Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán tại Tổng Công ty Chè Việt Nam: MỤC LỤC ---o0o--- Lời mở đầu : 03 NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty chè 04 1.2.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng công ty chè Việt Nam 05 1.2.1.ĩnh vực đăng ký kinh doanh và loại hình doanh nghiệp 1.2.2.Đối tượng và địa bàn kinh doanh : 06 1.2.3.ình hình kinh doanh của tổng công ty: 1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại cơ quan Văn phòng Tổng công ty 07 PHẦN II:THỰC T... Ebook Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán tại Tổng Công ty Chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 08 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 08 2.1.1Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Văn phòng Tổng công ty 2.1.2.2.Hình thức kế toán 09 2.2Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán 11 2.3.Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại tổng công 12 ty chè Việt Nam A-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 2.3.1.Vai trò và đặc diểm của hoạt động xuất khẩu hang hoá 14 2.3.2.Hình thức xuất khẩu: 14 2.3.3Những qui dịnh chung về kế toán xuất khẩu hang hoá 15 2.3.4Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 2.3.4.1Phạm vi, thời điểm ghi chép nghiệp vụ xuất khẩu 20 2.3.4.2Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp : 21 2.3.4.3Trình tự kế toán: 28 2.3.5.Sổ sách kế toán 29 2.3.5.1Hình thức Nhật ký Chung : 2.3.5.2Hình thức Nhật ký sổ cái 30 2.3.5.3Hình thức Chứng từ ghi sổ 2.3.5.4Hình thức Nhật ký chứng từ 31 2.3.5.5Kế toán máy 32 B- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM. 2.4Thực trạng tại tổng công ty chè Việt Nam 2.4.1 Đặc điểm nghiệp vụ kế toán xuất khẩu hàng hóa 33 2.4.2 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty chè 2.4.3 Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu và sơ đồ kế toán 34 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM. 39 3.1Nh ững Ưu điểm 3.1.1.Về hạch toán ban đầu 3.1.2.Về tài khoản kế toán 3.1.3.Về phương pháp kế toán 40 3.1.4.Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán : 3.1.5.Về tổ chức bộ máy kế toán : 3.2Những tồn tại và nguyên nhân 3.2.1.Về hạch toán ban đầu: 3.2.2.Về tài khoản kế toán 41 3.2.3.Về phương pháp kế toán 3.2.4.Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 42 Kết luận 43 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới. Nền kinh tế các nước đang hội nhập cùng nhau. Đặc biệt trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực lại càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Lịch sử đã chứng minh không có quốc gia nào có nền kinh tế phát triển mà lại không giao lưu, thông thương với các nước khác, điều đó cho chúng ta thấy rõ vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác. Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam. Vinatea lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên tất cả các lĩnh vực như vốn - tài sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè. Hàng năm, chè của công ty để xuất khẩu chiếm đến 90%, còn lại là cho thị trường trong nước. Xu thế hội nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ.Xuất khẩu là guồn mang lại doanhthu lớn cho doanh nghiệp,chính vì lí do đó ma em quyết định chọn phần hành xuất khẩu hàng hoá l àm phần hành chính trong đợt thực tế của mình NỘI DUNG ---o0o--- PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty chè * Khái quát về tổng công ty Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè Việt Nam. Tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam.Lịch sử hình thành của tổng công ty chè Việt Nam được khái quát qua các giai đoạn: a)Giai đoạn 1974 – 1978 Ngày 19/04/1974, Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam được thành lập theo quyết định số 95/CP của Hội đồng Chính phủ , do Bộ lương thực và công nghiệp thực phẩm quản lý. Liên hiệp bao gồm 11 đơn vị thành viên với nhiệm vụ chính là thu mua , chế biến và xuất khẩu chè Việt Nam b) Giai đoạn 1979 – 1986 : Ngày 02/03/1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 75/CP về việc thống nhất tổ chức ngành chè ,hợp nhất hai khâu trồng trọt và chế biến, giao cho các nông trường chè của địa phương ,chịu sự quản lý của Trung ương. c) Giai đoạn 1987 – 1994 : Năm 1987, Liên hiệp chè đã tiếp nhận Công ty xuất – khẩu chè Vinalimex hình thành nên Công ty xuất – nhập khẩu và Đầu tư phát triển chè ( VINATEA ) - đầu mối ký kết các hợp đồng kinh tế và xuất khẩu chè và nhập khẩu vật tư hàng hóa, thiết bị phục vụ cho sản xuất chè trong nước. d) Giai đoạn 1995 đến nay : Mô hình quản lý của Liên hiệp không còn thích hợp nữa. Trước tình hình đó ,Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 394NN-TCCB/QĐ tháng 12 năm 1995 cho phép thành lập Tổng công ty chè Việt Nam. - Tên giao dịch quốc tế : The Vietnam National Tea Corporation - Tên viết tắt : VINATEA CORP - Trụ sở chính đặt tại : 92 Võ Thị Sáu – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội * Chức năng và nhiệm vụ -Tổng công ty chè Việt Nam với chức năng tham gia xây dựng quy hoạch ,kế hoạch phát triển các vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao. - Tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ về những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá phát triển ngành chè đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tìm và nhân các loại giống chè tốt phù hợp với thị trường quốc tế để phục vụ cho sản xuất.. - Tổng công ty tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho ngành chè - Liên doanh , liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triến sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè. 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng công ty chè Việt Nam 1.2.1)Lĩnh vực đăng ký kinh doanh và loại hình doanh nghiệp a) Loại hình doanh nghiệp : Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.Công ty mẹ có vốn và tài sản riêng , chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình . b) Lĩnh vực đăng ký kinh doanh: - Sản xuất , kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè , nông lâm , thủy sản , hàng công nghiệp thực phẩm , thủ công mỹ nghệ , hàng tiêu dùng ; - Kinh doanh vật tư , nguyên nhiên vật liệu , máy móc , phụ tùng , thiết bị chế biến chè và lắp đặt thiết bị tại các nhà máy chè , phương tiện giao thông vận tải - Dịch vụ tư vấn đầu tư và khoa học kỹ thuật ; - Kinh doanh vật liệu xây dựng , trang thiết bị nội ngoại thất ; 1.2.2) Đối tượng và địa bàn kinh doanh : a) Đối tượng kinh doanh: Tất cả các tổ chức sản xuất,cá nhân tiêu dung. b) Địa bàn kinh doanh : Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận dành cho xuất khẩu , còn chè nội tiêu chiếm tỷ trọng thấp , khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ của công ty. Thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng chè của Việt Nam là :Iraq , Gordani , Lyban , Angieri và một phần trong thị trường Trung đông (Phòng kinh doanh 1 ).SNG , Đức , Pakistan , Thổ Nhĩ Kỳ , Iran , châu Phi , châu Mỹ ..(Phòng kinh doanh 2 ) Tuy xuất khẩu là chủ lực của nhưng thị trường nội địa ( Phòng kinh doanh 3) cũng không kém phần quan trọng ,sản phẩm chè của Tổng công ty có mặt ở khắp các tỉnh ,thành trong cả nước. 1.2.3)Tình hình kinh doanh của tổng công ty: Trong giai đoạn năm 2003 – 2007 thì sản lượng chè giảm mạnh nhất năm 2003 do chiến tranh tại Iraq. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cũng biến đổi không đều .Về thị trường , tuy sản phẩm Tổng công ty đã có mặt hơn 40 quốc gia nhưng thị trường vẫn luôn là khâu bị động. Điều này thể hiện rất rõ khi năm 2003, thị trường Iraq có sự biến động .Tuy nhiên , Tổng công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường tại Nga , Đức , các nước Đông Âu , Trung Cận Đông và Pakista….Vì vậy , từ năm 2004 đến năm 2007, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty không ngừng được cải thiện , gia tăng qua các năm .Riêng năm 2005 , Kết quả hoạt động kinh doanh không tốt lắm, lỗ 4.156.491.679đ. 1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại cơ quan Văn phòng Tổng công ty Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Kế toán tài chính Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng tổ chức pháp chế Văn phòng Phòng Kinh doanh 1,2,3 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam, bộ máy quản lý của Văn phòng Tổng công ty được sắp xếp như sau : Lãnh đạo điều hành gồm Tổng giám đốc, 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất, KHKT và Pháp chế; 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Thị trường và kinh doanh XNK; 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Nội chính – Văn phòng. Các phòng quản lý gồm 6 phòng : - Phòng Tài chính – Kế toán : Tham mưu , giúp việc cho Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính , đầu tư tài chính , hạch toán kế toán , phân tích hoạt động kinh tế đối với mọi hoạt động đầu tư , sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty Mẹ - Phòng Kế hoạch – Đầu tư : Tham mưu , giúp việc cho Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc trong các lĩnh vực : kế hoạch và các chiến lược trong sản xuất kinh doanh , đầu tư , hợp tác liên doanh , liên kết . - Phòng Kỹ thuật : Tham mưu , giúp việc cho Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp , công nghiệp , thiết bị máy móc và xây dựng cơ bản - Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm :Tham mưu , giúp việc cho Hội đồng Quản trị , Tổng giám đốc về kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm chè. - Phòng Tổ chức – Pháp chế : Tham mưu , giúp việc cho Hội đồng Quản trị , Tổng giám đốc về các lĩnh liên quan - Văn phòng : Tham mưu , giúp việc cho Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc về công tác trong lĩnh vực văn phòng Có 3 phòng kinh doanh : Phòng kinh doanh số 1, 2, 3. PHẦN II:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 2.1) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1 Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tài sản cố định Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán thu mua và xuất nhập khẩu Trưởng phòng kế toán tài chính Phó phòng kinh doanh Phó phòng sản xuất Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Văn phòng Tổng công ty Tổng công ty chè Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì có phòng kế toán riêng , được tự chủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về tài chính. Còn các chi nhánh và các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì không đặt phòng kế toán, mọi nghiệp vụ kế toán được giao cho một nhân viên chuyên trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng kế toán tài chính của Tổng công ty chè . Sự phân công lao động trong bộ máy kế toán đặt tại cơ quan văn phòng TCT Trưởng phòng KT – TC kiêm Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động trong phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động của phòng . Phó phòng phụ trách kinh doanh: quản lý những vấn đề về vốn kinh doanh xuất nhập khẩu tại Tổng công ty và báo cáo cho trưởng phòng Phó phòng phụ trách sản xuất : quản lý những vấn đề về đầu tư , hợp tác liên doanh liên kết , chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng . Kế toán tài sản cố định : theo dõi tình hình TSCĐ , định kỳ tính khấu hao và thanh lý khi hết hạn sử dụng. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương :chấm công , tổng hợp lương và các khoản trích theo lương như BHYT , BHXH , KPCĐ …… Kế toán thu mua và xuất nhập khẩu : theo dõi hàng hóa nhập xuất tồn kho và công nợ người mua. Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán công nợ : theo dõi công nợ người mua , công nợ phải thu , phải trả …. Thủ quỹ phụ trách thu chi tiền mặt , theo dõi tồn quỹ hàng ngày và đối chiếu với kế toán thanh toán. 2.1.2.2.Hình thức kế toán Hiện nay Văn phòng Tổng công ty chè Việt Nam đang sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ và được thực hiện trên phần mềm kế toán FAST. - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Bảng cân đối SPS các tài khoản - Bảng số dư đầu kỳ của các tài khoản - Bảng số dư cuối kỳ của các tài khoản - Sổ chi tiết tài khoản - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt - Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết tiền vay - Thẻ kho - Sổ chi tiết hàng hóa - Sổ tài sản cố định - Sổ chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết thanh toán với người mua - Sổ chi tiết thanh toán với người bán - Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng 2.2)Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán Chế độ kế toán áp dụng : Tổng công ty áp dụng chế độ toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006 QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp ban hành và các văn bản sửa đổi bổ xung hướng dẫn thực hiện kèm theo. Kỳ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ hạch toán : VND. Nguyên tắc xác định các khoản tiền : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm : - Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền : Là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền đang sử dụng trong kế toán : Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. Các khoản ngoại tệ cuối kỳ được đánh giá lại theo tỷ giá ngân hàng công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỉ giá thực tế phát sinh trong kỳ được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc ( giá mua và các chi phí có liên quan cho việc nhập kho hàng hóa). Những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho: + Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng qui cách, phẩm chất. + Chi phí bảo quản hàng tồn kho + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp - Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc ( giá mua sắm, xây dựng hoàn thành, các chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản theo qui định), trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính ) : Khấu hao được tính theo phương pháp đường thằng, thời gian khấu hao áp dụng cho khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC. 2.3) Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại tổng công ty chè Việt Nam A-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 2.3.1.Vai trò và đặc diểm của hoạt động xuất khẩu hang hoá Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương, mà hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này được bán cho quốc gia khác. Xuất phát từ khái niệm này chúng ta có thể thấy hoạt động xuất khẩu có những đặc điểm phức tạp hơn so với bán trong nước, cụ thể là : Chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới nên tất yếu sẽ có sự không đồng nhất. Không đồng nhất về ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị pháp luật, tập quán tiêu dùng… Thị trường xuất khẩu rộng lớn gây khó khăn cho việc kiểm soát, do đó, hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của những điều kiện sản xuất, thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh trong nước mà còn ở nước ngoài. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu là những hàng hóa mà nước đó có lợi thế so sánh. Khi xuất khẩu hàng hóa, cần phải nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng từng khu vực, từng quốc gia trong phù hợp với từng thời kỳ. Hàng hóa xuất khẩu phải được đảm bảo về mặt chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Thời điểm xuất khẩu hàng hóa và thời điểm thanh toán thường có khoảng cách dài. Việc vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác khiến cho các phương tiện vận tải được sử dụng rất đa dạng : đường không, đường bộ, đường thủy, đường sắt. Ngoài ra, yếu tố chính trị cũng có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, những nước có thế lực về mặt chính trị luôn có vị thế đi kèm về mặt kinh tế. Để có thể hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu : Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn : xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động…… Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, đó chính là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đầy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Thứ ba, vì có nhiều thị trường nên có thể phân tán được rủi ro do cạnh tranh. . Khi gia nhập vào WTO, mở ra trước mắt chúng ta vô vàn cơ hội nhưng thách thức cũng không phải là ít. Sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt hơn ở thị trường nội địa, nếu chúng ta không thay đổi thì tất yếu chúng ta sẽ bị đào thải. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, đổi mới, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. Thứ tư, xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm, qua đó nâng cao và cải thiện đời sống người dân. Chính vì những lí do trên nên em quyết định chọn phần hành xuất khẩu hàng hoá làm phần hành chính trong báo cáo của mình 2.3.2) Hình thức xuất khẩu: Có 3 hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu hỗn hợp. Xuất khẩu trực tiếp : Phương thức xuất khẩu này là phương thức mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài giao, nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng trên cơ sở cân đối về tài chính. Doanh nghiệp có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp hiểu biết về sản phẩm với tinh thần người nhà, tạo được hình ảnh tổng quát về nhãn hiệu. Phí tổn trung gian như phí tổn về thăm dò khảo sát hay khoản lãi cho trung gian…. sẽ được giảm bớt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thương thảo trực tiếp, hiệu quả của đàm phán giao dịch được nâng cao. Kiểm soát hoàn toàn được lượng khách hàng, thiết lập và mở rộng được mối quan hệ với các bạn hàng. Chủ động tiếp cận thị trường, luôn năng động và sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường một cách nhanh nhất.Qua đó có thể tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài, Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp Hiểu biết hạn chế về thị trường nước ngoài, không đủ tiềm lực về tài chính cũng như nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, trong trường hợp này rủi ro khi xuất khẩu trực tiếp là rất lớn.Khi đó, doanh nghiệp nên áp dụng hình thức xuất khẩu ủy thác. Không có sự chuyên môn hóa, vì doanh nghiệp phải chủ động hoàn toàn trong việc xây dựng, quản lý và điều chỉnh hệ thống.Từ công việc hậu cần, nhân sự, nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng cho đến nghiên cứu thị trường và thiết lập kênh phân phối. Phạm vi phân phối hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút. Để có lợi nhuận thì khối lượng hàng hóa giao dịch phải lớn để bù đắp những khoản chi phí như khảo sát thị trường, chi phí giao dịch, tiếp khách, ký kết hợp đồng, chi phí đi lại … b) Xuất khẩu gián tiếp: Là phương thức kinh doanh trong đó các đơn vị có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu, có giấy phép xuất khẩu nhưng không có khả năng đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài hoặc doanh nghiệp không có tư cách để tham gia hoạt động xuất khẩu thì phải thông qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hợp đồng xuất khẩu cho mình. Ngoài ra, doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh và có đủ điều kiện để xuất khẩu hàng hóa có thể nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa để hưởng hoa hồng. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu ủy thác : Doanh nghiệp và nhà phân phối có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển Chuyên môn hóa cao, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản xuất còn việc tiêu thụ thì đã có bên nhận xuất khẩu ủy thác Nhược điểm của hình thức xuất khẩu ủy thác Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận ủy thác Nhà xuất khẩu không kiểm soát được thị trường, không có sự tiếp xúc với thị trường dẫn đến khó khăn hơn cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Nếu công ty nhận ủy thác mà thiếu trung thực thì nhà xuất khẩu sẽ gặp phải những khó khăn trong việc kinh doanh và có những rủi ro tiềm ẩn. c) Xuất khẩu hỗn hợp : Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức trên, doanh nghiệp vừa xuất khẩu trực tiếp vừa xuất khẩu ủy thác. 2.3.3Những qui dịnh chung về kế toán xuất khẩu hang hoá a) Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung Chuẩn mực qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Kế toán hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản : Cơ sỏ dồn tích, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. - Cơ sở dồn tích : Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa liên quan đến tài sản, nợ phải thu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền. - Giá gốc : Giá vốn hàng xuất khẩu phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả để có được số hàng hóa đấy. - Phù hợp : Doanh thu xuất khẩu và chi phí xuất khẩu phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận khoản doanh thu xuất khẩu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. - Nhất quán : Các chính sách kế toán và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm. Ví dụ đối với hạch toán giá vốn hàng xuất khẩu, nếu năm nay hạch toán theo kê khai thường xuyên thì phải nhất quán, không phải lô này thi kê khai thường xuyên, lô kia thì kiểm kê định kỳ. - Thận trọng : Doanh thu của hoạt động xuất khẩu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. - Trọng yếu : Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của các thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, những yêu cầu kế toán đặt ra là : Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh được. - Trung thực : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. - Khách quan : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. - Đầy đủ : Mọi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động xuất khẩu trong kỳ phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. - Kịp thời : Các thông tin và số liệu kế toán của hoạt động xuất khẩu phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn qui định, không được chậm trễ. - Có thể so sánh : Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán phải được trình bày nhất quán để khi cần có thể so sánh được. b) Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm : a) Giá nhập kho hàng xuất khẩu: Hàng xuất khẩu được tính theo giá gốc. Giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, thuế không được hòan lại, chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại b) Giá xuất kho hàng xuất khẩu : Tính giá trị hàng tồn kho theo một trong các phương pháp sau : Phương pháp tính theo giá đích danh : Phương pháp được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Phương pháp bình quân gia quyền : Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất ở thời điểm đầu kỳ. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. c) Chuẩn mực số 10 – ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ, ví dụ như hoạt động xuất khẩu. a) Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ - Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hành, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). - Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu, bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (Theo một trong các phương pháp : tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước). - Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản Nợ phải thu, khi phát sinh cách nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán. b) Nguyên tắc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. - Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. - Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. - Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ bao gồm số dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh được hạch toán vào Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. d) Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Xét riêng cho hoạt động xuất khẩu thì : - Doanh thu xuất khẩu trực tiếp : Tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng xuất khẩu. - Doanh thu xuất khẩu ủy thác : Đối với bên nhận xuất khẩu ủy thác thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng còn đối với bên ủy thác xuất khẩu thì doanh thu là tổng giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa theo hợp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10625.doc
Tài liệu liên quan