Thực trạng và giải pháp hoàn thành công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Lời mở Đầu Chúng ta đã biết trong quá trình sống xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất và hình thức xã hội khác nhau, song bất kỳ hình thức xã hội nào và phương thức sản xuất nào thì đất đai vẫn giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của xã hội. Đất đai đã gắn liền với cuộc sống của con người và nó vốn có từ khi chưa có xã hội loài người. Từ quá trình sống sơ khai cho đến tận ngày nay thì chúng ta vẫn gắn liền với đất và hàng ngày, hàng giờ s

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thành công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng khai thác tài nguyên này. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, đất đai còn là tư liệu sản xuất không gì thay thế được đặc biệt là đối với đất nông nghiệp. Đất đai là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam ta đã tạo lập, bảo vệ và xây dựng bằng cả công sức, trí tuệ và xương máu. Đảng đã lãnh đạo dân tộc ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với trọng tâm là giành đất đai về tay người lao động. Đất đai là nguồn tài nguyên và là nguồn vốn vô cùng quý giá của đất nước. Là nguồn nội lực cơ bản của đất nước ta trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế và vô cùng quý giá thuộc sở hữu của toàn dân Việt Nam, là một trong những điều kiện không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những năm trước, khi chưa có Luật Đất đai việc khai thác, sử dụng quỹ đất vào các mục đích đem lại hiệu quả kinh tế không đồng đều và một phần nào đó chưa phản ánh được thực chất tiềm năng trong đất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật... đều đã đạt được những thành tựu to lớn. Chính vì vậy, công việc đầu tiên không thể thiếu 1 trong 7 chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai là công tác thống kê đất đai.Thống kê đất đai không chỉ tổng hợp đầy đủ các số liệu về diện tích, phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất mà còn phân tích rõ ràng các mối liên quan với nhu cầu của đời sống xã hội theo thời gian khác nhau. Thống kê đất nắm quỹ đất trong từng năm và so sánh sự biến động đất qua các năm, thấy được xu hướng biến động quỹ đất hiện có. Từ đó quản lý, khai thác hiệu quả đất đai Công tác thống kê đất đai được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý, song cấp huyện là đơn vị chỉ đạo trực tiếp trong công tác này Chính vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Tổng cục Địa chính em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp hoàn thành công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình” Mục đích đề tài là nhằm làm rõ cơ sở lý luận về thống kê đất đai. Qua khảo sát đánh giá thực tiễn đánh giá thực trạng công tác thống kê đất của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình để thấy những kết quả đạt được của công tác này, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thống kê đất đai tại cấp huyện. Đây là một đề tài mang tính thực tiễn vừa mang tính khoa học xã hội sâu sắc. Do vậy, để xây dựng một phương án nghiên cứu đúng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, với những kiến thức đã được học và thông qua tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập. Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp sau: Thu thập tài liệu, số liệu để phân tích, tổng hợp trên cơ sở phép biện chứng duy vật với những quan điểm cơ bản: thực tiễn, khách quan, lịch sử, cụ thể và phát triển. Ngoài phần mở đầu và kết luận, lận văn tốt nghiệp này được chia làm 3 chương : Chương I: Cơ sở lý luận về thống kê đất đai ChươngII: Thực trạng công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình Chương I cơ sở lý luận về thống kê đất đai I. Đặc điểm và vai trò của đất đai đối với nền kinh tế 1. Đặc điểm của đất đai Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tuỳ ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế …và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích đất đai bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng. Đất đai đựơc sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp …đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác qui hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác này Đất đai có vị trí cố định, tính chất hoá học vật lý, hoá học và sinh học trong đất cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, nước, cây trồng và gia súc…) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, dân số, công nghiệp…Trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất phải thích hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để kích thích sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra những chính sách như đầu tư, thuế … cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các vùng trong nước. Trong nông nghiệp nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng nên gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật với việc thực hiện phương thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung vào độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần sự thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên. 2. Vai trò của đất đai Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định vai trò to lớn của đất đai như sau: “đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện sống của động thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể, đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm làm cơ sở để tiến hành các thao tác.Trái lại trong nông nghiệp, đặc biệt ngành trồng trọt, đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. II. Phân loạI và đặc điểm của từng loại đất đai Phân loại đất đai Hiện nay đất đai được chia thành các loại sau: * Đất nông nghiệp: - Đất trồng cây hàng năm - Đất vườn tạp - Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi - Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản * Đất lâm nghiệp : - Rừng tự nhiên - Rừng trồng - Đất ươm giống cây lâm nghiệp * Đất chuyên dùng: - Đất xây dựng - Đất giao thông - Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng - Đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh - Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh - Đất dùng cho thăm dò và khai thác khoáng sản - Đất làm nguyên vật liệu xây dựng - Đất làm muối - Đất nghĩa trang nghĩa địa - Đất chuyên dùng khác * Đất ở: - Đất ở nông thôn - Đất ở đô thị *Đất chưa sử dụng : - Đất bằng chưa sử dụng - Đất đồi núi chưa sử dụng - Đất có mặt nước chưa sử dụng - Sông suối - Núi đá không có rừng - Đất chưa sử dụng khác 2. Đặc điểm của từng loại đất đai Đất nông nghiệp : Đất nông nghiệp là toàn bộ phần diện tích đất đai có mục đích sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc phục vụ cho các hoạt động thí nghiệm trong nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao gồm: Phần diện tích đất đang dùng trong sản xuất nông nghiệp, hoặc diện tích đất chưa dùng cho nông nghiệp nhưng đã được quy hoạch cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao gồm: - Đất trồng cây hàng năm: Đất trồng cây hàng năm là phần diện tích đất nông nghiệp để trồng cấy các loại cây trồng ngắn ngaỳ (kể cả đất trồng cây hàng năm bị bỏ hoá chưa quá 3 năm ).Cây trồng ngắn ngày là các loại cây mỗi lần trồng cho thu hoạch sản phẩm 1 lần và có thời gian sản xuất (kể từ khi trồng đến khi thu hoạch ) dưới 1 năm. Một số loại cây có chu kỳ canh tác trên 1 năm, một lần trồng có thể thu hoạch sản phẩm nhiều lần nhưng thời gian và chi phí kiến thiết cơ bản không nhiều nên cũng xếp vào cây trồng hàng năm như mía, dâu tằm … Trong diện tích đất trồng cây hàng năm, người ta còn theo dõi riêng diện tích đất trồng từng loại cây trồng hàng năm. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta có thể phân chia chi tiết diện tích đất trồng các loại cây khác nhau. Thông thường, người ta phân thành một số nhóm chính sau đây : + Đất ruộng lúa, lúa màu Diện tích chuyên trồng lúa: là diện tích đất trên đó người ta chỉ chuyên trồng lúa liên tục nhiều năm, không trồng bất cứ loại cây nào khác. Trong diện tích chuyên trồng lúa người ta còn chia ra: ruộng 1 vụ lúa, ruộng 2 hoặc 3 vụ lúa. Ruộng 1 vụ lúa là ruộng trong cả năm chỉ tiến hành trồng và thu hoạch được 1 vụ lúa, ngoài ra không trồng thêm được bât cứ cay trồng gì khác. Diện tích ruộng 1 vụ lúa thường là diện tích ruộng ngập nước, do vậy ở một số diện tích người ta có thể kết hợp thả cá trong thời kỳ ruộng ngập nước, do vậy còn gọi là diện tích một vụ lúa một vụ cá. Ruộng 2 hoặc 3 vụ lúa là diện tích trên đó trong năm người ta thực hiện được 2 lần trồng và thu hoạch lúa - Đất lúa +màu: Ruộng lúa + màu là diện tích đất đai trong năm trồng cả lúa và cả các cây hoa màu khác như khoai, lạc, đậu. Thông thường người ta có thể chia ra diện tích ruộng 1 vụ lúa + Một vụ màu, hoặc ruộng 2 vụ lúa + một vụ màu. - Đất chuyên mạ :trong phần diện tích đất dành trồng lúa người ta phân chia riêng diện tích đất chuyên dành để gieo mạ qua nhiều vụ, qua nhiều năm. Giữa 2 lần gieo mạ, người ta cũng có thể gieo trồng một số loại cây hoa màu ngắn ngày khác như rau, đậu, khoai… + Đất nương rẫy Đất nương rẫy gồm 2 loại: Đất nương rẫy trồng lúa và đất nương rẫy khác như trồng sắn hoặc ngô. Những diện tích đất trước đây là nương rẫy trồng lúa và các cây màu khác nay đã chuyển sang trồng các cây dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp… thì không được tính vào diện tích đất nương rẫy. + Đất trồng cây hàng năm khác. Ngoài diện tích trồng lúa và diện tích nương rẫy ở vùng cao, còn một phần khá lớn diện tích canh tác dùng để trồng cây ngắn ngày khác được thống kê là diện tích cây trồng hàng năm khác. Trong nhóm này người ta thường chia thành các nhóm: đất trồng cây màu lương thực (ngô, khoai, sắn…), đất trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu, bông, đay, dâu tằm…), đất chuyên trồng rau các loại, đất trồng cói, đất trồng các loại cây trồng hàng năm khác (trồng hoa cây cảnh…). - Đất vườn tạp Đất vườn tạp là diện tích đất liền gắn với đất ở thuộc khuân viên mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư, thường dùng để trồng xen các cây hàng năm với cây lâu năm. Những diện tích vườn đã chuyển sang trồng chuyên một số cây với mục đích sản xuất hàng hoá thì không tính vào diện tích vườn tạp - Đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây lâu năm là toàn bộ diện tích đất được dùng để trồng các cây dài ngày, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều lần và có chi phí cơ bản đáng kể. Một số loại cây trồng như chuối, dứa, mía, dâu tằm… mặc dù cũng có chu kỳ sống dài, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần nhưng giá trị đầu tư kiến thiết cơ bản nhỏ, không chênh lệch nhiều so với đầu tư kinh doanh hàng năm nên người ta không tính là cây lâu năm. Trong diện tích đất trồng cây lâu năm người ta thường chia thành nhiều chỉ tiêu chi tiết khác nhau như: diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, hồ tiêu, cao su… đất trồng cây ăn quả như cam, chanh, vải, nhãn, xoài… đất trồng cây lâu năm khác và đất vườn ươm giống cây lâu năm. - Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi là diện tích đất dành chuyên trồng cỏ cho chăn nuôi, đất đồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch, cải tạo và chăm sóc nhằm mục đích cho chăn nuôi gia súc. Diện tích đồng cỏ tự nhiên không được cải tạo, không đuợc quy hoạch mặc dù vẫn dùng cho chăn thả tự nhiên nhưng không được tính là diện tích đất nông nghiệp. - Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là toàn bộ diện tích mặt nước như ao, hồ đầm, phá, sông cụt, thùng đào… đưa vào sử dụng để nuôi tôm cá và nuôi trồng thuỷ sản khác. Những diện tích mặt nước chuyên dùng như hồ thuỷ điện thuỷ lợi kết hợp nuôi cá thì cũng không được thống kê là diện tích nuôi trồng thuỷ sản, người ta còn chia thành các chỉ tiêu: Diện tích chuyên nuôi cá, diện tích chuyên nuôi tôm, diện nuôi trồng thuỷ sản khác. b. Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp là diện tích đất đang dùng chủ yếu vào sản xuất lâm nghiệp, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nghiệp gồm: Đất có rừng tự nhiên các loại, đất đang có rừng trồng và đất ươm cây giống nghiệp. * Đất có rừng tự nhiên Đất có rừng tự nhiên là diện tích đất có rừng cây tự nhiên đạt một trong hai tiêu chuẩn sau đây: - Rừng có trữ lượng gỗ bình quân từ 25 m3/ ha trở lên. - Rừng có độ tán che ³ 0,3 (diện tích tán cây có độ che phủ 30% diện tích đất rừng ). Người ta chia diện tích rừng tự nhiên thành 3 nhóm khác nhau: Đất rừng tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng. +Diện tích đất có rừng sản xuất: là toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên đang được khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo để sản xuất kinh doanh qua khai thác sản phẩm. + Diện tích đất có rừng phòng hộ: là diện tích đất rừng tự nhiên dùng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, chắn gió, chắn cát và chắn sóng ven biển. + Diện tích đất có rừng đặc dụng: là diện tích đất rừng tự nhiên được các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng vào các mục đích chuyên dụng như: nghiên cứu thí nghiệm khoa học, rừng bảo tồn thiên nhiên, vườn rừng quốc gia, rừng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh… * Đất có rừng trồng Diện tích rừng trồng là diện tích được quy hoạch để trồng rừng hiện đã trồng cây lâm nghiệp có thể đã phát triển thành rừng hoặc mới trồng. Cũng như rừng tự nhiên, rừng trồng cũng có thể phân chia thành các loại rừng trồng sản xuất, rừng trồng phòng hộ và rừng trồng đặc dụng. * Đất ươm giống cây lâm nghiệp Diện tích đất đang làm vườn ươm các giống cây trồng lâm nghiệp để phục vụ phát triển trồng rừng cũng được tính là diện tích đất lâm nghiệp. c. Đất chuyên dùng Đất chuyên dùng là phần đất đai đang dược sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nhà ở. Đất chuyên dùng được phân chia thành các loại đất chủ yếu sau đây: * Đất xây dựng Đất xây dựng là một phần diện tích đất đai sẽ được sử dụng vào các mục đích xây dựng, hoặc trên đó đã có những công trình xây dựng không dùng cho mục đích nhà ở. Đất xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau : + Đất xây dựng các công trình công nghiệp: bao gồm toàn bộ diện tích đất trên đó xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình phục vụ và diện tích khuân viên. Đối với các khu công nghiệp, toàn bộ diện tích bên trong hàng rào, kể cả diện tích khoảng không đều được tính vào diện tích đất xây dựng công nghiệp. + Đất dùng vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại: là toàn bộ diện tích xây dựng các công trình và khuân viên đi kèm của các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại như trung tâm thương mại, chợ, các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các khu sân bay. + Đất trụ sở cơ quan: là toàn bộ diện tích đất đai dùng cho xây dựng các khu công sở làm việc của các cơ quan chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội các cơ quan ngoại giao. + Đất cơ sở y tế: là toàn bộ diện tích đất xây dựng và khuân viên của các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám chữa bệnh, trạm xá của các địa phương. + Đất trường học: là toàn bộ diện tích đất đai thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo như trường đại học, trường cao đẳng trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề các trường phổ thông, các trường mẫu giáo và trường mầm non. + Đất các công trình thể dục, thể thao: bao gồm toàn bộ diện tích đất dùng cho các công trình thể dục, thể thao như sân vận động, sân bóng, bể bơi, bãi tập, nhà thi đấu… + Đất dùng cho các công trình xây dựng khác: như đất xây dựng các công viên, các quảng trường, các tượng đài kỷ niệm, các chùa, nhà thờ, đền thờ… * Đất giao thông Đất giao thông là toàn bộ diện tích đất đai dùng cho xây dựng các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường giao thông nội bộ trong các khu dân cư, đường giao thông trên đồng ruộng. Bên cạnh diện tích đất đai dành cho xây dựng hệ thống đường sá, đất giao thông còn bao gồm diện tích đất đai dành cho xây dựng hệ thống giao thông tĩnh như các bến bãi, các điểm đỗ xe. * Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng Là toàn bộ diện tích đất đai dùng cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng không phải nông – ngư nghiệp. Đất thuỷ lợi bao gồm ba loại chính sau đây + Kênh mương: là toàn bộ diện tích đất xây dựng các kênh mương dẫn nước để tưới hoặc tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của các khu dân cư. + Đê đập: là toàn bô diện tích đất dùng để xây dựng các đê sông, đê biển, các đập ngăn nước. Trong các trường hợp đê được kết hợp làm đường giao thông thì vẫn tính diện tích đất vào diện tích đất thuỷ lợi. + Mặt nước chuyên dùng: là diện tích xây dựng các hồ chứa nước phục vụ thuỷ lợi, thuỷ điện, các hồ nước trong các khu đô thị để cải tạo môi trường, cảnh quan; đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng không phải là nông – ngư nghiệp. * Đất di tích lich sử văn hoá và danh lam thắng cảnh: là toàn bộ diện tích đất, mặt nước xây dựng và khuôn viên của các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử đã được nhà nước quy hoạch, công nhận xếp hạng. Diện tích đất rừng thuộc các khu di tích lịch sử không tính vào diện tích đất văn hoá lịch sử mà tính vào diện tích đất rừng đặc dụng. + Đất sử dụng cho quốc phòng an ninh: là toàn bộ diện tích đất đai thuộc quy hoạch cho các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng vào các mục đích, quốc phòng an ninh gồm: Đất đóng quân, trang trại của các đơn vị vũ trang (không tính diện tích các đơn vị đã giao cho các hộ gia đình xây dựng nhà ở riêng). Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và các căn cứ quân sự khác. Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia trận địa và các công trình đặc biệt. Đất sử dụng làm các cảng quân sự. Đất sử dụng cho các công trình công nghiệp, khoa học, kĩ thuật phục vụ cho quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế (không kể đất sản xuất nông, lâm nghiệp do các lực lượng vũ trang quản lý sử dụng) Đất sử dụng làm kho tàng lực lượng vũ trang. Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí. Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng và an ninh khác. * Đất dùng cho thăm dò khai thác khoáng sản: Là toàn bộ diện tích đất hầm mỏ khoáng sản các loại đang được khai thác. Nếu một khu đất được điều tra phát hiện có mỏ khoáng sản nhưng thực tế chưa tổ chức khai thác thì vẫn tính đất đó theo hiện trạng sử dụng. * Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: Là toàn bộ diện tích đất đang sử dụng làm gạch ngói, đồ gốm và diện tích đất đang khai thác nguyên liệu làm gạch, ngói, đồ gốm; các mỏ khai thác đá, cát, đất sét làm vật liệu xây dựng. * Đất làm muối: là toàn bộ diện tích đất đai đang được sử dụng làm muối gồm toàn bộ diện tích cánh đồng phơi muối và bể lắng và bãi chứa. * Đất nghĩa địa nghĩa trang: Là toàn bộ diện tích đất dùng làm nghĩa địa và đất xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ * Đất chuyên dùng khác: là diện tích các loại đất đai chuyên dùng khác chưa được tính đến ở 9 loại trên, như diện tích làm bãi thải công nghiệp, bãi rác, bãi khai thác gỗ lâm nghiệp… d. Đất ở: Đất ở là đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của các hộ gia đình và cá nhân. Đất ở được chia ra làm hai khu vực: đất ở nông thôn và đất ở đô thị. * Đất ở nông thôn Đất ở nông thôn là toàn bộ diện tích xây dựng nhà ở tập thể hoặc của hộ gia đình, cá nhân và các công trình phụ liên quan như bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, sân, chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà xưởng sản suất tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ gắn liền với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong các khu dân cơ nông thôn và nhà ở riêng lẻ * Đất ở đô thị Đất ở đô thị là toàn bộ diện tích xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu nhà ở và khuôn viên của hộ gia đình, cá nhân, các khu tập thể của tất cả các đơn vị, cơ quan tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang... nằm trong phạm vi quy định của vùng đô thị e. Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là diện tích đất chưa được đưa vào bất kể mục đích sử dụng nào như nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng hay nhà ở. Đất chưa sử dụng bao gồm một số loại chủ yếu sau : * Đất bằng chưa sử dụng Là toàn bộ diện tích tương đối bằng phẳng (có độ dốc dưới <5o) từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc trước đây sử dụng nhưng đã bỏ hoang trên 3 năm. Diện tích đất bằng chưa sử dụng bao gồm : + Đất cồn cát, bãi cát: là toàn bộ diện tích các cồn cát, bãi cát dọc bờ biển, bờ sông từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm + Đãi bồi ven sông ven suối: là diện tích đất do phù sa bồi đắt nằm ở ven sông, ven suối từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm + Đất bãi bồi ven biển: Là diện tích đất được đắp bởi phù sa nằm ở ven bừ biển từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm + Đất bằng chưa sử dụng khác: Là diện tích đất gò, sình lầy, nhiễm phèn, nhiễm mặn và các loại đất bằng từ trước đến nay chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm * Đất đồi núi chưa sử dụng: Đất đồi núi chưa sử dụng là toàn bộ diện tích đất đồi, núi đất có độ dốc >5o từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm. Đất đồi núi chưa sử dụng bao gồm các loại sau đây : + Đất có cỏ, lau lách: là lớp đất được bao phủ lớp thực vật gồm :cỏ tự nhiên, lau lách, chuối rừng…từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm + Đất có cỏ xen cây lùm bụi: là lớp đất được bao phủ bởi lớp thảm thực vật gồm: cỏ tự nhiên, lau lách, chuối rừng xen lẫn các cây lùm bụi hoặc một số ít thân cây gỗ mọc rải rác (mật độ thấp hơn <1000cây/ha)...từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng đã bỏ hoang trên 3 năm + Đất có cây lùm bụi xen cây thân gỗ rải rác: là diện tích đất có các cây lùm bụi xen lẫn thân cây gỗ mọc rải rác (mật độ nhiều hơn 1000 cây /ha )nhưng chưa đạt tiêu chuẩn đất có rừng, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm + Đất xói mòn trơ sỏi đá: là toàn bộ diện tích đất đồi núi bị xói mòn trơ sỏi đá không có thảm thực vật bao phủ hoặc có không đáng kể, từ trước đến nay chưa sử dụng nhưng đã bỏ hoang trên 3 năm * Đất có mặt nước chưa sử dụng Đất có mặt nước chưa sử dụng là toàn bộ diện tích ao, hồ, đầm, phá sông cụt, thùng đào, thùng đấu...từ trước đến nay không sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng hiện đang bỏ hoang từ trên 3 năm. Đất mặt nước chưa sử dụng bao gồm : + Đất ao hồ thùng đào, thùng đấu: là toàn bộ diện tích các ao hồ thùng đào, thùng đấu có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 5 ha, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm + Hồ đầm phá: là toàn bộ diện tích hồ đầm phá, sông cụ… được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo có diện tích lớn hơn 5 ha, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm * Sông suối: Sông suối là toàn bộ diện tích các con sông con suối tự nhiên (kể cả các sông đào không thuộc công trình thuỷ lợi )nằm trên địa phận ranh giới hành chính của địa phương * Núi đá không có rừng cây là toàn bộ diện tích núi đá không có rừng cây và không nằm trong phạm vi các mỏ khai thác đá * Đất chưa sử dụng khác: Đất chưa sử dụng khác là toàn bộ diện tích các loại đất chưa sử dụng khác ngoài các chỉ tiêu đã nêu ở trên Toàn bộ các loại đất chưa sử dụng trên đây còn được phân chia thành diện tích đất mỗi loại có khả năng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp III. KháI nịêm, đặc đIểm và ý nghĩa của thống kê đất đai 1. Khái niệm về thống kê đất đai: Thống kê đất là một bộ phận của thống kê học, chuyên đi sâu nghiên cứu các mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai 2. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai: Đặc điểm cơ bản nhất của thống kê đất đai là phải dựa trên cơ sở bản đồ. Thống kê đất đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện tích thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng do tác động của con người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể…vì vậy cần thường xuyên chỉnh lý bản đồ, sổ sách địa chính cho phù hợp với thực địa. Đặc điểm thứ hai là số liệu thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ. Số liệu thống kê phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, công tác thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất. Kết quả công tác đăng ký đất càng tốt và sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lý của số liệu thống kê đất càng nâng cao. Các đặc điểm trên làm cho việc thực hiện công tác thống kê đất cần nhiều lao động, vật tư kĩ thuật thời gian, kinh phí. Người làm công tác thống kê đất phải được đào tạo có có trình độ chuyên môn đầy đủ mới có thể thực hiện được. Đặc điểm này đã quyết định chỉ có nghành địa chính mới có thể thực hiện được công tác thống kê một cách chính xác, khoa học và đầy đủ. ý nghĩa của thống kê đất đai trong công tác quản lý đất đai Việc thực hiện công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang làm biến đổi sâu sắc các quá trính phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như việc bảo vệ môi trừơng sinh thái ở nước ta. Quá trình đó đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phân bố, quản lý và sử dụng đất đai. Các nhu cầu trên đây làm biến động cả về loại đất đai và đối tượng sử dụng. Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất, phải thực hiện thống kê đất đai để nắm được sự biến động đó và trên cơ sở đó góp phần xác định những giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai một cách hữu hiệu trong giai đoạn mới của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Điều 13 Luật Đất đai năm 1993 đã khẳng định: thống kê đất đai là một trong những nội dung quản lý về đất đai với mục đích: a. Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai Như phần vai trò của đất đai đối với đời sống kinh tế - xã hội đã khẳng định, đất đai là điều kiện tồn tại quan trọng bậc nhất của loài người. Vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng muốn quản lý đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Để đạt được mục đích đó yêu cầu nhà nước phải thực hiện quản lý đất đai. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1992 đã quy định: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” vì lợi ích quốc gia và của mỗi người trong xã hội. Luật đất đai năm 1993 cũng đã quy định những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Do yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai là vừa quản lý chặt chẽ đất đai vừa đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, mang lại hiệu quả cao, nên thống kê đất đai trước hết phải tổng hợp đầy đủ số liệu diện tích đất đai và phân tích phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, cũng như phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất do sự tác động của Luật đất đai và hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, để từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung pháp luật, chính sách cho phù hợp. b. Phục vụ kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân Số liệu thống kê quĩ đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bố các lực lượng sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý lực lượng sản xuất vào việc khai thác các khả năng của đất đai. Số liệu thống kê đất đai là cơ sở cần thiết phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất hàng năm của các ngành, các địa phương nhằm sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Số liệu thống kê đất đai còn là căn cứ cho việc tính thuế sử dụng đất và phục vụ các ngành khác. III. Yêu cầu nhiệm vụ của thống kê đất đai 1.Yêu cầu của thống kê đất đai a. Chính xác: Yêu cầu này đòi hỏi các số liệu điều tra thu thập được phải phản ánh trung thực tình hình khách quan, không trùng lặp, thiếu, thừa, không tuỳ tiện thêm bớt. Yêu cầu chính xác cũng đòi hỏi khi xác định chỉ tiêu loại đất đai và loại đối tượng sử dụng đất phải đúng với hướng dẫn quy định, đồng thời còn cần phải tính toán tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho việc phân tích thống kê và xây dựng kế hoạch. Đầy đủ : Thu thập tài liệu, số liệu đúng với nội dung quy định, không bỏ xót chỉ tiêu loại đất nào. Yêu c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33877.doc
Tài liệu liên quan