Thực trạng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau khi gia nhập WTO và phương hướng phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010

Tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau khi gia nhập WTO và phương hướng phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010: LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là vùng đất nhiều sông hồ, đầm phá, kênh rạch chi chít và bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi,nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng như vậy, thuỷ sản Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển. Trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế, nhât là khi Việt Nam mới gia nhập WTO ngành thuỷ sản Việt Nam có những cơ hội và thách thức không nhỏ. Đó vừa là điều kiện vừa là rào cản đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam. Đứng t... Ebook Thực trạng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau khi gia nhập WTO và phương hướng phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau khi gia nhập WTO và phương hướng phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước những cơ hội và thách thức như vậy, vấn đề đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam là phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức, biến thách thức thành cơ hội và ngày càng khắc phục được những hạn chế đang tồn tại trong ngành thuỷ sản, lấy thành tựu làm tiền đề, bàn đạp cho sự phát triển. Cùng với xu hướng thị trường thuỷ sản trong nước cũng như nước ngoài ngày càng tăng, thuỷ sản Việt Nam đã và đang cố gắng từng ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và ngoài nước. Xuất hiện trên thị trường nhiều mặt hàng nội địa mới từ các nguồn nguyên liệu mới có (ví dụ như cá tra, cá ba sa, một số loài cá biển và hải sản.. . ). Đã có sự gần nhau đáng kể về thị hiếu và an toàn vệ sinh giữa thuỷ sản xuất khẩu và thuỷ sản nội địa. Năm 2006, vừa qua, thuỷ sản Việt Nam đã có một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành thuỷ sản, đó là xuất khẩu thuỷ sản đã vượt quá ngưỡng 3 tỷ đô la giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khá vững chắc ở vị trí 1 trong 10 nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ đô la năm 2006. Để có thể giữ vững và phát triển thị trường thuỷ sản, ngành thuỷ sản nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng, phải đặt ra các mục tiêu cụ thể, có các giải pháp phát triển rõ ràng. Bên cạnh đó, các chính sách của nhà nước phải được lựa chọn và đề ra phù hợp với tình hình thuỷ hải sản hiện nay. CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN I. Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm ngành thuỷ sản 1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm (TTSP) là một khâu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Biểu hiện giai đoạn TTSP trong quá trình sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau: Các yếu tố sản xuất Tiêu thụ Sản phẩm Sản xuất Tổ chức tốt và có hiệu quả việc TTSP sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất. Tiêu thụ trước hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tín hiệu tốt cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá trình tiếp theo. Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hợp lí nguồn sản xuất, tránh ứ đọng vốn và nhanh chóng thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kì sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Như vậy, TTSP là cơ sở thông tin về thị trường cho người sản xuất. Ngược lại sản phẩm không được tiêu thụ là tín hệu xấu đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản phải tìm ra nguyên nhân (về lưu thông hay về sản xuất) để có biện pháp kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đối với lĩnh vực tiêu dùng, tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời, có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng mới, dặc biệt đối với những sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh. TTSP đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu mối này. Thông qua TTSP mà nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, mẫu mã, chủng loại, mặt hàng. TTSP là một hoạt động nằm trong lĩnh vực lưu thông có nhiệm vụ chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng, vì vậy, TTSP kịp thời và nhanh chóng là tiền dề quan trọng thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Có thể nói rằng, TTSP quyết định đến sự tồn tại và phát triển ngành thuỷ sản. 2. Đặc điểm TTSP thủy sản Những đặc điểm TTSP của cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản gắn liền với với những đặc điểm sản xuất thuỷ sản, với sản phẩm thuỷ sản và thị trường thuỷ sản. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm thuỷ sản và thị trường thuỷ sản mang tính chất vùng và khu vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất thuỷ sản gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng và khu vực. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất và tổ chức hợp lý quá trình TTSP. Đối với những sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối được coi như là những đặc điểm mà ở vùng khác, khu vực khác không có, có thể có những hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có hình thức tiêu thụ thích hợp. - Tính chất mùa vụ của sản xuất thuỷ sản có tác động mạnh mẽ đến cung cầu thị trường thuỷ sản và giá cả sản phẩm thuỷ sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu mùa vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức TTSP. - Sản phẩm thuỷ sản rất đa đạng, phong phú và ngày càng trở thành nhu cầu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức TTSP phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản, chuyên chở xa, vì vậy, cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức linh hoạt, thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi đưa vào tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản. - Một bộ phận hàng thuỷ sản được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy, phải tính đến những nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với thuỷ sản được coi là hàng hoá vượt ra phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh. II. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản 1. Nội dung hoạt động TTSP của cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản 1.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường Thị trường là lĩnh vực cụ thể của lưu thông hàng hoá, là tổng hợp những điều kiện (kinh tế, kĩ thuật, tâm lý, xã hội, tự nhiên) để thực hiện giá trị hàng hóa, phản ánh quan hệ giữa người và người trong lĩnh vực trao đổi mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Thị trường sản phẩm thuỷ sản có thể hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là “ vị trí địa lí” hay thường gọi là chợ thuỷ sản, thông qua đó người bán và người mua trực tiếp gặp nhau, trao đổi để mua bán sản phẩm. Thị trường sản phẩm thuỷ sản đều chứa đựng một tổng cung và một tổng cầu về một loại sản phẩm, hàng hoá thuỷ sản nào đó và bất cứ thị trường sản phẩm thuỷ sản nào hoạt động cũng thực hiện sự trao đổi ngang giá trị do các sản phẩm làm ra, nó gắn sản xuất với tiêu dùng. Mọi sự trao đổi trên thị trường sản phẩm thuỷ sản đều chịu sự tác động, chi phối của các quy luật kinh tế hàng hoá nói chung như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Trên thị trường sản phẩm thuỷ sản, số lượng hàng hoá bán ra thì biểu hiện thành cung, còn số lượng hàng hoá mua vào thì biểu hiện thành cầu. Tương quan về lượng giữa cung và cầu sản phẩm thuỷ sản phản ánh giá cả của thị trường sản phẩm thuỷ sản. Giá cả thị trường tăng thì cung tăng và cầu giảm, giá cả thị trường giảm thì cung giảm và cầu tăng. Giá cả thị trường là yếu tố duy nhất quyết định dung lượng cung, cầu sản phẩm thuỷ sản trên thị trường. Quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm hàng hoá thuỷ sản tạo thành cái nôi kinh tế của thị trường sản phẩm thuỷ sản, hay nói cách khác, đó là những yếu tố cấu thành thi trường sản phẩm thuỷ sản. Quan hệ cung cầu trên thị trường sản phẩm thuỷ sản là quan hệ giữa khối lượng sản phẩm hàng hoá thuỷ sản cung ứng cho thị trường và nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Nhưng cung và cầu vận động nhờ vào sự tác động mang tính “xúc tác” là giá cả của hàng hoá. Vì vây, nghiên cứu cung cầu sản phẩm thuỷ sản trên thị trường phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với giá cả của sản phẩm hàng hoá trên thuỷ sản. Thị trường sản phẩm thuỷ sản nói chung có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của ngành và cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản. thị trường sản phẩm thuỷ sản là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nắm bắt thị trường, nghiên cứu đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, nghiên cứu và dự báo thị trường và nội dung quan trọng trước tiên, là việc thường xuyên phải được tiến hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc: Nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của cơ sở sản xuất kinh doanh; Nghiên cứu các đối tượng tiêu dùng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh về cơ cấu, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời gian và địa điểm; Nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh của mình nghĩa là nghiên cứu không chỉ nhóm người mua mà cả nhóm người bán. Việc nghiên cứu cả nhóm người bán tức là cả các đối thủ cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép tìm ra khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của cơ sở sản xuất kinh doanh trong điều kiện có nhiều người bán và nhiều người mua tức là thị trường không hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Để nghiên cứu thị trường, có thể thông qua sự biến đổi giá cả của thị trường thông qua phương pháp tiếp thị của cán bộ, nhân viên của cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức các hội nghị khách hàng, những cuộc điều tra hay thăm dò ý kiến khách hàng… Khi nghiên cứu đối tượng khách hàng cần nghiên cứu phân loại khách hàng về mức thu nhập của các loại khách hàng về giới tính, độ tuổi… xem xét số lượng, chất lượng, giá cả mà mỗi loại khách hàng ưa dùng để từ đó có đối sách thích ứng với từng loại. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến tiềm năng kinh tế, kỹ thuật và khả nâng thâm nhập vùng thị trường của từng đối thủ cạnh tranh. - Dự báo thị trường: trên cơ sở nghiên cứu nắm bắt thị trường để có những giải pháp thích hợp với việc tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc dự báo đúng đắn thị trường giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh vạch ra hướng chiến lược và triển vọng của mình tham gia vào thị trường, từ đó có những quyết định đúng đắn đối với việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Về mặt thời gian dự báo thị trường, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể dự báo dài hạn và ngắn hạn. Dự báo dài hạn và trung hạn giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh vạch ra chiến lược lâu dài của mình trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm và cả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nội dung dự báo bao gồm: Dự báo khả năng và triển vọng về cung cầu sản phẩm đang sản xuất và những sản phẩm mới mà cơ sở sản xuất kinh doanh có thể sản xuất; Dự báo về khách hàng để lựa chọn khách hàng chủ lực, thường xuyên của cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể xuất hiện những loại khách hàng mới, dự báo về cơ cấu và chủng loại sản phẩm có triển vọng, dự báo về thời gian, không gian tiêu thụ sản phẩm và dự báo về xu thế biến động của giá cả. Việc nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường một cách cụ thể, tỉ mỉ với những phương pháp thích hợp giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh có những bổ sung và quyết định đúng đắn trong việc sản xuất kinh doanh của mình. Giúp trả lời được các câu hỏi như: Việc tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm đưa lại lợi ích gì cho cơ sở sản xuất kinh doanh? Thị trường nào là chính? Để cải tiến và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh nên tiến hành như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Thu hẹp hay mở rộng khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh…? 1.2 Xác định giá cả tiêu thụ Giá cả là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Với chức năng là thước đo giá trị, giá cả như là tín hiệu của nhà sản xuất, người tiêu dùng và là thông tin quan trọng thể hiện sự biến động cung cầu trên thị trường. Giá cả trở thành công cụ quan trọng điều khiển quan hệ cung cầu, vì vậy giá cả vừa có tác dụng kích thích sản xuất, vừa hạn chế đối với người sản xuất và tiêu dùng, mặt khác giá cả còn là một công cụ để phân phối lại lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc xác định hợp lý giá cả của cơ sở sản xuất kinh doanh bảo đảm cho cơ sở sản xuất kinh doanh bảo tồn được vốn sản xuất và có lãi. Giá tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh được quyết định bởi tổng chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm. Giá bán sản phẩm có thể tăng do 3 nguyên nhân: - Tăng chi phí sản xuất: tăng cầu quá mức và tăng tiền quá mức (lạm phát). Trong trường hợp các chi phí sản xuất tăng lên như chi phí lao động, thuế, chi phí trung gian, chi phí hành chính… thì để đảm bảo giữ nguyên lợi nhuận, người sản xuất buộc phải tăng giá. Về nguyên tắc để đảm bảo lợi nhuận, các chi phí sản xuất phải được chuyển vào giá bán. Song trong điều kiện có cạnh tranh không phải bất cứ sự tăng chi phí nào cũng đều làm tăng giá cả sản phẩm. - Ảnh hưởng của cầu làm tăng giá. Sự tăng cầu một sản phẩm nào đó dẫn đến làm tăng năng lực sản xuất sản phẩm đó. Nếu cầu vượt quá khả năng sản xuất thì người bán có thể tăng giá. Song do cạnh tranh nên không thể tăng giá liên tục. - Phát hành tiền quá mức cũng làm cho giá sản phẩm tăng lên. Đây là trường hợp nền kinh tế lâm vào thị trường lạm phát. Khi xem xét và quyết định mức giá bán ra của sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải lưu ý đến các yếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và quy định mức giá nào đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi. Vì vậy phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng. Lựa chọn thời điểm bán hàng có lợi nhất (được giá) là đảm bảo luân chuyển nhanh vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh. 1.3. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm - Người thu gom - Cơ sở chế biến - Các đại lý - Các công ty thương mại ----- - Bán lẻ - Tại ki ốt của cơ sở kinh doanh - Tại chợ - Người bán rong Người tiêu dùng Bán thông qua các tổ chức thươg mại,chế biến Bán trực tiếp Là việc đưa sản phẩm thủy sản của cơ sở sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường khách hàng, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của sản xuất vì vậy phải lựa chọn phương pháp nào để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh, thuận lợi nhất. Việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng có thể theo sơ đồ sau: Như vậy có hai phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu + Sản phẩm có thể trực tiếp từ người sản xuất (cơ sở sản xuất kinh doanh) đến người tiêu dùng dưới hình thức bán lẻ ở các kiốt ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh, bán ở các chợ (nông thôn, thành thị) hoặc dưới hình thức bán trực tiếp đến người tiêu dùng (bán rong). Đây là hình thức được thực hiện chủ yếu ở các dạng biến động thủy sản và các hộ nông dân (có khối lượng hàng hóa không lớn). + Sản phẩm có thể đến người tiêu dùng qua khâu tổ chức trung gian là chức năng thương nghiệp: các đại lý, các công ty thương nghiệp và tư thương… Ở đây, các cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn thủy sản cho các tổ chức thương nghiệp để họ thực hiện bán lẻ thủy sản cho người tiêu dùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng TTSP thuỷ sản của Việt Nam đang từng bước phát triển. Các chợ sản phẩm thuỷ sản đã hình thành và hoạt động sôi động. Các chợ cá thường đi cùng với các bến hoặc cảng cá. Nói chung các chợ cá nằm trên đất liền, tuy nhên gần đây, trên toàn quốc đã có 4 cảng cá và chợ cá ở vùng khơi mới hình thành. Việt Nam có chợ cá độc lập hoặc tổng hợp cho các sản phẩm thuỷ sản. Chợ bán buôn nội địa : Trước năm 2002, cả nước chưa có trung tâm kinh doanh hay chợ bán buôn riêng biệt dành cho các sản phẩm thuỷ sản. Kinh doanh thuỷ sản thường được tiến hành ở bến cá hoặc rải rác ở chỗ những người kinh donh thuỷ sản. Các thành phần nghề cá không có đủ thông tin về sản lượng, khả năng tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm, giá cung cấp thuỷ sản không phản ánh giá thị trường thực tế. Những người kinh doanh và tiêu dùng thuỷ sản không thể thoã mãn với các sản phẩm kinh doanh. Chợ và cửa hàng bán lẻ: người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm thuỷ sản ở các chợ khác nhau. Có thể mua được nhiều loại, dạng, số lượng và chất lượng thuỷ sản ở các chợ tuỳ thuộc vào phạm vi và quy mô của chợ. Các chợ thường tập trung nhiều nhất ở các thành phố và khu đô thị lớn nhằm cung cấp thực phẩm nói chung và thuỷ sản nói riêng cho người tiêu dùng. 1.4. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Có thế sử dụng các thông tin đại chúng như đài, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi… Quảng cáo nói lên công dụng và tiện lợi về việc sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mà có hình thức quảng cáo thích hợp. Bao bì, đóng gói, mật mã và các nhãn mãn sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là một hình thức quảng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ thương mại là một hình thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có thể qua hội chợ để ký hợp đồng tiêu thụ và thu hút khách hàng. Đối với các loại thủy sản xuất khẩu cần tích cực và chủ động trong việc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh hay ở những thuận lợi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm cũng là một hình thức quảng cáo tốt. Hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng. Đối với sản phẩm chế biến cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, nhãn mác, giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình. Tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người khác. 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá toàn diện hoạt động bán hàng cả về khối lượng, giá trị hàng hoá bán ra, chi phí bán hàng và kết quả hoạt động bán hàng. Đánh giá cả mặt định tính đến định lượng, sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. * Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm + Khối lượng sản phẩm bán ra theo tổng số, chia các mặt hàng, khách hàng thời gian, khu vực bán. + Doanh số và doanh thu bán theo tổng, các mặt hàng, cho khách hàng theo thời gian và khu vực. + Số lượng (giá trị) hàng còn tồn kho, hàng đi trên đường chờ thanh toán. + Số khách hàng bán được,doanh số trên một khách hàng bình quân. + Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bán hàng về khối lượng và giá trị + Tỷ phần thị trường của doanh nghiệp trong kỳ, tỷ phần tăng thêm (giảm đi) trong kỳ * Chi phí bán hàng + Tổng chi phí bán hàng, các khoản mục chi phí bán hàng như chi khấu hao, chi tiền lương, chi lãi vay ngân hàng. + Chi phí trực tiếp và gián tiếp bán hàng, chi phí cố định, chi phí biến đổi. + Vốn lưu động bình quân sử dụng. + Số vòng quay của vốn lưu động,thời gian một vòng quay. + Chi phí hàng hoá tồn kho. + Chi phí hàng mất không thu hồi. * Hiệu quả bán hàng + Lãi gộp, lãi thuần. + Mực lợi nhuận trên doanh thu, chi phí và vốn kinh doanh. + Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về hàng hoá, về dịch vụ,về nhân viên phục vụ. + Những ý kiến không hài lòng của khách hàng III. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm có thể phân theo các nhóm sau đây: 1. Nhóm nhân tố thị trường Hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tùy theo quy mô, trình độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ… của từng loại cơ sở sản xuất kinh doanh mà ảnh hưởng của thị trường có khác nhau. Mặc dù vậy, nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh thủy sản. Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường. - Nhu cầu thị trường về thủy sản phẩm. Cầu thủy sản phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Về nguyên lý, thu nhập của dân cư tăng lên thì cầu cũng tăng lên, song đối với sản phẩm thủy sản khi thu nhập dân cư tăng lên thì cầu về thủy sản có thể diễn ra theo hướng tăng lên đối với các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm cao cấp, đồng thời giảm đối với các sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp. Khi thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu đối với lương thực thực phẩm cấp thấp giảm xuống. Cơ cấu dân cư cũng có ảnh hưởng đến cầu. Đối với những vùng nông thôn mà cư dân nông thôn là chủ yếu, phần lớn nhu cầu lương thực thực phẩm được tiêu dùng cho chính họ. Vì vậy, những nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu họ tự do cung ứng, việc tổ chức các chợ nông thôn để trao đổi sản phẩm tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với các vùng thành thị, bao gồm các thị trấn, thị xã các thành phố lớn hay các khu công nghiệp tập trung dân cư phi nông sản, lớn thì nhu cầu tiêu thụ hàng ngày có số lượng lớn và chất lượng cao, việc tổ chức các cửa hàng, các kiốt trở nên cần thiết. Các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tiêu thụ tốt thủy sản phải nắm bắt được những nhu cầu trên cơ sở thu nhập của nhân dân. - Những sản phẩm mang tính chất nguyên liệu và phải thông qua chế biến, cần có tổ chức tiêu thụ đặc biệt thông qua các hợp đồng và phải tổ chức tốt việc bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Cung cấp sản phẩm thủy sản là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm mà mình sản xuất, tức là phải tìm hiểu nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm thủy sản có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và về đối tượng tiêu dùng, vì vậy tính không hoàn hảo của thị trường thể hiện đặc trưng của sản phẩm thủy sản. Khi số lượng cung tăng lên làm cho giá sản phẩm giảm xuống và ngược lại. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng. - Khi nghiên cứu về cung cầu sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh một mặt phải xem xét lại khả năng sản xuất kinh doanh của mình đối với sản phẩm, mặt khác phải tìm hiểu kỹ các khả năng sản xuất của các sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường. Đặc biệt cầu chú ý đến cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Khi xem xét cung sản phẩm nhiều khi phải chú ý đến mấy yếu tố ảnh hưởng đến cung sản phẩm sau dây: giá cả sản phẩm bao gồm giá cả sản phẩm đang sản xuất, sản phẩm thay thế bổ sung và giá cả các đầu vào, trình độ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, môi trường tự nhiên và cơ chế chính sách đang được thực hiện, đồng thời phải chú ý đến cả các áp lực của cầu. - Giá cả là 1 yếu tố quan trọng, là thước đo sự cần bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá cả cần chú ý đến các loại sản phẩm: + Loại sản phẩm cao cấp thông thường giá cả tăng lên thì cầu lại giảm. + Loại sản phẩm thay thế: khi giá cả của các loại sản phẩm này tăng lên thì cầu của sản phẩm thay thế có thể tăng lên. + Loại sản phẩm bổ sung là những sản phẩm mà khi sử dụng sản phẩm này phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác. 2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – Kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố về cơ sở vật chất-kỹ thuật và công nghệ bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc…hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. - Hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Các sản phẩm thủy sản trước khi đi vào chế biến theo kỹ thuật tiên tiến cũng cần được qua các giai đoạn sơ chế lúc đầu. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của sản phẩm thủy sản vừa tránh được sự hao hụt, mất mát trong quá trình quy hoạch, vừa tăng thêm chất lượng và giá trị sản phẩm. Đối với công nghệ chế biến còn tạo nên những sản phẩm tiêu dùng mới và đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng thủy sản. 3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô Nhóm nhân tố này thể hiện vai trò tác động của nhà nước đến thị trường thủy sản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi các quy luật như cung cầu, giá cả… song tác động của nhà nước đến thị trường có ý nghĩa to lớn và giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả, các chính sách vĩ mô của nhà nước có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản bao gồm: - Chính sách nhiều thành phần kinh tế. Trong thủy sản nông thôn hiện nay nhiều thành phần kinh tế tham gia như: Kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân… Điều đó nói lên rằng, cung cấp sản phẩm thủy sản do nhiều tác nhân tham gia, nó cũng thể hiện tính không hoàn hảo của thị trường thủy sản nghĩa là cùng một loại sản phẩm có nhiều người bán trên thị trường. Việc quy định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của sản xuất. - Chính sách tiêu dùng: chính sách tiêu dùng thủy sản hướng vào việc khuyến khích tiêu dùng các thủy sản trong nước, tạo nên những thói quen và tập quán mới trong việc tiêu dùng các sản phẩm mới và đã qua chế biến. Mặt khác chính sách tiêu dùng có liên quan đến việc tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, kể cả dân cư thủy sản và phi thủy sản, thành thị. Chính sách tiêu dùng nhằm vào việc nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân. - Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thủy sản: đầu tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông nông thôn và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu thủy sản, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. - Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào năng lực tổ chức của cán bộ quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh, nghệ thuật và khả năng tiếp thị, marketing, tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm cho người tiêu dùng… vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý mà trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTSP THUỶ SẢN NƯỚC TA SAU KHI GIA NHẬP WTO I. Đăc điểm kinh tế - kĩ thuật và quá trình phát triển của ngành Thuỷ sản. 1. Vị trí, vai trò của ngành Thuỷ sản đối với nền kinh tề Việt Nam. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản.Như vậy nói đến ngành thuỷ sản, người ta nói đến ba khía cạnh chủ yếu sau đây: - Ngành thuỷ sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp, bởi vì ngành thuỷ sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thuỷ sản là mặt nước; đối tượng lao động là những sinh vật thuỷ sinh; kết quả sản xuất của ngành là những sinh vật, những kết quả sinh học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự của nông nghiệp, ngành thuỷ sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Tính độc lập tương đối về kinh tế biểu hiện chỗ trong ngành thuỷ sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thuỷ vực và các nguồn lợi thuỷ sản, nhất là đối với các lưu vực con sông, cửa biển, vùng vịnh hay vùng biển. Do vậy trong các hình thức tổ chức sản xuất, sự hiệp tác thường được coi trọng. Về mặt kỹ thật, tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thật riêng phục vụ cho nuôi trồng hay đánh bắt. Về môi trường, hoạt động của ngành thuỷ sản cũng có thể tự gây ô nhiễm cho môi trường nước, lại cũng có thể làm các thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản bị ô nhiễm hay huỷ hoại do hoạt động ngành khác gây ra. Do vậy, sự phát triển hài hoà giữa thuỷ sản với trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. - Những hoạt động phát triển của ngành thủy sản gồm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi vùng và mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản mà địa phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng, đánh bắt kết hợp phát triển một cách hài hoà các hoạt động nói trên. - Ngành thuỷ sản là một ngành hàng có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội còn thấp, sản xuất ngành thuỷ sản có quy mô nhỏ, sản phẩm ít nên chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và phức tạp thì chế biến phần lớn các sản phẩm đòi hỏi phát triển mạnh mẽ các ngành chuyên môn hoá hẹp như: công nghiệp dánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến thuỷ sản.. . Đối với hầu hết các nước, ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú. Việt Nam là nước có mặt biển rộng hơn 3200 km bờ biển, có nhiều hồ và sông suối trong đất liền. Phát triển ngành thuỷ sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, thể hiện trên các mặt sau đây: 1.1 Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác, tạo vi._.ệc làm, xoá đói giảm nghèo. - Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thuỷ sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thuỷ sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư.. .) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thuỷ sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều khoáng hơn nhưng chất đạm cũng khá cao. Ví dụ trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm đạm là 16,2 – 19,2%, của mỡ là 11 – 28%, chất khoáng là0,8 – 1,0%, cũng tương tự theo tỷ lệ nói trên trong cá thu tỷ lệ có thứ tự là: 18,6%, 0,4% và 1,2%; ở cá mối là: 16,4%, 1,6 – 2,3% và 1,2%; ở cá hồng là: 17,8%,5,9% và1,4%. v.v.. . Theo công bố mới đây của FAO, thời kì 1995 – 1997, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt bình quân mỗi năm 119,4 triệu tấn. Phần sản lượng không được làm thực phẩm cho người là 29,23 triệu tấn, phần sử dụng làm thực phẩm cho người là 90,17 triệu tấn. Với số dân là 5,74 tỷ người, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người mỗi năm ở các nước công nghiệp: 28,4 kg, ở các nước thu nhập thấp thiếu thực phẩm là 13,1 kg/ người/năm, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi: 10,2 kg/người/ năm. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, con số trên ở Hồng Kông 56,6 kg, Malaixia 55,7 kg, Hàn quốc 51,2 kg, Đài loan 37,3 kg, Việt Nam 16,9 kg và thấp nhất ở Lào 8,9 kg. Trong năm 2001, mức tiêu thụ bình quân la 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ bình quân thịt lợn 17,1 kg/ người và thịt gia cầm là 3,9 kg/người. Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. _ Ngành thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến làm thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thuỷ sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng. Năm 1996, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc nước ta sản xuất được 10.000 tấn bột cá làm thức ăn chăn nuôi và đến năm 2000 con số này đạt gần 40.000 tấn. _Ngành thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rông biển.. . Các nguyên liệu thuỷ sản còn đựoc sử dụng làm nguyen liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ, v.v.. . _ Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt viêc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên pham vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liê tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao đông thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4% năm, cao hơn mức tăng binh quân của cả nước (2% / năm). Đặc biệt do sản xuất của nhều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lưc lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trộng góp phần vào sự nghiệp xoá đối giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm.. . chủ yếu do lao động nữ thực hiện, dã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. 1.2 Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung. Ngành thuỷ sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thuỷ sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, sẽ góp phân thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh giá vai trò của các khu vực, ngành kinh tế, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu, đó là tốc độ tăng trưởng của từng ngành, khu vực và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dung hai chỉ tiêu nêu trên, cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ hoặc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay, người ta đưa ra phương pháp đánh giá mới, đó là tỷ trọng đóng góp của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng trưởng chung. Phương pháp này cho phép đồng thời xét đến sự tác động theo cả hai chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của từng ngành, khu vực trong tốc độ tăng trưởng chung. Do vậy, chỉ tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của từng ngành, từng khu vực cho thấy rõ hơn, lượng hoá được vai trò của từng ngành, từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn đóng góp trên dưới 10%. Nguyên nhân chủ yếu là tỷ trọng của nông, lâm, thuỷ sản trong GDP giảm, từ 24,53% năm 2000 xuống còn 21,65% trong năm 2003. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm, thì tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng lên,từ11,4% năm 2001 lên 13,0% trong năm 2003. Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các khu vực và các ngành Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tốc độ tăng % Tốc độ tăng % Tốc độ tăng % Tốc độ tăng % 1. Đóng góp vào tăng trưởng GDP Tổng số 6,79 100 6,89 100 7,04 100 7,10 100 - Nông, lâm, thuỷ sản 1,10 16,2 0,60 10,0 0,91 12,9 0,64 9,0 - Công nghiệp, xây dựng 3,47 51,5 3,68 53,4 3,45 49,0 3,81 53,7 - Thương mại dịch vụ 2,22 32,7 2,52 36,6 2,68 38,1 2,65 37,3 2. Đóng góp vào tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản Tổng số - - 2,98 100 4,06 100 2,97 100 - Nông nghiệp - - 2,53 84,8 3,44 84,7 2,48 83,5 - Lâm nghiệp - - 0,12 3,9 0,15 3,8 0,11 3,6 - Thuỷ sản 0,34 11,3 0,47 11,5 0,39 13,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Những năm qua Nhà nước đã xác định ngành thuỷ sản là một trong nhưng ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Theo số liệu thống kê, ngành thuỷ sản giai đoạn 1995 – 2006 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên trên 3,3 tỉ USD. Trong các hoạt động của ngành, khai thác thuỷ sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7.7% ( giai đoạn 1991 – 1995) và 10% (giai đoạn 1996 – 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lương, chất luợng cũng như chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất- ưu tiên phát triển các họt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngot. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước măn, lợ và 254.835 ha nước ngọt dể nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh nhưng tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụngvật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.. . Nuôi biển là môt hướng mở khác cho ngành thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loại tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,. . với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngot có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá basa, cá tra xuất khẩu đem giá trị kinh tế cao;Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt trang trại nuôi chuyên canh ( hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh va thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nônh nghiệp, nông thôn. Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% ( năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản dã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong chiến lược Phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản thời kì 1991 – 2000 dã được hoàn thành vượt mức: Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tấn - - 1.600.000 1.000.0000 600.000 2.174.784 1.454.784 720.000 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Triệu USD 900-1000 1.478,6 Thu hút lao động thuỷ sản Nghìn người 3.000 3.400 Nguồn: Tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất,mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá. Giá trị xuất khẩu ( Triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp - Xây Dựng - Dịch vụ Nông – Lâm – Thủy sản Tổng số Riêng Thủy sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản 1.3 Tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước, mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Đối với những nước có tiềm năng về thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản, phát triển ngành thuỷ sản tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Trong nhiều năm qua, ngành thuỷ sản nước ta đã từng bước phát triển và đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của dất nước. Năm 1980, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt 558,66ngàn tấn, trong đó xuất khẩu 2,72 ngàn tấn, đạt hía trị kimngạch 11,3 triệu USD. Đến năm 2001, các con số tương tự đạt: sản lượng là 2.226,9 ngàn tấn (tăng gần 4 lần), xuất khẩu là 358,833 ngàn tấn ( tăng gần 132 lần), đạt giá trị kim ngạch là 1760 triệu USD (tăng 155 lần). Năm 2003, mặc dù ngành thuỷ sản nước ta phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, những rào cản thương mại của một số nước, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn đạt 2,3 tỷ USD (bằng 1,3 lần so với năm 2000), trong đó xuất khẩu tôm đạt trên 1 tỷ USD đã khẳng định vị trí xuất khẩu tôm trên thị trường thế giới và trong nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ta. Đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, đến nay đã có những bước tiến quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Đã có 100 doanh nghiệp được EU công nhận dủ điều kiện an toàn vệ sinh, hơn 120 doanh nghiệp được cấp phép vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cũng từng bước nâng cao năng lực xúc tiến thương mại để đi vào thị trường mới. Đối với toàn ngành thuỷ sản, đã có nhưng tiến bộ đáng kể về gắn kêt thị trường ngoài nước (về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm) với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến, nuôi trồng, khai thác với phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ; gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồn, bảo quản và khai thác sản phẩm; gắn kết giữa khâu ché biến xuất khẩu với chế biến phục vụnhu cầu thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng quy mô thị trường còn nhỏ bé, kể cả thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU.. . Vì vậy cần tiếp tục mở rộng các thị trường này. Muốn vậy, cần đảm bảo ổn định và chủ động về sản lượng, an toàn vệ sinh và chât lượng sản phẩm xuất khẩu. Do đó, việc gắn kết phát triển nguyên liệu với chế biến xuất khẩu một cách chặt chẽ là đòi hỏi bất buộc của phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong những năm tới. Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang nhưng khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, và các nước khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung quốc chiếm trên 75% tổng kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm dể nền kinh tế Việt Nam hộ nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.4 Phát triển ngành thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ ngành thuỷ sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng. Về măt kinh tế, ở những địa phương thuộc duyên hải Trung bộ hoặc Tây Nam bô, phát triển thuỷ sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản, các chủ tàu đánh cá. Ở các địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt vùng nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thuỷ đặc sản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cho hiệu quả cao. Về mặt xã hội, ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng cao, phát triển chăn nuôi thuỷ sản ao hồ, sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào đân tộc; trợ giúp cho việc xoá bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản tại chỗ ở các vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khoẻ của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra, phát triển các trạm tàu khai thác thuỷ sản xã bờ còn góp phần tăng cường an ninh quốc phòng cho vùng biên giới biển đảo của Tổ quốc. Đối với,một số vùng biển, vùng ngập nước ven biển hay trong đất liền, phát triển thuỷ sản cũng góp phần vào phát triển ngành du lich, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. 2. Đăc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành thuỷ sản. 2.1 Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trông nước Các loại động thực vật sống trong nước là đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thuỷ sản gồm có biển và các mặt nước trong nội địa. những sinh vật sống trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản, có một số điểm đang lưu ý như sau: _ Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thẻ di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. Để bảo vệ, tái tạo và khai thác có hiệu quả các nguồn lơi thuỷ sản, một mặt cần phải chia rannh giới mặt nước, mặt biển, vùng biển giữa các địa phương hay các quốc gia nhưng mật khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương hay các nước trong nuôi trồng, đánh bắt thuỷan. Đối với từng địa phương hay từng quốc gia, nếu không ngăn chăn có hiệu quả các phương pháp khai thác lạc hậu hoặc làm huỷ diệt các sinh vật trong nước có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn thức ăn tự nhiên, do vậy có thể làm thay đổi nơi cư trú của tôm, cá hoặc hướng di chuyển của các loài thuỷ sản khác, dẫn đến làm nghèo nàn hay can kiệt nguồn lợi thuỷ sản. _ Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn.. . Trong nuôi trồng thuỷ sản, cần tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cao của các loại thuỷ sản như: tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo oxy bằng quạt sục nước.Trong hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, tính mùa vụ của từng loại thuỷ sản như sinh sản theo mùa, di cư theo mùa phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, điều kiện thuỷ văn đã tạo nên tính phức tạp về mùa vụ cả về không gian lẫn thời gian. Điều này đã tạo nên cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển nhiều ngành nghề khai thác khác nhau của ngư dân. _ Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vì chúng đều là những sinh vật đã tách khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ. - Cần có những nghiên cứu cơ bản dể nắm vững quy luật sinh trưởng và phát triển của từng giống, loài thuỷ sản như quy luật sinh sản, sinh trưởng, di cư, quy luật cạnh tranh quần đoàn, các tập tính ăn hay tự vệ.. . Trên cơ sở đó triển khai thực hiện các biện pháp nuôi trồng, khai thác phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ và phát triển nguồn lợi,bảo đảm phát triểnbền vững của ngành. 2.2 Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế Các loại mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển.. . gọi chung là thuỷ vực được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tương tự như ruộng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế của ngành thuỷ sản. Không có thuỷ vực sẽ không có sản xuất thuỷ sản. Tuy nhiên, nước là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thậm chí điều kiện của sự sống. Do vậy thuỷ vực có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của con người như để điều hoà môi trường, đáp ứng nhu cầu giao thông thuỷ, du lich sinh thái sông nước v.v.. . Thông thưòng, thuỷ vực được sử dụng theo hướng đa mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng. Ví dụ các ao hồ chứa nước thường dược sử dụng để nuôi cá kết hợp trữ nước tưới phục vụ nông nghiệp; các con sông có thể phục vụ giao thông thuỷ, nuôi cá lồng bè ở ven sông, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của cư dân v.v.. . Để sử dụng có hiệu quả và bảo vệ thuỷ vực trong ngành thuỷ sản cần chú ý những vấn đề sau: - Thực hiện qui hoạch các loại hình thuỷ vực và xác định hướng sử dụng thuỷ vực cho ngành thuỷ sản. trong quy hoạch cần chú ý những thuỷ vực có mục đích sử dụng chính vào nuôi trồng thuỷ sản cần kết hợp với các hướng kinh doanh khác; còn những thuỷ vực đươc quy hoạch cho mục đích phát triển giao thông, thuỷ điên.. . là chình thì cần kết hợp hợp lý với việc phát triển thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng thuỷ vực. - Chú trọng việc bảo vệ môi trường nước, kể cả nước biển. Thực hiện những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn moi nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Mặt khác, phải thường xuyên cải tạo thuỷ vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các thuỷ sản sinh vật nhằm nâng cao năng suất sinh học của thuỷ vực. Đây là điều kiện thực hiện thâm canh tăng năng suất các sinhvật nuôi trồng, điều kiện sử dụng thuỷ vực trong ngành thuỷ sản theo hướng thâm canh. - Sử dụng thuỷ vực một cách tiết kiệm, đặc biệt cần hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng thuỷ vực là các ao, hồ, các thùng đấu.. . sang đất xây dựng cơ bản hay mục đích khác. 2.3 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành thuỷ sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và cá dịch vụ thuỷ sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kếm, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện như vậy, khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác dộng mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thuỷ sản được chuyên môn hoá ngày càng cao. Các hoạt động chuyen môn hoá khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản có trình độ và quy mô phát triển tuỳ thuộc nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo thành những ngành chuyên môn hoá hẹp có tinh chất độc lập tương đối. Tuy vậy, do đặc điểm sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản, tính liên kết vốn có của hoạt đông khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hoá hẹp nói trên trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính liên ngành. Như vậy tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác nhau gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ là đặc điểm của ngành thuỷ sản.Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất tương đối khác nhau làm cho ngành thuỷ sản vừa có tính chất của một ngành sản xuất công nghiệp, vừa có tính chất của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc quản lý vĩ mô cũng như quản lý kinh doanh trong ngành thuỷ sản mang tính hỗn hợp. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của những hoạt động sản xuất có tính chất khác nhau như nói ở trên tạo thành cơ cấu sản xuất của ngành thuỷ sản. Cơ cấu sản xuất ngành thuỷ sản (hay còn gọi là cơ cấu ngành) là tập hợp các bộ phận những hoạt động sản xuất thuỷ sản tương tự nhauvà mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó hợp thành hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Cơ cấu ngành thuỷ sản được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, hình thành nên hai bộ phận sản xuất chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp thuỷ sản với những chức năng khác nhau: + Nuôi trồng thuỷ sản: bộ phận sản xuất có tính chất nông nghiệp, thường được gọi là ngành nuôi trồng thuỷ sản, có chức năng duy trì, bổ sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản để cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng, xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác nhau. + Công nghiệp thuỷ sản: bộ phận sản xuất có tính chất công nghiệp bao gồm khai thác và chế biến thuỷ sản. Những hoạt động này có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi thuỷ sản và chế biến chúng thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. + Ngoài ra, để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn có các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ khác như: đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, sản xuất bao bì, ngư cụ v.v… Tất cả các hoạt động sản xuất phụ trợ và phục vụ nói trên cùng với nuôi trồng và công nghiệp thuỷ sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cơ cấu ngành thuỷ sản, Cơ cấu ngành thuỷ sản Việt Nam có thể được minh hoạ đơn giản như sau: Các ngành chuyên môn hoá hẹp trong cơ cấu ngành thuỷ sản Việt Nam Ngành công nghiệp thuỷ sản Ngành khai thác Ngành chế biến Các ngành phụ trợ và phục vụ -Nuôi thuỷ sản nước ngọt -Khai thác các sản phẩm nuôi trồng -Chế biến đông lạnh -Đóng sửa tàu thuyền -Sản xuất sửa chữa ngư cụ -Nuôi trồng nước lợ -Chế biến đồ hộp -Dịch vụ vận chuyển -Dịch vụ cảng, kho lạnh -Nuôi trồng hải sản -Đánh bắt hải sản -Chế biến hàng khô -Sản xuất nước đá -Sản xuất bao bì -Chế biến nước mắm -Sản xuất thức ăn cho nuôi trồng 2. 4. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản đều đòi hỏi đầu tư ban đầu tương đối lớn. Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể đến nuôi cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng,nuôi lồng ở sông suối thì hầu hết các hoạt động đầu tư nuôi thuỷ sản đều cần vốn lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải tạo đầm nuôi thuỷ sản ở ven biển, cửa sông v.v... Trong hoạt động đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu đóng tàu mới tàu thuyền lên tới hàng tỷ đồng. Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn cho phát triển của các hoạt động kinh tế như trên là vượt khả năng tự tích luỹ và đầu tư của từng chủ thể kinh tế trong ngành thuỷ sản, đặc biệt là khả năng của hộ. Do vậy, dể phát triển thuỷ sản, Nhà nước phải xây dựng và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng của ngành này như: cho vay trong chương trình khai thác xa bờ, tín dụng đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dich vụ nghề cá theo quy hoạch v.v.. . Sản xuất nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thuỷ văn; bão, lũ. Đối với những nước như nước ta có bờ biển dài, diễn biến bão lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ lớn đã gây thiệt hại nặng cho nuôi trồng thuỷ sản cả một vùng hay một địa phương. Trong nhiều trường hợp, thiên tai có thể gây thiệt hại đến cả tính mạng ngư dân, nhất là ngư dân làm nghề đánh bắt ngoài khơi. Để hạn chế tối đa những hậu quả có thể gây ra do thiên tai và khắc phục những hậu quả thiên tai nhằm nhanh chóng phục sản xuất, cần chú ý những vấn đề chủ yếu là: - Cần đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thuỷ văn phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai như bão biển, lũ lụt.. . cho ngư dân. Xây dựng các vùng tránh bão cho tàu thuyền đánh cá, xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản và tính mạng của ngư dân. - Ban hành và thực thi những chính sách sách ưu đãi cho các vùng, các hoạt động kinh doanh nuôi trồng, khai thác hay chế biến của các chủ thể kinh doanh để khắc phục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất. - Cần từng bước nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản. Ngoài những đặc điểm chung như trình bày trên, ngành thuỷ sản Việt Nam còn có những đặc điểm riêng đáng lưu ý sau đây: a, Thuỷ vực và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đa dạng và khá phong phú. Đối với nước ta, nếu không kể tiềm năng mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản nội địa, ta còn có tiềm năng về biển cho phát triển thuỷ sản. Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3.447 ngàn km2,độ sâu trung bình 1.140 m và bờ biển dài trên 3.260 km, kha dồi dào về nguồn lợi sinh vật biển. Nguồn lợi sinh vật biển có khoảng 11.000 loài động vật và thực vật biển, trong đó: động vật nổi có 468 loài, động vật đáy có 6.377 loài, san hô cứng có 298 loài, động vật chân đầu có 53 loài; cá biển có hơn 2000 loài thuộc 717 giống, 178 họ; tôm biển có 225 loài; rong biển có 667 loài.. . Ngoài ra còn nhiều loại đông thực vật biển phong phú và có giá trị khác như: chim biẻn, thú biển, thực vật nổi và thực vật ngập mặn v.v.. . Với tiềm năng mặt nước lớn và nguồn lợi thuỷan phong phú, Việt Nam hoàn toàn có thể và cần thiết phải phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực nông, lâm, thuỷ sản trên cơ sở những thuận lợi chủ yếu là: - Chủng thuỷ sản nuôi trồng khá phong phú với nhiều giống loài từ nhiệt đới đén ôn đới như cá trê phi, rô phi, cá chim trắng, tôm thẻ chân trắng, bống tượng, đến trắm cỏ, chép lai.. . - Khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản có thể diễn ra quanh năm, trong khi ở các nước xứ lạnh chỉ có thể nuôi trồng, khai thác một vụ với quy mô lớn ngoài trời. - Giống loài động thực vật trong nước đa dạng, đặc biệt có nhiều loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Tuy nhiên do điều kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, lại nằm trong vùng có nhiều nưa, bão, lũ, rét và hay bị hạn vào mùa đông gây ra những khó khăn, thậm chí những tổn thất trong phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. b, Ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay đang ở trình độ thấp, có mặt còn lạc hậu, đang trong uqá trình đổi mới để phát triển và hộ nhập. Đến năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước đạt trên 1 triệu ha, tăng 4,3% so vơi năm 2002. Do vậy sản lượng thu hoach từ nuôi trồng tăng 11,3% và giá trị sản lượng tăng 15,2%. Nhờ đó ngành nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu, tham gia tích cực vào xoá đối giảm nghèo tại hầu hết các địa phương ở miền biển, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản vẫn thiếu ổn định do còn nhiều hạn chế về giống và thuỷ lợi, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và quản lý dư lượng một số chất độc hại (kiểm soát dư lượng và tiêu chuẩn vùng nuôi). Cho mãi đến ngày 5/01/2004 Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (Nafigaved) mới chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động. Về khai thác nguồn lợi thuỷ sản biển đến nay vẫn chậm đổi mới công nghệ, công cụ và phương thức khai thác lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa gắn kết chặt chẽ khai thác bới bảo quản chế biến. Trong chế biến xuất khẩu, hiện nay cả nước mới có 152/332 cơ sở chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ an toàn (bằng 45,8%) v.v.. . Nguồn lao động với kỹ năng lao động trong ngành thuỷ sản thể hiện tập trung nhất trình độ phát độ phát triển của ngành. Đến nay theo thống kê của Bộ Thuỷ sản cho thấy, tổng số lao động thuỷ sản hiện có khoảng 3,4 triệu người, trong đó làm nghề nuôi trồng là 668 ngàn người (chiếm 19,6). Mặc dù số lượng lao động đông nhưng trình độ văn hoá và tay nghề không cao: trình độ văn hoá chưa hết tiểu học chiếm 13,8%, trung học cơ sở chiếm 39,6% và phổ thông trung học chiếm 31,6%. Về trình độ chuyên môn được đào tạo sơ cấp chiếm 9,6%, trung cấp 5,5%, cao đẳng và đại học 8,1%, trên đại học khoảng 1%. Lực lượng lao động thuỷ sản chưa đươc đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, nhất là trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Hầu hết ngư dân khai thác hải sản dựa theo._. cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ngành thuỷ sản; Sử dụng có hiệu quả viện trợ và các hoạt động hợp tác quốc t, thu hút ccs hoạt động có vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt trong nuôi trồng thuỷ sản và chế biến các đối tượng có giá trị thương mại cao. 1.6. Những vấn đề, chính sách trong công tác - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xây dựng năng lực cho các trung tâm khuyến ngư,khuyến nông để họ hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ khuyến như: - Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáodục, vận động nhân dân tham gia thực hiện đường lối chủ chương chính sách pháp luật của đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản; - Huy động mọi nguồn lực để tổ chức các lớp tập huấn trang bị kỹ thuật, kiến thức cho lao động nghề cá để họ có thể tham gia hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản một các tích cực và hiệu qủa; - Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; - Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ( báo chí, đài, ti vi) để đưa tin và phổ biến kiến thức khoa học về nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.. . 1.7. Những vấn đề, chính sách nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Kế Hoạch và đầu tư và các bộ ngành có liên quan tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và đào tạo cán bộ. - Triển khai hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế để tiến hành điều tra các nguồn lợi thuỷ sản, tiếp thu các công nghệ mới, phục vụ tốt cho công tác khai thác hải sản đặc biệt là khai thác xa bờ.Tiếp thu những kiến thức mới về khai thác hải sản, đào tạo đội ngũ cán bộ và ngư dân nhằm nhanh chóng thích ứng với công nghệ khai thác hiện đại. - Tiếp tục thực hiện đàm phán với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng đầu tư và phát triển châu Á, các nước khác để tìm kiếm các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, điều tra nguồn lợi, đào tạo lao động.. . Khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. - Từng bước nghiên cứu, mở rộng việc đầu tư gián tiếp,cho phép thực hiện các dự án nghiên cứu nguồn lợi và thực hiện cộng cụ khai thác phù hợp với các vùng xa bờ. - Để tạo nguồn vốn công nghệ cao cho chương trình đánh bắt hải sản xa bờ,đề nghị nhà nước cho phép ngành Thuỷ sản được hợp tác, liên doanh đánh bắt hải sản vùng biển khơi Trung bộ với một số nước có chọn lọc để tăng cường thăm dò tài nguyên hải sản xa bờ và tìm kiếm công nghệ mới, tiến tới thàng lập các công ty liên doanh theo Luật đầu tư. 1.8 Những vấn đề, chính sách nhằm phát triển và ứng dụng khao học và công nghệ trong đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Để đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng, việc phát triển các cơ sở chế biến thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chuẩn HACCP là rất cần thiết. Đặc biệt bước sang thế kỷ XXI, các quốc gia và khu vực thị trường ngày càng quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm (CLATTP) EU đã ban hành sách trắng về CLATTP, xây dựng hoàn toàn mới hệ thống các quy định, luật lệ về đảm bảo CALLTP và thành lập cơ quan thú y cũng đang tăng cường các điều kiện đảm bảo CLATTP Thuỷ sản nhập khẩu và tiêu thụ nội địa. Trong khi đó, thực trạng chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do trình độ công nghệ chế biến không theo kịp những yêu cầu của thị trường Thuỷ sản thế giới. Theo báo cáo của NAFIQUACEN, từ đầu năm 2001 đến nay hàng thuỷ sản Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản xuất khẩu, trong đó đáng chú ý là việc EU, Mỹ, Hàn Quốc, Canađa, Thái Lan, Thuỵ Điển tăng cường kiểm tra dự lượng kháng sinh, Bên cạnh đó, hàng Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam còn bị tác động bởi quy định về bảo vệ các heo trong khai thác tôm bằng lưới kéo đáy của Mỹ; ngăn chặn lây lan bệnh đốm trắng trong sản phẩm xuất khẩu là nuôi tôn của Australia, Thái Lan… Tất cả những rào cản kể trên chung quy thuộc về quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, từ khâu nuôi trồng, khai thác, bảo quản đến khâu chế biến sản phẩm. Trước những thách thức và yêu cầu khắt khe đó, đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách thích hợp về phát triển công nghệ, phát triển các cơ sở chế biến và nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ đối với yêu cầu phát triển công nghệ nói chung và phát triển công nghệ trong cơ sở chế biến thuỷ sản trong thời gian tới là: - Nhà nước áp dụng các chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mói công nghệ đối với một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối đạt trình độ tiên tiến của thế giới đảm nhiệm vai trò tiên phong và hướng dẫn về thị trường và công nghệ trong chế biến xuất khẩu. Nhà nước chiếm cổ phần chi phối đạt trình độ tiên tiến của thế giới và đảm nhiệm vai trò tiên phong và hướng dẫn về thị trường và công nghệ trong chế biến xuất khẩu. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp trong khu vực chế biến tăng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định lên 20 – 30%/năm để tạo điều kiện đổi mới nhanh thiết bị công nghệ. Thành lập hội đồng công nghệ của ngành thuỷ sản để tuyển chọn và đưa ra khuyến cáo trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tạo ra những đột phá và công nghệ. Nhà nước cần sớm ban hàng các chính sách khuyến khích về thuế đối với nhập khẩu các công nghệ hiện đại, bí quyế công nghệ và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuê chuyên gia giỏi ở nước ngoài. Trong chính sách phát triển công nghệ, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ phát triển các công nghệ sản xuất giống chất lượng đối với các loài có giá trị kinh tế và thương mại cao. Đẩy mạnh các chương trình hợp tác song phương và đa phương ngắn và dài hạn với các quốc gia có công nghệ hiện đại về thuỷ sản để chuyển giao có công nghệ hiện đại về thuỷ sản để chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp để tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao và ứng dụng tạo ra sản phẩm. Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển mạnh sang phương thức kiểm tra chất lượng theo hệ thống đồng bộ và toàn diện từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu. Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thực phẩm của khu vực chế biến thuỷ sản, áp dụng các phương thức quản lý chất lượng theo hệ thống, như quy phạm sản xuất (GMP), quy phạm vệ sinh (SSOP) … Hiện nay việc kiểm soát chất lượng thuỷ sản đang gặp phải một số khó khăn, 2. Một số đề xuất chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thuỷ sản của Việt Nam trong những năm mới 2.1. Về chính sách thuế Trong điều kiện ngày nay khi lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản đã giảm nhiều do các chi phí như giá lao động, chi phí tàu thuyền, dầu tư máy móc thiết bị mới ngày càng tăng và nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản ngày càng giảm, Nhà nước cần có những chính sách thuế hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thuỷ sản. Cụ thể là: + Nhà nước điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản do chính sách bảo hộ ngành chế biến thức ăn nuôi thuỷ sản. + Nhà nước cần xem xét để giảm thế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản nói chung và nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. + Để khuyến khích các doanh nghiệp và ngư dân phát triển hoạt động khai thác cá xa bời, đề nghị Nhà nước áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất đối với ngành nghề khai thác thuỷ sản xa bờ, do mức độ rủi ro cao nhưng lợi nhuận và tiền lương hiện nay chưa cao. + Để không gây áp lực tâm lý nặng nề và đảm bảo khả năng thu đối với thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước cần nghiên cứu đơn giản hoá các biện pháp thu thuế, cách tính thu nhập chịu thuế giữa thu nhập chịu thế ở các mức thuế suất khác nhau. + Đối với thuế sử dụng đất, để đảm bảo thu nhập cho các hộ nông dân nói chung và ngư dân nói riêng ổn định đời sống và phát triển sản xuất Nhà nước cần: a) Giảm 50 – 70% hoặc miễn tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả trong suốt thời gian hoạt động của dự án tuỳ theo địa bàn đầu tư. b) Miễn tiền thuê đất tối thiểu 3 năm và miễn toàn bộ tiền thuê đất phải trả trong suốt thời gian hoạt động của dự án tuỳ theo địa bàn đầu tư; c) Miễn thuế sử dụng đất. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành thuỷ sản, cần thực hiện các ưu đãi về thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản đối với lĩnh vực đầu tư ưu tiên: nuôi công nghiệp và các nghề yểm trợ cho nuôi công nghiệp. + Tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khai thác thuỷ sản gần bờ, để hạn chế hoạt động khai thác, đảm bảo nguồn tài nguyên thuỷ sản đang bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường. Đồng thời, giảm mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khai thác thuỷ sản xa bờ để khuyến khích ngư dân và doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng và lợi nhuận khai thác. Tuy nhiên việc giảm bớt thế tài nguyên cho khai thác xa bờ cần phải kèm theo quy định xử phạt nghiêm minh để đảm bảo môi trường sinh thái. + Mức thuế mặt nước cần có sự giảm hơn nữa để khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, không nên miễn loại thuế tài nguyên mặt nước và cần tăng mức xử phạt nhằm tạo thêm nguồn thu ngân sách chi nhà nước và giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. + Giảm các loại chi hí dịch vụ như điện, giao thông, thuỷ lợi, nước, cảng, giá cước container…để tạo điều kiện khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản…Phấn đấu áp dụng cùng một giá các chi phí xuất với các doanh nghiệp Việt Nam; + Bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và bỏ hoàn thuế lợi tức tái đầu tư, thay bằng việc công bố áp dụng rộng rãi danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào ngành thuỷ sản. 2.2. Về chính sách tín dụng. Để khắc phục hạn chế về nguồn vốn và lưu chuyển các nguồn vốn ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực thuỷ sản nói riêng, chính sách tính dụng của nhà nước cần được sửa đổi một số nội dung sau: + Hiện nay, theo qui định, lãi suất tín dụng ưu đãi chỉ bằng khoảng 50 – 70% so với lãi suất tín dụng bằng ngoại tệ thì lãi suất tín dụng ưu đãi cao hơn đến hơn 1,5 lần. Nghĩa là, nếu tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định thì mức lãi suất tín dụng ưu đãi xuất khẩu hiện nay không có ý nghĩa đối với việc tăng sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trong nước trước các doanh nghiệp nước ngoài (khi họ chỉ vay với lãi suất thị trường). Vì vậy, trong những năm tới, nhà nước cần xem xét mức ưu đãi lãi suất tín dụng tối thiểu bằng lãi suất tín dụng ngoại tệ công với chỉ số lạm phát trong năm, hoặc thậm chí có thể thấp hơn (thực hiện lãi suất tín dụng ưu đãi âm như Hàn Quốc đã áp dụng) khi cần tăng khuyến khích vào các dự án đặc biệt. + Về thời hạn cho vay: Đối với vốn vay lưu động, thời hạn vay vốn thuộc loại ngắn hạn (trên dưới 1 năm) có thể căn cứ vào độ dài thời vụ và hoặc cộng với thời hạn giao hàng xuất khẩu cộng với thời hạn thanh toán sau khi giao hàng, thường kéo dài khoảng trên dưới 1 năm tuỳ theo quy cách sản phẩm và độ chế biến; Đối với vốn vay đầu tư sửa chữa hay đầu tư mới vào tài sản cố định của cơ sở sản xuất, thời hạn vay vốn ở tầm trung và dài hạn (thường 2 – 5 năm) nên căn cứ vào quy định khấu hao tài sản của nhà nước. Nếu nhà nước quy định tỷ lệ khấu hao nhanh thì thời hạn cho vay có thể ngắn hơn so với quy định tỷ lệ khấu hao chậm. Đồng thời, nhà nước nên xem xét kéo dài thời hạn cho vay vốn của các dự án đầu tư. Có như vậy mới phù hợp với đặc thù của ngành thuỷ sản là cần nguồn vốn với khối lượng lớn, cần đầu tư lâu dài, phụ thuộc nhiều vào ngư trường, thời tiết, biến động giá cả… + Về vốn đối ứng: Theo quyết định 159/1998/QĐ- TTg Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư kinh doanh ngành nghệ thuỷ sản phải có ít nhất 15% vốn tự có để đảm bảo năng lực tài chính của mình. Dưới góc độ ngân hàng, mức vốn tự có như trên là quá thấp so với tổng mức đầu tư của một dự án cho vay, nhưng dưới góc độ của người đi vay (ngư dân), nguồn vốn tự có như trên là quá lớn so với tài sản hiện có của họ. Chẳng hạn, để đóng mới một con tàu phục vụ cho khai thác thuỷ sản xa bờ, tổng vốn đầu tư là khoảng 1,3 – 1,5 tỷ đồng, thì mức vốn tự có của người dân cũng lên tới trên 200 triệu đồng - mức mà nhiều ngư dân không có được. Như vậy, nhà nước đảm nhận việc thẩm định tính cụ thể và yêu cầu các Ngân hàng đảm nhận việc thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn. Với những dự án được thẩm định có tính khả thi cao, ngân hàng có thể chấp nhận mức vốn tự có thấp hơn qui định 15%, ngược lại với dự án ít khả thi, ngân hàng có thể từ chối cho vay vốn. Đồng thời, ngân hàng cần phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở trong việc xác minh đúng vốn tự có của người đi vay. +Về tài sản thế chấp: Theo quyết định 67/1999/QĐ –TTG của Thủ tướng Chính phủ, các hộ nuôi trồng thuỷ sản vay vốn dưới 10 triệu đồng không cần thế chấp, nhưng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn trường hợp vay vốn trên 10 triệu đồng thì phải dùng tài sản thế chấp. Tuy nhiên, qui định về mức vay cần tài sản thế chấp này là không phù hợp với khả năng thế chấp tài sản của các hộ nông dân nghèo ở các vùng cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, nhà nước có thể giải quyết vướng mắc về tài sản thế chấ vay vốn để nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc áp dụng mô hình cho vay vốn bằng hiện vật và bằng tiền (chủ yếu để làm vốn lưu động). Để thực hiện mô hình này, nhà nước cần có chính sách đảm bảo lợi ích cho các bên: Ngân hàng – doanh nghiệp - người vay vốn, tránh những tình trạng xấu xảy ra sau giai đoạn "hậu tín dụng". + Về mức vay tối thiểu: Hiện nay nhu cầu về vốn đang trở thành một trong những trở ngại lớn cho công tác phát triển ngành nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Nếu so với tiềm năng và nhu cầu của nghề này, thì mức cho vay đầu tư hiện có còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 20%. Chẳng hạn, mức cho vay trung bình một dự án đánh bắt xa bờ là 500 triệu đồng, chỉ đủ chu đầu tư làm tàu thuyền nhỏ, chứ chưa có ngư cụ hoặc đầu tư tàu thuyền quy mô lớn. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước và chính quyền địa phương cần khẩn trương quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản, giúp nhân dân lập các dự án cho vay có tính khả thi để có điều kiện vay vốn. Các tỉnh, thành phố phải thành lập ra các cơ quan chức năng để xác nhận cho các hộ dân về quy mô đầu tư (mức trang trại là mức độ sản xuất nhỏ), nhu cầu đánh bắt hải sản (quy mô, kích cỡ tàu thuyền, máy móc, ngư cụ), tiềm năng hiện có, nhu cầu vay vốn… Có như vậy các chi nhành ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng mới có căn cứ thực tế để dựa vào tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy điịnh để cho vay vốn theo từng quy mô dự án đáp ứng nhu cầu đầu tư của các dự án quy mô hớn. +Về tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư vào khu vực thuỷ sản, Nghị quyết trung ương Đảng khoá IX và quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 1/6/2002 đã chỉ rõ: các ngân hàng thương mại thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, xoá bỏ hoàn toàn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên, nhà nước vẫn cần tiếp tục tháo gỡ những rào cản hạn chế sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức đối với khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, như: do hiểu biết về luật pháp, về quản lý đầu tư, về thủ tục lập dự án đầu tư, lập hồ sơ vay vốn.. . . của doanh nghiệp vẫn vòn nhiều hạn chế, nên ngân hàng cần chủ động nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp thông qua các hội nghị khách hàng hàng năm, thành lập các tổ tư vấn, thường xuyên gửi thông báo về các vấn đề có liên quan đến các khách hàng của mình… Việc thẩm định dự án (chủ yếu thẩm định khả năng trả nợ, khả năng tổ chức, hàng nghề…) ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu người vay, tìm hiểu nghề nghiệp của ngư dân, tìm hiểu kinh nghiệm của ngư dân với quy trình khi thác - chế biến – tiêu thụ hải sản tìm hiểu quy trình đóng mới, cải hoán một con tàu hoặc quy trình sản xuất, nhân giống; Cần mở rộng việc bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần xúc tiến nhanh chóng đưa quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động, kết hợp với các quy định nới lỏng, cởi mở hơn khi bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản. +Nhà nước cần quy định thực hiện chế độ đào tạo bắt buộc đối với các chủ đầu tư khi vay vốn tín dụng. Đặc điểm chung của lực lượng ngư dân là tư tưởng sản xuất nhỏ, thật thà chất phác, trình độ văn hoá còn hạn chế, hiểu biết pháp luật còn thất không hiểu biết về vận hành máy móc, kỹ thuật nuôi mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệp, cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh và chế biến thuỷ sản thương mại tính tự phát và có nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy việc đào tạo bắt buộc về kiến thức kinh doanh thuỷ sản là cần thiết đối với ngư dân. + Các chính sách, biện pháp thu hồi vay nợ một cách có hiệu quả: Mặc dù, đã có các chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc trả nợ, nhưng hiện vẫn chưa có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Vì vậy, Nhà nước vần cần có các chính sách quy định làm tăng trách nhiệm trả nợ của người vay, như: quy định bắt buộc về việc mua bảo hiểm thân tàu để đảm bảo tài sản cho vay của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho ngư dân trong trường hợp xảy ra rủi ro, mất mùa; xây dựng cơ chế chính sách để thu hồi được nợ và đẩy mạnh sản xuất.. +Mở rộng hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Theo quyết định 133/2001/QĐ – TTg của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu doanh nghiệp thuộc một thành phần kinh tế xuất khẩu thuỷ sản vào tất cả các thị trường sẽ được ưu tiên vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, thêm vào đó, Chính phủ nên cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được bán hàn theo phương thức thanh toán chậm. Trong trường hợp, nếu tiềm lực tài chính doanh nghiệp còn yéu, đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cách mua lại các khoản nợ này, hoặc bảo lãnh cho các khoản nợ này để họ có thể chiết khấu chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. (Vấn đề bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ tài chính thực hiện kể từ cuối năm 2002 thông qua nghị quyết số 05/2002). 2.3. Chính sách huy động và phân bổ vốn đối với sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản Để tiếp tục phát triển, ngành thuỷ sản cần thực hiện các chính thu hút vốn trong và ngoài nước để đảm bảo phân bổ vốn cho nhu cầu phát triển. Để đảm bảo khả năng huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, Nhà nước cần thực hiện một số chính sách biện pháp sau: + Xây dựng ngân hàng cổ phẩn thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, cần có chính sách thu hút các (nậu vựa), các công ty thuỷ sản lớn tham gia và hoạt động của ngân hàng. + Xây dựng hệ thống các quỹ tín dụng nghề cá tại các vùng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trọng điểm với mục tiêu huy động nguồn vốn nhàn rỗi, tạo ra sự lưu chuyển vốn liên tục trong nội bộ ngư dân và các cơ sở sản xuất, chế biến. + Khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI thông qua các hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài vào phát triển ngành thuỷ sản, chủ yếu trong lĩnh vực đánh cá xa bờ, nuôi thuỷ sản biển, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất cấp thiết bị lạnh kỹ thuật cao, dịch vụ tín dụng nghề các và dịch vụ ngoại thương. +Điều chỉnh các quy định quản lý về vốn nước ngoài một cách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có thể vay từ các doanh nghiệp, ngân hàng ngoài nước… Về chính sách phân bổ các nguồn vốn Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu dành để đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khâu; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, trú bão, tàu dịch vụ hậu cần cho các địa phương ven biển và các đảo lớn; đầu tư cho công tác điều tra nguồn lợi hải sản, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản (thuộc lĩnh cực khai thác hải sản); đầu tư công tác quy hoạch các vùng nuôi, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi mục đích vùng sản xuất lúa ven biển sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các trung tâm giống quốc gia, các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm định thuỷ sản (thuộc lĩnh vực nuôi trồng); đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, xây mới nâng cấp theo chiều sâu cơ quan kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm công nghệ chế biến thuỷ sản và hệ thống thông tin thị trường (thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản). Nguồn vốn tín dụng: + Đối với hệ thống cung cấp vốn tín dụng thương mại Nhà nước có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng xây dựng chi nhánh hoạt động tại các vùng sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản trọng điểm để cung cấp tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh ngành thuỷ sản, bằng các biện pháp như: cấp bù một phần lãi suất thông qua lãi suất tái chiết khấu giữa ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng; hay áp dụng thuế suất ưu đãi đối với tổ chức tính dụng này; hay áp dụng các khuyến khích theo số lượng tín dụng và các khuyến khích khác. + Đối với hệ thống tín dụng ưu đãi của Nhà nước (từ các Quỹ tín dụng hỗ trợ của Nhà nước), do hạn chế về vốn của các quỹ hỗ trợ tín dụng, nhằm tăng sức kích thích của chính sách đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có năng lực và hiệu quả thực sự, Trong đó, về lĩnh vực hỗ trợ, Nhà nước cần tập trung và khâu đánh bắt hải sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản có quy mô công nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu lớn, các cơ sở chế biến thuỷ sản phục vụ xuất khẩu đã có thương hiệu. Về đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi, Nhà nước cần tập trung các các cơ sở thuỷ sản có quy mô lớn, hay các cơ sở có khả năng phát triển thành các tập đoàn kinh doanh thuỷ sản lớn. Đối với nguồn vốn FĐI: để tạo môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp FĐI đầu tư vào nuôi trồng (đặc biệt ở các vùng đất cát ven biển) ở qui mô lớn, ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong phát triển nuôi biển, nuôi công nghiệp và các nghề yến trợ cho nuôi công nghiệp… Đối với nguồn vốn ODA: Nhà nước cần khuyến khích các địa phương sử dụng vốn ODA vào xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, cảng, chợ cá, phòng tránh bão, giao thông, nâng cấo xây dựng cơ sở chế biển thuỷ sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn nuôi trồng; phát triển công nghệ cao, thuê chuyên gia phục vụ các chương trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. 2.4 Các chính sách khác +Nhà nước cần soạn thảo, ban hàng và thực thi các luật nghề cá, luật nuôi trồng thuỷ sản, luật bảo vệ môi trường, luật về vệ sinh thực phẩm, luật về quyền sở hữu trí tuệ… Trong từng luật đó, cần quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan khi bị người khác xâm hại, hay gây hại cho người khác, trong các vấn đề như thương hiệu, vấn đề trách nhiệm đối với người tiêu dùng… + Cùng với việc sửa đổi và xây dựng hệ thống luật pháp chính sách liên quan trực tiếp đến ngành thuỷ sản, cũng cần phải xây dựng cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, xây dựng pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc gia và đối xử quốc gia, tiến tới thống nhất giữa luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật đầu tư trong nước…, đồng thời phải thành lập các cơ quan pháp chế trong bộ máy quản lý thuỷ sản để hỗ trợ thực hiện các điều khoản luật pháp, chính sách đã ban hành. + Xây dựng chính sách xuất nhập khẩu thuỷ sản ổn định, đảm bảo sự thông nhất theo các chương trình mục tiêu dài hạn đã định của Nhà nước; xây dựng chính sách mặt hàng thuỷ sản xuất nhập khẩu theo định hướng tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ chế biến, giảm dần xuất khẩu hàng thô; không nên quản lý giá với hàng xuất khẩu; xây dựng cơ cấu thị trường hợp lý theo mục tiêu đa phương hóa, đa dạng hóa… + Xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho công tác khuyến ngư, trong đó cần chú trọng các chính sách hỗ trợ đối với các cán bộ khuyến ngư, cán bộ khoa học kỹ thuật tham gia hoạt động khuyến ngư. +Ngoài quy định của Nhà nước về mức hỗ trợ 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Quĩ hỗ trợ xuất khẩu, Chính sách cần khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí tham gia hội trợ, quảng bá sản phẩm xuất khẩu; hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. + Tiếp tục thực hiện và mở rộng chế độ thưởng xuất khẩu và tất cả thị trường và cho tất cả mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không áp dụng cho các trường hợp hàng hóa xuất khẩu trả nợ, hàng hóa xuất khẩu theo Hiệp định của chính phủ, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức đổi hàng, tái xuất. Ngoài quỹ thưởng xuất khẩu ở Trung Ương, cần khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và phát triển các quỹ thưởng xuất khẩu của địa phương + Bộ Thuỷ sản có thể xem xét thành lập cơ quan thông tin tiếp thụ thuỷ sản để theo dõi sát diễn biến tính hình thị trường thuỷ sản thế giới, kịp thời thông tin cho Chính phủ, Bộ Thuỷ sản, các doanh nghiệp và ngư dân tham gia sản xuất, nuôi trồng và chế biến hàng thuỷ sản. để kịp thời xử lý những tình huống phức tạp nảy sinh, dự báo chính xác được cung cầu thuỷ sản trên thị trường thế giới ở từng thời điểm nhất định, cũng như trong việc thương lượng với các tổ chức quốc tế, các tổ chức quốc gia nhằm loại bỏ những hàng rào kỹ thật và phi thuế quan bất hợp lý do các tổ chức và các nước đưa ra để hạn chế hàng xuất khẩu thuỷ sản kinh tế quốc tế và các nước đưa ra để hạn chế hàng xuất khẩu thuỷ sản của ta. Cơ quan này cũng sẽ tiến hành nghiên cứu có hệ thống các thị trường truyền thống, các thị trường mới, thị trường tiêu thụ nội địa…, kịp thời cung cấp thông tin tin cậy cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, khuyến khích phát triển các hoạt động thông tin tiếp thị ở các doanh nghiệp. +Nhà nước cần tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ của nền kinh tế nói chung, đặc biệt các ngành dịch vụ phân phối và các ngành dịch vụ mới. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản, Nhà nước cần thực thi một số biện pháp như: Đẩy nhanh quá trình hình thành các thị trường cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế, đặc biệt là việc xây dựng, hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ của Nhà nước và các thành phần kinh tế trên cơ sở cải cách, đổi mới hoạt động của các cơ quan sự nghiệp như các việc nghiên cứu, các trường đào tạo, các trung tâm triển lãm quảng cáo,… Hạn chế việc phân bổ, chưa nhỏ nguồn vốn hỗ trợ phát triển các dịch vụ hỗ trợ theo ngành sản xuất, mà nên tập trung các nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường hỗ trợ tài chính, khuyến khích các chủ thể cung cấp dịch vụ của nền kinh tế nâng cao năng lực chuyên môn, mở rộng lĩnh vực hoạt động… Để nâng cao hiệu quả của chính sách, Nhà nước cần tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho các đối tượng thụ hưởng chính sách bằng các biện pháp sau: Qui định rõ rằng, chi tiết về các vi phạm và các hình thức xử phạt hành chính, mức xử phạt đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi nhưng có vi phạm; xây dựng các chương trình, các hình thức phổ biến đường lối, chủ trương chính sách, cũng như nội dung và các vấn đề có liên quan trong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuỷ sản; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tư vấn của các cơ quan quản lý đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách KẾT LUẬN Thuỷ sản Việt Nam là một ngành được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng quan hệ Thương Mại quốc tế đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, tạo việc làm và xoá đối giảm nghèo cung cấp cho người dân hàng ngàn tấn mỗi năm và thu hút được ngày càng nhiều người lao động. Hiện nay, thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2006, Thuỷ sản Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, cũng còn những tồn tại những hạn chế bất cập. Một trong nhữg hạn chế đáng lo ngại nhất là năng lực quản lý hiện tại của ngành chưa được đáp ứng đòi hỏi của quá trình sản xuất, việc đối phó với nguy cơ có thể xảy ra trong sản xuất và trên thị trường vẫn còn chạy theo vụ việc chưa có tính chủ động. Trong điều kiện Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới. Ngành Thuỷ sản phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm ngay từ những khâu đầu tiên cho đến suốt quá trình sản xuất, để có thể đảm bảo các yêu cầu của các nước nhập khẩu, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng nội địa. Trên cơ sở thành công và hạn chế những năm qua, Chính phủ và ngành Thuỷ sản đã xác định được những mục tiêu, phương hướng phát triển thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Mặc dù những chỉ tiêu rất cao, nhưng với năng lực sản xuất của ngành, với trình độ công nghệ chế biến đạt mức tiên tiến trong khu vực và đôi ngũ nhân lực của ngành, hiện vẫn chưa có hạn chế lớn nào có thể làm chậm bước phát triển tiếp theo. Trước những năng, triển vọng của ngành thuỷ sản,của Nhà nước, chúng ta có thể kì vọng rằng, đến năm 2010, Thuỷ sản Việt Nam lại đạt đến một bước ngoặt mới, xuất khẩu thuỷ sản vượt qua 5 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong nước và quốc tế. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhưng đề án môn học của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của thầy,cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của GS.TS Đặng Đình Đào, cùng với thầy, cô giáo khoa Thương Mại, để em hoàn thành đề án môn học. Sinh viên Hoàng Thị Thu Hiền TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo giáo trình kinh tế thương mại. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp. Giáo trình hậu cần doanh nghiệp. Tiến trình hội nhập vào WTO. Tạp chí thủy sản Các website: www.mot.gov.vn www.mofa.gov.vn www.mofi.gov.vn. www.vnexpress.net www.ficen.org.vn và một vài website khác MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12621.doc
Tài liệu liên quan