Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank)

Tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank): ... Ebook Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank)

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô và số lượng. Với xu hướng đó thị trường tài chính đang không ngừng phát triển để là nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp, các ngân hàng đã có những kế hoạch ngắn và dài hạn nhằm đạt được mục tiêu đề ra. HABUBANK là một trong những ngân hàng đó. Trong những năm vừa qua HABUBANK có kết quả hoạt động kinh doanh rất ấn tượng, luôn thể hiện là một ngân hàng rất tiềm năng. HABUBANK đang ngày càng chiếm được lòng tin của các cá nhân và doanh nghiệp. Nhằm mục đích nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra những đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Chuyên đề thực tập của em gồm có 3 phần chính : Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về thẩm đinh tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sỏ chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội . Chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô và các bạn góp ý để bản báo cáo được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo TS.Hoàng Xúân Quế, các anh chị trong Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này! CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 1.1.1 Sự cần thiết của cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng là các khoản cho chủ đầu tư vay nhằm thực hiện dự án đầu tư, từ đó ngân hàng thu lợi nhuận từ chi phí tín dụng đã cấp cho chủ đầu tư. Hoạt động cho vay theo dự án thông thường là các khoản cho vay có kỳ hạn từ trên một năm - từ 1 năm đến 3 năm được coi là tín dụng trung hạn và từ 3 năm trở lên được coi là tín dụng dài hạn. Cho vay theo dự án nhằm thoã mãn các nhu cầu về mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất của một dự án và một phần vốn lưu động tối thiểu của dự án. Trong một nền kinh tế phát triển như nước ta hiện nay nhu cầu cho vay theo dự án là rất cao, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản là rất lớn, trong lúc các nhà đầu tư chưa tích luỹ được nhiều, chưa có thời gian để thu hồi cũng như tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp vào dự án còn rất hạn chế. Do vậy các chủ đầu tư chủ yếu dựa vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại là một hệ thống kinh doanh tiền tệ có kinh nghiệm trong nắm bắt thị trường, có kinh nghiệm thẩm định các dự án, các chương trình đầu tư do vậy các ngân hnag thương mại tài trợ vón cho dự án vừa đảm bảo tính chất hiệu quả của quản lý vĩ mô về mặt tốc độ và cơ cấu sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích giúp các doanh nghiệp, vì ngân hàng cho vay có thể soạn thảo giúp doanh nghiệpcác dự án đầu thưu có thể tư vấn cho các nhà doanh nghiệp về đầu tư và giép đỡ các doan nghiệp trong quan hệ khách hàng, thông tin các thông tin cần biết cho khách hàng… 1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại Bất cứ hoạt động cho vay nào của Ngân hàng thương mại đều phải trải qua 3 giai đoạn: Xét duyệt món vay Cho vay Thu nợ Trong giai đoạn xét duyệt món vay, các công việc cần tiến hành là: -Nhận đơn và hồ sơ xin vay -Thẩm định đơn và hồ sơ xin vay -Phê duyệt món vay -Lập hồ sơ tín dụng, hạch toán món vay Các khoản vay ở Ngân hàng thương mại thường bao gồm vay ngắn hạn và vay trung - dài hạn. Việc cho vay các khoản ngắn hạn tương đối dễ và đơn giản. Nhưng thế mạnh của Ngân hàng thương mại là khai thác các khoản cho vay trung - dài hạn. Các khoản cho vay này thường là các khoản vay với khối lượng vốn lớn, thời gian vay lâu và độ rủi ro tương đối cao, thường phục vụ cho vấn đề đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị cho sản xuất, xây dựng nhà xưởng... Các dữ liệu của công cuộc đầu tư đều được thể hiện trong dự án mà các đơn vị vay vốn nộp kèm đơn vay. Khi xét duyệt món vay, cán bộ tín dụng luôn bám sát các thông tin trong dự án, kết hợp so sánh vớí các yếu tố, các thông tin thu thập bên ngoài để đánh giá tính hợp lí, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án, đánh giá dự án có lời hay bị lỗ, ngân hàng có lãi trong hoạt động cho vay này hay không... Các Ngân hàng thương mại hầu như đều rất quan tâm đến các dự án mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, độ rủi ro của các dự án này thường rất cao. Do đó, để hạn chế rủi ro, ngân hàng thường rất quan tâm đến công tác thẩm đinh dự án - nhất là thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư . Thẩm định tài chính dự án đầu tư giúp cho cán bộ tín dụng của ngân hàng nắm được các thông số thực sự về dự án và bản thân chủ thể vay vốn sau khi đã tiến hành đối chứng, kiểm định và tính toán lại một số chỉ tiêu chưa hợp lí. Do các số liệu về thu - chi, lợi nhuận của một dự án đầu tư chủ yếu là các số liệu giả định, dự đoán dựa trên các số liệu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tương tự của doanh nghiệp hoặc của một doanh nghiệp khác đã làm trước đây. Tuy nhiên, các số liệu này thường không hoàn toàn chính xác do tác động của yếu tố rủi ro tác động bên ngoài. Một dự án đầu tư nếu không được thẩm định cẩn thận trước khi cho vay thì rất dễ gây ra những tác động không không như dự kiến. Nếu thực tế diễn ra thuận lợi thì rất tốt. Nhưng nếu có những tiêu cực xảy ra thì không chỉ bản thân ngân hàng khó thu hồi được vốn, doanh nghiệp thua thiệt mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế - xã hội. Mặt khác, hiện nay xu hướng chung trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại là tiến tới cho vay không có tài sản thế chấp nhiều hơn. Nếu trước đây, tài sản thế chấp của khách hàng được coi là vật đảm bảo tuyệt đối cho khoản vay thì nay vị thế của nó đã thay đổi. Những tiêu cực trong trong sử dụng tài sản thế chấp như dùng một tài sản thế chấp tại nhiều ngân hàng, phát sinh pháp lý về quyền đồng sở hữu tài sản kinh doanh phát mại hay chất lượng đánh giá thực trạng giá trị cuả tài sản thế chấp khiến cho công tác thu nợ của ngân hàng nhiều khi lại khó hơn. Với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả ngân hàng khuyến khích các khoản vay không cần tài sản thế chấp. Đó là một hình thức tín chấp trong hoạt động cho vay. Cơ sở của tín chấp là uy tín doanh nghiệp và dự án vay vốn khả thi, có hiệu quả. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể vừa thu nợ từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và của dự án nói riêng. Như vậy, để đảm bảo khả năng thu được nợ và có lãi, ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư, vay vốn. Có vai trò là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hành động, được ngân hàng chú trọng vào thẩm định mặt tài chính được tiến hành lý tưởng nhất khi tính khả thi về kỹ thuật, tính an toàn của môi trường, các tác động chấp nhận được đối với xã hội được phân tích chặt chẽ, cẩn thận, thể hiện tính khả thi trong báo cáo thẩm định kỹ thuật - môi trường - xã hội của dự án 1.2. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm, mục đích vai trũ của thẩm định dự án đầu tư - Khái niệm: thẩm định dự án là việc kiểm tra,rà soát một cách khoa học,khách quan và toàn diện các nội dung của dự án và liên quan đến dự án để đánh giá tính hợp,khả thi và hiệu quả của một dự án.Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư vào dự án - Mục đích nhằm: . Xác định tính chất khả thi của dự án,đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính mong muốn .Đánh giá các lợi ích và chi phí tài chính,cũng như các lợi ích và chi phí kinh tế,hiệu quả xã hội của dự án một cách chính xác và khoa học . Ra quyết định đầu tư đúng đắn,xác định chế độ ưu tiên đầu tư hợp lý,phù hợp với chiến lược phát triển đầu tư,quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .Đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về dự án đầu tư - Vai trò .Đối với chủ đầu tư :do doanh nghiệp thường không đủ khả năng phân tích,đánh giá tính khả thi của dự án,thiếu khả năng phân tích tổng hợp ,thiếu thông tin.Mà những thứ này thì ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và khả năng. Do đó ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp để chọn ra dự án hiệu quả nhất . Đối với cơ quan quản lý nhà nước: các cơ quan nhà nước luôn đánh giá dự án ở tính phù hợp của nó đối với quy hoạch phát triển chung của ngành,địa phương và cả nước trên các mặt:mục tiêu,quy mô,quy hoạch và hiệu quả. Thẩm định dư án đầu tư giúp cơ quan quản lý đánh giá được sự cần thiết của dự án cũng như tính thống nhất thực hiện dự án đối với chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể để từ đó ra quyết định bác bỏ hay cho phép thi công dự án . Đối với nền kinh tế: nền kinh tế luôn cần các dự án đầu tư phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,song đó phải là các dự án không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn phải có hiệu quả xã hội,đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế.Chíng vì thế thẩm định dự án đầu tư là công việc không thể thiếu,nhằm xác định hiệu quả của dự án khi đi vào hoạt động trên những khía cạnh:công nghệ,vốn,ô nhiễm môi trường và các hiệu quả kinh tế xã hội khác.Điều này có ý nghĩa rất lớn,bởi nếu đầu tư kém hiệu quả,sai mục đích sẽ gây ra những hậu quả khó lường cho nền kinh tế,cho xã hội.Ngày nay với điều kiện hạn chế về vốn đầu tư,tính hiệu quả của một dự án càng phải được cân nhắc kỹ.Thông qua công tác thẩm định dự án đầu tư của mình,các ngân hàng ngày càng giúp cho nền kinh tế có được những dự án thực sự tốt,đem lại hiệu quả như mong muốn . Đối với ngân hàng:mục tiêu của ngân hàng là an toàn và sinh lợi.Vì vậy việc thẩm định dự án đầu tư là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng.Nếu ngân hàng làm tốt công tác này sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng ngân hàng rút ra kết luận chính xác về tính khả thi ,hiệu quả kinh tế của dự án hoặc dự án vay vốn,khả năng trả nợ,những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn và chính xác nhất.Đồng thời tham gia góp ý cho chủ đầu tư về phương án sản xuất kinh doanh,tạo tiền đề để xác định tiến trình giải ngân,đảm bảo hiệu quả cho vay,thu được nợ gốc và lãi đúng hạn,hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.Ngoài ra thẩm định dự án còn có ý nghía trong viếc xác định khả năng và ý muốn của người vay trong việc trả nợ vay phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng,là cơ sở để xác định mức rủi ro có thể chấp nhận,xác định số tiền cho vay,thời gian cho vay,mức thu nợ hợp lý,tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả 1.2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Nội dung và quy trình thẩm định Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều doanh thu nhất cho ngân hàng,đặc biệt là tín dụng tài trợ dự án đầu tư.Tuy nhiên hoạt động này lại chứa nhiều rủi ro,nên các ngân hàng luôn xem xét kỹ khi cấp tín dụng tài trợ cho dự án nhằm đảm bảo hai mục tiêu là an toàn và sinh lợi.Ngân hàng dưới góc độ là nhà tài trợ đánh giá dự án chủ yếu trên cơ sở tính khả thi và khả năng thu hồi nợ theo các bước sau: * Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án hồ sơ pháp lý của dự án bao gồm các giấy tờ sau: . Báo cáo nghiên cứu khả thi . Quyết định phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật . Giấy phép đầu tư thuộc dự án . Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất .Giấy phép xây dựng ,giấy phép sử dụng tài nguyên nếu có . Hợp đồng bảo hiểm ,giấy chứng nhận bảo hiểm . Bản phê duyệt kết quả đấu thầu,hợp đồng mua bán máy móc thiết bị,hợp đồng thi công xây lắp,tài liệu chứng minh về vấn đề đầu tư, các nguồn tham gia của dự án ... * Thẩm định mục đích vay vốn và sự cần thiết của dự án - Mục đích vay vốn: . Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không . Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn . Đối với với những dự án vay bằng ngoại tệ thì kiểm tra mục đích vay vốn sao cho phù hợp với quy định quản lý ngoại hối - Sự cần thiết của dự án: Mỗi dự án là một mắt xích quan trọng trong chương trình phát triển trung,dài hạn của nghành,vùng lãnh thổ.Việc một dự án đầu tư sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người,đến kinh tế xã hội,đến thị trường,môi trường tự nhiên...Vì vậy khi tiến hành thẩm định dự án cán bộ tín dụng cần phải xem xét các mục tiêu và định hướng của dự án.Đánh giá xem dự án có cần thiết trong tình hình kinh tế xã hội,thị trường hiện nay hay không,có tuân thủ theo đúng kế hoạch,quy hoạch đầu tư,định hướng phát triển của ngành không,có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển chung của cả nước .Mặc khác ngân hàng cần xem xét dự án có đem lại lợi ích cho mình và cho chủ đầu tư hay không * Thẩm định về phương diện kỹ thuật Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra,phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi cả về mặt thi công xây lắp dự án và việc vận hành dự án theo đúng mục tiêu dự kiến.Các vấn đề chính sách nghiên cứu kiểm tra bao gồm: - Thẩm định quy mô của dự án:là thẩm định xem quy mô,công suất dự án có phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trường hay không,có phù hợp với khả năng nguồn vốn,khả năng cung cấp nguyên liệu,khả năng quản lý của doanh nghiệp không. - Thẩm định công nghệ và trang thiết bị Dây truyền công nghệ và trang thiết bị là những vấn đề sống còn đối với hiệu quả của dự án đầu tư,bởi chúng quyết định cả năng suất và chất lượng sảm phẩm.Để xác định dây truyền công nghệ và lựa chọn thiết bị dự án cho hiệu quả,người ta đưa ra một số quyết định + Công nghệ sản xuất được lựa chọn phải đảm bảo đã qua kiểm chứng thực tế và đã thu được thành công ở quy mô sản xuất đại trà. + Các hợp đồng về chuyển giao công nghệ và mua bán thiết bị mới phải rõ ràng, chặt chẽ về nội dung,có rằng buộc trách nhiệm của bên chuyển giao về các mặt: có chuyên gia lắp đặt,vận hành sản xuất thử,bảo hành chất lượng,đào tạo và hướng dẫn công nhân sử dụng + Tất cả các vấn đề có liên quan đến thiết bị như công suất,mức tiêu hao nguyên liệu,năng lượng,tuổi thọ trung bình,các yếu tố liên quan đến bảo dưỡng sửa chữa,khả năng cung cấp phụ tùng thay thế...đều được kiểm tra,tính toán đồng bộ trên cơ sở các định mức kinh tế,kỹ thuật Ngoài ra cũng cần chú ý đến nguồn cung ứng thiết bị.Nên chọn các nhà sản xuất có uy tín,bởi họ cung cấp những thiết bị có dộ tin cậy cao hơn - Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính liên tục của dự án.Dự án sẽ bị đình trệ nếu nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào gặp khó khăn.Do vậy khi thẩm định ngân hàng thường xem xét: + Tổng nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu,năng lượng,điện nước...trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật,so sánh với mức tiêu hao thực tế + Đối với nguyên vật liệu mang tính thời vụ hay nguyên liệu nhập khẩu,cần tính toán dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên,tránh lãng phí - Thẩm định phương án địa điểm xây dựng dự án.Yêu cầu của việc lựa chọn địa điểm là phải gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc gần nơi tiêu thụ chính,giao thông thuận tiện,có chi phí vận chuyển bốc dỡ hợp lý để hạ giá thành sảm phẩm;phải đẩm bảo mức độ vệ sinh môi trường sinh thái,phải có phương án xử lý chất thải,phòng chống cháy nổ, an toàn lao động,mức độ đền bù giải giải phóng mặt bằng,kế hoạch tái định cư. - Thẩm định tính hợp lý về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án.Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến kế hoạch sử dụng vốn,kế hoạch sản xuất,kế hoạch cho vay thu nợ của ngân hàng.Cần xác định thứ tự ưu tiên để tập trung vốn đầu tư hoàn thành dứt điểm.Trước hết là các hạng mục công trình sản xuất,rồi đến các hạng mục công trình sản xuất phụ trợ,các hạng mục thực hiện sản xuất sau cùng.Tính toán để hoàn thành các hạng mục cần thiết có thể đưa dự án đi vào hoạt động từng bộ phận hoặc vẫn đảm bảo cho sản xuất các bộ phận hiện có.Tránh thi công dàn đều tất cả các hạng mục cùng một lúc,sẽ không hiệu quả,thậm chí nếu thiếu vốn,thiếu nguyên vật liệu...sẽ làm dở dang tất cả * Phân tích trên phương diện thị trường,phân tích ngành của dự án - Thị trường là nơi quyết định thành công của dự án và là yếu tố quyết định nguồn trả nợ cho dự án.Một dự án tốt,chiếm lĩnh được thị trường thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng trở nên chắc chắn.Chính vì vậy phân tích thị trường là rất cần thiết: + Kiểm tra cung – cầu sảm phẩm.Khi nghiên cứu quan hệ cung,cầu sảm phẩm cần xem xét tổng thể cả thị trường trong nước và ngoài nước với mục đích làm rõ xu thế trong tương lai của sảm phẩm.Tùy theo phạm vi tiêu thụ sảm phẩm của dự án mà cán bộ tín dụng cần xem xét trên các khía cạnh sau: . Nhu cầu hiện tại của thị trường trên các địa bàn mà dự án thâm nhập,chiếm lĩnh cũng như sự chấp thuận của sảm phẩm đó trên thị trường hiện nay,nhu cầu của người tiêu dùng đang ở mức độ nào.Sự chấp nhận và mức độ thỏa mẵn của người tiêu dùng đối với sảm phẩm của mình so với những sảm phẩm cùng loại trên thị trường và sảm phẩm có thể thay thế . Dự báo nhu cầu sảm phẩm trong tương lai và mức độ đáp ứng sảm phẩm đó trên thị trường,các kênh đáp ứng các sảm phẩm tương tự và sảm phẩm thay thế ra sao .Tính hợp pháp, hợp lý và mức độ tin cậy của hợp đồng bao tiêu sảm phẩm,các văn bản giao dịch sảm phẩm,tránh sự giả mạo có thể xẩy ra .Phân tích hợp lý về giá cả và mức biến động về giá cả đầu vào,đầu ra của dự án . Khả năng nắm bắt các thông tin về thị trường quản lý xuất nhập khẩu của các nước có quan hệ - Phân tích ngành: + Phân tích tình hình phát triển trong tương lai trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại.Cần phân tích những nội dung sau: . Xu hướng phát triển của ngành . Tốc độ tăng trưởng trong quá khứ,hiện tại và dự báo tương lai của ngành . Sự phát triển của các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành . Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật . Sảm phẩm và khả năng cạnh tranh của nó trong thị trường trong và ngoài nước . Những thay đổi về điều kiện lao động .Chính sách của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp . Vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành . Phương pháp sản xuất,công nghệ,nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp lập dự án + Tổng hợp thông tin cán bộ tín dụng cần tổng hợp những thông tin sau: . Sự chuyển đổi trong ngành.Sự thay đổi về số lượng,giá cả trong cung cầu sảm phẩm.Tình hình các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành đó có bao gồm những tiến bộ kỹ thuật và các sảm phẩm có tính cạnh tranh . Vị trí trong ngành.Vị trí mỗi sảm phẩm trên thị trường,doanh số từng mặt hàng trong ngành,sự tin tưởng của khách hàng + Nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của dự án Để đánh giá mức độ cạnh tranh của dự án,cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu xu hướng cạnh tranh,mức độ cạnh tranh cũng như các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.Cạnh tranh có thể chia làm hai loại ,đó là cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh gián tiếp . Phân tích khả năng Cạnh tranh trực tiếp là xem xét,đánh giá,so sánh loại sảm phẩm của dự án với các sảm phẩm hiện có trên thị trường về các phương diện:quy cách,chất lượng,giá cả,bao bì,quản lý,phương thức cung cấp,điều kiện thanh toán... để đưa ra ưu thế của sảm phẩm đó . Phân tích về khả năng cạnh tranh gián tiếp là đánh giá,so sánh uy tín,kinh nghiệm...của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.Uy tín,kinh nghiệm cũng như khả năng nắm bắt thông tin chính xác,nhanh nhậy,mức độ linh hoạt trong sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong cạnh tranh.Do đó cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất hiện hiặc gia tăng cạnh tranh gián tiếp * Thẩm định ảnh hưởng của dự án tới môi trường Hiện nay tiêu chuẩn về môi trường tại các nước phát triển được quy định rất khắt khe,bắt buộc các nhà sản xuất phải bỏ ra một chi phí không nhỏ cho vấn đề ô nhiễm môi trường.Trước tình hình đó,các doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất bằng cách chuyển những công nghệ lạc hậu,gây ra sự ô nhiễm sang các nước đang phát triển để đầu tư. Do vậy khi thẩm định cần phải xem xét khả năng tác động đến môi trường của dự án và phân tích các biện pháp xử lý chống ô nhiễm môi trường,trong đó phải tính toán các chi phí cho lĩnh vực này. Tình hình kinh tế,môi trường,xã hội được đề cập trong dự án bao gồm các vấn đề sau: - Điều kiện và địa lý tự nhiên (địa hình,khí hậu,địa chất...) có liên quan đến việc chọn,thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này - Điều kiện dân số và lao động có liênquan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sảm phẩm,đến ngồn lao động cung cấp cho dự án - Tình hình chính trị,chính sách có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư - Tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước,địa phương,tình hình sản xuất kinh doanh của ngành,địa phương (tốc độ tăng trưởng GDP,tỷ lệ đầu tư với GDP,quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng,GDP/đầu người,tỷ suất lợi nhuận kinh doanh...) có ảnh hưởng tới quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án - Tình hình ngoại hối ( cán cân thanh toán quốc tế,dự trữ ngoại tệ,nợ nước ngoài và tình hình thanh toán nợ...) đặc biệt đối với các dự ân phải nhập khẩu nguyên liệu,trang thiết bị * Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư Yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn dự án đầu tư đó là lợi nhuận của dự án.Cho nên khi quyết định đầu tư,các doanh nghiệp và ngân hàng thường hay sử dụng phương pháp phân tích tài chính để đánh giá tính khả thi của dự án.Thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc rà soát,đánh giá một cách khoa học và toàn diện về mọi khía cạnh tài chính,kinh tế, kỹ thuật của dự án.Từ những kết quả thẩm định,đánh giá hiệu quả tài chính của dự án để đi đến kết luận có thể tài trợ hay không tài trợ cho dự án.Đặc biệt đối với các dự án phải mang lại hiệu quả tài chính trực tiếp mới được tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.Do đó khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư là một công việc cần thiết và rất quan trọng.Các nội dung chính ta cần phân tích: -Xác định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn Tùy thuộc quy mô dự án ,mức độ hiện đại của dự án để xem xét sự hợp lý về vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ của mỗi dự án.Sự hợp lý này được thể hiện ở tổng vốn đầu tư,cơ cấu vốn đầu tư và cả thời gian thực hiện dự án.Tổng đầu tư là số tiền cần thiết phải bỏ ra để trang trải các chi phí của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi dự án đi vào vận hành.Tổng vốn đầu tư bao gồm các khoản mục sau:vốn đầu tư vào tài sản cố định,vốn đầu tư vào tài sản lưu động,vốn dự phòng... . Vốn đầu tư vào tài sản cố định là vốn dùng để mua sắm,cải tại,mở rộng tài sản cố định . Vốn đầu tư vào tài sản lưu động là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để thực hiện dự án . Vốn dự phòng là vốn dùng để đối phó với những trường hợp biến động giá cả trên thị trường gây ra rủi ro cho thu nhập của dự án (vốn này thường chiếm khoảng 5%-10% tổng vốn đầu tư) Trên cơ sở tổng vốn đầu tư thì cần xem cách thức huy động vốn: vốn chủ sở hữu và vốn vay là bao nhiêu.Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn cần thiết đúng với từng khoản mục chi phí.Khối lượng xây lắp,số lượng,chủng loại vật liệu cần mua sắm phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần kiểm tra tiến độ bỏ vốn của doanh nghiệp có phù hợp với độ dài thời gian thực hiện dự án không, bởi điều này ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh gía về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn,khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. -Kiểm tra về cơ cấu vốn,cơ cấu nguồn vốn đầu tư và sự đảm bảo của các nguồn vốn Các dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như : vốn tự có của chủ đầu tư,vốn ngân sách,vốn đi vay,vốn liên doanh liên kết,vốn cổ phần và các nguồn vốn khác.Do đó cán bộ tín dụng khi thẩm định chỉ tiêu này cần chỉ rõ những hình thức huy động vốn vào dự án,để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng ,hiện thực của các nguồn vốn đó.Xem xét tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn.Vốn đi vay quá lớn doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính khi trả nợ.Vốn đi vay hợp lý sẽ tạo ra đòn bảy tài chính giúp doanh nghiệp tạo lợi nhuận tốt hơn do tích kiệm được thuế +Thông thường một dự án có tính thuyết phục cao khi chủ đầu tư có ít nhất 50% vốn tự có tham gia vào dự án,còn đối với các ngân hàng thương mại chỉ cần đầu tư số vốn còn lại sau khi chủ dự án đã huy động hết nguồn vốn của họ.Có như vậy thì trách nhiệm chủ dự án trong việc sử dụng vốn mới được nâng cao và rủi ro trong đầu tư mới được hạn chế +Cần quan tâm và xử lý tới các nguồn vốn đầu tư : . Đối với vốn tự có của doanh nghiệp: Cần kiểm tra phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số vốn cần bổ xung của doanh nghiệp có thể giành để đầu tư cho dự án hiện tại cũng như trong thời gian thực hiẹn dự án sau khi đã trích ra để trang trải các hoạt động cần thiết khác . Vốn trợ cấp của ngân sách: Đối với các dự án được ngân sách tài trợ một phần vốn, cần xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn ngân sách .Vốn vay các ngân hàng khác: cần xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của các ngân hàng đã cam kết cho vay . Đối với các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài theo hình thức vay tự trả: cần xem xét kỹ việc chấp hành đúng quy định của nhà nước về vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp.Cần có sự xem xét tư cách pháp nhân,khả năng tài chính của người cho vay,tổ chức môi giới.Ngoài ra cần xem xét mức độ hợp lý về lãi suất,thời hạn vay và trả nợ,kiểm tra số lãi dự án phải gánh chịu trong thời kỳ xây dựng . Đối với dự án đa nguồn vốn:Liên doanh,liên kết,vay,cấp phát,tự có....thì việc thẩm định có thể kiểm tra mức độ đảm bảo,sự hợp lý của từng nguồn vốn trong tổng mức đầu tư,thứ tự thực hiện huy động vốn - Xác định chi phí, doanh thu,lợi nhuận hàng năm của dự án,từ đó xác định dòng tiền của dự án Cần xác định giá thành dự kiến của từng loại sảm phẩm,đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sảm phẩm thấp hay cao,có hợp lý không? Những chi phí liên quan trực tiếp đến dự án thường bao gồm : Chi phí nguyên vật liệu,chi phí thuê máy móc thiết bị,chi phí lao động...Trong quá trình thẩm định chi phí của dự án,cán bộ thẩm định cần kiểm tra cách tính và tỷ lệ khấu hao phân bổ,tỷ lệ khấu hao từ giá trị đầu tư trong giá thành sảm phẩm phù hợp với các quy định và hướng dẫn của nhà nước.Kiểm tra chi phí công nhân trên cơ sở số lượng nhân công cần thiết cho một đơn vị sảm phẩm trong số lượng nhân công vận hành dự án.Kiểm tra việc tính toán,phân bổ chi phí về lãi vay ngân hàng.Đối với các loại thuế của nhà nước được phân bổ vào giá thành sảm phẩm tùy theo loại hình sản suất mà có sự phân tích,tính toán thích hợp.Sau khi tính giá thành sảm phẩm của dự án thì ngân hàng cần so sánh nó với giá thành các sảm phẩm cùng loại trên thị trường hoặc sảm phẩm thay thế,đồng thời lấy đó làm cơ sở tính doanh thu và lợi nhuận của dự án +Xác định doanh thu và lợi nhuận dự kiến hàng năm hàng năm theo vòng đời của dự án.Doanh thu của dự án tài chính là tổng giá trị bán ra của hàng hóa dịch vụ. Trong những năm đầu của dự án đưa vào hoạt động ,công suất thiết kế thường tính thấp hơn dự tính(70%-90%) do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến doanh thu trong những năm này thường thấp,sau đó doanh thu tăng dần theo vòng đời của dự án.Điều lưu ý là xem doanh thu đó được hình thành từ những hoạt động,những sảm phẩm nào và xác định các khoản mục lãi gộp,lãi thuần trước thuế,lãi sau thuế,dự phòng... xem đã phù hợp với khả năng thực tế của dự án không * Kiểm tra các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư Khi tiến hành thẩm định dự án, cơ quan thẩm định ngoài việc đánh giá dự án còn tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được đầy đủ nhất tình trạng thực tế của doanh nghiệp, đánh giá lịch sử sản xuất kinh doanh. như vậy, hệ thống chỉ tiêu cơ bản có thể phân thành 2 loại: + Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. + Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Trong mỗi loại đó, việc phân tích đều dựa trên phân tích về mặt giá trị, tức là dùng một đơn vị tiền tệ làm công cụ đánh giá chung. Nhưng bản thân tiền cũng có giá trị vận động theo thời gian,tức là có giá trị về mặt thời gian nên có hai khả năng đánh giá: + Phương pháp tài chính giản đơn + Phương pháp tài chính có chiết khấu Tuỳ theo từng nội dung , từng loại chỉ tiêu mà một trong hai cách phân tích nêu trên được lựa chọn. 4Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Khi phân tích phải được so sánh theo thời gian để thấy được tốc độ tăng trưởng hay suy thoái,so sánh với doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành nếu có và so sánh với các chỉ tiêu bình quân ngành để thấy rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong tương quan chung + Các tỷ số về khả năng thanh toán TSLĐ + Đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài đến hạn Tỷ số này được dùng để đánh gí khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Một tỷ lệ quá cao có thể dẫn đến những nhận định sau về doanh nghiệp: quá nhiều tiền nhàn rỗi,quá nhiều các khoản phải thu,quá nhiều hàng tồn kho. Một tỷ lệ nhỏ hơn một có thể nhận định rằng doanh nghiệp trả chậm các nhà cung ứng quá nhiều,dùng các khoản vay ngắn hạn để mua TSCĐ hoặc trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong hoạt động kinh doanh để chi trả.Một xu hướng tăng lên của hệ số này hay giảm cần phải xem xét kỹ vì từ đó sẽ có thể có các kết quả bất lợi: doanh số bán hàng giảm,hàng tồn kho lỗi thời hoặc tồn đọng do kế hoạch sản xuất không hợp lý,trì hoãn trong thu hồi công nợ Tài sản có tính lỏng cao Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh được tính bởi các tài sản có tính lỏng cao (tiền mặt ,tiền gửi,các khoản phải thu có khả năng thu hồi nhanh,chứng khoán thanh khoản) với nợ ngắn hạn.Do đó có thể kiểm tra tình trạng một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn + Các tỷ số về khả năng cân đối vốn Nợ phải trả Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = Tổng tài sản Hệ số này cao : Nếu doanh nghiệp đang trong môi trường kinh doanh thuận lợi,sảm phẩm tiêu thụ tốt,ít cạnh tranh thì cơ cấu tài chính này sẽ mang lại lợi nhuận cao.Ngược lại khi doanh nghiệp lâm vào khó khăn ,thua lỗ thì cơ cấu tài chính này sẽ đưa doanh nghiệp thua lỗ nhanh hơn Hệ số này thấp: không có được ý nghĩa đem lại cho doanh nghiệp suất lợi nhuận cao ,nhưng đổi lại mức độ an toàn coa hơn.Vì vậy Doanh nghiệp muốn chỉ tiêu này cao nhưng ngân hàng thì ngược lại Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tổng tài sản Cho ta biết mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Tỷ số cao thể hiện năng lực tự chủ tài chính cao và ngược lại.Đánh gía tỷ số như thế nào._. là hợp lý thì phụ thuộc vào quan điểm đánh giá,môi trường kinh doanh.Đối với ngân hàng thì chỉ số này càng cao càng tốt Lợi nhuận từ kinh doanh Khả năng trang trải lãi vay = Chi phí lãi vay Chỉ số này xem xét khả năng khi trả lãi vay từ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ số này > 1 là tốt Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay Khả năng hoàn trả nợ vay = Vốn gốc + chi phí lãi vay Chỉ số này xem xét khả năng của doanh nghiệp khi trả lãi vay từ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh . Chỉ số này bằng 1 chỉ ra rằng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chỉ đư để trả nợ lãi và gốc đến hạn. Chỉ số này cang cao thì khả năng trả nợ gốc và lãi càng cao và khả năng chống chọi với các biến động trong lãi suất và dòng tiền càng cao + Các tỷ số về khả năng hoạt động Doanh thu thuần Hệ số vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Tỷ số này cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu tỷ lệ này thấp nghĩa là vốn đang được sử dụng không hiệu quả và có khả năng doanh nghiệp thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực tế.Hệ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản càng cao Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Thời gian dự trữ = x 365 Hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hoặc Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Tỷ số này cho biết hàng tồn kho của doanh nghiệp,gồm nguyên vật liệu và hàng hóa,được lưu giữ trong bao lâu.Lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc vốn được sử dụng kém hiệu quả.Chi phí lưu giữ hàng tôn kho tăng,và rủi ro khó tiêu thụ cũng tăng do hàng tồn kho này có thể không phù hợp nhu cầu tiêu dùng nữa cũng như tình hình thị trường kém đi.Do vậy thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu phải được xác định để xem hàng tồn kho có được quản lý tốt hay không Giá trị khoản phải thu thương mại bình quân Kỳ thu tiền bình quân = x 365 Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết thời gian chậm trả trung bình của các khoản phải thu từ bán hàng hoặc thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.Thời gian thu hồi công nợ rất ngắn có thể cho ta những thông tin sau: chính sách tín dụng bán trả chậm của DN quá khắt khe,DN chỉ hoặc thường bán hàng trả ngay bằng tiền mặt,việc thu hồi công nợ của doanh nghiệp có hiệu quả,khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của khác hàng là tốt.Thời gian thu hồi công nợ dài có thể cho ta biết thông tin : chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp là dễ dàng,các tiêu chuẩn tín dụng kém,DN va bạn hàng gặp khó khăn về tài chính ,do đó sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu tiền mặt Giá trị các khoản phải trả Thời gian thanh toán = x 365 công nợ phải trả Giá vốn hàng bán Tỷ số này cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa và nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền.Nếu chu kỳ dài thì có nghĩa: điều kiện thanh toán với người cung cấp là thuận lợi cho doanh nghiệp,thời gian trả chậm dài giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng vốn điều lệ.Mặc khác cũng có thể nói rằng giá mua hàng là bất lợi,hoặc doanh nghiệp đang phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng thương mại do thiếu các khoản tín dụng ngân hàng.Nếu chu kỳ ngắn thì: các điều kiện thanh toán là bất lợi vì quan hệ với nhà cung cấp trở nên xấu đi.Tuy nhiên cũng có khả năng doanh nghiệp có nhiều vốn trong tay,và thay vì gia tăng các khoản thanh toán bằng tiền mặt,doanh nghiệp đang mua hàng với giá cả thuận lợi + Các tỷ số về khả năng sinh lãi Lợi nhuận ròng Hệ số lãi ròng = Doanh thu Hệ số này thể hiện một đồng doanh thu có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng trong một chu kỳ kinh doanh.Do đó đây là tỷ lệ quan trọng nhất trong việc đánh giá khả năng sinh lời nói chung. Lợi nhuận ròng (lỗ) Suất sinh lời của tài sản (ROA) = Bình quân tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ Hoặc ROA =Hệ số lãi rõng x Số vòng quay tài sản =(Lãi ròng / Doanh thu ) x (Doanh thu / Tổng tài sản ) ROA cao khi số vòng quay tài sản cao và hệ số lợi nhuận lớn ROA đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.Không phân biệt tài sản này được hình thành từ vốn chủ sở hữu hay vốn vay.Nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Vì vậy hệ số càng cao thể hiện việc sử dụng,quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả Lợi nhuận ròng Suất sinh lời vốn chủ sở hữu = (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân Hoặc ROE = ( Lợi nhuận ròng/DT)x(DT/TTSBQ)x(TTSBQ/Vốn CSH BQ) = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài sản x (Đòn cân nợ/Đòn bảy tài chính) DT: Doanh thu TTSBQ: Tổng tài sản bình quân Vốn CSHBQ: Vốn chủ sở hữu bình quân ROE cho ta biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.ROE cao phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.Quá trình phân tích ROE không thể không phân tích,đánh giá đòn bảy tài chính: . Khi doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi,doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi thì tăng vay nợ (tăng đòn bảy tài chính) sé làm cho ROE tăng cao.Ngược lại nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn,chính đòn bảy tài chính sẽ đẩy doanh nghiệp vào kết cục xấu . Bởi vậy, doanh nghiệp trong đà kinh doanh hiệu quả thì muốn đẩy đòn bẩy tài chính lên cao. Ngược lại,ngân hàng với mục tiêu an toàn vốn,phòng khi rủi ro xảy ra lại muốn khống chế một tỷ lệ vay nợ hạn chế.Một đòn bảy tài chính hợp lý phụ thuộc vào dự đoán khả thuận lợi của công việc kinh doanh và mức độ rủi ro chấp nhận đánh đổi 4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Nói chung, hiện nay có nhiều chỉ tiêu và phương thức tính toán, xác định hiệu quả đầu tư. Trong bài khóa luận này, tôi chỉ đề cập một số chỉ tiêu cơ bản phục vụ việc phân tích, đánh giá hiệu quả xét trên quan điểm của ngân hàng. (1) Giá trị hiện tại ròng ( Net present Value – NPV). Chỉ tiêu NPV cho ta biết tổng lơi nhuận mà dự án đem lại là bao nhiêu sau khi lấy các khoản thu từ dự án, trừ các khoản chi từ dự án. Khi tính toán chỉ tiêu này, cũng dưa trên cơ sở giá trị hiện tại, tức là phải xem xét đến lãi suất chiết khấu. Trước khi tính các chỉ tiêu, cán bộ thẩm định dự án đầu tư phải xác định luồng tiền ra và vào của dự án đem lại. . Dòng tiền ra gồm: vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định; vốn đầu tư vào tài sản lưu động; chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng; chi phí hoạt động tăng thêm. . Dòng tiền vào bao gồm: lợi nhuận ròng do dự án mang lại; khấu hao TSCĐ; thu hồi từ giá trị thanh lý TSCĐ khi kết thúc dự án; thu hồi vốn đầu tư vào tài sản lưu động khi kết thúc dự án. . Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư : Công thức tính giá trị hiện tại ròng: n CFt NPV = - CF0 + S t=1 (1+ i)t Trong đó : CF0 : là vốn đầu tư bỏ ra ban đầu , giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần vào đầu năm thứ nhất của dự án CFt : là dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án , t chạy từ 1 đến n. n : là số năm thực hiện dự án. i : là lãi suất chiết khấu , giả định là không đổi trong các năm. Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án nên : Nếu NPV > 0: dự án có lãi . Nếu NPV = 0: dự án chỉ hòa vốn Nếu NPV < 0 : dự án bị lỗ. NPV càng lớn càng có lời, vì vậy nếu hai dự án phụ thuộc thì điều kiện dự án là: NPV>0 và NPVmax. Dưới góc độ là nhà ngân hàng với mục tiêu an toàn và sinh lãi thì ngân hàng chỉ chọn những dự án có NPV>0 để đầu tư. Thu nhập ròng=Lợi nhuận sau thuế+khấu háo TSCĐ Nếu hết vòng đời dự án mà tài sản cố định vẫn giá trị thì vẫn tính phần giá trị còn lại vào đồng thu nhập của năm cuối cùng. . Ưu điểm chính: cho biết tổng lợi nhuận mà dự án đem lại và tuân thủ theo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền. . Nhược điểm chính của chỉ tiêu này là không tính đến sụ khác biệt về thời gian hoạt động của dự án, chỉ cho biết tổng lợi nhuận mà không cho biết lợi nhuận trên một động vốn. (2) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ( internal Rate of Return – IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng không tức tổng giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai bằng giá trị hiện tạo của vốn đầu tư. + Cách tính IRR : người ta có thể xử dụng hai phương phát để tính IRR. - Phương pháp thử và điều chỉnh : lần lượt thử các giá trị của lãi suất chiết khấu để tính NPV, sau đó chọn lãi suất chiết khấu nào làm cho giá trị NPV gần 0 nhất thi đó chính là IRR. Tuy nhiên việc làm này sẽ mất nhiều thời gian và công sức nên người ta thương sử dụng phần mềm máy tính chuyên biệt để tiết kiệm thời gian, chi phí và cho kết quả chính xác hơn. - Phương pháp nội suy : phương pháp nay dựa trên nguyên tắc tam giác đồng dạng. Trình tự phương pháp này được thực hiện như sau: Bước 1: chọn một lãi suất chiết khấu tùy ý để tính NPV sao cho NPV > 0. Sau đó tăng lãi suất chiết khấu đến khi NPV gần đến 0 nhất ta có lãi suất chiết khấu i1 và NPV1 . Bước 2 : tiếp tục tăng lãi suất chiết khấu cho đến khi NPV < 0 và chọn một NPV gần bằng 0 ta có i2 và NPV2. Chú ý : để tăng tính chính xác của IRR, thường hai giá trị lãi suất chiết khấu được chọn không lệch nhau quá 5%. Bước 3 : tính IRR theo công thức: NPV1 (i2 – i1) IRR = i1 + | NPV1| + | NPV2| IRR là chỉ tiêu rất quan trọng và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Cách chọn dự án theo IRR như sau : - Trường hợp có một dự án duy nhất, chọn dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khâu. - Nếu có nhiều dự án và phụ thuộc nhau thù dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu sẽ được lựa chọn. + Ưu điểm của chỉ tiêu này là cho biết lợi nhuận trên một đồng vốn và tuân theo nguyên tắc giá trị theo thơig gian của tiền.Đồng thời nó biểu thị được tỷ lệ sinh lời lớn nhất mà bản thân dự án đạt được. IRR còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay. - Nếu IRR < lãi vay : dự án sẽ không đủ tiền trả nợ. - Nếu IRR = lãi vay : dự án chỉ vừa đủ tiền để trả nợ, nhà đầu tư không có lợi gì. - Nếu IRR > lãi vay : thì nhà đầu tư có lời và có thể trả được nợ. + Nhược điểm của chit tiêu này là không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án đầu tư. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback Period-PP) Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án đầu tư là khoản thời gian cần thiết để các khoản thu nhập gia tăng từ dự án đủ bù đắp các khoản chi ban đầu để thực hiện dự án. Công thức tính: Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi PP = n + Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Trong đó : n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư. Chỉ tiêu này phản án thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thi dự án thu hồi đủ vốn đầu tư, do vậy PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dư án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Ưu điểm của chỉ tiêu này là: Dễ xác định. Độ tin cây tương đối cao Chỉ tiêu này giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Nó được các nhà tài trợ ưu thích vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi ro trong việc thu hồi vốn. Chủ đầu tư cũng ưu thích những dự án có thời gian hoàn vốn ngắn vì khả năng quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp. Nhược điểm của chỉ tiêu này là : - Không tính đến dòng tiền sau thời gian hoàn vốn do đó không cho biết lợi nhuận lớn nhất của dự án. Đôi khi một phương án có thời gian hoàn vốn dài nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phương án tốt. - Không tính đến sự khác biệt của dòng tiền trước thời điểm hoàn vốn và không tính đến giá trị theo thời gian của tiền. Vì những nhược điểm như trên phải được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác ,chứ khó có thể sử dụng một cách độc lập để đưa ra quyết định đầu tư. * Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng Tín dụng là quan hệ vay trả, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng nhằm dành lấy thị trường ngày càng tăng. Nên vấn đề lôi kéo khách hàng vay tiền của ngân hàng mình mà vẫn bảo đảm an toàn vốn là một bài toán vô cùng khó khăn. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng là biết trước được khả năng thanh toán của dự án trong quá trình quyết định cho vay. Khả năng thanh toán của dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang cho vay là dự án mới đầu tư hay đầu tư chiều sâu, nguồn vốn trả nợ cơ bản được huy động từ ba nguồn chính, gồm có: Lợi nhuận sau thuế để lại; khấu hao cơ bản; các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Cán bộ thẩm định dự án sẽ đánh giá khả năng trả nợ của dự án thông qua chỉ tiêu: Các nguồn tiền để trả nợ hàng năm đối với dự án Tỷ lệ đảm bảo nợ = Số nợ phải trả hàng năm đối với dự án ( gốc và lãi) Tỷ lệ đảm bảo nợ này phản ánh mức độ tin cậy của dự án về mặt tài chính để ngân hàng xác định mức thu nợ một cách hợp lý và có kế hoạch đôn đốc kịp thời. + Hiện nay,các ngân hàng xác định mức trả nợ theo công thức sau: Thời gian cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian trả nợ (Thời gian ân hạn là thời gian dự án xây dựng, lắp đặt,chạy thử, thời gian này được ngân hàng miễn trả cả gốc và lãi).. Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ = Số tiền có thể trả nợ hàng năm Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ mỗi kỳ = Số kỳ trả nợ Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, ngần hàng có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, khấu haoTSCĐ và các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không. * Phân tích rủi ro của dự án. + Phân tích độ nhảy của dự án Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì rất có thể bị sai lệch, vì trong phân tích dự án luôn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rong tiền của dự án. Và khi một yếu tố đầu vào thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố đầu ra và đồng thời ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án(NPV, IRR). Vì vậy, cần phải phân tích độ nhạy để đánh giá độ ổn định của các kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (NPV, IRR ..) khi có sự thay đổi các yếu tố đầu vào, đầu ra dự tính ( chi phí nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm, tiền lương ...). Phân tích độ nhạy là phương pháp mà theo đó người ta xác định một hay một số yếu tố có ảnh hưởng tới dự án, cho các yếu tố đó thay đổi, các yếu tố còn lại giữ nguyên, sau đó tính lại các chỉ tiêi hiệu quả tài chính và so sánh để đưa ra kết luận va mức độ rủi ro của yếu tố đó ảnh hưởng đến dự án. Thông thường người ta kiểm tra độ nhậy của dự án theo từng yếu tố ảnh hưởng riêng biệt và đôi khi cũng tiến hành kiểm tra với sự biến đổi đồng thời của một vài yếu tố. Trong thực tế thì việc xác định lại các chỉ tiêu đánh giá dự án đòi hỏi khá nhiều công sức vì vậy người ta thường kiểm tra theo một vài yếu tố cơ bản nhất trong các tình huống thích hợp : - Trong trương hợp xác định thị trường chưa chắc chắn thì yếu tố thường được quan tâm là khối lượng sản phẩm tiêu thụ. - Nếu khối lượng công tác xây dựng và giá đầu tư chưa được xác định cụ thể thì yếu tố chi phí đầu tư lại được chú ý. - Chi phí sản xuất được phân tích trong trưòng hợp giá cả và điều kiện cung cấp các yếu tố đầu vào thường biến động... Điều quan trọng khi đánh giá độ nhạy của dự án là phải ước lượng xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng. + Phân tích tình huống: Là phương pháp mà theo đó người ta làm thay đổi hàng loạt các yếu tố cùng chiều để xây dựng tình huống tốt nhất, trung bình và xấu nhất. Sau đó tính NPV ứng với ba tình huống trên và so sánh. Nếu NPV của tình huống xấu nhất > 0 thì dự án đó có hiệu quả; nếu NPVcủa phương án tốt nhất < 0 thì dự án đó có mức rủi ro lớn * Thẩm định về phương diện tổ chức,quản lý thực hiện dự án Chỉ tiêu này cần được chú ý vì nó ảnh hưởng đến việc thực hiên thành công của dự án.Cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá kinh nghiệm,trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.Đánh gía sự hiểu biết của khách hàng đối với việc tiếp cận,điều hành công nghệ,thiết bị mới của dự án.Xem xét năng lực,uy tín của chủ thầu: tư vấn,thi công,cung cấp thiết bị và công nghệ...Ngân hàng cũng cần xem xét về nguồn nhân lực của dự án : Số lượng lao động dự án cần,đòi hỏi về tay nghề,trình độ kỹ thuật,kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án * Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay Một trong những mục tiêu của ngân hàng là an toàn vốn,vì vậy khi thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng,ngân hàng luôn chú ý đến hình thức bảo đảm tín dụng của khách hàng.Khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ,của ngân hàng nhà nước,vì trong kinh doanh họ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro dẫn đến có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.Hiện nay các ngân hàng Việt Nam đều xác định các hình thức đảm bảo tín dụng theo quy định tại nghị định 178/1999/NĐ-Chính Phủ,bao gồm các hình thức sau : -Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay: + Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba + Bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: + Tổ chức tín dụng lựa chọn khách hàng để cho vay không có đảm bảo bằng tài sản:Khách hàng phải có uy tín với tổ chức tín dụng,kinh doanh có lãi hai năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay,có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả,có khả năng trả nợ trong thời gian cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng + Tổ chức tín dụng phải được nhà nước cho vay không có đảm bảo theo chỉ thị của Chính Phủ + Tổ chức tín dụng cho cá nhân,hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể xã hội Riêng đối với khách hàng là HTX theo quyết định 67/1999/QĐ-TTg có thể thực hiện các hình thức bảo lãnh tiền vay như sau : . Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của ngân hàng . được lấy tài sản của thành viên trong ban quản lý làm đảm bảo tiền vay . được lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay nhưng mức cho vay lớn nhất bằng vốn tự có của HTX Các tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được.Do đó mục đích thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay là nhằm biết được khi nào phát mại,dễ bán, giá trị thu được thực tếphải bù đắp được nợ gốc,lãi và các loại thuế theo quy định.Khi tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay ngân hàng cần quan tâm : Giá thực tế của tài sản tại thời điểm thế chấp,giá trị cầm cố là bao nhiêu,có khả năng bán được không,với giá bao nhiêu;người vay có quyền sở hữu tài sản đó hợp pháp hay không;tài sản đó hiện ở đâu,có nhanh hư hỏng không;tài sản có đượckhách hàng mua bảo hiểm không.Thẩm định tài sản thế chấp phải được thẩm định hàng năm hoặc hàng quý để đảm bảo có thể đánh giá được giá trị tài sản đàm bảo nhằm bù đắp được khoản vay chưa trả của khách hàng. Trong trường hợp thẩm định tài sản thế chấp vượt quá khả năng của cán bộ tín dụng thì cần phải thuê các cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia có hiểu biết về lĩnh vực đó thẩm định * Thẩm định về lợi ích kinh tế xã hội Đứng trên góc độ nền kinh tế,chỉ tiêu hiệu quả tài chính thường chưa phản ánh hết tác động của dự án đối với nền kinh tế và toàn xã hội.Để xem xét dự án một cách toàn diện hơn,cần kiểm tra thêm một số chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.Nếu dự án có hiệu quả kinh tế xã hội thì sẽ có sức thuyết phục hơn.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội như : - Việc thực hiện dự án góp phần vào tăng thu ngân sách - Khả năng thu hút lao động,việc làm từ dự án - Thực hiện dự án góp phần phát triển các ngành nghề,dịch vụ liên quan - Đánh giá khả năng tăng thu nhập,cho khu vực thực hiện dự án * Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định,lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo Sau khi tiến hành thẩm định đủ và chi tiết các nội dung nêu trên,cán bộ tín dụng lập tờ trình theo mẫu ngân hàng quy định để trình lên cấp trên xin giải quyết cho vay hoặc lập công văn trả lời cho khách hàng nếu thấy dự án không đủ điều kiện vay vốn.kết quả thẩm định dự án đầu tư nhất thiết phải trình bầy một cách đầy đủ,chi tiết các nội dung kể trên.Yêu cầu một tờ trình về kết quă thẩm định là đầy đủ,cô đọng . Giám đốc ngân hàng căn cứ báo cáo thẩm định,do phòng tín dụng trình,quyết định cho vay hoặc không cho vay. 1.2.2.2 Các phương pháp thẩm định * Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lí hay chưa hợp lí để kịp thời bổ sung. Cho phép hình dung khái quát dự án hiểu rõ tầm quan trọng của dự án. Tuy nhiên, nhược điểm của giai đoạn này là chưa phân tích được sâu xem vấn đề nào cần bác bỏ, vấn đề nào còn sai sót cần bổ xung hay sửa đổi. Các nội dung cần quan tâm trong thẩm định tổng quát gồm: + Thẩm định hồ sơ dự án + Thẩm định tư cách pháp nhân của chủ đầu tư + Thẩm định mục tiêu của dự án + Thẩm định hình thức đầu tư Cơ sở để thẩm định là các văn bản luật như luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, luật khuyến khích đầu tư trong nước, chiến lược phát triển ngành, vùng lãnh thổ, địa phương, các văn bản hướng dẫn về đầu tư và xây dựng... * Thẩm định chi tiết: Là bước thẩm định được tiến hành sau khi thẩm định xong phần tổng quát, khi yêu cầu của thẩm định tổng quát đã hoàn toàn hợp lệ. Thẩm định chi tiết cho phép đi sâu vào tất cả các khía cạnh kinh tế- tài chính xã hội của dự án. Đó là các yếu tố: sản phẩm thị trường, kĩ thuật, công nghệ, môi trường, lao động tiền lương, tài chính,kinh tế xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án đầu tư, phương pháp này chỉ đề cập đến các thành phần của dự án có mang tính chất tài chính, thuộc lĩnh vực tài chính, đó là: + Thẩm định vốn đầu tư + Thẩm định mức thuế + Thẩm định khấu hao tài sản cố định + Thẩm định hiệu qủa tài chính + Và một công tác thẩm định khác trong nội dung thẩm định(1.2.2.1) Trong phương pháp này, nếu ở một khâu nào đó vi phạm các tiêu chuẩn qui định trong luật liên quan hay không hợp lí thì cần sáng suốt loại bỏ dự án ( Trên phương diện tài chính). Mỗi nội dung xem xét đều cần phải đưa ra được ý kiến đồng ý hay không hoặc cần sửa đổi thêm một số điều có thể để cho dự án có thể chấp nhận được. Như vậy, thẩm định tổng quát là điều kiện tiền đề cho thẩm định chi tiết. Thẩm định chi tiết là bước hoàn thiện cuối cùng của công tác thẩm định. Sau hai bước đó, cán bộ thẩm định có thể ra quyết định là dự án có thể đem lại hiệu quả hay không. * Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: Hệ thống các chỉ tiêu là công cụ phân tích tài chính hữu hiệu một dự án đầu tư. Từ cơ sở dữ liệu do chủ đầu tư cung cấp và tự thu thập được, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu đó. Trong phân tích tài chính, hệ thống các chỉ tiêu sử dụng sẽ tính toán các nội dung cần kiểm tra như trong phần nội dung cần thẩm định đã nêu. * Phương pháp phân tích độ nhạy: Bản chất của việc phân tích độ nhạy, có thể nói, là xác định mối quan hệ động giữa các yếu tố tham gia trong hoạt động đầu tư, từ đó giúp chủ đầu tư cũng như cơ quan thẩm định đưa ra các kết quả trong từng tình huống có thể xảy ra và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Lí do để sử dụng phương pháp này trong thẩm định dự án và đặc biệt trong thẩm định tài chính là yếu tố bất định của các chỉ tiêu được lượng hoá. Các yếu tố dự trù về các giá trị trong tương lai của doanh thu, chi phí, tiêu thụ...hầu hết mới chỉ là những dự tính chủ quan. Bất kể dự án nào, đặc biệt là các dự án đang hoạt động trong điều kiện thị trường mở như hiện nay đều phải chịu tác động của môi trường đầu tư. Các tác động đó có thể là tích cực, có lợi, hứa hẹn kết quả tốt như giá tiêu thụ sản phẩm tăng,giá nhiên liệu, nguyên liệu giảm, hàng hoá thay thế trên thị trường tăng giá hay giảm nguồn cung...Nhưng nếu chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu tăng, lương công nhân tăng, thiên tai, mất mát tài sản...) thì lợi nhuận của dự án tất nhiên sẽ giảm, gây khó khăn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như việc trả nợ dự án. Trên giác độ là nhà tài trợ vốn, Ngân hàng thương mại cũng có những nỗi lo riêng về rủi ro đối với mình khi tiến hành cho dự án vay. Những loại rủi ro tín dụng thường gặp là: + Rủi ro tín dụng thuần tuý: Đó chính là rủi ro khi khách hàng vay vốn không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng và khế ước vay vốn, gây ra thua lỗ về tài chính đối với bên cho vay. Mức rủi ro sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ câú khoản vay loại rủi ro này thông thường sẽ được hạn chế bởi tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,giấy tờ đầy đủ và các thủ tục cho vay cẩn trọng khác. người thẩm định cần cẩn thận khi hình thức bảo đảm nợ vay là tài sản thế chấp.Bởi trên thực tế có rất nhiều rủi ro xảy ra khi phát mại tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ cho dự án như: rủi ro về tranh chấp quyền sở hữu tài sản, rủi ro về chát lượng tài sản và rủi ro về giá trị thực tế thu được khi phải đem bán gấp ... + Rủi ro thanh toán: Là rủi ro xảy ra nếu một đối tác trong giao dịch không có khả năng kết thúc giao dịch đó. Hay gặp nhất là các khoản đầu tư thương mại lớn. Các bên đối tác thường không thực hiện cam kết mua hoặc bán,trong khi đó, giá của tài sản đảm bảo cho khoản vay lại giao động rất nhiều. Khi không được thanh toán, nhà môi giới hoặc nhà giao dịch có thể bị lỗ. + Rủi ro tài liệu: Xảy ra khi các tài liệu giấy tờ không được chuẩn bị kĩ càng, cẩn thận, gây tranh cãi thậm chí thiếu chứng cứ để đòi lại đầy đủ một khoản cho vay. + Và một số loại rủi ro khác :rủi ro lãi suất,tỷ giá,rủi ro do sự bất ổn về tình hình kinh tế ,chính trị,chiến tranh ,thiên tai... Như vậy, để giảm bớt tổn thất do rủi ro đem lại, cả chủ dự án và ngân hàng cần quan tâm phân tích độ nhạy, tìm ra các chỉ tiêu, các tiêu thức dễ bị tác động nhất, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng rồi lượng hoá chúng để khảo sát sự thay đổi khi cho các nhân tố này thay đổi theo một tỉ lệ nào đấy. Mức độ sai lệch do rủi ro đem lại thường được chọn từ 5% trở lên. Khi đó, tiến hành cho tiêu thức đó thay đổi trên cơ sở cố định các tiêu thức khác,tiến hành tính toán lại để đưa ra các mức độ trạng thái khác nhau của dự 0án, tương ứng với từng trạng thái của rủi ro. Có thể đánh giá tổng hợp các tác động đó. Dự án sẽ có độ an toàn cao khi rủi ro tăng cao mà vẫn có hiệu quả. Ngược lại cần xem xét khả năng phát sinh bất trắc, mức độ tác động để có các biện pháp, giải pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế tác động xấu. Tuy nhiên, rủi ro luôn là một cái giá phải trả đi kèm với lợi nhuận. Dự án có độ rủi ro cao, tính mạo hiểm cao dĩ nhiên thường đi kèm với lợi nhận cao. Chẳng hạn, nếu đầu tư cho một dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng có trên thị trường thì rõ ràng độ rủi ro là rất cao. Các câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có chấp nhận sản phẩm đó không, có thu được lợi nhuận hay không hay sẽ gặp thất bại. Nếu kết quả tiêu thụ sản phẩm như dự kiến thì doanh nghiệp đó nghiễm nhiên chiếm được vị thế độc quyền, lợi nhuận gia tăng nhanh chóng, tương xứng với độ rủi ro khi dám đầu tư vào một sản phẩm mới lạ. Khi tiến hành thẩm định bằng phương pháp này cần luôn tỉnh táo để nhận biết đâu là ngưỡng của rủi ro cho phép để vừa đảm bảo thu lợi cao nhất, vừa hạn chế được rủi ro. Tóm lại, thẩm định tài chính dự án đầu tư là một công việc đặc thù, vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nghệ thuật thẩm định chính là việc khéo léo kết hợp giữa các phương pháp lồng ghép trong việc phân tích các nội dung. Mỗi lĩnh vực thẩm định đều có một dặc điểm riêng. Đứng trên giác độ là nhà tài trợ vốn, Ngân hàng thương mại cần tiến hành thẩm định tài chính một cách cẩn thận nhất,hiệu quả nhất, chọn lọc các chỉ tiêu tiêu biểu cho từng dự án, đánh giá dự án và doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp tư vấn, đưa ra những quyết định cho vay sao cho bảo đảm hiệu quả đồng vốn của ngân hàng, đảm bảo thực hiện tiến độ của dự án, hoàn thành việc thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm nhất. 1.3. Các nhân tố tác động tới công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại Hoạt động thẩm định dự án đầu tư là sở tin cậy đối với việc xác định tính khả thi của dự án và ra quyết định đầu tư,cho vay của ngân hàng .Hoạt động này luôn bị tác động bởi nhiều tố khách quan và chủ quan.Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định dự án,cán bộ thẩm định luôn phải xem xét hết sức kỹ lưỡng,để phát huy các mặt tích cực đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng này. 1.3.1 Các nhân tố chủ quan - Nhân tố con người Con người luôn là nhân tố chi phối trong mọi hoạt động,mọi lĩnh vực.Trong quy trình thẩm định dự án cũng vậy,con người thực hiện và chi phối ở các khâu như : tiếp nhận hồ sơ xin vay,thu thập xử lý thông tin cho đến khi cho vay và thu nợ.Vì vậy đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thẩm định.Thật vậy,đội ngũ cán bộ,quản lý thẩm định chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dự án thẩm định.Nếu nhà quản lý nhận định đúng vai trò ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư thì họ mới tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định.Nếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt,thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định sẽ đáng tin cậy hơn.Do tính phức tạp và phạm vi liên quan của dự án,đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải hiểu biết rộng,có phẩm chất đạo đức tốt. - Phương pháp thẩm định và tổ chức công tác thẩm định Trong việc thẩm định dự án đầu tư việc lựa chọn phương pháp thẩm định có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả thẩm định.Phương pháp thẩm định phải phù hợp với từng loại hình đầu tư,từng loại dự án,đặc biệt phải phù hợp với quy mô và chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định của ngân hàng.Phương pháp thẩm định khoa học ,hợp lý thì kết quả thẩm định sẽ cao và ngược lại.Ngoài ra tổ chức công tác thẩm định tốt sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian thẩm định - Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại sẽ giúp ngân hàng có thể phân tích được thông tin,phân tích số liệu,tính toán các chỉ tiêu chính xác hơn,công tác thẩm định được rút ngắn,hạn chế được nhiều rủi ro do sai sót bởi thông tin,tính toán… - Công tác tổ ch._. 3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định tài chính. Yếu tố con nguời luôn là yếu tố quyết định trong hoạt động kinh doanh. Do lực lượng cán bộ mỏng chuyên môn không cao, một mình làm nhiều công việc khác nhau gây khó khăn và cản trở trong công tác quản lý. Do đó yêu cầu đặt ra là phải có sự chuyên môn hoá cao trong cán bộ thẩm định tín dụng. Lúc đó cần chia khách hàng theo các đặc điểm riêng rẽ, ứng với mỗi loại khách hàng là một nhóm cán bộ thẩm định tín dụng riêng. Do vậy sẽ nâng cao năng lực, trình độ và kinh nghiêm của cán bộ. Cán bộ thẩm định tín dụng sẽ dễ dàng kiểm soát khách hàng, dự án quản lý vốn có hiệu quả. Các cán bộ thẩm định nhất thiết phải có kiến thực về kinh tê - xã hội, kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, thẩm định tài chính dự án, biết tính toán các chỉ tiêu, có óc phán đoán, tư duy về dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong công tác thẩm định tài chính dự án thì đội ngũ cán bộ là người chịu trách nhiệm chính và ành hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của Hội sở chính.Nắm bắt được tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào công tác thẩm định tài chính dự án. Đồng thời cán bộ thẩm định phải là người có phẩm chất đạo đúc nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao về công việc và dự án mà mình đã được giao.Bên cạnh đó cần thường xuyên chú trọng bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tình độ của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Bởi vậy Ngân hàng nên bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao, có đức có tài, có tinh thần học tập rèn luyện, phấn đấu cho công tác thẩm định tài chính dự án. Cần thiết phải thường xuyên tổ chức các buổi học, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ thẩm định theo các chuyên đề khác nhau như: Chuyên đề vềthẩm định tài chính dự án, chuyên đề về xác định phương án vay vốn, trả nợ vốn vay… Kết hợp tạo điều kiện thuân lợi nhất cho cán bộ thẩm định có thể học tập, trau dồi kiến thức, chính sách khuyến khích, ưu đãi, khen thưởng cho những người có công, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc của mình. Bên cạnh đó cũng có biện pháp kỷ luật đối với cán bô không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoặc thực hiện nhiệm vụ còn để xảy ra những sai sót không đáng có. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về chuyên môn nhằm khuyến khích, động viên cán bộ. Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao cho công tác thẩm định của chi nhánh cùng như cho toàn hệ thống HABUBANK. HABUBANK cần tuyển những cán bộ có năng lực đồng thời có đạo đức nghề nghiệp đồng thời không ngừng bồi dưỡng cán bộ học thêm các khoá học nghiệp vụ, học thêm tiếng anh, vi tính nhằm bổ trợ kiến thức. Tiến hành tổ chức ra những buổi giao lưu, trao đổi giữa các cán bộ Ngân hàng cả trong nghiệp vụ lẫn sinh hoạt xã hội toàn Ngân hàng tạo ra sự đoàn kết cũng như nâng cao năng lực hiệu quả làm việc, hiểu biết của toàn thể cán bộ Ngân hàng. Tiến hành tuyển chọn cán bộ thẩm định có chuyên môn, trình độ. Khâu tuyển chọn chặt chẽ, gắt gao để chọn được những người ưu tú đảm bảo tốt các công việc được giao. Đi kèm theo đó là những mức ưu đãi khen thưởng xứng đáng, khuyến khích họ làm việc tận tình, ngăn chặn được sự lôi kéo của các đối thủ cạnh tranh. Tổ chức huấn luyện đào tạo nhân viên phòng kinh doanh với những kỹ năng mới nhất theo tiêu chuẩn quốc tế về phân tích tài chính, nghiệp vụ cho vay… Mời chuyên gia để cung cấp bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn. Nhân tố con người rất quan trọng trong ngân hàng nói chung và trong hoạt động phân tích tài chính nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức cán bộ trong ngân hàng luôn là vấn đề khó khăn của các nhà quản trị, việc tìm kiếm, bố trí cán bộ sao cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu kinh doanh năng lực của từng cá nhân là điều quan trọng giúp.Cho nên, ngân hàng cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên thông thạo nghiệp vụ, sử dụng thành thạo máy tính, vì ngày nay mọi hoạt động đều thực hiện trên máy tính đồng thời bố trí, sắp xếp các vị trí cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn 3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án. 3.2.3.1. Thứ nhất tiêu chuẩn hoá phương pháp thẩm định. Ngân hàng nên nghiên cứu phương pháp thẩm định tài chính dự án hiện đại hiện đang được áp dụng ở các nước tiên tiến, phát huy khả năng thế mạnh của ngân hàng mình để từ đó đưa ra được các phương pháp thẩm định tài chính dự án phù hợp nhất cho chi nhánh của mình. Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định phải luôn chú ý tới giá trị thời gian của tiền. Tiền có giá trị theo thời gian, một đồng hôm nay có giá trị lớn hơn một đồng ngày mai. Vì vậy khi dự tính dòng tiền trong tương lai thì chúng ta phải hiện tại hoá chúng Hiện nay ngân hàng chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng( NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn PP để thẩm định tài chính dự án. Vì vậy ngân hàng nên sử dụng thêm các chỉ tiêu khác cùng với các chỉ tiêu trên để tăng tính tin cậy, chính xác của công tác thẩm định. Khi xác định dòng tiền của dự án chi nhánh cần xem xét xem dự án được tài trợ bằng những loại vốn nào để sử dụng cách tính cho phù hợp. Chú ý thu hồi vốn lưu động khi kết thúc dự án. Bảng tính toán hiệu quả của dự án phải trình bày rõ ràng cho từng mục, từng phần cụ thể, nêu rõ cách tính các chỉ tiêu và cơ sở tính toán. Khi tính khấu khao tài sản cố định trong vòng đời dự án chi nhánh nên bám sát, áp dụng những quy định mới nhất về cách tính khấu khao của Nhà nước ban hành cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại tài sản. Khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm đinh cần tính doanh thu, chi phí tại thời điểm thẩm dinh chứ không được tính ở thời điểm doanh nghiệp lập dự án để hạn chế rủi ro sẽ xảy cho chi nhánh. Khi thẩm định chi nhánh cũng nên chú ý phương diện thị trường, kỹ thuật của dự án,khả năng tài chính của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài, của đối tác của doanh nghiệp chứ không nên chỉ xem xét mỗi thông tin từ phía doanh nghiệp cung cấp, vì đó chỉ mang tính chủ quan của doanh nghiệp. Trên cơ sở quy trình thẩm định tài chính dự án do ngân hàng Nhà nước quy định, ngân hàng công thương Việt Nam cũng đã ban hành sổ tay tín dụng trong đó quy định rõ về quy trình thẩm định tài chính dự án để áp dụng chung cho toàn hệ thống. Tuy nhiên nội dung quy trình thẩm định còn mang tính chất hướng dẫn chung, chưa thẩm định một cách chi tiết và cụ thể, mới chỉ nêu ra các nội dung cần thẩm định, các chỉ tiêu cần tính toán mà chưa có quy định cụ thể về cách thức đánh giá, nhận xét về các nội dung, chỉ tiêu này để ra quyết định cuối cùng của công tác thẩm định tài chính dự án mà chủ yếu dựa vào nguyên tắc khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính này. Vì vậy, khi thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định và ngân hàng cần chú ý hoàn thiện trên các khía cạnh sau đây: 3.2.3.2. Thứ hai thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án. * Tổng dự toán vốn đầu tư: Đây là chỉ tiêu mà các ngân hàng thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định tín dụng phải xác định cụ thể vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn. Do vậy các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá cuả nhà nước hay qua việc nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả trong và ngoài nước... Kết hợp cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu tư. Trong một số truờng hợp, ngân hàng có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết. Với các dự án đầu tư mua sắm các thiết bị phụ tùng, cán bộ thẩm định cần phải nắm vững những thông tin về giá cả, dịch vụ sau khi mua... Đối với các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt các dự án có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính toán các chi phí liên quan còn phải tính đến yếu tố lạm phát, tỉ giá... Không ít những dự án đầu tư gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do giá vất liệu tăng mà trước đó khi thẩm định không tính toán đến. Ngoài ra ngân hàng cần quan tâm đến tiến độ bỏ vốn đầu tư. * Đối với yếu chi phí: Quá trình tính toán chi phí sản xuất kinh doanh phải được tham khảo quy định của bộ tài chính, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và trên thị trường. Các loại chi phí như: chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động, chi phí thuê đất, chi phí thuê chuyên gia... Không nên chấp nhận mặc nhiên cách tính toán của doanh nghiệp hay tuỳ tiện tăng lên để an toàn một cách hợp lý trên sổ sách. Đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó , các cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu các dự án đầu tư và doanh nghiệp mới hoàn toàn, các chỉ tiêu của các doanh nghiệp tương tự cũng là những tham khảo tốt. Còn những khoản chi phí như thuê mua cửa hàng, chi phí thuê chuyên gia, các chi phí mang tính chất thị trường thì cán bộ nên tham khảo trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Từ nhu cầu thực tế, các chủ đầu tư do mong muốn có được quyết định nhận tài trợ của ngân hàng, mặt khác họ đoán được tâm lý ngân hàng hay quan tâm đến các chỉ số NPV, IRR, nguồn trả nợ nên họ thường tính chi phí mua máy móc thiết bị cao, do đó KHCB cao hơn thực tế. Cho nên doanh nghiệp vừa giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp vừa có nguồn trả nợ từ khấu hao cao mà các con số này thì không chính xác. Vậy nên khi thẩm định, ngân hàng cần xem xét kỹ để đảm bảo tính chính xác cảu các chi phí này.Cho thấy ngân hàng cần nhận thức rằng khấu hao cơ bản không phải là nguồn trả nợ sẵn có mà nó chỉ là con số trên sổ sách, và không có ý nghĩa khi đự án không khả thi. * Đối với yếu tố doanh thu: Để có thể chính xác doanh thu của dự án, cán bộ thẩm định cần phải xác định được xu hướng biến động của từng yếu tố, đặc biệt là yếu tố thị trường như: sự bảo đảm nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ, các sản phẩm cùng loại, giá bán, khả năng cạnh tranh của sản phẩm... cho nên ngân hàng cần thẩm định tốt thị trường về các mặt như quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, cung cầu các sản phẩm mà dự án dự định sản xuất, đối tượng tiêu thụ sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm. Tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như thị phần, phân tích thế mạnh so với sản phẩm cùng loại, đánh giá về khối lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ, vòng đời của sản phẩm, đánh giá xu hướng giá cả của sản phẩm khi giá nguyên vật liêu thay đổi, sự thay đổi của sản phẩm thay thế...Bên cạnh đó, xét đến công nghệ của dự án, vấn đề đặt ra của dự án là phải có công nghệ tối ưu, không bắt buộc phải là công nghệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất mà là công nghệ phù hợp với trình độ và năng lực của công nhân vì trình độ của công nhân chưa cao, chưa sử dụng được hết công suất của công nghệ hiện đại. Cho nên sẽ lãng phí, giá thành sẽ phải nâng lên vì đầu tư lớn, tiêu thụ khó khăn vì giá thành cao. Trong phần thẩm định tài chính dự án, nên có sự bổ sung thêm những hướng dẫn cụ thể đối với dự án vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp và phân tích đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chỉ số trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các giá trị bằng tiền phát sinh thực sự trong thực tế nên nó rất có ý nghĩa trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp so sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ với báo cáo kết quả kinh doanh, cán bộ tín dụng sẽ thấy được tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp, tính toán được phần chênh lệch giữa doanh thu và thực thu, chi phí và thực chi, do đó đánh giá được khả năng chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, qua đó kết luận chính xác được khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Cho nên, việc đưa báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào phân tích sẽ góp phần hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. 3.2.3.3. Xác định hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Các cán bộ thẩm định tài chính thường chỉ có chuyên môn về một lĩnh vực nhất định không am hiểu hết tất cả các ngành trong nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định mà đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng nên xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể trong các khối doanh nghiệp. Bây giờ việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và dự án chỉ ở múc tính các chỉ tiêu rồi đem so sánh với các dự án trước, kỳ trước chứ chưa có một chuẩn mực nào chung cho các dự án vì vậy việc xây dựng và áp dụng hệ thống các chỉ tiêu khi thẩm định tài chính là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. 3.2.4 Nâng cao giải pháp hỗ trợ về thẩm định Tổ chức triển khaiquỹ hỗ trợ công tác thẩm định. Các ưu đãi đối với chi phí hỗ trợ công tác thẩm định là rất cần thiết. Tuy nhiên không thường xuyên nhưng những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, đi thực tế tại các dự án đầu tư để thu thập, tìm kiếm thông tin…rất cần tới các khoản hỗ trợ. Việc thẩm định dự án đầu tư không chỉ hạn chế trong giai đoạn trước khi cho vay mà cả trong và sau khi cho vay. Vì vậy, ngân hàng nên lập quỹ hỗ trợ chi phí cho công tác thẩm định tài chính, góp phần giảm bớt khó khăn tạo thuận lợi cho cán bộ tín dụng, tạo điều kiện làm việc tốt hơn. 3.2.5 Giải pháp đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng Công nghệ,hệ thống quản lý thông tin, thiết bị ngân hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh của ngân hàng này với ngân hàng khác. Nó là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại hiện nay đề rất tập trung nâng cao chất lượng công nghệ, thiết bị nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ cũng như mức dộ chính xác, an toàn cho hoạt động của ngân hàng mình. Công tác thẩm định, công nghệ, trang thiết bị có vai trò rất lớn trong qua trình tìm kiếm, thu thập, cũng như lưu trữ và xử lý thông tin về dự án của doanh nghiệp. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại giúp cán bộ tín dụng dế dàng tiếp cận, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Trang thiết bị, phương tiện làm việc tốt, hiện đại tạo điều kiện, môi trường làm việc hiệu quả cho cán bộ tín dụng. Hiện nay, xét trong hệ thống ngân hàng hiện nay thì trang thiết bị, công nghệ của HABUBANK còn chưa cao. Việc đầu tư của ngân hàng chưa theo chiều sâu, mói chỉ tập trung ở một số chi nhánh lớn, việc đầu tư chưa đông bộ trong toàn hệ thống gây khó khăn cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, ảnh hưởng tới quá trình giao dịch của khách hàng. Cho nên trong thời gian tới, Ngân hàng cần chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiện đại hoá trang thiết bị , công nghệ để nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Một số giải pháp cần thực hiện như: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc như: bàn ghế, máy tính, hệ thống phần mềm quản lý hiện đại… Đồng thời tìm hiểu, khai thác công nghệ, phần mềm mới trong lĩnh vực ngân hàng giúp rút ngắn các công đoạn trong qúa trình thực hiện thẩm định mà vẫn nâng cao chất lượng, độ chính xác của công tác 3.2.6. Thanh tra kiểm soát băng việc sử dụng hiệu quả kiểm toán độc lập và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hiện nay các doanh nghiệp có dự án đầu tư chưa sử dụng thống nhất một hệ thống kế toán.Hầu như kế toán tại các doanh nghiệp còn có rất nhiều điều chưa minh bạch, số liệu không đúng sự thật, không đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, các doanh nghiệp bao giờ cũng có nhiều sổ kế toán, báo cáo tài chính để sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Do đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng khi đánh giá khả năng tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhằm khắc phục hiện tượng này và giảm bớt rủi ro cho mình, ngân hàng nên đề nghị các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ dự án vay vốn phải kèm theo báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán. Để từ đó có căn cứ chính xác hơn về doanh nghiệp và dự án vay vốn đảm bảo tính trung thực trong các báo cáo. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín thẩm định tài chính dự án đầu tư cần phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời và phải trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác quản trị điều hành. Để phát huy hiệu quả cao công tác này cần phải được tiến hành theo các bước tương ứng với các giai đoạn phát sinh, thực hiện và kết thúc theo các bước thẩm định tài chính dự án; nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro để phòng tránh. Để làm tốt việc này, hiệu quả hoạt động của tổ kiểm tra nội bộ tại HABUBANK. Các phòng ban liên quan tại hội sở chính ( Kiểm toán nội bộ, Quản lý tín dụng, Quản lý công nợ…) cần phối kết hợp, thống nhất xây dựng chương trình kiểm tra hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thành viên đoàn kiểm soát hoạt động thẩm định nên chọn là những người am hiểu và có kinh nghiệm làm thẩm định tài chính dự án. Thực hiện tốt được việc này sẽ giúp cho toàn hệ thống của HABUBANK sớm phát hiện các tình trạng yếu kém ở các khâu thẩm định tài chính dự án, từ đó sẽ sớm đưa ra các biện pháp khắc phục Thông qua công tác thanh tra kiểm tra ngân hàng nắm được tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó mới chủ động giải quyết khi gặp khó khăn. Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Công tác giám sát sử dụng vốn được tiến hành thường xuyên, liên tục, nghiêm túc để kịp thời phát hiện những tín hiệu không tốt gây rủi ro tín dụng, từ đó mới đưa ra những biện pháp cụ thể để khắc phục các trường hợp xấu. Đối với khả năng nếu nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng cần nhanh chóng tìm cách thu nợ nhanh nhất. Còn nếu nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng có thể gia hạn nợ, cho vay thêm vốn để khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó sẽ tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp thắt chặt mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Ngân hàng cần thiết phải nâng cao nhận thức của khách hàng về trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời Ngân hàng cũng có trách nhiệm bảo vệ thông tin cho khách hàng, tạo sự tin tưởng cho cả đôi bên. Khi đó doanh nghiệp mới tích cực cung cấp thông tin còn ngân hàng thì thẩm định tài chính mới có hiệu quả. Rõ ràng thẩm định dự án là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao. Bởi vậy ngoài việc phổ cập kiến thức cơ bản về thẩm định tín dụng cho các cán bộ tín dụng Ngân hàng cần lập ra bộ phận chuyên trách thẩm định dự án. Thực tế mà nói khách hàng của Ngân hàng phần lớn là thành phần ngoài quốc doanh , có nhiều khách hàng truyền thống do đó việc thẩm định của Ngân hàng nhẹ nhàng đi rất nhiều, các tài sản đảm bảo thường như chỉ là theo lệ thậm chí nhiều doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng cho vay đối với mọi thành phần doanh nghiệp. Đặc biệt khi nước ta hội nhập, đồng thời cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến kết quả kinh doanh của khách hàng là rất lớn. Khi đó rủi ro tín dụng bị đẩy lên cao, nếu không có trình độ thẩm định rất dễ gây những tổn thất nặng nề. Phòng tín dụng có bộ phận chuyên trách thẩm định sẽ được học một cách bài bản với những khoá học về nghiệp vụ thẩm định, trong đó mỗi cán bộ đảm nhiệm một nhiệm vụ nhất định như xây dựng, sản xuất, kinh doanh ... Thực hiện việc phân công rõ ràng như vậy sẽ giúp cho công việc được thực hiện chuyên sâu, các cán bộ tiếp xúc với nhiều dự án sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhiều công việc bổ ích. Cho nên sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định tài chính để nhanh chóng ra quyết định tín dụng với khách hàng giúp khách hàng nhanh chóng có vốn đầu tư . Ngân hàng cũng phải tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, nhằm ngăn ngừa những sai sót trong các nghiệp vụ của ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định nói riêng, việc tuân thủ các quy định, quy chế trong quy trình thẩm định tài chính dự án Ban giám đốc Hội sở thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc cũng như ý thức làm việc của các cán bộ thẩm đình nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của từng cán bộ thẩm định. 3.2.7. Tiến hành kiểm tra đôn đốc khi dự án được triển khai. Trong quá trình ngân hàng tiến hành cho vay vốn đối với dự án mặc dù dự án đã được thẩm định kỹ càng, đúng quy trình và dự án khả thi nhưng vẫn có thể có những rủi ro xảy ra cho dự án, cho ngân hàng. Cho nên ngân hàng vẫn phải tiến hành hoạt động kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện của dự án, thường xuyên có hoạt động phân tích, đánh giá về dự án để kịp thời đưa ra những quyết định, giảm thiểu nhất rủi ro có thể xảy ra. Quá trình tiến hành quyết định cho doanh nghiệp vay ngân hàng nên chia món vay ra và tiến hành giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án, hết một giai đoạn mà ngân hàng thấy trong giai đoạn tiếp theo dự án có tính khả thi, không có vấn đề gì về tiến độ, chất lượng dự án thì ngân hàng mới tiếp tục giải ngân cho dự án, làm như thế ngân hàng sẽ mất thêm thời gian để theo dõi dự án nhưng lại hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho vốn của ngân hàng. Quá trình dự án kết thúc chi nhánh nên tổng kết lại những thành tựu, kết quả đã đạt được và đồng thời chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết mà ngân hàng mắc phải hay những gf mà dự án này làm chưa tốt để rút kinh nghiệm, làm bài học cho dự án tiếp theo. Do vậy sẽ nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước Nh»m kh«ng ngõng hoµn thiÖn vµ n©ng cao chÊt l­îng trong c«ng t¸c thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t­, tr¸nh thÊt tho¸t vèn cho c¸c Ng©n hµng th­¬ng m¹i. Nhµ n­íc ph¶i c«ng bè quy ho¹ch tæng thÓ vÒ ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi theo ngµnh, vïng l·nh thæ vµ theo cïng thêi kú, cã kÕ ho¹ch ®Çu t­ mét c¸ch khoa häc ®èi víi c¸c h¹ng môc c«ng tr×nh cô thÓ ®Ó khi triÓn khai ë c¸c ®Þa ph­¬ng võa ®¶m b¶o ®­îc tÝnh c©n ®èi võa ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi, tr¸nh t×nh tr¹ng ®Çu t­ trµn lan. Víi ®iÒu kiÖn nÒn kinh tÕ hiÖn nay, thi chÝnh phñ cïng c¸c Bé ngµnh cÇn ra c¸c v¨n b¶n cã biÖn ph¸p chØ ®¹o døt ®iÓm vÒ viÖc s¾p xÕp l¹i c¸c doanh nghiÖp Nhµ n­íc. ChØ ®Ó l¹i nh÷ng doanh nghiÖp lµm ¨n co hiÖu qu¶, nh÷ng doanh nghiÖp thùc sù cÇn thiÕt cho d©n sinh, t¹o ®iÒu kiÖn cho ®Çu t­ tÝn dông ph¸t huy hiÖu qu¶. Nhµ n­íc còng cÇn qui ®Þnh râ c¸c biÖn ph¸p chÕ tµi, biÖn ph¸p xö lý nghiªm träng c¸c tr­êng hîp c¸c doanh nghiÖp cung cÊp th«ng tin gi¶. §ång thêi, Nhµ n­íc cÇn chØ ®¹o vµ cã nh÷ng biÖn ph¸t b¾t buéc c¸c doanh nghiÖp thùc hiÖn nghiªm tóc chÕ ®é kÕ to¸n th«ng kª vµ th«ng tin b¸o c¸o theo ®óng quy ®Þnh. Bªn c¹nh ®ã, ban hµnh qui chÕ kiÓm to¸n b¾t buéc vµ c«ng khai t×nh h×nh tµi chÝnh cña doanh nghiÖp nh»m t¹o ®iÒu kiÖn gióp NHTM trong viÖc ph©n tÝch thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp, qua ®ã cã c¬ së phßng ngõa rñi ro tÝn dông. Nhµ n­íc cÇn cñng cè c¸c c¬ quan, c«ng ty t­ vÊn hiÖn cã ®Ó ®¸p øng nhu cÇu thuª thÈm ®Þnh, thuª thÈm ®Þnh th«ng tin vÒ dù ¸n. CÇn cã nh÷ng v¨n b¶n ph¸t lý qui ®Þnh ro tr¸ch nhiÖm, vi ph¹m ho¹t ®éng cña c¸c c«ng ty nµy nh­: “ LuËt t­ vÊn”, “H­íng dÉn thi hµnh luËt t­ vÊn”..Bëi ®iÒu nay kh«ng nh÷ng gióp cho NHTM ho¹t ®éng tÝn dông cã hiÖu qu¶ h¬n mµ cßn h¹n chÕ ®­îc t×nh tr¹ng ®æ vì tÝn dông, ph©n ®Þnh ®­îc mét c¸ch râ rµng tr¸ch nhiÖm vµ quyÒn h¹n cña c¸n bé tÝn dông, cña cÊp l·nh ®¹o... tr¸nh ®­îc t×nh tr¹ng “h×nh sù hãa” c¸c sai sãt trong ho¹t ®äng tÝn dông Ng©n hµng, g©y t©m lý hoang mang trong c¸n bé tÝn dông, lµm ¶nh h­ëng kh«ng nhá ®Õn doanh sè cho vay cña c¸c NHTM ViÖt Nam nh­ trong thêi gian võa qua. Nhµ n­íc còng cÇn chØ ®¹o c¸n bé, c¸c ngµnh x©y dùng chi tiÕt kÕ ho¹ch ®Çu t­ vµ c¸c ®Þnh h­íng ph¸t triÓn kinh tÕ, tr¸nh t×nh tr¹ng ®Çu t­ chång chÐo g©y thÊt tho¸t vèn ng©n hµng. ViÖc ban hµnh c¸c qui ®Þnh vÒ ®Çu t­ vµ c¸c ®Þnh møc th«ng sè kü thuËt cña ngµnh còng cÇn ®­îc hoµn thiÖn ®Ó ®¶m b¶o cho viÖc tÝnh to¸n c¸c chØ tiªu hiÖu qu¶ dù ¸n cña ng©n hµng ®­îc thuËn lîi. §ång thêi trong ®iÒu kiÖn kinh tÕ n­íc ta hiÖn nay, Nhµ n­íc còng cÇn sím ®­a ra c¬ së ph¸p lý cho phÐp c«ng ty chuyªn cung cÊp th«ng tin cho c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ còng nh­ ho¹t ®éng cña ng©n hµng th­¬ng m¹i ®­îc thµnh lËp vµ ho¹t ®éng bëi ®©y lµ yªu cÇu nh»m lµnh m¹nh hãa c¸c nguån th«ng tin, h¹n chÕ nh÷ng rñi ro thÞ tr­êng do t×nh trang th«ng tin kh«ng c©n xøng g©y ra. Nhµ n­íc cÇn ban hµnh c¸c quy ®Þnh b»ng v¨n b¶n c¸c yªu cÇu ®èi víi doanh nghiÖp b¾t buéc thùc hiÖn chÕ ®é kÕ to¸n míi, kiÓm to¸n th­êng xuyªn 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam Ng©n hµng Nhµ n­íc ViÖt Nam víi t­ c¸ch lµ ng©n hµng ®Çu tÇu trong hÖ thèng ng©n hµng ViÖt Nam, cã chøc n¨ng qu¶n lý l­u th«ng tiÒn tÖ. ChÝnh v× vËy bÊt kú mét sù ®iÒu chØnh nµo cña ng©n hµng nhµ n­íc trong chÝnh s¸ch tiÒn tÖ ®Òu cã ¶nh h­ëng lín trong viÖc l­u th«ng tiÒn tÖ, ®Õn ho¹t ®éng cña ng©n hµng th­¬ng m¹i ho¹t ®éng trong n­íc nãi chung còng nh­ ho¹t ®éng cho vay theo dù ¸n cña ng©n hµng th­¬ng mai nãi riªng. Trong thêi gian tíi, ®Ó ph¸t triÓn ho¹t ®éng cho vay, häat ®éng thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t­ cña c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i ®ang ho¹t ®éng t¹i ViÖt Nam còng nh­ cña SGD1 ng©n hµng C«ng Th­¬ng th× ng©n hµng nhµ n­íc ViÖt Nam cÇn cã nh÷ng ®Þnh h­íng cô thÓ sau : Ng©n hµng Nhµ n­íc cÇn n©ng cao vai trß chØ ®¹o cña m×nh trong ho¹t ®éng cña hÖ thèng c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i ViÖt Nam. NgÇn hµn Nhµ n­íc cÇn ban hµnh c¸c luËt, v¨n b¶n, qui ®Þnh ®Ó h­íng dÉn rá rµng, cô thÓ vµ nhÊt qu¸n ®èi víi c¸c vÊn ®Ò cã liªn quan ®Õn ho¹t ®éng tÝn dông t¹i ng©n hµng th­¬ng m¹i. Ng©n hµng Nhµ n­íc ViÖt Nam cÇn ban hµnh”cÈm nang” chung vÒ nh÷ng néi dung c¬ b¶n, nh÷ng chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ vµ kh¶ quan nhÊt trong thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t­ trªn c¬ së kÕt hîp víi Bé kÕ ho¹ch vµ ®Çu t­, Bé x©y dùng, Bé khoa häc c«ng nghÖ m«i tr­êng... nh»m ®Ò ra ph­¬ng ph¸p thÈm ®Þnh phï hîp víi thùc tiÔn cña ViÖt Nam hiÖn nay ®ßng thêi ®Ó hßa nh©p víi th«ng lÖ quèc tÕ. Ng©n hµng Nhµ n­íc trªn ®Þa bµn tØnh, Thµnh phè cÇn n¾m v÷ng ph­¬ng h­íng, nhiÖm vô, môc tiªu ph¸t triÓn kinh tÕ, quy ho¹ch tæng thÓ ph¸p triÓn kinh tÕ – x· héi toµn tØnh, nh÷ng ngµnh kinh tÕ mòi nhän. Qua ®ã t­ vÊn cho c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i, tæ chøc tÝn dông kh¸c trªn ®Þa bµn ®Çu t­ vèn cho c¸c dù ¸n cña c¸c doanh nghiÖp sao cho ®óng h­íng, ph¸t huy ®­îc hiÖu qu¶ cña vèn ®Çu t­ vµ thu håi vèn ®óng h¹n.Ng©n hµng Nhµ n­íc tØnh cÊn më réng ph¹m vi vµ néi dung th«ng tin tÝn dông trªn ®Þa bµn m×nh qu¶n lý nh»m cung cÊp th«ng tin theo yªu cÇu cña ng©n hµng th­¬ng m¹i, tæ chøc tÝn dông cña c¸c doanh nghiÖp, gióp cho c¸c NHTM cã nh÷ng th«ng tin cÇn thiÕt ®Ó thÈm ®Þnh vµ ph©n tÝch rñi ro tr­íc khi ®Çu t­ vèn cho doanh nghiÖp. CÇn t¹o lËp c¬ chÕ ®Ó c¸c NHTM cung cÊp ®Çy ®ñ chÝnh x¸c, kÞp thêi c¸c th«ng tin sè liÖu cho trung t©m th«ng tin tÝn dông CIC cña NHNN ViÖt Nam. Hµng n¨m ng©n hµng Nhµ n­íc ViÖt Nam cÇn tæ chøc nh÷ng héi nghÞ kinh nghiÖm toµn ngµnh ®Ó t¨ng c­êng sù hiÓu biÕt vµ hîp t¸c gi÷a c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i trong c«ng t¸c thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t­. Ng©n hµng nhµ n­íc liªn kÕt víi c¸c ng©n hµng kh¸c ®Ó thµnh lËp ng©n hµng th«ng tin chuyªn dông cho toµn ngµnh Ng©n hµng nhµ n­íc ViÖt Nam cÇn thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p ®Ó lµm cho trung t©m th«ng tin tÝn dông ngµy cµng ho¹t ®äng hiÖu qu¶.Trung t©m cÇn ®­a ra c¸c th«ng tin ph¶n ¸nh møc ®é rñi ro cña tõng ngµnh nghÒ ,tõng lÜnh vùc ho¹t ®éng cña c¸c doanh nghiÖp ®Ó lµm c¨n cø cho c¸c NHTM ph©n lo¹i,xÕp h¹ng doanh nghiÖp.Cã thÓ thµnh lËp c¸c c«ng ty chuyªn cung cÊp th«ng tin,c¸c tæ chøc ®Þnh møc tÝn dông.§iÒu nµy sÏ lµm chuyªn m«n hãa viÖc cung cÊp th«ng tin,tõ ®ã c¸c th«ng tin nµy sÏ cung cÊp th«ng tin mét c¸ch cËp nhËt vµ chÝnh x¸c nhÊt Ng©n hµng nhµ n­íc cÇn t¨ng c­êng c«ng t¸c thanh tra,kiÓm tra gi¸m s¸t ®èi víi c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i, kiÓm tra chÆt chÏ c«ng t¸c lËp dù ¸n kh¶ thi cña doanh nghiÖp , ®¶m b¶o ®óng, ®ñ néi dung, yªu cÇu vµ chÊt l­îng. CÇn cã b­íc kiÓm ®Þnh l¹i chi tiÕt dù ¸n ®Çu t­ tr­íc khi phª duyÖt .§Ó kÞp thêi ph¸t hiÖn nh÷ng sai sãt trong c«ng t¸c tÝn dông vµ thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t­. Còng cÇn cã nh÷ng quy ®Þnh xö lý chi tiÕt,râ rµng ®èi víi c¸c hµnh vi c¹nh tranh bÊt hîp ph¸p gi÷a c¸c tæ chøc tÝn dông,c¸c ng©n hµng th­¬ng m¹i.Bªn c¹nh ®ã còng cÇn nghiªn cøu l¹i vÊn ®Ò thÕ chÊp ®èi víi c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc.Bëi hiÖn nay,c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc sö dông tµi s¶n h×nh thµnh sau khi vay vèn®Çu t­ lµm tµi s¶n thÕ chÊp cho vèn vay nh­ng vÒ mÆt së h÷u vÉn lµ së h÷u nhµ n­íc nªn h×nh thøc thÕ chÊp nµy kh«ng hiÖu qu¶ vÒ kinh tÕ vµ còng thiÕu c¬ së ph¸p lý,thiÕu c¸c biÖn ph¸p ®Ó xö lý tµi s¶n thÕ chÊp. KẾT LUẬN Doanh thu từ tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu của bất kỳ ngân hàng nào, do đó việc thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn được các ngân hàng chú trọng. HABUBANK luôn quan tâm đến chất lượng lẫn số lượng các dự án được thẩm định và cho vay, để đạt được đó HABUBANK đang dần hoàn thiện quy trình và phưong pháp thẩm định của mình. Mục tiêu của HABUBANK nhằm đưa HABUBANK trở thành ngân hàng lớn mạnh có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao đồng thời đảm bảo tính an toàn vốn của ngân hàng đem lại sự lớn mạnh cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Bài chuyên đề để cập đến công tác thẩm định của Hội sở chính HABUBANK cũng đồng thời là của hệ thống HABUBANK. Chuyên đề khái quát quá trình hoạt động của Hội sở chính HABUBANK, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án của HABUBANK Do thời gian không nhiều, kiến thức bản thân còn non kém, chuyên đề không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, em mong các anh chị trong Hội sở cho em những ý kiến đóng góp quý báu để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Hoàng Xuân Quế, các anh chị trong Hội sở đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Thẩm định tài chính dự án” Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” của Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân Quản lý kinh doanh tiền tệ (Mai Ngọc Lân - Trường ĐH Tài chính kế toán Hà Nội) Nghiệp vụ Ngân hàng nâng cao (Ts. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Kim Anh - Trường học viện Ngân hàng ) Luật Ngân hàng và Luật tổ chức tín dụng Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương (Khoa Ngân hàng tài chính - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) Báo cáo thường niên của HABUBANK Cẩm nang hoạt động của HABUBANK Trang web của bộ tài chính Việt Nam Trang web của Thời báo Ngân hàng …………………………………… MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28595.doc
Tài liệu liên quan