Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ THẤT THU THUẾ
I. Khái quát về thuế.
1. Thuế và sự cần thiết của thuế
- Thuế ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà Nước. Để duy trì và đảm bảo lợi ích kinh tế của mình, nhà nước cần có một nguồn tài chính nhằm trang trải cho những khoản chi tiêu của mình, đồng thời cũng để giải quyết các vấn đề xã hội. Vì thế Nhà Nước dùng thuế là một công cụ huy động nguồn tài chính trong nhân dân và các tổ chức kinh tế vào ngân sách. Thuế là một khoản t
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và công tác chống thất thu thuế trên địa bàn quận 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu bắt buộc đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội được pháp luật quy định và không được hoàn trả một cách trực tiếp mà là gián tiếp thông qua việc sử dụng các công trình, dịch vụ công cộng như trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội và sử dụng các công trình như đường xá cầu cống …
2. Bản chất của thuế:
- Thuế là một công cụ tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, là một khoản đóng góp bắt buộc của Nhà Nước đối với các tổ chức kinh tế và các thành viên trong xã hội thông qua các điều khoản của pháp luật. Từ khi Nhà Nước ra đời thuế đã được thu bằng sức mạnh quyền lực, đồng thời thuế cũng là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Việc động viên thuế không gắn liền với lợi ích cụ thể, trực tiếp mà người nộp thuế thụ hưởng đối với việc cung cấp hàng hoa, dịch vụ công cộng của Nhà Nước. Thuế không phải là một khoản đối giá, người dân không có quyền đòi hỏi nhà nước cung cấp cho họ một lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ tương ứng với số thuế họ đã nộp. Tuy nhiên mọi khoản thuế dân chúng đã nộp sẽ quay lại với họ bằng nhiều con đường khác nhau thông qua chi tiêu từ Nhà nước. Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và cá thể tạo ra, nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước.
3. Chức năng của thuế
- Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là chức năng cơ bản mà tấ cả các Nhà Nước đều phải thực hiện. Thông qua chức năng này, các khoản thu của Nhà Nước được hình thành và đó chính là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà Nước .
Chức năng điều tiết kinh tế của thuế là chức năng mà thuế được xem như tác nhân tích cực cho quá trình tái phân phối và qua đó tác động đến quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Với chức năng này, Nhà Nước đã đặt thuế vào thế tiếp cận với các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như : sức lao động đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Giữa hai chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều tiết kinh tế co mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ cho nhau.
4. vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội xã chủ nghĩa tồn tại nhiều thành phần kinh tế như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên không ngừng tăng lên vừa tạo phần tích luỹ cho nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , hệ thống các khoản thu về thuế, phí, lệ phí phải đảm bảo đến trên 90% tổng số thu Ngân sách nhà nước . Trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà Nước.
- Để thực hiện tốt điều này thì nhà nước cần phải xây dựng một chính sách thuế đảm bảo các yếu tố :
+ Hệ thống thuế phải bao quát hết mọi nguồn thu co thể khai thác, tích luỹ vào ngân sách từ mọi hoạt động kinh doanh, từ mọi nguồn thu nhập … Mỗi sắc thuế chỉ đảm nhiệm một số chức năng, mục đích nhất định. Đồng thời hỗ trợ, bổ sung cho nhau để phát huy tác dụng toàn diện của cả hệ thống thuế.
+ Chính sách động viên về thuế cần có tác dụng ổn định bồi dưỡng nguồn thu vững chắc, lâu dài cho ngân sách nhà nước .
+ Cơ cấu thuế suất không nên phức tạp, thuế suất không nên quá cao mà cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với khả năng đóng góp của người dân.
+ Hệ thống thuế phải tập trung thống nhất và đảm bảo tính pháp luật cao. Chính sách thuế được áp dụng thống nhất sẽ đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
+ Thuế là công cụ để thực hiện các định hướng, chủ trương của nhà nước để phát triển xãhội.
+ Tuỳ từng tình hình cụ thể, thuế được sử dụng như là công cụ góp phần điều tiết nền kinh tế, từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, phân phối điều chỉnh các thành phần kinh tế hoạt động theo đinh hướng phát triển của đất nước, điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế giữa các nghành nghề, các địa phương, các vùng kinh tế …
+ Để bảo hộ nền kinh tế trong nước, nhà nước cần đăt ra hàng rào thuế quan để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào quốc gia mình. Để hạn chế người tiêu dùng dùng những mặt hàng xa xỉ, nha nước cần phải có chính sách thuế cao áp dụng cho những mặt hàng này.
+ Để khuyến khích hoạt động xuất khẩu nhà nước có thể áp dụng chính sách miễn giảm thuế đối với hoạt dộng này nhằm cân bằng cán cân thương mại.
+ Trong hoàn cảnh thu nhập xã hội co sự chênh lệch lớn giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải điều hoà thu nhập thông qua công cụ thuế. nghĩa là người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người co thu nhập thấp. Tuy nhiên không vì thế mà không kguyến khích người dân làm giàu bằng thu nhập chính đáng của họ.
+ Nhà nước sử dụng một phần thuế để đáp ứng một phần chi tiêu, thực hiện chính sách xã hội, phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, xoá đói giảm nghèo… nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.
5. Phân loại về thuế
- Phân loại theo đối tượng đánh thuế:
+ Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh : thuế giá trị gia tăng
+ Thuế đánh vào sản phẩm: thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế đánh vào thu nhập : thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
+ Thuế đánh vào tài sản : thuế đất, thuế nhà đất
+ Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng : thuế tài nguyên, thuế sử dụng vốn ngân sách
- Phân loại theo bản chất:
Căn cứ vào tính chất có thể chuyển dịch về thuế giữa người nộp thuế và người chịu thuế, người ta phân chia thuế thành hai loại :thuế trực thu và thuế gián thu:
+ Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế, người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Thuế trực thu khác với thuế gián thu ở chổ không được cộng vào giá hàng hoá, dịch vụ nghĩa là không chuyển dịch cho người tiêu dùng chịu . việc động viên ngân sách qua thuế trực thu có tính công bằng hơn so với thuế gián thu, vì phần đóng góp thuế phù hợp với khả năng của từng đối tượng, thu nhập cao thi nộp thuế nhiều thu nhập ít thì nộp thuế ít, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí cần thiết hoặc không có thu nhập thì không phải nộp thuế. Tuy nhiên, thuế trực thu còn có một số khuyết điểm nhất định trong việc gia tăng thu nhập của các đối tượng vì thu nhập càng cao thì nộp thuế càng nhiều. Ngoài ra tính chất của thuế trực thu là nộp thuế trực tiếp nên họ cảm nhận rất rõ gánh nặng về thuế và từ đó có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn thuế.
+ Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào việc sử dụng thu nhập của các đối tượng, thuế đánh vào tiêu dùng . thuế này do người lao động hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nộp cho nhà nước, nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế, doanh nghiệp chuyển thuế bằng cách cộng thuế vào gía vốn hàng hoá, dịch vụ nên được gọi là thuế gián thu. Thuế gián thu đảm bảo cho mọi người có thể tự do lựa chọn hàng hoá, quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tuỳ ý theo sự lựa chọn của mình. Nó tránh được quan hệ trực tiếp giữa người tiêu dùng là người chịu thuế với cơ quan thuế nên dể thu hơn so với thuế trực thu. Thuế gián thu dễ điều chỉnh tăng thuế hơn vì những người chịu thuế thường không cảm nhận được ngay và đầy đủ gánh nặng của loại thuế này, do vậy phản ứng chống thuế không gay gắt như thuế trực thu. Bên cạnh đó thuế gián thu còn là công cụ điều tiết bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước hướng dẫn tiêu dùng và điều tiết những người có nhiều tiền. Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm trên, thuế gián thu cũng bộc lộ một số tồn tại như mang tính luỹ thoái, không đảm bảo sự công bằng trong việc động viên thu thuế. Mặc dù người ta cũng đã hạn chế tính luỹ thoái bằng cách định ra thuế suất thấp đối với hàng hoá dịch vụ thiết yếu, nhưng dù sao no cũng ảnh hưởng rất khác nhau tới kẻ giàu người nghèo . nếu cùng tiêu dùng một loại sản phẩm hàng hoá như nhau thì kẻ giàu, người nghèo đều phải nộp một khoản thuế như nhau, điều này chứng tỏ có sự không công bằng trong chính sách thuế.
II. Hệ thống thuế chủ yếu ở Việt Nam hiện nay
- Do sự giới hạn của phạm vi nghiên cứu của luận văn, và quy mô của từng sắc thuế đối với tổng số thuế thất thu, chúng ta sẽ bỏ qua không xem xét đến một số sắc thuế trong hệ thống thuế Việt Nam, bao gồm:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất
- Thuế khác và lệ phí
Như vậy, hệ thống thuế Việt Nam chủ yếu chúng ta đề cập trong luận văn bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất nhập khẩu
1 Thuế giá trị gia tăng
- Thuế giá trị gia tăng được ban hành ngày 10 tháng 5 năm 1997, tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 11 khoá IX nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành điều luật số 02/1997/QH9 công bố và thi hành luật thuế giá trị gia tăng .
- Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển. Hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế này.
- Đối tượng chịu thuế : bao gồm tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ một số loại theo quy định (sản phẩm muối, dịch vụ tín dụng , quỹ dầu tư, dịch vụ y tế, dạy học dạy nghề, sản phẩm trồng trọt chăn nuôi chưa chế biến…)
- Đối tượng nộp thuế : các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ, các cơ sở kinh doanh và các tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá là đối tượng nôp thuế giá trị gia tăng.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng : thuế giá trị gia tăng được tính theo một trong hai phương pháp : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng :
Số thuế Giá trị gia tăng Thuế suất thuế
Giá trị gia tăng = của hàng hoá và x giá trị gia tăng của
phải nộp dịch vụ chịu thuế hàng hoa, dịch vụ
Trong đó:
Giá trị gia tăng Giá thanh toán Giá thanh toán của
củaVà dịch vụ = của hàng hoá x hàng hoá dịch vụ
chịu thuế dịch vụ bán ra mua vào tương ứng
Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu ,phí thu thêm mà bên mua phải trả.
Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá mua vào( gái mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng ) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp :
- Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời cùng với thuế giá trị gai tăng, nhằm để thay thế cho thuế lợi tức trước đây.
- Đối tượng chịu thuế thu nhập daonh nghiệp : tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ, các cơ sở kinh doanh có thu nhập ( trừ các đối tượng được quy định không phải nộp ).
- Phương pháp tính thuế :
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất
phải nộp trong kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế tương ứng
Trong đó:
Thu nhập doanh thu để Chi phí Thu nhập
Chịu thuế = tính thu nhập - hợp lý + chịu thuế khác
Trong kỳ chịu thuế trong kỳ trong kỳ trong kỳ
(1) (2)
Doanh thu : là toàn bộ tiền bán hàng ,tiền gia công cung ứng dịch vụ .
Chi phí hợp lý theo quy định bao gồm : khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, trả lãi vay ngân hàng … ( tất cả phải co hoá đơn giá trị gia tăng hơp pháp).
Thuế suất:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài là 28%.
- Đối với các dự án đầu tư thuộc nghành nghề, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư thì được áp dụng thuế suất theo 3 mức:
+ 25% : dự án đầu tư thuộc nghành nghề ưu đãi đầu tư
+ 20% : cho các dự án đầu tư thuộc nghành nghề ưu đãi đầu tư vào những vùng thuộc ưu đãi đầu : miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn .
+ 15% : cho những dự án thuộc các nghành nghề ưu đãi và đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao.
- Thuế suất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh là 25%. Riêng đối với các trường hợp khuyến khích đầu tư được áp dụng như sau:
+ 20% trong thời gian 10 năm đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn ưu đãi.
+ 15% trong thời gian 12 năm đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn ưu đãi nhiều hơn.
+ 10% trong thời gian 15 năm đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn đặc biệt khuyến khích ưu đãi.
+ Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài không phải nộp thuế thu nhập bổ sung như doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên khi chuyển thu nhập ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài với mức thuế suất qui định ở 3 mức : 5%, 7%, 10% tuỳ theo mức vốn đầu tư vào Việt Nam.
+ Đối với cac tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí là 50%, khai thác tài nguyên quí hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất 28%-50% phù hợp với từng dự án, cơ sở kinh doanh
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc loại thuế gián thu, có mức thuế suất cao vì đánh vào một số mặt hàng ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều thế hệ trong xã hội, hợac chưa thật cần thiết cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân . Các mặt hàng chịu thuế như : rượu ,bia , thuốc lá …
- Đối tượng nộp : Các tổ chức cá nhân thuộc diện thành phần kinh tế đoàn thể xã hội co sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Phương pháp tính thuế :
Thuế TTĐB phải nộp = số lượng hàn x Giátínhthuế x thuếsuất thuế
Hoá tiêu thụ tiêu thụ đặc biệt tiêu thụ đăc biệt
Trong đó :
+ Đối với hàng sản xuất trong nước : giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đăc biệt được xác định như sau :
Giá tính thuế = Giá bán hàng
Tiêu thụ đặc biệt 1 +thuế suất
+ Đối với hàng nhập khẩu : giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu x thuế suất nhập
khẩu + thuế suất thuế tiêu thụ đăc biệt .
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt :
* Thuốc lá diếu và xì gà : 65%, 45% ,25%
* Rượu : 70%, 55%, 25%, 20%, 15%
* Bia : 75%, 65%, 50%
* Xe ôtô nhập khẩu : 100%, 60%, 30%
*Vàng mã : 60%
* Bài lá : 30%
* Xăng : 15%
* Casino : 25%
* Vũ trường karaoke, Matxa : 20%
* Đặt cược đua ngựa, đua xe : 20%
Thuế tiêu thụ đặc biệt chi tính một lần tại nơi sản xuất. Cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, chỉ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải nộp thuế doanh thu trên số sản phẩm đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để xuất khẩu thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Thuế xuất nhập khẩu:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đánh vào các hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam.
+Đối tượng nộp thuế:
Bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân được phép xuất nhập khẩu có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế.
+ Đối tượng chịu thuế:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua, bán, trao đổi, vay nợ với nước ngoài. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, thuộc các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hàng hoá được xuất vào khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các xí nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập vào thị trường Việt Nam
+ Thuế suất thuế xuất nhập khẩu:
* Thuốc lá điếu và xì gà : 100%, 150%
* Rượu các loại : 100%, 150%
* Xe ôtô : 100%, 150%
* Xăng : 10%, 15%, 20%,25%
Phương pháp tính thuế :
Thuế xuất số lượng hàng giá tính thuế thuế suất hàng
Khẩu = hoá xuất , * hàng xuất khẩu, * xuất khẩu,
Nhập khẩu nhập khẩu nhập khẩu nhập khẩu
Trong đó :
- Giá tính thuế :
+ Đối với hàng xuất khẩu : giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB) không tính phí vận tải (F), phí bảo hiểm(I).
+ Đối với hàng nhập khẩu : giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi phí vận tải và phí bảo hiểm (giá CIF).
Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Thuế suất thông thường là thuế suất được quy định trong biểu thuế. Thuế suất ưu đãi được áp dụng thống nhất bằng 70% của thuế suất ghi trong biểu thuế.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU THỰC TẾ, HIỆN TRẠNG THẤT THU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN Q7
I – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Vị trí địa lý :
1.1. Lịch sử hình thành :
Trước đây Quận 7 là một phần đất thuộc Huyện Nhà Bè – một quận ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm tạo sự tập trung trong công tác quản lý và quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi, ngày 01/04/1997 chính phủ ban hành nghị định 03/CP thành lập nên Quận 7 trên cơ sở năm xã phía bắc của huyện Nhà Bè ( Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, và Phú Mỹ) và một phần thị trấn Nhà Bè. Cho đến nay, Quận 7 đã và đang trên con đường hình thành và phát triển, và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
1.2. Vị trí địa lý :
Quận 7 là quận nằm ở phía đông nam thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp với Quận 4 được giao thông bằng cầu Tân Thuận I và Tân Thuận II qua kênh Tẻ và giáp với Quận 2 qua sông Sài Gòn. Phía nam giáp với Huyện Nhà Bè, giao thông qua cầu Phú Xuân (bắc qua sông Phú Xuân) và cầu Ông Lớn (bắc qua rạch Đĩa). Phía đông giáp Quận 2 và tỉnh Đồng Nai, ranh giới sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Phía tây giáp Quận 8 (ranh giới rạch Ông lớn) và Huyện Bình Chánh.
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thuỷ và bộ, là của ngõ phía nam thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối mở hướng phát triển của thành phố với biển Đông và thế giới. Các trục giao thông lớn đi qua quận như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh. Sông Sài Gòn bao bọc phía đông và hệ thống cảng chuyên dụng, luân chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng lân cận.
2. Diện tích, Dân số.
2.1. Diện tích.
Quận 7 có tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha, trong đó đất chuyên dùng và xây dựng chiêm171.34 ha, đất nông nghiệp là 1368.9 ha, phần còn lại là diện tích sông, kênh rạch. Diện tích đất nông nghiệp nói trên được xem là quỹ đất được chuyển đổi trong quá trình đô thị hoá theo định hướng phát triển đến năm 2020.
Dân số.
Kể từ khi được thành lập (01/04/1997) với dân số là 909.20 nhân khẩu, nhưng chỉ sau gần một năm (tháng 12/1997) dân số quận 7 đã tăng lên 97.806 người (tăng 7.57%) và tính đến ngày 01/04/2001 tức sau bốn năm thành lập dân số quận 7 đã lên tới 115.024 người, tốc độ tăng dân số lên đến 8,83% so với năm 1997.
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Mới đầu thành lập, quận 7 mang dáng dấp kinh tế của huyện Nhà Bè. Qua 8 năm xây dựng và phát triển, quận 7 ngày nay đã phần nào thay da đổi thịt và tiến đến là khu đô thị sầm uất nhất trong những năm tới. Thành tựu mà lãnh đạo cũng như toàn thể nhân dân đạt được như sau :
Trong những ngày mới thành lập, từ các xã đô thị hoá của huyện Nhà Bè, vốn là một huyện nằm ở ngoại thành nên hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ đều có qui mô vừa và nhỏ.
Sản xuất Nông nghiệp.
Nhường chỗ cho quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên sản xuất nông nghiệp đã giảm sút về diện tích cũng như sản lượng, cụ thể :
Năm 1997 là 587 ha, trong đó trồng lúa là 520 ha, nuôi trồng thuỷ sản là 67 ha.
Năm 1998 còn lại 459 ha, trong đó trồng lúa là 415 ha và nuôi trồng thuỷ sản là 44 ha.
Bình quân giá trị tổng sản lượng nông nghiệp giảm 4.71%/năm.
Về thương mại dịch vụ:
Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, nhưng chủ yếu vẫn là hộ cá thể. Đặc biệt loại hình hợp tác xã kinh doanh thương mại dịch vụ ở quận 7 phát triển mạnh. Các cơ sở kinh doanh này hầu hết chỉ vừa và nhỏ về quy mô, nhà xưởng và vốn, phản ánh đúng mức thực trạng của một quận đi lên từ sản xuất nông nghiệp.
Về công thương nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Về mặt giá trị sản xuất nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 20.46%. Đặc biệt, khu chế xuất Tân Thuận và khu quy hoạch Phú Mỹ đã góp phần giải quyết việc làm và làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của quận.
Giao thông vận tải – xây dựng.
Diện tích xây dựng trong 7 năm qua là 4480 m2 với tổng trị giá 109 tỷ đồng, các công trình giao thông khác cũng hoàn thành vượt mức. Đặc các dự án xây dựng và đầu tư mới, mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ước tính khoảng 530 tỷ. Ngành vận tải hàng năm tăng bình quân 36.08%. Được sự hỗ trợ của thành phố, quận 7 tiến hành đầu tư nâng cấp các tuyến đường trọng điểm. Cuối năm 2001 đã đồng loạt khởi công 5 tuyến đường trên địa bàn quận với tổng vốn đầu tư là 104 tỷ đồng, trong đó hai tuyến đường Bình Trung – Phú Mỹ và Phú Thuận là nhằm phục vụ cho khu quy hoạch công nghiệp Phú Mỹ. Đây là điều kiện hết sức cơ bản cho việc phát triển khu vực này bởi vì cùng với việc đầu tư nâng cấp đường hiện hữu và nối kết với các khu vực hoàn thiện hệ thống điện, nước, cầu kênh Tẻ nối quận 4, quận 1 với quận 7 và huyện Nhà Bè. Công trình đường Bắc Nam cũng đang tiến hành hết sức khẩn trương. Một loạt các công trình cầu về phía nam nhằm phục vụ cho các cụm cảng, khu chế xuất Tân Thuận. Đặc biệt phương án xây dựng cầu Phú Mỹ nối quận 7 với Thủ Thiêm, với đại lộ Nguyễn Văn Linh sẽ trở thành con đường trọng yếu trong việc thông thương hàng hoá từ đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh phía bắc.
Về đầu tư nước ngoài đang diễn ra rất sôi động, ngoài khu chế xuất Tân Thuận đang thực sự thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, còn có 114 dự án, giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động.
Bên cạnh đó, quận 7 cũng đang gặp không ít khó khăn. Với cơ sở hạ tầng kỷ thuật còn thiếu thốn, không thuận tiện cho việc đi lại, đặc biệt là các trụ đường chính phục vụ cho khu quy hoạch công nghiệp chưa được nâng cấp nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư từ đó một số dự án có diện tích khá lớn đã được các cấp thẩm quyền giao đất nhưng các đơn vị vẫn chưa triển khai đầu tư xây dựng.
Từ thực trạng kinh tế trên đây, trong hơn 7 năm qua toàn quận đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách hơn 22 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 4.08%. Trong đó khoản thu thuế từ hộ kinh doanh có phần trộn hơn từ đội thu thuế của 10 phường. Số còn là các khoản thu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ QUẬN 7
Cơ cấu tổ chức.
Song song với việc thành lập quận 7, Chi Cục Thuế cũng đã được thành lập với tổ chức bộ máy và quy trình quản lý các đối tượng nộp thuế. Để đảm bảo các nhiệm vụ và chức năng của mình được thực hiện tốt. Chi Cục Thuế Quận 7 được tổ chức theo cơ cấu sau:
Thành phần ban lãnh đạo gồm:
Một chi cục trưởng.
Hai chi cục phó.
Các tổ tham mưu:
Tổ thanh tra – kiểm tra.
Tổ nhân sự – hành chính.
Tổ kế toán – máy tính – ấn chỉ – nghiệp vụ – tính thuế.
Đội thuế khấu trừ
Đội thuế quản lý trước bạ và thu khác.
Đội thuế liên phường.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN 7
CHI CỤC TRƯỞNG
CHI CỤC PHÓ
CHI CỤC PHÓ
TỔ KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ TÍNH THUẾ
TỔ KẾ TOÁN THỐNG KÊ ẤN CHỈ
TỔ
THANH TRA KIỂM TRA
TỔ NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH TÀI VỤ
ĐỘI THUẾ KHẤU TRỪ
ĐỘI QUẢN LÝ THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ VÀ THU KHÁC
ĐỘI THUẾ LIÊN PHƯỜNG
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
2.1Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo.
Ban lãnh đạo gồm : chi cục trưởng và chi cục phó có nhiệm vụ chỉ đạo thu thuế trên địa bàn quận theo chính sách và luật thuế của nhà nước do cục thuế thành phố giao.
Chi cục trưởng
Chịu trách nhiệm trước quận uỷ, UBND quận 7 và cục thuế thành phố điều hành quản lý chi cục.
Ký các văn bản quyết định của chi cục thuế liên quan đến cấp trên và người thu thuế.
Giải thích và trả lời về chính sách chế độ
Phụ trách chung, phụ trách công tác các tổ thanh tra, kiểm tra và tổ nhân sự hành chính, tài vụ.
Kiểm tra, tổ chức cán bộ, chủ tịch hội đồng cơ quan.
Chi cục phó
Chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về những mặt công tác được giao, điều hành một số mặt hoạt động của chi cục khi vắng chi cục trưởng.
Chỉ đạo, đôn đốc các tổ đội được phân công theo những nội dung đã được thống nhất chung trong ban lãnh đạo chi cục, trong đó:
Chi cục phó thứ nhất :phụ trách tổ thường trực nghiệp vụ, tính thuế, tổ kế toán, máy tính, ấn chỉ và 5 đội liên phường.
Chi cục phó thứ hai : phụ trách đội khấu trừ, đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác.
Chức năng, nhiệm vụ của các tổ đội.
Theo văn bản 5809 TCT/TCCB ngày 20/10/1999 về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 116/1999/TT-BTC.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của tổ kế toán – thống kê – ấn chỉ.
Chức năng : giúp chi cục thuế trong việc kế toán, theo dõi số thu nộp và thực hiện thống kê thuế.
Nhiệm vụ cụ thể :
Kế toán, theo dõi thu nộp và thực hiện thống kê thuế.
Xem xét quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế kê khai, xác định số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa và thiếu để đưa vào thông báo thuế tiếp theo.
Thẩm hoạch biên lai thuế.
Tổ chức nhập, xuất tất cả các loại ấn chỉ thuế, cấp phát và bán hoá đơn, tờ khai thuế cho đối tượng nộp thuế.
Mở sổ sách theo dõi quản lý, thanh toán biên lai, phí, lệ phí với từng cán bộ thuế, đơn vị sử dụng biên lai phí, lệ phí.
Lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hoá đơn chứng từ theo đúng chế độ quy định.
Theo dõi quản lý và kiểm tra đối tượng sử dụng hoá đơn chứng từ trên địa bàn, phối hợp với các bộ phận, với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh biên lai thuế, phí, lệ phí, hoá đơn chứng từ, phòng chống và ngăn chặn việc mua bán, sử dụng hoá đơn chứng từ giả, hoá đơn chứng từ bất hợp pháp.
Lập sổ danh bạđối tượng nộp thuế, tổng hợp danh sách đối tượng nộp thuế xin cấp mã số thuế từ các đội thuế chuyển đến để trình lên cục thuế, thông báo mã số thuế cho đối tượng nộp thuế được cấp.
Xây dựng chương trình, biện pháp triển khai quản lý thu thuế và thu khác ở địa phương. Hướng dẫn việc thực hiện chính sách thuế và thu khác, các biện pháp nghiệp vụ hành thu, chỉ đạo công tác nghiệp vụ thu thuế ở các đội thuế.
Hướng dẫn giải thích những thắc mắc của đối tượng nộp thuế trong quá trình thi hành luật, pháp lệnh, các qui định về thuế và thu khác của Nhà Nước. Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế để có kế hoạch điều chỉnh doanh thu và mức thuế của các hộ, đảm bảo cân đối giữa các mặt bằng. Xem xét lại các căn cứ tính thuế do các đội thuế gởi lên.
Lập bộ thuế, sử lý tờ khai thuế (của các kê khai), tính thuế, tính nợ thuế, tính số bị phạt hoặc ấn định thuế, phát hành thông báo thuế.
Kiểm tra các hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có đề nghị hoàn thuế trình lãnh đạo chi cục thuế.
Xem xét đơn và các điều kiện cần thiết của các đối tượng nộp thuế về việc đề nghị xin chuyển phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ phương pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ.
Với các đội thuế phường và thuế khu vực xác định mức độ thiệt hại để đề nghị mức miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Tham gia các tổ thanh tra, kiểm tra trong việc thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện quy trình thu.
Chức năng, nhiệm vụ của tổ thanh tra – kiểm tra.
Chức năng :
Giúp chi cục thuế trong việc kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý, sử lý khiếu nại và vi phạm về thuế của đối tượng nộp thuế, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện chế độ cưỡng chế thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế, kiểm tra các đối tượng nộp thuế có đơn xin nghĩ kinh doanh, kiểm tra các tờ khai, hồ sơ quyết toán thuế có nghi ngờ do đội thuế phường tổ kế hoạch-nghiệp vụ-tính thuế chuyển đến, kiểm tra việc thực hiện, giảm thuế cho các đối tượng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các luật thuế, các chế độ chính sách về phí, lệ phí và thu khác trên địa bàn.
- Thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế trong việc thực thi chính sách thuế và thu khác, các biện pháp nghiệp vụ, hành thu.
Sử lý các trường hợp vi phạm về thuế, giải quyết các khiếu nại về thuế theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện cưỡng chế đối với các đối tượng nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế và thu khác trên địa bàn.
Phối hợp với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, tham mưu cho ban lãnh đạo chi cục sử lý các vi phạm về thuế do các ngành kiểm tra, phát hiện và chuyển sang.
Chức Năng, Nghiệp vụ chủ yếu của tổ nhân sự – hành chính – tài vụ.
Chức năng:
Giúp chi cục thuế quản lý cán bộ theo chức năng của cơ quan, thực hiện công tác văn thư hành chính và tài vụ của chi cục thuế.
Nhiệm vụ cụ thể :
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ ( theo chức năng của cơ quan sử dụng công chức)
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính của chi cục thuế.
- Quản lý kinh phí chi tiêu của chi cục thuế.
- Thực hiện công tác khác có liên quan đến cán bộ công chức hành chính và tài vụ của cơ quan.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác.
Chức năng :
Giúp chi cục thuế quản lý một số khoản thu bao gồm : lệ phí trước bạ nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các loại phí, lệ phí do cơ quan, tổ chức cấp huyện quản lý thu.
Nhiệm vụ cụ thể :
- Tổ chức quản lý thu lệ phí trước bạ nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các loại phí, lệ phí, cụ thể như :
Tiếp nhận tờ khai và hồ sơ của đối tượng nộp thuế.
- Phối hợp với các đội thuế phường để kiểm tra tờ khai. Sau đó chuyển cho tổ kế hoạch-tính thuế và kế toán thu để tính và ra thông báo thuế, phí, lệ phí.
- Tổ chức thu nhận hoặc phối hợp với kho bạc để thu nhận tiền theo thông báo phí, lệ phí.
- Tham gia với tổ kế hoạch - nghiệp vu - tính thuế để xây dựng dự toán thu.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của đội thuế phường.
Chức năng :
Giúp chi cục thuế quản lý các đối tượng nộp thuế được phân công quản lý.
Nhiệm vụ :
- Tổ chức quản lý các đối tượng được phân công
- Phối hợp đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác để kiểm tra các tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các khoản phí, lệ phí khác trên địa bàn.
- Tham gia với tổ kế hoạch - nghiệp vụ - tính thuế để xây dựng dự toán thu thuế và thu khác.
Chức năn._.