Thực trạng và giải pháp cho công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2000-2005

PHẦN I LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng 1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Chính vì thế một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm (NBH) trước khi cấp đơn bảo hiểm cho một công trình xây dựng là xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng tới công trình mà mình bảo hiểm. Việc đánh giá chính xác và phân tích

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp cho công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2000-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kĩ lưỡng những yếu tố rủi ro có thể gây thiệt hại cho công trình sẽ tạo điều kiện cho NBH lựa chọn các điều kiện, điều khoản thích hợp cũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, mức khấu trừ và mức phí thích hợp. Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm (NĐBH), NBH cần nghiên cứu các thông tin, số liệu ghi trên bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm và phải xuống hiện trường để trực tiếp kiểm tra các số liệu, các yếu tố rủi ro sau đó sẽ phân tích, đánh giá rồi đề ra điều kiện, mức khấu trừ và mức phí thích hợp. a, Rủi ro do các yếu tố chủ quan: là những yếu tố do con người tác động vào công trình xây dựng . Ví dụ: - Kinh nghiệm của chủ thầu trong việc xây dựng nhiều loại công trình khác nhau và trong một loại công trình cụ thể. Cần phải xem xét chủ thầu đã từng tiến hành loại công trình tương tự như công trình yêu cầu được bảo hiểm chưa, nếu có thì chất lượng công trình đó ra sao? Việc đánh giá và tìm hiểu về chủ thầu là rất quan trọng, nếu chủ thầu là người có kinh nghiệm, làm ăn tốt và có uy tín thì khả năng xảy ra rủi ro chắc chắn sẽ thấp hơn so với các chủ thầu thiếu kinh nghiệm và làm ăn không có uy tín. Trường hợp chủ thầu là người có kinh nghiệm trong xây dựng loại công trình được bảo hiểm thì NBH phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Khi tính phí bảo hiểm nhất thiết phải tính thêm phụ phí. Ngược lại nếu chủ thầu là khách hàng lâu năm, có kinh nghiệm, có quan hệ tốt với NBH thì có thể giảm phí cho họ. Mặt khác, các chủ thầu có kinh nghiệm thường lựa chọn các nhà thầu phụ tốt để cùng nhau tiến hành công tác xây dựng. Tuy nhiên, NBH vẫn không được hoàn toàn tin tưởng vào việc lựa chọn nhà thầu phụliên quan, đặc biệt nhà thầu phụ là người tiến hành các công việc dễ dàng xảy ra rủi ro hoặc các phần việc chính của công trình . - Chủ đầu tư: là người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm cho nên họ có những ảnh hưởng nhất định tới công trình được bảo hiểm. Do vậy NBH nên thường xuyên duy trì liên lạc và mối quan hệ tốt với chủ đầu tư. - Thời gian tiến hành công việc: NBH phải nắm rõ được công trình được xây dựng với 2 hay 3 ca liên tục hay chỉ theo giờ hành chính… Điều cần lưu ý ở đây là công trình được xây dựng với tiến độ càng nhanh thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn. Ngoài ra còn phải quan tâm đến thời gian tiến hành xây dựng, chủ yếu diễn ra lúc nào? mùa mưa hay mùa khô? thời tiết trong khoảng thời gian đó như thế nào? - Giá trị của công trình theo hợp đồng xây dựng : phải là giá trị phù hợp, không quá thấp hay quá cao. Trường hợp NĐBH yêu cầu bảo hiểm với giá trị quá thấp thì NBH phải dùng mọi biện pháp thích hợp để xử lí từ việc giải thích, thuyết phục cho tới việc bồi thường theo tỷ lệ. Trong quá trình xây dựng nếu giá cả tăng thì giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm cũng phải được điều chỉnh thích hợp. - Các nhà thầu phụ độc lập trên công trường: khác với các nhà thầu phụ do chủ nhà thuê. Ví dụ : nhà thầu phụ của nhà thầu phụ… b, Rủi ro do các yếu tố khách quan - Địa điểm xây dựng: chịu ảnh hưởng của các yếu tố: + Các hiểm hoạ thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất đá sụp lở, mưa bão… + Điều kiện địa chấn, đất đai: công trình nằm trên vùng đất này có ổn định không ? (đất hồ, đất sỏi, đá hay đất mượn…) và nằm trên độ cao bao nhiêu so với mực nước biển…? + Các rủi ro khác như cháy nổ. Ví dụ: xung quanh công trường có rất nhiều giấy, bìa, gỗ vụn, xăng dầu hay hoá chất dễ cháy…có thể dễ dàng gây ra cháy làm ảnh hưởng đến công trình. - Đồ án thiết kế công trình: cần lưu ý các yếu tố: + Loại kết cấu xây dựng: bê tông hay tường xây có cột chịu lực bê tông + Phương pháp xây dựng: lắp ghép, xây hay kích nâng tầng + Thiết kế chi tiết. + Thiêt kế tổng thể + Các biện pháp an toàn c, Các yếu tố khác - Trách nhiệm của chủ đầu tư, của chủ thầu (NĐBH): Trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ thầu cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rủi ro. Một chủ đầu tư (chủ thầu) cẩn trọng sẽ rất khắt khe trong an toàn công trường. - Các công trình xung quanh công trường: các công trình này có thể gây ảnh hưởng một cách gián tiếp đến rủi ro của công trường. 2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng Bảo hiểm xây dựng là một bộ phận của bảo hiểm kĩ thuật, so với các loại hình bảo hiểm khác như: BH hàng hải, bảo hiểm cháy…thì nó ra đời chậm hơn. Có thể nói rằng bảo hiểm kĩ thuật ra đời cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là động lực thúc đẩy lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực bảo hiểm này. Bảo hiểm xây dựng được tiến hành rộng rãi trên toàn thế giới. Có nhiều loại đơn bảo hiểm xây dựng khác nhau nên cũng có nhiều tên gọi khác nhau về bảo hiểm xây dựng: - CAR(Contractors’all rísks policy) đơn bảo hiểm mọi rủi ro chủ thầu. Loại đơn này được sử dụng rông rãi nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng đơn này. Mẫu đơn do công ty MUNICH RE đưa ra, hiện nay tổng công ty bảo hiểm VIÊT NAM cũng đang dùng đơn này. - CI(contractors’ insurance) bảo hiểm cho chủ thầu - COC(Cost of contractors) bảo hiểm chi phí của chủ thầu - BR ( builders’ risk) bảo hiểm rủi ro cho người xây dựng - CER(civil engineering risks) bảo hiểm rủi ro trong xây dựng dân dụng. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của các đơn bảo hiểm trên đều tương tự nhau. Sự khác nhau chủ yếu là các điểm loại trừ do từng nước áp dụng khác nhau và phụ thuộc vào luật của từng nước. Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Khi lập dự toán một công trình, người ta không thể dự tính được giá trị tổn thất có thể xảy ra đối với công trình trong thời gian xây dựng. Cũng có thể qua kinh nghiệm lâu năm và qua số liệu thống kê của các năm trước, chủ thầu có thể dự đoán được phần nào các rủi ro đó vì rủi ro luôn là yếu tố bất ngờ. Và họ có thể tự mình khắc phục các tổn thất đó hay không vì dự trữ một khoản tiền khá lớn cho phần này sẽ gây nên việc ứng đọng vốn, không có hiệu quả kinh tế. Ngược lại, với qui luật số đông, với quĩ bảo hiểm lớn hình thành từ số phí thu được của nhiều người có khả năng gặp cùng một rủi ro, sẽ nhờ đó cũng nâng cao được hiệu quả đồng vốn, người bảo hiểm có khả năng bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất do thiên tai và tai nạn bất ngờ gây ra. Nhờ có bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần chi ra một số tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm nhưng vẫn bảo đảm ổn định được sản xuất-kinh doanh. Phí bảo hiểm cũng được người bảo hiểm tinh toán chính xác và với số tiền rất nhỏ so với giá trị của công trình này, người được bảo hiểm có thể dễ dàng đưa vào giá trị của công trình. Như vậy, có thể nói bảo hiểm xây dựng đã góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh tế của đồng vốn và giảm giá thành của công trình xây dựng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các chủ đầu tư hay các nhà tài chính bỏ vốn cho vay hay các ngân hàng đều coi việc có một hợp đồng bảo hiểm xây dựng trước khi xây dựng một công trình là điều kiện tiên quyết để bỏ vốn đầu tư cho công trình xây dựng đó. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, trước khi bỏ vốn vào đầu tư, nhà đầu tư bao giờ cũng quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và họ chỉ đầu tư khi số tiền vốn đó được bảo hiểm. Điều này cũng dễ giải thích vì tiền vốn bỏ ra ở đây là tiền của tư nhân, nếu có rủi ro mất mát thì chính bản thân nhà đầu tư phải gánh chịu và sẽ chẳng có nhà nước nào đứng ra đền bù cho họ khoản đó. Chính vì vậy họ phải tự lo cho mình trước bằng việc bảo hiểm để đảm bảo cho đồng tiền của họ. Bảo hiểm xây dựng bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1995 và hơn 10 năm qua nó đã thực sự thể hiện được tầm quan trọng của mình. II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng 1. Người được bảo hiểm Trong bảo hiểm xây dựng người được bảo hiểm có thể bao gồm: - Chủ đầu tư(Principal): là người chủ của công trình xây dựng. - Các kiến trúc sư, kĩ sư, cố vấn chuyên môn làm việc cho chủ đầu tư theo hợp đồng - Chủ thầu: người kí kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Cũng có khi để rõ ràng, trong trường hợp có nhiều chủ thầu và chủ đầu tư, người ta dùng khái niệm chủ đầu tư chính hay chủ thầu chính - Chủ thầu phụ: là các bên không có các hợp đồng liên quan được kí kết trực tiếp với chủ đầu tư chính mà họ chỉ kí kết hợp đồng làm thuê cho chủ thầu. Có thể có cả trường hợp một số nhà thầu phụ không có cả hợp đồng kí kết trực tiếp với chủ thầu mà với một nhà thầu phụ khác (nhà thầu phụ cảu nhà thầu phụ) Cần lưu ý rằng đơn bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp của các kiến trúc sư, kĩ sư, cố vấn chuyên môn (ví dụ trách nhiệm của họ khi tính toán, thiết kế) mặc dù trong thành phần người được bảo hiểm có họ trong đó. 2. Đối tượng bảo hiểm Có thể nói tổng quát rằng đối tượng của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình dân dụng, công trình công nghiệp…Nói chung là các công trình có sử dụng cament và bê tông. Cụ thể các công trình sau đều là đối tượng bảo hiểm: - Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, nhà hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác… - Nhà máy, xí nghiệp - Đường sá (cả đường săt,bộ) và sân bay - Cầu cống, đê đập, công trình cấp thoát nước, kênh đào, cảng Các hạng mục chủ yếu được bảo hiểm bao gồm: + Giá trị thi công xây dựng : bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục công trình do chủ thầu tiến hành (kể cả nhà thầu phụ) theo hợp đồng xây dựng kí kết giữa chủ thầu và chủ đầu tư. + Các trang bị và các công trình tạm thời: Đây là các trang bị dùng trong khi xây dựng, các trang bị này được sử dụng nhiều lần cho nhiều công trình khác nhau. Chỉ một phần giá trị hao mòn của các trang bị đó được tính vào giá trị của công trình. Ví dụ: các loại công cụ, đồ nghề, lán trại tạm thời, trụ sở tạm thời, nhà kho, xưởng, dàn giáo, cốt pha, hệ thống băng tải, rào chắn…Các trang bị này nếu yêu cầu bảo hiểm thì cần có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm + Máy móc xây dựng: Đây là loại máy dùng trong quá trình xây dựng . Ví dụ: các loại máy san ủi đất, các loại cẩu, các loại phương tiện vận chuyển dù các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu của NĐBH hay do họ đi thuê. Cần chú ý các phương tiện vận chuyển chỉ sử dụng trên công trường không được phép lưu hành trên công lộ. + Tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường : đối với loại tài sản này, cần phân biệt 2 loại khác nhau: Tài sản trong và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu, quản lí, chăm sóc của NĐBH. Loại tài sản này thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây dựng. Loại tài sản nằm trong và xung quanh khu vực công trường nhưng thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba. Loại này được bảo hiểm theo phần hai của đơn bảo hiểm xây dựng trách nhiệm đối với người thứ ba. + Chi phí dọn dẹp: Bao gồm các chi phí phát sinh do phải di chuyển, dọn dẹp các chất phế thải xây dựng, đất đá do sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra trên khu vực công trường, nhằm mục đích làm sạch để có thể tiếp tụ thi công xây dựng công trình. + Trách nhiệm đối với người thứ ba: Đây là phần II của đơn bảo hiểm, là một trong hai phần chủ yếu của đơn bảo hiểm xây dựng. Nó bao gồm trách nhiệm theo luật định mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do gây tổn thất về người hoặc tài sản cho bên thứ ba. Với điều kiện là các tổn thất này xảy ra có liên quan đến công trình được bảo hiểm và xảy ra trong khoảng thời gian bảo hiểm. Tuy nhiên, các tổn thất gây ra cho công nhân hay người làm thuê của NĐBH không thuộc trách nhiệm bồi thường của đơn bảo hiểm này. Họ được bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm tai nạn lao động hoặc trách nhiệm của chủ thầu đối với người làm thuê. 3. Địa điểm công trình Cách xác định địa điểm công trình cũng phải xác định cho rõ ràng . Thông thường địa điểm công trường được ghi rõ trong phụ lục của đơn bảo hiểm và trong giấy yêu cầu bảo hiểm do người được bảo hiểm lập. Trong trường hợp xây dựng các ngôi nhà hay công trình trong một địa điểm cố định thì vấn đề xác định địa điểm công trình tương đối đơn giản. Nhưng trong trường hợp xây dựng đường sá thì công trường là suốt chiều dài của quãng đường với các công trình phụ trợ suốt dọc hai bên đường và các địa điểm khai thác đất đá để làm đường. Trong trường hợp xây dựng các công trình như đập, cầu cống, nhà kho lớn thì công trường sẽ bao gồm cả các con đường tạm thời để ra vào nơi đó. 4. Phạm vi bảo hiểm 4.1.Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm Vì là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm CAR rất rộng. Chỉ trừ những rủi ro đặc biệt bị loại trừ nêu trong đơn bảo hiểm còn phần lớn các rủi ro gây nên các thiệt hại bất ngờ và không lường trước được diễn ra trong thời gian bảo hiểm tại khu vực công trường đều được bồi thường theo đơn bảo hiểm này. Sau đây là một số rủi ro chính : - Cháy nổ và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy. - Sét đánh - Bị các phương tiện giao thông hay máy bay đâm vào - Lũ lụt, mưa gió, tuyết lở - Động đất, núi lửa phun, song thần - Trộm cắp - Thiếu kinh nghiệm, sơ suất, hành động ác ý hay cố tình nhầm lẫn của con người nhưng không phải là người được bảo hiểm hay đại diện của họ Phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây dựng còn bao gồm cả những tổn thất của nguyên vật liệu xây dựng, các trang thiết bị lắp đặt trong khi vận chuyển trên khu vực công trường hay khi lắp đặt, tháo dỡ 4.2. Các điểm loại trừ - Các tổn thất xảy ra trực tiếp hay hậu quả của chiến tranh hay các hành động tương tự chiến tranh, đình công, bãi công, nổi loạn, gián đoạn hay ngừng công việc theo lệnh của nhà chức trách. - Tổn thất do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ - Tổn thất do hành động cố ý của NĐBH hay đại diện của họ - Các tổn thất có tính chất hậu quả, ví dụ : tiền phạt do chậm trễ hay vi phạm hợp đồng, mất thu nhập do thời gian xây dựng kéo dài… - Những hỏng hóc về cơ khí, về điện hay những trục trặc của các máy móc xây dựng - Tổn thất do thiết kế sai, do nguyên vật liệu kém chất lượng hay sai chủng loại - Hao mòn, rỉ sét, oxi hoá, giảm giá trị do để lâu không sử dụng hay dưới điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất - Các mất mát hay thiệt hại của tài liệu, bản vẽ, biểu mẫu, chứng chỉ thanh toán, tiền séc.. - Những tổn thất do tạm ngừng công việc - Mức khấu trừ mà NĐBH phải tự gánh chịu trong mỗi trường hợp có sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm Các rủi ro được loại trừ nêu trên đều có thể được bảo hiểm bởi các điều khoản bổ sung. VD: rủi ro đình công chiến tranh (S.R.R.C):ĐKBS 001 rủi ro thiết kế:ĐKBS 115 5. Thời hạn bảo hiểm Thông thường bảo hiểm có hiệu lực từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng (san nền, đào đắp..) nhưng cũng có thể có hiệu lực cả thời gian lưu kho trước đó, nhưng không quá 3 tháng. Riêng đối với các máy móc, thiết bị xây dựng trách nhiệm của NBH chỉ thực sự bắt đầu khi tháo dỡ các máy móc thiết bị đó xuống khu vực công trường và kết thúc khi di chuyển khỏi công trường. Baỏ hiểm kết thúc khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chậm nhất không vượt quá ngày ghi trong phụ lục đơn bảo hiểm. Trong trường hợp công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từng bộ phận thì trách nhiệm của NBH đối với bộ phận đó sẽ chấm dứt ngay sau khi nó được bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu NĐBH yêu cầu thì thời hạn bảo hiểm có thể mở rộng cho cả thời gian bảo hành của công trình. Trong trường hợp này sẽ áp dụng ĐKBS số 003 hoặc 004. Mỗi loại công trình xây dựng đều có một thời gian xây dựng tiêu chuẩn nhất định. Nêu NĐBH yêu cầu BH với thời hạn vượt quá thời gian tiêu chuẩn này thì phần thời gian vượt quá đó phải trả thêm phí bảo hiểm. Trong khi xây dựng, nêu NĐBH thấy rằng tiến độ công trình có thể phải kéo dài thì phải kịp thời thông báo cho NBH và yêu cầu bảo hiểm cho thời gian kéo dài đó. 6. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng Trong bảo hiểm xây dựng, giá trị bảo hiểm là vấn đề quan trọng và rất phức tạp. Xác định được chính xác giá trị bảo hiểmasex giúp cho cả NBH và NĐBH tránh được các tranh chấp không cần thiết khi có tổn thất xảy ra. Các giá trị phải xác định trong bảo hiểm xây dựng bao gồm: 6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng Người được bảo hiểm có thể sẽ dùng một trong các giá trị sau đây làm giá trị bảo hiểm cho phần này: - Tổng giá trị khôi phục của công trình, nghĩa là giá trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn thất xảy ra. - Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng xây dựng - Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra. Trong thời gian xây dựng, nếu có sự thay đổi lớn về giá cả dẫn đến việc giá trị bảo hiểm thay đổi thì người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho NBH biết. Trường hợp này giá trị bảo hiểm sẽ phải được điều chỉnh ngay, không cần chờ đến khi công trình hoàn thành. NBH phải có trách nhiệm thuyết phục NĐBH khai đúng giá trị của công trình để tránh xảy ra tranh chấp sau này trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường. 6.2. Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng phải là giá trị thay thế tương đương mức mới của máy đó ( New Replacement Value) tức là giá trị của một máy móc tương đương có thể mua tại thời điểm đó để thay thế máy bị tổn thất. 6.3. Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng Tương đối khó xác định vì trang bị xây dựng rất nhiều hạng mục với nhiều giá trị khác nhau. Có những hạng mục chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định tại công trường sau đấy lại di chuyển tới công trình khác. Chỉ một phần giá trị của trang bị này được đưa vào giá thành của công trình. Cách tốt nhất để xác định giá trị bảo hiểm của trang bị xây dựng là dự kiến giá trị của trang bị tại thời điểm tập trung cao nhất trong quá trình xây dựng. Còn một cách khác là xác định trang bị theo từng giai đoạn của công việc hay bảo hiểm toàn bộ giá trị của trang bị xây dựng cần dùng cho cả công trình. 6.4.Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp Cần dự kiến số chi phí cần thiết để di chuyển chất phế thải xây dựng, đất đá sau khi xảy ra tổn thất lớn. Ví dụ chi phí bơm nước, vét bùn, vận chuyển đi khỏi khu vực công trình đang thi công …Cần tính tới khả năng phải di chuyển nhiều nhất để phòng trường hợp xảy ra tổn thất lớn nhất. Ví dụ năm 1964, trong khi xây dựng một toà nhà tại PARIS một phần ngôi nhà bị sụp, người ta đã phải di chuyển tới 100.000 tấn gạch vụn , bê tông đổ vỡ để có thể tiếp tục thi công công trình. Chi phí này lên tới hàng triệu USD. 6.5.Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường Đây là nói về giá trị các tài sản thuộc quyền quản lí, sở hữu, chăm nom, coi sóc… của NĐBH. Giá trị bảo hiểm là giá trị của các tài sản đó tại thời điểm bảo hiểm. NĐBH cần kê khai đúng giá trị thực của các tài sản đó để có cơ sở chính xác cho NBH bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. 7. Giấy yêu cầu bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng Giấy yêu cầu bảo hiểm do người được bảo hiểm lập theo mẫu in sẵn của NBH. Đây là cơ sở quan trọng để NBH căn cứ vào đó đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và sau đó cấp đơn bảo hiểm và cũng là chứng từ pháp lí để tranh chấp (nếu có) Có thể tóm tắt mục đích chính giấy yêu cầu bảo hiểm như sau: nó là cơ sở và tiền đề để cho NBH - Phân loại rõ ràng loại công trình - Dự đoán các hiểm hoạ mà công trình có thể chịu tác động - Xác định phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm, rủi ro nào cần phải loại trừ, rủi ro nào có thể chấp nhận bảo hiểm bằng ĐKBS…. - Tính phí bảo hiểm sát với thực tế - Bổ sung các điều kiện cần thiết cho đơn bảo hiểm Đối với các công trình tương đối đặc biệt như: cầu, đập, cảng, đường xe lửa, đường bộ, đường hầm, cống thoát nước….thì ngoài ra còn có thêm các bản câu hỏi bổ sung. Mục đích của bản câu hỏi bổ sung này là tạo điều kiện cho NBH nắm được: - Các thông số kĩ thuật chi tiết của công trình - Giá trị của từng hạng mục của công trình - Chương trìng và tiến độ xây dựng - Các số liệu về khí tượng, thuỷ văn, địa chất… - Các chi tiết phụ khác như lán trại, bãi, kho chứa, xưởng, máy móc và các trang bị xây dựng. III. Giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng. 1. Nguyên tắc chung của việc giám định và xét giải quyết bồi thường Cũng như trong các loại hình bảo hiểm khác, công tác giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm xây dựng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo quyền lợi cho công ty bảo hiểm cũng như người được bảo hiểm. Đó là, việc giám định và giải quyết bồi thường phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan và thoả đáng. Ngoài ra, do tính chất phức tạp và đặc điểm đặc thù của các đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm kĩ thuật, các nhà bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thuê giám định viên chuyên nghiệp thực hiện công tác giám định. 2. Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất 2.1. Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay cho người bảo hiểm, giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm. Sau một khoảng thời gian nhất định hoàn thành các giấy tờ sau và gửi cho công ty bảo hiểm: - Thông báo chi tiết bằng văn bản về tổn thất. - Giấy yêu cầu giám định (theo mẫu của người bảo hiểm) - Giấy chứng nhận bảo hiểm - Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm - Xác nhận của nhân chứng về tai nạn hoặc sự cố. 2.2. Tiến hành giám định Công tác giám định đòi hỏi giám định viên phải giải quyết các công việc sau: - Xem xét hiện trạng tổn thất, chụp ảnh hiện trường - Thu thập các số liệu, hoá đơn, chứng từ có liên quan đến tổn thất - Lập biên bản giám định - Thẩm tra lại các bên có liên quan về tai nạn hoặc sự cố và các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm. 2.3.Giải quyết khiếu nại và bồi thường Hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường bao gồm: - Giấy chứng nhận bảo hiểm - Các hoá đơn đóng phí bảo hiểm - Giấy yêu cầu bồi thường - Biên bản giám định - Báo cáo của công an (nếu cần) - Lời khai của nạn nhân, nhân chứng Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào thời hạn bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm. Giới hạn trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được căn cứ vào: - Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm - Mức giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do các rủi ro bổ sung. 3.Giám định bảo hiểm 3.1. Mục đích và yêu cầu của công tác giám định trong bảo hiểm xây dựng a, Mục đích Mục đích chính của việc giám định và tính toán tổn thất(gọi tắt sau đây là công tác giám định tổn thất) trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xây dựng nói riêng là xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không và tính toán chính xác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm để có cơ sở giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác và công bằng cho khách hàng nếu tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Ngoài ra, thông qua việc giám định có thể đề xuất với người được bảo hiểm những biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừa những tổn thất phát sinh trong tương lai và giúp cho cán bộ khai thác làm tốt hơn công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm đối với các dịch vụ có tính chất tương tự. b, Yêu cầu - Mọi tổn thất được khách hàng thông báo đều phải được giám định một cách nhanh chóng. Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất giám định viên phải đến ngay hiện trường để ghi chép các thông tin ban đầu, giám định thiệt hại và thu thập các chứng từ cần thiết. Trong trường hợp tổn thất phức tạp chưa thể thực hiện được việc giám định toàn diện và chưa thu thập được đầy đủ thông tin ngay một lần vào thời điểm giám định đầu tiên thì phải niêm phong hiện trường và các chứng từ hoá đơn có liên quan đến số lượng và giá trị của tài sản bị tổn thất phục vụ cho việc điều tra giám định tiếp theo. Việc giám định có thể được thực hiện theo từng bước từ sơ bộ đến chi tiết tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ tổn thất cụ thể. Trong trường hợp tổn thất được xác định không thuộc trách nhiệm bảo hiểm phải thông báo chính thức bằng văn bản cho người được bảo hiểm kèm theo những giải thích thoả đáng. Đối với những tổn thất có giá trị ước tính lớn hơn 100000 đôla Mỹ hoặc những tổn thất có nguyên nhân phức tạp khó xác định, phải báo cáo ngay về Tổng công ty để có biện pháp xử lí kịp thời. Đối với tất cả các đơn bảo hiểm có phát sinh tái bảo hiểm chỉ định (qua môi giới hoặc theo yêu cầu của khách hàng ) thì khi có bất kì tổn thất nào xảy ra phải báo cáo ngay lập tức về tổng công ty và nếu có thể thì phải đồng thời thông báo ngay cho công ty môi giới và công ty tái bảo hiểm chỉ định biết. Tuy nhiên trong các trường hợp trên việc giám định và tính toán tổn thất sơ bộ vẫn phải được thực hiện ngay sau khi nhận được thông báo của người được bảo hiểm. Trong trường hợp đặc biệt, nếu việc giám định không thực hiện được đầy đủ do hiện trường bị xáo trộn, hoá đơn chứng từ bị tiêu huỷ…thì có thể căn cứ vào biên bản của các cơ quan chức năng (công an, cảnh sát PCCC…), khai báo của người được bảo hiểm, bằng chứng, ảnh chụp, hiện vật thu được và kết quả điều tra, thẩm định sau đó của Bảo Việt. Trong trường hợp này giám định viên cũng phải lập một biên bản ghi rõ những thông tin nào có thể xác định được và thể hiện đầy đủ các tình huống như đề cập ở trên và nêu đánh giá của mình về mức độ tổn thất và trách nhiệm của Bảo Việt. Nếu tổn thất có thể gây ra bởi bất kì bên thứ 3 nào thì đồng thời với việc giám định giám định viên phải hướng dẫn người được bảo hiểm tién hành các thủ tục pháp lí cần thiết để có thể đòi bồi thường từ bên thứ 3 đó như làm công văn dự kháng hoặc công văn khiếu nại gửi bên thứ ba đó, mời đại diện của họ cùng tham gia giám định để xác định mức độ thiệt hại. Trong quá trình giám định, người được bảo hiểm hoặc người đại diện của người được bảo hiểm phải có mặt và kí xác nhận về những lời khai của mình và những chứng từ đã cung cấp cho giám định viên nhằm phục vụ cho công tác giám định. Trong quá trình giám định phải tạo bầu không khí tin cậy và hợp tác giữa người được bảo hiểm và giám định viên nhưng tuyệt đối không đưa ra bất kì cam kết nào về số tiền bồi thường hoặc thông báo cho khách hàng về cách tính toán số tiền bồi thường để tránh tránh trường hợp khách hàng che dấu những thông tin cần thiết hoặc cung cấp các thông tin sai lệch. Để thực hiện được đày đủ mục đích của công tác giám định như đề cập ở trên, người giám định viên phải có phẩm chất trung thực, khách quan, có hiểu biết về đối tượng tài sản cần giám định và phải hiểu biết sâu sắt về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm mà hạng mục tài sản tổn thất đang được bảo hiểm theo những điều kiện và điều khoản đó trong đó tiêu chuẩn sau cùng là điều kiện tiên quyết đối với bất kì giám định viên nào và đây là tiêu chuẩn để phân biệt giữa một giám định viên thông thường và một giám định viên bảo hiểm vì chỉ có như vậy người giám định viên mới biết cần phải thu thập những thông tin hoặc chứng từ gì nhằm phục vụ cho việc xác định tổn thất và tính toán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Trong trường hợp tổn thất phức tạp phải trưng cầu giám định của các cơ quan chức năng hoặc cơ quan giám định độc lập mà những cơ quan này không phải là các công ty giám định và tính toán tổn thất chuyên về bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm vẫn phải cử cán bộ chuyên trách giám định để phối hợp với các cơ quan này điều tra thu thập các thông tin và chứng từ cần thiết. Sau khi các cơ quan này cung cấp chứng thư giám định, cán bộ chuyên trách vẫn phải lập một biên bản tổng hợp trong đó có sử dụng một phần hoặc toàn bộ kết quả giám định của cơ quan giám định độc lập đó để làm cơ sở xác định phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và phục vụ cho công tác xem xét giải quyết bồi thường. Sau khi giám định chi tiết và đã có đủ các thông tin cần thiết, phải lập ngay biên bản giám định và tính toán tổn thất (gọi tắt là biên bản giám định) trong đó thể hiện đầy đủ những nội dung cần thiết. Phải có ảnh chụp kèm theo biên bản giám định về những hạng mục tài sản bị tổn thất trong đó có đánh dấu những vị trí hoặc khu vực bị hư hại. Nếu tổn thất phức tạp dẫn đến việc giám định và thu thập thông tin phải kéo dài không thể lập được ngay biên bản giám định chi tiết trong một thời gian ngắn thì nhất thiết phải lập các biên bản giám định sơ bộ để ghi nhận những sự việc và thông tin đã thu thập được tại từng thời điểm nhất định, ước tính mức độ tổn thất trước khi có đủ thông tin để lập biên bản giám định cuối cùng. Nếu tổn thất đã được một công ty giám định và tính toán tổn thất chuyên về bảo hiểm điều tra giám định thì giám định viên của công ty bảo hiểm không cần phải lập biên bản giám định nhưng phải cộng tác và phối hợp chặt chẽ với giám định viên của công ty giám định đó trong việc điều tra và thu thập các thông tin cần thiết để việc giám định được thực hiện chính xác và kết thúc nhanh chóng. 3.2.Những nội dung cụ thể trong việc giám định a, Những thông tin liên quan đến đơn bảo hiểm đối với tài sản bị tổn thất Những thông tin liên quan đến đơn bảo hiểm (hợp đồng bảo hiểm) đối với tài sản bị tổn thất: - Đơn bảo hiểm số…..cấp ngày….tháng ….năm…. - Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm - Địa điểm được bảo hiểm - Thời hạn bảo hiểm - Tổng số tiền bảo hiểm (nếu có nhiều hạng mục thì ghi rõ số tiền bảo hiểm của từng hạng mục) - Ngày xảy ra tổn thất - Loại tổn thất (ghi vắn tắt như hoả hoạn, lũ lụt hay giông bão…) - Thời điểm nhận được thông báo tổn thất - Nơi xảy ra tổn thất - Ước tính thiệt hại tối đa. Những thông tin trên đây giúp cho cán bộ giải quyết bồi thường tra cứu nhanh chóng đơn bảo hiểm có liên quan và qua đó có thể sơ bộ đánh giá được về tổn thất có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không như tổn thất xảy ra có nằm trong thời hạn bảo hiểm không, loại hình tổn thất có được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm không, người được bảo hiểm có chậm trễ trong việc thông báo tổn thất hay không. b. Tóm tắt về đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh …của người được bảo hiểm Trong phần này cần nêu những thông tin sau: - Loại hình kinh doanh - Tình hình sản xuất kinh doanh trước khi bị tổn thất(lỗ, lãi, doanh thu, sản lượng hàng tháng, hàng năm…) - Số lượng công nhân….số ngày làm việc trong tuần, số ca làm việc trong ngày (ghi rõ thời gian làm việc của từng ca và số công nhân làm việc trong mỗi ca) - Ngày tháng năm bắt đầu hoạt động - Những sản phẩ._.m chính, phụ… - Qui trình sản xuất - Trong quá trình hoạt động đã xảy ra những tổn thất tương tự hay chưa. Trong quá trình thu thập các thông tin trên, giám định viên sẽ có được một sự đánh giá bao quát về tình hình hoạt động của cơ sở(doanh nghiệp) được bảo hiểm qua đó có thể giúp cho việc phán đoán về nguyên nhân có thể gây ra tổn thất (ví dụ nếu trước khi bị tổn thất doanh nghiệp bị làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc sản xuất bị đình đốn thì có thể có khả năng tổn thất do người dược bảo hiểm cố tình gây ra, hoặc trong qui trình sản xuất có những công đoạn sử dụng các chất dễ cháy hoặc dễ gây nổ để có hướng tập trung điều tra tiếp …). Việc miêu tả chi tiết qui trình sản xuất cũng giúp cho việc xác định tổn thất xảy ra ở công đoạn nào (ví dụ đối với thành phẩm hay vẫn còn đang ở giai đoạn gia công) để có thể tính toán chính xác mức độ tổn thất có thể thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Những thông tin này cũng giúp cho cán bộ khai thác thống kê phân loại những ngành nghề, yếu tố có thể dẫn đến rủi ro để rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong công tác đánh giá rủi ro và nhận bảo hiểm đối với các dịch vụ tương tự. Những thông tin trên được đề cập càng chi tiết càng tốt, đặc biệt là đối với các vụ hoả hoạn gây tổn thất lớn đối với nhiều hạng mục và phức tạp. Đối với những tổn thất nhỏ dễ dàng xác định mức độ và nguyên nhân tổn thất thì không nhất thiết phải đề cập tất cả những thông tin như đề cập ở phần này hoặc có thể ghi vắn tắt hơn nhưng trong mọi trường hợp vẫn cần phải ghi rõ qui trình sản xuất nếu doanh nghiệp được bảo hiểm là đơn vị sản c, Miêu tả về địa điểm được bảo hiểm Trong mục này cần thể hiện những thông tin sau đây: Tên địa chỉ đầy đủ của địa điểm đó,miêu tả tóm tắt về việc bố trí tổng thể (có thể đính kèm sơ đồ mặt bằng) của nhà xưởng, sân bãi, kho tàng, văn phòng, hàng rào ….kèm theo kích thước cụ thể và vị trí của cơ sở được bảo hiểm (miêu tả tóm tắt các phía tiếp giáp với cơ sở được bảo hiểm ) có thể miêu tả về kết cấu của các công trình kiến trúc được bảo hiểm như: mấy tầng, vật liệu bê tông hay cốt thép, kết cấu bên trong, bên ngoài,các hệ thống trang thiết bị điện, hệ thống cung cấp nước chữa cháy được thiết kế và bố trí như thế nào, các phương tiện chữa cháy tại chỗ(loại, số lượng, cách bố trí…) Khoảng cách tới đội chữa cháy công cộng gần nhất là bao nhiêu. Những thông tin này cũng là cơ sở để phân tích xác định xem có khả năng tổn thất phát sinh từ bên ngoài khu vực được bảo hiểm hay không để có thể khiếu nại bên thứ ba sau khi công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm (chẳng hạn tổn thất do hoả hoạn mà địa điểm được bảo hiểm ở gần kho hoá chất dễ cháy của mộtdơn vị khác thì có khả năng cháy có thể phát sinh từ khu vực hoá chất đó rồi lan sang khu vực được bảo hiểm…). Những thông tin được thể hiện ở mục này cũng có thể giúp cho cán bộ khai thác và quản lí rủi ro phân tích tính hợp lí của việc bố trí nhà cửa, kho tàng… của doanh nghiệp được bảo hiểm theo góc độ an toàn phòng cháy chữa cháy hoặc các rủi ro khác, những gì cần phải cải tiến hoặc được trang bị thêm để đảm bảo an toàn hơn…và qua đó có thể đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với người được bảo hiểm để tránh hoặc giảm nhẹ những tổn thất tương tự xảy ra trong tương lai. Nói chung đối với các tổn thất lớn và phức tạp thì những thông tin ở mục này cần được nêu càng chi tiết càng tốt. Đối với những tổn thất nhỏ thì mục này có thể nêu vắn tắt hơn. d, Diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lí sau đó Vì hầu như giám định viên chỉ đến hiện trường sau khi sự cố xảy ra nên trong mục này giám định viên chủ yếu nêu những thông tin thu thập được từ lời khai của người được bảo hiểm và những nhân chứng có mặt tại thời điểm xảy ra sự cố hoặc chứng kiến sự việc xảy ra toàn bộ từ đầu đến cuối hoặc những thời điểm nhất định. Những thông tin này bao gồm: - Thời điểm xảy ra sự cố(vào lúc mấy giờ, ngày nào, trong thời gian làm việc hay nghỉ…) ai phát hiện đầu tiên. - Sự cố bắt đầu và sau đó xảy ra như thế nào (ví dụ như đám cháy bắt nguồn từ đâu, lan theo hướng nào, qui mô lây lan của đám cháy…) - Sơ bộ đánh giá những thiệt hại do sự cố gây ra (có thiệt hại về người hoặc tài sản không, tài sản bị thiệt hại là gì, mức độ thiệt hại nặng hay nhẹ…) - Các biện pháp cứu chữa đã thực hiện (dùng các phương tiện hiện có như thế nào, có sự tham gia của cảnh sát PCCC hay các đơn vị cứu chữa chuyên nghiệp hay không, việc cứu chữa được thực hiện sau khi sự cố xảy ra bao lâu, hiệu quả của việc cứu chữa…) - Thời điểm sự cố được khắc phục hoàn thành. Mặc dù giám định viên có thể không trực tiếp chứng kiến diễn biến sự cố xảy ra như thế nào nhưng bằng cách tổng hợp và phân tích lời khai của nhiều nhân chứng (những người đã chứng kiến, những người tham gia cứu chữa…) vẫn có thể ghi nhận được những thông tin khách quan và chính xác. Những thông tin đề cập trong mục này rất quan trọng và không thể thiếu được trong biên bản giám định vì đó là bằng chứng của sự cố đã xảy ra và giúp cho giám định viên có những phân tích đánh giá về nguyên nhân xảy ra tổn thất. Để tránh những tranh chấp có thể phát sinh giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm, nên đề nghị đại diện của người được bảo hiểm đã chứng kiến sự cố xảy ra lập một báo cáo riêng của họ về những vấn đề đã nói ở trên đồng thời giám định viên nên lập các biên bản lấy lời khai từ các nhân chứng và đề nghị họ kí xác nhận. Báo cáo của người được bảo hiểm và các biên bản thu thập lời khai nói trên phải được đính kèm theo Biên bản giám định cuối cùng của giám định viên và là cơ sở để cán bộ giải quyết bồi thường xem xét khi tiến hành giải quyết khiếu nại. e, Nguyên nhân thiệt hại Trong mục này, giám định viên phải diễn tả chi tiết cách thức điều tra của mình một cách lô gích về nguyên nhân gây ra tổn thất trước khi đi đến kết luận cụ thể. Đối với các vụ hoả hoạn, phải xác định càng chính xác càng tốt điểm phát cháy đầu tiên bằng cách kiểm tra hiện trường và lấy lời khai của các nhân chứng, kiểm tra kĩ các công đoạn sử dụng nhiệt trong quá trình sản xuất như: hàn, cắt kim loại, đun sấy… hoặc sử dụng hoá chất hoặc các nguyên vật liệu dễ cháy nổ… xem xét sơ đồ hệ thống điện, tại khu vực cháy có đường dây điện chạy qua hay không, kiểm tra lại các đầu nối dây, công tắc, cầu dao, chất lượng cách điện… phân tích khả năng cháy phát sinh từ bên ngoài rồi lan vào khu vực được bảo hiểm. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được phân tích, đánh giá về khả năng liệu có sự cố ý phá hoại của bất cứ người nào hoặc tổ chức nào hay không. Có thể dùng phương pháp thống kê loại trừ để di đến giới hạn một hoặc một số nguyên nhân có thể dẫn đến tổn thất. Nói chung, việc xác định nguyên nhân tổn thất là một trong những khâu phức tạp nhất và đôi khi phải trưng cầu giám định của một cơ quan độc lập, đặc biệt đối với những vụ tổn thất lớn việc điều tra giám định nguyên nhân gần như bắt buộc phải thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Trong những trường hợp như vậy mục này phải ghi rõ kết luận của các cơ quan này về nguyên nhân thiệt hại, đính kèm theo biên bản giám định những kết luận đó và coi đây là bằng chứng pháp lí để xem xét trách nhiệm của công ty bảo hiểm. f, Đánh giá về trách nhiệm của bảo hiểm đối với thiệt hại đã xảy ra Từ những phân tích về nguyên nhân thiệt hại, giám định viên cần nêu ý kiến đánh giá của mình là thiệt hại có (hoặc có khả năng) thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm hay không. Nếu vụ việc phức tạp chưa thể đánh giá được chính xác nguyên nhân tổn thất ở lần giám định đầu tiên thì việc giám định này sẽ được nêu ở biên bản giám định cuối cùng. Trong trường hợp này biên bản giám định sơ bộ cần ghi rõ: trách nhiệm bảo hiểm sẽ được xác định sau khi nguyên nhân tổn thất đã được xác định chính xác. Để xác định rằng thiệt hại có phải gây ra bởi một rủi ro được bảo hiểm hay không trước hết phải xem xét rủi ro nào là nguyên nhân trực tiếp và sau đó đối chiếu với đơn bảo hiểm xem xét rủi ro trực tiếp đó được bảo hiểm hay bị loại trừ trong đơn bảo hiểm. g, Đóng góp bồi thường Mục này cần nêu rõ ngoài đơn bảo hiểm đã cấp khách hàng còn tham gia bảo hiểm cùng loại hình ở những công ty bảo hiểm khác không(thông qua việc điều tra nắm thông tin từ các công ty bảo hiểm khác và báo cáo của người được bảo hiểm ). Thông tin này rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đóng góp bồi thường giữa các công ty bảo hiểm về sự cố đã xảy ra theo những qui định trong đơn bảo hiểm. h, Mô tả và tính toán mức độ thiệt hại Ở một số công ty bảo hiểm, việc tính toán tổn thất được giao cho cán bộ làm công tác giải quyết bồi thường chứ không giao cho giám định viên. Đối với các nghiệp vụ mà việc tính toán tổn thất đơn giản và chỉ liên quan tới một đối tượng tài sản mà giá trị của nó được chứng minh rõ ràng qua một số ít chứng từ hoá đơn thì việc phân công riêng biệt này không ảnh hưởng gì tới tính chính xác cũng như thời gian xem xét giải quyết bồi thường. Tuy nhiên trong bảo hiểm xây dựng nếu không giao cho người giám định viên công việc tính toán tổn thất thì có thể dẫn đến việc người giám định viên chỉ quan tâm tới việc mô tả thiệt hại và chụp ảnh chứ không quan tâm tới việc thu thập các thông tin chứng từ hoá đơn, sổ sách kế toán cần thiết ngay sau khi tổn thất xảy ra để giúp cho việc tính toán bồi thường một cách chính xác, đến khi tính toán bồi thường người xét bồi thường mới yêu cầu khách hàng cung cấp những chứng từ này thì lúc đó khó đảm bảo yếu tố chính xác và làm cho quá trình xét giải quyết bồi thường kéo dài, gây phiền hà cho khách hàng. Vì vậy trong bảo hiểm xây dựng cần giao cả công việc thu thập chứng từ và tính toán tổn thất cho giám định viên, người xét bồi thường sẽ kiểm tra lại cách tiónh toán của giám định viên khi xem xét giải quýêt bồi thường. Đối với những vụ tổn thất lớn thì nên phân công 2 giám định viên, một người chuyên về việc mô tả thiệt hại và nêu phương án khắc phục, một người chuyên thu thập tài liệu, chứng từ và tính toán tổn thất và hai công việc này phải được tiến hành đồng thời trong suốt quá trình giám định. Đối với những vụ tổn thất nhỏ, việc mô tả và tính toán mức độ thiệt hại được thực hiện tương đối dẽ dàng và chỉ cần giám định một lần thì hai phần này có thể gộp chung và đề cập một lần trong biên bản giám định. Đối với những tổn thất phức tạp mà việc tính toán tổn thất cần phải có thời gian và đòi hỏi nhiều hoá đơn, chứng từ thì việc tính toán số tiền thiệt hại cụ thể sẽ được nêu trong biên bản giám định cuối cùng. Tuy nhiên trong các biên bản giám định sơ bộ vẫn cần phải mô tả chi tiết về mức độ thiệt hại. Trong một số trường hợp thiệt hại có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân được bảo hiểm và không dược bảo hiểm , trong trường hợp này việc giám định và tính toán tổn thất phải phân tách được rõ mức độ thiệt hại do từng rủi ro riêng biệt gây ra mà công việc này thường không đơn giản và đòi hỏi một sự giám định kĩ càng và có tay nghề của các giám định viên có kinh nghiệm. Một điểm quan trọng cũng cần phải lưu ý là phải cố gắng thu hồi phế liệu nhằm giảm thiểu số tiền bồi thường. Phương pháp thu hồi thông dụng là chào thầu bán phế liệu qua đó thoả thuận giá trị thu hồi với người được bảo hiểm rồi đối trừ khi tính số tiền bồi thường. 3.3. Hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá và tính toán toán thiêt hại trong bảo hiểm xây dựng a, Mô tả thiệt hại - Vẽ sơ đồ khu vực bị tổn thất trên công trường . - Mô tả chi tiết mức độ thiệt hại, bao gồm cả các thiệt hại tiềm ẩn(nếu có) - Xác định rõ liệu đó là công trình xây dựng tạm thời hay công trình xây dựng chính thức. - Xác định mức độ hư hại của các công trình do nhà thầu phụ thực hiện: nêu cụ thể tên thầu phụ và hình thức hợp đồng thầu phụ. - Xác định chi phí sửa chữa hoặc khôi phục lại các công đoạn đã bị tổn thất (nếu phức tạp có thể mời các công ty tư vấn hoặc các tổ chức giám định độc lập để đánh giá) Để đánh giá thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm cần thu thập các thông tin sau: - Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn nào(trong quá trìng thi công, chạy thử hay bảo hành) đây là thông tin rất quan trọng để đánh giá xem công ty bảo hiểm có trách nhiệm hay không (ví dụ nếu thiệt hại do rủi ro thiên tai xảy ra trong giai đoạn bảo hành thì không thuộc trách nhiệm bảo hiểm) - Yêu cầu cung cấp nhật kí thi công, biên bản nghiệm thu từng phần để đánh giá xem trước khi sự cố xảy ra thì hạng mục tổn thất đã được thực hiện đến đâu(lưu ý trách nhiệm bảo hiểm chỉ giới hạn ở việc sửa chữa hoặc khôi phục lại các hạng mục bị thiệt hại trở lại nguyên trạng như ngay trước khi xảy ra tổn thất) - Kiểm tra xem có hạng mục nào đã được bàn giao cho chủ đầu tư hoặc đưa vào sử dụng hay không, yêu cầu cung cấp các biên bản nghiệm thu khi bàn giao dối với các hạng mục này. - Kiểm tra việc thực hiện tiến độ thi công thực tế so với dự kiến đối với hạng mục công việc bị tổn thất (lưu ý: trong một số công trình xây dựng dân dụng việc thực hiện đúng tiến độ thi công cũng là điều kiện đánh giá trách nhiệm của công ty bảo hiểm) - Kiểm tra xem so với dự toán ban đầu và các khối lượng công việc đã kê khai để tham gia bảo hiểm thì khối lượng thực hiện thực tế có vượt so với dự toán ban đầu hay không để quyết định có áp dụng bồi thường theo tỉ lệ giá trị hay không. Lưu ý: khi đề nghị người được bảo hiểm cung cấp thông tin chứng từ không được nói lí do cụ thể vì sao phải cung cấp các thông tin chứng từ yêu cầu để tránh trường hợp khách hàng cung cấp các thông tin sai lệch. b, Đánh giá thiệt hại và nêu biện pháp khắc phục Trước hết cần mô tả chi tiết về kích thước, kết cấu và những đặc điểm khác của công trình bị thiệt hại bao gồm tổng diện tích xây dựng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài, năm xây dựng, loại kiến trúc, kết cấu nền móng, sàn, tường ngăn bên trong và bên ngoài, diện tích và vật liệu trần lợp, mái lợp, kết cấu khung, hên thống kiến trúc mở như cửa ra vào, cửa sổ bên trong và bên ngoài, tình trạng của công trình ngay trước khi bị thiệt hại. Mô tả mức độ thiệt hại (kèm theo ảnh chụp thể hiện mức độ thiệt hại của công trình): Nêu rõ các phần công trình và kết cấu bị hư hỏng hoặc phá huỷ, có sửa chữa được hay phải xây dựng lại toàn bộ, có khả năng thu hồi tận dụng được nguyên vật liệu như gạch,đá, sắt thép…hay không. Nêu phương án khắc phục cụ thể, ví dụ hư hại nào người được bảo hiểm có thể tự khắc phục được, hư hại nào phải thuê sủa chữa …Nếu người được bảo hiểm tự sửa chữa thì phải theo dõi giám sát quá trình sửa chữa và các chi phi trên cơ sở dự toán sửa chữa đã thống nhất. Nếu phải thuê đơn vị khác sửa chữa hoặc khôi phục lại thì để đảm bảo việc sửa chữa hay khôi phục vừa đạt yêu cầu về chất lượng vừa hợp lí về giá cả, giám định viên phải phối hợp và bàn bạc với người được bảo hiểm để thống nhất một phương án khắc phục tối ưu và tổ chức đấu thầu sửa chữa hoặc thay thế để chọn giá thấp nhất, sau đó phối hợp với người được bảo hiểm theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa khôi phục. c, Xác định trách nhiệm của công ty bảo hiểm Để xác định được trách nhiệm bảo hiểm phải nêu được nguyên nhân xảy ra tổn thất và trên cơ sở các thông tin đã được xác định đối chiếu với các điều kiện, điều khoản, các điểm loại trừ và các điều khoản bổ sung (nếu có) để đưa ra đánh giá.Trong trường hợp phức tạp thì có thể nhờ cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định nguyên nhân tổn thất. d, Tính toán tổn thất Yêu cầu lập dự toán sửa chữa với các yếu tố sau: - Dọn dẹp hiện trường - Chủng loại, số lượng và giá cả nguyên vật liệu - Chi phí lao động - Số ca kíp cần bố trí làm việc - Chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan khác. Trên cơ sở dự toán sửa chữa có thể tiến hành đấu thầu sửa chữa hoặc chủ thầu tự khắc phục và trong trường hợp nào cũng phải đề nghị chủ thầu mở sổ kế toán riêng biẹt để quản lí và theo dõi công việc sửa chữa, khôi phục và các chi phí có liên quan như: - Số lượng và chi phí về lao động, thiết bị máy móc đã sử dụng - Chi phí về nguyên vật liệu đã sử dụng trong các công việc khôi phục và phục hồi. - Chi phí quản lí hành chính khác Tất cả các chi phí liên quan đến tổn thất đòi bồi thường đều phải được chứng minh qua hoá đơn, chứng từ biên nhận rõ ràng. Đối với các tổn thất phức tạp thì trong trường hợp cần thiết có thể mời các cơ quan tư vấn độc lập lập phương án và dự toán khắc phụcvà thay mặt cho công ty bảo hiểm theo dõi, giám sát quá trình khắc phục. Tuy nhiên, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng việc tính toán số tiền bồi thường vẫn là việc của gáim định viên bảo hiểm(trừ khi cơ quan tư vấn giám sát cũng đồng thời cũng là một công ty giám định về bảo hiểm chuyên nghiệp) Trên cơ sở các thông tin thu thập được ở trên, kiểm tra lại đơn giá khắc phục sửa chữa và khối lượng công việc thực tế xem có vượt đơn giá và khối lượng công việc đã tham gia bảo hiểm của hạng mục bị tổn thất không, nếu vượt thì phải áp dụng một tỉ lệ dưới giá trị tương ứng khi tính toán số tiền bồi thường. Tương tự như đối với bảo hiểm tài sản việc tính toán bồi thường cũng phải căn cứ trên giá trị phế liệu có thể thu hồi được và mức khấu trừ ghi trên đơn bảo hiểm. Nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba phát sinh từ các hoạt động trên công trường có thể dẫn đến những khiếu nại chong lại người được bảo hiểm và trong đơn bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba thì cần thu thập ngay tức khắc các thông tin chi tiết về tất cả các nhân chứng có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra sự cố và phối hợp với người được bảo hiểm cùng xác định thiệt hại, bàn bạc thương lưọng với bên thứ ba để thoả thuận được một mức bồi thường hợp lí và đề nghị người được bảo hiểm không tự ý thừa nhận trách nhiệm với bên thứ ba nếu chưa nhận sự đồng ý bằng văn bản của Bảo Việt. Cần lưu ý việc tính toán tổn thất ở đây là tính toán số tiền có thể thuộc trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt vì vậy trước khi bắt tay vào tính toán, người giám định viên phải kiểm tra lại hạng mục bị tổn thất có phải là hạng mục được bảo hiểm hay không hoặc có bộ phận nào của hạng mục không tham gia bảo hiểm hay không (ví dụ một nhà máy có một nhà xưởng chính và một nhà xưởng phụ nhưng họ chỉ tham gia bảo hiểm cho nhà xưởng chính…) Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần phải ựa trên giá trị bảo hiểm của hạng mục công trình bị tổn thất, giá trị thu hồi và trên cơ sở thu thập các thông tin, hoá đơn, chứng từ, sổ sách, các bản quyết toán sửa chữa(khôi phục) cũng như quyết toán về giá trị gốc của công trình. Những số liệu sau cần được thu thập hoặc xác định: S: số tiền bảo hiểm D: mức khấu trừ s: giá trị thu hồi d: tỉ lệ khấu hao theo thời gian t: thời gian sử dụng của công trình Vr: giá trị thay thế mới của công trình tại thời điểm xảy ra thiệt hại Va: giá trị còn lại thực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất Va=Vr *(1-dt) C1: chi phí sửa chữa, khôi phục công trình bị tổn thất C2: chi phí sửa chữa,khôi phục sau khi trừ đi khấu hao C2 = C1(1-dt) l: Số tiền bồi thường * Tổn thất toàn bộ (C2>=Va hoặc thiệt hại không thể sửa chữa khôi phục được) - Nếu S>=Va-s l=Va-s-D - Nếu S< Va-s l= S-D * Tổn thất bộ phận (C2< Va) - Nếu bảo hiểm đúng hoặc trên giá trị (S>=Va) l=C2-s-D - Nếu bảo hiểm dưới giá trị (S<Va) l={(C2-s)*S/Va}- D Một số điểm cần nhấn mạnh: Theo các công thức trên chúng ta có thể thấy rằng trong mọi trường hợp điều quan trọng là phải xác định cho được giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra thiệ hại để làm cơ sở tính toán và đối chiếu khi tính toán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm vì một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong các đơn bảo hiểm tài sản tiêu chuẩn hiện nay là số tiền bồi thường không được vượt quá giá trị thực tế của tài sản bị tổn thất ở thời điểm ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất. Giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất (Va) được xác định bằng cách lấy gái trị thay thế mới (tức là giá trị khôi phục lại như mới được thể hiện trong các công thức trên là Vr) tại thời điểm xảy ra tổn thất trừ đi một giá trị khấu hao phù hợp trên cơ sở thời gian sử dụng hiện trạng của tài sản đó tính ở thời điểm xảy ra tổn thất. Như vậy nếu tỉ lệ khấu hao theo thời gian là d và thời gian sử dụng tài sản tính đến thời điểm bị tổn thất là t và nếu chưa tính đến hiện trạng thực tế của tài sản đó thì giá trị thực tế của nó ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất sẽ là: Va= Vr – Vr*d t=Vr(1-dt) Hầu hết trong các truòng hợp tính toán bồi thường, chúng ta vẫn lấy tỉ lệ khấu hao theo thời gian ghi trong các sổ sách kế toán của người được bảo hiểm làm giá trị để xác định Va. Tuy nhiên không phải lúc nào tỉ lệ khấu hao theo sổ sách kế toán cũng phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sản. Chẳng hạn doanh nghiệp A và doanh nghiệp B cùng xây xong và đưa vào sử dụng nhà xưởng của họ vào cùng một thời điểm. Giả sử các nhà xưởng này có cùng kích thước và kết cấu giống nhau nhưng sau 5 năm giá trị thực tế của chúng có thể vẫn khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tốnhư chế đọ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên đối với các nhà xưởng đó được các doanh nghiệp này thực hiện ở mức độ khác nhau hoặc trong quá trình sử dụng doanh nghiệp A nâng cấp thay mới, cải tạo, trang bị thêm một số thiết bị….cho dù trong sổ sách kế toán của họ vẫn áp dụng cùng một tỉ lệ khấu hao hằng năm đối với các nhà xưởng này. Vì vậy khi tiến hành giám định, người giám định viên phải phân tích đánh giá cẩn thận về hiện trạng thực tế của tài sản trước khi bị tổn thất, tham khảo nhiều nguồn thông tin, bàn bạc thương lượng với người được bảo hiểm để có thể đưa ra một tỉ lệ khấu hao phù hợp mặc dù việc đánh giá này trong nhiều trường hợp không thể chính xác được một cách tuyệt đối. Như đề cập ở trên, trong mọi trường hợp đều phải xác định giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra thiệt hại là Va mà Va chỉ có thể được xác định khi đã xác định được Vr. Vì vậy trong mọi trường hợp đều phải xác định hoặc đánh giá được Vr tức là giá trị thay thế mới (xây mới) của toàn bộ công trình ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất cho dù thiệt hại thực tế chưa tới mức phải khôi phục lại toàn bộ công trình. Giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất Vr là toàn bộ các chi phí cần thiết để khôi phục lại công trình tính tại thời điểm xảy ra tổn thất trong trường hợp xảy ra tổn thất toàn bộ. Giá trị này bao gồm giá trị nguyên vật liệu ( bao gồm cả chi phí vận chuyển đến chân công trình ) tiền công để xây dựng, lắp đặt lại, chi phí giám sát thi công và trong trường hợp nguyên vật liệu hoặc thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài thì còn bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế hải quan và toàn bộ các chi phí này được tính tại thời điểm xảy ra tổn thất. Một cách đơn giản thì giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất có thể được xác định bằng công thức sau: Vr=Vr1 *k trong đó: Vr: giá trị thay mới của hạng mục tài sản bị tổn thât tại thời điểm xảy ra thiệt hại Vr1:gái trị xây mới ban đầu của công trình k: hệ số tính đến sự thay đổi về giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí có liên quan khác.(thường là tăng) Thông thường thì k>1 và được gọi là hệ số trượt giá Trong những trường hợp phức tạp có thể thuê một công ty tư vấn về xây dựng có uy tín để xác định giá trị Vr và việc này cần có sự bàn bạc và nhất trí giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm . Ngoài ra theo các công thức trên những vấn đề cũng cần phải hết sức quan tâm khi tính toán tổn thất là phải kiểm tra xem giá trị bảo hiểm của công trình có thấp hơn giá trị thực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất hay không và giá trị những phần có thể thu hồi được là bao nhiêu để lựa chọn công thức tính toán cho phù hợp. Các công thức trên đây chỉ áp dụng trong các trường hợp không áp dụng điều khoản bảo hiểm theo giá trị khôi phục (réintatement Value Clause) trong đơn bảo hiểm. Trong trường hợp áp dụng điều khoản này thì số tiền bồi thường sẽ được tính toán trên cơ sở gái trị thay thế mới Vr tức là không trừ giá trị khấu hao với điều kiện công việc khôi phục, thay thế mới phải được thực hiện trong vòng 12 tháng sau khi xảy ra sự cố. Dù áp dụng điều khoản này thì nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ dưới giá trị vẫn được áp dụng, chỉ khác là giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất Vr (chứ không phải giá trị thực tế Va) mới là giá trị để so sánh với giá trị bảo hiểm xem người được bảo hiểm có tham gia bảo hiểm dưới giá trị hay không? 4. Giải quyết bồi thường 4.1. Qui trình của việc giải quyết bồi thường Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất của người được bảo hiểm, người bảo hiểm hay đại diện của họ phải lập tức tới ngay hiện trường để giám định tổn thất và tìm cách hạn chế tổn thất cùng với người được bảo hiểm. Nếu tổn thất lớn và cần thiết phải có sự giám định của các chuyên gia có kinh nghiệm (trong khi người bảo hiểm chưa có các chuyên gia này) thì có thể mời các chuyên gia của các tổ chức nước ngoài chuyên làm công tác giám định để giám định và đánh giá tổn thất…. Trình tự giải quyết một vụ bồi thường như sơ đồ kèm theo sau đây: Sơ đồ của việc giải quyết tổn thất Hướng dẫn thông báo tổn thất Thông báo tổn thất Kiểm tra các thông tin về tổn thất Giám đốc Làm rõ phạm vi và nguyên nhân tổn thất Kiểm tra bổ sung thông qua chuyển giao Thông báo bồi thường tổn thất-trả tiền Đề ra các biện pháp đề phòng tổn thất Thống kê số liệu Đánh giá rủi ro Điều chỉnh phí Ghi chú:a, chỉ các công việc bắt buộc phải làm b, chỉ các công việc tiến hành nếu cần. Một số điểm cần chú ý khi tiến hành giải quyết tổn thất: * Tài liệu chứng từ cần thiết để nghiên cứu giải quyết bồi thường: - Đơn bảo hiểm và các điều khoản bổ sung - Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm - Thông báo tổn thất (nêu rõ diễn biến, hậu quả và các biện pháp hạn chế tổn thất) - Biên bản giám định - Báo cáo cảu công an (trong trường hợp cần thiết) * Xác định trách nhiệm bồi thường căn cứ vào: - Thời hạn của đơn bảo hiểm - Địa điểm công trình và nơi xảy ra tổn thất - Phạm vi bảo hiểm (dựa vào nguyên nhân gây ra tổn thất) * Giới hạn trách nhiẹm cao nhất mà người bảo hiểm phải gánh chịu: - Giá trị bảo hiểm - Trách nhiệm đối với người thứ ba - Giới hạn trách nhiệm cao nhất trong các trường hợp tổn thất do các rủi ro thiên tai (động đất, lũ, lụt….) Trong trường hợp cháy nổ mà nguyên nhân chưa rõ ràng cần chú ý đến trường hợp cố tình đốt để thủ tiêu tang chứng, để đòi tiền bảo hiểm …hay nói cách khác là đẻ lừa đảo trong bảo hiểm nhằm kiếm lời. Trong những trường hợp này người bảo hiểm cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, toà án để làm sáng tỏ nguyen nhân gay ra tổn thất và trách nhiệm của người được bảo hiểm trong vụ việc này. Trường hợp tổn thất xảy ra trong khu vực công trường nhưng lại do một nhà thầu khác gây ra (nhà thầu này cũng là người được bảo hiểm) thì cũng không được bồi thường, trừ trường hợp NĐBH có bảo hiểm thêm bằng điều khoản bổ sung số 002 (trách nhiệm chéo) 4.2. Các vấn để trong giải quyết bồi thường thông thường a, Công trình dân dụng Thiệt hại do bão Các ví dụ điển hình: - Sói lở trên mặt đường - Nghiêng đường - Sụt lở đê chắn - Lấp đầy những lỗ đào Một số vấn đề cần quan tâm: - Cái đó được dự tính trước không? - Tính toán về khối lượng đó có đúng không? - Về thiết kế và tay nghề - Mực nước ngầm thông thường và mực nước cao nhất b, Sai sót trong thiết kế Ví dụ điển hình: - Thiết kế theo tiêu chuẩn thông thường - Các bức tường chắn - Đóng vào các lớp đá vôi - Lát mặt đường - Phần còn lại của nguyên liệu Một số vấn đề: - Có thiệt hại không? - Có làm tốt hơn không? - Mức khấu trừ c, Sai sót trong tay nghề Ví dụ điển hình: Tạo ra sự đóng cục trên bề mặt của đường Một số vấn đề: - Mức độ thiệt hại? - Công việc sửa chữa? - Thiệt hại hoặc có hại? d,Cháy tại công trường xây dựng Một số vấn đề: - Bồi thường cái gì và tính toán bồi thường như thế nào? - Việc xác định số lượng tính toán đó có đúng không? e,Thiệt hại đối với các phương tiện ngầm Ví dụ điển hình: Việc đào xuyên vào các công trình Một số vấn đề: - Người xây dựng có tiến hành các biện pháp xem xét vị trí của công trình sẵn có hay không ? - Có sự chỉ dẫn trong khi đào đất không? f,Trộm cướp Ví dụ điển hình: - Thiệt hại đối với nguyên vật liệu xây dựng - Thiệt hại đối với các thiết bị về điện - Mất mát máy móc xây dựng Một số vấn đề: - Tính toán số lượng có đúng không? - Vật bị mất có để sai vị trí khong hoặc sử dụng chỗ nào khác nữa - Vấn đề về quản lí thống kê. g, Chấn động, suy yếu bộ phận chống đỡ Ví dụ điển hình: - Công việc đóng cọc - Công việc đào móng Một số vấn đề: - Thiệt hại đã có sẵn từ trước là bao nhiêu? - Trao đổi về kĩ thuật chuyên môn Cần chú ý trong vấn đề giải quyết bồi thường : Sự tăng giá khi sửa chữa không hề ảnh hưởng gì tới người được bảo hiểm tức là trong các trường hợp tổn thất bộ phận, hình thức bồi thường mới hay cũ được áp dụng (người bảo hiểm bồi thường 100% số tiền sửa chữa mà không trừ đi phần khấu hao đã sử dụng). Tuy nhiên các chi phí nhằm hoàn thiện, làm tốt hơn so với hiện trạng ban đầu không được bồi thường. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí sửa chữa cần thiết, nhằm đưa đối tượng được bảo hiểm trở về trạng thái cũ ngay trước khi xảy ra tổn thất. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường phụ thuộc vào tuổi thọ của công trình (thời gian sử dụng). Phụ thuộc vào loại công trình được bảo hiểm, cho dù nó đã có thời gian sử dụng nhất định, nhưng nếu trong đơn bảo hiểm có qui định rõ thì công trình vẫn có thể được bồi thường trong trường hợp tổn thất toàn bộ bằng giá trị thay thế mới hay bằng với giá trị bảo hiểm. nếu công trình đã sử dụng vượt quá thời gian qui định trong đơn bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường giá trị còn lại của công trình tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất. Bồi thường theo tỉ lệ bảo hiểm dưới giá trị sẽ được áp dụng, nếu số tiền bảo hiểm cho tới thời điểm xảy ra tổn thất nhỏ hơngiá trị mới của công trình. Người bảo hiểm cũng phải bồi thường tổn thất đối với công trình được bảo hiểm trong những trường hợp tổn thất do bên thứ ba gây ra. Ngược lại người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tài sản của bên thứ ba._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29448.doc
Tài liệu liên quan