A. Lời nói đầu
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về sự phát triển du lịch với các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước . Nghị quyết TƯ IX khẳng định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”.
Thành Phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kin tế lớn hàng đầu của cả nước. Về nhiều mặt, đặc
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế vào TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt là ngành du lịch luôn là địa phương dẫn đầu trong cả nước và với tốc độ phát triển cao.
Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách quốc tế. Nói cách khác, thị trường khách du lịch giữ vai trò rất quan trọng, là một yếu tố quyết định, bền vững và có hiệu quả của thị trường khách du lịch, là một trong những yếu tố căn bản vững bền của ngành du lịch.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế đến Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua còn những hạn chế nhất định. Do vậy , việc phân tịch, đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể của các thị trường du lịch quốc tế là cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược thị trường, lựa chọn thị trường ưu tiên, xây dựng chiến lược về sản phẩm... để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả về mọi mặt của hoạt động du lịch ở nước ta. Phân tích lượng khách quốc tế đến Việt Nam là một trong những nội dung để đánh giá thị trường du lịch quốc tế đến Thành Phố Hồ Chí Minh và nó được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: phân theo cửa khẩu, theo đối tượng, theo mục đích, theo quốc tịch...
Do trình độ và khả năng tìm tài liệu còn hạn chế, nên bài viết này của em không tránh khỏi thiếu sót và sai lầm . Em rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết này của em thêm sinh động.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. Nội dung
Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản về du lịch.
Dưới gó độ quản lý nhà nước về du lịch. Trong phát lệnh du lịch năm 1999 của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã nêu:
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch , trừ trường hợp đi học, đi làm việc hoặc ngành nghề kinh doanh khác với mục đích kiếm tiền ở nơi đến.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, di tịch cách mạng, giá ttị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, khu du lịch và tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn,có khẩ năng thu hút khách du lịch.
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường.
Tuyến du lịch là lộ trình nơi các điểm du lịch, khu du lịch với nhau.
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoan của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Lữ hành là việc thực hiẹn chuyến đi du lịch theo kế hoạch lổ trình, chương trình đặt trước.
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường bao gồm khách sạn, làng du lịch, biết thự, căn hộ, lều bãi cắm trạicho thuê. Trong đó khách sạn là cơ sở cư trú du lịch chủ yếu.
Xúc tiến du lịch là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Trong điều 1 chươngI phát lệnh du lịch Việt Nam xác định:” du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sau sắc, có tính liên ngành liên vùng xã hội cao. Phát triển du lịch là nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , giải trím nghỉ dưỡng của con người và góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Điều 20 chương IV pháp lệnh du lịch Việt nam có nêu:khách du lịch bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt nam .
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài , người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt nam du lịch hay công dân Việt Nam , người nước ngoăi cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài đi du lịch.
Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
Trong bất kỳ một hoạt động nào cũng đều có những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó. Du lịch cũng có những nhân tố tác động tích cực hay tiêu cực
Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cầu du lịch.
- Mức thu nhập và sự phân bổ thu nhập: thu nhập của con người trước hết được phân bổ cho các nhu cầu thiết yếu như: nhu cầu về ăn, mặc, ở , đi lại...sau đó mới đến các nhu cầu cao hơn như :nhu cầu tự khẳng định mình,nhu cầu an toàn, nhu cầu đi du lịch...Thu nhập của con người càng thấp thì con người sẽ phân bổ tỷ trọng cho các nhu cầu thiết yếu càng lớn và họ không có khả năng đáp ứng cho nhu cầu cấp cao hơn .Không bắt buộc phải có trong đó không có nhu cầu về du lịch.Thu nhập của một người càng thấp thì người ta phân bổ tỷ trọng
Thu nhập cho các nhu cầu thiết yếu càng lớn. Thu nhập càng cao thì người ta có xu hướng phân bổ thu nhập của mình cho các nhu cầu cao cấp khác ngày càng nhiều.Do vậy thu nhập củng là một trong nhửng nhân tố để ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch. Thu nhập càng cao htì càng có nhiều nhu cầu đi du lịch.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc thì thu nhập bình quân đầu người trên một năm(GDP/người năm)nhỏ hơn 580 usd thì là quá nghèo và không thể đi du lịch.
- Thời gian nhàn rỗi:
Thời gian nhàn rỗi của con người phụ thuộc vào Bộ luật lao động,quy định của các quốc gia,bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào quy định của các doanh nghiệp. ở Việt nam quy định nhửng người trong độ tuổi lao đông : đối với nữ từ 18 đến 35, với nam làtừ 18 đến 60. Do vậy nhửng ngưòi dưới 18 tuổi và nhửng người quá tuổi lao động có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn nhửng người trong độ tuổi lao động .
Thời gian nhàn rỗi của con người được phân chia ra cho rất nhiều các hoạt động đó là thời gian giành cho gia đình,thời gian để học thêm nâng cao kiến thức ,thời gian để tập luyện thể thao nâng cao thể lực,sau đó người ta mới dành thời gian nhàn rỗi của mình cho các hoạt động khác như vui chơi giải trí,thư giãn và trong đó có cả hoạt động đi du lịch.Như vậy muốn đi du lịch con người phải có thời gian nhàn rỗi hay thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch.
- Trình độ dân trí.
Theo các số liệu đánh giá của liên hợp quốc thì trình độ dân trí tỷ lệ thuận với hoạt động đi du lịch.Dưới đây là số liệu cho ta thấy trình độ dân trí ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch:
Trình độ học vấn của Tỷ lệ dân đi du lịch
người chủ gia đình:
Trình độ tiểu học: 50%
Trình độ trung học: 65%
Trìnhđộ cao đẳng: 75%
Trình độ đại học và
trên đại học: 85%
Để đánh giá trình độ dan trí người ta dựa vào các chỉ tiêu như sau:
Số lượng ,chất lượng của các phương tiện thông tin đại chúng của dân, cơ cấu và chất lượng giáo dục đào tạo thông qua số lượng người tốt nghiệp trên 1000 người dân. Số lượng người tốt nghiệp trên 1000 người dân càng cao thì trình độ dân trí càng cao.
Cơ cấu đào tạo giữa các ngành nghề
Khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
Sự duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
- Tình hình chính trị trong nước và trên thế giới. Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đi du lịch. Tình hình chính trị có ổn định thì con người mới có thể có nhu cầu đi du lịch. Bởi vì nhu cầu du lịch là nhu cầu cấp cao nó sẽ không xuất hiện khi các nhu cầu thấp hơn nó chưa đước thoả mãn, trong đó có nhu cầu về an toàn. Chính trị mà không ổn định thì an ninh sẽ không tốt, khách du lịch sẽ bị đe doạ về nhiều mặt vì vậy họ sẽ không đi du lịch ở những nước đó và ngược lại .
Để có được sự hoà bình , ổn định trên toàn thế giới thì mọi quốc gia phải cố gắng giải quyết những mâu thuẫn bằng con đường đàm phán, tránh tình trạng chạy đua vũ trang giữa các quốc gia.
- Điều kiện phát triển giao thông : một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch đó là sự phát triển về mạng lưới giao thông. Giao thông càng phát triển thông xuất thì viếc đi lại của con người càng thuân tiện thì họ sẽ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều . Khi phương tiện giao thông càng hiện đại, tiện nghi thì con người càng cảm thấy thoải mái và ngược lại. Như vậy, sự phát triển của hệ thống đường, phương tiên giao thông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đi du lịch của con người.
Những nhân tố ảnh hưởngđến cung du lịch.
- Tình hình kinh tế của đất nước.
- Du lịch là một ngành trong nền kinh tế vì vậy mà nó cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế . Khi nền kinh tế phát triển thì có nhiều các cơ sở cung cầp du lịch phát triển . Kinh tế tăng trưởng ổn định , tỷ lệ lạm phát thấp thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm đầu tư nói chung và đầu tư vào ngành du lịch nói riêng.
- Tình hình phát triển của một nền kinh tế được đo bằng một số chỉ tiêu sau:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP
+ Tỷ trọng sản xuất ra tư liệu sản xuất trong tổng số sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trong nền kinh tế.
+ Tình hình cán cân thanh toán quốc tế.
+ Tỷ trọng người dân trong độ tuổi lao động
- Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một trong những điều kiện rất quan trọng để phát triển cung du lịch, là điều kiện cần phải có thì mới phát triển du lịch được. ở đâu không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển ngành du lịch được.
Tài nguyên du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố : khí hậu, địa hình, nguồn nước, nguồn động thực vật...
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di sản lịch sử và di sản văn hoá.
Ngoài những nhân tố ở trên ảnh hưởng đến cung du lịch còn các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến cung du lịch như: Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách bao gồm điều kiện về tổ chức, điều kiện về kỹ thuật, điều kiện về kinh tế...
Cơ sở thực tiễn .
1. Lượng khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 2001 đến tháng 10/2001.
* Lượng khách quốc tế nhập vào Thành phố Hồ Chí Mình trong 6 tháng đầu năm 2001 ( từ 13/12/2000 đến 12/06/2001 ).
Đơn vị: lượt người
Tổng số khách quốc tế đến: 616183
Phân theo cửa khẩu :
_ Đường hàng không: 543963
_ Đường biển : 11240
_ Đường bộ: 60980
Tổng 616183
Đối tượng:
_ Người nước ngoài: 444383
_ Người Việt Nam : 171802
Tổng 616183
Khách nước ngoài phân theo mục đích:
_Du lịch: 334216
_Kinh doanh: 86354
_ Mục đích khác: 23811
Tổng 444383
Tổng khách nước ngoài phân theo quốc tịch:
_Anh : 20264
_ Pháp: 20311
_ Nhật: 81285
_Đài loan: 89295
_ Trung Quốc: 11685
_Hồng Kông: 4426
_ Thái Lan: 8457
_Mỹ: 27292
_ Hàn Quốc; 29422
_ Đức: 8250
_ Quốc tịch khác: 143696
Tổng 444383
Kết quả hoạt động cuả ngành du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năn 2001 đã khẳng định sự tăng khả quan so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 616183 lượt tăng 15,2% và đạt 49,3% kế hoạch năm 2001. Hoạt động lữ hành quốc tế tăng khá với 616183 lượt trong đó có 444381lượt khách nước ngoài tăng 17,4% và 171802 lượt khách việt kiều tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ khách Đai Loan giảm 4,4% (đạt 89295 lượt) hầu hết các thị trường khách trọng điểm đều tăng, trong đó thị trường khách châu á tăng nhanh với khách Nhật dẫn đầu 81285 lượt tăng 40,5%, tiếp là khách Hàn Quốc 29422 lượt tăng 40%, khách Thái Lan 8475 lượt tăng 29,3%, khách Trung Quốc 11685 lượt tăng 35,9% . Ngoài ra, cùng là một nghi nhận đáng mừng là khách du lịch các nước Anh và Pháp đều tăng 7% sau một thời gian chững lại và thị trường Mỹ bước đầu đã có kết quả khả quan với 27292 lượt khách tăng 68% . Riêng thị trường khách Mỹ với những bước khởi động trở lại của hiệp định thương maị Việt _ Mỹ đã giúp một số khách sạn trong đó có Newworld nhộn nhịp khách nước này, không ít trong số đó là khách thương nhân đang chuẩn bị cho quan hệ kinh tế giữa hai bên, trong đó có du lịch và hàng không.
Từ số liệu ở trên ra thấy với 616183 lượt khách quốc tế vào thành phố trong 6 tháng đầu năm 2001.Nếu phân theo cửa khẩu (hay là phương tiện)thì trong có 11244lượt chiếm 1,82%, khách quốc tế đi theo đường bộ là 60980 lượt chiếm 9,9%.Như vậy nếu phân theo phương tiện đi lại thì khách quốc tế đi bằng đường hàng không có tỷ trọng cao nhất và chênh lẹch quá xa so với các phương tiện khác.
Ta có thể biểu thị tỷ trọng phần trtăm của khách quốc tế theo biểu đồ dưới đây (biểu đồ 1).
Biểu đồ phần trăm theo phương tiện của khách quốc tế vào TP HCM 6 tháng đầu năm 2001
1,82%
9,9%
88,28%
Biểu đồ 1
Nếu ta phân lượng khách quốc tế theo đối tượng thì trong 616183 lượt khách quốc tế vào quốc tế thì có 444381 lượt là người nước ngoài chiếm 72,18% , có 171802 lượt khách là việt kiều chiếm 27,82%. Như vậy, ta có thể biểu thị tỷ trọng phần trăm của khách quốc tế theo biểu đồ 2 như sau.
Biểu đồ phần trăm theo đối tượng khách quốc tế
vào TP HCM 6 tháng đầu năm 2001
27,82%
72,18%
Biều đồ 2
Trong 444381 lượt khách nước ngoài nếu ta phân theo mục đích thì có 334216 lượt khách nước ngoài đi với mục đích du lịch chiếm 75,2%, có 86354 lượt khách nước ngoài đi với mục đích kinh doanh chiếm 19,43%, có 23811 lượt khách nước ngoài vào thành phố với mục đích khác chiếm 5,37% .
Như vậy, lượng khách nước ngoài vào thành phố vơi mục đích du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất và có khoảng cách khá xa so với mục đích kinh doanh và mục đích khác .
Ta có thể biểu diễn trên biểu đồ 3 sau đây.
Biểu đồ phần trăm theo mục đích của người nước ngoài vào TP HCM sáu tháng đầu năm 2001.
19,43%
75,2%
5,37%
Biều đồ 3
Nếu ta chia khách nước ngoài vào thành phố theo quốc tịch thì ta thấy về số lượng khách Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao nhất 89295 lượt trong tổng số 444381 lượt khách nước ngoài chiếm 20,29% , sau đó là khách Đài Loan 81285 lượt chiếm 18,29% , khách Trung Quốc là 11685 lượt chiếm 2,63% , khách Hàn Quốc là 29422 lượt chiếm 6,62% , khách Anh là 20264 lượt chiếm 4,56% , khách Pháp là 20311 lượt chiếm 4,57% ,khách Hông Kông là 4426 lượt chiếm 0,99%,khách Thái Lan là 8457 lượt chiếm 1,9%, khách Mỹ là 27292 lượt chiếm 6,14% tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái,khách Đức là 8250 lượt chiếm 1,86%, quốc tịch khác là 143696 lượt chiếm 32,34% .
Qua phân tích ở trên ta thấy đối với thị trường khách du lịch châu á chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhất là khách Nhật Bản. Do đó thị trường châu á là rất quan trọng với sự phát triển ngành du lịch. Sau đó đến khách Anh và Pháp. Đặc biệt với thị trường Mỹ 27292 lượt nó chiếm tỷ trọng khá cao và là thị trường đầy tiềm năng của ngành du lịch Việt nam trong thời gian tới và nhất là khi hiệp định thương mại Viêt_ Mỹ đã được ký kết.
*.Lượng khách quốc tế nhập vào Thành phố Hồ Chí Mình trong tháng 7
năm 2001 ( từ 13/06/2001 đến 12/07/2001 ).
Đơn vị tính: lượt người
Tháng7/2000 Tháng7/2001 So sánh
Tổng số khách quốc tế đến 91056 100445 10.3%
Phân theo cửa khẩu
_Đường hàng không 81040 89396 10.3%
_Đường biển
_Đường bộ 10016 11049 17.8%
Phân theo đối tượng
_Người nước ngoài 56987 67131 17.8%
_ Việt kiều 34069 33314 -2.2%
Phân theo mục đích
_Du lịch 41901 49141 17.3%
_ Kinh doanh 12088 14033 16.1%
_ Mục đích khác 2998 3957 32.4%
Phân theo quốc tịch
_Anh 2362 2354 -3.4%
_ Pháp 1961 2007 2.3%
_ Nhật Bản 8567 13745 60.5%
_ Đài Loan 15255 13746 -10%
_ Trung Quốc 1362 1569 15.2%
_ Hông Kông 163 172 5.5%
_Thái Lan 1032 1718 66.5%
_ Mỹ 2165 3171 46.5%
_ Hàn Quốc 4677
_ Đức 752
_ Quốc gia khác 23211
(Nguồn: sở du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh)
Theo số liệu trên cho thấy lượng khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh trong tháng 7 là 100445 lượt tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2000. Trong số đó có 67131 là người nước ngoài chiếm tăng 17,8% và 33314 là lượt khách việt kiều giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu phân theo cửa khẩu thì ta thấy khách đi theo đường biển trong tháng 7 là không có , khách đi theo đường hàng không là89369 chiếm 89% tăng 10,3% và khách đi theo đường bộ là 10016 lượt chiếm 11% tăng 10,3% .
Ta có biểu đồ sau
Biểu đồ thị phần của khách quốc tế vào thành phố HCM tháng 7 năm 2001 theo cửa khẩu.
11%
89%
Biểu đồ 4
Nếu phân theo đối tượng thì trong tổng số 100445 lượt khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì có 67131 lượt là người nước ngoài chiếm 66,8% tăng 17,8%, và 33314 lượt khách là người Việt kiều chiếm 33,2% giảm 2,2%. (biểu đồ 5)
Biểu đồ thị phần của khách quốc tế vào TP HCM
tháng 7 năm 2001 theo đối tượng
66,8%
32,2%
Biểu đồ 5
Nếu phân theo mục đích thì trong tổng số 67131 lượt khách nước ngoài thì có 49141 lượt với mục đích du lịch chiếm 73,2% tăng 17,3% , có14033 lượt khách là đi với mục đích kinh doanh chiếm 20,9% tăng 16,1% và3957 lượt khách đi với mục đích khác chiếm5,9% tăng 32,4% so với vùng kỳ năm ngoái. Ta có thể biểu thị trên biểu đồ 6:
Biểu đồ thị phần của khách quốc tế vào TP HCM
tháng 7 năm 2001 theo mục đích
20,9%
73,2%
5,9%
Biểu đồ 6
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy nếu phân theo mục đích của người nước ngoài vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì tất cả các mục đích đều tăng.
Khách nước ngoài phân theo quốc tịch ta thấy : lượng khách Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 20,5% tăng 60,5%, lượng khách Đài Loan chiếm 20,47% giảm 10%, lượng khách Hàn Quốc chiếm 6,79%, lượng khách Anh là 2354 lượt chiếm 3,5% giảm 3,4%, lượng khách Pháp là 2007 lượt chiếm 2,99% tăng 2,3 %, lượng khách Mỹ có 3171 lượt chiếm 2,98% tăng 46,5%,lượng khách Thái Lan có 1718 lượt tăng 66,5%, lượng khách Hông Kông có 172 lượt chiếm 0,25% tăng 5,5%, lượng khách Đức chiếm 1,12 % và 34,57% là mang các quốc tịch khác trên thế giới.
Như vậy, khách Nhật Bản, Đài Loan vẫn chiếm thị phần lớn nhất. Đối với khách Anh tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giữ được thị phần ổn định. Đặc biệt là khách Mỹ và Thai Lan có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và chiếm thị phần đáng kể trên thị trường du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh.
*. Lượng khách quốc tế nhập vào Thành phố Hồ Chí Mình trong tháng 8
năm 2001 ( từ 13/07/2001 đến 12/08/2001 ).
Đơn vị tính: lượt người
Tháng7/2000 Tháng7/2001 So sánh
Tổng số khách quốc tế đến 110560 124170 12.3%
Phân theo cửa khẩu
_Đường hàng không 98286 113919 15.9%
_Đường biển 113
_Đường bộ 12161 10251 -15.78%
Phân theo đối tượng
_Người nước ngoài 76055 87995 15.7%
_ Việt kiều 34505 36175 4.8%
Phân theo mục đích
_Du lịch 56405 64638 14.5%
_ Kinh doanh 15420 17291 12.1%
_ Mục đích khác 4230 6066 43.4%
Phân theo quốc tịch
_Anh 4038 3509 -13.1%
_ Pháp 3702 4450 20.2%
_ Nhật Bản 10666 19360 81.5%
_ Đài Loan 16552 16877 1.7%
_ Trung Quốc 1993 2478 24.3%
_ Hông Kông 3832 237 -93.8%
_Thái Lan 1459 1813 14.3%
_ Mỹ 2628 3956 50.5%
_ Hán Quốc 7001
_ Đức 1123
_ Quốc gia khác 27231
Nguồn: sở du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu trên cho thấy lượng khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh trong tháng 8 là 124170 lượt tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2000.
Nếu phân theo cửa khẩu thì ta thấy khách đi theo đường hàng không là 113919 chiếm 91.7% tăng 15.9% và khách đi theo đường bộ là 10251 lượt chiếm 8.3% giảm 15.7% .
Ta có biểu đồ sau( biểu đồ 7)
Biểu đồ thị phần khách quốc tế vào TP HCM tháng 8 năm 2001 theo cửa khẩu
8,3%
91,7%
Biểu đồ 7
Nếu phân theo đối tượng thì trong tổng số 124170 lượt khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì có 87995 lượt là người nước ngoài chiếm 70,8% tăng 15,9%, và 36175 lượt khách là người Việt kiều chiếm 29.2% giảm 15.7%. (biểu đồ 8)
Biều đồ khách quốc tế vào TP HCM tháng 8/2001 phân theo đối tượng.
70,8%
29,2%
Biểu đồ 8
Nếu phân theo mục đích thì trong tổng số 87995 lượt khách nước ngoài thì có 64638 lượt với mục đích du lịch chiếm 73,45% tăng 14.6% , có 17291 lượt khách là đi với mục đích kinh doanh chiếm 19.65% tăng 12.1% và 6066 lượt khách đi với mục đích khác chiếm 6,9% tăng 43,4% so với vùng kỳ năm ngoái. Ta có thể biểu thị trên biểu đồ 9:
6,9%
Biểu đồ khách nước ngoài vào TP HCM tháng 8 năm 2001 theo mục đích
73,45%
19,65%
Biểu đồ 9
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy nếu phân theo mục đích của người nước ngoài vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì tất cả các mục đích đều tăng.
Khách nước ngoài phân theo quốc tịch ta thấy : lượng khách Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 22,% tăng 81.5%, lượng khách Đài Loan chiếm 19.13% tăng 1.7%, lượng khách Anh là 3509 lượt chiếm 3,99% giảm 13,1%, lượng khách Pháp là 4450 lượt chiếm 5.06% tăng 20,2 %, lượng khách Mỹ có 3956 lượt chiếm 4.5% tăng 50,5%, lượng khách Thái Lan có 1813 lượt tăng 24.3%, lượng khách Hông Kông có 237 lượt chiếm 2.06% tăng 24.3%, lượng khách Đức chiếm 1,23 % và là mang các quốc tịch khác trên thế giới.
Như vậy, khách Nhật Bản, Đài Loan vẫn chiếm thị phần lớn nhất. Đối với khách Anh tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giữ được thị phần ổn định. Đặc biệt là khách Mỹ và Thai Lan có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và chiếm thị phần đáng kể trên thị trường du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh.
*. Lượng khách quốc tế nhập vào Thành phố Hồ Chí Mình trong tháng 9
năm 2001 ( từ 13/08/2001 đến 12/09/2001 ).
Đơn vị tính: lượt người
Tháng9/2000 Tháng9/2001 So sánh
Tổng số khách quốc tế đến 75619 83215 10%
Phân theo cửa khẩu
_Đường hàng không 65902 74035 12.3%
_Đường biển 26
_Đường bộ 9717 9154 -5.8%
Phân theo đối tượng
_Người nước ngoài 59499 67185 12.9%
_ Việt kiều 16120 16030 -0.6%
Phân theo mục đích
_Du lịch 43130 48871 13.3%
_ Kinh doanh 13033 14169 8.7%
_ Mục đích khác 3336 4145 24.4%
Phân theo quốc tịch
_Anh 2541 1914 -24.8%
_ Pháp 2253 2290 1.6%
_ Nhật Bản 12567 19381 54.2%
_ Đài Loan 13475 10995 -18.4%
_ Trung Quốc 1711 1942 13.5%
_ Hông Kông 213 121 -43.2%
_Thái Lan 1241 1215 -2.1%
_ Mỹ 1604 2337 45.7%
_ Hán Quốc 4704
_ Đức 830
_ Quốc gia khác 3142
Nguồn: sở du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu trên cho thấy lượng khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh trong tháng 9 là 83251 lượt tăng 10% so với cùng kỳ năm 2000.
Nếu phân theo cửa khẩu thì ta thấy khách đi theo đường hàng không là 74035 chiếm 88.9% tăng 12.3% và khách đi theo đường bộ là 9154 lượt chiếm 11.07% giảm 5.8% ,khách quốc tế đi theo đường biển là 26 lượt chiếm 0.03%.
Ta có biểu đồ sau( biểu đồ 10)
Biểu đồ phần trăm của khách quốc tế vào TP HCM tháng 9 năm 2001 theo cửa khẩu
11,07%
88,9%
Biểu đồ 10
Nếu phân theo đối tượng thì trong tổng số 83215 lượt khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì có 67185 lượt là người nước ngoài chiếm 80.7% tăng 12.9%, và 16030 lượt khách là người Việt kiều chiếm 19.3% giảm 0.6%. (biểu đồ 11).
Biểu đồ khách quốc tế vào TP HCM tháng 9 năm 2001 theo đối tượng
19,3%
80,7%
Biểu đồ 11
Nếu phân theo mục đích thì trong tổng số 67185 lượt khách nước ngoài thì có 48871 lượt với mục đích du lịch chiếm 72.7% tăng 13.3% , có 14169 lượt khách là đi với mục đích kinh doanh chiếm 21.08% tăng 8.7% và 4145 lượt khách đi với mục đích khác chiếm 6.22% tăng 24.3% so với vùng kỳ năm ngoái. Ta có thể biểu thị trên biểu đồ 12:
Biểu đồ phần trăm của khách nước ngoài vào TP HCM tháng 9 năm 2001 theo mục đích
6,22%
72,7%
21,08%
Biều đồ 12
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy nếu phân theo mục đích của người nước ngoài vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì tất cả các mục đích đều tăng.
Khách nước ngoài phân theo quốc tịch ta thấy : lượng khách Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 28.85% tăng 54.2%, lượng khách Đài Loan chiếm 16.4% giảm 18.4%, lượng khách Anh là 1914 lượt chiếm 2.85% giảm 24.8%, lượng khách Pháp là 2290 lượt chiếm 3.4% , lượng khách Mỹ có 2337 lượt chiếm 3.48% tăng 45.7%, lượng khách Trung Quốc có 67185 lượt tăng 13.5%, lượng khách Hông Kông có 1213 lượt chiếm 0.18% giảm 43.2%, lượng khách Đức đạt 830 chiếm 1,23 % và 21456 lượt khách mang các quốc tịch khác trên thế giới chiếm 31.9%.
Như vậy, thị trường khách nước ngoài trong thàng 9 là thị trường khách Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan.
*. Lượng khách quốc tế nhập vào Thành phố Hồ Chí Mình trong tháng 10 năm 2001 ( từ 13/09/2001 đến 12/10/2001 ).
Đơn vị tính: lượt người
Tháng10/2000 Tháng10/2001 So sánh
Tổng số khách quốc tế đến 71397 79023 10.7%
1.Phân theo cửa khẩu
_Đường hàng không 64406 69462 7.8%
_Đường biển 765 868 13.5%
_Đường bộ 6226 8693 40%
2.Phân theo đối tượng
_Người nước ngoài 58066 65545 12.9%
_ Việt kiều 13331 13478 1.1%
3.Phân theo mục đích
_Du lịch 42356 49056 15.8%
_ Kinh doanh 13165 13052 -0.8%
_ Mục đích khác 1545 3437 35%
Phân theo quốc tịch
_Anh 2583 2451 -5.1%
_ Pháp 1744 2074 18.9%
_ Nhật Bản 12038 16046 33.3%
_ Đài Loan 15228 12803 -16%
_ Trung Quốc 1686 2142 27%
_ Hông Kông 163 124 -24%
_Thái Lan 1021 1200 17.5%
_ Mỹ 2555 2867 12.2%
_ Hán Quốc 3847
_ Đức 895
_ Quốc gia khác 21096
Nguồn: sở du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu trên cho thấy lượng khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh trong tháng 10 là 79023 lượt tăng 10.7% so với cùng kỳ năm 2000.
Nếu phân theo cửa khẩu thì ta thấy khách đi theo đường hàng không là 69462 chiếm 87.8% tăng 7.8% và khách đi theo đường bộ là 8693 lượt chiếm 12.09% tăng 40% ,khách quốc tế đi theo đường biển là 868 lượt chiếm 0.11% tăng 13.5% so với cùng kỳ năm ngoái .
Ta có biểu đồ sau( biểu đồ 13)
Biểu đồ phần trăm lượng khách quốc tế vào TP HCM tháng 10 năm 2001 theo cửa khẩu
12,09%
87%
Biều đồ 13
Nếu phân theo đối tượng thì trong tổng số 79023 lượt khách quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh thì có 65545 lượt là người nước ngoài chiếm 82.9% tăng 12.9%, và 13478 lượt khách là người Việt kiều chiếm 17.1% tăng 1.1%. (biểu đồ 14).
Biểu đồ phần trăm khách quốc tế vào Tp HCM tháng 10 năm 2001 theo đối tượng
17,1%
82,9%
Biểu đồ 14
Nếu phân theo mục đích thì trong tổng số 65545 lượt khách nước ngoài thì có 49056 lượt với mục đích du lịch chiếm 74.8% tăng 15.8% , có 13052 lượt khách là đi với mục đích kinh doanh chiếm 19.9% giảm 0.8% và 3437 lượt khách đi với mục đích khác chiếm 5.3% tăng 35% so với vùng kỳ năm ngoái. Ta có thể biểu thị trên biểu đồ 15:
5,3%
Biểu đồ phần trăm khách nước ngoài vào Tp HCM tháng 10 năm 2001 theo mục đích
74,8%
19,9%
Biều đồ 15
Khách nước ngoài phân theo quốc tịch ta thấy : lượng khách Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 24.48% tăng 33.3%, lượng khách Đài Loan chiếm 12803% chiếm 19.53% giảm 16%, lượng khách Anh là 2451 lượt chiếm 3.74% giảm 5.1%, lượng khách Pháp là 2074 lượt chiếm 3.16% , lượng khách Mỹ có 2555 lượt chiếm 5.86% , lượng khách Trung Quốc có 2142 lượt chiếm 3.27% tăng 27%, lượng khách Hông Kông có 124 lượt chiếm 0.19% giảm 24%, lượng khách Đức đạt 895 lượt chiếm 0.17% lượng khách Thái Lan là 1200 lượt chiếm 1.83% tăng 17.5, lượng khách Hàn Quốc là 3847 chiếm 5.86% và 21069 lượt khách mang các quốc tịch khác trên thế giới chiếm 32.2%.
Như vậy, trong tháng 10 lượng khách Đài Loan đã giảm mạnh,khách Nhật Bản vẫn giữ đước mức tăng trưởng cao.
Đánh giá.
Qua sự nghiên cứu các tiêu chí ở trên ta có thể đánh giá chung về sự phát triển thị trường khách du lịch quốc tế vào Thành Phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 2001 như sau:
Về số lượng: từ đầu năm đến nay lượng khách du lịch vào Thành Phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng, trung bình 10%/tháng so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường khách đi bằng đường hàng không là thị trường quan trọng nhất nó chiếm thị phần cao, có khả năng chi tiêu cao nhất, có khả năng lưu trú cao nhất, có tốc độ tăng đều qua các tháng. Khách du lịch đi bằng đường bộ và đường biển cũng tăng cả về thị phần và số lượng tuy nhiên đây vẫn là thị trường có khả năng chỉ tiêu thấp, ngày lưu trú ngắn...nó đóng góp vào tổng doanh thu của ngành du lịch là không cao.
Sự biến động của thị trứờng này ảnh hưởng rất nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh .
Về đối tượng, thị trường khách du lịch là người nước ngoài có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các tháng trong năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000. Khách Việt kiều có tháng tăng,có tháng giảm nhưng sự tăng giảm đó không lớn và không ảnh hưởng đáng kể .
Về mục đích, thị trường khách tham quan du lịch thuần tuý là thị trường có thị phần lớn nhất, có ngày lưu trú dài nhất, có khả năng chi trả tương đối cao. Thị trường này phát triển ổn định và hiệu quả, đóng góp phần lớn cho tổng thu nhập của ngành. Thị trường khách thương mại (hay kinh doanh) chiếm thị phần thấp, có ngày lưu trú thấp nhưng đây lại là thị trường có khả năng chi tiêu cao nhất, có khả năng đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập toàn ngành du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh , thị trường này phát triển ổn định.
Về quốc tịch,thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng cao, ổn định,có khả năng chi tiêu cao ( có thể nói là thị trường phát triển bền vững )
Thị trường Trung Quốc có tốc độ tăng cao, ổn định ( cũng có thể nói là phát triển bền vững) nhưng đây lại là thị trường có mức chi tiêu thấp, có ngày lưu trú thấp... nên hiệu quả về kinh tế từ thị trường này không cao.
Thị trường khách Anh và Đài Loan đang có xu hướng giảm. Đáng kể đến là khách Đài Loan vì đây là thị trường có thị phần cao của ngành du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh .
Thị trường Pháp,Mỹ, Thái Lan và Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định.
ảnh hưởng của vụ tấng công khủng bố tại Mỹ tới ngành du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh .
Tuần lễ đầu tiên sau vụ tấn công, khách quốc tế vào thành phố đạt 16792 lượt (giảm 14,9%), trong tuần lễ thứ hai đạt 17951 lượt ( giảm 8,9 %) so với tuần lễ trước biến cố .
Về tỷ lệ, khách Mỹ giảm nhiều nhất.Tuy nhiên, con số tuyệt đối thì không cao lắm, lần lượt trong hai tuần là 39,7%( giảm 267 lượt ) và 36,4% (giảm 245 lượt) so với tuần lễ trước đó.
Thị trường khách châu âu nói chung đều đi xuống. Đáng chú ý nhất là khách Pháp, vốn là thị trường truyền thống đã giảm mạnh ,tuân lễ đầu giảm 24,9%,tuân sau40%.Tương tự là khach Đức, thị trường đang có triển vọng tốt, giảm 17,9% và 23,2%. Một thị trường mới mở và bắt đầu khởi sắc là khách Israel, nay thì không còn một du khách nào.
Thiệt hại lơn nhất là thị trường khách Nhật, vì tuy chỉ giảm khoảng 13,3%,nhưng khách Nhật vốn được xem là nguồn khách chính của Thành Phố Hồ Chí Minh, đang ở mức 19000 lượt /tháng, nên con số quả là không nhỏ.
Vấn đề không dừng lại ở những sa sút của thàng 9. Nhiều công ty lữ hành quốc tế và khách sạn cao cấp chuyên về khách Bắc Mỹ, Nhật và châu Âu ngày càng nhận thêm những thông báo huỷ hợp đồng TOUR hoặc lưu trú, thoạt đầu chỉ trong tháng 9, tháng 10, nhưng nay đã vươn đến cuối năm.Đến cuối tháng 9,những doanh nghiệp này đã có từ 30 đến 50% số hợp đồng với các thị trường trên bị huỷ. Bên cạnh ám ảnh về nạn không tặc, khủng bố, khách châu âu còn thêm nỗi sợ phải bay ngang qua các nước hồi giáo như: Thổ nhỹ kỳ,afghanistan,Pakistan, sợ nếu chiến tranh xảy r._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28829.doc