Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội

Tài liệu Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội: ... Ebook Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHỔNG NGỌC THUẬN THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MÊ LINH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ TÁM HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo kh¸c. T«i xin cam ®oan c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån gèc./. T¸c gi¶ luËn v¨n Khæng Ngäc ThuËn LỜI CẢM ƠN Trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn ®Ò tµi, t«i ®· nhËn ®­îc sù gióp ®ì, nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp, chØ b¶o quý b¸u cña c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o ViÖn ®µo t¹o Sau §¹i häc, Khoa Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng, tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi. §Ó cã ®­îc kÕt qu¶ nghiªn cøu nµy, ngoµi sù cè g¾ng vµ nç lùc cña b¶n th©n, t«i cßn nhËn ®­îc sù h­íng dÉn chu ®¸o, tËn t×nh cña c« gi¸o TS. §ç ThÞ T¸m lµ ng­êi h­íng dÉn trùc tiÕp t«i trong suèt thêi gian nghiªn cøu ®Ò tµi vµ viÕt luËn v¨n. T«i còng nhËn ®­îc sù gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn cña UBND huyÖn Mª Linh, Phßng N«ng nghiÖp, Phßng Thèng kª, Phßng Tµi nguyªn vµ M«i Tr­êng huyÖn Mª Linh, c¸c phßng ban vµ nh©n d©n c¸c x· trong huyÖn, Së Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng tØnh VÜnh Phóc, c¸c anh chÞ em vµ b¹n bÌ ®ång nghiÖp, sù ®éng viªn, t¹o mäi ®iÒu kiÖn vÒ vËt chÊt, tinh thÇn cña gia ®×nh vµ ng­êi th©n. Víi tÊm lßng biÕt ¬n, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n mäi sù gióp ®ì quý b¸u ®ã! T¸c gi¶ luËn v¨n Khæng Ngäc ThuËn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3 CPTG Chi phí trung gian 4 ĐKTN Điều kiện tự nhiên 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 GTSX Giá trị sản xuất 7 LĐ Lao động 8 LX - LM Lúa xuân – lúa mùa 9 LUT Loại hình sử dụng đất 10 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 11 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 12 XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 45 4.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh 49 4.3 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 51 4.4 Hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện Mê Linh 54 4.5 Diện tích các loại hình sử dụng đất chính huyện Mê Linh 56 4.6 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 1 57 4.7 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2 58 4.8 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 3 59 4.9 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 60 4.10 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 61 4.11 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 63 4.12 Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên các tiểu vùng 65 4.13 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 69 4.14 Danh mục các loại thuốc BVTV người dân Mê Linh sử dụng 72 4.15 Kết quả phân tích một số mẫu đất canh tác trồng hoa 74 4.16 Kết quả phân tích mẫu nước mặt ở khu vực Đầm Và 77 4.17 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh đến năm 2020 83 4.18 So sánh một số chỉ tiêu cơ bản trước và sau định hướng 84 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đặc điểm nổi bật của vấn đề nông thôn và nông dân trong hơn mười năm qua là sự đối diện với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa song hành với toàn cầu hóa và thị trường hóa. Theo dự tính đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Những gì các nước Âu Mỹ vượt qua trong hàng trăm năm, các nền kinh tế Đông Á đi qua hàng chục năm, thì nay Việt Nam đang nếm trải gần như cùng một lúc [14]. Đô thị hóa là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Đô thị hóa không chỉ là sự thay đổi của cảnh quan bên ngoài, mà là sự thay đổi lối sống, tác động mạnh đến tâm trạng con người. Vì vậy, vấn đề đô thị hóa xảy ra tự phát theo một quy luật tất yếu không cưỡng lại được hay là tự giác và chủ động để thuận theo quy luật ấy một cách thông minh, có tính toán, có “quy hoạch” là điều đang rất được quan tâm. Những năm qua ở nước ta, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển sang công nghiệp và đô thị đã diễn ra rất nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) [24]. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người [dt 11]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi Huy Đáp đã viết "phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững" [25]. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Lịch sử đã chứng minh qua 20 năm đổi mới, nông nghiệp chính là nền tảng khi phải chống chịu rủi ro cho tăng trưởng kinh tế trong các thời điểm khủng hoảng nền kinh tế do mất thị trường Đông Âu (năm 1991) và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á (năm 1997). Do vậy có thể nói, nông nghiệp đã góp phần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Huyện Mê Linh nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Bắc. Huyện có diện tích 14.226,65 ha, dân số là 187.255 người. Huyện có hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ bao gồm đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường QL18 đi cảng Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trước khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội, Mê Linh đã là một trong các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển kinh tế phi nông nghiệp cao. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra rất mạnh, chỉ tính từ năm 2005 đến năm 2008 diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện giảm 687,67 trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Kim Hoa, Tiền Phong, Thanh Lâm, Đại Thịnh, TT Quang Minh,.... Những năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2008 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 13,55% tổng giá trị sản xuất của huyện, giảm 6,71% so với năm 2006. Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 69,60% tăng 13,29% so với năm 2008 [22]. Với lợi thế về vị trí địa lý, Mê Linh sẽ trở thành đô thị tương đối quan trọng của Thủ đô Hà Nội trong tương lai. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ dẫn đến khó khăn trong giải quyết việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp [6]. Vì vậy việc đánh giá quỹ đất nông nghiệp và định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp còn lại cho một sự phát triển bền vững là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược của huyện. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội". 1.2 Ý nghĩa của đề tài - Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh và là cơ sở định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai. - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao mức thu nhập của người dân. 1.3 Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 2.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [15]. Sự phân chia cụ thể này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử dụng của từng loại đất. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất… Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tán phá ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Á, cân bằng sinh thái bị phá vỡ và hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá [20]. Sự thoái hoá đất đai tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Theo kết quả điều tra của UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC), thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có khoảng 2 tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ khác nhau trong đó Châu á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hoá. Lịch sử của thế giới đã chứng minh bất kỳ nước nào dù là nước phát triển hay đang phát triển thì sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp và còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ. Tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể lựa chọn những nông sản phù hợp để xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo bản báo cáo của tổ chức ngân hàng thế giới World Bank, hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có 6 - 7 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất, bị xói mòn. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý [43]. Theo số liệu thống kê năm 2008, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 331.150,4 km2, dân số là 86.210,8 nghìn người, mật độ dân số 260 người/km2, trong đó đất nông nghiệp là 24.997 nghìn ha, đất sản xuất nông nghiệp cả nước 9.420 nghìn ha [24]. So với 10 nước trong khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam đứng thứ 2 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực. Diện tích đất canh tác là 10.805,9ha. Bình quân diện tích đất canh tác đạt 1.300,4m2/người. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tình hình hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất. Theo đánh giá của Ngân hành thế giới (WB), tổng sản lượng lương thực sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới, tuy nhiên có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép từ nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỉ ha; còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12000m2. Trong đó ở Mỹ 2000m2, ở Bungari 7000m2, ở Nhật Bản 650m2. Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12ha; Malaysia 0,27ha; Philipin 0,13ha; Thái Lan 0,42ha; Việt Nam 0,1ha [16]. 2.1.2 Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới Diện tích vùng nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha. Điều kiện khí hậu - đất đai và kinh tế xã hội đã tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các hệ thống cây trồng, vật nuôi. Vùng nhiệt đới ẩm với đặc điểm mưa nhiều, tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai phần lớn là màu mỡ nhưng so với vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn, các xác vi sinh vật mau bị khoáng hoá. Khí hậu và đất vùng nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các lọai cây ăn quả nhiệt đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực. Hiện nay, ở các vùng nhiệt đới, đất nông nghiệp được sử dụng theo hướng thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thoái hoá đất, đất bị mất khả năng sản xuất. Điều đó đặt ra vấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững. 2.1.3 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp Hiện tượng suy thoái đất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón. Theo báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới [40], cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất. Quá trình thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp đã làm phá huỷ cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng. Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệt đới Châu Á cho phát triển nông nghiệp bền vững trong chương trình môi trường của Trung tâm Đông Tây và khối các trường đại học Đông Nam Châu Á [40] đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dưỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dưỡng N, P, K của hầu hết các hệ sinh thái đều bị suy giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất do thâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi ra khỏi hệ thống. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ đậu. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào trồng cây lương thực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người không đầy đủ sẽ dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Tadon H.L.S [42] chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường”. Theo tài liệu của FAO/UNESCO (1992) [39] trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do nhân tạo, trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy. ở Ấn Độ, hàng năm mất khoảng 3,7 triệu ha đất trồng trọt. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra của FAO (1993) [40], do chế độ canh tác không tốt đã gây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu úc, Châu Phi: 5 -10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha. Hiện nay những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được phân thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹ thuật hiện đại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên, buộc con người phải chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó cũng là lối đi trong tương lai [35]. 2.1.4 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp * Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người được lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, mặt khác phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp “đầy đủ và hợp lý” là cần thiết vì: - Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ độ phì đất. - sử dụng đât nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông dân. - Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp bền vững. *Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: - Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học - kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ xuất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu. - Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hóa theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. Thâm canh cây trồng vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vừa để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động sang các hoạt động phi nông nghiệp khác. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện phải phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế – xã hội chung trong khai thác sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng. Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là: + Quan điểm khai thác triệt để, hợp lý có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp + Quan điểm chuyển mục đích sử dụng phù hợp. + Quan điểm duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp. + Quan điểm tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp. + Quan điểm bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài. 2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nói một cách tổng chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại [25]. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [1]. Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả [25]. Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [1]. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp [37]. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. 2.2.1.. Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội [25]. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [25]. 2.2.1.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính [31], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. 2.2.1.3 Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [10]. Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. 2.2.2 Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.2.1 Đặc điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các mặt [25]; - Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể (thường là 1 ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động. - Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh. - Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất. - Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển [5]. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc [5]. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn… 2.2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể: + Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [12], [26]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [11]. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc._. điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu. + Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. 2.2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó: + H: Hiệu quả + K: Kết quả + C: Chi phí + 1, 0 là chỉ số thời gian (năm) * Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp - Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm). - Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX - CPTG + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. + Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu về mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập [31]. + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng; + Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Theo Đỗ Nguyên Hải [8], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng; + Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; + Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; + Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) (đất, nước, khí hậu, thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, vì các yếu tố của ĐKTN là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, khi xác định vùng công nghiệp hoá cần đánh giá đúng ĐKTN để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng. Theo Mác, ĐKTN là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo N.Borlang [25] người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất. 2.3.2 Nhóm các nhân tố kinh tế, kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North [25], ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30 % của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.3 Nhóm các nhân tố kinh tế tổ chức Nhóm nhân tố này bao gồm: - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào ĐKTN (khí hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất với khả năng thích hợp của đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất theo chiều rộng một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Hình thức tổ chức sản xuất Phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là cần thiết. Vì vậy cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó. 2.3.4 Nhóm các nhân tố xã hội Nhóm này bao gồm: - Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm. 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là : năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra [31]. - Hệ thống chính sách - Sự ổn định chính trị- xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. - Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư. - Sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi hợp lý các thể chế là những yếu tố then chốt cho sự tiến triển của kinh tế – xã hội. 2.4 Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp 2.4.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước chịu ảnh hưởng của các ĐKTN, KT-XH khác nhau, nhưng đều phải giải quyết các vấn đề chung sau [5]: - Không ngừng nâng cao năng suất chất lượng nông sản, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư. - Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát triển của nông nghiệp. Chiều hướng chung là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức. - Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường Từ những vấn đề chung trên mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau, có thể chia thành 2 hướng: + Nông nghiệp công nghiệp hoá: hướng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp. + Nông nghiệp sinh thái: trên hướng này đã có những công trình nghiên cứu “mô hình hoá sản xuất” , công trình hoá năng suất cây trồng. Nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên. Hướng này đã làm nổi bật lên đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao và ổn định. Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Trong thực tế nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như: - Vào những năm 60, ở các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ la tinh đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh”. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô, đậu ...) xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều các loại phân hoá học. “Cách mạng xanh” đã dựa cả vào một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả một số thành tựu của công nghiệp [5]. - “Cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại thức ăn gia súc và trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tổ chức công nghiệp [5]. Hai cuộc cách mạng này gặp trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế. - “Cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp [5]. Cả ba cuộc cánh mạng này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn nổi lên hàng đầu, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, khoa học. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng [5]. 2.4.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát mỗi năm nước ta mất ít nhất 70 – 80 ngàn hecta đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp, sân golf, các nhà máy…[18]. Trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 391/QĐ-TTG ngày 18/4/2008 về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006 – 2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng. Và mới đây nhất trong trong Hội nghị TW7 (khai mạc tại Hà Nội ngày 9-7-2008) đã đề cập nhiều vấn đề, trong đó có một nội dung rất quan trọng là “vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn” (thường được gọi là "tam nông"). Đây được coi là “đại vấn đề” mà việc xử lý đúng sai sẽ trực tiếp quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu. Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là: + Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành, nhóm sản phẩm, dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [36]. + Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá. + Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhóm cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50%, tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn. + Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của công nghiệp hoá. + Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá. + Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm [31] và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu. 2.4.3 Xây dựng nền nông nghiệp bền vững 2.4.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài những tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật và quy luật sinh thái tự nhiên, đất đai còn chịu ảnh hưởng của yếu tố con người, các quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, còn phương hướng sử dụng đất đai được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng hạn chế của các nguồn tài nguyên. Vì vậy sử dụng đất bền vững là một yêu vầu bức thiết hiện nay. “Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào để đảm bảo thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau” [FAO, 39]. Trong nông nghiệp phát triển bền vững là bảo vệ được tài nguyên đất, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và động vật đi đôi với việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và không làm thoái hoá môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức sống kinh tế và được chấp nhận về xã hội [20]. Mục đích của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên nhiên. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đăc trưng của cảnh quan và cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách hài hòa và thống nhất. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không dần huỷ diệt sự sống trên trái đất. Nông nghiệp bền vững bao gồm 3 phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và chi phối thời gian, tài lực, vật lực vào các mục tiêu đó. FAO [39] cho rằng sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là: - Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp. - Duy trì và chỗ nào có thể thì tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Braxin (gọi tắt là Rio - 92), đã định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21. UNDP đã đưa ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc: - Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất). - Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn). - Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sự thoái hoá đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ). - Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi). - Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận). Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất bền vững và là những mục tiêu cần đạt được. Thực tế nếu diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận. 2.4.3.2 Định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững Với phương châm tạo sự phát triển hài hoà cả trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, các chuyên gia đã đề xuất những biện pháp đồng bộ trong Bản dự thảo Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tới như sau: Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: Tăng trưởng kinh tế nhanh; thay đổi mô hình tiêu dùng; "công nghiệp hoá sạch" và phát triển nông nghiệp bền vững. Đối với tăng trưởng kinh tế nhanh, theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Sự chuyển đổi này sẽ làm giảm suất đầu tư hạn chế sự tiêu hao tài nguyên tính chính mỗi đơn vị giá trị sản phẩm. Việc chuyển nền kinh tế dựa vào khai thác và sử dụng tài nguyên thô sang chế biến sâu hơn cũng được khuyến cáo như một giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nhờ tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Liên quan đến giải pháp nhằm thay đổi mô hình tiêu dùng, các chuyên gia nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cơ cấu lại hệ thống sản xuất, nâng cao hiệu quả môi trường của sản phẩm, khuyến khích sáng chế các sản phẩm mới tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng lối sống lành mạnh sử dụng công cụ kinh tế điều chỉnh hành vi tiêu dùng, hỗ trợ đồng bào nghèo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản. Đối với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, cần đặc biệt trú trọng những giải pháp liên quan đến hoàn thiện luật pháp và chính sách phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh các ngành phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, thúc đẩy công nghệ chế biến nông sản... Theo phân tích của các chuyên gia, để có được sự phát triển xã hội bền vững, vẫn tiếp tục phải ưu tiên giải quyết 5 vấn đề là xoá đói giảm nghèo; hạn chế tăng dân số; định hướng đô thị hoá và di dân; nâng cao chất lượng giáo dục; cải thiện y tế và vệ sinh môi trường. Đối với mỗi vấn đề này, phải có những giải pháp cụ thể được kiến nghị. Để tăng cường độ bền vững của "chân kiềng" thứ ba là môi trường, nhiều chuyên gia đề cập đến vấn đề chống thoái hoá đất, sử dụng và quản lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên biển, ven biển; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; giảm thiểu ô nhiễm không khí ở đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn; bảo tồn đa dạng sinh học... Để có sự phát triển bền vững: + Cần có sự tham gia của toàn dân và đặc biệt là việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong thực hiện phát triển bền vững thông qua hoạt động xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát, các công cụ tài chính... + Đưa yếu tố vùng vào hệ thống quy hoạch và kế hoạch phát triển; hình thành tổ chức phối hợp, giám sát sự phát triển bền vững ở quy mô vùng và rà soát lại chiến lược, quy hoạch các vùng dưới góc độ phát triển bền vững. + Mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững. Quan điểm chính trong sử dụng đất đó là sử dụng đất phải gắn với các mục đích kinh tế, xã hội và môi trường và đó là vấn đề hiện đang được nhiều nước và người sử dụng đất quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, mối quan hệ giữa người và đất cũng chịu sự chi phối của các mục đích sử dụng đất nêu trên. * Sử dụng đất với mục tiêu kinh tế Sử dụng đất trước hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau. Các hộ nông dân trong việc sử dụng đất của mình luôn đặt ra mục tiêu làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, nếu thấy việc đó không có lợi họ có thể thay đổi cây trồng để sản xuất có hiệu quả hơn hoặc họ có thể bán phần đất của họ cho người khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó cộng đồng (xã, huyện, tỉnh, cả nước) luôn có những mối quan tâm kinh tế lâu dài và cần thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an toàn lương thực; có đất để mở mang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường và các khu vui chơi giải trí... Sử dụng đất được xem là hợp lý không có nghĩa là thoả mãn được nguyện vọng của từng chủ sử dụng đất mà là quá trình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộng đồng và các chủ sử dụng đất cụ thể. Trong vấn đề này bao giờ cũng đặt ưu tiên cho việc sử dụng đất lâu dài và mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng. * Sử dụng đất với mục tiêu xã hội Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phương pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu (xã hội, kinh tế và môi trường). Công bằng xã hội là rất cần thiết cho mọi người. Trong sử dụng đất Chính phủ thường có những dự án ưu đãi cho nhóm người nghèo trong xã hội. Việc làm giảm tình trạng căng thẳng giữa các nhóm dân số cũng là một mục tiêu xã hội của Chính phủ (mâu thuẫn giữa dân bản địa, dân di cư ...). Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc sử dụng đất. Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi ích của các thế hệ con cháu. Do đó đã có khuyến cáo: “Đất không thể là đối tượng của từng cá thể! Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta! Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau” * Sử dụng đất với mục tiêu môi trường Đối với bất kỳ vùng đất nào trong sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môi trường thì điều quan trọng là phải phân biệt được mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Chính phủ các nước đều đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu về môi trường. Việc nhìn nhận “môi trường” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hoá học. Đất nước, phong cảnh thiên nhiên ... là các tài sản có giá trị. Vì thế, những vấn đề về môi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội. 2.4.4 Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp bền vững 2.4.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa. Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn [2]. Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao [2]. Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt. Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả. Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1 %, Austraylia 1,7 tỉ và 14,5 %, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8 %, cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ và 40,1 %, áo là 1,6 tỉ và 69,8 % [9]. 2.4.4.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ tăng dân số bình quân là 2,0%. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [30]. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [25]. Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp [30], việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần Anh Phong- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [20]. Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước [31], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải Hưng của tác giả Vũ Thị Bình (1993); Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998) [34]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993); Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996); Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997). Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứ._.i vụ hợp lý. Đặc biệt trên diện tích hoa cây cảnh, ngoài cây hoa hồng cần nghiên cứu đưa một số giống hoa mới vào sản xuất như hoa Ly... đồng thời đưa các giống hoa hồng nhập ngoại vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. * Hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Huyện cần có chính sách phát triển các hợp tác xã dịch vụ tự nguyên tại các điểm sản xuất; tạo cơ hội đưa sản xuất nông nghiệp theo các hợp đồng ký kết; nhằm tạo ra thị trường ổn định, tránh rủi ro. Để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần quan tâm. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Các địa phương trên cơ sở đặc điểm kinh tế, đất đai mà xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để thực hiện được và khắc phục hạn chế của quá trình chuyển đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Để sản xuất hàng hoá phát triển bền vững cần có giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm. Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân… * Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm môi trường (môi trường đất, nước). Nguyên nhân gây ô nhiễm do việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; do nguồn nước thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp nói riêng cùng với việc nâng cao chất lượng nông sản, cần phải: - Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần có sự kiểm soát chặt chẽ về số lượng và chủng loại. Các cơ quan chức năng như chi cục bảo vệ thực vật cần có kế hoạch kiểm soát sâu bệnh và hướng dẫn nông dân loại thuốc nên sử dụng và liều lượng phù hợp. Các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp phổ biến kiến thức khoa học đến người dân giúp họ có những biện pháp canh tác tốt góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây trồng. - Đối với nguồn nước thải từ các điểm công nghiệp cần có hướng xử lý triệt để trước khi đưa ra sông, đầm. - Đối với nguồn rác thải trên đồng ruộng cần có sự thu gom về đúng nơi quy định và xử lý triệt để. * Một số giải pháp khác - Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, giao thông… Hướng chủ yếu của huyện Mê Linh là cứng hóa hệ thống mương tưới tiêu đảm bảo việc cung cấp nhu cầu nước cho sản xuất. Bên cạnh đó, nhanh chóng mở rộng, tu bổ hệ thống giao thông (đặc biệt giao thông nội đồng) đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản hàng hóa và vật tư nông nghiệp. - Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp hàng hoá với việc: đa dạng hoá các hình thức vay vốn, cải tiến thủ tục cho vay, có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. 5. KẾT LUẬN 5.1 Kết luận 1. Huyện Mê Linh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nông dân có kinh nghiệm thâm canh sản xuất, đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.226,65 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 56,30%, với 5 loại hình sử dụng đất chính, phân bố trên 3 tiểu vùng: tiểu vùng 1 là vùng trũng và hai bên đê sông Hồng, tiểu vùng 2 là vùng gò đồi bán sơn địa, tiểu vùng 3 là vùng phía Đông Bắc. 2. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: - Về hiệu quả kinh tế: Bình quân GTSX/ha đất nông nghiệp tương đối cao 86,31 triệu đồng, GTGT/ha đất nông nghiệp là 51,89 triệu đồng; GTGT/công lao động là 67,71 nghìn đồng; - Xét hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích và hiệu quả tính trên công lao động thì tiểu vùng 2 cho hiệu quả cao nhất. Bình quân GTSX/ha là 135,44 triệu đồng, gấp 2,20 lần tiểu vùng 3 và 2,17 lần tiểu vùng 1. GTGT/công lao động là 67,71 nghìn đồng, gấp 1,67 lần tiểu vùng 3 và 1,53 lần tiểu vùng 1. - Một số LUT điển hình cho hiệu quả kinh tế cao thu hút nhiều lao động với giá trị ngày công cao như: LUT hoa, cây cảnh, chuyên rau màu, LUT lúa - màu. - Việc sử dụng phân bón của nông dân còn mất cân đối so với tiêu chuẩn. Việc sử dụng thuốc BVTV chưa có sự kiểm soát chặt chẽ về chủng loại và đã có dấu hiệu tích luỹ kim loại nặng và thuốc BVTV clo hữu cơ. Mặt khác nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp lấy từ Đầm Và đã có dấu hiệu ô nhiễm BOD5, COD, Amoniac và một số kim loại nặng. 3. Dựa trên kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, chúng tôi đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2009-2020 đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, định hướng góp phần nâng tổng GTSX ngành nông nghiệp lên 960,43 tỷ đồng, GTSX/công lao động tăng lên 18,61 nghìn đồng, GTGT/công lao động tăng lên 23,07 nghìn đồng. Để thực hiện tốt định hướng đã nêu trên cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu về: thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; nguồn lực và khoa học công nghệ; hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và các giải pháp khác. 5.2 Đề nghị Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay hầu hết diện tích đất canh tác trồng hoa trên địa bàn huyện Mê Linh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng. Để có thể phân tích xử lý chi tiết, cụ thể hơn tác động của kim hoại nặng đến môi trường đất, nước, không khí trên phần diện tích đất canh tác, tôi rất mong được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài, từ đó sẽ có những kết luận chuẩn xác hơn về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Bách khoa toàn thư Việt Nam Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 19/2005/QĐ-BNN ngày 25/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây rau. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 262 – 293. Trịnh Đình Dũng(2008) =comcontent&task=view&id=322&Itemid=26 Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Khoa học đất, số11, tr 20. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ (2001), Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiện cứu và chuyển giao công khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Khắc Hòa (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. Tương Lai (2008), Nông thôn đối diện với công nghiệp hóa và đô thị hóa, h Luật đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Lưu, Văn Phúc. 2008. Đất nông nghiệp và nông dân trong “cơn lốc” đô thị hóa nông thôn. phongsukysu/2008/4/10290.html Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Cao Đức Phát .2008. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Anh Phong và cộng sự (1996), Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam - kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986-1996. NXB Nông nghiệp, Hà nội. Phòng Tài nguyên và Môi trường Mê Linh (2004), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh giai đoạn 2005-2010. Phòng thống kê huyện Mê Linh (2008), Niên giám thống kê huyện Mê Linh năm 2008 Quyết định 208-2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt định hướng Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Quyết định 391-2008/QĐ-TTg ngày 18/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006 - 2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng. Đỗ Thị Tám (2000). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bùi Văn Ten (2000), Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, Tạp chí NN & PTNT số 4/2000. Lê Bích Thắng, Lê Bích Thủy, Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, /tapchi/Toanvan/04-99-02.htm TS. Lê Văn Thiện (2008), Hiện trạng quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh hoa tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học đất số 2/2008. Thời báo kinh tế Việt Nam. Gánh nặng từ “cơn lốc” đô thị hoá. Vũ Thị Phương Thụy (2000). Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê năm 2007, NXB Thống kê, Hà Nội. Trung tâm thông tin Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường (2007), Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường năm 2007 tỉnh Vĩnh Phúc. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng, Hợp tác Pháp - Việt chương trình lưu vực sông Hồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê (1998), Sinh thái học nông nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, tr 199 - 210. Hoàng Việt (2001), Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4, tr 12-13. Nguyễn Thị Vòng và cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH FAO (1990), World Food Dry, Rome. FAO / UNESCO (1992), Guideline for soil description, ROME. ESCAP/FAO/UNIDO (1993), Balanced Fertilizer Use It practical Importance and Guidelines for Agriculture in Asia Pacific Region, United Nation New York, page 11 - 13. Khonkaen University (KKU) (1992). KKU - Food Copping Systems Project, an agro - Ecossystem Analysis of Northoast ThaiLand, Khonkaen. Tadon .H.L.S. (1993), Soilfertility and fretilizer Use an Overview of Research for Increasing and Sustaining Crop Produtivity, CASAFA - ISSS - TWA, Workshop on the Intergration of Natural and Man Made Chemicals in Sustainable Agriculture in Asia, New Delhy, India. World Bank (1992), World Development Report, Washington D.C. PHỤ LỤC Phụ lục1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng DT (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 14226.65 100 1 Đất nông nghiệp NNP 8010.08 56.30 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7635.37 53.67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7333.44 51.55 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5674.43 39.89 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 74.80 0.53 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1584.21 11.14 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 301.93 2.12 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.11 0.02 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.11 0.02 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 354.63 2.49 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 16.97 0.12 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5673.66 39.88 2.1 Đất ở OTC 1650.45 11.60 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1452.37 10.21 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 198.08 1.39 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3072.92 21.60 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 59.16 0.42 2.2.2 Đất quốc phòng CPQ 4.38 0.03 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.27 0.002 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1565.77 11.01 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1443.34 10.15 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 30.52 0.21 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 117.79 0.83 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 797.09 5.60 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4.89 0.03 3 Đất chưa sử dụng CSD 542.91 3.82 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 542.91 3.82 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mê Linh năm 2008) Phụ lục 2 Một số hình ảnh tại khu vực điều tra Ảnh 1. Tác giả phỏng vấn nông hộ tại ruộng Ảnh 2: Cảnh quan ruộng trồng hành tây tại xã Mê Linh Ảnh 3: Kho lạnh bảo quản hoa tại xã Mê Linh Ảnh 4: Đóng gói hoa xuất khẩu Ảnh 5: Cảnh quan ruộng trồng cà chua Ảnh 6: Cảnh quan đất chuyên trồng lúa Ảnh 7: Nguồn nước ô nhiễm tại xã Mê Linh (quan sát ngày 04/3/2009) Ảnh 8: Thuốc BVTV quan sát tại đồng ruộng xã Mê Linh Ảnh 9: Đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp Ảnh 10: Quan điểm về phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh Phụ lục 3 Giá cả một số mặt hàng nông sản chính năm 2008 Hàng hoá Đơn vị tính Giá (nghìn đồng) Đạm Lân Kali NPK tổng hợp Lúa Ngô Bắp cải xuân Bắp cải đông Su hào xuân Su hào đông Lạc Đỗ tương Cà chua đông Cà chua xuân Hành tây Khoai lang Hoa cúc Hoa hồng Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Bông Bông 6000 2000 6000 6000 4000 6000 1800 800 2000 900 12500 13000 1500 2000 2500 1500 700 1000 Phụ lục 4 Điều kiện khí hậu khu vực huyện Mê Linh năm 2008 Nguồn Trạm khí tượng khu vực Đông Bắc Bộ Nhiệt độ không khí (0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí (%) Bình quân năm - Average Tháng 1 - Jan. 16,7 65,7 89,0 75,0 Tháng 2 - Feb. 22,0 90,6 35,4 72,0 Tháng 3 - Mar. 21,4 32,7 56,2 87,0 Tháng 4 - Apr. 23,3 82,7 101,1 79,0 Tháng 5 - May 27,0 167,3 76,8 73,0 Tháng 6 - Jun. 29,9 214,8 153,8 76,0 Tháng 7 - Jul. 30,2 216,2 198,4 77,0 Tháng 8 - Aug. 29,0 171,2 236,0 80,0 Tháng 9 - Sep. 27,4 140,0 220,0 78,0 Tháng 10 - Oct. 25,8 123,4 61,5 76,0 Tháng 11 - Nov. 21,0 189,9 9,0 76,0 Tháng 12 - Dec. 20,1 50,8 9,5 82,0 Năm - Year 1997 24,1 1.324,7 1.843,4 84,0 1998 24,9 1.625,7 817,8 82,0 1999 24,1 1.534,4 1.430,0 84,0 2000 24,1 1.478,7 1.288,8 82,0 2001 24,1 1.452,2 1.626,7 83,0 2002 24,2 1.295,7 1.398,8 83,0 2003 24,9 1.744,0 1.394,8 80,0 2004 24,2 1.506,0 1.129,2 81,0 2005 24,1 1.407,4 1.484,2 82,0 2006 24,6 1.401,0 1.370,1 80,0 2007 24,5 1.545,3 1.166,6 78,0 Phụ lục 5 Huyện: Mê Linh Xã (Thị trấn): ………….. Thôn (xóm): ..................... Mã phiếu .......................... PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 1. Họ tên chủ hộ: .................................................................. Tuổi: ........................................ Dân tộc: .............................. Giới tính: - Nam = 1; Trình độ: ........................... - Nữ = 2. 2. Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3 PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú) 1.1. Số nhân khẩu: .......................................................................................................................... 1.2. Số người trong độ tuổi lao động: ............................................................................................ 1.3. Những người trong tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh viên) và những người trên tuổi lao động thực tế đang lao động. Số người Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều nhất trong năm qua Theo ngành: Nông nghiệp = 1 Ngành khác = 2 Hình thức: Tự làm cho gia đình =1 Đi làm nhận tiền công, lương = 2 PHẦN II: NGUỒN THU CỦA HỘ 2.1. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: - Nông nghiệp = 1; - Nguồn thu khác = 2. 2.2. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ nông nghiệp trong năm qua: - Trồng trọt = 1; - Chăn nuôi = 2; - Nuôi trồng thuỷ sản= 3; - Thu khác = 4; 2.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ trồng trọt: - Lúa = 1; - Màu = 2; - Hoa cây cảnh = 3; - Cây ăn quả = 4; - Cây trồng khác = 5. 2.4. Ngành sản xuất chính của hộ: - Ngành nông nghiệp = 1; - Ngành khác = 2. 2.5. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: - Trồng trọt = 1; - Chăn nuôi = 2; - Nuôi trồng thủy sản = 3; - Khác = 4. PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ 3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ 1. Trong thời gian qua gia đình ông (bà) có bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích sử dụng khác không? - Không = 1. - có = 2. Nếu có thì diện tích bị thu hồi là bao nhiêu m2 : …………… - Gia đình ông (bà) có biết đất nông nghiệp của mình bị thu hồi vào mục đích gì không? - Không = 1. - có = 2. + Nếu có thì chuyển sang mục đích sử dụng nào? - XD khu CN =1; - Xây dựng các công trình SXKD =2; - Xây dựng khu đô thị, khu dân cư =3; - Mục đích khác =4. + Đời sống của gia đình ông (bà) sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thay đổi như thế nào? - Nâng lên =1; - Như cũ =2; - Kém đi =3. + Về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thay đổi như thế nào? - Tốt lên =1; - Như cũ =2; - Kém đi =3. + Có chính sách hỗ trợ việc làm và SXKD đối với gia đình sau khi bị thu hồi đất không? - Không = 1. - có = 2. Nếu có thì theo hình thức nào? - Tuyển lao động gia đình vào làm việc tại nhà máy = 1; - Hướng dẫn chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong sản xuất =2; - Hỗ trợ đào tạo nghề = 3. + Tình hình tiếp cận CSHT, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp? - Tốt hơn =1; - Như cũ =2; - Kém hơn =3. 2. Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện nay của hộ: ............... m2, bao gồm mấy mảnh:.......... Đặc điểm từng mảnh: TT mảnh Diện tích (m2) Tình trạng mảnh đất (a) Địa hình tương đối (b) Hình thức canh tác (c) Dự kiến thay đổi sử dụng (d) Mảnh 1 Mảnh 2 Mảnh 3 Mảnh 4 Mảnh 5 Mảnh 6 (a): 1 = Đất được giao; 2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu; 3 = Đất mua; 4 = Khác (ghi rõ). (b): 1 = Cao, vàn cao; 2 = Vàn; 3 = Thấp, trũng; 4 = Khác (ghi rõ). (c): 1 = Lúa xuân - Lúa mùa; 2 = 1 vụ lúa; 3 = Lúa - cá; 4 = Chuyên canh rau, màu;(ghi rõ từng loại cây trồng) 5 = 2 lúa - 1 màu; 6 = 1 lúa - 2,3 màu; 7 = Cây ăn quả; 8 = Hoa cây cảnh; 9 = Nuôi trồng thuỷ sản; 10 = Khác (ghi rõ). (d): 1 = Chuyển sang trồng rau; 2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả; 3 = Chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản; 4 = Chuyển sang trồng hoa cây cảnh; 5 = Khác (ghi rõ). 3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất 3.2.1. Cây trồng hàng năm 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng - Tên giống - Diện tích - Năng suất - Sản phẩm khác (ghi rõ tên sản phẩm, số lượng) 2. Chi phí a. Chi phí vật chất (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Phân bón - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Phân tổng hợp khác 3. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu - Thuốc diệt cỏ - Thuốc sinh trưởng b. Chi phí lao động (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch, vận chuyển - Tuốt - Phơi sấy - Chi phí thuê ngoài khác 2. Chi phí lao động tự làm Công - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch, vận chuyển - Tuốt - Phơi, sấy - Công việc hộ tự làm khác c. Chi phí khác (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Cây trồng - Dịch vụ BVTV 1000đ 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán(1) - Bán cho đối tượng(2) - Nơi bán(1): (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng(2): (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3) 3.2.2. Cây lâu năm 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng - Tên giống - Diện tích - Năm bắt đầu trồng - Năm cho thu hoạch - Năng suất - Sản lượng - Sản phẩm khác 2. Chi phí a. Chi phí vật chất (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Phân bón - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Phân tổng hợp khác + Vôi + Loại khác 3. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu - Thuốc kích thích tăng trưởng b. Chi phí lao động (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ - Làm đất (kiến thiết cơ bản) - Gieo trồng - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch - Vận chuyển - Phơi sấy - Chi phí thuê ngoài khác 2. Chi phí lao động tự làm - Làm đất - Gieo trồng - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Phơi, sấy - Công việc hộ tự làm khác c. Chi phí khác (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Cây trồng - Dịch vụ BVTV 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán(1) - Bán cho đối tượng(2) - Nơi bán(1): (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng(2): (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3) 3.2.3. Nuôi trồng thuỷ sản 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Loại thuỷ sản - Tên giống - Diện tích - Thời gian thả - Thời gian thu hoạch - Năng suất - Sản lượng - Sản phẩm khác 2. Chi phí a. Chi phí vật chất (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Loại thuỷ sản 1. Giống - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Thức ăn - Phân hữu cơ - Rau cỏ - Thức ăn tổng hợp 3. Thuốc phòng trừ dịch bệnh b. Chi phí lao động (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Loại thuỷ sản 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ - Làm đất (kiến thiết cơ bản) - Thả - Chăm sóc - Thu hoạch, vận chuyển - Chi phí thuê ngoài khác 2. Chi phí lao động tự làm - Làm đất - Thả - Chăm sóc - Thu hoạch - Vận chuyển - Công việc hộ tự làm khác c. Chi phí khác (tính bình quân trên 1 sào) Hạng mục ĐVT Loại thuỷ sản - Dịch vụ - Tu bổ, nạo vét, vệ sinh ao 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia định sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán(1) - Bán cho đối tượng(2) - Nơi bán(1): (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng(2): (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3) 3.3. Nguồn cung cấp thông tin, thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp 1. Nguồn cung cấp thông tin cho hộ Trong năm qua hộ ông (bà) có nhận được thông tin nào dưới đây? X Nguồn cung cấp thông tin Hộ ông (bà) đã áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất chưa? Đã áp dụng = 1 Chưa áp dụng = 2 Từ cán bộ khuyến nông Phương tiện thông tin đại chúng Từ nguồn khác 1. Giống cây trồng mới 2. Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 3. Sử dụng phân bón 4. Thời tiết 5. Thông tin thị trường 6.Phương pháp kỹ thuật sản xuất 2. Thị trường mua, trao đổi giống, vật tư phục vụ sản xuất của hộ Trong năm qua hộ ông (bà) có mua vật tư nào phục vụ sản xuất nông nghiệp dưới đây? X Mua của đối tượng nào? - Các tổ chức = 1 - Tư thương = 2 - Đối tượng khác = 3 Nơi mua chủ yếu - Trong xã = 1 - Xã khác trong huyện = 2 - Huyện khác trong tỉnh = 3 - Tỉnh khác = 4 1. Giống cây trồng 2. Thuốc phòng trừ bệnh cho cây trồng 3. Phân bón hoá học các loại 4. Giống vật nuôi 5. Thuốc thú y 3. Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào? - Thuận lợi = 1; - Thất thường = 2; - Khó khăn = 3. 4. Sau khi thu hoạch, gia đình có tiến hành bảo quản nông sản không? - Có = 1; - Không = 2. 5. Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của gia đình, xin ông (bà) cho biết vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ các công việc sau: Vai trò của các tổ chức, cá nhân Tên tổ chức, cá nhân hỗ trợ Mức độ thực hiện vai trò của các tổ chức, cá nhân Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt ( ) Cung cấp tài chính (trợ cấp vốn, tư liệu sản xuất) ( ) Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp ( ) Chuyển giao khoa học kỹ thuật ( ) Tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân ( ) Giúp nông dân giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp ( ) Hỗ trợ tín dụng cho nông dân (cho vay vốn hỗ trợ sản xuất) ( ) Tạo quan hệ với các cơ quan và tổ chức hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật ( ) Giúp nông dân phát triển kỹ năng quản lý sản xuất nông nghiệp ( ) Các vai trò khác (xin ông (bà) cho biết cụ thể) …………………………………………………. 6. Ông (bà) thường nhận các kiến thức, kỹ năng, phương pháp kỹ thuật sản xuất nông nghiệp từ đâu? ( ) Từ gia đình, họ hàng; ( ) Từ các khóa học trong xã; ( ) Từ các nông dân điển hình; ( ) Từ HTX nông nghiệp; ( ) Từ các tổ chức, cá nhân trong xã; ( ) Từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã; ( ) Các nơi khác (xin ông (bà) cho biết cụ thể) ……………………………………… 7. Xin ông (bà) cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình và mức độ của nó. TT Loại khó khăn Mức độ khó khăn (a) Ông (bà) có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về thị trường 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1= Khó khăn rất cao; 2= Khó khăn cao; 3= Khó khăn trung bình; 4= Khó khăn thấp; 5= Khó khăn rất thấp. 8. Ông (bà) có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: không biết ( ); có biết ( ); Nếu có, xin ông (bà) cho biết cụ thể đó là chính sách gì : - Chuyển đất lúa sang lúa - cá ( ); - Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( ); - Chuyển đất lúa sang NTTS ( ); - Chuyển đất lúa sang trồng rau màu hàng hoá ( ); - Khác (ghi cụ thể): ................................................................................................................................................9. Theo ông (bà) để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đạt hiệu quả cần phải làm gì? Đánh số thứ tự ưu tiên các công việc dưới đây : - Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng; - Quy hoạch kênh mương, giao thông nội đồng; - Đào ao lập vườn....; - Có cần sự liên kết của các hộ để thực hiện; - Dồn điền đổi thửa 10. Xin ông (bà) cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình ông (bà) nhận được từ chính quyền Nhà nước và địa phương. (Chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường….) Các chính sách, hỗ trợ Thuộc Nhà nước Thuộc địa phương - Xin ông (bà) cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đó đối với gia đình ông (bà) trong quá trình sản xuất nông nghiệp: ( ) Rất tốt; ( ) Tốt; ( ) Trung bình; ( ) Chưa tốt. 3.4. Dịch vụ khuyến nông Xin ông (bà) cho biết các loại dịch vụ khuyến nông và quan điểm của ông (bà) về sự cần thiết cũng như chất lượng của các dịch vụ khuyến nông này. Các dịch vụ Sự cần thiết Chất lượng Rất cần thiết Cần thiết Không có ý kiến Không cần thiết Rất tốt Tốt Không có ý kiến Chưa tốt 1. 2. 3. PHẦN IV: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 4.1. Theo ông (bà) việc sử dụng cây trồng hiện tại có phù hợp với đất không? - Rất phù hợp = 1; - Phù hợp = 2; - Không ý kiến = 3; - Ít phù hợp = 4; - Không phù hợp = 5. 4.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Không ảnh hưởng = 1; - Có ảnh hưởng = 2. + Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào? - Tốt lên nhiều = 1; - Tốt lên = 2; - Không thay đổi= 3; - Xấu đi = 4; - Xấu đi nhiều = 5. 4.3. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Không ảnh hưởng = 1; - Có ảnh hưởng = 2. + Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào? - Tốt lên nhiều = 1; - Tốt lên = 2; - Không thay đổi= 3; - Xấu đi = 4; - Xấu đi nhiều = 5. 4.4. Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp được trên địa phương có gây tác động đến sản xuất nông nghiệp của gia đình hay không? - Không ảnh hưởng = 1; - Có ảnh hưởng = 2. + Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào? - Tốt lên nhiều = 1; - Tốt lên = 2; - Không thay đổi= 3; - Xấu đi = 4; - Xấu đi nhiều = 5. 4.5. Theo ông (bà) môi trường xung quanh khu dân cư nơi ông (bà) sinh sống trong những năm trở lại đây thay đổi theo chiều hướng nào? - Tốt lên nhiều = 1; - Tốt lên = 2; - Không thay đổi= 3; - Xấu đi = 4; - Xấu đi nhiều = 5. 4.6. Theo ông (bà) không gian sống và cấu trúc làng xã nơi ông (bà) sinh sống trong thời gian qua có thay đổi không? - Không thay đổi = 1; - Có thay đổi = 2. + Nếu thay đổi thì theo chiều hướng nào? - Mở rộng hơn = 1; - Bị thu hẹp = 2; - Ý kiến khác = 3: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Xin chân thành cảm ơn gia đình ông (bà) đã hợp tác! Mê Linh, ngày .... tháng ... năm 2009 Điều tra viên Chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên) Khổng Ngọc Thuận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09030.doc
Tài liệu liên quan