Thực trạng trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp trung tâm này thành trường Cao Đẳng cộng đồng Cà Mau

Tài liệu Thực trạng trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp trung tâm này thành trường Cao Đẳng cộng đồng Cà Mau: ... Ebook Thực trạng trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp trung tâm này thành trường Cao Đẳng cộng đồng Cà Mau

pdf71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp trung tâm này thành trường Cao Đẳng cộng đồng Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÌNH ĐẲNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thμnh phè Hå ChÝ Minh - 2007 LỜI CẢM ƠN  Tác giả luận văn này, học viên Nguyễn Bình Đẳng (lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá 16 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ – Sau đại học, Khoa Tâm lý - giáo dục và các thầy cô giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc học tập của cả lớp trong đó có cá nhân tác giả. Các vị cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn ở tỉnh Cà Mau và bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh trong đó có cả tập thể Cán bộ – Giáo viên - Nhân viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và số liệu, trả lời các câu hỏi điều tra – phỏng vấn, tham gia hội thảo và đóng góp ý kiến trong quá trình nghiên cứu; Tất cả các thành viên trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình học tập và nghiên cứu; Đặc biệt, PGS. TS Trần Tuấn Lộ đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và viết luận văn này. Xin trân trọng! TP. HCM, Tháng 7 năm 2007 Nguyễn Bình Đẳng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CB – GV – NV : Cán bộ – giáo viên – nhân viên - CĐCĐ : Cao đẳng cộng đồng - CSVC-KT : Cơ sở vật chất – Kỹ thuật - ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long - GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo - GDTX : Giáo dục thường xuyên - HĐND : Hội đồng Nhân dân - HS : Học sinh - HV : Học viên - QLĐT : Quản lý đào tạo - QLGD : Quản lý giáo dục - SV : Sinh viên - TCHC : Tổ chức hành chính - TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp - THCS : Trung học cơ sở - THPT : Trung học phổ thông - UBND : Uỷ ban Nhân dân - XDCB : Xây dựng cơ bản MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài “Thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và những giải pháp nâng cấp Trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau” được chọn để nghiên cứu với những lý do thực tiễn và khoa học như sau: 1.1. Lý do thực tiễn Phát triển GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện nâng dần mức sống của nhân dân và phát huy nguồn lực của con người. Thành lập một Trường CĐCĐ để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương là một đòi hỏi cấp bách của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục, và do đó, cũng là một nhu cầu bức xúc, một nguyện vọng tha thiết của nhân dân, của Đảng bộ và của chính quyền tỉnh Cà Mau. Đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu và nguyện vọng nói trên, trong Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng chính phủ đã công bố chủ trương thành lập một số trường Cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Long An, An Giang và Cần Thơ. Ngày 29/9/2006, UBND tỉnh Cà Mau đã ra Quyết định số 154/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và ngày 17/10/2006 UBND tỉnh Cà Mau đã trình Bộ GD & ĐT Đề án nói trên để Bộ phê duyệt. Từ đó, một vấn đề thực tiễn được đặt ra là: Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau cần được nâng cấp như thế nào, cần phải làm những việc gì để có thể làm cơ sở cho sự thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau, để trở thành Trường CĐCĐ Cà Mau sau khi Bộ GD&ĐT ra Quyết định thành lập trường này? 1.2. Lý do khoa học Ở nước ta, Trường CĐCĐ là một loại hình cơ sở giáo dục đang còn rất mới mẻ, chỉ mới ra đời cách đây gần 7 năm kể từ khi 6 Trường CĐCĐ của Dự án Hà Lan tài trợ năm 2001 và do đó những công trình lý luận về Trường CĐCĐ còn rất ít. Cũng ở nước ta, sự thành lập các Trường CĐCĐ thường được thực hiện trên cơ sở nâng cấp Trung tâm GDTX cấp tỉnh nào đó hoặc trên cơ sở sáp nhập vài ba cơ sở giáo dục nào đó với nhau. Do đó, một trong những vấn đề lý luận, khoa học được đặt ra để nghiên cứu là vấn đề: Nâng cấp một Trung tâm GDTX của một tỉnh nào đó phải như thế nào để nó có thể trở thành một Trường CĐCĐ theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường CĐCĐ mà Bộ GD&ĐT đã đề ra đồng thời Trường CĐCĐ đó cũng phù hợp với đặc điểm và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó? 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Thấy được những thuận lợi cần phát huy và những vấn đề cần phải giải quyết trong thực trạng của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này được coi là cơ sở, là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau và do đó cần được nâng cấp để có thể trở thành một Trường CĐCĐ cho tỉnh Cà Mau. 2.2. Nêu lên được những giải pháp cần thiết, khả thi và quan trọng nhất để nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau để trường này sẽ thành lập được trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở lý luận cần dựa vào để nghiên cứu đề tài này. 3.2. Tìm hiểu mô hình về Trường CĐCĐ Cà Mau được trình bày trong Đề án thành lập trường này đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt và nghiên cứu, đánh giá thực trạng của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau so với mô hình nói trên về Trường CĐCĐ Cà Mau. 3.3. Đề ra những giải pháp để nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau, cũng có nghĩa là để có thể thành lập được Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu là thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và những giải pháp cho việc nâng cấp Trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau. 4.2. Khách thể nghiên cứu là Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và môi trường hoạt động; Quan hệ đối tác lâu nay của nó, cũng như các tài liệu lý luận về Trung tâm GDTX và về Trường CĐCĐ, các Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau và một số Trường CĐCĐ khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. 5. Giới hạn nghiên cứu 5.1. Khi nghiên cứu thực trạng của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau, tác giả của luận văn không nghiên cứu để mô tả toàn bộ thực trạng mà chỉ nghiên cứu để thấy được trong thực trạng đó những gì là thuận lợi và những gì là vấn đề phải giải quyết khi nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau mà thôi. 5.2. Khi nghiên cứu để đề ra những giải pháp cho việc nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau, tác giả của luận văn chỉ nêu một số giải pháp quan trọng nhất tương ứng với việc giải quyết một số vấn đề quan trọng nhất của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau có liên quan tới việc nâng cấp trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau mà thôi. 6. Giả thuyết nghiên cứu 6.1. Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau sau chín năm hoạt động tích cực đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm, đã có được một CSVC - KT tương đối đầy đủ và khá hiện đại so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và đã có một đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên (CB - GV - NV) được đánh giá cao và do đó đã đạt được nhiều thành tích trong việc thực hiện vai trò và chức năng của mình đối với nhân dân và cán bộ tỉnh Cà Mau, xứng đáng để được coi là tiền đề thuận lợi và cơ sở đáng tin cậy cho việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau. 6.2. Tuy nhiên khi cần nâng lên thành Trường CĐCĐ Cà Mau thì Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau phải giải quyết một số vấn đề của nó. 6.3. Nếu nắm được Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường CĐCĐ và mô hình về Trường CĐCĐ Cà Mau trong Đề án thành lập trường này thì ta có thể thấy những thuận lợi cần phát huy và những vấn đề cần phải giải quyết của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và có thể đề ra được những giải pháp cần thiết và khả thi để nâng cấp được trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau. 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này và để có được những kết quả nghiên cứu như đã được trình bày trong luận văn này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh các tài liệu lý luận và các báo cáo thực tế về Trường CĐCĐ nói chung và về mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau nói riêng. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu để lấy ý kiến của nhiều người có hiểu biết và có kinh nghiệm về việc nhận định và đánh giá thực trạng của Trung tâm GDTX liên quan tới việc nâng cấp trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau và về việc đề xuất những giải pháp cũng như đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của nó. 7.3. Phương pháp hội thảo khoa học - thực tiễn về kết quả nghiên cứu. 7.4. Phương pháp phỏng vấn xin ý kiến đóng góp của một số chuyên gia. 7.5. Phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và kiến nghị, phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, Luận văn này gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này. Chương 2: Mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau trong Đề án thành lập trường này và thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. Chương 3: Những giải pháp nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NÀY 1.1. Lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài này Ngày 29/8/2000, Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tạm thời về Trường CĐCĐ kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ - BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT; Ngày 04/4/2001, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 47/2001/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010; Ngày 10/12/2003, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản Điều lệ Trường cao đẳng kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ - BGD & ĐT của Bộ trưởng; Ngày 20/01/2006, Chính phủ ban hành văn bản “Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010” kèm theo Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng; Ngày 29/9/2006, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau (Do Ban chỉ đạo xây dựng Đề án được thành lập theo Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 04/4/2006 trình). Ngày 02/01/2007, Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD & ĐT của Bộ trưởng. Các văn bản vừa nêu trên đây là sản phẩm nghiên cứu công phu của tập thể các nhà nghiên cứu của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT và của UBND tỉnh Cà Mau. Nó không chỉ là cơ sở lý luận mà còn là cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu các đề tài về quản lý giáo dục và cho việc tổ chức và hoạt động của các Trung tâm GDTX và các Trường CĐCĐ hiện có. Một sự kiện quan trọng trong lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài này là cuộc hội thảo khoa học - thực tiễn về chuyên đề “Nâng cao năng lực hoạt động của các Trường CĐCĐ Việt Nam - Hoa Kỳ” tại Trường CĐCĐ Kiên Giang trong hai ngày 27 và 28/3/2007 với sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT, đại diện các trường Đại học, Trường CĐCĐ Việt Nam, đại diện của Lãnh sự quán Hoa kỳ tại TPHCM và của 2 trường Đại học và 5 trường CĐCĐ của Hoa kỳ. Trong rất nhiều báo cáo và tham luận được đọc tại Hội thảo, những báo cáo và tham luận sau đây của các đại diện Hoa kỳ có nội dung rất liên quan đến đề tài luận văn này: - Tham luận “Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các trường Cao đẳng, Đại học” của tiến sỹ Analy Scorsone; - Tham luận “Dịch vụ SV của 1 Trường CĐCĐ California” của tiến sỹ Mike MacCallum; - Tham luận “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục” của tiến sỹ Kent Farnsworth; - Tham luận “Phát triển kinh doanh nhỏ và Trường CĐCĐ ” của tiến sỹ George Georner; - Tham luận “Trường CĐCĐ Việt Nam và Trường CĐCĐ Hoa Kỳ” của TS. Sandra A. Engel và ông Đỗ Quốc Trung. Một số tham luận của các đại diện Việt Nam tại Hội thảo này cũng có nội dung rất liên quan tới đề tài luận văn này là: - Tham luận “Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước địa phương đối với sự phát triển của Trường CĐCĐ ” của thạc sỹ Hà Hồng Vân; - Tham luận “Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, một nhiệm vụ quan trọng của Trường CĐCĐ ” của thạc sỹ Nguyễn Văn Khiết; - Tham luận “Góp ý cho dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động Trường CĐCĐ ” của thạc sỹ Đỗ Văn Hạ. Ngày 29/6/2007, Trường Đại học Trà Vinh và Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau đã có một Hội thảo trao đổi lý luận và kinh nghiệm về nhiều vấn đề mà hai bên quan tâm, trong đó có các vấn đề sau đây liên quan tới đề tài này: - Các điểm khác biệt của Trường CĐCĐ so với trường Đại học, trường Cao đẳng khác và với Trung tâm GDTX; - Đào tạo đa ngành, đa cấp độ, theo tín chỉ, liên thông bên trong trường và liên thông giữa các trường; - Phương pháp giáo dục tích cực hoá người học. Có thể nói rằng các tham luận đọc tại các cuộc Hội thảo nói trên đã cập nhật nhiều vấn đề lý luận và kinh nghiệm về Trường CĐCĐ và đã giúp cho tác giả luận văn này nâng cao và mở rộng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài của luận văn này. 1.2. Một số khái niệm và lý luận 1.2.1. Giáo dục Thuật ngữ giáo dục được hiểu với hai khái niệm khác nhau sau đây: - Giáo dục là hoạt động nhằm mục đích hình thành và phát triển nhân cách của một cá nhân hay một thế hệ, là hoạt động mà ta thường gọi là dạy chữ và dạy làm người. - Giáo dục là một ngành nghiệp vụ bao gồm những nhà chuyên môn, đã qua đào tạo nghiệp vụ về giảng dạy (giáo viên, giảng viên), về quản lý giáo dục (cán bộ quản lý giáo dục), về nghiên cứu giáo dục (cán bộ nghiên cứu), về phục vụ giảng dạy , nghiên cứu và quản lý giáo dục (nhân viên các phòng chức năng) và đang làm việc trong các cơ sở giáo dục (trường học), các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ, Sở), các cơ sở dịch vụ cho giáo dục (Nhà xuất bản giáo dục), các cơ quan nghiên cứu giáo dục (viện nghiên cứu).v.v… 1.2.2. Đào tạo Thuật ngữ đào tạo được hiểu như là một hoạt động tiếp tục giáo dục để tiếp tục hình thành và phát triển nhân cách cho người học nhưng chủ yếu là nhằm mục đích hình thành và phát triển ở người học năng lực nghề nghiệp chuyên môn ở một trình độ nào đó thuộc một ngành, một chuyên ngành và một nghề cụ thể nào đó trong xã hội. Có thể nói đào tạo là một hoạt động giáo dục một con người chủ yếu là về nghề nghiệp chuyên môn để giúp người đó thành một con người biết làm một nghề nào đó. Như vậy, đào tạo là dạy nghề đến một trình độ nào đó (thợ bậc 1, bậc 2, bậc 3…, nhân viên, cán sự, cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ). 1.2.3. Ngành GD & ĐT là một tập hợp của tất cả những người đang hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo trong cả nước dưới sự quản lý Nhà nước của một cơ quan cao nhất là Bộ GD & ĐT. 1.2.4. Quản lý và Quản lý giáo dục 1.2.4.1. Quản lý Quản lý là hoạt động mang tính xã hội, khoa học, nghệ thuật của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý, khách thể quản lý một cách hợp qui luật, qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra) trong một hệ thống xác định, nhằm làm cho hệ thống vận hành đến mục tiêu quản lý đã định. Có nhiều định nghĩa về quản lý (Management). Theo từ điển tiếng Việt (nghĩa 2),"Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định" [12, tr.789]; còn các tác giả khác [3, tr.28]; [5, tr.24]; [8, tr.15] có cách diễn đạt khái niệm này theo cách khác nhưng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là hoạt động có tính hướng đích. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản lý có các chức năng cơ bản sau: kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển (chỉ đạo thực hiện), kiểm tra." [5, tr.32]; [1, tr.56-66]; [24, tr.49]. 1.2.4.2. Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội. Dựa vào khái niệm “Quản lý” một số nhà nghiên cứu về giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục. Trong đó, có một số định nghĩa điển hình như sau: “Quản lý nhà nước về giáo dục là quản lý theo ngành do một cơ quan Trung ương đại diện cho Nhà nước là Bộ GD & ĐT thực hiện. Đó là việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát trien giáo dục- đào tạo của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội nước nhà và của thời đại cũng như tổ chức thực hiện thành công các vấn đề đó, nhằm nâng cao không ngừng trình độ dân trí của dân và tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS”. Mặc dù những định nghĩa trên có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đều nêu lên bản chất của quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trong một môi trường luôn biến động. Các thành tố đó là: - Mục tiêu giáo dục. - Nội dung giáo dục. - Phương pháp giáo dục. - Lực lượng giáo dục (người dạy). - Đối tượng giáo dục (người học). - Phương tiện giáo dục (điều kiện). 1.2.5. GDTX “Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục chính quy và GDTX”. “GDTX giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. GDTX là một bộ phận của ngành GD & ĐT, một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, một loại hình GD & ĐT cho bất cứ ai trong xã hội muốn theo học một chương trình nào đó trong các chương trình giáo dục (từ chương trình xoá mù chữ đến chương trình trung học phổ thông, chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, chuyen môn nghiệp vụ) của một Trung tâm GDTX cấp huyện hay cấp tỉnh, dưới hình thức vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn, GDTX góp phần vào việc thực hiện mục đích biến xã hội nước ta thành một xã hội học tập và biến việc học là một hoạt động suốt đời của mỗi con người như UNESCO đã khuyến cáo. Ngày nay ở nhiều nước đã dần dần hình thành quan niệm và chủ trương về một xã hội học tập, trong đó phải xây dựng một nền giáo dục suốt đời (life-long education), nghĩa là sự học tập kết thúc không phải lúc con người không còn đến trường học hàng ngày nữa mà được kéo dài suốt đời. Do đó việc giáo dục người lớn và những người không có cơ hội đến trường ngày càng được coi trọng. 1.2.6. Trung tâm GDTX Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm GDTX bao gồm: Trung tâm GDTX quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm GDTX cấp huyện), Trung tâm GDTX tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm GDTX cấp tỉnh). 1.2.6.1. Nhiệm vụ của Trung tâm GDTX 1) Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: a) Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi xoá mù chữ; b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyen môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bỗi dưỡng ngoại ngữ - tin học ứng dụng; công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương; d) Chương trình GDTX cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. 2) Điều tra nhu cau học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở GD&ĐT, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng. 3) Tổ chức các lớp học theo các chương trình GDTX cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dành riêng cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hàng năm của địa phương. 4) Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập. 5) Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống GDTX. 1.2.6.2. Tổ chưc liên kết đào tạo 1) Trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, khi thực hiện chương trình GDTX lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, được phép liên kết với Trung tâm GDTX với điều kiện: a) Trung tâm GDTX phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đào tạo; b) Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo; trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cơ sở giáo dục Đại học chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kết đào tạo. 2) Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình GDTX lấy Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học, được phép liên kết với Trung tâm GDTX cấp tỉnh với điều kiện: a) Trung tâm GDTX cấp tỉnh phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý phải phù hợp với yêu cầu của từng ngành được liên kết đao tạo; b) Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo; cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kết đào tạo. 1.2.6.3. Phân cấp quản lý Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm GDTX. 2.6.4. Cơ cấu tổ chức 1) Đối với Trung tâm GDTX cấp huyện: a) Trung tâm GDTX cấp huyện có một giám đốc, một hoặc hai phó giám đốc; b) Cơ sở tổ chức của Trung tâm GDTX cấp huyện gồm các tổ: Tổ hành chính - tổng hợp, Tổ giáo vụ, Tổ dạy văn hoá, Tổ dạy nghề, ngoại ngữ và tin học, Tổ chuyên đề và các tổ chuyên môn khác; mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó do giám đốc Trung tâm bổ nhiệm. Chức năng, nhiệm vụ và cớ cấu tổ chức của các tổ này do giám đốc trung tâm quy định. 2) Đối với Trung tâm GDTX cấp tỉnh: a) Trung tâm GDTX cấp tỉnh có một Giám đốc, một hoặc hai phó Giám đốc; b) Cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDTX cấp tỉnh gồm có: Phòng Tổ chức hành chính, phòng Quản lý đào tạo, phòng bồi dưỡng nâng cao trình độ, phòng dạy văn hoá và các phòng, tổ chuyên môn khác; mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 hoặc 2 phó trưởng phòng; mỗi tổ có 1 tổ trưởng, 1 hoặc 2 tổ phó do giám đốc trung tâm bổ nhiệm. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng, tổ này do giám đốc trung tâm quy định. 1.2.6.5. Hình thức học tập Hình thức học tập tại Trung tâm GDTX bao gồm: vừa học vừa làm; học từ xa; tự học có hướng dẫn. 1.2.6.6. Tổ chức lớp học 1) HV học tập tại Trung tâm GDTX theo hình thức vừa làm vừa học được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm, có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó. Lớp trưởng và lớp phó do tập thể bầu ra. 2) HV học tập tại Trung tâm GDTX theo các hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn được thực hiện theo quy định riêng. 1.2.6.7. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập 1) Trung tâm GDTX có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với HV theo quy định của Bộ GD & ĐT. 2) HV tại Trung tâm GDTX theo học các chương trình học khác nhau, khi học hết chương trình được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo quy định như sau: a) Đối với chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT được giám đốc Trung tâm GDTX cấp chứng chỉ GDTX; b) HV học tại Trung tâm GDTX học xong chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT thì được giám đoc Trung tâm GDTX cấp chứng chỉ GDTX tương ứng với chương trình đã học; c) HV học hết chương trình GDTX cấp trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT thì được trưởng phòng giáo dục đào tạo huyện , quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Bằng trung học cơ sở. HV học hết chương trình GDTX cấp trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc Sở GD & ĐT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Bằng trung học phổ thông; d) Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, HV học hết chương trình GDTX lấy Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường Đại học cấp Bằng tốt nghiệp. đ) Căn cứ quy định của liên kết đào tạo, HV học hết chương trình GDTX lấy Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường đại học cấp Bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học. 1.2.6.8. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Giáo viên của Trung tâm GDTX tham gia giảng dạy các chương trình GDTX để lấy Văn bằng, chứng chỉ của hệ thống Giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn như quy định đối với giáo viên dạy cùng cấp học của giáo dục chính quy, cụ thể như sau: a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên day chương trình GDTX cấp trung học cơ sở; c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp cụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương trình GDTX cấp trung học phổ thông; d) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành nghề nghiệp; đ) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành ngoại ngư hoặc tin học đối với giáo viên dạy chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. 1.2.6.9. HV Trung tâm GDTX HV Trung tâm GDTX là người học đang theo học một hoặc nhiều chương trình của Trung tâm GDTX. 1.2.6.10. Quan hệ giữa Trung tâm GDTX với chính quyền địa phương Trung tâm GDTX có trách nhiệm chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền tại địa phương để thực hiện các chương trình GDTX nhằm nâng cao trình độ, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và người lao động trong mọi thành phần kinh tế; đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2.6.11. Quan hệ giữa Trung tâm GDTX và Trung tâm học tập cộng đồng Trung tâm GDTX tư vấn, hướng dẫn các trung tâm học tập cộng đồng trong việc thực hiện nội dung giáo dục, cử giáo viên tham gia giảng dạy nhằm thực hiện tốt các chương trình GDTX của các trung tâm học tập cộng đồng tại địa phương. 1.2.6.12. Quan hệ giữa Trung tâm GDTX với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tại địa phương 1) Trung tâm GDTX phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, to chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác tại địa phương thực hiện các nội dung của các chương trình phối hợp hoạt động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần kinh tế được tham gia học tập. 2) Khuyến khích các tổ chức và cá nhân ủng hộ vật chất và tinh thần cho Trung tâm GDTX, tham gia xây dựng phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. 1.2.7. Giáo dục cao đẳng và Trường cao đẳng Giáo dục Cao đẳng là một bậc học của giáo dục chuyên nghiệp với trình độ được đào tạo cao hơn bậc học trung cấp chuyên nghiệp nhưng thấp hơn bậc học đại học với thời gian đào tạo thường là 3 năm. Trường Cao đẳng là loại hình cơ sở đào tạo của giáo dục cao đẳng về một số ngành, nghề nhất định nào đó. 1.2.8. Cao đẳng cộng đồng và Trường CĐCĐ 1.2.8.1. Cao đẳng cộng đồng Ở Mỹ, Thuật ngữ Cao đẳng cộng đồng có một thời (trước những thập kỷ 70 và 80 thế kỷ 19) thường được nhắc tới như là trường cao đẳng, và thuật ngữ đó vẫn còn sử dụng ở một số cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, thuật ngữ “cao đẳng” được dùng để mô tả những cơ sở đào tạo 2 năm của tư nhân, trong khi đó thật ngữ “cao đẳng cộng đồng” mô tả những cơ sở đào tạo 2 năm được cộng đồng tài trợ. Trên cơ sở thay đổi về thuật ngữ, hội đồng điều hành chính của cao đẳng cộng đồng thay đổi từ tên “Hội các trường Cao đẳng Hoa kỳ” vào năm 1922 thành “Hội các Trường CĐCĐ Hoa kỳ”. Ở Việt nam, Trường Cao đẳng cũng đã có lâu rồi (từ thời Pháp thuộc), nhưng trường CĐCĐ thì chỉ mới có trong mấy năm gần đây. 1.2.8.2. Vị trí của Trường CĐCĐ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 1) Trường CĐCĐ là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại các Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. 2) Trường CĐCĐ có địa vị pháp lý như các loại hình trường cao đẳng khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; đào tạo đa cấp, đa ngành, liên thông giữa các bậc đào tạo. 3) Trường CĐCĐ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, đào tạo theo nhu cầu, đa dạng hoá các chương trình đào tạo và các hình thức đào tạo. 4) Trường CĐCĐ do UBND tỉnh đầu tư xây dựng và tổ chức điều hành hoạt động của trường, gắn đào tạo với sử dụng, triển khai nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng dân cư, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường với các cơ sở san xuất, kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật cho các trang trại chăn nuôi, trồng trọt và chế biến nông, lâm, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.8.3. Quản lý Nhà nước đối với Trường CĐCĐ 1) Trường CĐCĐ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD & ĐT về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo ._.dục; tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục, phương pháp đào tao; về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng và quản lý chất lượng giáo dục. 2) Trường CĐCĐ chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở. 3) UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản Trường CĐCĐ , có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cơ sở vật chất, đất đai và là đầu mối gắn kết giữa trường với các cơ sở sản xuat kinh doanh trên địa bàn của tỉnh. 1.2.8.4. Nhiệm vụ của Trường CĐCĐ 1) Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho nhừng ngươi khác, tham gia bình đẳng trong hợp tác quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2) Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, chương trình và ngành nghề được phép đào tạo. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Gắn đào tạo với sản xuất, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở địa phương và khu vực. 3) Thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo tín chỉ; đào tạo liên thông giữa các bậc trong trường; liên thông, liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước đào tạo các ngành nghề mà địa phương yêu cầu. 4) Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn chat lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, đặc biệt chú trọng đến những “giảng viên thực tế” là nghệ nhân, là những công nhân có tay nghề cao, nông dân nhà vườn giỏi. 5) Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định. 6) Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường. 7) Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài sản theo quy định theo pháp luật. 8) Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên, và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo duc. 9) Tổ chức các đơn vị đào tạo của trường tại các địa phương cộng đồng dân cư. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động giáo dục và triển khai công nghệ, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tích cực về khoa học - kỹ thuật và công nghệ cho cộng đồng địa phương và khu vực. 1.2.8.5. Quyền hạn và trách nhiệm của Trường CĐCĐ 1) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của nhà nước; 2) Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề của nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD & ĐT ban hành; tổ chức biên soạn và thẩm định các giáo trình, chương trình cho các môn tự chọn và các chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức của trường. 3) Chủ động điều tra nhu cầu đào tạo va tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu đã được duyệt, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT; 4) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; 5) Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; ký kết, thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghe của đất nước; 6) Nghiên cứu cứu các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ, thực hiện các dự án, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ theo kế hoạch do cấp trên giao hoặc chủ động hợp tác với các Viện, các Trường đại học, cao đẳng, học viện, các tổ chức quốc tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, sản xuất thử nghiệm cấp Trường và cấp Bộ, tỉnh; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường theo Luật xuất bản và quy định của Bộ GD & ĐT; 7) Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài chính của nhà trường; 8) Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của nhà nước; 9) Tổ chức bộ máy nhà trường; chủ động tuyển dụng bộ máy giảng viên, cán bộ, nhân viên; thành lập và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp của trường theo quy định của nhà nước; 10) Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính; 11) Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành. 1.2.8.6. Cơ cấu tổ chức của Trường CĐCĐ Cơ cấu tổ chức của Trường CĐCĐ gồm: 1) Hội đồng trường; 2) Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; 3) Hội đồng khoa học và đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác; 4) Các phòng chức năng và các Ban chuyên trách (Ban phát triển chương trình, Ban khảo sát thị trường lao động và đánh giá nhu cầu đào tạo, Ban giám sát và đánh giá chương trình đào tạo, Ban huấn luyện giáo viên); 5) Các khoa và Bộ môn trực thuộc; 6) Các Bộ môn thuộc khoa; 7) Các tổ chức nghiên cứu và phát trien; 8) Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; 9) Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam; 10) Các Đoàn thể và tổ chức xã hội. 1.2.8.7. Hội đồng trường 1) Hội đồng trường là một cơ quan quản trị của Trường CĐCĐ . Hội đong trường quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật và theo quy chế. 2) Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây: a) Quyết nghị về mục tieu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường bao gồm dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn. b) Quyết nghị về dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trường hoặc các bổ sung, sửa đổi quy chế trước khi Hiệu trưởng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. c) Quyết nghị chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị (từ nguồn vốn nêu tại 1.2.8.5 Quyền hạn và trách nhiệm của trường CĐCĐ). d) Giám sát việc thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ban hành và các Quyết nghị của Hội đồng trường, báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ GD & ĐT. 3) Nhiệm kỳ của Hội đồng trường theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng trường có các thành viên là: a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hay Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã. b) Uỷ viên: Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Công đoàn trường, đại diện một số Sở (Sở GD & ĐT, Lao động Thương binh - Xã hội, Sở Tài chính), đại diện Hội phụ huynh HS - SV, đại diện một số doanh nghiệp địa phương, Hiệu trưởng Trường CĐCĐ , một số cá nhân có kinh nghiệm và nhiệt tình với GD & ĐT phát triển nguồn nhân lực địa phương. 1.2.8.8. Hội đồng khoa học đào tạo 1) Hội đồng khoa học và đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về: a) Mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển GD & ĐT, khoa học và công nghệ của trường; b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên. 2) Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học và đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo. 3) Các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo của trường được quyền kiến nghị về kế hoạch và nội dung công việc của Hội đồng. 4) Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường CĐCĐ gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các Trưởng khoa, một số Trưởng phòng, Ban, Giám đốc trung tâm, một số Trưởng Bộ môn, giảng viên, cán bộ hoạt động khoa học - công nghệ của trường, một số nhà khoa học và đại diện một số tổ chức kinh tế - xã hội ở địa phương. 1.2.8.9. Các Phòng chức năng 1) Căn cứ, tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ và khối lượng công việc của trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập các phòng theo cơ cấu đã được phê duyệt, nhằm thực hiện các mặt công tác chủ yếu: Hành chính - tổng hợp, Tổ chức - cán bộ, đào tạo, khoa học và công nghệ, kế hoạch - tài chính, quan hệ quốc tế, quản lý HS - SV, thanh tra. 2) Các phòng có các nhiệm vụ sau đây: a) Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trường; b) Quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. 3) Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng phòng là các Phó Trưởng phong do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng, tuổi khi bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng đối với các Trường CĐCĐ không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. 1.2.8.10. Các Khoa và Bộ môn trực thuộc 1) Khoa là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có các nhiệm vụ sau đây: a) Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; b) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghien cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; c) Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, SV thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; d) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất xây dựng bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học; đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa. 2) Căn cứ vào quy mô đào tạo và đặc điểm ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng thành lập các khoa , bộ môn trực thuộc theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường. 3) Đứng đầu các khoa là Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng khoa là các Phó Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. 4) Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa được chọn trong số các giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý. Trưởng khoa có học vị thạc sĩ trở lên. 5) Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa các Trường CĐCĐ không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. 1.2.8.11. Các bộ môn trực thuộc Khoa 1) Bộ môn trực thuộc khoa là đơn vị cơ sở về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của Trường CĐCĐ , chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa hoc và công nghệ. Bộ môn hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng quy định; 2) Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây: a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa: b) Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy liên quan đến ngành, chuyên ngành đào tạo được khoa và trường giao; c) Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị theo sự phân công của trường và của khoa; d) Cải tiến phương pháp giảng dạy, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. 3) Đứng đầu Bộ môn là Trưởng Bộ môn. Trưởng Bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa sau khi tham khảo ý kiến của các giảng viên trong Bộ môn. Trưởng Bộ môn là giảng viên có uy tín của chuyên ngành đào tạo tương ứng. Nhiệm kỳ của Trưởng Bộ môn là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Tiêu chuẩn cụ thể và giới hạn về độ tuổi của Trưởng Bo môn do Hiệu trưởng quy định nhưng không vượt quá độ tuổi lao động quy định tại Luật lao động đối với các trường công lập. 1.2.8.12. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển 1) Các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong Trường CĐCĐ được tổ chức dưới các hình thức: Trung tâm và các cơ sở nghiên cứu và phát triển khác tại trường và các địa phương. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong Trường CĐCĐ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. 2) Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển là gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học, triển khai các hoạt động khoa học công nghệ, các dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. 3) Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường. 4) Đứng đầu Trung tâm (Phòng, Trạm) là Giám đốc (Trưởng phòng, Trưởng trạm) do Hiệu trưởng bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. 1.2.8.13. Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học 1) Trong Trường CĐCĐ có các tổ chức phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học là: thư viện, cơ sở thực hành, thực tập; phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, xưởng, trạm trại, vườn thực nghiệm, các đơn vị sản xuất kinh doanh vệ tinh trong cộng đồng, phòng truyền thống, câu lạc bộ, nhà văn hoá - thể dục thể thao; ký túc xá; nhà ăn do Hiệu trưởng quyết định thành lập và bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đơn vị. 2) Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường. 3) Hàng năm trường dành một khoản kinh phí chi thường xuyên thích hợp để bổ sung sách cho thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường. 1.2.8.14. Hoạt động đào tạo 1) Ngôn ngữ chính thức giảng dạy ở Trường CĐCĐ là tiếng Việt. Trong những chương trình hợp tác với nước ngoài, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài và một số ngành học khác có thể giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc theo quy định của Bộ GD & ĐT. 2) Trường CĐCĐ được Bộ GD & ĐT cho phép mở các ngành đào tạo cao đẳng và các bậc học khác hơn đã có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước; tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo chỉ tiêu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. 3) Trường CĐCĐ tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD & ĐT ban hành. 4) Trường CĐCĐ thực hiện việc tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng, chứng chỉ theo các quy định của Bộ GD & ĐT. 1.2.8.15. Hoạt động khoa học và công nghệ 1) Trường CĐCĐ thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, các dịch vụ tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của trường và theo các quy định của Luật khoa học và công nghệ. 2) Trên cơ sở đội ngũ cán bộ cơ hữu và quy mô triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ của trường, Trường CĐCĐ thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức quản lý hệ thống thông tin tư liệu, phát hành tập san, tạp chí và các ấn phẩm khoa học, giáo trình tài liệu phục vụ cho các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ theo các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, Luật xuất bản và các quy định khác của Bộ GD & ĐT. 3) Trường CĐCĐ tổ chức xây dựng kế hoach hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn về hoạt động khoa học và công nghệ của trường, báo cáo UBND tỉnh, Bộ GD & ĐT và Bộ Khoa học và Công nghệ. 1.2.8.16. Hợp tác quốc tế Trường CĐCĐ thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế; được mời các Giáo sư, các Nhà khoa học, Chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cử cán bộ, giảng viên và người học tham quan, giảng dạy, học tập ở nước ngoài theo các quy định của Nhà nước. 1.2.8.17. Quan hệ Trường CĐCĐ với các Bộ, Ngành, các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh 1) Trường CĐCĐ chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ sở thực hành, các doành nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, SV trao đổi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu, tham quan, học tập, thực hành rèn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ vào sản xuất, gắn việc giảng dạy, học tập với các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. 2) Chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành, các địa phương, các doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với việc làm, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV và việc sử dụng người học đã tốt nghiệp. 1.2.8.18. Quan hệ giữa Trường CĐCĐ với chính quyền địa phương các cấp Trường CĐCĐ chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nơi trường đặt trụ sở trong việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống xã hội và đào tạo nhan lực cho địa phương; đảm bảo trật tư, an ninh, đảm bảo môi trường học tập, cảnh quan sư phạm và an toàn cho người học; ngăn chặn các tội phạm và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Chương 2: MÔ HÌNH TRƯỜNG CĐCĐ CÀ MAU TRONG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP VÀ THỰC TRẠNG TRUNG TÂM GDTX TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY. 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau và sự cần thiết thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau 2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau Năm 1997 tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên 5211 km2 là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt và khí hậu 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi (với 73 xã và 16 phường, thị trấn). Dân số toàn tỉnh hiện là 1.221.898, đa số là người Kinh, còn lại là người Khơme, Hoa và một vài dân tộc thiểu số khác. Tốc độ tăng trưởng dân số Cà Mau năm 2005 là 1,4%. Trong mấy năm qua, tỉnh Cà Mau đã có được những thành tựu đáng kể về kinh tế và về GD & ĐT. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh bộ Cà Mau lần thứ XIII thì “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cà Mau giai đoạn 2001-2005 bình quân 11,36%, tương đương tốc độ tăng bình quân của Đồng bằng Sông Cửu Long và cao hơn cả nước. GDP bình quân đầu người tăng bình quân hàng năm 9,5% đạt 570 USD vào năm 2005, tăng 58% so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; sắp xếp lại kinh tế nhà nước theo hướng cổ phần hóa; phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; phát huy tiềm năng kinh tế tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. * Về GD & ĐT thì chất lượng và hiệu quả GD & ĐT chuyển biến tích cực. Đã có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, 95% xã, phường, thị trấn và 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục cơ sở; Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục - đạo tạo được đẩy mạnh, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đến cuối năm 2005, phòng học kiên cố chiếm 21%, phòng học bán kiên cố chiếm 71,4%. Mạng lưới trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến cao đẳng được tăng cường đầu tư. Giáo dục đại học được liên kết đào tạo tại tỉnh với hàng chục chuyên ngành, hàng ngàn SV, HV. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã nêu ở trên, sự phát triển GD&ĐT của tỉnh Cà Mau vẫn còn một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung trong cả nước và của ĐBSCL. Các bảng thống kê dưới đây cho ta thấy rõ điều đó: Bảng 2.1: Bảng so sánh thực trạng về đào tạo ở Cà Mau so với toàn quốc và Đồng bằng Sông Cửu Long (Theo báo cáo của BỘ GD&ĐT) Bình quân chung toàn quốc ĐBSCL Cà Mau Số trường đào tạo ở Cà Mau Số dân/ 1 Trường dạy nghề 395.000 717.000 1.221891 1 Số dân/ 1 Trường THCN 203.000 1.244.000 407.297 3 Số dân/ 1 Trường Cao đẳng(CĐSP) 578.000 900.000 1.221.891 1 Số dân/ 1 trường Đại học 900.000 3.370.000 0 Ngân sách nhà nước đầu tư cho GD-ĐT/1người dân(đồng/người) 258.892 210.976 227.211 Bảng 2.2: Số lượng HV, SV được đào tạo của tỉnh Cà Mau từ 2003 đến 2005 (Nguồn: Thực trạng kinh tế - xã hội Cà Mau (2000-2005). Cục Thống kê Cà Mau) Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đại học, Cao đẳng 3.649 3.677 3.932 THCN 2.835 2.788 3.575 CNKT 100 350 550 Đào tạo nghề 912 1.330 1.873 Tổng: 7.496 8.145 9.930 Bảng 2.3: Thống kê về thực trạng lực lượng lao động qua đào tạo năm 2005 (Nguồn:Thực trạng Lao động - việc làm tỉnh Cà Mau -2005) Tổng số lao động : 607.022 người. Đơn vị tính (người) Số lượng + Chia theo trình độ giáo dục phổ thông: Mù chữ Người 12.434 Chưa tốt nghiệp tiểu học Người 154.777 Tốt nghiệp tiểu học Người 278.249 Tốt nghiệp THCS Người 109.178 Tốt nghiệp THPT Người 52.384 + Chia theo trình độ nghiệp vụ Chưa qua đào tạo Người 509.295 Đã qua đào tạo nghề Người 71.989 Trung học chuyên nghiệp Người 13.128 Cao đẳng, đại học trở lên Người 12.610 (70 thạc sĩ, tiến sĩ) 2.1.2. Sự cần thiết thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau Cũng như đối với toàn vùng, để có bước chuyển mạnh trong thập kỷ đầu của thế kỷ mới, thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Cà Mau cần phấn đấu vượt qua một trong những trở ngại, thách thức lớn: Sự bất cập của nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ cao (Cao đẳng, đại học trở lên). Theo dự báo, số dân Cà Mau sẽ là 1.353.060 người vào năm 2010. Tổng nhu cầu đào tạo từ 2006 - 2010: 141.443 người, bình quân 28.892 người/năm. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT đến năm 2010, ĐBSCL có 120 SV/ vạn dân. Trong đó: + Đào tạo nghề : 91.447 người. Bình quân 18.289 người/năm + Trung học chuyên nghiệp: 25.275 người. Bình quân 5.051 người/năm + Cao đẳng, đại học trở lên: 27.761 người. Bình quân 5.552 người/năm (Tiến sĩ và Thạc sĩ: 540 người). Theo Thực trạng Lao động - việc làm tỉnh Cà Mau - 2005: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo các trình độ của Cà Mau là 16,01%. Đây là một tỷ lệ còn khá khiêm tốn, và đặc biệt số người có trình độ từ cao đẳng trở lên còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số lao động đã qua đào tạo. (chưa kể khu vực sản xuất, kinh doanh). Để đảm bảo lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề đạt mức 30% tổng lao động xã hội như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIII đề ra, thì số lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh năm 2010 cần có trên 200 nghìn người. Từ nay đến năm 2010, Cà Mau cần đào tạo bổ sung ít nhất 141.443 lao động chuyên môn kỹ thuật, trong đó từ trình độ cao đẳng trở lên khoảng 27.761 người, bình quân 5.552 người/năm. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện chỉ có một trường Cao đẳng Sư phạm, 03 trường Trung học chuyên nghiệp, 01 trường Công nhân Kỹ thuật và chưa có trường Đại học Cao đẳng đa ngành nào. Nhằm giải quyết cho bài toán trên, thực tế cho thấy việc thành lập trường CĐCĐ Cà Mau không chỉ là một yêu cầu cần thiết, mà còn là một đòi hỏi bức bách, một nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay, tại các địa phương trong vùng, một số trường đại học, cao đẳng mới đã được thành lập (các trường CĐCĐ: Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang; Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp, Trường Đại học Tiền Giang). Một số trường đại học, cao đẳng khác cũng đang chuẩn bị được thành lập. Tỉnh Cà Mau có thể trông đợi ở tiềm năng về sự liên kết và hợp tác hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của các địa phương lân cận. Tuy nhiên, việc thành lập tại Cà Mau một Trường CĐCĐ vẫn là đòi hỏi cấp bách cả cho trước mắt và lâu dài, nhằm đáp ứng tại chỗ các nhu cầu thực tế về đào tạo, học tập của nhân dân địa phương, cũng là nhằm tháo gỡ tình trạng nan giải liên quan đến vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Qua kết quả điều tra và phỏng vấn 482 người;(trong đó, có 102 cán bộ quản lý - chuyên môn, có 21 người không trả lời) , tác giả luận văn này thấy rằng, tuyệt đại đa số những người được hỏi (444 người - chiếm 92,1%) trả lời rằng: “Thành lập một trường cao đẳng cộng đồng đúng là một nhu cầu của tỉnh Cà Mau hiện nay”. ( Xem phiếu điều tra trong phần Phụ lục ). Với câu hỏi: “Tại sao tỉnh Cà Mau chúng ta cần phải có một Trường Cao đẳng cộng đồng?”, những người được hỏi đã nêu lên nhiều lý do khác nhau như sau: 1) Để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh (363/482 người - 75,3%). 2) Để nâng cao mặt bằng dân trí cho tỉnh nhà so với khu vực và cả nước (260/482 người - 53,9%). 3) Để có thêm cơ hội học lên bậc cao hơn cho HS Cà Mau và các tỉnh phụ cận sau khi học xong trung học phổ thông (227/482 người - 47,1%). 4) Để tiết kiệm chi phí đào tạo và đi lại cho người học (255/482 người - 46,7%). 5) Để đáp ứng nhu cầu của tỉnh về một đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ văn hoá và nghiệp vụ cao hơn hiện nay (162/482 người - 33,6%). 6) Để nâng cao trình độ cho cán bộ công chức (129/482 người - 26,8%). 7) Để dân nghèo có cơ hội học tập (93/482 người - 19,3%). 8) Để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ đang làm việc có cơ hội học tập (65/482 người - 13,5). 9) Để đào tạo kỹ sư thực hành (47/482 người - 9,8%). 2.2. Các văn bản đã có của Chính phủ và của UBND tỉnh Cà Mau về chủ trương thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau Đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát trien kinh tế - xã hội và GD&ĐT và cũng là đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ - TTg ngày 20/01/2006 “Về việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010”, trong đó có ghi rõ chủ trương cho “Thành lập một số Trường CĐCĐ ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Long An, An Giang và Cần Thơ trên cơ sở quy hoạch”. Ngày 17/7/2006, UBND tỉnh Cà Mau đã có Tờ trình số 24/TTr gửi HĐND tỉnh về việc xin chủ trương thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau và sau đó, ngày 28/7/2006, tại kỳ họp thứ 7, HĐND khoá VII đã thảo luận và thống nhất quyết nghị “Chấp thuận chủ trương thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau”. Ngày 29/9/2006, UBND tỉnh Cà Mau đã ra Quyết định số 154/QĐ - UBND phê duyệt Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau với những nội dung chủ yếu như tên trường, trụ sở chính của trường, quy mô đào tạo, ngành nghề, cơ cấu và trình độ đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Đề án đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt này cũng khẳng định rằng: “Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau là cơ sở, tiền đề và điều kiện thuận lợi quan trọng cho việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau”. Cũng theo Đề án này, tiến trình thành lập và xây dựng Trường CĐCĐ Cà Mau gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (kết thúc vào cuối năm 2007): là giai đoạn thành lập và xây dựng Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau với nội dung hoạt động chủ yếu là sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ CB - GV - NV hiện có của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau để chuẩn bị và thực hiện kế hoạch năm học đầu tiên của Trường CĐCĐ Cà Mau sau khi Bộ GD & ĐT ra quyết định thành lập trường này. Giai đoạn 2 (kết thúc vào cuối năm 2015): là giai đoạn đào tạo, bổ sung đội ngũ CB-GV-NV của trường với yêu cầu đảm bảo về số lượng và chất lượng theo quy định (việc này phải hoàn thành vào cuối năm 2010) và sẽ thực hiện lập Dự án xây dựng CSVC-KT của trường trên một mặt bằng có diện tích trên 44,9 hecta thuộc Xã An Xuyên - Thành phố Cà Mau (việc này phải hoàn thành vào cuối năm 2015). 2.3. Mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau trong Đề án thành lập trường này (đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt và trình Bộ GD & ĐT) Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau đã dành riêng mot chương để trình bày mô hình dự kiến về trường này với những đề xuất về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, về quy mô, cơ cấu ngành đào tạo, về cơ cấu tổ chức, quản lý, về các tổ chức phục vụ đào tạo và nghiên cưu khoa học, về tổ chức Đảng và các Đoàn thể. 2.3.1. Vai trò và vị trí của Trường CĐCĐ Cà Mau Trường CĐCĐ Cà Mau là một cơ sở đào tạo công lập, đa ngành, đa cấp nhằm đáp ứng tại chỗ nhu cầu thiết yếu về đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế đặc trưng của địa phương, đồng thời từng bước đáp ứng nhu cầu đa dạng về học tập, bồi dưỡng._.o với trước. 3.2.4.2. Giải pháp về tuyển sinh trình độ đào tạo bậc cao đẳng hệ chính quy khoá đầu tiên của Trường CĐCĐ Cà Mau Tuyển sinh cho bậc cao đẳng của Trường CĐCĐ Cà Mau khoá đầu tiên là điều hiển nhiên phải làm. Việc này sẽ có những thuận lợi và khó khăn như ở mọi Trường Cao đẳng khác khi tâm lý HS vừa tốt nghiệp trung học phổ thông đều muốn học đại học. Ho chỉ học cao đẳng khi không còn cơ hội hoặc điều kiện để học đại học. Thậm chí nếu học cao đẳng thì họ muốn vào các trường cao đẳng đã được thành lập lâu năm và có tiếng tăm, còn Trường CĐCĐ chỉ là loại hình cuối cùng cho sự lựa chọn. Họ cho rằng ‘cái’ bằng tốt nghiệp cao đẳng cộng đồng không giá trị bằng ‘cái’ bằng tốt nghiệp các trường cao đẳng khác. Do đó, Trường CĐCĐ phải có kế hoạch tuyên truyền quảng bá về những ưu điểm đặc biệt của loại hình Trường CĐCĐ cho cộng đồng xã hội Cà Mau được biết. Mặt khác, phải có kế hoạch điều tra nhu cầu học cao đẳng của xã hội để có thể đề ra chỉ tiêu tuyển sinh khả thi. Riêng năm học đầu tiên, khoá đầu tiên của Trường CĐCĐ Cà Mau lại được khai giảng sau khi các Trường Cao đẳng khác đã khai giảng trước đó lâu rồi, việc tuyển sinh của các trường cao đẳng đó cũng đã xong rồi, do đó việc tuyển sinh vào khoá đầu tiên này cua Trường CĐCĐ Cà Mau là có khó khăn về nguồn tuyển sinh cao đẳng đã cạn và về chất lượng đầu vào (những người được tuyển). Tất nhiên tình trạng này sẽ không còn nữa nếu Trường CĐCĐ Cà Mau sẽ tuyển sinh cho khoá 2 cùng lúc với kỳ tuyển sinh chung của các Trường CĐCĐ khác. 3.2.4.3. Giải pháp về tuyển sinh cho đào tạo các trình độ dưới cao đẳng (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ…) của Trường CĐCĐ. Việc GD & ĐT nghề trình độ dưới cao đẳng cũng là chức năng nhiệm vụ của mọi Trung tâm GDTX cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Cà Mau. Trong điều kiện đó, việc tuyển sinh HV để đào tạo nghề nghiệp trình độ dưới cao đẳng sẽ là việc mà cả hai loại hình GD & ĐT là Trung tâm GDTX và Trường CĐCĐ đều làm. Vậy Trường CĐCĐ phải xác định ngành nghề đào tạo của mình sao cho không trùng với ngành nghề đào tạo của các Trung tâm GDTX trong tỉnh Cà Mau. 3.2.5. Giải pháp về nâng cấp CSVC - KT của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau hiện nay sao cho cơ sở đó đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo của Trường CĐCĐ Cà Mau trong năm học đầu tiên và trong khoá đào tạo đầu tiên của trường. Giải pháp này phải kết hợp với giải pháp chống xuống cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, trang thiết bị hỗ trợ dạy học và phương tiện đã có, tăng cường bổ sung một số phương tiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động đào tạo cho khoá đầu tiên từ 500 đến 1.000 HV - SV của các ngành nghề được xác định. 3.2.6. Giải pháp về vấn đề kinh phí cho việc nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau và hoạt động chuyên môn thường xuyên và trả lương cho đội ngũ CB - GV - NV của trường khi được thành lập với số lượng 52 CB - GV - NV hiện nay của trung tâm GDTX cộng với số lượng CB - GV - NV được bổ sung sau khi trường CĐCĐ được thành lập. 3.3. Tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp Kết quả điều tra, thăm dò các ý kiến bằng “phiếu xin ý kiến” dưới đây với các kết quả điều tra đã được tổng hợp trong bảng này đã chứng minh được tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã trình bày ở trên. Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến PHIẾU XIN Ý KIẾN (Nhận định về thuận lợi cần phát huy và những gì là vấn đề cần phải giải quyết của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau khi nâng cấp Trung Tâm này thành trường CĐCĐ Cà Mau) Ý nghĩa của các ô số là như sau:  Hoàn toàn đúng  Nói chung là đúng, có thể đúng  Không đúng  Không có ý kiến Kết quả tổng số phiếu phát ra 350. Thu về 310. Phiếu có ý kiến: 301. Phiếu không có ý kiến phản hồi: 09. - Cán bộ trong ngành giáo dục: 96 người. - Cán bộ ngoài ngành giáo dục: 87 người. - HV, SV Trung tâm GDTX tỉnh: 118 SV. stt HỎI TRẢ LỜI 1 Phải chăng Trung Tâm đang có một đội ngũ CB,GV,NV đoàn kết, có tâm huyết , có năng lực và nhất là có nhiều kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các chương trình giáo dục liên kết đa dạng, đa cấp của Trung Tâm trong những năm qua và đó là một thuận lợi?  290 96%  11   2 Phải chăng Trung tâm đang có một CSVC - KT khá đầy đủ với những trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt các hoạt động của CB,GV,NV và của HV, SV của Trung Tâm trong những năm qua và đó là một thuận lợi?  300 99,6 %  1   3 Phải chăng chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo của Trung tâm trong những năm qua được xã hội chấp nhận và đó là một thuận lợi?  297 98,6 %  3   1 4 Phải chăng mọi hoạt động của Trung tâm trong thời gian qua đều xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, của địa phương, gắn bó với cộng đồng, với địa phương, phục vụ thiết thực cho cộng đồng, cho địa phương và đó là một thuận lợi?  288 95,6 %  10   2 5 Phải chăng trong những năm qua Trung tâm đã thiết lập được một mạng lưới quan hệ đối tác để liên kết đào tạo khá chặt chẽ và tốt đẹp với rất nhiều trường Đại học trong cả nước và đó là một thuận lợi?  300 99,6 %  1   6 Phải chăng việc UBND tỉnh Cà Mau đã có một đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung Tâm và trong đề án đó có mô hình cơ bản về trường CĐCĐ Cà Mau, đã phê duyệt và đã trình lên bộ GD & ĐT là một thuận lợi?  300 99,6 %  1   7 Phải chăng việc lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể tỉnh Cà Mau đang rất quan tâm và đang tạo mọi điều kiện để nâng cấp Trung Tâm thành trường CĐCĐ Cà Mau là một thuận lợi?  300 99,6 %  1   8 Phải chăng việc Bộ GD & ĐT đến nay chưa ra quyết định thàh lập trường CĐCĐ Cà Mau; Việc UBND tỉnh Cà Mau chưa ra quyết định về tổ chức và nhân sự lãnh đạo của Trường CĐCĐ Cà Mau, quyết định về việc chuyển giao trụ sở , toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật - Tài chính và toàn bộ đội ngũ CB,GV,NV của Trung Tâm cho trường CĐCĐ Cà Mau và quyết định chuyển hóa toàn thể HV, SV đang học ở Trung Tâm thành HV, SV trường CĐCĐ Cà Mau là một vấn đề phải giải quyết?  299 99,3 %  1   1 9 Ý kiến về mô hình trường CĐCĐ theo đề án cần tập huấn, làm quán triệt cho CB-GV-NV Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau hiểu để tự chuyển hoá mình theo mô hình hoạt động mới.  277 92%  10   14 10 CB-GV-NV Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau chỉ làm công tác quản lý đào tạo theo hợp đồng liên kết đào tạo hiện nay hầu hết chưa biết hoặc thiếu kinh nghiệm về hoạt động giảng dạy của một trường đào tạo trình độ Cao đẳng.  287 95%  4   10 11 Công tác tuyển sinh của trường cao đẳng khác với liên kết tuyển sinh của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau với các trường đại học đã qua.  288 95,6 %  3   10 12 Trường CĐCĐCM được thành lập phải tìm giải pháp để tiếp tục kế thừa tiếp nối chương trình đào tạo của các khoá học từ Trung tâm chuyển sang, kể cả việc thực hiện công tác đào tạo các trình độ từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học.  265 88%  25   11 13 Kinh phí là điều kiện cần thiết cho việc nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành trường CĐCĐCM từ Nhà Nước và từ nhiều nguồn.  274 91%  21   6 PHIẾU XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (Về sự cần thiết và khả thi hay không của các giải pháp nâng cấp Trung Tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành trường CĐCĐ Cà Mau) Ý nghĩa của các ô số là như sau:  Rất cần thiết  Có thể cần thiết  Không cần thiết  Không có ý kiến (a) Rất khả thi (b) Có thể khả thi (c) Không khả thi (d) Không có ý kiến Tổng số phiếu phát ra 350. Thu về 310. Có ý kiến 301. Không có ý kiến phản hồi: 09. - Cán bộ trong ngành giáo dục: 96 người. - Cán bộ ngoài ngành giáo dục: 87 người. - HV, SV Trung tâm GDTX tỉnh: 118 SV. I. Nhóm giải pháp về tính pháp lý Trả lời stt Hỏi Cần thiết hay không Khả thi hay không 1 Phải chăng BGD & ĐT ra quyết định càng sớm càng tốt thành lập trường CĐCĐ Cà Mau là một giải pháp cần thiết và khả thi  299 99,3%  2   (a) 299 99,3% (b) 1 (c) (d) 1 2 Phải chăng UBND ra quyết định càng sớm càng tốt về tổ chức nhân sự thành lập trường CĐCĐ Cà Mau là một giải pháp.  299 99,3%  1   1 (a) 299 99,3% (b) (c) (d) 2 3 Phải chăng UBND ra quyết định càng sớm càng tốt chuyển giao trụ sở, CSVC - KT, đội ngũ CB,CV,NV hiện có của Trung tâm hiện nay cho trường CĐCĐ Cà Mau là cần thiết và khả thi?  290 96,3%  7   4 (a) 287 95,3% (b) 9 (c) (d) 5 4 Phải chăng UBND ra quyết định càng sớm càng tốt về chuyển hóa toàn thể HV, SV đang học ở Trung Tâm hiên nay thành HV, SV trường CĐCĐ Cà Mau là một giải pháp cần thiết và khả thi?  279 92,6%  16   6 (a) 275 91,3% (b) 21 (c) (d) 5 II. Nhóm giải pháp cụ thể đối chiếu so sánh để tập trung thảo luận thực hiện 1 Phải chăng nên cần phải so sánh đối chiếu mô hình trường CĐCĐ theo quy chế BGD & ĐT với mô hình trường CĐCĐ CM theo đề án ban đầu.  288 95,6%  10   3 (a) 288 95,6% (b) 11 (c) (d) 2 2 Phải chăng việc thảo luận nội bộ CBNV của     (a) (b) (c) (d) Trung Tâm GDTX tỉnh Cà Mau về mô hình đặc trưng của trường CĐCĐ Cà Mau những gì khả thi hoặc không khả thi là cần thiết ? 267 88,7% 30 4 265 88% 31 5 3 Phải chăng nên biên soạn cụ thể một bản giới thiệu mô hình trường CĐCĐ Cà Mau phát cho tất cả CB,GV,NV  255 84,7%  40   6 (a) 250 83% (b) 45 (c) (d) 6 4 Phải chăng việc xây dựng chương trình là yếu tố cốt lõi và cấp bách đối với trường CĐCĐ Cà Mau  299 99,3%  2   (a) 299 99,3% (b) 2 (c) (d) 5 Phải chăng nên tổ chức cho CB,GV,NV thảo luận cách thực hiện chức năng đào tạo nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. - Các ngành đào tạo khóa đầu tiên. - Chương trình đào tạo của các ngành đó như mục tiêu, nội dung các học phần, phương pháp đào tạo của mỗi chương trình. - Khoa đào tạo là khoa nào. - Các tổ chức nghiên cứu và phát triển tổ chức nào? - Các cơ sở phục vị đào tạo và nghiên cứu khoa học.  281 93,3%  17   3 (a) 279 92,6% (b) 19 (c) (d) 2 6 Phải chăng HV, SV của Trung tâm GDTX nên được chuyển hóa sang HV, SV của trường CĐCĐ và ổn định chương trình đào tạo theo hợp đồng liên kết đào tạo của các khóa hiện hữu cho đến khi tốt nghiệp  276 91,6%  22   3 (a) 275 91,3% (b) 23 (c) (d) 3 7 Phải chăng trường CĐCĐ Cà Mau nên cần  230  60  5  6 (a) 227 (b) 63 (c)4 (d) 7 phải thực hiện liên thông đào tạo từ Trung Học Chuyên Nghiệp lên Cao Đẳng, từ Cao Đẳng lên Đại Học là cần thiết, tiết kiệm và hiệu quả. 76,4% 75,4% 8 Phải chăng trường CĐCĐ CM cần tiếp tục thực hiện liên kết với các trường Đại học như hiện nay và tiếp tục phát triển mới.  295 98%  6   (a) 290 96,3% (b) 6 (c) (d) 5 III. Nhóm giải pháp nâng cấp đội ngũ CB,GV,NV Trung tâm GDTX: 1 Phải chăng cần phải tập huấn quy chế trường CĐCĐ, đề án thành lập trường của UBND tỉnh cho CB,GV,NV Trung Tâm GDTX  280 93%  18   3 (a) 280 93% (b) 17 (c) (d) 4 2 Phải chăng xây dựng hệ thống tổ chức nhân sự Giảng viên, CBQL, NV (Các phòng, khoa, trung tâm, tổ chức phục vụ đào tạo) là cần thiết  298 99%  3   (a) 290 96,3% (b) 8 (c) (d) 3 3 Phải chăng việc giao nhận chức vụ, nhiệm vụ mới để hoạt động ngay là cần thiết.  293 97,3%  6   2 (a) 290 96,3% (b) 10 (c) (d) 1 4 Phải chăng nên đào tạo bồi dưỡng cho CBQL,GV,NV đúng tầm nhiệm vụ được giao.  290 96,3%  9   2 (a) 290 96,3% (b) 11 (c) (d) 5 Phải chăng việc xác định những học phần cho từng khoa đào tạo theo chương trình do giảng viên nào đảm trách (kể cả giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng) là cần thiết.  291 96,6%  10   (a) 288 95,6% (b) 10 (c) (d) 3 6 Phải chăng nên đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức chính trị, của Đảng, Đoàn thể trường CĐCĐ Cà Mau: Đảng bộ, tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn ủy Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội SV, Hội khuyến học.  301 100%    (a) 299 99,3% (b) 1 (c) (d) 1 IV. Nhóm giải pháp về người học 1 Phải chăng nên chuyển hóa SV, HV Trung tâm GDTX hiện hữu thành SV, HV trường CĐCĐ Cà Mau  287 95,3%  11   3 (a) 287 95,3% (b) 9 (c) (d) 5 2 Phải chăng nên xác định chỉ tiêu số lượng, ngành nghề để thực hiện công tác tuyển sinh trình độ Cao đẳng CQ của trường CĐCĐ CM khóa đầu tiên .  286 95%  11   4 (a) 280 93% (b) 15 (c) (d) 6 3 Phải chăng nên xác định chỉ tiêu tuyển sinh về bậc học dưới Cao Đẳng.  270 89,7%  30   1 (a) 270 89,7% (b) 28 (c) (d) 3 V. Nhóm giải pháp về nâng cấp cơ sở vật chất- kỹ thuật 1 Phải chăng nên nâng cấp CSVC - Kỹ thuật của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành trường CĐCĐ Cà Mau để đáp ứng yêu cầu cao hơn hiện có.  298 99%  1   2 (a) 298 99% (b) 2 (c) (d) 1 VI. Nhóm giải pháp về bảo đảm kinh phí khi thành lập trường Vấn đề kinh phí hoạt động cho trường CĐCĐ mới thành lập cần được quan tâm của nhà nước.  301 100%    (a) 300 100% (b) (c) (d) KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Thành lập một Trường CĐCĐ cho tỉnh Cà Mau là đòi hỏi bức xúc của sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, của sự phát triển nguồn nhân lực được đào tạo về mặt chuyên môn kỹ thuật và của sự phát triển văn hoá - giáo dục tỉnh Cà Mau. Do đó, cũng đồng thời là nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau. 1.2. Đáp ứng đòi hỏi và nguyện vọng nói trên, Chính phủ đã có chủ trương cho thành lập Trường CĐCĐ của tỉnh Cà Mau và UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt và trình Bộ GD & ĐT Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. 1.3. Việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và những giải nâng cấp trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau” đã cho ta thấy: 1.3.1. Trung tâm GDTX, với quá trình hoạt động giáo dục, đào tạo 9 năm qua của nó, với CSVC - KT và đội ngũ CB - GV - NV hiện có của nó là tiền đề thuận lợi và là cơ sơ xứng đáng để thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau theo đúng mô hình đã được trình bày trong Đề án thành lập trường này. 1.3.2. Tuy nhiên, để Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau có thể chuyển thành một Trường CĐCĐ thì phải giải quyết một số vấn đề liên quan của nó. Đó là những vấn đề về thủ tục hành chính bảo đảm tỉnh pháp lý đầy đủ của việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau và cho việc nâng cấp trung tâm này thành Trường CĐCĐ Cà Mau, vấn đề cụ thể hoá, chi tiết hoá mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau, vấn đề nâng cấp đội ngũ CB - GV - NV, nâng cấp CSVC - KT - tài chính của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành đội ngũ CB - GV - NV, nâng cấp CSVC - KT - tài chính của Trường CĐCĐ Cà Mau. 1.3.3. Kết quả nghiên cứu đề tài này đã cho ta thấy những giải pháp cần thiết, khả thi và quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề nói trên của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. Đó là những giải pháp: 1.3.3.1. Giải quyết vấn đề pháp lý của việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. 1.3.3.2. Cụ thể hoá, chi tiết hoá hơn nữa mô hình Trường CĐCĐ Cà Mau. 1.3.3.3. Nâng cấp đội ngũ CB - GV - NV trung tâm thành đội ngũ CB - GV - NV Trường CĐCĐ . 1.3.3.4. Chuyển hoá toàn bộ HV, SV đang học ở trung tâm thành HV, SV Trường CĐCĐ và tiếp tục các chương trình giáo dục đã đề ra đối với họ. 1.3.3.5. Tuyển sinh hệ cao đẳng va các hệ dưới cao đẳng cho năm học đầu tiên, khoá đào tạo đầu tiên của Trường CĐCĐ Cà Mau. 1.3.3.6. Nâng cấp CSVC - KT của trung tâm thành CSVC - KT của Trường CĐCĐ Cà Mau. 1.3.3.7. Dự trù và sử dụng kinh phí cho việc nâng cap Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ GD & ĐT 2.1.1. Ra quyết định thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau càng sớm càng tốt. 2.1.2. Trực tiếp giúp đỡ Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Cà Mau trong việc quản lý chuyên môn. 2.1.3. Xét duyệt và chấp thuận khẩn trương các văn bản về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường CĐCĐ Cà Mau, về chương trình đào tạo do Hiệu trưởng trường này đệ trình để Bộ GD & ĐT phê duyệt. 2.2. Đối với UBND tỉnh Cà Mau - Ra quyết định về việc Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau hiện nay là cơ sở cho việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau và do đó quyết định chuyển trụ sở, CSVC - KT - tài chính của trung tâm thành của Trường CĐCĐ Cà Mau. - Ra quyết định chuyển toàn bộ HV, SV đang học ở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau hiện nay thành HV, SV của Trường CĐCĐ Cà Mau. 2.3. Đối với Giám đốc Sở GD & ĐT Cà Mau: Cần tập trung chỉ đạo trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau về những việc cần làm ngay để nâng cấp tung tâm (khi chưa thành lập trường) và có chức năng tham mưu , tư vấn cho UBND tỉnh thực hiện các vấn đề thủ tục và nguyên tắc pháp lý khi trung tâm có quyết định nâng cấp thành trường CĐCĐ Cà Mau. 2.4. Đối với Giám đốc của Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau (khi Trường CĐCĐ Cà Mau vẫn chưa được Bộ GD & ĐT ra quyết định thành lập) và đối với Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Cà Mau (khi trường này đã được Bộ GD & ĐT ra quyết định thanh lập và khi Bộ GD-ĐT cùng với UBND tỉnh đã thống nhất bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo trường). 2.4.1. Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau chỉ đạo việc nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau từ nay cho đến Trường CĐCĐ Cà Mau đã được thành lập. 2.4.2. Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Cà Mau chỉ đạo việc tiếp tục nâng cấp CSVC - KT và đội ngũ CB - GV - NV mà Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau đã chuyển sang cho Trường CĐCĐ Cà Mau cho đến khi Trường CĐCĐ Cà Mau khai giảng năm học mới, khoá đào tạo mới. 2.5. Về tài chính: kinh phí nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau hiện nay và khi được thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau là thời điểm cần được quan tâm giải quyết đồng bộ của UBND tỉnh Cà Mau và các ngành chức năng, có liên quan của tỉnh, của Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau hiện nay và của Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Cà Mau trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TS. Analy Scorsone (2007), “ Nâng cao hiệu quả hoạt động các trường cao đẳng, đại học”, Hội thảo Việt - Mỹ. 2. Bộ GD&ĐT (2000), Văn bản “Quy chế tạm thời về trường CĐCĐ”, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/08/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội. 3. Bộ GD&ĐT (2003), Văn bản “Điều lệ trường Cao đẳng” ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội. 4. Bộ GD&ĐT (2005), Phát triển GD & ĐT vùng Đồng bằng Sông Cửu long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Cần Thơ. 5. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX, ban hành theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hà Nội. 6. Các Đề án thành lập Trường CĐCĐ của các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL từ năm 2001 đến 2007. 7. Cục thống kê tỉnh Cà Mau (2006), Niên giám thống kê 2005, Cà Mau. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Bộ tỉnh Cà Mau (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII. 10. TS George Georner (2007), “Phát triển kinh doanh nhỏ và trường cao đẳng cộng đồng”, Hội thảo Việt - Mỹ. 11. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giơi đi vào thế kỷ 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Học Viện Chính trị Quốc gia (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia. 13. Hội thảo Việt - Mỹ (2007), Nâng cao năng lực hoạt động các Trường CĐCĐ Việt Nam - Hoa Kỳ, Kiên Giang. 14. TS. Kent Farnsworth (2007), “ Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục”, Hội thảo Việt - Mỹ. 15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý GD - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD TP. HCM. 16. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 17. TS. Hồ Văn Liên (2006), Đề cương lý luận chung về quản lý giáo dục tại khoá 16 - CH QLGD . 18. TS. Mike MacCallum (2007), “Dịch vụ SV ở 1 trường Cao đẳng cộng đồng California”, Hội thảo Việt - Mỹ. 19. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần (2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý GD, Trường Cán bộ quản lý GD Trung ương II. 21. Nguyễn Nhật Quang. Một số vấn đề giáo dục từ xa ở Việt Nam. (Tài liệu lưu hành nội bộ) 22. GS. Trần Hồng Quân (1996), Kế hoạch phát triển GD & ĐT giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ GD & ĐT, Hà Nội. 23. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Giáo dục năm 2005 kỳ họp thứ 7 khoá 11, Hà Nội. 24. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau (2006), Quy hoạch phát triển GD - ĐT tỉnh Cà Mau đến năm 2010, Cà Mau. 26. Thủ tướng Chính phủ (2001), Văn bản “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” kèm theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001, Hà Nội. 27. Thủ tướng Chính phủ (2001), Văn bản “Quy hoạch mạng lưới trường Đại học - Cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010” kèm theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001, Hà Nội. 28. Thủ tướng Chính phủ (2006), Văn bản “Về phát triển Giáo dục, Đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2010” Kèm theo Quyết định ban hành của Thủ tướng Chính phủ số 20/2006/QĐ-TTg, ngày 20/01/2006, Hà Nội. 29. Văn phòng Chính phủ (2007), Thông báo số 100/TB-TBVPCP ngày 08/5/2007 của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường CĐCĐ Cà Mau, Hà Nội. 30. UBND tỉnh Cà Mau (…), Dự án đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực (NNL) tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2001 - 2010, Cà Mau. 31. UBND tỉnh Cà Mau (…), Thực trạng lao động việc làm tỉnh Cà Mau năm 2005, Cà Mau. 32. UBND tỉnh Cà Mau (2007), Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau trên cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau, Cà Mau. 33. PGS. TS Phạm Viết Vượng (2000), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học dùng cho HV cao học và nghiên cứu sinh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 34. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội. Tiếng Anh 35. What is Distance Learning? 15.12.2000. 36. Souder, W.E. The Effectiveness of Traditional vs. Satellite Delivery in Three Management of Technology Master ‘s Degree Programs. The American Journal of Distance Education, 7 (1), pp. 37 - 53. 37. Tự điển bách khoa Wikipedia. 38. Stephen D. Kertesz, et al. The Task of Universities in a Changing World. London : University of Noter Dame Press. 1971 39. Olugbemiro et al. Open and Distance Education in Asia Pacific Region. Open University of Hong Kong Press. 2001. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tư do – Hạnh phúc _______________________________________________ BIÊN BẢN Về việc tổ chức Hội thảo nâng cấp Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành Trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau 1. Thời gian, địa điểm, thành phần: 1.1. Thời gian:13h30 ngày 18 tháng 05 năm 2007. 1.2. Địa điểm: Phòng họp Hội Đồng Sư Phạm Trung Tâm GDTX tỉnh Cà Mau. 1.3. Thành phần: 34 người. - Ông: Nguyễn Bình Đẳng, Giám đốc Trung Tâm GDTX tỉnh Cà Mau (chủ tọa hội thảo) - Ông:Trịnh Minh Thành; Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Cà Mau - Tiến sĩ Thái Văn Long, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở GDĐT tỉnh Cà Mau. - Ông: Tạ Hoàng Nguyyên, Thành ủy viên T.P Cà Mau, Trưởng phòng GD thành phố Cà Mau. - Bà: Nguyễn Việt Ánh, Giám đốc Công Ty Thương Nghiệp Cà Mau. - Ông: Thái Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Minh Phú. - Thạc sĩ Dương Thu Thủy, Bí thư Đoàn Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. - Thạc sĩ Đỗ Thị Viễn Hương, Giáo viên Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. - Thạc sĩ Phan Hoàng Giang, Đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau - Thạc sĩ Phạm Hữu Chương, phó Trưởng phòng Tin học – Ngoại ngữ Trung Tâm GDTX tỉnh Cà Mau. - Thạc sĩ Lê Lộc, Sở NN và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau. - Thạc sĩ: Nguyễn Trọng An. Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau. - Ông:Đoàn Văn Bình, Ủy Ban Dân Số và Trẻ em tỉnh Cà Mau. - Ông: Lê Công Nghiệp, nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau. - 20 CB, GV,NV trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau 2. Chủ đề hội thảo: “ Thuận lợi,khó khăn và các giải pháp khả thi để nâng cấp trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành trường CĐCĐ Cà Mau” 3. Nội dung tham luận và thảo luận: 3.1. Ông Nguyễn Bình Đẳng, Giám đốc Trung Tâm thông qua tóm tắt đề án nâng cấp trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau thành trường Cao Đẳng Cộng Đồng tỉnh Cà Mau và xin ý kiến của đại biểu đóng góp các vấn đề trọng tâm xoay quanh thực trạng và những thuận lợi, hạn chế về các mặt; về mô hình trường CĐCĐ; đối chiếu so sánh để tìm giải pháp khoa học khả thi nhằm nâng cấp cho được trung tâm này thành trường CĐCĐ. Tính cần thiết để thành lập một trường CĐCĐ. 3.2. Các ý kiến đóng góp: 3.2.1. Thuận lợi: - Việc thành lập một trường CĐCĐ tại tỉnh Cà Mau là một việc làm thiết thực, phù hợp với chủ trương của Đảng, của chính quyền và nguyện vọng của nhân dân. Trung Tâm GDTX tỉnh Cà Mau là cơ sở giáo dục đáng tin cậy để nâng cấp thành trường CĐCĐ Cà Mau. - Cơ sở vật chất – kỹ thuật tương đối đảm bảo cho hoạt động giảng dạy, tổ chức đào tạo các ngành mũi nhọn ở giai đoạn ban đầu. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trung tâm có tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy. Hiệu quả hoạt động của trung tâm trong thời gian qua sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của Trường CĐCĐ CM sau này. - Nhu cầu học tập ở Cà Mau tương đối Cao, lực lượng lao động ở một số ngành nghề tại Cà Mau đang thiếu khá trầm trọng cho nên công tác tuyển sinh đào tạo các ngành nghề mà Cà Mau đang cần, sinh viên có việc làm sau khi ra trường là một thuận lợi thu hút người học. - Cà Mau có vị trí địa lý tương đối xa các trung tâm thành phố lớn trong cả nước, diện tích bờ biển, diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn so với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước nên thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và thế giới nên các công tác đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp- thủy sản, lâm nghiệp do đó công tác quan hệ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực này là rất cần thiết. - Nhà máy khí điện Cà Mau sắp đưa vào hoạt động, nhu cầu tuyển dụng công nhân có tay nghề cao phục vụ lĩnh vực công nghiệp này là một điều kiện thuận lợi cho trường CĐCĐ trong công tác chiêu sinh - đào tạo. 3.2.2. Khó khăn và các giải pháp: - Công tác xây dựng đội ngũ lãnh đạo các khoa các phòng chức năng có năng lực cả lý luận và thực tiễn thật sự cần thiết vì công tác thiết kế, quản lý chương trình giảng dạy không những phải đảm bảo trong khung đào tạo của Bộ GDĐT mà còn phải phù hợp với nhu cầu học tập của học viên, sinh viên, phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng ở Cà Mau. - Trung Tâm cần phải chủ động đề xuất, đào tạo nâng cấp đội ngũ giáo viên để có thể đảm đương công việc sắp tới vì đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ so với các ngành nghề đão tạo. Đây là một khó khăn tất yếu của tỉnh Cà Mau trong việc giải quyết nguồn nhân lực cho tỉnh nhà cho nên trung tâm GDTX phát huy vai trò của mình duy trì tốt các mối quan hệ vốn có để tranh thủ được sự hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng trong khu vực và trong cả nước. - Cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện nay của trung tâm chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng sau này, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm thực hành cần phải xây dựng và sắm mới đảm bảo cho công tác thực hành thực nghiệm. - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức Đoàn thể, các doanh nghiệp để điều tra nhu cầu tuyển dụng để xây dựng chương trình các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn định hướng cho người học để sinh viên, học viên có cơ hội việc làm tránh lãng phí thời gian, tiền của Nhà nước, của nhân dân đối với việc đào tạo mà không định hướng việc làm vì hiện nay trên cả nước có rất nhiều sinh iên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên môn mà họ được đào tạo. - Nhạy bén đề xuất và tranh thủ được sự ủng hộ, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội trong tỉnh và trên toàn quốc về công tác tổ chức đào tạo, tổ chức quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. - Chuẩn bị tốt các thủ tục, hành lang pháp lý, nhân lực, nguồn lực để thực hiện tốt công tác quan hệ quốc tế trong công tác đào tạo nâng cao trình độ khoa học- kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh. 4. Kết luận của Chủ tọa: 4.1.Đại biểu mang đến cho Hội thảo những tình cảm tốt đẹp, đặc biệt là những bài tham luận, ý kiến phát biểu xoay quanh chủ để: Nâng cấp trung tâm GDTX Cà Mau thành trường CĐCĐ Cà Mau có ý nghĩa về lý luận khoa học và thực tiễn. 4.2.Hội thảo tiếp thu và sẽ chọn lọc những ý kiến đóng góp để đưa vào các giải pháp, nhất là những mặt thuận lợi và hạn chế đối với việc nâng cấp trung tâm GDTX Cà Mau thành trường CĐCĐ Cà Mau theo Đề án của UBND tỉnh Cà Mau. 4.3.Cảm ơn sự tham gia của Đại biểu và CB – GV – NV của trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau. Chúc sức khỏe toàn thể Hội thảo. Biên bản kết thúc vào lúc 16h30 cùng ngày. (Hội thảo này là hội thảo tiếp nối hội thảo giữa trung tâm GDTX và Trường ĐHCĐ Trà Vinh tháng 05 năm 2007.) Có 09 ý kiến đóng góp tại hội thảo. Có 04 ý kiến đóng góp bằng văn bản. CHỦ TỌA HỘI THẢO THƯ KÝ Nguyễn Bình Đẳng Th.S .Phạm Hữu Chương ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7317.pdf
Tài liệu liên quan