Lời nói đầu
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật và doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Do đó, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như là cơ quan quản lý Nhà nước. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Đảm bảo việc hạch toán chi phí
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yếu tố có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán.
Qua thời gian thực tập ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu, nhận thức được vai trò của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Cùng với sự giúp đỡ của cô chú trong phòng kế toán công ty, phòng kế hoạch vật tư và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Lời em đã chọn đề tài:
"Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu "
Nội dung của đề tài gồm có ba phần chính sau:
Phần I : Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Phần III: Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Phần I
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
I.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
1.1. Chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất.
*Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất và được biểu hiện trên hai mặt :
+Về mặt định tính : Đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo nên sản phẩm
+Về mặt định lượng : Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà chủ yếu là thước đo tiền tệ .
-Như vậy , về bản chất chi phí là toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá mà đơn vị thực thi cho kỳ kinh doanh .
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất chi phí. Cùng một cách tiếp cận, nhưng ở các góc độ khác nhau, người ta cũng có thể đưa ra khái niệm chi phí được thể hiện qua nhiều cách khác nhau :
+Theo kế toán Việt Nam, ta có cách hiểu chung nhất là : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn -chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá.
+Theo kế toán Pháp : Chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố sản xuất cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho Doanh nghiệp.
+Theo kế toán Mỹ : Thuật ngữ chi phí được sử dụng để phản ánh giá trị các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá, dịch vụ.
*Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại nên cần phải phân loại chi phí tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Vậy, phân loại chi phí là việc sắp xếp cac loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định.
-Phân loại theo lĩnh vực hoạt động :
+Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
+Chi phí hoạt động tài chính
+Chi phí hoạt động bất thường
Việc phân loại này giúp kế toán hạch toán đúng chi phí cho từng lĩnh vực hoạt động làm cơ sở cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. Qua đó có thể phân tích hiệu quả từng hoạt động, cơ cấu chi phí trong Doanh nghiệp.
-Phân loại theo yếu tố chi phí
+Chi phí nguyên vật liệu
+Chi phí nhân công
+Chi phí khấu hao TSCĐ
+Chi phí dịch vụ mua ngoài
+Chi phí khác bằng tiền
Cách phân loại này giúp ta biết cơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế, xác định mức vốn lưu động. Cũng như giúp kế toán sử dụng TK cấp II phù hợp khi phân loại chi phí mang nội dung tổng hợp.
-Phân loại theo chức năng của chi phí
+Chi phí sản xuất sản phẩm
+Chi phí bán hàng
+Chi phí quản lý Doanh nghiệp
Cách phân loại này cho ta biết chức năng của từng loại chi phí tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nó làm cơ sở để xác định giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ, tính kết quả sản xuất kinh doanh
-Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành.
+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+Chi phí nhân công trực tiếp
+Chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này giúp kế toán xác định đúng sai TK kế toán sử dụng. Nó cho biết cơ cấu chi phí trong giá thành, cơ sở để phân tích rõ các nhân tố làm tăng, giảm giá thành.
1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành.
Nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong chỉ tiêu giá thành được cấu tạo bởi những gì và với cấu tạo đó thì giá thành chức đựng những thông tin gì về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điểm qua lịch sử về lý luận giá thành ta có các quan điểm sau :
+Quan điểm cho rằng giá thành là hao phí lao động và hao phí lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm nhất định.
+Quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm.
+Quan điểm cho rằng giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định.
Từ các quan điểm trên, ta có thể thấy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Giá thành sản phẩm là tất cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang, chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Nói cách khác giá thành sản phẩm là các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá đã chi cho việc hoàn thành sản phẩm không kể chi phí đó đã chi từ bao giờ.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế hoạch hoá giá thành, tính giá thành cũng như yêu cầu xác định giá bán hàng hoá, giá thành được xem dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau.
-Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành :
+Giá thành kế hoạch : Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí kế hoạch.
+Giá thành định mức : Giá thành định mức cũng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+Giá thành thực tế : Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi quá trình sản xuất kết thúc trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại giúp cho Doanh nghiệp có thể so sánh được giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, giá thành định mức để đánh giá các giải pháp hạ giá thành sản phẩm.
-Phân theo phạm vi phát sinh chi phí :
+Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
xuất thực tế = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
của sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
+Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng ). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức sau:
Giá thành Giá thành sản xuất Chi phí bán hàng và quản lý
sản phẩm = thực tế của sản phẩm + doanh nghiệp phân bổ cho
tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ
Cách phân loại này giúp cho kế toán biết được giá thành sản phẩm trong các giai đoạn sản xuất, tiêu thụ. Từ đó, có các biện pháp hạ thấp giá thành ở từng giai đoạn nhằm tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp.
1.3.Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Về thực chất, chi phí và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau đều gồm lao động sống, lao động vật hoá. Nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về cả lượng và chất thể hiện ở :
-Chi phí sản xuất là toàn bộ tiêu hao lao động sống, lao động vật hóa mà Doanh nghiệp đã thực thi cho kỳ kinh doanh. Còn giá thành sản phẩm là các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá đã chi cho việc sản xuất và hoàn thành sản phẩm không kể chi phí đó có từ bao giờ. Như vậy, giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí kỳ trước chuyển sang, chi phí sản xuất kỳ này và loại trừ số chi phí sản xuất kỳ này chuyển sang kỳ sau. Có thể nói, chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
-Về công tác kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là 2 bước công việc kế tiếp nhau. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành. Công tác hạch toán chi phí sản xuất gắn chặt với những chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ (tháng, quý, năm). Trong khi đó việc tính giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng đã sản xuất hoàn thành.
-Sự lãng phí hoặc tiết kiệm của Doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hoặc thấp. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
-Tuy nhiên, trong những doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể thì giá thành sản phẩm chính là những chi phí đã chi ra trong kỳ.
Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản
thành = xuất dở dang + phát sinh - xuất dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
2.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Đó chính là việc xác định giới hạn, phạm vi tại đó chi phí được tính toán, kết chuyển. Thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí.
Để xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp sản xuất cần phải dựa trên những đặc điểm cơ bản sau :
+Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Giản đơn hay phức tạp
+Loại hình sản xuất: Đơn chiếc hay hàng loạt.
+Đặc điểm tổ chức sản xuât :Chuyên môn hoá theo sản phẩm, dây chuyền hay đơn đặt hàng.
+Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích công dụng chi phí
+Yêu cầu quản lý chi phí và trình độ tổ chức hạch toán chi phí
+Căn cứ ngay vào đối tượng tính giá thành
Dựa vào các căn cứ trên thì hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, bộ phận cấu thành của sản phẩm, địađiểm phát sinh chi phí, đơn đặt hàng hay là giai đoạn công nghệ.
Việc xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sẽ giúp cho hạch toán chi phí hợp lý nhất các khâu hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp...
2.2.Đối tượng tính giá thành .
-Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính gía thành của kế toán. Đó chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Hay có thể nói đối tượng tính giá thành gắn với kết quả kinh doanh cụ thể và có thể bán.
Để xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào yêu cầu sau:
+Đặc điểm sản xuất sản phẩm quy trình công nghệ
+Loại hình sản xuất
+Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
+Yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm tại đơn vị hạch toán
+Trình độ của lao động kế toán tính giá thành
Như vậy, đối tượng tính giá thành có thể là : Từng thành phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành, chi tiết bộ phận sản xuất của thành phẩm
-Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhân phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý hoá của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải tương ứng với đơn vị tính đã ghi trong kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp.
-Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ khi kế toán mở sổ chi phí sản xuất đến thời điểm khoá sổ chi phí sản xuất liên quan tới đối tượng tính giá thành để tính giá thành sản phẩm. Thông thường Doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng. Với những Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thường là kỳ sản xuất và vào thời điểm sản xuất hoàn thành.
Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
2.3. Phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó chúng giống nhau về bản chất vỉ đều là phạm vi giới hạn để hạch toán chi phí theo đó và cùng phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối tượng hạch toán chi phí có nội dung khác đối tượng tính giá thành. Đối tượng hạch toán chi phí là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất hợp lý nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí ... Như vậy một đối tượng tính giá thành có thể liên quan tới nhiều đối tượng hạch toán chi phí và ngược lại. Cũng có khi đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng hạch toán chi phí, Để phân biệt được đối tượng tính giá thành và đối tượng hạch toán chi phí là một cần phải dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu trỉnh độ quản lý tổ chức kinh doanh...
II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí tương ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp sử dụng để hạch toán và phân loại các chi phí sản xuất trong một phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí là kế toán mở sổ, (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí theo từng đối tượng, phản ánh chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo: sản phẩm, nhóm sản phẩm... Mỗi phương pháp chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần hạch toán và phân loại chi phí.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được hạch toán theo từng chi tiết, bộ phận sản phẩm. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng tổng cộng chi phí của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm.
Phương pháp này thường được áp dụng trong các Doanh nghiệp chuyên môn hoá cao, ít loại sản phẩm, sản phẩm có ít chi tiết, bộ phận cấu thành vì phương pháp này khá phức tạp.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm.
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán và phân loại theo từng sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ. Nếu quy trình công nghệ chế biến sản phẩm quá nhiều phân xưởng khác nhau, chi phí sản xuất trực tiếp được hạch toán theo từng sản phẩm, còn chi phí phục vụ quản lý sản xuất được phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc tổng cộng chi phí. Phương pháp được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt với quy mô lớn như các công ty dệt.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm.
Chi phí sản xuất được hạch toán phân loại theo từng nhóm sản phẩm cùng loại. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng việc sử dụng kết hợp một số phương pháp như trực tiếp, hệ số và tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các Doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó sẽ là giá thành thực tế của sản phẩm theo đơn đặt hàng. Phương pháp này thường được sử dụng trong những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ.
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ. Trong từng giai đoạn công nghệ, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng loại sản phẩm hoặc bán thành phẩm. Phương pháp nàyđược áp dụng trong những doanh nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau và vật liệu chính được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định, sản phẩm của Doanh nghiệp có tính chất lặp đi lặp lại với số lượng lớn.
*Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất.
Chi phí được hạch toán và phân loại theo từng đơn vị sản xuất như phân xưởng. Trong mỗi đơn vị sản xuất này, các chi phí lại được hạch toán theo từng loại chi tiết sản phẩm. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp, tổng cộng chi phí ...
2.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp có nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau. Vì vậy,việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng phương pháp nào đi chăng nữa cũng cần theo một trình tự khoa học, hợp lý. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề , từng doanh nghiệp và trình độ công tác quản lý và hạch toán ...Tuy nhiên, có thể khái quát việc hạch toán chi phí sản xuất qua các bước sau:
B1: Hạch toán các chi phí sản xuất trực tiếp có liên quan cho từng đối tượng sử dụng.
B2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ
B3: Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
B4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.
Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong Doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những đặc điểm khác nhau.
3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên(KKTX) là một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho của Doanh nghiệp. Đó là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại hàng tồn kho trên sổ kế toán. Phương pháp này áp dụng trong những Doanh nghiệp ít chủng loại nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm, và chúng có giá trị lớn.
3.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
*Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đây là chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và là loại chi phí khả biến.
Căn cứ để ghi nhận chi phí NVL trực tiếp là các chứng từ xuất kho như: phiếu xuất vật tư, phiếu xuất vật tư theo hạn mức...Hạch toán riêng chi phí NVL cho từng đối tượng hạch toán chi phí nếu những đối tượng xuất dùng chỉ liên quan trực tiếp đến đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho đối tượng liên quan.
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí NVLphân Tổng chi phí NVL cần phân bổ Tiêu thức phân bổ
bổ cho từng đối = ´ cho từng đối
tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho tất tượng
cả đối tượng
Trong đó tiêu thức phân bổ thường là :Định mức tiêu hao, số lượng sản phẩm hoàn thành, theo khối lượng, trọng lượng của sản phẩm...
*TK sử dụng:
TK621: "Chi phí NVL trực tiếp". Dùng để hạch toán và kết chuyển NVL trực tiếp. Đây là TK chi phí nên cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí:
TK151,152
TK621
TK154
TK411,154
Vật liệu được cấp phát, liên doanh tự sản xuất
Hoăc thuê ngoài chế biến
...dùng trực tiếp sản xuất
*Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp:
TK331,111,112
TK152
Xuất kho NVL dùng trực tiếp
Chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ , dịch vụ
Kết chuyển chi phí
NVLTT
Vật liệu mua ngoài dùng
trực tiếp sản xuất
Vật liệu dùng không
hết nhập kho
TK1311
Thuế GTGT
được khấu trừ
(nếu có)
3.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
TK622
TK334
TK154
TK338
Tiền lương, tiền ăn ca và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Kết chuyển chi phí
Nhân công trực tiếp
TK 335(DNSX thời vụ)
Trích trước tiền
lương theo kế hoạch CNTTSX
Phần chênh lệch gữa tiền lương phép thực tế phải trả CNTTSX so với kế hoạch
Các khoản trích theo lương
Của CNTTSX
Tiền lương phép thực tế phải trả cho CNSX
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
*Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, bao gồm tiền lương chính, lương phụ, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ do chủ doanh nghiệp chịu và tính vào chi kinh doanh theo tỷ lệ 19% (gồm BHXH : 15%,BHYT : 2%, KPCĐ :2%)
3.3. Hạch toán chi phí trả trước.
Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh một lần quá lớn, tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán nên chưa tính hết vào chi phí sản xuất kỳ này mà còn được phân bổ vào nhiều kỳ sau đó.
*Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước
TK142
TK111,112,331,334
TK627,641,642,214
TK641,642
TK911
Chi phí trả trước thực tế
phát sinh
Kết chuyển chi phí bán
hàng, chi phí quản lý
Phân bổ dần chi phí
trả trước vào kỳ HT
Kết chuyển chi phí
bán hàng, chi phí quản lý vào TK xác định kết quả
DĐK xxx
3.4.Hạch toán chi phí phải trả
*Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kỳ kế hoạch của doanh nghiệp mà theo yêu cầu quản lý hoặc do tính chất của nó nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng có liên quan nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, quản lý khỏi bị đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh.
*Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí phải trả
Trích trước chi phí phải trả khác
vào chi phí kinh doanh
Chi phí phải trả khác
thực tế phát sinh
Trích trước lương phép
lương ngừng việc CNTTSX
Tiền lương phép, lương ngừng
việc thực tế phải trả
TK 334
TK241,331,111,112
TK 335
TK 622
TK 627,641,642
Tuy nhiên trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí.
Nợ TK 622,627,641,642,811...
Có TK 335
Và chi phí trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí phát sinh, khoản chênh lệch đó được hạch toán là thu nhập bất thường.
Nợ TK 335
Có TK 721
3.5.Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
*Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng... Người ta chia thành 2 loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm.
Đối với giá trị thiệt hại của những sản phẩm hỏng ngoài định mức, kế toán phải theo dõi theo sơ đồ sau.
TK 1381-SPHNĐM
TK 152,153,334...
TK 821,415
TK 154,155,157,631
TK 1381,152
Giá trị sản phẩm hỏng không
sửa chữa được
Giá trị thiệt hại thực về
sản phẩm hỏng ngoài định mức
Giá trị phế liệu thu hồi
và các khoản bồi thường
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
*Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức
*Thiệt hại về ngừng sản xuất .
Trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công, chi phí bảo dưỡng ... Những khoản chi phí này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất.
Đối với trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi trên TK335. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường được theo dõi riêng trên TK142. Cách hạch toán có thể được phản ánh qua sơ đồ sau.
Chi phí thực tế ngừng sản xuất
trong kế hoạch sản xuất
Trích trước chi phí về ngừng
sản xuất theo kế hoạch
dự kiến
Chi phí thực tế phát sinh
do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Gía trị bồi thường
Thiệt hại thực
TK334,152,214...
TK 335 THNSX
TK627,641,642...
TK142 THNSX
TK1381,111
TK821,415
*Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất.
3.6.Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ sản xuất và quản lý phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bao gồm : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ.v.v.
TK 334,338
TK 627
TK 111,112,152
TK 1421,335
TK 152,153
TK 331,111,112...
TK 154
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Chi phí nhân viên
Chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác
Chi phí theo dự toán
Các khoản ghi giảm
chi phi sản xuất chung
Phân bổ(kết chuyển)
chi phí sản xuất chung
TK133
Thuế GTGT được khấu trừ
(nếu có)
Khấu hao tài sản cố định
TK 241
*Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
3.7.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
*Tổng hợp chi phi sản xuất: Cuối kỳ kế toán, các chi phí sản xuất được tập hợp trên các TK621,622,627 được kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và để tính giá thành sản phẩm
TK 621
TK154
TK152,111
TK622
TK627
TK1381
TK138,334,8211
TK632,157
TK 155
TK 627,641,642
Gía trị phế liệu thu hồi
trong sản xuất
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Phân bổ (kết chuyển)
chi phí sản xuất chung
Kết chuyển chi phí
NVLTT
Giá trị sản phẩm hỏng
ngoài định mức quy định
Giá trị sản phẩm, vật tư
thiếu hụt bất thường trong sản xuất
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành tiêu thụ hoặc
gửi bán thẳng
Tổng giá thành thực tế thành phẩm
nhập kho
Phục vụ cho PX, BH,QLDN
DĐK xxx
*Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
*Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang.
- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang nằm trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng để nhập kho hoặc đem bán. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giásản phẩm dở dang. Tuỳ đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Tuy nhiên việc tính toán đánh giá này rất phức tạp, khó đạt được sự chính xác tuyệt đối.
-Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang:
+Phương pháp 1: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.
B1: Quy đổi các sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành khác nhau (doanh nghiệp xác định chủ yếu bằng kinh nghiệm) vể các sản phẩm tương đương.
Sản phẩm tương đương = Số sản phẩm dở dang ´ Mức độ hoàn thành
sản phẩm
B2: Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang
Chi phí NVL chi phí NVL chính Số lượng sản phẩm
chính phân = ´ dở dang không quy
bổ cho sản phẩm số lượng sản + Số lượng sản đổi
phẩm hoàn thành phẩm dở dang
không quy đổi
chi phí NVLP, chi Chi phí NVLP, chi phí NCTT, Số lượng sản
phí NCTT, chi phí chi phí SXC phẩm tương
SXC phân bổ cho = ´ đương
Sản phẩm dở dang Số lượng sản Số lượng sản
Phẩm hoàn + phẩm tương
thành đương
B3:Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+Phương pháp 2:Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó coi sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm:
Gía trị sản phẩm Gía trị NVL chính 50%(chi phí NVLP,
dở dang cuối kỳ = nằm trong sản phẩm + CP NCTT,CP SXC so với sản
dở dang phẩm hoàn thành
+Phương pháp 3: Xác định gía trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVLC hoặc chi phí NVLTT.
Phương pháp này thường áp dụng trong những doanh nghiệp chi phí NVLC hoặc chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Theo phương pháp này thì trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVLC hoặc chi phí NVLTT mà không tính đến các chi phí khác.
Phương pháp 4: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Căn cứ vào định mức tiêu hao(hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra trên thực tế, người ta còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê kinh nghiệm...
4.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK) là phương pháp theo dõi và phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của các loại vật tư, hàng hoá trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ nhằm xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp này thích hợp với những Doanh nghiệ._.p nhiều chủng loại hàng tồn kho, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
4.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng trong sản xuất sản phẩm , kế toán sử dụng TK621: "Chi phí NVL trực tiếp ", và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí . Các số liệu trên TK621 không chỉ ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi một lần vào cuối kỳ sau khi kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Nếu vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm theo phương pháp KKTX được theo dõi trên TK152 còn theo phương pháp KKĐK thì được theo dõi trên TK611: "Mua hàng ". Giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức sau:
Giá trị NVL Giá trị NVL Giá trị NVL Giá trị NVL
xuất dùng = chưa dùng + tăng trong - chưa dùng
trong kỳ đầu kỳ kỳ cuối kỳ
TK111,112,331...
TK151,152
Giá trị vật liệu tăng trong kỳ khác
TK133
Giá trị NVL
xuất dùng trong kỳ
Kết chuyển CP
NVLTT vào giá
thành
Giá trị NVL chưa dùng cuối kỳ
VAT được khấu trừ
(nếu có)
Kết chuyển chi phí NVL đầu kỳ
Giá trị NVL mua trong kỳ
TK621
TK411,336,338...
TK631
TK611
*Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT
4.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Về chi phí nhân công trực tiếp, TK sử dụng và cách hạch toán chi phí trong kỳ giống như phương pháp KKTX. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, kế tóan tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK631 theo từng đối tượng.
Nợ TK631-Giá thành sản phẩm
Có TK622- Chi phí nhân công trực tiếp.
4.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK627 và được chi tiết theo các tiểu TK tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK631- Giá thành sản xuất
Có TK627- Chi phí sản xuất chung
4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, tính giá thành sản phẩm dở dang.
*Tổng hợp chi phí sản xuất
Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK631: "Giá thành sản xuất ". Đây là TK có tính chất chi phí và kết cấu như sau:
Bên Nợ : +Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên Có: +Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất(phế liệu thu hồi trong sản xuất, sản phẩm hỏng không sửa chữa được )
+Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
+Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
TK631 cuối kỳ không có số dư
TKnày được hạch toán chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí
TK631
TK621
TK1381
TK622
TK627
TK154
TK611,111...
TK632
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
Giá trị phế liệu thu hồi
nhập kho, đem bán
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
Tổng giá thành sản xuất
của sản phẩm hoàn thành
*Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
5. Tính giá thành sản phẩm:
5.1.Đối tượng tính gía thành sản phẩm.
Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán qúa trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên một dây chuyền sản xuất tuỷ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiêc, hàng loạt), vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao, thấp)...
5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính tóan chi phí cho từng đối tượng tính giá thành, đối tượng hạch toán chi phí, quy trình công nghệ...mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Các phương pháp thường sử dụng là:
+Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp)
áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ ngắn, số lượng sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể. Đối tượng hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Phương pháp trên được thể hiện qua công thức sau đây:
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản
sản phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - xuất dở dang
cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Sản lượng sản phẩm hoàn thành
+Tính gía thành theo phương pháp tổng cộng chi phí.
áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các đối tượng hạch toán chi phí tạo nên sản phẩm hoàn thành.
Một sản phẩm hoàn thành có những chi tiết (bộ phận)
Tổng giá Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
thành chi tiết = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ- dở dang cuối kỳ
thứ (i ) chi tiết (i) chi tiết (i) chi tiết (i)
Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành chi tiết (i)
chi tiết (i) =
Số lượng sản phẩm chi tiết i hoàn thành
(i=1,n)
Giá thành Giá thành Giá thành đơn Giá thành đơn vị
sản phẩm = đơn vị sản + vị sản phẩm +...+ sản phẩm chi tiết n
hoàn thành phẩm chi tiết 1 chi tiết 2
+Phương pháp hệ số.
áp dụng trong những doanh nghiệp trong cùng quá trình sản xuất cùng sử dụng yếu tố đầu vào như nhau nhưng lại sản xuất ra các sản phẩm khác nhau về chất lượng, quy cách mà ngày từ đâù không thể hạch toán chi tiết chi phí cho từng sản phẩm doanh nghiệp áp dụng phương pháp này có đặc điểm là đối tượng hạch toán chi phí ứng với nhiều đối tượng tính giá thành. Có 2 cách tính trong phương pháp này.
Cách 1: +Xác đinh tổng gía thành căn cứ vào loại sản phẩm (như phương pháp trực tiếp)
+quy đồi sản phẩm khác vể chất lượng
Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng ( số lượng sản phẩm loại i ´ hệ số quy đổi)
+Tính giá thành sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành các loại sản phẩm
Tiêu chuẩn =
Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
+Tính giá thành sản phẩm khác thông qua sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị
sản phẩm loại i = sản phẩm tiêu chuẩn ´ Hệ số quy đổi sản phẩm i
Cánh này có ưu điểm tính nhanh,không phức tạp. Nhưng không cho ta biết được tổng gía thành sản phẩm từng loại, giá thành đơn vị từng loại sản phẩm theo khoản mục
Cánh 2:
+Sau khi quy đổi các sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn
+Phân bổ chi phí cho từng sản phẩm cho từng khoản mục
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất theo
phân bổ cho từng từng khoản mục số sản phẩm tiêu
sản phẩm theo từng = ´ chuẩn của từng loại
khoản mục Tổng số sản phẩm tiêu
chuẩn
+Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ cho từng sản phẩm tính được tổng giá thành từng sản phẩm
+Tính giá thành đơn vị sản phẩm của từng loại
Giá thành đơn vị Tổng giá thành từng loại sản phẩm
sản phẩm từng loại =
Số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại
Cách này khắc phục được cách trên nhưng cách tính toán quá phức tạp
Ngoài ra ta còn một số phương pháp tính giá thành sản phẩm khác như :
*Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
*Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng
*Tính giá thành theo phương pháp định mức
*Tính giá thành theo phương pháp liên hợp
6. Các hình thức sổ kế toán.
Tuỳ theo đơn vị áp dụng sổ kế toán nào để tổ chức quy định hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên các loại tương ứng.
*Nếu đơn vị áp dụng hình thức sổ Nhật ký -Sổ cái
Ghi sổ
NK - SC
Chứng từ chi phí, bảng phân bổ
Hạch toán chi tiêt chi phí
Tổng hợp chi tiết chi phí và lập thẻ tính gía thành
(2)
(4)
(1)
(1)
(4)
Báo cáo
Quy trình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức NK-SC (hạch toán song song với sổ chi tiết).
*Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung
Chứng từ chi phí
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 621,622,627,154(631)
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Hạch toán chi tiết chi phí
Tổng hợp chi tiết chi phí
(1)
(2)
(4)
(5)
(5)
(3)
(1)
(2)
Quy trình tổ chức hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung
*Tổ chức theo hình thức Nhật ký chứng từ (NK-CT)
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chứng từ
Báo cáo
Bảng kê 4
Bảng kê 6
Bảng kê 5
Thẻ tính giá thành
Bảng tổng hợp giá thành
NK-CT 7
Sổ cái TK 621,622,627,154,(631)
(3)
(1)
(1)
(1)
(2)
(2)
(4)))
(4)
(5)
(5)
(6)
(7)
(7)
*Nếu đơn vị áp dụng hình thức chứng từ - ghi sổ
Chứng từ chi phí
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Hạch toán chi tiết
Sổ cái TK621,622,627,154,
(631)
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Tổng hợp chi tiết chi phí
(1)
(1)
(2))
(2))
(4))
(3))
(5))
(6))
(6))
(5))
Quy trình tổ chức hạch toán và tính gía thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ - ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Phần II
Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Bánh kẹo Hải Châu:
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty bánh kẹo Hải Châu, tiền thân là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu thành lập ngày 02/9/1965 do hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu giúp đỡ. Để biểu thị tình hữu nghị, nhà máy đã mang tên ghép của hai tỉnh là Hải Châu. Hiện nay, công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Mía đường I-Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo quyết định số 1355NN-TCCB/QĐ ngày 29/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của công ty.
Tên giao dịch Quốc tế: Hai Chau Confectionery Company
Trụ sở đặt tại: 15-Mạc Thị Bưởi -Minh Khai - Hà Nội
-Nhiệm vụ kinh doanh chính của Công ty theo giấy phép cấp ngày 29/10/1994 là: Kinh doanh các sản phẩm Bánh kẹo, các sản phẩm mỳ ăn liền, sản phẩm ngành Công nghiệp, Thực phẩm, xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh.
Từ khi thành lập, trải qua các bước thăng trầm của nền kinh tế, Công ty đã không ngừng vận động phát triển, liên tục đổi mới Công nghệ, đầu tư thiết bị hiện đại nhất mở rộng quy mô sản xuất.
Thời kỳ đầu: (1965-1975):
Vốn đầu tư hầu hết do Trung Quốc viện trợ. Năng lực sản xuất của Công ty gồm có:
+Phân xưởng mỳ sợi: Có 6 dây chuyền cơ giới, công suất mỗi dây chuyền là 2. 5-3tấn/ ca. Dây chuyền sản xuất các sản phẩm chính là: Mỳ sợi lương thực, mỳ thanh, mỳ hoa. . .
+Phân xưởng bánh: Có một dây chuyền cơ giới công suất 2. 5 tấn /ca. Sản phẩm chính là Bánh quy Hương thảo, quy bơ, lương khô. . .
+Phân xưởng kẹo: Có hai dây chuyền bán cơ giới, công suất mỗi dây chuyền là 1. 5tấn /ca. Phân xưởng chủ yếu sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm. . .
Cũng trong thời kỳ này, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nên một phần thiết bị, máy móc của Công ty đã bị hư hỏng. Phân xưởng kẹo của Công ty bánh kẹo Hải Châu được tách chuyển sang Nhà máy Miến Hà Nội để thành lập nhà máy Hải Hà
Thời kỳ khôi phục năng lực sản xuất (1976-1985):
Công ty Hải Châu đã từng bước khắc phục những thiệt hại do chiến tranh và dần dần khôi phục lại, sản xuất bình thường. Năm 1976, Công ty tiếp nhận một dây chuyền sản xuất sữa đậu nành từ nhà máy chế biến sữa Mẫu Sơn và thành lập phân xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành.
Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm điều động bốn dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền sản xuất từ Công ty Sam Hoa về Công ty. Công ty đã thành lập phân xưởng mỳ ăn liền để sản xuât mỳ ăn liền đầu tiên ở miền Bắc với công suất mỗi dây chuyền 2. 5tấn /ca.
Năm 1982, Công ty cho ngừng sản xuất mỳ lương thực. Để tận dụng mặt bằng và nguồn lao động, công ty đầu tư lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp bán cơ giới 12 lò nướng với công suất 240kg /ca.
Thời kỳ thích ứng với cơ chế quản lý mới (1986-1991).
Giai đoạn này, công ty lâm vào tình trạng khó khăn do còn bỡ ngỡ trước cơ chế quản lý mới. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của bản thân, cuối những năm 1991-1991, công ty đã dần thích nghi và đưa vào sản xuất những sản phẩm mới. Để tận dụng nhà xưởng và diện tích phân xưởng sấy phun, công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia công suất 2000lít /ngày. Tiếp đó, công ty đầu tư lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất mỳ 2. 5-2. 8tấn /ca. Cuối năm 1991 để đáp ứng yêu cầu thị trường thành lập phân xưởng bột canh. Trong thời kỳ này, số cán bộ công nhân bình quân 950người.
Thời kỳ đầu tư chiều sâu, mở rộng hợp tác (từ 1992 tới nay)
Công ty đã đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống như bánh, kẹo. Đầu tư thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan, Đài loan. . . Để nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng thay đổi mẫu mã, bao bì Điều nàyđã giúp cho các sản phẩm của Công ty có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Cụ thể:
Năm 1993, Công ty đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp tiên tiến nhất Đông Nam á của CHLBĐ với công suất 1tấn/ca. Điều này đã làm cho tổng nguồn vốn tăng lên gấp đôi số vốn hiện có là 10 tỷ đồng. Năm 1994, công ty mua thêm một dây chuyền phủ sôcôla với công suất 700kg/ca. Năm 1996, Công ty lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất kẹo: kẹo cứng với công suất 2. 4tấn /ca và kẹo mềm với công suất 1. 2tấn /ca. Khi lắp đặt xong hai dây chuyền này, giá trị tài sản của Công ty tăng thêm 24 tỷ đồng. Năm 2000, công ty đầu tư và mở rộng công suất sản xuất bánh quy Đài Loan và bánh kem xốp lên gấp đôi
Cuối năm 2001, công tư đầu tư một dây chuyền sản xuất sôcôla. Hiện nâng công suất sản xuất bánh và đầu tư dây chuyền sản xuất sôcôla làm giá trị tài sản của Công ty tăng lên gấp đôi và là khoảng 55 tỷ đồng.
Có thể nói, trong giai đoạn này, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng hơn 15%với tổng sản phẩm các loại đạt bình quân trên 1400tấn /năm. Cũng trong giai đoạn này, công ty đã thiết lập quan hệ thương mại phạm vi rộng với các tổ chức sản xuất, thương mại trong và ngoài nước. Công ty đã thiết lập được kênh phân phối rộng khắp trên toàn quốc với 300 đại lý chính
Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, thực phẩm. Sản phẩm của công ty đã được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm năm 1997đến năm 2000. Như vậy, Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một trong những doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Điều này được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu chính sau đây:
Bảng kết quả sản xuất- kinh doanh (Từ năm 1998-2002)
S
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện các năm
1998
1999
2000
2001
2002
12345
6
Giá trị tổng sản lượng
Tổng sản lượng
Lợi nhuận thực hiện
Các khoản nộp ngân sách
Các sản phẩm chủ yếu
- Bánh các loại
Kẹo các loại
Bột canh các loại
Thu nhập bình quân
( CBCNV/ tháng)
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
Tấn
Tấn
Tấn
1000đ
92, 74
117 90, 65
8, 43
4467
1088
5490
800
104, 87
129, 58
2, 53
8, 64
4715
1201
6547
950
119, 52
150, 1
3, 12
6, 87
5670
1393
7193
1050
136, 6
163, 58
3, 44
6, 63
6512
1410
8272
1175
155, 45
188, 12
3, 92
7, 63
7489
1622
9513
1351
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bánh kẹo Hải Châu
Do đặc thù về loại hình kinh doanh, quy mô sản xuất, và đặc biệt để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty sử dụng hình thức quản lý hợp (trực tuyến và chức năng) . Hình thức quản lý này đã tận dụng được những ưu điểm và khắc phục được những khó khăn của cả hai phương thức. Cách quản lý thể hiện được cả tính tập trung và phi tập trung. Do đó, bộ máy quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định, khoa học phù hợp nhất, đảm bảo sự quản lý thống nhất có hiệu quả. Đồng thời bộ máy quản lý cũng được hoàn thiện thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Tổ chức sắp xếp nhận sự theo một cơ cấu khoa học, hợp lý theo từng nhiệm vụ từng bộ phận:
-Tổ chức tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường
-Tổ chức hệ thống cung cấp, xử lý thông tin về tài sản và tình hình tài sản của Công ty
-Tổ chức cơ cấu sản xuất khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, không ngừng tìm các biện pháp nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm
-Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước, đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Với chức năng và nghĩa vụ như trên, bộ máy quản lý của công ty bao gồm ban giám đốc, 5 phòng và 2ban chức năng giúp việc cho giám đốc. Các phòng, ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và giải quyết thay cho giám đốc một số công việc thuộc chức năng của mình
* Ban giám đốc gồm:
-Giám đốc: Đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và các cấp có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người lãnh đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời phụ trách một số mặt cụ thể như tổ chức cán bộ, đầu tư, kế hoạch vật tư
-Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc phụ trách các công việc cụ thể về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị
-Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp giám đốc phụ trách các công tác kỹ thuật, công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng.
*Phòng tổ chức: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp, xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương, phân phối tiền thưởng hợp lý. Công việc cụ thể là: Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo lao động, công tác bảo hiểm lao động, hồ sơ nhân sự. . .
*Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác đổi mới kỹ thuật, đưa các cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cưú kiểm tra các phương án mở rộng sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể là: Thực hiện các công tác tiến bộ kỹ thuật, quản lý quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã bao bì sản phẩm, quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị, soạn thảo các quy trình, giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất, tham gia đào tạo công nhân và kỹ thuật an toàn
*Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt thống kê tài chính. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ khai thác nhằm đảm bảo nguồn vốn sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
*Phòng kế hoạch vật tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất tiêu thụ , xây dựng kế hoạch thu mua và cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và theo dõi kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng. Nhiệm vụ cụ thể như sau: Lập kế hoạch cụ thể, dài hạn tập trung và kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch giá thành, điều độ sản xuất hàng ngày, cung ứng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các phân xưởng, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
*Phòng hành chính quản trị: Có chức năng tham mưu cho giám đốc và giải quyết các công việc có tính chất hành chính phục vụ cho bộ máy quản lý như: Công tác hành chính quản trị, công tác đời sống , công tác y tế sức khoẻ
* Ban bảo vệ: Có chức năng bảo đảm an toàn trật tự cho toàn công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác tự vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự
*Ban xây dựng cơ bản: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa nhỏ trong công ty
*Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Là các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ bán sản phẩm của Công ty, thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm mới của công ty
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
3.1. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm.
Công ty Bánh kẹo Hải Châu thuộc loại hình sản xuất công nghiệp, thực hiện hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm. Với nguyên liệu chính là các loại nông sản như bột mỳ, đường sữa. . . Sản phẩm của công ty là các loại thực phẩm khô được bao gói theo mẫu mã nhất định.
Do đó tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty theo các loại Công nghệ sản xuất chuyên môn hoá theo dây chuyền. Hiện tại với 7dây chuyền thiết bị, công ty sản xuất ra trên 70 mặt hàng bao gồm các loại bánh quy, kem xốp, bột canh, cụ thể là có hai dây chuyền sản xuất bánh bích quy (Trung Quốc, Đài Loan), 1dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1dây chuyền sản xuất kẹo cứng, 1dây chuyền sản xuất sôcôla. Các dây chuyền đều thuộc loại bán tự động. Quá trình sản xuất các dây chuyền này đều là sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có, sản lượng ổn định. Dưới đây là quy trình công nghệ cuả dây chuyền sản xuất bánh bích quy và kẹo cứng.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng
Chuẩn bị nguyên liệu
Grabơ
mát
Nấu
Trộn hương liệu , phụ gia
làm nguội
Vuốt kẹo
Làm lạnh
Tạo hình
Bao gói
chuẩn bị nguyên liệu
Trộn nguyên liệu
Cán dây vừa ,tinh
Định
hình
Lò nướng
Thànhphẩm
Bao gói
Bảo quản
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh Bích quy (Đài loan)
3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ công ty hiện nay có 5 phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm gồm có:
+Phân xưởng bánh I (Hương Thảo) gồm 1dây chuyền (Trung Quốc) sản xuất bánh bích quy, các loại lương khô.
+Phân xưởng bánh II (Kem xốp) gồm 1dây chuyền sản xuất bánh kem xốp một dây chuyền sản xuất sôcôla (đang ở trong giai đoạn chạy thử)
+Phân xưởng III (Hải Châu) gồm 1dây chuyền Đài Loan sản xuất bánh quy
+Phân xưởng kẹo: Gồm 1dây chuyền sản xuất kẹo cứng, một dây chuyền sản xuất kẹo mềm
+Phân xưởng bột canh: Gồm 1dây chuyền sản xuất bột canh
Ngoài ra còn có phân xưởng cơ điện đảm bảo việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của các phân xưởng sản xuất và bộ phận in phun phục vụ bao bì, in ngày tháng các sản phẩm. Mỗi tổ trong các phân xưởng chia thành 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung công việc diễn ra trong ca.
Còn có các tổ sản xuất, trong các phân xưởng còn có bộ phận quản lý phân xưởng gồm:
+ Quản đốc phụ trách chung các phân xưởng
+Phó quản đốc phụ trách về an toàn lao động
+Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ
+Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp số liệu trên phòng tài vụ
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán tài chính. Ngoài ra ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, ở các phân xưởng sản xuất đều bố trí một nhân viên kế toán mang tính chất thống kê, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giới hạn ở hạch toán ban đầu. Định kỳ, các nhân viên này gửi các chứng từ nghiệp vụ phát sinh lên phòng kế toán tài chính.
Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất với địa bàn sản xuất tập trung. Bộ máy kế toán theo hình thức tập trung này tạo điều kiện cho kế toán trưởng chỉ đạo tập trung thống nhất. Điều đó cũng đảm bảo cho sự kiểm tra, quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty. Tổ chức công tác kế toán cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hoá theo phần hành của nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện xử lý thông tin. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 12người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 2 thủ quỹ và 8 cán bộ phụ trách các phần hành khác
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành
Thủ quỹ
Kế toán tiền mặt
Kế toán lương
Kế toán TSCĐ
Kế toán NH và vốn
Kế toán vật tư
Kế toán công nợ
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Các cán bộ làm công tác kế toán đều có trình độ đại học trở lên, trình độ chuyên môn đồng đều, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác. Mỗi người đều được chuyên môn hoá theo phần hành đồng thời luôn có kế hoạch đối chiếu số liệu với nhau để kịp thời phát hiện những sai sót.
*Nhiệm vụ chức năng cụ thể của các cán bộ phòng kế toán tài chính:
-Kế toán trưởng: Kiểm tra giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán Nhà nước quy đinh. Kế toán trưởng cũng là người cung cấp các thông tin kế toán -tài chính cho giám đốc và các bên hưũ quan đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật các thông tin đã cung cấp
-Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng đồng thời là người thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thực hiện việc nhập xuất tiền mặt tại quỹ cuả công ty theo dõi sự biến động tiền mặt của công ty
-Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư
-Kế toán tiền lương: Theo dõi tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương tạm ứng với cán bộ công nhân viên.
-Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của từng loại sản phẩm kể cả về mặt hiện vật cũng như giá trị theo dõi tình hình tiêu thụ cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp
-Kế toán ngân hàng: Theo dõi sự tăng giảm tiền của công ty ở tài khoản mở tại ngân hàng, thực hiện thanh toán và vay vốn tiền gửi ngân hàng
-Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ, tình hình thanh toán công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng
-Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm lập báo cáo kế hoạch, tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành để lập các báo cáo kế toán theo định kỳ. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm về các khoản nộp ngân sách Nhà nước
4.2. Hệ thống chứng từ:
Hệ thống chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động công ty. Xét về mặt quản lý, nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Về mặt kế toán giúp cho kế toán thực hiện công tác ghị sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ. Ngoài ra có tạo hệ thống bằng chứng có tính pháp lý cao khi giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hành chính, pháp luật.
Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ sản xuất của Công ty để xác định loại số lượng chứng từ cho phù hợp. Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa. Công ty Bánh kẹo Hải Châu sử dụng các chứng từ sau:
-Các chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng ghi năng suất cá nhân, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng.
-Các chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, biên lai thu tiền, giấy đề nghị tạm ứng
-Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho theo hạn mức, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm
-Chứng từ TSCĐ:Thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý tài sản, biên bản giao nhận tài sản, sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, biên bản đánh giá lại tài sản. . .
-Các chứng từ về bán hàng: hoá đơn bán hàng, hóa đơn GTGT. . .
4.3. Hệ thống tài khoản kế toán trong công ty
Kế toán công ty sử dụng hệ thống Tài khoản theo quyết định số 1141/ TCQĐ/ CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính. Tuy nhiên có một số tài khoản như TK112, 152, 621, 622, 154, 155. . . được mở chi tiết theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Số hiệu Tài khoản kế toán cấp I Công ty đang sử dụng là TK111, 112, 131, 133, 141, 142, 151, 152, 153, 154, 155, 157, 211, 213, 214, 241, 311, 315, 333, 334, 335, 338 341, 342, 411, 413, 414, 415, 421, 441, 511, 512, 532, 621, 622, 627, 641, 642, 711, 811, 911
4.4. Sổ kế toán của công ty
-Hình thức sổ kế toán mà Công ty lựa chọn là hình thức Nhật ký chung (được ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính) . Ngoài ra, Công ty còn kết hợp với phần mềm kế toán chuyên biệt để thực hiện công tác kế toán chính xác và nhanh chóng.
Hình thức Nhật ký chung khi áp dụng trong phần mềm kế toán được áp dụng như sau: Căn cứ vào các chứng từ số liệu đã được nhập vào máy tính, các số liệu từ phần nhập chứng từ này sẽ được máy tự động chuyển vào Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái. Cuối kỳ kế toán tổng hợp sẽ lập các bút toán kết chuyển để máy đưa ra các báo cáo kế toán
Chứng từ gốc
Máy vi tính
Hạch toán chi tiết
Tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
-Sổ kế toán tổng hợp của Công ty bao gồm: Nhật ký chung, Sổ cái các TK 111 112 131, 152, 154, 155, 211, 2513, 214. 241
-Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết nguyên vật liệu, thành phẩm, sổ chi tiết tiền vay, tiền gửi, sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua
4.5. Hệ thống báo cáo
Báo cáo bắt buộc của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty phải gửi 4 báo cáo này cho Bộ tài chính, cơ quan thuế, cục thống kê chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Kết thúc niên độ Công ty cũng phải gửi các báo cáo này cho Tổng công ty Mía đường I
Ngoài ra để phục vụ nhu cầu quản lý, Công ty còn sử dụng một số báo cáo sau
Báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo chi tiết công nợ, báo cáo thanh toán với ngân sách, báo cáo nguồn lươ._.hành sản phẩm
đơn vị sản =
phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí nhân viên PX, chi
sản phẩm = NVLTT + NCTT + phí vật liệu dùng chung PX
Vani 400g Vani 400g Vani400g . . . . được phân bổ cho Vani
Tổng giá thành
sản phẩm = 626399503 +94599482 +6154429 +1553615 +
Vani 400g + 772676 +1951499 +11337300 +8570847
= 751339300
Giá thành Tổng giá thành SP Vani 400g 751339300
đơn vị = = (đ/kg)
Vani 400g Số lượng SP Vani 400g 80042
= 9400đ/kg
Như vậy, theo cách tính trên ta có tổng giá thành SP Vani 400g là 751339300 và giá thành đơn vị là 9400 đ/kg.
Sản phẩm hoàn thành đều nhập kho, để theo dõi thành phẩm, kế toán sử dụng TK155-Thành phẩm nhập kho và được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm
Ví dụ: TK155 B: Vani 400g
TK155 G: Lương khô dinh dưỡng
TK 155K:Lương khô tổng hợp
TK155R: Lương khô đậu xanh
TK155U: Lương khô Cacao
TK155Q: Hương thảo 300g
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đối với sản phẩm Vani 400g nhập kho, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK155B-Vani 400g : 751339300
Có TK1541-Vani 400g PX bánh I : 751339300
Sau đó kế toán nhập số liệu vừa tính và các bút toán trên vào Sổ cái TK1541-Phân xưởng Bánh I(Bảng 9) và "Bảng kết chuyển chi phí " (Bảng 10). Từ đó, máy sẽ kết chuyển số liệu và cho ra "Thể tính giá thành sản phẩm "(Bảng 11) và "Bảng tính giá thành sản phẩm " (Bảng 12)
Bảng 9 Sổ cái TK1541
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -Phân xưởng Bánh I
Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
12
K/C chi phí NVLTTPX bánh I
Cộng đốiứng TK
6211
1619669764
1619669764
12
K/C chi phí NCTT PX bánh I
Cộng đối ứng TK
6221
280201536
280201536
12
12
12
12
12
12
K/C chi phí quản lý PX bánh I
K/C chi phí vật liệu PX bánh I
K/C chi phí dụng cụ PX bánh I
K/C chi phí KH PX bánh I
K/C chi phí mua ngoài PX bánh I
K/C chi phí bằng tiền khác PX I
Cộng đối ứng TK
6271
6272
6273
6274
6277
6278
17976509
4539358
2256893
5700000
32798940
25034400
88306100
12
12
12
12
12
12
Nhập kho Vani 400g
Nhập kho lương khô DDT10/2002
Nhập kho lương khô Tổng hợp
Nhập kho lương khô Đậu xanh
Nhập kho lương khô Cacao
Nhập kho Hương Thảo 300g
Cộng đối ứng TK
155B
155G
155K
155 R
155U
155Q
751339300
286179432
52833538
37841472
824596751
8003726
1960794229
Cộng phát sinh
1960794229
1960794229
Bảng 11 Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm: Vani 400g
Mã sản phẩm: HT002
Sản lượng: 80042 kg
Khoản mục chi phí
Dư ĐK
Phát sinh
trong kỳ
Dư CK
Tổng
giá thành
Giá thành
đơn vị
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí NVPX
Chi phí vật liệu
Chi phí CCDCPX
Chi phí KHTSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
626399452
94599482
6154429
1553615
772676
1951499
11337300
8570847
627399452
94599482
6154429
1553615
772676
1951499
11337300
8570847
7853, 35
1181, 88
76, 79
19, 32
9, 65
24, 38
141, 55
107, 08
Tổng cộng
751339300
751339300
9400
Bảng 12
BảNG TổNG HợP GIá THàNH SảN PHẩM
Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/10/2002
Mã TP
Thành phẩm
Đơn vị
Sản lượng
Tổng giá
thành
Giá thành
đơn vị
HT002
LK001
LK002
LK003
LK004
HT004
HC001
. . . . . . . . . . .
Vani 400g
Lương khôTH
Lương khô Cacao
Lương khô DD
Lương khô ĐX
Hương thảo 300g
Hải Châu
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
kg
80042
44289
76836
4856
1060
96169
7326
. . . . . . . .
751339300
286179432
52833538
37841472
8003726
824596751
67644651
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
9400
7418
6876
7792
7549
9775
9234
. . . . . . . . . . . .
Tổng cộng
15132752756
Phần III
Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải châu
I. Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Công ty bánh kẹo Hải Châu từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua bao thăng trầm, song với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của Tổng công ty, công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm bánh, kẹo, bột canh, lương khô. . . với chất lượng cao, giá thành hạ và được thị trường tin dùng. Mặc dù vậy, Công ty vẫn không ngừng quán triệt nguyên tắc "tiết kiệm, hiệu quả ", tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
1. Những ưu điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm của Công ty
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy Công ty bánh kẹo Hải Châu có những ưu điểm nổi bật sau:
1.1. Công tác quản lý.
Là một công ty có quy mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung, hệ thống quản lý của Công ty có sự phối hợp giữa các phòng ban, chức năng, là một hệ thống tương đối thống nhất và đồng bộ đang phát triển một cách triển vọng.
Trong công tác quản lý chi phí sản xuất, công ty đã tổ chức tốt các yếu tố của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. . . Công tác quản lý sản xuất bằng hệ thống định mức khá tiên tiến, điều này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, khuyến khích các PX tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hơn nữa, nhờ hệ thống định mức kỹ thuật đã được chuẩn hoá mà Công ty tiết kiệm được công sức trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý.
Trong thời kỳ hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã ra sức tăng cường thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán đã thực sự coi là một công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ kế toán yêu nghề, có trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp cho việc thực hiện các phần hành được chính xác, nhưng vẫn đảm bảo chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Bên cạnh đó, các cán bộ kế toán được đào tạo, tiếp cận với chế độ, chuẩn mực kế toán và việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào trong công tác. Việc sử dụng máy vi tính cho công tác kế toán ở Công ty đã góp phần nâng cao hiệu quả xử lý thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật, in ấn, lưu trữ và bảo quản các tài liệu có liên quan.
* Tổ chức chứng từ kế toán:
Công ty đã xây dựng được hệ thống chứng từ đầy đủ và quy trình luân chuyển hợp lý đã thủ tục hoá nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với từng đối tượng hạch toán.
Việc tổ chức chứng từ của Công ty hợp lý đã đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ.
Tuy nhiên, kế toán công ty vẫn đơn giản hóa trong việc ghi các yếu tố cơ bản của chứng từ. Ví dụ đối với phiếu thu (Bán hàng thu tiền mặt) trong dòng "Kèm theo chứng từ gốc " thì kế toán Công ty thường ghi vào đó là doanh thu bán hàng không thuế.
*Sổ kế toán Công ty:
Công ty đã hệ thống hoá số liệu từ chứng từ gốc theo mục đích quản lý và đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính. Kết cấu của các sổ kế toán đều không có cột ngày tháng ghi sổ.
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, tuy nhiên kết cấu sổ Nhật ký chung chưa được hoàn thiện theo đúng chế độ kế toán. Cột số hiệu TK, kế toán tách ra làm hai cột là TK nợ và TK có. Hai cột tiền phát sinh Nợ và phát sinh Có, kế toán gộp thành một cột tiền phát sinh. Trong khi đó, kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu sổ ban hành theo chế độ. Mẫu sổ của Công ty gần giống với Chứng từ ghi sổ. Điều đó phản ánh việc lai tạp giữa các sổ. Khi sử dụng mẫu sổ này có nhược điểm khi có bút toán nhiều TK Nợ đối ứng với nhiều TK Có thì kế toán phải tách ra thành các bút toán một TK Nợ đối ứng với một TK Có để ghi sổ. Điều này không phản ánh chính xác các quan hệ đối ứng.
Hệ thống sổ kế toán chi tiết của Công ty không được mở đầy đủ cho các đối tượng hạch toán. Trong phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đối với đối tượng hạch toán chi phí (PX bánh I), kế toán dùng sổ cái các TK cấp II của TK621 (Chi tiết theo phân xưởng), TK622(Chi tiết theo phân xưởng) làm sổ chi tiết chi phí sản xuất của các đối tượng hạch toán chi phí.
* Hệ thống TK cuả Công ty:
Hệ thống TK kế toán tổng hợp của Công ty được mở theo quyết định số
1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Tuy nhiên các TK ngoài bảng cân đối kế toán có được thiết kế trong phần mềm kế toán. Nhưng công ty hầu như không sử dụng TK này vì kế toán không hạch toán các bút toán ghi đơn.
Hệ thống TK chi tiết của Công ty được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán. TK627 được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Tuy nhiên, kế toán Công ty nên chi tiết (TK cấp III) TKnày theo từng PX bởi vì chi phí này ngay từ khi phát sinh đã được ghi rõ là phát sinh tại PX nào.
Ví dụ:
TK62711- Chi phí nhân viên quản lý PX bánh I
TK62712 - Chi phí nhân viên quản lý PX bánh II
TK 62713-Chi phí nhân viên quản lý PX bánh III
* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty là từng phân xưởng. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Cách lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành này là hoàn toàn hợp lý bởi vì nó phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
* Giá trị KHTSCĐ được tính đều cho 12 tháng. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty là sản phẩm mang tính thời vụ, vì vậy sản lượng không đều giữa các tháng. Công ty nên nghiên cứu cách tính khấu hao sao cho phản ánh chính xác nhất giá trị yếu tố này trong giá thành sản phẩm.
* Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản lượng là hoàn toàn hợp lý vì tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành của các sản phẩm tương đương nhau. Các sản phẩm này lại có giá trị sử dụng tương dương nhau.
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng sản xuất và phương pháp tính giá thành trực tiếp là đúng đắn bởi vì nó phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
* Đối với nguyên vật liệu xuất kho, do đặc điểm kinh doanh của công ty có số lần xuất kho nguyên vật liệu nhiều lần, liên tục, còn nhập kho nguyên vật liệu là theo đợt và số lượng nhập nhiều nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Tuy nhiên, nghiệp vụ xuất kho trong tháng chỉ được phản ánh vào ngày cuối tháng. Vì vậy, để phản ánh giá xuất kho NVL kế toán nên sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dữ trữ để giảm việc tính toán.
1.2. Tổ chức hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xuất phát từ đặc điểm là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và hầu như không có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã đơn giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu, để từ đó dễ dàng xây dựng chế độ thưởng phạt đối với tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời cũng khuyến khích được các phân xưởng thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuât.
Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết từng loại trên sổ kế toán và tổng hợp theo từng sản phẩm. Công ty sử dụng sổ " Chi tiết chứng từ -bút toán ", theo dõi từng loại nguyên vật liệu (cả về mặt lượng và mặt giá trị) tiêu hao cho từng loại sản phẩm của từng PX. Góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
* Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Với phương châm đẩy mạnh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này không những khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho nhân viên thống kê PX và kế toán tiền lương hạch toán chi phí nhân công trực tiếp nhanh, chính xác qua "Bảng năng suất lao động "và "Bảng chấm công "
Phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty đang áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn. Đây là phương pháp rất thuận lợi vì sản phẩm của công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất hàng loạt, sản phẩm dở dang hầu như không có, kỳ tính giá thành là một tháng. Do vậy, đã giúp kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng nhanh yêu cầu thông tin cho quản lý.
Với những ưu điểm trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện.
2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
2.1.Công tác quản lý
Để phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác quản lý toàn công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng, công ty đã trang bị máy vi tính cho việc thực hiện công tác kế toán. Nhưng số lượng máy còn rất hạn chế (5 máy so với 12 cán bộ kế toán) do đó nhiều lúc gây ra sự chậm trễ trong việc cập nhật chứng từ và in sổ sách kế toán. Mặt khác kế toán không có đủ thời gian để kiểm tra, đối chiếu, hiệu chỉnh số liệu cần thiết ngay trên máy tính mà phải in ra giấy để kiểm tra đối chiếu gây ra sự lãng phí về thời gian và vật liệu quản lý.
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Trong công ty, lực lượng sản xuất trực tiếp chiếm 85% tổng số công nhân viên toàn công ty. Trong khi đó, công nhân sản xuất nghỉ phép không đều đặn và ổn định giữa các tháng trong năm. Công ty không áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều đó làm cho giá thành đơn vị từng loại sản phẩm không ổn định, tháng nào công nhân sản xuất nghỉ phép nhiều thì giá thành tăng lên
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
* Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì công ty không tiến hành phân bổ dần mà lại phân bổ một lần giá trị của chúng vào lần sử dụng đầu tiên. Điều này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kỳ đó và các kỳ liên quan. Hơn nữa, vì là doanh nghiệp sản xuất có khối lượng lớn và chủng loại công cụ, dụng cụ nhiều, công ty không lập "Sổ theo dõi công cụ dụng cụ lao động theo đơn vị sử dụng ".
* Với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định mà chỉ khi chi phí này phát sinh sẽ được đưa vào TK142(chi phí trả trước) rồi tiến hành phân bổ dần. Việc làm này không sai so với quy định song việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn sẽ làm cho công ty thiếu chủ động trong việc hạch toán một khoản chi phí phát sinh lớn như vậy.
* Thêm vào đó, công tác tính và phân bổ khấu hao hiện nay chưa được thể hiện trên bảng tính và phân bổ TSCĐ và sổ cái TK009 mà tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được thể hiện trên Nhật ký chung, Sổ cái TK6274, Sổ cái TK6414, Sổ cái TK6424, Sổ cái TK214. Việc tổ chức sổ như vậy là chưa khoa học, mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp chi phí khấu hao tài sản cố định vào từng phân xưởng.
* Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ:
Trong doanh nghiệp, ngoài bộ phận sản xuất kinh doanh chính của Công ty còn tổ chức bộ phận kinh doanh phụ nhằm thực hiện cung cấp lao vụ cho sản xuất kinh doanh chính -PX cơ điện. Khi phát sinh mọi khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh phụ ( kể cả chi phí công cụ dụng cụ để bảo dưỡng, thay mới các thiết bị, tiền lương công nhân sửa chữa máy móc. . .) kế toán không hạch toán riêng trên TK621, 622, 627 -Chi tiết cho PX cơ điện, mà để cuối tháng hạch toán vào TK627. Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ cho các PX sản xuất chính: PX bánh I, PX bánh II, PX kẹo, bột canh.
Chính vì vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ là thiếu chính xác không phản ánh được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính và chưa xác định gía thành của các sản phẩm kinh doanh phụ cho sản xuất kinh doanh.
2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm
Thẻ tính giá thành của Công ty lập cho từng sản phẩm theo khoản mục. Khoản mục chi phí sản xuất chung, công ty không tính tổng mà chi tiết thành: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ. . . . Thành ra trong cột khoản mục chi phí có 8 dòng mà cũng không thể hiện rõ khoản mục chi phí sản xuất chung cấu thành nên giá thành sản phẩm là bao nhiêu.
Trên đây là những phần hành kế toán theo em còn nhiều tồn tại mà Công ty cần quan tâm để sửa đổi, điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty Bánh kẹo Hải Châu
Qua thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong thời gian học tập ở trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm.
Về công tác tổ chức.
* Nhằm đảm bảo cho công tác kế toán đạt kết quả cao, công ty nên trang bị thêm máy vi tính làm sao để mỗi phần hành có một máy riêng tránh tình trạng trùng lặp nhu cầu sử dụng máy tính
* Công ty nên thiết kế mẫu sổ theo quy định thống nhất theo mẫu sổ ban hành trong chế độ. Trong đó cột ghi số hiệu các TK ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kinh tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TK ghi nợ được ghi trước, TK ghi có được ghi sau, mỗi TK được ghi một dòng. Cột tiếp theo ghi số tiền phát sinh các TK ghi Nợ, các TKghi Có
Sổ Nhật ký chung
Năm. . . .
Đơn vị tính:
Ngày tháng GS
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
sổ cái
Số hiệu
TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cộng chuyển trang sau
* Về thẻ tính giá thành sản phẩm: Công ty nên thiết kế thẻ tính giá thành sản phẩm theo mẫu sau:
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tên sản phẩm
Số lượng sản phẩm
Đơn vị tính
Khoản mục chi phí
Dư
đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Tổng giá thành
Giá thành ĐV
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Chi phí NVQLPX
Chi phí vật liệu
Chi phí CC DC
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Cộng
* Côngty nên mở sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng PX
Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Tháng. . . . năm. . . . .
Tên phân xưởng. . . . . . . . . . . . .
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Ghi nợ TK
Số
Hiệu
Ngày
Tháng
Tổng số tiền
Chia ra
TK621
TK622
TK627
Số dư đầu kỳ
. . . . . . . . . . . . . .
Cộng phát sinh
Ghi có TK
Số dư cuối kỳ
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
* Tại Công ty, nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, liên tục. Nguyên vật liệu sau khi xuất vài ngày mới có chứng từ. Vì vậy, công ty đã thống nhất quy định tất cả các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất diễn ra hằng ngày trong tháng sẽ được ghi chung vào ngày cuối cùng của tháng để tính toán và ghi sổ phù hợp trên máy tính đã làm giảm tính kịp thời về thông tin kế toán và không phát huy được ưu điểm hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Đối với chiết khấu thanh toán thu mua NVLmà công ty được hưởng, kế toán nên hạch toán vào thu nhập tài chính:
Nợ TK111, 112, 1388, 331
Có TK711
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty nên áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất:
Mức trích trước Tổng số tiền lương Tỷ lệ trích trước
tiền lương nghỉ = của công nhân sản ´ (dự kiến theo
phép của Công nhân xuất phải trả trong tháng doanh thu)
Hàng tháng, khi thực hiện trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK622
Có TK335
Khi công nhân nghỉ phép thực tế, kế toán phản ánh bằng bút toán:
Nợ TK335
Có TK334
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
* Về việc phân bổ công cụ dụng cụ.
Đối với công cụ dụng cụ giá trị tương đối lớn, xuất dùng thời gian dài thì dùng phương pháp phân bổ hai hay nhiều lần, cụ thể:
Bước 1: Khi xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng, kế toán hạch toán 100% giá trị công cụ dụng cụ:
Nợ TK1421
Có TK153( chi tiết công cụ dụng cụ)
Bước 2: Hàng tháng, kế toán phân bổ công cụ dụng cụ vào chi phí và phản ánh bằng bút toán.
Giá trị phân bổ 1 lần Giá trị công cụ, dụng cụ
Vào chi phí =
Số lần phân bổ
Nợ TK6273 (giá trị phân bổ một lần vào chi phí)
Có TK1421
Bước 3: Khi nhận giấy báo hỏng hoặc mất tính ra giá trị phân bổ lần cuối vào chi phí, sau khi trừ phế liệu thu hồi, số phải bồi thường thiệt haị (nếu có) kế toán ghi: Nợ TK6273( Giá trị còn lại)
Nợ TK111, 152
Nợ TK334, 1388
Có TK1421
Trên thực tế, số lượng công cụ, dụng cụ sử dụng ở từng phân xưởng không ít, giá trị khá lớn. Để phục vụ cho công tác phân bổ, hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ cần lập "Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ lao động theo đơn vị sử dụng " (Bảng 14)
Nhằm có thể theo dõi chặt chẽ hơn quá trình sử dụng các loại công cụ, dụng cụ này ở từng PX.
* Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Công ty nên thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, việc trích trước này hoàn toàn mang tính chủ động để đảm bảo tính ổn định của chi phí.
Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa và ghi định khoản:
Nợ TK627, 641, 642
Có TK335
Khi công trình sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK335
CóTK241
Cuối niên độ, kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa chi phí sửa chữa thực tế và số trích trước, có hai trường hợp xảy ra:
-Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế thì số chênh lệch được hạch toán là thu nhập bất thường:
Nợ TK335
Có TK721
-Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế thì số chênh lệch được tính vào chi phí:
Nợ TK627, 641, 642
Có TK335
Ngoài ra, để phản ánh được quy trình biến động của TSCĐ về nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng loại sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ, đối chiếu chi phí khấu hao cần thiết lập "Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ" (Bảng 13)
* Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung.
Các sản phẩm trong cùng một phân xưởng sản xuất khác nhau về chất lượng, quy cách. Công ty nên chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi. Trong đó, hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm phải do phòng kỹ thuật quy định.
Thí dụ , theo ý kiến của quản đốc PX bánh I: lấy sản phẩm Vani 400g là sản phẩm tiêu chuẩn. Hệ số quy đổi của các loại lương khô là giống nhau (các sản phẩm này chỉ khác nhau về hương liệu) và cùng bằng 0. 8. Hệ số quy đổi của Hương Thảo 300g là 1. 2.
Nếu sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi thì trình tự như sau:
Số lượng sản ( Số lượng sản Hệ số quy đổi
phẩm tiêu chuẩn = phẩm loại (i) ´ sản phẩm loại (i)
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo từng yếu tố chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung theo
chung phân bổ cho từng yếu tố cần phân bổ
1kg sản phẩm theo =
từng yếu tố chi phí Tổng sản lượng không quy đổi của tất
cả các loại sản phẩm
Sau đó tổng hợp theo yếu tố chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm.
* Đối với tính toán và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ
Công ty có một PX phụ đó là PX cơ điện, phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng điện, nước dùng cho sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Những chi phí phát sinh ở PX này được hạch toán vào TK627 (chi tiết từ TK6271 đến TK6278), sau đó mới được tính toán phân bổ cho chi phí sản xuất chính. Theo em, chi phí của PX phụ này nên hạch toán trên một TK riêng là TK154 (Chi phí SXKD DD) và mở chi tiết TK1546(CPSXKD phụ) để tính giá thành của bộ phận này. Sau đó tiến hành phân bổ cho các bộ phận sản xuất kinh doanh chính. Việc làm này cho phép phân tích được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến sản xuất kinh doanh chính. Cho phép kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và giá thành, giúp cho các cấp quản lý có các biện pháp, chính sách thích hợp để điều độ sản xuất.
Mặt khác việc làm này đơn giản hơn so với cách hạch toán trước của Công ty. Hàng ngày kế toán chỉ việc theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại PX cơ điện và dựa vào các chứng từ liên quan rồi hạch toán vào TK1546- Chi phí sản xuất kinh doanh PX cơ điện rồi cuối cùng tiến hành phân bổ một lần cho các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính dựa trên tiêu thức sản lượng không phải phân bổ nhiều lần trên từng TK6271, Tk6272. . . . . TK6278.
*Ngoài ra, theo (04) chuẩn mực Kế toán ban hành theo Quyết định số 194 /2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được thực hiện kể từ ngày 09/10/2002 áp dụng cho các Doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước thì công ty Bánh kẹo Hải Châu cũng như một số các Doanh nghiệp khác chưa áp dụng theo các chuẩn mực đó, theo em, đó là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục Kế toán cơ bản, duy nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập Báo cáo Tài Chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng Tài Chính và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng công ty Bánh kẹo Hải Châu nên áp dụng một số chuẩn mực mới được ban hành mà nội dung cụ thể của các chuẩn mực đó như sau:
+Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thông thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng. . . và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
+Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường hay thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
+Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường.
*Kế toán chi phí sản xuất chung cố định
-Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, ghi
Nợ TK627- Chi phí sản xuất chung ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)
Có TK: 152, 153, 214, 331, 334. . .
-Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK627- Chi phí sản xuất chung ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định) .
-Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ ( không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn trong kỳ ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)
Có TK627- Chi phí sản xuất chung.
Bảng 13
Công ty bánh kẹo Hải Châu
Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định
Tháng. . . năm
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao
Nơi sử dụng
TK627
TK
641
TK
642
Nguyên
giá
Số
khấu
hao
PX
B1
PX
B2
. .
PX
bột
canh
I. Số KH trích tháng trước
II. Số KH trích tháng này
. . . . . . . . . . . . . . . .
III. Số KH tăng tháng này
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
IV. Số KH phải trích tháng
. . . . . . . . . . . . . . . . .
Tổng cộng
Kết luận
Cơ chế thị trường với các quy luật khắc nghiệt của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Để đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế đó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn doanh nghiệp, trước hết phải kể đến sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có công cụ hạch toán kế toán.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu hàng đầu, chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phát huy vai trò kế toán trong quản lý là tất yếu khách quan.
Với chương trình đào tạo đúng đắn của nhà trường, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên kế toán tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu em đã có điều kiện để tiếp cận thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, củng cố được kiến thức đã học và hiểu rõ hơn về thực tế công việc của mình.
Trong thời gian thực tập, em đã đi sâu tìm hiểu công tác tổ chức kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại Công ty. Em nhận thấy Công ty có những điểm mạnh cần phát huy, đồng thời có những tồn tại cần khắc phục. Do vậy, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lời, các thầy cô giáo khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phòng tài chính- kế toán Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tận tình hưỡng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37039.doc