LỜI MỞ ĐẦU
Nghề dệt may đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời nay. Xuất phát điểm từ những hoạt động sản xuất cá thể, hộ gia đình rồi tới các làng nghề thủ công. Ngày nay nghề dệt may đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật lớn mạnh, đã thực sự khẳng định vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện tại, ngành có tìm lực phát triển khá mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân trên 9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, chiếm 2%
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phương thức xuất khẩu cho ngành may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDP cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đã đạt 2,15 tỷ USD, năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, chiếm 14% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngành đã tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động công nghiệp.
Bàn về vấn đề xuất khẩu của ngành may Việt Nam hiện nay thì xuất khẩu được thực hiện chủ yếu bằng phương thức gia công. Giá trị hàng hóa thực hiện theo phương thức này trong những năm qua dao động trong khoảng 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may. Nguyên liệu và phụ liệu do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho may xuất khẩu hết sức hạn hẹp. Việc không đảm bảo đủ nguyên liệu, thậm chí cả phụ liệu mà phải nhận từ khách hàng không chỉ làm cho các doanh nghiệp may Việt Nam bị động trong tổ chức sản xuất mà làm cho hiệu quả quá trình sản xuất kém, giá trị gia tăng thấp. Do vậy, để ngành may tiếp tục tăng tốc như thời gian qua thì việc tăng giá trị gia tăng là vấn đề có ý nghĩa sống còn.Muốn vậy, các doanh nghiệp may phải dần lấy lại được tính chủ động trong việc tổ chức sản xuất hay nói cách khác, các doanh nghiệp may cần xem xét việc hoàn thiện phương thức gia công xuất khẩu, kể cả có nên thay đổi phương thức xuất khẩu của ngành.
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU
1.1:Lịch sử phát triển và khái quát ngành dệt may Việt Nam hiện nay
1.1.1:Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam. Đặc biệt ngành dệt sợi có từ lâu và phát triển mạnh trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương đã tồn tại nhiều nhà sản xuất vải tại Việt Nam sử dụng sợi nhập khẩu. Thực dân Pháp đã tăng thuế nhập khẩu sợi làm cho sản xuất vải tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Nhưng trong thời kỳ này nhiều nhà máy dệt hiện đại do Pháp đầu tư đã được thành lập. Năm 1889, nhà máy dệt đầu tiên tại Việt Nam được Pháp xây dựng tại Nam Định, tiếp theo là năm 1894 tại Hà Nội và sau đó tại Hải Phòng. Năm 1912, ba nhà máy hợp nhất thành “Công ty dệt vải Đông Kinh”. Chính phủ thực dân Pháp thu được nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền ngành này.
Sau đại chiến thế giới thứ 2, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Vào thời gian đó, các doanh nghiệp dệt ở Miền Bắc nhập máy móc thiết bị dệt sợi từ Trung Quốc, Liên Xô củ, các nước Đông Âu, còn các doanh nghiệp ở Miền Nam nhập từ các nước phương tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may. Năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất các doanh nghiệp dệt may quy mô lớn của miền Nam được quốc hửu hoá và được đưa vào hệ thống kinh tế bao cấp. Uỷ ban kế hoạch nhà nước giao chỉ tiêu sản xuất cho các doanh nghiệp dệt, nhuộm, may nên hoạt động sản xuất lưu thông hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch. Kế hoạch và việc sản xuất hàng dệt may được thực hiện theo quy trình: Trước tiên, uỷ ban kế hoạch nhà nước dao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp may về kế hoạch sản xuất, số lượng, giá. Các doanh nghiệp may căn cứ vào đó tính số lượng nguyên liệu đầu vào trình lên uỷ ban kế hoạch về các doanh nghiệp nhuộm có thể đáp ứng yêu cầu. Sau đó, căn cứ vào những đề nghị này uỷ ban kế hoạch lại giao chỉ tiêu sản lượng cho các doanh nghiệp nhuộm ấn định về giá và ngày giao hàng. Dựa vào giá cả và ngày giao hàng, các doanh nghiệp nhuộm lại tính lượng sợi cần thiết rồi trình uỷ ban kế hoạch nhà nước về nhà sản xuất sợi có thể sản xuất loại sợi theo yêu cầu. Cuối cùng uỷ ban kế hoạch nhà nước giao chỉ thị cho doanh nghiệp sợi sản xuất lượng sợi cần thiết như kế hoạch được trình ở trên.
Trong nền kinh tế kế hoạch, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt, nhuộm và may rất mật thiết. Các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất theo thiết kế, số lượng và giá đã được uỷ ban kế hoạch nhà nước quy định. Các doanh nghiệp này thường xuyên nắm bắt những thông tin như loại vải nào thì có thể sản xuất ở doanh nghiệp nào và giữ mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhuộm. Đơn giá, mẫu mã… của vải sử dụng ở các doanh nghiệp may do uỷ ban kế hoạch nhà nước quy định nhưng nhà cung cấp vải lại do các doanh nghiệp may để trình lên uỷ ban kế hoạch nhà nước nhưng thực chất quyết định cuối cùng vẫn do các doanh nghiệp này đưa ra. Đồng thời các doanh nghiệp nhuộm củng giữ mối quan hệ khăng khít với các doanh nghiệp dệt. Xét trên toàn nghành mối quan hệ trực tiếp lâu dài giữa các doanh nghiệp và sự chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp đã được duy trì khá tốt. Tuy nhiên mối quan hệ khăng khít cùng việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp khác ngành đã có sự thay đổi lớn từ sau khi có hiệp định thương mại gia công uỷ thac( Hiệp định ngày 19-5) được ký kết giữa chính phủ liên xô củ và chính phủ Việt Nam vào năm 1986. Theo hiệp định này chính phủ Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu cơ sở từ Liên Xô để tiến hành sản xuất hàng may mặc tại các doanh nghiệp nhà nước, sau đó xuất khẩu trở lại Liên Xô. Hiệp định này đã làm giảm hẳn nhu cầu đối với sản phẩm của các doanh nghiệp nhuộm và dệt trong nước và mối quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp củng bị rạn nứt. Việc các doanh nghiệp dệt, nhuộm lớn đầu từ vào nghành may đã đẩy nhanh hơn sự rạn nứt này. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt, nhuôm,vải từ mối quan hệ hợp tác đã trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Người ta cho rằng đó là nguyên nhân lịch sử chủ yếu khiến cho sự phân ngành trong nghành dệt may Việt Nam chưa phát triển.
1.1.2: Khái quát về ngành dệt may Viêt Nam hiện nay.
Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới đặc biệt bước vào thập kỉ 90 của thế kỷ 20, ngành kệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Vào đầu những năm 90 các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam và từ năm 1993 khi hiệp định thương mại giữa EU và Việt Nam được ký kết, quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh. Xem xét sự thay đổi của tổng giá trị sản lượng hàng dệt may từ năm 1995 đến năm 1999 cho thấy trong năm năm, tổng giá trị sản lượng tăng khoảng 57%, như vậy tỷ lệ tăng trưởng thực tế bình quân khoảng 12% /năm.
So với các ngành khác về lĩnh vực xuất khẩu ngành dệt may củng đã phát triển rất nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn trong thập niên 90. Bảng sau thể hiện sự thay đổi danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1994-1998. Cho đến trước năm 1994 kim ngạch xuất khẩu dầu thô, thuỷ sản vẩn cao hơn hàng dệt may, nhưng sang năm 1995 mặt hàng dẹt may đã vượt lên trên hàng thuỷ sản, tiếp đến vượt dầu thô vào năm 1997 và đang chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu. Như vậy so với các ngành khác thì ngành dệt may vấn là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
1994
1995
1996
1997
1998
Hàng dệt may
550 13,6%
800 14,7%
1150 15,8%
1349 14,7%
1531 16,4%
Dầu thô
866 21,4%
1024 18,8%
1346 18,6%
1413 15,4%
1232 13,2%
Gạo
425 10,5%
549 10,1%
855 11,8%
870 9,5%
1024 10,9%
Thuỷ sản
551 13,6%
620 11,4%
661 9,1%
781 8,5%
818 8,7%
Cà phê
95 2,3%
495 9,1%
337 4,6%
491 5,3%
594 6,3%
Tổng cộng (gồm cả các mặt hàng khác)
4051
5449
7256
9185
9361
Nguồn :Tác giả lập từ The economics intelligence unit country profile 2000.
(chú thích ) dòng trên : Kim ngạch xuất khẩu , đơn vị triệu USD;
dòng dưới :Tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Xét theo cơ cấu sở hữu ngành dệt may gồm 3 bộ phân: Sở hữu nhà nước, ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản lượng của các hình thức sở hữu trong ngành dệt may Việt Nam. Năm 1995 giá trị sản lượng của khu vực nhà nước đạt 4532 tỷ đồng, khu vực ngoài nhà nước đạt 2986 tỷ đồng tương đương khoảng 2/3 khu vực nhà nước, còn khu vực có vốn đầu từ nước ngoài đạt 1606 tỷ đồng tức khoảng 1/3 khu vực nhà nước. Đến năm 1999 trong khi tổng giá trị sản lượng của khu vực nhà nước đạt 5973 tỷ đồng thì khu vực ngoài nhà nước và đẩu tư nước ngoài đạt tương ứng 4323 tỷ đồng và 4103 tỷ đồng, thu hệp chênh lệch so với khu vực nhà nước.
Các hình thức sở hữu trong tổng giá trị sản lượng. Năm 1995 tổng giá trị sản lượng của khu vực nhà nước vượt sang so với hai khu vực còn lại chiếm gần 50%. Nhưng tỷ lệ đó có xu hướng giảm dần và đến năm 1999 giảm xuống còn hơn 40%. Trong khi đó, tỷ lệ của khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tương đối ổn định, còn khu vực có vốn nước ngoài ngày càng tăng cao.
Khác với ngành dệt và nhuộm trong ngành may khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất. Khu vực nhà nước chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị sản lượng và tỷ lệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhẹ. Trong ngành may, yếu tố khiến khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhât trong tổng giá trị sản lượng xuất phát từ đặc tính của ngành may là vốn đầu tư ban đầu tương đối thấp nên các doanh nghiệp dể dàng tham gia vào thị trường ngay cả khi vốn rất ít.
1.2 Các phương thức xuất khẩu của ngành may Việt Nam
1.2.1 Gia công xuất khẩu (CMT)
Xuất khẩu bằng phương thức gia công quốc tế là quan hệ kinh tế giữa 2 chủ thể kinh tế ở 2 quốc gia khác nhau. Nội dung mối quan hệ này được tóm tắt trong bảng dưới đây. Nếu xem xét trên khía cạnh quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm thì phương thức này có thể được thực hiện theo hình thức nhận nguyên phụ liệu và giao thành phẩm, nhưng cũng có thể được thực hiện theo hình thức mua nguyên phụ liệu và bán thành phẩm. Trong phương thức sản xuất và phân phối này, các đối tác tham gia có thể là hai bên hoặc nhiều bên.
Phương thức gia công xuất khẩu đã có từ lâu đời, được hình thành dựa trên cơ sở khai thác lợi thế của các bên tham gia. Trong lịch sử phát triển công việc, phương thức này đã từng được phát triển mạnh ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore … Trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, phương thức này đã được các quốc gia và khu vực này coi là điều kiện sống còn cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp. Ngày nay, phương thức gia công xuất khẩu lại được dịch chuyển qua các nước nghèo hơn nhưng có nguồn nhân lực dồi dào và rẻ như Việt Nam, Bangladet, Nepan …
Chủ thể nước ngoài
Chủ thể trong nước
-Đặt yêu cầu về loại mặt hàng, sản lượng, yêu cầu chất lượng, chi phí gia công, thời gian giao hàng và các điều kiện khác.
- Cân đối khả năng sản xuất ( máy móc thiết bị và lực lượng lao động) theo yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài.
- Cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu
- Tự bảo đảm một số loại phụ liệu
- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất
- Tổ chức quá trình sản xuất
- Kiểm định chất lượng và nhận hàng
- Giao hàng
- Trả tiền gia công
- Nhận tiền gia công
Nguồn: Nhóm nghiên cứu ĐH KTQD xây dựng
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong chiến lược CNH-HĐH hiện nay, công nghiệp dệt may được coi là ngành mũi nhọn. Định hướng phát triển công nghiệp dệt may được phát hiện trên cơ sở đánh giá lợi thế của Việt Nam và vị trí của ngành trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam có những lợi thế rất cơ bản để phát triển công nghiệp dệt may thành một ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế. Đó là nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ; bản chất của công nghệ may không phức tạp và không đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn; xu hướng dịch chuyển các ngành công nghiệp hao phí nhiều lao động, trong đó có công nghiệp dệt may, từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển; truyền thống của ngành tại Việt Nam, vị trí địa lý kinh tế và sự ổn định về chính trị xã hội …
Bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản đó, trong việc phát triển công nghiệp dệt may, Việt Nam cũng có những yếu thế, khó khăn nhất định. Trong đó chủ yếu là:
- Khả năng thiết kế thời trang còn hạn chế. Về cơ bản đến nay, thương hiệu hàng dệt may Việt Nam chưa tạo lập được chỗ đứng vững trên thị trường quốc tế.
- Kinh nghiệm Marketting quốc tế chưa tích lũy được nhiều, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn thấp.
- Trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp kém so với một số nước trong khu vực.
- Phần lớn trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn kinh doanh …
Sơ đồ sản xuất và phân phối hàng may mặc
Thiết kế sản phẩm
Lựa chọn nhà cung cấp
Mua nguyên phụ liệu
Cắt may hoàn thiện
Xuất khẩu
Hiện tại, trong quá trình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu, khách hàng nước ngòai không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp may những thứ cần thiết trực tiếp cho sản xuất như nguyên vật liệu bao gồm nguyên liệu, phụ liệu, bản thiết kế, mẫu thiết kế, thuyết minh sản phẩm … mà còn thực hiện chuyển giao cả kỹ thuật sản xuất và quản lý cho bên Việt Nam. Khách hàng hướng dẫn từ công đoạn lắp ráp dây chuyền sản xuất, các kỹ thuật may, hòan thiện và kiểm tra sản phẩm, bên Việt Nam chỉ thực hiện công đoạn thứ tự trong quá trình sản xuất ra sản phẩm may mặc. Nhờ việc hướng dẫn kỹ thuật này mà trình độ sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam được nâng cao rõ rệt. Nhiều nhà nghiên cứu khi nhận xét về vấn đề này đã cho rằng gia công xuất khẩu là con đường chuyển giao kỹ thuật chủ yếu của các doanh nghiệp may Việt Nam.
1.2.2Xuất khẩu trực tiếp (FOB)
Trái với hình thức xuất khẩu theo phương thức gia công quốc tế, trong hình thức xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp may Việt Nam tự mua nguyên phụ liệu và bán các sản phẩm cho các khách hàng nước ngoài. Hiện tại, trong sản xuất lưu thông hàng dệt may đang tồn tại 3 hình thức xuất khẩu FOB được gọi là FOB kiểu I, FOB kiểu II, FOB kiểu III.
FOB kiểu I: Khách hàng nước ngoài chỉ định nhà sản xuất vải, quy cách, màu vải, từ đó nhà máy mua vải sản xuất và xuất khẩu theo đơn hàng. Điểm khác biệt của doanh nghiệp may thực hiện xuất khẩu FOB kiểu I và doanh nghiệp may thực hiện theo hình thức gia công ủy thác là phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm trong việc thanh toán tiền mua vải. Khi tiến hành thanh toán tiền mua vải, các doanh nghiệp may Việt Nam có thể thu được lợi nhuận lưu thông. Trên thực tế,chênh lệch về lợi nhuận giữa hình thức này và hình thức gia công xuất khẩu là không đáng kể.
FOB kiểu II: Khách hàng đưa ra mẫu hàng hóa cho doanh nghiệp may Việt Nam báo giá và nhận đơn hàng. Trong phương thức này, doanh nghiệp tự chuẩn bị vải bằng cách tìm mua trong nội bộ công ty hoặc tìm trên thị trường. Do tự chuẩn bị vải nên các doanh nghiệp này có thể chủ động đưa phần lợi nhuận của khâu mua vải vào báo giá sản phẩm của công ty mình, do đó lợi nhuận được nâng lên.
FOB kiểu III: Trong hình thức này, doanh nghiệp may Việt Nam tự thiết kế mẫu mã hàng hóa, tìm mua nguyên vật liệu và xuất khẩu với nhãn hiệu riêng của mình. Theo hình thức này, doanh nghiệp may Việt Nam phải đảm trách tòan bộ quá trình sản xuất từ khâu lập kế hoạch, thiết kế sản phẩm, tìm mua nguyên vật liệu, cắt may hòan thiện sản phẩm và phân phối. Phạm vi hoạt động của họ lớn hơn nhiều, bao trùm toàn bộ quá trình như đã trình bày, mức độ rủi ro của thị trường và doanh nghiệp may phải gánh chịu cũng lớn hơn và do đó lợi nhuận mà họ nhận được cũng cao hơn. Có thể nói rằng trong ba hình thức xuất khẩu trực tiếp thì FOB kiểu III là loại có nhiều rủi ro nhất nhưng cũng có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
Việc phát triển công nghiệp may phải phát huy được những lợi thế cơ bản vốn có, nhưng cũng phải tính đến những khó khăn và yếu kém của ngành may như đã đề cập ở trên để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh. Trong quan hệ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp may, việc xuất khẩu trực tiếp dưới hình thức mua nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm (FOB) về lý thuyết có lợi hơn là xuất khẩu dưới hình thức gia công (CMT) do bên Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhuận lưu thông liên quan đến các khâu thiết kế, chuẩn bị nguyên phụ liệu, phân phối. Song với những khó khăn và yếu thế nếu trên, các doanh nghiệp may Việt Nam vẫn cần thiết phải duy trì một mức độ nhất định về xuất khẩu bằng hình thức gia công. Về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp may Việt Nam nhưng gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Thông qua gia công, các doanh nghiệp may có thể học hỏi kinh nghiệm Marketting quốc tế, tổ chức quản lý sản xuất, tiếp thu công nghệ mới, từng bước đổi mới công nghệ, tích lũy nguồn tài chính, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy trong những năm tới, phương thức gia công vẫn phải được tiếp tục thực hiện với các doanh nghiệp may Việt Nam và thực hiện gia công xuất khẩu phải được xem như là một bước chuẩn bị cho việc chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH MAY VIỆT NAM
2.1 Thực trạng về sức cạnh tranh ngành may Việt Nam
Về sản phẩm:
Trong thời gian qua, ngành may Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, sản phẩm của ngành bao gồm nhiều chủng loại khác nhau từ sơ mi nam nữ, áo jacket, áo khoác nam nữ, quần jean, bộ quần áo nam nữ… Nhiều sản phẩm mới ra đời, đặc biệt đã xuất hiện một số hàng chất lượng cao có tiêu chuẩn quốc tế như sơ mi cao cấp, áo jacket quần jean … Những sản phẩm này đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên nhiều thị trường khó tính như Paris, London, Berlin, Tokyo, New York…
Mặc dù vậy, với điều kiện kỹ thuật và công nghệ hạn chế nên phần nhiều các sản phẩm của ngành thuộc nhóm sản phẩm trung bình, chất lượng còn ở mức khiêm tốn ( mặc dù cũng có một số sản phẩm có chất lượng cao). Nhìn chung là các doanh nghiệp may chưa đáp ứng được những yêu cầu đối với hàng may như mốt, mẫu mã, đường nét, chất liệu, màu sắc… của thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của ngành có nhiều đặc điểm riêng biệt ( như yếu tố thời trang ) khiến thị hiếu khách hàng thay đổi nhanh phụ thuộc vào mốt và thời vụ, công nghệ sản xuất thời trang lại thường khá đơn giản nên mẫu mốt dễ bị bắt chước … Vì vậy dù công tác mẫu mốt đã có những bước phát triển đáng kể nhưng chủ yếu ngành vẫn sử dụng mẫu mốt của ngành đặt hàng gia công. Cũng bởi lý do này mà công tác sản xuất thường phụ thuộc vào khách hàng.
Một số chủng loại hàng may xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2002
TT
Tên hàng
TT
Tên hàng
1
Hàng may cho trẻ sơ sinh
12
Bộ quần áo
2
Quần nam nữ trẻ em
13
Áo jacket
3
Áo nịt nam nữ trẻ em
14
Váy ngắn, váy dài
4
Áo khoác nam nữ trẻ em
15
Đồ ngủ
5
Áo veston nam bé trai
16
Đồ lót
6
Áo veston nữ bé gái
17
Áo gối
7
Sơ mi nam nữ cho trẻ em
18
Chăn
8
Sơ mi nam nữ cho người lớn
19
Túi xách
9
Áo veston nam
20
Hàng may chất liệu len
10
Bộ quần áo
21
Hàng may lụa và sợi thực vật
11
Áo blu nam nữ cho người lớn
22
Hàng may bông và không bông
Nguồn: Tài liệu hội thảo “Để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 và 2005 với hiệu quả cao”
Nói tóm lại, xét về sản phẩm, tuy chất lượng và cơ cấu sản phẩm của ngành đa đạng và phong phú hơn trước nhưng so với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì còn nhiều khoảng trống chưa đáp ứng, nhất là đối với thị trường các nước tư bản phát triển. Hàng may xuất khẩu của ngành nói chung chưa có nhãn mác thương mại riêng, đây cũng là lý do làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm may trên thị trường xuất khẩu.
Về giá bán sản phẩm
Ngành may có đặc điểm là có hàm lượng lao động cao, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại và phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người lao động. Đặc điểm này làm cho ngành được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo và đặc biệt là giá lao động thấp hơn các nước trong khu vực đã tạo nên lợi thế so sánh của sản phẩm may Việt Nam. Số liệu của bảng dưới đây cho thấy, tiền công lao động trong ngành dệt may của Việt Nam thấp hơn rất nhiều các nước khác trong đó có các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philipin, Indonesia
Tiền công lao động trong ngành dệt may của một số nước (Đơn vị tính: USD/giờ)
TT
Nước
Tiền công
TT
Nước
Tiền công
1
Nhật
16,31
9
Malaysia
0,95
2
Pháp
12,63
10
Thái Lan
0,87
3
Mỹ
10,33
11
Philippin
0,67
4
Anh
10,16
12
Ấn Độ
0,54
5
Đài Loan
5
13
Trung Quốc
0,34
6
Hàn Quốc
3,6
14
Indonesia
0,23
7
Hồng Kông
3,39
15
Việt Nam
0,18
8
Singapore
3,16
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam
Tuy nhiên giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất được tự động hóa thì giá công nhân rẻ không còn là thế mạnh như trước. Mặt khác, phần lượng lượng nguyên liệu và đôi khi cả phụ liệu đầu vào của các doanh nghiệp may là nhập khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất do khách hàng đặt gia công cung cấp. Cũng có nhiều khách hàng mua vải và phụ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam để đưa đến các doanh nghiệp may gia công, nhưng giá cả của các nguyên vật liệu sản xuất trong nước thường đắt hơn giá nhập khẩu, mẫu mã lại nghèo nàn, kém hấp dẫn, chất lượng các lô hàng thường không đồng đều, thủ tục mua bán phức tạp, tiến độ giao hàng sai hợp đồng thường xuyên xảy ra… Chính vì vậy các doanh nghiệp may thường nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngòai, đẩy giá sản xuất và giá bán hàng may lên rất cao. Cho nên dù có lợi thế về giá nhân công như đã nói trên nhưng mức giá của các doanh nghiệp may Việt Nam thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN. Ví dụ mức giá của tổng công ty Dệt may Việt Nam thường cao hơn giá bán của sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN từ 10-15%, cao hơn hàng Trung Quốc hơn 20%. Cũng do việc nhập khẩu đầu vào dẫn đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp không ổn định, quá phụ thuộc vào nhà chung cấp, việc thực hiện hợp đồng nhiều khi không theo tiến độ thời gian định trước, làm ảnh huởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng.
Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư phát triển và trả lãi suất vay vốn cao cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm may. Nói tóm lại, giá bán sản phẩm cũng chưa phải là lợi thế cạnh tranh của hàng may Việt Nam.
Hệ thống phân phối sản phẩm và các chính sách liên quan
“Poscelin, một công ty Hồng Kông thường mang đến những hợp đồng gia công 2-3 triệu áo jacket mỗi năm, nay gần như không còn làm ăn với ngành may Việt Nam nữa. Một khách hàng lớn khác đến từ Israel, trước đây mỗi năm mua của Việt Nam đến 5 triệu áo sơ mi để xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới, nay cũng cắt giảm đến một nửa đơn hàng ở Việt Nam để chuyển sang gia công ở Myanmar …”
Đây chỉ là một vài ví dụ mà hiệp hội dệt may Việt Nam đã đưa ra để cho thấy nhiều khách hàng lớn của ngành may đang dần rời bỏ Việt Nam để tìm đến những nguồn cung cấp mới ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi … Theo một số chuyên gia nghiên cứu ngành dệt may thì ngành may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân liên quan đến hệ thống phân phối và các chính sách của nhà nước.
Hiện tại, hình thức phân phối sản phẩm của ngành may chủ yếu dựa trên phương thức gia công xuất khẩu trong đó các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không chịu rủi ro về việc tiêu thụ hàng hóa. Vai trò của các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm còn rất hạn chế nên tỷ lệ giá trị gia tăng được hưởng cũng rất thấp. Kênh lưu thông hàng may mặc chưa hòan thiện, các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường, tự mình phát triển thị trường tiêu thụ dẫn đến không hiệu quả và buộc phải dựa vào khách hàng nước ngoài.
Trong khi đó, trước khi quyết định đặt gia công hay mua hàng may ở một nước nào, khách hàng thường cân nhắc các yếu tố như: Hệ thống chính trị ở nước bán hàng ổn định và đảm bảo làm ăn lâu dài với mức rủi ro thấp; chi phí gia công và các chi phí khác; thời gian sản xuất và giao hàng; các ưu đãi thương mại và thuế của nước nhập khẩu. Trong các yếu tố đó, Việt Nam có ưu thế là có hệ thống chính trị ổn định, đảm bảo làm ăn lâu dài, nhưng bên cạnh đó cũng có khá nhiều yếu tố không thuận lợi như môi trường kinh doanh chưa thực sự thông suốt, đổi mới chập chạp, thủ tục hàng chính rườm rà, phức tạp, các chi phí ngoại trừ chi phí gia công như chi phí thông tin liên lạc, vận chuyển khá cao; Việt Nam chưa được nhiều ưu đãi về thương mại và thuế của các thị trường nhập khẩu chính, hàng may xuất khẩu sang các nước vẫn bị khống chế bằng hạn ngạch và bị đánh thuế nhập khẩu cao. Do vậy nhiều khách hàng ở Nhật, EU và nhiều nước khác đang có xu hướng chuyển đơn đặt hàng vào các nước Trung Quốc, Đông Âu … Để hưởng các ưu đãi về thương mại, thuế quan và tận dụng các chi phí vận chuyện và liên lạc rẻ.
Các điều kiện ra nhập thị trường
Như đã đề cập ở phần trước, ngành công nghiệp may đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, công nghệ không quá phức tạp, xuất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh. Do vậy ngành này rất phù hợp với tổ chức quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng chính là lý do dẫn đến các điều kiện ra nhập cũng như rút lui thị trường này không quá khó khăn phức tạp. Như vậy, tính cạnh tranh của doanh nghiệp may không bền vững.
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường thị trường may thế giới đặc biệt là thị trường may EU , Nhật bản , Mỹ bằng con đường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp may Việt Nam là Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới lại nằm trên con đường tơ lụa nên ngành dệt may Trung Quốc phát triển hàng ngàn năm nay,vừa đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước,vừa đảm bảo giao thương quốc tế.Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng bông , vải bông và sản phẩm may mặc và đứng thứ 2 về sơ hoá học . Công nghiệp dệt may Trung quốc luôn giữ vị trí tiên phong trong nền kinh tế quốc dân,giá trị sản lượng của nganh dệt –may chiếm xấp xỉ 20% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc và la ngành công nghiệp lớn nhất nước . Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung quốc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tồng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu,trung bình kim ngạch xuât khẩu hàng may chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu ,trong đó các thị trường truyền thống của Trung Quốc la Hồng Kông ,Nhật bản ,Mỹ,EU, Australia . Năm 2002,những thị trường này chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu của Trung quốc . Theo dự đoán của các chuyên gia nghiên cứu của ngân hàng thế giới,sau khi ra nhập WTO, đến 2010,kim ngạch xuất khẩu ngành may của Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới
Hiện nay ,nhiệm vụ chiến lược của Trung quốc là tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc cơ cấu lại ngành dệt may , điều chỉnh quy mô sản xuất,hiện đại hoá thiết bị và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm mục đích chuyển từ một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may lớn thành nước có ngành công nghiệp dệt may mạnh .Chiến lược này được thực hiện dựa trên một số ưu thế của ngành dệt may Trung quốc như: đội ngũ nhân viên giỏi ,giá hàng may thấp chỉ khoảng 80% giá hàng cùng loại của Việt nam ,công tác maketing có hiệu quả,cơ cấu ngành dệt may đã phát triển ở mức nhất định và đặc biệt là hệ thống chính sách hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ Trung Quốc . Dự báo trong những năm tới , Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may . Do vậy việc Trung Quốc ra nhập WTO đã đặt hàng may mặc của Việt Nam trước những khó khăn hơn khi kinh doanh trên cùng một thị trường mục tiêu với các công ty Trung Quốc
Bên cạnh Trung Quốc , Hàn Quốc , Thái Lan , Singapore đều là các nước xuất khẩu hàng may với kim ngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế hơn so với các sản phẩm của Việt Nam . Năm 2001 , kim ngạch xuất khẩu hàng may của Thái Lan bằng 4 lần , Trung Quốc bằng hơn 25 lần của Việt Nam . Có thể nói mức độ cạnh tranh trên thị trường may trong khu vực Châu á là rất gay gắt .
2.2 Tình hình xuất khẩu trong những năm gần đây
2.2.1 Xuất khẩu là đầu ra chính cho sản phẩm dệt may Việt Nam
Năm 1992 là thời điểm vàng, mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam với việc ký kết hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU. Từ 1993, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu tìm đường ra thế giới và đến 1996 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,15 tỷ USD). Sản phẩm dệt may từ vị trí khiêm tốn trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực vào thời điểm trước năm 1990 đã vươn lên vị trí số 1 trong những năm 1996-1997 và ổn định ở vị trí thứ hai từ 1998- nay ( sau dầu thô) đạt mức tăng trưởng hàng năm 23,8%. Năm 2001 xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,96 tỉ USD, gấp 16 lần so với năm 1990. Hiện tại, sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ tại hầu khắp các châu lục so với gần 30 nước ở thời điểm năm 1990.
Sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang 2 khu vực chính: thị trường có hạn ngạch do nước nhập khẩu ấn định số lượng từng loại sản phẩm như EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, châu Á, Châu Mỹ. EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu có hạn ngạch của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao, bình quân 23%/ năm. Nhật Bản là thị trường hàng may mặc lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu không hạn ngạch lớn nhất thế giới. Năm 1994, 1995, Việt Nam có mặt trong số 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng may vào Nhật Bản, đến năm 1996 vươn lên hàng thứ 8, năm 1997 vươn lên hàng thứ 7 và từ dó đến nay giữ vị trí thứ 5. Mỹ được xem là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng đối với hàng dệt may Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, hiện tại Mỹ chỉ đứng ở vị trí thứ 7 trong số các thị trường chính của Việt Nam, song trong tương lai, vị trí này sẽ được cải thiện và Việt Nam cũng xác định Mỹ là thị truờng chiến lược trong những năm sắp tới.
2.2.2 EU-Th ị trường chiến lược quan trọng hàng đầu
Từ trước tới nay, EU luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thị truờng may Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Dù cho thời gian gần đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có bị cuốn vào “dòng thác” tìm đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ- một thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều hứa hẹn – thì EU cũng là thị trường truyền thống và giữ vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu.
EU- địa chỉ vàng cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Theo nhữ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28120.doc