MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và từng bước đưa nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công đó, chính là hiệu quả kinh tế từ các dự án đầu tư phát triển mang lại.
Trước thực tế trên, Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) được Chính phủ thành lập trên cơ sở tổ chức lại Hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển (DAF), với nhiệm vụ: “Thực hiện tiếp
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận, huy động, quản lý điều hành, sử dụng vốn, nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn cho tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.
Như vậy, có thể thấy hoạt động cho vay tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như việc không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những rủi ro đó nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất chính là chất lượng phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn chưa cao, thẩm định chưa tốt tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn. Việc đánh giá về mặt tài chính của doanh nghiệp đi vay càng sát thực tế càng nâng cao chất lượng khoản vay đối với VDB, giúp VDB lựa chọn được các khách hàng có khả năng vay trả tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ không có khả năng thu hồi.
Trong bối cảnh đó, chuyên đề “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam” được tôi lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
- Về thời gian: trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, mô hình hóa và phân tích kinh tế.
5. Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Chương 2: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank - VDB) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Ngân hàng phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng, được cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định chung. Ngân hàng phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng phát triển Việt Nam được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển Việt Nam là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Thời gian hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng phát triển với các tổ chức ủy thác.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phát triển.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên của VDB trên toàn hệ thống lên đến trên 3.200 người, trong đó khoảng trên 88% tổng cán bộ, nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học, có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ, nguồn nhân lực của VDB luôn được đánh giá cao và là một trong những tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ quan quyền lực cao nhất của VDB là Hội đồng quản lý do Thủ tướng Chính phủ thành lập và bổ nhiệm, bao gồm: thành viên của Bộ Tài chính; thành viên Bộ Kế hoạch & Đầu tư; thành viên Ngân hàng Nhà nước và thành viên của Ngân hàng phát triển.
Hoạt động dưới Hội đồng quản lý là Bộ máy điều hành và Ban kiểm soát. Giúp việc cho Bộ máy điều hành là các Ban như: Ban Kế hoạch Tổng hợp; Ban Tín dụng Đầu tư; Ban Hỗ trợ sau đầu tư và Bảo lãnh; Ban Quản lý vốn ủy thác; Ban Tín dụng xuất khẩu; Ban Quản lý vốn nước ngoài; Ban Quan hệ quốc tế; Ban Thẩm định; Ban Tài chính kế toán, kho quỹ; Ban Tổ chức cán bộ; Ban pháp chế; Văn phòng đại diện; Sở giao dịch I; Sở giao dịch II; Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh...Ngoài ra, còn có các Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trung tâm xử lý nợ và Tạp chí Hỗ trợ phát triển.
Bộ máy điều hành gồm Hội sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội; Sở giao dịch, các Chi nhánh, Văn phòng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành Ngân hàng phát triển được thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTG ngày 19/5/2006.
Biểu 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của VDB
Thủ tướng Chính phủ
Hội đồng quản lý
Ban Kiểm soát
Bộ máy điều hành
Sở Giao dịch
Chi nhánh Ngân hàng tại địa phương
Văn phòng
đại diện
tại nước ngoài
Văn phòng
đại diện
trong nước
1.1.2.2 Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới chi nhánh của VDB được tổ chức lại trên cơ sở các Chi nhánh của Quỹ Hỗ trợ phát triển đã được hình thành và ổn định trước đây.
Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ngân hàng phát triển Việt Nam thành lập 59 Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh, thành phố và 02 Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực trên 64 tỉnh, thành trong cả nước. Các Chi nhánh Ngân hàng phát triển là các đơn vị trực thuộc Ngân hàng phát triển Việt Nam, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Hiện nay VDB có 65 điểm giao dịch, bao gồm: Hội sở chính và Sở giao dịch I tại thủ đô Hà Nội, Sở giao dịch II tại Tp Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 Chi nhánh khu vực và 59 Chi nhánh trên 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
1.1.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam
1.1.3.1 Những mặt được
Trải qua 3 năm hoạt động và phát triển theo mô hình mới, tâp thể 3.000 cán bộ viên chức của VDB đã có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
VDB ra đời nhằm nâng cao vai trò của tổ chức tài trợ phát triển, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với những điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả hoạt động của VDB qua 3 năm thể hiện trên một số mặt nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Huy động vốn: VDB huy động được gần 107.680 tỷ đồng, bằng 7% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này, gấp 1,83 lần so với giai đoạn 2003 - 2005. Tính chung trong 3 năm qua, số vốn huy động mới tăng trưởng bình quân 18%/năm. Trong đó, nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ tăng dần và đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn VDB. Hiện tại, VDB là nhà phát hành trái phiếu lớn thứ 2 trong nền kinh tế sau Kho bạc Nhà nước.
- Tín dụng đầu tư: hiện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam đang quản lý, cho vay trên 3.970 dự án với tổng số vốn theo Hợp đồng tín dụng gần 128.780 tỷ đồng, trong đó có 358 dự án mới ký Hợp đồng tín dụng và cho vay trong giai đoạn 2006 - 2009 với số vốn VDB cho vay gần 26.800 tỷ đồng, bằng khoảng 50% tổng mức đầu tư của các dự án này. Trong giai đoạn 2006 - 2008, vốn tín dụng đầu tư trong nước của VDB đã có bước tăng trưởng vượt bậc với mức tăng trưởng dư nợ bình quân 20%/năm. Dư nợ tín dụng đầu tư đạt trên 65.580 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với thời điểm VDB bắt đầu đi vào hoạt động.
- Tín dụng xuất khẩu: VDB đã thực hiện cho vay đối với hầu hết các mặt hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu. Doanh số cho vay xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt năm 2008, doanh số cho vay đạt trên 27.200 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với năm 2007, trong đó tập trung vào cho vay lĩnh vực nông - lâm - thủy sản (77%). Hiện nay VDB đã thực hiện cho vay xuất khẩu sang 43 thị trường. Trong đó thị trường Châu Âu là thị trường tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%). Doanh số cho vay xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng một cách nhanh chóng kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết.
- Quản lý vốn ODA cho vay lại và quản lý các Quỹ quay vòng: trong gần 3 năm triển khai hoạt động quản lý cho vay lại vốn ODA, VDB hiện đang quản lý cho vay lại đối với 376 dự án với tổng số vốn cam kết theo Hiệp định vay là 7,05 tỷ USD, tăng 124 dự án với 1,15 tỷ USD so với thời điểm mới thành lập. VDB cũng kế thừa từ Quỹ HTPT tiếp tục quản lý các Quỹ quay vòng từ nguồn vốn ủy thác hoặc viện trợ của Chính phủ các nước như: Quỹ đầu tư ngành giống, Quỹ phà, Chương trình phát triển khu vực tư nhân, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ quay vòng cấp nước đô thị Word Bank; Dự án đầu tư cấp nước Phần Lan, Dự án cấp nước và hỗ trợ kỹ thuật của AFD, Dự án năng lượng nông thôn II...
- Quy mô tài sản và tài chính: đến nay tổng tài sản nợ của VDB tăng 62%, vốn chủ sở hữu tăng 21%. Trong tổng số gần 100 Ngân hàng trong cả nước, VDB xếp thứ 5 về tổng tài sản và dư nợ tín dụng, xếp thứ 6 về vốn chủ sở hữu, xếp thứ 1 về phát hành các công cụ nợ và quản lý vốn ủy thác.
- Các công tác khác: cùng với việc đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng, sản xuất, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VDB cũng đã đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các chương trình kinh tế của Chính phủ như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương trên 2.900 tỷ đồng; Chương trình tôn nền vượt lũ và hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trên 1.700 tỷ đồng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và ổn định cuộc sống cho người dân. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2006 - 2008 VDB đã thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 372 dự án với tổng số tiền là 689,705 tỷ đồng.
Với vai trò là công cụ quan trọng của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế đất nước, kể từ năm 2006 đến nay VDB đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế của nước nhà. Qua 3 năm hoạt động, cùng với hệ thống các Ngân hàng thương mại, VDB đã cung ứng lượng vốn lớn cho nền kinh tế với dư nợ của VDB ngày càng tăng so với nguồn vốn tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thông qua hoạt động của hệ thống VDB trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của VDB đối với nền kinh tế.
1.1.3.2 Những mặt hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau:
- Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chậm được điều chỉnh, chưa phù hợp với diễn biến của thực tiễn:
+ Đối tượng được hưởng ưu đãi còn dàn trải, quá rộng nên hạn chế khả năng tập trung hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn của đất nước, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
+ Cơ chế lãi suất chưa được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường dẫn đến sự bao cấp lớn, ngày càng thiếu hụt nguồn vốn cấp bù từ Ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn chưa thật sự ổn định và phát triển bền vững:
+ Vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp tuy đã đủ 5.000 tỷ đồng nhưng trong đó khoảng 2.700 tỷ đồng là đuợc bàn giao từ Tổng Cục đầu tư phát triển dưới dạng dư nợ các dự án nên đã hạn chế nhiều đến khả năng tài chính của VDB.
+ Cơ chế và phương thức huy động vốn (hình thức, thời hạn, lãi suất, đối tượng…) chưa đa dạng, chưa thật sự gắn với thị trường; tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ do VDB phát hành còn thấp, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho yêu cầu giải ngân và yêu cầu đáo hạn ngày càng lớn.
- Khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước:
+ Về pháp lý, VDB được vận dụng các quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên trong nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đề cập đến hoạt động của VDB; trách nhiệm của khách hàng vay vốn chưa được quy định chặt chẽ, đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, gây khó khăn cho việc quản lý và thu hồi nợ vay.
+ Việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn tại VDB chưa kịp thời từ các văn bản hướng dẫn đến khâu tổ chức thực hiện.
- Năng lực tổ chức điều hành, năng lực thẩm định, dự báo của VDB chưa theo kịp yêu cầu phát triển, đặc biệt là khả năng đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong 5 - 10 năm sau còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
1.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
1.2.1 Quy trình phân tích
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam được tiến hành theo một quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu báo cáo tài chính
Cán bộ tín dụng thẩm định độ tin cậy, sự hợp lý, hợp lệ của các số liệu trên báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp thông qua việc kiểm tra các số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của các báo cáo tài chính, kiểm tra bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả SXKD, bảng cân đối số phát sinh tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bước 2: Sử dụng phần mềm Excell để tính toán các chỉ số phục vụ cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Các bộ tín dụng sẽ lấy các số liệu từ các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp như lấy các số liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh nhập vào phần mềm Excell để nhận được bảng các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích và lập báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các chỉ số tài chính thường được phân thành 4 nhóm chính, đó là:
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp
* Nhóm chỉ tiêu về tính ổn định và khả năng tự tài trợ: Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, sự hợp lý trong việc bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời so sánh đánh giá việc tăng giảm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có tương ứng với việc tăng giảm tài sản cố định, tài sản lưu động hay không, từ đó đánh giá việc bố trí cơ cấu nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có hợp lý không.
* Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời: Đây là nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng.
* Nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng: Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp, phản ánh mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2 Nguồn số liệu phân tích
Căn cứ để các ngân hàng phân tích, đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay chính là các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp. Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam thì báo cáo tài chính 02 năm gần nhất do khách hàng gửi đến bao gồm bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối số phát sinh. Đây chính là những tài liệu bắt buộc đối với một khách hàng khi vay vốn. Với những Công ty mới được thành lập thì gửi báo cáo nhanh tình hình tài chính và VDB sẽ không chấm điểm xếp loại khách hàng để xem xét các chính sách ưu đãi khi cho vay.
Nguồn thông tin cùng với những quy chế, sổ tay nghiệp vụ trong nghiệp vụ cho vay của VDB chính là căn cứ để tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Cán bộ tín dụng trong hệ thống VDB khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ sử dụng tổng hợp các nguồn thông tin được khai thác từ trực tiếp doanh nghiệp đi vay vốn, từ cơ quan chủ quản, từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro của VDB, từ các khách hàng, từ các Chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống VDB và khác hệ thống…
Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý:
Thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng các quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác theo dư nợ, thời gian khoản vay (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) và tình hình của các khoản vay (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ…)
Nguồn thông tin từ các bộ ngành chủ quản:
Cán bộ tín dụng có thể khai thác thông tin từ các phòng, vụ chuyên trách của các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản của khách hàng. Nguồn thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó hiện nay nguồn thông tin này chưa được quan tâm đúng mức, một phần là do mối quan hệ giữa Ngân hàng phát triển Việt Nam và các cơ quan chủ quản chưa được chặt chẽ và thường xuyên.
Nguồn thông tin từ các nguồn không chính thức:
Cán bộ tín dụng cũng có thể thu thập thông tin từ các loại báo, tạp chí chuyên ngành hoặc thông tin từ Internet nhưng trong thực tế cán bộ tín dụng của hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam chưa khai thác và tận dụng một cách tối đa nguồn thông tin này.
1.2.3 Nội dung phân tích
1.2.3.1 Phương pháp phân tích
Phương pháp truyền thống được sử dụng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng phát triển Việt Nam là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh được sử dụng phần lớn trong các tiêu thức phân tích do sự đơn giản và khá chính xác trong việc đánh giá xu hướng của các chỉ tiêu đó. Theo phương pháp này ngoài việc so sánh các chỉ tiêu qua từng thời điểm, cán bộ tín dụng còn so sánh các chỉ tiêu đó với các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu. Như vậy phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích khác. Trong quá trình phân tích, cán bộ tín dụng thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp), theo không gian (so sánh với trung bình của ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành).
* Phương pháp chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp
Bên cạnh đó VDB áp dụng phương pháp chấm điểm xếp hạng khách hàng với các mục đích sau:
+ Thiết lập cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống VDB về các doanh nghiệp vay vốn để phục vụ công tác thẩm định, cho vay, đảm bảo an toàn tín dụng.
+ Xây dựng mô hình đánh giá tổng quan về các doanh nghiệp để làm căn cứ thẩm định, áp dụng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng.
+ Hệ thống chấm điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm.
Quy định chi tiết về việc chấm điểm tín dụng theo các tiêu chí cụ thể như sau:
I. Năng lực quản lý điều hành
1. Người đứng đầu doanh nghiệp
1.1. Kinh nghiệm quản lý: Trên 7 năm: 3 điểm; Từ 5 - 7 năm: 2 điểm; Dưới 5 năm: 1 điểm; Chưa có kinh nghiệm: 0 điểm
1.2. Trình độ: Có bằng cấp trên đại học chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh: 3 điểm; Có bằng cấp trên đại học thuộc chuyên ngành bất kỳ hoặc có bằng đại học: 2 điểm; Có bằng cấp dưới đại học: 1 điểm; Không có bằng cấp: 0 điểm.
2. Kế toán trưởng: Có bằng đại học, có chứng chỉ kế toán trưởng, kinh nghiệm kế toán trưởng trên 2 năm: 4 điểm; Có bằng đại học, có chứng chỉ kế toán trưởng, kinh nghiệm kế toán trưởng dưới 2 năm: 2 điểm; Có chứng chỉ kế toán trưởng, kinh nghiệm kế toán trưởng dưới 2 năm: 1 điểm; Trường hợp khác: 0 điểm.
3. Người phụ trách kinh doanh: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh trên 5 năm: 3 điểm; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh từ 3 - 5 năm: 2 điểm; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh d ưới 3 năm: 1 điểm; Chưa có kinh nghiệm kinh doanh: 0 điểm
4. Uy tín của Ban lãnh đạo đối với nhân viên: Nhân viên tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo: 2 điểm; Nhân viên không tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo: 0 điểm
II. Tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh
1. Tình hình tài chính
1.1. Cơ cấu tài chính: Từ 0 - 4 điểm
1.2. Sử dụng vốn lưu động: Từ 0 - 3 điểm
1.3. Khả năng thanh toán: Từ 0 - 3 điểm
1.4. Kết quả SXKD: Từ 0 - 10 điểm
1.5. Lợi nhuận: Lãi liên tục trong 2 năm vừa qua: 5 điểm; Lãi trong 1 năm gần nhất: 3 điểm; Lỗ trong 2 năm gần nhất: 0 điểm
2. Năng lực SXKD
2.1. Cơ sở vật chất phục vụ SXKD: Đảm bảo hoạt động SXKD trong 3 năm tiếp theo: 4 điểm; Đủ để duy trì hoạt động SXKD hiện nay: 2 điểm; Không đảm bảo hoạt động SXKD hiện nay: 0 điểm
2.2. Trình độ tay nghề, tính ổn định của lao động: Trình độ tay nghề cao, nhân công ổn định: 4 điểm; Trình độ tay nghề cao nhưng nhân công không ổn định nhưng vẫn duy trì được hoạt động SXKD: 3 điểm; Trình độ tay nghề thấp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động: 1 điểm
2.3. Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh: Có kinh nghiệm trên 3 năm: 4 điểm; Có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm: 2 điểm; Có kinh nghiệm d ưới 1 năm: 1 điểm.
2.4. Môi trường vệ sinh phòng cháy: Thực hiện tốt: 1 điểm; Thực hi ện không tốt: 0 điểm.
2.5. Hệ thống kiểm soát chất lượng: Có hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, nội dung sâu sát, toàn diện. Thực tế được thực hiện định kỳ, nghiêm túc theo đúng quy định: 2 điểm; Trường hợp khác: 1 điểm.
III. Uy tín với các tổ chức tín dụng
1. Uy tín với VDB
1.1. Thời gian có quan hệ tín dụng với VDB: Lớn hơn 3 năm: 2 điểm; Nhỏ hơn 3 năm: 1 điểm; Chưa từng có quan hệ tín dụng: 0 điểm.
1.2. Trả nợ gốc đúng hạn, đầy đủ: Từ trước đến nay luôn trả nợ đúng hạn: 5 điểm; Đã từng có nợ quá hạn hoặc nợ khoanh nhưng trong 12 tháng vừa qua luôn trả nợ đúng hạn: 3 điểm; Đã từng phát sinh nợ quá hạn nhưng tại thời điểm đánh giá không có nợ quá hạn trên 10 ngày: 1 điểm; Chưa xác định uy tín trong quan hệ tín dụng hoặc có nợ quá hạn trên 10 ngày tại thời điểm đánh giá: 0 điểm.
1.3. Trả nợ lãi đúng hạn, đầy đủ: Luôn trả lãi đúng hạn: 3 điểm; Đã từng có lãi treo nhưng trong 12 tháng vừa qua luôn trả đúng hạn: 2 điểm; Đã từng phát sinh lãi treo nhưng tại thời điểm đánh giá không có lãi treo: 1 điểm; Chưa xác định uy tín trong quan hệ tín dụng hoặc có lãi treo tại thời điểm đánh giá: 0 điểm.
2. Uy tín với các tổ chức tín dụng khác
1.1. Thời gian có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác: Lớn hơn 3 năm: 2 điểm; Nhỏ hơn 3 năm: 1 điểm; Chưa từng có quan hệ tín dụng: 0 điểm.
1.2. Trả nợ gốc đúng hạn, đầy đủ: Từ trước đến nay luôn trả nợ đúng hạn: 5 điểm; Đã từng có nợ quá hạn hoặc nợ khoanh nhưng trong 12 tháng vừa qua luôn trả nợ đúng hạn: 3 điểm; Đã từng phát sinh nợ quá hạn nhưng tại thời điểm đánh giá không có nợ quá hạn: 1 điểm; Chưa xác định uy tín trong quan hệ tín dụng hoặc có nợ quá hạn tại thời điểm đánh giá: 0 điểm.
1.3. Trả nợ lãi đúng hạn, đầy đủ: Luôn trả lãi đúng hạn: 3 điểm; Đã từng có lãi treo nhưng trong 12 tháng vừa qua luôn trả đúng hạn: 2 điểm; Đã từng phát sinh lãi treo nhưng tại thời điểm đánh giá không có lãi treo: 1 điểm; Chưa xác định uy tín trong quan hệ tín dụng hoặc có lãi treo tại thời điểm đánh giá: 0 điểm.
IV. Tình hình thu nộp Ngân sách nhà nước
1. Nộp NSNN đầy đủ: Nộp NSNN đầy đủ, theo đúng quy định: 10 điểm; Nộp NSNN không đầy đủ: 5 điểm; Luôn trốn tránh nghĩa vụ nộp NSNN: 0 điểm.
2. Không sai phạm trong hạch toán nộp NSNN: Không sai phạm: 5 điểm; Có sai phạm do cơ quan thẩm quyền phát hiện nhưng do nguyên nhân khách quan: 3 điểm; Có sai phạm chủ ý: 0 điểm.
V. Uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước
1. Uy tín với nhà cung cấp trong nước
1.1. Quan hệ thanh toán với nhà cung cấp: Luôn sòng phẳng trong quan hệ thanh toán: 2 điểm; Có lần thanh toán chậm nhưng do nguyên nhân khách quan: 1 điểm; Có lần thanh toán chậm do cố tình chiếm dụng vốn: 0 điểm.
1.2. Quan hệ, vị thế trong đàm phán với nhà cung cấp: Gắn bó, có khả năng đàm phán các điều khoản và điều kiện: 2 điểm; Ít có khả năng đàm phán các điều khoản, điều kiện: 1 điểm; Chịu áp lực của nhà cung ứng về các điều khoản mua hàng: 0 điểm.
2. Uy tín với nhà tiêu thụ trong nước
2.1. Việc giao hàng cho khách hàng: Luôn đầy đủ, đúng hạn: 2 điểm; Có lần giao hàng muộn nhưng do nguyên nhân khách quan: 1 điểm; Có lần giao hàng muộn do cố tình: 0 điểm
2.2. Quan hệ, vị thế trong đàm phán với khách hàng: Gắn bó, có khả năng đàm phán các điều khoản và điều kiện: 2 điểm; Ít có khả năng đàm phán các điều khoản, điều kiện: 1 điểm; Chịu áp lực của khách hàng về các điều khoản mua hàng: 0 điểm.
3. Uy tín với nhà nhập khẩu nước ngoài
3.1 Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu: Chiếm hơn 70% tổng doanh thu: 3 điểm; Từ 50% - 70%: 2 điểm; Từ 20 - 50%: 1 điểm; Dưới 20%: 0 điểm
3.2. Việc giao hàng cho khách hàng: Luôn đầy đủ, đúng hạn: 2 điểm; Có lần giao hàng muộn nhưng do nguyên nhân khách quan: 1 điểm; Có lần giao hàng muộn do cố tình: 0 điểm
3.3. Quan hệ, vị thế trong đàm phán với khách hàng: Gắn bó, có khả năng đàm phán các điều khoản và điều kiện: 2 điểm; Ít có khả năng đàm phán các điều khoản, điều kiện: 1 điểm; Chịu áp lực của khách hàng về các điều khoản mua hàng: 0 điểm.
Căn cứ tổng số điểm của từng khách hàng, việc xếp hạng nội bộ khách hàng được thực hiện như sau:
Tổng điểm
Xếp hạng
Từ 90 đến 100
A
Từ 75 đến dưới 90
B
Từ 60 đến dưới 75
C
Từ 50 đến dưới 60
D
Dưới 50
E
1.2.3.2 Các chỉ tiêu phân tích
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Nhiều doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả được vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu:
- Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát
=
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch trả nợ của đơn vị.
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
=
TSLĐ & ĐTNH
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, khi hệ số này ở mức thấp sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro không trả được nợ đúng hạn.
- Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh
=
Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Hệ số này cho biết khả năng huy động nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong khoảng thời gian gần như tức thời. Hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn càng tốt. Hệ số thấp khẳng định trong trường hợp rủi ro bất ngờ thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn thấp và không có khả năng trả nợ ngay các khoản nợ vay ngắn hạn.
* Nhóm chỉ tiêu về tính ổn định và khả năng tự tài trợ
- Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ
Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ
=
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của doanh nghiệp, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn, nếu hệ số này lớn hơn 100% cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, ví dụ như vay ngắn hạn, dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của doanh nghiệp
- Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu
=
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2552.doc