Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH sản xuất Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam

Tài liệu Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH sản xuất Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam: ... Ebook Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH sản xuất Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty TNHH sản xuất Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Lê Xuân Mạnh : Kiểm toán 48 B : THS. Tạ Thu Trang Họ tên sinh viên Lớp Giáo viên hướng dẫn ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN BÁO CÁO KIẾN TẬP Đơn vị kiến tập: Công ty TNHH sản xuất Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam Bắc Ninh, 07/2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Tổ chức thương mại thế giới WTO Trách nhiệm hữu hạn TNHH Đồng Việt Nam VND Sản xuất SX Tài sản cố đinh TSCĐ Công nhân viên CNV Dây chuyền DC Chi phí sản xuất CPSX Khu công nghiệp KCN Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế BHXH, BHYT Công đoàn công ty CĐCT Ban quản lý BQL Bán hàng, cung cấp BH, CC Thu nhập doanh nghiệp TNDN Nguyên vậ t liệu, Công cụ dụng cụ NVL, CCDC Kế hoạch KH Kết chuyển K/C Đầu kỳ, trong kỳ ĐK, TK Phát sinh PS DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng số 1 Nguồn vốn góp kinh doanh Bảng số 2 Cơ cấu nguồn vốn qua các năm Bảng số 3 Bảng tổng hợp sản xuất thành phẩm Que hàn Bảng số 4 Doanh thu tiêu thụ que hàn qua các năm Bảng số 5 Bảng giá trị thực tế kho NVL chính tại 31/05/07 Bảng số 6 Bảng tính chênh lệch giá tháng 06/2007 Bảng số 7 Bảng trích lương T06/2007 Bảng số 8 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng số 9 Bảng định mức tiêu hao NVL chính Bảng số 10 Bảng tiêu hao NVL chính- Lõi thép Bảng số 11 Bảng tỷ lệ quy đổi sản lượng que hàn Bảng số 12 Bảng phân giá trị chi phí sản xuất Bảng số 13 Thẻ giá thành tháng 06/2007 Sơ đồ 1 Quá trình SX que hàn điện Atlantic Sơ đồ 2 Bộ máy Quản lý của Công ty Sơ đồ 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chung LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã và đang xây dựng được những thành quả to lớn. Đặc biệt với việc Việt nam trở thành thành viên thứ 155 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với sự phát triển của các Công ty liên doanh. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế như hiện nay, việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm lớn có chất lượng tốt, chủng loại mẫu mã phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp phải thiết lập một bộ máy quản lí và một bộ máy kế toán hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Công tác kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý để đưa ra được những chính sách có lợi cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, trong thời gian kiến tập, được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Tạ Thu Trang cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam, em đã nghiên cứu công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của báo cáo gồm ba chương: Chương 1- Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam Chương 2- Thực trạng tổ chức kế toán tại công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam Chương 3- Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam Do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không thể không có những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của cô giáo cũng như ban lãnh đạo công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam để hoàn thiện hơn bản báo cáo mà em đã lựa chọn. Chương 1- Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam (gọi tắt là “Công ty”) là Công ty liên doanh do hai bên Việt Nam và Trung Quốc cùng góp vốn thành lập tại Việt nam - Tên giao dịch: Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam Địa chỉ: Khu Công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh MST: 2300226918 STK: 102010000234591 Ngân hàng Công thương- KCN Tiên Sơn Bắc Ninh Điện thoại: 0241.714.138 Fax: 0241.839.802 - Vốn điều lệ: 19 tỷ VNĐ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, cung ứng và bán các sản phẩm que hàn, sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu trong ngành sản xuất que hàn, cung cấp các thiết bị, máy móc cho ngành sản xuất que hàn. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ tại thị trường Việt nam 90% đến 95% và xuất khẩu 05% dến 10%. Là một công ty con của Công ty CP vật liệu hàn “Atlantic” Trung Quốc, Công ty cổ phần vật liệu hàn “Atlantic” là công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường được cải cách thành lập từ nhà máy que hàn Điện Trung Quốc, một nhà máy sản xuất vật liệu hàn đầu tiên của Trung Quốc nổi tiếng với thương hiệu “Atlantic” đăng ký năm 1950. Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam thành lập năm 2002 theo Quyết định số 24/GPDT của Ban quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh ngày 04/07/2002 và giấy phép điều chỉnh số 24/GPDC1- KCN- Bắc Ninh ngày 27/7/2004. Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam bắt đầu đi vào sản xuất tháng 10 năm 2002 với sản phẩm chính là Que hàn điện đã nhanh chóng nắm bắt được thị trường và tiến hành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu lớn là mở rộng quy mô thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Từ khi thành lập đến nay được gần 6 năm, quá trình hoạt động sản xuất của Công ty luôn được tiến hành liên tục đều đặn, không ngừng mở rộng, tăng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và doanh thu, vì thế mà Công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển lớn mạnh. Sản phẩm que hàn điện mang nhãn hiệu” Atlantic” của Công ty có trên 12 loại sản phẩm khác nhau, bao gồm que hàn điện cacbon như (J421, J422, N46...) Que hàn điện Inox (E308...), que hàn hợp kim Niken... Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam hiện có 2 dây chuyền sản xuất công suất đạt 15.000T/năm. Trong thời điểm hiện tại, Công ty vẫn chưa khai thác được hết năng lực sản xuất trên mà chủ yếu hoạt động sản xuất vẫn diễn ra ở Dây chuyền 1 (DC1) khoảng 7.000-8.000 tấn/ năm. Nguồn vốn của Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam là nguồn vốn góp giữa Công ty CP vật liệu hàn Trung Quốc, Công ty thương mại Vũ Dương Hà Khẩu Trung Quốc và Công ty TNHH Tân Long Vân Việt Nam với tỷ lệ vốn góp là 50%, 20% và 30%. Bảng số 1: Nguồn vốn góp kinh doanh được góp như sau Đơn vị tính: 1.000đ STT Tên công ty góp vốn Số tiền 1 Công ty CP vật liệu hàn Trung Quốc 8.456.245 2 Công ty thương mại Vũ Dương Hà Khẩu Trung Quốc 5.440.000 3 Công ty TNHH Tân Long Vân Việt Nam 3.286121 Tổng cộng 17.182.366 Về cơ cấu vốn của Công ty Que hàn Đại Tây Dương Việt nam ta có thể tham khảo qua bảng chi tiết sau: Bảng số 2: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua các năm Đơn vị tính:1.000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng tài sản 26.152.251 29.236.306 34.817.520 33.583.083 Trong đó: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 17.113.248 20.495.674 26.423.927 24.655.179 - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 9.039.003 8.740.632 8.393.593 8.927.904 2. Tổng nguồn vốn 26.152.251 29.236.306 34.817.520 33.583.083 Trong đó: - Nợ phải trả 7.151.806 8.567.722 13.712.212 14.046.495 - Nguốn vốn chủ sở hữu 19.000.445 20.668.584 21.105.308 19.536.588 Như vậy từ năm 2005 đến năm 2008 tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể là tổng tài sản năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 3.084.055 nghìn đồng, tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.581.214 nghìn đồng, tổng tài sản năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.234.437 nghìn đồng , đồng thời cơ cấu vốn cũng thay đổi. Mặt hàng que hàn là một mặt hàng chủ chốt của Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương VN, sản phẩm que hàn chuyên phục vụ cho ngành công nghiệp nặng, là một mặt hàng quan trọng nên được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường với địa bàn tiêu thụ là toàn quốc. Đặc điểm và tính chất của sản phẩm que hàn là hàn tất cả các vết nứt, miếng ghép nối giữa thân tàu, cầu cảng, nhà cao tầng...nên thành phần tạo nên sản phẩm que hàn là lõi thép và thuốc hàn. Sản phẩm que hàn được gọi là có chất lượng tốt là khi bắt đầu hàn que hàn phải bắt lửa tốt, sau khi hàn xong các mối hàn phải mịn, không để lại vết rạn nứt, không được ròn vì nếu ròn thi rất dễ gẫy. Do sản phẩm que hàn của Công ty đạt chất lượng cao, giá thành phù hợp nên hiện nay tỷ lệ che phủ thị trường đạt 100% và đã thâm nhập vào thị trường của hầu hết các tỉnh Bắc, Trung, Nam. Sản phẩm Que hàn đã được sử dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước, các công trình trọng điểm như Công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty Lilama, Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh... Bảng số 4: Doanh thu tiêu thụ que hàn qua các năm Mặt hàng Doanh thu tiêu thụ (trđ) 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền tăng Tỷ lệ tăng % Số tiền tăng Tỷ lệ tăng % 1. Que hàn J421-2.5 2.314 7.683 11.604 5.369 232,02 3.921 51,03 2. Que hàn J421-3.2 28.586 32.917 40.939 4.331 15,15 8.022 24,37 3. Que hàn J421-4.0 7.411 8.855 13.167 1.444 19,48 4.312 48,69 4. Que hàn J420-3.2 288 720 1.618 432 150,00 898 124,72 5. Que hàn J420-4.0 187 399 1.257 212 113,36 858 215,03 6. Que hàn J422-3.2 977 1.511 1.857 534 54,65 346 22,90 7. Que hàn J422-4.0 973 1.169 2.783 196 20,14 1.614 138,06 Cộng 40.736 53.254 73.225 12.518 19.971 Từ bảng số liệu, so sánh doanh thu tiêu thụ từng loại que hàn qua các năm ta thấy doanh thu từng loại que hàn năm 2006 so với năm 2005, năm 2007 so với năm 2006 đều tăng lên đáng kể. Trong đó loại que hàn J421 trong 3 năm đều có doanh thu tiêu thụ lớn nhất và chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. 1.2.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ Là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập nên Công ty TNHH sản xuất que hàn Đại Tây Dương Việt Nam có chức năng sản xuất kinh doanh riêng biệt, công ty phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường để tổ chức sản xuất cho phù hợp. Ban lãnh đạo công ty phải chịu mọi trách nhiệm lỗ, lãi của Công ty, nắm bắt đánh giá nhu cầu sản xuất trên thị trường để đảm bảo về chất lượng và giá thành sản xuất của sản phẩm cho phù hợp. Công ty TNHH sản xuất Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam là một đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho ngành sản xuất que hàn nên cũng chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp như: công nghệ hạt nhân, đóng tàu, hàng không vũ trụ, luyện kim, kiến trúc, thiết bị máy móc… Que hàn là một mặt hàng quan trọng trong ngành công nghiệp nên đóng một vai trò quan trọng để ngành công nghiệp phát triển vì vậy cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. Sản phẩm que hàn chủ yếu của Công ty được sản xuất và tiêu thụ là các loại que hàn J421, J422, J420, E308…trong thời gian gần đây ngoài việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty còn áp dụng các biện pháp đổi mới về xúc tiến bán hàng, khuyếch trương sản phẩm, điều đó đã làm tăng đáng kể doanh số bán hàng của công ty, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Hội đồng quản trị đã giao, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong những năm tới. 1.2.2.Quy trình công nghệ sản xuất que hàn Quy trình sản xuất que hàn gồm rất nhiều khâu trung gian liên kết chặt chẽ với nhau dựa trên máy móc thiết bị để đảm bảo yếu tố hiệu quả và an toàn trong sản xuất. Sơ đồ 1- Quá trình sản xuất que hàn điện Atlantic 1. Thép 2. Máy cán 3. Máy rút sợi 4. Rửa axit 7. Máy ve đầu que hàn 6. Máy trộn bột, nước thủy tinh 5.Cắt thép 8. Máy đo độ lệch tâm 9. Lò sấy 10. SP que hàn Quá trình sản xuất que hàn điện phải trải qua 10 bước. Một trong những nguyên liệu chủ yếu để sản xuất que hàn là lõi thép. Đầu tiên thép được đưa vào máy cán và được cán thẳng để tạo thành những dải thép dài. Dải thép được đưa vào máy rút sợi để tuốt thành lõi thép có bán kính cần thiết, khi thép đạt được kích thước như ý sẽ được đưa vào dung dịch axit rửa và cắt khúc hình thành nên những thanh lõi thép có độ dài định sẵn để trở thành lõi que hàn theo đúng yêu cầu. Lõi que hàn sẽ được đưa qua máy trộn bột và sẽ được bao bọc ở bên ngoài một lớp bột hàn, sau đó những thanh que hàn được đưa vào máy ve đầu que hàn để tạo mũi que có độ tiết diện tốt nhất và được kiểm tra bằng máy đo độ lệch tâm để kiểm tra chất lượng. Những thanh que hàn đạt tiêu chuẩn sẽ được tiếp tục chạy qua lò sấy và cuối cùng sẽ đưa ra được sản phẩm que hàn hoàn chỉnh. Bảng số 03: Bảng tổng hợp sản xuất thành phẩm que hàn Đơn vị tính: Kg STT Tên thành phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Que hàn điện J421-2.5 295.000 755.000 1.135.000 2 Que hàn điện J421-3.2 3.172.600 3.877.000 4.325.000 3 Que hàn điện J421-4.0 908.820 1.187.800 1.338.000 4 Que hàn điện J420-3.2 11.660 82.040 212.700 5 Que hàn điện J420-4.0 11.440 62.300 165.000 6 Que hàn điện J422-3.2 94.200 173.600 168.000 7 Que hàn điện J422-4.0 127.300 161.000 296.000 Tổng cộng 4.621.020 6.298.740 7.639.700 Sản phẩm sản xuất năm 2006 và năm 2007 đã tăng lên nhanh chóng. Sản lượng sản xuất năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 36%, sản xuất năm 2007 so với năm 2006 là 21%. 1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 1.3.1.Đặc điểm chung Với tổng số lao động trong công ty là 98 người, trong đó nhân viên văn phòng là 17 người, nhân viên thị trường 11 người còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất là 70 người, nhìn chung chất lượng và số lượng lao động của Công ty được phân phối khá hợp lý cho mỗi bộ phận. Điều đó đã tạo nên một bộ máy quản lý tổ chức nhỏ gọn và được tổng hợp qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty Hội đồng quản trị Giám Đốc Bộ phận sản xuất Bộ phận văn phòng Phòng kế toán Phòng thị trường 1.3.2.Chức năngvà nhiệm vụ của các phòng ban + Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư tổ chức của Công ty, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Giám đốc và các cán bộ cấp cao khác. + Giám đốc: Là Ông Luo Tong (La Đồng) do phía Trung Quốc cử sang. Ông là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về mọi vấn đề có liên quan trong quá trình Công ty hoạt động. + Bộ phận sản xuất: Kết hợp với bộ phận văn phòng hệ thống định mức kỹ thuật, nghiên cứu các công nghệ mới vào sản xuất. Theo dõi các vấn đề sản xuất sản phẩm của Công ty, có trách nhiệm báo cáo tình hình họat động sản xuất cho các phòng chức năng. + Bộ phận văn phòng: Phụ trách việc quản lý lao động, văn bản hồ sơ, các thiết bị văn phòng, thực hiện hợp đồng mua bán vật tư, là bộ phận trực tiếp thi hành các quyết định của Giám đốc. + Phòng thị trường: Tiến hành quá trình tiêu thụ và chăm sóc khách hàng. Chịu trách nhiệm khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm, tìm và nghiên cứu thị trường. + Phòng kế toán: Thực hiện công việc lập kế hoạch tài chính, tính toán chi phí, thu hồi công nợ, hạch toán lỗ lãi và thực hiện các khoản thu chi trong tháng, quý... Nhìn chung mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình. Mỗi bộ phận đều là một mắt xích gắn kết và phối hợp lại tạo ra một cỗ máy để vận hành kinh doanh dưới sự quản lý và giám sát của giám đốc công ty. Chương 2- Thực trạng tổ chức kế toán tại công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán. Nhà máy, phân xưởng không có tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên thống kê có nhiệm vụ xử lý sơ bộ các chứng từ phát sinh hàng ngày tại nhà máy, phân xưởng của mình. Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, giúp ban Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, ghi chép hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Thủ quỹ, kế toán BHXH Kế toán thuế, vật tư, thống kê tổng hợp Thống kê nhà máy, phân xưởng Kế toán trưởng Kế toán thanh toán, kế toán tiêu thụ Kế tóan tổng hợp ngân hàng, TSCĐ Phân công lao động trong phòng kế toán được thực hiện như sau: Kế toán trưởng: Là người quản lý, chỉ đạo chung tất cả các nhánh kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc ghi chép chứng từ đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ, Nhà nước ban hành, quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản, theo dõi các khoản chi phí, thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Thủ quỹ, kế toán BHXH: có nhiệm vụ ghi chép và thực hiện các công việc thu chi, đồng thời theo dõi, đối chiếu BHXH, BHYT với cơ quan Bảo hiểm có liên quan. Kế toán tổng hợp ngân hàng, kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ tổng hợp, thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân hàng và ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ của Công ty. Kế toán thanh toán, kế toán tiêu thụ: Chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến quá trình thanh toán đối với khách hàng, theo dõi, phản ánh các chứng từ nhập xuất tồn kho thành phẩm, xác định doanh thu bán hàng, đồng thời thực hiện giám sát các khoản phải thu của khách hàng. Kế toán thuế, vật tư, thống kê tổng hợp: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn của vật tư, tổng hợp các số liệu của thống kê nhà máy, phân xưởng và xác định các khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Thống kê nhà máy, phân xưởng: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ các biến động về vật tư của nhà máy. Và tập hợp các chứng từ phát sinh, có nghĩa vụ gửi đầy đủ lên cho phòng kế toán vào cuối tuần, cuối tháng. 2.2.Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 2.2.1.Các chế độ, chính sách kế toán chung được áp dụng tại công ty Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt nam áp dụng chế độ kế toán thep quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm Dương lịch Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND) Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam Tiền và các khoản tiền tương đương: Tiền và các khoản tiền tương đương bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành các khoản tiền xác định và ít có rủi ro liên quan đến việc chuyển đổi thành tiền. Các khoản phải thu và dự phòng khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập theo QĐ số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Công ty được phép trích lập dự phòng cho phần giá trị bị tổn thất của các khoản phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể khó thu hồi do khách nợ mất khả năng thanh toán Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (nếu có) để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằng giá bán ước tính trừ đi các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh. Năm 2007 Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ban Giám đốc Công ty tin tưởng rằng giá trị hàng tồn kho đã được trình bày là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường. Tài sản cố định và hao mòn: TSCĐ hữu hình được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính của tài sản Thời gian sử dụng của tài sản ước tính như sau: Loại tài sản Thời gian khấu hao (Năm) Nhà xưởng, vật kiến trúc 20 Máy móc, thiết bị 5-10 Phương tiện vận tải 5-10 Thiết bị, dụng cụ quản lý 4-5 Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế (liên Ngân hàng) do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được ghi nhận là một khoản doanh thu, chi phí trong năm của Công ty. Lợi nhuận phát sinh do đánh giá lại tỷ giá của các khoản công nợ, tiền mặt có gốc ngoại tệ không được tính để chia lãi cho các bên góp vốn. Ghi nhận doanh thu và chi phí: Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Thuế và các khoản thanh toán ngân sách: Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của sản phẩm que hàn là 10%. Theo giấy phép đầu tư số 24/GPĐT-KCN- BN do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Bắc Ninh cấp ngày 04/07/2002, thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty là 15%, Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu tiên kể từ khi hoạt động kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 7 năm tiếp theo. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi từ năm 2003, và bắt đầu phải nộp thuế từ năm 2005. Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền. Các loại thuế khác được thực hiện theo các quy định hiện hành của Việt nam Hiện nay Công ty TNHH SX que hàn Đại Tây Dương Việt Nam áp dụng hình thức Nhật ký chung (và sự hỗ trợ từ việc sử dụng phần mềm SAS- INOVA 6.0 do Công ty Phần mềm SIS Việt Nam cung cấp) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ. Kế toán sẽ ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ theo trình tự sau: Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chung 8. Báo cáo tài chính 1. Chứng từ gốc 3.Sổ nhật ký chung 4. Sổ, thẻ hạch toán chi tiết 6. Sổ cái 5. Bảng tổng hợp chi tiết 7. Bảng cấn đối phát sinh các tài khoản 2.Sổ nhật ký đặc biệt Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Do công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương áp dụng phần mềm vào trong quá trình hạch toán kế toán nên khi kế toán viên nhập dữ liệu trong chứng từ gốc vào máy tính thì phần mềm kế toán sẽ tự động nhập các thông tin vào sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết có liên quan...Cuối tháng, cuối năm kế toán chỉ cần thực hiện cáo thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định - Chứng từ gốc: Được lập ngay khi phát phát sinh nghiệp vụ. Chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan, đầy đủ nội dung theo quy định. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chứng từ sẽ được chuyển vào để ghi các sổ kế toán có liên quan. - Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghịêp vụ kinh tế tài chính theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó, thực hiện theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái. - Sổ nhật ký đặc biệt và sổ, thẻ chi tiết: Căn cứ để ghi loại sổ trên là các chứng từ gốc. Các loại sổ này được ghi đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung. - Sổ cái: Sổ cái được ghi, căn cứ và số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung. Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp. - Bảng tổng hợp chi tiết: Cuối tháng phải tổng hợp số liệu, khóa sổ và thẻ chi tiết rồi lập bảng tổng hợp chi tiết. - Bảng cấn đối phát sinh: Cuối tháng, quý, năm, kế toán cộng số liệu ghi trên sổ cái và lập bảng cân đối phát sinh. - Báo cáo tài chính: Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên bảng cân đối phát sinh, sổ cái..kế toán lập Báo cáo tài chính. 2.2.2.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương VN * Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ: Toàn bộ chứng từ kế toán tại Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam đều thực hiện theo đúng hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán mà Bộ tài chính đã quy định Phiếu thu - Mẫu 01-TT Phiếu chi - Mẫu 02-TT Phiếu nhập kho - Mẫu 01-VT Bảng chấm công- Mẫu 01a-LĐTL Giấy đi đường - Mẫu 04-LĐTL Biên bản giao nhận TSCĐ - Mẫu 01- TSCĐ Hoá đơn GTGT - Mẫu 01GTKT-3LL ... Mỗi một chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tất cả những chứng từ kế toán không đủ chỉ tiêu ( VD: Hoá đơn viết sai tên công ty, sai mã số thuế, ...) nội dung nghiệp vụ kinh tế không rõ ràng, tẩy xoá, viết tắt, số tiền bằng chữ và bằng số khác nhau đều bị loại bỏ trước khi kế toán viên tiến hành ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng Trung Quốc đều được dịch ra tiếng Việt để ghi sổ. Chứng từ kế toán thanh toán được tiến hành phê duyệt tuần tự từ người đề nghị thanh toán -> phụ trách bộ phận -> kế toán trưởng-> Giám đốc công ty. Mọi chứng từ kế toán phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh đã quy định trong công ty. Chứng từ kế toán phát sinh của Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương phát sinh trong tháng là tương đối nhiều, do đó toàn bộ chứng từ sẽ được đóng thành từng tập với cùng một nội dung như: Tập chứng từ kế toán Ngân hàng, tập chứng từ phiếu chi, tập chứng từ phiếu thu và tập chứng từ phiếu kế toán...vv và được cất giữ bảo quản an toàn trong tủ. * Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản và sổ kế toán Hiện tại công ty đang áp dụng chế độ tài khoản theo quyết định số 15/2006- QĐ/ BTC, danh mục tài khoản cụ thể như sau: 111- Tiền mặt 112- Tiền gửi Ngân hàng 131- Phải thu khách hàng 133- Thuế GTGT được khấu trừ 138- Phải thu khác 141- Tạm ứng 142- Chi phí trả trước 151- Hàng mua đang đi trên dường 152- Nguyên liệu, vật liệu 153- Công cụ dụng cụ 154- Chi phí SX kinh doanh dở dang 155- Thành phẩm 211- TSCĐ hữu hình 214- Hao mòn TSCĐ 242- Chi phí trả trước dài hạn 243- Tài sản thuế TN hoãn lại 244- Ký cược, ký quỹ dài hạn 311- Vay ngắn hạn 331- Phải trả cho người bán 333- Thuế và các khoản nộp Nhà nước 334- Phải trả công nhân viên 335- Chi phí phải trả 338- Phải trả, phải nộp khác 351- Quỹ DP trợ cấp mất việc làm 411- Nguồn vốn kinh doanh pháp nhân 421- Lãi chưa phân phối 511- Doanh thu bán hàng 515- Doanh thu hoạt động tài chính 621- Chi phí NVL trực tiếp 622- Chi phí nhân công trực tiếp 627- Chi phí sản xuất chung 632- Giá vốn hàng bán 635- Chi phí hoạt động tài chính 641- Chi phí bán hàng 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp 711- Thu nhập khác 811- Chi phí hoạt động khác 821- Chi phí thuế thu nhập DN 911- Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản kế toán sử dụng được công ty mở chi tiết cho TK cấp 1 cấp 2 và cấp 3 tuỳ thuộc vào từng tài khoản cụ thể. Và Công ty cũng tiến hành mở sổ cái cho các tài khoản cấp 1, sổ chi tiết cho các tài khoản cấp 2 trở lên và thực hiện theo đúng mẫu quy định của BTC. Ngoài ra Công ty còn mở sổ theo dõi chi tiết công nợ cho từng đối tượng khách hàng ( 141,131,138,331...) Các loại sổ mà Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương đang áp dụng là sổ Nhật Ký Chung mẫu S03a-DN, Sổ cái mẫu S03b-DN, và các Sổ chi tiết (chi tiết cho tài khoản cấp 2 trở lên). Sổ cái và sổ chi tiết sẽ được in, đóng bìa, đóng dấu giáp lai của Công ty và được cất giữ bảo quản. * Tổ chức vận dụng chế độ hệ thống Báo cáo kế toán Báo cáo kế toán là kết quả cuối cùng của quá trình hoạch toán kế toán, Giám đốc Công ty sẽ biết được doanh nghiệp làm ăn có lãi hay lỗ thông qua thông tin ở trên báo cáo này. Kết thúc kỳ hạch toán kinh doanh (một tháng) kế toán Công ty tiến hành lập báo cáo kinh doanh theo quy định của Bộ Tài Chính, thông thường báo cáo bao gồm: Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN Báo cáo kết quả kinh doanh - Mẫu số B02-DN Báo cáo tổng hợp NXT kho thành phẩm Báo cáo tài chính được Công ty lập theo quý, năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Cuối mỗi năm tài chính, Công ty TNHH SX Que hàn Đại Tây Dương Việt Nam tiến hành thuê dịch vụ Kiểm toán ( Công ty CP tư vấn kiểm toán A&C) sẽ tiến hành kiểm toán toàn bộ hoạt động hạch toán kế toán của Công ty trong năm tài chính đó và đưa ra bản Báo cáo tài chính đã kiểm toán bằng hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Trung. Bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ được nộp cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kế tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý các khu công nghịêp Tỉnh Bắc Ninh, Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn- Bắc Ninh. 2.3.Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu 2.3.1.Đặc điểm phần hành kế toán TSCĐ Chứng từ sử dụng 1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ 2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ 3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ 4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ 5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ 6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài… đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác( không sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý hoặc TSCĐ phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ, thẻ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan. Biên bản thanh lý TSCĐ xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành cá nhận việc bàn giao TSCĐ sau khi hoàn thànhviệc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa, là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Biên bản đánh giá lại TSCĐ xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ đểghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ. Biên bản kiểm kê TSCĐ Diễn giải TK Nợ TK Có Mua TSCĐ 211 111,112,331 1332 Mua TSCĐ trả góp 211 331 1332 Lãi trả chậm 242 Nhận góp vốn bằng TSCĐ 211 4111 TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21207.doc
Tài liệu liên quan