Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam

Lời Mở đầu Trong quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào thị trường khu vực và thế giới, trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang nỗ lực hoà nhập vào nhịp độ phát triển của kinh tế thế giới bằng các chính sách mở cửa, đẩy mạnh xuất khẩu. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước đi lên nhờ các thế mạnh căn bản của mình, trong đó sản lượng chè xuất khẩu tăng với tốc độ khá mạnh đã đóng góp thực hiện các chương trình lớn của

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất nước. Nhu cầu tiêu dùng chè đang trở thành một xu hướng chủ yếu trên thế giới và ngày càng có nhiều ưu điểm của sản phẩm đồ uống. Do vậy, việc hoà nhập và mở rộng thị trường chè Việt Nam vào thị trường chè thế giới là một đòi hỏi cấp thiết, góp phần tạo cơ sở để phát huy năng lực xuất khẩu chè, thiết lập uy tín và tạo chỗ đứng cho các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay ngành chè của Việt Nam còn có nhiều hạn chế nhất là trong xuất khẩu chè như: chất lượng mặt hàng xuất khẩu; chè xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên lợi nhuận thu lại nhỏ hơn nhiều so với tiềm năng và lợi thế của ngành chè. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tín nhiệm của khách hàng nước ngoài và làm giảm sút thị phần tiêu thụ so với các nước xuất khẩu chè khác. Ngoài ra tình trạng phân tán, thiếu sự quản lý ở tầm vĩ mô trong bối cảnh các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nên các nhà kinh doanh xuất khẩu chè nước ta vấp phải không ít khó khăn về vốn, sự biến động giá cả và sự cạnh tranh không cân sức với các công ty nước ngoài. Tổng Công ty chè Việt Nam là một Tổng Công ty đầu ngành của cả nước về sản xuất và xuất khẩu chè cũng không tránh khỏi những vướng mắc đó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu chè. Bằng những kiến thức cơ bản về kinh tế cùng với thời gian thực tập tại Tổng Công ty chè Việt Nam và thông qua tài liêụ nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005” với mong muốn nhằm củng cố thêm kiến thức đã học và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam Luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu chè. Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001- 2005. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc sỹ Vũ Cương, cô Trần Thị Minh Châu đã hết sức tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Bam giám đốc và các cán bộ làm việc tại Tổng Công ty chè Việt Nam đặc biệt cán bộ phòng Kế hoạch- Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Tổng Công ty. Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến của các thầy, cô giáo, các cô chú anh chị phụ trách cùng bạn đọc để bài viết này được hoàn thiện hơn. Chương I lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu chè I. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè 1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế - Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Các nước tham gia thương mại quốc tế đều chịu sự chi phối chung của các quy luật kinh tế. Hiểu rõ các quy luật này là một điều rất cần thiết để xác định chính xác hướng đi cho xuất khẩu của Việt Nam. 1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Cuối thế kỷ 17 các nhà trọng thương coi thương mại là hành vi tước đoạt lẫn nhau vì theo họ thương mại không tạo ra của cải, khi người này được lợi thì người kia phải chịu thiệt. Giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 18 các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã nêu ra các lý thuyết về lợi ích của thương mại quốc tế dựa vào sự chuyên môn hoá của mỗi quốc gia. Năm 1776 trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc”, Smith đã bác bỏ quan niệm sai lầm coi thương mại là quan hệ “được – mất”. Ông lập luận “Điều gì là thận trọng trong các quản lý một gia đình thì ít khi trở thành thiếu khôn ngoan trong các điều hành một vương quốc lớn. Nếu nước ngoài có thể cung cấp cho chúng ta một hàng hoá rẻ hơn chúng ta làm, thì tốt nhất chúng ta nên mua chúng bằng một phần sản lượng của những kỹ nghệ mà chúng ta có”. Cơ sở của lập luận này là các quốc gia có hiệu quả khác nhau trong việc sản xuất các sản phẩm khác nhau. Vào khoảng thời gian đó, Anh trở thành nước sản xuất hàng dệt hiệu quả nhất thế giới nhờ vào sự kết hợp những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và kinh nghiệm tích luỹ được trong quá khứ. Trong khi đó Pháp lại sản xuất rượu vang hiệu quả nhất thế giới. Vì vậy, Anh có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hàng dệt và Pháp có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất rượu vang. Mỗi quốc gia có một lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà nó hiệu quả hơn một quốc gia khác trong sản xuất sản phẩm đó. Theo Smith, các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hoá này sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài sản xuất hiệu quả hơn. Lý thuyết này cho rằng, Anh nên chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu hàng dệt và Pháp nên chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu rượu vang, Anh có thể có tất cả rượu vang mà họ cần bằng việc bán hàng dệt sang Pháp và mua rượu vang từ Pháp. Các quốc gia không nên sản xuất những hàng hoá mà họ có thể mua được với giá rẻ hơn từ nước ngoài. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau. ở đây, Smith đã thể hiện một cách nhìn mới về thương mại, đó là kiểu quan hệ hai bên cùng có lợi. Để làm sáng tỏ luận điểm này, chúng ta xem ví dụ sau: Giả sử có 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam cùng bỏ ra 100 giờ lao động cho mỗi sản phẩm gạo và than thu được kết quả như sau: Việt Nam sản xuất được 100 tấn gạo và 200 tấn than. Nhật Bản sản xuất được 80 tấn gạo và 400 tấn than. Nếu không có thương mại quốc tế, sức sản xuất chung của 2 quốc gia là 180 tấn gạo và 600 tấn than với tổng chi phí lao động xã hội là 400 giờ. Khi đó ở Việt Nam một đơn vị gạo có thể đổi được 2 đơn vị than, ở Nhật Bản một đơn vị gạo đổi được 5 đơn vị than. Nhìn tổng quát Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, Nhật Bản có lợi thế về sản xuất than. Đó là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Nếu có giao thương quốc tế, Việt Nam có thể chuyên môn hoá sản xuất gạo, Nhật Bản sẽ sản xuất than khi đó với 200 giờ lao động ở Việt Nam sẽ tạo ra được 200 tấn gạo, còn ở Nhật Bản sẽ được 800 tấn than. Sức sản xuất của cả xã hội đã tăng được 20 tấn gạo và 200 tấn than so với không có sự chuyên môn hoá và thương mại quốc tế. Như vậy, trao đổi quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối đã làm tăng sức sản xuất chung của xã hội. Đó là cơ sở kinh tế để có thể tăng thêm lợi ích của các tác nhân tham gia vào quá trình thương mại quốc tế mà không cần có sự tước đoạt lẫn nhau như các nhà trong thương chủ nghĩa đã khẳng định. Ưu điểm của lý thuyết: Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của Chính Phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn. Thấy được tính ưu của chuyên môn hoá. Tuy nhiên lại đồng nhất hoá sự phân công lao động trong nước mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục tập quán. Hạn chế của lý thuyết: Dùng lý thuyết tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế giới ngày nay ví như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Lý thuyết này không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là “tốt nhất” tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi là “kém nhất “ tức là quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước. Liệu trong những trường hợp đó, các quốc gia có còn giao thương với nhau nữa không và lợi ích mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? Hay lại áp dụng chính sách “Bế quan toả cảng”? Ngày nay, đặc biệt mậu dịch giữa các nước phát triển với nhau nếu dùng lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì không thể giải thích nổi. Để làm được điều này phải nhờ tới quy luật lợi thế so sánh của Ricardo 1.2. Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo Ricardo đã đi xa hơn một bước trong việc khám phá ra cơ chế hình thành lợi ích của thương mại. Lý thuyết lợi thế so sánh của ông được trình bày trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”, cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thu được lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài. Học thuyết lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khái niệm năng suất lao động, chi phí cơ hội và lợi thế so sánh. Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình Ricardo đã đưa ra một số giả thiết: - Chỉ có hai quốc gia và chỉ có hai loại hàng hoá. - Chi phí vận chuyển bằng không. - Mậu dịch tự do. - Lao động có thể chuyển dịch hoàn toàn chỉ trọng một quốc gia nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia. - Chi phí sản xuất là cố định. - Lý thuyết tính giá trị bằng lao động. Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm). Và quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương. Trong trường hợp này, quốc gia thứ nhất có thế chuyên môn hoá và xuất khẩu sản phẩm họ không có lợi thế tuyệt đối so với nước kia, nhưng có lợi thế tuyệt đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ có lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối) và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ không có lợi thế so sánh). Có thể tóm tắt nguyên lý lợi thế tương đối của David Ricardo thông qua ví dụ sau: Giả sử 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam cùng chi ra 100 giờ lao động cho mỗi sản phẩm gạo và than thu được kết quả như sau: Nước Gạo Than Kết quả SX (Tấn) Chi phí sản xuất (giờ/tấn) Kết quả SX (Tấn) Chi phí SX (giờ/tấn) Việt Nam 100 1 400 0.25 Nhật Bản 80 1.25 200 0.5 Nội dung nguyên lý lợi thế tương đối được Ricardo phát biểu như sau: các nước cần lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hoá sản xuất theo công thức: Khi chi phí để sản xuất sản phẩm A của nước X so với đối tác nhỏ hơn chi phí sản xuất sản phẩm B cũng của nước đó so với đối tác thì nước đó thì nước X cần chọn sản phẩm A để chuyên môn hoá. Theo công thức trên, với số liệu ở ví dụ trên Việt Nam cần chọn sản phẩm than để chuyên môn hoá (vì 0.25/0.5 < 1/1.25) và Nhật Bản nên chọn sản phẩm gạo để chuyên môn hoá (vì 1.25/1 < 0.5/0.25). Nếu Việt Nam dành toàn bộ sức lao động để chuyên sản xuất than, còn Nhật Bản sản xuất gạo, thì sức sản xuất chung của xã hội sẽ là 160 tấn gạo và 800 tấn than. So với không chuyên môn hoá thì gạo bị hụt đi 20 tấn và than tăng lên 200 tấn. Quy 200 tấn than ra thành gạo theo tỷ lệ trao đổi hiện hành là 160/180 thì lượng 200 tấn than đó tương đương với 40 tấn gạo. Tức là sản xuất của xã hội tăng thêm hơn trước 20 tấn gạo. Như vậy quy luật lợi thế tương đối của Ricardo đã đi xa hơn Adam Smith ở chỗ chứng minh rằng tất cả các quốc gia đều có lợi khi giao thương với nhau bất kể là quốc gia đó có lợi thế tương đối hay không. Tuy nhiên vào thời kỳ đó Ricardo đã chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng để biện minh cho lý thuyết của mình, cụ thể là: - Trong chi phí sản xuất chỉ mới tính đến 1 yếu tố duy nhất đó là lao động. Còn các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai và cả trình độ của người lao động thì không được đề cập đến. Do đó không thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suất lao động của nước này lại cao (thấp) hơn so với năng suất lao động của nước khác. - Mặc dù học thuyết này có chứng minh được lợi ích của thương mại quốc tế, nhưng vẫn không xác định được tỷ lệ giao hoán quốc tế, tức là giá cả quốc tế, căn bản vẫn là hàng đổi hàng. - Mỗi sản phẩm đem trao đổi không chỉ phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra nó mà còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó ở trong nước. Ricardo đã không thấy điều này, ông chỉ chú ý đến cung mà không chú ý đến cầu đặc biệt là cầu trong nước. Do đó không xác định được giá cả tương đối của sản phẩm dùng để trao đổi giữa các nước với nhau 1.3. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố Heckscher- Ohlin Theo Ricardo thì nguồn gốc của lợi thế so sánh xuất phát từ sự khác biệt về năng suất lao động. Hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển, Eli Heckscher (1919) và Perti Olin (1933) đã đưa ra một cách giải thích mới về nguồn gốc của lợi thế so sánh. Theo hai ông, lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất mà hai ông đề cập đến là đất đai, lao động và tư bản. Sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất sẽ dẫn đến sự khác biệt về giá cả của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì giá cả của nó càng rẻ. Vì vậy, giá cả của những hàng hoá sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi dào sẽ rẻ hơn. Tương tự như Ricardo, Heckscher và Ohlin cho rằng thương mại là có lợi. Khác với Ricardo, cả hai giải thích các động thái thương mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất. Lý thuyết xây dựng với các giả thiết: - Tất cả các nguồn lực đều được sử dụng. - Chỉ có hai quốc gia, hai hàng hoá, hai đầu vào lao động và Tư bản. - Tất cả các quốc gia có năng suất lao động như nhau (công nghệ như nhau) - Các hàng hoá khác nhau về tỷ lệ kết hợp các yếu tố sản xuất. - Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển từ ngành này sang ngành khác nhưng không di chuyển được từ nước này sang nước khác. Mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất là cố định. - Nhu cầu không bị hạn chế. Lý thuyết này được tóm tắt với những nội dung chính: Để hiểu được vai trò của các nguồn lực trong thương mại, chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét tác động của nguồn lực đến khả năng sản xuất của một nước. Sự gia tăng cung ứng về một yếu tố sản xuất, chẳng hạn như đất đai, ở một nước sẽ chuyển dịch đường giới hạn khả năng sản xuất một cách thiên lệch: một sự tăng cung ứng về đất đai sẽ chuyển dịch đường giới hạn ra ngoài theo hướng sản xuất hàng hoá cần tập trung nhiều đất đai hơn là theo hướng sản xuất hàng hoá cần tập trung nhiều lao động. Do đó, các nước sẽ sản xuất tương đối có hiệu quả hơn những hàng hoá cần tập trung nhiều yếu tố mà nước đó có sự cung cấp tương đối dồi dào. Sự thay đổi về mức giá tương đối của hàng hoá có tác động mạnh đến thu nhập tương đối mà các nguồn lực khác nhau thu được. Một sự gia tăng ở mức giá của hàng hoá sử dụng nhiều đất đai sẽ nâng mức tiền thuê đất theo một tỷ lệ lớn hơn, trong khi trên thực tế hạ thấp mức lương xuống. Một nước mà có nguồn cung ứng một loại nguồn lực lớn hơn tương đối so với sự cung cấp các nguồn lực khác được coi là giàu có về nguồn lực. Mỗi nước sẽ có xu hướng sản xuất nhiều hơn một cách tương đối những hàng hoá sử dụng nhiều nguồn lực mà nước đó dồi dào. Kết quả này là cơ sở của lý thuyết thương mại Heckscher- Ohlin: các nước có xu hướng xuất khẩu hàng hoá cần tập trung nhiều yếu tố sản xuất mà họ có thể cung ứng tương đối dồi dào. Do những thay đổi về giá tương đối của hàng hoá có tác động mạnh đến thu nhập tương đối các yếu tố sản xuất, và do thương mại làm thay đổi mức giá tương đối, thương mại quốc tế có những tác động mạnh đến sự phân phối thu nhập. Những người sở hữu những yếu tố mà một nước có dồi dào sẽ được lợi từ thương mại, nhưng những người sở hữu các yếu tố khan hiếm sẽ chịu thiệt. Trong một mô hình được lý tưởng hoá, thương mại quốc tế sẽ dẫn đến việc san bằng mức giá các yếu tố sản xuất như lao động hoặc vốn giữa các nước. Trong thực tế, chúng ta không thấy có sự san bằng hoàn toàn mức các giá các yếu tố sản xuất, do có sự khác biệt rất lớn về các nguồn lực, những cản trở đối với thương mại và khác biệt quốc tế về công nghệ. Bằng chứng thực tế nhìn chung không ủng hộ ý kiến cho rằng sự khác biệt về nguồn lực là yếu tố quyết định mô thức thương mại. Thay vào đó, những khác biệt về công nghệ có lẽ đóng vai trò quan trọng, như chúng ta thấy trong mô hình Ricardo. Tuy nhiên, mô hình Heckscher- Ohlin vẫn có ích như là một phương pháp để phán đoán tác động của thương mại đến sự phân phối thu nhập. 1.4. Lợi thế cạnh tranh. Xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại vừa tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, song cũng là những thách thức về sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Về nguyên lý lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối được xem xét và đánh giá bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế, vì vậy nó thuần tuý ở dạng tiềm năng. Đối với một nước tiềm năng về tự nhiên được ví như “rừng vàng biển bạc” nhưng vẫn bị nghèo đói nếu không có giải pháp hữu hiệu để khai thác các tiềm năng đó. Vì vậy các tiềm năng cần được đặt trong mối quan hệ với các vấn đề chính trị, xã hội, đặc biệt là môi trường và chính sách kinh tế. Chỉ trên cơ sở khai thác một cách tổng hợp các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị bằng hệ thống các giải pháp hữu hiệu mới tạo ra lợi thế ở sức mạnh tổng hợp cao trong sản xuất và xuất khẩu. Đó là lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản – chè nói riêng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, lợi thế so sánh không thể tồn tại lâu dài, mà có sự thay đổi chuyển hoá nhanh qua các giai đoạn. Việc xác định lợi thế cạnh tranh đã xem xét tới khía cạnh trí tuệ trong khai thác các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, đó là các yếu tố động, có như vậy mới có các giải pháp chủ động khai thác lợi thế và tiềm lực của nền kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong đó đặc biệt là mặt hàng chè. Như vậy, có thể hiểu: “Lợi thế cạnh tranh là sự biểu hiện tính trội của mặt hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng”. Nét đặc trưng của lợi thế cạnh tranh được biểu hiện trên các mặt: chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, khối lượng và thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của nước này so với các nước khác trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn bao gồm hệ thống chính sách vĩ mô (thuế, tỷ giá, bảo hộ…), cơ chế vận hành và môi trường thương mại. Lợi thế cạnh tranh còn biểu hiện tính kinh tế của yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra của sản phẩm, nó bao gồm chi phí cơ hội và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng…với các đặc trưng trên có thể nói lợi thế cạnh tranh là những nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách lược của đất nước trong quá trình sản xuất, trao đổi và thương mại. Vấn đề khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản được biểu hiện rõ cả về logic và lịch sử. Nhưng làm thế nào để một nước, một vùng có thể vận dụng được các lợi thế so sánh của mình? 2. Xuất khẩu cây chè ở Việt Nam là phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam Từ nghiên cứu các lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có thể rút ra một số kết luận sau về việc vận dụng các lý thuyết trên vào sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam Thứ nhất: Trong điều kiện nông nghiệp Việt Nam từ nền nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải nhanh chóng vận dụng các lý thuyết về lợi thế so sánh để xác định hướng kinh doanh của mỗi vùng, mỗi địa phương cũng như trong từng doanh nghiệp, thậm chí trong từng đơn vị sản xuất kinh doanh. Bởi vì, chỉ trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, nông nghiệp Việt Nam mới chuyển sang sản xuất hàng hoá một cách vững chắc, từng bước thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới. Thứ hai: Việt Nam có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên…Các nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng tới thương mại quốc tế cũng rất rõ. Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa do chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ từ Bắc vào Nam, với một mùa đông lạnh ở Miền Bắc, khí hậu kiểu Nam á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, với khí hậu có tính chất trung gian chuyển tiếp ở vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể đa dạng hoá các loại cây nông sản khác trong đó có cây chè. Thêm vào đó tiềm năng độ ẩm trong năm cao hơn 80%, lượng mưa lớn (trung bình 1800-2000mm/năm) kết hợp nguồn nhiệt giàu có đây là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Như vậy với khí hậu nắng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn từ 8-12 độ C không những phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây chè mà còn tạo điều kiện cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Về đất đai, tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta là 10-11.5 triệu ha, trong đó gần 8 triệu ha cây trồng hàng năm và 2.3 triệu ha cây trồng lâu năm. Hiện nay Việt Nam chỉ mới sử dụng hết 65% quỹ đất nông nghiệp trong đó đất trồng hàng năm là 5.6 triệu ha, trồng cây lâu năm là 86 vạn ha, ngoài ra là 33 vạn ha đồng cỏ tự nhiên. Số đất có thể mở rộng thêm phần lớn là đất dốc đã bị xói mòn, thoái hoá. Diện tích đất này ở miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 45% tổng diện tích, ở vùng khu 4 cũ khoảng 35% tổng diện tích, vùng Tây Nguyên khoảng 76%và vùng đồng bằng Nam Bộ khoảng 34%. Diện tích đất này nếu được đầu tư cải tạo thì sẽ rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt cây công nghiệp dài ngày, trong đó có cây chè. Với chất lượng đất và chủng loại đa dạng phong phú kết hợp nguồn nhiệt, ẩm dồi dào sẽ là cơ sở tốt để phát triển cây chè. Không chỉ có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên mà Việt Nam còn có lợi thế về nguồn nhân lực. Với dân số 80% dân số sống bằng nghề nông có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi dào. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu người bước vào tuổi lao động trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn người, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, tận dụng những vùng đất có tiềm năng. Mặt khác, lao động nước ta rẻ, cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy lực lượng này thực sự đáp ứng nhu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất và xuất khẩu chè. Qua đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam thì cây chè hoàn toàn phù hợp với lợi thế đó, vì vậy Việt Nam là một vùng đất hứa với các nhà đầu tư quan tâm việc phát triển chè Thứ ba: Cần nhận thức rằng trong bối cảnh giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng cộng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng, những lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên và nhân công rẻ sẽ giảm dần. Vì vậy chúng ta không được ỷ lại vào những điều kiện đó. Cùng với việc xác định các tiềm năng và lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, cần phải nâng cao chất lượng nguồn lao động để tăng sức mạnh của lợi thế này, có như vậy các sản phẩm của Việt Nam mới thâm nhập và trụ lại ở thị trường nông sản thế giới với chất lượng cao, giá thành hạ 3. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân Về mặt nông nghiệp: Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay đã xác định được 16 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở trung du miền Bắc và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi) cây chè còn có ý nghĩa hơn đối với người nông dân: Thứ nhất: Những năm gần đây với việc triển khai giao đất và khoán vườn chè cho người lao động theo Nghị định 01-CP của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam để giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh vườn chè để đạt năng suất và chất lượng cao, ở trung du và miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập lúa nương trung bình 2-3 triệu/ha trong khi đó 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu/ha. Sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư ban đầu 1ha chè thu hoạch được bằng 3- 4 lần lúa nương. Điều này dẫn đến quyết định chuyển sang trồng chè thay vì trồng lúa nương trong nông dân Thứ hai: Nếu như người nông dân trồng chè sau khi sao thủ công có thể mang ngay ra chợ bán hoặc có người đến mua tận nhà và họ nhanh chóng có đủ tiền để chi tiêu thì tơ tằm, cao su, càphê lại không thể mang ra chợ để bán mà phải chờ khi sản xuất được một lượng lớn, như vậy là đã gây ứ đọng vốn và không thiết thực với người nông dân Thứ ba: Nếu so sánh với các mặt hàng nông sản có khối lượng lớn khác thì chè là mặt hàng có thị trường và giá cả ổn định nhất với mức dao động về giá ở thời điểm biến động cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình So với các ngành kinh tế công – nông nghiệp khác, chè cũng đã khẳng định được vị trí của mình. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra 1 thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái Về mặt kinh tế: Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chè là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 30 nước trên thế giới gồm: Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Thị trường trong nước đòi hỏi về chè cũng ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao, chủng loại và bao bì ngày càng đa dạng. Về mặt xã hội: Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. ở đây, cây chè gần gũi với từng gia đình, nó góp phần định canh định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, cây chè đã tạo ra công ăn việc làm cho 20 vạn lao động, ổn định đời sống cho 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông- công nghiệp- dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Về mặt y học: Nước chè từ xa xưa đến nay vẫn là thứ nước uống giải khát phổ biến nhất của nhân dân nước ta và trên thế giới. Uống nước chè chống được lạnh, khắc phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong những thời gian lao động căng thẳng về trí óc và chân tay. Chè còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ: chữa bệnh đường ruột như kiết lỵ, lợi tiểu (do teofilin. teobromin), kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo phì, chống được sâu răng và bệnh hôi miệng. Trong chè còn có nhiều vitamin C, B2, PP, K, E, F và các axitamin rất cần thiết cho cơ thể. Gần đây các hội nghị quốc tế về chè và sức khoẻ con người tại Calcutta (1993), Thượng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shiznoka (1996) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hoà sinh lý con người, ngoài giá trị đã biết về dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm, chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừa ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao hay bệnh tiểu đường, ngăn ngừa cholesterol tăng cao, chống lão hoá bằng cung cấp cho cơ thể con người chất chống ôxy hóa Về mặt đời sống, văn hoá: Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu “ trà tam, tửu tứ ”, ấm trà chén rượu rất quen thuộc với chúng ta. Nhấm nháp chút men rượu nồng, thưởng thức hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa thực dụng, vừa biểu hiện của “văn hoá uống trà” đòi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó lên thành một nghệ thuật uống trà. Chè còn là thứ nước uống tạo ra cho con người một nguồn cảm hứng cho văn thơ, nghệ thuật, hội hoạ, ca múa nhạc, điêu khắc…Trên thế giới đã hình thành nền văn hoá trà từ lâu đời, đẹp đẽ, sinh động và phong phú, với nhiều nét độc đáo của từng dân tộc ở Việt Nam đối với mỗi gia đình từ nông thôn đến thành thị chè vẫn giữ một vị trí quan trọng trong giao tiếp, cưới xin, ma chay, hội hề, lễ nghi, đình đám, bàn thờ tổ tiên. Chè còn là đề tài đầy thú vị trong văn hoá nghệ thuật. Tóm lại, có thể khẳng định được rằng: Chè loại cây công nghiệp dài ngày được trồng và chế biến trong nhiều năm qua đã không những đáp ứng nhu cầu về chè uống cho nhân dân mà xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Chè giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân trung du miền núi, vùng cao vùng xa và góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy việc phát triển sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam cũng như thế giới trong những năm qua đã phần nào khẳng định vị trí của chè trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dầu kim ngạch xuất khẩu chè ở nước ta hiện nay còn chiếm một vị trí rất khiêm tốn chừng 2- 3% tổng kim ngạch hàng năm nhưng vai trò của xuất khẩu chè không chỉ đơn thuần chỉ dựa trên hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem lại nhiều ích lợi hơn so với xuất khẩu các mặt hàng thông thường đó là những lợi ích về mặt xã hội 4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là nước có tiềm năng đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển chè. Ngay từ những năm 1957 theo phân công sản xuất trong khối SEV (hội đồng tương trợ kinh tế) Việt Nam là nước._. sản xuất chè để cung cấp cho các nước XHCN. Nhu cầu tiêu dùng chè ở Việt Nam là ở mức thấp (khoảng 0,2- 0,3 kg trên một đầu người) do điều kiện kinh tế (khả năng thanh toán) và một số sản phẩm khác thay thế. Khả năng sản xuất của Việt Nam từ năm 1958 đã vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong những năm qua ngành chè đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng Trung du, miền núi mà đặc biệt là Trung du miền núi phía Bắc, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp của đồng bào dân tộc miền núi thành một nền sản xuất hàng hoá, góp phần phân công lao động giữa miền ngược và miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách quốc gia. Năm 1995 khi thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam gặp khó khăn thì tình hình kinh tế – xã hội ở các vùng Trung du miền núi thuộc các tỉnh trọng điểm sản xuất chè như Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lâm Đồng, Nghệ An…đã có những biến động lớn. Chính Phủ đã phải tập trung chỉ đạo giải quyết bằng cách cho xuất khẩu chè trả chậm cho một số nước, nhằm ổn định tình hình sản xuất và đời sống của hàng vạn người lao động và hàng triệu nhân khẩu có liên quan. Như vậy, nếu không xuất khẩu được chè thì ngành chè ở Việt Nam sẽ bị đình đốn, nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội. Cho nên, xuất khẩu chè là một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn taị và phát triển của ngành chè II. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu chè. 1. Nhân tố tác động đến chất lượng chè trong hoạt động xuất khẩu. Chất lượng chè xuất khẩu chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau bắt đầu từ khâu giống, thu hoạch, công nghệ chế biến bảo quản… Giống chè: Là khâu đầu tiên tác động đến chất lượng chè xuất khẩu, trong những năm gần đây do đòi hỏi của xuất khẩu nên Nhà nước ta đã chú trọng đến việc nghiên cứu lai tạo giống, nhập khẩu giống mới có năng suất và chất lượng cao để thay thế dần các giống cũ có năng suất và chất lượng thấp. Tuy nhiên việc đổi mới cơ cấu giống là một việc làm lâu dài, thực tế vẫn chưa đáp ứng được thị trường quốc tế, vì vậy chúng ta phải tiếp tục có những giống chè cho chất lượng chè búp cao hơn, từ đó cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn để chè xuất khẩu của Việt Nam có sự cạnh tranh trên thị trường thế giới. Công nghệ trồng, thu hoạch và chế biến chè: Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ có tác dụng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường thế giới thì công nghệ là yếu tố không thể thiếu được. Công nghệ trồng trọt, thu hái, chế biến hiện đại sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của chè. Đặc biệt là ngành công nghệ chế biến chè phát triển sẽ làm gia tăng các sản phẩm xuất khẩu tinh thay thế hoàn toàn chiến lược xuất khẩu chè thô. Tăng xuất khẩu chè tinh vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giả quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Hiện nay chế biến chè ở Việt Nam còn thấp, chúng ta thiếu vốn đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho chất lượng chè của Việt Nam thấp. 2. Nhân tố tác động đến khối lượng chè xuất khẩu. Phát triển thị trường chè xuất khẩu phải gắn liền với khả năng đảm bảo nguồn chè xuất khẩu ổn định, đó là điều kiện cần và đủ để tồn tại và phát triển nguồn cung cấp chè ở nước ta. Nguồn cung cấp chè phải đủ lớn và ổn định cho nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. Khối lượng chè xuất khẩu phụ thuộc vào năng suất sau thu hoạch, tỷ lệ hao hụt, vận chuyển, bảo quản… Về tổn thất sau thu hoạch, toàn bộ hệ thống sau thu hoach của Việt Nam đặc biệt miền núi và Trung du Bắc Bộ chưa được tổ chức và đầu tư hợp lý do vậy chúng ta gặp nhiều tổn thất. Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê thì tỷ lệ tổn thất bình quân hàng năm sau thu hoạch chè của Việt Nam như sau: Khâu thu, hái búp chè: 1,2- 1,8% (do hái bỏ sót, để quá lứa). Khâu vận chuyển: 1,3- 1,6% (do rơi vãi và ôi ngốt, chua, mất đi mùi vị tự nhiên do nén chặt trong thùng xe để chuyên chở về nhà máy). Khâu phơi (sấy): 1,9- 2,1% (do bay bụi và biến đổi chất khô). Khâu sàng: 3,9- 5,0% (do bụi bay mất và biến đổi chất khô). Khâu bảo quản: 3,2-4,1% (do biến đổi chất và bị hấp hơi, giảm mùi hương Khâu khác: 1,4- 1,8% (bị ẩm mốc phải huỷ) Với tổng tổn thất trong các khâu là 12,9-16,4% là con số tương đối lớn, nó ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng chè. Về phát triển chè đặc sản, nói chung tình hình chè đặc sản của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp, vì những vùng có điều kiện tốt về thổ nhưỡng, khí hậu cho trồng chè (vùng núi cao trên 100 m so với mặt biển) thì điều kiện hạ tầng (giao thông, điện…), dân cư là quá khó khăn (như chè đặc sản: chè vàng Hà Giang, chè Shan tuyết). Do đó sản lượng xuất khẩu không đáng kể. 3. Nhân tố thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu rất cần có chân hàng ổn định để chớp được cơ hội khi giá chè ở thị trường thế giới tăng lên để đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả nhất. Trong khi đó nhân dân rất cần đầu ra tin cậy đảm bảo yêu cầu ổn định sản phẩm của họ sau khi thu hái với giá cả hợp lý nhất. Tuy nhiên vì lợi nhuận nên hoạt động của tư thương thường diễn ra tình trạng cạnh tranh mua bán, dẫn đến thao túng thị trường giá cả gây bất ổn định trong lưu thông từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu. Trong kinh doanh xuất khẩu, chúng ta chưa thực sự thiết lập được thị trường ổn định với mạng lưới khách hàng thực sự tin cậy, phương thức xuất khẩu hàng hoá qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn mặc dù chúng ta đã có những cố gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Việc xuất khẩu chè phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới, nên có được các mối quan hệ mở rộng bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia. Hiện nay việc nghiên cứu thị trường chè thế giới còn bị hạn chế, chúng ta chưa có thông tin mang tính cập nhật, nhanh chóng và chính xác, những thông tin mang tính sâu rộng về thị trường để theo dõi kịp thời hệ thống các diễn biến cung cầu và giá cả. Vì vậy chúng ta chưa kịp xử lý những diễn biến phức tạp của thị trường điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt Nam. 4. Những nhân tố về tổ chức quản lý và con người. Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý con người là rất quan trọng, một hệ thống tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp các nhà lãnh đạo sử dụng tốt hơn nguồn lực của công ty. Nếu một bộ máy quản lý cồng kềnh, bất hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, chi phí cho quản lý lớn làm giảm lợi nhuận. Căn cứ trên tình hình thực tế, tổ chức còn cồng kềnh, lãng phí, nhiều thủ tục, nhiều cửa đã gây không ít khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1995 Nhà nước đã cố gắng tổ chức và sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối, mở rộng quyền tự chủ cho tư nhân mua bán chè ở thị trường nội địa để từ đó phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên hoạt đông xuất khẩu chè vẫn được tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước, có đủ sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế. Các tư thương và các DNNN vẫn chưa có sự phối hợp hài hoà. Đặc biệt có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tư thương làm ảnh hưởng đến mua bán và xuất khẩu chè. Thêm nữa đó là sự xuất khẩu chè lậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của Nhà nước, đến xuất khẩu chè và đăc biệt là giá chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tóm lại, việc tổ chức bộ máy hành chính là yếu tố không kém quan trọng góp phần thúc đẩy hay hạn chế việc kinh doanh nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu chè nói riêng. 5. Nhân tố về mặt chính sách của Nhà nước. Hiên nay việc sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam đang đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách tăng cường đầu tư một cách hợp lý nhất. Để không những chúng ta xuất khẩu được một lượng chè lớn mà còn làm cho sức cạnh tranh của chè xuất khẩu Việt Nam ngày càng lớn và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và mang lại lợi nhuận một cách tối ưu nhất. Về chính sách giá cả của Nhà nước có những chính sách bình ổn giá nhưng khả năng điều hành chính sách này còn hạn chế, do khả năng tài chính của Nhà nước còn khó khăn. Thực lực của các doanh nghiệp chưa đủ sức chủ động điều tiết quan hệ cung cầu và giá cả. Các đơn vị xuất khẩu chè vốn ít, không đủ tài sản thế chấp nên ngân hàng không cho vay vì sợ không thu hồi được vốn. Hiện nay, Nhà nước đã có chính sách thưởng xuất khẩu ở mức 300đ/USD giá trị xuất khẩu (khoảng 2%) nhưng trong thực tế chưa giải quyết. Mặt khác hỗ trợ đầu vào mới là giải pháp cơ bản thì Nhà nước chưa có chính sách cụ thể. Các doanh nghiệp chè cần hỗ trợ đầu vào đó là: miễn thuế đối với sử dụng đất trồng chè, vốn cân đối đầu tư trồng chè, xây dựng nhà máy, xây dựng hạ tầng sản xuất và đời sống. Thực tế hiện nay Nhà nước chưa có chính sách cụ thể cho ngành chè. Nói tóm lại có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau làm cho toàn bộ hệ thống điều tiết quan hệ cung cầu và giá cả chè chưa đáp ứng được yêu cầu bình ổn giá cả. Với thực tế như vậy đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân trồng chè, ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu ổn định và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chè ở nước ta Chương II Thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam I. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty chè Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Sắp xếp lại các Liên hiệp xí nghiệp, Tổng Công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường”, ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 90/TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và uỷ quyền ký quyết định thành lập các Tổng Công ty. Tổng Công ty chè Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 394-NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức của Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Tổng Công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Việt Nam National Tea Corporation Tên viết tắt: VINATEA CORP Trụ sở chính đặt tại: 46 Tăng Bạt Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Tháng 6 năm 1996 Tổng Công ty chè Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay Tổng Công ty có 15 đơn vị thành viên, 6 công ty cổ phần và 2 công ty liên doanh (Phụ lục). Quy mô vốn của Tổng Công ty chè Việt Nam: Vốn pháp định : 101.867,5 triệu đồng Vốn cố định : 68.163,6 triệu đồng Vốn lưu động : 27.256,2 triệu đồng Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam (Biểu 1). 2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Việt Nam Với mô hình quản lý mới, chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty chè hiện nay đã được mở rộng hơn trước. Cụ thể ngoài chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, hoạt động của Tổng Công ty chuyển mạnh sang thực hiện các chức năng dịch vụ. Chức năng hoạt động của Tổng Công ty chè Việt Nam bao gồm: + Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao. + Thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ về những vấn đề có liên quan đến CNH-HĐH, phát triển ngành sản xuất chè đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tìm và nhân loại các giống chè tốt phù hợp với thị trường quốc tế để phục vụ sản xuất. + Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật. + Liên doanh liên kết đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh chè. Bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doanh đã có để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Tổng Công ty chè Việt Nam đã lập các bộ phận như: Trung tâm thông tin, trung tâm đấu giá chè Việt Nam, viện nghiên cứu chè, các công ty giao nhận trong và ngoài nước, các xí nghiệp dịch vụ cho sự phát triển chè 3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát. - Sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu - Sản xuất bao bì các loại. - Chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng khác. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè. - Dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng. - Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước. - Xuất nhập khẩu: + Xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ. + Nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng. Các loại hàng hoá chủ yếu mà Tổng Công ty chè Việt Nam đang kinh doanh là các loại chè đen, chè xanh, chè thanh nhiệt, chè ướp hương II. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua. A. Kết quả sản xuất kinh doanh. Kể từ khi Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động cho đến nay là một khoảng thời gian không dài nhưng nó đã đánh dấu một chặng đường phát triển. Những năm qua Tổng Công ty đã thực hiện được những kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thứ nhất: Về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam (thể hiện qua bảng 2) Tổng diện tích chè: Vì tổng diện tích trồng chè trong 5 năm qua đều tăng, phản ánh Tổng Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất nhằm mục tiêu mở rộng thị trường trong những năm tới. Cụ thể năm 1996 Tổng Công ty đang tìm hiểu và thay thế một số đồi chè lâu năm và đưa một số giống chè phù hợp với khí hậu đất đai. Diện tích chè tổng số 6.490 ha, chè búp tươi đạt 28.898 tấn. Năm 1997 là năm thắng lợi của Tổng Công ty với diện tích là 5.104 ha có giảm so năm trước nhưng chè búp đạt là 31.714 tấn tăng 9,7 so năm 1996. Năm 1998 chịu ảnh hưởng của hiện tượng Enino, nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính khu vực nhưng chè búp tươi vẫn đạt 33.445 tấn tăng 5,5%, tổng diện tích 5.186 ha tăng 1,6% so năm 1997. Năm 1999 mặc dù 6 tháng đầu năm hạn hán diễn ra trên diện rộng, nhưng sản lượng chè búp không giảm sút 38.143 tấn tăng 14% so năm 1998. Bước sang năm 2000 với diện tích 5.575 ha có giảm so 1999 nhưng lượng chè búp tự sản xuất vẫn tăng 12% so năm trước. Trong tổng diện tích chè, diện tích chè kinh doanh chiếm phần lớn so tổng diện tích chè năm 1998 tỷ lệ này là 95,6%, năm 1999 là 95,17%, năm 2000 là 94,46%. Mặt khác diện tích trồng mới cũng tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ Tổng Công ty có chiến lược mở rộng phạm vi diện tích nhằm mở rộng sản xuất. Sản phẩm công nghiệp, chè các loại: năm 1999 là 17.808 tấn, năm 2000 là 21.550 tấn tăng 21% so năm 1999, năm 2001 là 25.270 tấn, tăng 17,3% so năm 2000. Cụ thể: + Chè xuất khẩu lên mạnh từ 16,240 tấn năm 1998 lên 16,685 tấn năm 1999 và 20,564 tấn năm 2000 tức là 1999/1998 tăng 2,7%, 2000/1999 tăng 23,2% + Chè nội tiêu cũng tăng song cũng thất thường và chậm. Cụ thể năm 1998 là 1.660 tấn, năm 1999 là 1.123 tấn và 986 tấn năm 2000 Sản xuất nông nghiệp: Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên liệu chè búp tươi đối với kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chè, Tổng Công ty luôn tập trung chỉ đạo điều hành khâu sản xuất nông nghiệp. Ngay từ cuối vụ chè năm 1999 tất cả các vườn chè đã được đầu tư chăm sóc qua vụ đông đúng yêu cầu kỹ thuật. Một số đơn vị đã triển khai đào rãnh thoát nước theo kỹ thuật của ấn Độ nhằm chống úng cho vườn chè trong mùa mưa và chống mòn cho đất. Nhờ thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp nên năng suất chè của Tổng Công ty đã đạt mức bình quân 7,2 tấn/ha. Nhiều đơn vị có năng suất bình quân 10 tấn/ha như: Mộc Châu, Trần Phú, Thanh Niên, Phú Sơn. Sản lượng chè búp tươi sản xuất trong 6 năm tăng từ 28.898 tấn (1996) lên 50.075 tấn (2001) tăng 173,28%, bình quân 28,9%/năm. Về giống chè: Thông qua các chương trình hợp tác liên doanh với nước ngoài, hiên nay Tổng Công ty đã thu thập được hơn 30 giống chè nhập ngoại mà không bỏ vốn nhập khẩu. Qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy có 7 giống chè nhập từ ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện của nước ta và có thể nhân ra diện rộng theo từng vùng cụ thể. Đây là một thành công đáng kể tuy chưa có thể lượng hoá thành tiền. Giá trị tổng sản lượng (GTTSL): Với những số liệu qua 6 năm về GTTSL đều cho kết quả năm sau cao hơn năm trước. Nếu tính giá năm 1996 làm năm giá cố định để tính GTTSL của Tổng công ty thì năm 1999 đạt 329,036 tỷ đồng tăng 0,2% so năm 1998 (329,615 tỷ đồng), đến năm 2000 đạt 395,208 tỷ đồng tăng 11,9% so năm 1999, và năm 2001 đạt 468,033 tỷ đồng tăng 18,4% so năm 2000. Đây là điều đáng mừng, mặc dù ngày nay có nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan tác động đến quá trình hoạt động sản xuất của Tổng công ty nói riêng và toàn ngành chè nói chung như: lạm phát, thu hẹp thị phần, thị trường khi biến động các nước trong khu vực cũng như thế giới biễn ra. Qua đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất ở bảng 2 của Tổng Công ty trong thời gian qua đã có những bước tiến mới đưa Tổng Công ty tiến kịp với tốc độ phát triển của thị trường đặc biệt thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty trong thời gian tới. Thứ hai: Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam. Từ năm 1991, đặc biệt sau năm 1995 trở lại đây do tình hình kinh tế chính trị trên thế giới và trong nước có nhiều thay đổi làm cho việc kinh doanh của Tổng Công ty chuyển hướng mạnh. Nhà nước đã chuyển dần sự can thiệp của mình và hoạt động của các công ty, việc xuất nhập khẩu theo nghị định thư và chỉ tiêu của Nhà nước hầu như không còn. Các hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn này là hoạt động tự doanh trong xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn tự có và vốn đi vay, hoạt động uỷ thác trong xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn ký gửi của khách, hoạt động liên doanh trong và ngoài nước nhằm tạo thêm nguồn hàng, nguồn vốn ngoại tệ và thu trả kiều hối. Nguồn vốn dùng cho hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng chịu lãi và một phần viện trợ của Nhà nước. Trước sự thay đổi đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty đã nỗ lực phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để thích ứng với điều kiện kinh doanh mới và đã đạt những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tổng Công ty chủ trương chỉ đạo các hoạt động tài chính, thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, phải phục vụ tốt nhất cho các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đủ vốn hoạt động. Tổng Công ty đã huy động mọi nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, thanh toán nhanh tiền chè, ứng trước tiền nguyên liệu, thực hiện trợ giá cho các đơn vị, đặc biệt các đơn vị có vốn vay ODA để có nguồn trả nợ, tạo điều kiện để các đơn vị phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty thời gian qua được thể hiện trong bảng số liệu 3: Bảng 3: Kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 % so sánh 1 2 3 4 5 6=2/1 7=3/2 8=4/3 9=5/4 1. Lợi nhuận 1395.677 9323.137 11367.61 7430.748 11164.33 668.0 121.929 65.37 150..24 2. Các khoản nộp ngân sách 15750.41 17194.58 14712.66 21794.78 16996.87 109.17 85.57 148.14 77.98 Thuế doanh thu 3439.169 4078.811 5444.533 11800..23 7973..265 118.59 133.48 216.74 67.56 Thuế lợi tức 1629 3052.655 3281.48 5309.261 2539.529. 187.39 107.49 161.7 Thuế vốn ngân sách 2098.335 1413.012 846.76 1423.829 1067.385 67.34 59.93 168.15 74.96 Thuế nhập khẩu 4344.193 5892.088 2500.421 754.71 3420.403 135.63 42.44 30.18 453..20 Thuế sử dụng đất 3718.797 2316.371 2178.913 2334.896 1066.331 62..28 94.07 107.16 45.66 Các khoản nộp khác 520.913 441.646 460.556 180.861 929.958 84.78 104..28 39..27 514.18 3.Tổng vốn đầu tu XDCB 18500 54296 52669 37135 293.49 97.0 Vốn ODA 24236 Vốn tín dụng 12300 51156 20920 13637 415.9 40.89 Vốn ngân sách 4200 1740 1220 11980 41.43 70.11 Vốn tự huy động 2000 1400 6293.85 11518 70 449.56 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Qua số liệu phản ánh ở trên ta thấy: Lợi nhuận tăng đều qua các năm. Năm 1996, khối lượng chè xuất ra nước ngoài không cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận, tuy nhiên sau một năm hoạt động, những khó khăn tồn đọng về tổ chức bộ máy hoạt động cũng như tài chính và tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh yếu kém của những năm trước, để khắc phục những khó khăn, những tồn đọng và mở rộng thị trường thì những gì mà Tổng Công ty đạt được quả là sự cố gắng vượt bậc, mở ra cho Tổng Công ty một triển vọng tươi sáng và khẳng định rằng việc quyết định thành lập Tổng Công ty là sáng suốt. Và năm 1996 cũng là thời điểm Nhà nước và bộ ngành hữu quan đã quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp phát triển chè. Đây là động lực cho ngành chè phát triển nói chung và của Tổng Công ty nói riêng phát triển có định hướng trong thời gian tới, nhất là khâu thị trường và việc giải quyết các đầu ra cho các đơn vị thành viên. Với thuận lợi trên, bước sang năm 1997 Tổng Công ty đã giành được thắng lợi to lớn. Đây là năm thứ hai Tổng Công ty chè hoạt động theo mô hình mới, cũng là năm Tổng Công ty sớm xác định thị trường mới cho mình. Tổng lợi nhuận năm 1997 đạt 9.323,137 triệu đồng, tăng cao so năm 1996 chỉ đạt 1.395,677 triệu đồng. Năm 1998 lợi nhuận đạt 11.367,61 triệu đông tăng 21,9% so năm 1997. Bước sang năm 1999 do tình hình khủng hoảnh kinh tế chung của toàn khu vực, mà nhất là lợi nhuận chính của Tổng Công ty là việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên nền kinh tế bị suy yếu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Tổng Công ty, do đó trong năm này lợi nhuận chỉ đạt 7.430,748 triệu đồng so với năm 1998 chỉ đạt 65,4%. Năm 2000 được coi là năm khá thành công của Tổng Công ty, với sự nỗ lực của từng thành viên của Tổng Công ty đã góp phần gia tăng lợi nhuận là 11.164,333 triệu đồng tăng 50,2% so với năm 1999. Qua đó ta thấy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động khá tích cực. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng cơ bản thuộc Tổng Công ty dần hoàn thiện qua các năm dẫn đến tổng vốn đầu tư XDCB qua các năm cũng giảm: năm 1997 là 54.296 triệu đồng, năm 1998 là 52.669,855 triệu đồng và khi bước vào giai đoạn cuối ở năm 2000 chỉ còn 37.135 triệu đồng. Kết hợp mức lợi nhuận của Tổng Công ty đạt được qua các năm và tổng vốn đầu tư XDCB cho thấy năm 2000 là năm vốn đầu tư XDCB bỏ ra có hiệu quả nhất. Chỉ số mức doanh lợi theo vốn (= Lợi nhuận / Vốn) đạt 30,06% ở năm 2000 có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn cho XDCB thì sẽ đạt được 30,06 đồng lợi nhuận. Các năm còn lại như 1997 đạt 17,17%, năm 1998 đạt 21,58%. Tuy nhiên, chỉ số mức doanh lợi chỉ được xem xét khi cố định các chi phí khác. Giới hạn của chỉ tiêu này là chỉ được xem xét, nhìn nhận tình hình diễn biến chứ không thể lấy đó làm chỉ tiêu so sánh. Xem xét các mức nộp ngân sách của Tổng Công ty trong những năm vừa qua cho thấy năm cao nhất là 21.794,782 triệu đồng ở năm 1999 và giảm xuống còn 16.996,871 triệu đồng ở năm 2000. Như vậy năm 2000 tuy đã tăng hơn so với năm 1998 nhưng vẫn thấp hơn năm 1999 là 22%. Theo ông Nguyễn Thiện Toàn trưởng phòng kế hoạch đầu tư của Tổng Công ty cho biết: “ Dự tính trong những năm tới từ 2001 đến 2005 có thể các khoản nộp ngân sách sẽ giảm mà biến động tăng lên với tốc độ chậm ”. Nhiệm vụ của Tổng Công ty là khai thác triệt để những thị trường cũ, mở rộng thị trường mới. Bên cạnh đó Nhà nước đồng ý giảm một số khoản thuế nhằm làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chè nước ta đối với những mặt hàng cùng loại trên thị trường, phấn đấu chiếm lĩnh thị trường trong nước và khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới. Mặt khác còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho Tổng Công ty chè cần bắt tay vào thực hiện nếu như Tổng Công ty muốn tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, bởi xu thế toàn cầu không chỉ đem lại những lợi ích cho các doanh nghiệp mà mặt trái của nó sẽ là sự phá vỡ hoàn toàn quy luật quan hệ ổn định trên thị trường như những năm qua. Sức cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và để giảm thiểu những áp lực bất lợi đến quá trình phát triển của Tổng Công ty thì sự hỗ trợ của Nhà nước là chưa đủ mà đòi hỏi sự nhanh nhạy, thích ứng nhanh với tình hình mới của Tổng Công ty khi thị trường biến động. B. Thực trạng xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, các nước mua nhiều chè của Việt Nam là: irắc, Nga, Ba Lan, Đài Loan…Tổng Công ty chè Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu chè dưới dạng bao gói thành phẩm với số lượng trên 1000 tấn từ năm 1996. 1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Nhưng với sự nỗ lực của Tổng Công ty nói chung và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng hoạt động xuất khẩu chè đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1996 Tổng Công ty xuất khẩu được 8.286,959 tấn chè và thu được 17.577.886,06 USD. Năm 1997 với khối lượng 13.428,653 tấn chè các loại xuất sang thị trường nước ngoài tăng 62,69% so năm 1996 và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 28,08%, đạt 22.488.614,05 USD (Biểu đồ 1) Biểu đồ 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Tổng Công ty Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Năm 1998 khối lượng chè xuất khẩu tăng 40,11% so năm 1997, đạt 18.890,181 tấn và giá bình quân của hàng xuất khẩu khá cao nên kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty lại tiếp tục tăng, đạt 34.908.477,39 USD. Kim ngạch xuất khẩu chè là yếu tố chủ yếu quyết định cho mức doanh thu của doanh nghiệp. Mức doanh thu của Tổng Công ty chè Việt Nam trong những năm qua tăng liên tục không ngừng. Điều đó chứng tỏ là một doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tuy nhiên trong năm 1999 thì Tổng Công ty lại gặp nhiều khó khăn do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế của nhiều nước làm ảnh hưởng tới khối lượng chè được xuất sang các nước chỉ đạt 19.739,963 tấn tăng so năm 1998 chỉ là 4,49%, nhưng do khủng hoảng đã ảnh hưởng đến giá chè làm cho kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty chỉ được 29.759.907,93 USD giảm 14,75% so với năm 1998. Sang năm 2000 là năm khó khăn nhất đối với ngành chè nhiều công ty không tiêu thụ được sản phẩm của mình nhưng với sự cố gắng nâng cao chất lượng cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cộng thêm nỗ lực của các cán bộ Tổng Công ty đã nâng cao được khối lượng chè xuất khẩu lên 24.426,699 tấn tăng 23,74% so năm 1999,kim ngạch xuất khẩu đạt 33.455.863,63 USD tăng 12,42% so năm 1999. Sáu tháng đầu năm 2001 trên thế giới còn tồn đọng một lượng lớn chè từ năm 2000 chuyển sang, hơn nữa do tác động của sự kiện ngày 11/9 làm kinh tế của nhiều nước suy thoái và do chiến sự tại Apganistan nên việc xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn (thị trường Pakistan từ lâu là thị trường lớn của Tổng Công ty ) một số hợp đồng bị phá bỏ và năm 2001 Nhật Bản được mùa chè kèm theo là chất lượng chè Trung Quốc, Đài Loan với chất lượng cao đã tràn vào Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt với chè Việt Nam. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu ra các thị trường, ngoài iraq chỉ đạt xấp xỉ năm 2000 cụ thể sản lượng là 29.770,659 tấn tăng 21,88 so năm trước và kim ngạch đạt 37.838.891,43 USD tăng 13,1% so năm 2000. 2. Thị trường xuất khẩu. Tổng Công ty chè Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 30 nước trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sự ổn định và phát triển của sản xuất. Vì vậy công tác thị trường luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng chỉ đạo và điều hành của Tổng Công ty. Từ năm 1991 trở về trước thị trường chủ yếu của Tổng Công ty là Liên Xô cũ và các nước thuộc khối Đông Âu. Do chính biến xảy ra ở Liên Xô kéo theo sự đổ vỡ của hệ thống XHCN, Đông Âu nên một số thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam nói chung Tổng Công ty chè nói riêng bị mất đi. Chỉ riêng thị trường Liên Xô ở khu vực một Tổng Công ty đã mất đi 60,44% thị trường xuất khẩu.Tuy nhiên kể từ khi thành lập Tổng Công ty đã đưa ra những giải pháp nhằm từng bước thoát khỏi khó khăn để phát triển, nâng cao sản lượng và chất lượng, tìm cách khôi phục lại thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu. Đồng thời tích cực tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường mới. Dưới đây là một số thị trường tiêu thụ chè quan trọng của Tổng Công ty chè Việt Nam. Bảng 4: Khối lượng xuất khẩu chè đến các thị trường Đơn vị: Tấn Thị trường 1996 1997 1998 1999 2000 2001 ấn độ 18,6 16 318,01 Ba Lan 282,601 48,775 71,83 414,54 571,395 273,875 Anh 311,84 80 22 123,4 186,175 Singapor 566,049 407,02 312,84 328,164 301,94 Đài Loan 580,041 473,689 289,967 340,901 200,531 418,141 Ukraina 17,155 41,38 33,098 49,477 Nhật 414,66 576,7 2,01 461,889 730,398 398,873 Đức 70,959 83,01 143,618 424,527 Syria 320,812 318,6 1.162,13 216,22 269,51 112,7 Nga 47,232 136,039 693,028 526,174 555,037 323,815 Pakistan 170,27 99,705 597,627 1.599,151 675,785 Iraq 4.056,506 6.543,576 15.895,96 16.412,4 19.201,452 24.581,11 Thổ Nhĩ Kỳ 95,946 36 48,32 114,72 ả Rập 33,93 66,98 133,48 288,44 Mỹ 63,2 11 139 Indonesia 188,995 513,035 Đan Mạch 16 32 Li Băng 140,5 371,29 Malaysia 26,5 165,15 42,09 174,45 Hà Lan 22,4 13,56 175,4 Khác 32,67 7,616 8,4 105 72 36,896 Tổng 6719,125 8981,861 18457,58 19739,96 24426,699 29770,659 Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam Thị trường Iraq. Đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, là một trong những nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới. Với Tổng Công ty đây là bạn hàng lớn nhất trong những năm gần đây, nó luôn chiếm tỷ trọng rất lớn chúng ta cần phải chú ý để duy trì và mở rộng thị trường này. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Iraq thường ở mức cao vì phần lớn chè xuất khẩu sang là để trả nợ. Năm 1996 sản lượng xuất sang chiếm 60,37% tổng sản lượng chè xuất khẩu thì._.190,43 Vốn của Tổng Công ty chia ra các nguồn ODA 96 Hợp tác liên doanh 72 Khấu hao cơ bản 45 Các dự án 327; 733 2,75 Vốn huy động của dân và các doanh nghiệp 43,93 Vốn Ngân sách 120 Vốn vay tín dụng và các dự án vùng 173,9 Nguồn: Chương trình phát triển sản xuất kinh doanh 1996-2000 của Tổng Công ty chè Việt Nam. Để có được lượng vốn này, các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên rong Tổng Công ty chè Việt Nam nói riêng và ngành chè nói chung phải năng động phát huy sức mạnh tự chủ, khai thác tận dụng và huy động triệt để nguồn vốn có thể có. Cụ thể là phải: + Mở rộng và phát triển các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ chè, đặc biệt là sử dụng hình thức công ty cổ phần nhằm thu hút các nguồn vốn của nước ngoài, của các ngành và địa phương trong cả nước. Đây là một khả năng to lớn mà ngành chè Việt Nam có thể khai thác và sử dụng. + Huy động các nguồn vốn trong dân thông qua việc giao đất, giao rừng cho dân để người nông dân nâng cao trách nhiệm và lợi ích của mình trong thâm canh, tăng năng suất cây chè. Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả kinh tế cao mà chúng ta cần phải phát huy. + Vay vốn nước ngoài nhất là các khoản vay ưu đãi, có thời hạn trả thuận lợi, vay của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hành thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc…để phát triển ngành chè Việt Nam. + Vay từ dự án quốc gia phát triển kinh tế, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước như đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho sơ chế và chế biến chè, vốn xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người lao động… + Nâng cao chất lượng sản phẩm chè để đạt hiệu quả kinh doanh lớn hơn từ đó tạo điều kiện cho ngành chè tích luỹ vốn để phát triển. Để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, cần phải đầu tư có điều kiện, chỉ đầu tư cho các công trình trọng điểm, có luận chứng kỹ thuật cũng như có quan hệ thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó chủ đầu tư phải là Tổng Công ty chè Việt Nam. Chỉ có huy động và sử dụng tối ưu các nguồn vốn trên thị trường Tổng Công ty mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng xuất khẩu chè trong diều kiện mới. 4. Giải pháp về tổ chức quản lý và công tác cán bộ. Với sự biến động của môi trường kinh doanh hiện nay (cả trong nước và quốc tế ) đòi hỏi Tổng Công ty phải có cấp tổ chức gọn nhẹ, có đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi để nắm bắt thông tin cũng như xử lý linh hoạt trước các biến động của môi trường. 4.1 Tổ chức quản lý. Tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu bộ máy quản lý từ Tổng Công ty đến các đơn vị cơ sở, áp dụng mô hình Tổng Công ty (mẹ) và các công ty thành viên để đảm bảo tinh chế chè xuất khẩu. Đồng thời sắp xếp lại bộ phận của Tổng Công ty theo chức năng phù hợp. Mở rộng việc đa dạng hoá quyền sở hữu đối với một số công ty thuộc Tổng Công ty. Tổ chức các công ty chuyên doanh, kinh doanh các mặt hàng, phân định chức năng của các doanh nghiệp Trung ương và công ty cổ phần trong chế biến xuất nhập khẩu chè. Thành lập các chi nhánh đặc biệt là Miền trung để khai thác nguyên liệu và thị trường. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu trong toàn Tổng Công ty. Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý ngành (Tổng Công ty chè Việt Nam) với các cơ quan chuyên môn khác như công ty giám định xuất nhập khẩu (Bộ thương mại), trung tâm kiểm tra chất lượng chè (Tổng Công ty chè Việt Nam) để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn vẫn lọt ra thị trường. 4.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên. Trong bất kể thời điểm nào, ngay cả thời đại công nghiệp như hiện nay, yếu tố con người luôn luôn được khẳng định mà không thể loại máy móc nào có thể thay thế được. Xét ngay tại Tổng Công ty điều này càng có ý nghĩa lớn. Cán bộ của Tổng Công ty là một trong những nhân tố không thể thiếu được trong viêc thúc đẩy xuất khẩu của Tổng Công ty. Đào tạo cán bộ đảm bảo rằng Tổng Công ty luôn tiếp cận được với những vấn đề mới, học hỏi được kinh nghiệm từ phía bạn hàng, đối thủ cạnh tranh và cách làm việc của các nước phát triển. Thị trường chè thế giới ngày càng phức tạp, nhu cầu về sản phẩm chè ngày càng đòi hỏi chất lượng cao. Hơn nữa tập quán thương mại, ngôn ngữ giao dịch với các nước ở các thị trường khác nhau. Do đó đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và hiểu biết chuyên môn về ngành chè. Mặt khác nhu cầu nguồn nhân lực của Tổng Công ty đến năm 2010 là rất lớn với kỹ sư nông nghiệp và chế biến khoảng 2000 người, công nhân kỹ thuật 4500 người (cho nhà máy mới) và đào tạo bổ sung cho nhà máy luôn có 3600 người, bồi dưỡng nghiệp vụ 216 người. Ngoài ra công tác tập huấn cho 200.000 người chuyên môn trồng chè cung cấp nguyên liệu cho Tổng Công ty. Như vậy, giải pháp về nguồn nhân lực của Tổng Công ty là cần có chiến lược đào tạo cả cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ phải được nâng lên tương xứng. Với phương thức đào tạo: đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học hiện có bao gồm: + Đào tạo tại chỗ. + Cử đi đào tạo tại các trường chuyên ngành. + Mở các khoá huấn luyện ngắn hạn. + Cử các cán bộ thực sự có năng lực đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài. + Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo phải gắn với thực tiễn. Các tỉnh gửi cán bộ đi đào tạo kỹ sư tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp phải có hợp đồng cam kết với doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp phải trở lại địa phương công tác. * Đối với cán bộ quản lý: Đội ngũ lãnh đạo của các công ty phải được đào tạo bổ sung về kiến thức quản trị doanh nghiệp nói chung, kiến thức về thị trường, về Marketing… Ngoài các kiến thức về kỹ thuật, cán bộ quản lý cần phải hoàn thiện các kiến thức về kỹ thuật, về máy móc thiết bị, đặc tính của chè nguyên liệu, về quy trình sản xuất, am hiểu về luật pháp, các quy định, chính sách cũng như luật pháp, thông lệ quốc tế. * Đối với lao động trực tiếp: Hàng năm Tổng Công ty cùng các đơn vị thành viên tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ và nâng bậc thợ cho những người đủ tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo cụ thể để họ có trình độ chuyên môn phù hợp, nhất là đối với các máy móc thiết bị mới đòi hỏi trình độ kỹ thuật, năng lực vận hành cao. Tổng Công ty có thể tổ chức các lớp học ngắn ngày để hướng dẫn đồng thời giới thiệu những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới. Do quá trình trồng trọt, thu hái cũng ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm nên bên cạnh việc đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật cần tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh, canh tác chè cho nông dân để đảm bảo chất lượng chè tốt đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của thị trường. Bên cạnh đó Tổng Công ty cần có những khuyến khích về lợi ích thoả đáng cho người theo học các trường trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho công việc. Qua đó giúp họ hiểu rõ, nắm chắc sâu sắc nghiệp vụ xuất nhập khẩu, khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đâu thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty. Nếu đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo, nhiệt tình vì công việc, là “người của công việc” thì đó chính là tiền đề để Tổng Công ty phát triển trong nay mai và là nhân tố chính giúp Tổng Công ty đứng vững trên thương trường quốc tế, nắm bắt thông tin kịp thời và tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh. III. Một số kiến nghị. 1. Quy hoạch và phát triển vùng chè. Nguồn chè ổn định, phong phú, đa dạng là tiền đề cho xuất khẩu chè đi vào ổn định theo chiều có lợi hơn. Khi có quy hoạch vùng chè công tác thu mua, bảo quản sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, giảm bớt các chi phí trung gian. Với điều kiện hiện tại có nhiều khó khăn về vốn và các điều kiện cần thiết khác. Tổng Công ty rất khó thực hiện việc quy hoạch các vùng chè trong điểm. Vì vậy mà Nhà nước trực tiếp là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cần tạo điều kiện cho Tổng Công ty bố trí quy hoạch các vùng chè cho sản xuất chè xuất khẩu. Hiện nay ở miền Bắc nước ta có trên 30 tỉnh có cây chè. Các nhà máy chè và cơ sở chế biến lớn cũng phần lớn tập trung ở đây. Các tỉnh này đã chiếm 53,4% sản lượng và 63,4% diện tích chè cả nước. Cắn cứ vào đặc điểm sinh thái và địa hình, có thể hình thành 3 loại vùng chè, từ đó có định hướng cho việc đầu tư và cả cho hướng thị trường: - Vùng có độ cao dưới 100 m so với mặt biển vùng này tương đối rộng bao gồm một số huyện thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình, các tỉnh Bắc Thái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng chè, tuy nhiên chất lượng chè thấp. Sản lượng chè của vùng này là chè đen xuất khẩu cho vùng Trung Cận Đông ( Iran, Irắc, Gioocdani…) và các nước thuộc khối SNG. Vùng này có khả năng mở rộng diện tích 14-15 ngàn hecta. - Vùng có độ cao 100-1000 m so với mặt biển gồm: Mộc Châu, Sơn La và cao nguyên Lâm Đồng. Đây là vùng nguyên liệu tập trung, có điều kiện sinh thái để trồng các loại chè có chất lượng cao. Sản lượng chè của vùng này là chè đen và chè xanh có giá trị cao. Thị trường xuất khẩu Tâu Âu, vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 8000-10000 hecta. - Vùng có độ cao trên 1000 m gồm: Một số huyện vùng cao ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu. Vùng này có đại hình phức tạp nhưng lại thích hợp với loại chè tuyết. Phát triển khai thác vùng chè này để chế biến các loại chè đặc sản nội tiêu và xuất khẩu. Vùng này có khả năng mở rộng diện tích 6000-8000 hecta. Để có được những vùng chè tập trung, với cơ cấu giống hợp lý và hình thành vùng nguyên liệu để chế biến công nghiệp. Chính phủ cũng nên thành lập các doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ khai hoang- trồng mới chăm sóc chè, các doanh nghiệp này đứng ra vay vốn theo các dự án đã được nhà nước duyệt để trồng chè tập trung và khi các vườn chè đã đi vào kinh doanh thì cho phép bán lại cho các hộ gia đình. Có như vậy, mới đảm bảo được các vùng nguyên liệu chè ổn định, chất lượng đồng đều. Hiện nay, các vùng sản xuất và chế biến chè thành phần lớn tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi nên cơ sở hạ tầng như đường sá, bệnh viện, mạng lưới điện… đang còn yếu kém. Do vây, Nhà nước cần có hướng đầu tư để tăng cường cơ sở hạ tầng, trước hết là hệ thống đường sá giao thông, hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân vùng trồng chè để cải thiện điều kiện sống và làm việc của người trồng chè. Việc quy hoạch, bố trí các vùng nguyên liệu tập trung trọng điểm sẽ giúp cho Tổng Công ty dễ dàng khai thác tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, sinh thái và kinh tế xã hội của mỗi vùng, tạo nên nguồn sản phẩm hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh, đặc biệt đối với nguồn sản phẩm xuất khẩu. 2. Phân công và tổ chức lại ngành chè. Việc Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu chè vừa dễ dàng kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển trên phạm vi cả nước đồng thời nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Trên cơ sở có thể dự kiến một phương thức quản lý mới tối ưu với ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của những địa phương có cây chè. Chè là một hàng hoá đặc thù, vì vậy nên tổ chức theo mô hình vừa đa dạng vừa tập trung hoá. Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh thu mua và thu gom nhưng cần tập trung xuất khẩu trực tiếp vào những đầu mối lớn. Có như vậy mới tránh được tình trạng có quá nhiều các đầu mối tham gia xuất khẩu và tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải phân công và tổ chức lại ngành chè như sau: Các tỉnh, các địa phương chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ phục vụ nội tiêu là chủ yếu, tổ chức khuyến nông, kiểm tra và hướng dẫn quy trình canh tác. Các doanh nghiệp Trung ương lo thị trường xuất khẩu, chế biến các loại chè xuất khẩu có quy mô lớn với các nhà máy lớn, hiện đại để sản phẩm xuất khẩu luôn giữ vững và nâng cao chất lượng, số lượng như tăng sức cạnh tranh của chè Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới. Ngoài các đơn vị đã là thành viên của Hiệp hội chè Việt Nam như Tổng Công ty chè Việt Nam, các đơn vị thuộc Tổng Công ty…Nhà nước cần có chính sách để các đơn vị chè địa phương, các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và một số công ty trách nhiệm hữu hạn làm nhiệm vụ xuất khẩu chè tự nguyện tham gia Hiệp hội xuất khẩu chè Việt Nam nhằm đảm bảo sự thống nhất về thị trường và giá cả xuất khẩu, tránh sự giảm giá hàng xuất khẩu để dành dật khách hàng nước ngoài cũng như cạnh tranh mua hàng trong nước để xuất khẩu. 3. Cần hoàn thiện một số chính sách. 3.1 Chính sách đầu tư. Để giảm bớt gánh nặng công ích cho các doanh nghiệp chè ở trung du, miền núi, Nhà nước nên tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công trình phúc lợi. Trước mắt, tập trung vào các nhu cầu bức thiết nhất: đường điện, giao thông, thuỷ lợi (hệ thống đập hồ giữ nước, hệ thống tưới tự chảy) cho vùng chè nguyên liệu. Nhiều nhà máy đã có dự án làm đường, tười nước cho chè…nhưng vẫn chưa có vốn để biến các dự án đó thành hiện thực. Cần tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào vùng sâu, vùng xa. Nếu chưa đủ tác dụng, có thể thực hiện thêm một số ưu đãi như trợ giá, trợ cước… để tạo cú “huých” ban đầu. Riêng đối với đầu tư nước ngoài, nên khoanh vùng ưu tiên cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp liên doanh và dần dần áp dụng các chế độ bình đẳng như các doanh nghiệp trong nước để họ yên tâm đầu tư vào vùng nguyên liệu. 3.2 Chính sách tín dụng. Chè là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và mang lại hiệu quả xã hội cao nhưng người làm chè vẫn còn nghèo và gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách tín dụng thích hợp để hỗ trợ vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Như đã nêu trên, nhu cầu vốn đầu tư cho cả hệ công nghiệp và nông nghiệp trong thời gian tới để đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2000-2010 là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước nên có chính sách cho vay vốn cụ thể như sau: Đối với nông nghiệp: Cho vay vốn thâm canh chè trong 12 tháng với định mức 3 triệu đồng/ha, cho vay cải tạo vườn chè trong 3 năm với lãi suất 5,4%/năm. Cho vay trồng mới chè theo thời hạn là 15 năm, lãi suất 3%/năm, ân hạn trong 3 năm đầu ( không phải trả lãi vì đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây chè ), từ năm thứ 4 trở đi, doanh nghiệp hoặc hộ gia đình có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi đều trong 11 năm, định mức vay 35 triệu đồng/ha. Nên dùng hình thức cho vay lồng ghép nhiều chương trình để các doanh nghiệp kết hợp giảm lãi suất vay như kết hợp lồng ghép chương trình cai nghiện, chương trình xoá đói giảm nghèo…Đồng thời khi xây dựng các chương trình này, Nhà nước cần quan tâm tới thời hạn vay khả thi chứ không phải chú trọng tới lãi suất. Vì trên thực tế đã có những nguồn vốn với lãi suất rất ưu đãi nhưng thời gian cho vay lại quá ngắn không kịp tạo nguồn trả nợ. Ví dụ chương trình 327/CT cho vay trồng chè định mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha, không có lãi suất, cực kỳ ưu đãi, nhưng thời hạn vay chỉ có 3 năm nên dân nghèo khó thực hiện vì thời hạn vay quá ngắn. Đối với công nghiệp: Cho vay vốn ODA một cách rộng rãi hơn để đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng nhà máy mới có công nghệ hiện đại và đồng bộ ngay từ đầu. Cho vay trong vòng 15 năm, ân hạn 4 năm đầu, hoàn trả vốn và lãi phát sinh trong 7 năm tiếp theo với lãi suất 2%/năm. 3.3 Chính sách tài chính. * Thuế: Miễn thuế sử dụng đất trong 5 năm cho các diện tích chè cải tạo và 12 năm cho các diện tích chè trồng mới nêú đất dốc từ 7 độ trở lên. Miễn thu 100% thuế nhập khẩu với thiết bị máy móc chế biến chè và phụ tùng đặc chủng của các máy móc này trong khoảng 5 năm để tạo điều kiện hiện đại hoá ngành chè. Những sản phẩm mới nhờ kinh doanh đa dạng mà có sẽ được miễn các loại thuế trong 5 năm đầu, kể từ khi được thương mại hoá, để khuyến khích việc nghiên cứu và khai thác mặt hàng mới, bổ sung vốn cho kinh doanh chè. Chỉ nên thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà sản xuất chè 15% thay vì 35% như hiện nay. Phần lợi nhuận vượt kế hoạch Nhà nước giao được giữ lại 100% để bổ sung cho quỹ phát triển sản xuất và quỹ khen thưởng phúc lợi. * Trích lập quỹ: Nhà nước cho phép sử dụng các khoản thu từ thanh lý tài sản cố định để bổ sung quỹ phát triển sản xuất và quỹ phát triển ngoại thương. Cho thành lập riêng quỹ bình ổn giá để ổn định giá mua chè búp tươi cho nông dân, giữ cho giá này luôn tương đương với giá thóc. Quỹ này còn dùng để dự trữ một lượng chè hợp lý nhằm giữ giá chè xuất khẩu. Để hình thành quỹ, các hộ gia đình và các doanh nghiệp sẽ góp một khoản tương đương 5% giá thành coi như chi phí và được hạch toán đưa vào giá thành. Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần bằng cách chi ngân sách và cho trích lại khoảng 5% trị giá các hợp đồng trả nợ bằng chè của Chính phủ (khi ký được giá xuất khẩu cao). 3.4 Chính sách với con người. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới phúc lợi công cộng ở miền núi như giáo dục, y tế…và các chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ y tế… ở các nông trường, xí nghiệp chè. Từng bước đầu tư thêm hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt cho cán bộ công nhân và từng người dân ở các vùng chè như trường học, bệnh viện, công viên, nhà văn hoá… Nhà nước cần hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo các cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc tại các vườn chè. Có chính sách ưu đãi cho đội ngũ cán bộ, sinh viên đến công tác tại các vùng chè như ưu tiên các chế độ và hưởng hệ số lương cao hơn so với cấp bậc và chức vụ tương đương ở đồng bằng thành phố. 3.5 Quản lý chất lượng cấp Nhà nước. Hiện nay chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý chất lượng chè xuất khẩu. Việc cấp chứng nhận chất lượng chè xuất khẩu còn nhiều kẽ hở, sản phẩm chất lượng kém, xấu vẫn được đưa ra thị trường làm giảm uy tín chè Việt Nam. Vì vậy, cần thống nhất quản lý chất lượng chè cấp Nhà nước như sau: Giao cho Hiệp hội chè Việt Nam tư cách quản lý là người đại diện hợp pháp của những người làm chè cùng với cơ quan Nhà nước quản lý chất lượng chè xuất khẩu. Hiệp hội chè sẽ phối hợp với Tổng cục đo lường chất lượng và các bộ phận chất lượng ở các đơn vị để làm tốt nhiệm vụ của mình. Ban hành và thống nhất tiêu chuẩn một nhà máy chế biến chè làm cơ sở cho các ngành, các cấp trong việc cấp giấy phép thành lập xí nghiệp. Ban hành tiêu chuẩn hoá về giống và xác định trồng ở vùng nào với cơ cấu nào là thích hợp. Thực hiện thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về chất lượng chè xuất khẩu, kiên quyết không thông qua những lô hàng xuất khẩu kém chất lượng. 4. Một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đề nghị Chính phủ cho sứ quán, cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở các nước có sản xuất kinh doanh chè thu thập các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, về thị trường, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh chè tiên tiến, để từ đó hỗ trợ cho Tổng công ty chè Việt Nam và các doanh nghiệp chè khác phát triển có hiệu quả hơn. * Tăng cường vai trò của các đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài. Trong lĩnh vực này nên học tập kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Mỹ…hàng hoá của họ có thể thâm nhập và cạnh tranh ở hầu hết các thị trường trên thế giới không chỉ nhờ yếu tố chất lượng mà còn do nhiều yếu tố khác, trong đó không thể không kể đến mạng lưới cơ quan kinh tế - thương mại ở nước ngoài quan tâm và hoạt động cực kỳ có hiệu quả. Đặc biệt là thu thập thông tin về thị trường các nước đối tác, về điều kiện buôn bán, về phong tục tập quán, cách thức làm ăn của các công ty có khả năng hợp tác để lập một ngân hàng dữ liệu thông tin. Đại diện thương mại ở nước ngoài còn giúp đỡ các nhà xuất khẩu mở chi nhánh ở nước ngoài, lập chương trình cho các đoàn đàm phán xuất khẩu gặp gỡ các bạn hàng tiềm năng, các cơ quan xúc tiến thương mại ở các nước sở tại. Thậm chí với các bạn hàng lớn có nhiều cơ hội hợp tác, đại diện thương mại có thể tổ chức cho họ những chuyến tham quan nước mình để tận mắt tìm hiểu và phát triển quan hệ thương mại. Nói như vậy không có nghĩa là các đại diện thương mại của ta cũng phải thực hiện đầy đủ từng ấy chức năng, bởi vì nếu so với Nhật Bản, Mỹ…thì ta còn quá ít kinh nghiệm về thương mại quốc tế và thua xa về tiềm lực kinh tế. Tuy vậy, các đại diện thương mại của ta không thể chỉ thực hiện mãi các nhiệm vụ chung chung như hiện nay. Để các đại diện thương mại thực sự vào cuộc, Nhà nước cần có các biện pháp: + Cử các cán bộ thực sự có trình độ về kinh tế và nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, có thể xem xét lựa chọn một số nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trên cơ sở thi tuyển chứ không phải theo chế độ bổ nhiệm như hiện nay. + ở các khu vực kinh doanh lớn có thể thành lập riêng phòng đại diện thương mại, không nhất thiết phải gắn liền với cơ quan đại diện ngoại giao. + Định kỳ, Bộ Thương mại tiến hành đánh giá hoạt động của các cơ quan, nếu thị trường nào không đạt tiêu chuẩn thì đại diện thương mại ở đó sẽ phải chịu trách nhiệm, trước hết là giải thích lý do và đề xuất các biện pháp phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu để đạt chỉ tiêu. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ về tài chính và cho phép Tổng công ty chè Việt Nam sớm thành lập các công ty con hoặc các chi nhánh của mình tại các nước có nhu cầu nhập khẩu chè lớn, trước hết tại Liên Bang Nga. Công ty con sẽ nhập khẩu chè của Tổng công ty dưới dạng thành phẩm và tổ chức hệ thống các kênh phân phối trực tiếp, hoặc nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức đóng gói tại chỗ và tiêu thụ với sản phẩm có thương hiệu riêng của mình. * Phối hợp với các biện pháp tài chính, tín dụng để hỗ trợ xuất khẩu: Các biện pháp như bảo đảm tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, công cụ tỷ giá hối đoái, các chính sách miễn giảm thuế. Từ trước đến nay, Nhà nước ta chỉ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ nhà xuất khẩu trong nước, tức là hỗ trợ người bán. Nhưng theo các nhà kinh tế thì biện pháp khuyến khích người tiêu dùng, ở đây là các nhà nhập khẩu bao giờ cũng có tác dung hơn. Và trên thức tế, đẫ có nhiều nước áp dụng hình thức này mà cho vay vốn ODA giữa các quốc gia chính là một ví dụ. Trong điều kiện ngoại thương và vận tải đường biển của ta phát triển chưa mạnh, việc khuyến khích trực tiếp các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là con đường ngắn và hiệu quả nhất. Có thể lập quỹ bảo lãnh xuất khẩu và cho phép doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo phương thức trả chậm với lãi suất ưu đãi.. * Cải thiện công tác hải quan Nếu chúng ta khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thật nhiều hàng xuất khẩu bằng cách tạo ra thật nhiều ưu đãi nhưng lại làm không tốt công tác hải quan, để hàng mắc lại tại cửa khẩu thì khác nào việc cố đổ gạo ra khỏi bao nhưng lại thắt chặt miệng bao. Vì vậy, để khuyến khích xuất khẩu theo đúng nghĩa, cần có một số thay đổi trong lĩnh vực hải quan như: Đơn giản hoá các chứng từ và thủ tục xuất khẩu. Ban hành văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục này để tránh việc nhân viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Dựa vào ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, tiến hành thanh tra và kiên quyết xử lý các trường hợp tiêu cực. * Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động văn hoá trà Hoạt động văn hoá trà là sự thống nhất của văn minh vật chất và văn minh tinh thần. ở những nước có truyền thống dùng trà từ lâu người ta coi uống trà không chỉ là để giải khát mà còn để tu thân tĩnh dưỡng, nâng cao tinh thần, có cơ hội cho tư duy và tập luyện. Các bậc nho giã sỹ của Việt Nam xưa và nay coi ý nghĩa tinh thần của uống trà còn hơn cả ý nghĩa vật chất. Văn hoá trà gần đây cũng được chú ý tới, song các chương trình hình thức và nội dung hoạt động chưa phong phú hấp dẫn chưa thể hiện khía cạnh văn hoá nghệ thuật và chưa trở thành nhu cầu rộng rãi của nhiều người uống chè. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ đến việc hình thành và tạo ra một nét văn hoá trà có đặc thù Việt Nam, của người Việt Nam. Cuối cùng: để tạo động lực mới trên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đặc biệt là mở rộng thị trường, kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, tiêu thụ) và tổ chức quản lý của Tổng công ty, tiến hành từng bước để cổ phần hoá Tổng công ty chè Việt Nam. Kết luận Chè là đồ uống phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá như hiện nay, để phát triển sản xuất và xuất khẩu chè thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó vấn đề thị trường - nhất là thị trường xuất khẩu được xem là nhân tố quyết định. Đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 ” đã tập trung phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty trong thời gian gần đây. Đặc biết đề tài đã rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại của Tổng Công ty trong xuất khẩu chè và những nguyên nhân của nó. Trong lịch sử phát triển của ngành chè Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của ngành này đang có một vai trò quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, củng cố thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu chè nằm trong chiến lược phát triển ngành chè nói chung, được coi như là chiến lược phát triển ngành chè Việt Nam. Do vậy, đề tài cũng nghiên cứu, đánh giá triển vọng thị trường chè thế giới nói chung và triển vọng chè xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới. Qua đề tài này, trước hết tôi mong muốn sẽ giúp chính bản thân tổng hợp được những kiến thức đã được học trong những năm qua, tích luỹ được một số kinh nghiệm thực tế và tôi mong rằng chuyên đề này của mình sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty chè Việt Nam để những năm tới Tổng Công ty chè Việt Nam sẽ có những khởi sắc, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam theo kịp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến về tình hình xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam song do thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong vấn đề này sẽ được tập trung nghiên cứu ở góc độ sâu hơn trong những báo cáo chuyên đề khác, nhằm tiếp tục đưa Tổng công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Sinh viên Nguyễn Thị Minh Tú Phụ lục Tổng công ty chè Việt Nam có: + 15 đơn vị thành viên: Công ty chè Yên Bái (Thị xã Yên Bái, Yên Bái) Công ty chè Thái Nguyên (Thái Nguyên) Công ty chè Sông Cầu (Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) Công ty chè Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) Công ty chè Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) Công ty chè Mộc Châu (Huyện Mộc Châu, Sơn La) Công ty chè Long Phú (Huyện Lương Sơn, Hoà Bình) Công ty chè Hà Nội (Hà Nội) Công ty Xây lắp Vật tư kỹ thuật (46 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội) Công ty chè Sài Gòn (Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh) Công ty chè Hải Phòng (Quận Ngô Quyền, Hải Phòng) Công ty chè Đoan Hùng (Huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) Viện nghiên cứu chè (Huyện Thanh Ba, Vĩnh Phúc) Viện điều dưỡng Đồ Sơn (Thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng) Trung tâm công nghệ và KCS (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) + 6 công ty cổ phần: Công ty chè cổ phần Trần Phú (Xã Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái) Công ty chè cổ phần Nghĩa Lộ (Xã Phù Nham, Văn Chấn, Yên Bái) Công ty chè cổ phần Liên Sơn ( Huyện Văn Chấn, Yên Bái) Công ty chè cổ phần Quân Chu (Huyện Đại Từ, Thái Nguyên) Công ty chè cổ phần Kim Anh (Huyện Sóc Sơn, Hà Nội) Công ty cổ phần Cơ khí chè (Huyện Thanh Ba, Vĩnh Phúc) + 2 Công ty liên doanh: Liên doanh Phú Bền (liên doanh với Bỉ) – Huyện Thanh Ba, Vĩnh Phúc Liên doanh Phú Đa (liên doanh với irắc) – Huyện Thanh Sơn, Vĩnh Phúc Tài liệu tham khảo Giáo trình thương mại quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế - Đại học kinh tế quốc dân. Giáo trình kinh tế thương mại – Trường Đại học KTQD – PGS.TS Đặng Đình Hảo, PGS.TS Hoàng Đức Thân- NXB Thống kê (2001). Kinh tế học lý thuyết và chính sách- Paul R.Krucman Maurice Obstfel, NXB chính trị quốc gia (1996). Cây chè Việt Nam - Đỗ Ngọc Quỹ; Nguyễn Kim Phong- NXB Nông nghiệp (1997). Chè và công dụng - Đặng Thanh Khôi, NXB Khoa học và kỹ thuật 1983. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1999, 2000, 2001. Báo thương mại năm 2000, 2001, 2002. Báo người làm chè – Hiệp hội chè Việt Nam. Báo đầu tư. Đề án đổi mới và phát triển Tổng công ty chè Việt Nam giai đoạn 2000- 2005. Kế hoạch sản xuất chè 1999- 2000 và chương trình phát triển đến 2005- 2010. Các báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam năm 1996, 1997, 1998. 1999. 2000, 2001 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 43/1999/QĐ- TTg. Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT số 394 NN- TCCB/QĐ. Tin thị trường số 5, 14, 16 năm 2000. Trần Tông Mâu, Trung Quốc- Xu hướng tiêu thụ mới trên thị trường chè và tiến bộ kỹ thuật về công nghệ chè. Hội thảo chè thế giới Bắc Kinh, 1996 Hoàng Mạnh Thuấn- Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới- NXB Khoa học và Kỹ thuật- Hà Nội 1997. Trần Xuân Kiên- Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam- NXB Thống Kê- Hà Nội 1998. Mục lục Lời mở đầu………………….……………………………………………………………………...1 Kết luận---------------------------------------------------------------------------------------------.94 Phụ lục-----------------------------------------------------------------------------------------------96 TàI liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------------.97 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29899.doc