Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt và trở thành một ngành kinh tế rất quan trọng ở nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong những năm gần đây ngành du lịch Hà nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong tình trạng cạnh tranh rất gay gắt. Chỉ riêng trên địa bàn Hà nội đã có khoảng trên 200 công
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty du lịch Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tổ chức hoạt động du lịch nội địa và quốc tế, có kinh nghiệm trong việc tổ chức, thu hút vốn đầu tư, thu hút nguồn khách. Dưới những áp lực và cạnh tranh đó, để có vị thế lớn mạnh trên thị trường các công ty du lịch đã không ngừng đổi mới, phát triển công ty nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh du lịch.
Công ty du lịch Hà nội ra đời cách đây 42 năm, ban đầu là Công ty du lịch
Hà nội, ngày 01/06/2004 thành lập tổng Công ty Du lịch Hà nội hoạt động theo mô hình giữa công ty mẹ và công ty con, tổng Công ty Kinh doanh rất hiệu quả xứng đáng là một doanh nghiệp tiên phong của nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh, còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được giải quyết nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Sau khi nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội đã thôi thúc em quyết định chọn đề tài: "Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty du lịch Hà nội (Công ty mẹ) Tổng Công ty Du lịch Hà nội". Em mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của Công ty Du lịch Hà nội trong ngành Du lịch nói riêng và trong sự phát triển nền kinh tế nói chung.
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục đích của đề tài:
- Đề tài có mục đích phân tích đánh giá và tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh Du lịch tại Công ty Du lịch Hà nội.
2.2. Giới hạn của đề tài:
- Đề tài có giới hạn tập trung vào việc tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội, để từ đó có thể đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh một cách chính xác, đưa ra một ố phương hướng, giải pháp cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội.
2.3. Nhiệm vụ
Khóa luận tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Nêu ra một số khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt động kinh doanh Du lịch.
- Phân tích thực trạng và tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội.
- Mạnh dạn nêu ra một số các giải pháp nhằm phát huy khả năng, tiềm năng của Công ty Du lịch Hà nội và cũng là góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng của đề tài
Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ty Du lịch Hà nội (Tổng Công ty Du lịch Hà nội).
3.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nội dung nghiên cứu có liên quan đến rất nhiều số liệu và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi phải xử lý trên cơ sở các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát điều tra
- Phương pháp thu thập và phân tích kết quả.
4. Những đề xuất của khóa luận
Trong quá trình thực tập được sự trợ giúp và cố vấn của nhiều cán bộ có liên quan đến ngành Du lịch và đặc biệt dưới sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy Vũ Chính Đông- Chánh văn phòng Công ty Du lịch Hà nội những giải pháp của đề tài là:
- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch
- Tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận
Nâng cao kỹ năng trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong Công ty.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về du lịch
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Vũ Chính Công, người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Chương 1
Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1. Khái quát chung về du lịch
Nguồn gốc du lịch:
Du lịch là một hoạt động mang tính kinh tế- văn hóa- xã hội có mức lôi cuốn mạnh mẽ con người. Họ luôn muốn khám phá về thế giới xung quanh xem có cảnh quan ra sao, về văn hóa các dân tộc, về thế giới tự nhiên đang sống động và đầy quyến rũ. Ngày nay, với trình độ nhận thức cao và sự ảnh hưởng trực tiếp của các phương tiện viễn thông đã làm cho chúng ta nhận thức được và có tầm nhìn rộng lớn về thế giới. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế hoạt động rất năng động và có tầm cạnh tranh quốc tế. Vì vậy mà sự phát triển kinh tế và gia tăng tiêu chuẩn sống đã làm cho hàng trăm triệu người có thể đi du lịch.
Du lịch là một đề tài luôn hấp dẫn đến sự quan tâm của chúng ta, từ tổ tiên của chúng ta đã có những chuyến du lịch đó là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác cách đây khoảng 1 triệu năm. Giống người Homo erectus xuất hiện từ miền Đông và Nam Châu Phi, những di tích của người tiền sử này đã được tìm thầy ở Trung Quốc và Indonesia, sự di chuyển qua một khoảng cách như vậy được ước lượng khoảng 19.000 năm, nhưng so với lịch sử của nhân loại thì đó chỉ là một khoảng khắc. Đã có nhiều giả thiết được đưa ra về động lực tạo ra những cuộc hành trình trường kỳ như vậy.
Một giả thuyết cho rằng những người du nục di chuyển để tìm thức ăn và trốn tranh nguy hiểm. Một giả thuyết khác họ quan sát sự di chuyển của chim và muốn biết chúng từ đâu đến và chúng bay đi đâu, do tò mò, ham hiểu biết của tổ tiên ta nên họ làm cuộc cách mạng di chuyển để họ khám phá tìm hiểu tự nhiên, thế giới quan bên ngoài, kể từ thời đại du mục của người thượng cổ, con người đã đi du lịch ngày càng rộng lớn trên địa cầu, từ thời kỳ của nhà thám hiểm Marco Polo và Chris Topher Columbus đến nay, du lịch đã tăng trưởng liên tục trong thế kỷ 21 với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật ngày càng cao đã phát minh nhiều loại xe ôtô hiện đại và xây dựng hệ thông giao thông đường xá thuận lợi, đã góp phần trong sự phát triển du lịch sau đại chiến thế giới thứ hai, sự phát minh ra máy bay phản lực, và sự thiết lập các truyến bay quốc tế đã thúc đẩy con người ngày càng có điều kiện đi du lịch hơn. Do đó ngành du lịch quốc gia quốc tế đã tăng vọt, các du thuyền, xe buýt tàu hỏa có trong bị những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, khách sạn và các khi nghỉ dưỡng đã cung cấp cho du khách các phương tiện vận chuyển và cơ sở lưu trú đầy hấp dẫn và đầy đủ tiện nghi.[19, 21]
1.1.1. Định nghĩa về du lịch.
Về vấn đề du lịch, do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Tuy nhiên muốn hiểu về du lịch một cách tổng quát phải bao gồm các thành phần tham sự và chịu ảnh hưởng của ngành du lịch. Quan điểm của các thành phần này có tầm quan trọng đến việc triển khai một định nghĩa bao quát, thông qua sự nhìn nhận từ những thành phần có quan điểm khác nhau về ngành du lịch.
a. Định nghĩa của Hunsikor và Kraf
Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương. Việc lưu trú đó không trở thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời.
b. Đứng trên góc độ là người đi du lịch.
- Du lịch là việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ hàng hóa liên quan đến việc đi lại và lưu lại của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí và để thỏa mãn nhu cầu chính trị, văn hóa, kinh tế, và các nhu cầu khác.
c. Đứng trên góc độ là các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách.
- Đối với các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho du khách lại xem du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận, qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường du khách.
d. Đứng trên góc độ chính phủ tại địa bàn
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn du lịch thì đây là một hoạt động kinh tế mang lại thu nhập cho dân chúgn, ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân quỹ.
e. Dân chúng địa phương.
Đối với cư dân địa phương thì đây là một cơ hội lao động và giao lưu văn hóa.
Để có một định nghĩa chung, thống nhất tổ chức du lịch quốc tế (WTO) đã đưa ra một định nghĩa được liên hợp quốc công nhận như sau: “Hoạt động du lịch là bao gồm tất cả những hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu lại tại những điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi công vụ”.
1.1.2. Các khái niệm về khách du lịch.
a. Khách du lịch quốc tế
- Là người lưu trú ít nhất một đêm, nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú. Du khách có thể đến vì nhiều lý do khác nhau, nhưng không lĩnh lương ở nơi đến.
b. Khách du lịch trong nước.
Là người sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó, khác hơn nơi thường trú trong một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm, với mục đích khác hơn là làm việc để lĩnh lương ở nơi đến. Mục đóc đi du lịch có thể là: Giải trí, kinh doanh, công tác, hội họp thăm gia đình…
c. Du lịch quốc tế
Du lịch vào trong nước (Inbound Tourism): gồm nước người từ nước ngoài đến viếng thăm một quốc gia.
Du lịch ra nước ngoài (Outbound Tourism): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài.
d. Du lịch của người trong nước (Internal Tourism): gồm những người đang sống trong một quocó gia đi viếng thăm trong nước.
e. Du lịch trong nước (Domestic Tourism): bao gồm du lịch (Inbound Tourism) và (Outbound Tourism): Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú khách hàng của một quốc gia.
f. Du lịch quốc gia (National Tourism): bao gồm Internal Tourism và Outbound Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không. [ 13, 19 - 22]
1.1.3. Nhu cầu du lịch
a. Nhu cầu
- Nhu cầu là một yếu tố tự nhiên không thể thiếu của con người, nó thuộc tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để duy trì sự tồn tại và phát triển. Lực lượng thúc đẩy hành động của cá nhân chính là nhu cầu của họ. Trong bất cứ người nào cũng đều có nhu cầu.
Trong con người có hai nhóm nhu cầu chính:
+ Nhu cầu bản năng (nhu cầu sơ cấp)
+ Nhu cầu giành được (nhu cầu thứ cấp).
Theo Abraham Maslow nhu cầu được chia theo các bước sau:
Nhu cầu sinh lý(Psycholoical needs)
Nhu cầu an toàn
(Safety needs)
Nhu cầu xã hội
(Social needs)
Nhu cầu được tôn trọng
(Esteem needs)
Nhu cầu tự khẳng định mình
(Self actualisation needs)
[23-tr7 - Marketing DL]
Theo học thuyết này nhu cầy của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng tự cấp thiết nhất ít cấp thiết nhất, nhu cầu của con người trong những thời gian khác nhau có những thúc đẩy về mặt nhu cầu khác nhau
b. Nhu cầu du lịch.
Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu nằm trong nhóm nhu cầu thứ cấp
* Phân lợi nhu cầu du lịch
- Nhu cầu vận chuyển
- Nhu cầu lưu trú và ăn uống
- Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí
- Các nhu cầu khác
Nhu cầu thứ nhất và nhu cầu thứ hai là nhu cầu thứ yếu, là điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thứ ba. Nhu cầu thứ ba là nhu cầu đặc trưng của du lịch. Nhu cầu thứ tư là nhu cầu phát sinh tùy thuọc vào thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của du lịch.
* Đặc thù của nhu cầu du lịch
- Nhu cầu là sự thiết yếu đặc biệt vì nó chỉ được thực hiện khi và chỉ khi có tối thiểu 2 điều kiện là nơi đến du lịch phải có tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu cao cấp vì nó chỉ được thoả mãn khi người ta có thời gian rỗi và khả năng chi trả. Nó không phải là thứ nhu cầu cao cấp có tính cố định mà luôn thay đổi.
- Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu có tính tổng hợp bao gồm:
+ Nhu cầu thiết yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, vận chuyển…)
+ Nhu cầu đặc trưng: chính là những nhu cầu nguyên cớ của khách du lịch, là những nhu cầu tạo ra động cơ du lịch.
- Nhu cầu bổ sung: Là những loại nhu cầu nằm ngoài hai nhu cầu trên, phát sinh trong quá trình khách đi du lịch . Nó chỉ xuất hiện sau khi khách du lịch đã được thỏa mãn hai nhu cầu trên. Nhu cầu bổ sung là nhu cầu thu hút khách du lịch đến nhiều lần.
- Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu mang tính đồng bộ phải thỏa mãn đồng bộ tất cả các nhu cầu du lịch nói trên. Nhà kinh doanh du lịch không được phép coi nhẹ bất cứ loại nhu cầu nào.
* Động cơ đi du lịch của con người đương đại
Mỗi một cá thể đều có những động cơ quyết định chuyến hành trình của mình khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là nhu cầu đi của họ có người đi du lịch với những mục đích khác nhau. Chẳng hạn cùng đến Quảng Ninh do nhu cầu du lịch đòi hỏi, nhưng có người đến với mục đích chính là kinh doanh, có người đến với mục đích là nghỉ ngơi, giải trí thì hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch của họ sẽ khác nhau một cách cơ bản. Người đầu tiên sẽ cần dịch vụ thông tin và cần đi thăm quan dạo phố tìm hiểu thị trường nhiều hơn người thứ hai. Ngược lại người thứ hai cần thiết được đi tắm biển, được đi thăm quan các danh lam, thắng cảnh ở vịnh Hạ Long nhiều hơn người thứ nhất… Căn cứ vào mục đích chính của chuyến đi các chuyên gia du lịch đã phân loại thành các nhóm động cơ đi du lịch gắn với các mục đích sau đây:
Nhóm 1: Giải trí (Pleasure)
Với mục đích đi du lịch là được nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên thay đổi môi trường sống- nghỉ hè (Holidays)
- Đi du lịch với mục đích thể thao
- Đi du lịch với mục đích văn hóa giáo dục
Nhóm 2: Nghiệp vụ (Professional)
- Đi du lịch với mục đích kinh doanh kết hợp giải trí (Pleasure)
- Đi du lịch với mục đích thăm viếng ngoại giao
- Đi du lịch với mục đích công tác
Nhóm 3: Các động cơ khác (Other Tourist Motivies)
- Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân
- Đi du lịch với mục đích nghỉ tuần trăng mật (Honeymooner) và điều dưỡng, chữa bệnh (heath).
- Đi du lịch là do sự “chơi trội” để tập trung sự chú ý của những người xung quanh, là do sự tranh đua.
Trong các loại động cơ đi du lịch trên đây thì loại đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi (Pleasure) phát triển mạnh và phổ biến trong dân cư ở ỡ nơi công nghiệp phát triển, ở các thành phố lớn. Nghỉ ngơi tích cực để phục hồi tâm sinh lý thư giãn, tránh cái gọi là stress, tốt nhất là đi du lịch.
Với mục đích đi du lịch là do bắt chước, chơi trội, coi du lịch là “mốt” phần lớn thuộc vào cá tính và độ tuổi của cá nhân. Nó mang tính tùy hứng, chịu ảnh hưởng đặc biệt của nhóm tham chiếu. ở độ tuổi thanh niên (15- 17 tuổi) có đặc điểm tâm lý là ham hiểu biết (tính tò mò) giai đoạn hình thành nhân cách khẳng định, nhu cầu tự biểu hiện (chứng tỏ ta đây) nó chi phối mạnh mẽ. Làm thế nào để được mọi người chú ý, để trở thành người biết chơi? Đi du lịch là một trong những cách thỏa mãn có sức thuyết phục nhất đối với độ tuổi này. Như có những người quyết định chuyển đi chỉ do sự rủ rê của bạn bè, hoặc là quyết định chuyển đi do sự bắt chước các danh nhân thành đạt, hoặc có nước người đi chỉ vì “đi cho biết đó, biết đây”.
Mục đích của việc phân chia các động cơ đi du lịch trên đây là giúp các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, và định hướng vào loại thị trường mục tiêu nào. Doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lược cạnh tranh nào: tính độc đáo (differentiation) sản phẩm hay là chi phí (costs).
Sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối, trong thực tế người ta đi du lịch là do nhiều mục đích kết hợp lại trong đó có mục đích đóng vai trò chủ đạo. [6,104 - 106]
1.1.4. Sản phẩm du lịch.
a. Quan niệm về sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch là tất cả ã gì có thể bán được cho khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch là kết quả tạo ra trong lĩnh vực du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách.
- Sản phẩm du lịch là tất cả những kinh nghiệm thu được sau khi đi du lịch (Sản phẩm vô hình).
b. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
- Phần lớn sản phẩm du lịch là dịch vụ không thể không tồn tại dưới dạng vật thể để khách du lịch có thể xem xét hay sờ mó.
- Sản phẩm du lịch thường cố định ở một nơi nào đấy, còn người tiêu dùng sau khi mua đến đó để thưởng thức sản phẩm, có nghĩa là người ta phải chi tiêu tiền bạc trước khi sử dụng sản phẩm du lịch nghĩa là sau khi đi du lịch về người ta mới đánh giá được sản phẩm du lịch vì sản phẩm du lịch là vô hình chuyến đi người ta mới đánh giá được sản phẩm.
- Sản phẩm du lịch thường xa nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch vì thế vần một hệ thống phân phối thông qua khâu trung gian như: đại lý du lịch, các hàng lữ hành. Do vậy, các tổ chức này có tác động đến nhu cầu của khách du lịch tiềm năng.
- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra bởi nhiều ngành và nhiều nguồn kinh doanh cho nên ngành này có mối quan hệ qua lại với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.
- Sản phẩm du lịch không thể tồn kho được, do vậy sản xuất khớp giữa cung – cầu là việc rất quan trọng.
- Mối quan hệ giữa cung và cầu đối với sản phẩm du lịch có tính đặc thù riêng trong thời gian ngắn lượng cung tương đối ổn định, còn cầu thay đổi nhanh chóng và do đó thể hiện tính thời vụ du lịch.
- Sự ổn định hay biến động về chính trị, an toàn an ninh trật tự hay sự lên xuống của tỷ giá hối đoái hoặc thủ tục hải quan cũng tác động mạnh mẽ đến nhu cầu của khách du lịch tiềm năng.
- Trong du lịch thường ít sử dụng lại sản phẩm cũ, cho nên có thể tạo sự ổn định về nhu cầu.
1.2. Thị trường du lịch
1.2.1. Khái niệm thị trường du lịch
- Thị trường du lịch là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua hệ thống tiền tệ.
- Thị trường du lịch được coi như một bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa nói chung. Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ, cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian mặt hàng và số lượng hàng hóa, điều kiện và phạm vi thực hiện của chúng.
- Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của hàng hóa, chịu sự chi phối của:
+ Quy luật giá trị yêu cầu trao đổi hàng hóa
+ Quy luật cung cầu
+ Quy luật cạnh tranh
- Thị trường du lịch thực hiện dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy nó có tính độc lập tương đối.
- Các mối quan hệ của cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch phải gắn liền với địa điểm không gian, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện hàng hóa dịch vụ.
- Đáp ứng về mặt tổng thể thì thị trường du lịch là tổng cung, tổng cầu về du lịch cơ cấu cung cầu về du lịch, nhóm hàng trong dịch vụ nào đó trong du lịch.
- ở phạm vị sản xuất và kinh doanh thì thường tập hợp khách du lịch, nhu cầu, mong muốn và khả năng thanh toán, nhưng chưa được thực hiện.
1.2.2. Chức năng của thị trường du lịch
- Chức năng thừa nhận
- Chức năng tham gia toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội
- Chức năng thực hiện
- Chức năng kích thích và điều tiết có vai trò, hướng dẫn sản xuất xã hội.
1.2.3. Đặc điểm của thị trường du lịch.
- Thị trường du lịch là thước đo đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Trong các sản phẩm du lịch thì dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn.
- Không có sự dịch chuyển của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà ngược lại chỉ có sự dịch chuyển của cầu.
- Hàng lưu niệm là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt mà chỉ thị trường du lịch mới có.
- Thị trường du lịch có tính chất độc lập tương đối
1.2.4. Các tiêu chí phân loại thị trường du lịch.
* Theo phạm vi quốc gia (quốc tế)
- Thị trường du lịch quốc tế (Inbound, outbound)
- Thị trường du lịch nội địa
* Theo tiêu thức mức độ thực hiện của thị trường
- Thị trường du lịch thực tế
- Thị trường du lịch tiềm năng
* Theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua
- Thị trường du lịch mua: là thị trường cung (cầu nhỏ, cung lớn, cung chi phối).
- Thị trường du lịch bán: là thị trường cầu (cầu lớn, cung nhỏ, cầu chi phối).
- Thị trường du lịch cân bằng
* Theo đặc điểm không gian của cung cầu
- Thị trường du lịch gửi khách: gửi khách trực tiếp, gửi khách gián tiếp
- Thị trường du lịch nhận khách
* Theo thời gian
- Thị trường du lịch quanh năm
- Thị trường du lịch thời vụ
* Theo các loại hình dịch vụ du lịch
- Thị trường dịch vụ lưu trú
- Thị trường dịch vụ vận chuyển
- Thị trường dịch vụ vận tải du lịch
- Thị trường dịch vụ vui chơi giải trí
1.2.5. Quan hệ cung cầu trên thị trường du lịch.
- Cung cầu du lịch mang tính cố định không thể dịch chuyển, còn cầu phân tán. Như vậy trong du lịch chỉ có dòng chuyển động một chiều của cầu đến với cung, cung du lịch theo một phạm vi nào đó tương đối thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Cầu du lịch mang tính chất tổng hợp, trong khi mỗi một đơn vị kinh doanh du lịch chỉ đáp ứng một (hoặc một vài) phần của du lịch. Tính độc lập của các thành phần trong cung du lịch gây không ít khó khăn cho khách trong việc đi du lịch.
- Do kinh tế phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp xã hội không ngừng tăng lên. Do đó khách du lịch ngày càng đòi hỏi yêu cầu được phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn. [11]
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch quốc tế.
1.3.1. Nhóm nhân tố chung
a. Tình hình phát triển kinh tế
- Tình hình phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác du lịch quốc tế. Nó là nền móng, là cơ sở tạo tiền đề cho hoạt động khai thác khách du lịch phát triển.
- Tình trạng phát triển của một số ngành kinh tế có liên quan đến du lịch (Một số nước không thể phát triển du lịch nếu như phải nhập khẩu phần lớn các hàng hóa phục vụ du lịch. Các ngành có liên quan gồm: nông nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, ngành thương nghiệp, một số ngành thủ công nghiệp và các ngành khác có liên quan…)
- Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế (nhập siêu hay xuất siêu)
+ Nếu nhập siêu thì tỷ giá hối đoái tăng, luồng khách du lịch vào tăng (khách Inbound tăng)
+ Nếu xuất siêu thì tỷ giá hối đoái giảm, luồng khách du lịch vào giảm (khách Inbound giảm)
- Tỷ trọng người dân trong độ tuổi lao động tích cực cao
b. Nhóm yếu tố về an toàn đối với khách.
Trong cuộc sống hiện nay với điều kiện sống và chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì nhóm yếu tố an toàn đối với khách du lịch đã được đặt lên hàng đầu. Điều quan trọng nhất đối với khách du lịch khi họ lập kế hoạch cho chuyến đi du lịch của mình là họ đi đến đó có an toàn cho tính mạng của mình không, liệu tài sản có bị cướp bóc hay không?… Sau đó mới đến hàng loạt những mối quan tâm khác như giá cả, điều kiện ăn ở… tất nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại một tỷ lệ nhỏ khách du lịch là những người thích phưu lưu mạo hiểm, thích khám phá.
Do vậy để đảm bảo an toàn đối với khách du lịch thì:
- Quốc gia đó chính trị phải ổn định không có những cuộc nội chiến, bạo động và phải có tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định không có các loại bệnh dịch phổ biến gây nguy hiểm cho sức khỏe hay tính mạng của khách du lịch.
- Không có sự đối xử tồn tại lòng căm thì của dân bản xứ đối với một dân tộc nào đó.
1.3.2. Nhóm nhân tố đặc trưng
a. Các nhân tố về tài nguyên
- Như địa hình (núi, đồi, sông biển, hồ…) Những nơi thu hút khách du lịch thường là những nơi có địa hình đa dạng, phức tạp, khúc khửu và có những tính hấp dẫn.
- Khí hậu: Khí hậu ở điểm du lịch phải không quá nóng, không quá lạnh, không quá khô hay không quá ẩm ướt nói chung là khí hậu hài hòa với điểm du lịch.
- Các nguồn nước:
+ Nguồn nước trên bề mặt: gần sông, suối, hồ, biển… có tác động tích cực trong việc thu hút khách.
+ Nguồn nước khoáng: là nguồn nước thiên nhiên có giá trị chữa được nhiều loại bệnh.
- Động thực vật: Có nguồn động thực vật phong phú đa dạng
* Các nhân tố về tài nguyên nhân văn: gồm nhóm di tích về lịch sử văn hóa.
- Nhóm nhân tố mang tính chất lịch sử: địa điểm, di tích gắn liền với chiến tranh, nơi sinh ra những vị anh hùng dân tộc, kinh đô cũ…
- Nhóm nhân tố mang tính văn hóa: liên quan đến văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia với nhau.
b. Các điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách
* Nhóm các điều kiện về tổ chức
Du lịch là một ngành có mối quan hệ với nhiều ngành kinh doanh khác. Muốn phát triển du lịch phải có một hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đảm bảo chuyên trách về khách sạn, lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ khác có liên quan đến việc phục vụ khách du lịch và các ngành liên quan đến các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch phải phát triển đồng đều với nhau.
- Phải có một hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương.
- Có hình thành các bộ luật, pháp lệnh, nghị định, văn bản dưới luật để phát triển du lịch… phải có những hoạch định chiến lược, những chính sách để phát triển du lịch.
* Nhóm các điều kiện về kỹ thuật
Phải có các điều kiện về kỹ thuật
- Cơ sở vật chất của ngành du lịch: gồm toàn bộ hệ thống nhà cửa, trang thiết bị giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách.
- Cơ sở hạ tầng xã hội: đường xá, mạng lưới bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện…
* Nhóm các điều kiện kinh tế
- Các điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng hàng hóa, vật tư, các trang thiết bị du lịch để đảm bảo liên tục và có chất lượng cao đối với việc cung ứng vật tư và các trang thiết bị du lịch.
- Các điều kiện tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động. Cần có một hệ thống tài chính tiền tệ để phát triển như: ngân hàng, thị trường chứng khoán.
* Nhóm các nhân tố về con người
Con người sống trong quốc gia du lịch đóng một vài trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Con người ở quốc gia du lịch nên có thái độ:
- Niềm nở và thân thiện với khách du lịch
- Thể hiện tính văn hoá của quốc gia
- Không chứa đựng những thù oán cá nhân giữa các nhóm dân tộc
- Phải có trình độ văn minh lịch sự
1.4. Lợi ích và tác hại du lịch (Benefits and costs of tuorism)
Mỗi một ngành khác nhau có những lợi ích và tác hại đặc thù riêng. Du lịch cũng có thể mang lại những lợi ích cũng như tác hại cho cộng đồng địa phương (local community)
Về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường. Một số các hậu quả như tác hại xã hội, khó có thể định lượng (quantifi) chính xác được.
Việc phát triển dịch vụ thiếu quy hoạch và không đúng hướng có thể tạo ra nhiều khó khăn về sau. Nhu cầu của du khách và những doanh nghiệp trong công nghệ du lịch có thể xung khắc (conflict) với nhu cầu và ước muốn của dân chúng địa phương các công trình xây dựng bừa bãi, xây dựng quá nhiều, hay xây dựng nửa chừng (Unfinished development) đều có thể làm xấu hay huỷ hoại môi trường.
Du lịch đã bị quy trách nhiệm là nguồn gốc tạo ra ô nhiễm cho nhiều bãi biển, làm tăng giá đất đai và sản phẩm, làm hại nông thôn, ảnh hưởng xấu đến đời sống của dân bản xứ, mang lại mật độ đông đúc (high density), chen chúc (crowding), tắc nghẽn (congestion), gây ồn ào (noise), rác rưởi (litter), khuyến khích tội ác (crime), và làm xuống cấp môi trường (environmental deterioration). Những vấn đề này không chỉ riêng ngành du lịch mà còn có thể là hậu quả của các dạng phát triển khác, nếu thiếu sự quản lý, thận trọng. Muốn tránh điều này chúng ta cần có một quy hoạch phát triển kinh tế toàn diện (Overall economic development Plan) mà trong đó du lịch là một thành phần.
Một số quốc gia trên thế giới đã thu thập được nhiều kinh nghiệm về phương thức gia tăng lợi ích của ngành du lịch, và ít nhất vài kinh nghiệm về phương thức giảm thiểu các vấn đề xã hội. Nhiệm vụ của chúng ta là so sánh hai khía cạnh này và tìm giải pháp phát triển để đạt được kết quả tối ưu (Optimum result).
Chúng ta là những người hoạt động trong lĩnh vực cần phải hiểu biết tường tận các tác động tốt và xấu của hoạt động du lịch ảnh hưởng không những đến đời sống sinh hoạt (Standards of living) mà còn ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng đời sống (Quality of life) của dân chúng tại một quốc gia hay một vùng trước tiên chúng ta nghiên cứu về các lợi ích.
· Tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên (Skilled and unskilled labor) vì công nghệ du lịch là một hoạt động kinh tế thiên về nhân công (labour - intensive).
· Mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia (xuất khẩu tại chỗ).
· Gia tăng tổng sản lượng quốc gia (gross national product- GNP).
· Có thể được triển khai với sản phẩm và tài nguyên sẵn có tại địa phương.
· Thường là một trong những hoạt động phát triển kinh tế thích hợp nhất cho một địa bàn, bổ sung cho các ngành kinh tế hiện có.
· Có thể được khởi đầu trên hạ tầng cơ sở (Infrastructure) đang sẵn có của một địa phương, và giúp tăng thêm hạ tầng co sở có ích lợi cho các công nghệ và thương mại khác của địa phương.
· Có tác động hệ số phân cao (High multiplier effect) cho sự phát triển kinh tế.
· Mở rộng trình độ kiến thức văn hoá, giáo dục.
· Gia tăng thu nhập cho ngân sách chính phủ (government bud get)
· Cải thiện chất lượng đời sống nhờ gia tăng mức thu nhập và tiêu chuẩn sống.
· Khuyến khích việc bảo tồn (Preservation) di sản (heritage) và truyền thông (tradition).
· Tạo nhu cầu bảo vệ (Protection) và cải thiện (improvement) môi trường.
· Những quan tâm của du khách đến đặc thù văn hoá địa phương tạo khích lệ việc làm cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, làm cho nền văn hoá trở nên phong phú hơn.
· Cung cấp các cơ sở giải trí (recreational facilities) cho du khách và đồng thời phục vụ cho dân địa phương.
· Giảm bớt sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới về ngôn ngữ, bản sắc văn hoá, xã hội, kỳ thị giai cấp, kỹ thị chủng tộc và kỳ thị tôn giáo.
· Tạo ấn tượng tốt đẹp cho một địa bán du lịch đối với cộng đồng quốc tế.
· Khuyến khích tinh thần hợp tác cộng đồng cho dân chúng toàn cầu.
· Khuyến khích sự hiểu biế giữa các dân tộc hoà bình trên thế giới
· Tăng cường tính hội nhập giữa các quốc gia, tạo cơ hội xây dựng tính đoàn kết của nhân loại.
· Tạo các khó khăn do hoạt động theo mùa (Seasinality) mang lại
· Gây ra những lạm phát
· Để lại các vấn đề xây dựng và làm tổn hại nền văn hoá, lối sống của dân chúng địa phương.
· Làm xuống cấp môi trường thiên nhiên và tạo ô nhiểm (Pollution)
· Gia tăng số tệ nạn tội ác, mãi dâm và cờ bạc.
· Tạo nơi cư trú cho các tệ nạn xã hội
·Làm suy yếu cấu truca gia đình (Family Structure)
· Thương mại hoá (Commercialization) nghệ thuật, tôn giáo và văn hoá.
· Tạo cơ hội cho sự truyền nhiễm bệnh tật.
Ngành du lịch cũng như tất cả sự phát triển các ngành khác, du lịch mang theo một cái giá mà chúng ta phải trả nên tất cả nững thuận lợi và khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải có một chính sách cụ thể để khắc phục những tình hình xấu. Nhưng riêng về du lịch, dù muốn hay không nó đã đến với chúng ta và phát triển một cách rộng lớn, và vì vậy cần được quy hoạch và quản lý. điều thử thách đối ._.với chúng ta là làm sao tìm được tỷ lệ phát triển đúng để tối đa hoá được các điều ích lợi và giảm thiểu các điều hại không tránh được. Sự phát triển du lịch phải là một phần của sự phát triển kinh tế quốc gia toàn diện và bền vững (Sustainable Iverall national economic development) [19, 22 - 24].
1.5 Kết luận chương I
Chương một là hệ thống bao gồm các khái niệm, các định nghĩa cơ bản có liên quan đến du lịch. Qua chương một chúng ta phần nào hiểu được thêm về các khái niệm và có cách nhìn tổng quan hơn về du lịch thông qua hệ thống các khái niệm. Để kinh doanh du lịch có hiệu quả, có ý nghĩa là đáp ứng được phần nào tâm lý khách du lịch thì trước tiên ta phải hiểu được tâm lý của khách, biết khách nghĩ gì, cần gì và được đối xử như thế nào cho một chuyến đi. Dẫu sao chương một cũng mới chỉ là phần cơ sở lý luận của đề tài. Để có thể hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cũng như mục đích của đề tài chương hai sẽ đi sâu và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của Công ty.
Chương 2
Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội
2.1.Giới thiệu chung về công ty du lịch Hà Nội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được hình thành rất sớm, thành lập ngày 25 –03-1963 . Trước đây với tên quốc tế (Ha Noi Tuorism) nay đổi thành Ha Noi Tuorist . Với khởi điểm ban đầu là một chi nhánh trực thuộc công ty du lịch Việt Nam, qua 42 năm xây dựng và phát triển là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở du lịch Hà Nội. Cơ ngơi ban đầu của công ty là các khách sạn của Bộ ngoại thương: khách sạn Dân Chủ, khách sạn Hoàn Kiếm, cửa hàng Bờ Hồ.
Ngày nay, do sự phát triển của nền kinh tế dấn đến nhu cầu của người dân cả nước nói riêng và thế giới nói chung ngày càng tăng lên rõ rệt, đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có điều kiện phát triển.
Nắm băt được tình hình này đã có hàng loạt công ty du lịch tư nhân được hình thành. Và từ một công ty du lịch Hà Nội đã mở rộng thêm thành tổng công ty du lịch Hà Nội với quy mô lớn hơn. Sự ra đời của tổng công ty đã góp phần vào sự kinh doanh du lịch của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. Công ty du lịch Hà Nội có tên giao dịch quốc tế “ Ha Noi Tourism” nay thành lập tổng công ty du lịch Hà Nội có tên giao dịch quốc tế “ Ha Noi Tourist” trụ sở chính đặt tại 18Lý Thường Kiệt-HN. Hiện nay , công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh; Móng Cái- Quảng Ninh; Điện Biên;và văn phòng đại diện Nhật - Mỹ.
Trải qua nhiều năm hoạt động công ty du lịch Hà Nội được đánh giá là một doanh nghiệp nhà nước rất phát triển luôn lấy chữ tín hàng đầu. Vào giai đoạn đầu những năm 60-70, công ty du lịch được Đảng và nhà nước coi trọng giao cho trách nhiệm đưa đón và phục vụ các phái đoàn nước bạn, các tổ chức phi chính phủ, đoàn ngoại giao….trong thời gian đến thăm Hà Nội. Sau đó, cùng với sự phát triển chung, nhà nước có chính sách đổi mới chuyển từ cơ chế bao cấp sang chế độ tự hạch toán kinh doanh. Trong thời gian đổi mới cơ chế công ty du lịch Hà Nội gặp phải những khó khăn bước đầu. Đứng trước những khó khăn thử thách đó ban đầu đó, năm 1990 ban lãnh đạo công ty đã quyết định nhằm thay đổi tình hình liên doanh với tập đoàn ACCOR để thành lập khách sạn liên doanh Thống Nhất- Sofitel Metropole, đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế từ cơ sở ban đầu là khách sạn Thống Nhất một đơn vị trực thuộc công ty du lịch Hà Nội. Vào năm 1995 tổng cục du lịch quyết định thay đổi một số cơ cấu tổ chức công ty du lịch Hà Nội. Khách sạn Thắng Lợi, một đơn vị kinh doanh có quy mô lớn được tách ra khỏi công ty để thành lập công ty du lịch Hà Nội khách sạn Thắng Lợi. Trong cùng thời gian đó, khách sạn Hoàng Long cũng tách ra sát nhập vào trường Trung học nghiệp vụ du lịch. Sau tháng 07-1995 công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở du lịch Hà Nội. Trong giai đoạn này công ty một lần nữa gặp nhiều khó khăn do kết quả kinh doanh bị giảm sút, thu nhập của toàn cán bộ công nhân viên bị hạ xuống thấp do sự thay đổi to lớn về cơ cấu tổ chức. Đến năm 1997 được sự quan tâm lãnh đạo của Sở du lịch thành phố tình hình hoạt động của công ty đã có những bước tiến triển. Những thay đổi quan trọng về cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, tăng cường đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất đã đem lại cho công ty những kết quả khởi sắc trong hoạt động kinh doanh. Đến năm 2003 căn cứ quyết định số 86/2003/QĐ-TTg ngày 07-05-2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2003-2005. Nắm bắt được tình hình đó, công ty du lịch Hà Nội đã mở rộng phạm vi của công ty.Căn cứ vào quyết định số 99/2007QĐ-TTg ngày 01-06-2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt thành lập Tổng công ty du lịch Hà Nội hoạt động theo mô hình mẹ –con.
Công ty du lịch Hà Nội đã trải qua những bước phát triển theo từng giai đoạn thăng trầm của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của thủ đô nói riêng. Sau khi thành lập tổng công ty du lịch Hà Nội, công ty du lịch ngày càng tăng vị thế của mình trong thị trường kinh doanh. Trong bối cảnh xu thế phát triển hiện nay, công ty đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh chính : lữ hành , khách sạn , vận chuyển và các dịch vụ bổ sung khác như một số hoạt động vui chơi giải chí .Nhờ khả năng thích ứng tích cực với thị trường kết quả đem lại cho công ty những năm gần đây rất khả quan.Điều đó được thể hiện cụ thể trong điều kiện hoạt động điều kiện du lịch như sau:số vốn ban đầu của công ty từ 110 tỷ đồng (năm 1997) đã tăng lên nhanh chóng, 120 tỷ (năm 2004), qua 7 năm hoạt động số vốn đã tăng lên rất lớn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng lớn mạnh và đa dạng với đa phương hoá hình thức.Từ hai khách sạn ban đầu (khách sạn Dân Chủ và Hoàn Kiếm ) hiện nay công ty có trách nhiệm quản lý thêm nhiều khách sạn vừa và nhỏ khác cùng nhiều nhà hàng sang trọng , đầu xe du lịch với số lượng đầu xe tương đối nhiều , và nhiều hệ thống cơ sở được mở rộng…
Đồng thời công ty cũng góp phần vào công tác xây dựng và ổn định xã hội bằng cách tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động tại công ty và hàng trăm lao động làm việc tại các khách sạn của tổng công ty. Để đạt được các thành tựu đáng tự hào ngày hôm nay, các cán bộ công nhân viên của công ty luôn cố gắng tích cực chủ động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị , năng đọng sáng tạo trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Trải qua 42 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ công nhân viên, quản lý tại công ty có thể tự hào về những bước phát triển mạnh mẽ và vững vàng của công ty trong giai đoạn phát triển mới. Hàng năm công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh tế chính trị của Đảng và nhà nước giao cho, số nộp ngân sách luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Những đóng góp không nhỏ của công ty cho sự phát triển chung của du lịch thủ đã được sự công nhận và khen thưởng của Đảng và nhà nước, tổng cục du lịch, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, công ty đã được nhà nước trao tặng :
- Huân chương lao động hạng ba (1980)
- Huân chương lao động hạng hai (1985)
- Huân chương lao động hạng nhất (2002)
- Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam tặng bằng khen cho công đoàn công ty (2003)
- Thành đoàn Hà Nội tặng bằng khen (2003)
- Được công nhận đơn vị quyết thắng trong công tác bảo vệ an ninh (2003)
- Được tặng cờ thi đua (2004)
- Được sở thể dục – thể thao tặng giấy khen đơn vị xuất sắc (2004)
- Được UBND quận Hoàn Kiếm tặng giấy khen đơn vị tiên tiến xuất sắc (2004)
- Được công an thành phố tặng giấy khen cho công ty và các đơn vị khách sạn (2004
Trải qua 41 năm phát triển của công ty du lịch Hà Nội đã có nhiều biến cố thăng trầm của thị trường du lịch. Ngày nay công ty đã tăng cường vị thế và uy tín để lại những ấn tượng tốt trong các doanh nghiệp nói riêng và của cả nước nói chung. Được đánh giá cao trong tình cảm của du khách. Thương hiệu “Hanoitourist” ngày càng phát triển có uy tín và đáng tin cậy đối với du khách tron và ngoài nước, các đối tác trong nước và quốc tế.
2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Với mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận, đơn giản hoá hiệu quả trong cơ chế quản lý bộ máy hành chính. Công ty du lịch Hà Nội luôn chú ý trong công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý theo phương pháp trực tuyến, đảm bảo sự lãnh đạo nhất quán từ cấp cao xuống tới các phòng ban và các cán bộ nhân viên, việc trực tiếp hoạt động ban tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nhgiệp gồm 3 người một. Tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc công ty. Công ty hiện có 19 đơn vị kinh doanh trực thuộc, 11 đơn vị liên doanh với đối tác nước ngoài và trong nước, có 3 công ty con gồm 3 thành viên trong công ty con.
Ngoài ban tổng giám đốc, có trách nhiệm quản lý trực tiếp mọi hoạt động, chiến lược kinh doanh của công ty, thì các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện chỉ thị và tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc. Để giảm thiểu sự lãng phí, do lao động dư thừa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty đã có những thay đổi hợp lý trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại đội ngũ lao động và tiến hành đào tạo lại thường xuyên. Sự linh hoạt và hiệu quả trong công tác quản lý được biểu hiện cụ thể dưới sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành của công ty sau đây :
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty du lịch Hà Nội.
Tổng Công ty Du lịch
Công ty Du lịch Hà Nội
Phó Giám đốc
Phụ trách kinh doanh
Phó Giám đốc
Phụ trách hành chính
Phòng tổ chức cán bộ tiền lương
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường
Phòng tài chính kế hoạch
Văn
Phòng tổng công ty
1. Khách sạn Hoà bình
2. Khách sạn Dân chủ
3. Khách sạn Bông Sen
4. Khách sạn Hoàn Kiếm
5. Đoàn xe du lịch
6. Trung tâm du lịch Hà Nội
7. Trung tâm Thương mại và dịch vụ du lịch
8. Trung tâm hợp tác quốc tế và XKLĐ
9. Trung tâm thương mại du lịch sông Hồng
10. Xí nghiệp xây dựng và dịch vụ Du lịch
11. Chi nhánh Công ty du lịch Hà Nội tại TPHCM
12. Chi nhánh Công ty Du lịch Hà Nội tại Đà Nẵng
13. Chi nhánh Công ty du lịch Hà Nội tại Q.Ninh
14. Văn phòng đại diện Công ty Du lịch Hà Nội tại Mỹ và Nhật Bản.
15. Nhà hàng Marina-Trấn Vũ
16. Nhà hàng Vân Nam
17. Cửa hàng Paradise Cafe
18. Bản quản lý DADT & PTDL
19. Trường đào tạo nghiệp vụ Du lịch
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận :
a. Giám đốc :
Là người đứng đầu công ty lãnh đạo và quản lý công ty về mọi mặt trong công tác kinh doanh. Tổng giám đốc bảo đảm việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Sở Du Lịch Hà Nội và trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của công ty.
Giám đốc là người dưới sự giám sát của Tổng Giám Đốc, là người có trách nhiệm quản lý về hoạt động của công ty dưới quyền của Tổng Giám Đốc
b. Phó Giám Đốc ( 2 người )
Là những người giúp việc đắc lực của giám đốc, được giám đốc phân công một số lĩnh vực hoạt động của công ty và đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật nhà nước về hiệu qủa của các lĩnh vực công tác do Giám Đốc uỷ quyền
c. Phòng Tổ Chức Cán Bộ - Đào Tạo :
Phòng tổ chức cán bộ đào tạo có chức năng :
- Giúp Giám Đốc trong việc tuyển dụng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ của công ty.
- Giúp Giám Đốc trong việc xâydựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên của công ty.
- Đề bạt các cán bộ có năng lực.
d. Phòng hành chính tổng hợp :
Phòng Hành Chính Tổng Hợp là phòng chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo cho mọi bộ phận của văn phòng công ty hoạt động một cách suôn sẻ.
e. Phòng tài chính – kế hoạch :
Nhiệm vụ của phòng Tài Chính – Kế Hoạch.
- Lập kế hoạch : Giúp Giám Đốc đề ra các kế hoạc sản xuất kinh doanh ( như : số lượng khách, phòng khách, doanh thu, lao động, tiền lương, thuế…) và kế hoạch tài chính để trình lên sở Du Lịch Hà Nội phê duyệt
- Thống kê : thống kê hàng tháng, quý, định kỳ cho ban lãnh đạo nắm được tình hình để đề ra các phương pháp phát triển cho thời gian tới và báo cáo lên sở Du Lịch Hà Nội và các ngành hữu quan.
- Tài chính : Lập kế hoạch vốn, sử dụng vốn, biện pháp tạo nguồn vốn phục vụ quá trình sản xuất – kinh doanh, giúp cho ban Giám Đốc đề ra các chủ trương, biện pháp để có lượng khách đông và có hiệu quả.
- Kế toán : Tổ chức bộ máy kế toán từ công ty đến các đơn vị thuộc Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, tài khoản sử dụng bố trí người làm việc sao cho phù hợp trong bộ phận.
2.1.3. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Trải qua nhiều năm hoạt động, phát triển trong lĩnh vực du lịch, hoạt động kinh doanh của công ty từng bước được mở rộng và phát triển trong tất cả các lĩnh vực, so với những giai đoạn đầu tiên. Sự đa dạng hóa trong kinh doanh du lịch, công tác quan tâm phát triển mở rộng không ngừng, làm quy mô và năng lực kinh doanh của công ty mở rộng qua nhiều lĩnh vực cung cấp và phục vụ khách du lịch khác nhau. Đi đôi với kinh doanh lớn mạnh, công ty cũng tăng trưởng về nhiều mặt hoạt động làm tổng doanh thu đem lại rất tốt. Một số hoạt động kinh doanh của công ty Du Lịch Hà Nội
Công ty du lịch hoạt động tronh 3 lĩnh vực chính :
Về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành : Bao gồm cả lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa.
+ Xây dựng và tổ chức cung cấp các sản phẩm du lịch từng phần cho khách du lịch quốc tế và nội địa.
+ Cung cấp các dịch vụ thông tin tư vấn miễn phí, làm một số thủ tục nhập nhập cảnh…
Về hoạt động kinh doanh của khách sạn
+ Kinh doanh các dịch vụ lưu trú – cho khách du lịch, khách công vụ…
+ Cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong khách sạn
+ Cho người nước ngoài thuê nhà, văn phòng
Về hoạt động kinh doanh vận chuyển :
+ Thực hiện các hoạt động đưa đón khách du lịch đi đến các điểm tham du lịch theo chương trình du lịch.
+ Cho thuê xe đi du lịch theo yêu cầu
+Thực hịên các hợp đồng đưa đón khách hội nghị, đại biểu, chương trình hội thảo...
Một số các dịch vụ khác của công ty:
Xuất nhập khẩu thương mại, tổ chức và đầu tư khai thác dịch vụ vui chơi giải trí như: dịch vụ sauna massga, xuất khẩu lao động, tư vấn du học và xuất khẩu hàng hoá, tổ chức đưa chuyên gia, người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Trong quá trình hoạt động của công ty đã có những điều kiện đảm bảo cho quá trình hoạt động:
a, Vị trí
Công ty du lịch Hà Nội có trụ sở chính tại 18 phố Lý Thường Kiệt Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội của cả nước. Là đầu mối giao thông liên lạc trong cả nước và quốc tế. Phần lớn các công ty ngoại giao và tổ chức quốc tế đều tập trung tại đây. Đay cũng là nơi gần các di tích lịch sử văn hoá và khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra công ty du lịchcòn có chi nhánh ở nhiều nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Móng Cái-Quảng Ninh, Đà Nẵng, Điện Biên, Mỹ, Nhật Bản. Do vạy công ty có nhất nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch cũng như tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
b, Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Hiện nay công ty du lịch Hà Nội có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ. Ngoài trụ sở chính còn có một hệ thống các khách sạn- Khách sạn Hòa Bình(27 Lý Thường Kiệt-3sao), Khách sạn 3 sao Dân Chủ (29 Tràng Tiền), Khách sạn Hoàn Kiếm đang nâng cấp xây dựng thành 4 sao ( 25 Trần Hưng Đạo), khách sạn Bông Sen( 34 Hàng Bún)-2 sao, công ty liên doanh khách sạn Thống Nhất-sofitel Metropole (15 Ngô Quyền)-5 sao
Hệ thống các đoàn xe vận chuyển: Đoàn xe du lịch (153 Yên Phụ), và một số các cơ sở khác như xí nghiệp Xây dựng và dịch vụ du lịch (15 Yên phụ) chuyên về Xây dựng , thi công xây lắp, trung tâm hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động, trung tâm thương mại và dịch vụ Sông Hồng, nhà hàng Vân Nam( 27 Lý Thường Kiệt), cửa hàng Paloma Cafe (30 Lý Thường Kiệt), nhà hàng Ngọc Sương (12 Trấn Vũ), trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch (số 1 Bà triệu) chuyên cho thuê văn phòng nhà hàng, cửa hàngbán đồ lưu niệm... Nhà hàng Makina ( Trấn Vũ) cửa hàng ParaDise Cafe
-Hệ thống hoạt động lữ hành của công ty:
+Trung tâm du lịch ( 18 Lý Thường Kiệt)
+Chi nhánh du lịch của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh(72 Tôn thất Tùng thành phố Hồ Chí Minh)
+Chi nhánh du lịch của công ty tại Móng Cái- Quảng Ninh
+Văn phòng đại diện tại Đức: Công ty du lịch Hà Nội đã lựa chọn công ty Hamsky do một người Việt Nam điều hành làm đối tác đại diện cho mình tại Đức.
+Chi nhánh công ty du lịch Hà Nội tại thành phố Đà Nẵng
+Văn phòng đại diện công ty tại Mỹ và Nhật Bản
c. Nguồn nhân lực
Du lịch là một nghành dịch vụ vì thế nguồn nhân lực đa dạng và phong phú và có ý nghĩa quyết định đén quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty hiện nay có một đội ngũ cán bộ công nhân viên vững mạnh gồm 715 người, tạo nền tảng vững chắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lao động có trình chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và năng động trong công việc. Phần lớn lực lượng lao động trẻ đều biết từ một đến hai ngoại ngữ, tạo điều kiện đẻ hoàn thành tốt công việc được giao.
Nguồn nhân lực trong công ty ngày càng được bổ trợ nâng cao về trình độ chuyên môn về trình độ của mình, để tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội ( 2002, 2003, 2004)
Trong những năm gần đây ngành du lịch phát triển mạnh. Do có sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đặc biệt năm 2002 Đảng và nhà nước đã có những chủ trương chính sách nhằm đưa du lịch thực sự thành nghành kinh tế vững mạnh trong nền kinh tế quốc dân. Với sự quan tâm đó nghành du lịch Việt Nam nói chung và công ty du lịch Hà Nội nói riêng ngày càng có những cơ hội phấn đấu. “Năm 2002 nghành du lịch thủ đô đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, mức tăng trưởng lượng khách quốc tế đạt 30%, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 17.5%, trong sự thành công đó có sự đóng góp lớn laocủa công ty du lịch Hà Nội”. Đây là nhận xét khách quan của tiến sĩ Nguyễn Quang Lân-giám đốc sở du lịch Hà Nội phát biểu trên tạp chí Du Lịch Việt Nam [ 9 ]. Để chứng minh cho nhận xét trên nhiều công ty luôn được đánh giá là lá cờ đầu trong mọi phong trào thi đua của nghành du lịch Thủ Đô. Công ty luôn đạt mức tăng trưởng năm này cao hơn năm trước trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế, thay đổi cơ cấu họat động, công ty vẫn đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch các mục tiêu kinh tế, chính trị của cấp tren giao phó.
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nghành, công ty luôn đứng đàu trong doanh số thu hút khách. Công ty là một trong các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Điều này được thể hiện một cách tổng quan của công ty từ năm 2002 đến hết năm 2004.
Đây là một con số mà nhiều công ty du lịch khác trong nước mơ ước. Đó là cả một nỗ lực, phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty và đặc biệt là của ban lãnh đạo công ty, đã đề ra các phương hướng và biện pháp kịp thời để đối phó với những diễn biến phức tạp.
Những thành quả của công ty đã đạt được trong những năm qua được thể hiện cụ thể thôn qua bảng số liệu thống kê hoạt động của công ty qua ba năm gần đây, chúng ta có thể đánh giá khách quan sự phát triển của công ty
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội qua các năm 2002, 2003, 2004 [ 4, 5-6 ]
Năm
Doanh thu
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
% so với kê hoạch năm
Tỷ đồng
%so với kế hoạch năm
2002
87
21
5.2
14
2003
87.5
103
5.8
105
2004
133.7
167
7.2
138
Nhật xét
-Năm 2002 công ty đã đạt được tổng doanh thu 87 tỷ đồng, đạt 21% kế hoạch năm tăng rất cao so với năm 2001, nộp ngân sách đạt 5 tỷ 200 triệu đông, đạt 14% so với kế hoạch năm. Hoạt động của công ty thu được kết quả cao cung nhờ vào sự thành công của một số lĩnh vực kinh doanh khác như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn đây là những dịch vụ then chốt đem lại doanh thu cao của công ty. Và ngoài ra do công ty đã xác định đúng chiến lược đẩy mạnh kinh doanh lữ hành nhằm khai thác thế mạnh và củng cố uy tín của công ty, đưa khách về các khách sạn trực thuộc công ty phối hợp trong việc phụ vụ khách du lịch giữa trung tâm du lịch lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, đội xe...nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hạ giá thành và tối đa hoá lợi nhuận trong công ty.
Đồng thời, công ty sắp xếp thay đổi lại cơ chế hoạt động, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, từng bước loại trừ các khâu kinh doanh lỗ và kém hiệu quả. Cong ty ngày càng mở rộng chiến lược quảng bá mở rộng khai thác thị trường trong và ngoài nước, công ty đã đạt được những thành công ban đầu. Ngoài ra công ty còn đảy mạnh tổng hợp trung như hướng dẫn từng đơn vị trực thuộc xây dựng bộ phạn quảng cáo, tiếp thị chủ động, linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, tạo uy tín trong việc thu hút khách.
Tuy nhiên năm 2002 cũng là năm có nhiều những biến động lớn trong cơ chế thị trường trong và ngoài nước, nhưng công ty đã có những biện pháp và chiến lược kịp thời để khắc phục tình trạng chung trên toàn thế giới nói chung và trong nứơc nói riêng để vượt chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh.
Để đạt được những doanh thu chỉ tiêu hiện nay là nhờ vào sự cố gắng của toàn bộ ban giám đốc đã đẩy mạnh xúc tiến chiến lược của năm, để khắc phục những tình trạng của năm. Ban Giám Đốc công ty Du Lịch Hà Nội đã tìm ra hướng đi cần thiết cho doanh nghiệp, đầu tư cho việc kinh doanh lữ hành, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có của công ty, cho thuê địa điểm và chuyển hướng kinh doanh ăn uống không hiệu quả.
-Năm 2002: Được đánh giá là một năm đạt được nhiều thành công mới của công ty. Tổng doanh thu năm là 87 tỷ, tăng 20% so với kế hoạch năm. So với năm 2001 mức tăng tuyệt đối là 11.6 tỷ. Do số lượng khách quốc tế tăng cao là nhân tố kích thích công suất sử dụng cũng tăng lên, đạt 75% trong cả năm. Những kết quả thu được đã khẳng định những nỗ lực, cố gắng của toàn công ty nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Công ty tiếp tục tiến hành một số hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như: đầu tư xây dựng lại khách sạn Hoàn Kiếm thành khách sạn 4 sao, cung cấp thêm trang thiết bị cho hệ thống phòng khách ở khách sạn Dân Chủ.
-Năm 2003: Là năm thứ 3 ngành Du Lịch thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX “Phát triển Du Lịch thực sự thành một nghành kinh tế mũi nhọn" [5], Chính Phủ tiếp tục có những chính sách khuyến khích ngành Du Lịch phát triển.
Năm 2003 là năm diễn ra sự kiện lớn của năm đó là SEAGAMES 22 tạo cơ hội và những điều kiện hiếm có cho ngành Du Lịch phát triển. Thông qua SEAGAMES 22 tạo cơ hội cho ngành Du Lịch Việt Nam quảng bá về đất nước con người Việt đã đạt được những thành quả vượt mức đề ra. Đóng góp cho thành quả đó không thể không kể đến những đóng góp của công ty Du Lịch Hà Nội. Bên cạnh những thuận lợi của năm 2003 cũng có những biến động khó khăn như: tình hình thế giới có những biến động phức tạp, lại chịu tác động của chiến tranh Irắc, đặc biệt là ngành Du Lịch chịu ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS xuất hiện tại một số nước và lây vào Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến hoạt động Du Lịch, trong đó có công ty du lịch Hà Nội.
Đứng trước khó khăn và thách thức, đặc biệt là sự cố bất ngờ (SARS) tập thể cán bộ công nhân viên công ty Du Lịch Hà Nội đã đoàn kết, tập trung chí tuệ, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động khắc phục hậu quả, chuyển hướng kinh doanh, đảm bảo việc làm và đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Để khắc phục được những hậu qủa trên toàn thể Ban Giám Đốc và cán bộ công nhân viên đã đoàn kết hợp lực phấn đấu hoàn thành được kế hoạch chỉ tiêu đạt là 87 tỷ 500 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch năm.
-Năm 2004: So với năm 2003 có nhiều diễn biến phức tạp thì bước sang năm 2004 ngành Du Lịch Việt Nam nói chung và ngành Du Lịch Hà Nội nói riêng có những điều kiện thuận lợi khả quan hơn. Năm 2004 là năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và là năm kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ Đô, liên hoan du lịch Huế, đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao A- Âu lần thứ V (ASEM 5).
Năm 2004 cũng là năm công ty Du Lịch Hà Nội thành lập Tổng công ty và là một trong 4 tổng công ty được Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội thành lập trong 6 tháng cuối năm 2004 với mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.
Bên cạnh những thuận lợi đó công ty Du Lịch Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn chung của cả nước là do dịch bệnh (SARS) năm 2003 ảnh hưởng đến những tháng đầu năm 2004. Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng và dịch cúm gia cầm tăng trên địa bàn hoạt động du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh khách sạn- du lịch và triển khai các dự án đầu tư của công ty.
Đứng trước những khó khăn thách thức đó, Ban lãnh đạo công ty không ngừng đưa ra những chiến lược chính sách để biến những khó khăn thành thuận lợi và công ty Du Lịch Hà Nội thường xuyên nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tổng Cục Du Lịch, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố, Sở Du Lịch, Uỷ Ban Khối Du Lịch Hà Nội và các ban ngành.
Ngoài sự quan tâm đó còn phải kể đến sự đoàn kết phấn đấu của ban lãnh đạo, và cán bộ công nhân viên của công ty đã khắc phục những khó khăn và đạt được chỉ tiêu vượt mức so với năm. Có thể nói năm 2004 là năm công ty Du lịch Hà Nội có những hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, tổng doanh thu và doanh thu các nghiệp vụ kinh doanh hoàn thành vượt cao so với kế hoạch được giao và tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2003. Tổng doanh thu năm 2004 đạt được 133 tỷ 700 triệu đồng, đạt 14/7% kế hoạch năm tăng 39% so với cùng kỳ năm 2003. Nộp ngân sách thực hiện 7 tỷ 200 triệu đồng, đạt 138% kế hoạch năm.
Để đánh giá đầy đủ và toàn diện, ta đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu ngân sách và kết quả kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội qua từng loại hình dịch vụ.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội năm 2002
Năm 2002, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm đưa Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Trong năm 2002 ngành ngành du lịch có những thuận lợi.
Việt Nam được công nhận là nước an toàn, an ninh tốt trong khu vực là điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng tăng. Mặc dù có những điều kiện, có cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng là năm thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch, khách sạn trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có công ty Du lich Hà Nội.
Công ty Du lịch Hà Nội là doanh nghiệp chuyên kinh doanh khách sạn, lữ hành và các dich vụ khác. Trong thực tế công ty luôn cố gắng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, và từng bước sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh lữ hành, tìm mọi biện pháp tận dụng tiềm năng hiện có về cơ sở vạt chất kĩ thuật.
Sau khi trải qua một thời gian khó khăn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đã cố gắng quyết tâm nỗ lực cao nhất, để đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh cho bản thân doanh nghiệp. Những nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên và sự giúp đỡ quan tâm của cấp trên đã tạo ra sự xoay chuyển tình hình trong toàn doanh nghiệp. Nhờ vậy những năm gần đây, công ty luôn hoàn thành tốt những chỉ tiêu về doanh thu và nộp ngân sách nhà nước
A. Kết quả kinh doanh :
Bảng 2 : Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty Du lich Hà Nội năm 2002
Chỉ tiêu
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng trong tổng doanh thu
( %)
So với kế hoạch năm (%)
Kinh doanh lữ hành
47, 685
55
119
Kinh doanh phòng ngủ - cho thuê văn phòng
20, 765
24
119
Kinh doanh dịch vụ ăn uống
6, 819
8
129
Kinh doanh hàng hoá
1, 670
2
144
Kinh doanh vận chuyển
1, 993
2
83
Dịch vụ Sauna-Massage
3, 520
4
130
Kinh doanh dịch vụ xây láp
1, 948
2
122
Tổng doanh thu : đạt 87 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch năm
Nộp ngân sách : đạt 5 tỷ 200 triệu đồng, vượt 14% so với kế hoạch năm
Về khách :
- Khách lưu trú : Tổng số 35.190 lượt khách tăng 17% so với năm 2001, với 79.479 lượt khách tăng 19% so với năm 2001. Trong đó khách quốc tế : 27.704 lượt khách, tăng 19% so với năm 2001 với 64.275 ngày khách, tăng 20% so với năm 2001.
- Khách lữ hành : Tổng số 18.200 khách, với 88.600 ngày khách trong đó :
+ Khách Inbound : 13000 khách vượt 160% so với kế hoạch năm, với 61000 ngày khách, vượt 408% so với kế hoạch năm.
+ Khách Outbound : 2700 khách, vượt 8% so với kế hoạch năm, với 18.500 ngày khách, vượt 23% so với kế hoạch năm.
+ Khách nội địa : 2500 khách, đạt 71% kế hoạch năm, với 9100 ngày khách, vượt 14% so với kế hoạch năm.
Phân tích các hoạt động kinh doanh chính .
a/ Kinh doanh lữ hành :
Doanh thu chịu thúê đạt 47, 685 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng doanh thu, đạt 119% kế hoạch năm, tăng 19% so với năm 2001. Như vậy nhìn vào bảng kết qủa hoạt động kinh doanh năm 2002 ta thấy hoạt động kinh doanh lữ hành luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu. Để đạt được những thành quả đó ngay từ đầu năm, công ty đã xác định nhiệm vụ tập trung phát triển kinh doanh lữ hành về một đầu mối, chỉ đạo mức giá và xây dựng tour du lịch thống nhất, ưu tiên đưa khách về cho các đơn vị trong công ty , công ty tiếp thị quảng cáo, khảo sát các tuyến điểm du lịch , tổ chức tour đảm bảo chất lượng, đặc biệt nắm được thời cơ các nước Asean để khai thác các du khách trong nước đi du lịch nước ngoài đạt hiệu quả cao.
Để đạt được hiệu quả kinh doanh lữ hành với thành quả như trên công ty du lịch Hà Nội không ngừng tập trung khai thác và phát triển các hình thức thu hút khách. Công ty đã thực hiện thu hút khách hiệu quả trong những năm gần đây, nhờ chủ động tiến hành các chiến lược kinh doanh phù hợp theo sự phát triển của thị trường.
Công ty du lịch luôn mở rộng thị trường kinh doanh nhằm khai thác tối đa hoá nguồn khách. Công ty thực hiện giới thiệu và bán các tour du lịch , xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm vf hình ảnh của công ty. Nhờ vào sự đoàn kết của toàn thể chi nhánh của công ty đã thu được những kết quả khả qua._.ong lĩnh vực xuất khẩu lao động và củng cố các dịch vụ bổ trợ như Sauna-Massage.
Hiện nay việc kinh doanh của công ty đang từng bước vượt qua sự khó khăn các con số về doanh thu về lượng khách tăng đáng kể tăng từ 21% đến 39% so với cùng kỳ năm. Chất lượng của các tour du lịch tăng nhưng giá bán vẫn giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, chiến tranh IRác. Còn đối với hệ thống khách sạn trực thuộc công ty, tuy số khách đến với các khách sạn đã tăng nhưng do sự cạnh tranh về giá nên doanh thu vẫn chưa cao. Việc kinh doanh vẩn chuyển vẫn trong tình trạng gặp khó khăn, việc thu hồi nợ vẫn chưa hoàn tất, khi đó giá cả về chi phí cầu phà, bến bãi tăng, khác trên cùng một địa bàn. Kinh doanh các dịch vụ bổ trợ, cần phải tìm kiếm đối tác cho thuê văn phòng, trong khi đó giá thuê một số sản phẩm kinh doanh hàng hoá về xây dựng còn phải bù lỗ.
Trong thực tế thông qua sự đánh giá tổng quát chung của công ty, thì đây quả là một mối quan tâm lớn đối với các cấp lãnh đạo của công ty du lịch Hà Nội. Vì vậy, cần phải tính toán kỹ, xem có nên mở rộng các hoạt động kinh doanh , dịch vụ này hay không?
Bản thân là một sinh viên học khoa du lịch, chỉ còn vài tháng tới được làm việc trong môi trường du lịch. Em mạnh dạn xin đóng góp một vài ý kiến cũng như góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thúc đẩy và cải thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Những ý kiến của em có thể là có phần nào nông nổi, hoang tưởng và chứa sát với thực tế nhưng nó cũng là những hiểu biết và kinh nghiệm đã thu thập được trong suốt quá trình học hỏi và nghiên cứu tại trường trong suốt năm học, và đặc biệt qua thời gian cọ sát với thực tế trong thời gian vừa qua. Do vậy em rất mong nhận được sự thông cảm và những lời góp ý từ phía các thầy cô giáo và các bạn sau khi xem xong chương 3: “Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội”.
Chương 3
Phương hướng và một số giảI pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội
3.1 phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội đến năm 2010:
Hoà chung vào không khí phương hướng phát triển du lịch đến năm 2010 của Việt Nam là phát triển và bền vững làm cho “ Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” đẩy mạnh xúc tiến du lịch , tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu năm 2010 Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Cùng xu thế chung của cả nước công ty du lịch Hà Nội đã có những phương hướng thiết thực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch của công ty .
3.1.1. Định hướng chung:
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Hà Nội, công ty du lịch Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh tốc độ phát triển hàng năm với các định hướng doanh thu cao hơn năm trước. Nâng cao chất lượng, phát triển đồng bộ du lịch. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ choc kinh doanh và công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên tạo sự thống nhất, đoàn kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phấn đấu xây dung công ty du lịch Hà Nội trở thành một doanh nghiệp có vị thế trên thị trường trong các lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn, cho thue văn phòng và các dịch vụ khác. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
3.1.2. Phương hướng cụ thể:
Định hướng về khách du lịch và doanh thu:
+Khách du lịch : lượng khách quốc tế đến công ty tăng trung bình trên 5%, các thị trường hàng đầu là Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước ASEAN… đều tăng. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc có sự tăng mạnh từ khi 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cho phép đón khách không cần hộ chiếu đi du lịch tại các cửa khẩu đường bộ. Thị trường Đông Nam á cũng ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Dự kiến năm 2005 tổng lượng khách du lịch tăng 30% trong đó khách quốc tế tăng 20% và khách nội địa tăng 10%, ngày lưu trú bình quân là 2 ngày.
Đến năm 2010 du lịch Hà Nội nói chung và công ty du lịch Hà Nội nói riêng có nhiều cải thiện, nâng cấp và xây dung lại theo chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Có nhiều hoạt động để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Dự kiến năm 2010 sẽ đón 48.500 khách du lịch đến với công ty tăng bình quân 20%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 25%/năm và khách du lịch nội địa tăng 15%/năm,
+Về doanh thu: doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như doanh thu ăn uống, lữ hành, vận chuyển. Dự kiến doanh thu năm 2005 tăng 15%/năm đến năm 2010 tăng20%năm/năm.
Bảng 6: bảng dự báo số lượng khách và doanh thu của công ty du lịch Hà Nội trong những năm tới:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2010
Khách quốc tế
Khách
48.947
50.986
Khách nội địa
Khách
19.972
14.607
Doanh thu
Triệu đồng
253.000
264.000
3.2. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu của công ty du lịch Hà Nội:
Trước tình hình kinh doanh cạnh tranh ngày càng khó khăn như hiện nay, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính mà công ty đề ra trong tất cả các lĩnh vực.
Công ty du lịch Hà Nội luôn có những chiến lược, biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, luôn giám sát theo dõi chặt chẽ mọi họat động trong tất cả các lĩnh vực. Được thực hiện cụ thể trong các lĩnh vực sau:
a.Kinh doanh lữ hành
Trong thời gian vừa qua công ty đã đạt được những thành quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh này. Để đạt được thành quả trên do công ty chủ trương tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành, xây dung lại đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của trung tâm du lịch và chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh với mục tiêu vừa làm vừa củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chuyên kinh doanh lữ hành bằng cách tận dụng nguồn khách quốc tế đến ít trong năm 2004 vừa qua do ảnh hưởng dịch bệnh SARS công ty đã cho cán bộ công nhân viên đào tạo thêm nghiệp vụ. Công ty luôn quan tâm đến khâu quảng cáo và mở rộng thị trường để thu hút nguồn khách đồng thời phát triển du lịch Inbound, Outbound và nội địa, trong đó ưu tiên du lịch Inbound. Củng cố các thị trường truyền thống và nghiên cứu cử đại diện của công ty du lịch Hà Nội tới các thị trường nước ngoài và trong khối ASEAN.
Hiện nay công ty luôn củng cố các thị trường như Móng Cái và xâm nhập thêm một số thị trường mới ở miền Trung và miền Nam.
b. Kinh doanh khách sạn:
Công ty du lịch Hà Nội đang từng bước hoàn thiện việc xây dung nâng cấp các khách sạn trực thuộc. Đang từng bước hoàn thiện cơ cấu đầu tư các khách sạn xây dựng thành sao.
Tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý , điều hành và củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, đồng thời nâng cao chất lượng phục nụ tại các khách sạn trực thuộc, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế, thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên với tinh thần “ khách sạn 2-3 sao phục vụ như 5 sao” (Bài phát biểu thành lập công ty kỷ niệm 42 năm) phấn đấu đạt xông suet phòng luôn cao nhất.
Duy trì và thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tìm các biện pháp giải quyết các lực lượng lao động dôi dư quá lớn ảnh hưởng tới hiệu qủa kinh doanh .
c. Kinh doanh các dịch vụ bổ trợ:
Kinh doanh vận chuyển là loại hình kinh doanh luôn gặp nhiều khó khăn. Công ty luôn đầu tư tăng cường mua xe mới để phù hợp với quá trình kinh doanh hiện nay. Với giá thành phù hợp nâng cấp chất lượng loại xe và chất lượng phục vụ.
Kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ kinh doanh chưa thu được lãi nhiều, thậm chí còn lỗ. Vì vậy một số cơ sở chuyển hướng kinh doanh hoặc cho thuê. Kinh doanh hàng hoá ( bán hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng cho khách…) chỉ để tận dụng cơ sở vật chất hiện có của công ty .
Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí đã được nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng phục vụ khách đã tạo được uy tín nên doanh thu tăng và kinh doanh dịch vụ này đang có xu hướng phát triển.
Kinh doanh cho thuê văn phòng: công ty chủ trương tăng cường quảng cáo, đẩy mạnh quá trình Maketinh, tiếp thị, tìm kiếm đối tác và nâng cao chất lượng phục vụ, ổn định về giá cả để giữ được khách cho thuê văn phòng trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Công ty đã xây dựng chính sách giá cả phù hợp chung của thị trường để giữ vững hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng hiệu quả.
3.3. đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội:
3.3.1. Công tác hoàn thiện cơ cấu quản lý và điều hành công ty du lịch Hà Nội:
Trong cơ chế từ bao cấp chuyển sang tự cung tự cấp, bộ máy hành chính của công ty rất cồng kềnh, hoạt động của các phòng ban không hiệu quả, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Cán bộ công nhân viên công ty có nhiều bề dày kinh nghiệm, vững vàng về nghịêp vụ nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Số lượng lao động dư thừa nhiều, tuổi đời bình quân cao. Nhiều lao động vẫn chưa được sử dụng dẫn tới tình trạng lãng phí về nguồn nhân lực, chi phí nhân công. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ công nhân viên tự đang chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trị trường. Giải pháp cấp thiết hiện nay là doanh nghiệp một mặt nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, cập nhập các công nghệ bán hàng hiện đại, mặt khác công ty phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ du lịch và giải quyết các lao động dư thừa. Các chính sách đề bạt các lao động có khả năng, làm việc tốt để kích thích tinh thần sáng tạo, đầu tư chất xám nhiều hơn nữa vào hoạt động đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp. Thêm nữa công ty cần thực hiện hiện đại hoá kỹ năng làm việc cho nhân viên.
Quy mô phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là mong muốn hàng đầu của doanh nghiệp, vì vậy công ty rất coi trọng công tác nghiên cứu thị trường một cách khoa học và hiệu quả. Kết quả của hoạt động được sử dụng trực tiếp trong các chiến lược, mục tiêu phát triển của công ty . Hiện nay công ty đang tiến hành những hoạt động Maketinh nhằm vào thị trường nhưng kết quả đem lại chưa đạt được như mong muốn. Công ty còn thiếu nhiều cán bộ chuyên môn, có kinh nghiệm cao trong lĩnh vực Maketinh. Do đó, công ty nên thường xuyên mở các lớp học về Maketing, nâng cao nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm. Công tác này tuy hạn chế do khả năng tiếp thu của nhân viên có thể hạn chế nhưng không ảnh hưởng tới sự tăng nhân lực, do phải tuyển thêm nhân viên Maketing có chuyên môn cao mới tăng cường hiệu quả của công tác Maketing.
3.3.2. Giải pháp tăng doanh thu:
Công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp doanh thu luôn đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh trong suốt thời gian qua. Để đạt được kết quả đó công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong các giải pháp thu hút khách và đã đạt được những thành công nhất định. Vì vậy, trong khuôn khổ chuyên đề này, em chỉ xin đề xuất một số giải pháp mang tính hoàn thiện những gì mà công ty đã đạt được.
Để đẩy mạnh thu hút khách, công ty cần tiếp tục hoàn thiện các công việc sau:
3.3.2.1. Hoàn thiện công tác Maketing của trung tâm du lịch lữ hành:
Đây là khâu quan trọng trong việc kinh doanh lữ hành. Công tác này cần có những kế hoạch cụ thể để thu hút nguồn khách. Thiết lập củng cố trong tất cả các phòng ban, tiếp tục tổ chức nghiên cứu thị trường, duy trì được những bạn hàng truyền thống và đồng thời tìm kiếm các bạn hàng mới. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, công ty phải tìm cho được thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu của mình để tập trung khai thác vì không thể cùng một lúc thâm nhập vào tất cả các thị trường.
Hoàn thiện cơ cấu hình thành giá, xây dựng chương trình tour hợp lý. Việc hình thành cơ cấu giá cả phải chăng căn cứ trên cơ sở giá cạnh tranh trên thị trường để đưa ra các mức giá hợp lý, xây dựng tuor phù hợp từng đối tượng khách, từng thời kỳ để từ đó tăng thêm sự hấp dẫn đối với khách hàng. Công ty cần điều chỉnh giá linh hoạt, có thể trước tiên lợi nhuận giảm nhưng về lâu dài cơ sở vững chắc lượng khách tăng và sẽ được bù lại một cách thoả đáng.
Những biện pháp khuyến mại kịp thời sẽ kích thích sự tiêu ding của khách du lịch, công ty cần trích một lượng ngân quỹ để quảng cáo rộng rãi. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu về đất nước con người Việt Nam bằng các phương tiện truyền thông như: đài, báo, tivi, mạng Internet, các webside…
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành của công ty du lịch Hà Nội:
Để thu hút đến với công ty là một công đoạn khó, nhưng giữ chân họ được lâu hơn và quay lại nhiều lại càng khó hơn. Để làm được điều đó, phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành như: nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, chất lượng đội ngũ lao động, đa dạng hoá sản phẩm lữ hành tạo sản phẩm lữ hành độc đáo, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch …
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp du lịch trong nước đua nhau giảm giá chào bán. Vì vậy giải pháp tăng giá bán tour để tăng doanh thu là không khả quan.
3.3.2.3.Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn:
Hoạt động đẩy mạnh kinh doanh khách sạn của công ty du lịch Hà Nội là một yếu tố quan trọng hiện nay với lượng khách có nhu cầu sử dụng công suất phòng bình quân mỗi năm để tăng từ 10-14%, chínhvì vậy công ty cần có những chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng phục vụ trong dịch vụ này. Như thường xuyên nâng cấp, cải tạo phòng, đưa ra mức giá phù hợp trong từng điều kiện cụ thể.
Những biện pháp khuyến mại hợp lý sẽ kích thích sử dụng dịch vụ của khách. Công ty cần phải quảng cáo rộng rãi hơn về khách sạn như : in tờ gấp có mẫu mã hấp dẫn đến sự tò mò của khách, thông tin đại chúng, mạng Internet.
3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ làm tăng thêm một phần doanh thu và làm phong phú thêm hoạt động du lịch chính của doanh nghiệp công ty cần phải tìm đối tác hay quảng cáo để hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng đạt hiệu quả cao.
Cần quảng cáo và phát huy những hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nếu hoạt động kinh doanh nào cũng thua lỗ, không khắc phục được cần chuyển hướng kinh doanh và công ty cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh giá cả hợp lý phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường.
3.3.3. Giải pháp sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm:
3.3.3.1. Tiết kiệm chi phí tuyệt đối:
Là việc đưa ra kế hoạch sử dụng chi phí sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Như việc đầu tư để nghiên cứu thị trường, đào tạo bồi dưỡng lao động là cần thiết nhưng phải hợp lý, không thể xảy ra tình trạng thất thoát. Để làm tốt điều này công ty cần phải:
-Tổ chức tốt công tác hạch toán tài chính, chống thất thoát, bảo đảm việc cắt giảm chi phí không hợp lý.
- Có kế hoạch về chi phí dựa trên cơ sở định mức chi phí để đưa ra mức chi tiêu cụ thể.
- Xác định chi phí cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để thường xuyên theo dõi kiểm tra vấn đề sử dụng chi phí theo định mức đã lập kế hoạch. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch chi phí, phòng tài chính-kế toán lập dự toán chi phí cho từng bộ phận, từng nghiệp vụ. Như vậy công ty có thể theo dõi được tình hình sử dụng chi phí tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-Nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, chính xác để có chiến dịch quảng cáo hợp lý, sử dụng chi phí có hiệu quả.
-Phân tích rõ chức năng, quyền hạn của các bộ phận thị trường về điều hành để có thể trả lời khách hàng nhanh nhất, tránh lãng phí về mọi mặt.
-Sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn sàng có của công ty là biện pháp giảm chi phí.
3.3.3.2. Tiết kiệm chi phí tương đối:
Hiện nay công ty đã đưa ra những kế hoạch để sử dụng tiết kiệm chi phí, tận dụng một số đội ngũ lao động vào việc khai thác thị trường du lịch nội địa.
Công ty nên có kế hoạch tạo ra doanh thu lớn hơn bằng việc kéo dài thời vụ du lịch .
Tăng thêm chi phí cho quỹ quảng cáo để thu hút khách quốc tế trong và ngoài nước, từ đó sẽ có sự gia tăng lớn hơn về doanh thu.
3.3.3.3. Các giải pháp tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động Maketinh:
*Chính sách phân phối:
Đối với kênh phân phối trực tiếp là du khách mua trực tiếp và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty mà không qua trung gian, vào các dịp lễ tết, ngày kỷ niệm lịch sử. Công ty nên có chương trình vui chơi giải trí đặc biệt cho khách và có thêm các chương trình khuyến khích cho khách.
Công ty nên thể hiện sự quan tâm đến các đặc điểm cá nhân của khách, đặc biệt là ngày sinh nhật và tên khách để khách thấy được sự quan tâm, thú vị nếu nhân viên biết tên mình hoặc nhận được bó hoa nhân ngày sinh nhật.
Đối với công ty du lịch Hà Nộ, kênh phân phối gián tiếp thông qua các tổ chức cá nhân trung gian, như tổ chức du lịch, lữ hành, các cơ quan doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước.
Công ty nên thường xuyên tiến hành phân tích thị trường, để giúp cho công ty xác định được thị trường mục tiêu và tiềm năng để tìm kiếm thu hút nguồn khách.
*Chính sách sản phẩm:
Là việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, các hoạt động khuyếch trương phải luôn đi cùng để bổ trợ cho nhau nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trong công ty, ngày càng củng cố uy tín và chất lượng.
3.3.3.4. Đổi mới quản lý và phát triển doanh nghiệp:
Công ty du lịch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, tồn tại 42 năm hoạt động, đội ngũ lao động công nhân viên 715 người. Với đội ngũ nhân viên vững mạnh công ty phải thường xuyên đào tạo đội ngũ lao động linh hoạt trong mọi hoạt động để đạt được kết quả tốt trong kinh doanh.
3.4. kết luận chương 3
Qua quá trình phân tích và đánh giá thực trạng của công ty du lịch Hà Nội ở chương 2, công ty có một số thuận lợi, song không tránh khỏi những khó khăn tồn tại của doanh nghiệp, với khả năng còn hạn hẹp và quá trình thực tế tại công ty, em đã mạnh dạn đóng góp một vài vấn đề nhỏ, rất mong công ty du lịch Hà Nội quan tâm xem xét và có thể áp dụng một vài ý kiến nào đó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội trong thời gian tới,
Thông qua một vài đề xuất về vấn đề cải tiến, nâng cao chât lượng dịch vụ, một hoạt động cần thiết phải tiến hành liên tục trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay là một vài đề xuất tiến hành công tác Maketing- một hoạt động không kém phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh , hoạt động này không những quản lý được những khách hàng truyền thống mà còn có cơ hội thu hút thêm nguồn khách mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng doanh thu cho lao động, đồng thời tăng uy tín cho công ty trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.
3.5. những kiến nghị chung
Kiến nghị với nhà nước là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng cách đơn giản hoá các thủ tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Thiết lập môi trường pháp lý ổn định, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đầu tư và nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch .
Đề ra các quy chế bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Bên cạnh đó có các pháp luật riêng về ngành để ngành du lịch giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.
Kiến nghị với tổng cục du lịch Việt Nam cần có các chính sách quan tâm hơn nữa tới ngành du lịch cụ thể như sau:
-Ban hành luật du lịch cho việc phát triển ngành du lịch nói chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch .
-Đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho khác du lịch như thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu.
-Có các biện pháp, chính sách để thu hút khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam.
-Cần có các biện pháp phát triển đồng bộ, các ngành có liên quan tới ngành du lịch như ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…. ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng kinh doanh .
-Thường xuyên hơn nữa tổ chức các lễ hội du lịch, khôi phục và mở mang các làng nghề truyền thống, các lễ hội cổ truyền, xây dựng các làng văn hoá trung tâm văn hoá, bảo tồn và khôi phục các khu di tích, danh thắng,…
- Xin phép chính phủ đưa vào chương trình giáo dục cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học những thông tin về lao động, ích lợi và vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, cung cấp cho học sinh về những chủ trương và chính sách của chính phủ về ngành du lịch
-Quảng bá, truyền thông để nâng cao nhận thực về ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân.
-Đảm bảo môi trường tại các khu, các điểm du lịch như cảnh quan môi trường, an ninh trật tự, thái độ dân sở tại. Dẹp bỏ tình trạng ăn mày ăn xin chèo khéo khách mua hàng và những khoản thu bất chính hợp lý đối với khách du lịch.
Để đảm bảo an ninh quốc gia thì việc quản lý chặt người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là rất cần thiết. Nhưng để có thể thu hút được nhiều khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam thì đối với đội ngũ cán bộ biên phòng và hải quan cần phải có thái độ đón tiếp thân mật và niềm nở hơn đối với người nước ngoài khi đi vào cửa khẩu của Việt Nam.
Kiến nghị với thành phố Hà Nội, là có những quan tâm thích đáng hơn nữa trong việc ưu đãi đầu tư vào việc cho vay vốn xây dựng, nâng cao chất lượng chương trình du lịch.
Tạo môi trường văn hoá tại các điểm du lịch.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào du lịch.
Kết luận
Bài khoá luận này đã trình bày một số vấn đề lý luận về hiệu quả trong kinh doanh du lịch của công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh tại công ty du lịch Hà Nội.
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng mà tất cả các nhà kinh doanh đều phải quan tâm nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Hoạt động kinh doanh du lịch là một hoạt động khá hấp dẫn nhưng cũng rât khó. Hiện nay trên cả nước có trên 200 công ty hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và hơn 350.000 khách sạn lớn nhỏ, do đó sự cạnh tranh giữa các công ty gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà kinh doanh. Phải đặt vấn đề “Nâng cao hiệu quả kinh doanh” lên hàng đầu để khẳngđịnh vị thế của mình với các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh, công ty du lịch Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Để hoàn thành tốt bài khoá luận này, trong suốt thời gian qua em đã trực tiếp đi tìm hiểu thực tế hoạt động của công ty, thu thập và xử lý các số liệu. Tuy nhiên số liệu thống kê mà em đã thu thập được tại công ty du lịch Hà Nội chưa được đầy đủ và cụ thể.
Do vậy bài khoá luận này chưa phân tích được thật kỹ về từng bộ phận và từng đơn vị trực thuộc của công ty. Vì vậy các giải pháp đưa ra vẫn chưa cụ thể và chi tiết.Đây cũng là hạn chế của bài khoá luận này.
Tuy nhiên qua quá trình học hỏi, thực tập và viết khoá luận này em cũng thu thập được ít nhiều kiến thức bổ ích. Em hy vọng rằng khoá luận tốt nghiệp này sẽ qóp được một tiếng nói đủ để công ty du lịch Hà Nội tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, cũng như một số bạn có thể tham khảo để bổ xung cho bài khoá luận của em được đầy đủ và chính xác hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Vũ Chính Đông đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành xuất sắc bài khoá luận này, cùng các bạn trong khoa du lịch và tất cả các cô , chú , anh, chị trong công ty du lịch Hà Nội đã động viên em để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Tài liêu tham khảo
[1]. Tổng cục du lịch . Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010
[2]. Đinh Trung Kiên. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch –NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.
[3]. Trần Nữ Ngọc Anh. Giáo trình “Maketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn".2/2002.
[4]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 của công ty du lịch .
[5]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 của công ty du lịch Hà Nội.
[6]. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 của công ty du lịch Hà Nội.
[7]. Công ty du lịch Hà Nội, 42 năm xây dựng và phát triển.
[8]. Lê Quỳnh Chi. Giáo trình “Tổng quan du lịch ,6/2002".
[9]. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/2003, “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”, trang 23,31.
[10]. Sở du lịch Hà Nội, Báo cáo tổng kết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội(1997-2010).
[11]. Tạp chí du lịch số 3-2003.
[12]. Nguyễn Văn Đĩnh va Nguyễn Văn Mạnh, tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch , NXB thống kê 1995, trang 268.
[13]. Các thông tin, tư liệu về hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội.
[14]. Những thông tin tư liệu về công ty du lịch Việt Nam và TOSERCO
[15]. Nguyễn Văn Lưu, thị trường du lịch , NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội1998, trang 175.
[16]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1999-2010, viện nghiên cứu phát triển du lịch , Hà Nội 1994.
[17]. Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 42 năm ngày thành lập công ty du lịch Hà Nội.
[18]. Thực trạng và chủ trương biện pháp đẩy mạnh hoạt động lữ hành quốc tế trong thời gian tới, Báo cáo tại Hội nghị lữ hành quốc tế lần thứ 2, Vũng Tàu 1996.
[19]. Nguyễn Lê Mạnh, Overview of tourism, Faculty of tourism, Hà Nội open university, Hanoi 1998, 175pp.
[20]. Judi Varga-toth, Maragement of a tourgwide Business,Facubty of tourism, Hanoi university,1996,203pp.
[21]. Nguyễn Lê Mạnh, Strategic Marketing for Tourism and Hospitality, factulty of tuorism, Hanoi open university, 1996, 159pp.
[22]. Những thông tin tư liệu về công ty Du lịch Việt Nam và toserco.
[23]. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang - Marketing du lịch - NXB TP HCM.
[24]. Trần Nhạn, Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Thống kê Hà Nội 1996.
Nhận xét và đánh giá của giáo viên phản biện về chất lượng của khoá luận
(Đề nghị Thầy/ Cô gạch, xoá, sửa chữa những chỗ sai bằng bút màu đỏ ngay trong cuốn khoá luận này để những khoá luận sai không mắc phải những lỗi tương tự.
Tôi đánh giá khoá luận này đạt điểm /10
Hà nội, ngày tháng 5 năm 2005
Nhận xét và đánh giá của giáo viên hướng dẫn về tinh thần thái độ và năng lực làm việc của sinh viên
Tôi đồng ý / không đồng ý (5) cho phép sinh viên nộp bài khoá luận này và đề nghị nhà trường cho gửi để phản biện.
Hà Nội, ngày /5/2005
Người hướng đẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mục Lục
Lời cám ơn
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty du lịch hà nội
2.1. Giới thiệu chung về công ty du lịch hà nội……………………………..
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty……………………….
2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận……
2.1.3. Các điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty...
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà nội (2002 - 2003 và 2004)………………………………………………
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội năm 2002…
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội năm 2003..
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội 2004…
2.3. Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội…………………………………….
2.3.1. Thành công……………………………………………………………………..
2.3.2. Tồn tại…………………………………………………………………………..
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại……………………………………………………..
2.4. Kết luận chương 2……………………………………………………….
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội………………………………………………………………………
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Du lịch Hà Nội đến năm 2010…………………………………………………………….
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Phương hướng cụ thể
3.2. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Du lịch Hà Nội
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch Hà Nội.
3.3.1. Công tác hoàn thiện cơ cấu quản lý và điều hành tại công ty Du lịch Hà Nội
3.3.2. Giải pháp tăng doanh thu .
3.3.2.1. Hoàn thiện công tác Marketing của Trung tâm du lịch lữ hành.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm lữ hành của Công ty Du lịch Hà Nội
3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh khách sạn.
3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ
3.3.3. Giải pháp sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm
3.3.3.1. Tiết kiệm chi phí tuyệt đối
3.3.3.2. Tiết kiệm chi phí tương đối
3.3.3.3. Các giải pháp tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động
Marketing
3.3.3.4. Đổi mới quản lý và phát triển doanh nghiệp
3.4. Kết luận chương 3.
3.5. Những kiến nghị chung
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Để hoàn thành tốt bài luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy cô hướng dẫn, Chánh Văn phòng Công ty du lịch Hà nội. đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn thành xuất sắc bài luận văn này.
Em xin gửi lời cám ơn tới tất cả anh chị em cán bộ công nhân viên trong công ty du lịch Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian em thực tập, cung cấo những tài liệu cần thiết để em có thể đánh giá một cách chính xác tình hình kinh doanh của Công ty Du lịch Hà nội (Công ty mẹ) Tổng Công ty Du lịch Hà Nội.
Sơ đồ tổ chức bộ máy tổng công ty du lịch hà nội
1- Khách sạn Hoà Bình
2- Khách sạn dân chủ
3- Khách sạn Bông Sen
4- Khách sạn Hoàn Kiếm
5- Đoàn xe du lịch
6- Trung tâm du lịch Hà Nội
7- Trung tâm Thương mại và dịch vụ du lịch
8- Trung tâm hợp tác quốc tế và XKLĐ
9- Trung tâm thương mại du lịch Sông Hồng
10- Xí nghiệp XD và DV Du lịch
11- Chi nhánh Công ty Du lịch hà Nội tại TPHCM
12- Chi nhánh Công ty Du lịch hà Nội tại TP Đà Nẵng
13- Chi nhánh Công ty Du lịch hà Nội tại Quảng Ninh
14- Văn Phòng đại diện Công Ty Du lịch Hà Nội tại: Mỹ và Nhật Bản
15- Nhà hàng MARINA- Trấn Vũ
16- Nhà hàng Vân Nam
17- Cửa hàng PARADISE CAFE
18- Ban Quản lý DA ĐT $ PTDL
19- Trường đào tạo nghiệp vụ đu lịch
Văn phòng tổng công ty
Phòng Tài chính- Kế toán
Phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường
Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương
Các phòng ban chức năng
Các đơn vị kinh doanh
Công ty du lịch Hà Nội
Tổng công ty du lịch Hà nội
Sở du lịch Hà Nội
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2181.DOC