MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước nắm những ngành, những lĩnh vực then chốt; là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhưng hiện nay, trong thực tế khu vực doanh nghiệp nhà nước là b
149 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phận quan trọng nhất của Kinh tế nhà nước vẫn hoạt động kém hiệu quả, chỉ khoảng 20% số doanh nghiệp nhà nước thực sự có lãi. Vì vậy làm thế nào để doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội nói riêng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội để “xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vị trí là trung tâm của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ "Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đề tài về doanh nghiệp nhà nước nói chung đã được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình được công bố, các kết quả nghiên cứu có tác dụng nhất định đối với thực tiễn đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước như:
"Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam" của Viện sĩ Võ Đại Lược
"Điều hành doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường" của Phạm Thanh Hải.
"Vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần" của PTS Nguyễn Thị Thanh Hà.
“Cải cách doanh nghiệp nhà nước thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới” của Phan Văn Tiệm, Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Huy
“Cải cách doanh nghiệp nhà nước so sánh với Việt Nam” của Viện sĩ Võ Đại Lược...
Ngoài ra, còn nhiều bài viết về doanh nghiệp nhà nước của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí Trung ương và chuyên ngành. Các bài viết đã đề cập đến vấn đề bức xúc nhất trong thời gian gần đây của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước như: Đổi mới tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, những lực cản cơ bản của tiến trình cổ phần hoá, về lao động dôi dư, xử lý công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp trong cải cách doanh nghiệp nhà nước...
Nhưng những vấn đề thuộc về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở các tỉnh thành thì chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản. Mà đây là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và có khó khăn nhất định. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích môi trường kinh tế tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội trong 10 năm qua (1992 - 2002).
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất những phương hướng, giải pháp đặc biệt là vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội; đồng thời nêu lên một số kiến nghị đề xuất với Trung ương để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thủ đô Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là thực trạng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của:
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực công ích.
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực: công nghiệp dệt, cơ khí, ngành da - giầy và một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp công ích... và đề tài được nghiên cứu chủ yếu giai đoạn từ 1992 đến tháng 8 năm 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp chung của kinh tế chính trị: là các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh ... kết hợp với các bảng biểu minh hoạ làm rõ mục đích yêu cầu của luận văn.
6. Một số đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước; phân tích đặc điểm thực trạng và những vấn đề cần giải quyết của khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Thành phố Hà Nội, luận văn sẽ đóng góp:
Góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đưa ra giải pháp đồng bộ để thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội, từ đó có thể vận dụng cho các địa phương khác.
Làm tài liệu để giảng dạy và học tập cho sinh viên phần kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa ở nhà trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và đặc điển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp để phát triển doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG Ở HÀ NỘI
1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế nước ta
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay tiêu thức cụ thể để phân loại và nhận biết về doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước trên thế giới còn rất khác nhau:
Liên Hợp quốc quan niệm: doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp do Nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần vốn tại doanh nghiệp và Nhà nước có quyền kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình đưa ra những quyết sách của doanh nghiệp.
Ngân hàng thế giới: doanh nghiệp nhà nước như là một thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán hàng hoá và dịch vụ.
Ở Pháp, doanh nghiệp nhà nước được xác định là những doanh nghiệp thoả mãn đủ 3 điều kiện: Thứ nhất: tính công hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp, nhờ đó có thể xác định được địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp; thứ hai: có địa vị pháp nhân độc lập, nghĩa là nó có địa vị pháp lý như các doanh nghiệp pháp nhân khác trong cùng hoạt động kinh tế; thứ ba, là tổ chức kinh tế có hạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp của Chính phủ.
Các nước khác như Phần Lan, Thuỵ Điển, Brazin, Tây Ban Nha, Australia... đều xác định các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm trên 50% vốn là doanh nghiệp nhà nước [33, tr8-9]
Nhưng có một số nước xác định tỷ lệ này thấp hơn, ví dụ Hàn Quốc : 10%; Italia: 25%; Malaysia: 20%; Ấn Độ xác định: tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong các ngành công nông nghiệp và dịch vụ tính giá thành được do Chính phủ là người chủ sở hữu chủ yếu đều thuộc doanh nghiệp nhà nước, hay còn gọi là xí nghiệp công doanh. Chính phủ bao gồm cả Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương [33, tr9].
Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những tiêu chí tiêu biểu trong các định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước do các nước, các tổ chức đưa ra, đó là:
Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp hoặc có thể kiểm soát những chính sách chung của doanh nghiệp và bổ nhiệm hoặc bãi chức ban quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hoặc bán hàng hoá và dịch vụ cho công chúng, hoặc cho các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy các tiêu chí cụ thể để nhận biết, phân biệt doanh nghiệp nhà nước trên thế giới còn khác nhau, ví dụ như theo tiêu chí về quyền sở hữu của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được đề cập từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994), nó được hoàn thiện và sử dụng thống nhất từ khi Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua, ban hành ngày 20-4-1995.
Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước được quy định trong Điều 1 - Luật Doanh nghiệp nhà nước như sau:
“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.” [42,5-6]
Tóm lại, những quan niệm trên ít nhiều có sự khác nhau, tuỳ theo sự nhấn mạnh một số tiêu chí nhất định, nước này thì xem đó là doanh nghiệp nhà nước, nước khác lại xem đó là doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí ngay trong một nước cũng có những quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến có sự đánh giá khác nhau về vị trí, vai trò, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, cần xác định rõ tiêu chí về doanh nghiệp nhà nước để có sự đánh giá thống nhất cũng như có cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện nước ta.
Gắn với thực tiễn Việt Nam, chúng ta thấy xác định là doanh nghiệp nhà nước cần hội đủ một số tiêu chí sau: mức độ sở hữu của Nhà nước về vốn tại doanh nghiệp, khả năng thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp, tính chất, hoạt động và địa vị pháp lý của doanh nghiệp.
Về mức độ sở hữu của Nhà nước về vốn tại doanh nghiệp không nhất thiết phải là 1 tỷ lệ cố định là lớn hơn 50% tổng số vốn của doanh nghiệp, mà là một tỷ lệ có thể nhỏ hơn 50% tuỳ từng trường hợp, từng thời điểm cụ thể, đủ để Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần chi phối doanh nghiệp đó, bảo đảm cho Nhà nước có vai trò quyết định khi thông qua các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp.
Còn trong các doanh nghiệp mà cổ đông tư nhân nắm nhiều cổ phần có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp đến mức Nhà nước không còn khả năng kiểm soát các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó không còn là doanh nghiệp nhà nước.
Về tính chất hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hạch toán lỗ lãi. Điều này phân biệt doanh nghiệp nhà nước với cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước.
Về địa vị pháp lý, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập, điều này khẳng định quyền và nghĩa vụ dân sự mà doanh nghiệp tham gia các quan hệ pháp lý, khả năng tự chủ về vốn, có tên giao dịch, con dấu riêng và nơi đặt trụ sở chính.
Do đó, để có thể kết luận một doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp nhà nước hay không phải dựa vào những tiêu chí cơ bản, chứ không thể chỉ dựa vào một trong các tiêu chí đó.
* Phân loại doanh nghiệp nhà nước: có nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhà nước khác nhau.
Xét theo cơ cấu sở hữu vốn nhà nước.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của các cổ đông lớn khác trong doanh nghiệp.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nước sở hữu cổ phần đặc biệt để nắm giữ quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
- Nếu căn cứ vào quy mô dựa trên 3 tiêu thức chính là vốn, lao động và sản lượng thì có thể phân thành 3 nhóm:
+ Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn: vốn nhà nước trên 10 tỷ, doanh thu trên 100 tỷ, lao động từ 300 người lao động trở lên.
+ Doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa: vốn nhà nước từ 5 đến 10 tỷ, doanh thu từ 50 đến 10 tỷ, lao động từ 200 người trở lên.
+ Doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ: vốn dưới 5 tỷ, doanh thu dưới 50 tỷ, lao động dưới 200 người.
Theo mục tiêu hoạt động có 2 loại:
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được đánh giá theo lợi nhuận đạt được và mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước.
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước, hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo cấp chủ quản
+ Doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý.
+ Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý.
Đây là cách phân chia cần thiết để Nhà nước có thể tiến hành quản lý doanh nghiệp theo các mục tiêu khác nhau một cách có hiệu quả.
* Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương.
Từ khái niệm chung về doanh nghiệp nhà nước có thể hiểu doanh nghiệp nhà nước Trung ương như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước Trung ương là tổ chức kinh tế do cơ quan Nhà nước Trung ương có thẩm quyền đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích trong các ngành và lĩnh vực then chốt, huyết mạch của nền kinh tế, nhằm đảm bảo cho sự ổn định kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp nhà nước Trung ương tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của doanh nghiệp; Doanh nghiệp nhà nước Trung ương có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.
Chúng ta có thể phân tích khái niệm doanh nghiệp nhà nước Trung ương ở một số khía cạnh cơ bản sau:
+ Việc thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước Trung ương là do Thủ tướng, các cơ quan nhà nước Trung ương có thẩm quyền quyết định. Ví dụ: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, các doanh nghiệp này sẽ trực tiếp đại diện sở hữu nguồn vốn thông qua Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc... Các bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính quản lý doanh nghiệp những mặt: sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, lĩnh vực đầu tư, nộp thuế, bảo hiểm cho người lao động...
+ Doanh nghiệp nhà nước Trung ương hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích trong những ngành, những lĩnh vực then chốt huyết mạch của nền kinh tế như năng lượng, hoá chất, mạng thông tin quốc gia và quốc tế, khai thác khoáng sản quan trọng, in bạc, điều hành bay, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị chuyên dùng cho quốc phòng an ninh... nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô.
Từ sự phân tích khái niệm chung về doanh nghiệp nhà nước Trung ương có thể hiểu khái niệm doanh nghiệp nhà nước địa phương như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương là tổ chức kinh tế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Nhà nước địa phương có thẩm quyền đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý. Ví dụ: Sở Tài chính Vật giá, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thương mại, Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân dân Huyện...
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương đa số hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích trong những ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương, và các địa phương giáp ranh. Ví dụ: công nghiệp dệt, da giầy, cấp thoát nước, vận tải công cộng... nhằm giải quyết những yêu cầu cụ thể của địa phương.
* Mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước Trung ương và doanh nghiệp nhà nước địa phương
Giữa doanh nghiệp nhà nước Trung ương và doanh nghiệp nhà nước địa phương có mối quan hệ tác động qua lại cùng bổ sung cho nhau phát triển. Đặc biệt trên cùng một địa bàn, mối quan hệ giữa hai khu vực này ngày càng khăng khít hơn. Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương đều có quy mô lớn, có lợi thế trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, có ưu thế về khả năng cạnh tranh để tham gia vào thị trường thế giới. Do đó, doanh nghiệp nhà nước Trung ương có thể trợ giúp công nghệ, vốn, thị trường cho doanh nghiệp nhà nước địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước của địa phương phát triển theo kiểu “công ty vệ tinh”của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương. Từ đó, có thể nghiên cứu để xây dựng nhà máy chế biến, và chịu trách nhiệm thị trường tiêu thụ, còn các doanh nghiệp nhà nước địa phương đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...
Nhưng ở đây chúng ta thấy doanh nghiệp nhà nước địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích có một vai trò không nhỏ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước Trung ương hoạt động tốt.
Ví dụ như việc cung cấp nước sạch, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường...
1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế đã trở thành hiện thực khách quan ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới với các thể chế chính trị khác nhau. ở mỗi nước, vai trò vị trí của doanh nghiệp nhà nước có những mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược của Nhà nước trong những giai đoạn nhất định.
Thực tiễn cho thấy, đã tồn tại quan niệm trái ngược nhau về vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước: Một là, quá đề cao doanh nghiệp nhà nước, xem nó như là một lực lượng chủ lực, quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó dẫn tới việc quốc hữu hoá, thành lập nhiều doanh nghiệp nhà nước vào những năm 1950 - 1960. Hai là, xem nhẹ vai trò doanh nghiệp nhà nước, đề cao vai trò của kinh tế tư nhân dẫn tới đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay. Thực tế đã chứng minh cả hai quan niệm này đều không đúng. Khi nhấn mạnh quá mức vai trò của doanh nghiệp nhà nước dẫn đến hình thành nền kinh tế chỉ huy sẽ gây cản trở, làm hạn chế khả năng sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân, kết quả là làm cho nền kinh tế bị lâm vào cảnh trì trệ, đình đốn như mô hình của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây. Ngược lại, nếu tư nhân hoá tràn lan tới mức Nhà nước chỉ có thể điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách, bằng pháp luật, sẽ hạn chế khả năng điều tiết của Nhà nước, tăng tính tự phát của thị trường, gây hậu quả xấu về kinh tế và xã hội.
Hiện nay, có thể nói không một quốc gia nào loại bỏ hoàn toàn doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Sự cần thiết tồn tại doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường là doanh nghiệp nhà nước tạo cho Chính phủ một sức mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn đặc biệt như giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khủng hoảng kinh tế hoặc để sản xuất những hàng hoá và dịch vụ được tiêu dùng mang tính chất xã hội như đường giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, kiểm soát việc sử dụng những tài nguyên quý hiếm của quốc gia và những ngành liên quan đến an ninh quốc phòng.
Ở nước ta, sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cũng trải qua nhiều giai đoạn gắn bó với nhiệm vụ chính trị và mô hình kinh tế được áp dụng. Trước Đại hội VI, chúng ta thực hiện mô hình kinh tế cũ, tương ứng với thời kỳ này doanh nghiệp nhà nước được gắn với vai trò thống trị trong tất cả các lĩnh vực bằng tỷ trọng áp đảo. Đồng thời việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước lại thiên về mệnh lệnh hành chính, vừa quan liêu, lại đi sâu vào can thiệp trực tiếp vào công việc sản xuất của các đơn vị kinh tế. Điều này dẫn tới những sai lầm của mô hình kinh tế cũ, là cơ cấu nền kinh tế bất hợp lý, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp.
Đến Đại hội VI, Đại hội VII, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới và vai trò của doanh nghiệp nhà nước được xác định: doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo bằng năng suất, chất lượng, uy tín kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước phải giữ vị trí then chốt của nền kinh tế. Như vậy, nội dung “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ ràng.
Chỉ đến Đại hội VIII nội dung “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước mới được khẳng định rõ ràng, phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Đại hội VIII đã khẳng định “chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô”. Giờ đây vai trò chủ đạo được thực hiện đầy đủ bởi Kinh tế nhà nước mà doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận hợp thành, đóng vai trò nòng cốt. Kinh tế nhà nước ngoài các doanh nghiệp nhà nước còn có các bộ phận khác như: phần ngân sách nhà nước để lập ra các doanh nghiệp nhà nước mới hoặc liên kết mua cổ phần của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phần ngân sách nhà nước dùng để bổ sung cho vốn tín dụng cho vay, dùng để trợ giá, trợ lãi suất... Như vậy, vai trò chủ đạo, định hướng, hướng dẫn chi phối các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc về Kinh tế nhà nước với tất cả các bộ phận cấu thành nó. Trong đó doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt bởi quy mô, sức mạnh và khả năng tác động của nó so với các bộ phận khác trong kinh tế nhà nước. Cụ thể “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện ở ưu thế của nó so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác:
Doanh nghiệp nhà nước có nhiều khả năng để tập trung nguồn vốn, tổ chức sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Từ đó có thể thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc, rút ngắn khoảng cách giữa các nước chậm phát triển với các nước phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành những công cụ trực tiếp để tham gia khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường khi nó đủ khả năng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công cộng có ý nghĩa đặc biệt đối với sinh hoạt chung của xã hội mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng đầu tư. Phát triển doanh nghiệp nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững lâu dài nền kinh tế.
1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở thành phố Hà Nội.
Sau nhiều lần thay đổi địa giới, cho đến hôm nay Thành phố Hà Nội có tổng diện tích 918,5 km2 (chiếm 0,28% diện tính cả nước), trong nội thành chiếm 5% diện tính của thành phố, dân số 2.711.600 người tính đến đầu năm 2000 (bằng 3,5% dân số cả nước) trong đó số người ở độ tuổi lao động là 1,8 triệu và phần lớn cư dân là sản xuất phi nông nghiệp (66% dân số). Mặc dù các ngành công nghiệp phát triển nhanh, nhưng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm trên 50%.
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục - khoa học - công nghệ, trên địa bàn thành phố có đến 52 trường Đại học, Cao đẳng, gần 200 Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ, khoảng 4000 cán bộ có trình độ trên đại học, sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn chiếm 40% tổng số sinh viên cả nước. Vì thế tỉ lệ lao động qua đào tạo của thủ đô đạt 44,28% (cả nước gần 20%)
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh : Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tây, Hưng Yên và Vĩnh Phúc, do đó rất thuận tiện cho việc phát triển toàn diện các mối quan hệ kinh tế - xã hội với các địa phương liên vùng. Trong thời gian gần đây, Thành phố Hà Nội là địa phương đứng thứ hai cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, đóng góp cho ngân sách quốc gia hàng năm. Trong giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Thành phố Hà Nội là 11,6% so với mức 7,7% của cả nước. Bình quân GDP trên đầu người của Thành phố Hà Nội năm 2000 đạt gần 990 USD (so với 446 USD năm 1990), cao gấp hơn hai lần mức bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng GDP của Thành phố Hà Nội năm 2000 chiếm 7,22% trong GDP cả nước (so với 5,5% năm 1990), chiếm 41% trong GDP vùng đồng bằng sông Hồng và chiếm 65,47% trong GDP toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tiềm năng và thực tế huy động vốn cho đầu tư phát triển của thành phố không ngừng tăng lên. Tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn trong nước tăng mạnh ở tất cả các nguồn. Vốn nhà nước chiếm tỉ trọng 11,1% năm 1996 tăng lên 21,5% năm 2000, vốn doanh nghiệp tự đầu tư từ 17,8% lên 20,3%, vốn đầu tư từ 15,4% lên 26%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho sản xuất công nghiệp giảm từ 25,1% năm 1996 xuống còn 2,93% năm 1999 (chuyển sang dùng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn tín dụng ưu đãi).
Về tổng quan, sau 10 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đã được Trung ương đánh giá là địa phương có bước phát triển toàn diện có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010.
Chúng ta có thể thấy với tư cách là Thủ đô, Thành phố Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội nói riêng .
Là bộ mặt quốc gia, Thành phố nhận được sự quan tâm đầu tư và sự chỉ đạo sát sao của Trung ương trong quá trình phát triển.
Là trung tâm thông tin và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp ở Hà Nội có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt kịp thời, hệ thống những thông tin của thị trường trong nước và quốc tế, điều đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh các cơ hội, xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Là Thủ đô, Hà Nội có ưu thế so với các địa phương khác về thu hút vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất trên địa bàn thành phố... tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên cũng do vị thế Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ đứng trước những bức xúc:
Người dân Hà Nội vẫn mang đậm tư tưởng “trọng thầy hơn trọng thợ” đề cao việc học hành lấy bằng cấp cao thậm chí có khi vì hình thức vào làm công chức nhà nước tạo ra sức ép thừa thầy thiếu thợ trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa Thủ đô, gây lãng phí và bất cập trong đào tạo, sử dụng lao động của thành phố, cụ thể tỷ lệ giữa lao động có trình độ đại học - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 - 0,6 - 0,9 trong khi tỉ lệ hợp lý phải là 1 - 4 - 10. Hơn nữa, người dân thủ đô vẫn nặng tâm lý tiết kiệm và tích lũy tiền bạc, của cải để dành lúc bất trắc, thay vì mạnh dạn đầu tư và tiêu dùng theo cơ chế thị trường (ngược lại với đặc tính của người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Nam bộ nói chung). Đặc tính này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp vốn và mở rộng thị trường đầu tư trong địa bàn thành phố nếu không có sự phát triển các loại hình đầu tư mới thích hợp an toàn và hấp dẫn người dân. Chính những vấn đề này sẽ gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế của Hà Nội.
Là đầu não chính trị quốc gia - nơi khởi phát những quyết sách chiến lược của cả nước, nên không cho phép thành phố dễ dàng triển khai các thử nghiệm quyết sách quản lý, điều hành của các cấp chính quyền nhằm tạo ra sức bật mới cho quá trình phát triển kinh tế xã hội như các thành phố khác.
Là Thủ đô với sức hấp dẫn tự nhiên như tất cả thủ đô các quốc gia khác trên thế giới, Thành phố Hà nội trở thành nơi hội tụ dòng dân cư tự do, khiến tốc độ đô thị hóa bị thúc ép nhanh hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thoát nước xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống cấp nước sạch chưa hoàn chỉnh tỷ lệ thất thoát nước sạch rất lớn 52%...
1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội
Với vai trò, vị trí chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng của Thành phố Hà Nội, ngay từ sau ngày giải phóng thủ đô 10/1945, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Trung ương và địa phương hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội . Trong suốt thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu trang giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ổn định xã hội để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc của miền Nam, bảo đảm cho công cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong 10 năm đầu (1975-1985) xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, các doanh nghiệp nhà nước ở Thủ đô luôn luôn là lực lượng nòng cốt để phát triển kinh tế.
Bước vào thời kỳ đổi mới, để chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước cần được tổ chức, sắp xếp lại đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới. Từ 1991 đến nay, qua 3 đợt sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 135/HĐBT ngày 1/9/1990. Chỉ thị số 500/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố còn 807 doanh nghiệp, trong đó 585 doanh nghiệp do Trung ương quản lý chiếm 72,5% và 222 doanh nghiệp do địa phương quản lý chiếm 27,5%. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn đã góp phần quyết định làm cho Kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Cho đến hiện nay, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các loại hình doanh nghiệp, trong đó có mặt của hầu hết các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, ngành. Các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý đều có quy mô lớn, được ưu tiên đầu tư các thiết bị và công nghệ hiện đại hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quan trọng huyết mạch của nền kinh tế như năng lượng, hàng không..., sử dụng nhiều lao động có chất lượng cao. Do đó, luôn luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong phát triển kinh tế và bảo đảm ổn định xã hội ở Thủ đô. Các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý luôn chiếm 72,5% số doanh nghiệp, 93% vốn chủ sở hữu, 94% giá trị tài sản, 78% số lao động, 98% doanh thu, 96% số nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý có đặc điểm là:
Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ thấp, uy tín trên thị trường chưa cao, không có đủ điều kiện để đổi mới thiết bị kịp thời.
Các doanh nghiệp nhà nước địa phương thường đầu tư trong những ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ cụ thể: cơ khí, dệt may, da giầy đó là những ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân Thủ đô và các vùng phụ cận nhưng đầu tư rất ít vào nông lâm nghiệp thủy sản.(Biểu 1.1 sẽ làm rõ)
Bảng 1.1
Đặc biệt với vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội phải đảm nhận và triển khai những hoạt động đối nội và đối ngoại đặc trưng của đời sống chính trị -kinh tế - văn hóa - xã hội quốc gia, do đó việc ph._.át triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là rất quan trọng. Vì vậy có nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương hoạt động trong lĩnh vực công ích, đó là những công việc mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện tham gia do mức đầu tư ban đầu quá lớn, hoặc không tạo ra lợi nhuận như: Công ty Cấp thoát nước, Công ty Chiếu sáng Đô thị, Công ty Vệ sinh Môi trường, Công ty Công viên Cây xanh, Vận tải hành khách công cộng ...
So sánh với doanh nghiệp nhà nước ở một số địa phương khác như Quảng Ninh, Bình Thuận, Hòa Bình ta thấy: với các địa phương này doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương nói riêng có một vai trò đặc biệt rất quan trọng. Ví dụ như Hòa Bình là một tỉnh miền núi muốn xóa bỏ nền kinh tế tự túc, tự cấp hình thành kinh tế hàng hoá thì vai trò của kinh tế nông nghiệp mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng. Vai trò này thể hiện rất rõ trong việc chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, cụ thể: doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chính tham gia hướng dẫn chỉ đạo và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ cho các thành phần kinh tế đặc biệt là đối với nông dân trong việc đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao đến các hộ nông dân trong tỉnh. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu, chế biến sản phẩm, do đó từng bước xóa thế độc canh, tạo ra vùng nguyên liệu cho nhà máy đường, chè...
Các lâm trường đảm nhận khối lượng công việc lớn là thực thi các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành giao thông từng bước cải thiện điều kiện đi lại cho người dân trong tỉnh nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Nhìn chung trong những năm qua Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực, chủ đạo trong việc phục vụ và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Hay như Bình Thuận kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chế biến nông sản, đánh bắt và chế biến hải sản, và các doanh nghiệp địa phương (Bình Thuận sau khi tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đến nay chỉ còn 29 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc địa phương) có vai trò rất lớn trong việc tổ chức thu mua tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung ứng vật tư sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.
Như vậy, khi so sánh những điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội với doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn Hà Nội và doanh nghiệp nhà nước ở một số địa phương khác ta thấy: doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội chỉ đóng vai trò tham gia, vệ tinh, bổ sung, không nắm giữ vai trò chủ đạo ở những ngành, những dịch vụ quan trọng. Tuy vậy cùng với các doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn, các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế thành phố, tạo việc làm ổn định cho 63.399 lao động góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội Thủ đô.
Kết luận chương 1
Tuy còn những quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước, nhưng sự cần thiết của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là điều đã được khẳng định.
Với tư cách là Thủ đô, Thành phố Hà Nội có rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và doanh nghiệp Nhà nước địa phương ở Thành phố nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng thuận lợi cũng do vị thế của Thủ đô, Thành phố Hà Nội đang đứng trước những khó khăn nhất định. Do đó, để các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội hoạt động có hiệu quả hơn cần khai thác tối đa nhưng tiềm năng, thuận lợi của Thành phố, đồng thời khắc phục những khó khăn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Chương I đã nghiên cứu một cách có hệ thống về doanh nghiệp nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều kiện kinh tế xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội cũng như những đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội. Từ đó có thể phân tích rõ hơn thực trạng và xây dựng những giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
2.1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
2.1.1.1. Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội
Phân loại theo cấp quản lý:
Theo báo cáo tổng hợp của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước Thành phố Hà Nội tính đến thời điểm 01/01/2002, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 807 doanh nghiệp nhà nước, trong đó 585 doanh nghiệp do Trung ương quản lý chiếm 72,5% và 222 doanh nghiệp do địa phương quản lý chiếm 27,5%. Các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương quản lý do 28 cơ quan là Uỷ ban nhân dân Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện quản lý. Các Sở Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Công chính, Xây dựng, Thương mại, và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà là cơ quan quản lý nhiều nhất (từ 17 đến 30 doanh nghiệp).
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội phân theo cấp quản lý.
STT
Sở, Ban, Ngành
Số lượng doanh nghiệp
1
Sở Công nghiệp
39
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
23
3
Sở Giao thông Công chính
22
4
Sở Thương mại
22
5
Sở Xây dựng
17
6
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà
17
7
Sở Du lịch
9
8
Liên hiệp Xe đạp, Xe máy
8
9
Sở Văn hoá Thông tin
8
10
LHXNK và Đầu tư Hà Nội (UNIMEX)
7
11
LH sản xuất XNK (HAPROSIMEX)
7
12
Sở Lao động Thương binh Xã hội
7
13
Thành đoàn Hà Nội
6
14
Sở Địa chính nhà đất
5
15
UBND Huyện Sóc Sơn
4
16
UBND Thành phố
3
17
UBND Huyện Từ Liêm
3
18
UBND Huyện Gia Lâm
2
19
UBND Huyện Đông Anh
2
20
Sở Y tế
2
21
Sở Giáo dục và Đào tạo
2
22
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
1
23
Sở Thể dục Thể thao
1
24
Sở Tài chính Vật giá
1
25
Quận Đống Đa
1
26
Quận Hai Bà Trưng
1
27
Quận Hoàn Kiếm
1
28
Huyện Thanh Trì
1
Nguồn: Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước Thành phố Hà Nội
Phân loại theo ngành kinh tế kỹ thuật.
Căn cứ theo Nghị định 75/CP ngày 27/10/1996 của Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc 14 ngành kinh tế kỹ thuật. Trong đó tập trung ở các ngành sau:
+ Sản xuất công nghiệp : 71 doanh nghiệp chiếm 31.98%
+ Xây dựng : 36 doanh nghiệp chiếm 16.23%
+ Thương mại : 52 doanh nghiệp chiếm 23.42%
+ Khách sạn nhà hàng : 11 doanh nghiệp chiếm 4.9%
+ Vật tư, kho bãi : 28 doanh nghiệp chiếm 12.6%
+ Kinh doanh tài sản : 8 doanh nghiệp chiếm 3.6%
+ Nông, lâm, thuỷ sản : 16 doanh nghiệp chiếm 7.2%
Xu hướng phân bổ tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội hoạt động theo ngành kinh tế kỹ thuật, không có biến động lớn từ năm 1995 trở lại đây. Các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh đa ngành, song chủ yếu hoạt động ở 7 ngành kinh tế kỹ thuật nêu trên.
Phân loại theo quy mô vốn Nhà nước.
Theo tổng hợp của Chi cục Tài chính doanh nghiệp Thành phố Hà Nội. (Cơ quan quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn), trong 222 doanh nghiệp do Hà Nội quản lý hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ.
Bảng 2.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội
vốn Nhà nước
Phân loại doanh nghiệp theo vốn
Số lượng doanh nghiệp
Cơ cấu %
Doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng
96
43.2
Doanh nghiệp có từ 5 tỷ đến 10 tỷ
45
20.3
Doanh nghiệp có từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ
43
19.4
Doanh nghiệp có từ 20 tỷ đến 50 tỷ
27
12.2
Doanh nghiệp có từ 50 tỷ trở lên
11
4.9
Tổng cộng
222
100
Nguồn: Dự thảo đề án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước Thành phố Hà Nội năm 2002
Phân loại theo loại hình doanh nghiệp
Thực hiện Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp hoạt động công ích, các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có quyết định chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp công ích. Do đó trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 2 loại hình doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp hoạt động công ích có 12 doanh nghiệp chiếm 5,4% tổng số doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có 210 doanh nghiệp chiếm 94,6%.
Theo quy mô sử dụng lao động
Bảng 2.3: Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội phân loại theo số lao động
Đơn vị: người
Loại hình
Năm 1998
Năm 2001
Số lượng
Cơ cấu %
Số lượng
Cơ cấu %
Dưới 100 lao động
145
48.8
46
25.23
Từ 100 đến dưới 300 lao động
97
32.7
83
37.39
Từ 300 đến dưới 500 lao động
22
7.4
45
20.27
Từ 1000 lao động trở lên
12
5.4
Tổng cộng
297
100
222
100
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
2.1.1.2 Tình hình tài chính, tài sản, trình độ kỹ thuật công nghệ và lao động của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
* Tình hình tài chính:
Theo báo cáo của 222 doanh nghiệp, đến thời điểm 01/01/2002 tình hình tài chính, tài sản của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội như sau:
Tổng số vốn nhà nước của 222 doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội là 3.079,264 tỷ đồng.
Bình quân một doanh nghiệp nhà nước là 13,8 tỷ. Trong đó bình quân vốn ngân sách của một doanh nghiệp là: 10,5 tỷ; bình quân vốn tự bổ sung của doanh nghiệp là 3,3 tỷ đồng. (Trong đó bình quân vốn của một doanh nghiệp nhà nước Trung ương là: 89,6 tỷ đồng, gấp 6,46 lần doanh nghiệp nhà nước địa phương).
Nếu tính cả vốn vay dài hạn của doanh nghiệp, thì tổng số vốn kinh doanh của 222 doanh nghiệp là 3.894,9228 tỷ đồng. Bình quân vốn kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội là 17,55 tỷ đồng. (Xem chi tiết phụ lục bảng 4).
Ta có thể nhận thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội còn quá nhỏ so với vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn thành phố.
Vốn kinh doanh đã nhỏ nhưng các khoản nợ phải trả chiếm tới 70 - 80% vốn kinh doanh.
Bảng 2.4. Tình hình công nợ của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
1995
1996
1997
1998
2001
Nợ phải trả
1.616,8
1.872,3
2.677,4
2.785.9
2.921,2
Nợ phải thu
818
943
1065,5
1.187,2
1.224.1
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
Tình hình trên chứng tỏ các doanh nghiệp nhà nước do thiếu vốn phải đi vay và chiếm dụng của khách hàng khá lớn và ngày càng tăng lên. Một số doanh nghiệp do việc tiêu thụ hàng hoá chậm và phải chấp nhận bán chịu cho khách hàng nên công nợ phải thu trả cũng tăng lên.
Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội ít nhiều đều có tình hình tài chính không lành mạnh, tức là đều có những khoản nợ khó đòi, không có đối tượng, các khoản đầu tư liên doanh liên kết kém hiệu quả, không thu hồi được vốn, các khoản vật tư hàng hoá, tài sản kém, mất phẩm chất chưa xử lý được ... Những khoản này làm cho hạch toán của doanh nghiệp bị méo mó và dẫn đến báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp có độ tin cậy kém
* Tình hình tài sản, sử dụng đất đai
- Theo số liệu kiểm kê tại thời điểm 01/ 01/ 2002 của 820 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thì hiện nay các doanh nghiệp đang quản lý 11.626 ha đất. Trong đó, các doanh nghiệp Trung ương quản lý 7.014 ha, bình quân một doanh nghiệp quản lý12,5ha; các doanh nghiệp địa phương quản lý 4.614 ha, bình quân doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội quản lý 20,78 ha. Diện tích đất dùng vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn là 9.724 ha chiếm 83,6% tổng diện tích đất các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước Trung ương là 5.894 ha, chiếm 84% diện tích đất các doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý; các doanh nghiệp nhà nước địa phương 3.830 ha, chiếm 83% tổng diện tích đất các doanh nghiệp địa phương quản lý.
Tổng diện tích đất các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đang quản lý nhưng chưa sử dụng là 351 ha.Trongđó, các doanh nghiệp Trung ương là 305 ha và các doanh nghiệp địa phương là 46 ha.
Tổng diện tích đất cho thuê là 202 ha, trong đó các doanh nghiệp Trung ương là 78 ha, và các doanh nghiệp địa phương là 124 ha.
Đây là nguồn tiềm năng rất lớn đang được các doanh nghiệp nhà nước quản lý nhưng sử dụng chưa có hiệu quả.
- Tổng nguyên giá trị tài sản cố định theo báo cáo của 685 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn là 54.978 tỷ đồng (463 doanh nghiệp nhà nước Trung ương và 222 doanh nghiệp nhà nước địa phương ).
Trong tổng số tài sản cố định của các doanh nghiệp thì tải sản cố định không cần dùng chờ thanh lý là 174,1 tỷ đồng; các doanh nghiệp nhà nước Trung ương có tổng nguyên giá trị tài sản cố định là 52.257 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp có 111,9 tỷ đồng. Tổng giá trị hao mòn tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương là 26.707 tỷ đồng, bằng 51,1% nguyên giá trị tài sản cố định. Tổng số tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý là 124,6 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp nhà nước địa phương có tổng nguyên giá trị tài sản cố định là 2.721 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp có 12,26 tỷ đồng. Tổng giá trị hao mòn tài sản cố định của các doanh nghiệp là 1.158 tỷ đồng, bằng 42,5% nguyên giá tài sản cố định.
Như vậy có thể thấy đa số tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương nói riêng đã cũ và sắp khấu hao. Quy mô đầu tư, trang bị tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương lớn gấp 9,1 lần doanh nghiệp nhà nước địa phương.
* Trình độ kỹ thuật công nghệ.
Qua điều tra, khảo sát ở các doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp và xây dựng và một số doanh nghiệp công ích thuộc Sở Giao thông Công chính cho thấy:
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội đều có công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, trừ một số doanh nghiệp mới được đầu tư từ năm 1995 - 2001, như Công ty Chiếu sáng và Thiết bị Đô thị Hà Nội, Công ty Vận tải Dịch vụ công cộng, còn lại đều ít khả năng thay đổi chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới nếu không được đầu tư mới hoặc đầu tư cải tạo lại, cụ thể:
Tỷ lệ thiết bị có trình độ công nghệ từ trung bình tiên tiến trở lên chỉ chiếm khoảng từ 30 - 35% tổng giá trị tài sản thiết bị của các doanh nghiệp. Các thiết bị có nguồn gốc từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô trước trước đây chiếm tỷ lệ 35% ( đặc biệt là trong ngành cơ khí giao thông). Giá trị thiết bị trong nước tự chế tạo chiếm tỉ lệ gần 20%, số này gồm các máy công cụ, phần tự chế tạo trong các thiết bị toàn bộ.
Số máy móc thiết bị có độ tuổi trung bình từ 10 năm trở lên chiếm tới 45% và dưới 5 năm chỉ có 30%. Đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước địa phương có tới 33% máy móc thiết bị ở độ tuổi trên 20 năm.
Về hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 80% sử dụng 1ca/ngày, hệ số sử dụng công suất thiết bị đạt từ 30 - 35% (riêng ngành cơ khí chỉ đạt 20%)
Dây truyền của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội thiếu đồng bộ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đạt ở mức thấp nhất và làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Tình hình lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
Theo kết quả điều tra về lao động việc làm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 1999, số người trong độ tuổi lao động ở Hà Nội là 1.579.200 người. Trong đó, số người hoạt động kinh tế thường xuyên là 1.197.000 người, tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội là 5,59% (ở khu vực thành thị là 8,96% và khu vực nông thôn là 1,4%).
Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến 31/12/2001 là 291.705 người (Theo báo cáo của 685 doanh nghiệp: 463 doanh nghiệp nhà nước Trung ương và 222 doanh nghiệp nhà nước địa phương). Trong đó các doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý 223.566 người, chiếm 76,6%; lao động bình quân của một doanh nghiệp nhà nước là 483 người. Các doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý 68.139 người, chiếm 23,4%; lao động bình quân của một doanh nghiệp nhà nước địa phương là 307 người.
Số lao động chờ việc của các doanh nghiệp nhà nước địa phương là 4,6%, của doanh nghiệp nhà nước Trung ương là 3,8%.
Tỉ lệ người lao động từ trung cấp trở lên, công nhân kỹ thuật từ bậc 4 trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội có xu hướng tăng lên và chiếm tỉ lệ cao so với các địa phương khác. Qua khảo sát tại 6 Sở, ngành quản lý nhiều doanh nghiệp của Hà Nội (các Sở Công nghiệp, Thương mại, Xây dựng, Giao thông Công chính, Du lịch và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Tổng hợp Haprosimex) cho thấy số lao động có tiêu chuẩn như trên chiếm đến 50% trong tổng số lao động của các doanh nghiệp nhà nước do cơ quan này quản lý.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Mặc dù phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế khác nhau, nhưng người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn có xu hướng tăng lên do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ, mở rộng mặt hàng trên cơ sở đổi mới công nghệ, thiết bị. Lao động năm 1996 tăng so với năm 1995 là 3,3%, năm 97 tăng so với năm 96 là 6,5%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 18% và năm 2000 so với năm 1999 là 18%.
2.1.1.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
* Về doanh thu
- Từ năm 1995 - 2001, tuy số lượng doanh nghiệp giảm từ 328 doanh nghiệp, xuống còn 222 doanh nghiệp nhưng doanh thu của các doanh nghiệp lại tăng dần qua các năm .
Bảng 2.4: Doanh thu đạt được của các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn qua các năm (1995 - 2001)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước địa phương
5.858
6.264
6.419
7.677
6.858
8.158
10.062
Doanh nghiệp nhà nước Trung ương
43.313
49.388
61.898
68.131
62.638
76.683
85.469
Tổng số
49.171
55.652
68.314
75.809
69.496
84.841
95.531
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
Cụ thể: Doanh thu dưới 1 tỷ đồng: có 15 doanh nghiệp, chiếm 6,8%
Từ 1 đến 5 tỷ đồng : có 33 doanh nghiệp, chiếm 14,9%
Từ 5 đến 10 tỷ đồng : có 32 doanh nghiệp, chiếm 14,4%
Từ 10 đến 20 tỷ đồng : có 46 doanh nghiệp, chiếm 20,7%
Từ 20 đến 30 tỷ đồng : có 26 doanh nghiệp, chiếm 11,7%
Từ 30 đến 40 tỷ đồng : có 10 doanh nghiệp, chiếm 4,5%
Từ 40 đến 50 tỷ đồng : có 09 doanh nghiệp, chiếm 4,1%
Từ 50 đến 100 tỷ đồng: có 27 doanh nghiệp, chiếm 12,3%
Từ 100 tỷ đồng trở lên: có 24 doanh nghiệp chiếm 10,7%
Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội có nhiều cố gắng trong đầu tư, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến mẫu mã, sản phẩm hàng hóa nên đã dần khôi phục lại thị trường truyền thống trong nước cũng như xuất khẩu, vì thế doanh thu tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 1995 là 17,5 tỷ đồng, năm 1998 là 25,4 tỷ đồng và năm 2001 là 46,2 tỷ đồng.
* Về lãi lỗ:
Xu hướng số doanh nghiệp bị lỗ ngày càng giảm năm 1998 số doanh nghiệp bị lỗ là: 14,7%, năm 1999 là 14,9%, năm 2000 là 9,95% và năm 2001 là 9,95%, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thu lớn, đóng góp ngân sách cao, có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.
Bảng 2.5: Tình hình doanh nghiệp làm ăn lỗ lãi
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Phân loại doanh nghiệp
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số DN
Lãi (+)
Lỗ (-)
Số DN
Lãi (+)
Lỗ (-)
Số DN
Lãi (+)
Lỗ (-)
Số DN
Lãi (+)
Lỗ (-)
Số doanh nghiệp báo cáo
297
221
221
221
Có lãi
241
+186,4
178
+128,4
188
+146,5
187
-202,5
Hoà vốn
13
10
11
12
Lỗ
43
-42,4
33
-13,01
22
-13,7
22
-13,4
Nguồn : Dự thảo đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội năm 2002
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp giảm từ năm 1995 đến năm 1998 nhưng lại có xu hướng tăng trong năm 1999 và năm 2000. Cụ thể năm 1995, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 0,105, năm 1998 là 0,093, năm 1999 là 0,096, năm 2000 là 0,11, năm 2001 là 0,073.
* Về thu nhập của người lao động.
Mức thu nhập tiền lương bình quân của người lao động ở nhiều doanh nghiệp còn thấp. Cụ thể:
Bảng 2.6 : Tiền lương bình quân hàng tháng của người lao động của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thu nhập
Số lượng doanh nghiệp
Tỷ lệ (%)
Dưới 500.000 đồng
57
25,7
Từ 500.000 đến dưới 700.000 đồng
66
29,7
Từ 700.000 đến dưới 1.000.000 đồng
54
24,3
Từ 1.000.000 đồng trở lên
45
20,3
Nguồn : Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước Thành phố Hà Nội
* Về khả năng đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp
Mức nộp ngân sách hàng năm.
Dưới 100 triệu đồng : có 37 đơn vị, chiếm 16,6%.
Từ 100 đến dưới 500 triệu : có 68 đơn vị, chiếm 30,6%.
Từ 500 đến dưới 1 tỷ : có 38 đơn vị chiếm 17,1%
Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ : có 29 doanh nghiệp chiếm 13,1%
Từ 2 tỷ đến dưới 3 tỷ : có 13 doanh nghiệp chiếm 5,9%
Từ 3 tỷ đến dưới 10 tỷ : có 23 doanh nghiệp chiếm 1,4%.
Từ 3 tỷ đến dưới 10 tỷ : có 23 doanh nghiệp chiếm 10,4%.
Từ 10 tỷ trở lên : có 14 doanh nghiệp chiếm 6,3%
Nhìn chung tổng số nộp ngân sách của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội vẫn tăng mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm. Năm 1997 là 555 tỷ đồng, năm 1998 là 569,8 tỷ đồng, năm 2001 đạt 731 tỷ đồng.
2.1.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
2.1.2.1. Thành tựu.
Hà Nội là thủ đô của cả nước. Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không quan trọng nhất, thuận tiện nhất ở khu vực phía Bắc. Do vậy, Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các loại hình doanh nghiệp trong cả nước. Qua số liệu và phân tích ở trên có thể thấy doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội mặc dù có qui mô vốn nhỏ hơn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung ương, không nắm giữ vai trò chủ đạo ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, chỉ đóng góp 5% tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Tuy vậy, cùng với các doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn, doanh nghiệp nhà nước địa phương trong thời gian qua đã cung ứng nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhân dân thủ đô và các vùng phụ cận. Nhiều sản phẩm đã và đang mở rộng thị trường ra khắp đất nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Vì thế doanh thu tăng đều qua các năm. Ví dụ như sản phẩm của Công ty Chiếu sáng và Thiết bị Đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp công ích, sản phẩm của doanh nghiệp được khẳng định ở thị trường trong nước, Trung Quốc, Lào; hay sản phẩm của Công ty khóa Việt Tiệp, dệt len Mùa đông, giầy Thượng Đình, điện tử Hanel, cơ khí Mai Động.
Tuy còn khó khăn về tài chính, thiếu vốn, phương tiện kỹ thuật lạc hậu chưa được thay thế nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội vẫn cố gắng duy trì sản xuất, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, thu nhập người lao động ngày càng tăng, giải quyết được mục tiêu “Việc làm và đời sống” của Thành uỷ Hà Nội.
Ví dụ: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Công ty cơ khí Mai Động.
Nhiều doanh nghiệp đã có bước bứt phá quan trọng, đóng góp đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố, tăng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Thành phố (đặc biệt là nhóm hàng dệt-may, kim khí tiêu dùng, quạt điện, xe đạp, điện tử). Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điển hình đạt mức tăng trưởng cao và có khả năng cạnh tranh như Công ty Xuân Hoà, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty kim khí Thăng Long, Công ty khoá Việt Tiệp. Nhiều dự án sản xuất kinh doanh mới đã đi vào hoạt động làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút nhiều lao động như: dự án sản xuất điện - điện tử, may mặc, giầy dép, sản xuất vật liệu xây dựng. Những nghành công nghiệp này với giá trị sản xuất lớn, tốc độ tăng trưởng tương đối cao đã tạo thành nhóm ngành công nghiệp chủ lực của Hà nội.
Cùng với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, các doanh nghiệp nhà nước địa phương hoạt động trong một số lĩnh vực: công nghiệp, giao thông, xây dựng, dịch vụ, xuất nhập khẩu đã thể hiện vai trò tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phi Nhà nước phát triển. Đặc biệt là đối với sản phẩm thủ công của các làng nghề, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tiềm lực và trình độ quan hệ với các đối tác quốc tế, hoặc không có điều kiện đầu tư lớn và hiện đại. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là nơi đảm bảo “đầu ra”, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho khu vực kinh vực kinh tế này.
2.1.2.2. Tồn tại và yếu kém:
Những kết quả đạt được trong thời gian qua của các doanh nghiệp nhà nước tuy có ý nghĩa rất quan trọng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu và năng lực sẵn có của các doanh nghiệp nhà nước địa phương Hà Nội. Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội còn tồn tại một số yếu kém cơ bản:
- Các doanh nghiệp nhà nước địa phương còn dàn trải, cơ cấu quy mô của các doanh nghiệp hơn mười năm qua không có biến chuyển đáng kể, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có 63,5% doanh nghiệp có quy mô vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng. Các doanh nghiệp nhà nước địa phương đang trực thuộc 28 cơ quan quản lý, lại chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh. Điều đó dẫn đến tình trạng phổ biến là doanh nghiệp thuộc một ngành kinh tế kỹ thuật lại thuộc nhiều cơ quan quản lý và ngược lại, một cơ quan quản lý lại quản lý nhiều ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau chẳng hạn: các doanh nghiệp nhà nước do Sở Công nghiệp quản lý gồm 39 doanh nghiệp thuộc 4 nghành, 69 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp lại do 18 cơ quản quản lý, 45 doanh nghiệp ngành xây dựng cũng do 18 co quan quản lý, 40 doanh nghiệp ngành thương mại do 22 cơ quan quản lý.
Tình trạng trên góp phần tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và ngoài ngành, song cũng gây nên tình trạng manh mún phân tán, hạn chế quá trình tích tụ và tập trung của doanh nghiệp, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước chưa cao, có xu hướng giảm sút từ năm 1995 - 1999 và đến năm 2000 - 2001 mới có chiều hướng tăng trở lại ( thể hiện trong các chỉ tiêu GDP, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Hà Nội.)
Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng GNP các ngành kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn (1995 - 2001)
(Theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị: %
Năm
Cơ cấu theo ngành
1995
1997
1999
2000
2001
Tốc độ tăng trưởng chung
Trong đó:
Công nghiệp mở rộng
Dịch vụ
Nông lâm nghiệp
15,0
16,6
15,0
5,7
12,6
18,4
10,3
4,2
6,48
9,53
4,92
4,94
9,43
19,43
8,44
0,98
10,03
12,6
11,2
1
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước địa phương đang nắm giữ rất nhiều nguồn lực như: tài sản, đất đai, tài nguyên, vị trí thuận lợi, lao động, nguồn nhân lực được đào tạo. Đây chính là nguồn tiềm năng rất lớn mà doanh nghiệp nhà nước chưa khai thác tốt. Do đó, tổng sản phẩm nội địa ở Hà Nội, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu chưa cao.
Bảng 2.8
Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước địa phương vẫn còn rất thấp. Một số bộ phận đáng kể thua lỗ hoặc không có lãi, nhiều doanh nghiệp kể cả một số doanh nghiệp lớn chưa bảo toàn được vốn, vật tư hàng hoá tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất, công nợ chưa thu hồi được... chỉ có khoảng 20 - 30% doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc diện làm ăn giỏi, chuyển đổi và thích nghi nhanh chóng với cơ chế mới. Tiêu biểu như Công ty xe đạp Xuân Hoà, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty dệt may 10 - 10, Công ty bia Hà Nội, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Khoảng 50% doanh nghiệp nhà nước làm ăn trung bình, cố gắng đứng vững trong tình hình hiện nay, khả năng ổn định và phát triển không chắc chắn. Còn khoảng 20% doanh nghiệp nhà nước yếu kém thực sự, thua lỗ kéo dài, nợ đọng lớn. Cụ thể:
Năm 1995 có 36 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chiếm 14,4%. Năm 1997 có 32 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm 9,7%; năm 1998 có 43 doanh nghiệp thua lỗ, chiếm 4,7%. Năm 1999 có 33 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ chiếm 14,9%; năm 2000 và 2001 là 22 doanh nghiệp chiếm 9,95%.[2,tr 5]
Vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước hàng năm vẫn tăng, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước từ 1995-1998 giảm xuống. (Năm 1995 hiệu quả 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,074 đồng lợi nhuận. Năm 1996 là 0,0059 đồng, năm 1997 là 0,046 đồng và năm 1998 là 0,07 đồng) năm 2000 và 2001 tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước có chiều hướng tăng trở lại.
Phần lớn thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp thiếu đồng bộ, lạc hậu từ 20 - 40 năm, song nhiều doanh nghiệp không đủ tiềm lực để đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước địa phương đầu tư mở rộng là chủ yếu, rất ít doanh nghiệp đầu tư chiều sâu mạnh để tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước địa phương còn thấp so với doanh nghiệp nhà nước Trung ương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do thiếu vốn để đổi mới công nghệ, thiết bị, đào tạo lại lực lượng lao động. Thiếu vốn là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 49 - 50% số còn lại chủ yếu là đi vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn khác, có doanh nghiệp vốn vay chiếm tới 90%.
Lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là khó khăn lớn của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội nói chung với doanh nghiệp nhà nước địa phương nói riêng.
Số lao động chờ việc ở các doanh nghiệp nhà nước là khoảng 5%, phần lớn người lao động không qua đào tạo hoặc đào tạo lại nên đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của các doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm cản trở tiến trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay.
Đội ngũ giám đốc, kế toán trưởng ở nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Nhiều người còn đơn thuần là cán bộ chính trị, còn nhiều trường hợp “sống lâu lên lão làng” do đó thiếu tính chuyên nghiệp cao để thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp nhà nước rất nặng nề trong cơ chế thị trường. Cơ chế quản._.
406.274
27.963
7
CT nghe nhìn
4.464
4.001
1.649
2.352
463
52
CT khách sạn và du lịch công đoàn
CT Kinh đô
Khách sạn du lịch Công đoàn
CT TMại và Dvụ T.Hợp Hà Nội
12.039
12.039
8.364
3.675
230
CT địa chính Hà Nội
2.711
1.710
597
1.113
1.001
210
CT kinh doanh nhà số 1
1.658
1.658
1.538
120
235
CT điện cơ Thống Nhất
26.066
26.066
7.645
18.421
629
CT bia Việt Hà
115.712
115.712
98.038
17.629
358
CT dệt 19/5
41.195
16.536
15.523
1.013
24.659
541
CT dệt kim Thăng Long
7.830
7.830
6.222
1.608
422
CT dệt len mùa đông
14.548
7.808
4.541
3.267
6.740
1.032
CT dệt Minh Khai
36.713
16.197
12.859
3.338
20.516
1.161
CT giầy Thượng Đình
23.474
13.955
11.211
2.744
9.519
1.642
CT giầy Thuỵ Khuê
15.317
10.898
10.898
4.419
1.621
CT hoá chất sơn Hà Nội
9.996
4.872
3.669
1.203
5.124
227
CT khoá Việt Tiệp
17.821
5.774
3.183
2.591
12.047
819
CT Mai Động
52.710
11.385
6.446
4.939
41.325
475
CT May 40
24.625
12.928
12.928
11.697
1.319
CT VIHA
13.367
4.823
4.306
517
8.544
320
CT xe máy xe đạp Thống Nhất
20.195
7.348
7.067
281
12.847
318
CT Xuân Hoà
65.052
29.629
24.184
5.445
35.423
854
CT xích líp Đông Anh
25.541
3.851
3.525
326
21.690
333
CT Du lịch dịch vụ Hà Nội
41.229
41.229
20.624
20.605
273
CT Du lịch Hà Nội
109.749
109.749
57.973
51.776
850
CT Hoàng Long
12.462
10.198
2.827
7.371
2.264
136
CT sách và thiết bị trường học
2.998
2.998
1.956
1.042
82
CT công viên cây xanh
80.712
80.712
17.912
62.800
731
CT chiếu sáng và TB đô thị
32.879
20.640
8.958
11.682
12.239
710
CT bao bì 27-7
16.945
11.974
9.951
2.023
4.971
415
CT DV lao động hợp tác quốc tế
2.535
2.535
1.462
1.073
65
CT SXKD của người tàn tật
14.264
14.264
14.079
185
157
CT đông thành
2.131
911
911
1220
163
CT đầu tư XDNN-PTNT
5.964
4.230
4.155
75
1.734
103
CT Bắc Hà
1.077
1.077
1.022
55
204
CT giống cây trồng
2.822
2.822
2.581
241
79
CT giống gia súc Hà Nội
7.779
7.779
5.607
2.172
194
CT Tam thiên mẫu
1.647
1.647
1.593
54
402
CT xổ số kiến thiết Thủ đô
13.216
13.216
3.876
9.340
371
CT Bách hoá Hà Nội
9.920
8.404
6.595
1.809
1.516
740
CT Phát triển XNK&ĐT
5.408
2.681
2.036
645
2.727
173
CT SX-XNK Nông sản Hà Nội
2.925
2.925
2.317
608
218
CT Thực phẩm Hà Nội
28.000
23.956
21.895
2.061
4.044
605
CT Thuỷ Tạ
16.208
2.267
1.616
651
13.941
234
7
CT TM-DV Thòi Trang
7.643
7.643
7.097
546
460
CT TM-DV Tràng Thi
9.600
8.158
7.115
1.043
1.442
444
CT Xăng dầu chất đốt
5.094
5.094
4.414
680
292
CT điện ảnh băng hình
5.864
5.864
5.108
756
90
CT in tổng hợp
4.674
4.674
4.443
231
132
CT mỹ thuật và vật phẩm văn hoá
4.265
2.435
1.986
449
1.830
194
CT phát hành sách
2.968
2.098
1.479
619
870
200
CT cơ điện Trần Phú
60.817
13.179
9.696
3.483
47.638
313
CT Tư vấn Kiến trúc đô thị
3.367
3.367
2.888
479
220
CT Xây dựng số 5 Hà Nội
4.520
4.520
1.903
2.617
237
CT đầu tư phát triển nhà Hà Nội
12.269
12.269
652
11.617
50
CT đầu tư phát triển XLCN dân dụng
CT đầu tư PT nhà số 12
2.320
2.320
1.298
1.022
146
CT đầu tư xây dựng Hà Nội
18.437
10.297
4.725
5.572
8.140
970
CT đầu tư xây dựng số 2
27.220
8.800
1.883
6.917
18.420
487
CT kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội
42.837
42.837
15.348
27.489
88
CT kinh doanh và xây dựng nhà Thanh Trì
17.790
3.093
1.984
1.109
14.697
808
CT kinh doanh và xây dựng nhà
5.960
5.960
1.554
4.406
65
CT thiết kế xây dựng nhà Hà Nội
2.197
2.197
721
1.476
229
CT tu tạo và phát triển nhà
18.481
17.513
16.038
1.475
968
230
CT xây dựng Hồng Hà
57.072
13.748
10.105
3.643
43.324
187
CT xây dựng số 3 Hà Nội
34.718
34.718
3.407
31.311
310
CT xây dựng số 9 Hà Nội
6.148
5.388
1.715
3.673
760
471
CT xây dựng và phát triển nhà HBT
4.982
4.982
1.310
3.672
111
CT XDKD phát triển nhà Đống Đa
32.542
27.542
24.917
2.625
5.000
342
CT XNK và đầu tư xây dựng Hà Nội
16.647
16.647
6.034
10.613
95
Văn phòng TCT đầu tư và phát triển nhà HN
3.108
2.750
2.750
358
68
CT sản xuất và xuất nhập khẩu đầu tư TN
2.595
2.315
2.265
50
280
350
CT Thương mại và đầu tư phát triển
7.748
6.704
6.210
494
1.044
200
CT than và vật liệu xây dựng TN
3.134
2.301
2.175
126
833
450
Nhà xuất bản Hà Nội
1.574
1.574
575
999
21
Doanh nghiệp công ích
204.072
204.072
183.798
20.274
7.743
CT công viên thống nhất
7.973
7.973
6.629
1.344
420
CT khai thác điểm đỗ xe Hà Nội
26.946
26.946
25.727
1.219
497
CT môi trường đô thị Hà Nội
64.333
64.333
50.866
13.467
3.650
CT quản lý bến xe Hà Nội
44.701
44.701
42.718
1.983
416
CT thoát nước Hà Nội
11.553
11.553
9.973
1.580
1.690
Vườn thú Hà Nội
7.725
7.725
7.177
548
810
CT dụng cụ chỉnh hình và p/hồi chức năng
24.473
24.473
24.375
98
90
CT khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lâm
16.368
16.368
13.333
35
170
Chuyển cơ quan quản lý
124.248
47.721
39.966
7.755
76.527
734
9
5
CT đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà
3.695
3.695
1.720
1.975
61
CT SXCN và xây lắp Hà Nội
63.563
3.143
3.143
60.420
130
CT vận tải biển Hà Nội
34.832
31.228
29.668
1.560
3.604
340
CT đầu tư xây lắp TM
19.078
8.821
4.698
4.123
10.257
182
CT Việt Hà
3.080
834
737
97
2.246
21
9
Chuyển đơn vị sự nghiệp
720
720
720
8
Báo màn ảnh sân khấu
720
720
720
8
Chuyển công ty mẹ - công ty con
1.509.748
1.324.884
1.123.559
201.325
184.864
16.950
10
CT dịch vụ V.Tư kỹ thuật Hà Nội
3.757
3.757
1.767
1.990
45
CT sản xuất Bao bì & hàng XK
4.096
721
721
3.375
90
CT SX-XNK hàng TCMN
1.148
1.148
835
313
43
CT Thanh Hà
3.357
3.315
3.246
69
42
210
CT Tmại và đầu tư Hà Nội
4.692
4.692
2.210
2.482
28
10
CT Tmại và thảm may Hà Nội
CT XNK hàng TD & TMCN Hà Nội
4.579
3.983
3.112
871
596
70
CT công trình giao thông 2
6.977
6.719
2.430
4.289
258
320
CT công trình giao thông III
10.997
10.997
5.106
5.891
421
CT kinh doanh nước sạch số 2 HN
86.224
86.224
86.224
195
CT điện tử Giảng Võ
51.027
50.016
46.058
3.958
1.011
230
CT Bách hoá 5 Nam Bộ
2.282
1.466
1.123
343
816
151
CT TM-XNK Hà Nội
7.451
4.370
4.080
290
3.081
74
CT Bê tông và XD Vĩnh Tuy
9.200
2.593
1.658
935
6.607
236
CT Tư vấn và thiết kế XD HN
1.251
1.251
758
493
170
CT vật liệu và XD Đại La
4.971
1.144
785
359
3.827
238
CT VLXD và XNK Hồng Hà
7.889
7.889
5.250
2.639
388
CT Xây dựng Công nghiệp
12.060
12.060
3.339
8.721
720
CT XD Lắp máy Điện nước
8.685
5.884
1.585
4.299
2.801
281
CT XD & PT công trình hạ tầng
2.173
2.173
882
1.291
34
NM Gạch Phúc Thịnh
5.475
4.079
3.766
313
1.396
905
CT SX-XNK TH Hà Nội
39.650
26.341
26.144
197
13.309
2.036
CT XNK và đầu tư Hà Nội
48.934
41.574
21.337
20.237
7.630
173
CT DL & TMại THợp Thăng Long
17.089
9.986
6.255
3.731
7.103
132
CT công trình giao thông I
6.061
5.708
3.422
2.286
353
321
CT kinh doanh nước sạch Hà Nội
208.634
193.408
193.408
15.226
1.634
CT SX-DV-XNK Nam HN
15.799
5.824
5.772
52
9.975
270
CT Đầu tư PT hạ tầng đô thị
45.715
45.715
9.504
36.211
697
CT Đầu tư XD và SX vật liệu Cầu Đuống
11.318
6.756
4.976
1.780
4.562
806
CT Bê tông và XD Thịnh Liệt
19.760
8.425
4.749
3.676
11.335
315
CT Xây dựng Dân dụng HN
63.223
63.223
56.323
6.900
586
CT Xây dựng số 1 Hà Nội
13.402
11.451
3.598
7.853
1.951
1.304
CT điện tử Hà Nội
608.484
592.212
558.373
33.839
16.272
318
CT Kim khí Thăng Long
59.609
16.770
5.501
11.269
42.839
1.059
CT vận tải dịch vụ công cộng
113.779
83.010
49.262
33.748
30.769
2.450
Cổ phần hoá
434.318
322.155
225.916
96.239
112.163
10.009
284
CT vật tư tổng hợp Hà Anh
9.201
9.201
3.137
6.064
150
10
CT ăn uống khách sạn Gia Lâm
1.415
673
419
254
742
66
CT dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm
6.033
5.031
3.708
323
1.002
55
10
CT vườn quả du lịch Từ Liêm
6.514
6.447
3.419
3.028
67
43
CT khảo sát đo đạc
3.351
3.351
560
2.791
252
CT Bánh kẹo Tràng An
21.804
16.250
9.209
7.041
5.554
533
CT Cơ khí Đồng Tháp
26.156
7.581
2.707
4.874
18.575
113
CT cơ khí Nam Hồng
5.016
2.033
1.305
728
2.983
160
CT dệt kim Hà Nội
16.228
12.056
6.630
5.426
4.172
603
CT giầy Ngọc Hà
13.590
7.699
7.699
5.891
835
CT Giấy Trúc Bạch
5.578
3.210
2.786
424
2.368
157
CT hoá phẩm Ba Nhất
3.869
3.839
3.839
30
146
CT Nhựa Hà Nội
11.887
4.663
3.292
1.371
7.224
222
CT Nhuộm Tô Châu
16.160
13.599
12.832
767
2.561
201
CT nước giải khát TR/Xuân
1.128
1.128
1.128
76
CT Phương Nam
7.879
7.681
6.381
1.300
198
78
CT SX XNK xe đạp, xe máy
11.044
11.044
6.792
4.252
80
CT Thăng Long
8.538
6.634
6.509
125
1.904
300
CT thiết bị Kỹ thuật điện
10.734
4.880
3.676
1.204
5.854
130
CT thuỷ tinh Hà Nội
16.659
14.481
14.057
424
2.178
162
CT vật tư Công nghiệp Hà Nội
13.332
2.029
1.577
452
11.303
600
CT xe đạp xe máy Đống Đa
13.592
8.040
7.067
973
5.552
111
XN đo lường
1.077
627
558
69
450
71
XN bánh mứt kẹo Hà Nội
5.649
5.649
4.822
827
327
CT DL-TM Thủ Đô
2.793
2.793
2.019
774
57
CT xây dựng và trang trí nội thất TH
10.39
1.039
726
313
28
2
CT cơ điện công trình
49.816
31.513
19.450
12.063
18.303
124
CT tư vấn đầu tư XD GTCC Hà Nội
5.857
5.857
3.732
2.125
282
CT vận tải thuỷ Hà Nội
7.701
7.316
3.701
3.615
385
41
CT xây dựng giao thông đô thị
3.753
3.753
2.891
862
197
CT xây lắp giao thông công chính
4.993
4.421
2.094
2.327
572
224
NM đóng tầu Hà Nội
8.930
7.229
5.207
2.022
1.701
300
CT Thanh Xuân
5.075
5.075
4.691
384
57
CT đầu tư khai thác Hồ Tây
23.483
23.483
22.452
1.031
120
CT Hà Thuỷ
4.065
4.065
3.725
340
68
CT tư vấn xây dựng thuỷ lợi và PTNT
937
937
180
757
50
CT thi công cơ giới xây dựng
1.395
1.395
1.280
115
100
CT vật tư nông nghiệp Hà Nội
4.039
4.039
3.373
666
58
CT xây dựng NN và PTNT
2.733
1.621
1.459
162
1.112
110
CT XNK và xây dựng NLN
6.333
6.333
5.665
668
265
CT Đông á
4.154
4.154
3.973
181
87
44
CT DV - XNK & TM
4.340
4.340
3.571
769
33
CT Thương mại Hà Nội
8.751
8.751
8.146
605
321
130
CT TM Thanh Trì
2.945
2.945
709
2.236
124
CT TM-KS Đống Đa
4.328
3.008
2.612
396
1.320
140
CT TNTH Đông Anh
1.376
1.176
741
435
200
187
60
CT TNTH Gia Lâm
1.079
1.079
783
296
320
CT VLXD Hà Nội
2.779
2.779
2.670
109
178
19
CT SXDV và du lịch TDTT
1.742
1.742
1.526
216
41
CT xây dựng và phục chế công trình VH
1.618
1.618
1.158
460
250
CT dược phẩm và trang TB y tế
9.138
8.864
4.013
4.851
274
366
5
XN dược phẩm Hà Nội
18.210
8.586
5.871
2.715
9.624
214
4
CT cơ giới xây dựng Đông Anh
3.656
3.656
2.005
1.651
129
CT xây dựng kinh doanh nhà Sóc Sơn
826
762
211
551
64
67
Giao doanh nghiệp
4.494
4.446
3.489
957
48
26
6
CT Ăn uống KS Sóc Sơn
CT DV nông nghiệp Sóc Sơn
536
536
206
330
8
CT phát triển nông lâm ngư và dịch vụ Sóc Sơn
CT May xuất khẩu Thành Công
CT phát triển Công nghiệp
CT xuất nhập khẩu Hà Lâm
3.127
3.127
2.706
421
6
6
CT SX-XNK Hà Nội
831
783
577
206
48
12
Cửa hàng lương thực 60 Ngô Thì Nhậm
Giao doanh nghiệp
1.
CT vận tải thương nghiệp
Khoán kinh doanh
6.584
6.491
6.398
93
93
142
1.
Lâm trường Sóc Sơn
6.584
6.491
6.398
93
93
142
Sáp nhập hợp nhất
242.249
206.554
183.705
22.849
35.695
4.563
CT dịch vụ nông nghiệp Thanh Trì
915
915
326
589
14
CT Du lịch văn hoá Từ Liêm
33.660
33.660
33.091
569
41
CT kinh doanh nhà số 2
2.488
1.813
1.490
323
675
320
CT kinh doanh nhà số 3
4.428
4.367
1.609
2.758
61
75
CT Bi Hà Nội
8.135
4.071
3.852
219
4.064
127
CT cơ khí Mai Lâm
16.373
2.091
1.604
487
14.282
186
CT Cao su Hà Nội
20.444
19.259
19.062
197
1.185
592
CT kinh doanh thực phẩm vi sinh
343
343
232
111
7
CT Kỹ thuật điện thông
2.889
2.889
2.889
100
CT phụ tùng Đông Anh
10.634
1.385
1.279
106
9.249
158
CT thiết bị lạnh Long Biên
8.948
8.608
6.334
2.274
340
102
Viện Kỹ thuật cơ kim
904
904
148
756
41
XN mỹ phẩm
1.296
1.158
838
320
138
64
CT du lịch Đồng Lợi
4.217
4.217
3.733
484
67
CT DL-TM Đống Đa
1.829
1.670
987
683
159
125
CT DL-TM Cổ Loa
6.691
2.821
1.324
1.497
3.870
45
CT DL-TM Hà Nội
3.281
3.281
2.677
604
46
CT công trình giao thông 4
6.685
6.685
2.467
4.218
369
CT cao su 3-2
1.884
1.884
1.618
266
59
CT khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì
14.615
14.615
14.602
13
37
CT khai thác công trình TL Sóc Sơn
20.101
20.101
19.866
235
89
CT KT-CT thuỷ lợi Từ Liêm
16.182
16.182
15.672
510
105
XN XD công trình thuỷ nông Đông Anh
31.947
31.947
31.455
492
189
Trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội
4.416
4.016
3.968
48
400
60
Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội
7.152
6.465
6.463
2
687
72
XN sản xuất và DVNN Gia Lâm
620
620
448
172
102
CT Cửu Long
1.643
1.643
1.463
180
75
Hãng phim Hà Nội
656
656
656
7
CT XD và SXVL xây dựng
2.851
2.851
2.119
732
72
CT thương mại và du lịch TN
1.864
1.829
1.806
23
35
200
CT xây dựng thanh niên
2.232
2.232
1.245
987
450
CT xây dựng Tuổi trẻ
1.926
1.376
1.271
105
550
567
Tổng cộng
3.894.928
3.079.264
2.329.904
749.360
815.664
68.139
316
Bảng 2.8: Tổng kim ngạch xuất khẩu Hà Nội trong nhng năm qua
1994
1995
1996
1997
1999
2000
Kim ngạch (1.000USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (1.000USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (1.000USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (1.000USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (1.000USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (1.000USD)
Tỷ trọng (%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
555.826
100
755.000
100
1.005.000
100
1.201.480
100
1.260.000
100
1.500.000
100
Xuất khẩu địa phơng
135.687
24,54
161.281
21,36
215.000
21,39
400.000
33,29
349.508
28,98
400.000
26,67
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 1996 - 2000
Bảng 5: Tổng hợp lộ trình sắp xếp các DNNN thuộc Thành phố Hà Nội
Giai đoạn 2002 - 2005
(Tổng hợp từ dự thảo đề án sắp xếp của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Tên doanh nghiệp
Sở, Ban, Ngành
Lộ trình sắp xếp
Loại hình sắp xếp
Năm thực hiện
Giữ nguyên DNNN
Chuyển CT mẹ - CT con
CT điện tử Giảng võ
Sở lao động thương binh và XH
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT Bách hoá 5 Nam Bộ
Sở Thương Mại
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT SX-DV-XNK Nam Hà Nội
Sở Thương Mại
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
1
CT TM Thanh Trì
Sở Thương Mại
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT TM - XNK - Hà Nội
Sở Thương Mại
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT đầu tư PT hạ tầng đô thị
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2003
1
CT đầu tư XD và SX vật liệu Cầu Đuống
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
1
CT bê tông và XD Thịnh Liệt
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
1
CT bê tông và XD Vĩnh Tuy
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT tư vấn và thiết kế XD Hà Nội
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT vật liệu và XD Đại La
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT VLXD và XNK Hồng Hà
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT xây dựng số 1 Hà Nội
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
1
CT XD lắp máy Điện nước
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT XD&PT công trình hạ tầng
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
NM gạch Phúc Thịnh
Sở xây dựng
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
CT điện tử Hà Nội
UBND thành phố
Chuyển CTmẹ - CT con
2004
Chuyển CT TNHH 1 Thành viên
CT nghe nhìn
Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT SX - XNK tổng hợp Hà Nội
L. Hiệp SX - XNKTH Hà Nội
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT thương mại và dịch vụ T. Hợp HN
Liên Hiệp UNIMEX
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT XNK và đầu tư Hà Nội
Liên Hiệp UNIMEX
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT địa chính Hà Nội
Sở địa chính nhà đất
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT điện cơ Thống Nhất
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT bia Việt Hà
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT dệt 19/5
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT dệt kim Thăng Long
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT dệt len mùa đông
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT dệt Minh Khai
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT giầy Thượng Đình
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT giầy Thuỵ Khuê
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT hoá chất sơn Hà Nội
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT khoá Việt Tiệp
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT kim khí Thăng Long
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT Mai Động
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT may 40
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT Xuân Hoà
Sở công nghiệp
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT du lịch dịch vụ Hà Nội
Sở Du lịch
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT du lịch Hà Nội
Sở Du lịch
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT Hoàng Long
Sở Du lịch
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT sách và thiết bị trường học
Sở Giáo dục và đào tạo
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT công trình giao thông III
Sở giao thông công chính
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT công viên cây xanh
Sở giao thông công chính
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT chiếu sáng và thiết bị đô thị
Sở giao thông công chính
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT kinh doanh nước sạch Hà Nội
Sở giao thông công chính
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT vận tải và dịch vụ công cộng
Sở giao thông công chính
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT bao bì 27/7
Sở lao động thương binh và XH
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT DV lao động hợp tác Quốc tế
Sở lao động thương binh và XH
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT SXKD của người tàn tật
Sở lao động thương binh và XH
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT Đông thành
Sở NN & PTNT
CT TNHH 1 Thành viên
2005
1
CT đầu tư XDNN - PTNT
Sở NN & PTNT
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT Bắc Hà
Sở NN & PTNT
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT Tam Thiên Mẫu
Sở NN & PTNT
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT xây dựng Nhà nước và PTNT
Sở NN & PTNT
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT xổ số kiến thiết Thủ Đô
Sở tài chính - Vật giá
CT TNHH 1 Thành viên
2005
1
CT bách hoá HN
Sở Thương Mại
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT thương mại dịch vụ Tràng Thi
Sở Thương Mại
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT thực phẩm HN
Sở Thương Mại
CT TNHH 1 Thành viên
2003
1
CT điện ảnh băng hình
Sở Văn hoá thông tin
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT in tổng hợp
Sở Văn hoá thông tin
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT phát hành sách
Sở Văn hoá thông tin
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT cơ điện Trần Phú
Sở xây dựng
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT tư vấn Kiến trúc đô thị
Sở xây dựng
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT xây dựng công nghiệp
Sở xây dựng
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT xây dựng dân dụng HN
Sở xây dựng
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT ĐT & PT nhà số 6
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT đầu tư phát triển nhà HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT đầu tư xây dựng HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT đầu tư xây dựng số 2
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT kinh doanh dịch vụ nhà HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT thiết kế xây dựng nhà HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT tu tạo và phát triển nhà
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT xây dựng Hồng Hà
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT xây dựng số 3 HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
CT XNK và đầu tư xây dựng HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
VP TCT đầu tư và phát triển nhà HN
TCT đầu tư và phát triển nhà
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
Nhà xuất bản HN
UBND thành phố
CT TNHH 1 Thành viên
2004
1
Các doanh nghiệp công ích
CT công viên thống nhất
Sở giao thông công chính
Doanh nghiệp công ích
1
CT khai thác điểm đỗ xe HN
Sở giao thông công chính
Doanh nghiệp công ích
1
CT môi trường đô thị HN
Sở giao thông công chính
Doanh nghiệp công ích
1
CT quản lý bến xe HN
Sở giao thông công chính
Doanh nghiệp công ích
1
CT thoát nước HN
Sở giao thông công chính
Doanh nghiệp công ích
1
Vướn thú HN
Sở giao thông công chính
Doanh nghiệp công ích
1
CT dụng cụ chấn chỉnh và phục hồi chức năng
Sở lao động thương binh và XH
Doanh nghiệp công ích
1
Các DN sẽ tiến hành hợp nhất
CT thương mại và đầu tư phát triển
Hợp nhất
Hợp nhất
2004
CT than và vật liệu xây dựng thanh niên
Hợp nhất
Hợp nhất
2004
CT kinh doanh nhà số 1
Sở địa chính nhà đất
Hợp nhất
2004
CT kinh doanh nhà số 2
Sở địa chính nhà đất
Hợp nhất
2004
CT kinh doanh nhà số 3
Sở địa chính nhà đất
Hợp nhất
2004
CT VIHA
Sở công nghiệp
Hợp nhất
2004
CT xe máy xe đạp Thống Nhất
Sở công nghiệp
Hợp nhất
2004
CT công trình giao thông 2
Sở giao thông công chính
Hợp nhất
2004
CT công trình giao thông 4
Sở giao thông công chính
Hợp nhất
2004
CT công trình giao thông I
Sở giao thông công chính
Hợp nhất
2004
CT kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội
Sở giao thông công chính
Hợp nhất
2004
CT giống cây trồng
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2004
CT giống gia súc Hà Nội
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2004
CT khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lâm
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2004
CT khai thác công trình thuỷ lợi Sóc Sơn
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2003
CT khai thác công trình thuỷ lợi Thanh Trì
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2003
CT khai thác công trình thuỷ lợi Từ Liêm
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2003
Trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2004
Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2003
XN khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh
Sở NN&PTNT
Hợp nhất
2003
CT kinh doanh phát triển nhà Thanh Trì
TCT đầu tư và phát triển nhà
Hợp nhất
2004
CT sản xuất và XNK đầu tư TN
Thành đoàn Hà Nội
Hợp nhất
2004
CT thương mại và du lịch thanh niên
Thành đoàn Hà Nội
Hợp nhất
2004
CT xây dựng thanh niên
Thành đoàn Hà Nội
Hợp nhất
2003
CT xây dựng Tuổi trẻ
Thành đoàn Hà Nội
Hợp nhất
2003
Các DN sẽ tiến hành sáp nhập
CT du lịch văn hoá Từ Liêm
Huyện Từ Liêm
Sáp nhập
2003
CT bi Hà Nội
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2003
CT cơ Khi Mai Lâm
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2002
CT cao su Hà Nội
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2003
CT kinh doanh thực phẩm vi sinh
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2002
CT kỹ thuật điện thông
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2003
CT phụ tùng Đông Anh
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2003
CT thiết bị lạnh Long Biên
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2002
CT xích líp Đông Anh
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2004
Viện kỹ thuật cơ kim khí
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2002
XN mỹ phẩm
Sở công nghiệp
Sáp nhập
2002
CT du lịch Đồng Lợi *
Sở Du lịch
Sáp nhập
2002
CT du lịch thương mại Đống Đa
Sở Du lịch
Sáp nhập
2003
CT du lịch thương mại Cổ Loa
Sở Du lịch
Sáp nhập
2003
CT du lịch thương mại Hà Nội
Sở Du lịch
Sáp nhập
2003
CT cao 3/2
Sở lao động thương binh và xã hội
Sáp nhập
2003
XN sản xuất và DVNN Gia Lâm
Sở NN & PTNT
Sáp nhập
2003
CT Cửu Long
Sở Thương Mại
Sáp nhập
2004
CT mỹ thuật và vật phẩm văn hoá
Sở văn hoá thông tin
Sáp nhập
2004
Hãng phim Hà Nội
Sở văn hoá thông tin
Sáp nhập
2003
CT XD và XDVL xây dựng
Sở xây dựng
Sáp nhập
2002
Giao doanh nghiệp
CT vận tải thương nghiệp *
Sở Thương mại
Giao doanh nghiệp
2002
Khoán kinh doanh
Lâm trường Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn
Khoán kinh doanh
2003
Cổ phần hoá
C T vật tư tổng hợp Hà Anh
Huyện Đông Anh
Cổ phần hoá
2002
CT ăn uống khách sạn Gia Lâm
Huyện Gia Lâm
Cổ phần hoá
2003
CT SXKD hàng xuất khẩu Gia Lâm
Huyện Gia Lâm
Cổ phần hoá
2002
XN cao lanh gốm sứ Sóc sơn
Huyện Sóc Sơn
Cổ phần hoá
2002
CT dịch vụ nông nghiệp Thanh trì
Huyện Thanh trì
Cổ phần hoá
2003
CT đầu tư XD kinh doanh nhà
Huyện Từ liêm
Cổ phần hoá
2003
CT dịch vụ nông nghiệp Từ liêm
Huyện Từ liêm
Cổ phần hoá
2002
CT vườn quả du lịch Từ liêm
Huyện Từ liêm
Cổ phần hoá
2005
CT dịch vụ vật tư kỹ thuật Hà Nội
L. Hiệp SX -XNKTH HN
Cổ phần hoá
2003
CT sản xuất bao bì và hàng XK
L. Hiệp SX -XNKTH HN
Cổ phần hoá
2003
CT SX - XNK hàng TCMN
L. Hiệp SX -XNKTH HN
Cổ phần hoá
2003
CT Thanh Hà
L. Hiệp SX -XNKTH HN
Cổ phần hoá
2003
CT SXCN và xây lắp Hà Nội
Liêp Hiệp UNIMEX
Cổ phần hoá
2002
CT thương mại và đầu tư Hà Nội
Liêp Hiệp UNIMEX
Cổ phần hoá
2003
CT thương mại và bao bì Hà Nội
Liêp Hiệp UNIMEX
Cổ phần hoá
2003
CT thương mại XNK tổng hợp Hà Nội
Liêp Hiệp UNIMEX
Cổ phần hoá
2003
CT XNK hàng TD & TCMN Hà Nội
Liêp Hiệp UNIMEX
Cổ phần hoá
2003
CT khảo sát đo đạc
Sở địa chính nhà đất
Cổ phần hoá
2004
CT bánh kẹo Tràng An
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
CT cơ khí Đồng Tháp
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2004
CT cơ khí Nam Hồng
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
CT dệt kim Hà Nội
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
CT giầy Ngọc Hà
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2004
CT giấy Trúc Bạch
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2004
CT hoá phẩm Ba Nhất
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2002
CT nhựa Hà Nội
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2005
CT nước giải khát Trường Xuân
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
CT Phương Nam
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2004
CT SX XNK xe đạp xe máy
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
CT Tô Châu
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2002
CT Thăng Long
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2004
CT thiết bị kỹ thuật điện
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2005
CT thuỷ tinh Hà Nội
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2004
CT vật tư công nghiệp Hà Nội
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
CT xe đạp xe máy Đống Đa
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
XN đo lường
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2002
XN bánh mứt kẹo Hà Nội
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2003
XN kim Hà Nội *
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2002
XN văn hoá phẩm*
Sở công nghiệp
Cổ phần hoá
2002
CT DL & Thương mại Tổng hợp Thăng Long
Sở du lịch
Cổ phần hoá
2003
CT du lịch thương mại Thủ Đô
Sở du lịch
Cổ phần hoá
2002
CT xây dựng và trang trí nội thất TH
Sở Giáo dục và đào tạo
Cổ phần hoá
2002
CT cơ điện công trình
Sở giao thông công chính
Cổ phần hoá
2003
CT tư vấn đầu tư XD GTCC Hà Nội
Sở giao thông công chính
Cổ phần hoá
2004
CT xây dựng giao thông đô thị
Sở giao thông công chính
Cổ phần hoá
2004
CT xây lắp giao thông công chính
Sở giao thông công chính
Cổ phần hoá
2004
NM đóng tầu Hà Nội
Sở giao thông công chính
Cổ phần hoá
2004
CT Thanh xuân
Sở lao động thương binh và xã hội
Cổ phần hoá
2004
Ct đầu tư khai thác Hồ Tây
Sở NN & PTNT
Cổ phần hoá
2004
CT Hà Thuỷ
Sở NN & PTNT
Cổ phần hoá
2004
CT tư vấn xây dựng thuỷ lợi và PTNT
Sở NN & PTNT
Cổ phần hoá
2002
CT thi công cơ giới xây dựng
Sở NN & PTNT
Cổ phần hoá
2003
CT vật tư nông nghiệp Hà Nội
Sở NN & PTNT
Cổ phần hoá
2003
CT XNK và xây dựng nông lâm nghiệp
Sở NN & PTNT
Cổ phần hoá
2004
CT Đông Á
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2004
CT đầu tư xây lắp thương mại
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2002
CT DV – XNK & TM
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2004
CT phát triển XNK và đầu tư
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2003
CT SX – XNK nông sản Hà Nội
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2004
CT thương mại dịch vụ Thời Trang
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2003
CT thươg mại Hà Nội
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2004
CT thương mại khách sạn Đống Đa
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2003
CT thương nghiệp tổng hợp Đông Anh
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2002
CT thương nghiệp tổng hợp Gia Lâm
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2002
CT Thuỷ Tạ
Sở Thương mại
Cổ phần hoá
2004
CT vật liệu xây dựng Hà Nội
Sở Thương mại
Cổ phần hoá
2004
CT xăng dầu chất đốt
Sở Thương Mại
Cổ phần hoá
2003
CT SXDV và du lịch TDTT
Sở Thể dục thể thao
Cổ phần hoá
2003
CT xây dựng và phục chế công trình văn hoá
Sở Văn hoá thông tin
Cổ phần hoá
2005
CT xây dựng số 5 Hà Nội
Sở xây dựng
Cổ phần hoá
2004
CT dược phẩm và trang thiết bị y tế
Sở Y tế
Cổ phần hoá
2002
XN dược phẩm Hà Nội
Sở Y tế
Cổ phần hoá
2002
CT đầu tư phát triển XL CN dân dụng
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2004
CT đầu tư PT nhà số 12
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2002
CT cơ giới xây dựng Đông Anh
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2003
CT kinh doanh và xây dựng nhà
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2004
CT xây dựng kinh doanh nhà Sóc Sơn
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2003
CT xây dựng nhà 9 Hà Nội
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2004
CT xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng
TCT đầu tư và phát triển nhà
Cổ phần hoá
2004
Chuyển đơn vị sự nghiệp có thu
Báo màn ảnh sân khấu
Sở Văn hoá thông tin
Chuyển ĐV sự nghiệp có thu
2002
Chuyển cơ quan quản lý
CT vận tải biển Hà Nội
Sở giao thông công chính
Chuyển cơ quan quản lý
2003
CT vận tải thuỷ Hà Nội
Sở giao thông công chính
Chuyển cơ quan quản lý
2004
CT Việt Hà
Sở Thương Mại
Chuyển cơ quan quản lý
2002
Giải thể
CT Ăn uống khách sạn Sóc sơn
Huyện Sóc Sơn
Giải thể
2003
CT DV nông nghiệp Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn
Giải thể
2002
CT phát triển nông lâm ngư và dịch vụ Sóc sơn
Huyện Sóc Sơn
Giải thể
2003
CT may Thành Công
L. Hiệp SX - XNKTH Hà Nội
Giải thể
2003
CT phát triển công nghiệp (LICOSA)
Sở công nghiệp
Giải thể
2002
CT XNKHà Lâm
Sở NN & PTNT
Giải thể
2003
CT SX - XNK Hà Nội
Sở Thương Mại
Giải thể
2003
Cửa hàng lương thực 60 Ngô Thì Nhậm
UBND thành phố Hà Nội
Giải thể
2003
Tổng cộng
72
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37162.doc