Tài liệu Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, các thành phần kinh tế đang phát triển nhanh chóng và đa dạng.
Với vị trí là người “gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... phát triển. Ngành hải quan là cơ quan được Nhà nước giao trọng trách quản lý về lĩnh vực ngoại thương nói chung, quản lý và tập trung các khoản ... Ebook Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Quản lý Nhà nước về mặt hải quan là một mặt của công tác quản lý Nhà nước về kinh tế với vai trò nòng cốt trong thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là với hoạt động nhập khẩu.
Đất nước ta hiện nay, với chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, ngành thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng tương đối nhạy cảm với tình hình phát triển của các nước trong khu vực cũng như của thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng thất thu thuế đang trong chiều hướng gia tăng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá.
Trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu, nhưng do lưu lượng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu ngày càng gia tăng, các thủ đoạn trốn lậu thuế và gian lận thương mại ngày càng tinh vi và phức tạp nên tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi.
Là sinh viên học chuyên ngành Quản trị kinh doanh Thương mại sắp ra trường, sau một thời gian thực tập tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, được sự hướng dẫn của thầy giáo và cán bộ tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích rõ việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nói chung và của Cục Hải quan thành phố Hà Nội nói riêng, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp hoàn thiện hơn nữa đối với việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu, nâng cao nguồn thu thực hiện đường lối hội nhập kinh tế thế giới.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề về thuế nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế mở.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Do thời gian nghiên cứu và trình độ thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và những người quan tâm để chuyên để được hoàn chỉnh hơn.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
I. Tổng quan về thuế, thuế nhập khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về thuế
Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ khi hành thành đến nay thuế đã trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta đã đưa ra rất nhiều các khái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau:
Các nhà kinh điển cho rằng: “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lênin toàn tập - tập 15).
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Trên góc độ quản lý thuế, người ta đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nguồn từ thuế là một phần thu nhập của các chủ thể trong xã hội. Để có nguồn thu đó, Nhà nước dung quyền lực chính trị của mình bắt buộc các thể nhân và pháp nhân đóng góp thông qua việc ban hành các luật thuế
Dựa vào sự khái quát kể trên cho thấy bản chất của thuế thể hiện trên ba khía cạnh sau:
Thứ nhất, xét về hình thức biểu hiện, thuế là khoản nộp, là sự chuyển giao thu nhập, là sự vận động của nguồn tài chính từ các thể nhân và pháp nhân vào trong tay Nhà nước.
Thứ hai, xét về nội dung kinh tế, thuế là sự thể hiện, phản ánh quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính
Thứ ba, xét về tính chất, thuế là hình thức động viên gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, là khoản nộp có tính chất bắt buộc được pháp luật quy định (về mức thu và thời hạn)
Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là sự chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác khi Nhà nước tham gia phân phối nguồn tài chính.
1.2. Khái niệm về thuế nhập khẩu
1.2.1. Quá trình hình thành thuế nhập khẩu
Khi hoạt động nhập khẩu ra đời, ban đầu chỉ là lệ phí mổi lần qua biên giới. Xã hội phát triển, hoạt động thương mại diễn ra ngày càng rộng khắp, không chỉ giữa các nước trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng đến nền kinh tế - xả hội của mỗi quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển chung, hoạt động nhập khẩu ngày càng phức tạp. Các quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và điều tiết hoạt động nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý có hiệu quả nhất.
Hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế - chính trị - xã hội của mổi quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển chung, hoạt động nhập khẩu ngày càng phức tạp. Các quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và điều tiết hoạt động nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý hoạt động nhập khẩu có hiệu quả nhất.
Thuế nhập khẩu là một bộ phận của thuế quan. Thuế quan là biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Ngày nay thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu qua biên giới của mổi nước, kể cả hàng hoá nhập từ khu chế xuất của nước đó. Thuế nhập khẩu nhằm 3 mục tiêu chính:
* Tạo nguồn thu hợp lý cho ngân sách Nhà nước.
* Thiết lập hàng rào thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý có chọn lọc, hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ở trong nước.
* Kiểm soát hoạt động ngoại thương, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương trong điều kiện nền kinh tế mở, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch được Quốc hội khoá VIII thông qua thàng 12 năm 1987 và có hiệu lực thi hành từ năm 1988. Kể từ ngày đó, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 7 năm 1993 và tháng 5 năm 1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999). Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi và bổ sung. Hiện nay áp dụng Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, có những quy định mới về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thời kỳ mới và phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia.
1.2.2. Khái niện thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế quan đánh vào các loại hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thuế nhập khẩu có thể đánh vào thành phẩm hoặc đầu vào nhập khẩu (nguyên vật liệu và bán thành phẩm).
Như vậy, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu nhằm các mục tiêu sau:
Bảo hộ sản xuất trong nước.
Hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Kích thích đầu tư sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất thay thế nhập khẩu.
Công cụ gia tăng sức mạnh thương lượng với các đối tác.
2. Đặc điểm
Đặc điểm của thuế
Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của thuế. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển. Nghiên cứu về thuế, người ta nhận thấy thuế có những đặc trưng riêng để phân biệt với các công cụ tài chính khác như sau:
Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nước mang tính chất bắt buộc phi hình sự
Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách Nhà nước.
Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ, được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế - như một nhà kinh tế định nghĩa – là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền nào khác cho người nộp thuế.
Tính chất bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hình thức chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, do đó không thể sử dụng phương pháp tự nguyện trong việc chuyển giao. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng, Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao.
Thứ hai, trong xã hội văn minh, nhu cầu của các thành viên cộng đồng về .hàng hoá công cộng ngày càng tăng cao. Phần lớn hàng hoá này do Nhà nước sản xuất và cung cấp. Để duy trì hoạt động đó bù đắp các chi phí bỏ ra. Nhưng hàng hoá công cộng lại có tính chất đặc biệt, nó không thể phân bổ theo khẩu phần để người sử dụng và người thụ hưởng cũng không muốn sử dụng theo khẩu phần. Mặt khác, hàng hoá công cộng không có tính cạnh tranh và không thể đem trao đổi trực tiếp trên thị trường để bù đắp các chi phí. Chính vì vậy, trong việc cung cấp hàng hoá công cộng đã xuất hiện những “người ăn không”, nghĩa là không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hoá công cộng. Do đó, để đảm bảo cung cấp hàng hoá công cộng, Nhà nước chỉ có thể sử dụng phương pháp thuế để buộc “người ăn không” phải chuyển giao thu nhập từ khu vực tư sang khu vực công.
Tuy nhiên, tính chất bắt buộc của thuế không có nội dung hình sự, nghĩa là hành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện phạm pháp, mà hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.
Từ đặc điểm này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách Nhà nước như phí, lệ phí, công trái, hoặc hình thức phạt bằng tiền. Hình thức phạt bằng tiền cũng là hình thức bắt buộc, song việc phạt bằng tiền chỉ xẩy ra đối với người nộp phạt khi có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi ích Nhà nước hoặc cộng đồng.
Hình thức phí, lệ phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá. Tính bắt buộc của phí và lệ phí chỉ xảy ra khi người trả phí, lệ phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được biểu hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hoá công cộng do Nhà nước phải cung cấp. Người nộp thuế cũng không đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhà nước. Mặt khác, mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao. Mức độ chuyển giao cũng thu nhập nhiều hay ít chỉ căn cứ vào kết quả hoạt động kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu tài chính chung của Nhà nước.
Thứ hai, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không được trả trực tiếp có nghĩa là người nộp thuế suy cho cùng sẻ nhận được một phần các dịch vụ công công mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp ta phân biệt sực khác nhau giữa thuế và các khoản phí, lệ phí.
Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được quy định trước bằng luật pháp
Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế, mặt khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập không mang tính chất tuỳ tiện mà dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong luật thuế là: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thuế suất, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác.
Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định
Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động của ngân sách Nhà nước…
Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chính trị của Nhà nước, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá, xã hội của dân tộc …
Do thuế chịu sự ràng buộc các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội như vậy nên người ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp.
Tóm lại, những thuộc tính cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất và nội dung bên trong của thuế, Từ những thuộc tính đó, giúp ta phân biệt thuế với các hình thức động viên khác của ngân sách Nhà nước trên nhiều phương diện khác nhau.
Đặc điểm của thuế nhập khẩu
Một là, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm động viên một phần giá trị mới nằm trong giá cả hàng hoá trao đổi qua biên giới một nước, người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu, còn người chịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá đó, họ mua hàng hoá với giá cả trong đó có cả thuế. Với cơ chế này, người kinh doanh hàng hoá nhập khẩu khi bán hàng hoá cũng là lúc họ thu hộ thuế nhập khẩu cho Nhà nước (qua giá bán hàng hoá) và nộp khoản thuế nhập khẩu này cho Nhà nước, tức là nộp hộ người tiêu dùng hàng hoá. Do đó, thuế nhập khẩu cũng là một loại thuế điều tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu, thông qua cơ chế giá hàng hoá và dịch vụ. Thuế nhập khẩu “được che đậy” trong giá bán hàng hoá nên người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu) ít có cảm giác mình bị Nhà nước đánh thuế.
Hai là, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với các hàng hoá nhập khẩu. Việc đánh thuế thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá nhập khẩu. Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế nhập khẩu giá trị của hàng hoá tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với thuế nhập khẩu). Thuế nhập khẩu thu vào các nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu. Đối với các loại hàng hoá nhập khẩu khác nhau thì có các mức thuế khác nhau, có biểu thuế khác nhau và có suất thuế khác nhau ... và những điều này đã được quy định rõ trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá trao đổi được đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, thì được áp dụng Luật thuế nhập khẩu.
Ba là, thuế nhập khẩu là một khoản thu nhập của ngân sách Nhà nước chịu sự tác động của các yếu tố về chính trị và xã hội, kinh tế trong những thời kỳ nhất định.
Các yếu tố về chính trị, xã hội tác động đến thuế nhập khẩu như là: thể chế chính trị của Nhà nước, tập quán tiêu dùng của các lớp dân cư, truyền thống văn hoá, xã hội của dân tộc...
Các yếu tố về kinh tế tác động đến thuế nhập khẩu là: tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động của các dòng vốn đầu tư nước ngoài...
Vai trò
Vai trò của thuế
Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực vật chất cho Nhà nước
Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, Nhà nước có thể sử dụng các hình thức khác nhau:
Phát hành thêm tiền để trang trải các nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước.
Phát hành trái phiếu để vay trong và ngoài nước.
Bán một phần tài sản quốc gia
Thu thuế
Hạn chế bớt tính luỹ thoái của một số loại thuế so với thu nhập có được
Phát hành thêm tiền chi tiêu là cách thức đơn giản nhất. Song việc phát hành thêm tiền để chi tiêu thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả lạm phát đưa nền kinh tế đến bên bờ vực thẳm, càng làm khó khăn thêm cho ngân sách Nhà nước.
Phát hành trái phiếu để vay trong và ngoài nước vừa chịu những ràng buộc về kinh tế và chính trị từ phía người cho vay, vừa phải tìm nguồn để hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Do đó, nói chung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, vai trò quan trọng thuộc về thuế. Sử dụng công cụ thuế để huy động sự đóng góp có ưu điểm:
Thuế là một công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập nộp thuế. Vì thế, thuế đem lại nguồn thu lớn cho Nhà nước.
Phương thức huy động tập trung nguồn lực của thuế sử dụng phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Do vậy Nhà nước đảm bảo thực hiện sự công bằng trong việc phân bổ gánh nặng của các khoản chi tiêu công cộng.
- Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Nhờ đó mà một bộ phận đáng kể thu nhập của xã hội được tập trung vào trong tay Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho các biện pháp kinh tế - xã hội. Mặt khác, nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.
Tính ưu thế động viên thông qua thuế so với các công cụ tài chính khác là ở chổ: Thuế kết hợp giửa phương thức cưỡng bức, được quy định dưới hình thức pháp luật cao với kích thích vật chất nhằm tạo ra sự quan tâm của các chủ thể kinh tế đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có. Chính đó là lý do biện minh cho sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình hoạt động của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình can thiệp đó, Nhà nước đã sử dụng các biện pháp hành chính, mang tính chất cưỡng chế và hàng loạt các đòn bẩy kinh tế, đặc biệt là thuế. Cùng với việc mở rộng chức năng của Nhà nước, thuế trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện điều tiết nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường Nhà nước có khả năng sử dụng thuế để điều tiết nền kinh tế quốc dân. Điều đó xuất phát từ cơ sở của chức năng điều chỉnh của thuế. Vì lợi ích của xã hội, Nhà nước có thể tăng hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp, để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế.
Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm, thất nghiệp và lạm phát. Khi nền kinh tế có mức thu nhập cao thì cùng với việc mở rộng các khoản chi tiêu của chính phủ, thuế cần phải được cắt giảm để tăng tổng cầu và việc làm. Trong thời kỳ nền kinh tế lạm phát thì cùng với việc cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ, thuế lại được gia tăng để giảm tổng cầu và hạn chế gia tăng lượng tiền trong lưu thông.
Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hoà nhập kinh tế trong khu vực và thế giới. Thông qua điều chỉnh mức thu thuế xuât nhập khẩu mà gây nền áp lực tăng giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa vào để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo về lợi ích của thị trường nội địa. Mặt khác, tác động đánh thuế nhập khẩu cũng gây nên phản ứng của người tiêu dùng trong nước tạo nên sự lựa chọn của họ trong tiêu dùng. Ngoài ra người ta còn sử dụng công cụ thuế để kích thích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hay ít nhất là giảm đển mức thấp nhất tính kèm hiểu quả của sản xuất trong nước. Chẳng hạn, trong trường hợp để hạn chế xuất khẩu những loại hàng hoá mà giá cả của chúng bị ấn định bởi giá cả bất lợi của thị trường thế giới, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, thì có thể sử dụng thuế xuất khẩu để kích thích chuyển các nguồn lực từ sản xuất hang xuất khẩu sang sản xuất hang hoá tiêu dung nội địa.
Thuế là công cụ để điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
Một trong những “khiếm khuyết” của nền kinh tế thị trường là sự chênh lệch ngày càng lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu – nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng. Với những đặc điểm nổi bật của cơ chế thị trường là: sự cởi mở, sự năng động, sự độc lập tự chủ, thì tình trạng chênh lệch giàu – nghèo là khó tránh khỏi. Sự chênh lệch về thu nhập và về mức sống giửa các tầng lớp dân cư không chỉ liên quan đến vấn đề đạo đức và công bằng xã hội mà còn tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư, làm mất đi ý nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập, của cải xã hội. Thuế là một công cụ có tác động trực tiếp vào quá trình này.
Việc điều hoà thu nhập giửa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu, mà điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này do đánh thuế cao vào các hang hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền, mà chỉ với những người có thu nhập cao mới sử dụng hoặc sử dụng nhiều hơn, qua đó điều tiết bớt phần thu nhập của họ.
Thuế còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Vai trò này xuất hiện do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để thu được thuế và thực hiện đúng các luật thuế đã được ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, qui mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẻ phát hiện những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoặc phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm biện pháp tháo gỡ.
Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà còn có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Vai trò của thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước
Thuế nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Bảo hộ là bảo vệ và trợ giúp các doanh nghiệp trong điều kiện cần thiết, là việc Nhà nước thông qua các chính sách tạo ra môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi giúp các doanh nghiệp có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trên thực tế, thuế nhập khẩu là một khoản chi phí nằm trong giá gốc của hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Giá cả là phương tiện thực hiện cạnh tranh có hiệu quả cao. Giá hàng nhập khẩu cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chính sách thuế nhập khẩu. Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu là cần thiết để bảo hộ sản xuất trong nước.
Thuế nhập khẩu là nguồn thu lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước
Tại điều 11, Luật Hải quan quy định về nhiệm vụ của ngành Hải quan như sau: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.
Nhà nước sử dụng công cụ quản lý bằng Hải quan, định ra các chính sách, luật pháp nhằm điều chỉnh hoạt động nhập khẩu, nhập cảnh, đảm bảo cho việc phát triển các mối quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hoá, góp phần tăng cường sự giao lưu và hơp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
Quản lý Nhà nước về Hải quan là tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát Hải quan tại biên giới, cửa khẩu và bất cứ nơi nào có hàng hoá nhập khẩu, phương tiện vận tải nhập cảnh, bao gồm nhiều mặt hoạt động trong đó hai mặt hoạt động chủ yếu là thu thuế nhập khẩu và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Do vậy, quản lý Nhà nước bằng công cụ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu là yêu cầu tất yếu. Chức năng quản lý đó ở hai mặt: Quản lý bằng chính sách, luật pháp và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua thực hiện khai báo thủ tục Hải quan. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thuế nhập khẩu chiếm trên 70% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu. Riêng Việt Nam hiện nay, thuế xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng thu của ngân sách Nhà nước. Việt Nam là một nước có nền kinh tế dang phát triển, hoạt động nhập khẩu hàng hoá diển ra rất sôi động. Có rất nhiều mặt hàng, công nghệ, máy móc thiết bị... mà Việt Nam chưa sản xuất được, phải nhập khẩu từ nước ngoài về, đây là một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan
Khi thực hiện nhiệm vụ thu thuế nhập khẩu, Hải quan đã kiểm tra các hoạt động nhập khẩu và điều tiết vĩ mô hoạt động nhập khẩu, vừa kích thích nhập khẩu, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
Trong số các công cụ kinh tế mà Nhà nước sử dụng thì thuế nhập khẩu là một công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thuế nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng thông qua việc điều chỉnh thuế suất. Với biểu thuế nhập khẩu và chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu, Nhà nước có thể thực hiện kiểm soát và hướng dẫn hoạt động nhập khẩu cho phù hợp với đường lối phát triển trong từng giai đoạn nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội
Thuế nhập khẩu của Nhà nước là công cụ cần thiết khi Nhà nước tham gia ký kết các điều ước, điều khoản với các nước thành viên cũng như các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đồng thời, khi dùng thuế nhập khẩu có thể loại bỏ các hạn chế định lượng cũng như hàng rào phi thuế quan khác khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO. Các cam kết của Việt Nam với một số nước đem lại những lợi thế cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nhà nước quy định các mức thuế suất tùy theo mức độ quan hệ của Việt Nam với các quốc gia đó. Các mức thuế mà Nhà nước áp dụng trong điều tiết quan hệ với các đối tác là: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt. Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tê như: ASEAM, ASEM, APEC, WTO, Khi tham gia các tổ chức này thì Việt Nam đều phải có những cam kết về thu thuế nhập khẩu từ các quốc gia thành viên. Vì vậy, thuế nhập khẩu là một công cụ tốt để Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đối ngoại với các quốc gia khác.
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào các hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu từ các quốc gia hay vùng lãnh thổ, dựa vào lợi thế về mặt hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh cao. Do đó, thuế nhập khẩu đã đem lại lợi thế cho các hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, mang lại công bằng trong kinh doanh. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu còn góp phần bình ổn an ninh trật tự và công bằng trong xã hội.
Các loại thuế nhập khẩu cơ bản và phương pháp tính
Các loại thuế nhập khẩu cơ bản
1.1. Theo phương pháp tính thuế nhập khẩu
Theo phương pháp tính thuế nhập khẩu thì hiện nay có 3 phương pháp đánh thuế cơ bản: Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá, thuế nhập khẩu tuyệt đối, thuế nhập khẩu hổn hợp.
1.1.1. Thuế nhập khẩu tính theo giá trị hàng hoá
Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá được tính bằng tỷ lệ % so với giá trị hang hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá được sử dụng phổ biến ở các nước hiện nay. Ưu điểm của phương pháp đánh thuế nhập khẩu này là gắn giá trị hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp, không bị xói mòn bởi lạm phát, thuế suất dễ điều chỉnh nên mang tính linh hoạt, dễ hài hoà hoá khi tham gia các liên kết kinh tế quốc tế. Nhược điểm của thuế nhập khẩu theo giá trị hang hoá là khó chống lại nạn khai man giá trị tính thuế (fault invoicing), khai báo Hải quan thiếu chính xác, gian lận thương mại.
1.1.2. Thuế nhập khẩu cố định
Thuế nhập khẩu cố định (thuế nhập khẩu tuyệt đối) là thu một khoản tiền cố định trên một đơn vị hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu cố định có ưu điểm dễ áp dụng hơn và ngăn chặn được hiện tượng làm hoá đơn giả cũng như định ra các loại giá nội bộ doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu cố định cũng dễ áp thuế khi thông quan hàng hoá nhập khẩu,chống được hiện tượng gian lận thuế. Tuy nhiên, thuế cố định thường bị xói mòn bởi lạm phát, vì lý do này, các biểu thuế mới thường được tính theo giá trị hàng hoá (ad valorem). Thuế quan cố định thường rất nặng.
Ví dụ: 2$ tiền thuế cho 2 chiếc áo sơ mi sẽ nặng hơn rất nhiều đối với áo sơ mi rẻ tiền so với những áo sơ mi mốt và đắt tiền. Vì vậy, những người tiêu dùng nghèo hơn thường chịu thuế nặng hơn. Hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nước đang phát triển, có chất lượng thấp hơn trên thị trường, thường chịu thuế nặng hơn và bị cản trở nhiều hơn.
1.1.3. Thuế nhập khẩu hổn hợp
Thuế nhập khẩu hổn hợp vừa tính theo tỷ lệ % so với giá trị hàng hoá, dịch vụ vừa thu một khoản tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá nhập khẩu.
Ví dụ: (1% + 2$)/một đơn vị hàng hoá nhập khẩu.
Phương pháp đánh thuế nhập khẩu hỗn hợp sẽ trung hoà ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp đánh thuế nhập khẩu trên. Vừa không bị xói mòn bởi lạm phát vừa ngăn chặn được các hiện tượng gian lận thuế.
1.2. Theo mục đích đánh thuế
Theo mục đích đánh thuế, thuế nhập khẩu được chia thành: thuế nhập khẩu tài chính, thuế nhập khẩu bảo hộ.
1.2.1. Thuế nhập khẩu tài chính
Thuế nhập khẩu tài chính là thuế nhập khẩu nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia, còn mục đích bảo hộ chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một qu._.ốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. Hay một quốc gia không nuôi trồng thuỷ hải sản cũng như không chế biến thuỷ hải sản đánh vào thuỷ hải sản có mục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách.
1.2.2. Thuế nhập khẩu bảo hộ
Thuế nhập khẩu bảo hộ là thúê nhập khẩu nhằm bảo hộ các các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do Nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu.
Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khá mỏng manh và nhiều khi không thể phân biệt được. Thuế quan tăng thu ngân sách thuần túy chỉ có thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công, chế biến nào có liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp này ra thì các loại thuế quan tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính chất bảo hộ cho sản xuất trong nước, ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách, nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở thuế quan bảo hộ.
1.3. Theo mức thuế
Theo mức thuế, thuế nhập khẩu được chia thành: Mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu, mức thuế ưu đãi.
1.3.1. Thuế nhập khẩu có mức thuế tối đa
Thuế nhập khẩu theo mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hoá có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường.
1.3.2. Thuế nhập khẩu có mức thuế tối thiểu
Thuế nhập khẩu có mức thuế tối thiểu là thuế áp dụng cho những hàng hoá có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại bình thường. Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.
1.3.3. Thuế nhập khẩu có mức thuế ưu đãi
Thuế nhập khẩu có mức thuế ưu đãi được áp dụng cho các hàng hoá xuất xứ từ các nước có thoả thuận hợp tác . Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành.
2. Phương pháp tính thuế nhập khẩu
Theo khoản 2, Điều 8, Luật thuế nhập khẩu quy định:
“Số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và nhân với thuế xuất của từng mặt h àng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế
Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế quy định trên một đơn vị hang hoá tại thời điểm tính thuế”
2.1. Phương pháp áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế, thuế suất
- Số lượng hàng hoá nhập khẩu: Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu.
- Trị giá tính thuế:
Trị giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam.
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
Công thức tính:
Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phải nộp theo công thức sau:
Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan
x
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
x
x
tỷ giá hối đoái
Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
- Số lượng từng loại hàng hoá thực tế nhập khẩu được ghi trong tờ khai hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân. Giá tính thuế được xác định theo quy định của Bộ Tài chính.
Thuế suất của từng mặt hang là thuế suất áp dụng đối với từng mặt hàng cụ thể, được quy định trong luật thuế nhập khẩu.
Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh hàng nhập khẩu.
2.2. Phương pháp áp dụng thuế tuyết đối
Căn cứ tính thuế:
Một là, Số lượng hàng hoá nhập khẩu:
Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
Hai là, Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá
Công thức tính:
Việc xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số thuế nhập khẩu phải nộp
=
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan
x
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá
3. Cơ sở định giá tính thuế
Đối với hàng nhập khẩu, đó là giá mua tại cửa khẩu nhập (C), kể cả phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I) quốc tế, theo giá CIF. Nếu nhập khẩu bằng đường bộ, đó là giá mua theo điều kiện biên giới Việt Nam (DAF).
Giá tính thuế nhập khẩu áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam, đó là giá bán thực tế khi mua, bán tại cửa khẩu khu chế xuất.
4. Thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Công thương thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Đối tượng nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam nhưng tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O;
- Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thoả thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành về xuất xứ hàng hoá;
- Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam có thoả thuận về thuế suất ưu đãi đặc biệt.
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng do Bộ Tài chính quy định.
Ngoài việc chịu thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng
Nguyên tắc áp dụng thuế suất:
Thứ nhất, Việc áp thuế suất phải căn cứ vào mã hàng nhập và kết quả kiểm hoá thực nhập đối chiếu với số kê khai trên bộ chứng từ, hồ sơ kèm theo...
Thứ hai, Nếu hồ sơ do bộ phận kiểm hoá chuyển đến mà chưa đủ yếu tố để tính thuế thì yêu cầu bổ sung thêm cho đủ
Thứ ba, Căn cứ vào biểu thuế hiện hành theo luật định
Thứ tư, Trường hợp kết quả kiểm hoá không xác định được chỉ tiêu cụ thể thì phải yêu cầu giám định tại cơ quan giám định chất lượng hàng hoá có thẩm quyền.
Công tác quản lý thuế nhập khẩu hiện nay ở nước ta
Mục tiêu của công tác quản lý thuế nhập khẩu
Quản lý thuế nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thuế nhập khẩu không thể tách rời quản lý thuế nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung.
Công tác quản lý thuế nhập khẩu nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản như sau:
Một là, Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Ở Việt Nam hiện nay, số thu bằng thuế nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế cùng như tổng số thu của ngân sách Nhà nước. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế nhập khẩu sẻ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho ngân sách Nhà nước.
Mặt khác, các chính sách về thuế nhập khẩu có tác động lớn đến thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân, qua đó tác động đến quá trình phát triển kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế nhập khẩu trong tương lại. Để tăng cường và ổn định số thu của ngân sách Nhà nước, trong công tác quản lý thuế nhập khẩu cũng cần phải chú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu.
Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế.
Vai trò của thuế nhập khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động đó được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế nhập khẩu. Các công việc cụ thể là:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp để thực hiện đúng các văn bản chính sách mới (Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Luật Hải quan; Luật quản lý thu thuế), nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, triển khai thực hiện chế độ kế toán mới trong đó đã chủ động xây dựng và áp dụng có kết quả các phần mềm tin học, vì vậy chất lượng công tác kế toán thuế nhập khẩu được nâng cao một bước, hạn chế được nhiều sai sót, nhầm lẩn trong việc theo dõi nợ đọng và cưỡng chế thuế.
- Tổ chức tập huấn để triển khai Hiệp định GATT/WTO cùng với việc rà soát để sắp xếp bố trí cán bộ làm công tác thuế cho phù hợp.
Ba là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư.
Trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp để thực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động của Nhà nước đến nền kinh tế. Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luât thuế nhập khẩu cùng với việc tăng cường tính pháp chế của luật thuế nhập khẩu, ý thức chấp hành của các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư.
Như vậy, trên đây là ba mục tiêu cơ bản của công tác quản lý thuế nhập khẩu.
Nội dung của cơ bản của công tác quản lý thuế nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế và nộp thuế nhập khẩu
Thứ nhất, Tất cả hàng hoá và dịch vụ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước đều đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Thứ hai, đối tượng không chịu thuế nhập khẩu là hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục Hải quan gồm:
Hàng quá cảnh và mườn đường qua lãnh thổ Việt Nam
Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, bao gồm các hình thức:
+ Hàng được vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
+ Hàng hoá vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu mà xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
+ Hàng hoá vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, đưa vào kho ngoại quan, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu ở Việt Nam
Hàng hoá từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài (trực tiếp hoặc qua cửa khẩu Việt Nam) hoặc hàng hoá đưa từ khu chế xuất này đến khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba, Đối tượng nộp thuế nhập khẩu. Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuê nhầp khẩu đều là đối tượng nộp thuế nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu cho cơ quan Hải quan thay cho người uỷ thác.
Miến thuế, giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu.
Miễn thuế nhập khẩu
* Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu được quy định miễn thuế trong các trường hợp sau đây:
Hàng viện trợ không hoàn lại theo dự án viện trợ.
Hàng tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để tham gia hội chợ triển lãm.
Hàng hoá là tài sản di chuyển được miễn thuế hoặc trong tiêu chuẩn hàng lý miễn thuế của khách nhập cảnh tại cửa khẩu Việt Nam.
Hàng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền miễn thuế trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ gia công cho phía nước ngoài, rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
* Xét miễn thuế nhập khẩu
Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu được xét miễn thuế nhập khẩu là các trường hợp sau đây:
Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo.
Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng nhập khẩu của các nhà đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước
Hàng là quà biếu, quà tặng được xét miễn thuế theo mức quy định.
Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế.
Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA:
Đối với sử dụng dự án ODA không hoàn lại, được miễn thuế nhập khẩu, kể cả thu chênh lệch giá ( hoặc phụ thu) đối với một số hàng nhập khẩu (nếu có).
Đối với dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề địa điểm thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư trong nước, được miễn thuế nhập khẩu đối với loại hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đựơc yêu cầu chất lượng theo quy định.
Giảm thuế nhập khẩu
Hàng hoá nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
Thẩm quyền xét giảm thuế:
Cục Hải quan địa phương căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định chứng nhận để xem xét và ra quyết định giảm thuế nhập khẩu.
Hoàn thuế nhập khẩu
Hàng hoá, dịch vụ được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu đã nộp thuế, còn lưu kho, bãi ở cửa khẩu, được tái xuất.
Hàng đã nộp thuế nhập khẩu theo tờ khai, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn.
Hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, quy cách, phẩm cấp so với hợpp đồng thương mại đã ký với phía nước ngoài, do phía nước ngoài gửi sai thì sẽ được hoàn lại số thuế nhập đã nộp thừa, nếu thiếu thì phải nộp bổ sung.
Đối với trường hợp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, được hoàn trả tiền thuế nộp quá trong thời hạn 1 năm trở về trước (kể từ ngày kiểm tra phát hiện).
Hàng là vật tư, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm.
Hàng được phép tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập.
Hàng hoá từ doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như quy định hoàn thuế đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập – tái xuất nêu trên.
Hàng nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất ra nước ngoài, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.
Đối với số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập – tái xuất hoặc mượn tái xuất để thực hiện các dư án đầu tư, thi công, lắp đặt công trình... khi nhập khẩu phải được kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn thuế nhập khẩu.
Số thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sơ giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị ... đó tính theo thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam.
Quy trình quản lý thuế nhập khẩu
Kê khai hải quan hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu
Tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu phải kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung theo quy định của pháp luật, nộp Tờ khai hàng hoá nhập khẩu và nộp/xuất trình các hồ sơ liên quan cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá.
Thời điểm tính thuế và thời hạn thông báo thuế
Thời điểm tính thuế nhập khẩu
Thời điểm tính thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan. Trường hợp nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống (dưới đây gọi là tắt là ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu)
Thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế tại ngày đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu nhưng chưa có hàng hoá thực nhập khẩu thì Tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký không có giá trị làm thủ tục Hải quan hàng hoá nhập khẩu. Khi có hàng hoá thực tế nhập khẩu đối tưọng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là ngày đăng ký Tờ khai lần sau.
Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu thì tỷ giá tính thuế được áp dụngtheo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế đã kê khai, nhưng không qua ba ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
Thời hạn thông báo thuế
Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải thông báo cho đối tượng nộp thuế và số thuế phải nộp.
Đối với những trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới, của hàng hoá nhập khẩu ...) thì cơ quan Hải quan vẫn ra thông báo số thuế phải nộp theo khai báo của đối tượng nộp thuế trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hoá nhập khẩu; đồng thời phải thông báo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu có kết quả giám định khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định.
Sau khi có kết quả giám định, nếu có thay đổi về số thuế phải nộp, cơ quan Hải quan ra thông báo điều chỉnh lại thông báo ban đầu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi nhận được kết quả giám định. Các chi phí liên quan đến việc giám định sẻ do cơ quan Hải quan chi trả trong trường hợp cơ quan Hải quan đề nghị giám định hoặc sẻ do đối tượng nộp thuế chi trả trong trường hợp đối tượng nộp thuế đề nghị giám định.
Thời hạn nộp thuế nhập khẩu
Thứ nhất, đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu là chín tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.
Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế chín tháng đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phải có:
Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đối tượng nộp thuế không nợ đọng thuế quá thời hạn (tại thời điểm nhập khẩu) theo quy định của Luật thuế nhập khẩu; trừ trường hợp nợ thuế nhập khẩu quá hạn của các lô vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, sản phẩm đã được thực xuất khẩu và đối tượng nộp thuế đã đủ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế trong thời hạn quy định (bao gồm cả trường hợp cơ quan Hải quan chưa làm thủ tục thanh quyết toán).
Căn cứ vào hồ sơ quy định, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu ra thông báo thời hạn nộp thuế cho đối tượng nộp thuế là chín tháng, đồng thời theo dõi việc nợ thuế của đối tượng nộp thuế để quyết toán số nợ thuế khi thực tế xuất khẩu sản phẩm
Một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp dài hơn chín tháng như đóng tàu, thuyền, chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí thì thời hạn nộp thuế có thể được hơn chín tháng. Đối tượng nộp thuế có văn bản giải trình để Cục Hải quan địa phương xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Chậm nhất đến khi đối tượng nộp thuế được áp dụng là chín tháng hoặc hơn chín tháng, đối tượng nộp thuế phải làm thủ tục quyết toán số nợ thuế với cơ quan Hải quan. Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sản phẩm theo hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã đăng ký với cơ quan Hải quan thì bị xử lý phạt chậm nộp thuế cụ thể như sau:
Đối với phần nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sử dụng vào sản xuất sản phẩm theo hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã đăng ký với cơ quan Hải quan, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 tính từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan đến ngày thực nộp thuế.
Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế theo thông báo của cơ quan Hải quan đến ngày thực nộp thuế.
Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế chín tháng hoặc hơn chín tháng nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế, thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế được áp dụng và được hoàn lại số thuế đã nộp thuế khi sản phẩm thực tế xuất khẩu) và bị xử phạt như nêu trên, ngoài ra còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo quy định hiện hành.
Đối tượng nộp thuế không được tiếp tục áp dụng thời hạn nộp thuế chín tháng (hoặc hơn chín tháng) của các lô hàng sau nếu còn nợ thuế, nợ phạt chậm nộp và nợ phạt vi phạm hành chính; khi nộp xong tiền thuế, tiền phạt chậm nộp và tiền phạt vi phạm hành chính theo thông báo của cơ quan thu thuế thì tiếp tục cho hưởng thời hạn chín tháng (hoặc hơn chín tháng) đối với lô hàng nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu tiếp theo.
Thứ hai, trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Công thương.
Thứ ba, đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng hoá tiêu dùng thực hiện theo qui định của Bộ Công thương). Trừ các trường hợp sau:
Trường hợp đối tượng nộp thuế có sự bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp, với điều kiện sau:
+ Đối tượng đứng ra bảo lãnh phải là tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động Ngân hàng theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật sữa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các tổ chức tín dụng.
+ Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ tên tổ chức đứng ra bảo lãnh, tên doanh nghiệp được bảo lãnh, số tiền thuế được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và cam kết của đối tượng đứng ra bảo lãnh
Căn cứ vào giấy bảo lãnh của tổ chức đứng ra bảo lãnh, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu ra thông báo thời hạn nộp thuế là 30 ngày cho đối tượng nộp thuế tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh.
Quá thời hạn nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan Hải quan mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế theo qui định, cơ quan Hải quan đề nghị tổ chức đứng ra bảo lãnh nộp số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước thay cho đối tượng được bảo lãnh theo đúng qui định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Trường hợp hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc diện được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.
- Trường hợp hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá tiêu dùng theo qui định của Bộ Công thương nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp dùng cho sản xuất thì được áp dụng thời hạn thuế là 30 ngày hoặc 275 ngày (đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu) kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. Trên cơ sở bộ hồ sơ, kết quả kiểm tra lô hàng thực tế nhập khẩu và văn bản cam kết của đối tượng nộp thuế về việc sử dụng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp cho sản xuất. Cục Hải quan địa phương ra thông báo thuế theo qui định. Trường hợp phát hiện có sự gian lận thì ngoài việc tính phạt chậm nộp thuế theo thời hạn phải nộp thuế của hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu, đối tượng nộp thuế còn bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Thứ tư, Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, hàng hoá nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
Thứ năm, Đối với hàng hoá nhập khẩu có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hoá nhập khẩu riêng theo từng thời hạn nộp thuế
Thứ sáu, Trường hợp hàng hoá nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luật thuế nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải tỏa hàng hoá đã tạm giữ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế nhập khẩu
Các nhân tố chủ quan
1.1. Các yếu tố thuộc về năng lực con người
Con người luôn là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Con người phát minh ra máy móc, đồng thời chỉ có con người mới điều hành được máy móc đó. Nếu không có con người tác động thì không có máy móc nào có thể hoạt động được. Trong quản lý thuế nhập khẩu, con người đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của các hoạt động quản lý thuế. Các cán bộ thực hiện công tác quản lý thu thuế nhập khẩu là những người có trình độ chuyên môn cao, có trình độ nghiệp vụ, thành thạo các kỷ thuật. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý thu thuế nắm bắt nhanh các quy định mới và có trình độ ngoại ngữ tốt nên thực hiện nhanh gọn các nghiệp vụ thu thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kê khai và nộp thuế nhập khẩu. Hàng năm, các lớp tập huấn về các quy định mới trong công tác quản lý thu thuế được triển khai, giúp cán bộ nhân viên nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật.
Cơ chế thị trường tồn tại với những quy luật rất khắt khe. Con người ngày càng tìm kiếm, phát minh ra những máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp con người trong những hoạt động hàng ngày. Mặt khác, con người cũng không ngừng nâng cao kiến thức của mình để._.uất xứ hàng hoá.
Cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá tới khâu tính thuế. Việc áp mã chỉ là một khâu trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nên sự phối hợp tốt giữa các khâu sẽ hạn chế việc áp mã sai.
Lãnh đạo Cục cần có biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ xác định xuất xứ hàng hoá nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng gian lận thương mại.
2.4. Quản lý và áp dụng tỷ giá
Về cơ bản vẫn phải tính đúng, tính đủ số thuế nhập khẩu theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố. Tuy nhiên luật thuế nhập khẩu cũng cần bổ sung thêm “tỷ giá co giãn” để áp dụng trong các trường hợp đặc biệt nhằm thu đúng, thu đủ mà vẫn đảm bảo công bằng vừa có lợi cho Ngân sách Nhà nước, vừa có lợi cho doanh nghiệp.
3. Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ cơ sở
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO thì vấn đề về sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh (vì được sử dụng rộng rãi nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó bao gồm cả dữ liệu ngôn ngữ dùng cho công nghệ tin học phục vụ công cuộc hiện đại hoá toàn ngành Hải quan) của các cán bộ nhân viên hải quan là hết sức quan trọng và cần thiết. Với sự mở rộng của hoạt động kinh tế đối ngoại thì cán bộ hải quan cũng phải thường xuyên thực hiện những giao dịch trực tiếp với thương nhân nước ngoài cũng như văn bản bằng ngoại ngữ. Vì vậy, Cục Hải quan thành phố Hà Nội nên chú trọng một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ, lớp đào tạo về ngoại ngữ chuyên ngành hải quan chứ không chỉ đào tạo theo chứng chỉ trình độ A, B, C như hiện nay. Có biện pháp khuyến khích, cổ vũ phong trào phát triển nâng cao trình độ ngoại ngữ trong toàn Cục vì tương lai hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, lớp trẻ hiện nay có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt do được đào tạo có hệ thống hơn so với trước đây. Trong quá trình tuyển dụng cũng nên chú trọng đến trình độ sử dụng thông thạo ngoại ngữ.
Thứ ba, bố trí những cán bộ giỏi ngoại ngữ vào các vị trí công tác phù hợp tạo tinh thần phấn đấu trong đội ngũ cán bộ nhân viên.
Thứ tư, thường xuyên cử cán bộ đi nghiên cứu , bồi dưỡng kiến thức, tìm hiểu thêm tình hình thực tế của nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm.
Thứ năm, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, huấn luyện bổ sung kiến thức mới về hàng hoá và về quy trình thủ tục Hải quan.
Công cuộc hiện đại hoá trong ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan thành phố Hà Nội nói riêng đòi hỏi trình độ về công nghệ thông tin của các cán bộ nhân viên trong ngành để có thể nhanh chóng ứng dụng chúng phục vụ cho công tác nghiệp vụ: quản lý tờ khai nhập khẩu, quản lý vi phạm hải quan, quản lý thông tin giá tính thuế, cấp mã số thuế doanh nghiệp nhập khẩu, phần mềm thống kê Form D... cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hiện đại hoá hải quan được trang bị tương đối đồng bộ nhưng khai thác chúng như thế nào để đạt hiệu quả cao mới là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu. Do vậy Cục Hải quan thành phố Hà Nội nên:
Một là, mở những lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về công nghệ thông tin , tạo thói quen xử lý thông tin nhạy bén, chính xác và kịp thời. Xây dựng đội ngũ quản trị mạng tốt, hệ thống cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Trong công tác tuyển dụng cũng nên chú trọng hơn tới trình độ hiểu biết và ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên mới.
Hai là, tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các cán bộ, nhân viên của Toàn Cục.
III. Kiến nghị một số điều kiện, tiền đề
1. Kiến nghị với lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội
* Về tổ chức
Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa về công tác tổ chức cán bộ công chức hải quan vào các vị trí trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế. Sắp xếp cán bộ theo hướng chuyên sâu, bố trí đúng người, đúng việc phát huy năng lực của mỗi cán bộ hải quan. Cần bổ sung các cán bộ tính thuế có kinh nghiệm xướng các cửa khẩu để phối kết hợp với cán bộ hải quan ở các cơ sở có trình độ nghệp vụ chuyên sâu nhằm làm giảm tới mức thấp nhất các vụ vi phạm về gian lận thuế.
* Về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ hải quan
Đào tạo cán bộ chuyên sâu về công nghệ thông tin – công nghệ tin học, nhằm góp phần hiện đại hoá công tác hải quan, thủ tục hải quan và cải tiến các công tác thu thuế đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo cán bộ công chức hải quan một cách thường xuyên, liên tục, chú trọng công tác đào tạo tại chổ.
2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan
Tại Việt Nam, theo quy định của Tổng cục Hải quan thì khi khai thuế Hải quan, một điều kiện tiên quyết là số người trực tiếp thực hiện việc khai thuế cho doanh nghiệp phải trải qua một khoá đào tạo sau đó cấp chứng chỉ của Hải quan. Một số người coi đây là thứ giấy tờ cản trở sự phát triển của loại hình kinh doanh khai hải quan thuê. Tuy vậy theo đòi hỏi của thực tiễn, chứng chỉ đào tạo mà hải quan yêu cầu đối với các nhân viên đi khai thuê hải quan là cực kỳ cần thiết. Tổng cục Hải quan cần có tờ trình Chính phủ về việc hướng dẫn điều 21 Luật Hải quan về hoạt động của Đại lý khai thuê hải quan.
Điểm yếu lớn nhất trong hoạt động hải quan hiện nay là sự thiếu vắng đại lý thủ tục Hải quan. Tính đến năm 2005, Việt Nam mới có hơn 400 doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục Hải quan, một con số quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế và so với các nước trong khu vực. Khởi xướng một hệ thống đại lý khai hải quan chính thống là điểm thiết yếu dẫn đến thành công cho quá trình tự động hoá và cho việc phát triển quan hệ đối tác chặt chẽ với doanh nghiệp. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần phải hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng cục Hải quan trong việc thiết lập ngành đại lý khai thuê hải quan và xây dựng một cơ sở pháp lý minh bạch và phù hợp.
Với mục tiêu chiến lược đến năm 2010 Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp trình độ của các nước tiên tiến trong Khu vực ASEAN, xây dựng một lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu, hệ thống thông quan phần lớn là tự động hoá, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, trang thiết bị hiện đại. Hiện nay Ngành Hải quan đang tập trung triển khai cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan.
3. Kiến nghị với Bộ Tài chính
3.1. Hoàn thiện pháp luật và chính sách về nhập khẩu
Mặc dù trong thời gian qua, pháp luật về nhập khẩu đã được hoàn thiện, tạo khung pháp lý cơ bản cho hoạt động nhập khẩu của cả nước, tuy nhiên hệ thống luật pháp về nhập khẩu vẫn còn tồn tại một số bất hợp lý, chồng chéo, không ổn định đãn đến phần nào hạn chế công tác quản lý hoạt động nhập khẩu. Đòi hỏi trong thời gian tới cần phải đổi mới và hoàn thiện hơn nữa chính sách nhập khẩu phù hợp với tình hình thực tiễn, gắn nó với việc hoàn chỉnh luật pháp về thương mại và hội nhập.
Nhìn chung chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay có ảnh hưởng nới lõng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế nhập khẩu được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu trong những năm gần đây. Sự hình thành các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hoá được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hoá của nước ngoài liên minh. Hiên nay, với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại – WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tât cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẻ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, nhất là luật thuế nhập khẩu, một số vấn đề về thuế nhập khẩu cần phải quan tâm nghiên cứu thực hiện để Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.
Luật thuế nhập khẩu mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu. Thuế nhập khẩu ở Việt Nam vừa đánh theo tính chất hàng hoá, vừa đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý cho các đối tượng làm ăn bất chính triết để lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau, giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập. Do vậy cấn phải tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất cho phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế được sự gian lận của các đối tượng.
3.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu
Tự do hoá thương mại là một mục tiêu cần đạt tới và là một quá trình cần phải kết hợp hai mắt đối lập: tự do và bảo hộ trong một hệ thống nhất định của chính sách ngoại thương. Không một quốc gia nào cho phép tiến hành thương mại tự do theo nghĩa tuyệt đối. Kinh tế thị trường không có nghĩa là loại bỏ sự quản lý của Nhà nước, chỉ có điều sự quản lý được thực hiện chủ yếu bằng các công cụ kinh tế vĩ mô chứ không phải bằng biện pháp hành chính. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực chỉ có thể sử dụng biện pháp hành chính để đạt tới sự hài hoà giữa quyền lợi của cá nhân và của cộng đồng.
Thống nhất quan điểm đó, trong thời gian tới cơ chế quản lý nhập khẩu cần hoàn thiện theo hướng tăng cường quản lý Nhà nước thông qua một hệ thống các biện pháp: duyệt kế hoạch nhập khẩu, thuế quan, hạn ngạch, kết hợp chặt chẻ với các biện pháp về tổ chức và giám sát các hoạt động về nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của họ.
4. Kiến nghị với Lãnh đạo thành phố Hà Nội
Cục Hải quan thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý Nhà nước, là cơ quan có vai trò quan trọng trong công tác tạo nguồn thu cho thành phố Hà Nội. Trong những năm qua Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã góp phần phát triển Thủ đô và đảm bảo an ninh Thủ đô. Tuy nhiên, để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Thủ đô thì cần có sự quan tâm và phối hợp nhiều hơn nữa của Lãnh đạo thành phố Hà Nội trong hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính để Cục Hải quan thành phố Hà Nội trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác quản lý thu thuế nhập khẩu như sửa chữa, nâng cấp các nhà ga ở Sân bay quốc tế Nội Bài, các địa điểm kiểm tra hàng hoá và cơ quan làm việc của cán bộ hải quan...
Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong việc xem xét hồ sơ của các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ Hải quan thuận tiện trong công tác quản lý các đối tượng khai báo hải quan và làm thủ tục hải quan.
5. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Ngành hải quan luôn coi doanh nghiệp là bạn đồng hành, kết hợp cùng doanh nghiệp để thức đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Khuyến khích doanh nghiệp cùng thực hiện các thủ tục hải quan mới, đặc biệt là các thủ tục thông quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan. Không ngừng trao đổi cùng doanh nghiệp thực hiện tốt các pháp luật hải quan.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu cần phải tuân thủ pháp luật hải quan, trong công tác tự khai, tự tính thuế, doanh nghiệp cần phải trung thực khai báo đúng và đủ theo khối lượng hàng hoá thực nhập, quy cách chủng loại... tạo điểu kiện thuận lợi cho phía cán bộ hải quan trong công tác kiểm tra, giám sát và thu thuế nhập khẩu.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt các quy định mới của Nhà nước về thủ tục nhập khẩu, cần có sự phối hợp với cơ quan hải quan, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến chính sách thuế nhập khẩu. Do khối lượng thông tin thường xuyên thay đổi nên các doanh nghiệp cần nắm vững các chính sách mới của Nhà nước để thích ứng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho Nhà nước.
Doanh nghiệp cần thường xuyên tham gia các buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Trong các buổi đối thoại, cơ quan hải quan thường cung cấp các thông tin mới liên quan đến hoạt động nhập khẩu, mặt khác doanh nghiệp cũng phải phối hợp với cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện các chính sách mới đạt hiệu quả cao.
Kết Luận
Ngày nay, hội nhập đã trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của mổi quốc gia, hầu hết các quốc gia đều gia nhập các khu vực tự do thương mại nhưng việc quản lý thuế nhập khẩu như thế nào để đạt hiệu quả cao đòi hỏi mổi quốc gia phải xây dựng cho mình một ngành Hải quan vững mạnh.
Với nhiệm vụ chính trị quan trọng được giao, những năm qua Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã có nhiều nổ lực trong công tác quản lý, tính thuế và thu thuế nhập khẩu trên địa bàn, đồng thời cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nhiệm vụ sắp tới sẽ còn rất nặng nề, nhất là giai đoạn kinh tế đang có những bước chuyển đổi, phát triển nhanh chóng, do đó công tác quản lý thu thuế nhập khẩu nhất thiết cần có sự đổi mới, hoàn thiện hơn thì mới có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đề ra, mang lại hiệ quả coa trong công tác thu thuế và chống thất thu thu thuế cho Nhà nước.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, Đề tài đã thể hiện rõ được những nguyên nhân, đồng thời tìm ra được những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa đối với việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu, nhằm nâng cao nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đường lối mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp và kiến nghị mà em đua ra trong đề tài này là những giải pháp mang tính thiết thực, hi vọng trong thời gian tới sẽ được áp dụng để giảm thất thu thuế nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước.
Trong khuôn khổ đề tài, em đã có cố gắng vận dụng lý luận để phân tích tình hình thực tiền công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi cho thời gian tới. Tuy nhiên, do đề tài phức tạp và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đòi hỏi phải được đầu tư, nghiên cứu thoả đáng dưới nhiều góc độ thì việc đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu mới thực sự toàn diện, sát thực và khả thi.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS. TS. Đặng Đình Đào trong suốt quá trình làm đề tài và các thầy cô giáo trong Khoa Thương Mại, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã giảng dạy cho em trong quá trình em học tại trường, cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ công chức hải quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tạo điều kiên thuận lợi cho em hoàn thành Luận văn này.
Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp để đề tài thêm phần hoàn thiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản thảo giáo trình Thương mại quốc tế - Khoa thương mại - Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
2. GS.TS. Đặng Đình Đào; GS.TS. Hoàng Đức Thân; 2005; Giáo trình Kinh tế Thương mại; Nhà xuất bản Thống kê.
3. GT.TS. Đặng Đình Đào; 2004; Kinh tế và quản lý ngành thương mại dịch vụ; Nhà xuất bản Thống kê.
4. Bernord Hoekman, Auditya Mattoo và Philip English; 2004; Phát triển thương mại và WTO; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
5. Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới; 2005; NXB Thống kê.
6. TS.Nguyễn Thị Bất; TS. Vũ Duy Hào; 2002; Giáo trình Quản lý thuế; Nhà xuất bản Thống Kê.
7. Luật hải quan
8. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
9. Luật quảnt lý thuế
10. Nghiên cứu hải quan; số 7 năm 2007
11.Tài liệu nghiệp vụ Hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; tập 13; Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
Các trang web:
12-www.mot.gov.vn
13-www.customs.com.vn
14-www.vnexpress.net
15-www. WTO. Org
16. www. Mofa.gov.vn
17. www. Vneconomy.vn
18. www. Mpi.gov.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của 44
Sơ đồ 2.11: Quy trình thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 60
Bảng 2.2: Khối lượng hàng hoá được làm thủ tục Hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong các năm 2003 – 20007 50
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 51
Bảng 2.4: Bảng kết quả lượng ngoại tệ xuất nhập khẩu thu được tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2003 – 2007 52
Bảng 2.5: Kết quả thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hà Nội 53
Bảng 2.6 : Báo cáo số thu thuế tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 -2007 55
Bảng 2.8: Bảng Kết quả thu thuế của các Chi cục thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 56
Bảng 2.10: Kết quả Công tác Trị giá tính thuế Tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2004 – 2007 59
Bảng 2.12: Bảng thống kê một số hành vi vi phạm về số lượng 61
Bảng 2.13: Bảng thống kê một số vụ vi phạm về tính chất hàng hoá tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 – 2007 63
Bảng 2.14: Số lượt tờ khai hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch tại Cục Hải quan Hà Nội trong 2 năm 2006-2007 73
Bảng 2.15: Kết quả công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan 73
Biểu đồ 3.1: Diễn giải mức thuế bình quân cam kết 80
Biểu đồ 3.2: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO đối với một số nhóm hàng quan trọng 80
Đồ thị 2.7: Tình hình quản lý thu thuế của Cục Hải quan thành phố Hà Nội 55
Đồ thị 2.9: Đồ thị so sánh kết quả thu thuế nhập khẩu giữa Cục HQ Hà Nội với Tổng cục Hải quan giai đoạn 2002 -2007 57
Phụ Lục
Bảng 1: Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ 21 đến 31 – 1 – 2008
TT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng trong kỳ
Số luỹ kế đến kỳ
Lượng
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
1
Sữa & sản phẩm sữa
USD
20.544.669
58.173.020
2
Lúa mỳ
Tấn
17.340
6.534.786
32.366
11.980.536
3
Bột mỳ
Tấn
5.149
1.710.141
16.751
5.568.585
4
Dầu mỡ động thực vật
USD
22.727.399
71.039.857
5
Đường
Tấn
11
4.521
8.377
2.370.098
6
Thức ăn gia súc & nguyên liệu
USD
67.007.914
136.274.135
7
Nguyên phụ liệu thuốc lá
USD
8.345.908
17.463.873
8
Clinker
Tấn
76.630
2.953.397
321.420
11.117.715
9
Xi măng đen
Tấn
10
Xăng dầu các loại
Tấn
567.339
393.710.837
1.228.715
- Xăng
Tấn
119.246
98.765.376
- Dầu DO
Tấn
234.164
184.742.506
- Dầu FO
Tấn
177.892
80.473.654
- Nhiên liệu bay
Tấn
25.149
21.067.600
- Dầu hoả
Tấn
10.887
11
Hoá chất
USD
67.481.663
166.273.749
12
Các sản phẩm hoá chất
USD
55.447.993
128.504.595
13
Bột ngọt
Tấn
42
44.198
14
Nguyên phụ liệu dược phẩm
USD
7.138.661
17.790.558
15
Tân dược
USD
31.004.236
70.560.768
16
Phân bón các loại
Tấn
166.286
58.765.259
342.851
122.593.709
- Phân Urê
Tấn
23.489
7.427.401
62.232
19.269.281
- Phân NPK
Tấn
8.554
3.039.160
15.573
5.417.247
- Phân DAP
Tấn
15.699
9.029.066
63.972
33.736.610
- Phân SA
Tấn
38.746
8.692.929
73.964
15.113.833
- Phân bón loại khác
Tấn
79.798
30.576.703
127.110
49.056.738
17
Thuốc trừ sâu & nguyên liệu
USD
22.227.419
55.007.191
18
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
62.710
103.904.102
167.050
272.774.658
19
Cao su
Tấn
7.874
17.050.048
18.386
38.900.944
20
Gỗ và sản phẩm gỗ
USD
36.700.379
110.777.927
21
Bột giấy
Tấn
3.888
2.721.166
17.536
11.666.013
22
Giấy các loại
Tấn
36.807
26.709.253
94.187
67.073.087
- Giấy in báo
Tấn
3.176
1.980.909
7.587
4.598.810
23
Bông các loại
Tấn
12.894
18.680.120
28.566
40.347.532
24
Sợi các loại
Tấn
15.598
28.984.241
37.597
70.820.586
25
Vải các loại
USD
111.948.563
289.553.871
26
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy
USD
70.775.983
171.538.673
27
Kính xây dựng
USD
715.806
2.179.485
28
Sắt thép các loại
Tấn
570.256
385.846.582
1.249.135
853.217.425
- Phôi thép
Tấn
204.201
124.151.611
377.358
231.198.731
29
Kim loại thường khác
Tấn
16.703
67.983.213
44.652
188.498.623
30
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
USD
131.558.467
369.079.397
31
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
USD
485.960.945
1.195.642.447
32
Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
2.354
44.609.866
5.721
110.157.136
- Ô tô dưới 12 chổ ngồi
Chiếc
1.630
25.216.475
3.797
56.805.913
- Ô tô trên 12 chổ ngồi
Chiếc
46
1.612.001
167
5.453.613
- Ô tô tải
Chiếc
436
6.383.194
1.165
20.536.221
- Ô tô loại khác
Chiếc
242
11.398.196
592
27.361.389
33
Linh kiện, phụ tùng ô tô
USD
65.389.875
161.500.763
- Linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chổ
Bộ
2.372
24.824.021
5.170
60.303.037
- Linh kiện ô tô CKD, SKD loại khác
Bộ
2.815
24.841.272
7.451
63.847.469
- Phụ tùng ô tô
USD
15.724.582
37.350.257
34
Xe máy
USD
27.269.092
72.359.845
- Xe máy nguyên chiếc
Chiếc
8.049
8.024.200
18.989
18.860.770
- Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
19.244.892
53.490.075
35
Hàng hoá khác
USD
705.903.839
1.372.569.765
36
Hàng Phi mậu dịch
USD
27.070.625
27.070.625
TỔNG TRỊ GIÁ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
3.125.386.968
7.198.363.608
Hàng gia công của doanh nghiệp trong nước
69.640.752
173.412.248
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
903.416.910
2.208.665.682
- Máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện
138.277.329
333.902.107
- Hàng nhập khẩu để SXXK, GC
390.245.538
1.006.371.707
- Khu chế xuất
162.607.281
421.017.236
37
Ngoại tệ
USD
137.586.471
241.672.884
(Nguồn: Báo Hải quan cuối tuần, số 26, phát hành ngày 2-3-2008)
Bảng 2: Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ ngày 1 đến 10 tháng 02 năm 2008
TT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng trong kỳ
Số luỹ kế đến kỳ
Lượng
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
1
Sữa & sản phẩm sữa
USD
2.103.631
60.276.652
2
Lúa mỳ
Tấn
1.078
431.247
33.444
12.411.783
3
Bột mỳ
Tấn
408
121.300
17.159
5.689.885
4
Dầu mỡ động thực vật
USD
9.842.310
80.882.167
5
Đường
Tấn
647
197.706
9.023
2.567.804
6
Thức ăn gia súc & nguyên liệu
USD
47.403.011
183.453.146
7
Nguyên phụ liệu thuốc lá
USD
1.334.139
18.798.011
8
Clinker
Tấn
126.079
5.402.098
447.498
16.519.813
9
Xi măng đen
Tấn
10
Xăng dầu các loại
Tấn
254.536
187.605.071
1.483.241
1.085.501.505
- Xăng
Tấn
105.075
86.169.305
392.188
321.503.996
- Dầu DO
Tấn
79.189
62.794.410
674.051
531.360.346
- Dầu FO
Tấn
51.339
21.895.232
310.360
141.007.294
- Nhiên liệu bay
Tấn
15.979
14.257.765
77.401
68.367.323
- Dầu hoả
Tấn
2.955
2.488.359
29.242
23.235.546
11
Hoá chất
USD
18.292.997
184.567.056
12
Các sản phẩm hoá chất
USD
11.415.585
139.012.954
13
Bột ngọt
Tấn
84
91.140
126
135.338
14
Nguyên phụ liệu dược phẩm
USD
845.357
18.635.915
15
Tân dược
USD
3.476.917
74.037.684
16
Phân bón các loại
Tấn
38.061
10.136.621
381.041
132.754.819
- Phân Urê
Tấn
431
138.963
62.663
19.408.245
- Phân NPK
Tấn
15.573
5.417.247
- Phân DAP
Tấn
1.152
824.156
65.124
34.560.766
- Phân SA
Tấn
24.706
4.672.772
98.670
19.786.606
- Phân bón loại khác
Tấn
11.772
4.500.730
139.012
53.581.955
17
Thuốc trừ sâu & nguyên liệu
USD
4.796.665
59.803.856
18
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
10.042
16.585.463
177.092
289.369.120
19
Cao su
Tấn
976
2.219.996
19.363
41.120.940
20
Gỗ và sản phẩm gỗ
USD
5.873.249
116.646.352
21
Bột giấy
Tấn
1.340
1.014.558
19.086
12.837.986
22
Giấy các loại
Tấn
4.680
3.164.715
98.967
70.242.103
- Giấy in báo
Tấn
7.587
4.598.810
23
Bông các loại
Tấn
1.448
2.209.832
30.014
42.557.364
24
Sợi các loại
Tấn
3.361
5.724.028
40.958
76.544.614
25
Vải các loại
USD
18.084.598
307.678.604
26
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
USD
8.835.514
180.401.650
27
Kính xây dựng
USD
112.587
2.292.072
28
Sắt thép các loại
Tấn
141.317
99.647.671
1.390.433
952.848.941
- Phôi thép
Tấn
44.001
27.994.071
421.359
259.192.802
29
Kim loại thường khác
Tấn
2.673
12.369.630
47.351
200.932.667
30
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
21.407.166
390.482.933
31
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
USD
231.476.672
1.427.663.444
32
Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
577
8.776.501
6.298
118.933.638
- Ô tô dưới 12 chổ ngồi
Chiếc
433
5.752.175
4.230
62.558.089
- Ô tô trên 12 chổ ngồi
Chiếc
167
5.453.613
- Ô tô tải
Chiếc
122
2.145.286
1.287
22.681.507
- Ô tô loại khác
Chiếc
22
879.040
614
28.240.429
33
Linh kiện, phụ tùng ô tô
USD
6.057.049
167.557.811
- Linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chổ
Bộ
60
695.876
5.230
60.998.912
- Linh kiện ô tô CKD, SKD loại khác
Bộ
46
1.170.577
7.497
65.018.046
- Phụ tùng ô tô
USD
4.190.596
41.540.853
34
Xe máy
USD
5.415.977
77.775.822
- Xe máy nguyên chiếc
Chiếc
710
716.859
19.699
19.586.629
- Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
4.699.118
58.189.193
35
Hàng hoá khác
USD
159.019.944
1.530.410.310
36
Hàng Phi mậu dịch
USD
27.070.625
TỔNG TRỊ GIÁ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
911.490.945
8.108.415.384
Hàng gia công của doanh nghiệp trong nước
9.777.057
183.189.308
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
215.399.058
2.424.440.939
- Máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện
21.705.777
357.816.159
- Hàng nhập khẩu để SXXK, GC
70.637.658
1.076.198.868
- Khu chế xuất
34.106.248
452.524.952
37
Ngoại tệ
USD
45.000.000
286.672.884
(Nguồn: Báo Hải quan cuối tuần, số 29, phát hành ngày 9-3-2008)
Bảng 3: Thống kê hàng hoá nhập khẩu từ ngày 11 đến 20 – 3 – 2008
TT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng trong kỳ
Số luỹ kế đến kỳ
Lượng
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
1
Sữa & sản phẩm sữa
USD
11.131.668
113.853.476
2
Lúa mỳ
Tấn
17.646
7.104.706
100.606
38.530.643
3
Bột mỳ
Tấn
4.565
1.330.184
28.036
9.106.968
4
Dầu mỡ động thực vật
USD
32.341.364
167.768.721
5
Đường
Tấn
3.602
1.344.254
16.837
5.339.982
6
Thức ăn gia súc & nguyên liệu
USD
63.152.811
450.526.706
7
Nguyên phụ liệu thuốc lá
USD
8.012.602
40.817.728
8
Clinker
Tấn
96.368
4.037.714
828.507
32.697.288
9
Xi măng đen
Tấn
10
Xăng dầu các loại
Tấn
373.413
324.756.920
3.110.279
2.409.682.626
- Xăng
Tấn
95.589
92.152.338
766.956
663.342.705
- Dầu DO
Tấn
158.005
156.341.520
1.585.352
1.308.012.746
- Dầu FO
Tấn
88.772
40.163.605
569.842
265.998.396
- Nhiên liệu bay
Tấn
17.993
23.630.919
128.121
121.582.496
- Dầu hoả
Tấn
13.055
12.468.538
60.008
50.746.283
11
Hoá chất
USD
47.595.114
391.006.969
12
Các sản phẩm hoá chất
USD
48.313.698
311.054.979
13
Bột ngọt
Tấn
30
12.300
216
195.938
14
Nguyên phụ liệu dược phẩm
USD
6.170.119
39.068.668
15
Tân dược
USD
28.428.267
164.317.131
16
Phân bón các loại
Tấn
149.090
67.285.245
922.558
357.967.755
- Phân Urê
Tấn
32.428
12.136.842
157.602
53.677.163
- Phân NPK
Tấn
4.695
2.382.476
80.456
33.261.734
- Phân DAP
Tấn
14.927
12.920.714
108.871
69.052.830
- Phân SA
Tấn
32.628
8.363.243
191.026
42.006.101
- Phân bón loại khác
Tấn
64.412
31.481.970
384.603
159.969.927
17
Thuốc trừ sâu & nguyên liệu
USD
18.002.254
127.292.506
18
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
55.018
90.646.880
386.407
637.833.634
19
Cao su
Tấn
5.616
14.145.088
43.878
100.928.388
20
Gỗ và sản phẩm gỗ
USD
30.255.789
249.362.336
21
Bột giấy
Tấn
8.394
5.926.712
40.296
27.939.081
22
Giấy các loại
Tấn
38.703
28.729.218
241.307
177.782.145
- Giấy in báo
Tấn
1.727
1.059.881
17.216
10.423.373
23
Bông các loại
Tấn
10.075
15.486.374
65.086
95.023.692
24
Sợi các loại
Tấn
27.267
25.211.112
107.199
174.846.091
25
Vải các loại
USD
127.809.446
741.577.693
26
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
USD
72.422.753
427.141.968
27
Kính xây dựng
USD
1.366.930
5.387.384
28
Sắt thép các loại
Tấn
497.678
368.036.769
3.192.861
2.260.191.688
- Phôi thép
Tấn
135.861
94.433.937
904.705
577.474.641
29
Kim loại thường khác
Tấn
13.342
65.911.310
98.347
423.537.538
30
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
102.343.080
774.238.787
31
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
411.766.125
3.000246.459
32
Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
2.595
50.487.620
14.951
274.466.713
- Ô tô dưới 12 chổ ngồi
Chiếc
1.344
19.320.133
9.073
124.031.853
- Ô tô trên 12 chổ ngồi
Chiếc
55
1.494.074
264
8.100.499
- Ô tô tải
Chiếc
850
13.005.589
4.143
72.544.625
- Ô tô loại khác
Chiếc
346
16.667.824
1.471
69.789.736
33
Linh kiện, phụ tùng ô tô
USD
75.405.140
413.454.914
- Linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chổ
Bộ
2.166
31.949.217
14.507
175.174.113
- Linh kiện ô tô CKD, SKD loại khác
Bộ
2.815
27.106.803
16.353
142.023.413
- Phụ tùng ô tô
USD
16.349.120
96.257.388
34
Xe máy
USD
25.299.673
176.730.259
- Xe máy nguyên chiếc
Chiếc
5.596
5.526.923
42.769
41.636.375
- Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
19.772.750
135.093.884
35
Hàng hoá khác
USD
735.473.581
3.977.898.262
36
Hàng Phi mậu dịch
USD
44.375.875
TỔNG TRỊ GIÁ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
2.915.742.820
18.642.208.991
Hàng gia công của doanh nghiệp trong nước
80.152.794
442.988.944
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
881.296.646
5.557.516.435
- Máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện
141.817.331
872.002.709
- Hàng nhập khẩu để SXXK, GC
392.674.482
2.493.103.256
- Khu chế xuất
131.759.703
987.708.648
37
Ngoại tệ
USD
5.000.000
405.411.640
(Nguồn: Báo Hải quan cuối tuần, số 29, phát hành ngày 13-4-2008)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà nội, ngày…….tháng…….năm 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20360.doc