LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm lý luận gắn với thực tiễn, trường học với xã hội và từ tình hình thực tiễn đặt ra trước sự bất cập về thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở còn có nhiều hạn chế trong khi xã hội bước vào thời kỳ CNH - HĐH đất nước, trình độ của thanh niên ngày càng được nâng cao. Vì vậy việc đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải tự hoàn thiện mình và phải được chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ là một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng đối với người cán bộ Đoàn. Với đề tài " Thực trạng
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La" mà em đã lựa chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp có ý nghĩa thiết thực để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mới.
Trong quá trình học tập và hướng dẫn viết chuyên đề em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo Khoa Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và trong thời gian thực tập tại huyện Đoàn Phù Yên em đã nhận được sự động viên giúp đỡ, quan tâm của các đồng chí cán bộ huyện Đoàn và các tổ chức cơ sở Đoàn trong huyện, các đoàn thể ban ngành khối dân đã tạo mọi điều kiện cho em có cơ hội thâm nhập vào thực tế cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Với lòng biết ơn tới những người đã nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ. Trước hết cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo của Học viên Thanh Thiếu niên Việt Nam đã truyền đạt kiến thức, dìu dắt chúng em trong thời gian học tại trường, một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí cán bộ huyện Đoàn, các tổ chức cơ sở Đoàn trong huyện Phù Yên.
Do thời gian hạn hẹp và bản thân còn nhiều hạn chế khi viết chuyên đề. Vì vậy chuyên đề còn nhiều thiếu xót và chưa hoàn chỉnh, em rất mong nhận được sự góp ý kiến chỉ bảo của thầy cô, các đồng chí để em ngày một tiến bộ và chuyên đề em viết sẽ được hoàn chỉnh hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
1.1. Về mặt lý luận
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bác Hồ dạy: " Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, nước nhà thịnh hay suy yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên" Đảng ta chỉ rõ thanh niên là lực lượng sáng tạo ra xã hội mới, là nguồn lực để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Như vậy thanh niên có vai trò và khả năng to lớn trong sự nghiệp cách mạng từ trước đến nay và trong tương lai, Việt Nam đi lên con đường XHCN do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng vững mạnh nhờ vào sự vận dụng sáng suốt chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ có đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Bác Hồ và Đảng ta đã nhìn nhận thanh niên một cách toàn diện, nghĩa là luôn thấy rõ những ưu khuyết điểm của thanh niên trong từng hoàn cảnh và thời kỳ cụ thể, Bác và Đảng luôn bồi dưỡng cổ vũ thanh niên phát huy những mặt mạnh và luôn chỉ ra cho thanh niên thấy những mặt yếu của mình. Với cách nhìn nhận toàn diện về thanh niên có ý nghĩa thực tiễn quan trọng vừa giúp cho thanh niên thêm tự tin, lại vừa đặt ra yêu cầu cao về sự rèn luyện tu dưỡng để trở thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng có đủ đức và tài vì họ là những người có quyết định sự thành bại của phong trào, của tuổi trẻ là lớp người tiếp nối, sự nghiệp cách mạng, thanh niên phát triển thì đất nước mới trường tồn, vì vậy cần nhìn thanh niên theo quan điểm phát triển. Hồ Chí Minh đã khẳng định " Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu" và tổ chức tốt thì mới tập hợp thanh niên thành những người đưa sự nghiệp xây dựng XHCN nước ta đi lên thắng lợi. Bác Hồ nhận định về thanh niên "Họ là bộ phận năng động nhất của dân tộc, họ chỉ có thể phát huy được sức mạnh khi hộ đã được tổ chức, hướng dẫn hoạt động đúng".
Bước vào thời kỳ mới, tổ chức Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản thân tốt đẹp của mình, kế tục, trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, tổ chức động viên đoàn viên thanh niên cả nước đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Trên cơ sở nhìn nhận đánh giá khách quan toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển về vai trò, vị trí của thanh niên trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong trước mắt và lâu dài, Mác đã gọi thanh niên là:"Cội nguồn sự sống của mỗi dân tộc" Mác - Ăng ghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong chiến đấu của nó là Đảng Cộng sản. Ăng - ghen cho rằng" Thanh niên là đội hậu bị của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng" Trên cơ sở những luận điểm của Mác - Ăng - ghen trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới, Lênin đã đánh giá thanh niên là:" Nguồn lực chiến đấu mới của cách mạng". Bác Hồ nêu lên tư tưởng chiến lược" Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Phát triển tư tưởng đó, Đảng ta chỉ rõ "Đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên". Đồng thời khẳng định thái độ "Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên: (NQ 04, BCH TW Đảng khóa VII) Đây là thể hiện sự nhất quán về bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ kế kế tục cách mạng của Đảng, mục tiêu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp giáo dục, đào tạo là nhằm hình thành một thế hệ thanh niên kế tục sự nghiệp cách mạng. Vì vậy nghị quyết Đại hội lần IX của Đảng đặt ra yêu cầu cao đối với thế hệ trẻ như: Phải học tập, rèn luyện một cách toàn diện trên cơ sở lấy đức và tài làm hạt nhân.
Giáo dục toàn diện là sự khẳng định những giá trị lớn lao và ý nghĩa quan trọng của nhân tố con người, thanh niên phát triển toàn diện về trí tuệ, văn hoá, thể chất, đạo đức giáo dục bồi dưỡng là chức năng cơ bản nhất trong công tác của Đoàn, Đoàn là trường học XHCN của Đoàn viên thanh niên công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta. Đó là sự nghiệp của quân chúng được tổ chức dưới ngọn cờ của Đảng sự soi rọi bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cách mạng cũng là sứ nghiệp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau đảm đương trước lịch sử. Vì vậy việc chuẩn vị tích cực với tinh thần trách nhiệm cao cho thế hệ trẻ tiếp bước cha anh là vấn đề "Rất quan trọng và rất cần thiết" như Bác đã chỉ rõ trong Di chúc thiêng liêng của Người.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, tổ chức Đoàn và người cán bộ đoàn đang đứng trước những khó khăn thử thách mỗi, nhất là trong nhiệm vụ tập hợp Đoàn kết thanh niên và chưa có biện pháp kịp thời, hiệu quả để khắc phục những lệc lạc trong suy nghĩ do thanh niên chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và tác động mạnh mẽ tiêu cực trong xã hội đặt ra cho tổ chức Đoàn kết là cần khẳng định được vai trò nhiệm vụ của mình. Trong khi đó các thế lực thù địch không ngừng không phá, có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm lôi kéo thanh niên.
Do đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải không ngừng xây dựng củng cố hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất năng lực, để thực hiện được điều đó không còn cách nào khác là xây dựng, đổi mới phương thức hoạt động nhìn nhận và tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lí luận chính trị cho tổ chức Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện.
1.2. Về mặt thực tiễn
Công tác thanh niên là công tác của toàn xã hội, tuy nhiên không chỉ dừng lại ở quan điểm mà phải được cụ thể hoá thành chương trình, dự án, cơ chế, pháp luật và chính sách của các cấp, các ngành phải có cơ quan quản lý của Nhà nước về công tác thanh niên với tư cách người trọng tài để xử lý các pháp luật, chính sách có liên quan đến lợi ích của thế hệ trẻ, để giám sát các ban ngành thực hiện công tác thanh niên cho đời sau "bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Phù Yên là một huyện miền núi ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, án ngữ con đường huyết mạch từ Sơn La đi Phú Thọ, Hà Nội, diện tích tự nhiên toàn huyện là 1.227,31km2 với 4/5 diện tích là núi đồi, diện tích đất nông nghiệp là 12.982ha, trong đó diện tích canh tác lúa nước là 1.840ha có cánh đồng Mường Tấc rộng thứ 4 vùng Tây bắc. Đơn vị hành chính của huyện gồm 1 Thị trấn, 26 xã, có 289 bản và khối phố, ngoài ra còn có 62 cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội của TW tỉnh, huyện đóng trên địa bàn. Dân số toàn huyện tính đến 6/2004 là 101.302 người với 5 dân tộc chính cùng sinh sống là: Dân tộc Mường, Thái, Kinh, Dao, Mông.
Trên địa bàn huyện gồm 45 cơ sở có tổng số 945 chi đoàn và đoàn viên trong độ tuổi là 14.830, số đoàn viên kết nạp là 1.982. Có nhiều đầu mối hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như các trường THPT, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan Nhà nước ... Trong mọi điều kiện thì đội ngũ cán bộ Đoàn từ cấp huyện trở xuống cơ sở vẫn đang nỗ lực phấn đấu xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, tuy nhiên trước tình hình và nhiệm vụ mới tổ chức cơ sở Đoàn nhất là chi đoàn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao và đa dạng của phong trào thanh niên, nội dung sinh hoạt của tổ chức đoàn cơ sở tuy có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp, khả năng tập hợp, đoàn kết, giáo dục đoàn viên thanh niên chưa cao. Trình độ cán bộ đoàn chưa đáp ứng được so với tình hình giai đoạn hiện nay, cán bộ cơ sở còn yếu về chuyên môn, năng lực, thiếu về số lượng cũng như chất lượng so với yêu cầu đặt ra. Hầu hết họ đến với tổ chức Đoàn bằng lòng nhiệt tình và thích tham gia hoạt động.
Người đoàn viên còn chưa nhận thức rõ vai trò của mình, một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức tổ chức, phê bình và tự phê bình còn chưa cao, chưa phát huy được vai trò chủ thể tích cực tự giác trong chi đoàn cũng như đoàn cơ sở dẫn đến thanh niên dễ xa vào các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vật việc đổi mới công tác tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn là việc làm cần thiết và phải làm ngay. Đây là vấn đề mà bản thân em luôn băn khăn vì trong công tác tổ chức và cán bộ, vấn đề nêu ra chưa thực sự đầy đủ, chưa có những luận cứ, căn cứ đầy đủ về các vấn đề đang nghiên cứu. Do vậy em đã chọn chuyên đề "Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên - tỉnh Sơn la" là đề tài nghiên cứu vơi mong muốn góp phần xây dựng, nâng cao, củng cố chất lượng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. Hy vọng sẽ đưa ra được những giải pháp khả thi vào phong trào Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trên địa bàn huyện Phù Yên ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.
2. Mục đích của chuyên đề
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở, công tác tổ chức trên địa bàn huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ đoàn cơ sở, nhằm đổi mới công tác tổ chức, nâng cao chất lượng Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.
3. Nhiệm vụ của chuyên đề
Tổng quan về cơ sở lý luận bao gồm quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên.
Tìm hiểu thực trạng, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn đưa ra các giải pháp kiến nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền và tổ chức Đoàn các cấp.
Nghiên cứu tài liệu liên quan.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng:
Các biện pháp nhằm đổi mới công tác tổ chức và nâng cao chất lượng Đoàn cơ sở, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Đoàn.
Thực trạng tổ chức Đoàn và cán bộ cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên.
4.2. Khách thể:
- Công tác tổ chức và cán bộ Đoàn cơ sở của huyện.
- Công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn huyện.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện.
- Nhân dân và thanh thiếu niên ở địa phương.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chuyên đề được nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù yên.
- Thời gian từ năm 2003 (từ 2003 đến hết 2005)
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu các tài liệu về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên.
6.2. Gặp gỡ trao đổi với mộ số cán bộ Đoàn - Hội - Đội
6.3. Báo cáo tổng kết - sơ kết công tác Đoàn - Hội - Đội hàng năm.
6.4. Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp thực tiễn
6.5. Tham khảo tài liệu báo cáo có liên quan.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức và cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác thanh niên nói riêng.
Chương 2: Thực trạng tình hình công tác tổ chức đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La.
Chương 3: Những giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn và đổi mới công tác tổ chức, trên địa bàn huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La.
NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Cơ sở lý luận về công tác thanh niên và cán bộ làm công tác thanh niên
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác thanh niên và cán bộ làm công tác thanh niên.
Bất kỳ thời kỳ nào, với quốc gia nào, thanh niên cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của một quốc gia, dân tộc, thanh niên là lữ lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh sinh tồn, cũng như trong các cuộc đấu tranh cách mạng, góp phần thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Qua quá trình nghiên cứu trong học tập về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta thấy rằng khi đọc học thuyết Mác -Lênin với bản chất cách mạng và khoa học đã đề câpk chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhận. Các nhà kinh điển chỉ rõ: Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị ra đời trong cuộc đấu tranh giai cấp và là đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, là lãnh tụ chính trị đồng thời là bộ phận tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân: Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của C. Mác là học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhận, một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiên và luôn phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Theo Mác giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách một giai cấp khi nó ý thức địa vị và tương lai của nó" Những công dân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng tương lai của giai cấp công nhận và do tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân trẻ đang lớn lên". Trong bối cảnh của xã hội tư bản đương thời (Cuối thê kỷ XIX) Mác cho rằng: "Cần phải giải thoát cho thanh thiếu niên, coi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại" Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp công nhận là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Ăng - Ghen có tư tưởng để nhận định đối với thanh niên, thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Với lòng tin vào tiềm năng của thế hệ trẻ, Ông nhấn mạnh rằng: "Thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, hộ khao khát lập chiến công và với sự đối mới họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cả đời mình". Thanh niên có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất nước. Mác - Ăng ghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhận và đội tiên phong chiến đấu của nó, Ăng ghen là người đầu tiền đưa ra các quan niệm như: " Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế"," đội quân dự bị của Đảng" để nói đến thanh niên.
Điều đảng luôn quan tâm là niêm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của Ăng ghen trong chế độ quân chủ chuyên chế với lưỡi lê và họng súng. Mác và Ăng ghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhận và đội tiên phong chiến đấu của nó. Vào năm 1853, khi "Đảng của Mác" đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệt của Bít - Xmắc, Ăng ghen viết: " Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng". Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăng ghen trong điều kiện lịch sử mới. V. Lênin đã coi thanh niên là "Nguồn lực chiến đấu của cách mạng" Ông đã luận giải những nguyên nhân xuất hiện phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên với các Đảng Cộng sản. Đánh giá cao tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ. Lênin không nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cách mạng mà các thế hệ trước chưa kịp hoàn thành.
Từ cuối thế kỷ XIX, Lênin đã viết "Người ta quan sát thấy trong thanh niên công nhận một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được với lý tưởng của dân chủ và CNXH" và" Thanh niên sớm muôn muộn sẽ đến với CNXH... nhưng bằng cách thức con đường khác với cha anh họ". Lênin sớm nhìn thấy rõ vai trò cách mạng to lớn của học sinh, sinh viên. Ông thường xuyên nhắc nhở những người bạn chiến đấu của mình rằng phải kiên trì đấu tranh hợp nhất phong trào công nhân với phong trào học sinh, sinh viên thành một trào lưu chúng theo tinh thần của chủ nghĩa Mác cách mạng. Ông cho rằng: Thành công của phong trào thanh niên chính là chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản.
Không phải ngẫu nhiên khi Lênin ghi lại nguyên văn đoạn nghị luận sau đây của Ăng ghen trong bài báo "Sự khủng hoảng của chủ nghĩa Men - Sê - Vích, côngbố ngày 7/12/1906" Phải chăng điều sau đây không được tự nhiên? Chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương lai thuộc về thanh niên. Chúng ta là Đảng của những người cách tân mà thanh niên thì lại hào hứng đi theo những người cách tân. Chúng ta là Đảng của sự chiến đấu quên mình với những gì đã mục nát, đã cũ kỹ, mà thanh niên vào giờ cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh quên mình ấy. Lênin đã đi đến kết luận " Chúng ta là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong" và chúng ta đang đấu tranh tốt hơn cha ông chúng ta, Con cháu chúng ta còn đấu tranh tốt hơn chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng". Mác đã đề nghị:" Quyền của thanh niên, thiếu niên cần được bảo vệ, họ không thể tự bảo vệ được mình. Vì thế nhiệm vụ đó là của toàn xã hội". Lênin hiểu rõ những "Lợi ích đặc thù" của tuổi trẻ, ông nhấn mạnh rằng phải tính đến những lợi ích nhỏ nhất và tìm cách thoả mãn những nhu cầu hợp lý, những lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên. Không phải ngẫu nhiên Lênin đã coi vấn đề thanh niên là một bộ phận tất yếu của cương lĩnh cải tạo xã hội của Đảng Cộng sản và công nhận. Thông qua cương lĩnh đó, thanh niên sẽ thấy những lợi ích thiết thân của họ và sẽ tỏ thái độ đồng tình hay phản đối. Cũng xuất phát từ việc tính đến lợi ích chính đáng và nhu cầu hợp lý của tuổi trẻ, Lênnin đề ra luận điểm: Cần phải tập hợp thanh niên lại thành các tổ chức độc lập và tự quản, các tổ chức đó sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo tư tưởng của Đảng Cộng sản.
Việc cuốn hút thanh niên vào phong trào cách mạng không phải là quá trình tự phát sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với phong trào thanh niên, việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết và là con đường ngắn nhất để biến những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực. Vì vậy thế hệ trước có trách nhiệm và tự giác truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm (chính trị - xã hội) các thế hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận những kinh nghiệm ấy. Vì thế vấn đề kế thừa các thế hệ trẻ của Đảng là một phương hướng giáo dục quan trọng của tổ chức Đoàn và các tổ chức khác của thành niên. Lênin nhấn mạnh cần phải có thái độ khoan dung, độ lượng với lớp trẻ, Lênin đã phòng ngừa khuynh hướng "dè dặt" của các cán bộ Đảng cho rằng, lớp trẻ tuy đầy nhiệt tình và sáng kiến, nhưng lại chưa qua trường học của đấu tranh giai cấp... Ông cho rằng đó là cái cớ để khước từ việc sử dụng thanh niên. Đồng thời ông cảnh cáo: " Nếu không biết tổ chức họ lại và nâng cao họ dậy, thì họ sẽ đi theo những người Men - Sê - Vích và khi đó sự thiếu chín chắn và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây nên những thiệt hai gấp bội".
Mác, Ăng ghen, Lênin: "luôn nhắc nhở những người cộng sản: Cần phải đòi hỏi ở thanh niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết điểm của họ, cần phải giáo dục cho họ tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của họ đối với cách mạng, ngay từ thủơ thiếu thời ... Và không bao giờ được nịnh hót thanh niên". Khi bàn về công tác cán bộ, Lên nin cho rằng: "Chú ý tìm ra và thử thách hết mình nhẫn nại, hết sức thận trọng những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội, vừa có khả năng lặng lẽ (bất chấp sự ồn ào và hỗn loạn) tổ chức một cách vững vàng và có sự phối hợp nhịp nhàng công việc chung một khối người to lớn trong phạm vi tổ chức. Xô viết và chỉ có những người như thế mới đề bạt lên chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân lên chức vụ quản lí". Bởi vì cán bộ là hạt nhân xây dựng nên đường lối để tổ chức thực hiện đường lối chính trị đúng đắn đó là nhận định về tầm quan trọng của công tác cán bộ trong tác phẩm "Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta". Vào tháng 11/1900, Lênin viết "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào". Lịch sử đã chứng minh rằng: Thời thế tạo anh hùng và anh hùng tác động lại thời thế. Chính vì vậy cán bộ có vị trí đặc biệt là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, khi bàn về cách mạng CNXH ở nước Nga, Lênin tiếp tục khẳng định: "Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay là then chốt, nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn". Do xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác cán bộ nên Đảng Sê - vích và Lênin đã lãnh đạo cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, xây dựng nền móng cho một chế độ xã hội mới, Xã hội XHCN đầu tiên trên thế giới, những bài học và ý nghĩa thực tiễn đó cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
1.1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên.
Quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ và Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên là kết quả của quá trình tổng kết sự lãnh đạo cách mạng Việt Nam và lãnh đạo công tác vận động thanh niên cũng như xây dựng tổ chức thanh niên Cộng Sản của Đảng suốt hơn 76 năm qua. Đây là nền tảng, là cơ sở cho việc nâng cao nhận thức nhằm đạt tới hiệu quả và chất lượng công tác thanh niên thời gian tới. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, thanh niên là rường cột của nước nhà, là mùa xuân của xã hội. "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phần lớn là do các thanh niên ". Là người tổ chức, giáo dục và rèn luyện các thê hệ thanh niên Việt Nam, từ khi tìm được con đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh luôn đáng giá cao vai trò của thanh niên trong quá trình vận động cách mạng. Ngay từ năm 1925, Người đã chỉ rõ muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên. Nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong "rượu cồn và thuốc phiện" thì dân tộc có nguy cơ diệt vong. Khi kêu gọi. "Hỡi Đông Dương đáng thương hại" Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của người không sớm hồi sinh" Chính Bác Hồ đã nhìn thấy sức sống dân tộc đang tiềm ẩn bên trong thế hệ thanh niên , dù thế hệ đó đang bị đầu độc, đang bị ru ngủ.
Bác Hồ kính yêu luôn đặt cả miềm tin và hi vọng ở lứa tuổi đang lớn lên, đang vào đời "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" trong khi đánh giá cao những cống hiến của TN trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Khẳng định thanh niên là" thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng" đòi hỏi "thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong cuộc kháng chiến và kiến quốc". Hồ Chí Minh vấn luôn cho rằng "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà" theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thanh niên muốn xứng đáng là những người chủ tương lai thì phải không ngừng "rèn luyện tinh thần và lực lượng, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó" trước hết là phải học tập, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà.
Bởi vậy: "Phải củng cố tổ chức Đoàn, phải đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên". Tổ chức Đoàn phải tổ chức được nhiều phong trào hành động cách mạng nhằm thu hút thanh niên tham gia để từ đó giáo dục lý tưởng cho họ, điều này có thực hiện được hay không phần lớn phụ thuộc vào công tác tổ chức cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt háy kém". Chính vì thế giáo dục luôn luôn là nhiệm vụ cơ bản trọng yếu của tổ chức Đoàn các cấp từ TW đến cơ sở, các câu hỏi được đặt ra đoàn thanh niên Cộng sản cần giáo dục ai? Giáo dục cái gì: giáo dục như thế nào? Câu trả lời được V.I Lênin chỉ rõ trong tác phẩm "Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên" (1920), cho đến nay vẫn giữ nguyên những giá trị thời sự của nó. Đoàn thanh niên có nhiệm vụ giúp Đảng Cộng sản tiến hành giáo dục Cộng sản cho thế hệ trẻ bằng những phương thức thích hợp. Và "Không bao giờ học vẹt chủ nghĩa Cộng sản".
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những điểm hết sức quan trọng về giáo dục thanh thiếu niên, người coi giáo dục thế hệ trẻ là sự nghiệp "Trồng người".
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ, và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính Phủ hiểu rõ, đề đạt chính sách cho đúng". Việc làm đó phải thực sự khách quan vì công việc vì lợi ích chúng mà có sự lựa chọn đúng đắn, kịp thời phù hợp với những yêu cầu của quần chúng và yêu cầu của công việc. Trong toàn bộ cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm chăm sóc, đào tạo và bồi dưỡng các thế hệ thanh niên, hướng họ theo lý tưởng của độc lập, tự do và CNXH. Những tác phẩm chọn lọc của Hồ Chủ tịch viết từ năm 1920 - 1969 đã đề cấp đến mục tiêu, phương hướng, các hình thức, biện pháp thiết thực, cụ thể để giáo dục thanh niên. Người thường xuyên nhắc nhở: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ tới những cuộc đấu tranh của xã hội.
Hơn nửa thế kỷ hoạt động, Hồ Chủ Tịch luôn quan tâm đến lớp trẻ của dân tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng to lớn, vai trò, vị trí trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Người đã dành nhiều thời gian, dồn tâm lực để gieo mầm cách mạng vào lớp người tuổi trẻ Việt Nam, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác. Ngay từ năm 1924 tấm gương hoạt động cách mạng và những bài báo Hồ Chủ tịch đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với thanh niên, cổ vũ thanh niên nước ta đứng lên làm cách mạnh . Việc thành lập tổ chức "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc sáng lập tờ báo mang tên "Thanh niên" đã chứng tỏ Hồ Chủ tịch có một tầm nhìn chiến lược, khi biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể "Nắm vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta. Trong toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, từ năm 1921 trong đêm đen dày đặc của chế độ thực dân. Người đã nhận thấy rõ vai trò ấy. "Đằng sau, sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến" Bộ phận ưu tú ở đây là lớp thanh niên đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Người coi "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, "Thanh niên là người xung phong trong lĩnh vực kinh tế - văn hoá" "Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ" và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện mọi khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm". Người đã tổng kết: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc: dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên cũng được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc. Bởi lẽ, Người hiểu rõ rằng, tất cả nguồn sinh lực dồi dào của thế hệ trẻ còn nằm dưới dạng tiềm năng. Để biến tiềm năng to lớn đó thành hiện thực, cần phải có những điều kiện tiên quyết là sự định hướng chính trị - tư tưởng của Đảng Cộng sản. Vì thế sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các tác phẩm của Người là vấn đề giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của toàn xã hội trong việc "Bồi dưỡng cách mạng thế hệ cho đời sau." Hồ Chí Minh thường xuyên lưu ý các cán bộ đảng và Đoàn thanh niên: Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, truyền thống chiến đấu và lao động, bồi dưỡng thanh niên thành con người mới XHCN, những con người có tư tưởng đúng đắn và tình cảm đẹp, có kiến thức, có kỹ năng và thể lực cần thiết để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và chủ bản thân... Hồ Chủ Tịch luôn cụ thể hoá các mục tiêu chung đó đối với từng đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Trong hai cuộc kháng chiến, Người đã theo dõi chặt chẽ và khen thưởng kịp thời những cố gắng của thanh niên từ tuyền tuyến đến hậu phương, từ đồng bằng, núi rừng đến thành thị biểu dương kịp thời những nỗ lực của thanh niên, công nhân, nông dân và trí thức. Thư Bác gửi cho các tầng lớp thanh niên và các cuộc tiếp xúc của Bác Hồ với thanh niên là những lời khuyên bảo ân cần, những ưu điểm cần phát huy, những thiếu xót cần khắc phục, những việc tốt cần phải làm, những điều xấu nên tránh. tất cả đều tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc của người Cha, người Bác, người Anh đối với đàn con, đàn cháu thân yêu, đối với thế hệ đáng tin cậy "Một lực lượng to lớn trong cuộc kháng chiến và kiến quóc:. Bác dạy. "Nhiệm vụ thanh niên là phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào để cho lợi ích nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào? Trước câu hỏi "Học ở đâu". ._.Người đã trả lời: "Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn" . Hồ Chủ tịch thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng rèn luyện mình thành những người "Vừa có đức, vừa có tài", "Vừa hồng, vừa chuyên". Người nói: thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện và tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình:. Người nêu lên những công thức dễ nhớ, dễ hiểu cho thanh niên: "Lao động trí óc phải kết hợp với lao động chân tay, lí luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động phải có sáu cái yêu: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu XHCN, yêu lao động, yêu khoa học và yêu kỷ luật".
Kế thừa những cái di sản tư tưởng quý báu của C.Mác, Ăng - ghen, V.I.Lênin, Hồ Chủ tịch đã phát triển một cách sáng tạo các luận điểm Mác - Xít về vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ về đoàn viên, thanh niên Cộng sản trong những điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh . Thanh niên muốn xứng đáng là những người chủ tương lai thì phải không ngừng "Rèn luyện tinh thần và lực lượng, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó". Trước hết là phải học tập để phung sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam vềcán bộ và cán bộ làm công tác thanh niên
Đảng ta khi lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững, luôn coi công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy "Vấn đề thanh nhiên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người" và nhân mạnh "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XX có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên" Nghị quyết TW4 , khoá VII)
Thế kỷ XX các thế hệ thanh niên Việt Nam một lòng theo Đảng đã khẳng định vai trò to lớn đối với sự nghiệp chiến đấu giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và trên nhiều lĩnh vực đã thực sự đưa đất nước ta "vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu". Bước sang thế kỷ XXI với những cơ hội và thách thức lớn lao, trên cơ sở nhìn nhận sâu sắc những ưu điểm và những biểu hiện phức tạp trong thanh niên hiện nay, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải "Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạp đức lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bào vể Tổ quốc". Điều đó thể hiện Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm sâu sắc đối với thế hệ trẻ, mong muốn và đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự phấn đấu, vươn lên xứng đáng với truyền thông của cha ông, của dân tộc, tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam và của thế hệ trẻ Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng ta đều chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng ngang tầm nhiềm vụ chính trị, trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta càng chú trọng về công tác cán bộ. tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đảng ta nhận định. "Những sai lầm và khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân", với tinh thần giám nhìn thẳng vào sự thật và đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã chỉ ra: "Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trề, chậm đổi mới công tác cán bộ, việc lựa chọn bố trí cán bộ vào các cơ quan các cấp còn theo một số quan điểm cũ và tiêu chuẩn không đúng đắn mang nặng tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc; cách làm lại thiếu quy hoạch chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng. Hơn nữa công tác giáo dục và quản lý cán bộ đảng viên còn thiếu chặt chẽ"...
Việc chỉ đạo điều hành thường không tập trung, thiếu nhất quán. Do vậy Đảng ta đã khẳng định: Trong công cuộc hiện thực đường lối đổi mới đất nước, công tác cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới, công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân đối với công tác thanh niên. Các cấp uỷ đảng từ TW đến cơ sở có chương trình công tác thanh niên trong nhiệm kỳ, lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật chính sách, chương trình kế hoạch công tác thanh niên. Các tổ chức Đảng chăm lo củng cố Đoàn, xây dựng mặt trận thanh niên và đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong thanh niên. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nhất là đoàn cơ sở, đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn làm nòng cốt. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đề cập " Đảng phải chăm lo cán bộ cho cả hệ thống chính trị, trên cả các lĩnh vực... cần sớm đổi mới quan niệm và phương pháp đánh giá, bố trí cán bộ". Hội nghị lần thứ 3 BCH TW khoá VIII cũng nhấn mạnh "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng".
Đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, ngoài việc thực hiện theo các quan điểm đường lối chính sách chung, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nhiều chế độ chính sách riêng để thực hiện ưu đãi khuyến khích và động viên cán bộ cơ sở hiện nay bước vào thời kỳ cách mạng mới thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục quan tâm để làm tốt công tác cán bộ ở vùng cao miền núi, các vùng đồng bào dân tộc ít người.
Đảng ta rất coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho các nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở (cán bộ các xã, bản) vì cán bộ cơ sở là lực lượng trực tiếp vận động, chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh lên TW Đảng và Chính phủ. Căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như yêu cầu nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trong thời kỳ mới đặc biệt xuất phát từ thực trạng đội ngũ và công tác cán bộ, hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 3 khoá VIII đã vạch ra chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước và nhiệm vụ nhu cầu hết sức cấp bách tong giai đoạn hiện nay. Đảng đã chỉ ra: "Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đường lối chính trị của Đảng, từ yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu " dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước đi lên CNXH". Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu đồng bộ sẽ đảm bảo cho tổ chức phát huy được hiệu lực và đường lối, chính sách của Đảng được thực hiện thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói " Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Như vậy Đảng lãnh đạo xã hội bằng đường lối, chủ trương, chính sách thông qua hành động hàng ngày của cán bộ còn nhân dân tiếp xúc với Đảng, là itếp xúc với con người cụ thể đó là đội ngũ cán bộ. Do vậy nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII: "mấu chốt của việc chỉnh đốn lại Đảng chính là chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ đảng viên".
Ngày nay mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu, chức vụ tài năng và cống hiến phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực hiện: "Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông". Phong trào cách mạng của Đoàn là trường học lớn của cán bộ Đoàn. Công tác lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ để phát huy năng lực, trách nhiệm của cán bộ. Tất cả các quyết định của cong tác cán bộ, nhất thiết phải do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định thưo nguyên tăc tập trung dân chủ đồng thời phát huy trách nhiệm của cơ quan tham mưu Đảng đề ra quan điểm đường lối chính sách cán bộ, cụ thể hoá thành quy hoạch, kế hoạch, quy chế, quy trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đề bạt sử dụng cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện, quyết định phân công, phân cấp, quản lý cán bộ để có được một đội ngũ cán bộ vững mạnh, đủ sức giúp Đảng hoạch định đường lối tổ chức thực hiện tốt đường lối, người cán bộ phải năng động sáng tạo tìm ra chế hợp lý để tạo ra được phong trào cách mạng quần chúng sâu rộng, đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức đủ tài để gánh vác trách nhiệm là một công tác cấp bách lâu dài của Đảng ta.
Những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch và Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau không thể tách rời, đồng thời các quan điểm, tư tưởng nêu trên luôn được vận dụng một cách tổng hợp nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên. Nhìn nhận và đánh giá vai trò vị trí của thanh niên trong quá trình phát triển lịch sử, xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như Hồ Chí Minh và Đảng ta không chỉ dừng lại ở sự đánh giá lực lượng đông đảo đang góp phần quan trọng vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, mà khả năng thích ứng nhanh nhạy trước những biến động của xã hội, phản ánh sinh lực của một xã hội đang phát triển, có khả năng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, những kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, vươn lên cải tạo thanh niên và xã hội với những sáng tạo không ngừng.
1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn cơ sở.
1.2.1. Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn cơ sở.
1.2.1.1. Hệ thống các khái niệm.
- Thực trạng. Tức là tình trạng (thường không tốt) đúng với sự thật, nó khác với tình hình nhìn thấy bên ngoài.
- Giải pháp: Là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, tìm giải pháp tốt nhất, dùng giải phápthương lượng để chấm dứt xung đột. Giải pháp chính trị giải pháp tình thế.
- Nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn: Tức là nói đến năng lực làm việc của người cán bộ Đoàn, người cán bộ Đoàn phải có tu dưỡng rèn luyện đạo dức cách mạng không ngừng phấn đấu và tích cực tham gia các phong trào. Thông qua đó ta có thể đánh giá được năng lực thật sự của người cán bộ Đoàn và chất lượng của công việc.
- Tổ chức Đoàn cơ sở. Bao gồm Đoàn cơ sở và Chi Đoàn cơ sở.
+ Đoàn cơ sở là bộ phận cấu thành của tổ chức cơ sở Đoàn, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập công tác và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở được thành lập doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đoàn cơ sở có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tuỳ thuộc vào tình đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của BTV TW Đoàn.
+ Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn có nhiều đoàn viên có thể tổ chức Đoàn bộ phận, liên chi đoàn và chi Đoàn trong đoàn cơ sở đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên có thể thành lập Đoàn cơ sở, trong các đội thanh niên xung phong, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ hoạt động ngắn hạn được thành lập tổ chức Đoàn lâm thời.
+ Chi Đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, đơn vị có ít nhất 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn nếu chưa đủ 3 đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức - cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ 1 tháng 1 lần.
1.2.1.2. Tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở:
Tiêu chuẩn là những chỉ số chuẩn mực làm thước đo đánh giá sự vật, phản ánh chất lượng cần đạt tới của sự vật.
Trong Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn (Do đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII sửa đổi) Ban Thường vụ TW Đoàn đã quy định tiêu chuẩn uỷ viên BCH là:
* Tiêu chuẩn 1: Có phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành với đường lối của Đảng có thái độ và làm việc tích cực đối với công cuộc đổi đất nước.
* Tiêu chuẩn 2: Có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động thanh thiếu niên.
* Tiêu chuẩn 3: Có khả năng tiếp thu, cụ thể hoá đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước của Đoàn cấp trên và tổ chức thực hiện công tác của Đoàn trong lĩnh vực công tác mình phụ trách.
* Tiêu chuẩn 4: Nhiệt tình có trách nhiệm đối với công tác thanh niên, được đông đảo đoàn viên thanh niên trong địa phương tín nhiệm.
* Tiêu chuẩn 5: Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, sống chưng thực, lành mạnh.
Những tiêu chuẩn lựa chọn uỷ viên BCH đồng thời cũng là cơ sở, căn cứ để lựa chọn đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp. Vấn đề còn lại là các địa phương cơ sở cần cụ thể hoá các tiêu chuẩn trên cho phù hợp với đặc điểm của địa phương cơ sở mình.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn cơ sở:
1.2.2.1. Chức năng:
a. Là đội dự bị tin cậy của Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội ngũ, là tổ chức của những người thanh niên Cộng sản trẻ tuổi luôn trung thành và là lực lượng kế thừa sự nghiệp của Đảng.
Đoàn là nguồn cung cấp sinh lực cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng khác.
Là tổ chức được Đảng trực tiếp giao nhiệm vụ, là người trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn và phụ trách thiếu niên, nhi đồng.
Đoàn thanh niên được coi là tổ chức gần Đảng nhất.
Đoàn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng.
b. Là trường học XHCN của thanh niên.
Tổ chức Đoàn là cái nôi để qua đó tuổi trẻ được kiểm nghiệm, hiểu biết, cống hiến.
Là môi trường học tập, môi trường văn hoá có tính tập thể cao để giao lưu học hỏi và trưởng thành.
c. Là người đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của tuổi trẻ.
1.2.2.2. Nhiệm vụ:
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ đoàn viên thanh thiếu nhi.
- Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục rèn luyện đoàn viên thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiệnc ác nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hộim quốc phòng an ninh của địa phương, của đơn vị.
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, tích cực chăm xây dựng Đoàn, xây dựng các Hội của thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng và chính quyền.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA
2.1. Đặc điểm tình hình về điều kiện, vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội trên địa bàn huyện Phù Yên
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý
Phù Yên là một huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 122.731ha, chiếm 8,7% toàn tỉnh.
Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp huyện Bắc Yên, phía Nam giáp huyện Mộc Châu - Huyện Phù yên nằm trên trục quốc lộ 37, cách Hà Nội 174 km, cách thị xã Sơn La 135 km và nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, nối tiếp dãy núi Pu Luông khay ly có độ cao 2579 ngăn cách Phù Yên và Yên Bái, địa hình bị chia cắt mạnh và phân thành 4 tiểu vùng rõ rệt.
* Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã Mường, có tổng diện tích tự nhiên 46.529 ha, chiếm 38% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình thuộc vùng đồi núi, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, đây là vùng sản xuất nguyên liệu chế biến công nghiệp kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ, phát triển vốn rừng khai thác gỗ tận dụng, phát triển cây ăn quả.
* Tiểu vùng 2: Gồm thị trấn, 6 xã vùng Huy, 2 xã Tường Phù và Gia Phù, diện tích tự nhiên 19.420ha, chiếm 15,8% diện tích tự nhiên toàn huyện, tiểu vùng này có địa hình lòng chảo là 175m so với mặt nước biển. Được xác định là vùng trọng điểm cây lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế biến nông sản chế biến gỗ, sản xuất công cụ cầm thay, sản xuất vật liệu xây dựng là trung tâm văn hoá, dịch vụ du lịch, nơi đầu mối giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.
* Tiểu vùng 3: Bao gồm 9 xã thuộc vùng hồ sông Đà, có tổng diện tích tự nhiên là: 32.638 ha, chiếm 26,6% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình phức tạp phần lớn là đồi núi dốc, vùng có diện tích sông Đà rộng 3.079ha, tạo thế mạnh trong việc phát triển rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu cung cấp bột giấy, nuôi thỏ, đánh bắt thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái vùng lòng hồ.
* Tiểu vùng 4: Gồm 3 xã vùng cao: Kim Bon, Suối Tọ, Suối Bau, tổng diện tích đất tự nhiên là 24.144 ha chiếm 19.6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Vùng có địa hình đồi núi cao, chủ yếu là đồi trọc (Cỏ và lau lách) thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng nguyên liệu.
* Đất đai và mặt nước:
Đất đai huyện Phù Yên đa dạng về thành phần cấu trúc, gồm các loại đất Philít, phiến thạch sét, phiến thạch Mica, sa thạch đá vôi và đất phù sa cổ. Nhìn chung đất có độ màu mỡ cao phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 122.731 ha trong đó diện tích đất đang được sử dụng là: 66.927 ha, chiếm 54.3% diện tích đất tự nhiên của huyện (So với toàn tỉnh là 39%, cả nước là 57.67%. Diện tích đất chưa sử dụng 55.804 ha, chiếm 45.17% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tiềm năng lớn cho phát triển rừng và các vùng cây ăn qủa. Trong đó vùng đồi núi cao cần nhanh chóng được phủ xanh bằng tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp dài ngày (chè cổ thụ, tre măng...) Vừa có tính phòng hộ, vừa tạo ra giá trị kinh tế. Vùng chảo Phù Yên khá rộng và bằng phẳng phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người toàn huyện không lớn, chỉ có 0.21 ha/người. Trong đó đất cho sản xuất lương thực là 0.068 ha/người, riêng ruộng nước chỉ có 0.018 ha/người. Là huyện nằm trong vùng hồ sông Đà 3.079 ha, diện tích hồ, ao đào 84 ha là tiềm năng lớn cho phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
* Về khí hậu, thuỷ văn, giao thông
- Khí hậu: Nằm trong vùng Tây Bắc Bắc Bộ, Phù Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ bình quân năm 220C, độ ẩm không khí bình quân 82%, số lượng mưa bình quân 1 năm 1.800 mm, số giờ nắng bình quân năm 1.729 giờ. Số giờ nắng giữa 2 mùa chênh lệch không quá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Thuỷ văn: Phù Yên có hệ thống sông suối khá dày, với khoảng 1.200 con suối lớn nhỏ tạo thành 36 phều đầu nguồn chảy vào hệ thống suối chính là: Suối Tấc, suối Sập, suối Múa, suối Khoáng trước khi hoà vào sông Đà ( sông Đà chảy qua vào phía Nam huyện với tổng chiều dài là 53 km). Nguồn nước phong phú sông hầu hết các lòng suối thấp hơn khu vực canh tác nên tác dụng nguồn phục vụ tưới tiêu thấp, tuy nhiên các con suối có độ dốc lớn tạo ra khả năng lợi dụng nguồn nước để xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ phục vụ nhu cầu sử dụng điện tong địa bàn, đồng thời tạo thành các hồ chứa tưới tiêu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân một cách có hiệu quả.
- Giao thông: Mạng lưới giao thông không ngừng được phát triển, đến năm 2003 đã có 26/27 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, các đường chính trị như: quốc lộ 37, quốc lộ 43 thường xuyên được duy trì, nâng cấp, đảm bảo giao thông suốt với tỉnh và các huyện bạn. Đường liên bản được chú trọng mở mới, bê tông hoá bằng nguồn vốn dự án 135, dự án 925 tạo thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng.
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - chính trị
Thực hiện chủ chương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực là một huyện miền núi có tập quán canh tác nông lâm nghiệp lâu đời, cơ cấu kinh tế của huyện Phù Yên vẫn là sản xuất nông - lâm - nghiệp tỉ trọng cao, tỉ trọng công nghiệp xây dựng còn nhỏ bé, khu vực dịch vụ tăng chậm. Tuy nhiên xu thế phát triển của nền kinh tế ngày càng heo hướng tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh cũng như cả nước, giảm dần tỉ trọng khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng dần tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Qua tính toán sơ bộ chỉ tiêu GDP toàn huyện ước đạt (tính theo giá trị so sánh là 389.155 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bằng 13.7% so với năm 2003 trong đó tính theo cơ cấu:
Ngành Nông - lâm nghiệp chiếm 55.1%, giảm 3% so với năm 2003.
Ngành Công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 13.4%, tăng 4% so với năm 2003.
Ngành dịch vụ chiếm 31.5% tăng 1.5% so với năm 2003.
Bình quân GDP đầu người đạt 308 USD/người/năm, nhìn chung tình hình đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện được nâng lên rõ rệt so với các năm trước (tuy có lúc có nơi xảy ra đói giáp hạt nhưng bà con tự vay trong nội bộ dân cư và một phần vay kho lương thực huyện. Toàn huyện chỉ có 311 hộ thiếu đói, giáp hạt chiếm 1.6%, không có hộ nào thiếu đói gay gắt).
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập chung đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Do tập chung, thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh khai hoang ruộng nương, xây dựng nương định canh, sử dụng giống mới đặc biệt giống lúa lai, giống ngô và đậu đỗ các loại trên tất cả các vùng trong huyện, do đó sản lượng thực năm sau hơn năm trước (cụ thể: Năm 2000 đc 27.551 tấn, năm 2001 đạt 29.154tấn, năm 2002 đạt: 36.331 tấn, năm 2003 đạt 42.143, năm 2004 đạt 43.247 tấn) Phong trào thâm canh tăng vụ, tập trung ở những vùng điểm lúa như: Quang Huy, Huy Thượng, Huy Tân, Huy Bắc, Huy Hạ, Gia Phù, Tường Phù... Xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến.
Thực hiện quyết định của huyện Đảng bộ khoá XV, XVI, 6 năm qua phong trào chuyển hướng sản xuất tự cung, tự cấp song Sản xuất hàng hoá như: Phát triển cây CN, cây ăn quả, KT rừng, chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ, chế biến... tập trung chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH phát triển đa dạng phong phú đúng hướng nền KT nhiều thành phần. Khai thác triệt để thế mạnh của huyện về Nông - Lâm nghiệp nhằm đạt tốc độ tăng trưởng KT nhanh, hiệu quả, vững chắc, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của XH, bảo đảm sự ổn định chính trị, dân chủ và công bằng XH.
2.1.3. Đặc điểm về điều kiện văn hoá - xã hội
Với truyền thống yêu nước nồng nàn chống giặc ngoại xâm, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng đã mởi lối đi chung hướng phong trào yêu nước và cách mạng nhân dân huyện Phù Yên luôn quan tâm, đến hệ trẻ và coi sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ là mục tiêu hàng đầu.
* Trong lĩnh vực y tế:
Huyện đã duy trì công tác khám chữa bệnh và điều trị, tổng số lần khám chữa bệnh được 68.710 lượt người, đạt 137% kế hoạch giao. Tổng số bệnh nhân nằm nội trú là 7.315 bệnh nhân, đạt 146% kế hoạch. Huyện đã thực hiện tốt công tác phòng trào và chữa bệnh cho nhân dân, phát hiện và dập tắt các dịch bệnh có thể xảy ra. Chương trình y tế quốc gia thực hiện có hiệu quả, công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc trong và ngoài huyện. 100% xã, thị trấn có trạm Thú Y xã, 84% số bản. Phục vụ cho người bệnh, các loại hình khám chữa bệnh được mở rộng, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng được thực huyện thường xuyên, do vậy đã nâng cao được ý thức của nhân dân trong việc phòng chống các dịch bệnh. Các công trình y tế được triển khai có hiệu quả ở các vùng trong phạm vi toàn huyện cụ thể: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vác xin 87,6% năm 2000 tăng 95,7% năm 2004, tỷ lệ mắc các bệnh như: Bệnh bướu cổ 17,5 % năm 2000 giảm xuống còn 11,2 năm 2004, tỷ lệ dân số mắc bệnh sốt rét: 0,29 năm 2000 xuống chỉ còn 0,037 năm 2004, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được bản đảm, do vậy 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra.
* Về văn hoá thông tin thể thao - Phát thanh - Truyền hình
Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác VH - TT - TT ở cơ sở, đồng thời chú trọng phát huy giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tính đến hết năm 2004 toàn huyện đã xây dựng được 194 đội văn nghệ quần chúng, 1 đội văn nghệ xung kích của huyện thường xuyên tổ chức biểu biến vào các ngày lễ tết phục vụ nhân dân địa phương, biểu diễn giao lưu với địa phương bạn. Từ năm 2000 - 2004 huyện đã tổ chức được 4 lần hội diễn nghệ thuật quần chúng, mỗi hội diễn có trên 35 đội văn nghệ của các thị trấn, các cơ quan đơn vị, trường học tham gia. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", phong trào xây dựng bản, khối phố, đơn vị, gia đình văn hoá, được triển khai rộng khắp, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tổ chức thực hiện, hàng năm số đơn vị, gia đình gia mắt và công nhận đạt chuẩn tăng 200 cơ sở, 30 bản, khối phố được công nhận bản nàng văn hoá đến năm 2004 đã ra mắt được 68 điểm văn hoá, xét và công nhận 7 điểm văn hoá và 2.571 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, xét và công nhận 7 điểm văn hoá và 5.700 hộ được công nhân gia đình văn hoá. Trong đó có 2 đơn vị xã, 8 bản, khối phố, 2 đơn vị trường học, 11 hộ được công nhận danh hiệu văn hoá cấp tỉnh.
Công tác TDTT tiếp tục thực hiện và triển khai sâu rộng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại "Đồng thời chú trọng công tác xây dựng, củng cố và duy trì phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở. Tính đến nay toàn huyện có 65 đội bóng đá, 12 đội bóng truyền, 35 câu lạc bộ cầu lông câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ dưỡng sinh và 4.000 gia đình thể thao. Từ năm 2000 - 2005 toàn huyện 18 huy chương vàng, 20 huy chương bạc, 18 huy chương đồng và nhiều khuyến khích. Đặc biệt năm 2004 huyện đã tổ chức thành công giải đua thuyền toàn huyện lần thứ 2, đồng thời đăng cai giải đua thuyền toàn tỉnh lần thứ nhất tại xã Tường Hạ có 8 huyện thị tham gia giải, đã được bản tổ chức và sở TDTT tỉnh Sơn La đánh giá đạt kết quả cao.5 năm qua với ự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức ngành VHTT - TT Phù Yên đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, bộ văn hoá tặng 2 cờ đơn vị thi đua tiên tiến suất sắc. Được UBND, sở TDTT tặng 18 Bằng khen và nhiều Giấy khen, trong năm 2004 được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành TDTT Sơn La.
* Công tác phát thanh - Truyền hình: Ngày càng được củng cố và phát triển, 5 năm qua được cải tạo, nâng cấp trang thiếy bị trạm thu phát trung tâm huyện Lỵ, nâng cấp và XD các trạm chỉ đạo của đài phát lại như xã Mường Do, Tân Phong, Gia Phù, Tường Hạ... Công tác phát thanh truyền hình bám sát sự chỉ đạo của đài phát thanh - truyền hình tỉnh của các cấp uỷ chính quyền địa phương, phản ánh những hoạt động của các cơ sở 1 cách kịp thời và có tắc dụng khơi dậy thi đua trong lao động sản xuất, thực hiện nếp sống văn hoá lành mạnh, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, những mặt trái của XH, góp phần làm cho dân hiểu và làm theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong năm qua công trình phát thanh truyền hình đã có 655 chương trình gồm 680 bài dgương người tốt việc tốt, 2.078 tin với 175 mục trên 1.575 tin bàu của chương trình Tiếng thái, Mường...Với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhận viên chức của ngành đã được UBN tỉnh tặng 17 bằng, giấy khen các loại và năm 2004 đã được UBND tỉnh tặng cơ thi đua xuất sắc dẫn đến toàn ngành.
Phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục được phá triển sâu rộng, Bác Hồ đã từng dạy " Thi đua XHCN trong ngành giáo dục - Đào tạo là thi đua dạy thật tốt - học thật tốt" Trong những năm qua trước yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục - Đào tạo bằng những cuộc vận động lớn: "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" " Dân chủ hoá trường học xã hội hoá giáo dục" " Giỏi việc trường đảm việc nhà " Phong trào thi đua "hai tốt" đã được cụ thể hoá góp phần tạo nên những chuyển biến của ngành trong việc mở rộng quy mô lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy, và học tập, số giáo biên giỏi, học sinh giỏi ngày càng tăng, huy động tối đa số trẻ em trong độ tuổi ra trường, ra lớp. Tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, cơ sở vật chất được tăng cường, công tác phổ cập được duy trì và đẩy mạnh cụ thể là: Qua các lần tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt các danh hiệu cấp tỉnh. Số lượt người, danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở 200 lượt người, số học sinh đạt các giải cấp quốc gia 2 em, cấp tỉnh 81 em, cấp huyện 170 em và hàng nghìn học sinh đạt học sinh tiên tiến và cháu ngoan Bác Hồ, ở huyện đã có một trường đạt chuẩn quốc gia (Tiểu học thị trấn), duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS có 15/17 xã đạt chuẩn phổ cập THCS. Những năm qua ngành giáo dục - đào tạo huyện Phù Yên đã từng bước được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
* Công tác dân số - KHHGĐ:
Toàn huyện đã chấp hành nghiêm pháp lệnh dân số và nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết pháp lệnh dân số, tuyên truỳên giáo dục và phổ biến bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trẻ em được 275 lượt nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về trách nhiệm bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Phong trào "Hế hoạch hoá gia đình" không sinh con thứ 3 đã mang tính tự nguyện cao, tiêu biểu như xã: Huy Tân, Huy Thượng, Huy Hạ, Tường Hạ. Nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ năm 2000 là 1,77% giảm xuống năm 2004 chỉ còn 1,015%.
* Phong trào đền ơn đáp nghĩa: Ngày càng được chú trọng quan tâm đúng mực với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" những năm qua tranh thủ của nhà nước và các ngành chức năng của tỉnh với sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Đảng uỷ cùng các ban ngành trong xã vận động nhân dân quyên góp xây dựng và tu sửa lại trên 250 ngôi nhà tinhd thương cho các chế độ hưởng chính sách. Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn được duy trì thường xuyên đó là cử chỉ cao quý, là nét đẹp về đạo đức và truyền thống của nhân dân các dân tộc trong huyện. Những ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc được cấp uỷ, chính quyền các đoàn thể tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
* Chương trình xoá đói giảm nghèo: Đã trở thành khẩu hiệu hành động của các cấp uỷ - chính quyền, đoàn thể và toàn dân. Chương trình xoá đói giảm nghèo và toạ việc làm trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả bằng cách lồng ghép các chương trình dự án như: Chường trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết tạo việc làm, dự án giảm nghèo, quyết định 3665, 1._.Đoàn cơ sở luôn bám sát chỉ đạo nhằm thực hiện thắng lợi đường lối chủ trường chính sách của Đảng, Nhà nước và Đoàn cấp trên trong công tác ở địa phương, cơ sở mình. Đây là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng ĐVTN và hiệu quả của phong trào hoạt động như tuyên truyền giáo dục các nghị quyết của Đảng, Nhà nước của phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội và phát huy giữ gìn nững cái hay cái đẹp. Qua khảo sát tại Đoàn cơ sở được chia thành 3 khối.
* Khối xã thị trấn.
Huyện Phù Yên có 27 xã và 01 Thị trấn bí thư ở đây là cán bộ Đoàn chuyên trách với độ tuổi TB là 25 – 31 có số UVBCH Đoàn xã, Thị trấn hầu hết đều trình độ THPT và 1 số ít cán bộ ở vùng sâu vùng xa là có trinh độ PTCS số còn lại là được tấp huấn ngắn hạn tại huyện hoặc tỉnh. Qua đó ta thấy đội ngũ cán bộ xã Thị trấn có trình độ cao nhưng đa phần không thấy được đào tạo chính quy ở trường cán bộ Đoàn, nên cách thức làm việc chủ yếu qua học hỏi sách vở và king nghiệm thực tế. Dù trong năm qua đã được Đảng bộ chính quyền quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ không thực tế đặt ra không đáp ưng được với yêu cầu thời đại mới.
* Khối cơ quan.
Có một cơ sở Đoàn khối cơ quan cán bộ Đoàn trong khối này có trình độ chuyên môn cao, đây là những cán bộ bán chuyên trách thực tế chỉ là kiên nhiệm thêm mà chủ yếu vẫn là chuyên môn hoạt động của Đoàn khối thanh niên công nhân viên chức hoạt động khá đồng đều, thành lập các CLB nhằm tạo điều kiênh trao đổi, giao lưu học hỏi để nâng cao về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn. Song Đoàn khối còn gặp nhiều hạn chế do số lượng Đoàn viên ít do 1 số điều kiện có gia đình hoặc phải đi công tác ... và khối Đoàn cơ quan về chuyên môn nghiệp vụ còn chưa được đào tạo, tập huấn để tổ chức hoạt động vì thế còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong khâu tổ chức. Do đó Đoàn cơ sở cần có biện pháp và tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và tham mưu chỉ đạo cụ thể để đáp ứng về công tác Đoàn.
* Khối trường học.
Huyện Phù Yên có tất cả 2 trường THPT ( THPT Phù yên, THPT Gia phù) có 1 trường TTGDTX và 01 trường PTCS dân tộc nội trú. Cán bộ Đoàn khố trường học có trình độ chuyên môn cao, Đoàn viên đồng đều về số lượng và chất lượng, ổn định nên công tác quản lý Đoàn viên dễ dàng hơn các phong trào hoạt động Đoàn viên Thanh niên hưởng ứng nhiệt tình có hiệu quả phong trào thi đua học tập rèn luỵện, phong trào thanh niên thiếu niên phong trào phòng chống tệ nạn xã hội.
Nhìn chung đại hội bộ phận học sinh khối THPT có ý thức tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nội quy, quy chế của ngành GD của nhà trường vì đặc thù khối trường học tháng chú trọng việc dạy và học để nâng cao chất lượng giảng dạy và tiếp thu của giáo viên và học sinh nên họ dành những thoì gian trưa dồi chuyên môn hơn, hoạt độn Đoàn cách rời rạc. Một phần do chưa có kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn mặt khác không hứng thú vào việc tham gia hoạt động Đoàn dẫn đến những hoạt động chưa có sức hấp dẫn svà thu hút Đoàn viên thanh niên khối trường học tham gia.
* Tình hình chung về trình độ chuyên môn về kỹ năng.
Với phong trào Đoàn và phong trào TTN của huyện có đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình để phát huyđược các thế mạnh đó của các Đoàn cơ sở ở khối xã, Thị trấn đội ngũ cán bộ phải luôn bám sát chỉ đạo công tác Đoàn cơ sở. Nhưng thực tế cho thất năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ Đoàn còn có nhiều hạn chế về mọi mặt qua đó có thể khẳng định được phần nào ở Đoàn cơ sở nào có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng các ban ngành địa phương và đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình thì phong trào hoạt động của Đoàn cơ sở luôn luôn phát triển mạnh mẽ và ngược lại.
Do có nhiều tác động ảnh hưởng đến sự đi xuống của Đoàn cơ sở của cấp huyện trong những năm trở lại đây. Đó là trình độ cán bộ đàn cơ sở còn thấp và có những hạn chế trọng việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở.
Qua kết quả khảo sát thực tiễn cho ta thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở còn thấp trước thực trạng đó cần phải cao trào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng về chính trị – xã hội về kỹ năng và phong trào tổ chức hoạt động và phải có sự hiểu biết XH hơn TB thì mới có thể thuyết phục và có uy tín đối với thanh niên tổng quan tình hình cán bộ Đoàn trên địa bàn huỵên Phù yên đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu mà Đảng và Bác hồ đã lựa chọn với Đảng và phong trào Thanh thiếu niên ngươì thủ lĩnh là cực kỳ quan trọng trong tình hình CM mới với cơ chế thị trường người cán bộ Đoàn cơ sở phaỉ được tin yêu không chỉ có tài mà phải có đức, tích cực nhiệt tình tham gia vào hoạt động của phong trào. Chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ vẫn phong trào chung. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sự nhất quán và chưa đồng đều vì thế việc nắm bắt lý luận và thực tiễn chưa kịp thời, chưa thực sự đi sát vào thực tế để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của Đoàn viên thanh niên. Giáo dục thanh niên vẫn còn theo kinh nghiệm cũ không có sự sáng tạo đổi mới.
Vấn đề nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và cần ddược làm ngay. Từ đó để cán bộ Đoàn chủ động xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động trong công tác. Phát huy được sức mạnh của cá nhân và của tập thể. Do đó đội ngũ cán bộ có vai trò và quyết định đến sự phát triển lớn mạnh hay suy yếu của phong trào chính vì thế cần phải có chính sách đào tạo bồi dường đội ngũ cán bộ và đặc biệt từ bản thân mối đồng chí cán bộ phải phát huy tính chủ động sáng tạo và làm việc có hiệu quả, chất lượng, phải tự mình tìm tòi tài liệu về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên bên cạnh đó càn bộ Đoàn cở còn biến động về số lượng nhất là ở chi Đoàn đây là nguyên nhân dẫn đến sự sút kém của phong trào của tổ chức Đoàn và hiện nay 1 số cán bộ Đoàn còn chưa phát huy được vai trò của mình trong các hoạt động, đã không giữ đúng trọng trách của một số Đoàn cơ sở như chỉ trông đợi vào Đoàn cấp trên không tổ chức được thường xuyên các cuộc giao lưu theo định kỳ. Không linh hoạt chủ động sáng tạo trong hoạt động còn thụ động trong việc học tập nâng cao nghiệp vụ dẫn đến chương trình hoạt động nghèo nàn, dập khuôn máy móc chưa có sự đổi mới về phương thức vì vậy số lượng Đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt rải rác không tập chung và không thường xuyên.
Chuyên môn, lý luận văn hoá của BCH tổ chức Đoàn.
* Chuyên môn:
- Đại học : 05 đồng chí.
- Cao Đẳng : 01 đồng chí.
- Trung cấp : 08 đồng chí.
- Sơ cấp : 02 đồng chí.
* Lý luận – Trung cấp: 04 đồng chí.
- Tương đường trung cấp: 07 đồng chí.
- Sơ cấp: 02 đồng chí.
* Văn hoá: - 12/12 = 16 đ/c.
10/10 = 03 đ/c.
10/12 = 01 đ/c.
9/12 = 02đ/c.
8/12 = 02 đ/c.
5/12 = 01đ/c.
Trong đó bí thư và các PBT khối xã Thị trấn có trình độ chuyên môn.
* Lý luận: - Trung cấp : 05 đồng chí.
- Sơ cấp: 01 đồng chí.
* Văn hoá: 12/12 = 18đ/c.
9/12 = 11đ/c.
11/12 = 09 đ/c.
7/12 = 02 đ/c.
5/12 = 01đ/c.
Nhận xét. Qua những số liệu về đội ngũ cán bộ BCH, bí thư và PBT Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên về chuyên môn trình độ, văn hoá còn có nhiều hạn chế. Do đặc thù chủ yếu là vùng sâu vùng xa nên việc nâng cao trình độ còn nhiều bất cập đối với cán bộ Đoàn cơ sở vậy nhu cầu về công tác đoà tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, các ban ngành địa phương BTV huyện Đoàn Phù Yên đã có những cố gắng trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đòan nhằm nâng cao lý luận và công tác nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn bằng những hình thức như: Cử đi học tập huấn ngắn hạn, tổ chức các hội thi cụ thể. Tổ chức thành công hội thi. “Bí thư CĐ giỏi” Cấp cơ sở với tổng số 179 thí sinh tham gia kết quả 52 đồng chí đạt loại giỏi, 10 đ/c loại khá, 27 đ/c TB không có yếu kém... ở cấp huyện cũng tổ chức hội thi cán bộ Đoàn giỏi với sự tham gia của 25 đôi = 75 thí sinh. Kết quả 4 đội đạt loại giỏi, 13 đôi khá TB.
Trong 3 năm qua BTV huyện Đoàn Phù Yên đã tổ chức những đợt tập huấn cho cán bộ chủ chốt Đoàn cơ sở ở cấp tỉnh và huyện, nhằm nâng cao hơn nữa chất lỵ đội ngũ cán bộ Đoàn các Đoàn cơ sở tạp trung củng cố, kiện toàn lại bộ máy chi Đoàn kiểm tra đội ngũ cán bộ và có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ. Đồng thời coi trọng công tác phát triển Đoàn viên, xoá bản trắng chi Đoàn ở các xã vùng sâu, vùng xa. Huyện Đoàn còn phối hợp với TT bồi dưỡng chính trị của huyện đã tổ chức mở lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng cho ĐV ưu tú với số lượng 2.487 đồng chí sự cố gắng trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cná bộ Đoàn 1 phần nào đó đã đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Cán bộ Đoàn cơ sở ở độ tuổi bình thường đối cao dần được trẻ hoá về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn và học vấn không đồng đều kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn còn thấp hạn chế, làm việc chủ yếu = kinh nghiệm và sách lý luận không đào tạo chính quy để đáp ứng được nhiệm vụ trong thời đại mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải được trang bị đầy đủ về kỹ năng nghiệo vụ lý luận có đủ tưởng lập trường chính sự tư tưởng kiên định vững vàng. Mặc dù đã được sự quan tâm tạo điều kiện của HTV huyện Đoàn song do thời gian tập huấn ngắn nên không đủ thời gian để chuyển tải vấn đề 1 cách sâu sắc cụ thể, mà chỉ tập huấn ở dạng khái quát. Đây là vấn đề mà BTV huyện Đoàn cần phải từng bước nâng cao về sản lượng, chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở từ đó thúc đẩy phong trào hoạt động diễn ra với những hình thức mới, phong phú đa dạng thu hút được đông đảo ĐVTN tham gia và qua đó chứng tỏ thấy được đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đã có được trang bị đầy đủ về kiến thức kỹ năng của Đoàn hoạt động .
2.2.4.3. Thực trạng phong trào thanh niên trên địa bàn huyện.
Cùng với thanh niên trong tỉnh và hoà chung vào không khí của cả nước, tuổi trẻ nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên với tinh thần xung kích sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ĐVTN đã tham gia các hoạt động tình nguyện, tuyên truyền, giáo dục và tham gia các hoạt động xã hội như làm từ thiện, giao lưu văn hoá văn nghệ, đi đầu trong phong trào thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ tổ quốc từng bước nâng cao chất lượng ĐVTN.
Hầu hết ĐVTN cơ sở đã chủ động, mạnh dạn trong công tác vận động ĐVRN đi tiên phong trong mọi lĩnh vực KT – CTrị , VH – XH, tham giavào các hoạt động ma tính thiết thực.
Nhận thức được vấn đề có tình bức xúc đang đặt ra trong thời đại mới BTV huyện Đoàn đã phát động nhiều phongtrào như. “Thanh niên lập nghiệp” Học vì ngày mai lập nghiệp Thi đua dạy tốt, học tốt” Trong nhiều năm qua với tinh thần tuổi trẻ xung kích phong trào thanh niên ngày càng phát triển lớn mạnh, các cấp bộ Đoàn luôn chú trọng công tác hoạt động phong trào của thanh niên tiếp tục chương trình hoạt động phong trào của thanh niên.
Tiếp tục chương trình hoạt động tình nguyện của thanh niên cán bộ ĐVTN trên địa bàn huyện đã tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Thanh niên lập nghiệp tham gia phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng hoạt động từ thiện, văn hoá, văn nghệ thể dục, thể thao dân số sức khoẻ môi trường... Qua các hoạt động đó phong trào hoạt động Đoàn ngày càng được sự tham gia đông đảo của ĐVTN và khẳng định vai trò của cán bộ Đoàn cơ sở trong thời đại mới. Tuy nhiên hiện nay do cơ chế mở cửa một số bộ phận ĐVTN còn chưa tích cực tham gia vào các hoạt động dễ xa vào các tệ nạn xã hội và do điều kiện các Đoàn cơ sở chưa tập trung nên vấn đề tập hợp thanh niên tham gia vào hoạt động còn hạn chế trong phong trào Đoàn một số Đoàn viên chưa chịu khó học hỏi để ứng dụng vào phong trào của địa phương mình nội dung sinh hoạt chưa thực sự cuốn hút thanh niên, công tác tuyền truyền cho ĐVTN còn lỏng lẻo như phong trào thi đua chương trình hành động do ĐVTN.
Phát động đem lại hiểu quả cao, từng bước xã hội hoá phong trào và công tác thanh niên, thanh niên ngày càng được nâng cao trình độ về mọi mặt. Muốn cống hiến sức trẻ của mình vào sự nghiệp chung của đất nước cũng như làm cho tổ chức Đoàn ngày càng phát triển khẳng định được vai trò của thanh niên trong thời kỳ đổi mới này.
2.2.4.4. Sự phối hợp của các ban ngành Đoàn thể, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền về công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở của huyện.
Cần có sự quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp của các ban ngành Đoàn thể quy hoạch cán bộ cho Đảng ở các cấp bộ Đoàn còn thiêú chủ động, tích cực để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động cơ sở hiện nay ngoài năng lực trình độ của cán bộ Đoàn cơ sở thì sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, sự quan tâm taoh địa điểm về thời gian kinh phí cơ sở vật chất đây là điều không thể thiếu trong công tác Đoàn tại cơ sở. Qua thực tế cũng đán giá công tác chỉ đạo, sự quan tâm cấp uỷ Đảng chính quyền thì mời hoạt động đạt được kết quả cao rất và ngực lại và lâu dài của tổ chức thì cần thiết phải làm trong thời gian trước mắt mà cho cả tương lai lâu dài của tổ chức. Đồng thời tổ chức Đoàn cần phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan, qua hoạt động thực tiến cần phải có sự xem xét, đánh giá, kết luận, kịp thời chính sách kháchquan hơn mặc dù các ban ngành Đoàn thể này đều hoạt động trong lĩnh vực khác nhau nhưng tất cả cùng chung về 1 mục đích là XD tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh.
Vì vậy việc phối kết hợp với các ban ngành Đoàn thể để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa lớn lao, sức mạnh Đoàn kết sẽ đem lại hiệu quả, chất lượng công việc hơn.
Bảng số liệu kết quả phân, xếp loại Đoàn cơ sơ đơn vị qua các năm
Năm
Xếp loại
2003
2004
2005
Vững mạnh
19/44 cơ sở, đơn vị = 43,2%
21/44 cơ sở đơn vị = 47,8%
20/45 cơ sở, đơn vị = 44,5%
Khá
17/44 cơ sở, đơn vị = 43,7%
18/44 cơ sở, đơn vị = 40,9%
18,45 cơ sở, đơn vị = 40%
Trung bình
06/44 cơ sở, đơn vị = 13,6%
04/44 cơ sở, đơn vị = 6,8%
5/45 cơ sở, đơn vị = 11%
Yếu kém
02/44 cơ sở, đơn vị = 4,5%
02/44 cơ sở, đơn vị = 4,5%
02/45 cơ sở, đơn vị = 4,5%
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy trong thời gian từ năm 2003 đến nay số lượng Đoàn cơ sở đơn vị đạt vững mạnh và khá tăng lên, trung bình yếu kém giảm đi. Điều đó khẳng định công tác đoàn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện để phát triển cho phong trào Đoàn ngày càng đi lên.
2.2.5. Các nguyên nhân cơ bản của thức trạng
2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan:
Công tác tổ chức và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên trong thời kỳ CNH – HĐH yêu cầu ngày càng cao, hoạt động của các mặt trận và Đoàn thể ngày càng đa dạng, Huyện Phù Yên có nhiều dân tộc, nhiều xã, thị trấn, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đội ngũ cán bộ cơ sở còn bất cập về trình độ năng lực, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác dân vận còn hạn chế ảnh hưởng đến tình hình tư tưởng của nhân dân dãan đến công tác tổ chức còn chưa cao.
Do chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng cho cán bộ Đoàn, do sự thiếu quan tâm của 1 số cấp uỷ Đảng chính quyền trong việc tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho tích chất Đoàn hoạt động, cách nhìn chưa đúng đắn về thanh niên cho phong trào Đoàn một cách toàn diện, chưa có niềm tin vào thanh niên.
Một số đội ngũ cán bộ Đoàn tham gia hoạt động còn chưa nhiệt tình, họ không coi phong trào thanh niên là một phong trào hoạt động thiết thức mà coi trọng lợi ích kinh tế lên trên hết.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
Do các cơ sở Đoàn còn lúng túng trong việc quản lý Đoàn viên thanh niên đi làm ăn xa, trình độ chuyên môn của cán bộ Đoàn cơ sở còn chưa đồng đều, chưa thực sự chủ động sáng tạo, nhiệt tình trong phong trào hình thức và nội dung chưa có sự tham gia đầy đủ của đoan viên thanh niên.
Do sự buông lỏng trong khâu hoạt động và các nguyên tắc hoạt động của Đoàn nên công tác kết nạp hay tính chất hoạt động còn tuỳ tiện và đơn giản và không tuân thủ và sinh hoạt theo các quy định của điều lệ Đảng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng còn chưa được chú trọng và phù hợp với từng đơn vị công tác để tháo gỡ những khó khăn trông việc quy hoạch và luôn chuyển cùng như tổ chức hoạt động có những nơi còn hạn chế về số lượng và kỹ năng nghiệp vụ.
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ VÀ ĐỔI MỚI CỦNG CỐ TỔ CHỨC
1. Giải pháp về xây dựng củng cố tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở
1.1. Các giải pháp về công tác cán bộ
Trong thời gian thực tập tại địa bàn huyện Phù Yên, nắm bắt được những thực trạng ở một số tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Phù Yên đang vướng mắc. Để đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng nhiệm vụ phù hợp trong giai đoạn cách mạng mới tôi mạnh dạn xin được đề ra một số giải pháp. Tôi mong rằng những giải pháp này sẽ góp phần vào sự đi lên của tổ chức cơ sở Đoàn trong huyện Phù yên – tỉnh Sơn La.
Thời kỳ CNH - HĐH đất nước ngày cnàg đổi mới và đi lên xây dựng XHCN, công tác cán bộ trên địa bàn huyện Phù yên từng ngày một được chuẩn hoá một cách thiết thực về chuyên môn nghiệp vụ, về độ tuổi năng lực về phẩm chất chính trị, có quan điểm lập trường vừng vàng. Để làm tốt và làm có hiệu quả việc chuẩn hoáđội ngũ cán bộ phải được thực hiện một cách nghiêm túc đồng thời để từ đó định hướng để đưa cán bộ vào phong trào thanh niên là lớp trẻ, họ là những ngườiđang làm việc để làm cho đất nước thêm giàu đẹp đi đôi với nó là sự phát triển đa dạng của khoa học kỹ thuật, học vấn của than niên cũng cần phải được nâng cao, đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn phải có trình độ học vấn và kỹ năng nghiệp vụ để hiều về công tác Đoàn – hội - đội để đáp ứng được yêu cầu đó cán bộ Đoàn phải học hỏi kinh nhiệm, phải được đào tạo, bồi dưỡng tập huấn và điều quan trọng đối với mỗi cán bộ Đoàn ngoài chuyên môn nghiệp vủa để phong trào thành công thì sự nhiệt tình của cá nhân là rất cần thiết. Nhìn tổng thể hiẹn nay trên địa bàn huyện Phù Yên cán bộ Đoàn cơ sở hầu hết còn chưa qua đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ trong công tác Đoàn – hội - đội trong chính quy, cán bộ Đoàn cơ sở chỉ được tập huấn ngắn hạn nên kỹ năng nghiệp vụ về công tác Đoàn còn hạn chế. Vì thế công tác chuẩn bị hoá cán bộ là rất cần thiết và đó là yêu cầu đối với cán bộ Đoàn cơ sở những công việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo tạo mọi điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đặc biệt là các cấp bộ Đoàn.
Đổi mới công tác cán bộ nâng cao nhận thức cán bộ cơ sở Đoàn trong giai đoạn mới có tình quyết định sự thành bài của công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Bác Hồ dạy. “Cán bộ quyết định phong trào”. “Cán bộ nào phong trào ấy”. Vì vậy phải thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cả về số lượng và chất lượng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để cán bộ Đoàn – hội - đội yên tâm công tác tổ chức phân công phụ trách công việc phù hợp với năng lực, sở trường và trình độ của cán bộ thì mới phát huy có hiệu quả trong công tác.
Có sự cải tiến mới về phương pháp chỉ đạo là hướng về cơ sở thường xuyên bám sát cơ sở tham gia sinh hoạt với chi Đoàn để lắng nghe ý kiến của Đoàn viên thanh niên, những vấn đề được quan tâm để nghiên cứu, đề xuất và xây dnựg kế hoạch hoạt động sát với thực tế, phù hợp có tính khả thi cao.
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo phong trào, cải tiến về lề lối làm việc, tạo nề nệp làm việc theo quy chế, đồng thời nâng cao trách nhiệm, tính sáng tạo chủ động của đội ngũ cán bộ.
Chủ động sáng tạo cho cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác thanh niên tích cực phối hợp với các ngành, Đoàn thể nhằm tạo cơ chế, chính sách nguồn lực cho các hoạt động Đoàn – hội đội và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện.
1.2. Các giải pháp về công tác tổ chức
Công tác quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị tổ chức, căn cứ vào trình độ đội ngũ cán bộ, đồng thời đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo đồng bộ trong cơ cấu lãnh đạo tính kế thừa trong bộ máy lãnh đạo, có một tỷ lệ hợp lý trong thành phần con người. Tổ chức Đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thanh niên đi theo con đường mà Đảng, Bác hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Vấn đề nâng cao chất lượng và việc đào tạo cán bộ là việc làm cần thiết và phải làm ngay. Cán bộ là đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ dự bị của Đảng và Nhà nước, vì vậy cần tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng, phải coi sự phát triển là trưởng thành của cán bộ là giá trị lớn nhất họ cần đạt được trong thời gian tham gia công tác Đoàn.
Để xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, thoát khỏi tình trạng yếu kém trong chuyên môn nghiệp vụ thì các cấp uỷ Đảng phải tăng cường mở thêm các lớp tập huấn nghiệp vụ thì các cấp uỷ Đảng phải tăng cường mở thêm các lớp tập huấn nghiệp vụ Đoàn cho cán bộ cơ sở với nhau tổ chức cơ sở.
Việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho người cán bộ là rất quan trọng trong tình hình mới một số cán bộ ĐVTN đã không làm chủ được bản thân đã mắc vào các tệ nạn tiêu cực của xã hội. Vì vậy các cấp bộ Đoàn phải chú trọng công tác giáo dục rèn luyện đạo đức bằng các hình thức như, Sinh hoạt chi Đoàn, tổ chức hội thi về các tệ nạn xã hội tìm hiểuvề ma tuý, mại dâm…
Công tác quy hoạch cán bộ cần phải được chú trọng và có mối quan hệ mật thiết với công tác đào taọ bồi dưỡng cán bộ Đoàn, nếu quy hoạch tốt thì sẽ có kết quả tốt trong công tác đào tạo và ngược lại vì có liên quan đến việc phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quản lý, đánh giá đối với cán bộ Đoàn.
Các các cấp uỷ Đảng chính quyền cần tăng cường hơn nữa trong việc “trẻ hoá” cán bộ Đoàn, biết tận dụng triệt để những cán bộ có năng lực thay thế những cán bộ đã hết tuổi hay năng lực yếu, tránh bao che làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức Đoàn.
Căn cứ vào thành tích của cán bộ Đoàn đạt được cần có chính sách ưu tiên tạo điều kiện để họ tiếp tục học tập để bổ xung thêm trình độ các cấp uỷ Đảng chính quyền phải có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ Đoàn.
1.3. Các giải pháp về đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù yên
Tiếp tục đổi mới hình thức giáo dục của Đoàn, đa dạng hoá các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động, đẩy mạnh các phong trào tình nguyện trong TN.
Từng bước cụ thể hoá nội dung và hình thức sinh hoạt Đoàn – hội - đội theo hàng đan dạng như. Tổ chức các hoạt động giao lưu kết nghĩa sinh hoạt lên chi Đoàn gắn với hành động thiết thực phù hợp với từng đối tương đối tượng với tình hình thực tiễn của Đoàn cơ sở.
Đẩy mạnh công tác giáo chủ nghĩa Mác Lê Nin – tư tưởng Hồ Chí Minh và 6 bài học lý lụân chính trị cho TN nhằm nâng cao tình chính trị trong sinh hoạt trong cư xử ước mơ vươn tới cái đẹp. Đồng thời giác ngộ ý tưởng cách mạnh, lòng yêu nước chống CN thực dựng, các luận điểm xuyên tạc hành động chia rẽ khối đại Đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh phong trào TN tham gia phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xây dựng các mô hình thanh niên lập nghiệp trên địa bàn như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ngắn ngày phục vụ sinh hoạt phối hợp với ngành quân sự, công an và DS – GD- TE – tổ chức tuyên truyền giáo dục về luật nghĩa vụ quân sự, luật ATGT, luật quốc phòng an ninh, phòng chống tội phạm và giáo dục về sức khoẻ vị thành niên, kỹ năng sống, mở rộng sân chơi hoạt động cho ĐVTN tham gia.
Chăm lo xây dựng và tổ chức của chi Đoàn và Đoàn cơ sở, duy trì sinh hoạt theo định kỳ tháng theo chủ đề chủ điểm gắn với sự kiện chính trực VHXH đáp ứng lợi ích chính đáng của ĐVTN phát huy vai trò Đoàn cơ sở trong công tác tham mưu cụ thể hoá chính sách quả Đảng, Đoàn cấp trên công tác kiểm tra, đôn đốc đánh giá tổng kết kịp thời các phong trào. Chú trọngcông tác thi đua khen thưởng nhằm kịp thời cổ vũ động viên và phát triển phong trào.
2. Những đề xuất, kiến nghị với Đảng uỷ chính quyền và các cấp toàn bộ Đoàn.
2.1. Kiến nghị, đề xuất với Đảng uỷ
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay trên địa bàn huyện Phù yên tỉnh Sơn La các cấp Đảng uỷ phải tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng từ TW đến địa phương về công tác cán bộ. Cần xây dựngchương trình, biện pháp cụ thể, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên.
Đề xuất với cấp Đảng uỷ trong việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động song song với việc tạo nguồn kinh phí cho hoạt động là việc sử dụng hợp lý đúng mục đích, đối tượng để phong trào đạt kết quả thiết thực.
Chú trọng đến công tác xây dnựg Đoàn, coi xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng coi cán bộ Đoàn là lực lượng bổ sung kế cận, lâu dài cho Đảng.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở. Cần xây dựng chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, nhất là phường xã, Thị trấn khuyến khích vật chất cho cán bộ cho Đoàn, uỷviên BTV, BCH Đoàn cơ sở và cán bộ chuyên chách.
2.2. Kiến nghị, đề xuất với chình quyền
Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của Đoàn thanh niên, cần mở rộng khai thác các tụ điểm sinh hoạt, có đủ sổ sách theo quy địn, trang bị thêm tài liệu về Đoàn – hội - đội để phục vụ cho công tác Đoàn.
Giúp đỡ, tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn tham gia vào các chương trình dự án kinh tế xã hội để lao động, gây quỹ phục vụ hoạt động.
Làm tốt công việc phối kết hợp giữa các ban ngành có liên quan tại cơ sở.
2.3. Kiến nghị - đề xuất với cấp bộ Đoàn
* Đối với Đoàn cấp trên.
Cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giác việc thực hiện các phong trào đúng thực trạng nhất là cơ sở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để thực nghiệm phong trào.
Tham mưu, đề xuất với nhà nước, Quốc hội ban hành, xây dựng bộ giáo trình chuẩn đề phục vụ công tác đào tạo cán bộ Đoàn trên toàn quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư hỗ trợ cho việc đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn ở xã, phường, Thị trấn.
Có những đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.
Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn cơ sửo phảiđược làm tốt công tác tập huấn cho cán bộ Đoàn cơ sở.
* Đối với huyện Đoàn – phù yên – chi Đoàn.
Cần phải có sự chủ động, sáng tạo hơn nưax trong các phong trào. Tổ chức phong trào theo hướng thiết thự, phù hợp với xã, Thị trấn, tham mưu cho cấp uỷ cơ sở về công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở, cán bộ Đoàn cơ sở cần phải được trẻ từng bước đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chi Đoàn hoá mở rộng môi trường thuận lợi cho tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp, chi Đoàn cơ sở, cơ quan hoạt động trong giai đoạn mới.
Làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ Đoàn – hội - đội cho cán bộ Đoàn cơ sở và tổng phụ trách.
Cần xây dựng quỹ hỗ trợ cán bộ Đoàn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn về vốn để phát triển kinh tế – chỗ ăn ở.
* Đối với các ban ngành Đoàn thể.
Với nhiệm vụ của mình là nâng cao chất lượng, giáo dục và đưa thanh niên vào các phong trào hoạt động cách mạng , Đoàn THCS Hồ Chí Minh không thể tự bản thân thực hiện được, để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong hoạt động tổ chức Đoàn cần phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban ngành.
Đối với hội cựu chiến binh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cán bộ Đoàn trong công tác giáo dục thế hệ trẻ, nêu gương sáng cho Đoàn viên thanh niên.
- Đối với hội nông dân. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho cán bộ Đoàn và thanh niên trong chi Đoàn cơ sở.
- Đối với hội phụ nữ. Tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục sinh đẻ kế hoạch hoá gia đình trong Đoàn viên thanh niên và cán bộ Đoàn cơ sở.
- Đối với ngành Quân sự, Công an phối hợp giáo dục, mở lớp tập huấn về luật ATGT, Ma tuý… trong cán bộ và Đoàn viên thanh niên.
KẾT LUẬN
Những thành tựu đối mới của đất nước ta do Đảng khởi xướng là niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta đang bước sang một trang mới đó là tiến hành sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, tiếp tục đi lên con đường CN XH. Thể hệ trẻ ngày nay đang kề thừa nhưng thành quả cách mang vẻ vang của Đảng và dân tộc, đó là điều kiện thuận lợi để phát huy truyền thống cách mạng học tập lao động, sáng tạo, góp phần tham gia vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thanh niên ngày nay dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đảm đương những việc khó, xung kích trên mọi lĩnh vực, lực lượng nòng cốt phục vụ cho sự nghiệp của nước nhà. Vì vậy cán bộ Đoàn cơ sở được coi la cái gốc của mọi phong trào và phải được tăng cường là yêu cầu cấp thiết không thể thiếu, bởi đây là bộ phận quan trọng trong việc củng cố và xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở. Việc nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn cần phải làm ngay và phải làm có hiệu quả để phong trào thanh thiếu nhi và công tác Đoàn tại cơ sở pháp triển lớn mạnh trong công cuộc đổi mới nước nhà.
Trong những năm qua thực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ huyện Đoàn Phù Yên đã từng bước nâng cao về chất lượng do đã có sự nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng tổ chức Đoàn từ đó chỉ đạo, củng cố xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn trong huyện. Đồng thời một số cơ sở Đoàn đã có nhiều biến đổi, đã chủ dodọng tự tổ chức thực hiện các phong trào tại địa phương có hiệu quả. Từ đó tạo tình tìm tòi, tích cực học hỏi kinh nghiệm hoạt động để không ngừng nâng cao chất lượng công tác Đoàn và công tác cán bộ tại cơ sở với điều kiện thực tế cán bộ huyện Phù yên còn gặp một số khó khăn nhất định nhưng với sự tìm tòi, học hỏi đã có những bước đi vững chắc, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong phong trào hoạt động của Đoàn và trong xã hội. Họ xứng đáng là những con người của Đảng, của Đoàn.
Qua 2 năm học tập tại Học viện TTN Việt nam và trong thời gian thực tập tại cơ sở được nghiên cứu, được thâm nhập thực tế tôi đã rút ra được một số giải pháp và đưa ra một số đề xuất kiến nghị. Với sự tìm tòi nghiên cứu và tổng kết qua đợt thực tế này tôi mong rằng những giải pháp tôi đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Đoàn cơ sở huyện Phù Yên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp luận công tác thanh niên.
2. Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (NXB thanh niên HN 1980).
3. Giáo trình lý luận và nghiệp vụ xây dựng Đoàn.
4. Tổng qua tình hình thanh niên – công tác Đoàn và phòng trào thanh thiếu niên (NXB thanh niên).
5. Báo cáo tổng kết năm 2003 – 2005 của BCH huyện Đoàn Phù yên.
6. Cẩm nang công tác thanh niên (NXB thanh niên).
7. Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BKTCT1210.doc