Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên dệt 19/5 Hà Nội

Lời mở đầu        Sau hơn 3 năm ngồi trên ghế giảng đường đại học, được trang bị những kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh, đặc biệt là kiến thức về chuyên ngành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản, em đã được tham gia thực tập thực tế tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội. Đây thực sự là một cơ hội tốt, giúp em tiếp cận và tự mình tham gia tìm hiểu hoạt động của một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, từ đó có những trải ng

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm trong thực tiễn giúp em hiểu hơn những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường và có cái nhìn bao quát hơn về ngành nghề mà mình lựa chọn. Không chỉ được học những kiến thức từ thực tế, mà qua quá trình thực tập, hiểu về những vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp, cũng chính là cơ hội tốt giúp em có thể vận dụng những kiến thức đã được học để áp dụng vào trong hoạt động của doanh nghiệp.       Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Hoài Dung, cán bộ hướng dẫn: Chú Trần Hồng Tuy, Phó Tổng giám đốc công ty, cô Nguyễn Thị Mai Anh, trưởng phòng lao động tiền lương cùng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên công ty dệt 19/5 Hà Nội đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua. Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội. Chương 2: Thực trạng công tác hoạch định nhân sự tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn!  CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI I/ Thông tin chung: 1/ Tên công ty: Tên đầy đủ: Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội. Tên giao dịch Tiếng việt: công ty dệt 19/5 Hà Nội. Tên giao dịch Quốc tế: Ha Noi May 19 Textile company. Tên viết tắt: HATEXCO. 2/ Địa chỉ giao dịch Điện thoại: 04. 8589736 – 04. 8584551 Fax: 04. 8585392 Email: hatex_co@hn.vnn.vn Người đại diện: Ông Đỗ Văn Minh - Tổng Giám Đốc. Trụ sở chính đặt tại số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Đây cũng là nơi đặt phân xưởng sản xuất của nhà máy may thêu, nhà máy sợi, với diện tích 16.000 mét vuông. Ngoài ra đây cũng là nơi đặt trụ sợ chính và phân xưởng sản xuất của liên doanh giữa công ty với các đối tác phía Singapore ( Norfolk Hatexco ) với mặt bằng diện tích 26.000 mét vuông, với trên 2000 cán bộ công nhân viên, hoạt động chính là may, thêu, giặt là áo jacket…xuất khẩu. Chi nhánh: Khu công nghiệp Đồng Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Tại đây đang là nơi sản xuất của một nhà máy dệt chất lượng cao, một nhà máy sợi. Với tổng mặt bằng diện tích phục vụ sản xuất lên tới 10 ha. Ngoài ra công ty còn có các phân xưởng sản xuất đặt tại: * Số 89 đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Tại đây công ty có một nhà máy sản xuất sợi với diện tích 8.000 mét vuông. * Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Tại đây công ty có một nhà máy hợp tác sản xuất cùng với một công ty nhuộm. 3/ Hình thức pháp lý và ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty TNHH Nhà Nước Một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội ra đời trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp (1959-1960). Tiền thân của công ty là sự hợp nhất của một số cơ sở tư nhân như: công ty Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ. Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã trải qua gần 50 năm trưởng thành và phát triển, cùng với những thay đổi của đất nước. Ban đầu khi mới thành lập, công ty là một xí nghiệp nhỏ với hoạt động chính khi đó chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải như: vải Kaki, phin kẻ, Popơlin, khăn mặt…theo chỉ tiêu của Nhà nước, phục vụ cho quốc phòng và lĩnh vực bảo hộ lao động. Qua từng giai đoạn phát triển, đến nay lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm sản xuất các loại vải bạt dùng trong công nghiệp sản xuất giầy vải xuất khẩu, giường, ghế gấp, balô, túi cặp sách, các trang thiết bị nội thất, bảo hộ lao động và các loại vải lọc dùng trong công nghiệp thực phẩm như đường, bia, sản xuất thuỷ tinh, sành sứ và sản xuất sợi các loại. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia kinh doanh trên các lĩnh vực như: sản phẩm sợi, may mặc, cho thuê nhà ở, xưởng, văn phòng, kho tàng, bến bãi, máy móc, trang thiết bị. Đến nay, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và trở thành một doanh nghiệp sản xuất vải kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam. Công ty chính thức chuyển đổi hình thức kinh doanh sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội từ ngày 1/9/2005 theo quyết định số 132/2005/QĐUBND TP.Hà Nội và theo quyết định số 94/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ (phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới công ty Nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội). II/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội : Quá trình hình thành và phát triển của công ty đã trải qua 4 giai đoạn : 1. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1960 đến 1973 : Đây là thời kì đánh dấu sự ra đời của công ty từ sự hợp nhất một số cơ sở tư nhân như: công ty Việt Thắng, Hoà Bình, Tây Hồ và đã được Thành phố Hà Nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh dệt 8/5. Trong những ngày đầu mới thành lập, nhà máy có cơ sở sản xuất đặt tại số 4, ngõ1, phường Hàng Chuối, TP.Hà Nội. Lúc đó nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của Nhà máy là thực hiện làm gia công cho Nhà nước, phục vụ thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sản phẩm khi đó chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải như: vải Kaki, phin kẻ, Popơlin, khăn mặt…theo chỉ tiêu của Nhà nước, phục vụ cho quốc phòng và lĩnh vực bảo hộ lao động. Sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng dần từ 10% đến 15%. Số lượng công nhân viên của nhà máy là 250 người. Dây chuyền sản xuất khi đó là các trang thiết bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. Đến năm 1964, khi đất nước bước vào thời kì chiến tranh ác liệt, miền Bắc xã hội chủ nghĩa phải đương đầu với các chiến lược chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Thực hiện chủ trương của Thành phố khi đó, nhà máy đã chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến, vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Một bộ phận của nhà máy phải sơ tán về thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội để làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt. Nhà máy xin Nhà nước được thêm 50 máy dệt Trung Quốc mới. Đến năm 1967, Thành phố Hà Nội đã quyết định tách bộ phận dệt bít tất của Nhà máy thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Chính vì vậy hoạt động sản xuất chính của xí nghiệp Dệt 8/5 lúc này là dệt vải bạt các loại. 2.Giai đoạn thứ hai từ năm 1973 đến 1988: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà Nội. Thời kỳ này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng của mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế khác. Tới năm 1980, nhà máy đã được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở mới ở phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Khu vực này có diện tích mặt bằng là 4,5ha. Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Cũng trong thời gian này, nhà máy đã đầu tư 100 máy dệt Tiệp Khắc mới, nhu cầu sản xuất tăng. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của nhà máy tăng từ 1,8 triệu mét vải lên 2,7 triệu mét vải. Nhà máy đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 1.256 người, số máy dệt thực tế đưa vào sản xuất là 209 máy. Năm 1982, một vinh dự lớn đã đến với nhà máy khi được UBND Thành phố Hà Nội quyết định đổi tên Nhà máy thành “Nhà máy dệt 19/5 Hà Nội“, trùng với ngày sinh nhật Bác. 3.Giai đoạn thứ ba từ năm 1989 đến 1999: Đây là thời kỳ đất nước chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (năm 1993 nhà máy chuyển sang hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước). Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy. Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trước cơ chế thị trường. Trong thời kì này nhu cầu về vải bạt của nhà máy sụt giảm, hệ quả là sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1triệu mét vải 1 năm. Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký với Liên Xô, nhà máy được cung cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần ấo, sản phẩm sản xuất ra sẽ được Liên Xô bao tiêu, xong không bao lâu thì Liên Xô tan rã, máy móc thiết bị nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn. Trước tình hình đó, nhà máy đã đầu tư mua các thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoàn thiện dâu chuyền sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới. Trong giai đoạn khó khăn này, nhà máy đã phải tiến hành giải quyết chế độ 176 cho các công nhân của nhà máy, giảm số lượng công nhân của nhà máy xuống còn 300 người. Những khó khăn ban đầu đã giúp nhà máy từng bước trưởng thành và dần dần nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Năm 1993, nhà máy chuyển sang hoạt động theo lụât doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội“. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế. Để thích nghi với cơ chế thị trường, công ty Dệt 19/5 Hà Nội chủ động đi tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác liên doanh để giải quyết sự khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đã liên doanh với một số công ty của Singapore, góp một phần đất đai và nhà xưởng sản xuất tại phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim và hơn một nửa số lao động sang liên doanh. Đến nay hơn 10 năm hoạt động sản xuất, liên doanh đã ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết được việc làm cho hơn 500 lao động. Từ năm 1994 đến năm 1997, công ty được cấp trên đầu tư thêm 1,7 tỷ đồng. Công ty đã đào tạo thêm 100 lao động mới, bảo đảm việc làm đầy đủ, ổn định cho người lao động. Đến năm 1998, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành dệt của công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay công ty đã có một xưởng sợi hiện đại, đạt công suất 1500 tấn sợi/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng. 4.Giai đoạn thứ tư từ năm 2000 đến nay : Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của công ty cùng với sự phát triển chung của đất nước. - Năm 2001 công ty tiến hành đầu tư mở rộng nhà máy kéo sợi với công suất 1750 tấn sợi/năm. - Năm 2003 công ty đã cho ra đời một phân xưởng may với công suất là 500.000 sản phẩm/năm. - Năm 2004 công ty đã thành lập một phân xưởng Thêu với 12 chiếc máy thêu đạt công suất 500 sản phẩm/năm tương ứng với công suất 600.000.000 mũi/năm. - Năm 2005 công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền dệt vải chất lượng cao với công suất 3 triệu mét vải/năm tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam, trên mặt bằng diện tích 3500 mét vuông. - Đến tháng 9/2005 công ty Dệt 19/5 Hà Nội được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội theo quyết định số 94/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ (phê duyệt phương án sắp xếp và đổi mới công ty Nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội). Để có được những bước phát triển của công ty trong giai đoạn này đó là do công ty đã tiến hành cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện trả lương khoán sản phẩm từ phân xưởng đến người lao động, tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, chính vì vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng dần qua các năm. Nếu như doanh thu năm 1991 mới chỉ đạt 6,24 tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu của công ty đã đạt 120 tỷ đồng với tổng số lao động là 905 người. Năm 2007 doanh thu của công ty ước đạt 130 tỷ đồng. Song song với sự phát triển về sản xuất kinh doanh, công ty còn tích cực : - Chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân cho một người lao động đạt năm sau cao hơn năm trước…(năm 2007 thu nhập bình quân của người lao động đạt mức 2,178 triệu đồng/người/tháng). - Chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng, ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao. - Chăm lo tốt sức khỏe cho cán bộ công nhân viên: Hàng năm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát. - Tặng quà sinh nhật cho cán bộ công nhân viên (theo cùng một tháng sinh), tiêu chuẩn 50.000đ. - Trang bị nhu cầu cần thiết cho các lao động nữ (phát băng vệ sinh cho chị em công nhân nữ). - Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa: Chăm lo cho gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình cán bộ công nhân viên có khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trẻ mồ côi Hà Cầu. - Tuyên dương và tặng thưởng quà cho con cán bộ công nhân viên đạt học sinh giỏi. - Tổ chức vui tết trung thu, tặng quà ngày 1/6 cho con cán bộ công nhân viên. - Tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong cán bộ công nhân viên, đã đạt nhiều thành tích. Sau 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng: 01huân chương lao động hạng nhất. 01 huân chương lao động hạng nhì. 01 huân chương lao động hạng ba. 01 huân chương chiến công hạng ba. Đảng bộ công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2004 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc. Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn Lao động Thành phố Hà nội tặng cờ và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh công ty đạt danh hiệu vững mạnh. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000. Sản phẩm của công ty đạt được nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây. 1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm. Bảng 8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2000-2007: Thời gian Sản lượng ( mét vải ) Doanh thu ( Tỷ đồng ) Tổng doanh thu (tỷ đồng ) tỉ lệ (%) Năm 2000 3.102.356 39.85 50 79,7% Năm 2001 3.201.365 40.88 54 75,7% Năm 2002 3.623.631 46.28 60 77,2% Năm 2003 3.718.963 47.5 70,5 67,4% Năm 2004 4.090.548 52.21 92 56,75% Năm 2005 4.704.130 68,25 105 65% Năm 2006 5.409.749 81,6 120 68% Năm 2007 6.221.212 94,5 140 67,5% (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty trong giai đoạn 2000-2007, chúng ta có thể nhận thấy sự đóng góp của sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Cụ thể trong những năm từ 2000 – 2002, doanh thu từ sản phẩm vải luôn chiếm gần 80% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỉ lệ có dấu hiệu giảm dần, đến năm 2004 tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 56,75%. Nhưng có dấu hiệu tăng dần và ổn định trong giai đoạn từ 2004-2007. Đến năm 2007, doanh thu từ sản phẩm vải đã chiếm 67,5% trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Điều này có thể được giải thích trên ba lí do : - Trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã có những chiến lược nhằm đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, điều này đã khiến cho tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm vải trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp giảm xuống. - Một lí do khác, đó là công nghệ sản xuất tại các phân xưởng dệt thuộc nhà máy dệt Hà Nội đã trở nên cũ kĩ và lạc hậu, điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã có những bước đi chiến lược nhằm tạo ra sức bật mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thông qua việc đầu tư một dây chuyền sản xuất dệt chất lượng cao tại khu công nghiệp Đồng Văn, Tỉnh Hà Nam. Bảng 9. Cơ cấu các loại vải trong tổng số sản phẩm vải được tiêu thụ Loại vải Năm 2003 Năm 2004 Biến động Loại vải mộc ( vải chưa qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp ) Vải bạt 2 20% 18% Giảm 2% Vải bạt 3 15% 14% Giảm 1% Vải bạt 8 23% 22% Giảm 1% Vải bạt 10 18% 16% Giảm 2% Vải phin 8% 7% Giảm 1% Vải chéo 11% 10% Giảm 1% Loại vải đã qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp Vải tẩy nhuộm 5% 13% Tăng 8% ( nguồn : Phòng kế hoạch thị trường ) Khi phân tích sâu hơn về cơ cấu tiêu thụ các loại vải trong tổng số sản phẩm vải được tiêu thụ của công ty ta nhận thấy một xu hướng tiêu thụ phản ánh một thực tế: Tỉ trọng các loại vải bạt mộc trong tổng số các loại vải được tiêu thụ của công ty đang giảm xuống, trong khi đó vải tẩy nhuộm, là loại vải bạt mộc đã qua khâu xử lý tẩy, nhuộm, hấp, lại tạo ra bước tăng trưởng ngoạn mục (từ 5% năm 2003 tăng lên 13% năm 2004). Nguyên nhân được cho là: Do xu hướng của thị trường trong những năm gần đây đã có những thay đổi. Các doanh nghiệp bây giờ thay vì mua các loại vải bạt mộc làm nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, họ đã chuyển hướng sang mua các loại vải tẩy nhuộm, bởi làm như vậy các doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện xử lý tẩy, nhuộm, hấp, giúp chuyên môn hoá sản xuất, đây cũng chính là xu hướng phân công lao động đang diễn ra hiện nay. Đứng trước những thực tế đó, công ty dệt 19/5 Hà Nội cũng đã có những bước đi nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, cụ thể là công ty đã tiến hành liên kết hợp tác sản xuất với công ty nhuộm Trung Thư tại Thôn Văn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Bên cạnh đó, trong chiến lược lâu dài của mình, công ty cũng đã mạnh dạn trong việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất dệt chất lượng cao tại khu công nghiệp Đồng Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Những bước đi đúng đắn này, một lần nữa cho thấy tầm nhìn, khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh của tập thể ban lãnh đạo công ty dệt 19/5 Hà Nội. 2.Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. Bảng 10. Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu tỷ đồng 50 54 60 70,5 92 105 120 140 Giá trị sản xuất công nghiệp tỷ đồng 33,43 42 50,4 62 73,8 95 110 130 Kim ngạch xuất khẩu tỷ đồng 9,232 20,88 2,928 2,976 7,936 15 18 25 Nộp ngân sách tỷ đồng 1,652 1,901 0,754 0,841 1,925 1,72 1,98 2,82 Thu nhập doanh nghiệp tỷ đồng 0,155 0,25 0,501 4,023 1,761 1,6 2,48 2,82 Tổng số lao động người 459 596 692 623 740 810 905 986 Thu nhập bình quân người lao động 1000đ/ tháng 863 821 818,1 806,8 1.112 1.171 1.449 1.540 (Nguồn : Phòng tài vụ ) Qua bảng số liệu, chúng ta nhận thấy, hai chỉ tiêu có xu hướng tăng qua các năm: đó là chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của công ty. Nếu như năm 2000 hoạt động của công ty tạo ra giá trị doanh thu là 50 tỉ và giá trị sản xuất công nghiệp là 33,43 tỉ đồng thì đến năm 2006 doanh thu của công ty đã đạt 120 tỉ đồng tương ứng với mức tăng là 70 tỉ (140%) và giá trị sản xuất công nghiệp đạt 110 tỉ đồng tương ứng với mức tăng là 76,57 tỉ đồng ( 229%). Đến năm 2007, theo những con số thống kê mới nhất, doanh thu năm 2007 của công ty ước đạt 140 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 130 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng qua các năm, điều này là phù hợp với sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên xu hướng tăng này lại không được diễn ra ở mọi năm, cụ thể năm 2002 lao động của công ty là 692 người thì đến năm 2003 lao động của công ty đã giảm xuống 623, tức là đã giảm xuống 69 người tương ứng với tốc độ giảm là 9,97%. Điều này cho thấy việc hoạch định chiến lược về nguồn nhân lực của công ty đã vấp phải một số khó khăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung của toàn doanh nghiệp . Khi phân tích về mức thu nhập bình quân của người lao động qua các năm ta có thể nhận thấy : - Trong giai đoạn từ năm 2000-2003, thu nhập bình quân của người lao động giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2000 thu nhập bình quân của người lao động đạt mức 863.000 đ/ tháng thì năm 2001 đã giảm xuống còn 821.000đ/ tháng tức là đã giảm 42.000đ/tháng tương ứng với mức giảm 4,8%, đến năm 2002 thu nhập bình quân của người lao động là 818.100 đ/tháng tức là đã giảm xuống 3.000đ/tháng so với thu nhập bình quân của người lao động năm 2001 tương ứng với mức giảm là 0,36%.Đến năm 2003 thì thu nhập bình quân của người lao động là 806.800đ/tháng. - Trong giai đoạn từ năm 2004-2007, thu nhập bình quân của người lao động tăng dần qua các năm. Năm 2004 thu nhập bình quân của người lao động đạt mức 1.112.000đ/tháng,tới năm 2006 thu nhập bình quân của người lao động đạt mức 1.449.000đ/tháng, tức là mức lương bình quân đã tăng lên 337.000đ/tháng, tương ứng với mức tăng 30,3%. Đến năm 2007, thu nhập bình quân của người lao động đã đạt 1.540.000đ/tháng. Có thể thấy, trong những năm gần đây thu nhập bình quân của người lao động đã không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên mức lương này vẫn còn là thấp nếu so với mặt bằng mức lương trung bình của nền kinh tế (năm 2006 lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp là từ 2 triệu – 2,037 triệu đồng/tháng). Chính vì vậy thu nhập bình quân của người lao động vẫn là một bài toán của công ty trong những năm sắp tới đòi hỏi công ty phải có những quyết sách đúng đắn. 3.Đánh giá chung. Qua việc phân tích đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt 19/5 Hà Nội cũng như những kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong vòng 5 năm trở lại đây . Chúng ta có thể rút ra được những thành công và hạn chế còn tồn tại của công ty dệt 19/5 Hà Nội . 3.1.Thành công và các nguyên nhân. 3.1.1 Thành công trong sản xuất kinh doanh. Thành công đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, đó là sự tăng trưởng về doanh thu của công ty qua các năm. Nếu như năm 2000 doanh thu của công ty mới đạt 50 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh thu của công ty đã đạt được 140 tỉ đồng. Bên cạnh sự tăng trưởng doanh thu thì doanh nghiệp cũng đạt được sự tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp đạt mức 33,43 tỷ đồng, đến năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp đã đạt 130 tỷ đồng). Điều nay chứng tỏ công ty đã vượt qua được những khó khăn ban đầu khi bước vào nền kinh tế thị trường. Đồng thời sự tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ đạt trên hai con số đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, thị phần ngày càng được củng cố và phát triển (nếu như năm 2005 dệt 19/5 Hà Nội mới chiếm 11,1% thị phần thì đến năm 2006 thị phần của doanh nghiệp đã là 15%). Điều đó sẽ xây dựng được uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường, trở thành vũ khí cạnh tranh quan trọng, đồng thời nó cũng là nền tảng vững chắc giúp công ty phát triển trong thời gian sắp tới. Chính nhờ những thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước (nếu như năm 2000 doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách Nhà nước 1,652 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 2,82 tỷ đồng), thu nhập doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm, thu nhập của người lao động không ngừng được cải thiện (thu nhập bình quân của người lao động năm 2007 đạt 1,540 triệu đồng/tháng, so với mức thu nhập 0,863 triệu đồng/tháng của năm 2000 thì thu nhập bình quân của người lao động đã tăng 0,677 triệu đồng/tháng tức là trong giai đoạn từ năm 2000 – 2007 thu nhập bình quân của người lao động đã tăng 78,4%). Những thành công đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội đã có bề dày truyền thống gần 50 năm xây dựng và phát triển, trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chính một bề dày truyền thống lâu đời đã tạo nên khí thế thi đua, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành công tác, góp phần duy trì và giữ vững truyền thống của công ty của tập thể cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, thành công của công ty còn xuất phát từ những chiến lược phát triển đúng đắn. Từ việc quyết định đầu tư mở rộng công suất nhà máy sợi, đầu tư xây dựng nhà máy dệt chất lượng cao Hà Nam, đều không ngoài mục đích là đáp ứng những đòi hỏi của thị trường hiện nay. Việc liên doanh liên kết với các đối tác phía Singapore cũng nhằm mở ra những hướng kinh doanh mới cho công ty... Những ví dụ minh hoạ trên đã cho thấy định hướng phát triển đúng đắn của doanh nghiệp. Chính việc có một tầm nhìn xa, đúng đắn đã góp phần tạo nên những thành công của công ty hiện nay. Mặt khác, thành công của công ty còn xuất phát từ một nguyên nhân khách quan, đó là sự phát triển nói chung của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 3.1.2. Thành công trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, công ty dệt 19/5 Hà Nội còn bước đầu xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh mang tính nhân văn, một xu thế tất yếu của giới kinh doanh thế giới hiện nay. Thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng những mẹ liệt sĩ, phụng dưỡng những trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó không những tạo ra một hình ảnh đẹp về công ty dệt 19/5 Hà Nội, mà nó còn trở thành triết lý kinh doanh góp phần động viên thôi thúc sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân trong lao động và sản xuất. Mặt khác, ngoài việc quan tâm tới đời sống vật chất của người lao động (lương trung bình của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện qua các năm), công ty cũng rất quan tâm tới đời sống tinh thần, đến những nhu cầu của người lao động. Ngoài các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức đi tham quan, các cuộc hội thao…công ty còn quan tâm tới việc bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty thông qua các khoá đào tạo. Những thành công trong sản xuất kinh doanh cũng như trong các hoạt động xã hội, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đây chính là chìa khoá vô hình quan trọng giúp công ty tiếp túc xây dựng, và phát triển trong những năm sắp tới. 3.2. Hạn chế và các nguyên nhân: Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty dệt 19/5 Hà Nội cũng đang đứng trước những hạn chế, đòi hỏi công ty phải tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp phù hợp để khắc phục . Mặc dù đã có rất nhiều chính sách, thể hiện sự quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, biểu hiện là trong những năm gần đây thu nhập bình quân của người lao động đã không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên mức lương 1.540.000đ/tháng vào năm 2007 vẫn còn là thấp so với mặt bằng mức lương nói chung của nền kinh tế (lương bình quân của các doanh nghiệp là từ 2 triệu đến 2,037 triệu đồng/tháng). Chính vì vậy thu nhập bình quân của người lao động vẫn là một bài toán của công ty trong những năm sắp tới đòi hỏi công ty phải có những quyết sách đúng đắn. Bởi lẽ lao động trong ngành dệt may cần phải có sức khoẻ tốt, có trình độ tay nghề, phải làm việc trong môi trường độc hại…Trong khi đó, với mức lương thấp như hiện nay thì công nhân cũng chưa thể đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cho điều kiện chỗ ở, cho đời sống tinh thần, cho sức khỏe vì vậy không có gì đảm bảo họ có sự cam kết gắn bó lâu dài của mình với doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp, làm cho công tác quản lý, kế hoạch nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân xuất phát từ việc, giá trị gia tăng trong lĩnh vực dệt may và da giày của nước ta là rất thấp, phần lớn các doanh nghiệp làm gia công cho nước ngoài, mặt khác việc phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, nhất là sản phẩm của Trung Quốc khiến cho các doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí. Và thực tế đã chứng minh cho điều đó, trong khi sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp luôn tăng nhanh qua các năm thì lao động của công ty (đặc biệt là lao động gián tiếp) hoạt động tại các phân xưởng luôn có xu hướng biến động thất thường qua các năm (điều này đã được minh chứng bằng những số liệu ở trên).Và hệ quả tất yếu là làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại các phân xưởng luôn trong tình trạng cầm chừng do sự biến động về số lượng lao động qua các năm. Từ đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp (lao động biến động làm cho kế hoạch về nguồn nhân lực luôn thay đổi làm cho kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng, kế hoạch tài chính…bị thay đổi và từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp) làm lỡ hẹn với các khách hàng, mất uy tín…Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng tỉ trọng lực lượng lao động gián tiếp trong tổng số lao động, đồng nghĩa với việc tỉ trọng lực lượng lao động trực tiếp trong tổng số lao động đang giảm xuống (điều này đã được minh chứng bằng những số liệu ở trên). Đối với ngành sản xuất vật chất như ngành dệt may thì điều này là một dấu hiệu không tốt, nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém trong công tác hoạch định cán bộ, trong công tác quản lý và tổ chức cán bộ của doanh nghiệp. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự cồng kềnh và kém hiệu quả trong công tác quản lý của doanh nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, để phục vụ cho những chiến lược lâu dài của mình, công ty đã khá mạnh dạn trong việc đầu tư mở rộng nhà máy sợi Hà Nội, xây dựng mới hai phân xưởng may thêu, đầu tư xây dựng nhà máy dệt chât lượng cao tại khu công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, một bộ phận máy móc trang thiết bị của nhà máy đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện nay. Điều đó đang trở thành trở ngại lớn trong việc nâng cao hiệu quả lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phải phân tán nguồn lực vào việc phát triển và mở rộng trên cả ba lĩnh vực là sợi, dệt, may mặc đã khiến cho doanh nghiệp giảm khả năng cạnh tranh. Mặt khác việc phải tiến hành các khoản đầu tư để xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất của mình, cũng đã khiến công ty đứng trước những nguy cơ rơi vào tình trạng khó có khả năng thanh toán các khoản nợ. Trong cơ cấu sản phẩm hiện n._.ay của doanh nghiệp, thì doanh thu từ sản phẩm vải đang chiếm một phần rất lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này là rất mạo hiểm, bởi khi có những biến động trên thị trường tiêu thụ sản phẩm vải, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Trong sản phẩm vải, doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào dòng sản phẩm vải mộc (năm 2003 doanh thu của sản phẩm vải mộc chiếm tới 95% tổng doanh thu các sản phẩm vải được tiêu thụ của doanh nghiệp) là loại vải chưa qua khâu xử lý tẩy nhuộm, hấp, nhưng thị trường những năm gần đây đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm vải mộc, vì vậy đây thực sự là một hạn chế mà doanh nghiệp phải có những biện pháp khắc phục. Nguyên nhân là do, công ty đã có bề dày truyền thống, kinh nghiệm trong ngành dệt, các sản phẩm vải của công ty, đặc biệt là các loại vải bạt mộc, cũng đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hiện nay nguyên phụ liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Do hiện nay nước ta mới chỉ cung cấp được khoảng 10% tổng nhu cầu bông, bên cạnh đó chất lượng bông trong nước cũng chưa đảm bảo về mặt chất lượng, chính vì vậy hầu hết nguyên phụ liệu bông phục vụ cho hoạt động của nhà máy được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy chịu ảnh hưởng của sự biến động của thị trường bông quốc tế. Giá bông quốc tế hiện nay dao động trong khoảng: 1,5USD-1,7USD/ 1kg bông. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo giá bông sẽ luôn ổn định. Và thực tế, việc các nước trồng, sản xuất và xuất khẩu bông ở Châu Phi, và Mĩ la tinh đã kiện Mĩ lên tổ chức thương mại thế giới (WTO) về chính sách trợ giá bông của quốc gia này, điều đó báo hiệu một thị trường nguyên liệu bông có thể biến động bất cứ lúc nào. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI I/ Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự tại công ty. 1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, công ty Dệt 19/5 Hà Nội cũng đã xây dựng cho mình bộ máy quản trị mang tính khoa học, đồng thời thích hợp với những điều kiện đặc thù của doanh nghiệp. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản trị của doanh nghiệp được xây dựng theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Đứng trước một vấn đề cần ra quyết định, tổng giám đốc cần có sự tư vấn, góp ý kiến, tham mưu của các phòng ban chức năng nhằm có đủ cơ sở để ra quyết định. Khi các quyết định đã được tổng giám đốc thông qua, nó sẽ trở thành mệnh lệnh mà tất cả mọi nhân viên phải tuân theo. Ban lãnh đạo công ty gồm 01 tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc trong đó: 01 phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó tổng giám đốc phụ trách nội chính, 01 phó tổng giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và đầu tư. Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành công việc, bao gồm 07 phòng ban: - Phòng kế hoạch thị trường: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kĩ thuật sản xuất: Quản lý công tác kĩ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất. - Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính- kế toán. - Phòng lao động tiền lương: Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động. - Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và hàng sản xuất của công ty, thường trực ISO. - Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá. - Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động. Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp : Phòng hành chính tổng hợp Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Phó tổng giám đốc phụ trách kĩ thuật và đầu tư Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - nội chính Phòng kế hoạch thị trường Phòng vật tư Phòng kĩ thuật Phòng quản lý chất lượng Phòng đầu tư & phát triển Phòng lao động tiền lương Phòng tài vụ Các nhà máy Các chi nhánh Chi nhánh tại TP. HCM Nhà máy dệt Hà Nội Nhà máy sợi Hà Nội Nhà máy may thêu Hà Nội Nhà máy dệt Hà Nam Chi nhánh tại Hà Nam (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) 1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất. Công ty có 04 nhà máy sản xuất, đó là : * Nhà máy sợi Hà Nội: trụ sở hoạt động tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Tại đây hiện đang sản xuất các loại sợi tổng hợp phục vụ cho nhà máy dệt của doanh nghiệp và một phần bán ra ngoài thị trường. * Nhà máy dệt Hà Nội: gồm một phân xưởng hoạt động tại số 89 đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội và một phân xưởng hoạt động tại Thôn Văn, xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Tại đây hiện đang sản xuất các loại vải bạt mộc, vải nhuộm, vải chéo… phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng là dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. * Nhà máy dệt Hà Nam: là nhà máy mới được công ty đầu tư vào năm 2005, nằm trong chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, hoạt động tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, với công suất dự kiến là 3.000.000 mét vải/năm. * Nhà máy may thêu Hà Nội: trụ sở hoạt động tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Tại đây chuyên gia công các mặt hàng quần áo theo đơn đặt hàng của phía liên doanh Norfolk Hatexco, dựa trên mẫu mã, nguyên phụ liệu, kiểu dáng mà phía liên doanh cung cấp. Năm 2003 công ty tiến hành đầu tư xây dựng phân xưởng may với công suất dự kiến là 500.000 sản phẩm/năm. Năm 2004 công ty tiến hành đầu tư xây dựng phân xưởng thêu với 12 máy thêu đạt công suất dự kiến là 600.000.000 mũi/ năm. 1.3.Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tại các nhà máy. - Giám đốc nhà máy: Người được Tổng Giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi mặt quản lý của nhà máy bao gồm: Quản lý kế hoạch sản xuất, vật tư, kỹ thuật, lao động và chất lượng sản phẩm. - Phó giám đốc là người được Tổng Giám đốc công ty bổ nhiệm giúp việc cho giám đốc và chịu sự phân công đảm nhiệm một phần chính của công việc của nhà máy. - Trưởng ca sản xuất là người được Tổng Giám đốc bổ nhiệm để giúp việc cho giám đốc nhà máy quản lý sản xuất và 6 mặt quản lý của một ca máy sản xuất. - Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền có tổ trưởng sản xuất, người trực tiếp quản lý công nhân sản xuất. 1.4. Tổ chức hoạt động liên doanh liên kết của công ty. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, công ty đã gặp muôn vàn khó khăn. Để tồn tại trong cơ chế mới, bên cạnh việc tinh giảm bộ máy, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, đồng thời công ty Dệt 19/5 Hà Nội cũng đã chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, tích cực tìm kiếm các đối tác liên doanh để giải quyết những khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay công ty đã tiến hành liên doanh, liên kết và hợp tác sản xuất với: * Các đối tác phía Singapore (Norfolk textile) trong liên doanh Norfolk Hatexco. * Công ty TNHH Tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà Nội. * Công ty nhuộm Trung Thư. 2. Đặc điểm về sản phẩm. Tuy hoạt động và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ lực, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty là : - Sản phẩm sợi tổng hợp: là sản phẩm công nghiệp (được sản xuất tại nhà máy sợi Hà Nội) được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu nguyên phụ liệu sợi tại các phân xưởng dệt của doanh nghiệp (theo số liệu thống kê của nhà máy thì 30% đến 50% sợi thành phẩm sản xuất ra là nguyên phụ liệu đầu vào cho các phân xưởng dệt của doanh nghiệp), đồng thời một phần phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp da giày, công nghiệp sản xuất các loại bao tải... Sản phẩm vải: bao gồm các loại vải công nghiệp và các loại vải tiêu dùng như: vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải phin, vải chéo, vải lọc, vải tẩy nhuộm. Được sản xuất ra với nhiều kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã và chủng loại khác nhau phục vụ trên thị trường các yếu tố sản xuất, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty dệt và giày vải xuất khẩu. Đây chính là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, đem lại cho doanh nghiệp nguồn thu lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn là các loại quần áo được sản xuất tại nhà máy may thêu Hà Nội, phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Nhìn chung các sản phẩm của doanh nghiệp luôn được thiết kế và sản xuất dựa trên nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Việc luôn định hướng các sản phẩm của mình theo đối tượng khách hàng mục tiêu đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây cũng chính là triết lý kinh doanh của công ty. 3. Đặc điểm về thị trường. Trong thời kì bao cấp, hoạt động tiêu thụ của công ty chủ yếu dựa trên sự phân bố của Nhà nước, sản phẩm chủ yếu khi đó cũng chỉ là các loại vải bạt phục vụ quốc phòng…Bước sang nền kinh tế thị trường, vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty là các loại sợi tổng hợp, các loại vải bạt, là những hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường các yếu tố sản xuất, với khách hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất dệt may và da giày. Thị trường của công ty tập trung phần lớn tại các trung tâm đô thị, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn. Những khách hàng truyền thống của công ty như: công ty giầy Hiệp Hưng, công ty An Lạc, công ty giầy Thượng Đình, công ty may Phú Nhuận, may Nhà Bè….Bên cạnh đó, công ty còn xuất khẩu những sản phẩm của mình sang thị trường các nước EU. Trong những năm gần đây, ngành dệt may và da giầy đã có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước. Điều này đã tạo ra nhu cầu rất lớn về các sản phẩm sợi và vải của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó, những thay đổi trong xu hướng tiêu thụ các sản phẩm vải (các doanh nghiệp bây giờ thay vì mua các loại vải bạt mộc làm nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, họ đã chuyển hướng sang mua các loại vải tẩy nhuộm, bởi làm như vậy các doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện xử lý tẩy, nhuộm, hấp, giúp chuyên môn hoá sản xuất, đây cũng chính là xu hướng phân công lao động đang diễn ra hiện nay), đang đặt ra bài toán cho ban lãnh đạo công ty trong việc duy trì sản xuất và phát triển của công ty. Bảng 6. Thị phần của công ty trên thị trường Năm 2005 Vị trí Năm 2006 Vị trí Biến động Sản phẩm được sản xuất trong nước Các công ty chiếm trên 10% thị phần Dệt Minh Khai 13,2% 3 14,1% 4 Tăng 1,1% Dệt 19/5 Hà Nội 11,1% 4 15% 3 Tăng 3,9% Dệt Vĩnh Phú 19% 1 21,5% 1 Tăng 2,5% Dệt Phong Phú 16,7% 2 19,4% 2 Tăng 2,7% Các công ty chiếm dưới 5% thị phần Công ty Phương Nam 0,8% 8 2,56% 6 Tăng 1,76% Dệt len Mùa Đông 1,6% 7 3,2% 5 Tăng 1,6% Nhuộm Tô Châu 5% 5 1,3% 8 Giảm 3,7% Dệt kim Hà Nội 2,2% 6 1,9% 7 Giảm 0,3% Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài 30,4% 21,04% Giảm 9,36% (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Bốn doanh nghiệp có thị phần chiếm lĩnh hàng đầu trên thị trường (là những doanh nghiệp chiếm trên 10% thị phần) đều có mức tăng trưởng về mặt thị phần. Tuy nhiên, do có tốc độ tăng trưởng thị phần lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng về mặt thị phần của công ty dệt Minh Khai nên công ty dệt 19/5 Hà Nội đã chuyển từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, chứng tỏ những hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp trong chiến lược sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…Bốn doanh nghiệp có mức thị phần dưới 5% đang diễn ra hai xu hướng: Trong khi Công ty Phương Nam và Dệt len Mùa Đông có mức tăng trưởng thị phần khá ấn tượng, và nếu như giữ được tốc độ tăng trưởng thị phần như vậy, thì đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng mà công ty dệt 19/5 Hà Nội phải tính tới, thì hai doanh nghiệp Dệt len Mùa Đông và Nhuộm Tô Châu lại có sự suy giảm về mặt thị phần. Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa dệt 19/5 Hà Nội với hai doanh nghiệp dẫn đầu đã có sự thu hẹp. Tuy nhiên, sự thu hẹp này là không đáng kể và còn cần có sự nỗ lực hơn nữa trong những năm sắp tới để rút ngắn khoảng cách, đặc biệt là khi hai doanh nghiệp trên cũng đạt được tốc độ tăng trưởng thị phần khá ấn tượng. Mặt khác, tuy đã vượt lên trên so với dệt Minh Khai về thị phần của toàn ngành, nhưng khoảng cách giữa hai doanh nghiệp là không quá lớn (năm 2006 Dệt Minh Khai chiếm 14,1% thị phần trong khi Dệt 19/5 Hà Nội chiếm 15% thị phần). Chính vì vậy, công ty đang chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ phía sau. Mặt khác qua bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy, thị phần của các sản phẩm nhập khẩu đang có xu hướng giảm xuống (từ 30,4% của năm 2005 xuống còn 21,04% của năm 2006), chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường. 4.Đặc điểm về máy móc thiết bị. 4.1. Tình hình máy móc thiết bị tại các phân xưởng sản xuất. Bảng 5. Thống kê máy móc thiết bị hiện tại của công ty Tên máy Số lượng(cái) Năm đầu tư Nguyên giá (đồng) Máy đậu TQ 2 1996 5.147.000 Máy đậu Ba Lan 2 1994 19.307.000 Máy đậu Tiệp 2 2002 21.000.000 Máy se TQ A631 17 1966 25.500.000 Máy se A813 2 1993 49.000.000 Máy se A814 2 1993 58.000.000 Máy se 1 2002 37.600.000 Máy ống TQ 2 1966 5.800.000 Máy ống Ba Lan 2 1990 8.900.000 Máy ống LX 4 1988 30.000.000 Máy mắc Pháp 1 1966 15.600.000 Máy mắc TQ 2 1993 20.500.000 Máy dệt TQ 44 1966 8.000.000 Máy dệt UTAS 24 1999 6.500.000 Máy chải 3 1998 7.260.000 Máy ghép 1 1998 3.400.000 Máy thô 1 1998 7.200.000 Máy sợi con 4 1998 4.500.000 Máy thêu Úc 12 2003 20.000.000 (Nguồn : Phòng kĩ thuật ) * Nhà máy dệt Hà Nội: đặt tại 89 Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, và Thôn Văn, xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì. Tại các phân xưởng này, hầu hết là các máy móc thiết bị lạc hậu, đã được công ty sử dụng trong nhiều năm, nhiều máy đã hết thời gian khấu hao, phần lớn là các máy móc được nhận viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu từ thời bao cấp. * Nhà máy sợi Hà Nội: hoạt động tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân. Tại đây, công nghệ sản xuất ở mức trung bình, 80% dây chuyền sản xuất được đầu từ năm 2000 trở lại đây, công nghệ chủ yếu là bán tự động, do Trung Quốc sản xuất. - Năm 1998: công ty tiến hành đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, tăng công suất của dây chuyền sản xuất sợi lên 1500 tấn sợi/năm. - Năm 2001: công ty tiến hành đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, tăng công suất của dây chuyền sản xuất sợi lên 1750 tấn sợi/năm. - Năm 2007: công ty hoàn thành việc đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, với công suất dự kiến của dây chuyền sợi đạt 3000 tấn sợi/năm. * Nhà máy may thêu Hà Nội: với một phân xưởng may (được đầu tư xây dựng vào năm 2003 với công suất dự kiến 500.000 sản phẩm/năm) và một phân xưởng thêu (được đầu tư xây dựng vào năm 2004 với công suất dự kiến 600.000.000 mũi thêu/năm). Do mới được đầu tư nên dây chuyền sản xuất của hai phân xưởng được đánh giá là khá hiện đại, hoạt động chính của hai phân xưởng là may thêu các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu nên yêu cầu về mặt kĩ thuật và chất lượng là rất cao. * Nhà máy dệt chất lượng cao Hà Nam là nhà máy mới được đầu tư xây dựng vào năm 2005, trên dây chuyền công nghệ hiện đại của hãng Picano, công suất dự kiến khi đi vào hoạt động là 3.000.000 mét vải/năm. Nhìn một cách tổng thể, một bộ phận máy móc trang thiết bị của nhà máy đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp. Đứng trước thực tế đó, công ty đã có những kế hoạch đầu tư mạnh dạn không chỉ góp phần hiện đại hoá dây chuyền sản xuất hiện có, đồng thời nâng cao công suất tại các nhà máy. Đây là các kế hoạch nằm trong chiến lược lâu dài của công ty là mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm truyền thống của nhà máy như sợi tổng hợp, vải các loại (thông qua việc đầu tư nâng cấp các nhà máy sợi, nhà máy dệt). Bên cạnh đó còn là chiến lược phát triển sang các lĩnh vực kinh doanh mới là may mặc (thông qua việc tiến hành liên doanh liên kết và đầu tư xây dựng nhà máy may thêu tại Hà Nội). 4.2. Bố trí máy móc tại các phân xưởng. Trang thiết bị máy móc tại các phân xưởng được bố trí, chuyên môn hoá theo đối tượng sản phẩm. Sơ đồ 3. Bố trí máy móc tại các phân xưởng Cơ cấu bố trí máy móc tại các phân xưởng Phân xưởng sợi Máy chải Máy ghép Máy thô Máy sợi con Máy đánh ống Máy đậu Máy se Máy ống Máy suốt Máy dệt Phân xưởng dệt Máy đo Máy cắt Máy may Máy mắc Phân xưởng may Máy nối trục KCS Đo gấp Nhuộm Đóng kiện Phân xưởng hoàn thành (Nguồn: Phòng kĩ thuật ) 5.Đặc điểm về lao động. 5.1.Đặc thù của lao động. Lao động phải có trình độ tay nghề cao do làm việc trên dây chuyền sản xuất tự động và bán tự động, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng của các bạn hàng. Mặt khác lao động cũng phải có sức khỏe tốt, do làm việc trong môi trường độc hại, công việc dễ tạo ra sự nhàm chán đối với người lao động, do đa phần là đứng và vận hành máy. Do những đặc điểm của lao động trong ngành dệt may, nên đòi hỏi mức lương phù hợp, một chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt. Tuy nhiên thực tế lương trung bình của cán bộ công nhân viên hiện nay còn thấp. Bảng 1. Thu nhập bình quân của người lao động tại các nhà máy của công ty giai đoạn 2003-2007 Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhà máy thêu 1000đ/tháng 840,5 1357,4 1418,5 Nhà máy dệt Hà Nam 1000đ/tháng 566,5 1132,8 1437,8 Nhà máy may 1000đ/tháng 656,4 1062,8 1109,2 1213,7 1423,5 Nhà máy dệt Hà Nội 1000đ/tháng 846,8 1007,2 1155,3 1340 1582,5 Nhà máy sợi Hà Nội 1000đ/tháng 895,5 1133,9 1193,5 1404,9 1441,2 Văn phòng 1000đ/tháng 1005,2 1355,1 1879,5 1944,1 2178,5 Toàn công ty 1000đ/tháng 806,8 1112,8 1171,7 1449,9 1540,3 Năm 2007 lương trung bình của cán bộ công nhân viên là 1,540 triệu đồng/ tháng, đặc biệt lương công nhân tại các phân xưởng chỉ dao động trong khoảng 1,1 triệu – 1,4 triệu/ tháng, trong khi đó lương bình quân của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là từ 2 triệu – 2,037 triệu đồng/tháng. Nguyên nhân xuất phát từ việc, giá trị gia tăng trong lĩnh vực dệt may và da giày của nước ta là rất thấp, phần lớn các doanh nghiệp làm gia công cho nước ngoài, mặt khác việc phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài, nhất là sản phẩm của Trung Quốc khiến cho các doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí. Một mức lương thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, ảnh hưởng đến tâm lí đến sự cam kết gắn bó lâu dài của họ với doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp, làm cho công tác quản lý, kế hoạch nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, phần lớn lao động của công ty là lao động ngoại tỉnh (chiếm trên 70% tổng lao động trực tiếp tại các phân xưởng). Chính vì là lao động ngoại tỉnh nên người lao động phải tự thuê chỗ ở và tất nhiên sẽ phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác, trong khi tiền lương lại thấp, cộng với sự thiếu thốn tình cảm. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến tình trạng nghỉ việc của công nhân, làm ảnh hưởng đến kế hoạch nhân lực, và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. 5.2. Tình hình lao động. Bảng 2. Cơ cấu lao động theo nội dung công việc của công ty giai đoạn 2000-2007 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lao động trực tiếp. 422 548 635 565 666 716 789 826 Tỉ lệ lao động trực tiếp/tổng số lao động. 91,9% 91,9% 91,7% 90,69% 90% 88,4% 87,2% 83,7% Lao động gián tiếp. 37 48 57 58 74 94 116 160 Tỉ lệ lao động gián tiếp/tổng số lao động. 8,1% 8,1% 8,2% 9,31% 10% 11,6% 12,8% 16,3% Tổng số lao động. 459 596 692 623 740 810 905 986 (Nguồn: Phòng lao động tiền lương ) Xét về mặt tuyệt đối thì lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty đều có sự gia tăng về số lượng qua các năm. Nếu như năm 2000, số lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp lần lượt là 422 người và 37 người thì đến năm 2006 số lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp lần lượt là 789 người và 116 người, tương ứng với mức tăng là 367 người (86,9%) và 79 người (213%). Đến năm 2007, theo con số thống kê mới nhất thì tổng số lao động trực tiếp của công ty là 826 người, tổng số lao động gián tiếp của công ty là 160 người. Tuy nhiên do tốc độ gia tăng của lao động gián tiếp lớn hơn tốc độ gia tăng của lao động trực tiếp, chính vì vậy đã làm cho tỉ trọng của lao động trực tiếp trong tổng số lao động có xu hướng giảm qua các năm, điều này đồng nghĩa với việc tỉ trọng của lao động gián tiếp trong tổng số lao động có xu hướng tăng lên. Cụ thể: nếu như năm 2000 số lao động trực tiếp chiếm 91,9% trong tổng số lao động của công ty thì đến năm 2007, con số này giảm xuống chỉ còn 83,7% ngược lại nếu như năm 2000 số lao động gián tiếp chỉ chiếm 8,1% trong tổng số lao động của công ty thì đến năm 2007, con số nằy đã tăng lên 16,3%. Đối với ngành sản xuất vật chất như dệt may thì việc tỉ lệ lao động gián tiếp trong tổng số lao động có xu hướng tăng lên là một dấu hiệu không tốt, nó cho thấy sự yếu kém trong công tác hoạch định cán bộ, trong công tác quản lý và tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự cồng kềnh và kém hiệu quả trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Bảng 3. Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề của công ty giai đoạn 2004-2007 Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đại học-Cao đẳng Người 50 58 61 67 Trung cấp Người 8 10 10 11 Thợ bậc cao Người 140 152 171 187 Thợ bậc trung bình Người 542 590 663 721 Tổng số lao động Người 740 810 905 986 (Nguồn: Phòng lao động tiền lương) Trong cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề của công ty, số lượng thợ bậc trung bình luôn chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2004 công ty có 542 lao động là thợ bậc trung bình chiếm 73,2% tổng số lao động, đến năm 2007 số lượng thợ bậc trung là 721 người, chiếm 73,1%. Bảng 4. Tình hình lao động tại các nhà máy giai đoạn 2004-2007 Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nhà máy dệt Hà Nội Người 184 185(tăng) 177(giảm) 150(giảm) Nhà máy sợi Hà Nội Người 216 213(giảm) 233(tăng) 218(giảm) Nhà máy may thêu Hà Nội Phân xưởng may Người 147 156(tăng) 218(tăng) 218(bằng) Phân xưởng thêu Người 78 86(tăng) 74(giảm) 75(tăng) Nhà máy dêt Hà Nam Người 0 76(tăng) 87(tăng) 113(tăng) K59 Sợi Hà Nam Người 0 0 0 79(tăng) (Nguồn: Phòng lao động tiền lương ) Lao động trực tiếp có xu hướng tăng nên qua các năm, tuy nhiên nó không đồng nghĩa lao động tại các phân xưởng và nhà máy có xu hướng tăng lên. Trên thực tế, lao động trực tiếp tại các phân xưởng và nhà máy luôn có sự biến động thất thường. Cụ thế, lao động tại nhà máy dệt trong giai đoạn 2004-2007 có xu hướng giảm từ 184 lao động của năm 2004 xuống còn 150 lao động của năm 2007 tức là đã giảm 34 lao động tương ứng với tốc độ giảm 22,6%. Trong khi đó, lao động tại nhà máy sợi Hà Nội và phân xưởng thêu thuộc nhà máy may thêu Hà Nội lại có sự biến động tăng giảm khá thất thường. Nếu như năm 2005 lao động tại nhà máy sợi Hà Nội là 213 người, tức là đã giảm 3 người so với năm 2004, đến năm 2006 lao động tại nhà máy sợi Hà Nội lại tăng lên 233 người, đến năm 2007 lao động lại giảm xuống còn 218 người. Sự tăng giảm thất thường không theo một quy luật diễn ra tại các phân xưởng của doanh nghiệp trong khi đó lao động gián tiếp làm việc tại văn phòng luôn có xu hướng tăng lên qua các năm. Khi mà sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm thì lao động phục vụ sản xuất lại luôn biến động. Và hệ quả tất yếu là làm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn trong tình trạng cầm chừng do sự biến động về số lượng lao động và cơ cấu lao động tại các phân xưởng. Từ đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp (lao động biến động làm cho kế hoạch về nguồn nhân lực luôn thay đổi, làm cho kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng, kế hoạch tài chính…bị thay đổi và từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp) làm lỡ hẹn với các khách hàng, mất uy tín…Nguyên nhân là do công ty chưa có một chiến lược dài hạn về việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như có khả năng thích nghi với những thay đổi của thị trường lao động bên ngoài. II. Phân tích thực trạng công tác hoạch định nhân sự tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội. 1. Công tác dự đoán nhu cầu nhân lực. Trong công tác dự đoán cầu nhân lực tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội, thì việc xác định nhu cầu về số lượng lao động và cơ cấu lao động trong kỳ kế hoạch được xây dựng thông qua nhu cầu lao động tại các đơn vị, các nhà máy, phòng ban do cán bộ quản lý ở từng đơn vị đảm nhận. Cụ thể, người quản lý tại từng đơn vị dựa vào mục tiêu của đơn vị mình, xác định khối lượng công việc sẽ phải hoàn thành trong kì kế hoạch, hao phí thời gian lao động để hoàn thành từng bước công việc, đồng thời căn cứ cả vào số lượng lao động nghỉ việc, để từ đó dự đoán chính xác cần bao nhiêu nhân lực để hoàn thành khối lượng công việc trong kì kế hoạch. Những người quản lý này, luôn nắm rõ hơn ai hết đặc điểm sản xuất kinh doanh và những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị mình, chính vì vậy, họ sẽ là người hiểu rõ hơn ai hết, nhu cầu nhân lực do đơn vị mình phụ trách và quản lý. Trong dài hạn, cầu nhân lực của công ty được xác định dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh và định mức hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm. Trong công tác dự đoán nhu cầu nhân lực của công ty, thì việc xác định hao phí thời gian lao động( định mức hao phí lao động) được công ty rất coi trọng, và được tiến hành thường xuyên. Định mức hao phí lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định. Nó là căn cứ quan trọng, không chỉ giúp công ty xác định được số lượng lao động cần cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kì kế hoạch mà, thông qua định mức hao phí lao động còn giúp công ty trong trong việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc, trong việc đánh giá việc thực hiện công việc, bố trí, phân công lao động, tổ chức sản xuất, cơ sở cho việc tính toán giá thành. Trên thực tế, việc xác định hao phí thời gian cho từng sản phẩm, từng bước công việc được tiến hành bởi cán bộ phòng lao động tiền lương, thông qua theo dõi, bấm giờ việc thực hiện một bước công việc/một sản phẩm đối với 3 lao động( 3 lao động được bình bầu và xếp hạng thi đua ở mức trung bình) được lựa chọn ngẫu nhiên và tiến hành trong 3 lần, từ đó cán bộ lao động tiền lương sẽ xác định được tiêu chuẩn định mức hao phí lao động ( hao phí thời gian) cho từng bước công việc/từng sản phẩm. 2. Công tác dự đoán cung nhân lực. 2.1. Công tác rà soát, đánh giá nhân lực hiện tại. Công tác rà soát/đánh giá nguồn nhân lực hiện tại là công tác được tiến hành thường xuyên. Trong đó, chủ yếu tập trung vào việc: - Đánh giá tình hình lao động hiện có tại các phân xưởng bao gồm: + Số lượng lao động hiện có. + Số lượng lao động nghỉ việc. + Số lượng lao động mới tuyển. - Đánh giá tình hình cơ cấu lao động hiện có tại các phân xưởng: + Theo giới. + Theo độ tuổi. + Theo phân xưởng. + Theo ngành nghề. Mục đích của việc rà soát, đánh giá nhân lực hiện tại là phản ánh một cách chính xác tình hình lao động của công ty trên tất cả các phương diện. Và làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của công ty dệt 19/5 Hà Nội. Đồng thời, thông qua công tác rà soát, đánh giá nhân lực hiện tại của công ty, sẽ giúp ban lãnh đạo thấy được nguồn cung về nhân lực của công ty trong giai đoạn trước mắt, cũng như trong dài hạn, để từ đó có những biện pháp cân đối cung cầu nguồn nhân lực của công ty. 2.2.Công tác dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nguồn cung lao động bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ là sự thay thế cho những lao động đã nghỉ việc, lao động đến tuổi về hưu, lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật…mà nguồn cung lao động từ bên ngoài còn là nguồn nhân lực quan trọng phục vụ cho kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài của công ty cần được xem xét và phân tích ở tầm vĩ mô bởi vì nó phụ thuộc vào nguồn nhân lực trong xã hội. Và để xác định được chính xác nguồn lực này là một vấn đề khó khăn. 3. Các biện pháp để cân bằng cung cầu nguồn nhân lực. Việc xác định số lượng lao động, loại lao động cần tuyển được tiến hành dựa trên bảng cân đối giữa lao động trong kỳ thực hiện và lao động trong kỳ kế hoạch của doanh nghiệp. Trong đó, số lượng và cơ cấu lao động trong kỳ thực hiện được xác định thông qua công tác đánh giá, rà soát lao động( công việc được cán bộ phòng lao động tiến hành thường xuyên). Trong đó, cũng luôn xác định số lượng lao động nghỉ việc( Khi xác định thiếu hụt về lao động, thì công ty tiến hành tuyển) Việc xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu lao động trong kỳ kế hoạch được xây dựng thông qua nhu cầu lao động tại các đơn vị, các nhà máy, phòng ban( được cán bộ quản lý tại các đơn vị này thống kê đánh giá và gửi lên phòng lao động và tiền lương). Cụ thể, khi có lao động nghỉ việc, cán bộ quản lý tại các đơn vị sẽ báo cáo lên phòng lao động tiền lương( việc này được theo dõi thường xuyên). Và khi xuất hiện, tình trạng thiếu lao động, thì công ty sẽ tiến hành đăng tuyển. Các hình thức tuyển dụng lao động đang được công ty áp dụng hiện nay là: - Tiến hành dán thông báo tuyển dụng lao động tại vị trí cần tuyển trên bảng thông báo nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài cô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28902.doc
Tài liệu liên quan