Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc: LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cần thiết của đề tài Đất nước ta đang đạt được rất nhiều thành công trong công cuộc CNH – HĐH trong những năm gần đây, những thành công đó đã nâng dần vị trí của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thành công nổi bật nhất được đánh dấu bằng việc nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của WTO vào tháng 12/2007. Tham gia vào WTO là tham gia vào một sân chơi công bằng và bình đẳng, ở đó hứa hẹn rất nhiều cơ hội đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn và thác... Ebook Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thức cần phải vượt qua. Để tận dụng được các cơ hội thì cần phải đổi mới nền kinh tế theo xu hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Như chúng ta đã biết nước ta trải qua một thời kỳ dài ảnh hưởng của chế độ phong kiến, của nền kinh tế qua liêu bao cấp đã thiếu đi tính tự chủ, độc lập sáng tạo trong mỗi cơ cấu kinh tế. Nếp sống đó vẫn còn tiềm ẩn, luẩn khuất trong tâm trí của đại đa số suy nghĩ của con người Viêt Nam. Đó là vật cản ngăn sự phát triển, làm tụt hậu nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn giải quyết vấn đề đó thì ngay từ lúc này chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, thông qua cơ chế, chính sách thích hợp của nhà nước. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những hành động cụ thể, thiết thực để thay đổi tỷ lệ lượng, chất trong cơ cấu kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời hướng nền kinh tế theo hướng thị trường có sự định hướng của nhà nước. Trong phát triển nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu là một nội dung không thể thiếu vì nước ta có trên 70% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đưa ra cơ cấu kinh tế phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực và từng địa phương là một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian tới. Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc là trong những năm tới là phải nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho thị trường. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới, xuất phát từ yêu cầu đổi mới em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc ” 2. Mục tiêu của đề tài Qua nghiên cứu các số liệu và thực tế của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc để đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn đồng thời dưa ra những hành động cụ thể nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý hơn. Rút ra những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được, những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó, đưa ra những quan điểm, phương hướng, phương pháp, mục tiêu và các giải pháp quan trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân toàn huyện. 3. Phương pháp nghiên cứu Để có bức tranh toàn cảnh trong cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : Thống kê phân tích, tổng hợp, duy vật biện chứng,… 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tập trung nghiên cứu các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trên 3 nội dung chủ yếu và xu hướng chuyển dịch của các nội dung này trong quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên cơ cấu kinh tế để làm rõ những tác động qua lại giữa các yếu tố. 5. Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài của em được chia làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Phương hướng và những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới 2008-2015 Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Trần Quốc Khánh và các cô, các chú trong phòng kinh tế huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp em làm chuyên đề thực tập này. Do trình độ và thời gian có hạn chuyên đề thực tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em kính mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô, chú và các bạn sinh viên để bài viết của em thêm hoàn thiện. Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò, nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 1.1.1.1. khái niệm cơ cấu kinh tế “Cơ cấu kinh tế là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng đó” ( Theo: Từ điển triết học, NXB tiến bộ, Maxcova 1975) Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong, nhân tố bên trong của một quá trình sản xuất và thông qua các mối quan hệ kinh tế đó là quan hệ về tỷ lệ lượng, chất có trong cơ cấu kinh tế. Trong quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì hai yếu tố này luôn quyết định qua lại lẫn nhau trên cơ sở yếu tố nọ là nền tảng hỗ trợ yếu tố kia phát triển. Nếu quan hệ sản xuất mà không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Mối quan hệ đó không phải là mối quan hệ riêng lẻ, tách rời của một bộ phận kinh tế mà là một tổng thể của các mối quan hệ của bộ phận cấu thành nền kinh tế . 1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế luôn vận động và phát triển theo xu hướng khách quan không phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan. Cơ cấu kinh tế không phải là một sớm, một chiều mà hình thành ngay được mà phải trải qua một quá trình vận động lâu dài qua nhiều lần biến đổi. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là giải quyết các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các yếu tố tự nhiên và con người. Đó là kết hợp giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan .Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện trình độ phát triển của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Các mối quan hệ này phát triển càng phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, càng phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động trong nông thôn. Cơ cấu kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng trong chiến lược sản phẩm hàng hoá. Có thể nói quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ gắn bó với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với mặt chất. Chúng có tác động qua lại với nhau trong điều kiện không gian và thời gian nhất định tạo thành một tổng thể kinh tế nông thôn, một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hệ thống kinh tế quốc dân. Như vậy: “ Cơ cấu kinh tế nông thôn là cấu trúc bên trong của kinh tế nông thôn. Nó bao gồm các bộ phận cấu thành lên cơ cấu kinh tế nông thôn, các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt số lượng, liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng, chúng tắc động qua lại lẫn nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn ” (Theo: GT KTPTNT- ĐHKTQD) Trong giai đoạn hiện nay việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng được quan tâm vì nó đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Nâng cao đời sống của nông dân thông qua các chính sách chuyển dịch hiệu quả. Xu thế hiện nay khi nước ta xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và thay vào đó là xây dựng cơ chế kinh tế theo thị trường có sự định hướng của nhà nước. Thì vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường được đặt lên hàng đầu khi chuyển dịch có cấu kinh tế nông nghiệp. Việc đáp ứng nhu cầu thị trường chính là đem lại thu nhập và nâng cao đời sống nông dân đồng thời bảo đảm được an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước cho giai đoạn tiếp theo. 1.1.2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải một sáng, một chiều mà hình thành ngay được mà trải qua một quá trình hình thành dài theo năm tháng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau cơ cấu kinh tế lại có những đặc điểm khác nhau. Các đặc điểm khác này thể hiện rất rõ khi chúng ta phân tích cấu trúc bên trong của cơ cấu kinh tế. Xã hội loài người càng phát triển, phân công lao động càng cao, nhu cầu của con người về sản phẩm để tiêu dùng ngày càng nhiều cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã và chất lượng tốt hơn. Chính sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi phải xác lập cơ cấu kinh tế phù hợp hơn đáp ứng nhu cầu của khách quan. Ở mỗi vùng khác nhau có cơ cấu kinh tế mang đặc điểm khác nhau trong cùng một thời gian nhất định. Sự khác nhau giữa các vùng này nhằm phát huy tối đa các lợi thế của từng vùng trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường. Các khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau rõ rệt thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng khác rõ rệt vì nó cần phải biến đổi để phù hợp với khu vực đó. Vì vậy, không thể xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp mẫu, chuẩn mực cho mọi vùng nông thôn. 1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và được hình thành do sự phát triển của sản xuất. Yếu tố khách quan trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện ở chỗ nó được hình thành trên các quy luật khách quan mà con người không thể biến đổi yếu tố khách quan đó được. Nó được hình thành trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất đều được đánh dấu thông qua các đặc điểm bên trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nên con người khi tác động đến nó không được làm mất đi tính khách quan vốn có của nó. Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà xác lập được một cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định, không nên đưa ra một cơ cấu kinh tế bất biến cho mọi vùng nông thôn. 1.1.2.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn vận động Cơ cấu kinh tế không cứng nhắc mà luôn vận động theo xu thế của thời đại. Cơ cấu kinh tế bao gồm tổng thể các quan hệ kinh tế các quan hệ này không ngừng vận động biến đổi theo hướng tích cực để đạt hiệu quả như mục đích người quản lý. Cơ cấu kinh tế là cái phản ánh trực tiếp mối quan hệ của các yếu tố luôn vận động của lực lượng sản xuất dưới tác động chi phối của các quy luật tự nhiên và sự vận động xã hội. Trong quản lý kinh tế người ta không thể cứng nhắc rập khuân các cơ chế quản lý cũ khi mà xu thế thay đổi thì phương thức quản lý cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Không có một cơ cấu nào là bất di, bất dịch mà nó luôn vận động theo xu hướng khách quan. Chúng ta cần phải tìm hiểu rõ cấu trúc bên trong và các tác động qua lại giữa các nhân tố để xây dựng cách thức quản lý sao cho hiệu quả. 1.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp là một quá trình Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cơ cấu kinh tế cũng không ngừng phát triển theo xu thế hợp lý hơn, hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cả nhân tố chủ quan lẫn khách quan. Con người luôn mong muốn có một có cấu kinh tế hoàn thiện nhưng mức độ hoàn thiện sẽ khó có thể đạt được ở mức độ hoàn mỹ vì ngoài yếu tố chủ quan cơ cấu kinh tế còn chịu tác động khách qua. Con người chỉ có thể nhận thức và nắm bắt được các quy luật vận động khách quan để xây dựng một biện pháp đúng đắn tác động để làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đúng mục tiêu và định hướng đã vạch ra 1.1.3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.3.1. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành Cần xây dựng cơ cấu ngành hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển sẽ đem lại hiệu quả cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nếu chúng ta biết kết hợp hài hoà các yếu tố trong một nền kinh tế sẽ phát huy tối đa các lợi thế sẵn có. Để giải quyết vấn đề đó cần phải thực hiện phân công lao động giữa các ngành cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn là hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý, hoàn thiện. Trong đó, cần quan tâm đến các ngành chủ lực có lợi thế để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Qua đó cần phân biệt sự khác nhau giữa nội bộ ngành nông nghiệp và phân biệt theo đặc trưng kỹ thuật, kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động phù hợp với tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 1.1.3.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ Nước ta có địa hình phức tạp với chiều dài dọc đất nước từ bắc vào nam hơn 2000 km. Điều đó đem lại cho đất nước ta có những đặc trưng khác hẳn so với các nước khác ở điều kiện tự nhiên giữa các vùng là không giống nhau. Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung có hiệu quả cao mở với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn cơ cấu của từng vùng, từng khu vực với kinh tế cả nước Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần phải xây dựng các ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác đầy đủ tiềm năng của mỗi vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hoá dựa trên những lợi thế so sánh của vùng, đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, có đường giao thông và công trình đô thị… 1.1.3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế Muốn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và tăng trưởng kinh tế thì cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế dựa vào các thành phần kinh tế. Hiện nay, đất nước ta có các thành phần kinh tế như : kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế quốc doanh. Các thành phần kinh tế này đang tồn tại đan xen lẫn nhau, hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Trong đó kinh tế hộ gia đình và kinh tế tập thể là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hộ tự chủ đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ tự cung tự cấp sang kinh tế sản xuất hàng hoá và từng bước chuyển dịch theo hướng phát triển hộ chuyên ngành địa phương, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chế biến nông sản. Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu sản xuất là việc hoàn thiện cả ba loại cơ cấu nói trên theo xu hướng chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững. 1.1.4. Ý nghĩa cơ cấu kinh tế hợp lý Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế có khả năng kinh doanh phù hợp với quy luật khách quan có khả năng khai thác các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với xu thế chính trị, kinh tế - xã hội của khu vực và trên thế giới. Cơ cấu kinh tế hợp lý là biểu hiện của nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các thành phần kinh tế luôn đan xen hỗ trợ hoặc triệt tiêu nhau. Do vây, khi hoạch định các chính sách các nhà quản lý cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh để có thể xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý phát huy được thế mạnh của vùng. Vì vậy, một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đáp ứng được những yêu cầu sau đây: Một là: Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhất là quy luật kinh tế như : Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất… Quy luật của thị trường như : Quy luật cung cầu, quy luật giá trị,… Hai là : Cơ cấu kinh tế hợp lý tạo điều kiện cho phát triển một nền sản xuất hàng hoá đa dạng, sức cạnh tranh cao phát huy được lợi thế so sánh, đồng thời áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế xã hội,… Việc xây dựng được một có cấu kinh tế hợp lý chính là góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của từng địa phương. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Trong xây dựng cơ cấu kinh tế cần nghiên cứu kết hợp các nhân tố tích cực, tiêu cực để từ đó xây dựng cơ cấu hoàn chỉnh, điều chỉnh hợp lý các mâu thuẫn đồng thời phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. 1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.5.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không phải là bất biến mà sẽ luôn vận động phát triển và chuyển hoá cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới ưu việt hơn. Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tạo ra một hệ thống các tiểu ngành mới trong ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vũng. Quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế cữ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tác động của con người. Sự chuyển dịch này phải trải qua một thời gian và các bước nhất định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn vận động và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động trong từng thời kỳ. Như vậy : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ của hệ thống nông nghiệp theo một chủ định và định hướng nhất định nghiã là đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng thái phát triển tối ưu đạt hiệu quả như mong muốn, thông qua tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan”( Theo:GT KTPTNN – ĐHKTQD- NXBTHỐNG KÊ ) 1.1.5.2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong nếp sống của người dân vẫn còn tồn tại cách làm việc theo cơ chế bao cấp từ xưa việc thay đổi cách nghĩ, cách làm không thể hoàn thành ngay được mà phải dần dần từng bước thống qua các chính sách cụ thể. Cơ cấu kinh tế cũng còn mang nặng tính tự cung tự cấp sản xuất hàng hóa còn ít và thiếu nhậy bén với thị trường. Muốn đưa đất nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu thì cần xây dựng và chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì nước ta với đại đa số người lao động là ở khu vực nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế ngày càng cao cho các hộ nông dân là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với nhu cấu ngày càng cao của người tiêu dùng về nông sản hàng hoá, thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân và ổn định về kinh tế xã hội Chính vì vậy, cần coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề sống còn của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhất là thời kỳ đổi mới khi đất nước ta bước vào sân chơi của WTO. Tham gia vao sân chơi bình đẳng này thì cần phải đỏi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp để phát huy được lợi thế cạnh tranh, muốn cạnh tranh được ta phải có chính sách đồng bộ, hiệu quả. Từ đó khuyến khích được người dân bỏ vốn ra đầu tư sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích của mình. Cần đầu tư về cơ sở hạ tầng như : Điện, đường, .. để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư với nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. 1.1.5.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với thực tế là cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn lạc hậu về nhiều mặt, cả về đất đai, kỹ thuất canh tác, trình độ của người lao động, ..Hơn nữa cơ sở hạ tầng, vốn và thị trường cũng còn là những cản trở rất lớn vì vậy trong những năm tới mục tiêu của huyện là đưa sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải lấy thị trường làm gốc để điều tiết quá trình sản xuất của mình. Quá trình sản xuất càng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường bao nhiêu thì càng có nhiều cơ hội để các mặt hàng nông sản của mình tiêu thụ được nhiều bấy nhiêu. Bên cạnh đó vấn đề đáp ứng được nhu cầu của thị trường chính là tạo điều kiện để nâng cao giá trị kinh tế lên bấy nhiêu. Ngày nay thay vì tập trung vào lợi nhuận thì người sản xuất phải tập trung làm sao thoả mãn nhu cầu của thị trường trên cơ sở sản xuất nhiều hàng hoá. Càng thoả mãn được nhu cầu của thị trường thì càng đem lại lợi nhuận lên bấy nhiêu đó là vấn đề xuyên suốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện sao cho phù hợp 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm: Vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai của vùng, điều kiện khí hậu như: thời tiết, nhiệt độ,…nguồn tài nguyên của vùng lãnh thổ như : nguồn nước, rừng, khoáng sản,…Vì đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do đó các nhân tố tự nhiên tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp là không giống nhau. Ở các vùng khác nhau, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự khác nhau do tính đa dạng và phong phú của điều kiện tự nhiên và sự phát triển không đồng đều của các nguồn lực khác. Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ hướng phát triển để tận dụng tối đa lợi thế so sánh của vùng mình. Từ đó hình thành nên các vùng kinh tế trong đó có vùng kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cho đến thời điểm hiện nay đề xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên đó. Bởi vậy phải khai thác những mặt tích cực trong tự nhiên, khắc phục những mặt hạn chế có như thế mới hình thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý trong các vùng, các quốc gia trên thế giới. 1.2.2. Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội Có nhiều yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó phải kể đến nhân tố cơ bản sau: Thị trường, hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động Hệ thống chính sách : Nếu chỉ dưới tác động của thị trường thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và vận động một cách tự phát, không tránh khỏi những rủi ro lãng phí của các nguồn lực. Với chức năng của mình nhà nước phải ban hành các chính sách kinh tế đồng bộ cùng với các công cụ quản lý khác để thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng có lợi nhất phù hợp với mục tiêu và phương hướng đã định ra. Chức năng chủ yếu của kinh tế vĩ mô là tạo động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi ích kinh tế cá nhân từ đó tiến hành hoạt động kinh tế phù hợp với định hướng của nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở bản đảm các yếu tố thị trường phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. Cơ sở hạ tầng : Là nhân tố quan trọng trong sự hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khu vực nào có cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì sự chuyển dịch diễn ra nhanh chóng, hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng thuận lợi cho công việc sản xuất, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống tưới tiêu được chủ động không gây ảnh hưởng đến sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc kịp thời, thường xuyên sẽ giúp nông dân nắm bắt các yêu cầu của thị trường. Nguồn lao động: Mọi quá trình sản xuất chung quy lại bao gồm ba thành phần cơ bản: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động của con người trong đó con người bằng hoạt động của mình sáng chế và sử dụng tư liệu lao động tác động đối tượng lao động nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng cho mình và cho xã hội. Lao động và trình độ của người lao động, người quản lý cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với những vùng có mật độ dân số đông, lao động dư thừa, song lại có trình độ khác nhau thì mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp phải gắn liền với giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hợp lý nguồn lao động thông qua việc khuyến khích người dân vay vốn để mở rộng sản xuất, khôi phục các ngành nghề truyển thống có giá trị kinh tế cao. Thị trường: Là lĩnh vực trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ theo một giá cả nhất định và tại thời điểm nhất định thực hiện giá trị của sản phẩm. Thông qua thị trường, người sản xuất sẽ trả lời câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thề nào? Nghĩa là chỉ sản xuất những gì thị trường cần. Thị trường điều tiết sản xuất, người sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng phải lựa chọn bố trí những cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật Nhóm nhân tố tổ chức kỹ thuật bao gồm : Các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển khoa học công nghệ và việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… Sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn được giải quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ kinh thể kinh tế trong nông thôn là cơ sở của sự hình thành và phát triển của ngành kinh tế, các vùng kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn với các quy mô tương ứng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và biến đổi kinh tế. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, thì việc ứng dụng các thành tựu của nó vào đời sống và sản xuất ngày càng nhiều và hiệu quả, nhất là công nghệ sinh học đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Thay thế dần lao động thủ công bằng lao động máy móc, giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng của nó vào sản xuất một mặt xuất hiện nhiều nhu cầu mới, tác động đến thay đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành này hay ngành khác. Làm thay đổi tốc độ phát triển và thay đổi mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành. Mặt khác, nó tạo khả năng mở rộng ngành nghề và tăng trưởng các ngành sản xuất chuyên môn hoá cao và phát triển các ngành đòi hỏi có trình độ công nghệ cao. 1.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở trong và ngoài nước và kinh nghiệm đối với huyện Lập Thạch 1.3.1. Tình hình trong nước + Với huyện Từ Liêm – Hà Nội Từ Liêm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 7.515 ha. Trong đó có 4.127 ha đất nông nghiệp, chất lượng tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng. Thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nhiều mưa. Cơ cấu giá trị ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 76,5% ( năm 1990) xuống còn 72,25% ( năm 2000), ngành chăn nuôi và thuỷ sản có xu hướng tăng lên. Những năm qua nông nghiệp đã từng bước áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất trang trại. Giái trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp ngày càng cao từ 48,5 triệu đồng ( năm 1990) lên 53,6 triệu đồng (năm 2000). Ngành trồng trọt phát triển theo hướng xây dựng vành đai các loại cây thực phẩm, cây cảnh trở thành một lĩnh vực sản xuất quan trọng của huyện. Tỷ trọng giá trị nhóm cây hoa tăng rất mạnh, năm 1990 tỷ trọng chiếm 33%, năm 2000 đã là 44,2% đạt 26.875 triệu đồng chiếm 48,43 giá trị hoa toàn thành phố. ** Kinh nghiệm mà huyện rút ra được từ tình hình thực tế của huyện Từ Liên – Hà Nội Huyện Từ Liêm đã chủ động đầu tư để hướng sản xuất mang tính hàng hoá cao, tích cực khuyến khích để hình thành nhiều trang trại lớn, vừa và nhỏ. Mục đích của việc hình thành trang trại này là khuyến khích người dân tập trung đầu tư sản xuất để nâng cao tỷ suất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường thông qua các cơ chế chính sách để hỗ trợ người dân về vốn, khoa học, các giống cây con mới,... Bên cạnh đó huyện đã khuyến khích nhiều cách thức sản xuất mới có giá trị kinh tế cao như việc chuyển đổi diện tích trồng hoa màu sang trồng hoa với giá trị kinh tế cao hơn. Đó là những hướng đi đúng và bước đầu đã thu được nhiều kết quả đáng khen ngợi 1.3.2. Tình hình nước ngoài + Với Trung Quốc Trung Quốc là một nước lớn có nhiều điểm tương đồng với nước ta, đang dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm thông suốt của Trung Quốc là coi trọng nông nghiệp trền cơ sở khai thác các lợi thế so sánh, coi sản xuất lương thực là cơ sở của nông nghiệp. Hướng nền sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trung Quốc luôn đặt lương thực lên vị trí hàng đầu và tập trung bảo đảm mọi mặt cho sản xuất nông nghiệp phát triển như: thuỷ lợi, giống, cơ sở hạ tầng nông thôn… Đây là điểm cơ bản trong chính sách đối với sản xuất nông nghiệp mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian qua. + Với Thái Lan Thái Lan là một nước đất đai rộng màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thích hợp với sự phát triển các loại cây trồng. Thái Lan còn có cả đồng bằng châu thổ rộng lớn thích hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản và cả cao nguyên, vùng núi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Trước năm 1970 hệ canh tác hai vụ một năm ( 1 vụ lúa nước, 1 vụ màu hoặc lúa cạn) là phổ biến. Đến năm 1971 vấn đề tăng vụ được nông dân áp dụng một cách mạnh mẽ, tỷ lệ diện tích trồng 3 vụ trong năm tăng nhanh, chiếm tới 68% và đến năm 1973 là 85%. Phát huy thế mạnh sẵn có, Thái Lan phát triển mạnh sản xuất trồng trọt và xuất khẩu thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro trên thị trường. Hiện nay Thái Lan đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su, tôm sú, đứng thứ 3 về xuất khẩu đường. ** Kinh nghiệm mà huyện rút ra được từ tình hình thực tế của Trung Quốc và Thái Lan Từ những thành công mà Trung Quốc và Thái Lan đạt được cho thấy Trung Quốc và Thái Lan luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm vừa giảm bớt rủi ro vừa tạo ra nhiều mặt hàng nông sản cung cấp trên thị trường. Để quá trình sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường thì cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao tỷ suất hàng hoá, hình thành nhiều vùng chuyên môn và chuyên canh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng khu vực. Cùng với nó là đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, tích cực áp dụng và chuyển giao công nghệ mới, giống mới có năng suất cao,… để tăng nhanh sản lượng nông nghiệp từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích. Hướng đi đó đã thu được rất nhiều kết quả và là bài học lớn cho các nước như Vi._.ệt Nam nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc 2.1. Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý của huyện Lập thạch là huyện miền núi nằm ở phái tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc trung tâm huyện lỵ là thị trấn Lập Thạch cách thị xã Vĩnh Yên 20 km về phí tây bắc. Huyện có 36 xã và một thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.307,17 ha. Huyện Lập Thạch nằm trong toạ độ địa lý 105030’- 105045’ kinh độ đông và 21010’ – 21030’ vĩ độ bắc. Địa giới hành chính của huyện bao gồm: Phía đông giáp với huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương Phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ Phía nam giáp với huyện Vĩnh Tường Phía bắc giáp với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang Với vị trí đó Lập Thạch có thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là: ** Thuận lợi: - Có vị trí địa lý nằm ở phía bắc của tỉnh, tiếp giáp với 2 tỉnh là Tuyên Quang và Phú Thọ rất phát triển có nhiều lợi thế trong việc trao đổi hàng hóa nông sản, thực phẩm của huyện sang 2 tỉnh đó. - Huyện có địa giới hành chính rộng, diện tích đất nông nghiệp lớn là điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. ** Khó khăn : - Là một huyện miền núi, có diện tích đất lớn nhưng trình độ thâm canh còn thấp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ gặp nhiều khó khăn vì người dân canh tác vẫn theo thói quen là chính, chưa có ý thức được tầm quan trọng của sản xuất hàng hóa - Giao thông liên lạc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện, việc vận chuyển hàng hóa sang các tỉnh, huyện khác chi phí vẫn còn cao. 2.1.1.2. Địa hình và đất đai thổ nhưỡng + Địa Hình : Địa hình huyện Lập Thạch thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phía bắc có hai dãy núi án ngữ là dãy núi Tam Đảo và dãy núi Sáng Sơn. ba phía Tây, Nam và Đông có 2 con sông bao bọc là Sông Lô và Sông Phó Đáy. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 85 m, nơi cao nhất là 958,6 m, thấp nhất là 9,2 m. Có nhiều Đồi Núi nhấp nhô tạo thành sự chia cắt phức tạp, hình thành nhiều khe suối. Chia làm 3 vùng chính : - Vùng đồi núi phía bắc gồm 12 xã miền núi ( Vân Trục, Lãng Công, Quang Yên, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hải lựu, Hợp Lý, Bắc Bình, Bạch Lưu, Xuân Hoà, Đồng Quế, Nhân Đạo ) có diện tích là 14594,48 ha, chiếm 45,17% diện tích đất tự nhiên của huyện. Địa hình phức tạp, núi cao dốc( Núi Sáng Sơn, núi Ngang và sường phía nam của dãy núi Tam Đảo) - Vùng trũng giữa huyện gồm 9 xã ( Yên Thạch, Đồng Tĩnh, Tử Du, Xuân Lôi, Tiên Lữ, Văn Quán, Nhạo Sơn, Tân Lập và thị trấn Lậo Thạch ) có diện tích 6396,15 ha chiếm 19,79 % diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng đồi xen kẽ ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ hẹp, địa hình nhấp nhô gợi sóng. - Vùng đồng bằng ven sông Phó Đáy và ven sông Lô bao gồm 15 xã ( Triệu Đề, Đình Chu, Đồng Ích, Bàn Giản, Liên Hoà, Thái Hoà, Liễn Sơn, Tam Sơn, Đôn Nhân, Phương Khoan, Như Thụy, Yên Tử, Đức Bác, Cao Phong, Sơn Đông ) có tổng diện tích tự nhiên là 11316,54 ha chiếm 35,04 % + Đất đai thổ nhưỡng: Đất đai chủ yếu là đất rừng và đất đồi có thành phần cơ giới, kết cấu tốt, tầng đất dày trung bình 60-80 km. Vùng đất phía tây do bị rửa trôi, xoá mòn theo thời gian nay đã bắt đầu kết vón và đá ong hoá. Đồng ruộng có địa hình phức tạp và manh mún, nhìn chung thích hợp với trồng lúa, các xã ở đất giữa có độ phì tốt hơn các xã khác. BIỂU 1 : TÌNH HÌNH PHÂN BỔ ĐẤT ĐẠI CỦA HUYỆN LẬP THẠCH NĂM 2006 Lọai đất ĐVT Diện tích Cơ cấu (%) Tổng DT đất tự nhiên ha 32307,17 100,00 1. Đất nông nghiệp - Đất SX NN - Đất LN - Đất TS ha 23370,54 13848,30 8362,54 1159,70 72,34 42,86 25,88 3,60 2. Đất phi nông nghiệp - Đất chuyên dùng - Đất ở - Đất khác ha 5008,57 3919,50 869,04 220,03 15,49 12,13 2,68 0,68 3. Đất chưa sử dụng ha 3928,06 12,17 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch Như ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên là 32307,17 ha trong đó đất nông nghiệp là 23370,54 ha chiếm 72,34 % diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 5008,57 ha chiếm 15,49 %. Đất chưa sử dụng là 3928,06 ha chiếm 12,17 % diện tích đất tự nhiên. - Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 23370,54 ha chiếm 72,34%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 13848,30 ha chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp là 42,86 %. Diện tích đất lâm nghiệp là 8362,54 ha chiếm 25,88%. Đất thủy sản chỉ có 1159,7 ha chiếm 3,60% đất tự nhiên - Đất phi nông nghiệp là 5008,57 ha chiếm 15,49% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng là 3919,50 ha chiếm 13,13%. Đất ở là 869,04 ha chiếm 2,68% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng vào mục đích khác là 220,03 ha chiếm 0,68% đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng là 3920,06 ha chiếm 12,17% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình và đất đai thổ nhưỡng như vậy huyện Lập Thạch có những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là: ** Thuận lợi: - Do có 2 con sông bao bọc nên thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, … - Địa hình gồm 3 vùng rõ rệt là vùng đồi núi, vùng trũng, vùng đồng bằng là điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung sản xuất hàng hóa theo từng vùng, từng loại cây trồng khác nhau. - Đất có thành phần cơ giới và kết cấu tốt là nhân tố quyết định đến đa dạng hóa cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất cây trồng ** Khó khăn - Ruộng đất bậc thang dễ bị rửa trôi, khô hạn vào mùa đông, ngập úng vào mùa mưa ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng - Ruộng đất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là khó khăn - Người dân vẫn còn chậm trong việc dồn điền đổi thửa, thiếu tính quy hoạch nên việc sản xuất không theo định hướng dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu sản phẩm cung cấp trên thị trường 2.1.1.3. Khí hậu và thời tiết Lập Thạch nằm ở vùng tiếp giáp đông bắc và tây nam nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều mưa vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông. Một năm có 4 mùa rõ rệt là Xuân - Hạ -Thu- Đông. BIỂU 2 : NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HUYỆN LẬP THẠCH Tháng Chỉ tiêu Đ V T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt Độ oc 11 –19 15 -23 18 -26 20 -28 22 -30 26 -36 32 -40 33 -41 24 -32 19 -27 09 -17 05 -13 Độ Ẩm % 80 79 82 87 86 86 85 84 83 82 82 80 Lượng Mưa mm 13 120 170 1190 1578 3250 3420 3540 3409 2505 243 8,4 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch Theo biểu ta thấy: - Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23oc – 24oc. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào tháng 11, 12. Nhiệt độ cao nhất là 41o c và thấp nhất là 5oc - Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83% cao nhất vào tháng 4 với( 87% ) thấp nhất vào tháng 2 với (79%) - Lượng mưa giao động hàng năm là 1500 -1800 mm, thường phân bố không đều giữa các tháng. Thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 tháng cao nhất là 3540 mm ( tháng 8), thấp nhất vào tháng 12 là ( 8,4 mm ). - Có 2 hướng gió chính thổi vào địa bàn huyện là Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thường kéo theo không khi là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong huyện. Thời tiết khí hậu của huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc thích hợp với một số loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển nông nghiệp bề vững đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên vào mùa mưa lũ tập trung thường gây ra úng ngập ở các vùng trũng, vào mùa khô thì không có nước ở các vùng đồi cao. Những năm gần đây thời tiết thường diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu tới nông nghiệp và đời sống nhân dân. Với khí hậu và thời tiết như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là : ** Thuận Lợi : - Có lượng mưa nhiều là điều kiện để cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là vào tháng 6,7,8 trong năm - Có 4 mùa rõ rệt trong năm là điều kiện để người dân sản xuất các loại rau phục vụ vào mùa đông, tạo điều kiện để sản xuất rau sạch cung cấp cho địa bàn trong và ngoài huyện - Nhiệt độ trung bình từ 23- 24oc là điều kiện để bản đảm cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt kết quả cao vì ở nhiệt độ đó thì cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt. ** Khó khăn : - Do lưu lượng nước lớn nên vào mùa mưa thường dễ xảy ra ngập úng cục bộ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp - Trên địa bàn luôn luôn có 2 hướng gió thôi vào nên dễ tàn phá hoa màu của nông nghiệp 2.1.1.4. Nguồn nước Nguồn nước của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 con sông là : Sông phó đáy và Sông Lô. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất toàn huyện nhưng hiện nay lưu lượng của hai con sông này có xu hướng giảm xuống do thời tiết thay đổi theo chiều hướng xấu. - Sông Phó Đáy : Nằm ở phía đông của huyện chảy từ Quang Yên phía bắc của huyện gặp Sông Lô ở Sơn Đông tổng chiều dài là 42.5 km, Có lưu lượng nước la 23.63 m3/s, là nguồn nước tưới tiều cho các xã phái nam của huyện. Vào mùa mưa nước sông dâng cao gây ngập úng cho các xã có con sông chảy qua. Mùa khô sông không đủ nước cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. - Sông Lô : Chảy từ phía Bắc xuống phía Nam là danh giới tự nhiên với tỉnh Phú Thọ, chảy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài là 28,5 km với lượng nước bình quân vào khoảng 1767 m3/s. Lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa lên tới 6720m3/s. Mực nước cao nhất là 21,28m, mực nước thấp nhất là 11,45m, mực nước trung bình hàng năm là 13,45m so với mực nước biển. Sông Lô là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Một số hồ nhỏ khác như : Hồ Vân Trục, Hồ Bò Lạc, Hồ Suối Sải và nhiều hồ khác ở ven núi. Các hồ này do diện tích hồ không lớn và lượng nước không nhiều nên chỉ cung cấp cho một số xã hoặc một khu vực nhất định và thường không có đủ lượng nước vì lượng mưa trong những năm gần đây không nhiều. Với nguồn nước như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là: ** Thuận lợi : - Có hai con sông bao bọc với lưu lượng nước lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Hệ thống kênh mương đang dần được kiên cố hóa, bảo đảm dẫn nước đến những vùng sản xuất ở xa nguồn nước - Có nhiều nguồn nước nhỏ như : ao hồ, các đập trên sông, … là điều kiện để cung cấp nước cho các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp ** Khó khăn : - Do địa hình không bằng phẳng, diện tích đất đai rộng nên việc dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là ở những vùng xa nguồn nước, thống kê cho thấy chỉ khoảng 75% diện tích canh tác được chủ động tưới tiêu để phục vụ sản xuất - Lưu lượng nước tập trung không đều trong năm, nên sản xuất rau, quả thực phẩm gặp nhiều khó khăn vì không chủ động trong việc cung cấp nguồn nước 2.1.2. Điền kiện kinh tế - xã hội. 2.1.2.1. Dân số và lao động Dân số và lao động đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm hiện nay. Đặc biệt do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và lạm phát đang ngày một tăng, do đó vấn đề giảm tỷ lệ sinh giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người dân đang là vấn cấp bách hiện nay. Theo số liệu điều tra dân số của phòng thống kê năm 2006 thì tổng dân số của huyện năm 2006 là 220796 người, mật độ trung bình là 683 người/ km2.. Nhìn trung trên phương tiện tổng thể thì dân số của huyện phân bố không đồng đều. Ví dụ : Xã Liễn Sơn có diện tích là 56,36 km2 thì dân số chỉ có 10378 người. Trong đó xã Lãng Công có diện tích là 102,76 km2 nhưng dân số là 6139 người. BIỂU 3: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN LẬP THẠCH Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1. Tổng DS Người 209871 216839 220796 2.Tổng lao động Người 202653 208896 212502 3. Lao động NN Người 137865 142654 156712 4.Tỷ lệ sinh % 1,41 1,45 1,51 5 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,12 1,09 1.11 6. Mật độ DS Người/km2 649 671 683 Nguồn : Phòng TK huyện Lập Thạch Số liệu thống kê các năm cho thấy dân số nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng, năm 2004 có 202653 người tới năm 2006 tăng lên 212502 người. Do đó lao động trong nông nghiệp cũng tăng từ 137865 người (năm 2004) đến 156712 người (năm 2006). Đây là khó khăn của huyện trong thời gian tới vì sẽ dư thừa lao động trong nông nghiệp. Mặt khác tỷ lệ sinh ngày càng cao với 1,41 (năm 2004) lên 1,51 (năm 2006) làm gia tăng dân số rất nhanh kéo theo đó là hiện tượng dư thừa lao động trong nông nghiệp vì ở địa bàn huyện không có khu công nghiệp để lao động có thể làm vào những thời gian nông nhàn. Do các ngành khác không phát triển mạnh như ( công nghiệp, dịch vụ, xây dựng,…) nên không điều tiết được lao động cho các ngành. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lai có chiều hướng giảm xuống do chuyển nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng và giao thông, thuỷ lợi… làm cho diện tích ruộng đất trên 1 nhân khẩu ngày càng ít. Ruộng đất thường bị chia nhỏ khó có khả năng áp dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung với lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế, chủ yếu là lao động nông nghiệp nên năng suất chưa cao, phát triển kinh tế nói chung chưa hiệu quả, do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có năng suất lao động chưa cao, phát triển kinh tế nói chung chưa hiệu quả. Trong khi đó dân số mỗi ngày một tăng thêm khiến cho công cuộc phân công lao động rất kho khăn vì trên địa bàn huyện không có các khu công nghiệp vì ở xa trung tâm. Với dân số và lao động như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là : ** Thuân lợi : - Có nguồn lao động trẻ, khẻo ngày càng tăng, là nguồn nhân lực chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Có mật độ dân số đông, nên lượng cầu về sản phẩm lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp ** Khó khăn : - Lao động còn trẻ nên kỹ năng và kinh nghiệm còn hạn chế, lại chủ yếu là lao động nữ nên sản xuất nông nghiệp không đạt được hiệu quả cao - Tỷ lệ sinh còn cao nên giải quyết công ăn việc làm còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những huyện không có nhiều khu công nghiệp như địa bàn của huyện - Dân số đông và tăng nhanh dẫn đến diện tích / đầu người ngày càng giảm xuống làm giảm khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là áp dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp 2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng + Giao thông liên lạc: Huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông liên lạc, đầu tư cho các tuyến đường có mật độ đi lại lớn như tuyến (305, 306, 307) trải nhựa áppan. Các con đường giao thông liên thôn ngày càng được bê tông hoá, các xã đã xây dựng các con đường bê tông nhằm tạo điều kiện giao thông được dễ dàng thuận tiện. Huyện có đường liên tỉnh đi qua với chiều dài khoảng 15 km. Với 3 tuyến đường tỉnh lộ là (305, 306,307) dài 47 km, đương liên huyện xã 40 tuyến tổng chiều dài là 103 km và 723 km đường liên thôn xã + Thuỷ lợi: Do có 2 con sông lớn nên thuận tiện cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, 2 con sông này là nguồn cung cấp chính cho nông nghiệp của toàn huyện. Bên cạnh đó, do huyện có địa hình phức tạp nên tạo thành nhiều hồ chứa nước nhỏ cung cấp cho các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp. Vào những năm ít nước thì sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lại phụ thuộc vào thời tiết vì nước sông thường không đủ cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện. Theo thống kê đến năm 2006 đã xây dựng được 6 hồ chứa nước, 28 trạm bơm ở các xã, 42 kênh tạo nguồn. Bảo đảm lượng nước tưới tiêu cho 5.651 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra còn xây dựng các đê kè chống lũ, cống tưới tiêu và đưa vào sử dụng hơn 540 km kênh mương do chương trình 135 cung cấp vốn. + Ngành điện: Huyện đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho xây dựng 40 km đường điện 35 KV, 85 Km đường 10 KV, 48 trạm bến áp và 90 km đường điện hạ thế 0,4 KV cho đến nay 100% số xã trong huyện đã có điện thắp sáng và đã hoàn chỉnh mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn huyện. Với cơ sở hạ tầng như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là ** Thuận lợi : - Giao thông liên lạc ngày càng được phát triển, nhiều tuyến đường được mở rộng và trải nhựa là điều kiện để thúc đẩy vận chuyển hàng hóa từ trong huyện ra bên ngoài - Trên địa bàn của huyện có 6 hồ chứa nước, 28 trạm bơm ở các xã và 42 kênh tạo nguồn tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Có hệ thống điện ngày càng được đầu tư, nâng cấp, độ ngũ cán bộ ngày càng dồi dào là điều kiện để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện ** Khó khăn : - Có hệ thống tưới tiêu rất phát triển nhưng trong những năm gần đây do hạn hán kéo dài nên lưu lượng nước không đủ để cung cấp cho toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp, nhiều vùng ở xa nguồn nước thường phải dựa vào nguồn nước mưa để gieo trồng - Nguồn điện từ quốc gia cung cấp thường không ổn định nên dù huyện có đầu tư nhiều về trang thiết bị của ngành điện những vẫn xảy ra hiện tượng mất điện cụ bộ ở một số vùng trên địa bàn huyện nên người dân vẫn gặp khó khăn trong sinh hoạt, trong các sưởng sản xuất, chế biến của gia đình 2.1.2.3 Văn hoá xã hội. + Về Y tế : Lập Thạch có mạng lưới y tế phủ kín các xã, thị trấn trong toàn huyện. Thời gian huyện đã có nhiều cố gắng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phương tiện phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Đến nay toàn huyện có 36 trạm y tế xã thị trấn, trong đó có 26 trạm y tế có bác sỹ, 5 xã được công nhận là đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Có một trung tâm ytế huyện và hai đa khoa (đa khoa xã Bắc Bình và đa khoa xã Triệu Đề ). Cơ bản đáp ứng yêu cầu đáp ứng sức khoẻ cho nhân dân. Tuy nhiên, đội ngũ bác sỹ ở trung tâm y tế huyện và một số xã còn thiếu năng lực khám chữa bệnh và sử dụng các loại thiết bị tân tiến còn hạn chế + Về giáo dục và đào tạo: Lập Thạch là huyện có hệ thống giáo dục từ nhà trẻ đến phổ thông khá phát triển. Là huyện được công nhân phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ từ năm 1991. Theo thông kê năm 2006 toàn huyện có 257 nhà trẻ. Số cháu đi nhà trẻ là 2865 cháu, số cán bộ dạy trẻ là 75 người. Số học sinh mẫu giáo là 6659 cháu, số giáo viên dạy trẻ là 258 người. Nhìn chung ngành giáo dục và đào tạo của huyện là tương đối khá về cơ sở vật chất. Có 34 /36 xã có trường học cao tầng, không còn trường nào học ba ca. Cảnh quan môi trường giáo dục, phương tiện giảng dạy và học tập ngày cang tốt hơn. Sân chơi và vườn thí nghiệm được xây dựng khá tốt. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế về chất lượng giáo dục nhất định giữa các vùng nhất là các vùng ở xa trung tâm. Chất lượng đại trà chưa cao đầu tư cơ sở cho ngành mầu non chưa cao, mức sống của giáo viên mần non còn thấp nên không chú trong tới công việc của mình. Từ những phân tích trên ta rút ra những thuận lợi và khó khăn của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc để có hướng khắc phục cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Với văn hóa - xã hội như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là ** Thuận lơi : - Có mạng lưới phủ kín các xã, với hơn 70% số trạm xá có bác sỹ đã bảo đảm việc khám chữa bệnh cho nhân trong toàn huyện - Hệ thống giáo dục của huyện rất phát triển với gần 90% số trường học có trường học cao tầng, cảnh quan và môi trường học ngày càng được đổi mới là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện - Đội ngũ giáo viên ngày càng đồng bộ, với 98% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên, nhiều trường liên tục có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc gia ** khó khăn : - Đời sống nhân còn thấp nên việc khám chữa bệnh sẽ rất khó khăn vì người dân khó có thể tiếp cận với thuốc ngoài, thuốc có đặc tính công dụng chữa bệnh cao - Cán bộ y tế vẫn thiếu kinh nghiệm trong việc chuẩn đoán bệnh gây mất thời gian và tốn kém cho người dân khi mắc bệnh - Chất lượng giáo dục không đồng đều trong địa bàn huyện, những vùng xa trung tâm thường có chất lượng giảng dạy không cao, nhiều học sinh phải bở học vì điều kiện gia đình Tóm lại, từ sự phân tích trên có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện là ** Thuận lợi : - Diện tích tự nhiên tương đối rộng, có đử các loại đất như : Đất trồng rừng, đất trồng cây ăn quả, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng lúa, đất trồng rau, điều này làm cho kinh tế của huyện có điều kiện phát triển. - Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động trẻ, khoẻ ngày càng tăng, nhiều vùng sinh thái phát triển cho nông nghiệp. - Giao thông liên lạc tương đối thuận tiện vì có quốc lộ 2C, 305, 306, 307 và mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn đang rất phát triển. - Thông tin liên lạc ngày càng phát triển với mang lưới điện thoại không dây, có dây. Bảo đảm trao đổi thông tin, liên lạc giữa các vùng luôn được thông suốt. ** Khó khăn: - Đất nhiều nhưng do canh tác lâu năm nên đã bị bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng, ruộng bậc thang dễ bị rửa trôi, khô hạn vào mùa đông và ngập vào mùa mưa. - Tỷ lệ tăng dân số cao, dẫn đến thu hẹp diện tích canh tác trên đầu người, gây sức ép về công ăn việc làm cho người lao động - Sản xuất chưa gắn với thị trường chủ yếu là sản xuất theo thói quen là chính chưa hướng tới thị trường. - Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ theo từng đoạn, nhiều đoạn còn xuống cấp rất nhanh. 2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành 2.2.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân trong huyện biết rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH phải được đặt trong công tác đổi mới về quản lý và tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng dần theo các năm. Năm 2004 là 408478,8 triệu đồng đến năm 2005 là 435887,2 triệu và năm 2006 là 445285,9 triệu. Tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản * Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Năm 2004 là 381578,8 triệu đồng chiếm 93,41%, đến năm 2005 tăng lên là 395910,6 triệu đồng chiếm 90,83%, đến năm 2006 tiếp tục tăng lên là 406710,9 triệu đồng chiếm 90,74%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên nhưng tỷ trọng của ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2004 chiếm 93,41% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thì đến năm 2006 chỉ còn là 90,74% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp bao gồm 3 giá trị là trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. - Giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là huyện đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng trọt sang sử dụng vào các mục đích khác như: Nuôi trồng thủy sản, xây dưng nhà cửa, đường xá,…Nếu năm 2004 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 279280,0 triệu đồng chiếm 68,5% tổng giá trị nông, lâm, thủy sản. Thì năm 2005 giảm xuống 267612,9 triệu đồng chiếm 61,39 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và đến năm 2006 là 276947,9 triệu đồng chiếm 61,09 % trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản BIỂU 4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH Đơn vị tính: %, triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) GTSX N, L,TS 408478,8 100,00 435887,2 100,00 445285,9 100.00 1. GTSX NN - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ NN 381578,8 279280,0 106813,7 4963,1 93,41 68,50 23,70 1,21 395910,6 267612,9 122151,4 6146,3 90,83 61,39 28,02 1,42 406710,9 276947,9 124479,8 5283,2 90,74 61,09 28,15 1,50 2. GTSX thủy sản 15886,0 3,89 28406,0 6,75 29312,0 6,85 3. GTSX L nghiệp 11014,0 2,70 10570,6 2,42 10263,0 2,31 Nguồn: Phòng TK huyện Lập Thạch - Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ngày càng tăng theo các năm như: Năm 2004 đạt 106813,7 triệu đồng chiếm 23,70%, năm 2005 tăng lên 122151,4 triệu đồng chiếm 28,02% và đến năm 2006 tăng lên 124479,8 triệu đồng chiếm 28,15%. Việc tăng giá trị và cơ cấu trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản đang là hướng đi đúng và bước đầu đãt kết quả đáng khen ngợi. Cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng có giá trị cao như ( thịt, trứng, sữa,…) đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của nhân dân. Việc đổi mới và phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi sẽ là cơ sở để phát triển tổng thể trong nông nghiệp. - Giá trị dịch vụ trong nông nghiệp đây là lĩnh vực mới vì khi sản xuất nông nghiệp càng phát triển thi lĩnh vực này cũng phát triển theo. Giá trị dịch vụ trong nông nghiệp tăng đều theo các năm. Năm 2004 đạt 4963,1 triệu đồng chiếm 1,21% trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản, năm 2005 tăng lên 6146,3 triệu đồng chiếm 1,42% trong tổng giá trị nông lâm, thủy sản và đến năm 2006 là 5283,2 triệu đồng chiếm1,50%.trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản. * Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh theo các năm, năm 2004 đạt 15886,0 triệu đồng chiếm 3,89% thì đến năm 2005 đạt 28406,0 chiếm 6,75% và năm 2006 tiếp tục tăng lên là 29312,0 chiếm 6,85%. Chỉ trong 2 năm là 2005,2006 giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng lên 13426,0 triệu đồng và tăng cơ cấu của ngành thủy sản trong giá trị nông, lâm, thủy sản là 2,92%.Việc tăng nhanh về giá trị trong cơ cấu của nông, lâm, thủy sản là do huyện đã có chủ trương là tăng giá trị của ngành thủy sản thông qua các chính sách cụ thể như : Chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng không hiệu quả sang đào ao thả cá, tích cực tìm tòi và áp dụng nuôi trồng các loại cá mới có giá trị kinh tế cao. * Giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng giảm theo các năm, năm 2004 đạt 11014,0 triệu đồng chiếm 2,70%, năm 2005 giảm xuống là 10570,6 chiếm 2,42% và năm 2006 là 10263,0 chiếm 2,31% trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản. Giá trị sản xuât lâm nghiệp giảm là do chủ trương của huyện là bảo vệ rừng, khôi phục rừng để bảo về sản xuất và môi trường sống. Hiện nay do tình trạng phá rừng đầu nguồn nhiều nên vào mùa mưa thường có lũ quét xảy ra làm giảm sản lượng trong nông nghiệp và xói mòn đất ở đâu nguồn. Chủ trương của huyện là bảo vệ rừng, khôi phục lại các khu rừng nguyên sinh, trồng thêm rừng và hạn chế khai thác rừng bừa bãi. 2.2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành 2.2.1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ** Trong nội bộ ngành trồng trọt: Qua biểu 5 ta thấy tổng diện tích gieo trồng ngành trồng trọt giảm dần theo các năm. Năm 2004 có 22465,3 ha gieo trồng, năm 2005 giảm xuống 21919,1 ha gieo trồng và năm 2006 chỉ còn 22004,3 ha gieo trồng. Diện tích gieo trồng năm 2006 giảm so với năm 2004 là 461ha. Nguyên nhân giảm là do chủ trương của huyện giảm diện tích gieo trồng cây lượng thực để tăng diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thả để có giá trị kinh tế cao hơn. Ví dụ như với những diện tích trồng trọt trũng thường có năng suất thấp thì huyện chủ động khuyến khích người dân chuyển đổi sang đào ao thả cá, kết hợp giữa nuôi cá + chăn nuôi thuỷ cầm, nuôi cá + nuôi gia cầm hoặc nuôi cá kết hợp với trồng lúa,…Một số diện tích khác thì chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh,…bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa BIỂU 5 : DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU GIEO TRỒNG NGÀNH TRỒNG TRỌT Đơn vị tính : ( Ha) Loại cây 2004 2005 2006 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng diện tích 22465,3 100,00 21919,1 100,00 22004,3 100,00 1. Cây lương thực 17154,1 76,35 15913,1 72,60 14604,8 66,37 2. Cây thực phẩm 980,3 4,36 1324,6 6,04 1461,9 6,64 3.Cây công nghiệp 3043,9 13,55 3209,8 14,64 3339,6 15,17 4. Cây trồng khác 1287,0 5,74 1471,6 6,72 2598,0 11,82 Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch Với mục tiêu giảm dần diện tích gieo trồng cây lương thực, tăng diện tích cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây trồng khác. Thời gian qua, phòng KT huyện Lập Thạch đã chủ động chuyển đổi diện tích gieo trồng đang có những bước đi đúng hướng vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong tổng diện tích gieo trồng thì tỷ trong cây lương thực chiếm lớn nhất và đang giảm từ 76,35% năm 2004 xuống 72,60% năm 2005 và đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 66,37%. Trong 3 năm đã giảm xuống được 9,98% đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tỷ trọng sản xuất lương thực giảm nhưng vẫn bảo đảm về lương thực cung cấp cho nhân dân. Cùng với đó diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng đều cả về tương đối lẫn tuyệt đối theo các năm. Năm 2004 có 980,3 ha, năm 2005 tăng lên 1324,6 ha và năm 2006 tăng lên 1461,9 ha. Tương ứng với diện tích gieo trồng đó thì cơ cấu cũng tăng dần theo thứ tự các năm 2004, 2005, 2006 là 4,36%, 6,04% và 6,64%. Năm 2006 tăng so với năm 2004 là 2,28%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khi diện tích gieo trồng cây lương thực giảm thì diện tích gieo trồng cây thực phẩm tăng lên nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Với cây công nghiệp thì trong những năm gần đây tăng cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối, nếu năm 2004 chỉ có 3043,9 ha chiếm 13,55% thì năm 2005 tăng lên là 3209,8 ha chiếm 14,64%, năm 2006 tiếp tục tăng lên là 3339,6 ha và chiếm 15,17%. Trong 3 năm diện tích gieo trồng tăng lên là 295,7 ha tương ứng với nó thì giá trị tương đối tăng lên là 1,62%. Khi mà đời sống của nhân dân ngày càng phát triển thì nhu cầu về nhiều loại sản phẩm hàng hoá qua chế biến ngày càng tăng. Giá trị của cây công nghiệp càng tăng thì càng khẳng định trên địa bàn của huyện càng phát triển Với các cây trồng khác thì ngày càng tăng lên cả về diện tích lẫn cơ cấu trong cơ cấu giá trị của ngành trồng trọt. Trong 3 năm giá đã tăng lên nhanh chóng là 1311ha tương ứng với nó cơ cấu tăng lên là 6,08%. Điều đó khẳng định rằng nhu cầu của thị trường thường hướng tới những sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao, … + Đối với cây lương thực Qua bảng biểu 6 ta thấy tổng diện tích gieo trồng cây lương thực giảm dần theo các năm. Nếu năm 2004 có 17154,1 ha, thì đến năm 2005 giảm xuống 15913,1 ha và năm 2006 chỉ còn là 14604,8 ha. Trong những năm qua việc chuyển đổ._.hải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế Hiện nay mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng mà không có thành phần nào có thể thay thế được. Thực tế trong những năm qua trên địa bàn Huyện Lập Thạch các thành phần kinh tế chưa phát huy được vai trò của mình trong tổng thể nền kinh tế. Để phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế thì trong thời gian tới huyện Lập Thạch cầnphải quan tâm một số vấn đề sau. - Tiếp tục đổi mới nền kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp sao cho phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ của thành phần kinh tế này. - Bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. - Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải từng bước, tạo tiền đề vững chắc, lấy sản xuất nhất là sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh, đánh giá kết quả phát triển. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi phát triển hơn nữa nhưng vẫn bảo đảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong nội bộ ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng ngành trồng lúa, tăng dần tỷ trong ngành trồng cây công nghiệp và các loại rau xanh. Trong nội bộ ngành chăn nuôi phát triển ngành chăn nuôi bò và phát triển chăn nuôi gia súc đây là thế mạnh của vùng trong tương lai. 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể Lập Thạch đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào chăn nuôi, thủy sản và sản xuất rau sạch. Theo nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ 18 (năm 2006 – 2010 ) thì đến năm 2010 mục tiêu phát triển kinh tế của huyện đặt ra là cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế theo thế mạnh của vùng. BIỂU 15 : NHÓM CƠ CẤU NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN THEO GTSX HUYỆN LẬP THẠCH ĐVT : % Ngành 2006 2010 2015 Tổng số 100,00 100,00 100,00 1. Nông nghiệp 91,33 88,41 85,21 2. Lâm nghiệp 2,32 3,54 5,34 3. Thuỷ sản 6,35 8,05 9,45 Nguồn : Nghị QĐHĐBĐB huyện Lập Thạch lần thứ 18 Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong đó chủ yếu tăng lên về tỷ trọng của ngành thuỷ sản. Tổng giá trị Nông- Lâm -Thuỷ sản ước tính đạt 836451 triệu đồng. Trong đó trên 80% là giá trị của xản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất của hai ngành Lâm - Thuỷ sản đóng góp trên 10%. Về lâm nghiệp: Là huyện có diện tích rừng không lớn, nên đóng góp trong tổng giá trị sản xuất không nhiều ( dưới 5%). Theo quy hoạch của ngành Lâm nghiệp đến năm 2010 thì diện tích rừng được bố trí như sau : Trong tổng số 5167,61 (ha) thì đất phòng hộ là 3047,14 (ha), trồng lại rừng là 872,52 (ha), trồng cải tạo và bổ sung 972,4 (ha), còn 275,03 (ha) dành cho các cây có chu kỳ ngắn phục vụ cho công nghiệp. Đến giai đoạn 2015 tăng cường cải tạo chăm sóc rừng trên toàn huyện theo hướng phục vụ cho công nghiệp chế biến và đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Tỷ trọng ngành Lâm nghiệp tăng lên từ 2,32% năm 2006 lên 3,5-4% năm 2010 và đạt 5 - 6% năm 2015. Xu hướng tăng của Lâm nghiệp ngày càng giảm vì diện tích của rừng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân. Về nuôi trồng thuỷ sản : Huyện có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nhưng trong những năm qua khai thác chưa hiệu quả, diện tích chưa được khai thác còn nhiều. Tỷ trọng ngành thuỷ sản trong tổng số giá trị Nông - Lâm - Thuỷ sản chưa đạt 7%. Trong giai đoạn tới tận dụng lợi thế tiềm năng phát triển của ngành, diện tích thị trường tiêu thụ, nâng dần tỷ trọng của ngành trong tổng số giá trị sản xuất nhóm ngành Nông - Lâm - Nghiệp lên 8-9% năm 2010 và phấn đấu lên 9-10% năm 2015. Tăng cương công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ theo hai mô hình : Ruộng lúa + Cá + Vịt hoặc Cá + Vịt đưa năng suất đạt 53-58 tạ/ha + Về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) BIỂU 16 : CƠ CẤU NỘI BỘ NGÀNH NN THEO GTSX HUYÊN LẬP THẠCH ĐVT: % Ngành 2006 2010 2015 Nông nghiệp 100,00 100,00 100,00 1. Trồng trọt 80,79 75,50 72,40 2. Chăn nuôi 15,05 19,93 22,50 3. GTdịch vụ 4,16 4,57 5,10 Nguồn : Nghị QĐHĐBĐB huyện Lập Thạch lân thứ 18 Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng cơ cấu trồng trọt giảm xuống, cơ cấu ngành chăn nuôi tăng dần. Năm 2010 tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp giảm xuống vào khoảng 75-76%, và năm 2015 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống khoảng 72-73%. Với ngành chăn nuôi, để có thể khẳng định được vị trí của ngành và nâng cao tỷ trọng của ngành trong nông nghiệp cần phải phát triển các đàn gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao như : Trâu, bò, thuỷ cầm,...Do điều kiện chăn nuôi có thể phát triển hơn nữa nên trong năm 2010 và tăng lên vào năm 2015. Năm 2006 tổng số đàn trầu, bò khoảng 137871con. Phấn đấu đến năm 2010 tăng lên 167941 con và năm 2015 tăng 185735 con Bên cạnh chăn nuôi trâu, bò còn chú trọng chăn nuôi phát triển các loại gia súc, gia cầm các loại như: Lợn, gà, vịt, ngan,...Cần khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại, tập trung nhiều vốn để đầu tư và thu được lợi nhuận cao GT dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng chậm vì ngành này phụ thuộc vào 2 ngành còn lại, nên mức độ tăng của ngành này trong cơ cấu hầu như không đáng kể nhưng nó lại quan trọng trong cơ cấu vì nó liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng lại với nhau 3.2. Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thơi gian tới 2008 – 2015 3.2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa Trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã bố tri quy hoạch theo hướng tích cực hơn. Ở các xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như: Liên hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, Đức Bác, Cao Phong. Đây là các xã có 2 con sông chảy qua và có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vùng lúa có giá trị kinh tế cao, mục tiêu là phụ vụ tiêu dùng trong huyện, phấn đấu năng suất đạt từ 53-58 tạ/ha - Cần tạo điều kiện để các vùng phát triển thủy sản như: Tam Sơn, Vân Trục, ngọc Mỹ, Hải Lựu, Hợp lý,... vì các vùng này có địa hình đồi núi xen lẫn với nhau nên cần tạo điều kiện để người dân có thể ngăn nuôi theo hình thức 1 vụ lúa một năm còn lại các vụ khác là thả cá. Theo hình thức nuôi 1 vụ lúa + nuôi cá, 1 vụ lúa + nuôi các loại thuỷ cẩm, hoặc nuôi cá + chăn nuôi trâu, bò, gà …Vì vào mùa mưa thì các vùng này chủ yếu là ngập trong nước. Khuyến khích người dân vay vốn để đắp đập, vừa nuôi cá, vừa có nước để chủ động phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp và thủy sản cùng phát triển. - Xây dựng các vùng trồng rau sạch ở các xã như: Sơn Đông, Cao Phong, Yên Tử, Phương Khoan…so với các vùng khác thì vùng này có nguồn nước ổn định, có địa hình bằng phẳng, kết cấu của đất nhẹ nên trồng rau có năng suất cao. Diện tích trồng rau của các khu vực này khoảng1200ha phấn đấu đến năm 2015 thì diện tích này tăng lên là 2500 ha. Việc xây dựng các vùng trồng rau sẽ tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn trồng lúa hoặc cây trồng khác vì cây rau có chu kỳ sinh trưởng gắn, có khả năng trồng rất nhiều vụ trong 1 năm. - Các xã gần trung tâm huyện như: Tủ Du, Tiên Lữ, Văn Quán, Tân Lập,…sẽ hướng phát triển theo hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm,… vì các xã này do địa bàn là gần trung tâm nên nhu cầu về thực phẩm là rất lớn, bên cạnh đó không mất chi phi cho vận chuyển, nên chăn nuôi sẽ tạo ra thu nhập cao cho người dân. 3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường Cần phải coi trọng đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm để duy trì nguồn thực phẩm ổn định tránh được sự tăng, giảm giá do tính thời vụ. - Cùng với chế biến thành phẩm là công nghệ chế biến bán thành phẩm như: Muốn rau ( dưa chuột, ớt, củ cải, cà, dưa xu hào,…) sấy rau ( hành, tỏi, nấm, bí, rau gia vị,..) sấy quả ( quả nhãn, chuối, ngô,..). Ngoài ra còn chế biến các thực phẩm để làm đầu vào cho công nghiệp, cho gia súc, gia cầm,… - Xây dựng các công nghệ chế biến để đáp ứng tiêu dùng của con người như : các loại bánh, keo, các loại hạt ngâm, tẩm, các loại để làm gia vị cho bữa cơm hàng ngày 3.2.3. Giải pháp về thị trường Trong nền kinh tế thị trường sản xuất, phát triển loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chủng loại như thế nào không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực sẵn có của tự nhiên của người sản xuất mà còn phụ thuộc lớn vào khả năng tiêu thụ của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông có thành công hay không, tốc độ tăng nhanh hay chậm là do thị trường quyết định, ngược lại một cơ cấu kinh tế hoàn hảo đến bao nhiêu nhưng không đáp ứng nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng là vô nghĩa. Bởi muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì phải căn cứ vào thị trường, lấy thị trường làm nền tảng - Đào tạo cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cho nông sản, đa dạng hóa sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp các thông tin về thị trường để người sản xuất có thể hướng sản xuất của mình theo xu hướng thị trường. Việc cung cấp thông tin tạo điều kiện cho người sản xuất có thể biết được thị trường đang cần gì, đang thừa gì, đang ở mức giá như thề nào? để người sản xuất tính toán chi phí. Ở địa bàn huyện cần phải thường xuyên mở các hội trợ, các cuộc triển lãm về các mặt hàng nông sản các giống cây lai tạo mới như: măng gọt, vải thiều, dứa có năng suất cao, .. để người sản xuất biết và áp dụng các giống cây có giá trị cao đó trong sản xuất của mình - Khuyến khích các trung gian thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, bảo đảm khâu tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, hình thành cơ chế gắn bó giữa người sản xuất - người trung chuyển - người tiêu thụ. Ở huyện khi mà thị trường không hấp dẫn lắm thì cần phải phát huy đội ngũ những người trung chuyển này để mở rộng thị trường ra các thị trường tiềm năng hơn. Ví dụ như trên địa bàn huyện có quốc lộ 2C đi qua, đây là con đường liên nhiều tỉnh huyện nên cho xây dựng nhiều trung tâm đại lý về các loại hoa quả, mặt hàng nông sản, …Để quảng bá các mặt hàng nông sản, các loại quả mà huyện trồng được và dần dần hình thành đai lý lớn cung cấp nguồn nông sản ổn định, tạo niềm tin và thương hiệu cho hàng nông sản của huyện - Tăng cường công tác tiếp thị, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các nông sản trên địa bàn huyện. Để nông sản sản xuất ra có thể tiêu thụ được nhiều và thị trường tiêu thụ ổn định thì cần phải phát huy tốt vai trò của công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Huyện cần chủ động giới thiệu sản phẩm thông qua việc mang sản phẩm của mình tới các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài tỉnh, Vừa biết được nhu cầu thị hiếu của thị trường vừa chủ đông tiêu thụ sản phẩm thồng qua việc ký kết được nhiều hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm. - Thúc đẩy quá trình hình thành thị trấn, thị tứ, xây dựng cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống kênh phâm phối.. 3.2.4. Giải pháp về vốn Bất kỳ một sự thay đổi nào về quy mô hay quá trình sản xuất cũng phải có vốn đầu tư, nguồn vốn vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở cho quá trình chuyển dịch thành công. Hơn thế nữa nó còn là nhân tố nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của các mục tiêu trong nông nghiệp nông thôn. Vốn đầu tư bao gồm : Vốn vay, vốn ngân hàng, vốn ngân sách, vốn tự có của nhân dân. Với địa bàn của huyện cần khuyến khích người dân, các cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại vay vốn thông qua việc " cho ân hạn" đối với những vốn vay lớn, những vốn vay để phát triển theo hướng hàng hóa. Vừa khuyến khích được người dân vay vốn để làm giàu trên chính mảnh đất của mình vừa tạo động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Để có được vốn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế của huyện cần có các biện pháp sau: - Ưu tiên vốn vay cho các trang trại trong địa bàn huyện - Xác nhận các tín chấp và quy định thủ tục đơn giản tạo điều kiện cho Nông dân vay vốn. - Phát triển mạnh mẽ các tổ chức tín dụng, xây dựng các thủ tục về đối tượng được vay, thời hạn được vay, số lượng được vay, đưa ra tỷ lệ lãi suất cụ thể - Miễn giảm thuế một vài năm đầu cho các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ nông sản - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở địa phương, tạo điều kiện để mở rộng giaolưu giữa nhiều khu vực - Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua múc lãi suất gửi tiền hấp dẫn -Sử dụng hợp lý các nguồn vốn đầu tư chi cho phát triển kinh tế. 3.2.5 Giải pháp về ruộng đất Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để bảo đảm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt được kết quả như mong muốn thì ruộng đất cần phải đổi mới sao cho phù hợp với nền sản xuất hàng hóa. Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt kết quả cao thì huyện cần phải làm tốt các công việc sau đây - Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, đặc biệt là các ruộng đất úng trũng chuyển đổi phương hướng sản xuất sang nuôi trồng thủy sản hoặc vừa kết hợp nuôi trồng thủy sản với chăn nuôi các loại thủy câm khác,.. - Hướng dẫn, tổ chức cho các hộ nông dân, sử dụng tốt 5 quyền sử dụng đât - Tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho các xã, trên cơ sở đó để người dân yên tâm đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, thực hiện dồi điền đổi thửa - Cần sớm có cơ chế chính sách cụ thể cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất có hiệu quả kinh tế thấp như trông lúa có năng suất thấp, bị hạn chế hoặc úng, đất màu, đất đồi gò, đất bãi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như: trồng hoa, trồng rau sạch, trồng cây ăn quả, nuôi thả cá để khai thác tốt hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích 3.2.6. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và làm cho năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên, làm cho chất lượng sản phẩm và cơ cấu cây trồng vật nuôi thay đổi theo hướng tiến bộ. -Tập trung ưu tiên ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ lai tạo, tuyển chọn giống cây, con mới chất lượng cao và có giá trị kinh tế nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng trong nông nghiệp - Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơi sấy, bảo quản và chế biến nông sản cần áp dụng công nghệ bảo quản san thu hoạch như: bảo quản các loại rau quả tươi…bảo quản các hạt khô như là thóc, gạo, ngô, lạc đậu tương,…Bảo quản lạnh đông như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, cá,… để làm hàng hoá cung cấp cho thị trường - Tích cực tìm tòi và áp dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống - Cùng với chế biến thành phẩm là ứng dụng công nghệ sơ chế bán thành phẩm như: sấy rau (hành, tỏi, của cải, rau gia vị,…), sấy quả như ( nhãn, chuối, vải,..), các loại chiên hành, nghiền tỏi bột, ớt bột và chế biến thức ăn cho công nghiệp chăn nuôi - Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho địa phương, đào tạo cho nông dân để nâng cao hiểu biết, nắm bắt, áp dụng thành công các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. 3.2.7. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa và làm cơ sở để thúc đẩy các giải pháp khác như: Giải pháp về công nghệ, thị trường,… Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ như: Giao thông, thủy lợi, điên,… - Về giao thông : Phát hệ thống giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa. Cần thường xuyên nâng cấp, duy trì các tuyến đường chính, các tuyến đường vận chuyển nông sản đi tiêu thụ, … Huyện nhận thức được tầm quan trọng của giao thông liên lạc huyện đã huy động các nguồn vốn tự có và các nguồn vốn vay từ bên ngoài để mở rộng, nâng cấp và làm mới nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên xa, liên thôn để thúc đẩy giao thông liên lạc thuận tiện, đến năm 2010 huyện sẽ đầu tư nâng cấp từ 50 – 80 km - Về thủy lợi : Của huyện đã tiến bộ nhiều trong những năm gần đây, hệ thống kênh mương đang dần được kiên cố hóa, tận dụng các dòng sông để chủ động nguồn nước tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp, các vùng nuôi trồng thủy sản,…Một số xã ở xa nguồn nước như: Tử Du, Đông Nhân, Ngọc Mỹ,… huyện đã chủ động đầu tư về kinh phí để kiên cố hoá kênh muơng vừa tạo điền kiện cho sản xuât nông nghiệp phát triển vừa hạn chế thất thoát nước ra bên ngoài. Đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống bơm điện, cống đầu mối, xây dựng hệ thống tưới cho vùng cao khô hạn khó tưới.. Chủ trương của huyện là đến năm 2010 sẽ cung cấp chủ động nước cho 90% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện - Về điện : Xây dựng thêm các trạm điện hoặc nâng cấp các trạm điện để bảo đảm nguồn điện ổn điện tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế. 3.2.8. Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư đối với đồng bào các dân tộc Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng vì vậy ổn định đời sống tạo sự đoàn kết chung giữa các đồng bào là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã có những chính sách để xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trong địa bàn huyện. Tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng để rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc đồng thời tạo điều kiện để các dân tộc phát huy được thế mạnh của vùng. Cần tuyên truyền để các dân tộc hiểu và ổn định canh tác trên chính mảnh đất của mình. Với các dân tộc ở xa trung tâm cần khuyến khích các dân tộc vay vốn làm giàu trên chính mảnh đất của mình, với các dân tộc khó khăn cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng để rút gắn khoảng cách giữa các dân tộc. 3.2.9. Đẩy mạnh công tác khuyến nông Chính sách khuyến nông của huyện là hỗ trợ giá giống cây trồng vật, hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn cho nông dân, tổ chức hội nghị, hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn cho nông dân để nông dân hiểu rõ thêm. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tập trung làm tốt các vấn đề sau đây. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông đặc biệt là cán bộ tuyến cơ sở ở cấp xã, bảo đảm ở mỗi xã có ít nhất một cán bộ khuyến nông. - Cần hỗ trợ để thực hiện các công trình khuyến nông do các hộ nông dân yều cầu. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước làm tốt công tác chuyển giao dịch vụ kỹ thuật cho nông dân - Trong quá trình thực hiện công tác khuyến nông cần có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, phải lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở từng khu vực. Nhanh chóng đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra diện rộng để phát triển sản xuât. 3.2.10. Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa Các chính sách đều có mục đích nhất định, các mục đích đó đều hướng nền kinh tế vận động theo mục đích của người xây dựng chính sách. Trong khi áp dụng cụ thể từng chính sách vào môi trường hợp cần vận dụng linh hoạt, không nên cứng nhắc quá. Để khuyến khích và động viên để làm cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển trang trại,… Để làm được vấn đề đó cần phải chú ý đến những nội dung sau: - Hỗ trợ và khuyến khích các hộ nông dân sử dụng giống mới tham gia vào các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗn trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giaoa công nghệ. - Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khuyến khích các hộ gia đình hỗ trợ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp hoặc phương thức công nghiệp sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Đầu tư hỗ trợ sản, trợ giá để tạo vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm hàng hóa để phục vụ cho các nhà máy chế biến, nhằm tăng sản phẩm hàng hóa cho huyện KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I/ Kết luận: Thật đúng như vây, nền kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực, từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Trình độ sản xuất được nâng cao, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng cây trồng tạo ra nhiều sản phẩm trái vụ và hàng hóa thay thế nhập khẩu. Hàng hóa ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu dùng của người tiêu dùng. Tuy nhiêu huyện Lập Thạch vẫn còn có nhiều tiềm năng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Đất đai chưa được sử dụng nhiều, lao động còn dư thừa và chất lượng thấp, thị trường trong và ngoài huyện là những vấn đề nan giải. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong những năm qua chuyển dịch từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, ngành chăn nuôi tăng dần cả về số lượng và chất lượng. Nhưng bên cạnh đó nhiều tài nguyên vẫn chưa được sử dụng hợp lý như : Nguồn lao động, nguồn nước, đất đai,…Nền nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, sản phẩm không đa dạng, chất lượng vẫn chưa cao, giá cả không cạnh tranh,…nên chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài địa bàn huyện. Giá trị nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, ngành chăn nuôi có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Vì vậy, hoàn thiện và từng bước đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình CNH-HĐH đất nước là vấn đề rất cần thiết. Trong các giải pháp cần chú trọng đến các giải pháp về thị trường, vốn, khoa học công nghệ vì đây là những điều kiện tiên đề cho quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Để từ đó đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện. II/ Kiến nghị Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đạt hiệu quả cao thì cần phải kết hợp nhiều ban ngành trong đó cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, xây dựng phương hướng mục tiêu cụ thể cho từng ngành trong thời gian tới. Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng và đạt kết quả cao em xin đưa ra một số kiến nghị sau : - Đề nghị huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề kinh tế nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đặc biệt là các công trình thủy lợi, đường giao thông, các cơ sở về giống cây trồng. Hỗ trợ người dân về vốn, dịch vụ, vật tư trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp - Thực hiện chính sách ruộng đất cho từng hộ nông dân theo đúng luật định, ổn định lâu dài để người dân yên tâm vào sản xuất. - Coi việc bảo vệ và cải thiên môi trường là giải pháp có ý nghĩa để pháp triển nền nông nghiệp bền vững. - Nghiên cứu, bố trí xây dựng các khu công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện để có nguồn nông sản ổn định Tài liệu tham khảo 1. GT kinh tế nông thôn - Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản TK 2. GT kinh tế nông nghiệp - Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản TK 3. GT lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản TK 4. Văn kiện đại hội đảng IX 5. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc 6. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc 7. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc ( năm 2003 - 2004 - 2005) 8. Niên giám thống kê phòng thống kê huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc MỤC LỤC Trang Lời Mở Đầu...……………………………………..…1 1.Tính cần thiết của đề tài………………………...…....1 2. Mục tiêu của đề tài……………….………………….2 3. Phương pháp nghiên cứu….………………...…...….3 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài………… ... …….….3 Chương 1 : Cơ sơ lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………………………………………………….……...4 1.1.Khái niệm, đặc trưng, vai trò, nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp………4 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp……….……….4 1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế……………………………………….….4 1.1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp………… … ……………...5 1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp………………………………..7 1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử nhất định…… ………………….7 1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được ……..7 1.1.2.3 Cơ cấu kinh tế luôn vận động………………...……………………8 1.1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình……..….9 1.1.3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………………………….…..9 1.1.3.1. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành………………………………..……9 1.1.3.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ……………………………………..……….10 1.1.3.3 Cơ cấu thành phần kinh tế……………………………………….…11 1.1.4. Ý nghĩa cơ cấu kinh tế hợp lý ……………………… …… …………...11 1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………………………………....12 1.1.5.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………….12 1.1.5.2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………...…13 1.1.5.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………… .13 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....14 1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên…………………………………………………….14 1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội………………….………...15 1.2.3 Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật………………….…….….16 1.3 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước…………………………………..…..17 1.3.1 Kinh nghiệm trong nước………………………………..……………..…..17 1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài……………………………………………….….18 Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc …………………….….…...20 2.1 Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………… .……....…20 2.1.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………….……….20 2.1.1.1 Vị trí địa lý của huyện…………………………………………….…20 2.1.1.2 Địa hình và đất đai thổ nhưỡng………………………………………21 2.1.1.3 Khí hậu và thời tiết………………………………………………..….23 2.1.1.4 Nguồn nước…………………………………………………………..25 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………………….…26 2.1.2.1 Dân số và lao động tầng………………………………….………..…28 2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng…………………………………………………………29 2.1.2.3 Văn hoá xã hội……………………………………………………..…30 2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch…...33 2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành ….....33 2.2.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông, lâm, thuỷ sản …………..33 2.2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành……………..….35 2.2.1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp…………………....36 2.2.1.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp……….46 2.2.1.2.3 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản………….48 2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ....50 2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế……..…54 2.3 Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………….......…57 2.3.1 Những kết quả đạt được…………………………………………..……….57 2.3.2 Những tồn tại yếu kém – nguyên nhân…………………………….……...58 2.3.2.1 Những tồn tại yếu kém…………………………… ……….........…58 2.3.2.2 Nguyên nhân…………………………………………………….….58 Chương 3 : Phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới…………………………..……..60 3.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch....60 3.1.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyên Lập ....…60 3.1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá…………...60 3.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch theo hướng khai thác triệt để tiềm lực của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lao động kỹ thuật nông nghiệp…………………………………...…..61 3.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá………………………..…………….…61 3.1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế…………………………………………………..….62 3.1.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới…..62 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát………………………………………………….….62 3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể ………………………………………………………..63 3.2 Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thời gian tới 2010-2015…………………….....65 3.2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá………………………………………………….…...67 3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường……………………………....67 3.2.3 Giải pháp về thị trường………………………………………….……..….68 3.2.4 Giải pháp về vốn…………………………………………………… …....68 3.2.5 Giải pháp về ruộng đất……………………………………………… . .…69 3.2.6 Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất……………… …..70 3.2.7 Giải pháp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp…… ………………………………………..…....71 3.2.8 Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư với đồng bào dân tộc………………………………………………………..…72 3.2.9 Đẩy mạnh khuyến nông……………………………………………………73 3.2.10 Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá………………………….74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………..75 Kết luận……………………………………….…………..… .75 Kiến nghị …………………………………….……………….76 Tài liệu tham khảo……………………………………….…...77 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12054.doc
Tài liệu liên quan