Phần I: Mở đầu
I/ Sự cần thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất là tư liệu sản xuất chính, không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả cao. Đất đai còn là nguyên liệu của một số ngành sản xuất, là địa điểm, chỗ đứng trong sản xuất công nghiệp.
Đối với đời sống, đất là nơi toàn bộ con người xây dựng các công trì
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và biện pháp nhằm làm tốt công tác cấp CNQSDĐ tại phường Yên Sở (65tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh để làm chỗ ở và tiến hành các hoạt động văn hoá, là nơi phân bố các vùng kinh tế, các khu dân cư... Đất đai còn là cơ sở để phát triển các hệ sinh thái, tạo nên môi trường sống để duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia. Để có được vốn đất đai như ngày nay, nhân dân ta đã dũng cảm và quật cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược ngoại xâm và đấu tranh với thiên nhiên, vốn đất đai là xương máu của bao thế hệ con người Việt Nam.
Đất đai có vai trò hết sức quan trọng như vậy thì việc cải tạo, sử dụng và quản lý đất đai chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm và ngày càng có hiệu quả cao là trách nhiệm của mỗi chúng ta, đó cũng là mục tiêu của mọi thời đại.
Việc quản lý và sử dụng đất là một vấn đề nóng bỏng, vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia. ở nước ta ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước đã ban hành các sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai và cho đến những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng đất của chúng ta đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cộng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang tạo ra một áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Trên thế giới cho thấy nhu cầu về sử dụng đất quá lớn, nó làm phá vỡ nhiều mắt xích của hành lang pháp lý mới thiết lập để quản lý, kết hợp với nhiều vấn đề phức tạp còn tồn tại do lịch sử để lại đã dẫn đến tình trạng giấy tờ về đất đai thì người sử dụng không còn giữ, cán bộ địa chính thì làm thất lạc hoặc không bàn giao hết các giấy tờ có liên quan, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng hoặc bị quản lý chồng chéo lên nhau. Sự quản lý chồng chéo gây nhiều phiền hà cho người dân khi làm thủ tục giất tờ về đất, gây ra tâm lý không muốn làm đâỳ đủ các thủ tục, giấy tờ về đất theo quy định của pháp luật và tạo ra nhiều tiêu cực trong xã hội. Điều này đã dẫn đến một số hậu quả:
- Nhà nước thất thu về thuế. Do thời gian dài việc quản lý đất đai bị buông lỏng nên không có một tài liệu nào có đủ độ chính xác để làm căn cứ cho việc tính thuế. Nhà nước chỉ thu thuế theo lời khai của nhân dân. Mặt khác địa giới hành chính không rõ ràng, nên nhiều khi người dân sử dụng đất đo thị lại nộp thuế nhà đất theo giá nông thôn. Dẫn đến Nhà nước thất thu về thuế một số tiền lớn cho ngân sách quốc gia.
- Mua bán, chuyển nhượng nhà đất không sang tên trước bạ là một hậu quả rất nặng nề của công tác quản lý. Trong thời gian dài việc mua bán đất bị thả nổi, không ai quản lý. Việc chuyển nhượng nhà đất không cần thông qua cấp có thẩm quyền, thường là viết trao tay hoặc trao đổi miệng. Do đó hiện nay việc tra cứu nguồn gốc thửa đất cũng gặp nhiều khó khăn.
- Lấn chiếm đất công tuỳ tiện cũng là một đặc trưng của nước ta. Địa hình nhiều ao hồ, công tác quản lý đất đai còn chưa được chặt chẽ, khi giao đất mốc giới không rõ ràng cho nên nhiều hộ gia đình trong quá trình sử dụng (đặc biệt là các hộ sử dụng đất giáp ao, hồ) đã lấn chiếm, tự san lấp cải tạo và sử dụng coi như đất của mình.
- Việc tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất xảy ra nhiều do thiếu tài liệu xác minh rõ ranh giới thửa đất, giấy tờ liên quan đến thửa đất bị thât lạc do chiến tranh, việc giao đất, chuyển nhượng... không rõ ràng về diện tích, vị trí, ranh giới.
- Ngoài ra còn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội xung quanh về đất đai vì đất đai có tầm quan trọng song một thời gian dai bị buông lỏng quản lý nên đất đai bị thay đổi mục đích sử dụng không khoa học, không theo quy hoạch, dẫn đến ảnh hưởng môi trường sinh thái, an toàn lương thực...
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp, khoảng 75% dân số sống bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng ta khởi xướng, nhiệm vụ trước tiên là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền Nông nghiệp mà quản lý và sử dụng đất đai là một vấn đề cần quan tâm.
Xác định rõ tầm quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vây, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 về việc “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy định chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiêt kiệm”. Luật Đất đai năm 1988 cũng nêu rõ : đăng ký đất đai, lập và giữ hồ sơ địa chính, thống kê đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 7 nôi dung quản lý Nhà nước đối với đất đai. Song trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 1988 đã có một số điểm không phù hợp với thực tế. Trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, nguồn tài nguyên đất đai trở nên sôi động, việc quản lý và sử dụng đất đai cần có nội dung đầy đủ, thiết thực hơn. Do đó, Luật Đất đai 1993 đã ra đời thay thế cho Luật Đất đai năm 1988 và tại kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá X đã thông qua ngày 02/12/1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai.
- Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, hệ thống hành chính quản lý đất đai cũng ngày càng được hoàn thiện. Một trong những nhiệm vụ để công tác quản lý đất đai góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới của đất nước là công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, làm cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý Nhà nước đối với mỗi thửa đất, mỗi chủ sử dụng đất.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một công tác cần thiết, không những tạo cơ sở pháp lý cho Nhà nước quản lý chặt chẽ, thống nhất toàn bộ đất đai theo pháp luật mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất yên tâm sử dụng đất có hiệu quả cao nhât, và tự giác thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luât. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã và đang phấn đấu trong những giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 về việc “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy định chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm”, luật đất đai năm 1988, luật Đất đai năm 1993 và các chỉ lthị, Hướng dẫn của Thành phố, Sở địa chính Hà Nội, phòng địa chính huyện Thanh Trì, xã Yên Sở đã tiến hành giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã. Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong thực tế nên xã đã chưa hoàn thành tốt công tác giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn bộ địa bàn. Đến năm 1998, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra đời, xã Yên Sở tiếp tục thực hiện và cho đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giao đất theo Nghị đình 64/CP cũng như Quyết định 65/QĐ - UB. Chính vì vậy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn tồn đọng và gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt từ ngày 01/01/2004 xã Yên Sở chính thức là phường Yên Sở thuộc địa phận của quận Hoàng Mai, việc chuyển từ xã lên phường thì việc xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không phải là huyện Thanh Trì nữa mà là quận Hoàng Mai. Thực tế cho thấy tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã là rất chậm trễ và gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Yên Sở. Đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đánh giá để đưa ra những giải pháp thúc đẩy giúp địa phương thực hiện tốt hơn nữa công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan đó, trong đợt thực tập tốt nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và biện pháp nhằm làm tốt công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Yên Sở”
II/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1/ Mục tiêu chung: Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm làm tốt công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)tại phường Yên Sở.
2/ Mục tiêu cụ thể.
Tìm hiểu đánh giá công tác đăng ký đất đai trên địa bàn nghiên cứu.
Tìm hiều, đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ.
Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Yên Sở.
Từ thực tế nghiên cứu xác định điều kiện thuận lợi, khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm làm tốt công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Yên Sở.
III/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1/ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và xem xét về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : đăng ký đất đai, phân loai đất, mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan khác.
2/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nội dung : trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi xin tập trung nghiên cứu về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận(GCN) ở phường Yên Sở.
Không gian : Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn phường Yên Sở.
Thời gian :
+ Thời gian nghiên cứu đề tài : nghiên cứu quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước và sau Luật Đất đai 1993 và đề ra phương hướng giải quyết đến năm 2010.
+ Thời gian thực hiện đề tài : từ ngày 09/01/2004 đến ngày 26/6/2004.
Phần II : Tổng quan tài liệu nghiên cứu
I. Công tác cấp GCNQSDĐ ở nước ngoài.
Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ quốc gia, nó là yếu tố không thể thiếu được đối với sự tòn tại của mỗi Quốc gia, để đảm bảo về chủ quyền đó Nhà nước pháp luật thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai để không có sự quan tâm từ bên ngoài. Bên cạnh đó thì việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất đai đều được các quốc gia quan tâm nhằm tận dụng triệt để trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên ở những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà các nước trên thế giới có những phương thức, những quy phạm quản lý đất đai khác nhau.
1. Tại Mỹ: Hệ thống thông tin đất đai được họ thành lập rất lâu rồi và ngày càng được hoàn thiện. Là một đất nước có diện tích tự nhiên là 9.363.353 km2 và đất đai cũng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhờ sự quản lý của họ rất chặt chẽ. Công tác cấp giấy CNQ SDĐ của Mỹ được làm rất sớm, do vậy mà mọi thông tin về đất đai và sự biến động của nó luôn luôn được cập nhật cho phù hợp tinh tế, tạo nên một hệ thống thông tin đất đai chính xác và được đưa vào hệ thống lưu trữ máy tính. Nhờ có hệ thống thông tin đất đai được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ thông tin nên có thể cung cấp nhanh chóng, chính xác, thuận tiện các lượng thông tin về đất đai của từng khu vực, từng đường phố, từng chủ sử dụng tới từng thửa đất ở thành thị hay ở nông thôn. Thông qua việc cấp GCN, Mỹ đã tạo ra một thị trường bất động sản phát triển mạnh và ổn định; quản lý đất đai chặt chẽ, chi tiết tới từng thửa đất, giúp cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
2. Tại úc: úc là một đất nước rộng lớn, tỷ lệ đất đai trên đầu người cao, người dân ở đây biết phát huy tiềm năng đất đai nên đời sống và trình độ dân trí của họ tương đối cao. Khác với nước ta, quỹ đất đai của úc chủ yếu là dư tư nhân sở hữu chiếm 90% còn lại 10% quỹ đất thuộc sở hữu Nhà nước khi Nhà nước cần sử dụng phương pháp làm hợp đồng thuê đất đai của tư nhân. Nhà nước để quản lý đất đai họ cũng đã tiến hành cấp GCNQSDĐ trong toàn liên bang tạo ra một hệ thống thông tin đất khá hoàn chỉnh. Vì vậy các giao dịch về đất đai rất thuận tiện, quản lý biến động đất đai nhanh chóng, chính xác.
3. Tại Ba Lan: Có tới 95% đất đai là do tư nhân quản lý, Nhà nước chỉ quản lý 5% quỹ đất. Để quản lý đất đai, Ba Lan không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà họ tiến hành quản lý bằng các thông tin trong hệ thống đất đai. Ngoài ra mỗi chủ sử dụng đất ở Ba Lan được trích lục sơ đồ thử đất của mình, trên tính lục đó thể hiện chi tiết đến toạ độ tại các điểm gãy khúc của thửa đất. Họ tiến hành diện tích dựa trên các điểm toạn độ đó. Để cấp được trính lục như vậy đòi hỏi phải có một hệ thống tọa độ đo vẽ hoàn thiện và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thông qua hệ thống thông tin đất đai, Ba Lan đã thành lập các dịch vụ hỏi đáp các thông tin liên quan đến đất đai như giá cả, giá cho thuê, vị trí, hình dạng….
4. Tại Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á, nên có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có điểm tương đồng với nước ta, đó là đất đai manh mún, tập quán trồng lúa nước…. Để quản lý đất đai, cũng như ở nước ta Thái Lan tiến hành cấp GCNQSDĐ. Nhưng GCNQSDĐ được cấp theo 3 loại, các loại sử dụng đất sau khi có đơn đăng ký kê khai loại sổ bìa xanh, bìa đỏ và bìa vàng
- Bìa đỏ được áp dụng để cấp cho các chủ sử dụng đất có đầy đủ giấy tờ hợp lệ
- Bìa xanh được áp dụng để cấp cho các chủ sử dụng đất mà nguồn gốc đất đai chưa rõ ràng cần phải xác minh lại.
- Bìa vàng được áp dụng để cấp cho đất mà chủ sử dụng đất đó không có giấy tờ gì về đất.
Dưới 3 hình thức cấp GCNQSDĐ như vậy, Thái Lan đã quản lý và cấp GCN cho tất cả các thửa đất. Mỗi loại sổ có những hạn chế nhất định và trong quá trình xét, với các trường hợp sổ xanh sẽ được nghiên cứu xem xét xác minh lại nguồn gốc để chuyển sang cấp sổ đỏ. Với các trường hợp cấp sổ bìa vàng, Nhà nước sẽ đưa ra các quy định phù hợp để có thể chuyển sang bìa đỏ.
5. Singapo và Indonesia: cũng giống như Thai Lan, đất đai của Singapo và Indonesia cũng manh mún. Để quản lý đất đai được chặt chẽ họ cũng tiến hành cấp GCNQSDĐ theo 3 loại sổ (xanh, đỏ, vàng) và cũng tiến hành cập nhật, lưu trữ các thông tin về đất đai phát huy và thừa kế việc quản lý đất đai bằng hệ thống thông tin GTS, xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, chính xác và hoàn thiện.
II. Công tác cấp GCNQSDĐ trong nước.
1. Cơ sở khoa học của đề tài.
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là một vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước vấn đề đất đai được quy định trong Điều 13 Luật Đất đai 1993
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ dựa trên cơ sở khoa học sau:
- Khoa học bản bản đồ.
- Các quy định của Nhà nước về chính sách đất đai.
- Các văn bản sau luật liên quan đến đăng ký - thống kê đất và cấp GCNQSDĐ.
2. Những căn cứ pháp lý.
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và nó rấ cần cho nhu cầu đời sống và hoạt động xã hội. Nó mang ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn như quá trình quản lý và sử dụng diễn ra rất phức tạp. Mỗi quốc gia, mỗi thời đại dưới các chế độ chính trị khác nhau đều phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả phần lãnh thổ của mình. Tài nguyên đất đai có giới hạn về không gian nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng nếu nó được sử dụng hợp lý. Đối tượng và phạm vi quản lý đất đai của Nhà nước là trên toàn lãnh thổ đối với mọi loại đất. Việc sử dung phải tuân theo nguyên tắc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
Khi chưa có luật đất đai, chính phủ tổng cục quản lý ruộng đất đã có nhiều văn bả pháp luật về đất đai và hướng dẫn thi hành, nhằm củng cố và tăng cường quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai của Nhà nước.
Ngay từ những năm 1950, hoàn thành cải cách ruộng đất và sau sửa sai, ngày 03/7/1958 Chính phủ ban hành chỉ thị 354/ TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ tài chính. Đến ngày 09/12/1960 Chính phủ ban hành Nghị định 70/CP về nhiệm vụ tổ chức Ngành Địa chính, chuyển Ngành Địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp phụ trách và đổi tên là Ngành Quản lý ruộng đất, Nghị định 71/CP quy định việc quản lý ruộng đất.
Năm 1977, lần đầu tiên Hội đồng Chính phủ có quyết định số 169/CP tiến hành điều tra thống kê đất đai trong cả nước. Năm 1979, Chính phủ ban hành Nghị định số 404/CP ngày 09/11/1979 thành lập hệ thống quản lý đất đai thuộc hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp…
Hiến pháp năm 1980 ra đời, Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ tài nguyên đất đai của quốc gia. Trong thời gian này tuy chưa có Luật đất đai, nhưng hàng loạt hệ thống các văn bản mang tính pháp luật được Nhà nước về đất đai ra đời. Đó là quyết định 20/CP ngày 01/7/1980 do hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý đất đai trong cả nước.
Quyết định nêu rõ: Để thực hiện thống nhất quản lý ruộng đất, được các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình đang sử dụng vào sổ địa chính được Nhà nước, UBND các xã, phường, thị trấn phải kiểm tra việc khai báo này. Sau khi khai báo và đăng ký, các tổ chức hay cá nhân nào được xác nhận là người quản lý sử dụng đất hợp pháp thì được cấp GCN quyền sử dụng đất.
Từ nội dung được quy định 201/CP, thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc, phân hạng và thống kê ruộng đất trong cả nước.
Nội dung chỉ thị nêu rõ: xây dựng hồ sơ địa chính phục vụ việc đăng ký thống kê, kiểm kê giúp cho Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng từng loại đất trong cả nước và ở từng địa phương, các đối tượng sử dụng, các loại đất được Nhà nước công nhận thì được tiếp tục sử dụng.
Thực hiện chỉ thị 299/TTg, tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành quyết định 56/QĐ - ĐKTK ngày 05/11/1951 quy định về thủ tục đăng ký, thống kê ruộng đất trong cả nước. Theo quy định mỗi đơn vị trong xã phải xây dựng hệ thống tài liệu cơ bản phục vụ cho việc đăng ký, thống kê.
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật đất đai 1988. Nhiệm vụ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 18:
1. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao nhất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, thay thế mục đích sử dụng hợp pháp mà chưa đăng ký quyền sử dụng thì người sử dụng đất phải xin đăng ký tại cơ quan Nhà nước theo Khoản 2 điều này.
2. UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và UBND xã thuộc huyện lập và giữ sổ địa chính cho người sử dụng đất, tự mình đăng ký đất chưa sử dụng vào sổ địa chính.
3. Sau khi đăng ký và sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong Điều 4 Nghị định 30/HĐBT nêu rõ: người đang sử dụng đất hợp pháp là người được cấp GCN quyền sử dụng đất, người có tên trong sổ địa chính. Tại Điều 13 quy định: nơi thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất phải có bản đồ địa chính, sổ địa chính, cán bộ địa chính xã. Mẫu giấy GCN quyền sử dụng đất do Tổng cục Quản lý ruộng đất quy định và thống nhất trong cả nước.
Do đặc thù riêng của nước ta không giống các nước khác nên chỉ cấp duy nhất một loại sổ đó là sổ đỏ, chỉ khi nào các chủ sử dụng đất có đầy đủ giấy tờ hợp lệ về thửa đất và thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà nước mới được xét cấp sổ đỏ.
Mục 6 chỉ thị 67/CP nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chỉ đạo, hoàn thành việc đo đạc, phân hạng và đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính làm cơ sở cho việc thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất.
Để thực hiện công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, ngày 14/7/1989 tổng cục Địa chính lúc đó là Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành quyết định số 201/QD - ĐKTK quy định về việc cấp GCN quyền sử dụng đất. Sau đó ngày 28/10/1989, Tổng cục lại ban hành Thông tư số 302/TT - ĐKTK hướng dẫn thi hành quyết định số 201/QĐ - ĐKTK trong đó nêu rõ: người sử dụng đất được cấp GCN quyền sử dụng đất khi có đủ đồng thời 2 điều kiện sau:
+ Khu đất đang sử dụng đã được thể hiện trên bản đồ địa chính.
+ Diện tích sử dụng đã được ghi vào sổ địa chính mà đến nay có biến động.
Cũng trong thông tư này Tổng cục đã ban hành quy trình tiến hành đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN quyền sử dụng đất.
Sau 5 năm thực hiện Luật đất đai 1988, các quy phạm pháp luật và đặc biệt do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh cho nên một số điều khoản của Luật đất đai tỏ ra bất cập, không theo kịp để điều chỉnh các nhóm quy phạm này. Đòi hỏi cần phải có Luật đất đai mới phù hợp hơn. Vì vậy Luật đất đai 1993 ra đời.
Thực hiện Luật đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành các Nghị định để triển khai việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở cả 2 khu vực nông thôn và thành thị.
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1994 về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nghị định 02/CP ngày 05/01/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp.
Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở.
Thực hiện đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, Tổng cục Địa chính ra quyết định số 499/QĐ - ĐC ngày 27/7/1995 ban hành kèm theo biểu mẫu các loại sổ sách thiết lập trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công văn số 142/CV - ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn xử lý một số vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đẩy mạnh việc giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp, ngày 20/02/1998, thủ tướng chính phủ ra Chỉ thị 10/1998 /CT - TTg về việc đẩy mạnh và hoàn thiện công tác giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghịêp. Thực hiện chỉ thị này, Tổng cục Địa chính ra Thông tư 346/TT - ĐC ngày 16/3/1998 về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất.
Tiếp theo là Chỉ thị số 18/1999/CT - TTg ngày 01/07/1999 do Thủ tướng Chính phủ " về một số biện pháp đẩy mạnh và hoàn thiện cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000".
Nghị định 04/CP (11/2/2000) sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, cấp giấy chứng nhận, giao đất có và không thu tiền sử dụng đất…
Thông qua những căn cứ pháp lý trên ta thấy việc đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất là công tác có cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý chặt chẽ.
Nó thể hiện tính tuyệt đối và duy nhất được chủ sở hữu đất đai.
III. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện và căn cứ được đăng ký đất đai và cấp GCN quyền sử dụng đất.
1. Mục đích.
Đăng ký đất đai nhằm nắm được đầy đủ và chính xác về diện tích, về loại đất, hạng đất, về người sử dụng đất đối với từng thửa đất, thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ để Nhà nước quản lý chặt chẽ, thống nhất đối với loại đất đai theo pháp luật.
Cấp GCN quyền sử dụng đất cho người đủ điều kiện để họ yên tâm sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và tự giác thực hiện các nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu.
- Phải đăng ký cho đúng đối tượng, đúng diện tích và các quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký đất theo quy định của Ngành Địa chính.
- Thiết lập đầy đủ các tài liệu, trình bày đúng quy cách, thể hiện chính xác nội dung theo yêu cầu lập hồ sơ địa chính.
3. Đối tượng được đăng ký đất đai.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đất theo đúng quy định của pháp luật thì đều được đăng ký đất đai.
Đối với các hộ tộc đang sử dụng đất phục vụ cho việc thờ cúng, hương hoả của dòng họ được pháp luật công nhận thì được đăng ký quyền sử dụng đất như các chủ sử dụng khác.
Tất cả các chủ sử dụng đất thuê quyền sử dụng đất từ những chủ sử dụng khác, kể cả thuê đất công ích của UBND xã đều không được đăng ký quyền sử dụng đất.
4. Điều kiện được đăng ký quyền sử dụng đất.
- Phải được sở địa chính và phòng địa chính huyện công nhận diện tích và đăng ký.
- Người sử dụng đất được chính quyền sở tại công nhận không có tranh chấp quyền sử dụng đất, có nguồn gốc sử dụng đất rõ ràng, hợp pháp.
- Được thừa kế quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Các thửa đất đang sử dụng được Nhà nước giao theo đúng thẩm quyền, theo từng thời kỳ.
- Đất chuyển nhượng đã nộp thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
5. Căn cứ đăng ký đất đai
- Căn cứ vào bản đồ địa chính đã được Sở địa chính tỉnh, thành phố xét duyệt. Bản đồ địa chính làm cơ sở để xác định vị trí, hình thể, diện tích, loại đất của chủ sử dụng xin đăng ký.
Bản đồ địa chính đo vẽ trên cơ sở hệ thống lưới toạ độ địa chính, là căn cứ chính xác nhất cho việc đăng ký đất đai. Nơi nào chưa thực hiện việc đo vẽ bản đồ địa chínhh theo toạ độ địa chính có thể khai thác tạm thời các tài liệu (bàn đồ ảnh, bản đồ giải thửa, sơ đồ địa chính, tổng quát đối với địa hình miền núi).
Những xã chưa có điều kiện đo đạc bàn đồ các loại, có nhu cầu cấp bách của việc cấp giấy chứng nhận, trước mắt cần đăng ký tạm thời diện tích sử dụng theo kết quả đo đạc, tính toán trực tiếp từ thực địa và kết quả giao đất cho nông dân theo các Nghị định 64/CP, và 02/CP của Chính phủ sau khi đã được Sở Địa chính kiểm tra và công nhận.
- Căn cứ vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nơi chưa có bản đồ quy hoạch sử dụng đất thì tạm thời căn cứ vào việc sử dụng đất đã được xác định mục đích trên cơ sở hiện tượng sử dụng đất hiệu quả và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
6. Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại Khoản 1, Điều 2, Luật đất đai 1993 nêu:
Người sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đối tượng đủ điều kiện để đăng ký đất đai.
- Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
+ Diện tích đất mới được Nhà nước giao, cho thuê được mới chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất từ đối tượng trong quá trình đăng ký đất đai.
+ Thay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới theo quy định do tổng cục Địa chính.
+ Các đối tượng sử dụng đất đủ điều kiện được đăng ký lần đăng ký đất ban đầu.
- Việc chứng nhận biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp được thực hiện khi đối tượng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đăng ký biến động quyền sử dụng đất về các mặt:
+ Thay đổi mục đích hình thể, thời hạn sử dụng đất.
+ Giảm bớt diện tích đã được cấp giấy chứng nhận khi Nhà nước thu hồi đất, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, chia tách quyền sử dụng đất cho đối tượng khác.
7. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc tổ chức cấp giấy chứng nhận theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (theo quyết định 201/QĐ - ĐKTK ngày 14/07/1989) phải có điều kiện sau:
- ở đồng bằng: phải có bản đồ xây dựng theo đúng quy phạm do Tổng cục Địa chính.
- ở miền núi: Phải có hồ sơ địa chính tổng quát được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên vùng đất đã đo vẽ chi tiết. Đối với đất trống đồi núi trọc, đất có rừng nếu chưa có bản đồ chi tiết từng thửa đất thì phải cắm mối trên thực địa, đánh dấu trên bản đồ và tính diện tích.
Diện tích đất đang sư dụng đã được ghi vào sổ địa chính mà đến nay không có biến động, nghĩa là đã được xác định quyền sử dụng hợp pháp đến thời điểm xét cấp giấy chứng quyền sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất thì khu đất đang sử dụng phải được thể hiện đầy đủ trên bản đồ địa chính, vị trí, hình thể, ranh giới, diện tích loại đất sử dụng sau khi đã hoàn thành tục tục trên thì giấy chứng nhận được cấp phải thực sự là chứng thư pháp lý xác định rõ mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
Do vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hết sức quan trọng cần phải tiến hành từng bước thận trọng để đạt kết quả cao.
IV. Quá trình triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong toàn quốc.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong những nội dung quản lý Nhà nước ở các cấp, là vấn đề nhạy cảm gắn bó tuyệt đại đa số nhân dân. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý quan trọng, xác định mối quan hệ giữa Nhà nước - chủ thể đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và người sử dụng đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất thông qua việc giao đất, cho thuê đất.
Cùng với hồ sơ địa chính, GCN quyền sử dụng đất giúp cho Nhà nước nắm chắc, quản chặt đất đai đến từng thửa đất và người sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, ta đang xây dựng một xã hội công nghiệp hiện đại trong giai đoạn quá độ tiến lên CNXH. Đây chính là nội dung được CNH - HĐH đất nước. Thực trạng nền kinh tế nước ta thì kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn, gần 80% dân số làm nghề Nhà nước. Như vậy nền Nhà nước nước ta đứng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thì việc quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng đất một cách có hiệu quả là một mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ đất đai có nhiều đổi mới phức tạp thì việc triển khai công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hết sức cần thiết.
Công tác quản lý đòi hỏi phải nắm bắt thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về từng thửa đất trên cơ sở đo đạc mới, tận dụng những tài liệu đã có và những biện pháp thiết thực để hoàn thiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng.
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chính, công tác giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất trong cả nước đến hết ngày 31/12/203 đạt kết quả như sau:
1. Cấp GCN quyền sử dụng đất Nhà nước theo Nghị định 64/CP và chỉ thị 10/1998/CT - TTg.
- Kết quả giao đất: hiện nay cả nước đã giao 8.416.634 ha đất nông nghiệp cho các đối tượng sử dụng.
+ Hộ gia đình quản lý sử dụng 89,2%.
+ Các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác quản lý sử dụng 8,47%.
+ UBND xã trực tiếp quản lý 2,33%.
Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể, các địa phương đã lựa chọn những phương án thích hợp để tiến hành giao đất đảm bảo yêu cầu vừa ổn định, vừa phát triển sản xuất. Phần lớn các tỉnh, thành phố phía Bắc (trừ 1 số tỉnh miền núi và duyên hải miền Trung) đều kế thừa kết quả giao đất cho hộ nông dân theo Nghị định 10 do Bộ chính trị, phù hợp với tinh thần giao đất theo Nghị định 64/CP, do vậy các địa phương không phải điều chỉnh nhiều về ruộng đất.
Các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ thực hiện nghị định 64/CP chủ yếu là căn cứ vào hiện tượng sử dụng đất có điều chỉnh cục bộ và bất hợp lý để công nhận việc giao đất cho hộ nông dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
Tính đến nay ._.cả nước đã cơ bản hoàn thành việc giao đất cho 12,5 triệu hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp.
ính đến 31/12/2003 có 11.1999/540 hộ nông dân đã được cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 95,96% tổng số hộ sử dụng đất, diện tích được cấp giấy chứng nhận là 5.721.031 ha đạt 77,76% so với diện tích đất nông nghiệp đã giao cho hộ sử dụng.
Từ năm 1990 đến trước khi thực hiện chỉ thị 10/1998/CT - TTg cả nước đã cấp GCN quyền sử dụng đất Nhà nước cho 7.631.942 hộ, diện tích đất nông nghiệp được cấp GCN quyền sử dụng đất là 5.548.400 ha. Trong 2 năm 1998, 1999 thực hiện chỉ thị 10, đã tăng số hộ được cấp GCN quyền sử dụng đất Nhà nước 2.649.058 hộ, diện tích đất Nhà nước đã cấp CNN tăng 1.726.310 ha so với số hộ và diện tích đã cấp từ 1990 - 1998.
Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp năm 1998.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng có diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất (35% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước) có số hộ nông thôn nhiều nhất (23% tổng số hộ cả nước) đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp (đạt 90,95% tổng số hộ và 89,58% tổng diện tích đất nông nghiệp đã đạt được cấp giấy chứng nhận), các tỉnh, thành phố trong vùng có kết quả cấp GCN đồng đều, cả vùng đã tiến hành tổng kết cấp GCN vào tháng 12/1998.
+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ: chiếm 8,6% tổng diện tích đất nông nghiệp, 23% tổng số hộ cả nước. Tính đến nay 80,81% số hộ và 76,15% diện tích đất nông nghiệp đã được cấp GCN, trong đó:
Sáu tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình đã cơ bản hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp với số hộ đạt từ 89,17 - 99%, diện tích đạt từ 79,20% - 98%.
Ba tỉnh thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, tiến độ cấp giấy chứng nhận còn chậm mới đạt 31 ,87% và 65,65% tổng số hộ, tương đương 28,91% và- 76,25% diện tích cần cấp.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: chiếm 8,2% diện tích đất nông nghiệp, 14% tổng số hộ cả nước, đã cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 92,27% tổng số hộ với diện tích đạt 89,37%. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đã cơ bản hoàn thành, đạt 91,37% - 99,00% số hộ và 79% - 98,8% diện tích Hai tỉnh: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế mới đạt 70,53% và 75% số hộ tương đương 53,46% -và 74,98% diện tích.
+ Vùng Nam trung bộ chiếm 7,35% diện tích đất nông nghiệp, 9,60% tổng số hộ cả nước. Có 90,27% tổng số hộ và 77,84% diện tích đất nông nghiệp được cấp GCN quyền sử dụng đất. Các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà đạt 83,22% - 98,41% tổng số hộ và 66,04% - 97,01% diện tích. Riêng tỉnh Quảng Ngiã đạt 83,22% số hộ diện tích mới đạt 33,31%.
+ Vùng Tây Nguyên: chiếm 11,2% diện tích đất nông nghiệp: 5,15% số hộ cả nước. Toàn vùng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 77,23% tổng số hộ và 45,17% diện tích cần cấp.
Các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Kontum đạt từ 61,74% - 90,66% số hộ và 58,52% - 67,22%. Tỉnh Gia Lai đạt được 45,58% số hộ và 12,4% diện tích.
+ Vùng Đông Nam Bộ: chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp và 6,9% số hộ cả nước toàn vùng đạt 87,31% só hộ và 64,38% diện tích đất nông nghiệp đạt được cấp GCN quyền sử dụng đất.
+ Vùng trung du miền núi phía Bắc: chiếm 14,65% diện tích đất nông nghiệp và 18,35% số hộ cả nước. Tính đến thời điểm này đã đạt 85,85% số hộ và 79,16% diện tích đất nông nghiệp đã được cấp GCN quyền sử dụng đất. Trong năm 1999 vùng này đã tăng được 31,85% số hộ và 36,16% diện tích cần cấp. Trong đó các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang đã đạt trên 81% số hộ cần cấp GCN.
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chính, tính đến ngày 31/12/1999 còn 13,2% số hộ và 22,24% diện tích đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do một số nguyên nhân sau:
- Một số hộ nông dân chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật đất đai cũng như quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng đất, họ cho rằng cấp giấy cũng được, không cũng được, không kê khai đăng ký đất đai nhất là những hộ có diện tích xâm canh.
- Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, hồ sơ gốc có độ tin cậy thấp, biến động đất đai không được theo dõi chỉnh lý thường xuyên đã gây khó khăn cho việc đăng ký cấp GCN. Một số địa phương đã cấp GCN theo mẫu do địa phương nay phải đổi lại theo quyết định 499/ĐC ngày (27/7/1995) của Tổng cục địa chính nay phải chỉnh lý kéo dài thời gian.
- Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện và những tồn tại về đất đai chưa được giải quyết kịp thời, do vậy tuy một số tỉnh, huyện mặc dù có tỉ lệ cao về cấp GCN vẫn còn huyện và xã tỉ lệ đạt thấp và có xã "trắng" (chưa cấp được GCN nào).
Cấp GCN quyền sử dụng đất Nhà nước cho người sử dụng đất để thực hiện các quyền theo NĐ 17/CĐ - CP của Chính phủ phải qua nhiều khâu, nhiều bước công việc. Điều đáng quan tâm là vẫn còn một số GCN đã ký duyệt cấp, song chưa giao đến người sử dụng, do hội đồng đăng ký cấp đất xã thiếu đôn đốc, dùng GCN quyền sử dụng đất như công cụ để thu hồi nợ nần trước đây với xã, HTX, thu lệ phí cấp GCN quyền sử dụng đất.
2. Cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/ CP.
- Kế quả giao đất lâm nghiệp: tổng quỹ đất lâm nghiệp được nước ta có 11,520 triệu ha, trong đó có 9,984 triệu ha rừng tự nhiên và 1,533 triệu ha rừng trồng, đã giao 10,003 triệu ha, trong đó:
+ Hộ gia đình được giao quản lý sử dụng: 1,327 triệu ha, chiếm 11,50%.
+ Các tổ chức kinh tế được giao quản lý sử dụng: 1,327 triệu ha, chiếm 44,20%.
+ UBND xã quản lý: 3,027 triệu ha, chiếm 44,20%.
+ Các đối tượng khác: 0,554 triệu ha, chiếm 4,80%.
+ Chưa giao: 1,517 triệu ha, chiếm 4,80%.
+ Chưa giao: 1,517 triệu ha, chiếm 13,20%.
Như vậy còn 4,544 triệu ha, chiếm 40% diện tích đất lâm nghiệp chưa được xác lập, chủ sử dụng đất cụ thể.
- Việc cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực tế chưa được UBND các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng mức, do vậy tiến độ thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp còn hết sức hạn chế. Một phần là do chưa có sự đồng bộ, thống nhất hướng dẫn thi hành Nghị định 02/CP, mặt khác ở các địa phương chưa có quy hoạch chi tiết đối với đất lâm nghiệp. Theo báo cáo của 31 tỉnh, thành phố đến nay mới có 190.629 hộ gia đình, cá nhân, và 80 tổ chức được cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp với diện tích 1,124 triệu ha, chiếm 9,76 % tổng diện tích đất nông nghiệp.
Một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An đã thực hiện việc giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp đạt kết quả cao.
Tình trạng giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp quá chậm là những khó khăn trở ngại trong việc quản lý bảo vệ rừng hiện có, tổ chức thực hiện trồng 5 triệu ha rừng ở tất cả các địa phương, hiệu quả sử dụng đất được giao rất thấp, thậm chí rừng còn bị khai thác cạn kiệt, không chăm sóc, bảo vệ, nhận rồi bỏ hoang, tranh chấp khi có người khác đến sử dụng.
3. Cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị và đất ở nông thôn.
- Kết quả giao đất ở: Theo báo cáo của Tổng cục địa chính, nước ta có 61 tỉnh, thành phố với 600 đơn vị cấp huyện trong đó có 4 TP trực thuộc TW, thị xã thuộc tỉnh, 961 phường, 586 thị trấn là địa bàn cư trú do 3,5 triệu hộ dân cư đô thị, gần 10.000 đơn vị cấp xã là địa bàn cư trú của 12,5 tỉ hộ dân cư nông thôn.
+ Diện tích đất ở có 446.740 ha, chiếm 1,40% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất ở đô thị có 65.184 ha, chiếm 14,60 % diện tích đất ở
+ Đất ở nông thôn 381.556 ha chiếm 85,40% diện tích đất ở.
- Đối với đất ở đô thị, trong quá trình tổ chức thực hiện mặc dù đã có sự tập trung lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, UBND các cấp, sự tham gia tích cực của các ngành có liên quan, đặc biệt là ở một số TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…song do tính chất phức tạp do tình hình sử dụng đất đô thị còn nhiều mặt hạn chế nên kết quả cấp GCN đạt được còn rất thấp.
Đến nay, trừ 3 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Bình là chưa tổ chức thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn đô thị, còn lại tỉnh đã và đang tổ chức thực hiện cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn đô thị.
+ 856.600 hộ gia đình đã kê khai để được xét cấp GCN quyền sử dụng đất, đạt 24% số hộ ở đô thị.
+ 392.500 hộ đã được xét duyệt để cấp GCN quyền sử dụng đất, đạt 46% số hộ đã đăng ký và 11% số hộ dân cư đô thị cần cấp GCN.
Nhìn chung, tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất đô thị còn rất chậm do:
+ Việc tổ chức kê khai, lập hồ sơ nhà đất và xét cấp GCN theo NĐ 60/CP có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan: xây dựng, địa chính, nhà đất, tài chính…nhiều phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của từng ngành, từng cơ quan chưa được xác định rõ ràng.
+ Ngoài ra, hầu hết các địa bàn đô thị đều chưa có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở cho việc xét hợp thức hoá và cấp GCN cho những chủ không có hoặc không đủ giấy tờ hợp lệ.
+ Chưa có văn bản quy định cụ thể mức đất ở độ thị, chưa có hướng dẫn xử lý đối với từng trường hợp các thửa đất ở có khuôn viên quá rộng do lịch sử để lại để cấp GCN.
+ Quy trình thủ tục đo vẽ nhà, đăng ký xét cấp GCN còn quá phức tạp, một số địa phương áp dụng tuỳ tiện.
+ Nguồn kinh phí phục vụ việc đăng ký, cấp GCN sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở đô thị chưa xác định.
+ Do nhiều năm buông lỏng quản lý nhà đất tại đô thị, tình trạng vi phạm pháp luật về nhà đất, tình trạng thất lạc hồ sơ là phổ biến. Các văn bản quy định hiện hành không kịp thời và chưa đủ cơ sở xử lý các vi phạm phức tạp trong thực tiễn. Để được cấp GCN, và sử dụng đất phải nộp quá nhiều khoản vượt khả năng hiện có của bản thân họ, vì vậy nhiều trường hợp GCN đã đăng ký nhưng không cấp được cho người sử dụng đất.
- Đối với đất ở nông thôn, để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình, việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình đã được tiến hành đồng loạt cùng với việc cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các xã.
Đến nay cả nước đã triển khai cấp GCN quyền sử dụng đất ở nông thôn là 4.350 xã, cho 5,054 triệu hộ (đạt 42% số hộ) với diện tích 178.700 ha (chiếm 47% diện tích đất ở nông thôn).
Các tỉnh đã cơ bản hoàn thành là: Thái Nguyên, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Đắclắc, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu…
4. Cấp GCN quyền sử dụng đất ho các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chỉ thị 245 /TTg.
Toàn quốc có trên 137.600 tổ chức (75,7% là cơ quan hành chính sự nghiệp) sử dụng 134.700 ha đất (chưa kể các tổ chức là lực lượng vũ trang sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phòng và các nông, lâm trường, trạm trại…sử dụng đất nông - lâm - ngư nghiệp đất làm muối).
Đến nay các tỉnh thành phố đã tỏ chức xét duyệt hợp thức hoá để cấp GCN quyền sử dụng đất cho gần 24.000 tổ chức, trong đó chủ yếu là các tổ chức doanh nghiệp chuyển sang thuê đất. Các tỉnh thành phố: Lạng Sơn, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Dương, TH HCM, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang đã tập trung chỉ đạo có kết quả công tác này.
Trong quá trình cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chỉ thị 245//TTg còn gặp phải một số tồn tại.
Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp mới tạm kê khai để tiền thuê đất, chưa chuyển sang ký hợp đồng thuê đất để được cấp GCN quyền sử dụng đất: nhiều tổ chức ở địa phương chưa tự giác kê khai làm thủ tục chuyển sang thuê đất.
Một số tỉnh thành phố chưa triển khai việc rà soát, xác định lại nhu cầu sử dụng đất của tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu hiện tại, trả lại cho địa phương phần diện tích không sử dụng hết và sử dụng lãng phí…để địa phương tổ chức sử dụng có hiệu quả cao hơn.
- Chưa tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật đang quản lý và sử dụng đất của các tổ chức theo yêu cầu và chị thị 245/TTg.
IV. Những khó khăn và thuận lợi trong công tác cấp GCN quyền sử dụng đất.
1. Thuận lợi
- Sự quan tâm đúng mức của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân là động lực to lớn, khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả. Hệ thống chính sách pháp luật đất đai ngày một hoàn thiện. Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1999 cùng các văn bản dưới luật đã được ban hành khá đồng bộ và kịp thời, phát huy được hiệu lực, tạo cơ sở cho việc cấp GCN quyền sử dụng đất.
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý đất đai, do đây là một trong những nội dung quản lý Nhà nước có nhiều bức xúc trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Hệ thống tổ chức về quản lý đất đai được hình thành theo 4 cấp từ TW đến cơ sở, ngày càng được củng cố, hoạt động chất lượng cao hơn, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai được tăng cường, bồi dưỡng nâng cao trình độ, từng bước đáp ứng với yêu cầu mới, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý đất đai đợc trang bị theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến.
2. Khó khăn
- Điều kiện hình thành và quản lý trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đất đai nước ta, đặc biệt đất nông nghiệp bị chia cắt, phân tán, manh mún, cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất nông nghiệp, lâm nghiệp đan xen, không xác định về ranh giới, đô thị chậm phát triển, đất đai thì không đồng nhất, đan xen giữa đất ở, đất chuyên canh, đất nông nghiệp.
- Một thời gian dài trước đổi mới, đất bị buông lỏng, thiếu 1 hệ thống đăng ký đất đai đến từng thửa đất và từng hộ sử dụng.
- Từ khi có Luật đất đai 1988, đặc biệt Luật đất đai 1993, công tác quản lý đất đai trong đó có nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính cấp GCN được quan tâm hơn, tuy nhiên đến nay mới có 25% số xã đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất, 30% diện tích đất nông nghiệp, đất đô thị được đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy, 50% số xã đã hoàn thành lập hồ sơ địa chính, do đó những điều kiện cho việc cấp GCN quyền sử dụng đất chưa được đáp ứng yêu cầu.
- Tổ chức địa chính đã được xác lập ở 4 cấp, tuy nhiên đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai từ cơ sở chưa được đào tạo chính quy, hoạt động không ổn định cũng là một hạn chế lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức địa chính địa phương cũng là một hạn chế lớn.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai và các Nghị định chính phủ còn thiếu không đồng bộ, một số văn bản chậm sửa đổi bổ sung để điều chỉnh những vướng mắc trong qúa trình thực hiện, đặc biệt những văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 60/CP, 02/CP.
- Sự phối hợp của các bộ ngành có liên quan (nông nghiệp, xây dựng, kế hoạch, tài chính, thanh tra Nhà nước, địa chính) trong nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương chậm hoặc chưa được giải quyết.
- Sự chỉ đạo chuyên môn của Tổng cục địa chính trong công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất còn cầu toàn, một số quy trình, thủ tục về đăng ký, cấp GCN còn phức tạp, chậm sửa đổi.
- Người dân nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật đất đai cũng như quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng đất, họ cho rằng cấp giấy cũng được, không có cũng được nên không kê khai đăng ký đất đai.
V. Hiệu quả của việc cấp GCN quyền sử dụng đất.
1. Đối với Nhà nước
- Nắm chắc được thực trạng quỹ đất về các loại đất, các thành phần kinh tế sử dụng đất.
- Tăng cường công tác quản lý đất đai, tạo cơ sở để xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Thông qua giao đất, cấp GCN quyền sử dụng đất một số địa phương phát hiện một số diện tích đã sử dụng nhiều năm chưa thể hiện trên sổ sách, chưa có ở sổ bộ thuế, nay yêu cầu kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất, góp phần tăng thu ngân sách.
Đặc biệt đất Nông nghiệp, theo số liệu thống kê của các tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi.
+ Tỉnh Cần Thơ khi xem xét diện tích đo đạc và đăng ký đất đai của Ngành Địa chính với diện tích bộ thuế thu của cục thuế tỉnh chênh lệch 30.000ha, ngành thuế căn cứ vào bộ hồ sơ địa chính giao cho 3 cấp tìm ra được 16.700 ha đưa thêm vào bộ thuế tỉnh, năm 1999 tăng thu ngân sách hàng tỷ đồng, chưa kể 6.400 ha đất chênh lệch đang xác minh.
+ Tỉnh Vĩnh Long: diện tích đất nông nghiệp tăng thu thuế 2,26% so với bộ thuế lập năm 1993 và mức thuế ghi thu tăng 1.053 tấn thóc tương ứng với 5,5 tỷ đồng 1 năm.
+ Tỉnh Sóc Trăng diện tích chịu thuế so với bộ thuế 1993 tăng 66.425 ha.
+ Tỉnh Sơn La diện tích nông nghiệp tăng, thu thuế tăng 5% so với mức thuế của tỉnh khi cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Hồ sơ địa chính được thiết lập theo Quyết định 499 của Tổng cục Địa chính là căn cứ để cơ quan địa chính theo dõi chỉnh lý biến động đất đai, làm tốt công tác thống kê đất và theo định kỳ.
- Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các cấp chính quyền ở địa phương tiến hành giải quyết các trường hợp vi phạm Luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo côn bằng xã hội, góp phần làm ổn định tình hình chính trị.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, đã góp phần xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách pháp luật đất đai có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất.
2. Đối với nông dân
Cấp GCN quyền sử dụng đất tạo điều kiện chho người sử dụng đất yên tâm đầu tư cho sản xuất, sử dụng đất một cách có hiệu quả nhất. Dễ dàng thực hiện 7 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Phần III: Kết quả nghiên cứu
I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.
1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Yên Sở trước đây là một xã ven đô nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố, thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội. Xã có vị trí hết sức thuận lợi có đường quốc lộ 1 chạy qua và sát với trung tâm đô thị lớn của TP. Trong chủ trương phát triển và mở rộng đô thị của thành phố, ngày 01/01/2004 Yên Sởe chính thức lên là phường Yên Sở thuộc Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội. Với diện tích tự nhiên: 713,8257 ha có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp phường Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hoàng Mai
- Phía Nam giáp xã Yên Mĩ và xã Tứ Hiẹp thuộc huyện Thanh Trì.
- Phía Đông giáp phường Trần Phú thuộc quỵân Hoàng Mai.
- Phía Tây giáp phường Thịnh Liệt thuộc quận Hoàng Mai.
b. Đặc điểm khí hậu.
Yên Sở là phường nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng chủ yếu: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ TB hàng năm: 230C - 270C, nhiệt độ cao tuyệt đối 390C, nhiệt đọ thấp tuyệt đối 8,50C.
- Lượng mưa hàng năm khoảng 1600 - 1700 mm tập trung vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8
- Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 81,5%.
- Gió: có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.
c. Hệ thống giao thông thuỷ lợi.
- Hệ thống giao thông: Tổng diện tích đất giao thông của phường là 27,6817 ha chiếm 3,878% diện tích tự nhiên, bao gồm các tuyến đường liên xã, liên thôn, hệ thống đê, đường nội đồng. Trên địa bàn phường còn có cả tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua. Hiện trạng hệ thống giao thông của phường tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường giao thông huyến mạch nội phường, liên xã, liên thôn, nội thôn, nội xóm và 1 số đoạn đường đồng chính đã được đổ bê tông, lát gạch và giải đá cấp phối.
- Hệ thống thuỷ lợi: tổng diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng của phường Yên Sở là: 196,6430 ha chiếm 27,5473% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung hệ thống kênh mương, trạm bơm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong phường. Trên địa bàn phường còn có trạm bơm Yên Sở thoát nước cho toàn TP Hà Nội.
d. Tình hình xây dựng cơ bản.
Trước đây Yên Sở luôn là xã đứng đầu về phát triển mới về cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Trì. Nay lên phường cần phải tu sửa, nâng cấp đảm bảo yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội mới.
Hiện nay trên địa bàn phường có 1 trạm bưu điện, tạm thời trường cấp I và cấp II Yên Sở vẫn phải chung nhau phòng học, danh hiệu là trường chuẩn quốc gia. Tất cả các phòng học đều được xây dựng kiên cố cao tầng.
Trạm y tế phường được xây dựng khang trang và đầy đủ phòng khám, phòng bệnh, trang bị y tế, cán bộ y tế đáp ứng đủ cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong phường.
Trên địa bàn phường hiện đang có các dự án cấp quốc gia, thành phố đang triển khai thi công xây dựng hoặc đã và đang đưa vào hoạt động như: Hồ điều hoà Yên Sở, Công viên Yên Sở, Công viên Yên Sở, Chợ cá Yên Sở…
Ngoài ra còn có các cơ quan hành chính, các cơ sở dịch vụ với kiến trúc và chất lượng công trình đất.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Theo số liệu thống kê đến ngày 01/10/2003, tổng diện tích tự nhiên của trường Yên Sở là: 713,8257 ha. Tổng số hộ 2501 hộ với tổng số khẩu 10.160 nhân khẩu, tổng số khẩu nông nghiệp là 7892 và tổng số lao động nông nghiệp là 7892 với tỉ lệ tăng dân số là 1,05%.
Xã Yên Sở trước đây là phường Yên Sở gồm có 2 thôn: Yên Duyên và Sở Thượng. Sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi hộ gia đình, nuôi thả cá, dịch vụ buôn bán nhỏ là ngành nghề chính tạo nguồn thu nhập cho người dân trong phường. Ngoài ra còn có một số ngánh nghề phụ khác như chế biến nông sản thực phẩm, cắt may, làm đậu…Diện tích đất nông nghiệp của phường là 352,6495 ha chiếm 49,4027%, tổng diện tích tự nhiên. Đặc điểm của Yên Sở là một vùng trũng nên sản xuất một vụ lúa 1 vụ cá. Năng suất lúa đạt 60,5 tạ/ ha (năm 2003). Tổng sản lượng quy thóc đạt 7.895 tấn/ năm trong đó thóc đạt 4.360 tấn, màu quy thóc đạt 3.535 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 339,8kg/ người/ năm, hệ số sử dụng đất là 2,3 lần.
Trong nông nghiệp đã tích cực chỉ đạo việc chuẩn dịch cơ cấu cây trồng về lương thực, cây có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Đã đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn trên toàn địa bàn là 6125 con, tổng đàn gia cầm là 67.877 con, đàn bò sữa 28 con. Diện tích nuôi thả cả: 185.0190 ha
Về tiểu thủ công nghiệp: sản xuất tiểu thru công nghiệp ở các hộ gia đình và 1 số cơ cơ sản xuất kinh doanh tư nhân tiếp tục phát triển, tuy nhiên chưa thực sự có hiệu quả cao nhất và còn nhiều tồn tại, chưa phát huy và hai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Quy mô sản xuất còn hạn chế, trang thiết bị còn lạc hậu. Do vậy chất lượng còn thấp, không đủ sức cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, vì vậy cần có sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các ngành, các cấp tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phươg ngày một phát triển.
Về kinh tế dịch vụ: lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển tương đối mạnh trên địa bàn, năm 2003 đạt 27 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện cơ chế thị trường, các ngành dịch vụ đã có bước chuyển biến tích cực, các thành phần kinh tế dịch vụ phát triển bằng các hình thức đại lý, bán lẻ… các mặt hàng đa dạng, phong phú, góp phần tích cực vào việc đưa tỷ trọng dịch vụ đạt ngày một cao hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho quá trình giao lưu hàng hoá và kích thích dịch vụ thương mại phát triển.
Tóm lại, năm2003 - Yên Sở đã phấn đấu giành nhiều kết quả trên lĩnh vực phát triển kinh tế.
+ Giá trị GDP năm 2003 tăng trưởng 3,1% so với năm 2002.
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: 59,28%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 7,92%, thương nghiệp dịch vụ 32,8%.
Ngoài ra các hoạt động văn hoá, thông tin - truyền thanh - thể dục thể thao đã có những đổi mới về nội dung và hình thức phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương.
II. Đặc điểm về đất đai.
Yên Sở có diện tích tự nhiên là 713,8257 ha, trong đó có đất nông nghiệp chiếm 352,6495 ha chiếm 49,4027%, đất chưa sử dụng hiện còn 55,8453 ha chiếm 7,8233%.
Về địa hình: do đặc điểm của Yên Sở là một vùng trũng nên thành phần cơ giới của đất là đất phù sa thịt rất màu mỡ. Nên có đặc điểm thuận lợi trong chủ động tưới và không tốn trong bón phân chăm sóc. Tuy nhiên sẽ gặp khó khăn trong khấu tiêu nước vào mùa mưa, đồng ruộng dễ bị ngập úng, gây thiệt hại cho sản xuất.
Về hạng đất:
Tổng diện tích đất nông nghiệp là : 352,6495 ha.
- Đất hạng I: 235,09ha chiếm 66% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất hạng III: 117,5595 ha chiếm 34% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Với đặc điểm của đất đai như trên, tuy gặp khó khăn trong tiêu thoát nước song có những ưu thế đặc biệt đó là đất đai màu mỡ phì nhiêu kết hợp với tiềm năng lao động dồi dào trình độ dân trí luôn được phát triển, nhân dân cần cù sáng tạo thì việc khai thác tiềm năng từ đất sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương ngày một tốt hơn.
III. Tình hình quản lý sử dụng đất.
1. Tình hình quản lý đất đai.
Trước đây, Yên Sở là một xã ven đô thuộc huyện Thanh Trì, công tác quản lý đất đai từ những năm 1990 về trước, là rất lỏng lẻo, các thủ tục pháp lý về đất chưa được xác lập đầy đủ và thể hiện một cách nghiêm túc. Khi có biến động đất đai hoặc vi phạm chính sách đất đai thường xảy ra trong giai đoạn này với các hình thức vi phạm sau:
- Tự chuyển mục đích sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích được giao.
- Chuyển quyền sử dụng đất trái phép không thông qua cấp mục đích được giao.
- Chuyển sử dụng đất trái phép, không thông qua cấp có thẩm quyền.
- Lấn chiếm hoặc chiếm dụng đất trái phép.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc ranh giới thửa đất.
Công tác quản lý đất đai không được trú trọng đã gây khó khăn cho công tác xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ sau luật đất đai 1988 và luật đất đai sửa đổi năm 1993, UBND thành phố Hà Nội, sở địa chính, UBND huyện Thanh Trì đã có nhiều công văn, chỉ thị, các văn bản cụ thể đối với việc quản lý đất đai. Nhiệm vụ chính của quản lý đất đai vẫn dựa trên cơ sở 7 chức năng chính cụ thể là:
- Đo đạc xây dựng bản đồ, địa chính cấp xã
- Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
- Thanh tra pháp chế đất đai - giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Đăng ký thống kê hàng năm
Yên Sở được làm quy hoạch từ năm 1993, thời gian quy hoạch là đến năm 2010.
- Năm 1995 - Yên Sở được trang bị bản đồ tỷ lệ 1/2000 là bản đồ ảnh hưởng theo hệ toạ độ Nhà nước, bản đồ ảnh hưởng không do tồng cục địa chính bay chụp.
Nhìn chung các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của các xã tương đối đầy đủ và có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có những khó khăn mang tính khách quan vằ chủ quan dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu.
Thực tế cho thấy tình trạng hồ sơ địa chính bị thất lạc, thiếu tính đồng bộ, quá trình quản lý bị ngắt quãng do không được bàn giao đầy đủ giữa nhiệm kỳ này với nhiệm kỳ khác, giữa chuyên môn thuỷ lợi, thống kê, thuế với địa chính, giải quyết các vấn đề về đất đai chưa thống nhất, dứt điểm, Điều này gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất cũng như việc giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó chất lượng đo đạc vốn đã chưa cao lại qua thời gian biến động chưa phản ánh thực sự đầy đủ chính xác thực tế những mâu thuẫn trong hồ sơ địa chính. Tính pháp lý trong việc sử dụng tài liệu địa phương chính quyền chưa cao.
Thông qua những khó khăn trên làm cho việc quản lý đất đai của phường kém hiệu quả, hạn chế cho công tác quản lý đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng đất
2. Tình hình sử dụng đất
Theo thống kê của ban địa chính xã Yên Sở đến ngày 1/10/2003 được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2, bảng 3 như sau:
Bảng 1
Thống kê diện tích đất đai
(Đến ngày 1/10/2003)
Loại đất
Mã số
Trồng diện tích trong địa giới hành chính
Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng
Đất chưa giao cho thuê sử dụng
Tổng số
Hộ gia đình cá nhân
Các tổ chức kinh tế
Nước ngoài và liên doanh với NH
UBND xã quản lý sử dụng
Các tổ chức khác
Tổng diện tích
1
713.8257
657,9804
378,0129
0,9645
123,4894
133,5136
53,8453
A. Đất nông nghiệp
2
352,6495
352,6495
326,6680
11,8100
10,1115
1. Đất trồng cây hàng năm
3
167,6305
167,6305
164,9305
2,7000
1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu
4
83,8893
83,8893
83,8893
1.2. Đất nương rẫy
9
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác
12
83,7412
83,7412
81,0412
2,7000
2. Đất vườn tạp
17
3. Đất trồng cây nâu năm
18
4. Đất cỏ đang vào chăn nuôi
23
5. Đất có mặt nước nuôi tròng thuỷ sản
26
185,0190
185,0190
161,7375
13,1100
10,1715
B. Đất lâm nghiệp có rừng
30
1. Rừng tự nhiên
31
1.1. Đất có rừng sản xuất
32
1.2. Đất có rừng phòng hộ
33
1.3. Đất có rằng đặc dụng
34
2. Rừng trồng
35
2.1. Đất có rừng sản xuất
36
2.2. Đất có rừng phòng hộ
37
2.3. Đất có rừng đặc dụng
38
3. Đất ươm cây giống
39
III. Đất chuyên dùng
40
253,9860
253,9860
0,9645
107,6794
145,3421
1. Đất xây dựng
41
17,8926
17,8926
0,9645
2,6463
14,2818
2. Đất giao thông
42
27,6817
27,6817
27,6817
3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
43
196,6430
196,6430
73,4767
123,1663
4. Đất di tích lịch sử văn hoá
44
1,5629
1,5629
1,5629
5. Đất quốc phòng an ninh
45
7,8940
7,8940
7,8940
6. Đất khai thác khoáng sản
46
7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng
47
8. Đất làm muối
48
9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
49
2,2118
2,3118
2,3118
8. Đất chuyên dụng khác
50
IV. Đất ở
51
51,3449
51,3449
51,3449
2. Đất ở đô thị
52
3. Đất ở nông thôn
53
51,3449
51,3449
51,3449
C. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá
54
55,8453
55,8453
1. Đất bằng chưa sử dụng
55
2,9600
2,9600
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
56
3. Đất có mặt nước chưa SD
57
8,9839
8,9839
4. Sông suối
58
31,4268
31,4268
5. Như đã không có rừng cây
59
6. Đất chưa sử dụng khác
60
12,4746
12,4746
Thống kê diện tích đất nông nghiệp
Bảng 2
(Đến ngày 01/01/2003)
Loại đất
Mã số
Phân theo các đối tượng sử dụng
Tổng số
Hộ gia đình cá nhân
Các tổ chức kinh tế
Nước ngoài và liên doanh với Nhà nước
UBND xã quản lý, sử dụng
Các tổ chức khác
Tổng diện tích ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT333.doc