 2.1 Giao thông Năm 2006 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đến năm 2010 có 70% và đến năm 2020 có 100% tuyến đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm. Đối với giao thông đường thuỷ và hệ thống cảng: khảo sát, xây dựng một số cảng đường thuỷ trên sông Đà như: cảng Pắc Ma, cảng Pô Lếch, cảng Nậm Hằng, cảng Chăn Nưa, cảng Pa Há, để phát triển giao thông đường thuỷ khi các công trình thuỷ điện lớn trên địa bàn được xây dựng. 2.2 Thủy lợi. Ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi, từng bước đáp ứng nhu cầu về nước tưới cho nông nghiệp và nước phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. 2.3 Cấp nước sinh hoạt, cấp điện + Phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt: đầu tư nâng cấp và  xây dựng mới các hệ thống cấp nước sạch cho thị xã, các thị trấn, các khu cụm công nghiệp. Đến năm 2010 có trên 80% dân số đô thị và 30% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, đến năm 2020 cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho mọi người dân. - Phát triển hệ thống đô thị. Giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đầu tư xây dựng các đô thị mới: thị xã Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, thị trấn Tam Đường, cửa khẩu Ma Lù Thàng. Giai đoạn 2011 - 2020 định hướng tiếp tục cải tạo, nâng cấp các thị trấn: Than Uyên, Thân Thuộc, Sìn Hồ, Mường Tè; xây dựng mới các thị trấn: Nậm Tăm (vùng thấp Sìn Hồ), Huổi Luông (Mường Tè) gắn với việc di dân, tái định cư các dự án thủy điện và điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện. Nâng cấp thị xã Lai Châu thành đô thị loại III và lên thành phố vào năm 2015. Như vậy trong những năm tiếp sau Lai Châu đang có nhu cầu đầu tư rất lớn. Trong công cuộc này BIDV Lai Châu cũng như các ngân hàng thương mại khác đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp vốn vay cho đàu tư va thực hiện các biện pháp kích thích đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm đưa Lai Châu thoát khỏi đói nghèo và dần trở thành tỉnh có kinh tế xã hội phát triển. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN LAI CHÂU 1. Hoàn thiện công tác hỗ trợ cho vay với DNN&V Trên địa bàn tỉnh Lai Châu các doanh nghiệp chủ yếu là các DNN&V, những doanh nghiệp thuộc khối quốc doanh đều đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nhưng những doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít nhận được sự tài trợ của Ngân hàng, trong khi họ rất cần vốn để hoạt động với khối lượng rất lớn. Nhận biết được điều này, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Lai Châu đã xác định cần phải tiếp cận và mở rộng hoạt động đến các doanh nghiệp này: Ngân hàng sẽ hỗ trợ, trợ giúp để họ có thể xây dựng một phương án kinh doanh khả thi, tư vấn cho họ về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, sẽ có những giải pháp linh hoạt hơn trong tài sản thế chấp… những vấn đề mà DNN&V đang gặp khó khăn. Xây dựng một chính sách lãi suất mềm và linh hoạt hợp lí đối với DNV&N. Đối với các DNN&V khả năng cạnh tranh của các DNV&N là rất khó khăn vì vậy họ luôn phải tính toán kỹ càng về các khoản chi phí trong đó có lãi suất Ngân hàng. Chính vì vậy Chi nhánh cần có một chính sách lãi suất linh hoạt để tạo điều kiện cho DNV&N dễ tiếp cận hơn với đồng vốn Ngân hàng. Sự linh hoạt ở đây phải được thể hiện ở nhiều mức lãi suất khác nhau nằm trong giới hạn của khung lãi suất theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đối với từng loại doanh nghiệp và phải chủ động trong việc áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng khách hàng, từng thời kỳ. Nâng cao công tác giám sát khoản vay, đánh giá xếp loại khách hàng. Do nhiều lý do khác nhau mà việc giám sát khoản vay tại BIDV Lai Châu chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến một lượng đồng vốn của Chi nhánh bị sử dụng sai mục đích gây thất thoát vốn tín dụng. Vì thế công tác giám sát tín dụng là rất cần thiết giúp cán bộ thấy được những biểu hiện không tốt và kịp thời ngăn chặn. Hơn nữa việc kiểm tra tại doanh nghiệp sẽ thấy được tình hình hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, đánh giá được một số tiêu chí định tính (tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp, uy tín của lãnh đạo…) và quan trọng hơn là nhắc nhở doanh nghiệp không quên nghĩa vụ trả nợ. Giám sát tín dụng cũng giúp cho Ngân hàng trong việc xếp loại đánh giá khách hàng để có thể áp dụng biện pháp ưu tiên hoặc hạn chế tín dụng được chính xác hơn. Nếu thực hiện tốt công việc này Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định cho vay đối với những doanh nghiệp đã được đánh giá, xếp loại. 2. Tiếp tục thực hiện và mở rông đối tượng cho vay thuộc chương trình hỗ trợ lãi suất Mặc dù chương trình hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện đến 31/12/2009 theo quyết định số 131/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, song hiện nay việc thực hiện hỗ trợ đã có nhứng điều chỉnh phù hợp hơn. Cụ thể: - Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định từ ngày 10/03/2009 bổ sung công ty tài chính vào đối tượng được thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, các khoản vay ngân hàng ngắn hạn (vốn lưu động) bằng VND thuộc ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Theo đó, công ty tài chính sẽ được thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5% được thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Trước đây, việc thực hiện cho vay không bao gồm các công ty tài chính. Điều này gây bất lợi cho các công ty tài chính và Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ bày tỏ lo ngại nếu không được cho vay hỗ trợ lãi suất, sẽ có nguy cơ khách hàng của công ty chạy sang ngân hàng thương mại để được hỗ trợ lãi suất, các khách hàng mới không vay vốn. -Tiếp đó, ngày 4/4, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Quyết định trên được ban hành sau đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các đối tượng thực hiện hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại, như quy định tại Quyết định số 131 trước đó, các công ty tài chính theo quy định tại Quyết định số 333. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng cho vay ưu đãi với các mức lãi suất hỗ trợ quy định. Đối tượng áp dụng của chính sách mới này là các khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam (theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng) được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế. Theo Quyết định 443, nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty tài chính cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường, thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ ngày 1/4/2009 đến ngày 31/12/2011. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có hướng dẫn cụ thể. Như vậy, hai sự điều chỉnh này của thủ tướng chính phủ có những tác động rất lớn tới chương trình hỗ trợ lãi suất tiền vay. Va đồng thời với đó là việc các tổ chức cá nhân thuộc diện được hưởng hỗ trợ sẽ nhiều hơn, tạo động lực mạnh mẽ cho kích cầu đầu tư. Với những thay đổi như vậy cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho BIDV Việt Nam cũng như BIDV Lai Châu trong việc thực hiện kích cầu đầu tư. Từ ngày 10/03/2009 thực hiện theo quyết định 333/QĐ-TTg của thủ tướng chính phut BIDV Lai Châu đã mở rộng đối tượng hỗ trợ trên địa bàn tỉnh cụa thể là công nghiệp khai thác mỏ, và việc làm này đã nhận được những động thái phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dự án đầu tư trung và dài hạn, việc thực hiện quyết định 443 sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các dự án này được tiến hành thuận lợi. BIDV Lai Châu đang tiến hành ra soát thông tin các dự án trung và dài hạn trên địa bàn Lai Châu để có thể hỗ trợ kịp thời trong trường hợp dự án cần huy động đến nguồn vốn vay từ BIDV. 3. Hoàn thiện hệ thống thông tin Như ta đã biết, thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Để giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả của cho vay đầu tư cũng như kích cầu đàu tư, Ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về bản thân các khác hang cá nhân và doanh nghiệp, các thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, thông tin về chính sách của Chính phủ, những thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Nguồn thông tin có thể lấy từ nhiều nơi như trên mạng, thị trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, các khách hàng của Ngân hàng… từ đó chọn lọc phân tích đánh giá và đưa ra những sản phẩm thông tin hoàn chỉnh giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn trong quá trình thực hiện các chương trình về kích cầu hay cho vay đàu tư được chính xác, đúng đối tượng 4. Nâng cao hợp tác với các NHTM Một trong các mặt liên kết với các Ngân hàng bạn là cho vay đồng tài trợ theo dự án. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức tín dụng trong nước hoạt động trong môi trường khó cạnh tranh được với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài về cả vốn công nghệ và cách tổ chức công việc. Do vậy BIDV Lai Châu nên dựa vào chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, liên kết với NHTM khác để xây dựng vốn sẽ chủ động được nguồn vốn tín dụng, cho vay đúng mục đích, chủ động trong việc thẩm định đồng thời quản lý rủi ro của mình. BIDV Lai Châu cũng cần tạo ra mối quan hệ hết sức chặt chẽ với Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác trong việc trao đổi thông tin về khách hàng,. Để thực hiện giải pháp này Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh, trong đó đề ra các biện pháp thực hiện một cách cụ thể rõ ràng. 5. Tăng cường huy động vốn phục vụ cho việc đầu tư Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo phương châm “đi vay để cho vay”, chủ yếu là huy động vốn tại địa phương, thực hiện mô hình người vay vốn lúc này là người cung ứng vốn những lúc khác, nhằm làm cho đồng vốn được vận động liên tục, mang lại hiệu quả tối đa của đồng vốn trong các doanh nghiệp và hộ tư nhân. Ngoài những hình thức huy động vốn truyền thống của mình, BÍDV Lai Châu cần đưa ra nhiều hình thức tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất tiết kiệm được vận dụng linh hoạt phù hợp hơn với diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ với lãi suất được điều chỉnh thoả đáng theo nguyên tắc thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng cao. Đồng thời, áp dụng các biện pháp để đảm bảo giá trị tiền gửi cho người gửi tiền. Tập trung các nguồn vốn của các cấp đầu tư cho các công trình và các hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhận tài trợ từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn ưu đãi của các tổ chức Chính phủ, Phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế để cho vay theo dự án. Lồng ghép với các chương trình cấp Nhà nước để tăng cường hiệu quả của hoạt động tín dụng. Tham gia tích cực hơn vào thị trường vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung như thị trường liên Ngân hàng, thị trường đầu tư tín phiếu trái phiếu Kho bạc và các thị trường thứ cấp khác để tạo nguồn vốn lớn cho đầu tư Việc đáp ứng nguồn vốn đầy đủ cho quá trình hỗ trợ đầu tư và kích thích đầu tư là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên các giải pháp kích cầu và phát triển kinh tế. 6. Những biện pháp khác Đối với Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Lai Châu nơi trực tiếp cho vay và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với NHĐT&PT Việt Nam về hoạt động của mình cần phải có những bước đi đúng đắn tránh những sai lầm có thể mắc phải ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Ngân hàng, vì thế trong quá trình thực hiện các hoạt động của mình BIDV Lai Châu đã thực hiện những giải pháp bổ sung cho việc kích cầu đàu tư như sau - Tăng cường công tác huy động nguồn vốn và cả nguồn vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các dự án đầu tư, tránh tình trạng thiếu vốn cục bộ gây ảnh hưởng cho quá trình thực hiện kích cầu của chính phủ. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có xu thế mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu vì vậy Chi nhánh cần một khối lượng vốn nộ tệ và cả nguồn vốn bằng ngoại tệ khá lớn để đáp ứng nhu cầu đàu tư. Nếu Ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thì Ngân hàng có thể tham gia đầu tư nhiều dự án, góp phần phát triển kinh tế chung của tỉnh. Điều đó yêu cầu BIDV Lai Châu cần thực hiện những biện pháp huy động phù hợp tạo điều kiện thuận lợi và mang lại lợi ích cho khách hàng, có chế độ ưu đãi đối với người gửi tiền lâu, thực hiện chế độ trả lãi linh hoạt, linh hoạt hơn trong việc cho phép những người gửi tiền muốn rút tiền trước. - Tăng cường huy động vốn tại địa phương: Đây là một vấn đề đang được hầu hết mọi Ngân hàng chú trọng vì nó ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận mà Ngân hàng thu được sẽ như thế nào. Vì vậy, Chi nhánh đã thực hiện việc xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng nó làm sao cho hợp lý bảo đảm sự cân đối giữa nguồn vốn và tài sản (sử dụng vốn) theo hướng đáp ứng các nhu cầu cho vay trên cơ sở huy động vốn tại chỗ, giảm bớt vốn điều hoà từ hệ thống BIDV Việt Nam. - Về thế chấp cầm cố tài sản để vay vốn: Theo cơ chế hiện hành, việc cho vay cần thế chấp, cầm cố tài sản hay không là do các Ngân hàng thương mại tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng (nếu có). Tuy nhiên trên thực tế, các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Lai châu nói riêng vẫn còn có sự phân biệt đối xử: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Chi nhánh có thể cho vay với tỷ lệ có tài sản bảo đảm thấp hơn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chính vì thế trong quá trình phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gạp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy,BIDV Lai Châu đã chủ động tìm kiếm khách hàng bằng cách xây dựng và thực hiện chương trình giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc tổ chức hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, lập các báo cáo tài chính, lập kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn… bằng hình thức tổ chức các lớp tập huấn hội nghị khách hàng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp. Hiện tại BIDV Lai Châu đã có sự phân loại doanh nghiệp theo một số chỉ tiêu kinh tế- tài chính để quyết định cho vay không cần có tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần bảo đảm bằng tài sản một phần giá trị vốn. - Những biện pháp về an toàn tín dụng: Trong bất kỳ mọi loại hình hoạt động kinh doanh nào thì đều tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt đối với việc kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì vấn đề rủi ro lại càng nhiều, rủi ro và yếu tố lợi nhuận luôn gắn liền với nhau, là một cặp bài trùng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thì Chi nhánh có thể xem xét những vấn đề sau: - Chia sẻ rủi ro - tránh dồn vốn: cách phân phối tốt nhất đối với một Ngân hàng muốn tránh rủi ro là dải tiền của mình vào nhiều khoản đầu tư, vào nhiều khách hàng khác nhau, chú trọng những khách hàng truyền thống lâu năm đối với Chi nhánh hoặc cho vay dưới hình thức hợp vốn với những Ngân hàng thương mại khác. - Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tín dụng: Quản lý, kiểm tra tín dụng một cách chặt chẽ là một biện pháp tích cực ngăn ngừa nợ quá hạn mà Chi nhánh đang phải giải quyết. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác cho vay đối với mọi khách hàng thì Chi nhánh đã chú trọng trong công tác kiểm tra tín dụng nhất là khâu kiểm tra sử dụng tiền vay trước, trong và sau khi đã cho vay, kiểm tra việc bảo đảm nợ vay. + Vấn đề về chiến lược khách hàng: Chi nhánh có tồn tại và phát triển được là nhờ vào những khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Do vậy BIDV Lai châu nên để tâm hơn vào vấn đề này như: có những biện pháp khuyếch trương Ngân hàng (quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia thêm một số hoạt động xã hội trong tỉnh như thưởng cho những học sinh, sinh viên trong tỉnh có thành tích cao trong học tập…), đối với những doanh nghiệp mới vấn đề thiếu vốn là phổ biến nhưng họ không thể tiếp cận được vốn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng đã hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp làm sao để có thể sử dụng có hiệu quả đồng vốn, linh hoạt hơn trong việc tài sản thế chấp, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi. Để có một chiến lược khách hàng hợp lý, Ngân hàng cần quan tâm đến công tác thẩm định khách hàng. Công tác này là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho khách hàng vay hay không và xa hơn là quyết định ảnh hưởng đến đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra. Để công tác này đạt hiệu quả, trước khi thẩm định Chi nhánh cần thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng thông qua các phương tiện như: những báo cáo tài chính, từ những đối tác làm ăn của khách hàng, từ những người quen biết đối với khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng dùng để vay vốn. Trong quá trình thẩm định, Chi nhánh thực hiện đúng nội quy, quy trình thẩm định một món vay, tránh sử dụng những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phụ trách món vay còn phải thu thập đầy đủ thông tin từ trung tâm phòng tránh rủi ro của NHNN, từ thị trường, từ cá nhân tổ chức liên quan đến khách hàng, doanh nghiệp… Tuy nhiên, để thu được những kết quả khả quan, BIDV Lai Châu đã tạo cho mình một nghệ thuật cho vay: Qua cách tiếp xúc với khách hàng nên hỏi kỹ những vấn đề mà ta quan tâm, qua ngôn ngữ, thái độ cử chỉ của người vay, qua các cuộc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng… Làm như vậy, cán bộ tín dụng có thể thẩm định được những yếu tố không định lượng, Chi nhánh sẽ có quyết định hoàn hảo hơn trong việc thiết lập mối quan hệ tín dụng đối với đối tượng này. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Để có thể đưa những giải pháp trên đi vào thực tế, để đồng vốn của Ngân hàng thực sự là chỗ dựa cho các DN phát triển và là động lực kích thích đầu tư tôi xin mạnh dạn đề xuất những kiến nghị sau. 1. Kiến nghị đối với Nhà nước. Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc kích cầu đầu tư, phát triển kinh tê thông qua các chức năng quản lý của Nhà nước cũng như trong việc giám sát việc thực hiện chủ trương đã đè ra. Vì vậy, cần phát huy vai trò của Nhà nước trong những lĩnh vực sau: 1.1.Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý Có khuôn khổ pháp lý hoàn thiện là điều quan trọng đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho hoạch định chính sách hỗ trợ. Khuôn khổ pháp lý bao gồm những quy định liên quan đến đầu tư và hỗ trợ đàu tư. Cụ thể cần thực hiện một số biện pháp sau: - Ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến hoạt động đầu tư nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong văn bản, quy phạm pháp luật gây khó khăn cản trở doanh nghiệp hoạt động. Từng định kỳ phải xem xét, sửa đổi, bổ sung những điều không phù hợp với thực tiễn. Các văn bản cũng phải bảo đảm tính ổn định lâu dài và đồng bộ để các chủ thể kinh tế yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Cần có giải pháp khung hỗ trợ cho các dự án đầu tư đặc biệt là dự án đầu tư mới: giải pháp khung để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. Tạo khung pháp lý, cũng như hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể với từng địa phương 1.2.Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư Hiện nay, các dự án chịu sự quản lý của rất nhiều đầu mối quản lý như các cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, các tổ chức đoàn thể… gây nhiều khó khăn khi các nhà đầu tư tiến hành thực hiện dự án của mình. Hiện nay tuy việc quản lý dự án đã được giao cho Bộ kế hoạch đầu tư chuyên quản song với những dự án có quy mô vừa và nhỏ do địa phương quản lý nhiều khi còn có những khó khăn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là trong khâu giải quyết thủ tục hành chính. Hiện nay chúng ta cần thực hiện: - Quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển cho từng vùng miền, cùng với đó là việc tạo ra cơ chế và chính sách phát triển cụ thể và phù hợp với từng địa phương. Với những vùng kinh tế xã hội còn khó khăn chính phủ nên tăng cường giúp đỡ cả về nhân lực và vật lực song cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát để ngăn chặn tâm ý ỷ lại vào trung ương. - Thực hiện chương trình hỗ trợ về các mặt như: Chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ vốn… - Tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước tiến hành đầu tư và tạo những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện công việc. 1.3.Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư, đặc biệt với DNN&V Với số lượng doanh nghiệp nhiều, đa dạng, phong phú và phát triển không đồng đều, các giải pháp hỗ trợ trực tiếp rất khó bao quát hết mà phải thông qua các chính sách hỗ trợ mới có thể mang lại kết quả tổng hợp như mong muốn. Chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách về thương mại, xuất khẩu, tài chính, tín dụng…Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc vì vậy Nhà nước cần phải xem xét, sửa đổi, bổ sung những điều không phù hợp với thực tiễn để chính sách này thực sự giúp ích các doanh nghiệp. 2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNN Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế cho các NHTM. Do đó để nâng cao hiệu quả kích cầu đầu tư ở BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Lai Châu nói riêng, tôi xin có một số những kiến nghị sau: + NHNN Việt Nam cần bổ sung đưa ra cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành nghiêm túc cơ chế, thể lệ, quy trình cho vay vốn, cũng như cho vay đàu tư. + Về chính sách lãi suất: Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp muốn đầu tư trang thiết bị nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh mà không có khả năng tự tài trợ bằng vốn tự có, muốn vay Ngân hàng đều khó chấp nhận được mức lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại quốc doanh vì mức lãi suất cao, hiệu quả do vốn đầu tư đem lại không bù đắp nổi chi phí bỏ ra, trong đó lãi vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Vì vậy, đề nghị NHNN cần nghiên cứu điều chỉnh mức lãi suất tái cấp vốn đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh theo chiều hướng giảm thấp để tác động trực tiếp đối với các Ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp trên cơ sở không tăng quá mạnh lãi suất huy động và giảm bớt chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động. 3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam + Nâng cao cơ sở hạ tầng cho các Ngân hàng trong hệ thống, tăng cường ứng dụng công nghệ Ngân hàng đặc biệt là vấn đề hệ thống thanh toán, kiểm toán, hệ thống thông tin giữa các Chi nhánh trong cùng một hệ thống với nhau phải được duy trì thường xuyên. + Chú trọng đào tạo công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ Ngân hàng bằng các biện pháp như phổ biến thông tin, tổ chức tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc và công tác trong mọi vị trí, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chiến lược đề ra của toàn ngành. + Tăng cường công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro bằng các biện pháp như xây dựng hệ thống đo lường đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm đánh giá rủi ro. Như vậy trên đây là những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kích cầu đầu tư nói chung, nâng cao chất lượng co vay đầu tư nói riêng tai BIDV Lai Châu. Tôi hi vọng rằng những giải pháp và kiến nghị trên có thể giúp cho việc hỗ trợ, kích thích đầu tư tai Lai Châu ngày càng mạnh mẽ và tao động lực cho kinh tế tinhrg nhà phát triển KẾT LUẬN Với mỗi nền kinh tế thì việc kích cầu đầu tư là một việc làm quan trọng nhằm duy trì và nâng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đây là một việc làm thường xuyên của mỗi chính phủ, mỗi quốc gia Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng và ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Trong tình hình đó thì kinh tế của mỗi quốc gia đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Trong gần một năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu đi xuống do những ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai ngay các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội và phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở khoảng 6,5%. Với chủ trương như vậy chính phủ đã đưa ra 12 biện pháp để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Một trong những biện pháp đó là việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. Hiện nay tuy chương trình hỗ trợ lãi suất mới thực hiện được 2 tháng song nó đã mang lại những kết quả đáng kể. Với tình hình thực tế như vậy, thêm vào đó là việc được thực tập tại BIDV Lai Châu – một trong những đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ và kích thích đầu tư trên địa bàn tỉnh nên tôi đã chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu Làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Cá nhân tôi hi vọng rằng nhứng nghiên cứu của mình sẽ góp phần giúp cho việc hỗ trợ và kích thích đầu tư của BIDV Lai Châu cũng như chương trình kích cầu đầu tư đạt được những hiệu quả cao nhất góp phần không chỉ phục hồi nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể ứng dụng trong việc phát triển kinh tế nước ta trong những năm tiếp sau. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT - Báo cáo của chính phủ Việt Nam (2008). “Giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội” , Báo cáo số 191/BC CP, Gửi Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Hà Nội. - Bộ môn Kinh tế đầu tư (2007), “Giáo trình Kinh tế đầu tư”, Chương II: Những vấn đề cơ bản của đầu tư phát triển, tr.17 – 20. - Phan Mạnh Hà (2008), Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế - BIDV Lai Châu Báo, cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 - Tạp chí ngân hàng Tháng 02/2009 - Tạp chí đầu tư – phát triển tháng 02, 03/2009 - BIDV Lai Châu, Báo cáo quý I năm 2009 về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất - BIDV Việt Nam, Đề án TA2 về chuyển đổi mô hình hoạt động của BIDV – tháng 9/2008 - Trang Web: www.bidv.com.vn www.vneconomy.vn kinhte.vietnamnet.vn Tư liệu cung cấp của cán bộ BIDV va thông qua phỏng vấn trực tiếp TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI Maurice Baslé và các tác giả (1988). Histoire des pensées esconomiques Les fondateurs. Dịch bởi Chu Tiến Ánh & Lê Diên (2000). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa Học. N. Gregore Mankiw (1994). Macroeconomics – Second edition. Dịch bởi Nguyễn Văn Ngọc và các tác giả (1996). Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê Olivier Blanchar (1999). Macroeconomics. Second Edition. US: Prentice Hall Inc. Paul Krugman (1999). Thinking about The Liquidity Trap. [online] DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Từ ngữ viết tắt Giải thích BIDV Việt Nam Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Lai Châu Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Lai Châu VDB Lai Châu Ngân hàng phát triển Lai Châu VBSP Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nước Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo dư nợ của BIDV Lai Châu giai đoạn 2006-2008 69 Bảng 2.2: Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ với BIDV Lai Châu 70 Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn hỗ trợ lãi suất tại BIDV Lai Châu 71 Bảng 3.1: Kế hoạch về tăng trường kinh tế của Lai Châu đến 2020 78 Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của Lai Châu đến năm 2020 79 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21760.doc
Tài liệu liên quan