Thực trạng và định hướng phát triển ngành NTTS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển ngành NTTS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NTTS HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG Họ và tên : TRẦN TRUNG HIẾU Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KTC - K50 Niên khóa : 2006 – 2009 Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN VĂN MÁC HÀ NỘI, 2009 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng em xuất phát từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn V... Ebook Thực trạng và định hướng phát triển ngành NTTS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển ngành NTTS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn Mác. Các kết quả, số liệu được nêu trong bài này là trung thực tin cậy căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Không sao chép copy ở bất kì bản nào. Tác giả chuyên đề thực tập Sinh viên Trần Trung Hiếu LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu cũng như để hoàn thành tốt luận văn này, em đã nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này, em xin bày tỏ long biết ơn đến: Các thầy cô trong Khoa Kinh tế & PTNT và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Cán bộ UBND huyện Sơn Động và bà con nuôi trồng thủy sản ở trên địa bàn huyện đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập tại địa phương. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Mác đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực tập của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Trần Trung Hiếu MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2006 – 2008 31 Bảng 3.2: Tình hình tài nguyên tự nhiên–xã hội huyện Sơn Động năm 2008 34 Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 36 Bảng 3.4: Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 37 Bảng 3.5: Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 41 Bảng 4.1: Số hộ và diện tích NTTS phân theo địa bàn ở huyện Sơn Động qua 3 năm (2006-2008) 48 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS của huyện qua 3 năm (2006-2008) 52 Bảng 4.3: Thông tin chung và các chỉ tiêu bình quân của hộ 54 Bảng 4.4: Một số tài sản phục vụ NTTS của hộ 55 Bảng 4.5: Giá trị bình quân tài sản phục vụ NTTS của hộ 55 Bảng 4.6: Trình độ học vấn giới tính và nghề nghiệp của chủ hộ 57 Bảng 4.7: Nguồn vốn sản xuất của hộ 60 Bảng 4.8: Cơ cấu, số lượng, chất lượng con giống của các hộ nuôi 62 Bảng 4.9: Chi phí cho NTTS của các hộ điều tra (Bình quân/sào) 64 Bảng 4.10: Kết quả sản xuất bình quân với 4 loại cá chủ yếu ở các nhóm hộ điều tra 67 Bảng 4.11: Hiệu quả NTTS ở các nhóm hộ điều tra (Bình quân/sào) 69 Bảng 4.12: Sản lượng sản phẩm thủy sản bình quân của các hộ nuôi trồng 73 Bảng 4.13: Ma trận SWOT trong phân tích ngành NTTS huyện Sơn Động 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CC Cơ cấu CN – XD Công nghiệp-Xây dựng CNH - HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CPTX Chi phí thường xuyên DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GTSX` Giá trị sản xuất Lđ Lao động NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn SL Sản lượng TM – DV Thương mại dịch vụ Trđ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử ra đời của nghề cá đã có từ rất lâu đời, bắt đầu từ năm 500 trước công nguyên người Trung Hoa cổ đại đã biết nuôi thuỷ sản. Ở Việt Nam nghề nuôi cá cũng có từ rất lâu, đặc biệt nghề vớt cá bột về nuôi trong ao. Giá trị nghề cá trong sản xuất nông nghiệp được nhân dân ta đúc kết lại là: “ Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền ” điều đó đến nay vẫn đúng. Và nuôi trồng thủy sản ở nước ta thực sự phát triển mạnh sau năm 1954, đặc biệt là từ năm 1963. Nói đến nuôi trồng thuỷ sản, không chỉ kể đến những vùng đồng bằng hay ven biển mà ở các vùng trung du - miền núi, NTTS đã có từ lâu đời và đang còn tiềm ẩn nhiều nguồn lợi. Những năm trở lại đây, Nhà nước ta đã tạo điều kiện phát triển NTTS ở trung du và miền núi, tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập bảo tồn môi trường thiên nhiên. Biết tận dụng địa thế, nhân dân ta đã thực hiện đắp đập ngăn nước, đào sâu đáy ao, áp dụng hình thức nuôi cá ao nước chảy, nuôi cá lồng trên sông, trong hồ chứa và đã có nhiều nơi đang vươn lên từ chính những nguồn lợi này. Sơn Động là huyện nghèo vùng cao của tỉnh Bắc Giang nơi có đến gần 43% dân cư là thuộc dân tộc thiểu số. Kinh tế huyện phát triển chậm. Tỷ trong nông lâm nghiệp vẫn chiếm 68%, công nghiệp chiếm 23% và dịch vụ chiếm 9%. Bình quân mức tăng giá trị sản xuất hàng năm là 8%, thấp hơn bình quân của tỉnh, tỷ lệ nghèo năm 2008 của Sơn Động vẫn chiếm tới 49%, trong đó, cả nước chỉ chiếm 23% (Theo tiêu chuẩn nghèo năm 2005) [GS. TS. Đỗ Kim Chung, 2008 ]. Do đó, làm thế nào để phát triển kinh tế của huyện ổn định và bền vững là câu hỏi cần được giải quyết. NTTS cũng là một trong những lĩnh vực cần quan tâm và phát triển để giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Nó có một vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Phát triển NTTS ở huyện nhằm khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, lao động để phát huy tối đa tiềm năng của huyện, từng bước giảm diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Tuy nhiên, ngành NTTS của huyện cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách như: giá vật tư tăng cao, các hoạt động dịch vụ NTTS còn yếu kém, kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, quy hoạch vùng nuôi chưa hoàn thiện, giá cả sản phẩm chưa ổn định Để thấy được thực trạng của ngành NTTS trong những năm qua và đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành NTTS của huyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và định hướng phát triển ngành NTTS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng tình hình phát triển, kết quả, hiệu quả ngành NTTS của các hộ nông dân, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng cũng như giải pháp phát triển NTTS của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành NTTS. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển ngành NTTS ở địa phương trong thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng thuỷ sản ở các hộ nông dân. - Đưa ra định hướng và một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển NTTS ở huyện Sơn Động. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đó là các hộ NTTS và các vấn đề liên quan đến ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Sơn Động. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.2.1 Phạm vi về nội dung Đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển ngành NTTS ở huyện Sơn Động. 1.3.2.2 Phạm vi về không gian Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang. 1.3.2.3 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 12-2008 đến tháng 5-2009. Nghiên cứu thực trạng tình hình NTTS trong 3 năm 2006 đến 2008. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Các khái niệm về tăng trưởng và phát triển + Tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Để đo lường kết qủa sản xuất xã hội hàng năm, dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt lượng của trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product, viết tắt là GNP), tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP). Hai chỉ tiêu này khi sử dụng có tác dụng khác nhau: GNP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với các nước có nền kinh tế mở đã khá phát triển, còn GDP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với những nước có nền kinh tế khép kín hoặc đã mở nhưng còn chậm phát triển; và do đó cùng dẫn theo mức tăng tương ứng của các chỉ tiêu đó tính theo bình quân đầu người dân. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là 1 năm). Theo đó, liên hệ với việc vận dụng vào Việt Nam suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta vẫn sử dụng chỉ số GDP và tương ứng theo GDP/người là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện tại của nước ta và thông lệ quốc tế. + Phát triển kinh tế Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội… Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái niệm phát triển bền vững mà sau đây ta sẽ xem xét kỹ hơn. + Phát triển bền vững Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam Thái Lan, Singapore, Malaysia…đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. Về phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ riêng với Việt Nam mà còn có liên đới trách nhiệm với sự phát triển bền vững chung của toàn cầu. Chính phủ ta đã cử nhiều đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000″ (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH”. Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Gần đây, Đại hội X (2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 5 năm 2006-2010 và kể cả nhiều năm tiếp theo. Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh là “Bài học về phát triển nhanh và bền vững”. Phát triển bền vững rõ ràng đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng chính sách phát triển của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu. Nhờ đó, nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Như vậy là theo từng thang bậc tiến trình phát triển của lý thuyết kinh tế học phát triển hiện đại mà các khái niệm cơ bản nhất của lý thuyết này như đã đề cập ở những nét khái quát nhất trên đây đã cho thấy, cho đến thời điểm này thì phát triển bền vững đã và đang còn là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới đương đại và nội hàm phản ánh của nó là rất rộng lớn, sâu sắc. [ TS. Trần Phương Anh, 11-2008 ]. Đối với riêng ngành thuỷ sản thì PTBV phải là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái. PTBV ngành thuỷ sản phải trên cơ sở phát triển đồng bộ ba vấn đề: Ngư dân, ngư nghiệp, ngư trường và phải tuân thủ các nguyên tắc: Thứ nhất, phải đảm bảo cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển ngành thuỷ sản; coi trọng phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Thứ hai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phát triển bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khuyến khích và mở rộng hình thức nuôi sinh thái thân thiện với môi trường. Thứ ba, bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất thuỷ sản, đảm bảo các mặt hàng thuỷ sản sạch, an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Thứ tư, nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Áp dụng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản theo hướng nhà nước và nhân cùng làm. Thứ năm, tăng cường năng lực thể chế và chính sách quản lý hiệu quả bền vững ngành và liên ngành. Thứ sáu, lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội của ngành và các địa phương trong các bước của quy hoạch, trong các dự án đầu tư. Mục tiêu PTBV của ngành là: Nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai và cho thế hệ mai sau [ Ban chỉ đạo chương trình PTBV ngành thuỷ sản, 2006 ]. Tóm lại, với đặc thù của ngành thì PTBV ngành thuỷ sản là hết sức cần thiết. Không thể đẩy mạnh phát triển ngành NTTS khi mà nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, vùng nuôi không được quy hoạch, quản lý và khai thác bừa bãi diện tích mặt nước cũng như diện tích chuyển đổi sang NTTS. 2.1.2 Các khái niệm về sản xuất và hiệu quả kinh tế Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất tập trung vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm. [] Sản xuất là những hoạt động của con người tạo ra của cải vật chất, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu con người. Mà những hoạt động đó có thể giao cho người khác làm thay được. Mọi hoạt động của con người mà tạo ra thu nhập đó là sản xuất [ Vũ Xuân Phú, 2007]. Phát triển sản xuất là một bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. - Phát triển sản xuất theo chiều rộng là sự tăng lên về quy mô và số lượng. Đó là sự tăng lên về diện tích, lao động, vốn đầu tư, trang thiết bị… theo cả không gian và thời gian, kết quả của nó sẽ làm gia tăng về sản lượng giá trị sản xuất và lợi nhuận. - Phát triển sản xuất theo chiều sâu đó chính là hiệu quả kinh tế; hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các yếu tố vốn, kỹ thuật, nguồn tự nhiên và phương pháp quản lý sản xuất. Nó được thể hiện bàng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp các yêu cầu của xã hội. + Hiệu quả kinh tế được xác định bằng việc so sánh giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Do đó, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xem xét thong qua công thức: H=Q/C và H=Q – C Trong đó: H: là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Q: là chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh C: là chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh Quan điểm này vẫn còn hạn chế, nó chưa phản ánh một cách toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Cụ thể: Thứ nhất, coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Thứ hai, quan điểm này không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chỉ liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, doanh thu, giá cả. Trong khi đó các hoạt động đầu tư phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả những yếu tố khác và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó lại là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở công thức này. [Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn, Hoàng Hùng, 2001]. Theo quan điểm của Farrell (1957), hiệu quả kinh tế đạt được khi đạt đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ: Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ  Như vậy, hiệu quả kỹ thuật bao gồm hai bộ phận: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng người nông dân thu được mức sản lượng tối đa với những đầu vào và công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong việc sản xuất, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc phát triển công nghệ hết sức khó khăn. Ở những nước này, việc nâng cao hiệu quả kinh tế được thực hiện bằng cách nâng cao hiệu quả kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới. Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi cho biết giá cả các yếu tố đầu vào. Theo quan điểm tiếp cận vi mô thì hiệu quả kinh tế đạt được khi: MC=MR hay trong lĩnh vực sản xuất MC=VMP Trong đó: MR là doanh thu biên, là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm. MC là chi phí biên, là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. VMP là giá trị sản phẩm biên ( VMP=MP*P) Như vậy, nếu hộ sản xuất tại điểm mà có MC=VMP thì sẽ đạt được lợi nhuận tối đa; còn nhỏ hơn hay lớn hơn sẽ không đạt được lợi nhuận tối đa. 2.2 Các lý luận về nuôi trồng thuỷ sản 2.2.1 Các khái niệm Nuôi trồng thuỷ sản : Nuôi trồng thuỷ sản là một lĩnh vực sản xuất được hình thành và phát triển trên cơ sở những tác động có ý thức của con người trong việc chăm sóc, thuần hóa, phát triển các giống loài động vật sống trong nước nhằm phục vụ cho các mục đích của con người. Nuôi thuỷ sản là một bộ phận của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng của nuôi thuỷ sản là các động vật thuỷ sản sống trong môi trường nước. Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là thực vật thuỷ sản sống trong môi trường nước. Phát triển nuôi thuỷ sản: Là một quá trình lớn lên (tăng hay tiến) về mọi mặt của nuôi thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu sản xuất của ngành nuôi thuỷ sản. 2.2.2 Các hình thức NTTS Có nhiều hình thức nuôi khác nhau, đối với khu vực trung du và miền núi thì có những hình thức chủ yếu sau: + Hình thức nuôi quảng canh: hay còn gọi là nuôi truyền thống là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao hồ đầm ở nông thôn và các vùng ven biển. Hình thức này nuôi phổ biến và có từ rất lâu trong các đập, các hồ thủy lợi, phần diện tích này do các UBND xã quản lý cho hộ thầu, các hộ nuôi tổ hợp nhưng chủ yếu là thả giống tận dụng thức ăn tự nhiên và thu hết khi sử dụng nước cho tưới tiêu. + Nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nhưng bổ sung thêm giống nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời có đầu tư cải tạo thuỷ vực nhằm tăng sản lượng. Với hình thức nuôi này thì các hộ thường ghép các loại cá như: trắm, trôi, mè, chép, rô phi… nhằm tận dụng hết thức ăn ở các tầng nước và cho lại hiệu quả cao. + Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống nhân tạo và thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực, ngoài ra hệ thống ao hồ nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, thiết bị cơ khí, thuỷ lợi… nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp. Có khả năng xử lý khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí. Hình thức này cũng có từ lâu trên địa bàn, được đẩy mạnh đầu tư thâm canh nhờ nguồn lao động và thức ăn gia đình. NTTS với quy mô nhỏ, trung bình 3 - 5 sào/hộ, dễ dàng cho việc đầu tư đem lại năng suất cao hơn nuôi quảng canh 2 - 3 lần. Hình thức này nuôi chuyên các loài cá nước ngọt, cho phẩm chất thịt ngon rất thích hợp với nuôi quy mô hộ gia đình hay nuôi trong hệ VAC khép kín. 2.2.3 Đặc điểm của NTTS + NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý, chủ yếu tập trung ở nông thôn và ven biển. + Đối tượng của NTTS là các động vật thuỷ sinh, nó là nguồn tài nguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tái tạo nhưng rất dễ bị huỷ diệt và có nhiều loại động vật thực vật thuỷ sinh có giá trị và dinh dưỡng cao. + Mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. + Quá trình NTTS là tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự nhiên nên thời gian sản xuất và thời gian lao động không trùng nhau. Tính thời vụ trong NTTS rất cao và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Từ đặc điểm này yêu cầu người NTTS phải có nhiều hiểu biết và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thông hiểu về điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu. + NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt về giống, thức ăn, hệ thống tín dụng, ngân hàng, hệ thống khuyến ngư. Trong NTTS tỷ lệ sống của các loài thuỷ sinh cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống cung cấp. Nếu hệ thống tín dụng nông thôn hoạt động có hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện cho ngành NTTS mở rộng phát triển tăng khả năng tích luỹ. + Sản phẩm của ngành NTTS khó bảo quản, dễ hư hỏng bởi chúng có hàm lượng nước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi truờng thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phá huỷ. Do đó đi đôi với việc phân bổ và phát triển ngành NTTS phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản, chế biến sản phẩm của ngành. 2.2.4 Vai trò của NTTS Tuy mới phát triển nhưng ngành NTTS đã giữ được một vị trí quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp và trong cơ cấu kinh tế quốc dân, việc phát triển NTTS giữ các vai trò quan trọng sau: Thứ nhất: NTTS đem lại thu nhập cao cho người dân, là một ngành có nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với lợi thế điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ ngành NTTS đã góp phần lớn vào việc nâng cao thu nhập cho người dân. Thứ hai: Sản phẩm của ngành NTTS rất phong phú và đa dạng là nguồn thực phẩm có chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con người. Ngoài chức năng dinh dưỡng thông thường, ngày nay một số loài thủy hải sản như bào ngư, cá ngựa, bong bóng cá sư, vẩy cá nhám...đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số loại bệnh cho con người. Thứ ba: Thủy hải sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, tăng thu nhập ngoại tệ. Theo số liệu báo cáo của FAO cho thấy Việt Nam riêng sản phẩm tôm đã mang về ước tính 500 triệu USD. Về chi phí nuôi tôm, là nước có mức chi phí nuôi tôm thấp nhất so với các nước lân cận, cụ thể là: Thái Lan (tôm sú, 20 kg): 3,25 – 4 USD/kg; Indonesia (tôm sú, 20 kg): 3 USD/kg; Việt Nam (tôm sú, 20 kg): 2,28 USD/kg. Như vậy để có 1 kg tăng trọng tôm cỡ 20 kg, Việt Nam chỉ mất 2,28 USD. Đây là một lợi thế so sánh của Việt Nam trên thị trường thế giới, cũng là tiềm năng để phát triển thuỷ hải sản ven biển tận dụng được nguồn lao động rẻ, dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. Thứ tư: NTTS tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Các hộ nuôi trồng với quy mô lớn như quy mô trang trại sẽ thu hút được rất nhiều việc làm và sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động tại chỗ, hạn chế tình trạng lao động thiếu việc làm ở nông thôn Thư năm: Phát triển ngành NTTS là một cách khai thác tiềm năng mặt nước có hiệu quả. Trong khi quỹ đất nội đồng hầu như đã trở nên hạn hẹp thì diện tích mặt nước mà đặc biệt là nước mặn đang nằm trong thế tiềm năng chờ khai thác. Trong thời gian tới để tiềm năng này được khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả thì diện tích này cần phải quy hoạch lại ngành NTTS với một chiến lược phát triển dài hạn. Thứ sáu: NTTS góp phần cải thiện môi trường, gắn liền với môi trường là phương hướng rất quan trọng đang được sự quan tâm của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường. Theo tác giả Phillip (1993) thì việc kết hợp NTTS với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong hệ thống canh tác tổng hợp làm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới môi trường, Lý do là trong hệ thống trang trại kết hợp các chất thải, phân hữu cơ, các sản phẩm phụ được tận dụng tối đa cho nuôi tôm, cá. Thứ bảy: NTTS góp phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trước đây, ở nhiều vùng là ruộng muối và lúa thậm chí là những cánh đồng hoang thì bây giờ trở thành những vùng NTTS đầy tiềm năng. Sự thay đổi này diễn ra ngày càng mạnh mẽ và đã biến thành những chủ trương mang tính chiến lược. Gần đây nhất là việc chính phủ ra quyết định cho phép chuyển đổi những diện tích lúa năng suất thấp sang phát triển NTTS và các ngành sản xuất khác. Có thể nói NTTS và sự phát triển của nó đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như của đất nước. Ngoài ra, phát triển NTTS còn có vai trò quan trọng trong côn._.g cuộc xoá đói giảm nghèo, tăng cường phát triển cộng đồng, hơn nữa nó còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng trật tự an ninh xã hội nông thôn vùng ven biển, hải đảo, biên giới và làm giàu cho tổ quốc. Vì vậy, ngành NTTS được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2.5 Quan điểm phát triển NTTS Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường thuận lợi, hiện nay Đảng và Chính Phủ xem NTTS là một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển NTTS chính là giúp nhân dân sử dụng tốt nguồn lực của họ như: mặt nước, lao động ... phấn đấu là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. + Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu tạo việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước. + Phát triển NTTS phải là sự kết hợp được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chứ không phải chỉ có ý nghĩa đơn thuần là đem lại sự giàu có cho một số người hay một nhóm người. Thực chất của việc phát triển NTTS là thực hiện những thay đổi về thời điểm nuôi, chủng loại nuôi, kỹ thuật và công nghệ nuôi, khả năng quản lý rủi ro trong quá trình nuôi. + Phát triển NTTS nhằm mục đích góp phần thực hiện mục tiêu lớn nhất mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. + Phát triển kinh tế thủy sản là mưu cầu một sự tiến bộ chung của nền sản xuất và kinh tế. Vì vậy, khi muốn phát triển ngành NTTS phải xem xét đánh giá khả năng tạo ra sự tăng trưởng và phát triển. Trong đó việc xem xét đánh giá thực trạng, tác động của ngành NTTS và từ đó tìm ra các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành NTTS là cơ sở, là sức mạnh để lôi cuốn, để khích lệ và nâng cao tốc độ quá trình phát triển NTTS. Đồng thời cũng là nền tảng, là sức mạnh để giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến sự phát triển của ngành thủy sản cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả kinh tế của ngành NTTS Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, NTTS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố gồm có: Nhân tố về môi trường tự nhiên. Cũng như đối với các loài nuôi thuỷ sản khác, các đối tượng của NTTS ven biển muốn sinh trưởng, phát triển và cho năng suất thì phải đảm bảo các nhân tố tự nhiên sau: - Yếu tố nhiệt độ : Đây là điều kiện tự nhiên rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển loài nuôi. Các loài thủy hải sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển được trong một khoảng nhiệt độ thích hợp. - Hàm lượng các muối hòa tan: Hàm lượng các muối hòa tan hình thành ba đặc tính quan trọng của nước là độ cứng, độ kiềm và độ mặn. Đặc biệt đối với NTTS ven biển thì độ mặn là yếu tố cần thiết không thể thiếu. Cần phải duy trì ba đặc tính trên ở một mức độ thích hợp nếu không đối tượng nuôi trồng rất dễ bị nhiễm bệnh. - Các chất khí hòa tan: bao gồm 3 khí chính là O2, CO2, N2. Các chất khí hòa tan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp cho nên ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của loài nuôi ... - Chất lượng và số lượng của các vi sinh vật trong ao nuôi: Trong NTTS, ngoài nguồn thức ăn nhân tạo thì các đối tượng nuôi thuỷ sản còn sử dụng đến nguồn thức ăn tự nhiên đó là các vi sinh vật. Có một số loại vi sinh vật phát triển sẽ có ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển của các giống loại nuôi thuỷ sản nhưng cũng có những loại vi sinh vật phát triển sẽ làm chế ngự quá trình sinh trưởng và phát triển cho các đối tượng nuôi thuỷ sản. - Yếu tố thuỷ văn: nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầu tiên cho nuôi thuỷ sản. Nguồn nước đủ và không có biến động lớn: quá trình cao hay thấp, là điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi thuỷ sản. Bao gồm các chỉ số chính về thành phần cơ học, thành phần hoá học của thuỷ vực, thuỷ sinh vật. Nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội - Thị trường: Cũng như các ngành khác, ngành NTTS có thể tồn tại và phát triển được hay không là phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào cho sản xuất và thị trường tiêu thụ, trong đó quan trọng nhất là thị trường tiêu thụ. Hiện nay hải sản Việt Nam được tiêu thụ ở cả hai thị trường là thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường trong nước, lượng tiêu thụ ở thị trường này ít, chủ yếu được tiêu thụ ở dạng tươi sống chưa qua chế biến. Đối tượng phục vụ ở thị trường này chủ yếu các nhà hàng hải sản, các nhà máy chế biến và các chợ địa phương. Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu của thị trường này rất lớn và giá cũng cao hơn thị trường trong nước. Tuy nhiên giá ở thị trường này thường có biến động, phụ thuộc vào giá ở thị trường các nước nhập khẩu. Hiện nay, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tuy lớn nhưng không ổn định. Rất nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại do không đáp ứng được một số tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. Gần đây, vụ kiện bán phá giá của Mỹ đối với một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam. Điều này đã làm giảm việc xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam ra nước ngoài gây ra ảnh hưởng xấu đến việc phát triển của ngành NTTS. Tuy nhiên đây vẫn là thị trường mục tiêu và vẫn còn nhiều tiềm năng cho ngành NTTS Việt Nam phát triển. - Vốn đầu tư: Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của ngành NTTS. Do vốn đầu tư ban đầu cho xây dựng cơ bản cũng đã lớn hơn rất nhiều ngành và trong suốt quá trình sản xuất, nếu gặp khó khăn về vốn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng. Do đó sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết để điều kiện cho ngành phát triển. - Khoa học kỹ thuật và công nghệ : Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tác động vào ngành sản xuất nói chung trong đó có ngành NTTS. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã làm cho ngành NTTS có những bước tiến đáng kể. Nhờ có các tiến bộ kỹ thuật đã làm cho năng suất của ngành không ngừng được tăng lên. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, những tiến bộ và công nghệ mới chính là đòn bẩy giúp nhiều ngành tăng trưởng, trong đó có NTTS, công nghệ chế biến phát triển cho phép hàng thủy sản đến được thị trường hơn và chất lượng cũng được nâng lên từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm đồng thời làm tăng nguồn thu ngoại tệ. - Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Đây là một nhân tố quan trọng giúp ngành trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thông qua chính sách đầu tư như vốn, chính sách đất đai, chính sách khuyến nông, chính sách giá và nhiều chính sách kinh tế xã hội khác có tính khả thi về NTTS đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển ổn định, bền vững hơn. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thế thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của ngành NTTS. Vì thế NTTS được xem là một ngành rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. - Nhân tố con người, cộng đồng: Mỗi địa phương có các đặc điểm về phong tục tập quán cũng như các hương ước khác nhau, các phong tục tập quán này có thể là điều kiện thúc đẩy nhưng cũng có thể là yếu tố hạn chế sự phát triển của ngành NTTS. Vậy làm thế nào để vừa phát triển ngành ngày một vững mạnh lại vừa giữ được nét văn hóa truyền thống của địa phương, đang là nhiệm vụ đặt ra đối với ngành NTTS nước ta. Mỗi một gia đình, mỗi một nhân khẩu đó là nguồn lực con người, nguồn lực con người có tác động và ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng lao động, khả năng tài chính của mỗi hộ gia đình là phụ thuộc vào nguồn lao động này, về nhân tố con người thì được thể hiện qua: Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ/gia đình gồm tỷ lệ người trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, … Kiến thức giáo dục của các thành viên trong gia đình bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức truyền thống,… Sức khoẻ tâm sinh lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh và tình cảm của họ. Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng. Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng nó một cách hiệu quả. Là một hoạt động sản xuất gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thì NTTS với sự phát triển của nó dù ít hay nhiều cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình và cộng đồng dân cư, những ảnh hưởng này diễn ra sâu rộng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Phát triển NTTS nhằm mục đích góp phần thực hiện mục tiêu lớn nhất mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển NTTS không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là đem lại sự giàu có cho một số người, một nhóm người mà hiệu quả của NTTS phải là sự kết hợp được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, giữa hiệu quả chính trị và sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước. 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Tình hình NTTS trên thế giới Theo Báo cáo về Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản thế giới do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc (FAO) phát hành, dựa trên số liệu đến hết năm 2005, tổng sản lượng NTTS thế giới đạt 47,8 triệu tấn. 10 nước NTTS lớn nhất thế giới được xếp theo thứ tự : Trung Quốc đạt cao nhất 32,135 triệu tấn, chiếm 67% tổng sản lượng NTTS thế giới, đứng thứ 2 là Ấn Độ đạt 2,837 triệu tấn, Việt Nam đứng thứ 3, đạt 1,437 triệu tấn, tiếp đến Inđônêxia , Thái Lan, Bănglađét, Nhật Bản, Chilê, Na Uy, Mỹ. Giai đoạn 2002-2004, trong tốp 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về NTTS, Việt Nam là nước đạt tốc độ 30,6%/năm -cao thứ 2 thế giới, đứng sau Mianma đạt 45,1%, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (24%), Hà Lan (20%), Hàn Quốc (16,9%), Iran (16,5%), Ai-cập, Chilê, Thái Lan và Mỹ, mỗi nước đạt tốc độ trên 10%. ( Theo bản báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2006 của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), châu Á chiếm chín vị trí trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản, trong đó VN đứng vị trí thứ sáu. Trung Quốc là nước dẫn đầu bảng xếp hạng với 69,6% về sản lượng và 51,2% về giá trị các mặt hàng thủy sản được nuôi trồng trên thế giới. Vị trí thứ hai của Ấn Độ chỉ chiếm 4,2% cả về sản lượng cũng như giá trị. Ở vị trí thứ năm, Nhật vẫn chiếm đến 6% về mặt giá trị (4,24 tỉ USD) tuy sản lượng nuôi trồng chỉ khoảng 1,26 triệu tấn do sản phẩm của nước này chủ yếu là các loại thủy sản có giá trị cao. Bản báo cáo cũng cho biết 43% (khoảng 45,5 triệu tấn) các loại thủy sản được tiêu thụ có nguồn gốc từ việc nuôi trồng với tổng giá trị là 63 tỉ USD. Thứ tự của bảng xếp hạng là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Nhật, VN, Hàn Quốc, Bangladesh và Chile. Tổng sản lượng thủy sản nói chung của thế giới năm 2007 đạt khoảng 146 triệu tấn, tuy nhiên nhu cầu thủy sản có thể sẽ vượt sản lượng. Đến năm 2015, nhu cầu sẽ đạt 180 triệu tấn, tăng 1,4 lần so với 130 triệu tấn vào những năm 1999-2001, giá thủy sản dự kiến cũng tăng 3%/năm vào năm 2010 và 3,2%/năm vào năm 2015. Đến năm 2030 thì mỗi năm thế giới cần thêm 37 triệu tấn thủy sản (Nguồn: 2008 ). Như vậy cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và sự gia tăng dân số đang mở ra nhiều cơ hội phát triển ngành thủy sản thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, góp phần giải quyết vấn đề lương thực, lao động nông thôn và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, lợi thế của mỗi nước trong thương mại quốc tế. 2.3.1.1 Tình hình NTTS ở Trung Quốc Từ những thập niên 80, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ngành NTTS, NTTS ở Trung Quốc được chú ý phát triển với mức thâm canh ngày càng cao. Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành NTTS để đảm bảo an ninh lương thực và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhà nước giúp đỡ bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển công nghệ mới và chú trọng đến công tác khuyến ngư. Đến năm 1997, Trung Quốc đạt 19,3 triệu tấn sản phẩm chiếm khoảng 75,4% sản phẩm NTTS Châu Á và 60,1% tổng sản phẩm NTTS thế giới. Nuôi cá rô phi đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, giai đoạn 1995-2005, sản lượng cá rô phi tăng 15%/năm, đua Trung Quốc trở thành nước sản xuất cá rô phi đứng đầu thế giới. Sản lượng cá rô phi năm 2005 đạt 978 nghìn tấn, chiếm 42% sản lượng thế giới. Trung Quốc hỗ trợ người nuôi 300-500 USD/ha mặt nước để xây dựng ao hồ nuôi và cho vay ưu đãi với người nuôi mới. Qua tổng kết, Trung Quốc rút ra bốn bài học kinh nghiệm trong phát triển NTTS: Thứ nhất, mở cửa toàn diện thị trường hàng thuỷ sản; thứ hai, thực hiện cải cách thể chế kinh doanh, lấy gia đình nhân dân và chế độ cổ phần hợp tác làm chính, tìm được phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm sản xuất nghề cá, phù hợp với trình độ lao động; thứ ba, xác lập phương châm phát triển nghề cá, lấy nuôi làm chính và tiến hành đồng thời nuôi trồng, khai thác, chế biến và chiến lược phát triển “ Khoa học công nghệ chấn hưng nghề cá ”; thứ tư, kiên trị “ Bằng pháp luật chấn hưng nghề cá ”, việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nghề cá được đẩy mạnh tăng nhanh tiến trình xây dựng pháp chế, đồng thời hình thành và ngày càng hoàn thiện đội ngũ quản lý thống nhất và phân cấp quản lý. 2.3.1.2 Tình hình NTTS ở Thái lan Thái Lan, với các điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam, nhưng nhờ chính sách đúng đắn, Thái Lan đã khai thác được lợi thế và trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, hàng năm mang về cho Thái Lan 4-6 tỷ USD, Thái Lan phát triển mạnh việc nuôi cá rô phi, đặc biệt là rô phi dòng Nile và các loài cá trê. Năm 1997, Thái Lan đạt sản lượng cao nhất về cá rô phi với 102744 tấn và cũng đứng đầu khu vực về sản lượng cá rô phi ( Năm 1995-1997 ). Thái Lan cũng là nước đứng đầu thế giới về sản xuất tôm sú, năm 1997 đạt 211100 tấn, đứng thứ hai trong khu vực về xuất khẩu tôm càng xanh đạt 7800 tấn, năm 1997. Năm 2005, sản lượng NTTS đạt 1,73 triệu tấn, năm 2006 đạt 1,77 triệu tấn và tổng sản lượng thuỷ sản trong năm này là gần 4 triệu tấn, một nửa trong đó để xuất khẩu. Thái lan là nước xuất khẩu đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nauy và là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu tôm và cá ngừ. Nước này có hơn 20 nghìn trại tôm nuôi và có ưu thế giá cả, chất lượng sản phẩm và ngành nghề chế biến đồ hộp phát triển. Chính phủ Thái Lan cũng thành công trong việc xoá bỏ những mối quan ngại về an toàn thực phẩm và đẩy mạnh áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù có thể làm tăng chi phí sản xuất nhưng vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng quan trọng đối với người tiêu dùng.( Nguồn: www.agro.gov.vn, 2008) Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến việc nghiên cứu KHKT phục vụ cho phát triển NTTS, nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý nghề cá và nuôi cá được nhà nước quan tâm đào tạo. Ở cấp trung ương nước này có 9 đơn vị chuyên nghiên cứu về kỹ thuật NTTS, với các lĩnh vực: kỹ thuật nuôi cá, thức ăn cá, bệnh cá, di truyền cá, công trình nghề cá và quản lý nghề nuôi. Thái Lan cũng có 4 trường đại học công lập đào tạo các ngành về thuỷ sản. 2.3.2 Tình hình NTTS ở trong nước Việt Nam là nước có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành NTTS. Với đường bờ biển dài 3260 Km, đi qua hơn 13 vĩ độ, có nhiều vùng sinh thái khác nhau, với nhiều nguồn sinh vật đa dạng và phong phú. Việt Nam có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2860 con sông lớn nhỏ nhiều triệu Ha đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, đặc biệt là lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long ( Thái Thanh Dương, 2005 ). Với việc chú trọng và đầu tư ngành NTTS ngày một nhiều hơn đã tạo thành tiền đề quan trọng và tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong việc phát triển của ngành. Đến cuối thế kỷ XX, thì ngành thuỷ đã thu được những kết quả nhất định. Năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản vượt 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD, năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,014 tỷ USD, đến năm 2005 tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn tăng 9,24% so với năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung giai đoạn 2001-2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 11 tỷ USD, chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước ( Thái Thanh Dương, 2005). Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,358 tỷ USD và tính cho đến hết tháng 12 năm 2007, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 4,15 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2,085 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,752 tỷ USD (Nguồn: www.fistenet.gov.vn, 2008). Trong những năm qua diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục được mở rộng, tăng đều đặn theo từng năm, năm 1981 từ 230 nghìn ha lên 384,6 nghìn ha năm 1986; năm 1991 từ 520 nghìn ha lên 585 nghìn ha năm 1996; năm 2000 từ 652 nghìn ha lên 1065 nghìn ha năm 2007. Qua đó, kéo theo sản lượng NTTS cũng tăng lên đáng kể, từ 723,11 nghìn tấn năm 2000 lên 2,1 triệu tấn năm 2007. 2.4 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về NTTS. Trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Nông thôn, nơi tập trung hơn 70% dân số nước ta, mà đại đa số là nông dân với cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khu vực này có nhiều nguồn lực dồi dào cần được khai thác hợp lý và hiệu quả. Với lợi thế về điều kiên tự nhiên, ngành thuỷ sản nói chung đang là ngành xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp, đạt 3,75 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2007, đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển đến năm 2010 là 2,5 tỷ USD, sản phẩm đã có mặt trên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ ( báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007). Với nguồn lực thuận lợi đó, từ năm 1993, Hội Nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ năm khoá VII đã xác định xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngày 08/12/1999, Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 244/1999 QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010. Với mục tiêu phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, tổng sản lượng NTTS đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim nghạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập khoảng 2 triệu người. Quyết định số 103/2000 QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản, nhằm tạo ra nhiều giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt cho xuất khẩu. Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg 07/09/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn. Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu ngành thuỷ sản là phải phấn đấu trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, sản phẩm thuỷ sản phải có sức mạnh cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Quyết định số 1031/QĐ-BTS ngày 30/07/2007 của Bộ Thuỷ Sản về việc phê duyệt “chương trình hành động của ngành thuỷ sản thực hiện Nghị Quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Như vậy, trong thời kỳ phát triển kinh tế đất nước, ngành thuỷ sản luôn được Đảng, Nhà nước và các cơ quan liên quan quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. 2.5 Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngành NTTS - Quy hoạch phát triển: Quy hoạch phát triển là một nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành NTTS. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, về các nguồn nhân lực đầu vào cũng như đầu ra cho các sản phẩm, không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, mà còn tương lai lâu dài. Khi quy hoạch vùng nuôi, cũng cần phải chú ý đến quy hoạch tổng thể để tránh sự tác động ô nhiễm của ngành công nghiệp, và quy hoạch phải đồng bộ. Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành NTTS nói riêng đang chịu tác động tiêu cực, cùng với sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, thu nhập nông dân còn thấp là yếu tố đe doạ đến môi trường và cạn kiệt tài nguyên, mà ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của các hộ NTTS. Rất nhiều bài học đã được rút ra do quy hoạch yếu kém đã để lại hậu quả nặng nề, như ở Bình Thuận ( 2005), các hộ ồ ạt nuôi tôm trên cát, dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn nghiêm trọng làm cho tôm chết hàng loạt, hay như việc phá rừng và các vùng đệm để NTTS ở Cà Mau (2006). Rõ ràng là đang đi ngược lại với sự phát triển bền vững. - Kỹ thuật NTTS: Ngoại trừ các yếu tố khách quan về điều kiện tự nhiên thì kỹ thuật NTTS là yếu tố quyết định nhất tới kết quả sản xuất. Tuy nhiên thì kỹ thuật NTTS ở đây không chỉ là quy trình công nghệ mà còn bao gồm cả trình độ, kinh nghiệm của chủ thể nuôi và các trang thiết bị phục vụ. Quy trình công nghệ cho một mô hình nuôi phải bao gồm tất cả các thông số về môi trường, giống, thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Việc xử lý ao nuôi như thế nào trước khi nuôi, chọn lựa những loại cá gì để tận dụng tầng nước thức ăn, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời điểm nào cho ăn thức ăn thích hợp nhất, và bao nhiêu thức ăn, ….Tất cả những điều đó đòi hỏi hộ nuôi phải tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi từ các hộ khác và phương tiện thông tin đại chúng để có chi phí thấp nhất và năng suất cao nhất. - Môi trường nước: Bảo vệ nguồn nước là công tác cực kỳ quan trọng. Nguồn nước như thế nào để đảm bảo cho cá phát triển tốt, khi nước trong ao bị ô nhiễm thì cách khắc phục ra sao, cách cho ăn như thế nào để hạn chế ô nhiễm? đó là những câu hỏi mà hộ nuôi cần phải giải quyết nếu muốn đạt năng suất cao. Kinh nghiệm của các hộ nuôi cho thấy, nếu nguồn nước thuận lợi, giàu Oxy, ít độc tố, hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng phù hợp, như hàm lượng NO3 khoảng 0,2 mg/lít, hàm lượng NH4+ khoảng 0,3 mg/lít, hàm lượng P2O5 từ 0,02-0,075mg/lít… thì các hộ có thể tăng đầu tư thâm canh và có thể thu hoạch 3 vụ/năm. Ngựơc lại, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm cho cá mắc các bệnh về hô hấp, về da do vi khuẩn gây nên và giảm năng suất hoặc thất thu ( Nguyễn Duy Khoát, năm 2005), qua đó đòi hỏi phải có kế hoạch thay nước trong ao, sử dụng lượng thức ăn hợp lý, phù hợp với từng mùa. Ngoài sự cố gắng của hộ, thì cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để có biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm nguồn nước thấp nhất. - Cơ chế chính sách: sau khi chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, và chính sách dồn điền đổi thửa đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất của ngành NTTS. Ngành NTTS đã dần dần chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Việc giao đất lâu dài và diện tích được mở rộng, tạo cho các hộ tăng cường đầu tư trên diện tích mình sở hữu. Cùng với sự đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, ngành NTTS đã tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước đi trước để phát huy được lợi thế của mình, thông qua công tác lai tạo giống tạo ra thức ăn tổng hợp với giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh các chính sách tác động trực tiếp vào ngành NTTS, thì các chính sách tác động gián tiếp khác như chính sách vốn, chính sách đào tạo lao động, … cũng có vai trò rất quan trọng, nó như những cú hích tạo đà cho ngành NTTS phát triển. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Hình 3.1: Bản đồ địa lý huyện Sơn Động 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang trên vòng cung Ngân Sơn - Đông Triều. - Phía Bắc và Đông giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phía Tây giáp huyện Lục Ngạn và Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện có 21 xã và 2 thị trấn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực, huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua, tuy là huyện miền núi nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn. Với đặc điểm vị trí địa lý như vậy, Sơn Động có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu với các vùng lân cận. 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai Địa hình Sơn Động có địa hình đồi núi thấp từ Đông Bắc sang Tây Nam, dãy núi Yên Tử án ngữ phía Đông Nam bao gồm các núi cao và đồi núi dốc bị chia cắt mạnh, đỉnh cao nhất là 1068m, độ cao trung bình là 450m so với mực nước biển. Ngoài ra Huyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp xen kẻ nằm xen kẽ với các dải đồi núi. Nói chung huyện Sơn Động nằm trong khu vực núi cao, có đặc điểm địa hình khá đa dạng, cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn của sông Lục Nam nên việc khai thác sử dụng đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói chung và cả khu vực hạ lưu nói chung. b) Về thổ nhưỡng đất đai Đất đai trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất vàng nhạt trên đất cát, các xã Bồng Am, Tuấn Đạo, Thanh Sơn, Thanh Luận, Dương Hưu, An Lạc, Vân Sơn. Đất có tầng dầy trung bình đến nông, hàm lượng mùn không cao, vùng này chiếm khoảng 80% diện tích tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Vùng núi cao trung bình gồm các xã An Lập, An Bá, An Châu, Vĩnh Khương, Lệ Viễn, Cẩm Đàn, Yên Định. Vùng này có tầng đất khá dày, hàm lượng bùn cao hơn, diện tích vùng này chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tình hình đất đai của huyện Đất đai là một nguồn tài nguyên đặc biệt, một nguồn lực không thể thay thế của bất kỳ một hoạt động sống hay sản xuất kinh doanh nào. Vì vậy, mỗi địa phương cần phải nắm được tình hình biến động đất đai trên địa bàn mình diễn ra như thế nào để tiến hành qui hoạch phát triển một cách hiệu quả. Đây là một yêu cầu rất cần thiết đối với các cơ quan quản lý nói chung và mỗi chủ thể kinh tế nói riêng. Tình hình đất đai của huyện thể hiện qua bảng 3.1. Nhìn chung, nguồn lực đất đai của địa phương đang có sự chuyển đổi cơ cấu, mục đích sử dụng theo hướng tận dụng được lợi thế của địa phương. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả thì được chuyển sang trồng rừng kinh tế, diện tích đất chưa được sử dụng mà có khả năng khai hoang phục hóa cũng đã được khuyến khích đầu tư phát triển nhờ những chương trình, dự án của Chính phủ cũng như của những tổ chức phi chính phủ. Tiêu biểu như dự án Việt Đức đã hỗ trợ bà con trồng thông và keo, dự án đã thu hút rất nhiều hộ tham gia trồng và được hỗ trợ về giống, phân bón và ký hợp đồng thu hoạch với bà con. Bên cạnh đó là các chương trình xóa đói giảm nghèo WB, các giai đoạn của chương trình 135. Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2006 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 84432,4 100 84577,2 100 84577,2 100 100,17 100 100,09 1. Đất nông nghiệp 59776,16 70,80 60096,02 71,05 62189,9 73,54 100,53 103,49 102 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10096,3 16,89 9897,32 16,47 9782,89 15,73 98,03 98,84 98,44 - Đất trồng cây hàng năm 3858,1 38,21 3860,24 39 3776,24 38,6 100,06 97,82 98,93 + Đất trồng lúa 2850,8 73,89 2844,36 73,68 2832,46 75,01 99,77 99,58 99,68 + Đất đồng cỏ 302,4 7,84 302,4 7,83 222,4 5,89 100 73,54 85,76 + Đất trồng cây hàng năm khác 704,9 18,27 713,08 18,47 721,38 19,1 101,16 101,16 101,16 - Đất trồng cây lâu năm 6238,2 61,79 6037,08 61 6006,65 61,4 96,78 99,5 98,13 1.2 Đất lâm nghiệp 49438,8 82,99 49952,4 83,41 52159,7 84,16 101,04 104,42 102,71 - Đất rừng sản xuất 18780,1 37,99 20099 40,24 23428,5 44,92 107,02 116,57 111,69 - Đất rừng phòng hộ 19243,1 38,92 18428,9 36,89 17306,7 33,18 95,77 93,91 94,84 - Đất rừng đặc dụng 11424,6 23,11 11424,6 22,87 11424,6 21,9 100 100 100 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 237,4 0,40 242,7 0,41 252,8 0,41 102,23 104,16 103,19 1.4 Đất nông nghiệp khác 3,6 0,01 3,6 0,01 3,6 0,01 100 100 100 2. Đất phi nông nghiệp 10773,9 12,76 10852 12,83 10891 12,88 100,73 100,36 100,54 2.1 Đất ở 961,5 8,92 965,48 8,9 973,67 8,94 100,41 100,85 100,63 2.2 Đất chuyên dùng 8152,1 75,67 8226,13 75,8 8256,81 75,81 100,91 100,37 100,64 2.3 Đất phi nông nghiệp khác 1660,3 15,41 1660,42 15,3 1660,5 15,25 100,01 100 100,01 3. Đất chưa sử dụng 14085,8 16,68 13837,8 16,36 11706 13,84 98,24 84,59 91,16 II. Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất nông nghiệp/hộ NN 5,25 4,54 4,33 2. Đất nông nghiệp/khẩu 0,82 0,82 0,84 3. Đất canh tác/hộ NN 0,34 0,29 0,26 4. Đất canh tác/lao động NN 0,11 0,11 0,11 (Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Sơn Động) Qua bảng 3.1 ta thấy, Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện năm 2008 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Sơn Động là 84577,17 ha, trong đó đất nông nghiệp có chiếm diện tích lớn nhất và có xu hướng tăng dần. Năm 2006, diện tích đất nông nghiệp là 59776,16 ha, chiếm 70,80% diện tích đất tự nhiên, đến năm 2008 diện tích tăng lên đến 62189,9 ha chiếm 73,54 % diện tích đất tư nhiên, bình quân 3 năm diện tích đất nông nghiệp tăng 2%. Năm 2006, bình quân đất nông nghiệp cho một khẩu là 0,82 ha, cho một lao động nông nghiệp là 0,11 ha, cho một hộ nông nghiệp là 0,34. Năm 2008, bình quân đất nông nghiệp cho một khẩu là 4,33 ha, cho một lao động nông nghiệp là 0,11 ha, cho một hộ nông nghiệp là 0,26 ha, bình quân 3 năm diện tích đất nông nghiệp trên khẩu giảm 0,98%, trên hộ nông nghiệp giảm 12,55%. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, bình quân 3 năm tăng 2,71%, sở dĩ diện tích đất lâm nghiệp tăng là do có sự tăng thêm diện tích rừng trồng mới. Diện tích đất chuyên dùng có sự gia tăng, bình quân 3 năm tăng 0,64%. Diện tích đất chuyên dùng tăng là do có sự phát triển._. huyện Sơn Động Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh(S): S1: Về điều kiện tự nhiên S2: Về điều kiện kinh tế xã hội S3:Truyền thống và kinh nghiệm NTTS của hộ Điểm yếu(W): W1: Thiếu vốn để sản xuất W2: Tiêu thụ sản phẩm khó khăn W3: Trình độ lao động còn thấp W4: Việc quy hoạch vùng nuôi còn thiếu đồng bộ Cơ hội(O): O1: Thị trường tiêu thụ được mở rộng O2: Tiếp cận được với nhiều nguồn vốn vay mới O3: Tiếp cận được nhiều hơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật O4: Thông tin thị trường đầy đủ hơn Kết hợp S – O - Huyện cần tạo điều kiện giúp đỡ phát triển NTTS cả chiều rộng và chiều sâu - Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới - Khuyến khích tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ NTTS Kết hợp W – O - Tạo điều kiện thuận lợi để hộ tiếp cận nguồn vay ưu đãi. - Cung cấp thông tin đầy đủ về biến động giá cả qua đài truyền thanh, truyền hình Thách thức(T): T1: Nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm T2: Giá vật tư, đầu vào tăng cao T3: Dịch bệnh bùng phát T4: Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, sản phẩm thay thế Kết hợp S – T - Cơ quan chức năng cần vào cuộc để bảo vệ môi trường sinh thái - Tập trung đầu tư nguồn con giống cho năng suất cao, chi phí giảm - Có biện pháp hợp lý xử lý nguồn nước và phòng chống dịch bệnh Kết hợp W – T - Hoàn thiện hệ thống thủy lợi kênh mương đảm bảo phục vụ sản xuất NTTS - Hoàn thiện các hệ thống cung cấp đầu vào: giống, thức ăn, thuốc thú y phục vụ phát triển NTTS 4.4 Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS ở huyện Sơn Động 4.4.1 Định hướng phát triển Trong hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020”. Bộ đã cùng với các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm, Sở NN&PTNT… đưa ra chiến lược, định hướng phát triển ngành thủy sản từ nay cho đến năm 2020: Thứ nhất: Ngành thủy sản phấn đấu phát triển với mục tiêu trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu với các chỉ số tăng trưởng năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 – 5,0 tỷ USD; năm 2015, sản lượng tăng 2,76% năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD với khối lượng thành phần xuất khẩu đạt 1,8 tỷ tấn/4,7 tấn nguyên liệu thủy sản, chiến 74,6%. Thứ hai: Định hướng phát triển sẽ dựa theo nguyên tắc tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an ninh xã hội và an toàn sinh thái. Kết hợp chặt chẽ phát triển thủy sản với quốc phòng. Thứ ba: Mặc dù ngành vẫn còn nhiều bất cập, rủi ro và không bền vững nên cần chú trọng về chất lượng và giá trị hơn mở rộng về diện tích và tổng sản lượng, chủ động sản xuất giống thủy sản đối với các loài nuôi chủ lực; đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Đồng thời, toàn ngành chủ trương tập trung phát triển công nghệ, mở rộng quy mô nuôi thâm canh, bán thâm canh, công nghiệp cho các đối tượng phục vụ xuất khẩu. Thứ tư: Về thị trường và xúc tiến thương mại: củng cố, phát triển các thị trường chính; tìm kiếm mở rộng thị trường tiềm năng, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng để cải tiến và đa dạng hóa hàng hóa, sản phẩm thủy sản. Phối hợp chặt chẽ trong quản lý, sản xuất giữa 4 khu nhà và lồng ghép vấn đề “tam nông” nhằm hạn chế rủi ro về thị trường và nguồn vốn sản xuất. Và cuối cùng, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương rà soát lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo các điều kiện cho các vùng nuôi bán thâm canh và thâm canh, an toàn dịch bệnh. Bên cạnh việc mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái; điều chỉnh quy mô sản xuất cá theo thị trường, các địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi đầu tư nâng cao năng lực các các cơ sở sản xuất giống chất lượng và sạch bệnh, đủ cho sản xuất. Mặt khác, các tỉnh còn đầu tư hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung, phát triển các hình thức liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp. Căn cứ với định hướng phát triển ngành NTTS cả nước, với truyền thống NTTS của nhân dân địa phương trên cơ sở thấy rõ tiềm năng cũng như thế mạnh từng tiểu vùng của mình, Sơn Động đã xác định NTTS như một nghề chính cần được sự quan tâm và phát triển. Do đó đã và đang xây dựng một vùng chuyên canh cá trên địa bàn. Mở rộng diện tích, nuôi trồng thủy sản, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản, dự báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh… là mục tiêu xuyên suốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2020. Tăng cường đưa TBKT vào sản xuất, đẩy mạnh năng suất vật nuôi, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đưa dần sản lượng thủy sản nuôi trồng lên cao, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và lao động chưa có việc làm. Để đạt được các mục tiêu trên, phòng nông nghiệp huyện Sơn Động đã phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và phê duyệt các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho NTTS: các công trình giao thông nông thôn, xây dựng các trại giống Nhà nước, khuyến khích trại giống tư nhân… Nhờ có hướng đi đó mà các hộ NTTS ở Sơn Động cũng đã có cho mình mục tiêu rõ ràng để vào cuộc. Việc làm đầu tiên là thực hiện đắp bờ, ngăn nước, tạo cơ sở vững chắc cho NTTS, chuyển diện tích cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang NTTS, xác định con giống phù hợp mà các loại giống truyền thống được coi trọng, có đầu tư nuôi các loại cá mới cho năng suất, phẩm chất cao. Các hộ đang dần biết được kỹ thuật nuôi với từng hình thức nuôi, với từng vùng, từng diện tích, hướng tới đầu tư thâm canh. 4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu Để đảm bảo cho ngành NTTS huyện Sơn Động phát triển mạnh mẽ khai thác một cách có hiệu quả, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện và đạt được những mục tiêu đề ra, thì trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 4.3.2.1Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi Trên cơ sở vùng nuôi đã được quy hoạch cụ thể tại từng xã, huyện cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông, điện ra đến khu vực nuôi. Khơi thông, mở rộng, tu sửa các kênh mương, xử lý nghiêm những hộ làm gạch cũng như các cơ sở sản xuất, khai thác than, quặng ở xã An Lập, Vĩnh Khương, Giáo Liêm cố tình gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng xấu đến các hộ NTTS. Quản lý chặt chẽ việc mở rộng cũng như thu hẹp diện tích, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trao đổi quyền sử dụng đất để hình thành nên vùng nuôi tập trung. Trong mỗi khu vực nuôi cần quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho NTTS và gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Khai thác mặt nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các hình thức nuôi phù hợp. Cụ thể: Đối với các ao đào, đập khe dốc trung du; với địa hình là miền núi khe dốc nhiều, vào mùa mưa thường bị thiếu nước ở các ruộng chân đồi, nhân dân từ ngàn xưa đã biết đắp đập, ngăn nước tạo các công trình thủy lợi cho đồng ruộng. Hiện nay các đập này do UBND ở các xã như An Lập, Long Sơn, Chiên Sơn quản lý cho thầu, các hộ đang nuôi với hình thức quảng canh là chủ yếu, cho năng suất, sản lượng thấp. Thời gian tới cần đầu tư thâm canh bằng cách cho ăn các loại thức ăn xanh, tinh bột, đồng thời bón phân tạo thức ăn tự nhiên cho cá, có thể nuôi kết hợp cá - vịt hay tận dụng trồng rau trên bờ hay có thể áp dụng mô hình VAC cho loại ao này. Đối với hồ chứa, sông suối ở Long Sơn, Chiên Sơn: Từ sau chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập thể sang cơ chế lấy hộ làm đơn vị sản xuất cơ bản thì vấn đề nuôi cá trong các vực nước lớn gặp nhiều khó khăn, cụ thể do thuế, vốn, khó quản lý nên hầu hết các loại hình mặt nước này của huyện Sơn Động cũng như tiểu vùng bị bỏ hoang hoặc khoán trắng khai thác tự nhiên đang dần làm giảm nguồn lợi. Những diện tích này cũng có một số nơi nuôi cá nhưng hình thức chính là quảng canh lạm dụng việc khai thác tự nhiên. Do vậy, cần phải quy hoạch lại đối với những diện tích này một cách phù hợp để ngành NTTS phát triển đúng hướng như mục tiêu đã đề ra. 4.2.2.2 Giải pháp về chính sách vốn, tín dụng Việc đầu tư và phát triển nhiều hay ít thường phụ thuộc vào lượng vốn; hiện nay nhu cầu về vốn của các hộ nông dân ở Sơn Động là rất lớn. Nhiều hộ có nhu cầu về vốn nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ, có chăng thủ tục vay khó khăn, lâu được vay, lãi suất cao, thời hạn vay ngắn. Do đó các hộ rất khát khao được vay ưu đãi với thời gian dài để dần dần mở rộng đầu tư, mở rộng quy mô. Thực tế, NTTS trên địa bàn theo hình thức quảng canh đang chiếm phần lớn, để mục tiêu của hộ cũng như định hướng của phòng nông nghiệp thành hiện thực thì bên cạnh việc xác định nhu cầu về vốn để có chủ trương, chính sách đáp ứng kịp thời. Cần tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi của Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân và vay vốn được ở Ngân hàng Chính sách xã hội. Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho các hộ NTTS, mở rộng diện vay và tăng mức vốn vay cho mỗi hộ đồng thời cắt bỏ nhiều thủ tục rườm rà không cần thiết. Cần có nhân viên của các cơ quan tín dụng cấp trên cũng như các nhân viên dự án phát triển NTTS (chương trình hợp tác Việt Nam-Thụy Điển) giám sát chặt chẽ quá trình cho vay vốn của các tổ chức tín dụng cơ sở để hộ NTTS thực sự được vay vốn theo đúng lãi suất ưu đãi cũng như lượng vốn vay mà mình được hưởng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của địa phương nên khuyến khích các hộ NTTS kết hợp thành lập hội, câu lạc bộ để họ giúp đỡ nhau kịp thời trong sản xuất, vì sản xuất nông nghiệp luôn mang tính chất mùa vụ, do vậy mà nhu cầu về vốn cũng mang tính thời vụ. Cán bộ khuyến nông và tổ chức cho vay cũng cần phải thường xuyên theo dõi và khuyến cáo với người vay vốn để hộ đầu tư như thế nào có hiệu quả nhất, tránh tình trạng vay vốn chỉ phục vụ cho sinh hoạt hoặc đầu tư lãng phí, kém hiệu quả. 4.2.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông, khuyến ngư và đào tạo trình độ kỹ thuật NTTS cho hộ nông dân. Địa phương cần tập trung tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư mà các hộ NTTS đang quan tâm như: phòng trừ dịch bệnh, sử dụng thức ăn tổng hợp, xử lý chất thải của chăn nuôi, xử lý nguồn nước ô nhiễm. Không chỉ riêng các cán bộ khuyến nông mà cần huy động cả những cá nhân, tổ chức, hộ sản xuất giỏi làm công tác tuyên truyền trong các yêu cầu mà hộ NTTS đang cần. Cần khuyến cáo hộ nuôi nên mua giống ở các trung tâm giống để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, cho năng suất cao, nên mạnh dạn đầu tư các giống mới mà nhu cầu thị trường đang cần như cá vược, cá chim. Khuyến cáo cho người dân chọn đúng hãng thức ăn tổng hợp, thời điểm cho ăn thích hợp, nên căn cứ vào màu nước, nhiệt độ môi trường và mật độ nuôi cũng như cơ cấu nuôi. Hỗ trợ các hộ nên xây dựng hầm biogas, hoặc ủ kỹ chất thải của lợn trước khi cho cá ăn. Trong công tác tuyên truyền kỹ thuật, nên hạn chế các đợt tập huấn lỹ thuyết, mà không phải thông qua các lớp tập huấn đầu bờ “cầm tay chỉ việc”, có thể xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương với một số hộ làm mẫu. Thông qua hệ thống phát thanh của xã, thường xuyên tuyên truyền về cách làm mới mang lại hiệu quả cao, không chỉ hộ nuôi ở các địa phương khác mà ngay cả hộ nuôi trong xã, định kỳ tổ chức các đợt tham quan các ao nuôi tham quan các ao nuôi khi mô lớn, ao nuôi công nghiệp, các trang trại kết hợp ở các địa phương khác. Tuyên truyền rộng rãi và vận động đông đảo các hộ tham gia tích cực các đợt tập huấn. Có thể phối hợp với các trường đại học, các trung tâm giống để chuyển giao kỹ thuật và đưa các giống mới vào sản xuất và đào tạo lực lượng lao động trực tiếp của các hộ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. 4.2.2.4 Giải pháp về kỹ thuật Giải pháp này yêu cầu các hộ nuôi làm tốt các khâu từ việc xác định giống loài nuôi đến chăm sóc thu hoạch, tiêu thụ. Cụ thể theo các chỉ số kỹ thuật sau: + Xác định hình thức, mật độ loại nuôi: Do trên địa bàn có nhiều loại cỏ xanh, lá, rau bèo, thêm vào đó nguồn phân chuồng do chăn nuôi cung cấp đáng kể, trồng trọt vườn đồi đối với các loại ngũ cốc có thể cung cấp thức ăn tinh bột: sắn, ngô, cám… Hơn nữa do ao có thể tạo sâu, nguồn nước tiện lợi, nên có thể áp dụng hình thức nuôi ghép cá trắm với cá mè, rô phi, trôi, chép theo tỷ lệ trắm cỏ 50%, mè 20%, trôi 18%, chép 5%, nếu nuôi ghép cá chim trắng có thể thả với mật độ 72-108 con/sào. Tỷ lệ ghép trên có thể tận dụng thức ăn ở từng tầng nước: đáy, giữa, trên cùng. + Về biện pháp giải quyết thức ăn nuôi cá: “Chăn nuôi kết hợp” đối với các ao nhỏ hộ gia đình, gần nhà; để có phân chuồng nuôi 1 sào cá thịt có thể nuôi thường xuyên 1 lợn thịt hoặc 30-40 vịt đẻ hay 50-70 gà đẻ. Tận dụng các sản phẩm phụ của nông nghiệp: cám các loại, bã đậu, rượu, tận dụng đất trồng rau, cỏ xanh ngay trên bờ ao, trong vườn nhà cùng với việc tận dụng nước thải do chăn nuôi cung cấp bằng hệ thống mương máng an toàn, thích hợp, tránh rò rỉ gây ô nhiễm. + Việc chuẩn bị ao nuôi: Để phòng bệnh cho cá, đồng thời tạo nguồn thức ăn tự nhiên tốt, khâu chuẩn bị ao nuôi rất quan trọng, sau mỗi lần thu hoạch việc cải tạo ao phải được tiến hành đảm bảo: làm cạn ao, vét bùn sâu thêm, san phẳng đáy, sửa chữa cống, phát quang bờ. Tẩy ao bằng vôi bột từ 28.8 – 36kg vôi/sào nếu vụ trước cá bị bệnh thì lượng vôi tẩy cao hơn từ 72-108kg/sào. Qua phỏng vấn các hộ về việc xử lý, cải tạo đều biết họ đã thực hiện các công việc này đúng định kỳ nhưng lượng vôi ít (khoảng 10-20kg/sào). Tuy nhiên hộ vẫn chưa thực hiện bón lót phân chuồng và phân xanh gây màu, các hộ cần bón lót khoảng 90-108kg phân chuồng và 90-108kg phân xanh cho 1 sào. Sau đó lấy nước vào ao sâu 0.4-0.5m ngâm ao 2-3 ngày, vớt hết các cỏ rác trong ao, lấy thêm nước cho đủ 1.2m trước khi thả cá. + Về chất lượng cá giống: Tỷ lệ nuôi sống cũng như năng suất và phẩm chất cá phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống, các hộ cần chọn cá khỏe mạnh bơi lội hoạt bát, toàn than trơn bong, không rách vây, không tróc vẩy, không dị hình theo quy cỡ chuẩn. Trên địa bàn huyện không có trại giống, cá giống được vận chuyển từ huyện Lạng Giang đến với cự ly tương đối xa, do đó các hộ phải hết sức cẩn thận khi chọn mua giống. Thời vụ thả cá giống thích hợp vào đầu mùa xuân (tháng 2-3 dương lịch), thả đủ số lượng trong khoảng 5-7 ngày đầu, không nên kéo dài thời gian thả trong cùng một ao. + Biện pháp về quản lý chăm sóc ao ruộng nuôi: Đối với hình thức nuôi ghép tùy theo cơ cấu thành phần đàn cá nuôi và năng suất cần đạt mà bổ sung thức ăn trong ngày hợp lý, đảm bảo bằng 2-3% khối lượng cá trong ao. Đối với những ao, ruộng ở xa những khu chăn nuôi gia súc, gia cầm… sau khi thả cá giống mỗi tuần bón phân chuồng từ 36-54 kg/sào, cách bón: Mùa đông đem phân hòa nước té đều khắp ao, mùa hè đem phân đổ đống ở góc ao. Bên cạnh đó cần bổ sung nước mới đảm bảo trong ao từ 1.2 đến 2.5 m, thăm ao thường xuyên với chế độ ngày 2 lần (sang, chiều), kiểm tra đột xuất khi có mưa to, gió lớn, khi cá có hiện tượng nổi đầu cần chú ý. Ngoài ra đối với ruộng cá – lúa cần theo dõi tình hình sâu bệnh lúa và nhất thiết phải có liều trông cá. + Về phòng bệnh cho cá: “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” cần được xác định là phương châm trong NTTS. Thực hiện dọn tẩy ao bằng vôi, kiểm tra nguồn nước vào ao nuôi, tắm nước muối nồng độ 3% cho cá giống trước khi thả, thăm ao thường xuyên là cách phòng bệnh hiệu quả. + Thu hoạch cá: Sau khi nuôi cá được 4-5 tháng hoặc khi được giá nên thu tỉa cá lớn, nếu có cá giống lớn thả bù ngay (thích hợp với quy mô hộ gia đình), khi thu hoạch toàn bộ cá phải tháo bớt nước, dùng lưới kéo 2-3 mẻ rồi mới tháo cạn ao bắt hết cá. Đối với hình thức luá – cá trước khi thu hoạch phải chuẩn bị đủ mọi phưưong tiện mới tháo hoặc bơm cạn cho cá rút từ từ xuống hết mương. 4.2.2.5 Giải pháp về thị trường Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện sống còn trong NTTS. Và các mặt hàng thủy sản hiện nay của địa phương mới chỉ tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống. Các tư thương mua của các hộ nuôi và bán cho người tiêu dùng hoặc các tư thương khác mang tiêu thụ nơi khác. Với tình trạng tiêu thụ như vậy và sự thiếu thông tin về giá của hộ nên dẫn đến tình trạng tư thương ép giá, người chịu thiệt vẫn là người nuôi trồng. Do vậy, các cơ quan chức năng địa phương cần tuyên truyền kịp thời những biến động về giá cả cho người nuôi, và hướng dẫn hộ nên nuôi thả sao cho tận dụng những thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng cao, hộ bán được giá cao. 4.2.2.6 Hoàn thiện công tác trao đổi quyền sử dụng đất cho nông dân Các cơ quan chức năng của địa phương cần phải nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và cấp quyền sử dụng đất đai cho các hộ, để hộ có tài sản thế chấp khi vay vốn. Hướng dẫn và giám sát chặt chẽ để điều chỉnh và giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình chuyển đổi. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trao đổi quyền sử dụng đất cho nhau để tập trung những vùng nuôi lớn. Tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về pháp luật nói chung và về nông nghiệp và NTTS nói riêng để người dân hiểu và thực hiện tốt, đảm bảo cho quá trình phát triển NTTS thành công. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang là huyện miền núi song vẫn có những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển ngành NTTS nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt sau khi có sự hỗ trợ kinh tế đối với phát triển các huyện nghèo của chính phủ, cơ hội đầu tư phát triển NTTS có hiệu quả kinh tế cao là rất lớn. Mặc dù chỉ thu được một vụ trong năm nhưng hiệu quả kinh tế thu được từ NTTS khá cao đóng góp phần không nhỏ vào thu nhập của các hộ nông dân tại địa phương. Hiện nay các hộ nông dân NTTS ở huyện Sơn Động còn gặp phải những khó khăn nhất định. Sự giảm sút của chất lượng giống do trong quá trình tuyển chọn của người dân còn mang tính thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật chọn giống. Sự thay đổi về kỹ thuật canh tác như: Lịch thời vụ, chế độ cho ăn, chế độ thủy lợi, thời gian thu hoạch…Sự thay đổi thất thường của điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, của dịch bệnh…Sự nhiễm bẩn nguồn nước do sản xuất gạch, khai thác quặng đã lâu nhưng chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc của chính quyền địa phương. Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại khác, đồng thời giá cả lại biến động thất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả kinh tế trong NTTS còn thấp, chưa đồng đều giữa các nhóm hộ nuôi trồng. Để nâng cao hiệu quả, phát triển ngành NTTS một cách hợp lý chúng tôi đưa ra một số định hướng và giải pháp. Đối với các hộ nông dân cần: sử dụng giống do các trạm giống nhà nước cung cấp nếu sử dụng giống tự sản xuất cần có khâu chọn giống đúng kỹ thuật đảm bảo đặc tính tốt của giống và cần đảm bảo quản giống tốt, có sự đầu tư đầy đủ và phù hợp các yếu tố thức ăn, thuốc thú y, lao động … Đối với chính quyền địa phương: cần có chính sách đầu tư thủy lợi phù hợp giúp đảm bảo công tác tưới tiêu các hộ NTTS, có chính sách phân chia ruộng đất giúp các hộ nông dân tập trung diện tích canh tác thuận lợi đầu tư và chăm sóc NTTS, cần mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật giúp phổ biến kỹ thuật đến các hộ nông dân, có chính sách hỗ trợ cho vay vốn giúp các hộ thuận lợi vay vốn đầu tư vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ giúp các hộ NTTS tiêu thụ sản phẩm dễ dàng có thể bán với giá cao. Qua đó rút ra kết luận, phát triển NTTS đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các hộ nông dân tại địa phương. Tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng nếu có sự đầu tư hợp lý và được sự quan tâm của chính quyền địa phương thì phát triển NTTS sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với huyện Cần rà soát lại công tác quy hoạch vùng nuôi, xây dựng mới và hoàn thện đường giao thông, điện ra đến vùng nuôi. Cần phải mở rộng, thường xuyên nạo vét tu bổ các kênh mương và các con sông chảy qua địa bàn, kết hợp tốt giữa công tác thủy lợi phục vụ cho trồng lúa, NTTS và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chuyển quyền sử dụng đất cho nhau để hình thành nên những ao nuôi có quy mô lớn thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Tạo điều kiện, hướng dẫn cho hộ vay vốn được dễ hơn và với các nguồn vốn vay ưu đãi, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, và quan tâm hơn nữa đến các hộ nghèo để họ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay thoát nghèo. Đồng thời cần có những khuyến cáo đối với bà con trong sử dụng vốn vay. Cần phối hợp tốt giữa các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư, hội nông dân, hội phụ nữ …Trong hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức kỹ thuật cho bà con trong hoạt động NTTS. Phải có biện pháp khắc phục kịp thời các nguồn nước bị ô nhiễm ở các ao và các kênh mương. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho NTTS, dự báo tốt tình hình thiên tai, dịch bệnh đảm bảo niềm tin cho nhân dân nói chung và các hộ NTTS nói riêng yên tâm sản xuất cũng như đầu tư phát triển. 5.2.2 Đối với các hộ Hộ cần nâng cao hơn nữa về kiến thức NTTS trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như học hỏi các hộ sản xuất giỏi khác. Sau thu hoạch hộ cần phải khử trùng bằng thuốc diệt tạp và vôi bột, sau đó phơi nắng ít nhất 3 ngày và có thể bón thêm một ít phân vô cơ như lân, đạm rồi mới cho nước vào ao nuôi. Trong quá trình nuôi nên thay nước nhiều lần, đảm bảo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển ổn định. Hộ cần mạnh dạn đầu tư thêm con giống, nên mua con giống đảm bảo tại các trung tâm giống, tăng cường lượng thức ăn tinh. Trong khi nuôi cần phải dựa vào thời tiết, màu nước, mật độ cá, cơ cấu cá thả để có một lượng thức ăn tinh, thô phù hợp; nên ủ các chất thải từ chăn nuôi, và rắc thêm vôi bột và lân trước khi đưa xuống ao; tăng lượng thức ăn tinh, thường xuyên thay nước trong ao nuôi. Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu giá cả, biết thế mạnh từng loại cá trên thị trường để hướng xác định giống nuôi phù hợp. Tham gia học hỏi kinh nghiệm NTTS của các hộ điển hình tiên tiến để có thêm kinh nghiệm sản xuất cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Kim Chung (1997). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Thái Thanh Dương (2005). Thủy sản Việt Nam – Những chặng đường phát triển. Nguồn www.fistenet.gov.vn. Nguyễn Thị Minh Hiền (2006). Bài giảng Kinh tế phát triển. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Thị Huyền (2000). ‘ Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở Bàng La-Đồ Sơn-Hải Phòng ’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Duy Khoát (2002). Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hữu Ngoan (2005). Giáo trình thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Hòa Thanh (2002). Đẩy mạnh điều chỉnh kết cấu có tính chất chiến lược, xúc tiến việc PTBV nghề cá Trung Quốc, Thông tin KHCN thủy sản, số 3/2002. Nguyễn Thị Thiêm (2002). ‘ Thực trạng và những giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ ’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Mai Thùy Trang (2006). Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh. Nguồn www.chungta.com/desktop.aspx/kinhdoanh-QTKD/Chien-Luoc/Phan_tich_SWOT/. UBND huyện Sơn Động (2006, 2007, 2008). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương hướng và nhiệm vụ. UBND huyện Sơn Động. Quy hoạch Phát triển kinh tế xã hội của huyện Sơn Động giai đoạn 2010 -2020. Kim Văn Vạn (2006). Bài giảng Nuôi trồng thủy sản đại cương. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Thị Hồng Vân (2003). ‘ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam ’, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đỗ Văn Viện (1997). Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. áp?targetID=5070 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN Bảng câu hỏi số: _______ Người phỏng vấn: ______________________ Ngày phỏng vấn: _____________ Địa chỉ:________________________________________________________________ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ 1. Họ và tên chủ hộ (người được phỏng vấn):_____________________________________ 2. Giới tính: 1 – Nam 2 – Nữ 3. Tuổi: 4. Trình độ học vấn cao nhất: 1 Không biết chữ 1 Cấp I 1 Cấp II 1 Cấp III 1 Trung cấp, CĐ, ĐH 5. Loại hộ (theo chuẩn nghèo 2005): 1 Nghèo 1 Trung bình 1 Khá 1 Giàu 6. Nguồn thu nhập chính của hộ: STT Các hoạt động Mức độ (theo thứ tự 1 là quan trọng nhất) Ghi chú 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi (gia súc, gia cầm) 3 Nuôi trồng thủy sản(cá) 4 Đi làm thuê 5 Thương mại dịch vụ 6 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp 7. Số lao động của hộ(bao gồm cả người được phỏng vấn):____Trong đó lao động nông nghiệp:___ 8. Tổng diện tích đất của hộ (m2):________ Trong đó đất nông nghiệp (m2):____ II. THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA HỘ TRONG NĂM 2008 10. Ông (bà) nuôi trồng thủy sản từ năm nào?_____ 11. Lý do lựa chọn nuôi trồng thủy sản? _____________________________________________________________________________________________________________________________________ Nguồn lực đất cho nuôi trồng thủy sản 12. Diện tích đất mặt nước của hộ (m2)?______________ 13. Diện tích đất có thể NTTS của hộ(m2) ?______________ TT Diện tích sở hữu (m2) Điều kiện về nguồn nước Gia đình Đi thuê 1 2 3 4 5 Điều kiện về nguồn nước : 1: chủ động ; 2: bán chủ động ; 3: không chủ động Tình hình sử dụng lao động và vốn 14. Số người tham gia nuôi trồng thủy sản (người) ?______________ Trong đó: Thuộc gia đình :___________________ Thuê ngoài :______________________ Số người được tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản :_________ 15. Ông bà có vay vốn cho nuôi trồng thủy sản không ? 1 Có 1 Không 16. Cơ cấu vốn nuôi trồng thủy sản (%) : Tự có_______ Đi vay:____ 17. Tình hình vay vốn cho sản xuất? Khoản vay (1000đ) Nguồn vay Lãi suất (%) Thời hạn % vốn được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất cho nuôi trồng thủy sản 18. Ông (bà) có những loại tư liệu gì phục vụ nuôi trồng thủy sản ? TT Loại tài sản Đơn vị tính Số lượng Nguyên giá Năm mua Ghi chú 1 Hệ thống ao, hồ m2 2 Máy bơm Cái 3 Lưới Cái 4 Nhà trông coi Cái 5 Thuyền Cái … Nguồn vật tư khác cho nuôi trồng thủy sản 19. Ông (bà) mua giống chủ yếu ở đâu (đánh thứ tự 1, 2, 3…)? 1 Đại lý giống 1 Công ty giống 1 HTX 1 Khác, ghi rõ_____________ 20. Theo ông bà chất lượng giống như thế nào? 1 Tốt 1 Trung bình 1 Kém 21. Ông bà thuốc phòng và trị bệnh cho cá ở đâu ? 1 Đại lý thuốc thú y ngoài chợ 1 HTX 1 Khác, ghi rõ________________ 22. Theo Ông (bà), giá cả thuốc phòng và trị bệnh cho cá có ổn định không ? 1 Có 1 Không 1 Không biết Kết quả nuôi trồng thủy sản 23. Chi phí, thu nhập cho một diện tích nuôi trồng thủy sản ? Khoản mục ĐVT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá I. Sản lượng - Mè Kg - Chép Kg - Trôi Kg - Trắm Kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000 đ + Mè 1000 đ + Chép 1000 đ + Trôi 1000 đ + Trắm 1000 đ - Thức ăn + Cám ngô Kg + Cám gạo Kg + Thức ăn tổng hợp Kg + Thức ăn xanh(thô) Kg + Phân chuồng Kg - Thuốc phòng và trị bệnh cho cá 1000đ - Vôi bột 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Vệ sinh ao nuôi(nạo vét, hút bùn) m2 + Đắp kè, bờ m2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Nuôi Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Bảo quản Công Khác 1000 đ III. THU HOẠCH TIÊU THỤ 50. Hình thức tiêu thụ cá của hộ? Bán buôn (%):____Bán lẻ (%): ____ 51. Nơi tiêu thụ: 1 Tại ao/hồ 1 Ngoài chợ 1 Nơi khác (ghi rõ)________ 52. Đối tượng tiêu thụ cá chính? 1 Đại lý 1 Người thu gom 1 Bán lẻ tại chợ 1 Bán cho HTX 1 Khác (Ghi rõ) : _________________________ 53. Ông (bà) có ký kết hợp đồng tiêu thụ không ? 1 Có 1 Không 54. Tiêu thụ cá có dễ không ? 1 Dễ 1 Bình thường 1 Khó 55. Giá bán các sản phẩm cá so với giá cá bình thường trước đây như thế nào ? 1 Cao hơn 1 Như trước 1 Thấp hơn 56. Ông bà có muốn xây dựng nhãn hiệu sản phẩm cho cá của gia đình không? 1 Có 1 Không 1 Không biết 57. Nếu muốn tại sao?_______________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________58. Nếu không tại sao?______________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________Iv. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 59. Ông (bà) có nhận được hỗ trợ gì cho nuôi trồng thủy sản không ? 1 Có 1 Không 60. Nếu có, hỗ trợ gì ? Hỗ trợ gì Ai hỗ trợ Nhận xét chất lượng (Tốt, trung bình, kém) Giống cá Thuốc thú y Kỹ thuật (qua tập huấn) 62. Ông/Bà có được tham gia các buổi tập huấn về nuôi trồng thủy sản không? Lần tập huấn Thời gian tập huấn (ngày) Nội dung tập huấn Đơn vị tổ chức tập huấn % áp dụng được vào thực tiễn 1 2 3 4 5 63. Nếu không, Tại sao? 1 Không được tập huấn 1 Bận công việc 1 Không muốn tham gia 1 Khác (Ghi rõ nguyên nhân):_______________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 64. Nếu không ứng dụng, Tại sao?: _________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 67. Những khó khăn bảo quản chế biến?____________________________________ _________________________________________________________________________ 68. Những khó khăn trong tiêu thụ? 1 Thị trường 1 Giá 1 Khác (ghi rõ):_________________________________________ 69. Ông/Bà có đề xuất hoặc kiến nghị gì với địa phương, Nhà nước về nuôi trồng thủy sản không? _________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________Xin cảm ơn Ông/Bà! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuctap.doc
Tài liệu liên quan