TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------- --------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG THỊ THANH QUỲNH
Long Xuyên - 6/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------- --------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁC HỢP TÁC XÃ
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ các hợp tác xã nông nghiệp An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÔNG NGHIỆP AN GIANG
BAN GIÁM HIỆU LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Long Xuyên - 6/2010
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn PGS. TS. Dương Ngọc Thành - Viện Nghiên cứu Phát triển
ĐBSCL, Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp
tôi hoàn thành nghiên cứu này; Xin cảm ơn Nghiên cứu viên Nguyễn Công Toàn (Viện
Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ), Trần Xuân Long (TT Nghiên cứu &
PTNT, Đại học An Giang) đã nhiệt tình giúp tôi trong việc thu thập số liệu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu
Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới; Chi cục HTX và PTNT tỉnh An Giang; Liên
minh HTX tỉnh An Giang; Hội Nông dân tỉnh An Giang và Hội Nông dân các huyện
Châu Phú, huyện Phú Tân, huyện Chợ Mới; Ban chủ nhiệm và xã viên các HTXNN ở
huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới đã nhiệt tình cung cấp số liệu để
tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận
lợi về thời gian và kinh phí giúp tôi hoàn thành tốt nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đặng Thị Thanh Quỳnh
i
ii
TÓM LƯỢC
Phát triển kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) nói riêng là một
trong những vấn đề mang tính thời sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ở An Giang, trong
quá trình hoạt động, các HTXNN còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát huy được sức mạnh
tập thể, chưa đáp ứng nhu cầu về dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Chính vì
vậy, việc đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ cho các
HTXNN ở tỉnh An Giang là rất cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động các HTXNN và
góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân trong quá trình sản xuất
nông nghiệp.
Qua phân tích thực trạng hoạt động của các HTXNN cho thấy, hoạt động dịch vụ chủ yếu là
đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, mà nồng cốt là dịch vụ tưới tiêu nước. Mặc dù một số
HTXNN đã mở rộng đa dịch vụ, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu dịch vụ của người dân. Các
HTXNN đang hoạt động tại địa bàn nghiên cứu đều có lãi, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận thực của
các HTXNN trung bình chỉ đạt 1,5%/tháng. Lợi ích về mặt kinh tế xã hội mà HTXNN mang lại
cho xã viên ở nhóm đa dịch vụ và nhóm đơn dịch vụ không khác biệt nhau, như là: lãi cổ phần
trung bình, giá dịch vụ, chủ động lịch thời vụ, được hỗ trợ khi đau ốm, được miễn giảm thủy lợi
phí khi gặp thiên tai,... Qua kết quả phân tích hồi qui tương quan cho thấy số lượng dịch vụ,
tổng vốn góp của HTX và giá dịch vụ xã viên có tương quan thuận đến lợi nhuận của HTXNN.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các HTXNN còn gặp rất nhiều mặt khó khăn thách thức
như: đất đai manh mún, năng lực cán bộ yếu, thiếu vốn, hiệu quả hoạt động SX-KD còn thấp,
nợ khó thu cao,... Vì vậy, đề tài dựa vào ma trận SWOT để đưa ra một số giải pháp cho việc
phát triển HTXNN theo hướng đa dạng hóa hoạt động dịch vụ như sau: (1) phải tổ chức lại sản
xuất nông thủy sản hàng hóa với quy mô vừa và lớn; (2) mặt khác, cần phải tăng cường nâng
cao năng lực cho cán bộ quản lý và thu hút cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn về phục vụ
HTXNN; (3) các HTXNN nên huy động thêm vốn góp từ xã viên và các tổ chức khác; (4) tăng
cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp giống tốt cho xã viên nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm nông nghiệp; (5) các chính sách của Chính phủ phải thống nhất nhau để
tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN phát triển (như: được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được
giảm thuế TNDN, được hỗ trợ mặt bằng,...) và chính quyền địa phương không nên can thiệp
quá sâu về quản lý giá dịch vụ.
Từ khóa: hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã đa dịch vụ, hợp tác xã đơn dịch vụ
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Phân loại HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm .....................................................17
Bảng 2. Tình hình hoạt động của các HTXNN tỉnh An Giang từ 2005-2007 .........................17
Bảng 3. Hoạt động dịch vụ của HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm................................18
Bảng 4. Số lượng và các hoạt động dịch vụ của HTXNN ở tỉnh An Giang ...........................19
Bảng 5. Phân loại HTXNN theo thời gian hoạt động .............................................................20
Bảng 6. Số lượng xã viên bình quân tham gia HTXNN .........................................................20
Bảng 7. Quy mô hoạt động của các HTXNN ở tỉnh An Giang ..............................................21
Bảng 8. Tiềm năng tăng trưởng dịch vụ theo quan điểm của các HTXNN............................22
Bảng 9. Trình độ của ban quản lý HTXNN............................................................................23
Bảng 10. Nhận định của ban quản lý HTXNN về thời gian tập huấn ....................................24
Bảng 11. Sự tự tin của ban chủ nhiệm trong việc điều hành quản lý .....................................25
Bảng 12. Nội dung hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với HTXNN..............................26
Bảng 13. Nhu cầu dịch vụ của xã viên tại địa bàn nghiên cứu ...............................................27
Bảng 14. Lý do HTXNN không đa dạng trong thời gian qua theo quan điểm của ban quản
lý HTXNN ...............................................................................................................................28
Bảng 15. Lợi nhuận của các HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm.....................................28
Bảng 16. Kết quả SX-KD của các HTXNN năm 2007...........................................................29
Bảng 17. Tình hình phân phối lợi nhuận của các HTXNN.....................................................30
Bảng 18. Sự khác nhau về giá dịch vụ giữa các HTXNN ......................................................31
Bảng 19. Lợi ích của người dân khi tham gia vào HTXNN ...................................................32
Bảng 20. Phân tích hồi quy tương quan giữa lợi nhuân HTXNN với một số nhân tố............33
Bảng 21. Mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro (SWOT) tại địa bàn nghiên cứu....................36
Bảng 22. Phân tích Ma trận SWOT ........................................................................................38
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Ma trận SWOT.............................................................................................................5
Hình 2. Số lượng HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm (1997 – 2007) ..............................16
vii
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP : Chính phủ
CT/TU : Chỉ thị/Tỉnh ủy
CT-UB : Chỉ thị - Ủy ban
CQĐP : Chính quyền địa phương
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông Quốc tế)
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
ICA : International Cooperative Association (Liên minh HTX Quốc tế)
KIP : Key Information Panel (người cung cấp thông tin chủ yếu)
NQ/CP : Nghị quyết/Chính phủ
NQ/TU : Nghị quyết/Tỉnh ủy
NQ-TW : Nghị quyết - Trung ương
PRA : Participatory Rural Appraisal
(đánh giá nông thôn với sự tham gia)
PTNT : Phát triển Nông thôn
QĐ-TTg : Quyết định - Thủ tướng
SX-KD : Sản xuất - kinh doanh
TDNB : Tín dụng nội bộ
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TT-BTC : Thông tư - Bộ Tài chánh
UBND : Ủy ban nhân dân
WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
1
Chương 1. MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới với sự cạnh tranh ngày một gay gắt thì vai trò của hợp tác trong
sản xuất kinh doanh (SX - KD) ngày một quan trọng. Một hình thức hợp tác sản xuất đã
trở nên khá phổ biến và có những đóng góp tích cực trong nông nghiệp, đó là hợp tác xã
nông nghiệp (HTXNN). Quá trình phát triển HTXNN ở nước ta nói chung, ở An Giang
nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng nó luôn là nội dung mang tính chiến
lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Ở tỉnh An Giang, từ khi có Nghị quyết 13/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX (2002) và Đề án phát triển HTX giai đoạn 2001-2005 của Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh (2001), tình hình hoạt động của các HTXNN trong tỉnh đạt những
thành tựu đáng khích lệ, nội dung hoạt động của đa số HTXNN có sự chuyển biến rõ
nét. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, qua 5 năm xây dựng và
phát triển từ năm 2001 - 2005, số lượng HTXNN trong tỉnh An Giang đã tăng 13%, số
xã viên tham gia tăng lên 24%, vốn thực tế huy động tăng lên gấp 4 lần,.... Song song
đó, tổng doanh thu của các HTXNN tăng lên gấp 3,1 lần, tổng lợi nhuận tăng 3,9 lần,
theo đó thì tỷ lệ HTXNN khá, mạnh cũng tăng lên đáng kể (30%) (Võ Thị Nên, 2005).
Trước đây đa số các HTXNN thực hiện dịch vụ bơm tưới là chủ yếu, sau khi đề án của
UBND tỉnh ra đời nhiều HTXNN từng bước mở rộng hoạt động dịch vụ. Năm 2007, với
99 HTXNN trong tỉnh đã có 91 HTX làm dịch vụ bơm tưới, 12 HTX có dịch vụ cày xới,
12 HTX có dịch vụ sấy lúa, 8 HTX có dịch vụ cung ứng vật tư, 16 HTX có dịch vụ
nhân giống, 10 HTX có dịch vụ tiêu thụ nông sản, 13 HTX thực hiện dịch vụ tín dụng
nội bộ (TDNB),... Trong đó nhiều HTXNN đã đi vào SX - KD tổng hợp, vừa làm dịch
vụ hỗ trợ sản xuất và hoạt động thương mại với khoảng 41,49% HTXNN thực hiện từ 2
đến 4 dịch vụ và 9,57% HTXNN thực hiện trên 4 dịch vụ, còn lại là các HTXNN chỉ
hoạt động 1 dịch vụ chiếm 48,94% (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2008).
Trong những năm qua, tuy các HTXNN đã mở nhiều dịch vụ sản xuất nông nghiệp phục
vụ nông dân nhưng cũng có một số dịch vụ hoạt động không hiệu quả, nhiều HTXNN
đã giải tán, nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Theo báo cáo của
Sở Nông Nghiệp và PTNT An Giang (2007), số HTXNN yếu kém vẫn còn cao chiếm
9,41% và sự chuyển biến của các HTXNN còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp,
trong đó nổi bật là do trình độ cán bộ quản lý HTXNN còn hạn chế và chưa đáp ứng
được những yêu cầu đa dạng và phức tạp của cơ chế thị trường. Xuất phát từ những yếu
kém này, mà nhiều HTXNN tại địa phương trong tỉnh đều rất đơn điệu trong các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ của mình, phần lớn chưa đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày
càng tăng của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Ở An Giang nói riêng và đồng
bằng sông Cửu Long nói chung, các HTXNN hiện nay hoạt động chủ yếu là dịch vụ đầu
vào trong sản xuất nông nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu xã viên và nông hộ còn rất
hạn chế. Theo Mai Văn Nam (2005), ở đồng bằng sông Cửu Long các dịch vụ tiêu thụ
sản phẩm, chế biến và dịch vụ vận chuyển chỉ đáp ứng được từ 1,61 - 4,44% nhu cầu xã
viên.
Trước tình hình đó, việc tiến hành đánh giá, phân loại và tìm hiểu những khó khăn trở
ngại của các HTXNN, tổng kết các hoạt động HTXNN có hiệu quả, xác định nhu cầu
2
dịch vụ của người dân để mở rộng hoạt động SX - KD phù hợp với tình hình thực tế là
rất cần thiết. Vì vậy, đề tài “đánh giá thực trạng và giải pháp đa dạng hóa hoạt động của
các HTXNN ở tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của
các HTXNN và góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân trong
quá trình sản xuất nông nghiệp.
Hơn nữa, hiện nay việc sản xuất tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là đặc biệt quan trọng và cần
thiết nên kết quả nghiên cứu này cũng sẽ là căn cứ quan trọng để các sở ban ngành có
liên quan trong tỉnh hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp nông dân và nông
thôn trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các HTXNN tại tỉnh An
Giang và góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân trong quá
trình sản xuất nông nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh An Giang
- Đề xuất một số giải pháp giúp đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ nhằm tăng cường
hiệu quả hoạt động của các HTXNN trong thời gian tới
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
- Mô tả hiện trạng hoạt động dịch vụ các HTXNN tỉnh An Giang
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của các HTXNN tỉnh An Giang
- Xác định mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro của các HTXNN
- Đề xuất một số giải pháp giúp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ các HTXNN
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu tập trung vào 2 nhóm chính
+ Nhóm HTXNN chỉ hoạt động 1 dịch vụ
+ Nhóm HTXNN hoạt động từ 2 dịch vụ trở lên
- Phạm vi nghiên cứu là các HTX hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp tại các huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Các số liệu sơ cấp về HTXNN thu thập chủ yếu là số liệu năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Địa bàn nghiên cứu
Dựa vào báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ HTXNN của các huyện trong tỉnh An
Giang, đề tài đã thực hiện tại huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới, đây
là các huyện có nhiều loại hình dịch vụ nhất trong tỉnh (Phụ lục 1) (Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh An Giang, 2008).
3
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp đã được thu thập gồm thông tin về hoạt động của HTXNN trong
tỉnh An Giang, các báo cáo hằng năm liên quan đến tình hình hoạt động của các
HTXNN tại địa bàn nghiên cứu và kể cả các công trình nghiên cứu hay đề tài có liên
quan.
4.2.2 Số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn chuyên gia (KIP) được áp dụng trên nhóm cán bộ am hiểu về HTXNN
tại vùng, nhằm thu thập các nguồn thông tin mang tín đại diện về tình hình sản xuất
và sự đa dạng các dịch vụ của HTXNN trong quá trình hỗ trợ cho người dân trong
sản xuất nông nghiệp (Phụ lục 2). Đề tài đã phỏng vấn 1 nhóm KIP cấp tỉnh và 3
nhóm KIP cấp huyện (huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới). Trung
bình mỗi nhóm KIP gồm 3 người - đại diện là: Chi cục HTX và PTNT tỉnh, Liên
minh HTX tỉnh, Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Phòng Kinh tế các
huyện.
- Phỏng vấn ban quản lý HTXNN về tình hình hoạt động SX - KD của các HTX,
những thuận lợi và bất lợi của các HTXNN trong quá trình hoạt động dịch vụ bằng
bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn (Phụ lục 3). Trên cơ sở chọn ngẫu nhiên phân
tầng các HTXNN đang hoạt động theo tỉ lệ phân loại HTXNN mạnh, khá, trung
bình theo tiêu chí phân loại của tỉnh (Phụ lục 4) để điều tra trực tiếp với tổng số
mẫu là 29 HTXNN (Phụ lục 5).
- Thảo luận nhóm theo phân loại hoạt động của HTXNN (đa hay đơn dịch vụ) nhằm
tìm hiểu nhu cầu của xã viên về các loại hình dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp
cũng như khả năng đáp ứng của HTXNN về các loại dịch vụ này và nhận ra những
lợi ích của các hoạt động dịch vụ HTXNN đối với đời sống kinh tế - xã hội của
người dân (Phụ lục 6). Mỗi huyện đã thực hiện 2 cuộc phỏng vấn nhóm (gồm 1
nhóm xã viên tham gia HTXNN đa dịch vụ và 1 nhóm xã viên tham gia HTXNN
đơn dịch vụ), mỗi cuộc phỏng vấn nhóm gồm 10 – 15 xã viên tham gia. Vậy tổng số
cuộc phỏng vấn nhóm thực hiện là 6 nhóm (2 cuộc x 3 huyện).
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và SPSS ver 16.0, đề tài đã
sử dụng một số phương pháp phân tích sau: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phân tích bảng chéo (Cross-tabutation), kiểm định t-test, kiểm định Chi bình phương,
phân tích lợi nhuận, phân tích hồi quy tương quan. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng ma trận
SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, rủi ro) để phân tích những thuận lợi, bất lợi của các
HTXNN trong quá trình hoạt động dịch vụ nhằm làm cơ sở đưa ra giải pháp giúp các
HTXNN đa dạng hóa hoạt động dịch vụ.
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng
hoạt động dịch vụ của các HTXNN thông qua các giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá
trị lớn nhất, tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu cho 2 nhóm đơn và đa dịch
vụ.
4
- Phân tích bảng chéo và kiểm định Chi-bình phương
Phương pháp này được áp dụng để so sánh các biến quan sát của các HTXNN đơn dịch
vụ và đa dịch vụ. Đồng thời, phương pháp phân tích này cũng hỗ trợ cho việc kiểm
định giữa các nhóm thể hiện trong biến để chỉ ra các biến có mối quan hệ với nhau hay
không trong một tổng thể. Kiểm định này còn gọi là kiểm định tính độc lập.
- Kiểm định t-test
Dùng để kiểm định giá trị trung bình về sự khác nhau giữa 2 trung bình mẫu quan sát.
Phương pháp này hỗ trợ cho việc xác định sự khác biệt nhau về trung bình giữa nhóm
HTXNN đơn dịch vụ và đa dịch vụ.
- Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SX - KD của HTXNN. Nó
là khoản chênh lệch bằng tiền giữa doanh thu và chi phí mà HTXNN đã bỏ ra để đạt
được khoản thu đó. Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động SX -
KD của HTXNN, nó nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động SX - KD.
Các HTXNN có cùng hoạt động dịch vụ nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận
thu được sẽ khác nhau. Các HTXNN hoạt động ở quy mô lớn, nếu công tác quản lý
kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những HTXNN quy mô nhỏ
nhưng công tác quản lý tốt hơn. Khi đó, để so sánh chất lượng hoạt động của các
HTXNN, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, còn phải dùng chỉ tiêu tương đối, đó là tỷ
suất lợi nhuận doanh thu. Đây là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động SX -
KD của HTXNN.
Công thức tính như sau: T = (P/D) * 100
Trong đó:
T: tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P: lợi nhuận trong năm
D: doanh thu trong năm
- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Phương pháp hồi quy tương quan dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động SX - KD của HTXNN. Mục đích của phương pháp này là ước lượng mức độ
liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc, hoặc ảnh hưởng của các
biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân).
Mục tiêu phân tích mô hình nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y) bị ảnh hưởng bởi nhiều
biến độc lập (Xi)
Phương trình hồi qui tương quan có dạng: Y = a + b1X1 + b2X2 + … + biXi
Trong đó :
Y: biến phụ thuộc.
a : hằng số, nó cho biết giá trị của biến Y khi các biến X1, X2,…,Xi bằng 0
X1, X2,…,Xi: các biến độc lập
b1, b2,…, bi : các hệ số hồi qui, hệ số hồi qui cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập
lên giá trị của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định
5
Hệ số tương quan bội ®: (Multiple correlation coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (Xi)
Hệ số xác định (R2) (Multiple coeffcient of determination) được định nghĩa như là tỷ lệ
(hay %) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi)
Trong nghiên cứu này các biến độc lập và phụ thuộc được xác định như sau :
Y : lợi nhuận thuần (1.000 đồng)
X1: số lượng dịch vụ của HTXNN
X2: thời gian hoạt động của HTXNN (năm)
X3: trình độ học vấn cao nhất của ban chủ nhiệm HTXNN (lớp)
X4: thời gian trung bình của mỗi khóa tập huấn về HTXNN (ngày)
X5: vốn góp trung bình (do xã viên góp) của HTXNN (1.000 đồng)
X6: tỷ lệ diện tích canh tác phục vụ cho xã viên trong HTXNN (%)
- Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là chữ viết tắc của 4 từ: Strength, Weakness, Opportunity và Threat. Phương
pháp này được dùng để xác định những mặt mạnh, mặt yếu trong hoàn cảnh hiện tại
(các yếu tố bên trong), những cơ hội và rủi ro có thể xảy ra trong tương lai (các yếu tố
bên ngoài) trong quá trình đa dạng hóa hoạt động dịch vụ của các HTXNN ở An Giang.
Chiến lược phát triển HTXNN được minh họa bởi Hình 1.
Cơ hội (O) Rủi ro (T)
Chiến lược
O1 O2 T1 T2
S1 S1O1 S1O2 S1T1 S1T2
Mặt mạnh (S)
S2 S2O1 S2O2 S2T1 S2T2
W1 W1O1 W1O2 W1T1 W1T2
Mặt yếu (W)
W2 W2O1 W2O2 W2T1 W2T2
Hình 1. Ma trận SWOT
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài là nguồn dữ liệu cơ sở
cung cấp thông tin cho các địa phương, các trung tâm, viện, trường trong việc cập
nhật, tổng kết, theo dõi và đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ của các HTXNN,
đồng thời làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong việc hoạch
định chính sách và các chương trình hỗ trợ hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua sự hợp tác ở nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông
nghiệp, HTXNN góp phần giúp người dân hạn chế rủi ro (như: dịch bệnh, giá cả thị
trường,…) trong quá trình canh tác. Hơn nữa, đây là điều kiện thuận lợi để người
dân trong tỉnh An Giang tiếp cận được nhiều dịch vụ trong các quá trình sản xuất
6
nông nghiệp, giúp họ tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập. Ngoài ra, việc đa dạng hóa
các hoạt động dịch vụ trong các HTXNN còn góp phần tạo thêm việc làm cho
những người tham gia vào HTXNN, những lao động địa phương và đồng thời phát
huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong một tổ chức tập thể. Mặt khác, kết
quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở cho việc triển khai ứng dụng cho các vùng
lân cận thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
7
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số lý luận về HTX
1.1 Các khái niệm có liên quan
Khái niệm HTX: Điều 1 chương I của luật HTX ban hành ngày 26/11/2003 quy định:
“HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã
viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
HTX có đặc điểm là hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích
luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.
Khái niệm HTXNN: Theo Nghị định 43/CP về việc ban hành điều lệ mẫu HTXNN của
Chính phủ ngày 29/4/1997 thì “HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và
những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập
ra theo quy định của phát luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm
giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia
đình của các xã viên kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp”.
HTXNN nói chung có thể là hình thức HTX sản xuất nông nghiệp hay HTXNN làm
dịch vụ hay HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay
chức năng của HTXNN có nhiều thay đổi, sản xuất đã khoán đến từng hộ gia đình, nên
HTXNN hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ.
Theo FAO (2000), HTX dịch vụ nông nghiệp gồm 2 loại hình sau:
- Các HTXNN dịch vụ chuyên khâu (đơn dịch vụ) là HTXNN chỉ thực hiện 1 chức
năng, dịch vụ 1 khâu cho sản xuất nông nghiệp như: HTX dịch vụ thủy nông, HTX
dịch vụ điện nông thôn, HTX cung ứng vật tư nông nghiệp,…
- Các HTXNN dịch vụ tổng hợp (đa dịch vụ) là các HTXNN thực hiện các chức năng
dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cho cả đời sống.
Trước khi tiến hành lên kế hoạch hoạt động, HTXNN phải quyết định lựa chọn hoạt
động thích hợp (quyết định làm dịch vụ bơm tưới, cày xới, hoặc quyết định làm dịch vụ
vận tải). Sau đó xã viên và cán bộ quản lý HTXNN lập kế hoạch hoạt động để thực hiện
từng mục tiêu mà HTXNN đã xác định.
Khái niệm về đa dạng hóa hoạt động HTX: Theo FAO (2000), đa dạng hóa là sự giới
thiệu những hoạt động hay sản phẩm mới cho HTX. Nó có thể dẫn tới việc mở ra các thị
trường mới nhưng chỉ ở nơi có nhu cầu về loại hình sản phẩm hay dịch vụ đó. Để tiến
hành đa dạng hóa hoạt động, HTX phải có kế hoạch và nghiên cứu thị trường cẩn thận,
không nhất thiết phải phát triển sản phẩm mới mà chỉ cần đa dạng chính những sản
phẩm và dịch vụ sẵn có sao cho tận dụng được những nguồn lực của HTX và đáp ứng
8
được nhu cầu của xã viên. Sự đa dạng hóa hoạt động HTX có thể sẽ phải thay đổi điều
lệ HTX trong một phạm vi nào đó.
1.2 Các nguyên tắc của HTX
Quá trình phát triển của các HTX thời gian qua đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng
của nó trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, để phát huy vai trò, vị trí đó thì HTX
hoạt động phải tuân thủ nguyên tắc chung. Điều 5 của Luật HTX sửa đổi 2003 có quy
định 4 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các HTX. Các nguyên tắc này ra đời dựa
trên cơ sở kế thừa luật HTX 1996 và sửa đổi cho phù hợp với các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động mà Liên minh HTX quốc tế ICA thông qua ngày 9/1995 ở Manchester (Anh).
Vì vậy, các HTXNN đa dạng hóa hoạt động cũng phải dựa trên các nguyên tắc này, cụ
thể như sau:
- Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX: Nguyên tắc này quy định tất cả công dân Việt
Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức và
tán thành điều lệ của HTX đều có thể trở thành xã viên của HTX và có thể ra khỏi
HTX theo điều lệ HTX quy định. Rõ ràng không có một sự gò ép, cưỡng bức nào
trong quy định. Mặt khác, nhà nước cũng không định hình sẵn các loại HTX để
hướng nông dân tham gia như trước kia mà nông dân tự tìm kiếm những tổ chức
kinh tế hợp tác mà họ cần để tham gia.
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: Nguyên tắc này đã đặt xã viên HTX vào vị trí
trung tâm, là người làm chủ tập thể. Vì xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra,
giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. Hơn nữa việc thực hiện
công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính là điều kiện để dân chủ và
bình đẳng, vì công khai sẽ tạo điều kiện để các thành viên tin tưởng và gắn kết nhau
hơn trong hoạt động SX - KD.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Khi xã viên tham gia góp vốn vào HTX
thì tài sản của HTX là của họ, nên họ có quyền lựa chọn phương án SX - KD và vì
vậy họ phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình tức “lời ăn, lỗ chịu”.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: Bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế đặc biệt,
nó không phải là một tổ chức xã hội nhưng khi hoạt động nó mang tính cộng đồng
và xã hội sâu sắc. Vì vậy, xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể
và hợp tác với nhau trong HTX cũng như trong cộng đồng xã hội.
1.3 Mục đích phát triển HTX
Theo FAO (2000), HTX muốn phát triển phải dựa trên 2 nguyên tắc: (1) hướng vào xã
viên, tức là mọi hoạt động phát triển đều phải nhằm vào phục vụ lợi ích cho các xã viên;
(2) củng cố tính kinh doanh, theo đuổi và xây dựng các cơ hội kinh doanh mới.
Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng ở đây là HTX phát triển phải đảm bảo cân đối giữa
thành công của các hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của các xã viên.
Hay nói cách khác, các HTXNN muốn phát triển phải đa dạng hóa hoạt động dịch vụ
trong sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của xã viên, đây là cơ sở cho sự thành
công trong hoạt động SX - KD của các HTXNN.
1.4 Những điều kiện cần thiết để HTX hoạt động hiệu quả
Ngày nay, HTX phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nên HTX phải tự điều
chỉnh mình cho phù hợp với môi trường kinh tế chính trị mới, phù hợp với định hướng
9
cơ chế thị trường và phù hợp với yêu cầu ngày càng tăng của xã viên. Vì vậy, để HTX
tiếp tục thành công thì HTX cần có các điều kiện sau (FAO, 2000):
- HTX phải đem lại lợi ích (kinh tế và xã hội) một cách rõ ràng và thiết thực cho các
xã viên và những lợi ích đó phải lớn hơn những chi phí của xã viên khi tham gia
vào HTX.
- HTX phải có những nhà quản lý năng động, có kinh nghiệm và nhiệt tình. Họ phải
có khả năng cung ứng được các dịch vụ và hàng hóa mà các xã viên yêu cầu, và tính
toán được cả lợi ích xã viên cũng như đảm bảo khả năng kinh doanh của HTX.
- Cơ cấu tổ chức và quản lý của HTX phải được xây dựng phù hợp với năng lực của
các xã viên. Nếu năng lực và động cơ tham gia của các xã viên thấp thì không nên
tổ chức HTX quá phức tạp.
- Các xã viên tham gia HTX với cả 2 tư cách, vừa là người sử dụng dịch vụ vừa là
người chủ sở hữu. Điều này đòi hỏi xã viên phải thể hiện đầy đủ tính tham gia như:
tham gia hoạch định mục tiêu, đưa ra quyết định, tham gia kiểm soát hoặc đánh giá
quá trình hoạt động của HTX. Hay nói cách khác nếu HTX hoạt động mà thiếu sự
tham gia của xã viên là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều HTX thất bại.
Nói tóm lại, các HTXNN cũng giống như một tổ chức kinh doanh, trong mọi hoàn cảnh
HTXNN cần phải linh hoạt để thích ứng, có như vậy thì HTXNN sẽ hoạt động hiệu quả
và ngày càng phát triển.
2. Sơ lược tình hình phát triển HTX ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, HTX đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, sự ra đời
của HTX là công cụ đắc lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân ở nhiều
nước như: Anh, Đức, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc,…. Ban đầu,
HTX phần lớn do những người có thu nhập thấp thành lập để cải thiện đời sống và tăng
tính tự tin, sau đó sự phát triển các HTX đã trở nên quan trọng không thể thiếu trong sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Ở Đan Mạch, các HTX xuất phát từ nông dân, không phải do nhà nước thành lập. Năm
1882, nông dân đã tự động họp lại thành lập HTX nông dân, nhà nước không can thiệp
vào các hoạt động của HTX. Vì vậy, Đan Mạch không có Luật HTX mà chỉ có Luật
nông nghiệp và điều lệ HTX do các HTX tự đặt ra (Võ-Tòng Xuân, 2005).
Ở các HTX, đại hội xã viên bầu ra ban quản trị, ban quản trị sẽ mướn một chủ nhiệm
(giám đốc) chuyên nghiệp và một số chuyên viên cần thiết để điều hành công việc hàng
ngày. Trong đó, nông dân không đứng ra làm chủ nhiệm HTX và ban chủ nhiệm cũng
không tham gia vào sản xuất đồng áng mà chỉ ăn lương của HTX.
Trước kia, vì sản xuất nhỏ nên mỗi nông dân sản xuất nhiều loại hàng hóa, HTX cũng
được tổ chức th._.eo hình thức đa mục tiêu. Ngày nay, công nghiệp ngày càng phát triển
và thị trường ngày càng cạnh tranh nên cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi, sản
xuất lớn, HTX trở nên chuyên ngành như HTX heo, HTX sữa, HTX mổ thịt,...
Hơn 95% nông dân Đan Mạch là hội viên của ít nhất ở 3 HTX khác nhau. Nông dân
thích tham gia HTX vì họ ngày càng có triển vọng tham gia vào xuất khẩu; tranh thủ
được kỹ thuật mới; được bảo hiểm rủi ro thị trường; sản xuất cho một HTX sẽ tăng hiệu
quả và tính cạnh tranh về chất lượng và khối lượng (Võ-Tòng Xuân, 2005).
10
Ở Nhật, hầu hết những người nông dân đều là xã viên của HTXNN. Đầu năm 2006,
tổng số HTXNN là 1.182 HTXNN và bình quân mỗi HTXNN có 7.684 xã viên. Mức
góp vốn bình quân của một xã viên khoảng 1.500 đôla. Vốn điều lệ bình quân của một
HTXNN khoảng 12 triệu đôla. Liên đoàn HTXNN Nhật là một trong 12 thành viên của
Liên minh HTX Quốc tế (Phùng Quốc Chí, 2007).
Các HTXNN ở Nhật được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTXNN; Liên
đoàn HTXNN tỉnh; HTXNN cơ sở. Các HTXNN cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và
đa chức năng. Trước năm 1961, các HTXNN đơn chức năng là khá phổ biến. Nhưng từ
sau năm 1961, do Chính phủ Nhật khuyến khích hợp nhất các HTXNN nhỏ thành
HTXNN lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTXNN Nhật hiện nay là đa chức
năng. Các HTXNN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh
vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, sản phẩm, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ
sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng nông sản do HTXNN tiêu thụ, HTXNN đã đề nghị nông dân sản
xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho
HTXNN. Còn đối với các tổ chức Liên đoàn tỉnh và Trung ương phải thường xuyên
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và cố vấn cho các HTXNN cơ sở (Phan Trọng An, 2007).
Chính phủ Nhật quan tâm, hỗ trợ và bao cấp tạo điều kiện cho các HTXNN hoạt động
chứ không làm mất tính tự chủ và độc lập của các HTXNN. Chính phủ hỗ trợ các mặt
như: chính sách, luật, vốn, bao tiêu toàn bộ sản phẩm nông nghiệp để giúp cho sự phát
triển nông thôn và phúc lợi của người dân.
Theo Đặng Kim Sơn và Nguyễn Minh Tiến (2000), bài học rõ nét nhất nhận thấy từ mô
hình phát triển HTXNN Nhật đó là: (1) HTXNN được xây dựng dựa trên lợi thế kinh tế
của quy mô, thu hút thêm các đối tượng không phải là nông dân, tức là với quy mô
nhiều người hợp lại thì hiệu quả kinh tế được phát huy hơn; (2) gắn quyền lợi của
HTXNN với quyền lợi của các hộ xã viên; (3) quản lý kinh tế có hiệu quả bằng cách đa
dạng hoá và mở rộng ra nhiều loại hình hoạt động nông nghiệp; (4) kết hợp hoạt động
giữa các đơn vị nghiên cứu và thực hiện trong công tác khuyến nông; và (5) chú trọng
đến giáo dục đào tạo cho các xã viên và cán bộ HTXNN.
Tại Hàn Quốc, phong trào HTXNN cũng được tổ chức như là bản sao của Nhật được
bắt đầu từ tình trạng nông dân rất nghèo. Từ năm 1961, Chính phủ Hàn Quốc đột phá
bằng cách: (1) đưa kỹ thuật mới cho nông dân sử dụng (giống mới, phân bón và nông
dược, cung cấp tín dụng đầy đủ, và xác định giá nông sản nâng đỡ cho nhà nông); và (2)
thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp (cải cách ruộng đất để mọi nông dân đều có đất
canh tác; ban hành Luật HTX và xây dựng HTXNN đa mục tiêu với điều kiện khuyến
khích tối đa để 100% nông dân tự giác tham gia) (Võ-Tòng Xuân, 2008).
HTXNN đa mục tiêu của Hàn Quốc, tương tự như của Nhật, theo Luật HTX có những
nhiệm vụ sau: (1) hướng dẫn và đào tạo kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi cho nông
dân; cung cấp kiến thức về HTXNN; cung cấp các phương tiện cần thiết bảo đảm an
sinh xã hội; (2) thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho
xã viên từ đồng ruộng cho đến chợ hàng hóa bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị
trường; (3) cung cấp dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, bao gồm kinh doanh tài chính, tín
dụng và tiết kiệm của các HTXNN thành viên; và (4) cung cấp dịch vụ về chăn nuôi các
loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến, đến bán ra thị trường.
Ngày nay nông dân Hàn Quốc cũng như nông dân Nhật đều là chủ hệ thống ngân hàng
lớn của quốc gia họ. Khi hai nước gia nhập WTO (từ đầu năm 1995) nhận thấy có các
11
cam kết gây tác động bất lợi đến nông dân, thì họ đã thay đổi chính sách nông nghiệp
cho phù hợp với tình hình (Võ-Tòng Xuân, 2008).
Ở Hàn Quốc, từ một tổ chức áp đặt của Nhà nước, ngày nay toàn bộ nông dân của họ đã
tự giác trở thành xã viên HTXNN. Quá trình hình thành hệ thống HTXNN mới - hỗ trợ
dịch vụ cho nông dân - trên thực tế đã phát triển nhanh và ngày càng đáp ứng được nhu
cầu tăng lên của nông dân. Hệ thống HTXNN với các hoạt động SX - KD đa chức năng
thực sự đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường và kinh tế nông thôn, lan ra đan xen vào kinh tế
đô thị và từng bước hội nhập chủ động vào kinh tế thế giới (Đặng Kim Sơn và Nguyễn
Minh Tiến, 2000).
Nói tóm lại, sự ra đời của các HTX ở một số quốc gia trên thế giới mặc dù khác nhau về
điểm xuất phát, về thể chế chính trị, về trình độ sản xuất,… nhưng đều có điểm chung:
kinh tế hộ nông dân là cơ sở cho sự hình thành và phát triển HTXNN. Các HTXNN đa
dạng về loại hình và quy mô do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện cụ thể của
mỗi địa phương. HTXNN thường giải quyết rất nhiều khâu, các khâu mà những nông
dân riêng lẽ không thể đảm nhận được như: áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), chế
biến, tiêu thụ nông sản, tín dụng,… Thông thường khi đã đăng ký hoạt động thì các
HTXNN thường được sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ về kỹ thuật và tài chính,… Nhìn
chung, các HTXNN đa dạng đã đáp ứng nhu cầu dịch vụ của người dân và thật sự mang
lại nhiều lợi ích cho họ trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống, nên họ đã
tự giác tham gia vào HTXNN. Vì vậy, những kinh nghiệm hợp tác hóa ở một số nước
trên thế giới là bài học rất bổ ích đối với Việt Nam.
3. Tình hình phát triển HTXNN ở Việt Nam
Quá trình phát triển của HTXNN ở nước ta có thể coi là quá trình phát triển HTX nói
chung bởi tiền thân của nó là các HTXNN. Quá trình phát triển này có thể chia ra thành
2 giai đoạn.
- Giai đoạn trước “Đổi mới” (1955 – 1986)
Sau khi Việt Nam độc lập, thoát khỏi sự bóc lột của địa chủ, nông dân Việt Nam đã tin
tưởng hoàn toàn vào chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Con đường
phát triển kinh tế trong nông thôn mà Đảng và Nhà nước định ra là hợp tác hóa nông
nghiệp. Đây là giai đoạn đầu mới xây dựng nên hợp tác hóa phải đi từ thấp đến cao, từ
tổ vần công, đổi công, đến HTXNN bậc thấp (tập đoàn sản xuất), rồi đến HTXNN bậc
cao (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Phong trào hợp tác hóa bước đầu đã phát triển một cách rầm rộ cả về số lượng lẫn quy
mô, nhưng càng về sau càng bộc lộ rõ những yếu kém. Nguyên nhân là do Nhà nước
can thiệp quá sâu đến từng HTXNN và với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không
còn phù hợp với thực tế. Chính những điều này đã làm hạn chế khả năng chủ động sáng
tạo của người lao động. Hậu quả là tình trạng sản xuất trì trệ kéo dài, phát sinh nhiều
mâu thuẫn kinh tế, xã hội, từ đó dẫn đến nhiều HTXNN tan rã, lương thực thiếu hụt
nghiêm trọng (Phạm Vân Đình, 2004).
Tình hình đó đã dẫn đến sự ra đời Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
IV) ngày 13/1/1981 về việc khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động hay
còn gọi là “khoán mới”. Khi đó các hộ sản xuất thì được giao khoán 3 khâu: gieo cấy,
chăm sóc và thu hoạch, các khâu còn lại như: làm đất, giống, thủy lợi, bón phân và bảo
vệ thực vật là do HTXNN đảm nhiệm, và các hộ nhận khoán gắn với sản phẩm cuối
cùng “được ăn, thua chịu”. Chỉ thị này ban đầu đã chặn đứng được tình trạng sa sút
12
trong sản xuất nông nghiệp với hơn 80% số hộ vượt khoán (Phạm Thị Minh Nguyệt,
2006). Tuy nhiên, động lực đó đã nhanh chóng bị triệt tiêu do không phân định rõ trách
nhiệm của xã viên và trách nhiệm của tập thể nên dẫn đến tình trạng mất công bằng
trong phân phối, xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, làm cho xã viên mất lòng
tin, nhiều hộ đã xin ra khỏi HTXNN. Năm 1985, kinh tế Việt Nam đã lâm vào tình trang
khủng hoảng nghiêm trọng và tất yếu phải đổi mới triệt để cơ chế quản lý kinh tế trong
nông nghiệp (Phạm Vân Đình, 2004).
- Giai đoạn sau “Đổi mới” (từ năm 1986 đến nay)
Ngày 13/4/1988 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
trong nông nghiệp ra đời, nông thôn Việt Nam đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ. Khi
đó hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết lấy mọi hoạt động kinh
tế của mình và xã viên được chủ động lựa chọn dịch vụ từ HTXNN hoặc từ các thành
phần kinh tế khác. Còn HTXNN chỉ thực hiện chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ, không
quản lý tập trung tư liệu sản xuất và bộ máy quản lý HTXNN cũng gọn nhẹ hơn, nên chi
phí quản lý HTXNN giảm và hiệu quả hoạt động của HTXNN được tăng lên. Theo đó,
quy mô các HTXNN cũng được điều chỉnh (chia tách hay sát nhập) để thích hợp với
từng địa phương. Theo Phạm Thị Minh Nguyệt (2006), Nghị quyết 10 là động lực quan
trọng thúc đẩy các hộ nông dân tích cực sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng của họ giúp
họ tăng thu nhập. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít các HTXNN khá lúng túng trước
cơ chế quản lý kinh tế mới. Năm 1993, số HTXNN tồn tại dưới hình thức chờ giải thể
vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ 40,8% (Phạm Vân Đình, 2004).
Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời và sau Nghị định 64-CP của Chính phủ về việc
giao đất cho nông dân sử dụng lâu dài, tính tự chủ trong hoạt động kinh tế hộ được phát
huy một cách cao độ. Đặc biệt sau khi có Luật HTX năm 1996 và Luật HTX có sửa đổi
năm 2003, các văn bản bản dưới luật hướng dẫn thi hành, các mô hình HTXNN có
nhiều chuyển biến đáng kể. Quá trình phát triển HTXNN ở nước ta diễn ra theo 2 hướng
là thành lập mới các HTXNN và chuyển đổi các HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu
mới. Tính đến tháng 10/2001, các HTXNN chuyển đổi theo Luật là 6.237 HTXNN
(chiếm 86,97%), còn lại là 934 HTXNN (chiếm 13,03%) các HTXNN là mới thành lập.
Khó khăn của các HTXNN cũ là tình trạng nợ đọng còn nhiều khiến cho các HTXNN
không có đủ điều kiện để chuyển đổi (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Các HTXNN chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc
Trung Bộ, các HTXNN mới thành lập chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm
41,01%. Một số tỉnh có phong trào thành lập mới HTXNN như: An Giang, Cần Thơ,
Long An, Đồng Tháp có từ 45 - 90 HTXNN mỗi tỉnh, quy mô phổ biến cho mỗi
HTXNN là 80 - 100 hộ. Các HTXNN mới thành lập có các dịch vụ chủ yếu như: thủy
nông, điện, giống, vật tư, bảo vệ thực vật, tín dụng,… đối với các HTXNN chuyển đổi
có thêm dịch vụ: làm đất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,…. Nhìn chung, các HTXNN mới
thành lập hay chuyển đổi đều làm tốt chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển, nhiều
nhất là dịch vụ thủy nông chiếm 87,63%. Bước đầu các HTXNN đã định hướng được
sản xuất và đã áp dụng những tiến bộ KHKT mới. Tuy nhiên, các HTXNN mới thành
lập hoạt động chưa hiệu quả, phần lớn là do thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất và thiếu cán
bộ có năng lực (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển HTXNN ở Việt Nam
Theo Võ-Tòng Xuân (2008), trước thách thức của hội nhập, nhất là trong lĩnh vực nông
nghiệp, chúng ta cần phải đổi mới tư duy quản lý, mạnh dạn chọn những hướng đi tắt có
13
thể nhanh hơn và vững chắc hơn. Quan trọng nhất, là chúng ta cần chấm dứt cách làm
manh mún, cục bộ, đơn ngành, cần phải có sự cộng tác và điều phối đa ngành trong các
HTX hoặc cụm liên kết sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao mới có thể phát triển nông
thôn toàn diện và giúp nông thôn phồn thịnh.
Việc lựa chọn khâu dịch vụ nào để HTXNN hoạt động là hết sức quan trọng. Theo Phan
Trọng An (2007), các khâu như: cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương
hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với HTXNN của nước ta. Nhưng
để chiến thắng tư nhân thì HTXNN nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người
giỏi làm giám đốc để quản lý, điều hành. Ngoài ra để HTXNN phát triển cũng cần sự hỗ
trợ của Nhà nước.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có không ít những nghiên cứu về kinh tế hợp
tác và HTX trên phạm vi cấp vùng hay cấp tỉnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở việc phân tích hiện trạng HTXNN ở một số địa phương, đề xuất một số giải
pháp phát triển mang tính chất rời rạc, thiếu tính đồng bộ trong thực hiện và chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, các
HTXNN hiện nay cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, tiềm năng và lợi thế của từng địa
phương để mở rộng hoạt động dịch vụ hỗ trợ người dân phát triển sản xuất phù hợp với
khả năng quản lý và nhu cầu dịch vụ của người dân.
4. Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang
4.1 Những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển nông nghiệp ở An Giang
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất đồng bằng sông Cửu
Long. Tổng diện tích đất nông nghiệp của An Giang là 246.821 ha, trong đó đất trồng
lúa chiếm 82% (Cục Thống kê An Giang, 2008). Với lượng phù sa dồi dào và được bồi
đắp hằng năm nên An Giang rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là ở các
huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn, huyện An Phú, huyện Tân
Châu, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông
nghiệp phát sinh rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp mà mỗi cá nhân, hộ không thể tự
giải quyết được.
Tỉnh An Giang nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được phân thành 2 mùa rõ
rệt, đó là mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11 và lượng mưa trung bình 1.400 - 1.500 mm (Cục Thống kê An Giang,
2008). Mặt khác, mưa thường xuyên và kéo dài đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp của người dân, đặc biệt là trong khâu thu hoạch, sau thu hoạch và tiêu nước
chống úng. Hơn nữa, dịch bệnh thường xuyên xuất hiện (vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo
ôn,…) và diễn biến ngày càng phức tạp đã gây không ít khó khăn cho người nông dân
trong việc chọn giống có năng suất cao và kháng được sâu bệnh,… Thêm vào đó, việc
tăng giá vật tư hàng hóa cũng đã kéo theo hàng loạt các khoản chi phí tăng lên mà người
dân phải gánh chịu, trong khi đó giá cả hàng hóa nông sản sụt giảm ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân.
Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô
thị hóa, sự tăng dân số. Bên cạnh đó, tình trạng đất đai phân tán manh mún đã làm cho
việc áp dung KHKT mới còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng sản phẩm không ổn
định,… (Phạm Vân Đình, 2004).
Bên cạnh những khó khăn thách thức trên thì những yếu kém từ nội lực như: trình độ,
lao động nông thôn, nguồn vốn,…cũng có những tác động không nhỏ đến sản xuất nông
14
nghiệp của người dân. Trong đó, yếu tố trình độ là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt
động trong sản xuất nông nghiệp. Vì trình độ dân trí cao sẽ dễ dàng tiếp cận nền văn
minh và biết ứng dụng chúng trong sản xuất và ngược lại. Hay nói cách khác khi dân trí
cao, người dân biết tìm đối tác để liên kết lại và biết ứng dụng KHKT vào sản xuất từ
các khâu cung cấp đầu vào, chế biến sản phẩm, kể cả tiêu thụ sản phẩm,… nhằm giảm
chi phí đầu tư và nâng cao thu nhập.
Tóm lại, trong quá trình phát triển nông nghiệp càng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn,
phức tạp thì nhu cầu hợp tác của người dân càng cao và hợp tác trên nhiều lĩnh vực,
nhiều khâu để giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất lao động và mang lại hiệu quả hơn
trong sản xuất.
4.2 Định hướng phát triển đối với các HTXNN
Sau khi có Luật HTX năm 1996, Chính phủ đã ban hành một số chính sách như: Nghị
định 15-CP ngày 21/2/1997 về chính sách khuyến khích phát triển HTX, Nghị định 43-
CP ngày 29/4/1997 ban hành điều lệ mẫu HTXNN, Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày
26/4/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi đối với HTX,…Đến năm 2002, qua 5
năm thực hiện luật HTX, kinh tế hợp tác mà nồng cốt là HTXNN kiểu mới đã đáp ứng
một phần nhu cầu của nông dân, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tập thể còn nhiều mặt yếu kém, năng lực nội tại hạn
chế; số HTXNN kinh doanh có hiệu quả còn ít; lợi ích đem lại cho xã viên chưa nhiều;
HTXNN chưa phát huy được vai trò kinh tế tập thể (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Trước tình hình đó, Nghị quyết số 13-NQ/CP (khóa IX) ngày 18/3/2002 ra đời về việc
tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định: "Kinh tế tập
thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó HTX là nòng cốt", "kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân". Các HTXNN trước hết cần tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục
vụ hoạt động SX - KD của các hộ xã viên và từng bước mở rộng ngành nghề hoạt động
phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Tiếp theo là mở rộng các hình thức liên
doanh, liên kết kinh tế giữa các HTXNN với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi HTXNN phát triển đến trình độ cao hơn
thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTXNN, các liên hiệp HTXNN. Nói chung, các
HTXNN cần phải thống nhất một số nhận thức về quan điểm để định hướng phát triển
cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tỉnh An Giang, ngoài việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,
tỉnh còn ban hành nhiều chủ trương chính sách riêng nhằm đẩy mạnh kinh tế hợp tác
như: Đề án phát triển HTX giai đoạn 2001 – 2005; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
27/6/2002 về việc đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
thời kỳ 2001 - 2010; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2002 của Tỉnh ủy An Giang về
việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chỉ thị số
35/200/CT-UB ngày 25/12/2003 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh xây dựng các
HTXNN và trang trại nông lâm ngư nghiệp và thủy sản. Nhưng đặc biệt là sự ra đời của
Luật HTX sửa đổi ngày 26/11/2003 của Quốc hội, chất lượng hoạt động của các
HTXNN trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Chính điều này đã chứng tỏ Luật HTX 2003
đã đi vào thực tế.
15
5. Tính tất yếu khách quan của sự đa dạng hóa hoạt động dịch vụ
HTXNN
Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro và bị phụ thuộc khá lớn vào sự tác
động bên ngoài như: thay đổi khí hậu, dịch bệnh, giá cả thị trường đầu vào (vật tư nông
nghiệp, giống,..) và đầu ra sản phẩm,… mà cá nhân không thể kiểm soát và đối phó với
nó nếu tự hoạt động riêng lẻ. Vì vậy sự đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ trong các
HTXNN không những làm tăng năng lực sản xuất mà còn hạn chế rủi ro, giảm chi phí
sản xuất cho người dân. Khi xã hội phát triển, người dân sản xuất nông nghiệp sẽ chịu
áp lực từ mọi phía như: về đa dạng hóa sản phẩm, về sử dụng các tư liệu sản xuất mới
và hiện đại, về việc áp dụng các tiến bộ KHKT mới, về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm,…
nếu không hợp tác sẽ không giải quyết được các yêu cầu bức xúc nói trên. Vì vậy, khi
xã hội phát triển cao hơn thì nhu cầu hợp tác ngày càng tăng và mối quan hệ hợp tác
ngày càng sâu rộng (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Hơn nữa, xã viên trong phần lớn các HTXNN là nông dân. Họ gia nhập HTXNN với
mong muốn tăng cường tiếp cận với thị trường, đẩy mạnh khả năng sản xuất và nâng
cao hiệu quả lao động. Nói chung, nhu cầu của xã viên về dịch vụ hỗ trợ của HTXNN
ngày càng gia tăng cùng với mức độ đa dạng hóa sản xuất ngày càng cao, mức độ sử
dụng công nghệ cao hơn và xu hướng thương mại hóa các hoạt động ngày càng nhiều
hơn (FAO, 2000).
Mặt khác, thực tế kinh nghiệm một số nước đã chứng minh, thông qua việc hỗ trợ cho
người dân trong sản xuất mà các HTXNN đã phát triển rất mạnh, chiếm lĩnh toàn bộ thị
trường và hội nhập chủ động vào kinh tế thế giới.
Tóm lại, trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, các HTXNN nói
riêng chúng ta thấy rằng sự đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của các HTXNN là yêu
cầu tất yếu, nó vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân vừa mạng lại
lợi ích cho HTXNN cũng như các thành viên tham gia HTXNN. Ngoài ra, còn tận dụng
được sự hỗ trợ các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương như: đào tạo tập huấn,
hỗ trợ tín dụng, vay vốn ưu đãi,…
16
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh An Giang
1.1 Tình hình phát triển của các HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An Giang phần lớn là mới thành lập từ sau khi có luật
HTX 1996 trở lại đây, với hình thức đầu tiên là tổ nông dân hay tổ hợp tác sản xuất, sau
đó dần dần mở rộng quy mô và trở thành các HTXNN. Sau gần 5 năm thực hiện luật
HTX, số lượng HTXNN trong tỉnh tăng lên đáng kể (Hình 2). Tính đến tháng 8 năm
2001, số lượng HTXNN mới thành lập là 91 HTXNN (tăng gấp 13 lần so với 1997) với
7.333 xã viên (bình quân 81 xã viên/HTXNN), huy động được 8.569 triệu đồng vốn góp
cổ phần, đạt được 80,5% vốn điều lệ quy định, phục vụ 29.469 ha đất canh tác nông
nghiệp (bình quân 324 ha/HTX). Tuy nhiên, số lượng HTXNN hoạt động có hiệu quả
chiếm tỷ lệ rất thấp 39,6%, còn lại là các HTXNN hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ
(Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2005).
Hình 2. Số lượng HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm (1997 – 2007)
Trước tình hình đó, tháng 8/2001 đề án phát triển HTXNN ở tỉnh An Giang giai đoạn
2001 – 2005 của UBND tỉnh ra đời, số lượng HTXNN tăng tương đối chậm lại và có
dấu hiệu giảm kể từ năm 2004 do có nhiều HTXNN giải thể, nhưng chất lượng hoạt
động của các HTX được nâng lên rõ rệt (kết quả phỏng vấn KIP tại tỉnh An Giang).
Năm 2005, số lượng HTXNN đang hoạt động là 103 HTXNN với 8.643 xã viên, phục
vụ 35.104 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước khi có đề án, hoạt động của các HTXNN
chủ yếu là dịch vụ tưới tiêu, sau khi có đề án các HTXNN còn mở rộng thêm các ngành
nghề khác như: cày xới, sấy lúa, cung ứng vật tư nông nghiệp, sản xuất và cung ứng
giống lúa xác nhận,… Tỷ lệ các HTXNN khá mạnh năm 2005 tăng lên hơn 30 % so với
năm 2001 và đến năm 2007 tỷ lệ này là 58,8%, tăng lên thêm 13,7% (Bảng 1) (Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2005).
61
7
78 86
102 107 114 106 103 99 99
0
20
40
60
80
100
120
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Số lượng HTXNN
17
Bảng 1. Phân loại HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm
Đơn vị: %
Phân loại Năm 2001
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tỷ lệ tăng
2005/2001
Tỷ lệ tăng
2007/2005
Mạnh 5,6 18,7 20,0 22,3 13,1 3,6
Khá 9,0 26,4 30,6 36,5 17,4 10,1
Trung bình 56,2 40,6 38,8 31,8 -15,6 -8,8
Yếu, kém 29,2 14,3 10,6 9,4 -14,9 -4,9
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2005 và 2008)
Đến năm 2007, toàn tỉnh có 110 HTXNN, trong đó có 99 HTXNN đang hoạt động với
8.638 xã viên, tổng vốn góp là 47.025 triệu đồng, thực hiện các dịch vụ trên 33.639 ha
đất canh tác nông nghiệp (Bảng 2). So với năm 2005, số lượng HTXNN đang hoạt động
giảm 4 HTXNN, nhưng số xã viên chỉ giảm 5 xã viên, vốn góp của các HTXNN tăng
lên gần 12,5 tỷ đồng. Từ đó cho thấy, HTXNN đã thu hút thêm xã viên mới, huy động
thêm vốn góp,…. Bên cạnh đó, việc giải thể các HTXNN cũng làm cho diện tích phục
vụ bị giảm 1.465 ha so với năm 2005 (4,17%), nhưng số lượng xã viên có đất trong
vùng HTXNN phục vụ tăng 6,2% (351 hộ). Mặc dù vậy, tỷ lệ diện tích của xã viên so
với tỷ lệ diện tích HTXNN phục vụ tăng không đáng kể và chỉ chiếm tỷ lệ 26,1%. Điều
này cho thấy rằng HTXNN phục vụ phần lớn cho nông dân không phải là xã viên.
Qua 2 năm hoạt động, nguồn vốn hoạt động của các HTXNN là 151,83 tỷ đồng, tăng
lên thêm 131% so với năm 2005. Sự tăng vốn này là do các HTXNN hoạt động có lãi và
tích lũy hằng năm. Nguồn vốn này bao gồm: vốn góp chiếm 31%, vốn vay chiếm 30%,
vốn tích lũy và các quỹ chiếm 24%, phần còn lại là các nguồn chiếm dụng, vốn công nợ
và các nguồn vốn khác chiếm 15%. Trong đó nguồn vốn lưu động chiếm tỷ lệ 68%, vốn
cố định chiếm 32% (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2008).
Bảng 2. Tình hình hoạt động của các HTXNN tỉnh An Giang từ 2005 – 2007
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mức tăng 2007/2005
Số HTXNN hoạt động 103 99 99 -4
Số xã viên 8.643 8.475 8.638 -5
Số xã viên có đất 5.657 5.341 6.008 351
Diện tích HTXNN phục vụ (ha) 35.104 34.161 33.639 -1.465
Tỷ lệ diện tích phục vụ xã viên (%) 23,7 23,0 26,1 2,4
Vốn góp của xã viên (triệu đồng) 34.548 35.674 47.025 12.477
Vốn hoạt động (triệu đồng) 65.781 79.466 151.830 86.049
Tỷ lệ trích quỹ (%) 37,2 33,6 47,6 10,4
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2008)
18
Nói tóm lại, chất lượng hoạt động của các HTXNN từ sau đề án phát triển HTXNN của
tỉnh ra đời đã có sự chuyển biến rõ nét và đặc biệt là sau khi luật HTX năm 2003 ban
hành và một số chính sách ưu đãi, hoạt động dịch vụ của HTXNN đa dạng hơn, thu hút
nhiều xã viên hơn, huy động thêm vốn góp, thêm vào đó nguồn vốn tích lũy cũng tăng
nên nguồn vốn hoạt động của HTXNN đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, HTXNN phục
vụ phần lớn là nông dân ngoài HTXNN, phục vụ cho xã viên của HTXNN chỉ chiếm tỷ
lệ 26,1%. Các HTXNN ở huyện Châu Phú đang khuyến khích xã viên có đất tham gia
vào HTXNN (kết quả phỏng vấn KIP Châu Phú).
Theo kết quả phỏng vấn KIP tỉnh An Giang, các HTXNN đang có xu hướng chung tiến
tới nâng cao về chất lượng theo 2 hướng: mở rộng thêm ở những HTXNN hiệu quả
hoặc co cụm lại (không mở rộng) ở những HTXNN không hiệu quả do hạn chế về trình
độ của ban quản trị HTXNN.
Các HTXNN hiện nay đang rất quan tâm đến lợi nhuận, một số HTXNN đang có xu
hướng chuyển sang tổ hợp tác để giảm quỹ tích lũy, giảm chi phí quản lý và chia lãi cho
xã viên cao hơn (phỏng vấn KIP tại huyện Châu Phú và huyện Phú Tân). Hơn nữa, đối
với tổ hợp tác chính sách mở hơn, quy mô từ 3 - 7 người dễ quản lý, hạch toán theo
doanh thu và mô hình này đang thu hút các nhà đầu tư lớn có nhiều vốn.
1.2 Tình hình hoạt động dịch vụ của các HTXNN
1.2.1 Số lượng dịch vụ của các HTXNN tỉnh An Giang qua các năm
Hiện nay, hoạt động của HTXNN ở An Giang chủ yếu là dịch vụ tưới tiêu trong sản
xuất nông nghiệp, mà phần lớn là trong canh tác lúa. Năm 2005, có đến 61 HTXNN
hoạt động chỉ duy nhất 1 dịch vụ (đơn dịch vụ) chiếm 59,2%, đến 2007 nhiều HTXNN
đã mở thêm dịch vụ nhưng con số này vẫn còn cao 54 HTXNN (chiếm 54,5%). Tuy
nhiên, theo số liệu điều tra một số HTXNN ở 3 huyện trong tỉnh cho thấy, trong 29
HTXNN thì có đến 20 HTXNN đơn dịch vụ chiếm tỷ lệ 69%, các HTXNN hoạt động từ
2 dịch vụ trở lên (HTXNN đa dịch vụ) chiếm tỷ lệ 31%. Kết quả Bảng 3 cho thấy, các
HTXNN đang có xu hướng đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, các HTXNN hoạt động
từ 4 dịch vụ trở lên chiếm tỷ lệ rất ít nhưng có dấu hiệu tăng. Tỷ lệ các HTXNN hoạt
động trên 4 dịch vụ năm 2007 tăng 2% so với năm 2006 và tăng 5,2% so với năm 2005.
Bảng 3. Hoạt động dịch vụ của HTXNN ở tỉnh An Giang qua các năm 2005 - 2007
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số HTXNN thực hiện
dịch vụ Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Tỷ lệ tăng
2007/2005
(%)
Chỉ có 1 dịch vụ 61 59,2 54 54,5 54 54,5 -4,7
Từ 2 đến 4 dịch vụ 38 36,9 38 38,4 36 36,4 -0,5
Trên 4 dịch vụ 4 3,9 7 7,1 9 9,1 5,2
Tổng 103 100,0 99 100,0 99 100,0
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2008)
19
1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ của HTXNN tại địa bàn nghiên cứu
Các lĩnh vực hoạt động của HTXNN như: tưới tiêu, cày xới, nạo vét kênh mương, nhân
giống, sấy, suốt, vận chuyển, tín dụng nội bộ,… nhưng hoạt động tưới tiêu là chủ yếu.
Theo kết quả phân tích Bảng 4 cho thấy trong 29 HTXNN hoạt động đều có dịch vụ
tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ còn lại chiếm tỷ lệ rất ít như: dịch vụ
nạo vét kênh mương, kế đến là dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ sau thu hoạch (sấy,
suốt), tín dụng nội bộ,…
Bảng 4. Số lượng và các hoạt động dịch vụ của HTXNN ở tỉnh An Giang
Số TT Dịch vụ Số lượng HTXNN Tỷ lệ (%)
1 Tưới tiêu 29 100,0
2 Cày xới 1 3,4
3 Nạo vét kênh mương 5 17,2
4 Cung cấp giống 4 13,7
5 Cung cấp vật tư nông nghiệp 1 3,4
6 Dịch vụ sau thu hoạch 4 13,7
7 Vận chuyển 2 6,9
8 Tín dụng nội bộ 3 10,3
(Nguồn: Số liệu điều tra HTXNN, 2008)
Nhìn chung, hoạt động của HTXNN tập trung chủ yếu là các dịch vụ đầu vào cho sản
xuất nông nghiệp, các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2007 toàn tỉnh có 10,1%
HTXNN làm dịch vụ tiêu thụ nông sản như nấm rơm, rau màu, tôm, cá,… và trong tỉnh
không có HTXNN nào hoạt động lĩnh vực chế biến.
1.2.3 Thời gian hoạt động dịch vụ của các HTXNN tại địa bàn nghiên cứu
Khi xét về kinh nghiệm hoạt động của các HTXNN, các HTXNN có thời gian hoạt động
trung bình hơn 6 năm, ít nhất là 2 năm và nhiều nhất là 10 năm (Bảng 5). Chính vì vậy,
ta có thể chia thời gian hoạt động của các HTXNN thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước
khi có đề án phát triển HTX (trước năm 2001), giai đoạn sau khi có đề án đến khi có
luật HTX sửa đổi (từ năm 2001 đến năm 2003) và giai đoạn sau khi luật HTX sửa đổi ra
đời (sau năm 2003). Kết quả phân tích cũng cho thấy, việc HTXNN hoạt động đơn dịch
vụ hay đa dịch vụ không liên quan đến thời gian hoạt động của HTXNN qua kiểm định
Chi-bình phương (P = 0,154), tuy nhiên các HTXNN đơn dịch vụ có thời gian hoạt
động hơn 6 năm (trước năm 2001) chiếm tỷ lệ 55%, các HTXNN đa dịch vụ chủ yếu
hình thành từ năm 2001 trở lại đây (dưới 6 năm) chiếm tỷ lệ 77,7%.
20
Bảng 5. Phân loại HTXNN theo thời gian hoạt động
HTXNN đơn dịch vụ HTXNN đa dịch vụ Tổng
Phân loại
Tần số % Tần số % Tần số %
Trước năm 2001 11 55,0 2 22,2 13 44,8
Năm 2001 - 2003 3 15,0 4 44,4 7 24,1
Sau năm 2003 6 30,0 3 33,3 9 31,0
Tổng 20 100,0 9 100,0 29 100,0
Trung bình 6,55 5,33 6,17
Sai số chuẩn 0,54 0,91 0,47
Khoảng 3 - 10 2 - 10 2 - 10
._.đối kế toán
- Báo cáo hoạt động
1. Vốn chủ sở hữu (không tính lợi nhuận chưa
phân phối)
2. Số lượng hoạt động, dịch vụ HTX đang cung
cấp thường xuyên trong năm
- từ 3 tỷ đồng trở lên : 5 đ
- từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ : 4 đ
- từ 500 tr đến dưới 1 tỷ : 3 đ
- từ 200 tr đến dưới 500 tr: 2 đ
- từ 100 tr đến dưới 200 tr: 1 đ
- dưới 100 tr : 0 đ
- mỗi hoạt động dịch vụ: 0,5 đ (tối
đa 5 đ)
- Các tài khoản nguồn vốn và
quỹ
- Các ngành nghề, dịch vụ có ghi
trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và đang thực hiện
57
4. Ứng
dụng, sử
dụng KHKT
vào thực tế
- Khả năng tiếp nhận
ứng dụng cũng như
phổ biến KHKT vào
thực tiễn
- Các báo cáo hoạt động
và các đợt khảo sát
- Số lượng các ứng dụng KHKT vào hoạt động
trong HTX hoặc đưa vào sản xuất làm tăng giá
trị sản xuất….
- mỗi ứng dụng: 1 đ
(tối đa 10 đ)
VD: Sử dụng các phần mềm
chuyên dùng, ứng dụng công
nghệ mới, cải tiến kỹ thuật, tìm
được các phương pháp mới
trong sản xuất,…
(các ứng dụng phải có tính chất
thường xuyên)
5. Hiệu quả
kinh tế
- Sự tăng giảm lợi
nhuận
- Khả năng sinh lợi
trong doanh thu
- Hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu
- Hiệu quả sử dụng
tổng tài sản HTX
- Báo cáo tài chính (Kết
quả hoạt động kinh
doanh)
- Báo cáo tài chính
(Kết quả hoạt động kinh
doanh)
- Báo cáo tài chính (Kết
quả hoạt động kinh doanh
và Bảng cân đối kế toán)
- Báo cáo tài chính (Phần
B - Nguồn vốn: Bảng cân
đối kế toán)
1. Xu hướng lợi nhuận st (sau thuế) % :
LN st năm sau – LN st năm trước
LN sau thuế năm trước
2. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tháng (%)
LN sau thuế
x 12
Doanh thu thuần
3. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu trên
tháng (%):
Lợi nhuận sau thuế
x 12
Vốn chủ sở hữu
4. Khả năng sinh lợi của tổng tài sản tháng (%):
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
- từ 10% trở lên : 3 đ
- từ 5% đến dưới 10% : 2 đ
- trên 0% đến dưới 5% : 1 đ
- từ 0% trở xuống : 0 đ
- từ 1,2% trở lên : 3 đ
- từ 0,7% đến dưới 1,2% : 2 đ
- trên 0% đến dưới 0,7 % : 1 đ
- từ 0% trở xuống : 0 đ
- từ 1% trở lên : 2 đ
- từ trên 0% đến dưới 1% : 1 đ
- từ 0% trở xuống : 0 đ
- từ 1 % trở lên : 2 đ
- từ trên 0% đến dưới 1 % : 1đ
- từ 0 % trở xuống : 0 đ
Lợi nhuận = doanh thu thuần trừ
tổng chi phí
Doanh thu thuần = tổng doanh
thu trừ các khoản miễn giảm
Vốn chủ sở hữu = Phần B -
Nguồn vốn (bảng cân đối kế
toán)
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn
bảng Cân đối kế toán (không phải
chỉ có tài sản cố định)
58
6. Hiệu quả
xã hội và
tính cộng
đồng
- Khả năng tạo việc
làm ổn định
- Mức đóng góp phúc
lợi xã hội
- Tỷ lệ trích lợi nhuận
đóng góp cho xã hội
- Giúp giảm chi phí
sản xuất đầu vào cho
cộng đồng
- Báo cáo hoạt động (căn
cứ vào bảng lương và các
sổ kế toán)
1. Tổng số lao động làm việc thường xuyên
(lương tháng hay thời vụ)
2. Tổng số tiền đóng góp cho xã hội
3. Tỷ lệ đóng góp cho xã hội trên lợi nhuận
năm (%)
Tổng số tiền đóng góp
Lợi nhuận st + Tổng số tiền đóng góp
4. Mức giảm so doanh thu (%)
Tổng số tiền miễn giảm
DT thuần + Tổng số miễn giảm
- từ 20 người trở lên : 3 đ
- từ 10 đến dưới 20 người : 2 đ
- dưới 10 người : 1 đ
- từ 7 triệu/năm trở lên : 3 đ
- từ 1 đến dưới 7 tr đ/năm: 2 đ
- dưới 7 tr đ /năm : 1 đ
- không đóng góp : 0 đ
- từ 5% trở lên : 2 đ
- dưới 5 % : 1 đ
- 0 % : : 0 đ
- từ 10% trở lên : 2 đ
- dưới 10 % : 1 đ
- không miễn giảm: 0 đ
- Không tính phần trích khen
thưởng cho xã viên
- Không tính phần trích khen
thưởng cho xã viên
7. Đánh giá
HTX theo
Thông tư 01
(Bộ Kế
hoạch)
- Đánh giá của xã
viên HTX theo Thông
tư 01/2006/TT-BKH
- Bản báo cáo đánh giá
HTX (Mẫu ĐGHTX-2)
HTX tự đánh giá: có bản báo cáo (mẫu
ĐGHTX-02) theo Thông tư 01/2006/TT-BKH
ngày 19/10/2006
- loại tốt : 10 đ
- loại khá : 7 đ
- loại trung bình : 4 đ
- loại yếu : 1 đ
- không đánh giá : 0 đ
Đại hội xã viên, tổ chức đánh giá
hàng năm
Ghi chú:
- HTX mạnh : Đạt từ 60 điểm trở lên và không có tiêu chí nào dưới 5 điểm
- HTX khá : Đạt từ 50 - 59 điểm và không có tiêu chí nào dưới 4 điểm
- HTX trung bình : Đạt từ 35 – 49 điểm và không có tiêu chí nào dưới 3 điểm
- HTX yếu kém : Dưới 35 điểm
59
Phụ lục 5 Số lượng HTXNN điều tra
Theo phân loại HTXNN Người được phỏng vấn
Huyện
Mạnh Khá Trung bình
Tổng Chủ
nhiệm
Phó chủ
nhiệm Khác
Châu Phú 0 7 2 9 8 1 0
Phú Tân 3 4 3 10 7 2 1
Chợ Mới 3 4 3 10 9 0 1
Tổng cộng 6 15 8 29 24 3 2
Phụ lục 6 Nội dung thực hiện phỏng vấn PRA xã viên
1. Nhu cầu dịch vụ của xã viên tham gia vào HTXNN hiện nay là gì?
2. Lợi ích mà các xã viên được hưởng lợi từ các hoạt động dịch vụ của các HTXNN hiện
nay?
3. Khả năng đáp ứng của các HTXNN về dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp của người dân
hiện nay như thế nào?
4. Theo Anh/Chị thì nguyên nhân nào mà thời gian qua HTXNN chưa đáp ứng nhu cầu về
dịch vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cho bà con xã viên?
5. Những thuận lợi và khó khăn của xã viên trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà các
HTXNN hiện nay chưa đáp ứng được?
6. Theo Anh/Chị thì các HTXNN hiện nay cần phải làm gì để có thể đáp ứng nhu cầu về dịch
vụ trong sản xuất nông nghiệp của người dân hiện nay? (Mong muốn của người dân)
60
Phụ lục 7 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với số năm thành lập
Kiểm định Chi-bình phương
Bảng chéo Phân loại năm thành lập * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 6 3 9
% Phân loại năm thành lập 66,7% 33,3% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 30,0% 33,3% 31,0%
Nhỏ hơn 4
% Tổng cộng 20,7% 10,3% 31,0%
Tần số 3 4 7
% Phân loại năm thành lập 42,9% 57,1% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 15,0% 44,4% 24,1%
Từ 4 đến 6
% Tổng cộng 10,3% 13,8% 24,1%
Tần số 11 2 13
% Phân loại năm thành lập 84,6% 15,4% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 55,0% 22,2% 44,8%
Phân loại năm
thành lập
Lớn hơn 6
% Tổng cộng 37,9% 6,9% 44,8%
Tần số 20 9 29
% Phân loại năm thành lập 69,0% 31,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 69,0% 31,0% 100,0%
Kiểm định Chi–bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi–bình phương 3,739a 2 0,154
Số mẫu 29
a. 4 quan sát (66,7%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 2,17
61
Phụ lục 8 Sự khác biệt nhau giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với số lượng xã viên tham gia và tỷ lệ phục vụ xã viên
Kiểm định t
Thống kê theo nhóm
Phân loại
dịch vụ Số mẫu Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Sai số
chuẩn
Đơn dịch vụ 20 86,40 82,922 18,542 Tổng số xã viên khi mới thành lập
Đa dịch vụ 9 74,11 37,998 12,666
Đơn dịch vụ 20 83,75 53,845 12,040 Tổng số xã viên năm 2006
Đa dịch vụ 9 107,56 46,936 15,645
Đơn dịch vụ 20 84,75 55,622 12,437 Tổng số xã viên năm 2007
Đa dịch vụ 9 121,78 77,501 25,834
Tỷ lệ phục vụ xã viên (%) Đơn dịch vụ 18 16,57 12,431 2,930
Đa dịch vụ 8 32,57 28,275 9,996
62
Kiểm định t Kiểm định t trung bình
Khoảng tin cậy 95%
Giá trị F Độ ý nghĩa Giá trị t Độ tự do
Mức độ
khác biệt
(2-đuôi)
Khác biệt
trung bình
Khác biệt
sai số
chuẩn Thấp nhất Cao nhất
Giả định phương sau bằng
nhau
0,638 0,431 0,422 27 0,676 12,289 29,129 -47,479 72,056 Số xã viên khi
mới thành lập
Giả định phương sau khác
nhau
0,547 26,938 0,589 12,289 22,455 -33,790 58,368
Giả định phương sau bằng
nhau
0,116 0,736 -1,143 27 0,263 -23,806 20,829 -66,544 18,933 Số xã viên
2006
Giả định phương sau khác
nhau
-1,206 17,672 0,244 -23,806 19,742 -65,337 17,726
Giả định phương sau bằng
nhau
0,440 0,513 -1,467 27 0,154 -37,028 25,248 -88,833 14,778 Số xã viên
2007
Giả định phương sau khác
nhau
-1,291 11,870 0,221 -37,028 28,672 -99,574 25,519
Giả định phương sau bằng
nhau
3,550 0,072 -2,034 24 0,053 -16,001 7,865 -32,235 0,232
Tỷ lệ phục vụ
xã viên (%)
Giả định phương sau khác
nhau
-1,536 8,229 0,162 -16,001 10,417 -39,908 7,905
63
Phụ lục 9 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với quy mô hoạt động
Kiểm định Chi-bình phương
Bảng chéo Quy mô HTX hoạt động * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ Tổng cộng
Tần số 1 0 1
% Quy mô HTX hoạt động 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 5,0% 0,0% 3,4%
Ấp
% Tổng cộng 3,4% 0,0% 3,4%
Tần số 14 5 19
% Quy mô HTX hoạt động 73,7% 26,3% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 70,0% 55,6% 65,5%
Liên ấp
% Tổng cộng 48,3% 17,2% 65,5%
Tần số 2 4 6
% Quy mô HTX hoạt động 33,3% 66,7% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 10,0% 44,4% 20,7%
Xã
% Tổng cộng 6,9% 13,8% 20,7%
Tần số 3 0 3
% Quy mô HTX hoạt động 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 15,0% 0,0% 10,3%
Quy mô HTX hoạt
động
Liên xã
% Tổng cộng 10,3% 0,0% 10,3%
Tần số 20 9 29
% Quy mô HTX hoạt động 69,0% 31,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 69,0% 31,0% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 5,557a 3 0,135
Số mẫu 29
a. 6 quan sát (75,0%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 0,31
64
Phụ lục 10 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với các tiềm năng dịch vụ như:
Tưới tiêu, cung cấp VTNN, TDNB và công nghệ sau thu hoạch
Kiểm định Chi-bình phương
Bảng chéo Tiềm năng tưới tiêu * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 15 5 20
% Tiềm năng tưới tiêu 75,0% 25,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 75,0% 55,6% 69,0%
Cao
% Tổng cộng 51,7% 17,2% 69,0%
Tần số 3 0 3
% Tiềm năng tưới tiêu 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 15,0% 0,0% 10,3%
Thấp
% Tổng cộng 10,3% 0,0% 10,3%
Tần số 2 4 6
% Tiềm năng tưới tiêu 33,3% 66,7% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 10,0% 44,4% 20,7%
Tiềm năng tưới tiêu
Trung bình
% Tổng cộng 6,9% 13,8% 20,7%
Tần số 20 9 29
% Tiềm năng tưới tiêu 69,0% 31,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 69,0% 31,0% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 5,250a 2 0,072
Số mẫu 29
a. 4 quan sát (66,7%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 0,93
65
Bảng chéo Tiềm năng cung cấp VTNN * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng
cộng
Tần số 10 4 14
% Tiềm năng cung cấp VTNN 71,4% 28,6% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 55,6% 50,0% 53,8%
Cao
% Tổng cộng 38,5% 15,4% 53,8%
Tần số 4 0 4
% Tiềm năng cung cấp VTNN 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 22,2% 0,0% 15,4%
Thấp
% Tổng cộng 15,4% 0,0% 15,4%
Tần số 4 4 8
% Tiềm năng cung cấp VTNN 50,0% 50,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 22,2% 50,0% 30,8%
Tiềm năng cung
cấp VTNN
Trung bình
% Tổng cộng 15,4% 15,4% 30,8%
Tần số 18 8 26
% Tiềm năng cung cấp VTNN 69,2% 30,8% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 69,2% 30,8% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 3,198a 2 0,202
Số mẫu 26
a. 4 quan sát (66,7%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 1,23
66
Bảng chéo Tiềm năng TDNB * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng
cộng
Tần số 6 6 12
% Tiềm năng TDNB 50,0% 50,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 35,3% 75,0% 48,0%
Cao
% Tổng cộng 24,0% 24,0% 48,0%
Tần số 5 0 5
% Tiềm năng TDNB 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 29,4% 0,0% 20,0%
Thấp
% Tổng cộng 20,0% 0,0% 20,0%
Tần số 6 2 8
% Tiềm năng TDNB 75,0% 25,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 35,3% 25,0% 32,0%
Tiềm năng TDNB
Trung bình
% Tổng cộng 24,0% 8,0% 32,0%
Tần số 17 8 25
% Tiềm năng TDNB 68,0% 32,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 68,0% 32,0% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 4,320a 2 0,115
Số mẫu 25
a. 4 quan sát (66,7%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 1,60
67
Bảng chéo Tiềm năng công nghệ sau TH * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 6 5 11
% Tiềm năng công nghệ sau TH 54,5% 45,5% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 35,3% 55,6% 42,3%
Cao
% Tổng cộng 23,1% 19,2% 42,3%
Tần số 7 1 8
% Tiềm năng công nghệ sau TH 87,5% 12,5% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 41,2% 11,1% 30,8%
Thấp
% Tổng cộng 26,9% 3,8% 30,8%
Tần số 4 3 7
% Tiềm năng công nghệ sau TH 57,1% 42,9% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 23,5% 33,3% 26,9%
Tiềm năng công
nghệ sau TH
Trung bình
% Tổng cộng 15,4% 11,5% 26,9%
Tần số 17 9 26
% Tiềm năng công nghệ sau TH 65,4% 34,6% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 65,4% 34,6% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 2,510a 2 0,285
Số mẫu 26
a. 4 quan sát (66,7%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 2,42
68
Phụ lục 11 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với trình độ ban chủ nhiệm
(BCN) và kế toán
Kiểm định Chi-bình phương
Bảng chéo Trình độ cao nhất của BCN * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 1 0 1
% Trình độ cao nhất của BCN 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 5,3% 0,0% 3,7%
Cấp 1
% Tổng cộng 3,7% 0,0% 3,7%
Tần số 4 1 5
% Trình độ cao nhất của BCN 80,0% 20,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 21,1% 12,5% 18,5%
Cấp 2
% Tổng cộng 14,8% 3,7% 18,5%
Tần số 10 6 16
% Trình độ cao nhất của BCN 62,5% 37,5% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 52,6% 75,0% 59,3%
Cấp 3
% Tổng cộng 37,0% 22,2% 59,3%
Tần số 1 0 1
% Trình độ cao nhất của BCN 100,0% 0,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 5,3% 0,0% 3,7%
Trung cấp,
sơ cấp
% Tổng cộng 3,7% 0,0% 3,7%
Tần số 3 1 4
% Trình độ cao nhất của BCN 75,0% 25,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 15,8% 12,5% 14,8%
Trình độ cao nhất
của BCN
Đại học
% Tổng cộng 11,1% 3,7% 14,8%
Tần số 19 8 27
% Trình độ cao nhất của BCN 70,4% 29,6% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 70,4% 29,6% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 1,581a 4 0,812
Số mẫu 27
a. 9 quan sát (90,0%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 0,30
69
Bảng chéo Trình độ cao nhất của kế toán * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 1 1 2
% Trình độ cao nhất của kế toán 50,0% 50,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 5,3% 12,5% 7,4%
Cấp 1
% Tổng cộng 3,7% 3,7% 7,4%
Tần số 9 2 11
% Trình độ cao nhất của kế toán 81,8% 18,2% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 47,4% 25,0% 40,7%
Cấp 2
% Tổng cộng 33,3% 7,4% 40,7%
Tần số 5 3 8
% Trình độ cao nhất của kế toán 62,5% 37,5% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 26,3% 37,5% 29,6%
Cấp 3
% Tổng cộng 18,5% 11,1% 29,6%
Tần số 4 2 6
% Trình độ cao nhất của kế toán 66,7% 33,3% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 21,1% 25,0% 22,2%
Trình độ cao
nhất của kế
toán
Trung cấp,
sơ cấp
% Tổng cộng 14,8% 7,4% 22,2%
Tần số 19 8 27
% Trình độ cao nhất của kế toán 70,4% 29,6% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 70,4% 29,6% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 1,367a 3 0,713
Số mẫu 27
a. 6 quan sát (75,0%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 0,59
70
Phụ lục 12 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với năng lực cán bộ quản lý
Kiểm định Chi-bình phương
Bảng chéo BQL an tâm chưa? * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 13 3 16
% BQL an tâm chưa? 81,2% 18,8% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 65,0% 37,5% 57,1%
An tâm
% Tổng cộng 46,4% 10,7% 57,1%
Tần số 3 3 6
% BQL an tâm chưa? 50,0% 50,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 15,0% 37,5% 21,4%
Bình thường
% Tổng cộng 10,7% 10,7% 21,4%
Tần số 4 2 6
% BQL an tâm chưa? 66,7% 33,3% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 20,0% 25,0% 21,4%
BQL an tâm
chưa?
Chưa an tâm
% Tổng cộng 14,3% 7,1% 21,4%
Tần số 20 8 28
% BQL an tâm chưa? 71,4% 28,6% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 71,4% 28,6% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 2,173a 2 0,337
Số mẫu 28
a. 5 quan sát (83,3%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 1,71
71
Phụ lục 13 Sự khác biệt giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với hiệu quả SX - KD như: chi
phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
Kiểm định t
Thống kê theo nhóm
Phân loại dịch vụ Số mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Đơn dịch vụ 18 773330 518174 122134DT thuần
Đa dịch vụ 9 1397069 743478 247826
Đơn dịch vụ 18 710157 482661 113764DT thực
Đa dịch vụ 9 1324476 763314 254438
Đơn dịch vụ 18 586490 355643 83826Tổng chi phí
Đa dịch vụ 9 1114347 596239 198746
Đơn dịch vụ 18 186840 187614 44221LN thuần sau thuế
Đa dịch vụ 9 276780 169369 56456
Đơn dịch vụ 18 152207 164291 38723LN thực sau thuế
Đa dịch vụ 9 236985 171709 57236
Đơn dịch vụ 18 1,885 0,892 0,210Tỷ lệ LN thuần/DT tháng
Đa dịch vụ 9 1,656 0,468 0,156
Đơn dịch vụ 18 1,537 1,023 0,241Tỷ lệ LN thực/DT tháng
Đa dịch vụ 9 1,428 0,395 0,132
72
Kiểm định độc lập
Kiểm định t Kiểm định t trung bình
Khoảng tin cậy 95%
Giá trị F Độ ý nghĩa Giá trị t Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Khác biệt
trung bình
Khác biệt
sai số chuẩn
Thấp nhất Cao nhất
Giả định phương sau bằng nhau 1,432 0,243 -2,548 25 0,017 -623.738 244.767 -1.127.800 -119.630 DT thuần
Giả định phương sau khác nhau -2,258 12,024 0,043 -623.738 276.287 -1.225.600 -21.893
Giả định phương sau bằng nhau 1,846 0,186 -2,562 25 0,017 -614.318 239.743 -1.108.100 -120.557 DT thực
Giả định phương sau khác nhau -2,204 11,306 0,049 -614.318 278.713 -1.225.700 -2.892
Giả định phương sau bằng nhau 2,933 0,099 -2,893 25 0,008 -527.857 182.468 -903.657 -152.056 Tổng chi phí
Giả định phương sau khác nhau -2,447 10,937 0,033 -527.857 215.700 -1.002.900 -52.766
Giả định phương sau bằng nhau 0,051 0,822 -1,211 25 0,237 -89.939 74.290 -242.944 63.065 LN thuần sau
thuế
Giả định phương sau khác nhau -1,254 17,694 0,226 -89.939 71.713 -240.791 60.912
Giả định phương sau bằng nhau 0,017 0,896 -1,246 25 0,224 -84.778 68.055 -224.941 55.384 LN thực sau
thuế
Giả định phương sau khác nhau -1,227 15,474 0,238 -84.778 69.105 -231.680 62.124
Giả định phương sau bằng nhau 4,000 0,056 0,306 25 0,762 0,109 0,356 -0,624 0,842 Tỷ lệ LN thuần
/DT tháng
Giả định phương sau khác nhau 0,397 240,102 0,695 0,109 0,274 -0,457 0,676
Giả định phương sau bằng nhau 2,462 0,129 0,715 25 0,481 0,228 0,319 -0,429 0,885 Tỷ lệ LN thực
/DT tháng
Giả định phương sau khác nhau 0,872 24,865 0,392 0,228 0,261 -0,311 0,767
73
Phụ lục 14 Sự khác biệt giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với kết quả phân phối lợi nhuận của HTXNN
Kiểm định t
Thống kê theo nhóm
Phân loại
dịch vụ Số mẫu
Trung
bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Đơn dịch vụ 15 33,597 15,5050 4,0034 Tỷ lệ trích lập quỹ
Đa dịch vụ 8 39,125 12,4951 4,4177
Đơn dịch vụ 15 1,971 1,0787 0,2785 Tỷ lệ chia lãi cổ
phần
Đa dịch vụ 8 2,996 1,2674 0,4481
Kiểm định độc lập
Kiểm định t Kiểm định t trung bình
Khoảng tin cậy 95%
Giá trị F Độ ý nghĩa Giá trị t Độ tự do
Mức độ
khác biệt
(2-đuôi)
Khác biệt
trung bình
Khác biệt
sai số
chuẩn Thấp nhất Cao nhất
Giả định phương sau bằng
nhau 0,112 0,742 -0,867 21 0,396 -5,5283 6,3791 -18,7944 7,7378
Tỷ lệ trích
lập quỹ
Giả định phương sau khác
nhau
-0,927 17,363 0,366 -5,5283 5,9618 -18,0865 7,0300
Giả định phương sau bằng
nhau 0,161 0,693 -2,045 21 0,054 -1,0251 0,5013 -2,0676 0,0174
Tỷ lệ chia lãi
cổ phần
Giả định phương sau khác
nhau
-1,943 12,519 0,075 -1,0251 0,5276 -2,1694 0,1192
74
Phụ lục 15 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với giá dịch vụ
Kiểm định Chi-bình phương
Bảng chéo Giá dịch vụ * Phân loại dịch vụ
Phân loại dịch vụ
Đơn dịch vụ Đa dịch vụ
Tổng cộng
Tần số 3 2 5
% Giá dịch vụ 60,0% 40,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 15,0% 22,2% 17,2%
Giá thấp hơn
người dân ngoài
xã viên
% Tổng cộng 10,3% 6,9% 17,2%
Tần số 17 7 24
% Giá dịch vụ 70,8% 29,2% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 85,0% 77,8% 82,8%
Giá dịch vụ
Xã viên và
người dân như
nhau
% Tổng cộng 58,6% 24,1% 82,8%
Tần số 20 9 29
% Giá dịch vụ 69,0% 31,0% 100,0%
% Phân loại dịch vụ 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng cộng
% Tổng cộng 69,0% 31,0% 100,0%
Kiểm định Chi-bình phương
Giá trị Độ tự do Mức độ khác biệt (2-đuôi)
Độ tin cậy
(2-đuôi)
Độ tin cậy
(1-đuôi)
Kiểm định Chi-bình phương 0,227a 1 0,634
Số mẫub 29
a. 2 quan sát (50,0%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là 1,55
b. Chỉ tính toán cho bảng 2x2
75
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ .................................................................................................................................. i
Tóm lược................................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................................... iii
Danh sách bảng........................................................................................................................ vi
Danh sách hình........................................................................................................................ vii
Danh sách các từ viết tắt ........................................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Giới thiệu ..........................................................................................................................1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ...................................................................................2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2
2.2 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................2
4.1 Địa bàn nghiên cứu.......................................................................................................2
4.2 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................................3
4.2.1 Số liệu thứ cấp......................................................................................................3
4.2.2 Số liệu sơ cấp .......................................................................................................3
4.3 Phương pháp phân tích số liệu......................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................5
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................7
1. Một số lý luận về HTX ....................................................................................................7
1.1 Các khái niệm có liên quan...........................................................................................7
1.2 Các nguyên tắc của HTX..............................................................................................8
1.3 Mục đích phát triển HTX..............................................................................................8
1.4 Những điều kiện cần thiết để HTX hoạt động hiệu quả ...............................................8
2. Sơ lược tình hình phát triển HTX ở một số nước trên thế giới ...................................9
3. Tình hình phát triển HTXNN ở Việt Nam ..................................................................11
4. Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang ..................................................................13
4.1 Những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển nông nghiệp ở An Giang ............13
4.2 Định hướng phát triển đối với các HTXNN ...............................................................14
5. Tính tất yếu khách quan của sự đa dạng hóa hoạt động dịch vụ HTXNN ..............15
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................................16
1. Thực trạng hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh An Giang................................16
76
1.1 Tình hình phát triển của các HTXNN ........................................................................16
1.2 Tình hình hoạt động dịch vụ của các HTXNN...........................................................18
1.2.1 Số lượng dịch vụ của các HTXNN tỉnh An Giang qua các năm........................18
1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ của HTXNN tại địa bàn nghiên cứu................19
1.2.3 Thời gian hoạt động dịch vụ của các HTXNN tại địa bàn nghiên cứu ..............19
1.2.4 Tình hình xã viên và quy mô hoạt động dịch vụ của các HTXNN....................20
1.2.5 Tiềm năng tăng trưởng của một số hoạt động dịch vụ tại địa phương...............21
1.3 Thực trạng cán bộ quản lý HTXNN ...........................................................................23
1.4 Các chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN ở tỉnh An Giang .......................................25
1.5 Nhu cầu dịch vụ cho người dân khi tham gia vào HTXNN .......................................26
2. Hiệu quả kinh tế, xã hội của các HTXNN ở tỉnh An Giang.......................................28
2.1 Hiệu quả hoạt động SX - KD của các HTXNN..........................................................28
2.2 Lợi ích của các hoạt động dịch vụ HTXNN đối với đời sống kinh tế - xã hội của
người dân ..............................................................................................................................31
2.3 Mối tương quan giữa lợi nhuận của HTXNN với một số nhân tố có liên quan .........32
3. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro của các HTXNN..............................33
3.1 Mặt mạnh (S) ..............................................................................................................33
3.2 Mặt yếu (W)................................................................................................................34
3.3 Cơ hội (O)...................................................................................................................34
3.4 Rủi ro (T) ....................................................................................................................35
4. Một số giải pháp chủ yếu giúp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ ................................37
4.1 Tổ chức sản xuất.........................................................................................................37
4.2 Giải pháp về nhân lực.................................................................................................37
4.3 Giải pháp về tài chính.................................................................................................39
4.4 Giải pháp về khoa học công nghệ...............................................................................39
4.5 Giải pháp về chính sách..............................................................................................40
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................41
1. Kết luận ..........................................................................................................................41
2. Đề nghị ............................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................43
PHỤ LỤC................................................................................................................................45
Phụ lục 1 Các loại hình hoạt động dịch vụ của HTXNN tỉnh An Giang..............................45
Phụ lục 2 Nội dung thực hiện phỏng vấn KIP HTXNN tỉnh An Giang ...............................46
Phụ lục 3 Bảng câu hỏi phỏng vấn HTXNN tỉnh An Giang ................................................47
Phụ lục 4 Tiêu chí đánh giá phân loại HTXNN tỉnh An Giang, 2007..................................56
77
Phụ lục 5 Số lượng HTXNN điều tra ...................................................................................59
Phụ lục 6 Nội dung thực hiện phỏng vấn PRA xã viên........................................................59
Phụ lục 7 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với số năm thành lập.......................60
Phụ lục 8 Sự khác biệt nhau giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với số lượng xã viên tham gia
và tỷ lệ phục vụ xã viên ........................................................................................................61
Phụ lục 9 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với quy mô hoạt động.....................63
Phụ lục 10 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với các tiềm năng dịch vụ.............64
Phụ lục 11 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với số trình độ...............................68
Phụ lục 12 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với năng lực cán bộ ......................70
Phụ luc 13 Sự khác biệt giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với hiệu quả SX - KD ...................71
Phụ lục 14 Sự khác biệt giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với kết quả phân phối lợi nhuận ...73
Phụ lục 15 Mối quan hệ giữa HTXNN đơn, đa dịch vụ với giá dịch vụ ..............................74
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7730.pdf