Tài liệu Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà: ... Ebook Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới. Nền kinh tế đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển thì các nhà quản lý mỗi doanh nghiệp đều phải tìm ra con đường và cách thức riêng cho mình, một phương thức quản lý khoa học và hợp lý nhất. Do đó công tác kế toán trong doanh nghiệp trở thành một công cụ không thể thiếu giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nắm bắt được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình để từ đó có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời.
Sau ba năm học tập trong môi trường Đại học tiếp thu những kiến thức khác nhau, kiến tập là một cơ hội tốt giúp các bạn sinh viên hiểu sâu hơn các bài học trên ghế nhà trường, tiếp thu các kiến thức thực tế đồng thời kiến tập cũng là cơ sở để em có thể thực hiện tốt đợt thực tập kiểm toán vào cuối năm thứ 4.
Sau thời gian kiến tập tại công ty cổ phần phần tập đoàn Thái Hoà em đã đi sâu và tìm hiểu đề tài của mình. Nội dung đề tài của em ngoài phần mở đầu và các phụ lục kèm theo bao gồm các nội dung sau:
Phần I : Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Phần III: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo cùng cán bộ kế toán của công ty để em có thể nắm bắt được vấn đề một cách toàn diện hơn.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
Lịch sử hình thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Đầu tháng 3/1996 kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn An đã quyết định thành lập doanh nghiệp riêng của mình để thực hiện mong muốn của mình là: xây dựng thương hiệu cho coffe Arabica của vùng đất Phủ Quỳ thân thương. Công ty Thái hòa ban đầu được hình thành dười hình thức là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, và chính thức thành lập vào ngày 04/03/1996 theo giấy phép kinh doanh số 2385/GB – UB; đăng ký kinh doanh số 048176 do ủy ban kế hoạch cấp ngày 12/03/1996. Với số vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ VND, nhà máy đầu tiên được xây dựng tại thị trấn Thái Hòa ( Nghĩa Đàn – Nghệ AN ) chuyên sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Với tầm nhìn chiến lược, ông đã phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, các nhà máy sản xuất và chế biến cà phê đã được xây dựng ở nhiều vung nguyên liệu trên cả 3 miền bắc, trung, nam của đất nước và phát triển ra cả nước ngoài như các nhà máy ở Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng, Quảng Trị, … Lào. Sau hơn 12 năm ước mơ đã thành hiện thực. Ngày nay, Thái Hoà đã là nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm cà phê Arabica của Thái Hoà đã có mặt ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Đông
Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Thái Hoà.
Tên tiếng Anh: Thai Hoa production and trading copration.
Trụ sở chính: D21- Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
Điện thoại : ( 84-4)5.740.348 Fax: ( 84-4)8.520.507
Số tài khoản: 01001232257 Mã số thuế: 0100367361
Email : thai-hoa@hn.vnn.vn Website : www.thaihoacoffee.com.vn
Năm 2008, khởi đầu giai đoạn phát triển thứ hai của Thái Hoà, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của Thái Hoà trên mọi phương diện. Từ chỗ là một công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã trở thành công ty mẹ - công ty con theo mối quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái Hoà phát triển với tốc độ cao. Ngày 19/05/2008 công ty TNHH SX và TM Thái Hoà chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà với giấy phép kinh doanh số 0103024767 ngày 19/5/2008 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà.
Tên tiếng Anh: Thai Hoa Group Joint Stock company
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
1.2.1 Đặc điểm kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Đặc điểm hoạt động, sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Bên cạnh đó, Công ty còn tiến hành sản xuất chế biến cà phê hoà tan, cà phê sữa và cà phê phin, kinh doanh khách sạn, xây dựng…
Để thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu sản xuất, Công ty rất chú trọng các dự án trồng mới: đầu tư vốn cho bà con nông dân trồng cà phê phù hợp với quyết định số 80/QĐ - TTg của Chính phủ.
Ngoài ra, Công ty còn phát triển chế biến nông, lâm sản, mộc gỗ, lập các dự án trồng cây cao su.
Với sự mở rộng ngành nghề kinh doanh, Công ty đã phát triển thêm lĩnh vực thương mại như du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ tư vấn đầu tư. Không những thế, lĩnh vực xây dựng cũng được đầu tư rất lớn, Công ty nhận thi công, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc… và xây dựng khách sạn.
Công ty kinh doanh các lĩnh vực cụ thể sau:
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
Chế biến nông sản
Buôn bán lương thực thực, thực phẩm
Mua bán máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Kinh doanh nhà ở
Xây dựng dân dụng,công nghiệp,giao thông,thủy lợi
Vận tải hàng hóa
Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp, khu kinh doanh thương mại
Kinh doanh, cho thuê kho hàng, nhà xưởng
Sản xuất và mua bán thiết bị viễn thông, thiết bị điện, điện tủ, thiết bị văn phòng
Du lịch lữ hành nội địa quốc tế, và các dịch vụ khách du lịch
Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ...
1.2.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ xay, rang, sấy, đóng gói tạo thành các sản phẩm cà phê mang tên Thái Hoà. Bộ phận sản xuất căn cứ vào đơn đặt hàng, vào tình hình tiêu thụ của thị trường và nhu cầu dự trữ của công ty để tiến hành sản xuất.
Hoạt động sản xuất được thực hiện ngay tại các phân xưởng của Công ty và của các chi nhánh. Trong đó các chi nhánh sản xuất cà phê nhân Arabica, cà phê nhân Robusta phục vụ xuất khẩu. Với phân xưởng Giáp Bát sản xuất cà phê hoà tan phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, phân xưởng Liên Ninh - Thanh Trì sản xuất cà phê nhân Arabica phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý, Công ty tách biệt quản lý sản xuất của từng chi nhánh và của từng phân xưởng. Do đó, chi phí được tập hợp theo từng phân xưởng cũng như giá thành sẽ cụ thể cho từng sản phẩm, tạo điều kiện thuận tiện cho xác định kết quả kinh doanh theo từng bộ phận sản xuất.
Quy trình chế biến cà phê khô của phân xưởng được thực hiện theo như sơ đồ ( 01 )
Sơ đồ 01: Đặc điểm quy trình chế biến khô
Nguyên liệu cà phê thóc Arabica
Hệ thống sấy
Làm sạch
Xát khô (tách vỏ và vỏ lụa)
Phân loại
Bắn màu
Đánh bóng
Đóng gói
Bộ phận thương mại có nhiệm vụ thu mua cà phê, khai thác các kênh tiêu thụ, đặc biệt là phục vụ cho xuất khẩu ra các thị trường lớn trên thế giới.
Giữa hai bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ từng tháng của bộ phận thương mại mà bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất. Đồng thời bộ phận sản xuất quản lý chi tiết từng lô, từng đợt sản xuất để thông báo tình hình tồn kho cho bộ phận thương mại.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn được tiến hành tại phân xưởng. Nguyên vật liệu được bỏ một lần, toàn bộ ngay từ đầu quy trình công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và việc tính giá thành được tiến hành theo phương pháp giản đơn.
Lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty Tập đoàn Thái Hoà là đầu tư và phát triển nông nghiệp. Thái Hoà triển khai những dự án lớn về trồng và chế biến cao su, cà phê ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra công ty còn mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực khác như khách sạn, du lịch, xây dựng và phát triển hạ tầng, làm thuỷ điện…với nhiều dự án quan trọng. Dựa trên quan điểm phát triển bền vững Thái Hoà phát triển nông nghiệp theo hướng than thiện với môi trường, kết hợp áp dụng quy trình công nghệ hiện đại. Các dự án đầu tư của Công ty được đặt mục tiêu không chỉ đơn thuần tạo ra tăng trưởng kinh tế mà phải đồng bộ kéo theo sự phát triển về xã hội cho địa phương.
1.2.3 Mối quan hệ công ty với các bên liên quan
Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà đã tài trợ 2 tỷ đồng cho lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 2 năm 2008. Đồng thời công ty đã xin UBND tỉnh Đắk Lắk được xây dựng nhà máy cà phê hoà tan chất lượng cao với tổng trị giá đầu tư 1500 tỷ đồng, dự tính sau khi đi vào hoạt động sẽ là nhà máy cà phê hoà tan lớn nhất khu vực Tây nguyên.
Hiện Thái Hoà đã mở chi nhánh hoạt động trên cả 3 miền tổ quốc, với một trụ sở văn phòng chính đặt tại D21- Phương Mai, chin công ty con tại Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai và CHDCND Lào, bốn chi nhánh, 7 nhà máy chế biến cà phê, trong đó có 3 nhà máy chế biến cà phê 2 giai đoạn (ướt – khô ) trên các vùng cà phê danh tiếng của Việt Nam. Mới đây nhất công ty đầu tư sang Lào một nhà máy chế biến giai đoạn đầu (ướt) 20 tỷ đồng, tại bản Vat Luang, huyện Pak Soong, tỉnh Chămpasắc, thuộc cao nguyên Boloven. Cũng bởi thế mà mối quan hệ của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà với các đối tác làm ăn cũng như các cơ quan hành chính trong và ngoài nước ngày càng lớn và mang tính chất lâu dài
1.2.4 Hướng hoạt động công ty trong những năm gần đây
Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 10 năm nhưng Công ty Thái Hoà đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể. Đặc biệt có thể nói tới trong thành công của Thái Hoà đó là việc xây dựng thương hiệu cà phê Arabica của Việt Nam trên thị trường thế giới - một loại cà phê mà cách đây 10 năm bị coi là “kẻ xa lạ”; bị người tiêu dùng rất kỳ thị; từ chối tiêu dùng.
Những cống hiến to lớn của Công ty trong việc xây dựng tên tuổi cho cà phê Arabica đã được Bộ thương mại và UBND Thành phố Hà Nội công nhận qua việc trao tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu liên tục trong 8 năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000 vào năm 2003, và nhiều giải thưởng khác.
Dưới đây là một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm trở lại đây: (Biểu 01)
Nhìn vào kết quả từ bảng 01 ta thấy hầu hết các chỉ tiêu năm 2008 đều thấp hơn năm 2007. Có hiện tượng trên là do năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu làm cho sức mua của thị trường giảm xuống và vì thế làm cho doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm 8,74%, và do giá vốn hàng bán giảm chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu nên dẫn tới lợi nhuận thuần của doanh nghiệp giảm xuống 50,67%. Nhưng về mặt hoạt động tài chính thì năm 2008 doanh nghiệp hoạt động mạnh hơn năm 2007, cụ thể là doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 bằng 3713.62% năm 2007. Điều đó cho thấy doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào đầu tư tài chính. Tuy nhiên do phải trang trải chi phí lãi vay lớn nên dẫn tới lỗ hoạt động tài chính là 18 tỷ. Ta thấy trong cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp, thì thu nhập chủ yếu là từ bán hàng, và mặt hàng chủ đạo vẫn là cà phê, mà chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân. Nhìn chung năm 2008 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2007, đấy cũng là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất – nhập khẩu trên toàn thế giới, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm vừa qua.
Biểu số 01
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2008
Đơn vị: VND
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2007
So sánh
(%)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
722.043.483.861
791.152.774.751
91,26
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
722.043.483.861
791.152.774.751
91,26
4
Giá vốn hàng bán
688.389.890.931
722.931.465.611
95,22
5
Lợi nhận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
33.653.592.930
68.221.309.140
49,33
6
Doanh thu hoạt động tài chính
30.436.376.073
819.587.165
3713,62
7
Chi phí tài chính
48.075.072.467
20.901.812.921
230,00
8
* Trong đó chi phí lãi vay
44.324.606.385
18.500.256.772
239,58
9
Chi phí bán hàng
3.662.469.581
2.827.220.938
129,54
10
Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.576.958.445
5.281.722.600
181,32
11
Lợi nhận thuần từ hoạt động kinh doanh
2.775.468.510
40.030.139.846
6,93
12
Thu nhập khác
73.506.493
1.075.159.778
6,83
13
Chi phí khác
99.431.816
817.791.000
12,15
14
Lợi nhuận khác
-25.925.323
257.368.778
-10,07
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
2.749.543.187
40.287.508.624
6,82
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1.283.292.052
11.280.502.415
11,37
17
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
-513.419.960
18
Lợi nhuận sau thuế TNDN
1.979.671.095
29.007.006.209
0,06
(Số liệu: phòng kế toán – tài chính)
Đối với lao động của Công ty thì văn phòng Tổng chỉ quản lý thêm phân xưởng Liên Ninh và VP Giáp Bát đặt tại Hà Nội, còn lại các Công ty con và chi nhánh thì tự chịu trách nhiệm quản lý. Sau đây là tình hình lao động qua hai năm 2007, 2008 của văn phòng Tổng tại Hà Nội: (Biểu 02)
Nhìn tổng quan ta thấy số lượng lao động của doanh nghiệp tăng lên do doanh nghiệp mới tuyển thêm lao động. Về tổng sô ta thấy Lao động năm 2008 tăng so với năm 2007 là 14.81%, tương ứng tăng 8 người. sự thay đổi trên chủ yếu là do thay đổi lao động ở tổng và ở VP Giáp Bát. Ta thấy số lượng lao động ở phòng kinh doanh nội địa tăng lên 4 lao động cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng vào phát triển thị trường trong nước. Số lượng lao động tai xưởng sx Liên Ninh không có thay đổi gì so với năm 2007 cho thấy năm 2008 doanh nghiệp không có tuyển dung thêm lao động tại phân xưởng, như vậy là tương đối phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế năm 2008.
Biểu số 02
SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh %
1
Tổng lao động
54
62
114,81
2
Lao động VP tổng
24
27
112,5
Phòng hàn chính
8
9
112,5
Phòng kinh doanh XNK
4
4
100
Phòng kế toán
10
11
110
Lái xe
2
3
150
Tổng giám đốc
1
1
100
Phó tổng giám đốc
1
1
100
3
Lao động tại VP Giáp Bát
7
12
171,42
Phòng dự án
2
3
150
Phòng kinh doanh nội địa
5
9
180
4
Lao động tại xưởng Liên Ninh
23
23
100
Phòng kê toán
2
2
100
Bảo vệ
2
2
100
Phòng kỹ thuật
4
4
100
Công nhân sx
14
14
100
Giám đốc
1
1
100
( Số liệu phòng Hành chính)
1.2.5 Phương hướng, chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới
Định hướng phát triển của Thái Hoà là thiết lập nền tảng kinh doanh vững mạnh, hệ thống quản trị hiệu quả và minh bạch. Hiện tại, danh mục sản phẩm của Thái Hoà bao gồm các loại cà phê chất lượng cao. Cà phê hiện chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của Thái Hoà. Nhóm cà phê xuất khẩu đóng góp tới 80% doanh thu. Cà phê tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 10%. Dịch vụ và các mặt hàng khác đóng góp số còn lại.
Trong định hướng phát triển tới năm 2010, cơ cấu sản phẩm của công ty sẽ được bổ sung, hoàn thiện đa dạng hơn. Giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ được nâng cao nhờ chiến lược tăng cường chế biến sâu. Dự kiến tỷ trọng cà phê chế biến và năm 2010 sẽ đạt trên 60% sản lượng Doanh thu từ các loại hình dịch vụ như khách sạn, du lịch và thương mại nâng lên mức 15% và nhóm lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 10%.
Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Tổng công ty Thái hoà bao gồm trụ sở chính đặt tại Hà Nội và các công ty con đặt tại các tỉnh trong cả nước và ba nhà máy chế biến. Trong đó chín công ty con và ba chi nhánh là các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập, giữ vai trò thu mua cũng như chế biến ngay tại vùng nguyên liệu. Các nhà máy chế biến cà phê là các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, giữ vai trò sản xuất các mặt hàng cà phê phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đứng đầu trong bộ máy quản lý của Công ty là Tổng Giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc điều hành, tiếp đến là Giám đốc tài chính và các Trưởng phòng ban chức năng.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được thể hiện như sau:
- Tổng giám đốc: Chụi trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty; Chụi trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và pháp luật nhà nước về công việc sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc điều hành: giúp tổng giám đốc điều hành các công tác quản trị trong công ty. Lên kế hoạch hoạt động, phân chia nhiệm vụ giữa các phòng ban, đánh giá và quản lý hoạt động của các nhân viên trong công ty. Chụi trách nhiệm điều hành các hoạt động của phòng tổ chức hành chính và phòng kỹ thuật, xí nghiệp trong toàn công ty.
- Giám đốc tài chính: giúp tổng giám đốc điều hành các công tác kinh doanh. Đồng thời chụi trách nhiệm quản lý, báo cáo trước giám đốc về tình hình kinh doanh của công ty.
- Ban kế toán: Tham mưu cho các giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất.
- Phòng hành chinh: dự thảo các văn bản về lao động, tổ chức nhân sự, tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự. Quản lý các thiết bị hành chính, thảo, lưu, chuyển công văn giấy tờ. Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chính văn phòng trong toàn công ty. Công tác quản trị hành chính, triển khai thực hiện các chế độ chính sách. Thực hiện công tác quản lý hành chính pháp chế, công văn, thư từ báo chí. Phụ trách công tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công việc của từng bộ phận. Xây dựng mức tiền lương chung của công ty; theo dõi quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về chính sách cho người lao động; tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị lớn của công ty
- Ban kinh doanh XNK: nghiên cứu khảo sát thị trường và tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đông tiêu thụ kinh doanh và triển khai các hợp đồng, mở rộng thị trường…
- Các công ty con, chi nhánh và nhà máy:
+ Trực tiếp sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu đáp ứng đủ hang theo yêu cầu của công ty.
+ Thực hiện tốt chu trình cà phê để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn quy định
+ Sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm (đồ uống)
+ Đầu tư trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ thuật để đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng và tăng dần về số lượng.
+ Tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty có thể khái quát theo sơ đồ:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY ( sơ đồ 02)
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc điều hành
Phó giám đốc tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Các công ty con, chi nhánh và nhà máy
Ban kinh doanh Xuất nhập khẩu
Giám đốc tài chính
Ban kế toán
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Có thể nói bộ máy kế toán của công ty là cánh tay phải đắc lực giúp giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính diễn ra trong đơn vị. Nó cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục, đầy đủ và kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại Thái Hoà bộ máy kế toán được tổ chức thành Phòng kế toán mà đứng đầu là Trưởng phòng kế toán, đồng thời là kế toán trưởng. Phòng kế toán có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của công ty. Đồng thời Phòng kế toán cũng tham mưu cho Ban Giám Đốc về kế hoạch tài chính, các chính sách và chiến lược tài chính kế toán. Bộ máy kế toán của Tổng công ty được phân tách thành từng phần riêng biệt do các kế toán viên thực hiện. Phòng kế toán tổ chức và thực hiện hạch toán kế toán công ty theo chế độ tài chính hiện hành và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: là người chụi trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động tài chính, có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty, chỉ đạo chung công tác kế toán trong hệ thống kế toán. Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp thông tin các thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo cuối kì. Kế toán tổng hợp còn phải kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm nộp lên cục thuế thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm cũng như xác định kết quả kinh doanh trên các phần hành khác chuyển số liệu sang.
- Kế toán ngân hàng: theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng: làm thủ tục vay vốn cũng như theo dõi lãi vay; theo dõi tài khoản tiền gửi ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán các khoản thu chi hàng ngày, theo dõi các khoản tạm ứng… Thực hiện kế toán các hoạt động thanh toán với khách hàng và các nhà cung cấp, lập phiếu thu, phiếu chi.
- Kế toán nguyên liệu, vật liệu: theo dõi và kế toán việc nhập kho vật tư sản phẩm cũng như xuất kho tiêu thụ hoặc phục vụ sản xuất. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất tập hợp chi phí phục vụ tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán công nợ: theo dõi và thực hiện kế toán các khoản nợ phải thu và phải trả để có các biện pháp thu hồi cũng như thanh toán thích hợp.
- Kế toán tài sản cố định: Phụ trách việc theo dõi các nghiệp vụ về tài sản cố định của công ty, theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, tính và trích khấu hao tài sản cố định. Đồng thời có trách nhiệm tập hợp số liệu của phòng đưa lên máy vi tính để kiểm tra số liệu của các báo cáo kế toán và bảng tổng kết tài sản.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính và lập bảng lương, thưởng và các chế độ chính sách cho toàn bộ công nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước và doanh nghiệp. Đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tính để phân bổ và trích lương.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý về tiền mặt của công ty, thực hiện các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt, bảo quản chứng từ trong tháng, ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty có thể khái quát theo sơ đồ:
Sơ đồ 03: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm
Kế toán ngân hàng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
Kế toán công nợ
kế toán đơn vị trực thuộc
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm
Kế toán ngân hàng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
Kế toán công nợ
kế toán đơn vị trực thuộc
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
2.2.1 Các chính sách kế toán tại công ty:
2.2.1.1 Chính sách chung cho toàn công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Chế độ kế toán được công ty áp dụng như sau:
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam ( VND).
- Hình thức kế toán công ty áp dụng là : Sổ Nhật Ký Chung
2.2.1.2 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
2.2.1.3 Chính sách đối với hàng tồn kho
- Hàng tồn khi được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
2.2.1.4 Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
- Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được trích như sau:
- Nhà xưởng, vật kiến trúc 7 – 30 năm
- Phương tiện vận tải 10 năm
- Máy móc, thiết bị 7 – 10 năm
- Thiết bị quản lý 4 – 7 năm
2.2.1.5 Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay:
- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.
- Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh.
- Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá
- Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ. Các khoản tiền lãi vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng ký không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó.
2.2.1.6 Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí khác
- Chi phí trả trước: các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn. Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn
+ Những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán.
- Chi phí khác phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp TSCĐ trong kỳ được vốn hoá vào TSCĐ đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đó
- Các loại chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính
2.2.1.7 Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.
- Vốn khác của chủ sở hữu được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý của các tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, cá nhân khác tặng, biếu sau khi trừ các khoản thuế phải nộp ( nếu có ) liên quan đến các tài sản được tặng, biếu này; và khoản bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước
2.2.1.8 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
+ phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua;
+ Công ty không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
+ Xác định được phần công việc đã được hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
2.2.2 Chứng từ kế toán tại công ty
Chứng từ kế toán là điểm bắt đầu của công tác kế toán, là căn cứ để kiểm tra tính chất của nghiệp vụ và là cơ sở để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Hiện tại trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán thì hệ thống chứng từ của Công ty đang được thực hiện theo Quyết định số 15 của Bộ Tài chính. Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu được lập ra đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứng từ được phân loại và hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo từng thời gian phát sinh và được đóng thành từng tập theo từng tháng dễ dàng cho việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu khi cần.
Biểu số 03: Bảng tổng hợp một số loại chứng từ phát sinh
TT
TÊN CHỨNG TỪ
Lao động tiền lương
1
Bảng chấm công
2
Bảng thanh toán tiền lương
3
Giấy đi đường
4
Bảng kê các khoản trích nộp th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21480.doc