Tài liệu Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật: LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua quá trình đổi mới hơn 20 năm, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến và đạt được những thành tựu quan trọng. Muốn đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì tất yếu phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ là tăng nhanh tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà còn là q... Ebook Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơ bản về kỹ thuật và công nghệ, hiện đại hoá các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế; tạo cơ sở cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
Chúng ta đều biết rằng, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng như hàng tiêu dùng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần nâng cao đời sống nhân dân.Vì nền sản xuất công nghiệp của chúng ta chưa phát triển thì tất yếu nhu cầu về hàng nhập khẩu còn cao để có thể bổ sung những sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không có hiệu quả.Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tăng cường xuất khẩu để thu ngoại tệ. Có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu là nhân tố tích cực để quá trình tái sản xuất được mở rộng và có hiệu quả. Thực trạng đó đã đặt ra nhiều cơ hội và thử thách lớn lao cho các công ty xuất nhập khẩu nói chung và Công ty xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật nói riêng. Đó chính là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, máy móc, thiết bị toàn bộ hiện đại nhất với thời gian và chi phí nhập khẩu thấp nhất.
Qua quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu 5, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng với một số kinh nghiệp thực tế thu được, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: "Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật".
Chuyên đề thực tập bao gồm những phần sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật.
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật.
Chương III: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, các cô chú và anh chị trong phòng xuất nhập khẩu 5 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi về mặt thực tế trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Đinh Lê Hải Hà, giảng viên trực tiếp hướng dẫn đã trang bị kiến thức và nhiệt tình hướng dẫn tôi để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để vấn đề trở nên sáng tỏ.
Sinh viên:
Cù Kiên Trinh
Hà Nội, 04/2008.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT.
Khái quát về Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
1.1. Lịch sử hình thành của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật:
Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật có tên giao dịch là: Vietnam National – Export Corporation ( viết tắt là TECHNOIMPORT ).
Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật có trụ sở chính đặt tại : 16 – 18 Tràng Thi – Hà Nội - Việt Nam.
Tel : 8.254.974.
Fax : 8.254.059.
Email : technohn@netnam.vn
Tổng giám đốc : Ông Vũ Chu Hiền.
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật được thành lập ngày 28/01/1959 theo quyết định số 63/BNgT ngày 28/01/1959 của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công thương).
Đăng ký ngành nghề:
Đăng ký kinh doanh (hiện hành):
+ Số: 100646
+ Ngày cấp: 22/05/1995
+ Cơ quan cấp: Ủy ban Kế hoạch – Thành phố Hà Nội.
- Đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu ( hiện hành )
+ Mã số: 0100108021 – 1
+ Ngày cấp 12/10/1998
+ Cơ quan cấp: Cục Hải quan Hà Nội.
- Đăng ký thuế:
+ Mã số thuế: 01 001 08021
+ Ngày cấp: 12/04/2004
+ Cơ quan cấp: Cục Thuế Thành phố Hà Nội.
1.2. Quá trình phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật đã hình thành và phát triển được 49 năm. Khi mới hình thành và gia nhập thị trường xuất nhập khẩu, công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, bị ảnh hưởng bởi cấm vận kinh tế và cơ chế kinh tế quản lý tập trung. Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng cao, Việt Nam gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật nói riêng, bằng chứng là doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng gia tăng, có ngày càng nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu, quy mô của công ty không ngừng mở rộng. Tính đến nay công ty đã có rất nhiều chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Cụ thể:
Ở trong nước có:
+ Technoimport Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 16 – 18 Nguyễn Công Trứ - Quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: 8.292.697 – 8.293.510
Fax: 8.294.008
Email: technohcm@hcm.vnn.vn
+ Technoimport Đà Nẵng:
Địa chỉ: 112 Hoàng Diệu – Đà Nẵng.
Tel: 822416 – 827024
Fax: 822084
Email: technodn@dng.vnn.vn
+ Technoimport Hải Phòng:
Địa chỉ: 37 Trần Phú - Hải Phòng.
Tel: 921107 – 848727
Fax: 845118
Email: technohp@hn.vnn.vn
Các chi nhánh ở nước ngoài:
+ Nga: Pervaya Tverskaya Yamskaya 30 – Moscow – Russia.
+ Pháp: 44 Avenue de Madrid – 92200 Neuily Sur Seine – Paris – France.
+ Mỹ: 1730 M St – NW – Suite 501 – Wasington DC 20036 – USA.
+ Úc: 797 Bouke Street – Redfern – Sydney NSW 2016 – Australia.
+ Thuỵ Điển: Upplandsgatan 38 5th Floor – 11328 Stockholm – Sweden.
+ Hungary: Benczurutca 18 – 1068 Budapest VI – Hungary.
+ Cuba: Calle 16 No.514 Entre 5Y7 Mirama – Habana – Cuba.
+ Singapore: 10 Leedon Park – Singapore 1026.
+ Ý: Po 22 – 00198 Roma – Italy.
Tổng số cán bộ công nhân viên là 110 người.
1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty:
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật là doanh nghiệp được
phép kinh doanh trên các lĩnh vực:
Kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc vật tư, phương tiện vận tải và các loại hàng công nghiệp, hàng tiêu dung…
Nhận uỷ thác giao nhận,vận chuyển nội địa hàng công trình, hàng hoá xuất nhập khẩu tới mọi địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
Kinh doanh nội địa các loại hàng hoá nói trên.
Cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và thương mại.
Hợp tác đầu tư – liên doanh – liên kết với các tổ chức kinh tế khác.
Ký hợp đồng xuất khẩu lao động đi các nước.
Trong 4 năm gần đây doanh thu của công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng trong 2 năm 2006 và 2007. Cụ thể: doanh thu của công ty trong năm 2004 đạt 170,5 tỷ đồng; năm 2005 đạt 152,7 tỷ đồng; năm 2006 đạt 156,2 tỷ đồng; năm 2007 đạt 168,3 tỷ đồng và dự kiến trong năm 2008 đạt 176,5 tỷ đồng.
Trong quá trình phát triển công ty không ngừng từng bước nâng cao đời sống công nhân viên, đảm bảo thực hiện tốt mọi chế độ đối với công nhân viên như chế độ ốm đau, thai sản, lên ngạch nâng lương, cơ chế dân chủ cơ sở luôn được thực hiện nghiêm túc.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật là một công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Công thương hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có tư cách pháp nhân, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật Doanh nghiệp.
Công ty có các chức năng chính sau:
Xuất khẩu:
+ Máy móc thiết bị
+ Khoáng sản
+Lâm sản được Nhà nước cho phép
+Than đá
+ Rau quả
+ Hàng thủ công mỹ nghệ
+ Vật liệu xây dựng
+ Hàng công nghiệp tiêu dùng
+ Cao su, sản phẩm bằng cao su và chứa cao su
+ Nông sản và nông sản đã chế biến
+ Tơ tằm
+ Sợi các loại
- Nhập khẩu:
+ Thiết bị toàn bộ
+ Dây chuyền công nghệ
+ Máy móc, thiết bị lẻ, phương tiện vận tải
+ Thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệm
+ Vật tư nuôi trồng thuỷ sản
+ Sản phẩm hoá, phân bón
+ Vật liệu xây dựng
+ Nhiên liệu
+Kim loại
+ Nguyên liệu sản xuất
+ Hàng công nghiệp tiêu dùng
- Quản lý vốn và tài sản theo chế độ quản lý tài chính do Nhà nước quy định. Ngoài ra không ngừng quản lý, đào tạo cán bộ công nhân viên nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ để công việc kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
- Góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhờ nhập khẩu thiết bị toàn bộ và dây chuyền công nghệ tốt của các nước phát triển, nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời thu ngoại tệ, cải thiện mức sống nhờ xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của đất nước.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, công ty cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cần nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính, các chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Thực hiện tốt quản trị nhân lực, thu hút nhân tài đến với doanh nghiệp và không ngừng quan tâm, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty, tổ chức trong nước và quốc tế để phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp, không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Không ngừng tăng nguồn vốn cho công ty, tăng cường quản lý để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đồng thời chú ý tới hoạt động đổi mới tài sản cố định để phục vụ công việc kinh doanh ngày càng tốt hơn.
- Đặc biệt chú ý tới hoạt động quản trị logistics để khai thác nguồn hàng chủ động và đảm bảo nhu cầu xuất nhập khẩu theo đúng hợp đồng.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ&TH. MẠI
CHI NHÁNH TẠI THÀNH PHỐ HCM
CHI NHÁNH TẠI HẢI PHÒNG
PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 1
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 2
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 3
CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 4
CÁC VP ĐẠI DIỆN TẠI NƯỚC NGOÀI
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 5
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 7
TT XNK VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 6
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1. Các phòng chức năng:
3.1.1. Phòng Kế hoạch tài chính:
Phòng Kế hoạch tài chính giữ vai trò giám đốc đồng tiền cho mọi hoạt động của công ty, thực hiện theo cơ chế hạch toán tập trung. Mọi vấn đề liên quan đến tài chính dưới bất kỳ hình thức nào đều phải qua Phòng Kế hoạch tài chính trước khi trình lãnh đạo phê duyệt.
3.1.2. Phòng Tổ chức cán bộ:
Phòng tổ chức cán bộ là đơn vị chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự về mọi mặt và giải quyết các vấn đề có liên quan khác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
3.1.3. Phòng Hành chính quản trị:
Chức năng của Phòng Hành chính quản trị là: quản lý tài liệu lưu trữ, văn phòng phẩm phục vụ công tác hành chính, điều hành các cuộc họp, hội nghị và tiếp khách đến giao dịch làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật.
3.2. Các đơn vị trực thuộc:
3.2.1. Trung tâm tư vấn và đầu tư thương mại:
Nhiệm vụ là tham mưu cho Tổng giám đốc, cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, cho các chi nhánh trong toàn công ty về những vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Trung tâm tư vấn và đầu tư thương mại cung cấp các dịch vụ tư vấn như: soạn thảo hồ sơ mời thầu, xét thầu và soạn thảo, đàm phán ký kết hợp đồng.
3.2.2. Trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác lao động quốc tế :
Chức năng chính của Trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác lao động quốc tế là xuất nhập khẩu lao động.
3.2.3. Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật tại Hải Phòng:
Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chính là đảm bảo khâu giao nhận vận chuyển trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật tại Hải phòng đang mở rộng các hoạt động kinh doanh khác bao gồm xuất nhập khẩu và tư vấn đầu tư thương mại, áp dụng triệt để hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, cửa ngõ chính thông thương với quốc tế.
3.2.4. Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật tại Đà Nẵng:
Chức năng của chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng là phục vụ công tác kinh doanh xuất nhập khẩu cho toàn bộ khu vực duyên hải miền trung. Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật tại thành phố Đà nẵng có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp.
3.2.5. Các chi nhánh văn phòng ở nước ngoài:
Các chi nhánh này có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nước ngoài, giúp Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật giao dịch với các đối tác một cách thuận lợi, nhanh chóng và mở rộng thị trường.
3.3. Các phòng nghiệp vụ:
3.3.1. Phòng Xuất nhập khẩu 1:
Chức năng chính là nhập khẩu thiết bị thông tin, thiết bị phụ tùng cho các nhà máy luyện kim và cơ khí, an ninh quốc phòng, thiết bị cho các xí nghiệp in (in ngân hàng, in các ấn phẩm có giá trị cao).
3.3.2. Phòng Xuất nhập khẩu 2:
Chức năng chính là kinh doanh ôtô, xe máy, xăm lốp, phụ tùng.
3.3.3. Phòng Xuất nhập khẩu 3:
Hoạt động nhập khẩu chủ yếu các công trình hoá chất, phân bón, các mặt hàng về khoáng sản, dầu khí, địa chất, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thi công làm đường.
3.3.4. Phòng Xuất nhập khẩu 4 :
Nhập khẩu chủ yếu thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu cho các công trình thuỷ lợi.
3.3.5. Phòng Xuất nhập khẩu 5:
Chủ yếu nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu cho các công trình văn hoá xã hội, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
3.3.6. Phòng Xuất nhập khẩu 6:
Hoạt động chủ yếu là nhập khẩu công trình vật liệu xây dựng, thiết bị vật liệu xây dựng, thiết bị vật tư nghành cấp thoát nước, nghành chiếu sáng, trang trí nội thất, thiết bị văn phòng.
3.3.7. Phòng Xuất nhập khẩu 7:
Hoạt động nhập khẩu các loại thiết bị máy móc khác nhau, chủ yếu thiết bị và nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy bia, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị thi công.
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty ( 2004 - 2006 ) (đơn vị: triệu VNĐ).
TT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng tài sản
153.037,7
150.392,9
160.501,4
2
Tổng nợ phải trả
120.740,4
117.226,2
127.262,6
3
Vốn lưu động
28.427,6
28.782,8
29.140,3
4
Doanh thu
170.510,6
152.711,8
156.234,5
5
Lợi nhuận trước thuế
808,7
1.635,4
460,3
6
Lợi nhuận sau thuế
624,2
1.165,1
331,4
Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu trong 3 năm 2004 – 2006 (đơn vị USD)
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
năm 2006
Xuất khẩu (thực hiện)
5.741.821
5.454.073
6.835.917
Nhập khẩu (thực hiện)
142.600.207
101.982.538
123.887.116
Xuất nhập khẩu (thực hiện)
148.342.029
107.436.611
130.723.033
Xuất nhập khẩu (kế hoạch)
102.023.403
97.433.749
111.300.000
Trong cả 3 năm 2004, 2005, 2006 Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước cấp. Đặc biệt trong năm 2007 Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch cho việc cổ phần hoá vào năm 2008. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức 145,4% tương ứng đạt 148.342.029 USD, tăng 45,4% so với mức kế hoạch, tương ứng tăng 46.318.626 USD. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 110% tương ứng đạt 107.438.112 USD cũng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 10% tương ứng tăng 9.944.362 USD, tuy không tăng bằng năm 2004 nhưng lợi nhuận lại nhiều hơn chứng tỏ trong năm 2005 Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật hoạt động có hiệu quả hơn năm 2004. Đặc biệt là năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 117,5% tương ứng đạt 130.723.033 USD tăng so với kế hoạch đặt ra 17,5% tương ứng tăng 19.423.033 USD, tổng kim ngạch tăng nhưng lợi nhuận lại giảm sút so với năm 2005.
Cũng qua những số liệu trên, có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, vượt trội hơn so với xuất khẩu trong tương quan xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, chiếm 96,1%; 94,9%; 94,8% lần lượt các năm 2004, 2005, 2006 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. Trong đó chủ yếu là kết quả của hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho thấy thế mạnh cũng như hoạt động chủ lực của công ty. Tuy xuất khẩu có phần khiêm tốn hơn nhiều so với nhập khẩu, song kim ngạch xuất khẩu đang tăng dần lên một cách rõ rệt, điều này khẳng định phương hướng của công ty trong tương lai là tăng cường hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực hơn.
2. Một số hợp đồng quan trọng của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật trong 15 năm qua:
Bảng 3: Các hợp đồng có giá trị trên 3 tỷ đồng của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật trong 15 năm qua (đơn vị: tỷ đồng ).
Tính chất công việc
Tổng trị giá
Thời hạn hợp đồng
Khởi Hoàn công thành
Tên cơ quan ký hợp đồng
Tên nước
1
2
3 4
5
6
Chuyên sâu y tế
30 tỷ đồng
1996 1999
Bệnh viện Bạch Mai
Đức, Nhật, Pháp, Mỹ, Singapore.
Chuyên sâu y tế
40 tỷ đồng
1996 1999
Các bệnh viện trung ương và các tỉnh
Đức, Nhật, Pháp, Mỹ, Singapore
Thiết bị y tế vốn vay Ngân hàng Thế giới
12 tỷ đồng
2001 2003
Chương trình hỗ trợ y tế quốc gia.
Đức, Italia, Trung Quốc.
Thiết bị y tế vốn vay Ngân hàng Thế giới
3 tỷ đồng
2002 2003
Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình
Đức
Thiết bị y tế (dùng vốn viện trợ EU )
9 tỷ đồng
2003 2004
Chương trình phát triển hệ thống y tế
Anh, Đức, Italia
Các công trình thiết bị toàn bộ
7500 tỷ đồng
1996 2005
Xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp…
Pháp, Đan Mạch, Đức, Nhật, Italia.
3. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
Bảng 4: Cơ cấu vốn của công ty ( đơn vị: tỷ đồng ).
SST
Loại vốn
2004
2005
2006
1
Cố định
3.87
4.384
4.098
2
Lưu động
28.428
28.783
29.14
3
Tổng
32.298
33.167
33.238
Bảng 5: Tỷ trọng vốn cố định và lưu động của công ty.
STT
Loại vốn
2004
2005
2006
1
Cố định
11.98%
13.22%
12.33%
2
Lưu động
88.02%
86.78%
87.67%
3
Tổng
100%
100%
100%
Qua 2 bảng trên ta nhận thấy số vốn của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật không thực sự lớn và để đảm bảo cho việc đáp ứng hoạt động xuất nhập khẩu thì công ty cần sử dụng vốn vay một cách hợp lý để đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện cho công ty.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp. Công ty xuất nhập khẩu rất nhiều loại mặt hàng, chủng loại phong phú và đa dạng trong đó có một số mặt hàng chủ yếu như: máy móc thiết bị, khoáng sản, lâm sản được Nhà nước cho phép, than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, phân bón.…
1. Phương thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
1.1. Nhập khẩu uỷ thác:
Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Với phương thức kinh doanh này, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật chỉ đóng vai trò trung gian để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ các nước khác vào Việt Nam. Nói theo cách khác Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật tiến hành nhập khẩu thiết bộ toàn bộ theo yêu cầu của những tổ chức, công ty khác (chủ đầu tư) có nhu cầu về thiết bộ do các tổ chức, công ty này không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc họ thấy không có lợi khi xuất nhập khẩu trực tiếp mà họ lại có vốn nên họ uỷ thác cho Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho họ.
Trong nghiệp vụ này, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật được bên uỷ thác cung cấp vốn để tiến hành nhập khẩu nhưng công ty phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành nhập khẩu như chi phí liên lạc với các bên, chi phí cho nghiên cứu thị trường, chi cho các cuộc đàm phán...vì thế Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật phải thống nhất với bên uỷ thác về các khoản chi phí phát sinh này. Ngoài ra công ty chỉ việc xem xét các tài liệu do khách hàng đưa đến cụ thể là xem xét các yêu cầu của khách hàng về hàng hoá thiết bị toàn bộ mà công ty sẽ phải nhập khẩu cho họ, sau đó tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng được những yêu cầu đó với giá cả, điều kiện bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hiểm... có lợi nhất. Sau khi hoàn thành hợp đồng, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật sẽ được hưởng một khoản phí được gọi là phí uỷ thác chiếm từ 0,5% đến 1,5% giá trị hợp đồng (tuỳ theo mức độ quen biết với khách hàng và theo giá trị hợp đồng lớn hay nhỏ).
Đối với phương thức kinh doanh này, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật sẽ phải ký kết hai loại hợp đồng, đó là: hợp đồng uỷ thác (hợp đồng kinh tế hay hợp đồng nội) với bên uỷ thác và hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ (hợp đồng ngoại) với bên bán.
Trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác, nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật chỉ là nhập khẩu thiết bị toàn bộ đảm bảo đúng yêu cầu của chủ đầu tư, công ty hoàn toàn không phải lo đầu ra cho chất lượng thiết bị toàn bộ được nhập khẩu về vì thế kinh doanh theo phương thức này là khá an toàn. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được lại thấp, mặt khác đến một lúc nào đó việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ trở nên thông dụng thì phương thức kinh doanh này sẽ mất đi tính thực tế của nó.
1.2. Nhập khẩu tự doanh:
Trong phương thức này, Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật kinh doanh như một doanh nghiệp thương mại thông thường, có nghĩa là công ty sẽ thực hiện từ việc nghiên cứu thị trường, bỏ vốn của mình ra để nhập khẩu, tiêu thụ số thiết bị toàn bộ đã nhập khẩu về và thu lợi nhuận. Như vậy, theo phương thức này các đơn vị kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật sẽ phải xem xét các nguồn hàng và tính toán mọi chi phí cho quá trình nhập khẩu đồng thời phải tìm được người mua, tính toán giá thành thực tế khi hàng được chuyển tới tay người mua và tính toán giá cả thị trường của mặt hàng đó khi hàng về đến nơi để thấy được việc kinh doanh là lỗ hay lãi. Sau khi xem xét và tính toán toàn bộ quá trình nhập khẩu thì các đơn vị phải đệ trình phương án kinh doanh của mình như: đầu vào, đầu ra, vốn thực hiện và kết quả có thể đạt được lên ban giám đốc của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật chờ phê duyệt. Ban giám đốc sau khi nghiên cứu kỹ sẽ quyết định cho thực hiện hay không. Nếu ban giám đốc không đồng ý thì sẽ đưa ra lý do cụ thể, còn nếu đồng ý thì các đơn vị sẽ nhận vốn từ các công ty và tiến hành nhập khẩu. Đối với phương thức này, nếu có lãi các đơn vị sẽ được thưởng bằng một số phần trăm nhất định theo hợp đồng mà phương án đó đem lại cho công ty còn nếu lỗ thì các đơn vị đó bù trừ vào lãi cuả công trình khác. Phương thức này cũng cho phép các đơn vị kinh doanh được quyền vay vốn để nhập khẩu mà không phải thế chấp tài sản do công ty đứng ra bảo lãnh nhưng vẫn phải tính lãi ngân hàng.
Phương thức tự doanh này nếu làm tốt thì đem lại lợi nhuận cao hơn so với phương thức uỷ thác nhưng lại tương đối mạo hiểm bởi vì rủi ro trong khâu tiêu thụ mặt hàng thiết bị toàn bộ là rất lớn, chính vì thế kim ngạch nhập khẩu từ phương thức này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty (30%) và thường công ty chỉ áp dụng phương thức này đối với hàng hoá là máy móc thiết bị lẻ có giá trị thấp phù hợp với nguồn vốn của công ty.
Bảng 7: Trị giá kim ngạch nhập khẩu qua các phương thức của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật
(đơn vị : USD):
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng kim ngạch nhập khẩu
111.758.123
91.000.000
67.500.000
91.500.000
Uỷ thác
89.417.674
66.666.600
47.722.500
64.077.450
% so với kim ngạch nhập khẩu
80,01
73,26
70,7
70,03
Tự doanh
22.240.449
24.333.400
19.777.500
27.422.550
% so với kim ngạch nhập khẩu
19,99
26,74
29,3
29,97
Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy nhập khẩu uỷ thác luôn là phương thức kinh doanh mang lại nguồn thu chính cho Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật. Nó luôn chiếm khoảng gần 70% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong khi đó nhập khẩu tự doanh chỉ chiếm khoảng 20% đến 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, nhìn và bộ số liệu trên có thể thấy rằng cơ cấu nhập khẩu tự doanh trong tổng kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng lên: năm 2005 tăng so với năm 2004 là 6,75%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 2,56%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,67%. Tuy mức độ tăng có giảm đi nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật đang ngày càng chú trọng hơn vào phương thức nhập khẩu này.
2. Quy trình nhập khẩu của Công ty Xuất khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật:
2.1. Xác định nhu cầu cụ thể về hàng hóa cần nhập khẩu:
Các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu hàng hóa là để bán lại cho người tiêu dùng, vì thế trước tiên cần phải xác định nhu cầu cụ thể về mặt hàng, quy cách chủng loại, số lượng, thời hạn tiêu dùng, giá cả mà người tiêu dùng chấp nhận. Sau đó doanh nghiệp sẽ tổng hợp các nhu cầu của khách hàng, cân đối với lượng hàng hóa tồn kho, để quyết định hàng hóa cần nhập khẩu theo công thức:
Yêu cầu hàng hóa nhập khẩu = Nhu cầu hàng hóa của khách hàng + ( - ) nhu cầu dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.
Yêu cầu các mặt hàng cần nhập khẩu sẽ là căn cứ để ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài.
2.2. Điều tra, nghiên cứu thị trường nước ngoài và lựa chọn đối tác kinh doanh:
Một loại hàng hóa nào đó sẽ có nhiều ở thị trường (các nước) khác nhau cùng sản xuất, mỗi nước lại có nhiều hãng, ở mỗi hãng có thể sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm, mà kết quả kinh doanh lại phụ thuộc vào những đối tác cụ thể. Bởi vậy doanh nghiệp phải nắm được không chỉ khái quát về từng thị trường mà còn cần thông hiểu địa vị pháp lý, sức mạnh tài chính, quan điểm, triết lý kinh doanh và các sản phẩm hàng đầu của hãng để đặt hàng.
Nghiên cứu thị trường là hoạt động tiên quyết đầu tiên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Đó là quá trình điều tra khảo sát để tìm khả năng bán hàng hoặc mua hàng đối với một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Trong nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu phải chỉ ra:
Thị trường nào là có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Dung lượng thị trường là bao nhiêu.
Sản phẩm cần có những thay đổi, thích ứng gì đối với những đòi hỏi của thị trường.
Sử dụng phương tiện quảng cáo và phương pháp xúc tiến nào?
Chọn phương pháp bán nào là phù hợp.
Tiến trình nghiên cứu thị trường bao gồm các bước thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.
Quá trình nghiên cứu và xâm nhập thị trường của doanh nghiệp bao giờ cũng bắt đầu từ thị trường chung, thị trường sản phẩm, thị trường thích hợp đến thị trường trọng điểm.
Nội dung nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành thị trường: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh; nghiên cứu luật pháp liên quan đến mua bán hàng hóa trên thị trường như: Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Chống phá giá, chống độc quyền, các tập quán và thông lệ quốc tế; các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thực hiện hợp đồng kinh tế như: vận tải, bảo hiểm.
Các yếu tố để lựa chọn thị trường là quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại giữa các nước, vị trí địa lý, các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hệ thống phân phối, mức tăng tiêu thụ, tăng nhập khẩu, giá hàng xuất nhập khẩu và các đặc điểm văn hóa – xã hội là các yếu tố cần xem xét, cân nhắc.
Người ta có thể lập bảng tổng hợp cho từng yếu tố để tính kết quả cụ thể cho từng thị trường làm cơ sở lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu ở bước sau.
Nghiên cứu thị trường để lựa chọn đối tác làm ăn buôn bán nên cần làm rõ:
Tư cách pháp nhân của đối tác.
Năng lực và nguồn lực của đối tác.
Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của đối tác về hàng hóa dịch vụ mua bán với đối tác.
Quan điểm của đối tác trong buôn bán kinh doanh nói chung và trong kinh doanh với đối tác Việt Nam nói riêng.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường, đối tác và tiềm năng của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu riêng biệt cho từng thị trường hay chiến lược chung toàn cầu cho các thị trường trọng điểm.
+ Phương pháp nghiên cứu:
Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường.
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tại bàn:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng là cách nghiên cứu, thu thập các thông tin qua các tài liệu như: sách, báo…
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật do ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, thường được áp dụng đối với những lô hàng có giá trị không lớn và đối với khách hàng truyền thống của doanh nghiệp.
Các tài liệu dùng để nghiên cứu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật bao gồm: sách báo, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương mại, niên giám thống kê, thống kê của các ngành, tài liệu của Bộ Công thương, các tài liệu có liên quan đến các loại mặt hàng mà công ty đang tiến hành xuất nhập khẩu. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài liệu nước ngoài để nghiên cứu như: tài liệu của trung tâm thương mại quốc tế ( ITC ), của tổ chức thương mại thế giới (WTO )….
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu tại hiện trường:
Đây là phương pháp trực tiếp cử cán bộ đến tận nơi để nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng hoặc ở các đơn vị nguồn hàng bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra điển hình, điều tra toàn bộ hay tham quan, phỏng vấn các đối tượng, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng hay qua hội chợ, triển lãm… cũng có thể thông qua việc ti._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20211.doc