Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

pdf107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Nguyễn Thị Minh Thọ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thành Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sỹ Bùi Đình Hòa và Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thọ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 huyện, thành tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, các quý Ông, Bà lãnh đạo các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này. T¸c gi¶ luËn v¨n Nguyễn Thành Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................. vi Danh mục các bảng ....................................................................... vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3 4. Đóng góp mới của Luận văn .................................................... 4 5. Bố cục của Luận văn ................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .................................................... 5 1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nông lâm nghiệp ....................... 6 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh ............................................................................... 7 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ......................... 10 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................... 13 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin .......................................... 13 1.2.2. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin ............................... 14 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 16 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ........ 22 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ................................................................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ ......................................................... 22 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................... 25 1.3.4. Kinh nghiệm của Sinhgapore ............................................ 25 1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................... 27 1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam ........................... 28 1.4.1. Thực trạng 28 1.4.2. Hiệu quả ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp 30 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 33 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................... 33 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích ..... 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 37 2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 37 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ................................. 38 2.2.1. Tình hình lao động và trình độ lao động ........................... 38 2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động ........... 41 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 42 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 47 2.3.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin ............................... 47 2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp ............................................................................................ 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất ................. 53 2.3.4. Internet và ứng dụng trong thương mại ............................ 53 2.3.5. Đánh giá chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên................. 54 2.3.6. Thực trạng về các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.7. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 58 2.3.8 Nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 60 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 62 3.1. Bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp.............................. 62 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp 3.2.1. Quan điểm phát triển công nghệ thông tin ........................ 64 3.2.2. Mục tiêu tổng quát phát triển công nghệ thông tin ........... 65 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 66 3.3.1. Các giải pháp của tỉnh ........................................................ 67 3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 70 3.3.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin ....................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi PHỤ LỤC ...................................................................................... 86 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Gốc tiếng Anh Nghĩa của từ CAD Computerized Aided Design Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử CAM Computerized Aided Manufacture Chế tạo với sự trợ giúp của máy tính điện tử CIO Chief Information Officer Giám đốc thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông DN Doanh nghiệp MIS Managerment Information Systems Hệ thống thông tin quản lý DSS Decision Support Systems Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ES Expert Systems Các hệ chuyên gia EPR Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp CRM Customor Relationship Management Hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế IRS Information Reporting Systems Hệ thống thông tin thông báo LAN Local Area Network Mạng nội bộ NLN Nông lâm nghiệp SCM Supply Chain Management Hệ thống quản lý chuối cung ứng PCS Process Control Systems Hệ thống điều khiển các quá trình PC Personal Computer Máy vi tính TPS Transaction Processing Systems Hệ thống xử lý giao dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 11 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn ............... 13 Bảng 2.1: Thực trạng trình độ người lao động trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 39 Bảng 2.2: Số lượng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .............................. 40 Bảng 2.3: Thực trạng thu nhập bình quân của người lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........ 41 Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ..................... 42 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................. 43 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ... 45 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 46 Bảng 2.8: Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 48 Bảng 2.9: Tình hình đầu tư hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 50 Bảng 2.10: Tình hình sử dụng các loại phần mềm ở các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 50 Bảng 2.11: Các khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 ............................. 55 Bảng 2.12: Một số ứng dụng công nghệ thông tin có nhu cầu lớn trong thời gian tới của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ............................................... 56 Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT tại các doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Biểu đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 12 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 ................................ 12 Biểu đồ 2.1: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá hiệu quả mà Internet mang lại ........................... 55 Biểu đồ 2.2: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá lợi ích do công nghệ thông tin mang lại.......... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới; từng ngày làm thay đổi và tác động mạnh vào mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của con người và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Việt Nam mới chỉ đứng ở ngưỡng cửa của công nghệ thông tin. Nói thế có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của ta chưa sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trừ những khu vực kinh tế có yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không v.v… việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố sống còn. Trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình, song cũng bộc lộ nhiều tồn tại khó khăn như: năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, công nghệ máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Điều đó là tất yếu và tự nhiên đối các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào quy trình sản xuất thủ công truyền thống nên đã chi phối hầu hết các quy trình, tác nghiệp quản lý. Các quy trình sản xuất kinh doanh được thực hiện thủ công và vì vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Các thông tin quản lý được lưu trữ tách biệt, không thể chia sẻ, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Các mối quan hệ (bao gồm cả quan hệ ngang và dọc) trong quá trình quản lý sản xuất đều chưa được liên kết, liên thông một cách chặt chẽ để trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Quy trình sản xuất kinh doanh thủ công là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh như: Doanh thu đạt thấp, chi phí kinh doanh không tương ứng với doanh thu, đặc biệt lãng phí chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu ... làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh còn thấp… Để phát triển, hội nhập, nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở cải thiện các bất cập nêu trên. Điều đó có nghĩa phải thay đổi phương thức quản lý sản xuất kinh doanh từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Và ứng dụng công nghệ thông tin là lựa chọn tất yếu để xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục đích chung: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Thông qua phân tích thấy được những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.2. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: - Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản. - Doanh nghiệp khác (xây dựng trong nông lâm nghiệp). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm 29 doanh nghiệp. - Về thời gian: Phần tổng quan được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2004-2006. 4. Đóng góp mới của Luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp; - Đề xuất các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Khẳng định được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Thông qua thu thập và phân tích số liệu, luận văn đã đánh giá được thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Từ đó có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp khoa học nhằm phát triển doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 5. Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2:Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp, nhưng có thể nhận định doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Doanh nghiệp được coi là chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường bởi một số lý do sau đây [13], [17]: - Doanh nghiệp là một tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật, vì thế cơ sở pháp lý và ràng buộc của doanh nghiệp là chặt chẽ và ổn định; - Doanh nghiệp có mức vốn đầu tư và quy mô hoạt động đủ lớn, vượt ra khỏi quy mô của cá nhân và hộ gia đình kinh doanh, vì vậy có thể phát huy ưu thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ khá chặt chẽ và bền vững, vì vậy có nhiều điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp lấy việc kinh doanh thu lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản nhất, vì vậy có thể coi doanh nghiệp là một chủ thể chủ lực, đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận của toàn bộ nền kinh tế. Để thống nhất, Doanh nghiệp được định nghĩa như sau [13]: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Trên thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ trừ các Tổng Công ty 90, 91 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là những doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực chất là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình năm không quá 300 người [12]. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung có những đặc điểm chủ yếu sau đây [4], [12]: Thứ nhất: bộ máy quản lý gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhanh với tình hình biến đổi của thị trường trong và ngoài nước, có thể thay đổi kịp thời số lượng và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quan hệ trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng Thứ hai: vốn ít nên dễ chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, ít khi bị tổn thất lớn khi thị trường biến động mạnh. Thứ ba: vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, nhất là giai đoạn đầu tư ban đầu nên ít có điều kiện đầu tư vào công nghệ, nếu có, chỉ dừng lại ở mức cải tiến kỹ thuật giản đơn Thứ tư: do tiềm lực về tài chính yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng sử dụng nhiều lao động Thứ năm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gia công may mặc, da giầy, công nghiệp nhẹ, cơ khí. 1..1.2. Khái niệm Doanh nghiệp nông lâm nghiệp: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu, nhưng nhìn chung đều đồng nhất với ý kiến cho rằng [17]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là đơn vị kinh doanh cơ sở của nền sản xuất xã hội trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, được Nhà nước bảo hộ, không phân biệt hình thức sở hữu vốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng có thể tách bạch khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp khi thực hiện mục đích nghiên cứu riêng, do vậy ta có khái niệm sau [17]: Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp lâm nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tất yếu có nhiều loại hình doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có những doanh nghiệp đa ngành nghề như: Sản xuất vật liệu xây dựng - Xây dựng cơ bản; Kinh doanh thương mại - Du lịch; Nông Lâm nghiệp ... hoặc cũng có những doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Nông nghiệp hay Lâm nghiệp ... Do vậy việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ công tác nghiên cứu là điều cần thiết. 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp Nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh 1.1.3.1. Tăng thu cho Ngân sách: Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, đổi mới cho toàn bộ nền kinh tế, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển, là lực lượng thường xuyên và lâu dài của công cuộc phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 nước đang phát triển đều thấy rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công tác quản lý điều hành còn nhiều yếu kém, năng suất và trình độ lao động chưa cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đóng góp đáng kể là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động [4]. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta như tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên và thế mạnh tiềm tàng trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, kích thích và mở mang giao lưu thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phát triển làm tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội, và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp nói riêng đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. 1.1.3.2 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, ngoài việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi còn phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai một số chương trình có mục tiêu để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc hoà cùng vào tiến trình phát triển của cả nước như chương trình xoá đói giảm nghèo, có thể nói chương trình này đã giúp cho đại bộ phận nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, biên giới hải đảo, vùng an toàn khu đã được cải thiện một cách rõ rệt, góp phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 ổn định kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, thực hiện công bằng văn minh cùng với các thành phần kinh tế khác giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá y tế giáo dục, làm cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. 1.1.3.3 Vai trò trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông thôn [30]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp có vai trò tích cực trong việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện các chương trình có mục tiêu đối với khu vực nông thôn miền núi, việc áp dụng công nghệ chế biến hàng nông lâm sản là cơ sở nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn. 1.1.3.4 Vai trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, mở cửa đầu tư nước ngoài và tham gia vào nền thương mại khu vực và Quốc tế đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, nền kinh tế phát triển tương đối nhanh nhưng cũng phải đương đầu với một số vấn đề gay cấn như bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên, đây là vấn đề khó giải quyết bởi tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau. ở nước ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, miền núi là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 vùng hiện còn trên 90% diện tích rừng cả nước, là nơi cung cấp nguồn động thực vật và nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng cho cả nước, nhưng hiện nay hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng, cuộc sống của cư dân miền núi gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp đã và đang là cầu nối giúp Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, chống lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, bảo tồn thảm thực vật xanh chống lại sự biến đổi khí hậu, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, giảm mức độ ô nhiễm không khí và nước, tạo điều kiện cho loại hình du lịch sinh thái phát triển [12],[30]. 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp 1.1.4.1. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ và chế biến nông lâm sản trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính tương đối, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một khâu hoặc một công đoạn nào đó từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện theo mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa ngành đa nghề. Các ngành nghề hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và giảm tính rủi ro cho doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp Nông ._.Lâm nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ nghiên cứu là cần thiết và tập trung cơ bản các loại sau [4]: - Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, thuê đất, đảm bảo thực hiện quy trình khép kín từ tổ chức trồng và chăm sóc, thu hoạch chế biến và đưa sản phẩm tiêu thụ ra thị trường. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn mua sản phẩm nông lâm nghiệp của doanh nghiệp này và bán cho doanh nghiệp khác nhằm thu được lợi nhuận. Hoặc thực hiện dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá, thực hiện xuất nhập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 khẩu uỷ thác hưởng hoa hồng, thực hiện dịch vụ đối với nhà nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thông qua các dự án ví dụ như trồng rừng... - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp hoặc của nhân dân, sau đó tổ chức chế biến thành sản phẩm và bán ra thị trường. - Doanh nghiệp khác: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình cơ bản phục vụ nông lâm nghiệp. (Xem Bảng 1.1, 1.2, 1.3 và Hình 1.1, 1.2) Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Huyện, thành, thị Số DN Sản xuất sản phẩm NLN Thương mại, dịch vụ NLN Chế biến nông lâm sản Khác (XDCB) NLN 1 TP Thái Nguyên 12 1 3 7 1 2 Phổ Yên 1 1 3 TX Sông Công 1 1 4 Phú Lương 3 1 1 1 5 Đại Từ 6 1 5 6 Đồng Hỷ 5 1 1 3 7 Võ Nhai 1 1 Tổng cộng: 29 4 8 16 1 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006. Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nông Lâm nghiệp có 4 doanh nghiệp chiếm 13,33% tổng số doanh nghiệp, nhưng chiếm 59,48% trên tổng số vốn đăng ký, bình quân 32.200 triệu đồng/doanh nghiệp (trong đó công ty Ván dăm là doanh nghiệp Trung ương có mức vốn đăng ký 117.600 triệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 đồng, còn lại doanh nghiệp sản xuất Địa phương mức vốn đăng ký bình quân khoảng 3.700 triệu đồng/doanh nghiệp). Biểu đồ 1.1 Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp toàn tỉnh theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Sản xuất sản phẩm NLN Thương mại, dịch vụ lĩnh vực NLN Chế biến nông lâm sản Khác (XDCB) NLN DN Sản xuất sản phẩm NLN DN KD thương mại, dịch vụ NLN DN Chế biến nông lâm sản DN khác (XDCB) ngành NLN 13,33% 53,33 0% 3,33 % 30% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu là đầu tư vốn lưu động, mức vốn không đòi hỏi lớn, thời gian quay vòng vốn và thu hồi vốn nhanh nên cũng thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. 1.1.4.2. Phân loại theo hình thức sở hữu vốn: Phân loại doanh nghiệp theo hình thức sở hữu vốn được chia làm 4 loại là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn. Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Huyện, thành thị Tổng Số DN Nhà nước Công ty cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH 1 TP Thái Nguyên 12 3 5 4 2 Phổ Yên 1 1 3 TX Sông Công 1 1 4 Phú Lương 3 1 1 1 5 Đại Từ 6 1 4 1 6 Đồng Hỷ 5 1 2 1 1 7 Võ Nhai 1 1 Tổng cộng: 29 7 13 2 7 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin Bắt đầu từ giữa thập kỷ 70, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước. Chỉ trong vòng 20 năm qua, nền công nghiệp của thế giới đã có mức tăng trưởng hơn cả thời gian 70 năm trước đó. Việc ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 dụng rộng rãi của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đã góp phần quyết định cho sự tăng trưởng trên. Công nghệ thông tin thực chất là sự hoà nhập của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện nhờ công nghệ vi điện tử. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ [2]. Công nghệ thông tin có thể được định nghĩa như sau: Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [2]. Ứng dụng CNTT là việc sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông phục vụ các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh thương mại, khoa học, giáo dục, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó CNTT và truyền thông bao gồm: công nghệ máy tính, công nghệ truyền thông, công nghệ nội dung được chứa đựng trong các sản phẩm và dịch vụ sau: Các hệ thống thiết bị thông tin và truyền thông; các dịch vụ thông tin; các dịch vụ truyền thông; các sản phẩm phần mềm ứng dụng; sản xuất và xây dựng các nội dung thông tin [2]. 1.2.2. Ví trí, vai trò của công nghệ thông tin: 1.2.2.1. Về Kinh tế Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. Công nghệ thông tin góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông quan một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển công nghệ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 tin nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nắm bắt được tiềm năng của CNTT, cho phép vượt qua các rào cản lạc hậu về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, cũng như thương mại. Để làm được điều đó các nước đang phát triển phải xây dựng các chiến lược quốc gia, xây dựng một môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển và khai thác CNTT để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực CNTT, khuyến khích sáng kiến cộng đồng và hợp tác trong nước [1]. 1.2.2.2. Về Văn hoá Xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực trong đó có văn hoá, xã hội. ứng dụng của CNTT đã không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống văn hoá, chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhờ có kết nối Internet toàn cầu, sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. Đồng thời con người dễ dàng tìm hiểu được các vấn đề xã hội trên Internet. 1.2.2.3 Về Quốc phòng – An ninh. CNTT đã trở thành phương tiện được ứng dụng rộng rãi và có chiều sâu trong Quốc phòng, an ninh. CNTT đã góp phần to lớn trong công tác quản lý, điều hành và giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh [12]. Khi xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các thế lực chính trị phát triển không ngừng, vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động do khả năng xử lý thông tin tự động, nhanh chóng và chính xác. Việc ứng dụng CNTT cho phép nâng cao sức sản xuất, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. CNTT được ứng dụng vào các tổ chức, doanh nghiệp trên rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh như: sản xuất, kinh doanh, quản lý. Đặc biệt trong quản lý, ứng dụng nổi bật nhất là việc hình thành các hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… cùng thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền đạt thông tin trong một tập các ràng buộc gọi là môi trường [1]. Hệ thống thông tin được chia làm hai loại là hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin quản lý. 1.2.3.1. Hệ thống thông tin tác nghiệp : Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS-Operations Information Systems) gắn liền với việc xử lý các hoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác định. Nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động có tính thường xuyên trong một doanh nghiệp [19]. Hệ thống thông tin tác nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động giao dịch, công việc điều khiển các quá trình hoặc các hệ thống tự động hoá văn phòng. Hệ thống xử lý tác nghiệp có các đặc trưng sau: Khối lượng công việc giao dịch nhiều; các quy trình để xử lý giao dịch là rõ ràng, chặt chẽ, có thể mô tả một cách chi tiết; ít có trường hợp ngoại lệ [19]. Hệ thống xử lý giao dịch (TPS. Transaction Processing Systems) là ví dụ tiêu biểu về hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Đó là hệ thống thông tin xử lý các dữ liệu thu được từ các việc xảy ra hàng ngày trong các hoạt động giao dịch của một doanh nghiệp như các hoạt động: mua vào, bán ra, gửi tiền ở ngân hàng, rút tiền ra, trả tiền, thanh toán. Có thể kể một vài hệ thống loại này như: Hệ thống thanh toán tài vụ, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống bán hàng tự động, hệ thống quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 nhân sự, hệ thống gửi tiền qua bưu điện, hệ thống thanh toán ngân hàng, hệ thống xử lý hoạt động giao dịch bán hàng, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải hàng hoá. Phần lớn các hệ thống này đều hợp tác chặt chẽ với các mạng lưới thông tin viễn thông. Hệ thống điều khiển các quá trình (PCS. Process Control Systems) là hệ thống sử dụng máy tính điện tử để ra các quyết định điều chỉnh các quá trình sản xuất một cách tự động [19]. Ví dụ: các hệ thống lọc dầu; các dây chuyền lắp ráp tự động ô tô, xe máy và các máy móc khác; các dây chuyền in hoa, phun màu và dệt tự động tại các nhà máy dệt và các dây chuyền tự động khác tại các nhà máy sản xuất. ở đây hệ thống kiểm tra các quá trình vật lý, thu thập và xử lý các dữ liệu được phát hiện bởi các biến cảm và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với quá trình. Hoạt động văn phòng tin học hoá (OAS. Office Automation Systems) cũng là một hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Ở đây máy tính được sử dụng để thực hiện các chức năng của hoạt động văn phòng như: - Xử lý văn bản: Người quản lý sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn bản để biên soạn, in ấn các tài liệu văn bản như thư từ, công văn, báo cáo, bảng biểu. Đó là ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng. - Giao dịch: Ngày nay, nhờ việc ứng dụng CNTT mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, khảo sát thị trường, liên lạc với khắp nơi trên trái đất nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với bưu điện. Nhờ sự phát triển mang tính chất bùng nổ của mạng thông tin toàn cầu Internet, các doanh nghiệp có thể: sử dụng nguồn thông tin vô tận trên thế giới, toàn cầu hoá hoạt động của tổ chức, thực hiện việc điều hành từ xa, thực hiện việc tiếp thị từ xa, thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử. - Bảng tính điện tử: Sử dụng các bảng tính điện tử để lập các bảng biểu thống kê, tính toán và quản trị cơ sở dữ liệu. Các dữ liệu được thể hiện không chỉ trong các bản dữ liệu mà còn dưới dạng biểu đồ, bảng biểu liên quan đến dữ liệu đó. 1.2.3.2. Hệ thống thông tin quản lý : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Hệ thống thông tin quản lý (MIS. Management Information Systems) có mục đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra quyết định và quản lý công việc trong tổ chức, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho việc ra quyết định ở tất cả các cấp độ quản lý, từ quản lý chiến lược, quản lý chiến thuật đến quản lý tác nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm các cơ sở dữ liệu, các luồng thông tin và được quy định các chức năng để thực hiện mục tiêu chung. Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ, thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của doanh nghiệp [19]. So với hệ thống thông tin tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý mềm dẻo hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn. Có hai các loại hệ thống thông tin quản lý sau [19]: Hệ thống thông tin tổng hợp thông báo (IRS. Information Reporting Systems) là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý, nó cung cấp cho nhà quản lý các sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày của họ. Các hệ thống thông tin này tìm các thông tin về các hoạt động nội bộ từ các cơ sở dữ liệu được cập nhật bởi hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch. Chúng cũng có thể nhận dữ liệu về môi trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài. Hệ thống phải cung cấp cho nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu, những thông tin mang tính định kỳ hoặc theo một danh mục đã xác định từ trước. Ngoài ra còn cung cấp những thông tin đặc biệt mang tính ngoại lệ, những bản báo cáo theo yêu cầu và những câu trả lời tức thì cho những câu hỏi. Ví dụ, người quản lý bán hàng có thể nhận được câu trả lời tức thời về tình hình bán một sản phẩm nào đó, các báo cáo hàng tuần đánh giá các kết quả bán được của một nhân viên hay một cửa hàng. Các chương trình ứng dụng và các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của IRS sẽ cho phép nhà quản lý tiếp cận tới các cơ sở dữ liệu hợp thành của tổ chức và cả những cơ sở dữ liệu bên ngoài khi cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS.Decision Support Systems): Hệ thống này thường được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin thông báo tồn tại trong tổ chức. Hệ thống này cung cấp cho các nhà quản lý các mô hình phân tích để mô phỏng các vấn đề trong thực tiễn, cách tìm kiếm dữ liệu, các khả năng biểu diễn thông tin và thường nhấn mạnh việc kết xuất thông tin bằng hình ảnh. DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người trong công tác quản lý mà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp đem đến một sự tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Tác động của việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và quản lý có thể tóm lược như sau [2]: Đối với công nghiệp, CNTT được ứng dụng trong các quá trình sản xuất và trong tổ chức của các ngành công nghiệp vốn có thể tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại, tự động hoá các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm, tin học hoá các hoạt động tiếp thị, kinh doanh. CNTT không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà còn tác động tới các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp với công nghệ thấp như dệt, may mặc, thêu ren. bằng việc ứng dụng CNTT trong việc tự động hoá thiết kế, chế tạo sản phẩm. Đối với ngành dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và cách thức hoạt động của nhiều loại hình dịch vụ như thương mại, quảng cáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc. và đặc biệt quan trọng là các dịch vụ tài chính và ngân hàng. CNTT tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ biến đổi theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ, vì vậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 trong nhiều trường hợp làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ đó từ chỗ phục vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng. Năng suất và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào việc ứng dụng CNTT trong sản xuất. Việc ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh đã làm nổi bật vai trò năng động của các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu. Nhờ các ứng dụng CNTT, một nền kinh tế mới mang tính chất toàn cầu đã xuất hiện. Điều này mang lại lợi thế to lớn cho các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia do chúng có nhiều ưu thế về các nguồn lực và các tri thức, thông tin cần thiết đối với việc sản xuất và tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ trên quy mô quốc tế. Nhờ các thành tựu của tin học - viễn thông, các công ty xuyên và đa quốc gia đều tiến hành phân bố sản xuất theo hướng phân tán: tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ở một nước, sản xuất các yếu tố cấu thành ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ sản phẩm ở nước thứ tư và gửi lợi nhuận để đầu tư vào nước thứ năm.. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp được thể hiện như sau [12]: Thứ nhất, giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú, nhanh chóng, kịp thời: Việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là khi sử dụng Internet/Web sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm được thông tin phong phú về thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Thứ hai, giảm các chi phí: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị và chi phí giao dịch: Việc ứng dụng CNTT cho phép các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu cũng giảm nhiều lần. Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Thêm vào đó, các nhân viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các dây truyền sản xuất tự động có tác dụng tăng năng suất lao động lên rất nhiều lần, hạn chế tới mức tối đa sản phẩm hỏng, dư thừa sản phẩm do lạc hậu với thị hiếu, thị trường . Tất cả những điểm trên đưa đến kết quả là chi phí sản xuất giảm đi rất nhiều lần. Thứ ba, giúp thiết lập và củng cố quan hệ với đối tác: Thông qua mạng, người tiêu thụ, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Thứ tư, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số: Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng diện rộng cho tới mạng toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế về tính linh hoạt, chủ quyền và mềm dẻo, không bị đè nặng bởi các bất lợi mà các công ty lớn phải chịu là quan liêu, trật tự ngột ngạt và ít có khả năng thay đổi, có thể dựa vào lợi thế của Internet để vượt qua được các ưu thế chính của các công ty lớn, tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên. Nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển mà các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý vì có luận điểm cho rằng sớm chuyển sang nền kinh tế số thì một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiếp kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn [9]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới. 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT trên thế giới CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ tryền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển CNTT, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc [24]. Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của CNTT đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo để tuyền truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT [24]. Dưới đây sẽ xem xét những kinh nghiệm thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của một số nước mà Việt Nam có thể học tập. 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu quốc phòng RAND (Mỹ), siêu cường quốc này vẫn sẽ bám chắc vị trí dẫn đầu thế giới của mình trong tiến trình phát triển CNTT nhiều năm tới, bất chấp sự nổi lên của một số nước ở Châu Á. Nguyên nhân chính là các nhà chức trách tại Mỹ đã tạo ra một môi trường cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của CNTT [18]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới khởi xướng việc xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII) và toàn cầu (GII) nhằm xây dựng tiềm lực thông tin để tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho toàn nước Mỹ bước vào xã hội thông tin. Ngay từ năm 1993 Mỹ đã quyết định đầu tư 200 tỷ USD để triển khai Siêu lộ cao thông tin với dự kiến hoàn thành trong 10-15 năm. Kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia Mỹ được thực hiện từ tháng 9/1993 để đảm bảo mọi công dân Mỹ có quyền truy nhập thông tin một cách bình đẳng và giám sát môi trường hiệu quả với các thành tố chủ yếu sau đây [24]: 1. Một loạt lớn các thiết bị tin học và viễn thông đang được triển khai trên quy mô lớn ở Mỹ. 2. Thông tin dưới các dạng thức như chương trình Video, các cơ sở dữ liệu khoa học hay kinh doanh, các hình ảnh, các băng ghi âm, các tài liệu lưu trữ ở thư viện. 3. Các ứng dụng và các phần mềm cho phép người dùng truy cập, thao tác, tổ chức và lĩnh hội khối lượng thông tin phổ biến trên mạng. 4. Các tiêu chuẩn và các giao thức của mạng thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và vận hành liên mạng và đảm bảo tính chất riêng tư của các cá nhân, sự an toàn của thông tin đưa vào mạng cũng như sự an ninh và khả năng thực hiện của mạng lưới. 5. Các đơn vị, cơ quan sản xuất thông tin, phát triển các ứng dụng và các dịch vụ, tạo ra các phương tiện hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực thông tin. Để thực hiện các mục tiêu đã vạch ra, Tổng thống Bin Clintơn đã đưa ra các chương trình cụ thể sau [24]: 1. Thực hiện chương trình Máy Tính và Truyền thông tính năng cao (HPCC High Performance Computing and Communicating Program). Công tác nghiên cứu triển khai do chương trình này tài trợ nhằm tạo ra: các siêu máy tính mạnh hơn; các mạng máy tính nhanh hơn và mạng tốc độ cao quốc gia đầu tiên của Mỹ; phần mềm tinh vi hơn, mạng lưới này do khu vực tư nhân xây dựng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 nhưng được khuyến khích bởi chính sách Liên bang và các chính sách phát triển công nghệ. 2. Thành lập một lực lượng đặc nhiệm về hạ tầng cơ sở thông tin nằm trong Hội đồng kinh tế quốc gia, làm việc cùng với Quốc Hội Mỹ và khu vực tư nhân để tìm ra tiếng nói chung và thực hiện những thay đổi chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy sự triển khai một hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. 3. Tạo ra một chương trình công nghệ hạ tầng cơ sở thông tin để hỗ trợ nền công nghiệp trong việc phát triển phần cứng và phần mềm cần thiết cho việc ứng dụng đầy đủ công nghệ mạng và máy tính tiên tiến vào các ngành chế tạo, y tế, học tập và thư viện. 4. Cung cấp vốn cho các đề án thử nghiệm mạng: Thông qua Cục quản lý thông tin viễn thông quốc gia Mỹ (NTIA) thộc Bộ Thương mại Mỹ, NTIA cấp vốn cần thiết cho các bang, trường học, thư viện và các tổ chức phi lợi nhuận khác để họ có thể mua sắm máy tính nối mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng Internet. Những đề án thử nghiệm này sẽ mang lại lợi ích của mạng tới cho các cộng đồng giáo dục và thư viện trên toàn nước Mỹ. 5. Thúc đẩy phổ biến thông tin khoa học công nghệ trong toàn liên bang. Nhà nước Mỹ cam kết sử dụng công nghệ mạng và máy tính mới để thu thập và xử lý hàng năm những thông tin khoa học công nghệ (các dữ liệu kinh tế, dữ liệu môi trường và thông tin công nghệ ) với chi phí hàng tỷ USD của chính phủ liên bang nhằm làm cho chúng trở nên luôn được sẵn sàng tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều hơn cho những người đã đóng thuế và những người đã trả tiền dịch vụ này. Bởi vậy, chính phủ Mỹ sẽ phải đề ra các chính sách thông tin liên bang phù hợp nhằm đảm bảo luôn luôn có sẵn thông tin với giá cả hợp lý đối với càng nhiều người dùng càng tốt, đồng thời khuyến khích sự phát triển của ngành thông tin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản : Chính phủ Nhật Bản đã có ý thức rất sớm về việc phát triển CNTT. Tháng 3/1993, Bộ Bưu chính viễn thông Nhật Bản đã thành lập một tổ chức có tên là Uỷ ban viễn thông để hoạch định chính sách hành động của Nhật Bản từ đầu thập kỷ 90 tới đầu thế kỷ sau, với nội dung thực hiện chương trình triển khai một hạ tầng thông tin và truyền thông mới, đặc biệt là xây dựng một mạng cáp quang cũng như chính sách tạo điều kiện phát triển các ứng dụng vào khu vực tư nhân. Mục tiêu cuối cùng là triển khai hàng loạt và nhanh chóng các siêu lộ cao tốc thông tin để đến năm 2010, tất cả các gia đình và các xí nghiệp thuộc lãnh thổ Nhật Bản đều có thể truy nhập các siêu lộ này. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã đề xướng xây dựng môt hạ tầng thông tin quốc gia và các siêu lộ cao tốc thông tin với tổng chi phí lên tới gần 400 tỷ USD. Cụ thể là Chính phủ đảm bảo cung cấp các máy tính có chức năng cung cấp thông tin và truyền thông cho tất cả các cán bộ nghiên cứu của Nhà nước làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu vào năm 2000; đảm bảo cung cấp cho tất cả các viện của Nhà nước các mạng cục bộ (LAN), đồng thời nối kết với tất cả các máy tính của các cán bộ nghiên cứu lại; triển khai các cơ sở dữ liệu về thông tin nghiên cứu; triển khai các mạng thông tin điện tử trong các viện. Nhật Bản cho rằng việc thúc đẩy duy trì và sử dụng một cơ sở thông tin nghiên cứu như vậy sẽ chắc chắn tạo ra một hệ thống thông tin cho toàn xã hội Nhật cũng như trong từng lĩnh vực công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế … nói riêng và cuối cùng sẽ đưa đến một xã hội thông tin tiên tiến [24]. 1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore Singapore tách ra khỏi thuộc địa Anh và được Anh thừa nhận độc lập từ năm 1959. Singapore có diện tích khoảng 623 km2 và là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất [12]. Hệ thống viễn thông tiên tiến của Singapore có lẽ là hạ tầng cơ sở lớn nhất với những tuyến cáp dưới biển trực tiếp, nối với 4 vệ tinh và 2 trạm mặt đất bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 phủ 2/3 trái đất. Một trong những khác biệt thực tế của Singapore là việc không xây dựng quá nhiều hạ tầng cơ sở công nghệ mà tập trung xây dựng những ứng dụng để sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin này. Hội đồng điện toán quốc gia được thành lập năm 1980 với nhiệm vụ chính là tập trung vào phát triển và tiếp cận những ứng dụng về CNTT tầm cỡ quốc tế. Hội đồng này đã lập kế hoạch CNTT quốc gia (NITP) một cách toàn diện. Kế hoạch này có 5 vấn đề trọng tâm [12], [24]. 1) Nguồn lực CNTT: Mặc dù Singapore gần như đã có đủ lao động CNTT cho hơn 20 năm, song Chính phủ đã xác định là phải tạo đủ số lao động được đào tạo kỹ càng về chuyên môn CNTT, và phải chuẩn bị nhập khẩu số còn thiếu. 2) Đào tạo CNTT: bằng việc sử dụng các chương trình giáo dục và khuyến khích duy trì thường xuyên, chính phủ đã thành công trong việc tạo ra môi trường giáo dục không chỉ đảm nhận mà còn sử dụng CNTT. 3) Hạ tầng cơ sở truyền thông tin: Với nhiệm vụ cập nhật hạ tầng cơ sở viễn thông của Singapore 4) Ứng dụng CNTT: Có chương trình hỗ trợ và khuyến khích cụ thể ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 5) Phát triển ngành công nghiệp CNTT nhằm tạo ra phần mềm, phần cứng trong nước và phát triển các công ty dịch vụ máy tính Singapore là một trong số các nước đầu tiên trên thế giới có mạng phổ cập liên kết ảo các máy tính trong từng ngôi nhà, trường học và văn phòng. Dự án Mạng Singapore One được triển khai có mục đích thoả mãn nhu cầu trong tương lai của Singapore đối với các kết nối dải rộng toàn quốc. Khi được triển khai đầy đủ, nó sẽ là mạng dải rộng toàn quốc đầu tiên trên thế giới có k._.ệc, các thước đo công việc mới, cùng hệ thống các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong toàn doanh nghiệp. Chưa nhiều doanh nghiệp thực sự đạt được trình độ phát triển này, tuy nhiên, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp nên biết vận dụng vì đầu tư CNTT theo tiêu chí của giai đoạn này đang là một xu hướng mạnh mẽ hiện nay. Bắt đầu từ giai đoạn này, doanh nghiệp cần một vị lãnh đạo về CNTT, tiếng Anh gọi là CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc CNTT - một vị trí quản lý cao cấp bao quát toàn bộ CNTT cho một công ty, tập trung vào việc hoạch định chiến lược và quy hoạch dài hạn cho HTTT [2]. Đây là một vị trí không thể thiếu của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư này, là người quyết định chiến lược đầu tư CNTT, trong đó có các hệ thống như ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), CRM (quản lý quan hệ với khách hàng), SCM (quản lý chuối cung ứng) cho doanh nghiệp, và tổ chức triển khai toàn bộ các hoạt động này. Các hệ thống ERP, CRM, SCM gọi là các hệ thống quản lý tích hợp, hoặc hệ thống liên chức năng, là một sự nâng cấp toàn diện của các hệ thống chức năng riêng rẽ các giai đoạn trước. Đây là bước phát triển đầu tư tất yếu, khi yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm được toàn bộ, “ngay lập tức”, thông tin mọi mặt của doanh nghiệp trong các mối quan hệ của chúng, chứ không phải các mảng thông tin riêng rẽ từng mặt. Đây thường là lúc doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý một cách cơ bản, thí dụ khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 đạt được sự phát triển rất mạnh về quy mô hoạt động, hoặc đứng trước các sức ép mạnh mẽ của thị trường, phải giải quyết đồng thời rất nhiều vấn đề quản lý phức tạp nhằm giữ được mức tăng trưởng và vị thế cạnh tranh [2]. - Về EPR (Enterprise Resource Planning) – là một hệ thống quản lý tích hợp các nguồn lực của doanh nghiệp, bao trùm lên toàn bộ các hoạt động chức năng chính của doanh nghiệp như kế toán, quản trị nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị hệ thống hậu cần, và quản trị hệ thống bán hàng. - Về CRM (Customor Relationship Management) – là một hệ thống đặt trọng tâm vào khả năng giao tiếp với bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp) của một hệ thống quản lý, do đó có tên gọi Quản trị quan hệ khách hàng. CRM quản lý từ phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị và bán hàng, đến các hoạt động tiếp thị như chiến dịch tiếp thị trực tiếp qua thư, email ... , quản lý các đơn đặt hàng và quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng, như các trung tâm dịch vụ khách hàng, hỗ trợ qua Internet, hỗ trợ tự động … CRM còn phân tích nhiều chiều về khách hàng để giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động phát triển sản phẩm và bán hàng. CRM hiện nay chủ yếu dùng công nghệ Web và Internet, dựa trên nhận định những công cụ này tạo diện tiếp xúc rộng nhất cho hệ thống, với khả năng truy cập bất kỳ từ điểm nào. - Về SCM (Supply Chain Management) – khái niệm về dây chuyền cung cấp được định nghĩa là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Các hệ thống trên kết tinh các kiến thức về CNTT và về quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi các điều kiện và cách thức triển khai cho phù hợp với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy vai trò hỗ trợ triển khai ở đây là rất quan trọng. Công tác hỗ trợ này hiện nay thường do các chuyên gia hệ thông thông tin đảm nhận [1]. Các doanh nghiệp nên bổ nhiệm chức danh CIO – Giám đốc CNTT trong giai đoạn này. Chức danh này đòi hỏi là nhà quản lý có hiểu biết chuyên nghiệp về CNTT, được hiểu là có cương vị tương đương với Giám đốc Tài chính, Giám đốc kinh doanh ... 3.3.2.4. Giai đoạn 4- Đầu tư CNTT để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế: Đây là giai đoạn đầu tư cho CNTT nhằm đạt lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm, dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các phẩm chất khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh doanh, có vai trò quyết định. Thí dụ: xây dựng Intranet (mạng nội bộ) để chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, xây dựng Extranet (mạng diện rộng) để kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng, tạo các dịch vụ mới trên mạng để giữ khách, ngăn cản khách hàng chạy sang phía đối thủ … Tóm lại: Bốn giai đoạn đầu tư đã nêu ở trên là một căn cứ để các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quyết định đầu tư vào CNTT. Tuy nhiên, không nên coi đó là mô hình duy nhất. Tốc độ phát triển của doanh nghiệp và công nghệ, không phải lúc nào cũng giống nhau, do vậy có sự đan xen giữa các giai đoạn đầu tư CNTT với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Có thể có doanh nghiệp hội tụ được các điều kiện để bỏ qua một giai đoạn đầu tư nào đó, hoặc chọn được mô hình đầu tư khác với mô hình trên đây. Điều này rất có thể xảy ra với các doanh nghiệp mới thành lập do sự phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 nhanh chóng của CNTT. Các doanh nghiệp này đương nhiên được thừa hưởng một thị trường CNTT mà ở đó, các tính năng các thiết bị CNTT ngày một mạnh lên, giá cả ngày càng rẻ đi, và, đã có được một sự đầu tư toàn cầu, sự nâng cấp toàn cầu về hạ tầng CNTT. Đây là cơ sở cho việc “đốt cháy giai đoạn” đầu tư CNTT của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. 3.3.3. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp CNTT - Với vai trò là nhà cung cấp, điều quan trọng hàng đầu là chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo, cần chú trọng các quy trình triển khai giải pháp cho doanh nghiệp và các hỗ trợ sau bán hàng. - Các doanh nghiệp phần mềm cần đầu tư kiến thức chuyên ngành cho các chuyên gia tham gia vào sản xuất phần mềm ứng dụng, chú ý khai thác các khả năng hỗ trợ của Nhà nước khi đi vào các lĩnh vực công nghệ phức tạp và đi vào các ngành quy mô lớn. - Các hội và hiệp hội ở Trung ương cũng như địa phương có liên quan đến CNTT-TT nên nghiên cứu phát triển mạng lưới các đơn vị tư vấn có thực lực và hoạt động độc lập với các đơn vị cung ứng sản phẩm . dịch vụ, các hiệp hội cũng nên nghiên cứu tổ chức các chương trình đào tạo CNTT-TT thích hợp cho doanh nghiệp ứng dụng. - Các hiệp hội các doanh nghiệp CNTT-TT, các cơ quan thông tin khoa học công nghệ nên tổ chức các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp, tổ chức đánh giá và giới thiệu các sản phẩm CNTT ứng dụng trong các doanh nghiệp. - Các nhà cung ứng sản phẩm-dịch vụ CNTT cần dựa trên danh mục các dự án nghiên cứu khoa học ưu tiên hàng năm, cũng như các chính sách khuyến khích của Chính phủ, tích cực xuống các nhà máy, các doanh nghiệp thu thập ý kiến cải tiến quy trình sản phẩm, sau đó suy nghĩ xem làm thế nào ứng dụng CNTT để biến các ý tưởng thành hiện thực. Sau khi có dự án, các đơn vị CNTT trình lên Bộ khoa học công nghệ hoặc Bộ chủ quản để xin tài trợ nghiên cứu và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 phát triển. Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp CNTT của Ấn Độ đã thực hiện rất thành công trong việc tự động hoá các ngành công nghiệp bao gồm: đường sắt, luyện kim, phân bón, hoá chất, xi măng, dệt, giấy, chế biến thực phẩm và năng lượng như đã trình bày trong chương 1. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Đây là chương trọng tâm của đề tài. Trên cơ sở các nghiên cứu ở chương 1, chương 2, tác giả đã đưa ra một loạt giải pháp cho cả phía Nhà nước, doanh nghiệp ứng dụng CNTT và các nhà cung ứng sản phẩm-dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông. Đặc biệt là về phía các doanh nghiệp nông lâm nghiệp cần chủ động chọn các giải pháp đầu tư CNTT cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, phù hợp với các chiến lược chiến lược canh tranh cơ bản và các biện pháp ứng dụng CNTT hỗ trợ chúng. Nếu các giải pháp được thực hiện đồng thời từ cả ba phía chủ thể như trên thì việc ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ đạt kết quả cao nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 KẾT LUẬN 1. Trong thời đại kinh tế tri thức, khả năng tiếp cận CNTT có ý nghĩa sống còn đối với một nước muốn thoát khỏi tình trạng lạc hậu và kém phát triển. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi, tạo ra cơ chế khuyến khích, thúc đẩy, hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng CNTT nhằm mục tiêu doanh nghiệp giàu, nước mạnh. Những biện pháp chủ yếu mà tỉnh Thái Nguyên cần thực trong điều kiện hiện nay là: tập trung phát triển nguồn nhân lực cho CNTT, tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ để tăng chất lượng dịch vụ viễn thông và Internet, giảm giá thành; xây dựng môi trường pháp lý và các chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT; 2. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được vai trò của CNTT trong việc nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng hội nhập. Nhưng việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn ở trong tình trạng thiếu chiến lược, lúng túng trong việc tổ chức và triển khai thực hiện. Việc ứng dụng CNTT hiện nay trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3. Những biện pháp hiện nay mà các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp cần thực hiện để việc ứng dụng CNTT thành công là : - Đầu tư cơ sở về CNTT: bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Về cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng và phần mềm): trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp, đảm bảo tạo được cơ sở cho việc ứng dụng CNTT một cách thực sự trong doanh nghiệp. Về con người: được đào tạo để sử dụng được các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh nghiệp. - Đầu tư CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp: trang bị các phần mềm và xây dựng hệ thống thông tin chuyên dụng. Tùy theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp có thể trang bị bằng cách đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 mua các phần mềm đóng gói có sẵn trên thị trường (thường gọi là các phần mềm thương mại). Mục tiêu của giai đoạn này là đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. - Đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất làm việc của toàn thể doanh nghiệp: Về cơ sở hạ tầng CNTT, cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận. Các phần mềm tích hợp (liên chức năng), và các cơ sở dữ liệu cấp toàn công ty là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp. “Văn hóa số” được khởi đầu xây dựng và phát triển dần dần trong hai giai đoạn trước nay đã trở nên chín muồi, góp phần tạo nên văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, mà nền tảng là các chuẩn mực làm việc, các thước đo công việc mới, cùng hệ thống các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong toàn doanh nghiệp. - Đầu tư CNTT để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế: Đây là giai đoạn đầu tư cho CNTT nhằm đạt lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm, dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các phẩm chất khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh doanh, có vai trò quyết định. 4. Tuy nhiên, dù bằng con đường nào, thì vấn đề cơ bản để triển khai ứng dụng CNTT thành công vẫn là: ứng dụng đó phải thực sự cần thiết cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp phải được chuẩn bị để đưa nó vào hoạt động thường xuyên của mình. Hy vọng trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ hiện nay về cả công nghệ và các cơ hội kinh doanh, sẽ có nhiều các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ứng dụng thành công CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), Quản lý công nghệ thông tin – Chìa khoá dẫn đến thành công, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 2. Cao Kim Ánh, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Việt Hải, Nguyễn An Nhân, Trần Lương Sơn, Trần Thanh Sơn (2005), Sổ tay công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp, Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), Hà Nội. 3. David Begg - Stanley Fischer - Rudiger Dornbusch (2007), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Fred L. Fry (2006), Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Lao động, Hà Nội. 5. Hoàng Minh Sơn (2004), Mạng Truyền thông công nghiệp, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Lê Minh Toàn, Dương Hải Hà, Lê Minh Thắng (2007), Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 7. Lê Minh Toàn, Dương Hải Hà, Lê Minh Thắng (2007), Tìm hiểu Luật Giao dịch Thương mại điện tử và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 8. Lê Ngọc Giao, Phan Hoà Trung, Trần Trung Hiếu (2007), Mạng phân phối nội dung (Kiến trúc, công nghệ và ứng dụng), Nxb Bưu điện, Hà Nội. 9. Ngô Trung Việt (2007), Tổ chức quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tri thức, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 10. Nguyễn Thành Danh (2005), Internet – Thế giới tri thức của mọi người, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 11. Nguyễn Thế Hùng (2002), Điều Kỳ diệu của máy tính, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thuỷ (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài báo cáo Khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 13. Nguyễn Thu Thảo (2006), Tìm hiểu về Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Có hiệu lực từ 01/7/2006 – Song ngữ Anh Việt), Nxb Thống Kê, Hà Nội. 14. Nguyễn Trung Toàn (2007), Các kỹ năng Marketing trên Internet, Nxb Lao động, Hà Nội. 15. Nguyễn Trung Toàn (2007), Khái quát Thương mại điện tử, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Hùng, Bùi Minh Tuân, Vũ Mạnh Thắng, Phạm Văn Oanh (2006), Giáo trình tin học đại cương, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hữu Đào (2002), Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Phạm Thế Phương (2005), Khám phá thế giới thông tin Internet, Nxb Thống kê, Hà Nội. 19. Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Minh Tuấn (2007), Hệ thống thông tin quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 20. Phùng Kim Hoàn (2007), Kiến thức thiết yếu về mạng máy tính, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 21. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên (tháng 5/2007), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2006, xây dựng kế hoạch năm 2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 22. Tôn Thất Nguyên Thiêm (2005), Thị trường chiến lược cơ cấu – cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb trẻ, Hà Nội. 23. Tổng cục Thống Kê (2006), Tư liệu Kinh tế – Xã hội 671 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24. Trần Nhật Lệ, Nguyễn Việt Dũng (2002), Cải cách Viễn thông – Kinh nghiệm của một số nước, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 25. Trần Quốc Hùng (2004), Trung Quốc – Asean trong hội nhập, Nxb trẻ, Hà Nội. 26. Trần Văn Đức, Thái Anh Hùng (1998), Tìm hiểu về Luật kinh tế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Viện Chiến lược Bưu Chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin (2005), Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), Nxb Bưu điện, Hà Nội. 28. Võ Xuân Vỹ (2006), Tin học thực hành, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 29. Vũ Đình Cự (2007), Khoa học công nghệ thông tin và điện tử, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 30. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hà (2006), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm của nước ngoài và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 31 Viện tin học doanh nghiệp (2006), Báo cáo thực trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Việt Nam năm 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 PHỤ LỤC Phụ lục số 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 1- Tên và địa chỉ doanh nghiệp Tên tiếng Việt : ................................................................................ Địa chỉ : ............................................................................................. Điện thoại: ......................................................................................... Fax:..................................................................................................... 2- Ngành nghề sản xuất kinh doanh (theo đăng ký kinh doanh): ............................................................................................................ ............................................................................................................ Năm thành lập đơn vị : ...................................................................... 3- Lao động của doanh nghiệp (Người) Tổng số CBCNV ( biên chế và hợp đồng ) Chia theo chức năng: Trực tiếp: …………………………………………………….. Gián tiếp: ……………………………………………………. Chia theo mức độ đào tạo: Công nhân phổ thông: ………………………………………. Sơ cấp: ………………………………………………………. Trung cấp: …………………………………………………… Cao đẳng và đại học: ………………………………………… Trên đại học: ………………………………………………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 4- Một số chỉ tiêu về tài chính : Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1 Tổng vốn kinh doanh 2 Tổng doanh thu 3 Tổng chi phí 4 Kết quả SXKD 5 Số phát sinh phải nộp ngân sách 5- Cơ sở vật chất công nghệ thông tin của doanh nghiệp - Tổng số máy điện thoại : …………………………………………. - Số máy Fax : ……………………………………………………… - Tổng số máy vi tính : …………………………………………….. * Số máy vi tính hiện có tại DN đã đáp ứng yêu cầu công việc doanh nghiệp chưa ? Thiếu Đủ Thừa Không cần thiết 6- Doanh nghiệp có mạng LAN (mạng nội bộ) hay không ? Có Không Không biết 7- Doanh nghiệp có kết nối Internet hay không ? Có Không Không biết Nếu có xin cho biết hình thức kết nối Internet : Qua đường điện thoại Qua đường cáp Khác 7- Theo đánh giá của doanh nghiệp, giá cƣớc điện thoại và Internet của Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào ? Thấp Trung bình Cao Quá cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 8- Tình hình sử dụng mạng Thông tin thƣơng mại toàn cầu Internet trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp :  Chưa sử dụng  Sử dụng để giao dịch thư điện tử  Sử dụng để tìm kiếm thông tin  Sử dụng để tìm hiểu thị trường  Sử dụng để giao dịch với khách hàng của doanh nghiệp  Sử dụng để tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp  Sử dụng để xây dựng chiến lược đầu tư của doanh nghiệp  Sử dụng để xây dựng chiến lược kinh doanh của DN  Sử dụng để điều hành sản xuất của doanh nghiệp  Các mục đích sử dụng khác : ............................................................................................................. ............................................................................................................. Nếu đã sử dụng Internet, theo đánh giá của doanh nghiệp, tốc độ truy cập Internet của Việt Nam như thế nào ? Quá chậm  Chậm Bình thường   Nhanh Không biết Theo doanh nghiệp, dịch vụ sử dụng Internet của Việt Nam có thuận lợi hay không? Có Không Không biết Nếu không thuận lợi thì theo DN cần phải thay đổi những gì: ............................................................................................................. 9. Số cán bộ đƣợc đào tạo về công nghệ thông tin trong doanh nghiệp : Trong đó : - Số có trình độ từ đại học trở lên: …………………………………. - Số có trình độ trung cấp hoặc được đào tạo trong các trường dạy nghề: ………………………………………………………………………. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 10. Doanh nghiệp có website riêng hay không ? Có Không Không biết Nếu có, thì Website của doanh nghiệp là : Tĩnh Động Nếu chưa có, doanh nghiệp có muốn sử dụng không: 11- Doanh nghiệp đã sử dụng chƣơng trình phần mềm riêng phục vụ công việc đặc thù tại đơn vị chƣa ? Loại ứng dụng CNTT Doanh nghiệp đang sử dụng Doanh nghiệp muốn sử dụng trong tương lai Phần mềm kế toán Phần mềm soạn thảo văn bản Phần mềm bảng tính điện tử Phần mềm quản lý lao động Phần mềm đồ hoạ Phần mềm quản lý văn bản (văn thư điện tử) Phần mềm quản lý vật tư Phần mềm quản lý tài sản Phần mềm kế toán quản trị Phần mềm khác 12. Doanh nghiệp thấy có những khó khăn gì trong ứng dụng công nghệ thông tin: Khó khăn về tài chính Nhân viên không đủ khả năng vận hành CNTT Thiếu thông tin về các sản phẩm, dịch vụ và nhà cung cấp CNTT Thái độ của nhân viên (ngại áp dụng CNTT) Ứng dụng CNTT không phù hợp với quy trình hiện tại Lãnh đạo không thấy hoặc thấy rất ít lợi ích của việc ứng dụng CNTT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 13. Nhận xét của doanh nghiệp về hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp: a- Giảm được nhân lực e- Tiếp cận thị trường nhanh b- Giảm thời gian f- Quan hệ chi tiết với khách hàng c- Mang lại hiệu quả công việc g- Không có tác dụng rõ rệt d- Tra cứu thông tin nhanh 14. Doanh nghiệp đánh giá tác động của chế độ chính sách đối với hoạt động ứng dụng CNTT trong tại doanh nghiệp Công nghệ sản xuất:  Hài lòng Chưa hài lòng Không có ý kiến gì 15. Những khó khăn chủ yếu DN đã gặp  Tiêu thụ Quảng cáo Tài chính  Nhập khẩu Quản lý Sản xuất Xuất khẩu Đề nghị doanh nghiệp cho biết 3 yếu tố khó khăn nhất của đơn vị mình trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ :  Do thị trường trong nước  Do thị trường nước ngoài  Thanh toán  Hệ thống phân phối  Phương tiện vận chuyển  Thông tin  Yếu tố khác (nếu có) 16. Các ứng dụng Công nghệ thông tin khác trong doanh nghiệp: ......................................................................................................... ............................................................................................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Phụ lục số 2: Danh sách các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ 1 Công ty cổ phần Chè Quân Chu TT Quân Chu H. Đại Từ 2 Công ty cổ phần Chè Hà Thái Xã Hà Thượng H. Đại Từ 3 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Chè Tín Đạt Số 91 Phố Chợ TT Đại Từ 4 Công ty Lâm Nghiệp Đại Từ Xã Hùng Sơn H. Đại Từ 5 Doanh nghiệp Chè Tuấn Oanh Thị trấn Đại Từ 6 Cty CP XNK TN - Chi nhánh NM Chè XK Đại từ Xã Bản Ngoại H. Đại Từ 7 Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật TN Xã Sơn Cẩm H.Phú Lương 8 Nông trường Phú Lương Xã Động Đạt H.Phú Lương 9 Công ty TNHH Trà Phú Lương Xã Phấn Mễ H.Phú Lương 10 Công ty TNHH Chè Đồng Hỷ TT Chùa Hang H. Đồng Hỷ 11 Công ty cổ phần Lâm sản TN TT Chùa Hang H. Đồng Hỷ 12 DN Bảo quản nông lâm sản Hà Bắc TT Chùa Hang H. Đồng Hỷ 13 Công ty Chè Sông cầu TT Sông Cầu H. Đồng Hỷ 14 Công ty cổ phần Chè Hà Nội Xã Hoà Bình H. Đồng Hỷ 15 Công ty Lâm nghiệp Võ Nhai TT Đình Cả H. Võ Nhai 16 Công ty cổ phần Sản xuất phân bón TN Khu Công nghiệp Sông Công 17 Công ty TNHH Phát triển nông sản Phú Thái Xã Minh Đức H.Phổ Yên 18 Công ty cổ phần XDNN và PTNT TN P.Quang Trung TPTN 19 Công ty cổ phần Tư vấn XDNN và PTNT TN P.Phan Đình Phùng TPTN 20 C.ty TNHH Hoàng Bình - NM Chè XK Tân Cương Xã Quyết Thắng TPTN 21 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên Tổ 22 Đồng Quang TPTN 22 Công ty TNHH Chế biến nông sản chè TN Tổ 54 Tân Thịnh TPTN 23 Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp TN P.Đồng quang TPTN 24 Cty TNHH Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi P.Đồng quang TPTN 25 Công ty Chè Thái Nguyên P. Tân Thịnh TPTN 26 Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ P. Quan Triều TPTN 27 Công ty CP Giấy xuất khẩu TN P. Tân Long TPTN 28 Công ty Ván dăm TN P. Phú Xá TPTN 29 Công ty CP Lương thực Hà Tuyên Thái P.Phan Đình Phùng TPTN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Phụ lục số 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng TT Tên đơn vị 2004 2005 2006 I DN SẢN XUẤT SẢN PHẨM -733 -1 763 -1 162 1 Nông trường Phú Lương -255 -185 -179 2 Công ty Chè Sông Cầu 46 16 25 3 Công ty CP SX phân bón TN 120 150 115 4 Công ty Ván dăm TN - 644 - 1 744 -1 123 II DN CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN -8 859 1 339 2 872 1 Công ty CP Xuất nhập khẩu TN 40 150 117 2 Công ty CP XNK Chè Tín Đạt 10 16 29 3 Công ty CP Chè Quân Chu 212 385 250 4 Công ty CP Chè Hà Thái 298 620 553 5 Công ty CP Chế biến lâm Sản 14 43 24 6 Công ty CP Chè Hà Nội 3 8 17 7 Doanh nghiệp Chè Tuấn Oanh 15 -5 9 8 Công ty TNHH Trà Phú Lương 8 16 21 9 Công ty TNHH Chè Đồng Hỷ 7 9 11 10 Công ty TNHH chế biến n.sản chè TN 10 128 104 11 Công ty Chè Thái Nguyên -396 576 423 12 Công ty TNHH Hoàng Bình 240 322 410 13 Công ty CP L.thực Hà Tuyên Thái 406 263 327 14 Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ -10 036 -1 597 101 15 Công ty CP Giấy xuất khẩu TN 250 320 385 16 Công ty TNHH XNK Trung Nguyên 60 85 91 III DN KD T.MẠI, DỊCH VỤ 852 422 1 133 1 Công ty Lâm nghiệp Đại Từ -15 -304 -30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 TT Tên đơn vị 2004 2005 2006 2 Công ty Lâm nghiệp Võ Nhai -93 -408 -109 3 DNTN Bảo quản NLS Hà Bắc 5 8 7 4 Công ty TNHH Q.lý k.thác c.trình t.lợi 0 55 60 5 Công ty CP Vật tư nông nghiệp TN 750 795 821 6 Công ty CP Vật tư bảo vệ thực vật TN 18 35 27 7 Công ty CP TV XDCS Hạ tầng TN 227 307 315 8 Công ty TNHH P.triển n.sản Phú Thái 25 31 42 IV DOANH NGHIỆP KHÁC 680 255 318 1 Công ty CP XDNN và PTNT 680 255 318 CỘNG: -8 060 253 3 161 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Phụ lục số 4: Tổng hợp cơ sở vật chất CNTT của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp đến 31/12/2006 TT Tên đơn vị Tổng số máy điện thoại Tổng số máy FAX Tổng số máy vi tính 1 Công ty cổ phần Chè Quân Chu 3 1 5 2 Công ty cổ phần Chè Hà Thái 2 1 4 3 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Chè Tín Đạt 1 1 3 4 Công ty Lâm Nghiệp Đại Từ 3 1 3 5 Doanh nghiệp Chè Tuấn Oanh 2 1 2 6 Cty CP XNK TN - Chi nhánh NM Chè XK Đại từ 1 1 3 7 Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật TN 5 1 4 8 Nông trường Phú Lương 2 1 1 9 Công ty TNHH Trà Phú Lương 3 1 2 10 Công ty TNHH Chè Đồng Hỷ 3 1 3 11 Công ty cổ phần Lâm sản TN 4 1 2 12 DN Bảo quản nông lâm sản Hà Bắc 3 1 3 13 Công ty Chè Sông cầu 5 1 3 14 Công ty cổ phần Chè Hà Nội 2 1 1 15 Công ty Lâm nghiệp Võ Nhai 1 1 1 16 Công ty cổ phần Sản xuất phân bón TN 2 1 2 17 Công ty TNHH PT nông sản Phú Thái 3 1 2 18 Công ty cổ phần XDNN và PTNT TN 6 1 5 19 Công ty cổ phần Tư vấn XDNN và PTNT 5 1 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 TT Tên đơn vị Tổng số máy điện thoại Tổng số máy FAX Tổng số máy vi tính 20 C.ty TNHH Hoàng Bình - NM Chè XK Tân Cương 12 1 6 21 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên 7 1 4 22 Công ty TNHH Chế biến nông sản chè TN 3 1 2 23 Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp TN 19 3 12 24 Cty TNHH Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi 16 2 8 25 Công ty Chè Thái Nguyên 6 1 3 26 Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ 11 1 3 27 Công ty CP Giấy xuất khẩu TN 12 1 6 28 Công ty Ván dăm TN 7 1 2 29 Công ty CP Lương thực Hà Tuyên Thái 4 1 1 CỘNG: 108 32 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Phụ lục số 5: Tình hình đầu tƣ hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006 Nội dung Loại hình DN Có mạng LAN Có kết nối Internet Có Website Có giao dịch Email DN sản xuất sản phẩm 1 1 0 1 Nông trường Phú Lương Công ty Chè Sông Cầu x x Công ty CP SX phân bón TN Công ty Ván dăm TN DN kinh doanh thƣơng mại 2 1 0 1 Công ty Lâm nghiệp Đại Từ Công ty Lâm nghiệp Võ Nhai DNTN Bảo quản NLS Hà Bắc Công ty TNHH QLKT c.trình TL x Công ty CP Vật tư NN TN x x Công ty CP Vật tư BVTV TN Công ty CP TV XDCS Hạ tầng TN Công ty TNHH P.triển n.sản Phú Thái DN chế biến nông lâm sản 8 4 0 3 Công ty CP Xuất nhập khẩu TN x x x Công ty CP XNK Chè Tín Đạt Công ty CP Chè Quân Chu x x x Công ty CP Chè Hà Thái x Công ty CP Chế biến lâm Sản Công ty CP Chè Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Nội dung Loại hình DN Có mạng LAN Có kết nối Internet Có Website Có giao dịch Email Doanh nghiệp Chè Tuấn Oanh Công ty TNHH Trà Phú Lương Công ty TNHH Chè Đồng Hỷ Công ty TNHH chế biến n.sản chè TN x Công ty Chè Thái Nguyên x Công ty TNHH Hoàng Bình x x x Công ty CP L.thực Hà Tuyên Thái Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ x Công ty CP Giấy xuất khẩu TN Công ty TNHH XNK Trung Nguyên x x DN khác (Xây dựng cơ bản) 1 0 0 0 Công ty CP XDNN và PTNT x Cộng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9498.pdf
Tài liệu liên quan