Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
----------eờf----------
Đinh quang hưng
thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông - lâm nghiệp vùng gò đồi theo hướng phát triển trang trại trên địa bàn huyện hải lăng - tỉnh quảng trị đến năm 2020
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vòng
Hà Nội - 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung th
128 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông - Lâm nghiệp vùng gò đồi theo hướng phát triển trang trại trên địa bàn huyện Hải Lăng - tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đinh Quang Hưng
Lời cảm ơn
Tôi xin chân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Vòng - Giảng viên Khoa Tài nguyên - Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là người hướng dẫn khoa học - đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thày giáo, các cô giáo Khoa Tài nguyên - Môi trường, Viện Đào tạo Sau Đại học - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng thống kê, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các xã, cán bộ địa chính các xã Vùng gò đồi huyện Hải Lăng - tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và cung cấp các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ để thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Bộ môn Quy hoạch đất đai - Khoa Tài nguyên - Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên cùng lớp và đặc biệt những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.
Tác giả luận văn
Đinh Quang Hưng
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng iv
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt Có nghĩa là
CP : Chính phủ
HTX : Hợp tác xã
MNCD : Mặt nước chuyên dùng
NLKH : Nông lâm kết hợp
NQ-CP : Nghị quyết - Chính phủ
NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
VAC : Vườn ao chuồng
danh mục bảng
Bảng 1 : Sự phát triển trang trại ở Pháp qua một số thời kỳ 12
Bảng 2 : Sự phát triển trang trại ở Mỹ qua một số thời kỳ 15
Bảng 3: Sự phát triển trang trại ở Nhật qua một số thời kỳ 18
Bảng 4: Sự phát triển trang trại ở Thái Lan qua một số thời kỳ 21
Bảng 5: Số lượng trang trại và diện tích đất tăng thêm do trang trại quản lý từ năm 2001 - 2006 phân theo vùng lãnh thổ 36
Bảng 6: Diện tích các loại đất trang trại quản lý và cơ cấu các loại hình sản xuất của trang trại năm 2006 38
Bảng 7: Qui mô đất sản xuất của trang trại năm 2006 (Bình quân ha/trang trại) 39
Bảng 8: Cơ cấu trang trại phân theo qui mô đất sản xuất trang trại của cả nước năm 2006 41
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của trang trại cả nước năm 2006 43
Bảng 10 : Phân loại đất 7 xã vùng gò đồi huyện Hải Lăng 55
Bảng 11: Diện tích và phân bố các loại đất vùng gò đồi huyện Hải Lăng 56
Bảng 13: Tình hình phát triển chăn nuôi của vùng gò đồi huyện Hải Lăng 75
Bảng 14: Dân số qua các năm vùng gò đồi huyện Hải Lăng 78
Bảng 15: Lao động qua các năm vùng gò đồi huyện Hải Lăng 78
Bảng 16: Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 vùng gò đồi huyện Hải Lăng 84
Bảng 17 : Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Hải Lăng giai đoạn 2005 - 2008 86
1. mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện đại đã diễn ra nhiều thay đổi trong chính sách ruộng đất. Những năm 60 của thế kỷ trước ruộng đất được tập thể hóa, quá trình đó kéo dài đến cuối những năm 80. Khi sản xuất hợp tác xã thực sự trì trệ, không có hiệu quả đã nảy sinh chủ trương khoán, đây là tiền đề để phân chia lại ruộng đất và giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình. Việc giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình đã tạo ra một sự đột phá lớn trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân sản xuất từ thụ động ỷ lại trở nên chủ động và có những sáng tạo lớn. Cơ chế khoán trong nông nghiệp đã góp phần rất lớn đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới và có một số loại nông sản có sản lượng xuất khẩu lớn như: cà phê, chè, cao su, hạt điều, hồ tiêu....
Hải Lăng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Trị, đây cũng là một huyện thuần nông và là huyện đông dân thứ hai (99.122 người) của tỉnh Quảng Trị (630.339 người) có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên 49.000,23 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp - lâm nghiệp là 38.003,69 ha. Địa hình của huyện có thể chia làm hai khu vực chính: Khu vực đồng bằng duyên hải ven biển phía Đông và khu vực gò đồi đất dốc phân bố chủ yếu ở phía Tây Quốc lộ 1A.
Vùng gò đồi của huyện Hải Lăng tập trung chủ yếu ở 7 xã, gồm: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Phú, Hải Trường, Hải Lâm, Hải Thọ và Hải Thượng, dân số toàn vùng là 40.501 người, tổng diện tích tự nhiên của vùng là 27.439,15 ha, chiếm gần 56% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (49.000,23 ha) và chiếm 22,6% tổng diện tích gò đồi toàn tỉnh (121.412,17 ha).
Hệ thống canh tác hiện tại hầu như độc canh cây lương thực kết hợp với chăn nuôi làm cơ sở thu nhập chính trong đời sống của người dân. Những khó khăn chính trong hệ thống canh tác nông nghiệp hiện nay là năng suất thấp, số lượng gia súc hạn chế, giá cả nông sản không ổn định thường giảm xuống thấp ngay sau khi thu hoạch. Cây ăn quả và cây lâu năm phát triển cũng manh mún năng suất chất lượng còn thấp. Ngoài ra cách đưa các sản phẩm tiếp cận với thị trường phát triển kém. Đất lâm nghiệp trong vùng có tiềm năng rất lớn trong việc hình thành các trang trại có hiệu quả, nhưng do thiếu quy hoạch phù hợp để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các xã trong vùng gò đồi nói riêng và của toàn huyện Hải Lăng nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông - lâm nghiệp vùng gò đồi theo hướng phát triển trang trại trên địa bàn huyện Hải Lăng - tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”.
1.2. mục đích của đề tài
Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng đất nông - lâm nghiệp, đất trang trại, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các mô hình kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế vùng gò đồi huyện Hải Lăng.
Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất nông - lâm nghiệp vùng gò đồi theo các mô hình trang trại phù hợp nhằm khai thác tốt nhất những điều kiện lợi thế và khắc phục những hạn chế của vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo lập thêm những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển các mô hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kém bền vững.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Nắm vững các tài liệu, văn bản, chủ trương chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội liên quan tới phát triển kinh tế trang trại trong phạm vi nghiên cứu.
Các số liệu, tài liệu điều tra, thu thập đảm bảo độ chính xác, tin cậy và thống nhất. Đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong việc tạo lập những cơ sở khoa học về sử dụng đất nông - lâm nghiệp vùng gò đồi cho phát triển trang trại.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn vùng gò đồi huyện Hải Lăng cũng như các địa phương khác có những điều kiện tương tự, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn miền trung, tăng nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương.
2. tổng quan tàI liệu nghiên cứu
2.1. Nhận thức chung về trang trại
2.1.1. Khái niệm về trang trại
Theo quan điểm của Các Mác về trang trại thì: Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản phẩm làm ra, vì vậy thị trường phải hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta cho đến cả hạt giống, còn người tiểu nông thì tiêu dùng trực tiếp đại bộ phận sản phẩm của mình, anh ta mua bán càng ít càng tốt, và trong chừng mực có thể, anh ta còn tự chế tạo lấy công cụ lao động, quần áo. Đặc điểm cơ bản của trang trại là tính chất sản xuất hàng hoá, không phải là sản xuất tự túc. Trang trại là sản phẩm của nền kinh tế thị trường cạnh tranh trong xã hội đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ở Việt Nam khái niệm về trang trại cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu về mô hình này đưa ra. Trong Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa khái quát “Trang trại là trang trại lớn sản xuất nông nghiệp”. Theo Trần Hữu Quang, trong quá trình nghiên cứu đề tài về mô hình kinh tế trang trại đã đưa ra định nghĩa “Trang trại là hình thức sản xuất nông, lâm nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng nhu cầu cho xã hội".
Mặc dù hiện nay vẫn chưa đưa ra được ý kiến thống nhất về khái niệm trang trại, nhưng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về hình thành và phát triển trang trại của các nước trên thế giới, từ những quan niệm, đặc trưng, nhận thức, bản chất và thực tiễn hiện nay cũng như định hướng phát triển trang trại ở nước ta trong thời gian tới, một trang trại được coi là hiệu quả và bền vững phải đảm bảo ba yếu tố đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, vì vậy theo chúng tôi một khái niệm tương đối đầy đủ về mô hình trang trại hiện nay là:
“Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông lâm nghiệp dựa trên quy mô lớn về đất đai và lao động, có sức đầu tư lớn, có tư cách pháp nhân, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có trình độ đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường xã hội, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái”
2.1.2. Nguồn gốc, bản chất của trang trại
2.1.2.1. Nguồn gốc của trang trại
Khi nghiên cứu kinh tế - chính trị học nước Anh, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa xã hội khoa học sau này, Các Mác đã dự báo trong nông nghiệp, nông thôn nước Anh rồi cũng sẽ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung như công nghiệp. Mác đã nhận định rằng ở nước Anh đã hình thành lên một giai cấp những Farm tư bản chủ nghĩa - hình thức lĩnh canh đã nhanh chóng biến mất, nhường chỗ cho những Farm chính thống. Từ cuối thế kỷ 17, Vương quốc Anh là nước đi vào công nghiệp hoá sớm nhất thế giới, có quan niệm cho rằng trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nông nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp tập trung sản xuất quy mô lớn như các xí nghiệp công nghiệp. Trên cơ sở ruộng đất của các lãnh chúa phong kiến đã hình thành một số trang trại tư bản nông nghiệp và trang trại tư bản nông nghiệp lớn, những trang trại quy mô vừa và nhỏ.
Khi nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, Lê nin đã phân tích đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của các tầng lớp dân cư Nga đương thời và đã dự đoán xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nước Nga đó là tính thuần nhất của kinh tế tự nhiên luôn theo nếp cũ đã nhường chỗ cho tính muôn màu, muôn vẻ của những hình thức nông nghiệp thương phẩm.
Đó là nguồn gốc, bản chất của hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn nước Anh, nước Nga đương thời.
ở Việt Nam, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm và luôn là một thế lực cản ngại cho biểu hiện của kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy kinh tế trang trại ở Việt Nam cũng xuất hiện muộn hơn và hình thức này gắn liền với quá trình tích tụ tư bản, chủ yếu là ruộng đất và tiền vốn.
Thời Lý, Trần đã xuất hiện các điền trang, thái ấp của các quan lại, hoàng gia; Thời Lê đã có các đồn điền của các công thần; thời Nguyễn đã có các ấp trại theo hình thức “quan điền thổ”, “quan điền trang”, nhưng mức độ thâm canh và đa dạng phát triển mạnh vào thời kỳ thuộc địa Pháp.
Cuối thế kỷ XIX, khi Pháp thiết lập chế độ thuộc địa, kinh tế nông nghiệp ở nước ta phục vụ cho Pháp quốc. Theo Lê Hồng Tiễn vào năm 1912, sau khi khảo sát đất đai ở một số vùng Nam Bộ, người Pháp đă đem giống cây cao su từ Brazin vào trồng thử 100 ha ở Lộc Ninh và kết quả cho thấy năng suất và chất lượng cao su ở đây không kém trồng ở Brazin, từ đó người Pháp lập nên nhưng đồn điền cao su với diện tích hàng trăm hecta. Trong nông thôn tầng lớp địa chủ, quan lại sở hữu dưới dạng các đồn điền, điền trang, thái ấp ở các vùng đất chuyên trồng lúa và màu, các doanh nhân nông nghiệp Pháp đã xây dựng các đồn điền trồng cây công nghiệp dài ngày và các trại chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn trên những vùng đất mới, có ưu thế về sinh thái.
Trước năm 1975 các hình thức nông, lâm trường quốc doanh ở miền Bắc và đồn điền tư bản ở Miền Nam đã phát triển khá phong phú, đa dạng, tuy nhiên hình thức sở hữu và quan hệ sản xuất khác nhau.
Trong giai đoạn trước những năm đổi mới nền kinh tế (1975 - 1986), nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp mang nặng tính kế hoạch, tập trung. Hình thức sản xuất hợp tác xã, nông, lâm trường hầu hết trên cả nước (từ 1960 trên Miền Bắc và từ 1975 trên cả nước), đã có tác dụng nhất định trong thời gian chiến tranh nhưng khi bước sang giai đoạn phát triển mới thì không phát huy được tiềm năng sản xuất nông - lâm nghiệp. Hằng năm, nhà nước phải nhập khẩu lương thực, nhận viện trợ về lương thực và thực phẩm. Trong khi đó, sản xuất ngoài kế hoạch của các hộ gia đình chỉ chiếm 5% đất canh tác (đất năm phần trăm) chỉ cung cấp một phần về thực phẩm cho cả nước về rau, quả, trứng thịt, cá. Tính hiệu quả của sản xuất hộ gia đình đã thể hiện rõ từ thời đó.
Hiện nay, với việc xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tác xã kiểu cũ trên thực tế không còn nữa, hoặc còn thì hoạt động rất yếu ớt, chỉ mang tính hình thức. Từ khi có chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư TW Đảng (Khoá VI) về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp, đây là luồng gió mới thổi vào phong trào nông nghiệp nông thôn của nước ta.
Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm hoàn thiện cơ chế khoán, với nội dung chủ yêu là “ khoán hộ”, kinh tế hộ đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển. Góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, làm cho diện mạo của nông, lâm nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có bước phát triển đáng kể, đưa nông nghiệp nước ta từ chỗ thiếu ăn đến chỗ đủ ăn và có lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, đặt nền móng cho sự xuất hiện trở lại và phát triển mới của kinh tế trang trại.
2.1.2.2. Bản chất của trang trại.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Về bản chất trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh.
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông - lâm - ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hoá. Quy mô sản xuất hàng hoá thể hiện qua tỷ suất hàng hoá cao của một hộ sản xuất hàng hoá, đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế trang trại.
- Kinh tế trang trại có sự tập trung cao hơn so với mức bình quân chung của kinh tế hộ ở từng vùng về các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động) đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và đạt lợi nhuận cao hơn so với kinh tế hộ.
- Kinh tế trang trại có nhiều hình thức tổ chức trong đó chủ yếu là trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận trang trại ngoài lao động gia đình có thuê thêm lao động để sản xuất, kinh doanh, quy mô diện tích đất canh tác xoay quanh mức hạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật, đồng thời cũng có trang trại thuê mướn nhân công và nhiều loại hình trang trại khác.
- Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có điều kiện làm giàu, có vốn, có trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình trực tiếp quản lý, sản xuất của trang trại khi cần thiết thuê lao động thời vụ hoặc thường xuyên để sản xuất kinh doanh.
- Kinh tế trang trại mang tính chất hàng hoá, gắn liền với thị trường, nên có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ về sự tác động khoa học - công nghệ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, về công nghệ chế biến và bảo quản về nông cụ cải tiến và cơ giới hoá nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội dưới tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường.
2.1.3. Những tác động của quá trình phát triển trang trại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
a/ Về mặt kinh tế.
Nước ta đã đạt được những thành tích lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua, từ sau khi thực hiện khoán 10. Từ tình trạng thiếu lương thực trong những năm 1978-1985, với chính sách giao đất, giao rừng ổn định lâu dài đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng vượt bậc về năng suất và sản lượng. Năm 1990 năng suất lúa đạt 31,9 tạ/ha, sản lượng đạt 21,5 triệu tấn lương thực, nhưng đến năm 2000 năng suất lúa đạt 42,5 tạ/ha, sản lượng đạt 35,6 triệu tấn lương thực. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 17,5 triệu đồng trên 1ha, tăng 53% so với năm 1990[5]. Với sản lượng như vậy, không những an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo, mà còn đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Người chủ trang trại gắn bó nhiều hơn với đất đai, năng động và chủ động hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư lớn hơn vào sản xuất đem lại hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng. Phát triển trang trại đã có tác dụng thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất, cũng như các ngành dịch vụ thương mại du lịch phát triển
b/ Về mặt xã hội.
Kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết được số lượng lớn lao động thiếu việc làm trong nông thôn, giúp cho nông dân có thu nhập cao hơn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật cho người lao động nông nghiệp.
Kinh tế trang trại phát triển góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, góp phần tích cực vào việc giải quyết vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn, khuyến khích nhiều hộ gia đình cùng đầu tư vào phát triển trang trại, và hiện nay cả nước đã có tới 11 vạn hộ gia đình làm kinh tế trang trại.
c/ Về mặt môi trường.
Từ chỗ rừng tự nhiên bị chặt phá nặng, phát triển trang trại có tác dụng thúc đẩy việc trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng, phủ xanh đất chống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất đai và đã làm tăng đáng kể diện tích đất có rừng che phủ, bảo tồn tốt hơn hệ sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, bảo vệ chặt chẽ hơn rừng phòng hộ.
Trong giai đoạn 10 năm từ 1993 - 2002 diện tích rừng tự nhiên cũng như rừng trồng, mỗi loại đã tăng hơn 1 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 1995 là 32,6%, đến năm 2000 tăng lên là 35,1%, năm 2001 là 35,9% và đến năm 2002 tăng lên là 36,6% và đến năm 2008 đạt trên 48%.
2.1.4. Tính tất yếu của sự hình thành và phát triển trang trại
Nền kinh tế Việt Nam đến nay về cơ bản vẫn là nền kinh tế “nhị nguyên” mà trong đó nông nghiệp, nông thôn là địa bàn rộng lớn nhất (80% dân cư sông ở nông thôn). Thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta đến nay chưa vượt khỏi “ngưỡng” kém phát triển. Bên cạnh đó nền kinh tế luôn luôn vận động, những hiện tượng, quá trình kinh tế mới, những mục tiêu, nhu cầu mới không ngừng nảy sinh.
Trong bối cảnh và yêu cầu phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển mạnh công nghiệp chế biến, dịch vụ, ngành nghề ở nông thôn, hiện đại hoá nông nghiệp, văn minh hoá nông thôn và trí thức hoá nông dân, kinh tế trang trại kịp xuất hiện như một tất yếu khách quan. Kinh tế trang trại nhanh chóng chứng tỏ là một trong loại hình tổ chức sản xuất quan trọng, có vai trò và vị trí tiên phong trong tiến trình thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước trong kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn. Bởi vậy, sự hình thành kinh tế trang trại là một yếu tố khách quan của quá trình phát triển.
Phát triển kinh tế trang trại không mang tính tự phát, nó là kết quả, là sản phẩm của công cuộc đổi mới đất nước. Kinh tế trang trại là kết quả của việc vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp lãnh đạo địa phương, là sự hưởng ứng của một bộ phận kinh tế hộ nông dân kinh doanh giỏi, có ý trí làm giàu, rất mong muốn làm giàu và có điều kiện làm giàu. Đây là một quá trình tất yếu, phù hợp với quy luật khách quan, do yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và do yêu cầu của công cuộc “công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn".
2.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới
2.2.1. Sự hình thành và phát triển trang trại ở một số nước trên thế giới
Sự hình thành và phát triển trang trại đã có hầu hết các nước trên thế giới. Cho đến nay, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong nông, lâm nghiệp và có mặt ở khắp mọi nơi. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông - lâm nghiệp theo hướng trang trại đã được thực hiện ở các nước trên thế giới vì nó phù hợp với sự phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp theo hướng phát triển trang trại đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào còn tuỳ thuộc vào từng vùng sinh thái, mục đích sử dụng của từng mô hình trang trại tức là nó phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến sự phát triển trang trại của từng quốc gia.
2.2.1.1. ở pháp
Cộng hoà Pháp là một quốc gia rộng nhất vùng Tây Âu với diện tích khoảng 551.600 km2, dân số vào khoảng 58 triệu người, nguồn nhân lực khoảng 25 triệu, trong đó lao động nông nghiệp chỉ chiếm 6%.
Vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, sau Đại cách mạng tư sản năm 1789 ở Pháp, ruộng đất của các địa chủ lớn được chuyển cho nông dân và tư bản nông nghiệp. Họ thực sự là những nhà sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp theo lối kinh doanh kinh tế nông trại, chủ trại lớn. Nhà nước Pháp thời đó được các nhà khoa học, nông nghiệp học đương thời khuyến nghị nên có chính sách ủng hộ hộ bảo vệ tài sản cho họ và khuyến khích họ sử dụng đất nông nghiệp phát triển trang trại. Luật địa tô ra đời năm 1940 quy định địa tô được chuyển từ phương thức trả bằng hiện vật sang trả bằng tiền. Để tránh thiệt thòi cho các chủ trang trại - tá điền, nhà nước có khoản trợ giá nông lâm sản.
Để phân biệt với kinh tế hộ nông dân, ở nước này đã phân loại trang trại theo diện tích đất sử dụng. Ví dụ vào cuối thế kỷ XIX, diện tích đất đai bình quân của trang trại là 5-6 ha, đến năm 1950 là 14 ha, năm 1970 là 23 ha, năm 1987 là 29 ha và hiện nay phổ biến là 25 - 30 ha. Tuy nhiên diện tích đất đai sử dụng của trang trại ở Pháp còn phụ thuộc vào từng vùng sinh thái và trình độ của các chủ trang trại, mục đích sử dụng của các loại hình trang trại. Về tình hình sở hữu và quản lý sử dụng ruộng đất ở Pháp năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất riêng, 30% trang trại phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ.
Bảng 1 : Sự phát triển trang trại ở Pháp qua một số thời kỳ
Chỉ tiêu
Năm
1930
Năm
1950
Năm
1960
Năm
1970
Năm
1990
1. Số lượng trang trại
(1.000 trang trại)
3.966
2.285
1.588
1.263
981
2. Bình quân diện tích đất đai (ha/trang trại)
11,6
14
19
23
29
Việc sử dụng ruộng đất nông nghiệp ở Pháp theo hướng trang trại đã đem lại hiệu quả rất lớn, nó thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đưa nước Pháp lên dẫn đầu các sản phẩm nông nghiệp trong EU. Trên thế giới, Pháp đứng hàng thứ hai về các sản phẩm nông nghiệp (sau Mỹ). Các sản phẩm chủ yếu như thịt lợn, thịt gà, bò, táo, rau và hoa quả, rượu, bia..., đều là những sản phẩm hàng hoá của các mô hình trang trại nông, lâm nghiệp có chất lượng cao được tiêu thụ ở hầu khắp các nơi trên thế giới.
2.2.1.2. ở Hà Lan
Hà Lan là một nước nhỏ, đất ít, người đông, có 16,2 triệu dân; 4,15 triệu ha đất tự nhiên (trong đó có 91 vạn ha đất canh tác; 1,02 triệu ha đất đồng cỏ); 480.000 người dân nông nghiệp, đã xây dựng được một nền nông nghiệp đứng đầu thế giới, thể hiện trên một số lĩnh vực sau đây:
- Hiệu suất lao động cao, đạt 44.339 USD/lao động; 9,5 tấn thịt; 41,6 tấn sữa/lao động nông nghiệp.
- Mức xuất khẩu nông sản đặc biệt cao: Đạt 18.570 USD/ha/năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản, bình quân trong 5 năm 1995 - 1999 đạt 37,8 tỷ USD.
Bí quyết thành công của nông nghiệp Hà Lan có nhiều mặt, bắt nguồn từ những chính sách vĩ mô đúng đắn, sáng tạo đã có từ nhiều năm, trong đó bí quyết chủ yếu thuộc về tổ chức sản xuất nông nghiệp đúng hướng, nổi bật nhất là xây dựng được một “hệ thống nông trang gia đình”, đủ sức làm nền tảng cho nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững của đất nước mình (qui mô đất bình quân của nông trại ở Hà Lan đạt 9,04 ha).
Hà Lan có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm bảo các nông trang gia đình có toàn quyền định đoạt hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn lực của mình, khuyến khích chủ nông trang năng động, sáng tạo, thu được lợi nhuận tối đa. Các chủ nông trang phải nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên có hạn của mình, không ngừng đổi mới, thích ứng mọi biến động cơ cấu, công nghệ, hạn chế các rủi ro, chấp nhận thách thức về biến động thị trường, nếu không sẽ bị phá sản. Các chủ nông trang có “tỷ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn”, nhưng việc mở rộng nông trang vẫn “dựa một phần vào đất thuê” và “mua lại đất do các nông trang giải thể bán lại”.
Nông trang gia đình ở Hà Lan có tỷ lệ lao động gia đình/lao động thuê là 1/0,44 trong đó những việc làm dễ kiểm soát có thể thuê nhiều hơn.
Kinh tế hộ nông dân ở Hà Lan cũng trải qua một quá trình phát triển từng bước. Thoạt đầu là hộ kinh tế tiểu nông, sản xuất tự cấp tự túc, hiệu suất rất thấp, khi kinh tế hàng hóa phát triển, vốn được tích lũy, kinh tế hộ tiểu nông chuyển dần sang hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, rồi chuyển sang hộ sản xuất chuyên môn hóa lớn hơn, sau đó chuyển sang nông trang gia đình hiện đại, sản xuất vì lợi nhuận, đến nay đã hình thành dạng kinh tế tổ hợp “Nông - công - thương” làm nền tảng cho nền nông nghiệp hàng hóa lớn, nhưng tế bào cấu thành những tổ hợp này vẫn là những nông trang gia đình. Hiện tại các nông trang gia đình cung cấp 87% lượng sữa, 63% củ cải đường, 85% rau quả và 90% tín dụng nông nghiệp được Nhà nước chấp nhận ở ngân hàng.
2.2.1.3. ở mỹ.
Mỹ là một trong những nước Tư bản phát triển, tích tụ ruộng đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển hợp tác xã. Vào những năm 20, theo quy định của các bang thuộc Mỹ thì hợp tác xã có thể do các chủ trại thành lập để cùng hoạt động buôn bán hoặc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của các chủ trang trại thực hiện. Lợi thế của nông nghiệp Mỹ là có đất đai rộng lớn và màu mỡ, nên trong 50 năm sau của thế kỷ XX, bình quân qui mô đất đai của trang trại ở Mỹ tăng dần và số trang trại giảm dần.
Trong năm 1940, trên toàn nước Mỹ có khoảng 6,0 triệu trang trại nông nghiệp, bình quân mỗi trang trại có 67,0 ha; song đến năm 1990, cả nước Mỹ số trang trại giảm xuống chỉ còn khoảng 2,1 triệu trang trại và bình quân mỗi trang trại có khoảng 185 ha (qui mô đất đai của trang trại được tăng gấp gần 2,8 lần). Tuy qui mô trang trại tăng lên, song do số lượng trang trại giảm, nên lao động của trang trại nông nghiệp ngày một giảm (từ 12,5 triệu lao động trong năm 1930 giảm xuống còn 2,9 triệu lao động năm 1990), số lao động của trang trại giảm được chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực khác như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, buôn bán tư liệu sản xuất hoặc chuyển sang làm việc trong các nhà máy, công xưởng.
Những năm cuối thế kỷ XX, các trang trại đã được chuyển mạnh từ sở hữu quản lý gia đình sang quyền kiểm soát của các công ty, bao gồm từ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp gia đình đến công ty cổ phần khổng lồ. Sản lượng và sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được sản xuất ra chủ yếu từ trang trại. Các trang trại với qui mô hiện tại, có thể sản xuất nông sản thỏa mãn các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sự hình thành và phát triển trang trại ở Mỹ cũng theo xu thế của các nước Châu Âu nhưng chậm hơn 3-4 thập kỷ. Hiện nay diện tích đất đai bình quân của một trang trại gia đình tối ưu ở Mỹ là 150 - 200 ha. Trong vòng 40 - 50 năm qua tốc độ tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để hình thành trang trại tăng 2,5 - 3,0 lần, trên cơ sở tăng diện tích đất đai bình quân của các trang trại, giảm số lượng các trang trại, chủ yếu là các trang trại nhỏ. Năm 1940 số lượng trang trại ở Mỹ là 6.350 nghìn trang trại nhưng đến năm 1990 số lượng trang trại giảm xuống chỉ còn 2.140 nghìn trang trại, nhưng diện tích đất đai tăng từ 70 ha/trang trại năm 1940 lên 200 ha/trang trại 1990.
Bảng 2 : Sự phát triển trang trại ở Mỹ qua một số thời kỳ
chỉ tiêu
năm
1940
năm
1960
năm
1980
năm 1985
năm
1990
1. số lượng trang trại
(1.000 trang trại)
6.350
2.649
2.300
2.220
2.140
2. diện tích đất đai bình quân (ha/trang trại)
70
120
180
185
200
Hiện nay ở Mỹ có khoảng 60 - 70% số trang trại sử dụng ruộng đất riêng và khoảng 52 - 85% trang trại gia đình có máy móc riêng, còn lại đi thuê. Thời hạn thuê đất ở Mỹ là 10 - 50 năm. Lao động làm việc trong các trang trại thường không phụ thuộc nhiều vào diện tích đất đai sản xuất mà phụ thuộc chủ yếu._. vào trình độ công nghệ sản xuất trong các trang trại. Về hình thức tổ chức quản lý trang trại, ở Mỹ hiện nay 87% trang trại gia đình độc lập, có tư cách pháp nhân riêng do một người chủ gia đình là chủ hộ quản lý, chiếm 65% đất đai và 70% giá trị sản lượng nông sản còn lại là trang trại liên doanh và trang trại hợp doanh [3].
Việc sử dụng đất đai của trang trại ở Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới còn phụ thuộc vào đặc điểm của vùng sinh thái và loại hình sản xuất. Vai trò của trang trại trong nông nghiệp được thể hiện rất rõ, gần 2,2 triệu trang trại ở Mỹ đã sản xuất một số lượng nông sản hạt cốc chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dự trữ ngô trên toàn thế giới.
2.2.1.4. ở nhật bản.
Nhật Bản là một trong những nước đông dân trên thế giới (hiện có khoảng 130 triệu người), song đất nông nghiệp, đất canh tác rất ít (khoảng 5,2 triệu ha, bình quân 0,8 ha/hộ năm 1962). Tuy nhiên, cũng như các nước Châu Âu, Châu Mỹ trước đây, quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Nhưng khác với các quốc gia Âu - Mỹ, Nhật Bản hiện đã trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, nhưng đơn vị sản xuất nông nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ (bình quân qui mô đất nông nghiệp 1,14 ha/trang trại).
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất lần thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Nhật Bản đã đề ra điều luật buộc phải chuyển nhượng đất đai và nộp địa tô bằng tiền thay cho nộp bằng hiện vật; xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân. Tiếp đến năm 1948, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất lần thứ hai để sửa đổi Luật Điều chỉnh Ruộng đất, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, nhằm giảm nhẹ địa tô và qui định việc mua, bán đất của Nhà nước. Kết quả sau hai cuộc cải cách ruộng đất, chế độ phát canh thu tô ở nông thôn giảm từ 50% xuống còn 10%; hầu hết người dân cày đã có ruộng, quyền sở hữu ruộng đất đã trở thành động lực kích thích mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, mở rộng việc mua bán nông phẩm, tăng nhanh tích lũy. Người nông dân có ruộng cày và các tư liệu sản xuất khác, thực hiện tốt kỹ thuật canh tác và đã thực sự trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng trong xã hội Nhật Bản.
Để quản lý đất nông nghiệp, Luật Đất đai Nông nghiệp của Nhật Bản được ban hành gồm: “Luật Điều chỉnh Đất đai Nông nghiệp” và “Luật về những Biện pháp Đặc biệt, nhằm đảm bảo quyền sở hữu ruộng đất của người dân cày, đảm bảo thành quả của cải cách ruộng đất”.
Năm 1957, nhiều tập đoàn nông nghiệp được hình thành và được Bộ Nông, Lâm nghiệp coi đây là hình thức hợp tác xã nông nghiệp và cho phép các hợp tác xã có quyền sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở những hợp đồng thuê đất. Năm 1962, Luật Đất đai Nông nghiệp của Nhật Bản đã được sửa đổi lại, giúp cho các hợp tác xã có điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng qui mô canh tác, qui định một cách thuận lợi hơn cho các tập đoàn sản xuất nông nghiệp có quyền bố trí sử dụng ruộng đất, nhằm nâng cao tính cơ động, linh hoạt sử dụng đất đai.
Trong những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, các ngành công nghiệp đã chiếm thêm nhiều đất đai và thu hút thêm nhiều lao động nông nghiệp. Để đối phó với thực trạng mất đất nông nghiệp trên, năm 1968, Nhật Bản đã ban hành điều luật về tổ chức lại ngành nông nghiệp đối với những vùng cần phát triển và năm 1975 được bổ sung sửa đổi. Năm 1989, Nhật Bản đã ban hành Điều Luật Đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp.
Với những chính sách về đất nông nghiệp và vai trò vị trí quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, từ năm 1990, kinh tế hộ nông dân ở Nhật Bản được xác định một hộ canh tác đất đai từ 1.000 m2 trở lên và kinh tế hộ nông dân được xếp thành hai loại hộ: “hàng hóa” chủ yếu sản xuất ra sản phẩm để bán có qui mô đất sản xuất từ 3.000 m2 trở lên và hộ “không hàng hóa” chủ yếu sản xuất để tiêu dùng trong gia đình, qui mô đất sản xuất nhỏ hơn qui định trên. Hiện nay số hộ gia đình thuộc loại hộ hàng hóa của Nhật Bản chiếm khoảng 77% tổng số hộ ở nông thôn; sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Nhật Bản gắn liền với tích tụ ruộng đất của các hộ gia đình thuộc loại hộ này. Tuy nhiên, do ruộng đất ít, lao động nông nghiệp tuy đã chuyển sang làm công nghiệp nông thôn và các hoạt động khác; song bình quân đất canh tác của một hộ nông dân ở Nhật Bản tăng không đáng kể, năm 1975, bình quân 1,13 ha/hộ đến năm 1985 tăng lên 1,26 ha/hộ và năm 1990 đạt khoảng 1,31 ha/hộ.
Theo số liệu thống kê về lao động nông nghiệp ở nông thôn của Nhật Bản, từ năm 1960, do công nghiệp phát triển mạnh đã thu hút đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp. Số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, số hộ chuyên canh ngành nghề công nghiệp và dịch vụ hoặc kiêm nghề tăng lên nhanh chóng. Năm 1960, số lao động nông nghiệp ở Nhật Bản có 11,56 triệu người, đến năm 1990 còn khoảng 3,24 triệu người; tỷ trọng lao động từ 60 tuổi trở lên năm 1960 chỉ chiếm 13,7% tổng số lao động, đến năm 1990, tỷ lệ này tăng lên gần 42,0%. Số hộ nông nghiệp ở nông thôn năm 1965 chiếm 44,2% tổng số hộ, đến năm 1990, tỷ lệ này chỉ còn 16,3%; số hộ phi nông nghiệp tăng từ 55,8% tăng lên 83,7%.
Bảng 3: Sự phát triển trang trại ở Nhật qua một số thời kỳ
Chỉ tiêu
năm
1945
năm
1950
năm
1970
năm
1980
năm
1990
1. số lượng trang trại
(1.000 trang trại)
5.700
6.176
5.342
4.661
3.739
2. diện tích đất đai bình quân (ha/trang trại)
0,7
0,81
1,05
1,15
1,2
Sự hình thành và phát triển trang trại ở Nhật từ những năm cuối thế kỷ XIX và phát triển đến những năm 1945 - 1950 sau đó số lượng trang trại lại giảm. Cuối thế kỷ 19 ở Nhật có 3.800 nghìn trang trại tăng lên đến năm 1950 là 6.176 nghìn trang trại, sau đó giảm dần đến năm 1990 chỉ còn 3.739 nghìn trang trại.
Một trong những nguyên nhân số lượng trang trại giảm là do nền công nghiệp của Nhật có bước đột phá, phát triển nhanh, những trang trại có diện tích đất đai nhỏ bị giảm thay vào đó là những trang trại có diện tích đất đai lớn với trình độ công nghiệp hoá nông nghiệp diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Diện tích bình quân của mỗi trang trại không lớn, từ 1- 2 ha.
2.2.1.5. ở Trung Quốc
Trong số các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, Trung Quốc là một thành công điển hình. Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế từ khu vực nông nghiệp và nông thôn; trên cơ sở phát triển nông nghiệp tạo đà cho công cuộc cải cách kinh tế và công nghiệp hóa thực hiện phân công lại lao động nông thôn. Nhân tố quyết định đảm bảo kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng từ 7,0 - 7,5%/năm như những năm qua, trước hết là chính sách chuyển sang hệ thống khoán hộ, lấy kinh tế hộ gia đình làm động lực để phát triển nông nghiệp và mở rộng qui mô kinh tế hộ gia đình.
Việc tăng qui mô của kinh tế hộ gia đình khi cải tổ chế độ khoán ruộng đất được thực hiện dưới hình thức một số hộ gia đình chỉ cần đảm bảo lương thực ở cái được gọi là “ruộng khẩu phần”; phần còn lại của mảnh đất canh tác được phân phối giữa các hộ nông dân chuyên làm nghề trồng trọt và hình thức cho thuê là phổ biến hơn cả.
Tại khóa họp thứ nhất, kỳ 7 Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc thông qua việc bãi bỏ việc cấm đoán cho thuê ruộng đất và vấn đề này được bổ sung vào Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tháng 12 năm 1998, ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã đưa những thay đổi nội dung tương tự vào “Luật của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về quản lý ruộng đất”.
Với chính sách và đất đai như trên, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ trồng trọt mở rộng qui mô sản xuất lên khoảng 5 - 6 ha/hộ (bằng 3 - 4 lần mức bình quân đất đai của hộ bình quân cả nước).
Việc phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, tự do hóa thị trường nông sản làm cho nông nghiệp ở Trung Quốc phát triển mạnh, tạo đà cho phát triển công nghiệp nông thôn. Từ năm 1978, cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn đã thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn phát triển với tốc độ bình quân 20%/năm, đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm nông nghiệp sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, làm cho cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc có sự chuyển dịch, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp ở khu vực nông thôn (do chính sách ly nông bất ly hương). Giai đoạn 1978 - 1996, lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp nông thôn đạt khoảng 130 triệu lao động; tính đến năm 1996, các doanh nghiệp nông thôn ở Trung Quốc đã thu hút 28,4% lao động ở khu vực nông thôn do từ nông nghiệp chuyển sang.
2.2.1.6. ở Thái Lan
Thái Lan là nước mới bắt đầu đi vào công nghiệp hoá, kinh tế trang trại đang trong thời kỳ tiếp tục tăng về số lượng và diện tích đất đai của trang trại. Năm 1963 Thái Lan có 3.214 nghìn trang trại với diện tích bình quân một trang trại là 3.50 ha và đén năm 1988 số trang trại tăng lên 5.245 nghìn trang trại với diện tích đất đai bình quân là 4,52 ha.
Bảng 4: Sự phát triển trang trại ở Thái Lan qua một số thời kỳ
Chỉ tiêu
năm 1963
năm 1978
năm 1982
năm 1988
1. số lượng trang trại (1.000 trang trại)
3.214
4.018
4.464
5.245
2. diện tích đất bình quân (ha/trang trại)
3,5
3,72
3,56
4,52
Kinh nghiệm thành công của Thái Lan trong chiến lược phát triển kinh tế trang trại là việc tập trung phát triển trang trại sản xuất các sản phẩm đặc sản như trái cây, gạo,... Thái Lan đã tập trung đẩy mạnh phát triển các loại cây đặc sản quý hiếm, chiếm lĩnh thị trường thế giới còn bỏ ngỏ đối với các sản phẩm này. Tận dụng khí hậu thích hợp, nguồn giống cây đặc sản trong nước cùng với tập quán canh tác sẵn có của nông dân, nước này vạch ra chương trình phát triển các loại măng cụt, chôm chôm, nhãn, vải, me, khế, mãng cầu..., qua đó giúp Thái Lan trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây đứng hàng đầu thế giới.
* Nhận xét chung:
Qua nghiên cứu sự hình thành và phát triển trang trại ở các nước trên thế giới, cho thấy xu hướng phát triển trang trại ở các nước ngày càng tăng, tuy nhiên xu hướng tăng ở các nước có xu hướng khác nhau.
ở các nước khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có giảm nhưng diện tích đất đai sử dụng trong trang trại thì tăng mạnh, điều đó thể hiện các trang trại đầu tư theo hướng mở rộng diện tích đất đai, đưa công nghiệp hoá vào nông nghiệp, hình thành những điền trang lớn, hiện đại, đa dạng hoá các mô hình trang trại. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi của từng vùng sinh thái mà hình thành những mô hình trang trại nhằm khắc phục những hạn chế, khai thác tiềm năng, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
ở các nước đang phát triển thì số lượng trang trại ngày càng tăng mạnh, diện tích đất đai bình quân trong các trang trại lại có xu hướng giảm tương đối (trường hợp ở Philippin) do diện tích đất đai về nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho công nghiệp, mặc dù quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp còn chậm. Tuy nhiên việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển trang trại đã đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn so với các nông hộ sản xuất bình thường.
Tóm lại, ở các nước khác nhau diện tích đất đai của trang trại cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, trình độ cơ giới hoá và năng suất lao động của mỗi nước. ở nước ta có bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp thì diện tích đất đai bình quân của mỗi trang trại nhỏ, nhưng với sự phát triển của khoa học, công nghệ các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu có thể tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng lớn trên đơn vị diện tích và thu lợi nhuận cao.
2.2.2. Phân loại mô hình kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới
Hiện nay ở các nước có rất nhiều cách phân loại trang trại theo các tiêu thức khác nhau, qua nghiên cứu tổng hợp được 5 cách phân loại trang trại theo 5 tiêu thức.
* Phân loại theo cơ cấu thu nhập: Là hình thức phổ biến thường được phân biệt theo thu nhập từ nông, lâm nghiệp là chủ yếu (trang trại thuần nông).
* Phân loại theo cơ cấu sử dụng đất đai: Cơ cấu sản xuất được xác định căn cứ vào điều kiên tự nhiên, trình độ sản xuất và đặc điểm thị trường của từng vùng. Theo cách phân loại này, có nhiều loại trang trại khác nhau mang tính chất kinh doanh tổng hợp: Kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp (các nước Châu á), kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp (các nước Bắc Âu ); hoặc kết hợp trồng trọt với chăn nuôi (ở nhiều nước). ở những nước mà nông nghiệp phát triển đến trình độ cao như: Mỹ, Nhật, Tây Âu,… thì cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá trong trồng trọt hoặc trong chăn nuôi hoặc trong cảnh quan sinh thái du lịch ...
*Phân loại theo hình thức quản lý: Theo phân loại này, có trang trại gia đình, trang trại liên doanh và trang trại hợp doanh kiểu công ty cổ phần.
- Trong đó trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất, là kiểu trang trại độc lập sản xuất, kinh doanh có người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình đứng ra quản lý.
- Trang trại liên doanh do 2 - 3 trang trại gia đình hình thành một trang trại lớn (tuy nhiên mỗi trang trại thành viên có quyền tự chủ điều hành sản xuất). Loại hình này thường xuất hiện nhiều ở Mỹ, Pháp.
- Trang trại hợp doanh tổ chức theo nguyên tắc công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại trang trại này thường có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu.
* Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất : Đặc trưng chủ yếu của cách phân loại này là: Người chủ trang trại có sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc,... Thường xuất hiện ở Mỹ, Nhật,…
* Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất : ở các nước, chủ trang trại phần lớn gắn liền với nông thôn, gia đình và trực tiếp lao động, điều hành sản xuất. Nhưng cũng có một số nước phát triển, người chủ và gia đình không ở trong trang trại, điều hành việc sản xuất theo kiểu thường xuyên hoặc định kỳ. Cũng có trường hợp chủ trang trại thuê người điều hành quản lý. Hình thức này xuất hiện nhiều ở Mỹ, Đài Loan, Thái Lan,...
2.2.3. Một số kinh nghiệm trong phát triển trang trại ở vùng gò đồi
2.2.3.1. Khái niệm về vùng đất gò đồi
Vùng gò đồi có nhiều tên gọi khác nhau. Có nơi có lúc gọi là vùng trung du, là vùng bán sơn địa. Có địa phương gọi là vùng gò (thường gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta), có nơi gọi là vùng đồi (thường gặp ở các tỉnh phía Bắc). Cây con được trồng, nuôi trên vùng này được gọi tên (danh từ) kèm theo chữ gò hoặc chữ đồi (tính từ). Ví dụ như mía đồi, dâu đồi, bò gò.
Mặc dù với nhiều tên gọi kác nhau tuỳ theo từng địa phương nhưng cái chung nhất về bản chất của vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi. Xen lẫn với các thung long và bậc thềm nhấp nhô. Các dải đồi này nhìn bao quát có đỉnh bằng phẳng, sườn dốc thoai thoải, bị phân cách bởi những thung lũng hẹp.
Trước đây nói đến vùng đồi gò, nhiều người nghĩ đến vùng trung du Bắc bộ. Nhưng trên thực tế vùng gò đồi của nước ta chạy từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến Tân Biên (Tây Ninh) kéo dài không liền dải. Những ý kiến khác nhau về vùng gò đồi chính là gianh giới của nó. Theo các nhà địa lý Pháp trước đây chủ trương giới hạn vùng gò đồi trong khoảng đường bình độ 25 - 120 m so với mặt nước biển.
Các nhà thổ nhưỡng học chủ trương vùng gò đồi chủ yếu bao gồm các thềm phù sa cổ xen lẫn các đồi núi thấp với đặc trưng nổi bật về mặt đất đai là thực bì che phủ tự nhiên đã bị phá huỷ nhiều, đất bị xói mòn và thoái hoá nghiêm trọng. Đất nghèo và chua, đa số trong phẫu diện đất xuất hiện nhiều kết von và có cả tầng đá ong rắn chắc. Người ta cho rằng vùng gò đồi là nơi thể hiện rõ nét một vùng đất nhiệt đới ẩm bị feralit điển hình.
Theo tác giả Lưu Đức Hồng, 1993 và cộng sự trong đề tài "Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi" đã nêu ra các tiêu thức chủ yếu để xác định phạm vi vùng gò đồi :
- Vị trí địa lý : Là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi
- ở độ cao 25 - 700 m so với mặt nước biển, trong đó có trên 80% diện tích lãnh thổ dưới 500 m
- Lấy theo ranh giới huyện đối với các huyện có diện tích đất trồng đồi trọc trên 1000 ha hoặc theo các tiểu vùng.
Với các tiêu thức trên đối với huyện Hải Lăng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung thì chưa thật phù hợp nhất là giới hạn độ cao : Trên thực tế vùng có độ cao địa hình trên 300 m ở Quảng Trị đã nằm trong phạm vi núi thấp và thuộc địa bàn miền núi (theo quyết định số 21UB/QĐ ngày 26-1-1993 của Uỷ ban dân tộc và miền núi công nhận các huyện, xã miền núi ở Quảng Trị). Trên cơ sở đó đã lấy những tiêu thức sau để xác định phạm vi vùng gò đồi :
- Là địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Độ cao địa hình từ 25 đến 300 m so với mặt biển
- Nhưng xã có 80% diện tích tự nhiên có độ cao trên 25 m
- Phạm vi vùng được xác định lấy trọn ranh giới hành chính
Từ những tiêu thức trên, vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị được xác định bao gồm 38 xã, 3 thị trấn với tổng diện tự nhiên 121.380 ha.
2.2.3.2. Một số kinh nghiệm trong phát triển trang trại ở vùng đồi núi của khu vực Đông Bắc á và Đông Nam á.
Do các nước và lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc á và Đông Nam á có diện tích đồi núi nhiều và chiếm tỷ trọng cao so với diện tích đất tự nhiên nên ở các vùng đồi núi này có một bộ phận quan trọng hộ nông dân sinh sống, mặc dù mật độ dân cư thấp hơn so với nhiều vùng đồng bằng và đó là tiền đề ra đời và phát triển trang trại vùng đồi núi. Loại trang trại này sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm, cây lấy gỗ, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; đồng thời vùng này thường có nhiều tiềm ẩn, nhiều khả năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp và du lịch, là địa bàn quan trọng tác động quyết định đến môi trường sinh thái của đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu theo chương trình Việt Nam - Hà Lan, tác giả Trần Đức đã tổng hợp được một số kinh nghiệm trong phát triển trang trại vùng đồi núi ở một số nước Đông Bắc á và Đông Nam á trong những thập kỷ qua như sau:
- Các trang trại ở vùng này thường hình thành trên cơ sở từ kinh tế tiểu nông sản xuất tự túc phát triển dần lên hộ sản xuất hàng hoá từ ít đến nhiều trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm hàng hoá đa dạng hơn vùng đồng bằng. Các cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc là chính, ít nuôi gia cầm.
- Quy mô đất đai, lao động trong các trang trại ngày càng tăng do đất đai rộng, nhưng sản xuất theo kiểu thủ công là chính khó áp dụng máy móc hiện đại trong sản xuất.
- Các trang trại này ngày càng được quy hoạch theo từng vùng sản xuất, phát huy thế mạnh của vùng đầu tư sản xuất theo các mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp, kết hợp công nghiệp chế biến.
- Với những vùng đồi núi gần khu dân cư đô thị, gần trung tâm các thành phố lớn thường phát triển trang trại có kết hợp với việc bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo vùng sinh thái phục vụ du lịch, nghỉ mát.
- Vai trò của nhà nước rất quan trọng, quyết định sự thành đạt công cuộc di dân, mở mang vùng kinh tế mới ở vùng đồi núi. Đảm bảo các điều kiện cần và đủ để phát triển trang trại như về đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ cho phát triển trang trại như cung ứng vật tư, kỹ thuật, cây giống, con giống, chế biến nông, lâm sản, tổ chức thị trường tiêu thụ hàng hoá.
2.3. Quá trình hình thành và xu hướng phát triển trang trại ở nước ta
2.3.1. Quá trình thay đổi nhận thức, quan điểm
Từ hội nghị BCHTW Đảng lần thứ năm khoá VII, Đảng ta đã đề ra chủ trương khuyến khích xây dựng các nông trại. Luật Đất đai ra đời năm 1993 cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nhưng vẫn có hạn mức về đất đai, tức hạn điền từ 2- 3 ha tuỳ theo từng vùng). Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ tư khoá VIII (tháng 2/1997) và Nghị quyết số 8 (tháng 7/1998) của Chính phủ đã đề cập đến kinh tế trang trại. Hội thảo về kinh tế trang trại ở Bình Thuận vào tháng 5/1998, và ở Bình Dương vào tháng 8/1998 do BKTTW tổ chức nhằm phân tích thực trạng và đề ra chủ trương, định hướng chính sách tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Ngày 02/02/2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ/CP về kinh tế trang trại, đã nêu rõ quan điểm và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của các địa phương đã có sự chuyển biến lớn, nhiều trang trại mới được hình thành và các chủ trang trại đã yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, tích tụ thêm đất đai, thu hút lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, tạo thêm nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển sản xuất. Tháng 4 năm 2000, Bộ NN & PTNT chủ trì Hội nghị “ Triển khai Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại” tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để quán triệt nội dung và thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ trên phạm vi cả nước.
Sau Hội nghị trên, Bộ NN & PTNT và các Bộ, nghành ở Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn:
- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/06/2000 của Bộ NN & PTNT và TCTK: Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.
- Thông tư số 61/200/TT-BNN/KH, ngày 06/6/2000 của Bộ NN&PTNT: Hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại.
- Thông tư số 82/2000/TT-BTC, ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại.
- Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN1, ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.
- Thông tư số 23/2000/TT-LĐTBXH, ngày 28/9/2000 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại.
ở nhiều địa phương, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình kinh tế trang trại và xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết; ban hành các văn bản chỉ đạo công tác điều tra thống kê và xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn. Một số tỉnh, phát triển kinh tế trang trại được đưa vào Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và được đặt thành một nội dung lớn trong công tác chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền, như tỉnh Hà Giang, Bình Dương, Ninh Bình v.v ...
- Dưới sự chỉ đạo của các ngành, các cấp ở địa phương tiến hành điều tra, phân loại, xác định số lượng và loại hình trang trại để nhận định, đánh giá hiệu quả của trang trại từ đó định hướng sử dụng đất nông, lâm nghiệp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ NN& PTNT, UBND một số tỉnh, thành phố đã tích cực chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010.
- Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, một số tỉnh đã vận dụng và chủ đọng ban hành một số chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương nhăm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
- Cùng với việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, các Bộ, ngành và địa phương, với nhiều hình thức và bằng các phương tiện thông tin tuyên truyền, đã phổ biến chủ trương, chính sách của Chính phủ về kinh tế trang trại đến các tầng lớp nhân dân, nhất là đến với các chủ trang trại. Nhiều địa phương đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nông, lâm nghiệp; tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn về tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh trang trại, tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nức cho các chủ trang trại, nhiều chủ trang trại không nắm vững được chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế trang trại, mà còn được nâng cao thêm về trình đọ khoa học, kỹ thuật và năng lực quản lý, từ đó các chủ trang trại càng yên tâm củng cố, mở rộng đầu tư để phát triển kinh tế trang trại.
2.3.2. Quá trình tích tụ ruộng đất - sự hình thành phát triển trang trại
- Tích tụ ruộng đất là một yêu cầu thực tế khách quan trong quá trình chuyển kinh tế hộ từ sản xuất tiểu nông, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Từ sau khi có Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại và những quy định về chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003; việc tích tụ ruộng đất đã được diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, chủ yếu do các hộ có nhu cầu tích tụ ruộng đất nâng qui mô sản xuất tự thực hiện. Các địa phương hầu như chưa có chính sách cụ thể về vấn đề tích tụ ruộng đất; thậm chí một số tỉnh cũng chưa phân công cụ thể cơ quan chức năng quản lý về tích tụ ruộng đất trên địa bàn, nên nhiều tỉnh hiện chưa thống kê được diện tích đất các hộ đã tích tụ ruộng đất trong thời gian qua.
- Đối với các tỉnh ở miền Bắc, nơi mà ruộng đất được tập thể hóa kéo dài từ những năm 60 đến cuối những năm 80, sau đó được chia giao cho các hộ sử dụng lâu dài với hình thức chia đều xấu, tốt, xa gần, đã tạo quá nhiều mảnh/hộ; để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và đạt hiệu quả, Đảng và Nhà nước có chủ trương dồn điền đổi thửa để nâng qui mô thửa ruộng. Thực hiện chủ trương này, các tỉnh đã có chính sách để thực hiện dồn điền đổi thửa, song chủ yếu là trợ giúp, vận động, khuyến khích các hộ tự nguyện thực hiện, chưa có những chính sách cương quyết, nên kết quả dồn điền đổi thửa ở các tỉnh cũng còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, kết quả của việc thực hiện dồn điền đổi thửa ở các tỉnh có tác dụng nhất định đến việc tích tụ ruộng đất ở nông thôn của các vùng vừa qua.
- Tích tụ ruộng đất ở nông thôn, nước ta thực hiện trên cơ sở một số hộ nông dân do sản xuất nông - lâm nghiệp thu nhập thấp đã chuyển nhượng, hoặc cho thuê đất nông nghiệp để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ (thực trạng này diễn ra nhiều ở các vùng nông thôn ven đô, vùng chuyển một phần đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp). Nắm bắt thực tế yêu cầu chuyển nhượng đất, hoặc cho thuê đất của một số hộ gia đình và chủ trương của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại, chuyển nhượng đất, cho thuê đất, một số hộ nông dân khác đã mạnh dạn tích tụ ruộng đất để mở rộng sản xuất, phát triển trang trại.
- Ngoài các hộ do sản xuất nông - lâm nghiệp thu nhập thấp hơn so với làm các ngành nghề khác, nên đã chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho một số hộ nông dân thực hiện tích tụ ruộng đất. Qua tổng hợp số liệu cho thấy có các đối tượng hộ nông dân sau đây có nhu cầu chuyển nhượng, cho thuê đất:
+ Những hộ ở miền núi phía Bắc có nhiều ruộng đất ông cha để lại không sử dụng hết, có nhu cầu chuyển nhượng đất để làm việc khác (nuôi con cái ăn học, chia thừa kế...).
+ Những hộ có ruộng đất, nhưng không có nhân lực để sản xuất do con cái đi thoát ly, đi học, đi làm ăn xa không tham gia sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình được; song các hộ này không muốn chuyển nhượng ruộng đất, nên có nhu cầu cho thuê đất với thời hạn nhất định.
+ Những diện tích đất công như ao đầm hoang hóa do UBND các xã quản lý, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các xã cho một số hộ nông dân có điều kiện thuê, đấu thầu để mở rộng qui mô sản xuất, phát triển trang tại.
- Các hộ có nhu cầu tích tụ ruộng đất,
+ Những gia đình đông con, ít ruộng có nhu cầu tích tụ ruộng đất để có ruộng đất chia cho con cái khi cho ra ở riêng.
+ Những gia đình có tiền do tích lũy được trong những năm qua, mua thêm ruộng đất để giữ lại sau làm của hồi môn cho con cái.
+ Những hộ gia đình ở các vùng khai hoang, kinh tế mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong thời kỳ tập thể hóa, các hộ này được chia ruộng đất, sau khi HTX giải thể các hộ này không còn đất, để đảm bảo cuộc sống các hộ trên có nhu cầu mua lại ruộng đất của các hộ sở tại có nhiều ruộng đất ông cha để lại.
+ Những hộ gia đình, chủ hộ am hiểu về kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa, có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn khá, cần mở rộng qui mô sản xuất hàng hóa, nên có nhu cầu mở rộng qui mô đất đai để phát triển sản xuất.
- Tham gia vào quá trình tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp ở nước ta vừa qua còn có một số nhà đầu tư thuê đất để thực hiện dự án phát triển nông nghiệp (dự án chè sạch, rau sạch, rau an toàn, sản xuất hoa, chăn nuôi, lúa chất lượng cao...). Theo thống kê, năm 2008 trên địa bàn cả nước có 217 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1.153 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp; trong đó tập trung nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (29 công ty trách nhiệm hữu hạn và 1.003 doanh nghiệp tư nhân).
- Như trên đã đề cập, nhìn chung hiện nay các địa phương chưa có những chính sách cụ thể, nhằm khuyến khích tích rụ ruộng đất, việc tích tụ ruộng đất chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của các hộ gia đình và do các hộ tự thỏa thuận. Song các địa phương đã tạo điều kiện cho các hộ trong việc tích tụ ruộng đất như thực hiện việc chuyển nhượng, cho thuê đất như Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định, giúp bà con nông dân làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất một cách thuận lợi. Khuyến khích phát triển nông nghiệp trên cơ sở những thế mạnh của địa phương và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành đã được duyệt. Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn....
- Kết quả cụ thể về diện tích đất được tích tụ trong thời gian qua của cả nước, hiện nay chưa có điều kiện thống kê vì các tỉnh chưa có hệ thống theo dõi cập nhật số liệu về tích tụ ruộng đất, nên số liệu tích tụ ruộng đất của từng tỉnh cũng chưa được cập nhật. Thông qua điều tra ở một số tỉnh, cho phép sơ bộ rút ra một số nhận xét sau:
+ Việc tích tụ ruộng đất trên cơ sở từ nguồn đất do các hộ khác chuyển nhượng được diễn ra ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tích tụ ruộng đất từ việc đấu thầu đất công, chủ yếu diễn ra ở các tỉnh phía Bắc (do đất 5% của HTX trước đây để lại). Diện tích đất tích tụ vừa qua, một số tỉnh thống kê sơ bộ: Phú Thọ 313,73 ha, Lào Cai 220 ha, Bình Phước 26.161 ha, thành phố Cần Thơ 330 ha, An Giang 42.948 ha, Điện Biên 154 ha.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp do các doanh nghiệp nông nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài), tích tụ được chủ yếu thông qua thuê đất khoảng 20.000 ha.
+ Diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông ._. hoạt hơn, thủ tục cho vay cần đơn giản hơn, cho vay không chỉ ở vốn ngắn hạn mà chủ yếu bằng vốn trung hạn và vốn dài hạn với lãi xuất thấp hơn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại mô hình trang trại, từng cây, từng con, thủ tục vay vốn cần được công khai theo như mong muốn của đa số các chủ trang trại trên địa bàn vùng đồi gò.
4.4.3.6. Về bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất hiện có của các cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Huyện cần có khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất bảo quản, chế biến vừa và nhỏ sản phẩm nông, lâm nghiệp trước tiên là hoa quả, chè, sữa. Hình thành các hợp tác xã chế biến tại vùng nguyên liệu.
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
- Vùng gò đồi huyện Hải Lăng nằm giáp với thị xã Quảng Trị (nơi có thành cổ Quảng Trị nổi tiếng), cách thành phố Đông Hà về phía Nam 21 km, cách thành phố Huế về phía Bắc 50 km, có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, vì vậy chịu sức hút về các hoạt động kinh tế xã hội cả thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị ở phí Bắc và thành phố Huế ở phía Nam. Lao động trong vùng chủ yếu làm nông nghiệp, lao động thiếu việc làm trong vùng là rất lớn, đặc biệt là lúc nông nhàn, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ. Đây là điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội, là điều kiện thuận lợi có thể đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho việc hình thành và phát triển các mô hình trang trại bền vững và hiệu quả.
- Tổng diện tích tự nhiên của vùng đồi gò là 27.439,15 ha, trong đó đất nông nghiệp là 21.251,79 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 4.949,34 ha; đất lâm nghiệp có rừng là 16.067,17 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản là 235,14 ha), diện tích đất chưa sử dụng có khả năng khai thác đưa vào sử dụng khoảng 2.120 ha. Đồng thời với kết quả rà soát, đánh giá tính thích nghi đất đai của các loại hình cây trồng của vùng, cho thấy tiềm năng phát triển và hình thành các mô hình trang trại của vùng là rất lớn.
- Hiện trên địa bàn vùng gò đồi đã hình thành 3 mô hình trang trại với các loại hình sử dụng đất điển hình như mô hình trang trại nuôi cá - lúa, mô hình trang trại nuôi sen – cá, mô hình trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi đã cho thấy mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt so với sản xuất nông nghiệp thuần tuý, cho thu nhập hàng năm đạt từ 30 – 40 triệu đồng, cá biệt có hộ cho thu nhập hàng năm đạt 200 triệu đồng/năm như hộ gia đình ông Đào Xuân Hà thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng. Có thể đây là những mô hình điểm để địa phương tiếp tục trao đổi, thảo luận tổng kết, rút kinh nghiệm thiết thực, làm cơ sở cho việc chỉ đạo nhân rộng và quy hoạch phát triển các mô hình trang trại trong thời gian tới.
- Mô hình kinh tế trang trại thực sự đã đi vào cuộc sống và là cơ hội để nhân dân phát triển đi lên. Đây được coi là mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân tăng thu nhập, tạo thu nhập cao trên một đơn vị diện tích và ngành nông - lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên thực trạng phát triển trang trại của vùng số lượng còn ít, còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên chưa khai thác hết mọi tiềm năng và lợi thế của vùng, vì vậy so với tiềm năng của vùng thì hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Do vậy căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đã định hướng phát triển từng mô hình trang trại, từng loại hình sử dụng đất phù hợp, trên cơ sở đó người dân có thể áp dụng đưa vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
5.2. Đề nghị
- Để kiểm định những kết quả nghiên cứu cần đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng và các xã theo những đề xuất đã nêu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cần được áp dụng thực hiện trên vùng gò đồi huyện Hải Lăng - tỉnh Quảng Trị và xem xét ở những vùng có điều kiện tương tự.
- Đẩy mạnh phát triển những cây trồng đang là thế mạnh của vùng như: keo lá tràm, cao su tiểu điền,... kết hợp có hiệu quả các mô hình lồng ghép nông - lâm kết hợp theo hướng phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời lập quy hoạch phát triển trang trại trên địa bàn vùng gò đồi, mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài này cho các vùng khác của tỉnh Quảng Trị nói riêng và của cả nước nói chung.
tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm - Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Công sản Việt Nam (2003), “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Văn kiện lần thứ bảy - Ban chấp hành Trung ương khoá IX ,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban vật giá Chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Báo cáo tình hình tích tụ ruộng đất và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm nghề khác ở nông thôn của một số tỉnh. Sở NN - PTNT các tỉnh, năm 2008.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại, Hà Nội.
6. Bộ NN&PTNT, Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2001-2020), NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2001.
7. Các văn bản pháp luật về kinh tế trang trại (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2000), Kinh tế trang trại tổng quan trên thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
9. Kết quả Tổng Điều tra nông thôn, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2006. Tổng cục Thống kê, năm 2007.
10. Nghiên cứu quản lý trang trại tư nhân quy mô lớn và đề xuất các giải pháp chủ yếu cho phát triển trang trại quy mô lớn. Viện QH - TKNN, tháng 12 năm 2008.
11. Luật đất đai 1993 , Luật sửa đổi,bổ sung một số diều của Luât Đất đai 1998, Luật sửa đổi ,bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001, Luật Đất đai 2003.
12. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. GS.TS Nguyễn Điền, Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, NXB Thống kê - 1993.
14. GS.TS Nguyễn Điền, Nông nghiệp nước Mỹ - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.
15. Trần Đức, Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.
16. PGS.TS Lê Trọng, Trang trại quản lý và phát triển, NXB Lao động xã hội, 2005.
17. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng (2003) Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hải Lăng thời kỳ 2002 - 2010, Hải Lăng.
18. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng (2007), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN huyện Hải Lăng giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến 2020, Hải Lăng.
19. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng (2000), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng thời kỳ 1996 - 2010, Hải Lăng.
20. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2002), Báo cáo mô hình kinh tế trang trại và gò đồi tỉnh Quảng Trị.
21. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng (2007), Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn 2020 huyện Hải Lăng.
22. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng, Đề án tổng quan phát triển kinh tế xã hội vùng gò đồi huyện Hải Lăng giai đoạn 1998 - 2010.
23. Uỷ ban nhân dân huyện Hải Lăng, Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2007, Hải Lăng tháng 4/2008.
Tiếng Anh
24. FAO (1989), Farming systems development, Rome.
25. Friedrich K.H (1992) Reading in farming system development, Rome.
Phần phụ lục
Phụ lục 1
diện tích đất sản xuất của các trang trại nông - lâm - thủy sản năm 2008
Đơn vị tính: ha
Số TT
Chỉ tiêu
Tổng diện tích
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất có mặt nớc NTTS
Tổng
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Cả nớc
422,441.10
263,362.20
143,802.40
119,559.80
48793.80
110285.10
1
Đồng bằng sông Hồng
14,158.30
1,714.60
626.60
1,088.00
1,129.00
11314.70
2
Đông Bắc
27,831.00
3,308.70
265.80
3,042.90
14,870.20
9652.10
3
Tây Bắc
2,542.00
503.40
221.70
281.70
1,961.20
77.40
4
Bắc Trung Bộ
31,955.70
11,145.30
6,374.80
4,770.50
16,272.00
4538.40
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
29,592.80
16,434.10
11,668.60
4,765.50
11,427.90
1730.80
6
Tây Nguyên
37,209.80
36,608.30
5,226.50
31,381.80
394.00
207.50
7
Đông Nam Bộ
90,258.80
84,049.30
13,271.50
70,777.80
2,173.00
4036.50
8
Đồng bằng sông Cửu Long
188,892.70
109,598.50
106,146.90
3,451.60
566.50
78727.70
* Nguồn: Tổng cục thống kê
Phụ lục 2
biến động số lợng trang trại nông - lâm - thủy sản thời kỳ 2001 - 2006
Số TT
Loại hình trang trại
Cả nớc
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải NTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
Năm 2001
Tổng số trang trại
61,017
1,834
3,201
135
3,013
2,904
6,035
12,705
31,190
I
Trang trại nông nghiệp
40,093
622
1,019
100
1,681
1,369
5,793
10,864
18,645
1
Trang trại trồng trọt
38,332
466
990
60
1,647
1,252
5,709
9,741
18,467
2
Trang trại chăn nuôi
1,761
156
29
40
34
117
84
1,123
178
II
Trang trại lâm nghiệp
1,668
40
660
29
483
121
114
113
108
III
Trang trại thủy sản
17,016
1,026
593
4
712
1,298
43
1,210
12,130
IV
Trang trại sản xuất KDTH
2,240
146
929
2
137
116
85
518
307
Năm 2006
Tổng số trang trại
113,699
13,844
4,707
521
6,756
7,808
8,730
16,891
54,442
I
Trang trại nông nghiệp
72,020
8,257
2,347
305
4,229
4,708
8,625
15,135
28,414
1
Trang trại trồng trọt
55,426
821
1,362
102
3,187
4,127
8,071
11,278
26,478
2
Trang trại chăn nuôi
16,594
7,436
985
203
1,042
581
554
3,857
1,936
II
Trang trại lâm nghiệp
2,640
51
880
124
807
619
21
100
38
III
Trang trại thủy sản
33,711
3,069
1,028
36
1,226
2,324
37
1,357
24,634
IV
Trang trại sản xuất KDTH
5,328
2,467
452
56
494
157
47
299
1,356
So sánh 2006/2001
Tổng số trang trại
52,682
12,010
1,506
386
3,743
4,904
2,695
4,186
23,252
I
Trang trại nông nghiệp
31,927
7,635
1,328
205
2,548
3,339
2,832
4,271
9,769
1
Trang trại trồng trọt
17,094
355
372
42
1,540
2,875
2,362
1,537
8,011
2
Trang trại chăn nuôi
14,833
7,280
956
163
1,008
464
470
2,734
1,758
II
Trang trại lâm nghiệp
972
11
220
95
324
498
-93
-13
-70
III
Trang trại thủy sản
16,695
2,043
435
32
514
1,026
-6
147
12,504
IV
Trang trại sản xuất KDTH
3,088
2,321
-477
54
357
41
-38
-219
1,049
* Nguồn: Tổng cục thống kê
Phụ lục 3
biến động số lợng đơn vị, đất sản xuất và lao động
nông - lâm - thủy sản cả nớc thời kỳ 2001 - 2006
Số TT
Hạng mục
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2006
So sánh 2006/2001
Số lợng
Tỷ lệ
I
Nông nghiệp
1
Số đơn vị nông nghiệp
Đơn vị
10,698,167
9,748,082
-950,085
-8.88
1.1
Doanh nghiệp
"
597
608
11
1.84
1.2
Cơ sở nông nghiệp trực thuộc
"
646
343
-303
-46.90
1.3
Hợp tác xã
"
7,171
6,971
-200
-2.79
1.4
Hộ
"
10,689,753
9,740,160
-949,593
-8.88
Trong đó trang trại
"
40,093
72,020
31,927
79.63
2
Đất sản xuất nông nghiệp
Nghìn ha
8,879
9,436
557
6.27
2.1
Đất trồng cây hàng năm
"
6,064
6,348
284
4.68
2.2
Đất trồng cây lâu năm
"
2,815
3,088
273
9.70
3
Tổng số lao động nông nghiệp
Ngời
23,318,852
21,263,892
-2,054,960
-8.81
II
Lâm nghiệp
1
Số đơn vị lâm nghiệp
Đơn vị
27,008
34,688
7,680
28.44
1.1
Doanh nghiệp
"
319
296
-23
-7.21
1.2
Cơ sở lâm nghiệp trực thuộc
"
63
139
76
120.63
1.3
Hợp tác xã
"
20
30
10
50.00
1.4
Hộ
"
26,606
34,223
7,617
28.63
Trong đó trang trại
"
1,667
2,640
973
58.37
2
Đất lâm nghiệp
Nghìn ha
11,823
14,514
2,691
22.76
2.1
Đất rừng sản xuất
"
4,819
5,672
853
17.70
2.2
Đất rừng phòng hộ
"
5,493
6,766
1,273
23.17
2.3
Đất rừng đặc dụng
"
1,511
2,075
564
37.33
3
Tổng số lao động lâm nghiệp
Ngời
73,580
98,086
24,506
33.31
III
Thủy sản
1
Số đơn vị thủy sản
Đơn vị
515,443
689,541
174,098
33.78
1.1
Doanh nghiệp
"
2,683
1,232
-1,451
-54.08
1.2
Cơ sở thủy sản trực thuộc
"
96
89
-7
-7.29
1.3
Hợp tác xã
"
322
236
-86
-26.71
1.4
Hộ
"
512,342
687,984
175,642
34.28
Trong đó trang trại
"
17,015
33,711
16,696
98.13
2
Đất nuôi trồng thủy sản
Nghìn ha
503.5
715.1
211.6
42.03
3
Tổng số lao động thủy sản
Ngời
1,137,669
1,566,898
429,229
37.73
* Nguồn: Tổng cục thống kê
Phụ lục 4
biến động diện tích đất của các trang trại nông - lâm - thủy sản
thời kỳ 2001 - 2006
Đơn vị tính: ha
Số TT
Chỉ tiêu
Diện tích đất nông - lâm nghiệp và thủy sản Năm 2001
Diện tích đất nông - lâm nghiệp và thủy sản Năm 2006
Tăng (+) giảm (-)
Số lợng
Tỷ lệ (%)
Cả nớc
373,233.70
515,142.90
141,909.20
1
Đồng bằng sông Hồng
16,038.31
25,769.70
9,731.39
60.68
2
Đông Bắc
33,481.02
36,737.70
3,256.68
9.73
3
Tây Bắc
1,696.76
5,242.60
3,545.84
208.98
4
Bắc Trung Bộ
34,124.69
48,282.70
14,158.01
41.49
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
16,345.37
37,693.40
21,348.03
130.61
6
Tây Nguyên
33,204.61
45,393.70
12,189.09
36.71
7
Đông Nam Bộ
86,009.27
109,893.70
23,884.43
27.77
8
Đồng bằng sông Cửu Long
152,333.67
206,129.40
53,795.73
35.31
* Nguồn: Tổng cục thống kê
Phụ lục 5
diện tích - dân số theo đơn vị hành chính vùng gò đồi huyện HảI lăng
Đơn vị tính: Ha
Số TT
Tên xã
Diện tích(km2)
Dân số(ngời)
Mật độ dân số(ngời/km2)
Toàn vùng gò đồi
273.26
39,129
1,356
1
Xã Hải Phú
17.43
4,287
246
2
Xã Hải Thợng
16.61
5,294
319
3
Xã Hải Thọ
22.27
6,578
295
4
Xã Hải Lâm
82.06
4,371
53
5
Xã Hải Trờng
44.15
6,369
144
6
Xã Hải Sơn
55.36
4,629
84
7
Xã Hải Chánh
35.38
7,601
215
Nguồn tài liệu, số liệu:Niên giám thống kê huyện năm 2007
Phụ lục 6
so sánh hiện trạng sử dụng đất (năm 2008) giữa vùng gò đồi và toàn huyện
Thứ tự
Mục đích sử dụng
Mã
Toàn huyện
Vùng gò đồi
Tỷ lệ % so với huyện
Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng diện tích đất tự nhiên
49000.23
100.00
27439.15
100.00
56.00
1
nhóm đất nông nghiệp
NNP
38003.69
77.56
21251.79
77.45
55.92
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
12458.92
32.78
4949.34
23.29
39.73
1.1.1
* Đất trồng cây hàng năm
CHN
11558.95
92.78
4350.70
87.90
37.64
1.1.1.1
- Đất trồng lúa
LUA
7745.37
67.01
2538.07
58.34
32.77
1.1.1.2
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
7.05
0.06
1.1.1.3
- Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
3806.53
32.93
1812.63
41.66
47.62
1.1.2
* Đất trồng cây lâu năm
CLN
899.97
7.22
598.64
12.10
66.52
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
24974.89
65.72
16067.17
75.60
64.33
1.2.1
* Đất rừng sản xuất
RSX
12926.54
51.76
8913.17
55.47
68.95
1.2.2
* Đất rừng phòng hộ
RPH
12048.35
48.24
7154.00
44.53
59.38
1.2.3
* Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
569.46
1.50
235.14
1.11
41.29
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.42
0.00
0.14
0.00
33.33
2
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
6417.29
13.10
3308.44
12.06
51.56
2.1
* Đất ở
OTC
754.53
11.76
472.01
14.27
62.56
2.1.1
- Đất ở tại nông thôn
ONT
734.50
97.35
472.01
100.00
64.26
2.1.2
- Đất ở tại đô thị
ODT
20.03
2.65
2.2
* Đất chuyên dùng
CDG
2206.22
34.38
987.68
29.85
44.77
2.2.1
- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp
CTS
18.28
0.83
6.51
0.66
35.61
2.2.2
- Đất quốc phòng
CQP
48.28
2.19
21.86
2.21
45.28
2.2.3
- Đất an ninh
CAN
1.08
0.05
0.41
0.04
37.96
2.2.4
- Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
92.13
4.18
82.92
8.40
90.00
2.2.5
- Đất có mục đích công cộng
CCC
2046.45
92.76
875.98
88.69
42.80
2.3
* Đất tôn giáo, tín ngỡng
TTN
146.50
2.28
51.98
1.57
35.48
2.4
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
1086.99
16.94
411.96
12.45
37.90
2.5
* Đất sông suối và mặt nớc CD
SMN
2213.23
34.49
1379.61
41.70
62.33
2.6
* Đất phi nông nghiệp khác
PNK
9.82
0.15
5.20
0.16
52.95
3
Nhóm đất cha sử dụng
CSD
4579.25
9.35
2878.92
10.49
62.87
3.1
- Đất bằng cha sử dụng
BCS
1479.35
32.31
462.84
16.08
31.29
3.2
- Đất đồi núi cha sử dụng
DCS
3099.90
67.69
2416.08
83.92
77.94
3.3
- Núi đá không có rừng cây
NCS
Nguồn:Số liệu thống kê đất đai năm 2007 và số liệu điều tra năm 2008
Phụ lục 7
hiện trạng sử dụng đất năm 2008 vùng gò đồi huyện hảI lăng
Đơn vị tính : ha
Thứ tự
Mục đích sử dụng
Mã
Tổng diện tích
Cơ cấu ( % )
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Hải Phú
Hải Thợng
Hải Lâm
Hải Trờng
Hải Thọ
Hải Sơn
Hải Chánh
1
2
3
4
5
6
16
17
18
19
20
21
Tổng diện tích đất tự nhiên
27,439.15
100.00
1,747.47
1,679.73
8,205.55
4,505.05
2,227.25
5,535.88
3,538.22
1
nhóm đất nông nghiệp
NNP
21,251.79
77.45
1,466.59
1,186.69
7,320.76
3,152.35
1,689.10
3,939.42
2,496.88
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
4,949.34
23.29
591.31
656.23
529.54
1,212.78
678.39
589.98
691.11
1.1.1
* Đất trồng cây hàng năm
CHN
4,350.70
87.90
561.57
598.97
526.31
1,170.86
666.29
400.21
426.49
1.1.1.1
- Đất trồng lúa
LUA
2,538.07
58.34
262.08
459.52
243.62
657.17
452.87
279.99
182.82
1.1.1.2
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
1.1.1.3
- Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1,812.63
41.66
299.49
139.45
282.69
513.69
213.42
120.22
243.67
1.1.2
* Đất trồng cây lâu năm
CLN
598.64
12.10
29.74
57.26
3.23
41.92
12.10
189.77
264.62
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
16,067.17
75.60
826.82
474.80
6,695.65
1,939.57
1,001.81
3,343.12
1,785.40
1.2.1
* Đất rừng sản xuất
RSX
8,913.17
55.47
826.82
474.80
3,023.00
1,161.97
451.36
1,868.72
1,106.50
1.2.2
* Đất rừng phòng hộ
RPH
7,154.00
44.53
3,672.65
777.60
550.45
1,474.40
678.90
1.2.3
* Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
235.14
1.11
48.46
55.66
95.57
8.76
6.32
20.37
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.14
0.00
0.14
2
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
3,308.44
12.06
229.24
462.18
613.52
632.73
258.82
310.60
801.35
2.1
* Đất ở
OTC
472.01
14.27
24.68
171.55
163.69
24.79
31.18
20.80
35.32
2.1.1
- Đất ở tại nông thôn
ONT
472.01
100.00
24.68
171.55
163.69
24.79
31.18
20.80
35.32
2.1.2
- Đất ở tại đô thị
ODT
2.2
* Đất chuyên dùng
CDG
987.68
29.85
156.74
166.13
164.64
188.88
153.13
81.69
76.47
2.2.1
- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp
CTS
6.51
0.66
2.88
0.10
0.62
0.15
0.85
0.81
1.10
2.2.2
- Đất quốc phòng
CQP
21.86
2.21
21.86
2.2.3
- Đất an ninh
CAN
0.41
0.04
0.41
2.2.4
- Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
82.92
8.40
2.53
29.24
29.06
1.73
16.33
0.29
3.74
2.2.5
- Đất có mục đích công cộng
CCC
875.98
88.69
129.47
136.79
134.96
186.59
135.95
80.59
71.63
2.3
* Đất tôn giáo, tín ngỡng
TTN
51.98
1.57
8.23
6.05
6.28
10.15
8.13
6.25
6.89
2.4
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
411.96
12.45
15.68
66.42
55.07
118.18
26.36
59.60
70.65
2.5
* Đất sông suối và mặt nớc CD
SMN
1,379.61
41.70
18.82
51.92
223.84
290.73
40.02
142.26
612.02
2.6
* Đất phi nông nghiệp khác
PNK
5.20
0.16
5.09
0.11
3
Nhóm đất cha sử dụng
CSD
2,878.92
10.49
51.64
30.86
271.27
719.97
279.33
1,285.86
239.99
3.1
- Đất bằng cha sử dụng
BCS
462.84
16.08
51.64
30.86
55.33
92.37
122.21
34.42
76.01
3.2
- Đất đồi núi cha sử dụng
DCS
2,416.08
83.92
215.94
627.60
157.12
1,251.44
163.98
3.3
- Núi đá không có rừng cây
NCS
Nguồn:Số liệu thống kê đất đai năm 2007 và số liệu điều tra năm 2008
Phụ lục 8
Biến động sử dụng đất vùng gò đồi huyện hảI lăng giai đoạn 2005 - 2008
Thứ tự
Mục đích sử dụng
Mã đất
Diện tích 2005(ha)
Cơ cấu (%
Diện tích 2008(ha)
Cơ cấu (%
Biến động
1
2
3
4
5
6
7
8.00
Tổng diện tích đất tự nhiên
27,452.23
100.00
27,439.15
100.00
-13.08
1
nhóm đất nông nghiệp
NNP
16,416.63
59.80
21,251.79
77.45
4,835.16
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
3,638.63
22.16
4,949.34
23.29
1,310.71
1.1.1
* Đất trồng cây hàng năm
CHN
3,500.99
96.22
4,350.70
87.90
849.71
1.1.1.1
- Đất trồng lúa
LUA
2,389.86
68.26
2,538.07
58.34
148.21
1.1.1.2
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
6.02
0.17
-6.02
1.1.1.3
- Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1,105.11
31.57
1,812.63
41.66
707.52
1.1.2
* Đất trồng cây lâu năm
CLN
137.64
3.78
598.64
12.10
461.00
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
12,668.46
77.17
16,067.17
75.60
3,398.71
1.2.1
* Đất rừng sản xuất
RSX
7,974.09
62.94
8,913.17
55.47
939.08
1.2.2
* Đất rừng phòng hộ
RPH
4,694.37
37.06
7,154.00
44.53
2,459.63
1.2.3
* Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
99.05
0.60
235.14
1.11
136.09
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
10.49
0.06
0.14
0.00
-10.35
2
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
3,586.63
13.06
3,308.44
12.06
-278.19
2.1
* Đất ở
OTC
883.77
24.64
472.01
14.27
-411.76
2.1.1
- Đất ở tại nông thôn
ONT
863.74
97.73
472.01
100.00
-391.73
2.1.2
- Đất ở tại đô thị
ODT
20.03
2.27
-20.03
2.2
* Đất chuyên dùng
CDG
868.30
24.21
987.68
29.85
119.38
2.2.1
- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp
CTS
4.52
0.52
6.51
0.66
1.99
2.2.2
- Đất quốc phòng
CQP
16.57
1.91
21.86
2.21
5.29
2.2.3
- Đất an ninh
CAN
0.41
0.04
0.41
2.2.4
- Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
96.27
11.09
82.92
8.40
-13.35
2.2.5
- Đất có mục đích công cộng
CCC
750.94
86.48
875.98
88.69
125.04
2.3
* Đất tôn giáo, tín ngỡng
TTN
39.57
1.10
51.98
1.57
12.41
2.4
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
221.88
6.19
411.96
12.45
190.08
2.5
* Đất sông suối và mặt nớc CD
SMN
1,573.11
43.86
1,379.61
41.70
-193.50
2.6
* Đất phi nông nghiệp khác
PNK
5.20
0.16
5.20
3
Nhóm đất cha sử dụng
CSD
7,448.97
27.13
2,878.92
10.49
-4,570.05
3.1
- Đất bằng cha sử dụng
BCS
475.93
6.39
462.84
16.08
-13.09
3.2
- Đất đồi núi cha sử dụng
DCS
6973.04
93.61
2,416.08
83.92
-4,556.96
3.3
- Núi đá không có rừng cây
NCS
Nguồn:Số liệu thống kê đất đai năm 2007 và số liệu điều tra năm 2008
Phụ lục 9
hiện trạng sử dụng đất năm 2008 huyện hảI lăng - tỉnh quảng trị
Đơn vị tính : ha
Thứ tự
Mục đích sử dụng
Mã
Tổng diện tích
Cơ cấu ( % )
1
2
3
4
5
Tổng diện tích đất tự nhiên
49,000.23
100.00
1
nhóm đất nông nghiệp
NNP
38,003.69
77.56
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
12,458.92
32.78
1.1.1
* Đất trồng cây hàng năm
CHN
11,558.95
92.78
1.1.1.1
- Đất trồng lúa
LUA
7,745.37
67.01
1.1.1.2
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
7.05
0.06
1.1.1.3
- Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
3,806.53
32.93
1.1.2
* Đất trồng cây lâu năm
CLN
899.97
7.22
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
24,974.89
65.72
1.2.1
* Đất rừng sản xuất
RSX
12,926.54
51.76
1.2.2
* Đất rừng phòng hộ
RPH
12,048.35
48.24
1.2.3
* Đất rừng đặc dụng
RDD
0.00
0.00
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
569.46
1.50
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
0.00
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.42
0.00
2
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
6,417.29
13.10
2.1
* Đất ở
OTC
754.53
11.76
2.1.1
- Đất ở tại nông thôn
ONT
734.50
97.35
2.1.2
- Đất ở tại đô thị
ODT
20.03
2.65
2.2
* Đất chuyên dùng
CDG
2,206.22
34.38
2.2.1
- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp
CTS
18.28
0.83
2.2.2
- Đất quốc phòng
CQP
48.28
2.19
2.2.3
- Đất an ninh
CAN
1.08
0.05
2.2.4
- Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
92.13
4.18
2.2.5
- Đất có mục đích công cộng
CCC
2,046.45
92.76
2.3
* Đất tôn giáo, tín ngỡng
TTN
146.50
2.28
2.4
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
1,086.99
16.94
2.5
* Đất sông suối và mặt nớc CD
SMN
2,213.23
34.49
2.6
* Đất phi nông nghiệp khác
PNK
9.82
0.15
3
Nhóm đất cha sử dụng
CSD
4,579.25
9.35
3.1
- Đất bằng cha sử dụng
BCS
1,479.35
32.31
3.2
- Đất đồi núi cha sử dụng
DCS
3,099.90
67.69
3.3
- Núi đá không có rừng cây
NCS
0.00
0.00
Nguồn:Số liệu thống kê đất đai năm 2007 và số liệu điều tra năm 2008
Phụ lục 10
hiện trạng sử dụng đất năm 2008 huyện hảI lăng - tỉnh quảng trị
Đơn vị tính : ha
Thứ tự
Mục đích sử dụng
Mã
Tổng diện tích
Cơ cấu ( % )
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
T.trấn Hải Lăng
Xã Hải An
Xã Hải Ba
Xã Hải Xuân
Xã Hải Quy
Xã Hải Quế
Xã Hải Vĩnh
Xã Hải Phú
Xã Hải Lệ
Xã Hải Thợng
Xã Hải Dơng
Xã Hải Thiện
Xã Hải Lâm
Xã Hải Thành
Xã Hải Hoà
Xã Hải Tân
Xã Hải Trờng
Xã Hải Thọ
Xã Hải Sơn
Xã Hải Chánh
Xã Hải Khê
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Tổng diện tích đất tự nhiên
49,000.23
100.00
280.51
1,120.53
2,298.51
831.68
694.50
1,502.14
1,087.32
1,747.47
6,666.05
1,679.73
2,410.77
1,279.45
8,205.55
589.63
1,183.23
774.24
4,505.05
#####
5,535.88
3,538.22
842.52
1
nhóm đất nông nghiệp
NNP
38,003.69
77.56
70.33
862.62
1,650.03
633.88
552.76
1,284.06
846.13
1,466.59
5,205.51
1,186.69
1,973.20
1,008.50
7,320.76
468.59
979.26
564.49
3,152.35
1,689.10
3,939.42
2,496.88
652.54
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
12,458.92
32.78
22.20
173.44
745.74
384.84
399.48
651.04
634.53
591.31
689.39
656.23
1,114.40
635.14
529.54
467.39
977.46
551.27
1,212.78
678.39
589.98
691.11
63.26
1.1.1
* Đất trồng cây hàng năm
CHN
11,558.95
92.78
18.44
173.44
745.74
384.60
396.98
642.55
626.54
561.57
465.64
598.97
1,114.40
635.14
526.31
467.39
977.46
496.67
1,170.86
666.29
400.21
426.49
63.26
1.1.1.1
- Đất trồng lúa
LUA
7,745.37
67.01
6.42
417.84
251.92
242.48
466.06
398.43
262.08
289.69
459.52
889.05
454.06
243.62
420.88
928.26
442.21
657.17
452.87
279.99
182.82
1.1.1.2
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
7.05
0.06
6.88
0.17
1.1.1.3
- Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
3,806.53
32.93
12.02
173.44
327.90
132.68
154.50
176.49
221.23
299.49
175.78
139.45
225.35
181.08
282.69
46.51
49.20
54.46
513.69
213.42
120.22
243.67
63.26
1.1.2
* Đất trồng cây lâu năm
CLN
899.97
7.22
3.76
0.24
2.50
8.49
7.99
29.74
223.75
57.26
3.23
54.60
41.92
12.10
189.77
264.62
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
24,974.89
65.72
46.43
686.15
774.98
236.70
148.49
630.80
200.77
826.82
4,492.27
474.80
738.34
362.86
6,695.65
1.12
1,939.57
1,001.81
3,343.12
1,785.40
588.81
1.2.1
* Đất rừng sản xuất
RSX
12,926.54
51.76
46.43
615.12
96.63
126.12
143.95
826.82
2,226.24
474.80
234.40
3,023.00
1,161.97
451.36
1,868.72
1,106.50
524.48
1.2.2
* Đất rừng phòng hộ
RPH
12,048.35
48.24
71.03
678.35
110.58
4.54
630.80
200.77
2,266.03
738.34
128.46
3,672.65
1.12
777.60
550.45
1,474.40
678.90
64.33
1.2.3
* Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
569.46
1.50
1.70
2.87
129.31
12.34
4.79
2.10
10.83
48.46
23.85
55.66
120.46
10.50
95.57
0.08
1.80
13.22
8.76
6.32
20.37
0.47
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.42
0.00
0.16
0.12
0.14
2
Nhóm đất phi nông nghiệp
PNN
6,417.29
13.10
122.31
141.30
265.34
183.41
137.75
206.67
210.18
229.24
689.35
462.18
385.21
189.24
613.52
105.31
190.57
208.02
632.73
258.82
310.60
801.35
74.19
2.1
* Đất ở
OTC
754.53
11.76
20.03
20.09
24.78
20.07
22.55
19.95
23.40
24.68
24.98
171.55
22.85
21.01
163.69
10.10
18.84
21.55
24.79
31.18
20.80
35.32
12.32
2.1.1
- Đất ở tại nông thôn
ONT
734.50
97.35
20.09
24.78
20.07
22.55
19.95
23.40
24.68
24.98
171.55
22.85
21.01
163.69
10.10
18.84
21.55
24.79
31.18
20.80
35.32
12.32
2.1.2
- Đất ở tại đô thị
ODT
20.03
2.65
20.03
2.2
* Đất chuyên dùng
CDG
2,206.22
34.38
62.45
61.25
114.98
52.88
45.38
92.29
80.22
156.74
191.10
166.13
158.26
97.03
164.64
48.31
112.09
59.90
188.88
153.13
81.69
76.47
42.40
2.2.1
- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp
CTS
18.28
0.83
6.15
0.27
0.17
0.21
0.64
1.05
0.46
2.88
0.32
0.10
0.25
0.32
0.62
0.21
0.12
1.46
0.15
0.85
0.81
1.10
0.14
2.2.2
- Đất quốc phòng
CQP
48.28
2.19
0.89
2.25
21.86
23.27
0.01
2.2.3
- Đất an ninh
CAN
1.08
0.05
0.67
0.41
2.2.4
- Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
92.13
4.18
2.58
0.56
0.63
0.42
0.28
0.65
2.53
0.17
29.24
2.11
0.47
29.06
0.30
0.90
1.73
16.33
0.29
3.74
0.14
2.2.5
- Đất có mục đích công cộng
CCC
2,046.45
92.76
52.16
58.17
114.18
52.25
44.74
90.96
79.11
129.47
167.34
136.79
155.90
96.24
134.96
47.80
111.07
58.43
186.59
135.95
80.59
71.63
42.12
2.3
* Đất tôn giáo, tín ngỡng
TTN
146.50
2.28
2.16
8.60
8.91
5.67
9.92
12.83
8.23
2.96
6.05
11.05
6.14
6.28
6.47
7.83
8.38
10.15
8.13
6.25
6.89
3.60
2.4
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
1,086.99
16.94
9.70
57.53
94.98
36.79
25.51
60.21
58.69
15.68
34.78
66.42
114.44
45.27
55.07
20.99
37.78
62.49
118.18
26.36
59.60
70.65
15.87
2.5
* Đất sông suối và mặt nớc CD
SMN
2,213.23
34.49
30.13
22.00
64.48
34.90
24.25
34.76
18.82
435.53
51.92
78.61
19.79
223.84
19.44
14.03
55.70
290.73
40.02
142.26
612.02
2.6
* Đất phi nông nghiệp khác
PNK
9.82
0.15
0.27
0.28
3.74
0.05
0.28
5.09
0.11
3
Nhóm đất cha sử dụng
CSD
4,579.25
9.35
87.87
116.61
383.14
14.39
3.99
11.41
31.01
51.64
771.19
30.86
52.36
81.71
271.27
15.73
13.40
1.73
719.97
279.33
1,285.86
239.99
115.79
3.1
- Đất bằng cha sử dụng
BCS
1,479.35
32.31
87.87
116.61
383.14
14.39
3.99
11.41
31.01
51.64
87.37
30.86
52.36
81.71
55.33
15.73
13.40
1.73
92.37
122.21
34.42
76.01
115.79
3.2
- Đất đồi núi cha sử dụng
DCS
3,099.90
67.69
683.82
215.94
627.60
157.12
1,251.44
163.98
3.3
- Núi đá không có rừng cây
NCS
Nguồn:Số liệu thống kê đất đai năm 2007 và số liệu điều tra năm 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09023.DOC